Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Nhân vật người điên trong tiểu thuyết âm thanh và cuồng nộ của w faulkner và thoạt kỳ thủy của nguyễn bình phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.63 KB, 68 trang )


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN




VŨ THỊ NỀN



NHÂN VẬT NGƢỜI ĐIÊN TRONG
TIỂU THUYẾT ÂM THANH VÀ CUỒNG NỘ
CỦA W. FAULKNER VÀ THOẠT KỲ THỦY
CỦA NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lý luận văn học





HÀ NỘI - 2014

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN



VŨ THỊ NỀN




NHÂN VẬT NGƢỜI ĐIÊN TRONG
TIỂU THUYẾT ÂM THANH VÀ CUỒNG NỘ
CỦA W. FAULKNER VÀ THOẠT KỲ THỦY
CỦA NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lý luận văn học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. PHÙNG GIA THẾ




HÀ NỘI – 2014
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện khóa luận này, tôi đã nhận được giúp đỡ của
các thầy, cô giáo trong tổ bộ môn Lí luận văn học, khoa Ngữ văn, trường
ĐHSP Hà Nội 2. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thầy cô, đặc
biệt là đối với thầy giáo Phùng Gia Thế, người đã tạo điều kiện, tận tình giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Khóa luận được hoàn thành song không tránh khỏi những hạn chế, thiếu
sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô giáo và các
bạn bè đồng nghiệp để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2014

Sinh viên


VŨ THỊ NỀN










LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:
- Khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, có tham khảo ý
kiến của những người đi trước, dưới sự giúp đỡ khoa học của TS. Phùng Gia Thế.
- Khóa luận không sao chép từ một công trình có sẵn nào.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên


VŨ THỊ NỀN
















MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
5. Phương pháp nghiên cứu 8
6. Đóng góp của khóa luận 8
7. Cấu trúc của khóa luận 9
NỘI DUNG 10
Chương 1. Nhân vật người điên trong văn học: từ phương Tây đến
phương Đông dưới cái nhìn so sánh 10
1.1. Quan niệm về người điên trong khoa học và văn học 10
1.1.1. Quan niệm về người điên trong khoa học 10
1.1.2. Quan niệm về người điên trong văn học 11
1.2. Sự xuất hiện của hình tượng người điên trong văn học phương Tây và
phương Đông cận, hiện đại 13
Chương 2. Những điểm tương đồng của hình tượng người điên trong

Âm thanh và cuồng nộ và trong Thoạt kỳ thủy 20
2.1. Nhân vật người điên - kiểu nhân vật bất toàn 20
2.1.1. Lạ hóa, dị biệt 20
2.1.2. Phiêu lưu trong vô thức 23
2.1.3. Bất khả đối thoại, đối thoại phi lí 25
2.2. Nhân vật người điên - con người xa rời thực tại 27
2.2.1. Sống trong liên tưởng, ảo giác 27
2.2.2. Gắn chặt với hình ảnh, âm thanh biểu tượng 30
2.3. Nhân vật người điên - hiện thể đặc biệt cái nhìn con người của nhà
văn 36
2.3.1 Con người cô đơn, lạc lõng 36
2.3.2. Con người thiếu vắng tình thương 39
2.3.3. Con người đánh mất chính mình 40
Chương 3. Những khác biệt độc đáo của hình tượng người điên trong
Âm thanh và cuồng nộ và trong Thoạt kỳ thủy 46
3.1. Nguồn gốc của chứng điên 46
3.1.1. Benjy - kẻ điên bẩm sinh 46
3.1.2. Tính - kẻ điên vì môi trường phi nhân tính 46
3.2. Không gian xuất hiện - tình trạng hiện sinh của nhân vật 49
3.2.1. Benjy gắn với không gian ngôi nhà - kiểu môtip “cầm tù” 49
3.2.2. Tính gắn với không gian núi rừng huyền bí, siêu thực - kiểu không
gian “thọat kỳ thủy” 50
3.3. Tâm lí, tính cách nhân vật 51
3.3.1. Benjy hướng đến khát vọng tình thương 51
3.3.2. Tính đi dần đến sự tha hóa và hủy diệt 54
KẾT LUẬN 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

1
MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
1.1. William Faulkner (1897 - 1962) là một trong những gương mặt
sáng chói của văn học hiện đại nói chung và là một bậc thầy của tiểu thuyết
Mỹ nói riêng. Trong lĩnh vực tiểu thuyết, W. Faulkner có thể sánh ngang với
những tượng đài bất diệt như F. Dostoevsky, L. Tolstoy, M. Lermontov,
M. Sholokhov… của văn học Nga. Riêng ở phương diện cách tân, ông được
xếp chung hàng với những tên tuổi đóng vai trò tiên phong như F. Kafka,
J. Joyce, M. Proust… W. Faulkner đã đoạt nhiều giải thưởng văn học lớn
như Pulitzer (1955; 1963), National Book (1951) và đặc biệt là giải Nobel
(1950). Nhiều tác phẩm của ông được đông đảo bạn đọc biết đến như: Khi
tôi nằm chết (1930), Thánh đường (1931), Nắng tháng tám (1931), Absalom,
Absalom! (1936)… Đặc biệt, cuốn tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ được
ấn hành lần đầu tiên vào ngày 7 tháng 10 năm 1929 đã mang đến cho ông
danh tiếng lẫy lừng, đầu tiên là trong giới văn học, sau đó là trong quảng đại
quần chúng. Một điều đáng chú ý là trong tác phẩm này có sự xuất hiện của
nhân vật người điên Benjy - kẻ không có khả năng tư duy và hiện lên với
những chuỗi âm thanh đầy cuồng nộ. Qua kiểu nhân vật này, W. Faulkner đã
thể hiện được những phẩm chất cực kì độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật và
trên hết là những thông điệp mang giá trị nhân văn sâu sắc.
1.2. Nguyễn Bình Phương (sinh năm 1965) là một nhà văn Việt Nam
đương đại nổi tiếng. Ông viết văn từ khi còn rất trẻ. Năm 1986, bản trường
ca Khách của trần gian được xuất bản đã đánh dấu mốc quan trọng, mở đầu
cho sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Nguyễn Bình Phương là tác giả của các
tập thơ: Lam chướng (1992), Xa thân (1997)… và gần đây nhất là tập thơ
Buổi câu hững hờ (2011). Không chỉ sáng tác thơ, Nguyễn Bình Phương còn
2
là một cây bút tiểu thuyết gây được tiếng vang lớn trên văn đàn. Có thể kể
đến những cuốn tiểu thuyết đầy ấn tượng của ông như: Vào cõi (1991),
Những đứa trẻ chết già (1994), Người đi vắng (1999), Trí nhớ suy tàn

(2000), Thoạt kỳ thủy (2004), Ngồi (2006)… Nguyễn Bình Phương cùng
những cái tên như Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy Anh… là lớp nhà
văn trưởng thành trong những thập niên cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, khi
tiểu thuyết Việt Nam đã bước vào thời kỳ đổi mới và hội nhập. Bởi vậy,
Nguyễn Bình Phương có cơ hội được xúc tiếp với tinh hoa của văn học hiện
đại thế giới. Bằng tài năng vốn có, sự nỗ lực và tinh thần học hỏi không
ngừng, Nguyễn Bình Phương đã khẳng định được bản thân và có đóng góp
to lớn vào công cuộc hiện đại hóa thể loại tiểu thuyết. Nói về vị trí văn học
của Nguyễn Bình Phương, nhà phê bình Phạm Xuân Thạch nhận định: “Nếu
cần lựa chọn một hiện tượng tiêu biểu nhất của tiểu thuyết Việt Nam đương
đại, ưu tiên số một chắc chắn là Nguyễn Bình Phương”. Đi vào các tác phẩm
của Nguyễn Bình Phương, người đọc sẽ nhận thấy một lối viết riêng biệt,
mới mẻ từ cách nhìn hiện thực, sáng tạo cốt truyện, xây dựng không gian,
thời gian cho đến sử dụng ngôn từ. Cùng với những cách tân về kỹ thuật, tiểu
thuyết Nguyễn Bình Phương còn cho thấy những cách cắt nghĩa, lí giải độc
đáo về con người. Đọc tác phẩm của ông, người đọc sẽ thấy sự xuất hiện của
các kiểu nhân vật đặc biệt như: những kẻ điên, những tên khùng, những nhân
vật phi lí… Với Thoạt kỳ thủy, Nguyễn Bình Phương thực sự trở thành “nhà
văn đương đại đẩy cuộc thăm dò vô thức đi xa nhất” (Đoàn Cầm Thi), đặc
biệt là việc đi sâu vào khám phá cái “điên” và cái “mộng” ẩn sâu trong mỗi
con người. Qua nhân vật người điên, nhà văn bộc lộ những thể nghiệm mới
mẻ về con người và chuyển tải những quan niệm nhân sinh độc đáo.
William Faukner và Nguyễn Bình Phương đều là những nhà văn nổi
tiếng. Dù sinh sống và sáng tác ở hai vùng lãnh thổ, hai khoảng thời gian và
3
hai bầu sinh quyển văn hóa khác nhau song với Âm thanh và cuồng nộ và
Thoạt kỳ thủy, họ đều gặp nhau ở việc đưa người điên trở thành hình tượng
trung tâm của văn học. Hình tượng người điên trong Âm thanh và cuồng nộ
của W. Faulkner và hình tượng người điên trong Thoạt kỳ thủy của Nguyễn
Bình Phương có gì giống và khác nhau? Các quan niệm nghệ thuật và lối viết

của hai nhà văn về người điên có gì đáng bàn luận? Liệu có hay không sự
ảnh hưởng của W. Faulkner đối với Nguyễn Bình Phương khi mà ảnh hưởng
của nhà văn Mỹ lừng danh này đã vượt qua biên giới một khu vực? Việc
nghiên cứu nhân vật người điên trong Âm thanh và cuồng nộ và trong Thoạt
kỳ thủy trên phương diện văn học so sánh sẽ cố gắng làm sáng tỏ được những
vấn đề này.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Nhân vật người
điên trong tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ của W. Faulkner và Thoạt kỳ
thủy của Nguyễn Bình Phương” nhằm làm rõ những nét tương đồng cũng
như những khác biệt độc đáo trong việc thể hiện hình tượng người điên của
hai nhà văn.
2. Lịch sử vấn đề
Ở châu Âu, W. Faulkner là một cây đại thụ mà cái bóng của ông đã tỏa
xuống cả một nền văn học. C. E. Mahhy coi ông như là hiện thân của “thời
đại tiểu thuyết Mỹ”. Sáng tác của W. Faulkner không chỉ ảnh hưởng đến văn
chương Mỹ Latinh, Pháp, Nga… mà còn ảnh hưởng đến cả nền văn học trên
toàn cầu. Bốn tiểu thuyết: Âm thanh và cuồng nộ (The Sound and The
Fury - 1929); Nắng tháng tám (Light in August - 1932); Khi tôi nằm chết (As
I lay Dying - 1930); Absalom, Absalom! (1936) được xem là là “Tứ đại kỳ
thư” của văn học Hoa Kỳ và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới,
trong đó có Việt Nam.
4
Âm thanh và cuồng nộ là một tác phẩm tiêu biểu cho tư tưởng thẩm mĩ
của Faulkner. Đây được coi như một kiệt tác, góp phần không nhỏ trong việc
đưa Faulkner trở thành một nhà văn quan trọng nhất của thế kỷ XX. Cho đến
nay, ý nghĩa tư tưởng cũng như những cách tân táo bạo về mặt nghệ thuật
của cuốn tiểu thuyết vẫn là thách đố đầy quyến rũ và trở thành đề tài cho
nhiều công trình nghiên cứu khoa học. Ở Việt Nam, có thể kể đến các bài
viết tiêu biểu sau:
Trong bài viết “Âm thanh và cuồng nộ và sự cách tân tiểu thuyết Gothic

của W. Faulkner”, Hoàng Thị Quỳnh Trang đã khẳng định những đóng góp
của Faulkner vào sự cách tân tiểu thuyết Gothic. Hoàng Thị Quỳnh Trang
nhấn mạnh: “Âm thanh và cuồng nộ là một trong bốn tiểu thuyết thành công
nhất của W. Faulkner được viết trên nền chủ đề đen (dark theme) với hệ
thống nhân vật xuất hiện như những bóng ma của quá khứ, điên dại, ngẩn
ngơ trong cuộc đời thực” [42].
Bài viết “Nhân vật trùng tên trong “Âm thanh và cuồng nộ và Trăm năm
cô đơn” của Trần Thị Anh Phương đã so sánh việc thể hiện các nhân vật
trùng tên trong hai tác phẩm. Nói về các nhân vật trùng tên trong Âm thanh
và cuồng nộ, tác giả bài viết nhận xét: “Những nhân vật của Faulkner hiện
lên trong tác phẩm Âm thanh và cuồng nộ bằng cả nỗi đau, tính bạo lực, sự
ngược đãi và những tinh thần đọa lạc. Đó là những con rối định mệnh, một
số phận không thể nào cứu rỗi được trong định mệnh nghiệt ngã của mỗi
kiếp người, đó là bức thông điệp cũng như phong cách độc đáo của
Faulkner” [31]. Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, bài viết của Trần Thị
Anh Phương chỉ bàn luận về môtíp trùng tên nhân vật được thể hiện trong
tác phẩm chứ không đi vào phân tích một hình tượng cụ thể.
Lâm Duy trong bài “Tìm hiểu tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ” đã
đưa ra những nhận xét chung nhất về kết cấu, cốt truyện, nhân vật cũng như
5
ngôn ngữ của tác phẩm. Trong khi bàn về nhân vật, tác giả bài viết cho rằng:
“Mỗi nhân vật hiện ra trong tác phẩm đặc biệt là những nhân vật chính đều
nhìn thế giới, vạn vật dưới con mắt u sầu và sự hoài nghi về sự xuất hiện của
mình trong cuộc sống. Nếu như trong tiểu thuyết Gothic truyền thống, thế
giới nhân vật thường được phân làm hai tuyến đối nghịch nhau là tuyến nhân
vật độc ác chuyên gây hại như ác quỷ, bạo chúa, những gã săn lùng người dị
giáo và tuyến nhân vật nạn nhân thì trong tiểu thuyết Gothic Hoa Kì, hệ
thống nhân vật đó được thay thế bằng những thằng khờ, những kẻ loạn trí,
những triết gia, những luật sư phải sống ẩn dật… Các nhân vật này có điểm
mới mẻ là đều mang khuyết tật không chỉ ở trên cơ thể mà cả trong tâm hồn,

tức là có sự khập khiễng cả về mặt vật chất lẫn tinh thần” [10]. Bài viết này
có bàn về nhân vật song chỉ dừng lại ở việc nêu ra những đặc điểm chung
nhất về thế giới nhân vật của Faulkner.
Trong bài giới thiệu về Faulkner với nhan đề: “William Faulkner và sứ
mệnh của nhà văn”, Nguyễn Hữu Hiệu đã nêu ra một số nhận xét về hệ
thống nhân vật của tiểu thuyết gia vĩ đại này. Người viết cho rằng các nhân
vật của Faulkner đều có thái độ nhẫn nhục khôn ngoan của nhân vật
Sophocle. Họ “khuất lụy định mệnh, chấp nhận định mệnh một cách thầm
lặng, gánh tất cả gánh nặng quá khứ một cách gan góc. Can trường, vong
lương, lương thiện, dịu dàng, đau khổ, nhẫn nại và kiêu hãnh vươn thẳng lên
sau giông tố là điều Faulkner muốn truyền đạt qua tác phẩm của ông. Vì lẽ
đó, ông ca ngợi những người nông dân, những kẻ ngây dại, những trẻ em,
những kẻ sống bản năng, những kẻ nghèo khó, những kẻ tin vào cuộc đời, tin
vào con người, vào quá khứ. Bởi vì họ sẽ tồn tại như cỏ giữa sa mạc cằn
khô” [22].
Nổi lên như một hiện tượng của văn học Việt Nam đương đại, sáng tác
của Nguyễn Bình Phương cũng trở thành chủ đề luận bàn của nhiều nhà
6
nghiên cứu, phê bình. Trong đó, có nhiều bài viết đã đề cập đến nhân vật
trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy của ông:
Hoàng Thị Cẩm Giang trong bài “Về nhân vật trong tiểu thuyết Việt
Nam đầu thế kỷ XXI” đã đề xuất một hệ thống tiếp cận nhân vật từ nhiều cấp
độ như: cấp độ tâm lí - tính cách, cấp độ thân phận - hành động và cấp độ
chức năng tự sự. Tác giả bài viết cho rằng nhân vật trong Thoạt kỳ thủy thuộc
loại cấp độ tâm lí - tính cách, đồng thời khẳng định: “Trong những nhân vật
loại này, ý thức không phải lúc nào cũng ở vị trí chủ đạo; tiềm thức / vô thức
có lúc chiếm thế ưu thắng và điều khiển hành vi của con người cũng như
mạch chảy của tự sự. Với mỗi một quan hệ khác nhau với một đối tượng
khác nhau, nhân vật lại bộc lộ một con người khác, một bình diện khác trong
nhân cách của mình” [16]. Trong giới hạn phạm vi của bài viết, Hoàng Thị

Cẩm Giang khi bàn về nhân vật trong Thoạt kỳ thủy chỉ đưa ra ý kiến nhận
diện và phân loại các kiểu nhân vật được thể hiện trong tác phẩm.
Đi sâu hơn vào nghiên cứu Thoạt kỳ thủy, Hoàng Đăng Khoa trong
tiểu luận “Thử khai mở kiến trúc hậu hiện đại trong tiểu thuyết Thoạt kỳ
thủy của Nguyễn Bình Phương” đã phân tích thủ pháp mờ hóa trên các bình
diện như nhan đề, cốt truyện, nhân vật… Hoàng Đăng Khoa đã trình bày
những cảm nhận sắc nét về nhân vật Tính, trong đó nhấn mạnh: ở Tính “tập
trung mọi vùng mờ vô thức của cộng đồng” (…) “Cái hình hài như ngợm,
cái triệu chứng điên, cái bản năng tàn sát, cái sự không hề có cảm xúc ham
muốn của một con đực… nơi Tính nói lên Tính dường như không phải là
con người” [27].
Đánh giá về vai trò của yếu tố vô thức đối với sáng tác của Nguyễn
Bình Phương, Đoàn Cầm Thi trong bài “Sáng tạo văn học: giữa mơ và điên
(Đọc Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương)” đã đánh giá: “Thoạt kỳ thủy
mới thực sự là tiểu thuyết của vô thức” và “ Nguyễn Bình Phương có lẽ là nhà
7
văn Việt Nam đương đại đẩy cuộc thăm dò này đi xa nhất”. Tác giả của bài
viết đã có những lời bàn luận sắc sảo, nhạy bén về đời sống bản năng vô thức
của nhân vật và nhìn nhận vô thức như là thành tố trung tâm trong tiểu thuyết
Nguyễn Bình Phương. Đoàn Cầm Thi đã nghiên cứu về nhân vật người điên
trong văn học và khái quát thành hai kiểu: điên “vĩ đại” và điên “con bệnh”.
Đoàn Cầm Thi cho rằng nhân vật người điên của Nguyễn Bình Phương được
sáng tạo theo một bút pháp riêng: “không có kiểu điên vĩ đại. Người điên cũng
không phải là những con bệnh reo hò, nhảy múa man dại, hành động kì quặc
vô lí. Nhân vật người điên của Nguyễn Bình Phương vẫn có tâm hồn, có phần
bản thể trong suy nghĩ và hành động. Họ là những kẻ dị tật, tàn khuyết về tâm
lí” [41]. Nhìn chung, bài viết này đã nêu ra một số đặc điểm quan trọng về
hình tượng người điên trong các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương.
Trong bài viết “Cảm nhận tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương”, Phùng
Gia Thế cũng đưa ra lời bàn luận về nhân vật trong Thoạt kỳ thủy. Người viết

cho rằng: “Trong bức tranh Thoạt kỳ thủy, không có nhân vật nào tròn vành
rõ chữ. Điên khùng, nghiện ngập, ưa đánh đập, chịu trận, thất thần, điên dở.
Và đáng thương. Ngụp lặn trong cõi sống miên man. Họ không có khát khao,
không có điểm tựa, không chút lờ mờ cá tính. Họ chẳng rõ gốc tích gì và rồi
cũng biến đi vô tăm tích giữa cuộc đời” [40- tr.5].
Có thể thấy, các bài nghiên cứu trên ít nhiều đã nói đến nhân vật trong
Âm thanh và cuồng nộ hoặc trong Thoạt kỳ thủy. Tuy nhiên, chưa có công
trình nào đi sâu phân tích, tìm hiểu nhân vật cũng như so sánh nhân vật trong
hai tác phẩm trên. Trên cơ sở đó, chúng tôi lựa chọn và triển khai đề tài:
“Nhân vật người điên trong tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ của W.
Faulkner và Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương”.
8
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ những nét tương đồng và khác biệt của hình tượng người điên
trong hai tác phẩm, từ đó thấy được mối quan hệ ảnh hưởng cũng như những
sáng tạo độc đáo của mỗi nhà văn.
- Góp phần vào việc khẳng định vị trí, vai trò của bộ môn Văn học so
sánh trong nghiên cứu văn học hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập hợp và trình bày những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài.
- Phân tích, so sánh làm rõ những nét tương đồng cũng như những khác
biệt của hình tượng người điên trong hai tác phẩm vừa nêu trên cả hai bình
diện: tư tưởng và thi pháp nghệ thuật.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Nhân vật người điên trong tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ của W.
Faulkner và trong Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Âm thanh và cuồng nộ của William Faulkner, Nxb Văn học, 1929.

- Thoạt kỳ thủy của Nghuyễn Bình Phương, Nxb Văn học, 2005.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống;
- Phương pháp phân tích - tổng hợp;
- Phương pháp so sánh - đối chiếu.
6. Đóng góp của khóa luận
- Về mặt lí luận: Đề tài góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lí luận của
Văn học so sánh, vai trò của Văn học so sánh trong nghiên cứu văn học và
văn hóa.
9
- Về mặt thực tiễn: Qua so sánh - đối chiếu có thể thấy được mối quan
hệ giữa hai tác phẩm thuộc hai quốc gia khác nhau cũng như khẳng định
được giá trị của mỗi hiện tượng văn học dân tộc.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung
của khóa luận gồm ba chương:
Chương 1: Nhân vật người điên trong văn học: từ phương Tây đến
phương Đông dưới cái nhìn so sánh
Chương 2: Những điểm tương đồng của hình tượng người điên
trong Âm thanh và cuồng nộ và trong Thoạt kỳ thủy
Chương 3: Những khác biệt độc đáo của hình tượng người điên
trong Âm thanh và cuồng nộ và trong Thoạt kỳ thủy















10
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
NHÂN VẬT NGƢỜI ĐIÊN TRONG VĂN HỌC: TỪ PHƢƠNG TÂY
ĐẾN PHƢƠNG ĐÔNG DƢỚI CÁI NHÌN SO SÁNH

1.1. Quan niệm về ngƣời điên trong khoa học và văn học
1.1.1. Quan niệm về ngƣời điên trong khoa học
Trong Từ điển tiếng Việt, GS. Hoàng Phê và các nhà nghiên cứu ngôn
ngữ khác định nghĩa: “điên” là “ở tình trạng bệnh lí về tinh thần, mất năng lực
tự chủ và năng lực kiềm chế hành vi, thường có những hoạt động quá khích”
[30- tr.420].
Trong giáo trình Nội thần kinh, tác giả Hoàng Khanh cho rằng “điên” là
căn bệnh rối loạn tư duy. Tư duy của con người là một quá trình hoạt động
tâm thần phức tạp, là hình thức cao nhất của quá trình nhận thức. Hoạt động
tư duy có đặc tính phản ánh thực tại khách quan một cách gián tiếp và khái
quát, từ đó con người có thể nắm bắt được bản chất và quy luật phát triển của
sự vật, hiện tượng. Theo tác giả, quá trình tư duy được xây dựng trên cơ sở
của cảm giác, tri giác, kiến thức, trí nhớ, sự tưởng tượng, phán đoán, suy luận.
Một tư duy được gọi là bình thường khi nó phù hợp với thực tế khách quan và
phù hợp với những chuẩn mực được đại đa số mọi người trong xã hội thừa
nhận. Khi hoạt động tư duy bị rối loạn, con người không kiểm soát được suy
nghĩ, hành vi giao tiếp, không nhận thức được thế giới khách quan… nghĩa là
bị bệnh tâm thần.

Về mặt khoa học, theo bác sĩ Phạm Ngọc Duệ - Phó giám đốc Trung tâm
điều dưỡng người tâm thần có công tỉnh Thái Bình thì “ai cũng có thể bị
điên”. Theo ông, nguyên nhân của chứng điên có thể là do ngoại sinh (như bị
tai nạn, bị thương do bom đạn chiến tranh…) hoặc do nội sinh (như lo âu,
11
stress, căng thẳng…). Chứng bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ người nào, thậm
chí là ở cả những người có bộ óc thiên tài. John Nash (sinh năm 1928) - nhà
Toán học người Mỹ được giải Nobel về khoa học kinh tế (năm 1994), Vincent
van Gogh (1853-1890) - danh họa Hà Lan thuộc trường phái ấn tượng với
những bức họa được yêu thích nhất thế giới, Edgar Allan Poe (1809-1849) -
nhà văn Mỹ với những truyện ngắn kinh dị và truyện trinh thám nổi tiếng,
Ludwing van Beethoven (1770-1827) - nhà soạn nhạc vĩ đại người Đức… đều
đã từng bị ảo giác, hoang tưởng và đôi khi trở thành những con người bất bình
thường về mặt tâm thần.
Nói chung, trong khoa học, người điên là người mắc bệnh tâm lí, rơi vào
trạng thái vô thức và không kiểm soát được chính mình. Chứng điên có thể
xảy đến với bất kì ai bằng những nguyên nhân đa dạng.
1.1.2. Quan niệm về ngƣời điên trong văn học
Người điên trong văn học là một hình tượng nhân vật. Đó là sản phẩm
sáng tạo của người nghệ sĩ chứ không đơn thuần là con người sinh lí như cái
nhìn trong khoa học. Bản thân mỗi nhân vật văn học “là một đơn vị nghệ
thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời
sống” [18-tr.235]. Nhân vật văn học là sự hư cấu có chủ ý của tác giả và là
một thành tố không thể thiếu trong cấu trúc của văn bản nghệ thuật. Thông
qua đó, độc giả có thể đọc được tầng hàm nghĩa của tác phẩm, nắm bắt được
những quan niệm, tư tưởng của chủ thể sáng tạo về đời sống, về nghệ thuật và
về con người.
Quan niệm về người điên trong văn học do vậy cũng mang tính đặc thù
của loại hình nghệ thuật này. Các nhà văn không nhìn người điên với tư cách
là những “con bệnh” mà với tư cách là những con người có một đời sống tâm

lí riêng, một thế giới bí ẩn bên trong đầy phức tạp mà người nghệ sĩ muốn
khám phá.
12
Nhân vật Mêđê trong vở kịch cùng tên của Ơripit (sống vào thế kỷ V,
TCN) ở Hi Lạp cổ đại đã bị người chồng Giadông gọi là “mụ điên” khi chính
tay nàng đã giết chết hai đứa con của mình. Nhưng cái “điên” của người phụ
nữ ấy xuất phát từ chính nỗi bất hạnh của cuộc đời nàng. Mêđê cầm dao đâm
các con để trả thù Giadông nhưng bản thân nàng cũng đau đớn. Đọc Mêđê,
người ta vừa giận vừa thương cho tấn bi kịch của một người vợ, người mẹ
mất đi hạnh phúc gia đình. Thủ phạm gây ra tấn bi kịch của Mêđê không
phải ai khác mà chính là người chồng mà nàng đã đánh đổi tất cả để đi theo,
thậm chí là từ bỏ quê hương và giết em trai của mình. Trong lúc bị sự hận
thù làm rối trí, nàng vẫn đủ tỉnh táo để nhận ra sự “điên rồ” của mình: “Các
con nhìn mẹ, mẹ không chịu nổi nữa… Ghê rợn quá, ta gục ngã mất. Tội ác
của ta, ta biết, chúng tàn khốc lắm. Nhưng một cơn điên rồ mù quáng cứ lôi
cuốn ta đi, muốn cưỡng không được…”. Có thể nói, với Ơripit, cái điên loạn
của người đàn bà là cái điên của sự phẫn nộ và người bị coi là “điên” ở đây
không phải là kẻ biến thái, mất đi trí khôn mà chỉ vì con người ấy là nạn
nhân của một bi kịch lớn.
Đôn Kihôtê trong tiểu thuyết Đôn Kihôtê - nhà quý tộc tài ba xứ
Mantra của nhà văn Xecvăngtex cũng là một kẻ mắc bệnh hoang tưởng. Y
đọc quá nhiều sách hiệp sĩ và nghĩ cuộc đời cũng giống như những trang
viết cần y ra tay trượng nghĩa. Đôn Kihôtê đã bỏ nhà ra đi để thực hiện chí
lớn của mình. Y nhìn thấy quán trọ mà nghĩ đó là tòa lâu đài; y giúp cậu bé
chăn cừu nhưng hậu quả là làm cậu bị đánh nhiều hơn; y cho những cối xay
gió là “bọn khổng lồ” và lao vào đánh nhau với chúng để rồi lại bị cánh
quạt quay quật xuống đất nhừ tử; y cứu bọn tù khổ sai để bảo vệ quyền tự
do của con người nhưng vì sự gàn dở của mình, y lại bị chính bọn này nhặt
đá ném cho một trận tơi bời… Cứ như vậy, ba lần ra khỏi nhà, Đôn Kihôtê
đã có bao hành động ngớ ngẩn. Đến tận khi sắp từ giã cõi đời, y mới nhận

13
ra được tác hại của tiểu thuyết hiệp sĩ và những việc làm ngốc nghếch
của mình.
Đôn Kihôtê là một kẻ điên nhưng cái điên này lại xuất phát từ một mục
đích cao đẹp là diệt gian trừ bạo. Chỉ có điều lí tưởng của Đôn Kihôtê không
hợp thời cho nên mọi suy nghĩ và hành động của y cũng trở nên lố bịch.
Thông qua sự mê muội đến mức điên rồ của Đôn Kihôtê, Xecvăngtex đã tố
cáo giai cấp thống trị phong kiến và tăng lữ ở Tây Ban Nha thời bấy giờ, đồng
thời phê phán những loại sách hiệp sĩ làm cho trí tưởng tượng của con người
bị méo mó, lệch lạc.
Đến Lỗ Tấn, với Nhật kí người điên, ông dùng ngôn ngữ của kẻ điên để
phê phán xã hội. Nhân vật người điên của Lỗ Tấn chính là một phương tiện để
tác giả phơi bày tội ác của chế độ gia đình và học thuyết về chữ Lễ, kết án
đanh thép lịch sử phong kiến Trung Hoa là “lịch sử ăn thịt người” suốt bốn
nghìn năm. Người điên trở thành loa phát ngôn của nhà văn, từ đó phủ định
chế độ xã hội đương thời và mong muốn thay thế bằng một xã hội công bằng,
tốt đẹp hơn.
Có thể nói, khi đã là nhân vật văn học, người điên bao giờ cũng là “điên”
có mục đích, trở thành điểm kết tụ cho mọi quan điểm, tư tưởng của nhà văn,
giúp nhà văn thực hiện được ý đồ nghệ thuật của mình.
1.2. Sự xuất hiện của hình tƣợng ngƣời điên trong văn học phƣơng Tây
và phƣơng Đông cận, hiện đại
Ngay từ thời cổ đại, trong văn học đã có sự xuất hiện của người điên. Ở
phương Tây, vào thế kỉ V tr.CN, nhân vật Mêđê của Ơripit đã bị coi là người
đàn bà điên vì sự ghen tuông, giận dữ của mình. Nàng đã lồng lộn “như một
con sư tử”, phá phách như bão tố, ra tay với chính hai đứa con mà nàng nâng
niu nhất. Ở phương Đông, trong văn học Trung Quốc, người điên cũng xuất
hiện với tinh thần chống lại Khổng giáo. Sớm nhất là người điên của Khuất
14
Nguyên, khi ông cho mình là “cuồng nhân”, một mình đối lập với xã hội:

Cả thế gian này đục chỉ mình ta trong
Mọi người đều say chỉ mình ta tỉnh
(Li tao)
Trong một truyện ngắn của Nguyên Chẩn, người điên cũng được nhắc
đến để miêu tả thái độ chung của những người muốn khôi phục Đạo Lão…
Nhưng nhìn chung, thời cổ đại, trong văn học phương Tây cũng như phương
Đông, chứng điên chỉ là một đặc điểm xuất hiện ở nhân vật để qua đó, nhà
văn phê phán hiện thực xã hội. Bước sang thời cận, hiện đại, cái điên trở
thành đối tượng mà nhà văn muốn khám phá, đôi khi trở thành hình tượng
trung tâm của tác phẩm.
Ở Nga, đầu tiên phải kể đến tác phẩm của N.V. Gogol. Nhật ký người
điên (1834) của ông là một câu chuyện hiện thực về một anh chàng nhân viên
bàn giấy tên Pôprisin, một nhân vật điển hình thường thấy trong truyện của
Gogol khi ông viết về St.Peterburg. Pôprisin đã phát điên vì anh ta không tự
biết phận mình đã thích cô tiểu thư Xôphi - con gái cụ lớn. Anh ta mơ tưởng
có ngày mình là đại tá, thậm chí đại tướng đeo lon vàng chóe và chua xót
nghĩ: “Không tiền, tội tình là ở đó”. Sau cùng, anh ta nhận ra: “Tất cả mọi cái
gì tốt đẹp nhất trên đời này đều dành cho bọn đình thần hoặc tướng tá”. Cuối
tác phẩm là một lời kêu cứu khẩn thiết: “Cứu tôi với! Hãy mang tôi đi! Hãy
cho tôi cỗ xe ba ngựa phi nhanh hơn gió lốc. Xà ích, ngồi lên ghế đi, chuông
ơi, rung lên đi, ngựa đâu hãy bay đi và đưa ta ra khỏi thế giới này! ”. Qua
những lời lẽ của một người điên, Gogol đã thẳng tay đả kích các ông lớn
trong bộ máy quan liêu cồng kềnh, nhằng nhịt của nước Nga, đồng thời bày tỏ
sự xót thương đồng cảm với số phận hẩm hiu của những con người nhỏ bé,
nghèo hèn. Ảnh hưởng của Gogol đã vượt ra ngoài biên giới nước Nga và thế
giới Xlavơ, đến cả Tây Âu và Đông Á.
15
Trong tác phẩm Tội ác và hình phạt của Doxtoevxki, người có tinh thần
bất ổn là nhân vật Rodion Raxcolnicov. Chàng sinh viên này có tư chất thông
minh, tính tình khảng khái, trung thực nhưng vì quá túng thiếu, nghèo khổ mà

phải bỏ học. Anh ta là kẻ kỳ dị về nhân cách cho nên suy nghĩ và hành động
cũng bất bình thường. Raxcolnicov không ham mê tiền tài, thậm chí còn là
một con người vô tư đến hào hiệp, hi sinh vì người khác. Trong vòng nửa năm
trời, anh có thể nuôi một người bạn học bị ốm; có thể bỏ những đồng xu cuối
cùng để giúp gia đình Marmeladov khi họ rơi vào cảnh thương tâm; có thể
đưa tay cứu giúp một cô bé hoàn toàn không quen biết bị kẻ gian lừa đảo…
Nhưng cuối cùng, chính Raxcolnicov lại giết người cướp của vì cái tư tưởng
lầm lạc của mình. Anh ta giết người để chứng minh rằng mình là “siêu nhân”
dám vượt qua tâm lí hèn nhát của người thường để trở thành Napoléon mới,
làm chúa tể của nhân gian. Raxcolnicov đã bất chấp mọi biện pháp, kể cả tội
ác để đạt được mục đích mà sau này anh đã thú nhận: “Không vì tiền mà anh
đã giết… anh cần biết một điều khác, một điều khác đã thúc đẩy anh, anh là
thư rận rệp như mọi người hay anh là một người? Anh có dám vượt lên hay
không dám? Anh là thứ sinh vật run rẩy khiếp sợ hay là anh có quyền? ”.
Trong Raxcolnicov, sự ích kỷ đi liền với vị tha, sự tàn nhẫn quái ác đi liền với
hiền từ mềm yếu, khinh miệt đi liền với lòng nhiệt thành yêu con người, chà
đạp công lí nhưng thiết tha hướng về công lí. Raxcolnicov luôn chao đảo giữa
các thái cực đối lập đó. Trạng thái “hỗn mang tinh thần” của Raxcolnicov rất
tiêu biểu cho đời sống tinh thần của một xã hội trong thời kỳ chuyển hóa dữ
dội từ nếp sống đẳng cấp gia trưởng sang nếp sống cạnh tranh vô chính phủ,
khi mà mọi giá trị đều bị đánh giá lại. Những khuôn phép đạo đức tưởng
chừng sắt đá hóa ra “những sơi dây mục nát” và con người lúc ấy thường bơ
vơ không biết chân lí mới ở đâu, dễ nhầm lẫn thiện ác. Raxcolnicov là con
người nổi loạn nhưng không phải là kẻ què quặt về mặt tâm lí. Đó chỉ là căn
16
bệnh nhất thời của một tâm hồn về cơ bản lành mạnh, một sự lầm lạc khó
tránh khỏi trên con đường gian nan săn tìm chân lí đích thực. Có thể nói, với
hình tượng này, Doxtoevxki đã thực sự dấn thân khám phá “con người trong
con người” mà bao thế hệ nhà văn sau này đã học tập.
Nhà văn V. M. Garshin (1855-1888) - một bậc thầy của truyện ngắn Nga

trong tác phẩm Hoa đỏ của người điên (1883) cũng viết về một người mắc
chứng điên. Câu chuyện kể về một người điên đêm đêm trốn khỏi phòng
bệnh, ra ngoài vườn để thực hiện sứ mệnh ám sát những bông hoa anh túc đỏ.
Với người điên, hoa đỏ là hiện thân cho cái ác, cho nên bằng mọi cách phải
tiêu diệt nó. Khi bông hoa đỏ cuối cùng bị ngắt đi thì người điên cũng lìa
đời
Thế kỉ XIX ở Nga là “thế kỉ bạo tàn”, thế kỉ của những cuộc đấu tranh
cách mạng, cho nên nhà văn đồng thời cũng là “chiến sĩ”. Họ viết về người
điên cũng là một hình thức “nổi loạn” trên sách báo để thực hiện nhiệm vụ
chính trị vì “sự nghiệp của nhà văn là sự nghiệp thiêng liêng. Đó là phục vụ”
(Uxpenxki).
Bước sang thế kỷ XX, thế giới lại oằn mình với những cơn đau lịch sử
dữ dội: Đại chiến I (1914-1918); khủng hoảng kinh tế 1929-1933; sự ra đời
của chủ nghĩa phát xít; Đại chiến II (1939-1945)… Cùng với đó là những sự
kiện lớn như: sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga (1917); sự ra
đời của Đảng Cộng sản ở các nước; sự lần lượt tan rã của hệ thống thuộc
địa… rồi đến cuộc Cách mạng khoa học kỹ thuật lần 2 diễn ra từ những năm
40 với nhiều thành tựu quan trọng. Con người khi ấy bị đe dọa bởi chiến
tranh, bạo lực, bởi những chấn động tinh thần và đôi khi là bởi chính những
phát minh của mình. Giờ đây, “lo âu, thường biến và tha hóa là những từ
vựng cơ bản của thời đại” (Giecmen Brê). Lúc này, các nhà văn Tây Âu từ
Franz Kafka, William Faulkner, Bertolt Brecht cho đến Ernest Hemingway,
17
Samuel Beckett… đều đau đáu về thân phận con người. Hình tượng người
điên lại xuất hiện trong trang văn của W. Faulkner những năm cuối thập kỷ 20
mà nhãn quan bi đát đã thể hiện ngay ở cái tên của thiên tiểu thuyết: Âm thanh
và cuồng nộ (1929). Đến S. Beckett (1906-1989), người ta nhớ đến nhân vật
Mơcphy trong tác phẩm cùng tên của ông. Đó là một kẻ sống trong những cơn
động kinh, làm công việc chăm sóc những bệnh nhân thần kinh và rồi chính
anh cũng kết thúc cuộc đời mình trong viện điều trị tâm thần vì không thể

thích ứng với tồn tại. Người ta cũng nhớ đến cặp đôi Extơragông và Vlađimia
(Điđi và Gôgô) trong vở kịch Trong khi chờ đợi Gôđô của Beckett. Các nhân
vật trong tác phẩm hiện lên như những kẻ rỗng tuếch với những câu chuyện
đầu Ngô mình Sở, không hề ăn khớp. Họ dần đánh mất bản ngã và chờ đợi
một cách vô nghĩa giữa cuộc đời.
Thế kỷ XX cũng là thế kỷ của sự tiếp xúc và giao lưu giữa các nền văn
minh lớn, trong đó có văn hóa, văn học. Cùng với sự phát triển của công nghệ
in ấn và công tác dịch thuật, sách báo và các tác phẩm văn học phương Tây
tràn vào nhiều quốc gia phương Đông tạo ra những hiệu ứng ảnh hưởng cực
kì mạnh mẽ về kĩ thuật viết văn, về thể loại, cách cấu trúc tác phẩm, xây dựng
nhân vật… Hình tượng người điên cũng xuất hiện trong văn học phương
Đông mà biểu hiện rõ nhất là trong tác phẩm của Lỗ Tấn. Ông là một dịch giả
tiên phong trong việc giới thiệu văn học nước ngoài vào Trung Quốc. Khi còn
là sinh viên ở Nhật trong thập niên đầu tiên của thế kỷ XX, ông đã dịch nhiều
truyện của Nga và các nước Đông Âu từ tiếng Nhật và tiếng Đức, in hai tập
truyện dịch. Những cuốn sách này đã ảnh hưởng đến cách viết truyện của ông.
Chính Lỗ Tấn đã thừa nhận: “Tôi dựa trên nhiều cuốn sách nước ngoài tôi đã
đọc và kiến thức về y khoa” để viết. Ông cho Hoa đỏ của người điên của
Garshine là một kiệt tác. Nhân vật trong Đèn sáng mãi (Trường minh đăng)
của ông cũng có nhiều nét tương đồng với nhân vật của Garshine. Họ đều
18
không có tên, đều bị bệnh tâm thần, đều mong muốn diệt trừ căn nguyên của
tội ác cho nên mới hái hoa anh túc (trong Hoa đỏ của người điên) hay cố gắng
thổi tắt ngọn đèn (trong Đèn sáng mãi). Cũng giống như Garshine, Lỗ Tấn
viết về người điên để phản ánh hiện thực xã hội. Mặc dù vậy, so với người
điên của Garshine, người điên của Lỗ Tấn có những nét khác biệt. Trong Hoa
đỏ của người điên, nhân vật có thể thực hiện được sứ mệnh hái ba bông hoa
anh túc đỏ. Khi chết, trên môi anh ta vẫn nở một nụ cười mãn nguyện. Người
điên trong Đèn sáng mãi lại bị giam trong buồng tối, chỉ có thể hét to khẩu
hiệu: “Tao đốt hết”. Nếu Garshine để cho người điên hi sinh khi hoàn thành

xong nhiệm vụ thì Lỗ Tấn vẫn để vận mệnh của người điên mãi mãi là dấu
chấm hỏi khi ngọn đèn vẫn cứ “xanh lè”. Trong trường hợp này, Lỗ Tấn xem
ra có phần bi quan hơn.
Trong Nhật ký người điên, ảnh hưởng của phương Tây rất dễ nhận biết.
Tựa truyện được lấy từ tác phẩm cùng tên của Gogol, viết năm 1834, còn
trong cấu trúc truyện thì từng đoạn văn, cách chia đoạn lại giống với
Zarathustra đã nói như thế của Nietzsche. Sau này, vào năm 1935, Lỗ Tấn
cũng có nói: “Năm 1834 Gogol viết Nhật ký người điên, năm 1883 Nietzsche
đặt vào miệng Zarathustra những lời tuyên ngôn của ông. Nhưng sau đó, Nhật
ký người điên của tôi đặt ra mục tiêu là phơi bày những tội ác của chế độ gia
đình và Học thuyết về chữ Lễ, nó có âm hưởng cay đắng hơn Gogol. Và nó
cũng không mơ hồ như người hùng siêu nhân của Nietzsche”. Người điên của
Lỗ Tấn mang một tính cách mờ ảo hơn là nhân viên văn phòng St. Peterburg.
Ý định của Lỗ Tấn là sử dụng người điên như là một hình ảnh tượng trưng
cho sự tấn công trực tiếp vào xã hội truyền thống. Ông không hạn chế tấn
công vào một khía cạnh của xã hội mà kết án cả hệ thống gia đình và đạo đức
chính thống. Vì lẽ đó, ông cung cấp cho lời nói của người điên một nghĩa kép.
Câu chuyện trở thành một ngụ ngôn và nghĩa ẩn dụ là thông điệp mà Lỗ Tấn
19
muốn chuyên chở. Chính nghĩa hàm ẩn của thành tố ngụ ngôn đã khiến cho
Lỗ Tấn khác biệt với Gogol. Mặc dù hai câu chuyện cùng tên và thành phần
như nhau song mô hình truyện lại khác nhau. Cái làm cho tác phẩm của Lỗ
Tấn thành công là việc sử dụng lời nói của người điên để chuyên chở thông
điệp, là sự kết hợp giữa lý thuyết và quan sát, khiến tác phẩm là một bước tiên
phong của tâm lý học hiện đại trong văn học Trung Quốc.
Rõ ràng, ảnh hưởng của văn học nước ngoài đến một số truyện của Lỗ
Tấn với trường hợp người điên là điều đã được nhiều nhà nghiên cứu khẳng
định. Ở Việt Nam, kiểu nhân vật này cũng xuất hiện trong các tác phẩm của
nhiều cây bút nổi tiếng, đó là: Nga trong Lá ngọc cành vàng của Nguyễn
Công Hoan, Thảo trong Người sót lại của rừng cười của Võ Thị Hảo và gần

đây hơn là Tính, Phùng, Hưng trong Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình
Phương… Đây là một biểu hiện cho sự thay đổi trong quan niệm về nhân vật
và nghệ thuật xây dựng nhân vật ở các nhà văn Việt Nam hiện đại. Những
biến chuyển mạnh mẽ về hình tượng trung tâm trong văn học được coi là một
cuộc “cách mạng về nhân vật”. Cuộc cách mạng này phù hợp vời tiến triển
của văn học thế giới, đồng thời cũng đặt nền móng cho cuộc “cách mạng về
cấu trúc thể loại” của tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
Người điên là một kiểu hình tượng đặc biệt, xuất hiện cả trong văn học
phương Tây và phương Đông. Nghiên cứu kiểu nhân vật này trên phương
diện so sánh sẽ góp phần làm sáng tỏ những điểm tương đồng và khác biệt về
cấu trúc hình tượng văn học giữa các quốc gia và các khu vực. Văn học so
sánh là chuyên ngành có khả năng giải thích và nghiên cứu các mối quan hệ
đó. Qua Văn học so sánh, ta có thể nhìn văn học dân tộc bằng “con mắt quốc
tế”, từ đó làm rõ việc chịu ảnh hưởng hay không ảnh hưởng, những tiếp thu
và sáng tạo cũng như sự phát triển nội tại của văn chương nước nhà. Bộ môn
Văn học so sánh xứng đáng là “vị đại sứ lưu động” giàu thiện chí, có vai trò
quan trọng trong việc kết nối giá trị của các nền văn học và văn hóa khác
nhau, thúc đẩy sự tiến bộ chung của toàn thể các dân tộc trên thế giới.

×