Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Thiết kế hoạt động ngoại khóa phần vi sinh vật sinh học 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (989.78 KB, 69 trang )


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN




PHẠM THỊ MIỀN




THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
PHẦN SINH HỌC VI SINH VẬT
SINH HỌC 10



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS.GVC. HOÀNG THỊ KIM HUYỀN





HÀ NỘI – 2014

LỜI CẢM ƠN


Với lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn
ThS. Hoàng Thị Kim Huyền, ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, động viên
tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo đã từng giảng dạy lớp
36A – Sƣ phạm SH đã giúp tôi tích lũy thêm nhiều kiến thức và kinh
nghiệm quý báu phục vụ cho quá trình nghiên cứu giảng dạy tại trƣờng phổ
thông.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sự giúp đỡ quý báu và kịp thời từ thầy
giáo Nguyễn Duy Hà trƣờng THPT Sáng Sơn – Sông Lô - Vĩnh Phúc, ThS.
Nguyễn Bá Hùng, các thầy cô giáo giảng dạy môn SH và các em HS lớp 10
trƣờng trung học phổ thông Ngô Gia Tự Lập Thạch, Vĩnh Phúc trong quá
trình điều tra thực trạng và đánh giá đề tài.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Dù đã hết sức cố gắng để hoàn thiện khóa luận bằng tất cả lòng say
mê và nhiệt tình nhƣng chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, tôi rất
mong nhận đƣợc sự góp ý chân thành từ các thầy cô giáo và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2014
Sinh viên


Phạm Thị Miền




LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan những vấn đề và nội dung tôi trình bày trong khóa
luận là kết quả nghiên cứu tìm tòi của bản thân tôi dƣới sự hƣớng dẫn của
cô giáo – Thạc sỹ Hoàng Thị Kim Huyền, không trùng lặp với kết quả
nghiên cứu của tác giả khác.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhệm.

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Phạm Thị Miền

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Đọc là
1. CTC
:
Chƣơng trình chuẩn
2. GD - ĐT
:
Giáo dục và Đào tạo
3. GV
:
Giáo viên
4. HĐNK
:
Hoạt động ngoại khóa
5. HS
:

Học sinh
6. MT
:
Môi trƣờng
7. ÔNMT
:
Ô nhiễm môi trƣờng
8. SGK
:
Sách giáo khoa
9. SH
:
SH
10. SP
:
Sƣ phạm
11. THPT
:
Trung học phổ thông
12. VSV
:
VSV
MỤC LỤC
Phần I. MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu 2
5. Phạm vi nghiên cứu 2
6. Giải thuyết khoa học 2

7. Phƣơng pháp nghiên cứu 3
8. Những đóng góp của đề tài 3
Phần II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4
1.1. Tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu 4
1.2. Cơ sở lý luận 5
1.2.1. Ngoại khóa (extra – curricular) và ngoại khóa SH 5
1.2.2. Vai trò của HĐNK 6
1.2.3. Yêu cầu khi thiết kế HĐNK 7
1.2.4. Quy trình thiết kế HĐNK 7
1.2.4.1. Thiết kế hoạt động ngoại khóa trên giấy 7
1.2.4.2. Thiết kế HĐNK trên các phƣơng tiện hỗ trợ 8
1.2.5. Một số hình thức tổ chức ngoại khóa môn SH 8
1.2.5.1. Tham quan 8
1.2.5.2. Hội vui SH 9
1.2.5.3. Hội thi SH 10
1.2.5.4. Thi HS giỏi SH 11
1.2.5.5. Câu lạc bộ SH 12
1.3. Cơ sở thực tiễn 13
Chƣơng 2: THIẾT KẾ GIÁO ÁN NGOẠI KHÓA PHẦN SINH HỌC VI
SINH VẬT SINH HỌC 10 (CTC) 18
2.1. Phân tích nội dung phần SH VSV lớp 10 – CTC 18
2.1.1. Khái quát nội dung chƣơng trình SH 10 18
2.1.2. Phân tích nội dung phần SH VSV lớp 10 – CTC 18
2.2. Khái quát một số chủ đề ngoại khóa phần SH VSV lớp 10 20
2.2.1. Chủ đề 1: phòng chống bệnh truyền nhiễm 20
2.2.2. Chủ đề 2: ứng dụng của VSV trong xử lý ÔNMT 23
2.2.3. Chủ đề 3: ứng dụng của VSV trong công nghiệp thực phẩm 25
2.2.4. Ma túy và HIV/AIDS 26
2.3. Thiết kế các HĐNK 28

2.3.1. Hội thi “ Bác sỹ vui tính” 28
2.3.2. Nói chuyện chuyên đề “ứng dụng của VSV trong xử lý ÔNMT 34
2.3.3. Hội thảo chuyên đề “ứng dụng của VSV trong chế biến thực phẩm” 37
2.3.4. Sinh hoạt câu lạc bộ, chủ đề “ma túy và HIV/AIDS” 41
2.3.5. Hội thi SH, chủ đề “đầu bếp tài năng” 44
2.3.6. Hội thi SH, chủ đề “chuyên viên thông thái” 46
Chƣơng III. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG
NGOẠI KHÓA 53
3.1. Mục đích đánh giá 53
3,2. Nội dung đánh giá 53
3.3. Phƣơng pháp đánh giá 53
Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55
1. Kết luận 55
2. Kiến nghị 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
Phụ lục 1 57
Phụ lục 2 60
Phụ lục3 61
Phụ lục 4 62

1
PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển nhanh nhƣ vũ bão của khoa
học kỹ thuật, các lĩnh vực khác nhau của Sinh học (SH) ứng dụng nhƣ công
nghệ tế bào, công nghệ vi sinh, công nghệ gen ngày càng làm thay đổi bộ
mặt của đời sống xã hội. Từ những thành công trong y học, nông nghiệp,
khoa học môi trƣờng nhƣ sản xuất kháng thể đơn dòng để làm thuốc chữa
bệnh, thụ tinh nhân tạo mang lại hạnh phúc cho những cặp vợ chồng hiếm

muộn cho đến tạo ra vật nuôi cây trồng biến đổi gen có năng suất vƣợt trội
hay phân lập tuyển chọn nuôi cấy các chủng VSV làm sạch môi trƣờng…
mà nhiều bệnh tật bị đẩy lùi, an ninh lƣơng thực đƣợc bảo đảm, vấn nạn ô
nhiễm môi trƣờng (ÔNMT) từng bƣớc đƣợc xử lý.
Trong trƣờng phổ thông nƣớc ta hiện nay, SH đƣợc coi là một trong
tám môn cơ bản (Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hóa học, SH, Lịch sử, Địa lý,
Ngoại ngữ). Trong khoảng chục năm trở lại đây, tính trung bình cứ hai đến
ba năm một lần môn SH đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD – ĐT) lựa
chọn là một trong sáu môn thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) vào
các năm 2001, 2004, 2008, 2009, 2011, 2013)
 
9
. SH cũng là môn thi bắt
buộc trong kỳ thi tuyển sinh vào các trƣờng đại học, cao đẳng thuộc ngành
y, sƣ phạm, nông nghiệp, môi trƣờng.
Ngƣợc lại với sự phát triển vƣợt bậc của các lĩnh vực SH chuyên
ngành là sự không hứng thú của không ít học sinh (HS) THPT với môn học
này. Trừ những HS có dự định thi đại học khối B, hầu hết HS xem môn SH
là một môn học “phải” học chứ không phải là môn “cần” học. Năm 2013,
số lƣợng hồ sơ đăng ký thi tuyển sinh đại học khối B đạt 23,2% (cao nhất là
khối A đạt 39,1% - thực tế là nhiều thí sinh thi khối A đều thi thêm khối B).
Năm 2014, theo kết quả khảo sát sơ bộ tỷ lệ đăng ký tự chọn môn thi tốt
nghiệp tại một số trƣờng THPT trên địa bàn Hà Nội, số lƣợng HS đăng ký

2
thi môn Sinh tƣơng đối thấp (THPT Cầu Giấy 12%, THPT Việt Đức 6,6%,
THPT Phan Huy Chú 8%, THPT Nguyễn Tất Thành 4,9%)
 
7
. Kết quả của

tâm lý học để học hay học để lấy điểm trên là HS bƣớc vào giờ học với sự
căng thẳng, thụ động và hiệu quả không cao.
Với mục đích tìm ra một phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học mới
môn SH làm nâng cao sự hứng thú của HS cũng nhƣ hiệu quả của bài dạy
bằng cách tăng cƣờng sự trải nghiệm và sáng tạo của HS, tôi quyết định
chọn đề tài “THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA PHẦN SINH HỌC
VI SINH VẬT SINH HỌC 10”.
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế giáo án dùng cho HĐNK phần SH Vi sinh vật (VSV) lớp 10.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về HĐNK ở trƣờng PT;
- Tìm hiểu tình hình tổ chức ngoại khóa môn SH ở trƣờng phổ thông
hiện nay;
- Nghiên cứu nội dung kiến thức phần SH VSV trong chƣơng trình SH
lớp 10;
- Thiết kế các chủ đề tổ chức ngoại khóa phần SH VSV;
- Đánh giá các chủ đề ngoại khóa đã thiết kế.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Nội dung phần SH VSV lớp 10.
Khách thể nghiên cứu: HĐNK trong trƣờng phổ thông.
5. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu: kiến thức phần SH VSV SH 10.
Địa bàn nghiên cứu: một số trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Thời gian nghiên cứu: từ 9/2013 tới 4/2014.
6. Giả thuyết khoa học
Các chủ đề ngoại khóa nếu đƣợc thiết kế và tổ chức tốt sẽ góp phần
nâng cao đáng kể kết quả học tập của HS phần SH VSV và tăng cƣờng
hứng thú học tập, sự yêu thích môn SH của HS.

3

7. Phƣơng pháp nghiên cứu
 Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết: nghiên cứu các tài liệu có liên
quan làm cơ sở lý luận cho đề tài nhƣ giáo trình Lý luận dạy HS
học, VSV học, Miễn dịch học, Vi rút học…
 Phƣơng pháp điều tra: điều tra thực trạng dạy HS học nói chung,
dạy học phần SH VSV nói riêng và tình hình tổ chức HĐNK SH
tại một số trƣờng phổ thông.
 Phƣơng pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của các giáo viên
(GV) có kinh nghiệm dạy học môn SH ở trƣờng THPT Sáng Sơn –
Sông Lô - Vĩnh Phúc về khả năng thực hiện cũng nhƣ hiệu quả
của chủ đề ngoại khóa đã thiết kế.
8. Những đóng góp của đề tài
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận về HĐNK môn SH.
- Thiết kế đƣợc một số chủ đề ngoại khóa phần SH VSV lớp 10 là
tƣ liệu tham khảo cho GV SH, Sinh viên ngành SP SH.




4
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu
HĐNK là hoạt động đã có từ lâu đời trong các nhà trƣờng phổ thông
với hình thức cơ bản là các buổi tham quan, tổ chức các hoạt động thể dục
thể thao, các chƣơng trình hội thi với kiến thức tổng hợp. Từ năm học 2002
- 2003, HĐNK chính thức đƣợc đƣa vào chƣơng trình học với tên gọi là

hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với thời lƣợng từ một tới hai tiết học
trên một tuần, nội dung là tổ chức các hoạt động học tập vui chơi cho HS
theo chủ đề nhằm phát huy tính tích cực chủ động của HS.
Để nâng cao hiệu quả của môn học hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp đã có những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài này nhƣ đề tài
“thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động ngoài giờ lên
lớp của giảng viên Thái Thị Bi - khoa Sƣ phạm trƣờng Đại học An Giang
(2006); Hội thảo “Hiệu quả của HĐNK đối với việc nâng cao chất lƣợng
dạy và học trong trƣờng phổ thông” do Viện Nghiên cứu giáo dục, trƣờng
Đại học Sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào 10/2007.
Trong môn SH, tham quan là hình thức ngoại khóa phổ biến đã có từ
lâu. Ở chƣơng trình SH lớp 6, lớp 7, tham quan đƣợc đƣa vào chƣơng trình
chính khóa bắt buộc với thời lƣợng ba tiết học có tên gọi là thực hành quan
sát thiên nhiên khi HS kết thúc các giờ học lý thuyết của năm học. Ở các
khối lớp khác dƣờng nhƣ đã có sự phân biệt rõ ràng trong chƣơng trình
chính khóa và ngoại khóa, khi mà cụm từ tham quan hay ngoại khóa SH
không còn xuất hiện trong phân phối chƣơng trình nữa. Mặc dù hoạt động
này vẫn xuất hiện ít hay nhiều trong trƣờng phổ thông nhƣng chủ yếu là do
GV bộ môn tự biên soạn với nội dung chủ yếu là tổ chức các hoạt động vui
chơi cho HS mà chƣa có một cơ sở lý luận cụ thể nào về cách thiết kế hoạt
động, hình thức tổ chức hay đƣa ra kinh nghiệm cho tổ chức HĐNK môn
SH.

5
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Ngoại khóa (extra-curricular) và ngoại khóa SH
HĐNK là các hoạt động nằm ngoài chƣơng trình học chính khóa,
thƣờng mang tính chất tự nguyện hơn là bắt buộc. Ở đây có thể là các buổi
thảo luận, cuộc thi đố vui, các buổi sinh hoạt các câu lạc bộ hay những buổi
tham quan, tổ chức trại hè…

 
2

Các buổi HĐNK có lồng ghép kiến thức liên quan đến SH nhằm mở
rộng, củng cố kiến thức SH gọi là ngoại khóa SH.
Đặc điểm của HĐNK
HĐNK là hình thức tổ chức dạy học ở trƣờng phổ thông đƣợc tổ chức
ngoài giờ lên lớp bắt buộc và tự chọn nhằm thực hiện những nhiệm vụ học
tập.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, lƣợng tri thức của nhân
loại tích lũy ngày càng nhiều mà thời lƣợng của mỗi tiết học lại quá ngắn
không đủ để HS lĩnh ngộ kiến thức, thêm vào đó HS không có điều kiện và
thời gian rèn luyện kỹ năng sống nên không tránh khói lúng túng trƣớc
những tình huống mà thực tế đặt ra, HĐNK xuất hiện nhƣ một giải pháp
nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức, trau dồi kỹ năng sống, tăng cƣờng hứng
thú và năng lực cá nhân của HS.
Đặc điểm của HĐNK:
- Ngƣời tổ chức: HĐNK do GV chủ nhiệm, GV bộ môn, Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh….phối hợp với HS một lớp
hay một số lớp thực hiện.
- Thành phần tham gia: ngoài ban tổ chức, thành phần chủ yếu của
HĐNK có thể là một nhóm HS, một tập thể lớp, một khối hay
toàn thể học sinh trong trƣờng.
- Thời gian tổ chức: hoạt động thƣờng kỳ hay đột xuất kéo dài
trong 2 tiết học trở lên.

6
- Nội dung: đa dạng, phong phú liên quan đến các mặt văn hóa, văn
nghệ, thể dục thể thao nhằm khắc sâu kiến thức chuyên ngành mà
HS đã đƣợc học trong giờ học chính khóa hoặc mang tính chất

giải trí cho HS sau giờ học.
- Hình thức: đa dạng, tùy thuộc vào mục đích, nội dung và thành
phần tham gia buổi ngoại khóa. Có một số hình thức cụ thể nhƣ:
nói chuyện chuyên đề, câu lạc bộ, buổi dạ hội, cuộc thi…
- Phƣơng pháp: linh hoạt, tùy thuộc vào hình thức và đối tƣợng
tham gia, chủ yếu có một số phƣơng pháp chính: làm việc cá
nhân, làm việc theo nhóm, phƣơng pháp trực quan, phƣơng pháp
thuyết trình…
- Phƣơng tiện: tùy thuộc vào nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ
chức mà có các phƣơng tiện khác nhau: phƣơng tiện trực quan
nhƣ tranh, ảnh, phim ngắn, các phƣơng tiện kỹ thuật nhƣ máy
chiếu, máy tính, ống nghiệm, hóa chất….
1.2.2. Vai trò của HĐNK
HĐNK có vai trò quan trọng, cụ thể là:
- Hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu đào tạo con ngƣời phát triển toàn
diện, đáp ứng nhu cầu của xã hội trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
tổ quốc.
- Tăng hứng thú với môn học, nâng cao, mở rộng kiến thức, kỹ
năng thực hành cho HS.
- Tăng tính sáng tạo của HS trong giải quyết các vấn đề thực tiễn
và khoa học.
- Tạo sân chơi lành mạnh có ích thu hút đông đảo HS tham gia.


7

1.2.3. Yêu cầu khi thiết kế HĐNK.
Khi thiết kế các HĐNK cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đảm bảo thống nhất nội dung của giờ học ngoại khóa với giờ
học chính khóa;

- Kế hoạch cụ thể, chuẩn bị chu đáo;
- Phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi HS, phù hợp với tình
hình thực tế của nhà trƣờng, của địa phƣơng;
- Nội dung ngoại khóa phải phong phú, gần gũi, phù hợp với nhu
cầu nhận thức của HS;
- Thu hút đƣợc sự tham gia của nhiều HS; sự quan tâm, phối hợp
của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trƣờng.
1.2.4. Quy trình thiết kế HĐNK
Có nhiều hình thức khác nhau để tổ chức HĐNK, mỗi hình thức có
những đặc điểm riêng nhƣng đều tuân theo một quy trình xác định, cụ thể là:
1.2.4.1. Giai đoạn 1: thiết kế trên giấy
Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng có tính chất quyết định đến thành
công của buổi ngoại khóa. Giống nhƣ bộ xƣơng của cơ thể, giáo án trên
giấy phải chỉ rõ các vấn đề có liên quan cũng nhƣ định hƣớng tổ chức cho
HĐNK.
Nhìn chung, giai đoạn 1 gồm 4 bƣớc:
 
5

 Bước 1: Xác định mục tiêu của buổi ngoại khóa: mục tiêu là
những gì HS cần đạt đƣợc sau buổi học, có thể là củng cố mở rộng
kiến thức, phát triển kỹ năng mềm…
 Bước 2: Lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức, phƣơng tiện,
phƣơng pháp tổ chức.
Nội dung: căn cứ vào mục tiêu buổi ngoại khóa mà lựa chọn nội dung
cho phù hợp. Nội dung phù hợp với lứa tuổi, tâm sinh lý HS và có mối liên
hệ chặt chẽ với chƣơng trình học chính khóa.

8
Hình thức: có thể có nhiều hình thức tổ chức khác nhau cho một

HĐNK, cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung của buổi ngoại khóa mà lựa
chọn một hình thức tối ƣu.
Phƣơng tiện: căn cứ nội dung, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trƣờng
để lựa chọn phƣơng tiện sử dụng trong buổi ngoại khóa.
Phƣơng pháp: tùy vào mục tiêu, nội dung và hình thức của buổi ngoại
khóa mà lựa chọn các phƣơng pháp khác nhau. Chẳng hạn mục tiêu là phát
triển kỹ năng quan sát thì sử dụng phƣơng pháp trực quan, mục tiêu là phát
triển kỹ năng làm việc theo nhóm thì chọn phƣơng pháp làm việc theo
nhóm….
 Bước 3: Thiết kế HĐNK dƣới hình thức một giáo án. Giáo án này
tƣơng tự nhƣ giáo án của một buổi học chính khóa trên lớp, số
lƣợng hoạt động nhiều hay ít tùy thuộc thời gian của buổi ngoại
khóa.
1.2.4.2. Giai đoạn 2: Thiết kế HĐNK trên các phƣơng tiện hỗ trợ
Giai đoạn này không mang tính bắt buộc mà tùy thuộc vào hình thức
và phƣơng pháp tổ chức. Sử dụng công nghệ thông tin nhƣ powerpoit, bảng
tƣơng tác không chỉ làm tăng hứng thú học tập cho HS mà còn giúp HS dễ
dàng hơn trong tiếp cận kiến thức mà GV đƣa ra. Sản phầm tạo ra có thể là
các bảng biểu, ô chữ, hình ảnh, phim ngắn đƣợc lựa chọn và và sắp xếp
khoa học.
1.2.5. Một số hình thức tổ chức ngoại khóa môn SH
1.2.5.1. Tham quan
Đây là hình thức cho HS thâm nhập thực tế bằng cách tổ chức cho HS
tham quan viện nghiên cứu, cơ sở sản xuất có nội dung liên quan đến SH
nhằm giúp HS có điều kiện liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn, tăng hứng
thú, phát triển kỹ năng quan sát và rút ra bài học bổ ích cho bản thân.
Tham quan có thể tiến hành trƣớc, sau, hoặc trong khi HS đang học về
một kiến thức nào đó. Tùy vào thời điểm tiến hành mà tham quan mang lại

9

tác dụng khác nhau, có thể giúp tích lũy hiểu biết trƣớc khi lĩnh hội kiến
thức mới, cũng có thể cung cấp nguồn tài liệu cho HS trong quá trình học
hay củng cố kiến thức cho HS sau giờ học.
Để tổ chức một buổi tham quan có hiệu quả, GV phải là ngƣời chủ
động trong cả quá trình, từ khâu chuẩn bị, cho HS tham quan đến khi kết
thúc. Cụ thể:
Chuẩn bị: Căn cứ vào mục tiêu của buổi tham quan, GV lên kế hoạch
tham quan, xác định chi tiết tất cả những vấn đề có liên quan đến buổi tham
quan, cụ thể:
+ Thời gian, địa điểm tham quan (lƣu ý: phải đi khảo sát trƣớc khi lên
kế hoạch cụ thể và trao đổi kế hoạch với HS).
+ Xác định mục đích, nội dung, yêu cầu đạt đƣợc, đối tƣợng tham gia.
+ Cách thức quản lý HS, biện pháp tổng kết.
+ Một số vấn đề khác: phƣơng tiện đi lại, chi phí, khả năng phối hợp
GV bộ môn khác….
HS cần nắm rõ mục tiêu, kế hoạch thực hiện, tự tìm hiểu về đối tƣợng
tham quan, tự chuẩn bị một số phƣơng tiện vật dụng cần thiết cho quá trình
tham quan.
Tiến hành tham quan: HS tiến hành tham quan dƣới dự hƣớng dẫn của
GV, tập trung vào những vấn đề chính. HS duy trì kỷ luật, trật tự, không vi
phạm kỷ luật nơi đến, chú ý ghi chép thu lƣợm kết quả cần đạt đƣợc. GV
bố trí thời gian tham quan và nghỉ ngơi hợp lý.
Kết thúc: GV yêu cầu các nhóm HS báo cáo tổng kết dƣới hình thức
bài báo cáo, dạng nói hoặc viết. GV tiến hành nhận xét, góp ý, rút kinh
nghiệm.
1.2.5.2. Hội vui SH
Hội vui SH là HĐNK SH phổ biến, dễ thực hiện mà sôi nổi, hấp dẫn,
thu hút đông đảo HS tham gia. Nội dung của nó khá đa dạng nhƣ đố vui,
giải ô chữ, trò chơi, kịch vui… Hội vui SH vừa là cơ hội để ôn tập, củng


10
cố, kiểm tra kiến thức, vừa là cơ hội để HS giao lƣu, học hỏi các kỹ năng
cần thiết trong môn SH và trong cuộc sống.
Tùy theo mục đích, điều kiện mà hội vui SH có thể tổ chức theo
hƣớng chuyên sâu về một đề tài hoặc kết hợp với một bộ môn khác, tổ chức
riêng cho lớp, cho khối hoặc chung cho toàn trƣờng thƣờng niên hoặc đột
xuất vào dịp nào đó.
Trong công tác chuẩn bị, cần lên kế hoạch cụ thể về chủ đề, đối
tƣợng tham gia và tất cả những vấn đề có liên quan nhƣ cơ sở vật chất,
trang thiết bị, đặc biệt là phải dự trù đƣợc kinh phí.
Tổ chức hội vui: tiến hành theo trình tự sau:
Khai mạc, giới thiệu mục tiêu, nội dung của buổi ngoại khóa. Tùy
điều kiện cho phép có thể mở đầu bằng những câu chuyện về chủ đề hoặc
những tiết mục văn nghệ của HS có nội dung liên quan đến chủ đề ngoại
khóa.
Trình bày các đề tài có liên quan đến chủ đề dƣới dạng những câu
chuyện, những bài báo cáo do GV hoặc nhóm HS chuẩn bị. Cần tổ chức
cho HS thảo luận, trao đổi, GV là ngƣời chốt lại kiến thức sau cùng.
Tổ chức trò chơi cho HS: có thể tổ chức trò chơi lý thuyết và thực
hành, trƣớc khi chơi cần hƣớng dẫn HS cụ thể về nhiệm vụ của từng ngƣời.
HS cần vận dụng kiến thức, những kỹ năng cần thiết để trả lời câu hỏi hay
khéo léo thực hiện các thao tác của trò chơi. Bố trí các trò chơi hợp lý xen
lẫn những tiết mục văn nghệ.
Tổng kết: GV kết luận các vấn đề của buổi ngoại khóa, khen thƣởng
các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc, đồng thời thông báo chủ đề
ngoại khóa tiếp theo cho HS.
1.2.5.3. Hội thi SH
Hội thi SH là HĐNK bổ ích có thể tổ chức nhiều lần trong năm học
nhằm kiểm tra kết quả quá trình học tập rèn luyện của HS. Đây là HĐNK
bổ ích thu hút đƣợc sự tham gia đông đảo của HS.


11
Trƣớc khi tổ chức cuộc thi cần xin ý kiến chỉ đạo của ban giám hiệu
nhà trƣờng, các tổ chức trong trƣờng, họp tổ chuyên môn để bàn về việc tổ
chức cuộc thi.
Cần lên kế hoạch cụ thể, chi tiết về tất cả vấn đề có liên quan đến cuộc
thi, cụ thể:
Chủ đề cuộc thi, thời gian, địa điểm tổ chức.
Nội dung, đối tƣợng tham gia.
Thành phần ban chỉ đạo, ban tổ chức, ban giám khảo.
Quy chế về thang điểm thi, chỉ tiêu khen thƣởng.
Dự trù kinh phí.
Sau khi lên đƣợc kế hoạch, cần thông qua kế hoạch, phân công cụ thể
ngƣời phụ trách, đồng thời thông báo chủ đề, nội dung, thời gian thi… cho
đối tƣợng tham gia.
Tổ chức cuộc thi theo kế hoạch. Sau phần khai mạc, tổ chức các phần
thi theo sự điều khiển của ngƣời dẫn chƣơng trình. Sau mỗi phần thi ban
giám khảo cần cho điểm công khai. Giữa các nội dung thi có thể xen kẽ các
tiết mục văn nghệ.
Cuối chƣơng trình, cần công bố kết quả, trao giải thƣởng hoặc quà
lƣu niệm để động viên các cá nhân, tập thể tham gia thi.
Sau mỗi cuộc thi, cần tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm, đề ra
phƣơng hƣớng tổ chức mới cho các cuộc thi khác và công khai tài chính.
1.2.5.4. Thi HS giỏi SH
Thi HS giỏi SH là HĐNK đƣợc tổ chức thƣờng niên nhằm tìm ra và
bồi dƣỡng những HS giỏi môn SH chuẩn bị cho các kỳ thi HS giỏi các cấp,
Olympic SH cũng nhƣ khuyến khích động viên phong trào dạy và học tốt
môn SH.
Hoạt động này chỉ giới hạn số lƣợng HS tham gia. Những HS có thành
tích suất sắc nhất đƣợc tổ chức ôn luyện sâu hơn kiến thức chuyên ngành.


12
Đi liền với tổ chức thi HS giỏi các cấp là quá trình huấn luyện đội
tuyển. Hoạt động này không chỉ nâng cao vốn kiến thức SH của HS mà còn
góp phần nâng cao trình độ chuyên môn của GV bộ môn.
1.2.5.5. Câu lạc bộ SH
Câu lạc bộ SH là HĐNK đƣợc tổ chức thƣờng xuyên không giới hạn
số lƣợng thành viên tham gia trên cơ sở sự tƣơng đồng về sự hứng thú, lòng
yêu thích môn SH. Đây là cơ hội cho HS giao lƣu học hỏi, trao đổi kiến
thức, kỹ năng sống.
Không phải trƣờng nào cũng có câu lạc bộ SH. Tùy theo điều kiện
từng trƣờng, nhu cầu của đông đảo HS cũng nhƣ sự nhất trí của ban giám
hiệu mà GV bộ môn SH có thể thành lập câu lạc bộ SH.
Câu lạc bộ có ban chủ nhiệm là những HS giỏi môn SH, ban cố vấn
gồm các thầy cô giáo trong tổ bộ môn SH. Mỗi thành viên trong câu lạc bộ
đƣợc giao phụ trách những công việc cụ thể.
Tổ chức sinh hoạt của câu lạc bộ thực hiện theo kế hoạch từng tháng.
Nội dung các buổi sinh hoạt là trao đổi kinh nghiệm học tập, tìm hiểu các
chuyên đề kiến thức khác nhau, ứng dụng của SH trong các lĩnh vực
khác… Hoạt động của câu lạc bộ đảm bảo tính khoa học, tính kỷ luật và
tính sáng tạo.
Để tăng cƣờng khả năng hoạt động của các thành biên cũng nhƣ ảnh
hƣởng của câu lạc bộ đến HS trong trƣờng có thể biên soạn phát hành nội
san theo từng tháng. Nội dung nội san linh hoạt, xoay quanh các chủ đề
giới thiệu nhà SH nổi tiếng, kinh nghiệm giải các dạng toán SH, đề tài
nghiên cứu mới, giải trí…
Sau mỗi tháng cần tiến hành tổng kết hoạt động của câu lạc bộ để có
những điều chỉnh trong tổ chức và hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động trong thời gian tới.




13
1.3. Cơ sở thực tiễn
Để tìm hiểu thực trạng tình hình tổ chức HĐNK ở trƣờng phổ thông,
chúng tôi đã thiết kế phiếu điều tra thực trạng (Phụ lục 1), sau đó gửi tới
GV môn SH tại một số trƣờng phổ thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Nội dung phiếu điều tra nhƣ sau:



14
Câu 1: Theo thầy cô, tầm quan trọng của HĐNK đối với HS là:
A. Rất cần thiết, bắt buộc phải có trong chƣơng trình học.
B. Tƣơng đối cần thiết, nên có trong chƣơng trình học.
C. Không cần thiết, có thể có trong chƣơng trình học hoặc không tùy theo nhu
cầu học của HS.
D. Hoàn toàn không cần thiết, không nên có trong chƣơng trình.
Câu 2: Vai trò của HĐNK đối với HS là:
A. Củng cố kiến thức cho HS trong chƣơng trình học chính khóa.
B. Tạo một sân chơi lành mạnh cho HS, rèn luyện nhân cách, phát triển óc
sáng tạo, kỹ năng mềm.
C. Tăng sự hứng thú của HS đối với các môn học.
D. Không có vai trò gì đối với HS.
Câu 3: Tổ chức HĐNK theo hƣớng:
A. Tổ chức chung cho các môn học, không giới hạn số lƣợng HS tham gia
B. Tổ chức chung cho các môn học, HS có sự đồng đều về trình độ, khả năng
nhận thức.
C. Tổ chức riêng cho từng môn học, nội dung bám sát chƣơng trình học chính
khóa, đối tƣợng là HS trong một lớp hoặc một khối.

D. Tổ chức chung các hoạt động vui chơi, không liên quan tới nội dung
chƣơng trình học, không giới hạn số lƣợng HS tham gia.
Câu 4: Mức độ thƣờng xuyên của các HĐNK môn SH thầy (cô) đã tổ chức:
A. Thƣờng xuyên.
B. Thỉnh thoảng.
C. Rất ít.
D. Không bao giờ.
Câu 5: Các hình thức ngoại khóa môn SH là:
………………………………………………………………………
……………………………………… ……………………………
Trong các hình thức trên, hình thức chủ yếu tổ chức
ngoại khóa môn SH là…………………………………

15

Câu 6: Nội dung của giờ học ngoại khóa môn SH là:
A. Giảng dạy lại, giải đáp thắc mắc cho HS trong chƣơng trình học chính khóa.
B. Hƣớng dẫn giải các đề thi HS giỏi, đề thi đại học.
C. Tổ chức hoạt động vui chơi cho HS theo các chủ đề, nội dung gắn liền với
chƣơng trình học chính khóa trên lớp theo từng chƣơng.
D. Tổ chức hoạt động vui chơi cho HS theo các chủ đề, nội dung liên quan đến
kiến thức thực tế và kiến thức ứng dụng môn SH.
Câu 7: Xây dựng và tổ chức HĐNK môn SH cho HS là:
A. GV lên kế hoạch, xây dựng chƣơng trình, chuẩn bị phƣơng tiện, đánh giá.
B. GV lên kế hoạch, xây dựng chƣơng trình, đánh giá tổ chức hoạt động, HS
chuẩn bị phƣơng tiện.
C. GV và HS cùng lên kế hoạch, xây dựng chƣơng trình, đánh giá tổ chức hoạt
động, HS chuẩn bị phƣơng tiện.
D. HS lên kế hoạch, xây dựng chƣơng trình, chuẩn bị phƣơng tiên, đánh giá tổ
chức hoạt động.

Câu 8: Thời gian hợp lý của một chƣơng trình ngoại khóa môn SH là:
A. Một tiết học.
B. Hai tiết học.
C. Một ngày.
D. Tùy thuộc nội dung, nhƣng không quá một buổi.
Câu 9: Kinh phí tổ chức HĐNK môn SH cho HS chủ yếu từ:
A. GV bộ môn.
B. Một phần từ GV bộ môn, một phần từ quỹ lớp.
C. Quỹ lớp.
D. Nhà trƣờng hỗ trợ.
Câu 10: Khó khăn chủ yếu trong tổ chức HĐNK trong nhà trƣờng là:
A. Thiếu kinh phí.
B. Cơ sở vật chất hạn chế.
C. Năng lực của GV.
D. HS không hứng thú hoạt động.
E. Không bố trí đƣợc thời gian.



16
Kết quả điều tra đƣợc trình bày ở bảng sau:
Tổng số: 15 ngƣời
Nội dung
Câu trả lời nhiều nhất
Số lƣợng
1. Tầm quan trọng
B. Tƣơng đối cần
thiết…
10/15
2. Vai trò quan trọng

nhất
A. Củng cố kiến thức
cho HS
13/15
3. Hƣớng tổ chức
D. Tổ chức chung các
hoạt động vui chơi
7/15
4. Mức độ thƣờng
xuyên
C. Rất ít
6/15
5. Hình thức chủ yếu
Nói chuyện chuyên đề
6/15
6. Nội dung
C. Tổ chức các hoạt
động vui chơi…
9/15
7. Ngƣời xây dựng kế
hoạch và tổ chức
A. GV lên kế hoạch…
11/15
8. Thời lƣợng chƣơng
trình
D. Không quá 1 buổi
7/15
9. Nguồn kinh phí
chính
C. Quỹ lớp

10/15
10. Khó khăn chủ yếu
E. Không bố trí đƣợc
thời gian
13/15

Từ kết quả thống kê, tôi rút ra một số nhận xét nhƣ sau
- Nhìn chung các thầy cô giáo đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng
của HĐNK đối với HS.
- Số lƣợng các buổi ngoại khóa đƣợc tổ chức rất ít mà nguyên nhân
chủ yếu là do không bố trí đƣợc thời gian.

17
- Nội dung chủ yếu của các buổi ngoại khóa là tổ chức các hoạt
động vui chơi theo các chủ đề cho HS có lồng ghép kiến thức
nhằm củng cố kiến thức cho HS trong giờ học chính khóa.
- Trong các buổi ngoại khóa, vai trò của HS chƣa nổi bật, chƣa thật
sự chủ động, nhiệt tình.














18
Chƣơng 2. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
PHẦN SINH HỌC VI SINH VẬT - SINH HỌC 10 (CTC)

2.1. Phân tích nội dung phần SH VSV - SH 10 (CTC)
2.1.1. Khái quát nội dung chương trình SH 10
SH là môn khoa học thực nghiệm vừa nghiên cứu đặc điểm chung
của thế giới sống, vừa đi sâu tìm hiểu những đặc điểm riêng của từng giới
sinh vật nhƣ hình thái, sinh lý, sinh hóa, phân loại,… để phục vụ cho cuộc
sống của con ngƣời. Chƣơng trình SH trung học phổ thông gồm ba mạch
nội dung ứng với ba chƣơng trình SH 10, SH 11, SH 12.
- SH 10 là bậc thang đầu tiên trong mạch nội dung kiến thức SH
trung học phổ thông, cung cấp kiến thức cơ sở tạo điều kiện cho HS tiếp
cận và nghiên cứu kiến thức trong chƣơng trình SH 11, 12.
- SH 10 gồm ba phần với 33 bài
 
1
,
 
3

+ Phần một: phần giới thiệu chung về thế giới sống (gồm 2 bài)
đóng vai trò khái quát chung, cho HS cái nhìn toàn cảnh về các cấp độ tổ
chức sống, các giới sinh vật và những đặc trƣng của nó.
+ Phần hai: SH tế bào: phân tích thành phần, cấu trúc và những đặc
trung cơ bản của các cấp độ tổ chức sống thể hiện ở cấp độ tế bào, đặc biệt
là chuyển hóa vật chất và năng lƣợng, sinh sản với 4 chƣơng, 19 bài.
+ Phần ba: SH VSV: gồm 3 chƣơng, 12 bài phân tích những đặc
trƣng cơ bản của VSV và ứng dụng của nó trong thực tiễn.

2.1.2. Phân tích nội dung phần SH VSV - SH 10 (CTC)
Phần SH VSV là phần cuối cùng trong chƣơng trình SH 10, nghiên
cứu về dạng sống ở cấp độ tế bào và ứng dụng của nó. Phần này gồm ba
chƣơng:


19
 Chƣơng 1: Chuyển hóa vật chất và năng lƣợng ở VSV
Gồm 3 bài với nội dung chính nhƣ sau:
- Bài 22: Dinh dƣỡng, chuyển hóa vật chất và năng lƣợng ở VSV:
Khái niệm VSV, các kiểu chuyển hóa vật chất và năng lƣợng ở VSV căn cứ
vào nguồn năng lƣợng và nguồn cacbon, hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí, lên
men.
- Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở VSV: Đặc điểm
chung của các quá trình tổng hợp, phân giải các chất ở VSV và ứng dụng
của nó trong thực tế cuộc sống.
- Bài 24: Thực hành: Lên men etylic và lactic: khái niệm, quy trình lên
men etylic và lên men lactic.
 Chƣơng 2: Sinh trƣởng và sinh sản của VSV
Gồm 4 bài:
- Bài 25: Sinh trƣởng của VSV: khái niệm sinh trƣởng của quần thể
VSV, đặc điểm sự sinh trƣởng của quần thể VSV trong điều kiện nuôi cấy
liên tục và không liên tục.
-Bài 26: Sinh sản của VSV: khái niệm, đặc điểm các hình thức sinh
sản của VSV.
- Bài 27: Các yếu tố ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và sinh sản của VSV:
ảnh hƣởng của các yếu tố vật lý, hóa học đến sự sinh trƣởng, sinh sản của
VSV và ứng dụng của nó trong thực tế cuộc sông.
- Bài 28: Thực hành: Quan sát một số VSV: nhận biết đƣợc một số
VSV.

 Chƣơng 3: Virut và bệnh truyền nhiễm
Gồm 5 bài:
- Bài 29: Cấu trúc các loại Virut: khái niệm, cấu tạo virut.
- Bài 30: Sự nhân lên của Virut trong tế bào chủ: chu kì nhân lên của
Virut trong tế bào chủ, khái niệm về HIV, AIDS và biện pháp phòng ngừa.

×