GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 11
Một thời đại trong thi ca
(Hoài Thanh)
A. Phần chuẩn bị:
I. Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh
- Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về thơ cũ, thơ mới.
- Đánh giá được đoạn trích theo yêu cầu của thể văn tiểu luận và phê bình.
- Hiểu được những đặc sắc trong phong cách phê bình và tiểu luận của Hoài Thanh.
- Rèn kỹ năng phân tích văn nghị luận.
II. Chuẩn bị:
1. Thầy:
- Nghiên cứu tài liệu:
. SGK Văn 11 - Ban Khoa học xã hội.
. Thi nhân Việt Nam (NXB )
. Hoài Thanh - Vũ Ngọc Phan - Hải Triều ( )
- Soạn giáo án.
2. Trò:
- Tìm văn bản tác phẩm.
- Soạn theo hướng dẫn của giáo viên.
B. Phần trên lớp:
Tiết 100
I. Kiểm tra bài cũ: (10')
1. Câu hỏi: Phân tích cảnh gặp gỡ giữa hai cha con Trần Văn Sửu (trong đoạn trích Cha
con nghĩa nặng - Hồ Biểu Chánh)?
2. Yêu cầu:
HS phân tích, đảm bảo được những ý cơ bản sau:
- Cảnh huống gặp gỡ giữa hai cha con TVS là một cảnh huống đầy kịch tính, được nhà
văn sắp xếp theo hướng đẩy cao dần tình huống kịch:
. Sự xuất hiện của thằng Tí ngay sau khi Sửu bỏ đi.
. Thằng Tí đuổi theo cha, cảnh rượt đuổi giữa hai cha con cười ra nước mắt.
. Thằng Tí đuổi kịp cha nó đúng lúc người cha định tự vẫn.
- Tình huống kịch được giải tỏa bằng việc thằng Tí kịp thời ngăn cha, hai cha con gặp lại
nhau.
- Cảnh tượng hai cha con gặp nhau được nhà văn miêu tả chi tiết từ hành động đến lời
thoại và đầy cảm động.
- Cảnh gặp gỡ ấy là biểu hiện sâu sắc của tình nghĩa cha con sâu nặng.
II. Bài mới:
Giới thiệu bài: Hoài Thanh là nhà phê bình văn học xuất sắc đầu thế kỷ XX. Suốt cuộc
đời lao động say mê và nghiêm túc, ông đã cống hiến cho nền văn học VN nhiều tác phẩm phê
bình, nhiều công trình nghiên cứu văn học có giá trị. Một thời đại trong thi ca của ông là tác
phẩm tiêu biểu.
I/ Tác giả - tác phẩm:
1/ Tác giả:
GV: Nêu hiểu biết của em về tiểu sử của Hoài Thanh?
HS: Nêu khái quát.
* Tiểu sử:
GV: - Hoài Thanh, tên thật là Nguyễn Đức Nguyên, sinh năm 1909 tại Nghệ An. Thuở
nhỏ học chữ Hán, sau học trường Pháp - Việt, đỗ tú tài phần thứ nhất ở Hà Nội. Khoảng những
năm 1926 - 1928, tham gia phong trào yêu nước, trở thành đảng viên Đảng Tân Việt, từng bị
chính quyền thực dân bắt giam và kết án.
- Sau những năm 1930, 1931 vào Huế làm việc cho nhà in Đắc Lập và viết cho một số tờ
báo. Trong thời gian này, Hoài Thanh chủ động tranh luận với Hải Triều về quan điểm nghệ
thuật.
GV: Giới thiệu về văn nghiệp của Hoài Thanh?
HS:
* Văn nghiệp:
- Hoài Thanh bước vào nghiệp văn từ rất sớm. Từ viết báo, sau viết văn (Chủ yếu là các
bài tranh luận về quan điểm nghệ thuật cùng với một số văn nghệ sĩ khác), Hoài Thanh dần đi
sâu vào con đường nghiên cứu, phê bình văn học. Ông đặc biệt chú ý đến những tác phẩm văn
học có giá trị và những hiện tượng, những hệ quan điểm, những xu hướng văn học nổi bật của
văn học đương thời.
- GS Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét: "HT dường như sinh ra để đọc thơ, bình thơ". Ông
say mê theo dõi phong trào Thơ mới khởi lên từ năm 1932, đến năm 1941 thì cùng Hoài Chân
(người em trai) xuất bản tập Thi nhân Việt Nam nổi tiếng.
- Tác phẩm chính trước cách mạng:
. Cuốn Văn chương và hành động (1936).
. Cuốn Thi nhân Việt Nam (Năm 1941 - 1944): Với tập sách này, HT xứng đáng được
xem là người đại diện ý thức cho phong trào Thơ mới. Đây là cuốn tiểu thuyết tuyển chọn Thơ
mới "bằng cặp mắt xanh sáng suốt và tinh tế, kèm theo một bài tổng kết rất công phu và có giá
trị khoa học về phong trào văn học này cùng với nhiều lời bình ngắn gọn mà đầy tài hoa về các
hồn thơ" (Nguyễn Đăng Mạnh - Những bài giảng về tác gia văn học VN hiện đại, NXB ĐHSP,
2005. Tr. 534).
- Sau cách mạng, Hoài Thanh tham gia lãnh đạo công tác văn hóa văn nghệ (Chủ tịch Hội
văn hóa cứu quốc thành phố Huế; UV thường vụ Hội Văn nghệ VN; Viện phó Viện Văn học;
Tổng thư ký BCH Hội liên hiệp VHNT; Tổng biên tập tuần báo Văn Nghệ ), song ông trước
sau vẫn thủy chung trọn vẹn với sự nghiệp phê bình văn học. Tự nguyện gắn bó với sự nghiệp
cách mạng của Đảng, của nhân dân, ông dứt khoát từ bỏ quan điểm nghệ thuật trước kia, dùng
ngòi bút phục vụ kháng chiến và xây dựng đất nước. Ông đã cho ra đời nhiều bài viết, nhiều
công trình nghiên cứu văn học có giá trị. Ngòi bút của HT không phải không có những chỗ giáo
điều, máy móc, nhưng dù sao cũng có thể xem là tiêu biểu cho ý thức văn học một thời.
- Tác phẩm chính sau cách mạng:
. Có một nền văn hóa VN (1946)
. Quyền sống của con người trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (1949)
. Nói chuyện thơ kháng chiến (1951)
. Tuyển tập Hoài Thanh (Tập I - 1982; Tập II - 1983).
GV: Những hiểu biết của em về phong cách phê bình của Hoài Thanh?
HS: Trình bày ý kiến cá nhân.
GV:
* Phong cách phê bình của Hoài Thanh:
Nhắc tới Hoài Thanh, người ta nghĩ ngay đến một nhà phê bình văn học tài năng và có uy
tín, có vị trí vững chắc trong nền văn học hiện đại. Thiếu Mai nhận xét: "Hoài Thanh là nhà phê
bình tinh tế, tài hoa, nhiều kinh nghiệm có thể kể vào bậc nhất từ cách mạng tháng Tám cho đến
nay Người đọc yêu mến và tin cậy ở sự hiểu biết và thẩm định của ông, xem đó là những nhận
xét chân xác".
- Sở trường của Hoài Thanh là phê bình thơ. Ông có khả năng thẩm thơ chính xác, tinh tế,
chắc chắn và hầu như chỉ bình chứ không phê. Hoài Thanh thường bình một cách ngắn gọn mà
nói trúng được cái thần độc đáo, cái đặc sắc căn bản của mỗi hồn thơ, mỗi câu thơ. // Hoài Thanh
có tài phân biệt được những câu thơ, bài thơ hay nằm lẫn giữa hàng trăm vần điệu tầm thường.
Theo ông, muốn chọn được thơ hay "phải xem kỹ. Hầu hết những bài thơ hay, có đọc đi đọc lại
nhiều lần mới thấy hay". Hoài Thanh chỉ bình cái hay của thơ chứ không đi sâu phân tích, nhận
xét cái dở trong thơ. Ông gọi những bài viết của mình là bình thơ chứ không phải phê bình và
cho bình thơ là cái tạng của ông. HT nói: "Nếu trong quyển sách này ít khi tôi nói đến cái dở,
bạn hãy tin rằng không phải vì tôi không thấy cái dở. Nhưng tôi nghĩ rằng đã dở thì không tiêu
biểu gì hết. Đặc săc mỗi nhà thơ chỉ ở trong những bài hay Nói chắc bạn không tin, nhưng
thực tình tôi chẳng muốn chê ai mà cũng chẳng muốn khen ai. Tôi chỉ muốn hiểu cho đúng -
không phải cho đủ - hình sắc các hồn thơ" (Theo Thi nhân VN, NXB Văn học, 1988).
- Văn phê bình của Hoài Thanh cũng có phong cách riêng, thiên về tình cảm và ấn tượng,
ít phô tính lý luận nên hành văn nhẹ nhàng, giọng điệu nhỏ nhẹ, dịu dàng, nhận xét tinh tế, tài
hoa và thường thấp thoáng một nụ cười hóm hỉnh rất có duyên. (Ví dụ: Bình về thơ Thế Lữ:
"Thơ Thế Lữ là nơi hẹn hò của hai nguồn thi cảm. Thế Lữ đã băn khoăn giữa hai nẻo đường:
nẻo về quá khứ mơ mộng, nẻo tới tương lai và thực tế. Đáng lẽ TL nên rẽ nẻo thứ hai này. Sau
một hồi mộng mị vẩn vơ, thơ TL như một luồng gió lạ xui người ta biết say sưa với cái sán lạn
của cuộc đời thực tế,biết cười cùng hoa nở chim kêu, biết yêu và biết yêu tình yêu. TL đã làm
giáo sư khoa tình ái cho cả một thời đại").
2/ Tác phẩm:
a/ Xuất xứ
GV: Cho biết xuất xứ của tác phẩm?
HS: - Bài viết Một thời đại trong thi ca nằm trong tập Thi nhân Việt Nam (1941 -
1944).
- Đó là bài tiểu luận đề tựa cho cuốn Thi nhân VN. Nó được đánh giá là "bài tiểu luận
phê bình văn học mẫu mực của Hoài Thanh" (Nguyễn Đăng Mạnh).
GV: Không đầy 40 trang in nhưng đã nói được rất nhiều về tư tưởng, tài năng và phong
cách của một cây bút phê bình văn học xuất sắc của nền VHVN hiện đại.
b/ Giá trị nội dung:
GV: Theo em, bài phê bình này đã thể hiện được những nội dung cơ bản nào?
HS: - Bài viết này tổng kết 10 năm phong trào Thơ mới lãng mạn VN, bắt đầu từ lúc ra
đời vào năm 1932 cho đến năm 1941.
- Dù tổng kết vắn tắt, chưa phải hoàn toàn đầy đủ, trọn vẹn, triệt để nhưng bài viết đã tạo
được cái nhìn tổng quát cho độc giả về diễn biến của một phong trào thơ ca đặc biệt, độc đáo
trong nền văn học VN đầu thế kỷ XX. Đánh giá thành tựu của nó trong cuộc cách tân hiện đại
hóa thơ VN. Quan trọng, nó đã giúp cho người đọc nhìn nhận đúng đắn về một phong trào thơ
của những nhà thơ mong muốn làm một cuộc cách tân thơ theo hướng hiện đại hóa, thoát khỏi
những ràng buộc của lối thơ cũ. (Với năng lực cảm thụ tinh tế, với khả năng phân tích, đánh giá
sắc bén, HT đã thành công. Bí quyết của sự thành công ấy là quan điểm "Lấy hồn tôi để hiểu hồn
người" (Hoài Thanh). Bằng cách ấy, ông đã ghi lại được những điệu hồn của các thi nhân trong
phong trào Thơ mới. Đồng thời các dòng thơ, số phận và sự phát triển của chúng cũng như nhận
xét thỏa đáng về sự cống hiến, đóng góp của từng dòng cho văn học).
c/ Giá trị nghệ thuật:
* Bố cục:
GV: Bài viết được chia thành mấy phần?
HS: Bài viết được chia thành ba phần:
. Phần 1: Trình bày nguồn gốc xã hội, văn hóa, cơ sở tư tưởng, tâm lý của phong trào
Thơ mới. Quá trình hình thành, phát triển và thắng lợi của Thơ mới trong cuộc đấu tranh với thơ
cũ đã suy vi (Đoạn 1 -> đoạn 4).
. Phần 2: Phân loại và nhận xét khái quát về các dòng khác nhau trong phong trào Thơ
mới (dòng Đường, dòng Việt, dòng Pháp) và nhược điểm của từng dòng (Đoạn 5 -> đoạn 6).
. Phần 3: Định nghĩa thơ mới, thơ cũ từ hình thức đến nội dung và nêu dự cảm sự bế tắc
tất yếu của thơ mới (Đoạn 7).
* Văn phong:
GV: Em có nhận xét gì về văn phong của Hoài Thanh trong Một thời đại trong thi ca?
HS: Văn phong sắc sảo, súc tích và tài hoa.
GV: Theo Văn Giá và Nguyễn Quốc Luân, đó là "văn phong phê bình cảm xúc". Lấy cảm
xúc làm chủ đạo. Nhưng là cảm xúc đã thấm nhuần nhiều yếu tố: trí tuệ, tâm hồn, kinh nghiệm
sống, niềm say mê nghệ thuật, khả năng phân tích, đánh giá sâu sắc. // (Nhiều đoạn trong bài tiểu
luận hấp dẫn người đọc bởi lối viết sắc sảo, súc tích và tài hoa ấy. Chẳng hạn: Đoạn nói về quá
trình chuyển đổi thơ cũ sang thơ mới và hình ảnh thơ cũ của Tản Đà thất thế, nhường chỗ cho
thơ mới: "Yêu TĐ ta chạnh nghĩ đến người bạn tình của thi sĩ. Trong bộ đồ tang phục,
trông nàng cũng xinh xinh. Thế rồi một hôm, nàng đến tìm ta và ta thấy nàng khác hẳn.
Vẫn khuôn mặt cân đối ấy, vẫn giọng nói nhỏ nhẹ ấy, nhưng mặn mà, nhưng đằm thắm";
Hoặc nhận xét về từng đặc điểm, phong cách thơ: Về một bài thơ Xuân Diệu: có "cái vẻ đài các
rất hiền lành của điệu thơ"; về thơ Nguyễn Xuân Huy: "Tôi thấy thơ NXH hay lắm"; về thơ Phan
Văn Dật: "Thơ PVD vẫn khiến ta ưa đọc: nó là những vần thơ dễ thương"; có lúc cũng rất thẳng
thắn: "Dầu thế, tôi đã mệt vì thơ Phan Khắc Khoan nhiều lắm, không phải đây đó tôi không
lượm được những vần thơ dễ thương").
GV: Cùng với Thi nhân Việt Nam, bài Một thời đại trong thi ca đã tồn tại trước bao
biến động của đời sống xã hội và sự thay đổi thị hiếu văn chương. Nó thực sự là một tác phẩm có
"sức vóc dẻo dai" (Chu Văn Sơn), xứng đáng là một công trình sáng giá trong sự nghiệp của
Hoài Thanh cũng như nền lý luận phê bình hiện đại của nước ta.
3. Đoạn trích:
1/ Vị trí của đoạn trích:
GV: Xác định vị trí của đoạn trích?
HS: - Đoạn trích là đoạn cuối của bài tiểu luận Một thời đại trong thi ca. Tác giả bàn đến
cái căn bản làm nên thơ mới:tinh thần thơ mới và nêu dự cảm về sự bế tắc tất yếu của thơ mới.
GV: Nhìn đại thể có thể thấy kết cấu, bố cục của trích đoạn này như thế nào?
HS: - Đoạn trích như một một văn bản NL hoàn chỉnh có tính chặt chẽ, mạch lạc trong
lập luận, sắc sảo trong văn phong. Nội dung, tư tưởng của nó trình bày tuân thủ những nguyên
tắc của văn nghị luận (NLVH): dưới dạng các mệnh đề luận lý.
- Dù là một đoạn trích nhưng kết cấu bố cục hoàn chỉnh như một bài văn NL đầy
đủ. Chia 3 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến các thời đại vẫn liên tiếp cùng nhau và muốn rõ đặc sắc thời phải
nhìn vào cái đại thể: Đặt vấn đề nghị luận: Tinh thầnthơ mới.
+ Phần 2: Tiếp đến Ta ngơ ngẩn buồn hồn ta cùng HC: GQVĐ: Thế nào là tinh thần thơ
mới.
+ Phần 3: Còn lại: Dự cảm về số phận bi kịch của tinh thần thơ mới.
II.ĐỌC HIỂU:
1. Đặt vấn đề:
?Luận đề được nêu ra nghị luận ở đây là gì ? Nhận xét về cách thức đặt vấn đề của
người viết ?
HS: - Tác giả nêu luận đề trực tiếp, ngắn gọn: Tinh thần thơ mới.
Ngay trong cách nêu luận đề tác giả đã hàm ý nhận xét đây là một vấn đề có ý nghĩa
như thế nào đối với việc xác định thơ mới ?
HS: => Đó là cái điều quan trọng hơn, nói cách khác nó là điều cốt lõi, chi phối toàn
bộ thơ mới, làm nên đặc trưng thơ mới, khái quát cả diện mạo phong trào thơ mới, nó là tiêu chí
căn bản làm cho ta thấy rõ thơ mới khác thơ cũ một cách cơ bản và rõ ràng và nổi bật nhất.
GV: Quả vây, như XD đã nói thơ hay hay cả hồn lẫn xác, từ góc độ lí luận nội dung
quyết định hình thức, Vậy muốn biết thơ mới khác thơ cũ điều gì, quan nhất phải xác định tinh
thần thơ. Đây là cách nhìn nhận vừa nhạy cảm vừa sắc lí của HT. Và Trước phần này tác giả đã
luận giải về hình thức thơ nhưng nhận thấy về căn bản hình thức thơ mới và cũ có chỗ giao
tranh
Nó là tiêu chí quan trọng, thì dĩ nhiên để xác định được nó không phải là điều dễ dàng.
? Tóm lại nhận xét như thế nào về phần ĐVĐ ?
HS: - Ngay từ phần ĐVĐ nhà nghiên cứu phê bình HT đẫ vừa giới thiệu được luận đề,
vùa đề xuất được phương pháp và biện pháp lôgíc, khoa học để khám phá một vấn đề văn học có
tính phức tạp mới mẻ. Đó cũng là điều tác giả định hướng cho ngòi bút của mình ở những phần
sau.
Phần 2 tác giả lí giải điều gì ?
HS: - Theo lôgic lập luận, tác giả tập trung lí giải tinh thần thơ mới.
2. Giải quyết vấn đề: Bản chất tinh thần thơ mới
Tác giả cho ta biết việc đi tìm, luận giải về tinh thần thơ mới có thuận tiện không ?
Gặp khó khăn gì ?
HS: - Rất khó để cắt nghĩa, luận giải về tinh thần thơ mới. Bởi lẽ có những điều không
thuận tiện:
+ Thứ nhất: ranh rới giữa thơ mới và thơ cũ không phải lúc nào cũng rành mạch, trong
thơ cũ.
+ Thứ 2: thơ mới và thơ cũ đều có những cái hay cái dở. Khốn nỗi cái tầm thường, cái lố
lăng chẳng phải của riêng một thời nào
=> Tỏ thái độ rất khách quan.
? Tác giả đưa ra luận chứng nào để chứng minh cho luận cứ: ranh rới mới - cũ nhiều
khi không rành mạch ?
HS: - T/g dẫn ra hai câu thơ của hai đại diện thơ mới , thơ cũ làm luận chứng cho luận
cứ nói trên.
+ Một nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới như XD mà cũng có câu thơ
như vọng về từ thuở thịnh Đường.
Người giai nhân: bến đợi dưới cây già;
Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt.
+ Còn, đại diện của những nhà thơ cũ lại có câu thật nhí nhảnh là lơi, tình biết bao!
Ô hay! Cảnh cũng ưa người nhỉ ?
Ai thấy ai mà chanửg ngẩn ngơ ?
?Nhận xét gì về câu văn, giọng văn của HT khi nêu lên những khó khăn ?
HS: . HT nêu lên khó khăn mà viết dưới dạng những câu giả định: Giá các nhà thơ mới
cứ viết những câu như hai câu vừa trích trên này thì tiện cho ta biết mấy ?Giá trong thơ cũ chỉ
có những trần ngôn sáo ngữ Xen với những từ cảm thán Khốn nỗi , biết mấy,
.Ta thấy Hoài Thanh viết mà như tâm sự gần gũi, giọng thật tha thiết và bức xúc
mà chân thành về cái khó mà cũng là cái khao khát của kẻ yêu văn quyết tìm cho được tinh thần
thơ mới:
? Từ việc phân tích những khó khăn , tác giả HT đề xuất dùng phương pháp nào để
làm sáng tỏ luận đề ?
HS: - Luận điểm 1: So sánh bài hay với bài hay mới có thể hiểu cho đúng và đủ về
tinh thần thơ mới. Không căn cứ vào cái dở. Vì cái dở chanửg tiêu biểu cho cái gì hết. Và phải
nhìn vào đại thể, đồng loại, so sánh thời đại cùng thời đại, không khập khiễng.
Vì sao HT lại khẳng định đây là phuơng pháp tối ưu giúp ta hiểu đúng và đủ ?
HS: - Lí do tác giả đề xuất pp đấy là vì: cái cũ và cái mới luôn nối tiếp hay đỏi, thay
thế nhau: hôm nay phôi thai từ hôm qua, và trong cái mới vẫn còn rơi rớt cái cũ.
Em có suy nghĩ gì về phương pháp đề xuất của HT ?
HS: - Thực chất phương pháp mà HT đề xuất là phương pháp so sánh đối chiếu, đây là
một thao tác lập luận, một phương pháp hữu hiệu để tìm được cái bản chất thường dùng trong
văn nghị luận.
GV: Giống như trong bài luân lí xã hội ở nước ta cùng có so sánh.
* Luận điểm:Bản chất tinh thần thơ mới - chữ tôi
Tác giả chỉ ra tinh thần thơ mới bằng cách thức nào ?Nhận xét về cách diễn đạt ?
HS: - Bằng một so sánh giữa tinh thần thơ mới và tinh thần thơ cũ:
+ Tinh thần của thơ xưa là gồm ở chữ Ta.
+ Tinh thần của thơ mới là gồm ở chữ Tôi.
GV: Cứ đại thể thì tất cả tinh thần thời xưa - hay thơ cũ - và thời nay - hay thơ mới - có
thể gồm lại trong hai chữ tôi - ta. Tác giả chỉ ra: Hai chữ này có chỗ giống nhau thì đã rõ. Như
chữ tôi vẫn dùng thay cho chữ ta. Chỉ còn việc đi tìm chỗ khác nhau giữ thì sẽ xác định được
tinh thần thơ mới. Như vậy Đây là cách khẳng định tinh thần thơ mới nằm trọn vạn ở chữ tôi mà
thôi.
? Em hiểu thời đaị chữ tôi và thời đại chữ ta như thế nào ?Qua đó nhận xét như thế
nào về cách diễn đạt luận điểm này của HT ?
HS: => Chữ tôi gắn liền với cái riêng, cá nhân, cá thể. Cái ta gắn liền với cái chung,
cái đoàn thể, cộng đồng. Nghĩa là thơ cũ là tiếng nói của cái ta, thơ mới là tiếng nói của cá nhân.
=> Cách diễn đạt, nêu ý kiến ngắn gọn, dứt khoát, chứng tỏ sự tự tin trong khám
phá và kết luận khoa học.
GV: Sau luận điểm tác giả đưa ra phân tích luận cứ nào để làm sáng tỏ. Theo dõi
đoạn văn
Luận cứ 1: Phân tích Về thời điểm xuất hiện và lịch sử phát triển của chứ tôi.
? Tác giả cho biết sự xuất hiện của chữ tôi như thế nào trong lịch sử văn học này ?
+ Về thời điểm: Chữ tôi xuất hiện trong lịch sử thơ văn VN từ khi nào : không ai
biết đích xác vào ngày nào. Chỉ biết rằng ban đầu tâm thế xuất hiện của nó thật bỡ ngỡ ngỡ, lạc
loài nơi đất khách.
. Vì quá mới mẻ, vì nó thể hiện một quan niệm chưa từng thấy ở xứ này: quan
niệm cá nhân.
. Vì xã hội việt Nam xưa nay chỉ co cái đoàn thể cái cá nhân chỉ là giọt nuớcc
trong bể cả.
? Còn về quá trình phát triển của chữ tôi, Tác giả phân tích như thế nào ?
+ Về quá trình phát triển của chữ tôi trong lịch sử.
HS: . Xưa nay cái tôi vẫn đắm chìm trong cái chung (gia đình, dòng tộc, quốc gia) chỉ
như một nước trong bể cả của cái ta.
. Cái tôi thời ấy chỉ lẫn trong cái ta, đôi khi có xuất hiện thì cũng chỉ náu mình
trong cái ta.
=> Nghĩa là cái tôi rất mờ nhạt, tương đối, không phải cái tôi theo nghĩa tuyệt đối. Và đó
là cái tôi của văn học dân gian và văn học trung đại.
? Nhận xét về những phân tích về sự xuất hiện và lịch sử phát triển của HT ? Theo
em có cơ sở không ? Vì sao ?
HS: - Chính xác và có cơ sở.
GV: Quả là như vậy, XHVN cổ xưa là xã hội tồn tại nguyên tắc sống cộng đồng, vhdg là
văn học chưa có ý thức sáng tác, sáng tác là của tập thể. Còn thời đại xhpk, con người cá nhân
chỉ luôn được coi như một tiểu vũ trụ bị khống chế bởi mệnh trời bởi thiên tử, bới phụ mẫu
những lễ nghi cái tôi bị bị phủ định trong thơ bởi một nguyên tắc nghiệt ngã: phi ngã, văn dĩ tải
đạo thi dĩ ngôn chí.
? Đến thấy cách nhà nghiên cứu hình dung và lí giải về lịch sử chữ tôi có gì đặc biệt ?
HS: - Rất hình ảnh. Chữ tôi được hình dung như một cá thể, một con người có thân
phận, có tâm trạng. Lời văn triết luận vì thế không khô khan mà như dựng lại bối cảnh cuộc
đời Nó cho ta cái cảm giác thấy thương sao cái tôi cá nhân của cha ông xưa kia bị o ep trong
những chật chội của đạo lí, của nguyên tắc giáo điều.
? Tuy nhiên xét đến cùng phân tích về lịch sử xuất hiện chữ tôi tác giả đi đến khẳng
định điều gì ?
HS: - Trước thời đại thơ mới, Chữ tôi thực sự theo nghiã tuyệt đối chưa hề có.Đến
thời đại thơ mới mới có. Từ đó chuyển sang trình bày luận cứ 2 tác giả trình bày về chữ tôi của
thời đại thơ mới.
Luận cứ 2: Chữ tôi của thời đại thơ mới.
? Theo HT chư tôi ấy của thời bây giờ ở thi đàn VN như thế nào ?
- Ý 1: Về vị trí và đặc điểm của chữ Tôi trên thi đàn thơ Mới.
HS: + Nó đến một mình, không còn đi theo những anh, bác,
+ Nó dần mất đi cái vẻ rụt rè, bỡ ngỡ.
+ Nó bắt đầu không bị người ta ghét bỏ mà còn thấy thương và tội nghiệp quá
+ Nó mất đi cả cốt cách hiên ngang và lòng tự trọng như cái tôi hùng tâm tráng trí
của người xưa chỉ còn rên rỉ trong khổ đâu, thảm hại, trong bần hàn
? Làm sáng tỏ điều này tác giả đưa ra luận chứng nào ?
HS: . Đưa ra một luận chứng cụ thể về câu thơ nạo nuột than thở của XD về cái nghèo,
đối sánh với cái vui cảnh nghèo đầy tự đắc của NCT xưa kia.
Ngày ba bữa vỗ bụng rau bình bịch, người quân tử ăn chanửg cầu no.
Đêm năm canh an giấc ngáy kho kho, đời thái bình cửa thường bỏ ngỏ
(Hàn nho phong vị phú)
? Nói về điều đó HT thể hiện một thái độ nào ?Câu văn nào nói lên điều đó ?
HS: => Thái độ của tác giả:
+ Buồn và trách: Không biết trong khi rên rỉ như thế XD có nghĩ đến NCT, một
người đồng quận, chẳng những đùa cảnh nghèo
+ Rồi lại đồng cảm, bênh vực Trách gì XD ! Chẳng qua XD đã đại diện nói hô
tất cả cái khổ sở tham hại của chúng ta.
?Theo em Vì sao cái tôi của thời đại này lại có biểu hiện như vậy ?
HS: . Vì đó là cái tôi tuyệt đối độc lập xuất hiện cô đơn giữa thi đàn VN, độc lập, tự
tách mình ra khỏi cái ta chung, riêng một cõi, một thé giới. Đó là cái tôi trữ tình, cái tôi của thể
giới nội cảm, cái tôi tinh thần của thơ mới l/m.
? Đoạn văn tiếp theo khái quát phân tích điều gì ? thông qua hình thức diễn đạt nào?
- Ý 2: Khái quát những biểu hiện chung riêng, gần nhau và khác nhau của cái tôi. trong
thơ mới bằng một lối văn giàu hình ảnh và nhịp điệu, khiến văn phê bình mà chanửg khác gì thơ.
Điểm chung của chữ Tôi:
- Nguyên nhân: Mất bề rộng.
- Con đường vượt thoát: Tim bề sâu.
_ Kết quả càng đi sâu càng lạnh, bế tắc
Cái riêng: Mỗi nhà thơ một khác
- Thế Lữ: lên tiên - động tiên đã khép.
- LTLư: phiêu lưu trong trường tình - nhưng
t/y không bền.
- HMT, CLV: điên cuồng rồi tỉnh.
- XD đắm say vãn bơ vơ
- H/c: ngẩn ngơ, buồn sầu.
? Em có ấn tượng gì về hình thức ngôn ngữ và giọng điệu tình cảm của đoạn văn ?
HS: - Hình thức bình Đặc sắc, ngắn gọn, cô đúc mà chính xác cụ thể, không chỉ chỉ
ra nguyên nhân mà còn thấy được cả tiến trình, kết tinh đa dạng các phong cách - tư tưởng thơ
mới, thậm chí báo trước kết quả của tinh thần thơ mới,. phân tích cả được cái hay cái riêng, và
tính bi kịch của nó . Giọng văn thiết tha sôi nổi như thơ. Người nghiên cứu giờ đã đồng hành
với thi nhân VN, đã hóa thân thành người đồng sáng tạo với thi nhân thơ mới
G/v: Đây là đoạn văn hay nhất của bài tiểu luận. Nó được nhiều thế hệ người đọc khâm
phục và đồng cảm sâu sắc. Ta thầm thán phục cái tinh tế, tài hoa và tâm lòng tha thiết của ngừoi
viết với thi ca nước nhà.
3. Đoạn 3: Dự cảm về vận mệnh bi kịch của tinh thần thơ mới.
?T ác giả đưa ra luận điểm này bằng một thứ ngôn ngữ như thế nào ?
- Bằng một câu văn miêu tả đầy hình ảnh, nhiều từ láy gợi hình gợi cảm, gợi nỗi niềm
tâm tư thấm thía: . trời thực, trời mộng, nao nao hồn ta, chưa bao giờ buồn và xôn xao như
thế, bơ vơ, bàng hoàng, thiếu một lòng tin đầy đủ.
- Sử dụng cả so sánh với thơ cũ: Oan khuất như Cao bá Nhạ, bị khinh bỏ như cô phụ
bên bến Tầm Dương mà vẫn còn có bến bờ nương tựa
Phân tích hiệu quả nghệ thuật ?
HS: - Khái quát thêm về bản chất của chữ tôi - tinh thần thơ mới: u buồn, cô đơn, vì nhận
ra mình thiếu lòng tin. đầy đủ. Đó cũng chính là tất cả cái bi kịch ngấm ngầm trong hồn người
thanh niên khi cái tôi tách ra khỏi cái ta.
? Theo HT, các nhà thơ mới đã tìm được con đường giải thoát bi kịch ấy như thế
nào ?
HS: - Con đường giải thoát bi kịch, tìm lại lòng tin đã mất: bằng cách gửi niềm tin, tình
yêu vào T.V, dồn tình yêu quê hương đất nước tha thiết mà thầm kín trong tình yêu tiếng mẹ đẻ
thân thương.
? Vì sao ?
- Vì tiếng Việt là tấm lụa bạch chung hứng vong hồn dân tộc. Thanh niên - thi
sĩ thơ mới dùng tâm hồn dân tộc để bày tỏ tình yêu đất nướ, đểm tìm hy vọng trong thất vọng.
Tiếng Việt có sức sống mãnh liệ không thể tiêu diệt cũng như tâm hồn dân tộc VN.
GV: Điều đó có nghĩa là Đồng thời với việc việc phân ích chỉ ra đặc trưng nổi bật của
chữ tôi là buồn, tác giả còn cho ta thấy ndung nào nữa trong chữ tôi của thời đại này ?
HS: khẳng định một phương diện tình cảm biểu hiện trong Thơ mới: tình cản dân tộc
sâu kin và niềm khát khao cái Đẹp. Đồng thời, dự cảm về sự bế tắc tất yếu của phong trào Thơ
mới.
GV: Chính những bế tắc trong cuộc sống, trong tâm hồn đã đẩy họ vào tình trạng bi kịch.
Vũ Hoàng Chương đau đớn "Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỷ", Chế Lan Viên cũng thất vọng
vô cùng: "Với tôi tất cả như vô nghĩa - Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau", Xuân Diệu thì bức
bối, ngột ngạt "Tôi là con nai bị chiều đánh lưới - Không biết đi đâu đứng sầu bóng tối" Và khi
ấy, họ chỉ còn biết gửi tình yêu của mình vào tiếng mẹ đẻ. Họ đã "muốn mượn tấm hồn bạch
chung để gửi nỗi băn khoăn riêng", và bằng thơ mình mà gìn giữ sự sống và làm trong sáng thêm,
giàu có thêm cho tiếng ta. Huy Cận từng thổ lộ:
Nằm trong tiếng nói yêu thương
Nằm trong tiếng Việt vấn vương một đời
Sơ sinh lòng mẹ đưa nôi
Hồn thiêng đất nước còn ngồi bên con
Đời bao tâm sự thiết tha
Nói trong tiếng nói lòng ta thuở giờ.
=> Đây là biểu hiện đầy trong trẻo của tình yêu quê hương, đất nước, dân tộc. Và "những
cái bất diệt" của truyền thống ấy phải chăng chính là cái cớ để họ vin vào mà bảo đảm cho ngày
mai?
? Niềm tin ấy, hi vọng ấy, t/y ấy được diễn đạt bằng những câu văn nào ?
HS: - một loạt những câu khẳng định mạnh mẽ, chưa bao giơ
III. Kết luận:
* Nội dung: Đoạn văn đã định nghĩa lại một cách đúng đắn tinh thần thơ mới. Đoạn văn
trở thành một chỉ dẫn quan trọng cho việc hiểu đúng, hiểu đầy đủ về Thơ mới và giá trị của Thơ
mới trong nền thơ hiện đại VN.
Thể hiện một tình cảm tha thiết, đầy tự hào về văn hóa, văn học dân tộc.
GV: Là một văn bản nghị luận, em cho biết, đoạn văn đã thể hiện một trình độ lập
luận như thế nào?
HS: * Nghệ thuật: Đoạn văn thể hiện một trình độ lập luận rất sắc sảo, chặt chẽ, thấu
tình đạt lý:
+ Hệ thống luận điểm mạch lạc, chuẩn xác, mứoi mẻ
+ D/c chọn lọc
+ Biện pháp so sánh đối chiếu được sử dụng đúng lúc có hiệu quả.
GV: Các vấn đề mang tính lý thuyết ấy được chuyển tải bằng một văn phong như thế
nào?
HS: được diễn tả bằng một văn phong tinh tế, tài hoa, giàu cảm xúc, lời văn có hình
ảnh và nhịp điệu, đầy sức lôi cuốn, giọng điệu linh hoạt như giọng điệu người trong cuộc tha
thiêt, giãi bày, đồng cảm; hình ảnh cụ thể, gợi hình gợi cảm (DC). Đằng sau những lý lẽ, luận
điệu, thấy ẩn hiện thấp thoáng hình ảnh cái tôi trữ tình của người viết: tinh tế, tài hoa, khiêm tốn,
không coi ý kiến của mình là duy nhất, là chân lý mà chỉ coi là một cách thẩm định, đánh giá.
HT đã "cố lấy hồn tôi để hiểu hồn người", chính vì thế ông đã thành công trong bài tiểu luận này.
III. Hướng dẫn học bài và làm bài: (5')
1. Bài cũ:
- Yêu cầu nắm vững nội dung bài giảng.
- Học tập cách lập luận trong đoạn văn nghị luận này.
- Đọc thêm ở nhà: Bài phê bình về Xuân Diệu (Hoài Thanh).
. Sưu tầm văn bản tphẩm.
. Đọc và trả lời câu hỏi của giáo viên.
2. Bài mới:
- Chuẩn bị tiết 102 (Làm văn): Trả bài số 4.