Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nghệ thuật chèo thái bình trong thời kỳ 1986 - 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 71 trang )


LỜI CẢM ƠN

Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên của tôi nên chắc chắn không
tránh khỏi những hạn chế. Để có thể hoàn thành đƣợc công trình nghiên cứu
này ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi còn nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của
T.S Bùi Ngọc Thạch. Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất
đến Thầy , Ngƣời đã dìu dắt tôi trên bƣớc đƣờng tập dƣợt nghiên cứu khoa
học của mình. Bên cạnh đó cũng cho phép tôi đƣợc gửi lời cảm ơn đến gia
đình, ngƣời thân và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình làm khoa
học để tôi hoàn thành đề tài khóa luận của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến
các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử đã cung cấp cho tôi những kiến thức
trong quá trình học tập tại trƣờng. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 2 tháng 05 năm 2014
Tác giả khóa luận

Ngô Thị Bích Ngọc






LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi
trên cơ sở tìm đọc, phân tích tài liệu dƣới sự hỗ trợ của Thầy giáo hƣớng dẫn
T.S Bùi Ngọc Thạch. Tất cả tài liệu tham khảo đều có xuất xứ rõ ràng. Các
kết luận trong đề tài nghiên cứu chƣa từng đƣợc công bố trong bất kì công
trình nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỉ luật theo


quy định cho lời cam đoan của mình.
Hà Nội, ngày 2 tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện



Ngô Thị Bích Ngọc




MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 5
CHƢƠNG 1 : SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT
CHÈO Ở TỈNH THÁI BÌNH TRƢỚC 1986 5
1.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH NGHỆ THUẬT CHÈO Ở THÁI BÌNH 5
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 6
1.1.1.1. Địa hình 6
1.1.1.2. Khí hậu - Thủy văn 6
1.1.1.3. Sông ngòi 7
1.1.1.4. Tài nguyên khoáng sản 8
1.1.1.5. Tài nguyên du lịch 8
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 9
1.1.2.2. Kinh tế 9
1.1.2.3. Xã hội 10
1.1.3. Điều kiện văn hóa 12
1.2. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT CHÈO Ở
THÁI BÌNH 14

1.2.1. Xuất xứ nghệ thuật chèo ở Thái Bình 14
1.2.2. Sự ra đời các làng chèo ở Thái Bình 18
1.2.3. Quá trình phát triển của nghệ thuật chèo trƣớc 1986 20
CHƢƠNG 2 : HOẠT ĐỘNG NGHỆ THUẬT CHÈO Ở THÁI
BÌNH TRONG THỜI KÌ 1986-2012. 23
2.1. HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT CHÈO Ở THÁI BÌNH
TRONG THỜI KỲ 1986-2012 23
2.1.1. Hoạt động biểu diễn chuyên nghiệp 23

2.1.2. Hoạt động biểu diễn không chuyên 26
2.1.3. Hoạt động biểu diễn sân khấu học đƣờng 27
2.1.4. Hoạt động biểu diễn mang tính xã hội hóa 29
2.2. CÔNG TÁC BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT CHÈO Ở
THÁI BÌNH 1986-2012 30
2.2.1. Công tác quản lí mang chức năng nhà nƣớc 31
2.2.2. Hoạt động sƣu tầm, biên soạn về nghệ thuật chèo 32
2.2.3. Hoạt động đào tạo, duy trì nghệ thuật chèo 35
2.3.4. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá nghệ thuật chèo ở Thái Bình 36
2.3. NHỮNG THUẬT LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC DUY
TRÌ, PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT CHÈO Ở THÁI BÌNH HIỆN
NAY 38
2.3.1. Thuận lợi 38
2.3.2. Khó khăn 39
CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA NGHỆ THUẬT
CHÈO Ở THÁI BÌNH 1986-2012 44
3.1. ĐẶC ĐIỂM 44
3.1.1. Âm nhạc trong chèo Thái Bình là sự kết tinh từ nhiều chất liệu,
nhịp điệu hát 44
3.1.2. Nghệ thuật chèo Thái Bình là những sáng tạo về quy cách của
phần đệm 46

3.1.3. Nghệ thuật chèo ở Thái bình mang tính chất mộc mạc, gần gũi,
đằm thắm và có sức lan tỏa 47
3.1.4. Chèo Thái Bình mang những nét nghệ thuật của chèo truyền
thống 49
3.2. VAI TRÒ 51
3.2.1. Duy trì, phát triển những giá trị bản sắc dân tộc 51

3.2.2. Góp phần phát triển kinh tế-xã hội 53
3.2.3. Quảng bá hình ảnh của Thái Bình trong thời kì hội nhập quốc tế 55
KẾT LUẬN 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
PHỤ LỤC 62






CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
CLB : Câu lạc bộ
GDĐT: Giáo dục đào tạo
NSƢT: Nghệ sĩ ƣu tú
NVH: Nhà văn hóa
NXB: Nhà xuất bản
QĐ-UBND: Quyết định - Ủy ban nhân dân
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
VH-TT: Văn hóa - Thể thao

VH-TT-DL: Văn hóa - Thể thao- Du lịch
1
MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thái Bình không chỉ nổi tiếng là quê hƣơng của “chị hai năm tấn”, mà
từ truyền thống tới hiện tại Thái Bình vẫn đƣợc nhắc tới là cái “nôi chèo”,
“đất chèo”. Hát chèo đã trở thành nghệ thuật khá đặc sắc của Thái Bình.
Chèo là một môn nghệ thuật độc đáo của ngƣời dân Thái Bình nói riêng
và của dân tộc ta nói chung, chúng ta cần phải có cái nhìn, nhận xét đúng đắn
về vai trò, ý nghĩa của bộ môn nghệ thuật này trong việc thực hiện chủ
trƣơng, chính sách của Đảng về xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc.
Hiện nay vấn đề khôi phục và phát triển nghệ thuật chèo đã và đang
đƣợc đông đảo các ngành, các cấp, bộ Văn hoá thông tin, Đảng và Nhà nƣớc
ta hết sức quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện. Thái Bình đƣợc xem là một trong
những cái nôi sản sinh ra bộ môn nghệ thuật chèo. Do vậy nghệ thuật chèo
Thái bình cũng cần phải đƣợc nghiên cứu để thấy rõ đƣợc vài trò là nòng cốt
của việc khôi phục và phát triển này. Nghiên cứu nghệ thuật chèo Thái Bình
trong giai đoạn 1986-2012 là cơ sở để đƣa ra những đặc điểm riêng biệt và vai
trò của nghệ thuật chèo Thái Bình trong thời kì hội nhập là việc làm có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
Là một ngƣời con của vùng quê Thái Bình yêu dấu, với mong muốn tìm
hiểu, giữ gìn và giới thiệu nét văn hóa của quê hƣơng mình ra bên ngoài, đồng
thời chọn một đề tài thuộc lĩnh vực văn hóa làm khóa luận tốt nghiệp, tôi đã
chọn Nghệ thuật chèo Thái Bình trong thời kỳ 1986-2012 làm đề tài khóa luận
của mình. Tìm hiểu, nghiên cứu đề tài không chỉ giúp tôi hiểu rõ hơn những
nét đẹp nghệ thuật sân khấu truyền thống của quê hƣơng mình mà còn góp
một phần nhỏ vào việc bảo tồn nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc
2

để tất cả mọi ngƣời không chỉ ngƣời dân Thái Bình mà có thể rộng hơn chính
là ngƣời dân trong nƣớc và ngoài nƣớc.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Chèo là bộ môn nghệ thuật đặc sắc của dân tộc góp phần tạo nên nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Do đó ở Việt Nam nói
chung cũng nhƣ ở Thái Bình nói riêng có rất nhiều công trình nghiên cứu về
môn nghệ thuật truyền thống này. Tiêu biểu nhƣ cuốn: “Chèo truyền thống
Thái Bình”, của tác giả Hà Văn Cầu, Nxb Sở văn hóa – thông tin và thể thao
Thái Bình, 1997. Tác giả đã nêu những nét khái quát quá trình phát triển và
đặc điểm riêng biệt của nghệ thuật chèo Thái Bình. Nếu nhƣ cuốn sách:“Chèo
cổ Thái Bình”, Trần Việt Ngữ, Phạm Minh Đức, Nxb Sở văn hóa thông tin
Thái Bình (1999), các tác giả đã trình bày sự hình thành, phát triển của các
làng chèo Thái Bình từ đó nổi bật tầm quan trọng của bộ môn nghệ thuật
truyền thống này trong đời sống dân cƣ thì cuốn “Chèo Thái Bình”, Vi Nam
Hải , Nxb Sở Văn hóa thông tin, Thái Bình, 1997 tác giả đã giới thiệu đƣợc cơ
sở hình thành và đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển bộ môn nghệ
thuật truyền thống này….
Nhƣ vậy đã có nhiều công trình đề cập đến nghệ thuật chèo Thái Bình,
hầu nhƣ các công trình đều khẳng định tầm quan trọng của nghệ thuật chèo
trong việc giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa của dân tộc . Song những
công trình đó chƣa cung cấp đầy đủ thông tin về quá trình phát triển và vai trò
của nghệ thuật chèo Thái Bình trong giai đoạn 1986-2012. Vì vậy trong
khuôn khổ một khoá luận tốt nghiệp của sinh viên tôi muốn góp một phần nhỏ
vào việc lấp đầy khoảng trống nghiên cứu đó.
3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích
Nghiên cứu hoạt động nghệ thuật chèo Thái Bình trong giai đọan 1986-
2012.
3
Nêu đƣợc tình hình phát triển nghệ thuật chèo Thái Bình trong giai

đoạn 1986-2012 và làm rõ đặc điểm nổi bật của chèo Thái Bình so với các
tỉnh khác.
Nêu lên đƣợc vai trò của nghệ thuật chèo để nâng cao ý thức giữ gìn,
bảo tồn nghệ thuật sân khấu chèo truyền thống trong thời đại công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
3.2. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ nghiên cứu mà khóa luận hƣớng tới chính là tình hình phát
triển của chèo Thái Bình trong những năm 1986-2012.
Chỉ ra đƣợc đặc điểm và vai trò của nghệ thuật chèo Thái Bình.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập chung vào nghiên cứu nghệ thuật
chèo cụ thể ở tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 1986-2012.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sử dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tƣ tƣởng của
Hồ Chí Minh về lịch sử.
Kết hợp phƣơng pháp lịch sử và logic trong đó phƣơng pháp lịch sử là
chủ yếu.
Sử dụng phƣơng pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp, khái quát, phân tích
các vấn đề lịch sử.
Thực hiện phƣơng pháp điền dã ở Thái Bình…
5. ĐÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN
Trên cơ sở tổng hợp, hệ thống hoá bổ sung tƣ liệu mới, xử lí số liệu một
cách khoa học, khoá luận đã có những đóng góp sau:
Về tƣ liệu, sƣu tầm, khai thác nguồn tƣ liệu phong phú về nghệ thuật
chèo Thái Bình trong giai đoạn 1986-2012. Nguồn tài liệu có thể đóng góp cho
việc nghiên cứu nghệ thuật chèo Thái Bình nói riêng và nghệ thuật chèo trên cả
nƣớc nói chung.
4
Bài nghiên cứu khoa học đã khai thác những tƣ liệu lịch sử đƣợc lƣu trữ
ở thƣ viện Quốc gia, thƣ viện Thái Bình, thƣ viện trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà

Nội 2 về hợp tác một cách có chọn lọc.
Về nội dung khoa học, bài nghiên cứu đã góp phần bổ sung, hoàn chỉnh,
làm phong phú thêm kiến thức lý thuyết về đặc điểm và vai trò của nghệ thuật
chèo Thái Bình trong quá trình thực hiện đƣờng nối đổi mới của Đảng
Bài nghiên cứu có thể đƣợc sử dụng cho công tác giảng dạy, tham khảo
những bài có liên quan.
6. BỐ CỤC KHÓA LUẬN
Ngoài phần mở đầu - kết luận - tài liệu tham khảo - mục lục, đề tài đƣợc
chia làm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Sự hình thành và phát triển nghệ thuật chèo ở tỉnh Thái Bình
trƣớc năm 1986.
Chƣơng 2: Nghệ thuật hát chèo ở Thái Bình trong thời kì 1986- 2012.
Chƣơng 3: Đặc điểm và vai trò của nghệ thuật chèo ở Thái Bình 1986-
2012.

5
NỘI DUNG

Chƣơng 1
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT CHÈO
Ở TỈNH THÁI BÌNH TRƢỚC 1986

1.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH NGHỆ THUẬT CHÈO Ở THÁI BÌNH
Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Việt
Nam. Trung tâm tỉnh là thành phố Thái Bình cách thủ đô Hà Nội 110 km về
phía đông nam, cách thành phố Hải Phòng 70 km về phía tây nam. Thái Bình
tiếp giáp với 5 tỉnh, thành phố: Hải Dƣơng ở phía bắc, Hƣng Yên ở phía tây
bắc, Hải Phòng ở phía đông bắc, Hà Nam ở phía tây, Nam Định ở phía tây và
tây nam. Phía đông là biển Đông (vịnh Bắc Bộ). Theo quy hoạch phát triển
kinh tế, Thái Bình thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ.

Dân số: Theo thống kê: Năm 2011, Thái Bình có 1.786.000 ngƣời với
mật độ dân số 1.138 ngƣời/km². Thành phần dân số: Nông thôn: 90,1%,
Thành thị: 9,9%.
Thái Bình vốn là sự hội tụ đa cực các luồng cƣ dân tứ xứ có gốc Sơn
Tây, Hà Đông, Vĩnh Phúc, Đông Triều, Hải Dƣơng, Hƣng Yên, Thanh Hoá,
Nghệ An,…và có cả một bộ phận theo đƣờng biển từ Bắc xuống, từ Nam ra
vốn làm nghề đánh cá, sau hợp về định cƣ trên đất Thái Bình. Do vậy, văn
hoá truyền thống Thái Bình là sự hỗn dung sắc thái văn hoá của nhiều vùng
miền của đất nƣớc Việt Nam và đã đƣợc Thái Bình hoá trong điều kiện môi
sinh của một vùng đồng bằng sông nƣớc thuần nông. Đặc biệt là nếu nhƣ
cộng đồng dân tộc Việt Nam có đến 54 dân tộc anh em thì ở Thái Bình hầu
nhƣ trong mọi thời kì lịch sử ngƣời Kinh chiếm tỉ lệ tuyệt đối (từ trƣớc năm
1945 đến nay số ngƣời Hoa, ngƣời Tày, ngƣời Thái… sống trên đất Thái Bình
6
chỉ thống kê đƣợc tới con số hàng chục, hoặc hàng trăm). Điều này là một
trong những cơ sở để tìm hiểu vốn văn hoá truyền thống của ngƣời Việt Nam
thuộc đồng bằng sông Hồng, chủ thể của nền văn minh sông Hồng còn lƣu
truyền đậm nét ở Thái Bình.
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Địa hình
Thái Bình là tỉnh nằm trong khu vực có tọa độ: 20°18′đến 20°44′độ vĩ
bắc, 106°06′đến 106°39′độ kinh đông. Địa hình khá bằng phẳng với độ dốc
thấp hơn 1%; độ cao phổ biến từ 1–2 m trên mực nƣớc biển, thấp dần từ bắc
xuống đông nam. Thái Bình có bờ biển dài 52 km. Do sự bờ biển dài nhƣ vậy
mà trên địa phận Thái Bình có rất nhiều di tích bờ biển cổ. Nhân dân ta cũng
đã biết lợi dụng đặc điểm phát triển của châu thổ để cải tạo các bãi sa bồi ven
biển thành ruộng lúa và xây dựng các đồng muối tại nơi bờ biển. Ngoài ra,
cũng chính với lƣợng phù sa lớn đã tạo điều kiện cho Thái Bình phát triển nền
kinh tế nông nghiệp lúa nƣớc là chủ đạo.
Địa hình đồng bằng Thái Bình chủ yếu có 3 kiểu: đồng bằng tích tụ cao

ở Kiến Xƣơng, Hƣng Hà, Đông Hƣng, Vũ Thƣ: đất thấp, phần lớn có độ cao
dƣới 1m, xen kẽ với các dải cồn cao 1-2m; đồng bằng tích tụ thấp ở Quỳnh
Phụ là đồng bằng tích tụ phù sa mới, thấp, phát triển ở những nơi ít đƣợc bồi
đắp phù sa do bản thân sông chảy qua ít phù sa; đồng bằng duyên hải ở Tiền
Hải, Thái Thụy là vùng châu thổ rõ rệt. Đất mặn chiếm phần lớn diện tích, sau
đến đất cát trên các dải cồn và cuối cùng là đất phèn. Đất đƣợc sử dụng làm
ruộng hai vụ, ven biển có đồng cói và rừng ngập mặn. Các bãi cát và cồn cát
ven biển chủ yếu phân bố ở rìa phía đông, đông nam và đông bắc.
1.1.1.2. Khí hậu - Thủy văn
Thái Bình nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm: mùa hè nóng ẩm,
mƣa nhiều từ tháng 5 đến tháng 9; mùa đông khô lạnh từ tháng 11 năm trƣớc
7
đến tháng 3 năm sau; tháng 10 và tháng 4 là mùa thu và mùa xuân tuy không
rõ rệt nhƣ các nƣớc nằm phía trên vành đai nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình:
23,5°C. Số giờ nắng trong năm: 1.600-1.800 giờ. Độ ẩm tƣơng đối trung bình:
85 - 90%.
1.1.1.3. Sông ngòi
Thái Bình có 4 con sông chảy qua: Phía bắc và đông bắc có sông
Hóa dài 35 km, phía bắc và tây bắc có sông Luộc (phân lƣu của sông Hồng)
dài 53 km, phía tây và nam là đoạn hạ lƣu của sông Hồng dài 67 km, sông Trà
Lý (phân lƣu cấp 1 của sông Hồng) chảy qua giữa tỉnh từ tây sang đông dài
65 km. Các sông này tạo ra 4 cửa sông lớn: Diêm Điền (Thái Bình), Ba Lạt,
Trà Lý, Lân. Do đặc điểm sát biển nên chúng đều chịu ảnh hƣởng của chế độ
thủy triều, mùa hè mức nƣớc dâng nhanh với lƣu lƣợng lớn và hàm lƣợng phù
sa cao, mùa đông lƣu lƣợng giảm nhiều và lƣợng phù sa không đáng kể khiến
nƣớc mặn ảnh hƣởng sâu vào đất liền từ 15–20 km.
Tỉnh Thái Bình nằm trong vùng cận nhiệt đới ẩm, nên hàng năm đón
nhận một lƣợng mƣa lớn (1.700-2.200 mm), lại là vùng bị chia cắt bởi các con
sông lớn, đó là các chỉ lƣu của sông Hồng, trƣớc khi chạy ra biển. Mặt khác,
do quá trình sản xuất nông nghiệp, trải qua nhiều thế hệ, ngƣời ta đã tạo ra hệ

thống sông ngòi dày đặc. Tổng chiều dài các con sông, ngòi của Thái Bình lên
tới 8492 km, mật độ bình quân từ 5–6 km/km2. Hƣớng dòng chảy của các con
sông đa số theo hƣớng tây bắc xuống đông nam. Phía bắc, đông bắc Thái
Bình còn chịu ảnh hƣởng của sông Thái Bình.
Phía tây, tây nam và phía nam (đoạn ngã ba sông Luộc đến cửa Ba Lạt)
có sông Hồng chảy uốn khúc, quanh co, là nguồn cung cấp nƣớc và phù sa
chính cho Thái Bình. Phía tây bắc là sông Luộc (một chỉ lƣu của sông Hồng),
đây là sông cung cấp nƣớc cho các huyện Quỳnh Phụ, Hƣng Hà. Phía đông
bắc là sông Hóa chảy ra cửa sông Thái Bình. Sông Trà Lý (một chỉ lƣu của
8
sông Hồng) bắt nguồn từ sông Hồng chảy ra biển, chia đôi Thái Bình thành
hai khu: Khu bắc và khu nam. Sông Diêm Hộ, chảy qua một phần huyện
Đông Hƣng và chia đôi huyện Thái Thụy (phần Thụy Anh, phần Thái Ninh
cũ) và chảy ra biển thông qua cống Trà Linh.
Thái Bình còn có hệ thống sông ngòi trong đê chằng chịt chủ yếu phục
vụ tƣới tiêu cho đồng ruộng và sinh hoạt của ngƣời dân.
1.1.1.4. Tài nguyên khoáng sản (trước năm 1986)
Nƣớc khoáng: Mỏ Tiền Hải ở độ sâu 450 m có trữ lƣợng khoảng 12
triệu m³, đã khai thác từ năm 1992, sản lƣợng 9,5 triệu lít với các nhãn
hiệu nƣớc khoáng Vital, nƣớc khoáng Tiền Hải.
Nƣớc khoáng nóng: Đã thăm dò và phát hiện làng Khả xã Duyên Hải
huyện Hƣng Hà mỏ nƣớc nóng 57 °C ở độ sâu 50 m và nƣớc nóng 72 °C ở độ
sâu 178 m có thể sẽ đƣợc đầu tƣ khai thác phục vụ phát triển du lịch và chữa
bệnh, hiện tại có 2 công ty nƣớc khoáng khai thác hoạt động tại làng Khả
(công ty nƣớc khoáng Duyên Hải và Tiên Hải).
Than: Có than nâu thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng với
trữ lƣợng 210 tỉ tấn (lớn gấp 20 lần trữ lƣợng than tại Quảng Ninh).
1.1.1.5. Tài nguyên du lịch (trước năm 1986)
Bãi biển Đồng Châu: Bãi biển Đồng Châu huyện Tiền Hải có bãi tắm
dài 5km, mang nhiều nét hoang sơ của vùng khí hậu trong lành, tĩnh lặng. Từ

bãi tắm này du khách có thể đi tàu, xuồng gắn máy ra thăm và tắm biển ở Cồn
Thủ, Cồn Vành cách đất liền 7km. Trên cồn có rừng thông và phi lao xanh
ngắt, có những bãi tắm nhỏ yên tĩnh và thơ mộng. Nơi đây còn có nhiều loại
hải sản ngon để du khách thƣởng thức.
Tỉnh Thái Bình đã có quy hoạch phát triển khu du lịch Đồng Châu.
Theo đó, các khách sạn, nhà nghỉ sẽ đƣợc nâng cấp hiện đại theo tiêu chuẩn
2-3 sao với các khu vui chơi, giải trí. Đặc biệt là khu Resort Đồng Châu có
9
diện tích 5ha, đƣợc xây dựng trên cơ sở kiến trúc truyền thống Việt Nam và
kiến trúc châu Âu với các công trình hƣớng ra biển, giúp khách luôn có cảm
giác gần gũi với thiên nhiên.
Khu du lịch Cồn Vành : Cồn Vành thuộc huyện Tiền Hải, có rừng ngập
mặn xen kẽ hệ thống kênh rạch, đầm thủy sản dày đặc, nơi dừng chân của
nhiều loài chim quý hiếm, địa điểm hình thành và phát triển loại hình du lịch
sinh thái, tắm biển, thể thao trên cát và trên mặt nƣớc. Du khách có thể theo
đƣờng bộ từ Nam Phú ra thăm Cồn Vành. Trong tƣơng lai gần , nơi đây sẽ
thành khu thể thao biển rộng 5000m2. Bên cạnh đó là khu bãi tắm biển dài
trên 3km. Ngoài ra còn có khu dịch vụ, khu khách sạn, hội nghị, hội thảo,
Resort, phố biển, khu du lịch rừng sinh thái, khu nghiên cứu bảo tồn sinh vật
biển…
Nhƣ vậy thiên nhiên đã ƣu đãi cho vùng đất Thái Bình những điều kiện
thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp lúa nƣớc và phát triển du lịch với
các bãi tắm dài và đẹp. Ngƣời nông dân Thái Bình lam lũ, chân chất, quanh
năm chân lấm tay bùn là điều kiện thun lợi để tâm hồn nghệ sĩ tha thiết với
điệu chèo quê hƣơng mình. Có lẽ đó cũng là lý do mà “ở Thái Bình, nhiều
người hát chèo hay hơn cả diễn viên đoàn chuyên nghiệp” [5; tr.30] Giáo sƣ
Hoàng Kiều từng nhận xét.
1.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội
1.1.2.1. Kinh Tế
Con ngƣời Thái Bình cần cù, sáng tạo, ham học hỏi vì vậy sản xuất

nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ngày càng phát triển. Từ vùng đất khô cằn,
ngƣời dân Thái Bình đã không quản ngại khó khăn, áp dụng những tiến bộ
khoa học nâng cao hiệu quả quỹ đất, phát triển kinh tế. Năng suất lúa hàng
năm đƣợc nâng cao, sản xuất công nghiệp ngày càng phát triển với nhiều
ngành công nghiệp sản xuất: gạch men, gốm sứ, nƣớc khoáng… Cùng với
10
phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải
sản phát triển mạnh. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn vay vốn đầu tƣ phát triển
sản xuất nông nghiệp trang trại, đào ao đầm nuôi tôm cá, phát triển cây trồng
vật nuôi , mở các công ty xí nghiệp áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật
vừa để phát triển kinh tế gia đình, vừa tạo việc làm cho ngƣời lao động. Do đó
mảnh đất và con ngƣời Thái Bình đang từng ngày đổi mới. Đời sống vật chất
và tinh thần của ngƣời dân Thái Bình ngày càng đƣợc nâng cao. Nhu cầu
thƣơng thức các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống đặc biệt là nghệ
thuật chèo cũng đã hình thành trong thói quen của ngƣời dân.
Bên cạnh đó Thái Bình còn có các tuyến giao thông quan trọng: tuyến
thành phố Thái Bình – Vũ Thƣ; Thành phố Thái Bình - Đông Hƣng - Hƣng
Hà; Thành phố Thái Bình - Đông Hƣng - Quỳnh Phụ, Thành phố Thái Bình -
Đông Hƣng - Thái Thuỵ; Tuyến thành phố Thái Bình - Kiến Xƣơng - Tiền
Hải… Các tuyến giao thông góp phần quan trọng trong việc phát triển nghệ
thuật chèo truyền thống. Hoạt động đi lại biểu diễn của các đoàn chèo đƣợc
thuận lợi hơn, công tác tuyên truyền văn hóa truyền thống dễ dàng đến với
ngƣời dân trên địa bàn toàn tỉnh.
1.1.2.2. Xã hội
Từ cổ xƣa cho đến ngày nay văn hoá của cƣ dân Đồng bằng sông Hồng
vẫn đƣợc xác định là văn hoá nông nghiệp trồng lúa nƣớc. Thái Bình, cho đến
nay vẫn khoảng 90% dân số sống trong nông thôn nông nghiệp, bởi quá trình
đô thị hoá diễn ra chậm chạp, và chƣa xuất hiện những đô thị lớn. Văn hoá, văn
minh nông nghiệp đƣợc xác định là đã đến sớm, ở lâu, đi muộn với Thái Bình.
Bằng chứng là hiện nay Thái Bình vẫn còn lƣu giữ đƣợc nhiều loại hình sinh

hoạt văn hoá, văn nghệ, dân gian và hội làng với nghi thức lễ nông nghiệp cũng
phục hồi nhiều hơn với nội dung phong phú hơn các địa phƣơng khác.
11
Sự hội tụ đa cực của các luồng cƣ dân về khai phá, chinh phục và cải
tạo vùng đất Thái Bình để nơi đây trở thành một vùng điển hình, và phát triển
trong điều kiện trống vắng những đô thị trung tâm, yếu tố thị dân mờ nhạt
đáng đƣợc coi là một trong những nét đặc trƣng quan trọng, gợi mở cho
hƣớng tìm tòi, khẳng định sắc thái văn hoá làng là phong phú, bền vững, và
tƣơng đối ổn định ở Thái Bình. Cũng chính đặc trƣng này cho thấy tính cách
tiêu biểu nhất của ngƣời Thái Bình, từ truyền thống đến hiện đại vẫn mang
đậm tính cách ngƣời nông dân, điển hình về cả hai phƣơng diện: Tích cực và
hạn chế vốn có của nó.
Mặt khác, sự hội tụ của các luồng cƣ dân mang tính đa cực tới mức điển
hình trong truyền thống ở Thái Bình cũng chi phối các mối quan hệ trong đời
sống kinh tế - văn hoá - xã hội của cƣ dân Thái Bình làm cho văn hoá ở Thái
Bình không chỉ phong phú, đa dạng mà còn cởi mở, thông thoáng hơn ở nhiều
lĩnh vực: Tôn giáo, tín ngƣỡng, phong tục tập quán và tính dân chủ trong cộng
đồng làng xã. Đặc điểm này gợi cho hƣớng tìm tòi, và lý giải tính phong phú
của văn hoá truyền thống ở Thái Bình đƣợc hình thành, tồn tại và phát triển
theo một hệ thống mở chứ không hoàn toàn đóng kín. Về phƣơng diện nào đó
tính cởi mở, dễ thích ứng với các tiếp thu văn hoá từ các cùng, miền khác của
cƣ dân Thái Bình còn phải tìm đến những yếu tố biến động cơ học về dân số
với việc ngƣời Thái Bình ra tỉnh ngoài, nƣớc ngoài làm ăn, sinh sống, đã tạo ra
sự giao thoa văn hoá, góp phần làm cho văn hoá ở Thái Bình thêm phong phú.
Qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau trong tiến trình lịch sử, nhân dân Thái
Bình đã có một truyền thống đấu tranh kiên quyết chống lại tất cả các trở lực
hung bạo. Dù đó là những trở lực thuộc về thiên nhiên hay xã hội con ngƣời.
Cũng giống nhƣ cƣ dân ở các vùng khác trong cả nƣớc, ngƣời Thái
Bình rất yêu múa hát, nhiều điệu múa dân gian đƣợc lƣu truyền trong tỉnh
nhƣ: Múa đội đèn, múa cung, múa quạt, ở thành phố Thái Bình, múa ông

12
Đùng bà Đà, múa lải lê ở Thái Thuỵ, múa xếp chữ ở Quỳnh Phụ, múa đò ở
Vũ Thƣ, múa cờ ở Đông Hƣng… Hát có hát Đúm, hát Ru, hát Văn, hát Trống
Quân, Cò lả,…
Ngoài tình cảm lành mạnh, yêu cuộc sống biểu hiện qua các làn điệu
dân ca, ngƣời Thái Bình còn có tinh thần lạc quan đƣợm tính chất trào lộng,
họ trào lộng trong lao động, trong sông Hồng hàng ngày, rồi từ tính chất trào
lộng ấy, họ phê phán những thói hƣ, tật xấu của những ngƣời xung quanh họ
để tiến lên chấm biếm, đả kích không thƣơng tiếc tham nhũng. Họ mê xem
chèo, những nhân vật chèo trong các vở diễn đƣợc công chúng Thái Bình cảm
thông và đồng tình hơn cả vẫn là vai anh hề, vai hề của chèo đƣợc ngƣời Thái
Bình xem nhƣ những biểu tƣợng của ngƣời nông dân vùng lúa đồng bằng
hiền hậu, thông minh, đầy tính trào lộng. Sẵn sàng châm biếm đả kích những
đối tƣợng bóc lột, áp bức họ.
1.1.3. Điều kiện văn hóa
Để nghiên cứu chèo Thái Bình phải đặt nó trong cơ địa sinh thành,
trong sự giao lƣu văn hóa, trong các lễ hội dân gian… và nhiều yếu tố liên
quan khác. Nó không chỉ giới hạn trong phạm vi hành chính của tỉnh Thái
Bình hiện nay, mà là sự cộng hƣởng của nhiều yếu tố văn hóa nội sinh và văn
hóa ngoại sinh.
Thái Bình là một tỉnh đồng bằng sông nƣớc với môi trƣờng sinh thái tự
nhiên thuận lợi cho nghệ thuật chèo nảy mầm và phát triển. Cùng với quá
trình mở đất lập làng đã tạo cho cƣ dân Thái Bình có điều kiện để tiếp thu học
hỏi những tinh hoa văn hóa mang tính tự nguyện hoặc bắt buộc, nhƣng vẫn
giữ đƣợc “bản sắc riêng đậm đà”. Đó là văn hóa của vùng đồng bằng Bắc bộ
và phụ cận, cùng với những đợt di dân từ các miền đất khác tới Thái Bình, mà
đặc biệt là từ Thanh Hóa ra và ngƣợc lại. Đó là sự học hỏi tinh hoa văn hóa
Trung Quốc trong suốt thời kỳ Bắc thuộc và nhiều thập kỷ sau. Tiếp đến là
13
sân khấu Pháp thế kỷ 20, và nhiều sân khấu hiện đại sau Cách mạng tháng

Tám… đƣợc bổ sung, chắt lọc, và học hỏi nghiêm túc của bao thế hệ nghệ
nhân với ý thức giữ gìn và làm giàu thêm bản sắc văn hóa địa phƣơng. Sở dĩ
chèo Thái Bình ra đời và tồn tại tới ngày nay trƣớc hết vì nó dựa trên nền tảng
của những trò diễn xƣớng dân gian từ xa xƣa và của dân ca, dân vũ đồng bằng
Bắc Bộ. Những trò diễn, điệu múa, lời ca, lời ru… hiện còn thấy đƣợc ở hội
làng Thái Bình có quan hệ đến sự ra đời và tồn tại của chèo, đến hát chèo,
múa chèo.
So với các tỉnh thuộc châu thổ đồng bằng Bắc Bộ, Thái Bình có diện
tích đất tự nhiên thuộc loại hẹp nhƣng mật độ các di tích lịch sử văn hoá lại
tƣơng đối dày. Thái Bình cũng là một vùng văn hóa dân gian phong phú, đa
dạng mà lễ hội truyền thồng đã có và hiện còn ở Thái Bình đáng đƣợc xem là
tiêu biểu về số lƣợng, đa dạng về loại hình với khoảng 200 lễ hội đƣợc lƣu
giữ : Hội Chùa Keo, hội đền Tiên La, hội đền Đồng Bằng, hội đền Côn Giang,
hội Lơ, hội trình nghề La Vân, hội chiếu làng Hới, hội làng An Cố… Đây là
nguồn tài nguyên quý báu để phát triển du lịch văn hoá Thái Bình.
Hàng trăm làng nghề truyền thống ở Thái Bình tồn tại lâu đời không chỉ
là nguồn kinh tế chính của cƣ dân nơi đây, mà còn góp phần tạo nên bản sắc
văn hóa cho mỗi vùng quê. Hiện nay Thái Bình có khoảng 290 làng nghề
đƣợc cấp bằng công nhận và các làng nghề phát triển ổn định, trở thành
những thƣơng hiệu làng nghề nổi tiếng nhƣ thêu Minh Lãng, dệt đũi Nam
Cao, đúc đồng An Lộc Nhiều nơi dần trở thành vùng nghề nhƣ dệt chiếu
Quỳnh Phụ, Hƣng Hà, Ðông Hƣng, chạm bạc Ðồng Xâm…
Làng chạm bạc Đồng Xâm đƣợc hình thành từ thế kỷ XVIII. Trải qua
300 năm phát triển, các sản phẩm chạm bạc Đồng Xâm ngày càng đƣợc
khách hàng ƣa chuộng vì có nhiều đặc điểm nổi trội: kiểu thức lạ, hình khối
dáng vẻ đa dạng, các nét trang trí tinh vi mà đa dạng, các nét trang trí tinh vi
14
mà cân đối, lộng lẫy, nổi rõ chủ đề chính. Đặc biệt, thủ pháp xử lý sáng - tối
nhờ tận dụng đặc tính phản quang của chất liệu bạc. Trorg làng còn có đền
Đồng Xâm, thờ nghệ nhân Nguyễn Kim Lâu là ông tổ của nghề chạm bạc

làng. Hàng năm, lễ hội đền Đồng Xâm đƣợc tổ chức từ ngày 1 đến ngày 5
tháng 4 âm lịch với các nghi lễ rƣớc, tế linh đình, các trò chơi dân gian và
nhất là các sản phẩm bạc của làng đƣợc bày bán, thu hút đông đảo khách bốn
phƣơng.
Phát triển du lịch văn hoá gắn với các lễ hội, giỗ tổ Đền thờ vƣơng triều
nhà Trần, tham quan chùa Keo, đền Mẫu Đợi xã Đông Hải huyện Quỳnh
Phụ,đền Đồng Bằng xã An Lễ huyện Quỳnh Phụ,đền Tiên La, du lịch sinh
thái gắn với xây dựng Khu du lịch Cồn vành, Cồn Thủ, du lịch làng nghề
(Đồng Xâm, Hồng Thái Capital - Kiến Xƣơng ), du lịch biển (Đồng Châu -
Tiền Hải), đặc là khu resort Cồn Đen đang đƣợc xây dựng tại xã Thái Đô,
Thái Thụy, Thái Bình.
Điều kiện văn hóa trong tỉnh góp phần cho nghệ thuật chèo phát triển.
Các lễ hội, các làng nghề, các khu vui chơi giải trí thu hút đông đảo du khách
thập phƣơng là điều kiện quan trọng giúp nghệ thuật chèo Thái Bình đến với
mọi ngƣời dân trên cả nƣớc.
1.2. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT CHÈO Ở
THÁI BÌNH
1.2.1. Xuất xứ nghệ thuật chèo ở Thái Bình
Về nguồn gốc và thời điểm ra đời của nghệ thuật chèo có rất nhiều ý
kiến khác nhau nhƣ:
Giáo sƣ Vũ Khắc Hoan nhận định: “Chèo phôi thai khoảng 5 thế kỷ, từ
thế kỷ IV trước Công lịch đến thế kỷ thứ I sau Công lịch. Nguồn gốc của chèo
là nền ca vũ cổ sơ của dân tộc thường biểu diễn trong tang lễ (được dẫn
chứng bằng tích trò Đưa – linh)” [11; tr.11-12].
15
Giáo sƣ Vũ Huy Chấn nhận định: “Chèo khởi nguồn từ dân giã múa hát
vui chơi và biểu diễn trong ghi thức lễ hội thời vua Hùng” [11; tr.12].
Cho đến nay, dƣờng nhƣ chƣa có một công trình nghiên cứu nào về
nghệ thuật chèo khẳng định chính xác là nghệ thuật chèo ra đời từ bao giờ.
Giáo sƣ Hà Văn Cầu, một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về nghệ

thuật chèo của Việt Nam và cũng là ngƣời Thái Bình đã cho rằng Hoàng giáp
Quách Hữu Nghiêm ngƣời làng Phúc Khê (nay thuộc xã Thái Phúc, huyện
Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) đã viết lời đề tựa cho Hý phƣờng phả lục. Trong
lời tựa có viết: Chèo không sinh ra ở một thời, không sinh ra từ một ngƣời, từ
một địa phƣơng. Giáo sƣ còn cho rằng: Chèo là nghệ thuật dân gian đƣợc xây
dựng trên cơ sở trò nhại, múa và hát dân gian.
Ba nhận định trên của ba giáo sƣ chuyên nghành tuy không đồng nhất
nhƣng có cùng chiều hƣớng , xét thấy rút ra đƣợc điều chung nhất: “Chèo là
hình thức sân khấu dân gian bắt nguồn từ ca vũ dân gian và lễ hội tín ngưỡng
dân gian có lịch sử từ ngàn năm trở lên…”[11; tr.12].
Chèo là loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống, đƣợc xem là một
trong những loại hình nghệ thuật có lịch sử lâu đời.
Những nội dung, những tích trò hầu hết lấy ở kho tàng truyện cổ dân
gian phong phú , và phản ánh đời sống của nhân dân trong xã hội Việt Nam.
Những làn điệu chèo cho đến hôm nay đều phảng phất âm điệu và lời ca
của hát dân ca: nhƣ hát Quan họ, hát Xoan, hát Ghẹo… Có thể nói chèo phát
triển từ trò nhại (hát múa chƣa có tích truyện) kể chuyện, giao lƣu múa hát
dân gian trong các lễ hội đồng bằng Bắc Bộ.“Chính vì sự phát triển của dân
gian nên chèo không ổn định nếu ổn định chỉ là tương đối. Xưa chèo biểu
diễn sân khấu ba mặt, khán giả và diễn viên không có khoảng cách. Diễn viên
và khán giả cùng trò truyện, bình xét khen chê và đồng thời cùng kể chuyện về
nhân vật ”[12; tr.22].
16
Trong thực tế chèo đƣợc lƣu truyền qua các thế hệ bằng các phƣơng
pháp – nhập tâm, học lỏm, và ghi chép sự lắp ghép mảnh trò, đồng thời cũng
là tự sáng tạo: sáng tạo kịp thời, sáng tạo tại chỗ, sáng tạo tập thể đi đến thống
nhất, thống nhất rồi lại phân tán, rồi lại thống nhất để rồi phát triển.
Xƣa kia các cụ ta yêu văn nghệ thấy câu hát hay thì học, nhƣng không
biết chữ phải học lỏm, ngƣời học thuộc câu này, kẻ học thuộc câu kia, ai biết
chữ thì ghi chép vài dòng, sau về ghép lại với nhau để hát, khi chép lại thuộc

bập bõm thế là các cụ lại bịa ra cho có lý, khi đem ra diễn lại đƣợc các cụ
khóa, cụ đồ trong làng nghe, sửa chữa cho lời văn chau chuốt hơn.
Nói rõ hơn tức là ngƣời diễn và ngƣời xem có sự tác động lẫn nhau và
chính nhờ sự tác động đó nên chèo luôn phát triển, luôn luôn biến động, luôn
tiến hóa để tự hoàn thiện mình.
Cứ nhƣ vậy chèo mỗi ngày phát triển và cho đến hôm nay. Chèo bắt
đầu ổn định.
Ổn định ở chỗ: Kịch bản đã có tác giả, có nội dung, cốt truyện, có mảng
trò lời văn viết cho nhân vật rõ ràng. Nhƣ thế tác giả đã ký tên chịu trách
nhiệm trƣớc kịch bản đó, không ai có quyền xóa bỏ hoặc thay đổi câu văn
trong kịch.
Ngƣời ta thƣờng nói: có tích mới dịch nên trò, nhƣng tích trò xƣa chỉ là
cái cốt, cái xƣơng, thân trò mà thôi. Ví dụ trong Lƣu Bình – Dƣơng Lễ chỉ
vẻn vẹn có mấy câu:
Anh có chút bạn hiền nghĩa cũ
Danh ốc Lƣu Bình cùng bạn thƣ sinh
Song anh ấy chƣa làm nên phận
Đến chơi nhà giả làm mặt giận
Sai quân hầu sỉ nhục nhuốc nhỏ
Dọn lƣng cơm với một quả cà
17
Ăn chẳng đƣợc anh liền phẫn chí
Cửa nhà sa thế biết lấy gì đèn sách học hành
Nàng phải đi nuôi bạn thay anh
Công đức ấy xem thầy non thái
Các nghệ sĩ dân gian đã sáng tạo ra các mảng trò ngoài tích để hoàn
thiện một buổi diễn kéo dài hàng mấy tiếng đồng hồ . Ví dụ nhƣ chỉ một câu
là “Nàng phải đi nuôi bạn thay anh” thì chèo đã sáng tạo ra rất nhiều cảnh
“Châu Long” gặp “Lƣu Bình” ở quán Nghinh Hƣơng xin về sửa túi nâng khăn
cho chàng ăn học. Rồi cảnh dƣới ánh trăng nàng ngồi thêu vá trong phòng,

chàng Lƣu đèn sách phòng. Chàng tỏ tình yêu nàng, nàng khuyên chàng giữ
lấy lời thề khi thi đỗ mới chính thức kết duyên. Cảnh diễn thật đầy chất thơ và
chất tình, càng tô thêm vẻ đẹp của mối tình chung thủy đến trong sáng của
Châu Long đối với Dƣơng Lễ.
Nếu sân khấu chèo chỉ có tích mà không có mảng ứng nhƣ trên thì có
còn là sân khấu nữa không?
Ứng tác là ngoài ý muốn của kịch bản, nhƣng lại là một yếu tố nhƣ một
nguyên tắc của nghệ thuật chèo hay nói cách khác: Tích nhƣ bức tranh phác
họa, ứng diễn là màu sắc của bức tranh.
Hay trong tích “Quan Âm Thị Kính” các mảng trò: “Phú Ông” đánh
“Nô”, “Lý trƣởng Mẹ mõ” màn “việc làng”…là những mảng ứng diễn ngoài
tích trò, nhƣng lại phục vụ cho trò, càng nói về một xã hội phong kiến ngày
xƣa đầy thối nát, và để sáng tỏ thêm một “Thị Kính” nhẫn nhục chịu đựng
dƣới sự áp bức của xã hội lúc bấy giờ.
Những mảng trò không làm cho tích trò bị đơn điệu và khô cứng mà
ngƣợc lại nó làm cho tích trò thêm sinh động và phong phú hơn.
“Nói tóm lại chèo do sự bồi đắp của tập thể nhân dân lao động tiêu
biểu là các nghệ sĩ dân gian từ các trò nhại, ca múa hát trong lễ hội đồng
18
bằng bắc bộ phát triển dần lên mà thành” [12; tr.25]. Phần lớn kịch bản chèo
xƣa đều không có tác giả mà tích truyện là lấy trong cuộc sống, đƣợc dân gian
hóa mà thành chèo. Ngƣợc lại chèo là tập hợp những phƣơng pháp sáng tạo,
những tinh hoa và đặc trƣng thẩm mỹ truyền thống của dân tộc Việt hình
thành.
1.2.2. Sự ra đời của các làng chèo ở Thái Bình
Nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, Thái Bình từ lâu vẫn đƣợc coi là
một trong những mảnh đất chèo có tiếng, nơi sản sinh ra những danh chèo của
làng chèo Việt Nam. Song hành với những đóng góp to lớn của ngành chèo
chuyên nghiệp, những chiếu chèo truyền thống hiện hữu ở nhiều làng quê,
thôn xóm trong tỉnh từ nhiều đời nay, nhiều năm nay vẫn lặng thầm tồn tại,

dệt nên một nét đẹp, một bản sắc trong sinh hoạt văn hoá cộng đồng độc đáo,
riêng có.
Cách đây hàng trăm năm, cùng với các làn điệu dân ca đồng bằng Bắc
bộ nhƣ: Trống quân, Cò lả, Hát văn, Hát xẩm, Ca trù nghệ thuật chèo ở Thái
Bình đã phát triển khá sớm và chiếm đƣợc ƣu thế trong quần chúng. Nó là hơi
thở của cuộc sống đối với ngƣời nông dân lao động một nắng hai sƣơng. Sau
những buổi lao động mệt nhọc ngƣời nông dân làm ra hạt thóc, củ khoai thì
duy nhất ở nông thôn vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng chỉ có văn nghệ:
hát dân ca, diễn chèo để mua vui, lấy lại sự cân bằng “sinh thái”. Đồng thời
dùng ngôn ngữ chèo, hình tƣợng nhân vật đƣợc khoa trƣơng, cƣờng điệu bằng
lối diễn chèo để giáo dục thói hƣ tật xấu trong xã hội và đấu tranh chống lại
cƣờng hào, ác bá thực dân phong kiến. Đó cũng chính là nguyên nhân để các
làng chèo hình thành, tồn tại và phát triển. Vì thế mà chèo dần dần trở thành
môn nghệ thuật độc đáo, mà đối tƣợng chủ yếu là nông dân và có sức lan tỏa
rộng khắp trong tỉnh. Họ từ đồng ruộng bƣớc lên sân khấu, đôi khi chân còn
lấm bùn, tóc còn vƣơng bụi rơm rạ. Phấn son không át khỏi mùi sình lầy chân
19
chất. Cũng bởi những ngƣời nông dân mê chèo, những con ngƣời của ruộng
đồng ấy vẫn kịp biến những câu hát, điệu múa thành gần gũi với đời sống qua
những câu chuyện mà họ đã và đang nhìn thấy ở trong làng, ngoài xóm, trên
những cánh đồng quê hƣơng năm tấn. Các làng chèo từ đó dần hình thành và
phát triển.
Trong làng có các phƣờng chèo, lúc đầu là gánh hát nhỏ, sau phát triển
thành phƣờng, thành hội và họ suy tôn ông Trùm, ngƣời tài năng, là linh hồn
của phƣờng để xây dựng tiết mục, đi biểu diễn và chính là ngƣời lãnh đạo, tổ
chức của phƣờng chèo.
Nói tới các làng chèo nổi tiếng ở Thái Bình phải kể đến chèo làng
Khuốc. Nếu nhƣ Thái Bình đƣợc ví nhƣ những cái cái nôi của dòng chèo, thì
không ai có thể phủ nhận chèo Khuốc là tiêu biểu nhất cho dòng chèo Thái
Bình. Khuốc là tên dân gian thƣờng gọi để chỉ làng Cổ Khúc, huyện Thần

Khê, phủ Tiên Hƣng nay thuộc xã Phong Châu, huyện Đông Hƣng (cách thị
trấn Đông Hƣng chừng 5km), một làng văn hiến với những chiếng chèo ra đời
từ rất sớm và truyền đời đến hàng chục thế hệ. Làng Khuốc từng đƣợc triều
đình phong kiến ban tặng danh hiệu “Mỹ tục khả phong” và “Thuần phong
mỹ tục” mà những bia đá còn đặt tại cửa đình làng nhƣ niềm tự hào sống mãi
với thời gian. Chèo Khuốc luôn nhận đƣợc sự mến mộ cổ vũ của nhiều tầng
lớp, mà ca dao xƣa gói ghém một cách lắng đọng qua lời mời mọc tình tứ:
“Hỡi cô thắt dải lƣng xanh,
Có xem Chèo Khuốc với anh thì về ” [32]
Ngoài ra còn có các làng chèo nhƣ Hà Xá (Hƣng Hà), chèo Sáo Ðền
(Vũ Thƣ), An Phú (Quỳnh Phụ)…không chỉ nổi đình đám về phong trào hát
chèo, hát dân ca quần chúng trong tỉnh mà còn đóng góp cho ngành chèo
chuyên nghiệp cả nƣớc tới mấy chục nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công. Sau này
nhiều làng cũng có các đội chèo chuyên nghiệp nhƣ : Ðông Kinh, Nguyên

×