Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết blogger của phong điệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (656.37 KB, 65 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Hoàng Thị Oai Lớp: K36B - SP Ngữ văn

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
=======***=======





HOÀNG THỊ OAI





NGHỆ THUẬT TỰ SỰ
TRONG TIỂU THUYẾT BLOGGER
CỦA PHONG ĐIỆP




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học








HÀ NỘI - 2014



Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Hoàng Thị Oai Lớp: K36B - SP Ngữ văn

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
=======***=======





HOÀNG THỊ OAI





NGHỆ THUẬT TỰ SỰ
TRONG TIỂU THUYẾT BLOGGER
CỦA PHONG ĐIỆP





KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
ThS. Nguyễn Thị Vân Anh


HÀ NỘI - 2014

Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Hoàng Thị Oai Lớp: K36B - SP Ngữ văn
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo Nguyễn Thị Vân Anh -
người đã hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Ngữ
văn, đặc biệt là các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Lí luận văn học đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi để khóa luận của tôi được hoàn thành.

Hà Nội, tháng 5/2014
Sinh viên


Hoàng Thị Oai














Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Hoàng Thị Oai Lớp: K36B - SP Ngữ văn
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung đã trình bày trong khóa luận này là kết
quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo
Nguyễn Thị Vân Anh. Những nội dung này không trùng với sự nghiên cứu
của tác giả khác. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
Hà Nội, tháng 5/2014
Sinh viên


Hoàng Thị Oai













Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Hoàng Thị Oai Lớp: K36B - SP Ngữ văn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5. Phương pháp nghiên cứu 4
6. Đóng góp của khóa luận 4
7. Bố cục của khóa luận 5
NỘI DUNG 6
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ 6
1.1. Khái niệm tự sự 6
1.2. Các yếu tố cơ bản của nghệ thuật tự sự 6
1.2.1. Nhân vật văn học 6
1.2.2. Cốt truyện 8
1.2.3. Kết cấu 9
1.2.4. Ngôn ngữ nghệ thuật 10
1.2.5. Giọng điệu 12
1.2.6. Người kể chuyện và ngôi kể 14
CHƢƠNG 2. NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT BLOGGER 17
2.1. Nhân vật tha hóa 17
2.2. Nhân vật cô đơn, bế tắc 22
2.3. Nhân vật nổi loạn 28
CHƢƠNG 3. KẾT CẤU VÀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT CỦA

BLOGGER 32
3.1. Kết cấu 32
3.1.1. Kết cấu phân mảnh 32
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Hoàng Thị Oai Lớp: K36B - SP Ngữ văn
3.1.2. Kết cấu truyện lồng truyện 37
3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật 43
3.2.1. Ngôn ngữ hiện thực đời thường 43
3.2.2. Ngôn ngữ mạng 51
KẾT LUẬN 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO











Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Hoàng Thị Oai 1 Lớp: K36B - SP Ngữ văn
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Cùng với sự phát triển của lịch sử - xã hội, đời sống văn học thế giới
nói chung và văn học Việt Nam nói riêng cũng đang biến đổi từng ngày với
những cách tân đáng kể trên cả hai bình diện nội dung và hình thức. Mỗi tác
phẩm văn học muốn sống trong lòng độc giả, trường tồn cùng thời gian đòi

hỏi người nghệ sĩ phải không ngừng sáng tạo, cách tân tạo nên sự độc đáo,
khác biệt. Do vậy, xu hướng cách tân văn học cả về nội dung tư tưởng lẫn
hình thức thể hiện luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà văn trong đó
đổi mới về nghệ thuật tự sự cũng là yêu cầu khá quan trọng đặc biệt là đối với
tiểu thuyết.
1.2. Phong Điệp là một cây bút cần mẫn. Chị đã xuất bản mười tập sách
gồm truyện dài, truyện ngắn và trò chuyện văn chương. Năm 2009, Phong Điệp
cho ra mắt cuốn tiểu thuyết có tựa đề rất “văn chương mạng” là Blogger. Đây
là cuốn tiểu thuyết đầu tay của Phong Điệp cho thấy những thử nghiệm táo bạo
trong cách xây dựng mạch truyện và khai thác ngôn ngữ biểu hiện ở nhà văn
trẻ này. Tác phẩm gây được sự chú ý của độc giả không chỉ bởi nội dung xã hội
được phản ánh trong đây mà còn ở phương diện cách tân nghệ thuật. Nghệ
thuật tự sự của Blogger có nhiều điểm đáng chú ý. Tuy nhiên, hiện nay chưa có
công trình chuyên biệt nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong Blogger. Với
mong muốn góp thêm tiếng nói vào sự khẳng định đặc điểm nghệ thuật trong
sáng tác của Phong Điệp, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghệ thuật tự sự trong
tiểu thuyết Blogger của Phong Điệp”. Nghiên cứu thành công vấn đề này, khóa
luận sẽ góp phần khẳng định tài năng, sự độc đáo của Phong Điệp trên hành
trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn trẻ này.
Thông qua đề tài “Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Blogger của Phong
Điệp” chúng tôi mong muốn đóng góp thêm một cách tiếp cận, một hướng
khám phá về giá trị nghệ thuật của cuốn tiểu thuyết này. Qua đó, bạn đọc có
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Hoàng Thị Oai 2 Lớp: K36B - SP Ngữ văn
thể thấy được những đóng góp của nhà văn đối với thể loại tiểu thuyết nói
riêng và đối với đời sống văn học nói chung.
1.3. Lựa chọn đề tài trên, người viết không chỉ có dịp khám phá các giá
trị của tác phẩm trong phạm vi nghiên cứu mà kết quả nghiên cứu còn hỗ trợ
cho chúng tôi với tư cách là một người giáo viên Ngữ văn tương lai sẽ giảng
dạy tốt hơn các tác phẩm văn học đặc biệt là tác phẩm văn xuôi ở trường phổ

thông. Bởi vì, quá trình thực hiện đề tài cũng chính là quá trình người viết
được rèn luyện tốt hơn các kĩ năng, thao tác tư duy phân tích tác phẩm văn
học, giúp học sinh khám phá được những cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn
chương và thấy được tài năng của từng nghệ sĩ.
2. Lịch sử vấn đề
Hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào về nghệ thuật tự sự của
Blogger. Tuy nhiên, tác phẩm ra đời đã thu hút được sự chú ý của độc giả và
giới nghiên cứu nên có một số bài viết, ý kiến xung quanh Blogger.
Bài Blogger - những lát cắt cuộc sống đăng trên báo Người lao động
của tác giả H.Dung viết: “Mỗi lát cắt trong Blogger là entry trong blog. Mỗi
entry là mỗi thước phim sống động đến nghẹt thở. Ở đây là cuộc sống nham
nhở chốn thị thành, một cuộc sống vụ lợi với những góc u mê bị bóc trần ra
những gì hiện thực nhất có thể” [2].
Đoàn Minh Tâm trong bài viết: Vài cảm nhận về tiểu thuyết Blogger của
Phong Điệp viết: “Thoạt nhìn vào nhan đề tiểu thuyết, không ít người lầm
tưởng Blogger sẽ chỉ đề cập thuần túy đến cuộc sống của những cư dân mạng.
Nhưng Blogger không chỉ giới hạn ở đề tài đang là một trong những đề tài
“hot” thu hút sự quan tâm của nhiều người mà còn mở rộng biên độ sang
chuyện thân phận, cuộc đời của người phụ nữ, sang chuyện gia đình… Nói
một cách chính xác, blog và cuộc sống của cư dân mạng là điểm tựa cho
Phong Điệp mô tả và lí giải về cuộc sống hiện tại của những người phụ nữ trẻ
tuổi… Có một thế giới phụ nữ trong Blogger. Họ đa dạng về tuổi đời: bà già,
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Hoàng Thị Oai 3 Lớp: K36B - SP Ngữ văn
trẻ em, phụ nữ trung niên, thanh niên, phong phú về xuất thân: nông dân,trí
thức, doanh nhân, nhà văn, nhân viên văn phòng, lao công, thợ gội đầu…[14].
Về ngôn ngữ của tác phẩm, Đoàn Minh Tâm cũng nhận xét: “Ngôn ngữ
“mạng” trong Blogger thu hút sự chú ý của tôi vì đây là một trong những
thành tố quyết định sự thành công của tác phẩm. Ngôn ngữ mạng muôn hình
vạn trạng ngoài đời thường được Phong Điệp dựng công trau chuốt, chọn lựa

để đưa vào tác phẩm. Đó là thứ ngôn ngữ “mạng” vừa có tính khách quan,
nhiều màu sắc cá nhân vừa giảm đi hỗn tạp, xô bồ và có phần “tục tĩu” vốn có
của đời thường” [14].
Trả lời phỏng vấn của Lê Anh Hoài đăng trên báo Tiền phong cuối tuần,
nhà văn Phong Điệp nói: “Các entry xuất hiện trên blog có thể liền mạch hoặc
khá rời rạc, chẳng mấy liên quan đến nhau. Nhưng trên thực tế, ở một cách
thức nào đấy, luôn có những đường dây kết nối với với nhau. Đó là gì? Tôi
muốn bạn đọc của mình không chỉ giở sách ra và làm một công việc thụ động
là chờ xem nhân vật chính có làm đám cưới hay có bỏ nhau không; mà muốn
họ cùng tham gia giải mã những câu chuyện, những nhân vật được bày ra
trong sách” [8].
Bài viết của tác giả Hương Giang trên báo An ninh thủ đô với nhan đề
“Blogger - dấu ấn mới của Phong Điệp” cho rằng: “Blogger ra đời với những
entry, những blast, những comment là những lát cắt về đời sống ngổn ngang,
hỗn độn và có những thời khắc tuyệt vọng. Bạn có thể tìm thấy một nhân vật
chính duy nhất nhưng cũng có thể thấy tất cả các nhân vật trong truyện đều là
nhân vật chính và cũng có thể họ chỉ là những mảnh rời của một con người cụ
thể” [5].
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Blogger từ đó tìm ra những nét
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Hoàng Thị Oai 4 Lớp: K36B - SP Ngữ văn
đặc sắc, độc đáo trong việc xây dựng nhân vật, kết cấu và sử dụng ngôn ngữ
của nhà văn. Tất nhiên không tách rời việc thể hiện và làm sáng tỏ giá trị nội
dung tác phẩm.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận có nhiệm vụ chỉ ra những nét độc đáo trong nghệ thuật tự sự
của Blogger và hiệu quả nghệ thuật của những sáng tạo đó trong khi thể hiện
nội dung tác phẩm.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài đã chọn, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi ở khóa luận này
là những nét độc đáo trong nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Blogger.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi kiến thức: Nghệ thuật tự sự gồm nhiều yếu tố song ở phạm vi
khóa luận này chúng tôi chỉ tập trung triển khai ở một số phương diện: Nhân
vật, kết cấu và ngôn ngữ nghệ thuật.
Phạm vi tư liệu: Thực hiện đề tài Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết
Blogger của Phong Điệp, chúng tôi tập trung tìm hiểu và khảo sát cuốn tiểu
thuyết Blogger của Phong Điệp, Nxb Văn học, năm 2009.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đặt ra, chúng tôi sử dụng
các phương pháp:
- Phương pháp phân tích, đánh giá
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp hệ thống
6. Đóng góp của khóa luận
Với khóa luận này, chúng tôi đề xuất một hướng tiếp cận mới về tiểu
thuyết Blogger của Phong Điệp từ phương diện nghệ thuật tự sự. Trên cơ sở
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Hoàng Thị Oai 5 Lớp: K36B - SP Ngữ văn
đó, người viết mong muốn sẽ có những đóng góp trên một vài bình diện sau:
Thứ nhất, góp phần tìm hiểu và xác lập một cách chính thống về các yếu
tố của nghệ thuật tự sự như: khái niệm tự sự, nhân vật văn học, cốt truyện,
ngôn ngữ nghệ thuật, người kể chuyện và ngôi kể, kết cấu, giọng điệu.
Thứ hai, tìm hiểu về một số loại hình nhân vật tiểu biểu trong tiểu thuyết
Blogger của Phong Điệp.
Thứ ba, chỉ ra những nét độc đáo trong xây dựng kết cấu và sử dụng
ngôn ngữ của tác phẩm.

7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của
khóa luận được triển khai ở 3 chương:
Chương 1: Khái quát về nghệ thuật tự sự
Chương 2: Nhân vật trong tiểu thuyết Blogger
Chương 3: Kết cấu và ngôn ngữ nghệ thuật của Blogger








Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Hoàng Thị Oai 6 Lớp: K36B - SP Ngữ văn
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ
1.1. Khái niệm tự sự
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, tự sự là: “phương thức tái hiện đời
sống, bên cạnh hai phương thức khác là trữ tình và kịch được dùng làm cơ sở
để phân loại tác phẩm văn học… Tác phẩm tự sự tái hiện đời sống trong toàn
bộ tính khách quan của nó. Tác phẩm tự sự phản ánh hiện thực qua bức tranh
mở rộng của đời sống trong không gian, thời gian, qua các sự kiện, biến cố
xảy ra trong cuộc đời con người. Trong tác phẩm tự sự nhà văn cũng thể hiện
tư tưởng và tình cảm của mình… Tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt truyện.
Gắn liền với cốt truyện là một hệ thống nhân vật được khắc họa đầy đủ nhiều
mặt… nguyên tắc phản ánh hiện thực trong tính khách quan đã đặt trần thuật
vào vị trí của nhân tố tổ chức ra thế giới nghệ thuật của tác phẩm tự sự, đòi

hỏi nhà văn phải sáng tạo ra hình tượng người trần thuật…” [7, 328 - 329].
1.2. Các yếu tố cơ bản của nghệ thuật tự sự
1.2.1. Nhân vật văn học
Trong cuốn Từ điển văn học (tập 2), các nhà biên soạn đã định nghĩa:
“Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, tiêu điểm để bộc lộ
chủ đề, tư tưởng chủ đề và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có tính chất
hình thức của tác phẩm tập trung khắc họa. Nhân vật, do đó là nơi tập trung
giá trị tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm văn học” [6, 86].
Trong Từ điển thuật ngữ văn học nhân vật văn học được định nghĩa là
“con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có
thể có tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha), cũng có thể không có tên
riêng như thằng bán tơ, một mụ nào đó trong truyện Kiều… Khái niệm nhân
vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Hoàng Thị Oai 7 Lớp: K36B - SP Ngữ văn
thể nào cả, mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm… nhân vật
văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với
con người thật trong đời sống” [7, 202].
Như vậy, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về
nhân vật văn học, những quan niệm này có thể có đôi chỗ chưa trùng khít
nhưng đều gặp nhau ở một số đặc điểm, từ đó có thể đưa ra một khái niệm
chung nhất về nhân vật văn học: Nhân vật văn học là hình tượng các cá thể
con người (hoặc con vật, cây cỏ, sinh thể hoang đường… được gắn cho những
đặc điểm giống với con người) trong tác phẩm văn học - cái đã được nhận
thức, tái tạo, thể hiện bởi nhà văn bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật
ngôn từ.
Nhân vật là yếu tố vừa thuộc về nội dung vừa thuộc về hình thức của tác
phẩm. Nhân vật là điều kiện thiết yếu để sự khám phá, sự đánh giá lí giải, sự
miêu tả mang tính nghệ thuật của tác giả về đời sống đạt đến tính toàn vẹn, có
chiều sâu và sức hấp dẫn riêng đối với độc giả.

Đối với mỗi nhân vật văn học thì tính cách được coi là điểm quan trọng
nhất. Tính cách có ý nghĩa rất lớn như vậy nên trước kia một số giáo trình
Nga gọi nhân vật là tính cách. Ở đây cần phải hiểu là các phẩm chất xã hội
lịch sử của con người thể hiện qua các đặc điểm cá nhân, gắn liền với phẩm
chất, tâm sinh lí của họ. Và tính cách tự nó cũng bao hàm những thuộc tính
như: nét cụ thể, độc đáo của một con người cá biệt nhưng lại mang cả những
nét chung, tiêu biểu cho nhiều người khác ở một mức độ nhất định, đồng thời
có một quá trình phát triển hợp logic khách quan của đời sống.
Nhân vật có nhiều chức năng khác nhau trong tác phẩm. Nhìn một cách
tổng quát, các chức năng đó là:
Thứ nhất, chức năng cơ bản của nhân vật trong tác phẩm văn học là miêu
tả và khái quát các loại tính cách con người.
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Hoàng Thị Oai 8 Lớp: K36B - SP Ngữ văn
Thứ hai, nhân vật là người dẫn dắt bạn đọc vào các thế giới khác nhau
của đời sống, giúp nhà văn mở cánh cửa vào hiện thực rộng lớn, tiếp cận
những đề tài, chủ đề mới mẻ.
Thứ ba, nhân vật biểu hiện tập trung tư tưởng, tình cảm, quan niệm nghệ
thuật của nhà văn về thế giới con người.
Ngoài ra, nhân vật còn đóng vai trò tạo nên mối liên kết giữa các sự kiện
trong tác phẩm và cái vẫn thường được gọi là cốt truyện.
1.2.2. Cốt truyện
Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Cốt truyện là hệ thống sự kiện làm nòng
cốt cho sự diễn biến các mối quan hệ phức tạp của tính cách nhân vật trong
tác phẩm loại tự sự” [3, 206].
Từ điển thuật ngữ văn học quan niệm về cốt truyện: “Cốt truyện là hệ
thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo nhu cầu, tư tưởng và nghệ thuật nhất
định, tạo thành bộ phận cơ thể, quan trọng nhất trong hình thức động của tác
phẩm văn học thuộc loại hình tự sự và kịch” [7, 88].
Như vậy, có thể hiểu cốt truyện là truyện được cô đúc lại, là cái cốt lõi

liên quan đến nhân vật. Cốt truyện trong văn học dân gian thường đơn giản,
thường thuộc loại cốt truyện đơn tuyến. Ở truyện hiện đại như tiểu thuyết, cốt
truyện hết sức phức tạp và thường là cốt truyện đa tuyến. Nói chung, cốt
truyện là hệ thống sự kiện (biến cố) xảy ra trong đời sống nhân vật, có tác
dụng bộc lộ tính cách, số phận nhân vật. Cái phần cốt lõi của truyện đó có thể
tóm tắt, thuật lại hay vay mượn để sáng tạo ra tác phẩm khác.
Tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh đời sống ở
mọi giới hạn không gian và thời gian. Do đặc trưng về thể loại nên tiểu thuyết
có thể chứa đựng trong nó sự phong phú về hiện thực cuộc sống, tái hiện
trong đó nhiều tính cách đa dạng. Hiện thực trong tiểu thuyết là “một thực tại
cùng thời, đang sinh thành, tiểu thuyết hấp thụ vào bản thân nó mọi yếu tố
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Hoàng Thị Oai 9 Lớp: K36B - SP Ngữ văn
ngổn ngang bề bộn của cuộc đời”. Chính vì vậy, cốt truyện của tiểu thuyết
không bị bó hẹp trong khuôn khổ mà có thể chứa đựng trong nó những yếu tố
“thừa” so với truyện ngắn.
1.2.3. Kết cấu
Theo Từ điển văn học thì “toàn bộ tổ chức phức tạp, bao gồm mọi mối
quan hệ giữa chỉnh thể và bộ phận, giữa bộ phận và bộ phận trong tác phẩm
văn học được gọi là kết cấu” [6, 345].
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì kết cấu được định nghĩa: “Kết cấu là
toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm… kết cấu thể hiện nội
dung rộng rãi phức tạp hơn, tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối
bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà
còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của
tác phẩm… kết cấu là phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật,
kết cấu đảm nhiệm chức năng đa dạng: bộc lộ chủ đề và tư tưởng của các tác
phẩm; triển khai trình bày hấp dẫn cốt truyện; cấu trúc hợp lí hệ thống tính
cách; tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả tạo ra tính toàn vẹn của tác
phẩm như là một hiện tượng thẩm mĩ” [7, 131 - 132].

Từ các định nghĩa trên có thể hiểu kết cấu chính là sự tổ chức các
phương diện của tác phẩm văn học. Hiểu một cách bản chất, kết cấu không
phải là bản thân các yếu tố hình tượng hay trần thuật mà là sự tổ chức các yếu
tố đó.
Trong tác phẩm văn học, không phải cứ là tổ chức thì được coi là kết cấu
tác phẩm. Chỉ được coi là kết cấu nghệ thuật với những kiểu tổ chức bộc lộ
được ý đồ nghệ thuật của tác giả và thể hiện quy luật lôgic của đời sống. Kết
cấu nghệ thuật là hư cấu nhưng là hư cấu bắt nguồn từ nhận thức và lí giải đời
sống của nhà văn.
Do đó, kết cấu là một yếu tố rất quan trọng của hình thức nghệ thuật để
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Hoàng Thị Oai 10 Lớp: K36B - SP Ngữ văn
bộc lộ nội dung tư tưởng của tác phẩm; thể hiện tài năng, tư tưởng và phong
cách nghệ thuật của tác giả. Trong quá trình sáng tác, không có kết cấu nhà
văn không thể hoàn thành được tác phẩm. Ngược lại, kết cấu rời rạc, rườm rà
thì nội dung tác phẩm có tiến bộ đến đâu cũng làm giảm sút giá trị củ nó. Vì
vậy “cũng như ngôn ngữ, kết cấu là điều kiện tất yếu và phương tiện cơ bản
của việc sáng tác nghệ thuật” [9, 34].
1.2.4. Ngôn ngữ nghệ thuật
Từ điển thuật ngữ văn học viết: “Ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ có tính
chất nghệ thuật của tác phẩm văn học. Trong ngôn ngữ học, thuật ngữ này có
ý nghĩa rộng hơn, nhằm bao quát các hiện tượng ngôn ngữ được dùng một
cách chuẩn mực trong các biên bản nhà nước, trên báo chí, trên đài phát
thanh, trong văn học và khoa học” [7, 185].
Giáo trình Lí luận văn học, tập 2, Trần Đình Sử (chủ biên), định nghĩa:
“Ngôn từ văn học là ngôn từ của văn bản văn học, trong tác phẩm văn học,
dùng để sáng tạo hình tượng nghệ thuật. Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Xét
về chất liệu, khi sáng tác văn học, nhà văn bắt buộc phải sử dụng ngôn từ như
một chất liệu, biện pháp. Nhà văn thông qua lăng kính ngôn ngữ mà cảm nhận
cảm xúc của mình, thể nghiệm sức sống phong phú đa dạng của muôn loài”

[13, 48 - 49].
Trong tác phẩm văn học, ngôn ngữ là yếu tố quan trọng đặc biệt, gắn liền
với các phẩm chất như: tính hình tượng, tính chính xác, tính hàm súc, ngôn
ngữ văn học là hình thái ý nghĩa mang tính thẩm mĩ. Nằm trong tổ chức nội
tại của văn học, ngôn ngữ văn học được phân hóa qua các thể loại của văn
học. Mỗi thể loại có những đặc trưng ngôn ngữ riêng biệt, độc đáo: trữ tình là
ngôn ngữ cách điệu, gợi cảm và giàu nhạc điệu; ngôn ngữ kịch gắn với đối
thoại, gần với ngôn ngữ đời thường; ngôn ngữ trong tự sự lại gắn bó chặt chẽ
với ngôn ngữ trần thuật.
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Hoàng Thị Oai 11 Lớp: K36B - SP Ngữ văn
Bắt nguồn từ nhu cầu trao đổi thông tin mà ngôn ngữ ra đời, bắt nguồn
từ nhu cầu thưởng thức cái hay, cái đẹp mà văn học ra đời. Ngôn ngữ văn học
đã đem lại bản chất nghệ thuật của tác phẩm văn học, tạo nên nét khu biệt
giữa ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ nói chung.
M.Gorki đã nói: “ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”. Nếu tác
phẩm văn học là tổng hòa của nhiều yếu tố thì ngôn ngữ chính là yếu tố căn
cốt, yếu tố đầu tiên để kiến tạo nên tác phẩm văn học. Vai trò của ngôn ngữ
đối với tác phẩm văn học được thể hiện ở một số điểm sau:
Ngôn ngữ là chất liệu của tác phẩm văn học. Khác với các loại hình nghệ
thuật như hội họa, kiến trúc, điêu khắc, hình tượng nghệ thuật trong văn học
được xây dựng bằng ngôn từ vì vậy không trực tiếp tác động vào thị giác,
thính giác công chúng mà bằng một cách sâu xa ngôn ngữ tác động đến trí
tưởng tượng, cảm xúc của người đọc, lay động tâm hồn người đọc. Đó là tính
phi vật thể của hình tượng nghệ thuật ngôn từ.
Từ đây ngôn ngữ văn học có tính chất bắc cầu: ngôn ngữ có vai trò quan
trọng trong việc khai thác và khám phá văn học. Ngôn ngữ giúp cho văn học
mở rộng phạm vi, đối tượng phản ánh theo không gian, thời gian, giúp người
đọc sống với nhiều cuộc đời, nhiều cảm xúc, sống với chiều trôi chảy của thời
gian quá khứ, hiện tại, tương lai. Như thế chính ngôn ngữ văn học đã giúp

người đọc mở rộng tầm hiểu biết của mình.
Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện cá tính của nhà
văn. Nó cũng là sự biểu hiện phong cách, tâm lí, quan điểm, lập trường, ý
thức sáng tạo, tâm huyết của nhà văn gửi gắm trong đó. Trong đây có ngôn
ngữ mực thước, nghiêm trang của người uyên thâm, tao nhã; có thứ ngôn ngữ
chua xót, đau đớn, hoài nghi của người luôn trăn trở về thế thái nhân tình; có
thứ ngôn ngữ bông đùa, hài hước của người tư duy trào lộng. Nhưng dù nói
thế nào đi nữa một khi đã gắn với người nghệ sĩ thì ngôn ngữ cũng là thứ đã
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Hoàng Thị Oai 12 Lớp: K36B - SP Ngữ văn
được ý thức sáng tạo một cách sâu sắc.
Tiểu thuyết xuất hiện và trở thành thể loại khác biệt với tất cả thể loại
văn học truyền thống. Nó từ chối nhìn đối tượng bằng cái nhìn sử thi truyền
thống, chối bỏ hệ từ ngữ mẫu mực, tôn kính. Trong tiểu thuyết, ngôn ngữ vừa
là phương tiện, vừa là đối tượng miêu tả, chúng được trình bày như những
hình tượng ngôn ngữ. Trong tiểu thuyết vì thế chất đối thoại chi phối từ bên
trong bản thân việc ngôn từ thâu tiếp đối tượng mình và sắc thái biểu cảm của
ngôn từ, làm biến đổi ngữ nghĩa và cấu trúc ngữ pháp của nó. Ngôn ngữ tiểu
thuyết ngày càng gần gũi với ngôn ngữ đời thường. Tác giả đem vào tiểu
thuyết thái độ thân mật, suồng sã, tính chất chuyển động luân lưu như cuộc
sống chưa hoàn thành. Có thể nói rằng, ngôn ngữ tiểu thuyết là thứ ngôn ngữ
của thì hiện tại năng động và đa dạng, có sự ý thức, cá tính hóa phong cách
nhà văn, bởi nhà văn vừa tổ chức hệ lời sống động, vừa không triệt tiêu tính
chất của văn bản, vừa bảo đảm xây dựng một trung tâm ngôn ngữ trong cuốn
tiểu thuyết của mình.
1.2.5. Giọng điệu
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, giọng điệu là “thái độ, tình cảm, lập
trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả, thể
hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm,
cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm

biếm…” [7, 112].
Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm
mĩ của tác giả, có tác dụng truyền cảm cho người đọc. Giọng điệu là một
phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm văn học. Giọng điệu luôn mang nội dung tình
cảm, thái độ ứng xử trước các hiện tượng đời sống được miêu tả. Tác giả Bích
Thu cho rằng: “giọng điệu được thiết kế bởi mối quan hệ, thái độ, lập trường,
tình cảm của người kể với các hiện tượng, các sự kiện được miêu tả cũng như
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Hoàng Thị Oai 13 Lớp: K36B - SP Ngữ văn
người nghe tạo thành giọng điệu trần thuật” [16, 27].
Nhìn chung, các cách hiểu trên đều đi đến chung một kết luận, giọng
điệu là yếu tố cơ bản tạo thành phong cách nghệ thuật nhà văn. Giọng điệu
trong mỗi tác phẩm gắn liền với giọng trời phú của mỗi tác giả nhưng không
hoàn toàn đồng nhất với giọng tác giả ngoài đời mà nó mang một nội dung
khái quát phù hợp với đối tượng thể hiện. Phong cách nghệ thuật được hiểu
như là một phạm trù thẩm mĩ “chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ
thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn
độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong trào lưu văn học hay văn học
dân tộc”.
Trong văn học, giọng điệu của tác phẩm là yếu tố đặc trưng của hình
tượng giúp người đọc nhận ra cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Giọng điệu
khác với âm thanh, dấu hiệu nhận ra ngôn ngữ, ngữ điệu, giọng nói của từng
người. Giọng điệu là một phương diện cơ bản cấu thành hình thức nghệ thuật
của văn học. Dĩ nhiên, đây là hình thức mang tính quan niệm. Nó cũng là
thước đo không thể thiếu để xác định tài năng và phong cách độc đáo của
người nghệ sĩ.
Tiểu thuyết là “tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực
đời sống ở mọi không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận
của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội,miêu tả các
điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [7, 277]. Đặc

điểm chính của tiểu thuyết là: cái nhìn đời sống từ góc độ đời tư thế sự; nhân
vật tiểu thuyết là con người nếm trải, tính mở rộng của bức tranh đời sống
trên nhiều bình diện, không chỉ tập trung vào cốt truyện và tính cách nhân vật;
xóa bỏ khoảng cách giữa người trần thuật và đối tượng, có khả năng tổng hợp
nhiều nhất những khả năng nghệ thuật của các thể loại khác. Chính những đặc
điểm đó làm cho thể loại tiểu thuyết đang vận động, không đứng yên. Do sự
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Hoàng Thị Oai 14 Lớp: K36B - SP Ngữ văn
chi phối của những đặc điểm này mà giọng điệu trong tiểu thuyết cũng có sự
phong phú và đa dạng hơn rất nhiều so với các thể loại văn học khác. Từ sau
1975, nền văn học Việt Nam có rất nhiều khởi sắc, đặc biệt là văn xuôi. Trong
sự chuyển biến chung này, tiểu thuyết cũng nhanh chóng bắt nhịp và đạt được
nhiều thành tựu. Các nhà tiểu thuyết không ngừng tìm tòi và khám phá để có
hướng đi cho riêng mình. Trước sự thúc đẩy mạnh mẽ của nhu cầu đổi mới
văn học, họ tìm cho mình một “vùng thẩm mĩ riêng”, có cách khai thác, cách
cảm và cách nghĩ riêng. Theo đó, phương thức thể hiện cũng rất phong phú và
đa dạng. Sự đổi mới về phương diện nghệ thuật thu hút được nhiều sự chú ý
hơn cả. Ở phương diện này, giọng điệu cũng là một yếu tố có có sự biến đổi
khá mạnh mẽ. Do có sự biến chuyển mạnh mẽ trong cách nhìn, cách tiếp cận
đời sống nên giọng điệu tiểu thuyết sau 1986 cũng có sự đổi mới đi theo
khuynh hướng mới - khuynh hướng tiểu thuyết đa âm, đa thanh.
1.2.6. Người kể chuyện và ngôi kể
Theo Từ điển thuật ngữ văn học người kể chuyện là: “hình tượng ước lệ
về người trần thuật trong văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể
bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm. Đó có thể là hình tượng của chính tác
giả (ví dụ “tôi” trong “Đôi mắt” của Nam Cao), dĩ nhiên không nên đồng nhất
với tác giả ngoài đời, có thể là một nhân vật đặc biệt do tác giả sáng tạo ra (ví
dụ: người điên trong “Nhật kí người điên” của Lỗ Tấn); có thể là một người
biết một câu chuyện nào đó. Một tác phẩm có thể có một hoặc nhiều người kể
chuyện” [7, 191].

Theo Nguyễn Thị Hải Phương trong cuốn Tự sự học - một số vấn đề lí
luận và lịch sử do Trần Đình Sử chủ biên thì: “Người kể chuyện là một nhân
vật nhưng là một kiểu nhân vật đặc biệt, nó có những điểm khác so với các
nhân vật khác trong tác phẩm… người kể chuyện không chỉ là một nhân vật
tham gia trong tác phẩm như các nhân vật khác mà còn có chức năng tổ chức
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Hoàng Thị Oai 15 Lớp: K36B - SP Ngữ văn
các nhân vật khác, đánh giá về các nhân vật khác… vị trí của người kể chuyện
trong tác phẩm thay đổi rất linh hoạt…” [12, 198].
Khái niệm người kể chuyện luôn gắn với khái niệm ngôi kể. Chúng gắn
bó và tồn tại không tách rời nhau.
Người kể chuyện trong tác phẩm có thể được kể theo ngôi thứ nhất, ngôi
thứ hai và ngôi thứ ba. Người kể chuyện chỉ có thể kể được khi họ cảm thấy
như người trong cuộc, đang chứng kiến các sự việc diễn ra bằng sự phát huy
cao độ của tất cả các giác quan. Do đó, về căn bản, người kể chuyện thường
kể theo ngôi thứ nhất. Đó là hình thức người kể chuyện xưng “tôi” là một
nhân vật trong truyện, chứng kiến các sự kiện, đứng ra kể. Hình thức kể
chuyện theo ngôi thứ nhất chỉ cho phép nhân vật kể những gì mà khả năng
của một người cụ thể có thể biết được. Vì thế, hình thức này có khả năng tạo
cảm giác chân thực cho người đọc.
Hình thức kể chuyện theo ngôi thứ ba là người kể chuyện giấu mặt, coi
như đứng ở một vị trí nào đó trong không gian, thời gian, bao quát hết mọi
diễn biến của câu chuyện đã xảy ra trọn vẹn và kể lại với chúng ta. Ngôi thứ
ba cho phép người kể có thể kể ra tất cả những gì họ biết.
Ngoài hai cách trên người kể chuyện có thể kể theo ngôi thứ hai. Kể theo
ngôi thứ hai cũng mang cái tôi của người kể, song nó tạo ra một không gian
gián cách: có một cái tôi khác, một cái tôi được kể ra chứ không phải tự kể
như ngôi thứ nhất.
Người kể chuyện và ngôi kể là hai khái niệm gắn bó với nhau trong đó
người kể chuyện có ảnh hưởng rất lớn đến ngôi kể. Hình tượng người kể

chuyện có thể đem lại cho tác phẩm một cái nhìn và sự đánh giá bổ sung về
mặt tư tưởng, lập trường, thái độ, tình cảm cho cái nhìn tác giả, làm cho sự
trình bày, tái tạo lại con người và cuộc sống trong tác phẩm thêm phong phú.
Ngôi kể còn có ý nghĩa trong việc tạo thành giọng điệu của văn bản, bởi vì
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Hoàng Thị Oai 16 Lớp: K36B - SP Ngữ văn
giọng điệu bao giờ cũng phải là giọng của một ai đó, được thể hiện bằng
những phương tiện ngôn từ nhất định.
Nghệ thuật tự sự là một vấn đề quan trọng của thi pháp tiểu thuyết.
Những vấn đề lí luận của nghệ thuật tự sự là cơ sở, nền tảng giúp người đọc
tiếp cận với những giá trị văn chương đích thực. Tự sự là phương thức tái
hiện đời sống bên cạnh hai phương thức khác là trữ tình và kịch. Đây là cơ sở
để phân loại tác phẩm văn học. Những yếu tố cơ bản của nghệ thuật tự sự có
thể kể đến là nhân vật văn học, cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ nghệ thuật,
giọng điệu, người kể chuyện và ngôi kể. Mỗi yếu tố này giữ một vai trò nhất
định đồng thời chúng bổ sung, hỗ trợ cho nhau tạo thành nghệ thuật tự sự.
Hiện nay, xu hướng đổi mới nghệ thuật tự sự trên nhiều phương diện ngày
càng được ưa chuộng. Trong giới hạn của đề tài này, khóa luận chúng tôi tiếp
cận tiểu thuyết Blogger của Phong Điệp trên ba phương diện là nhân vật, kết
cấu và ngôn ngữ nghệ thuật.


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Hoàng Thị Oai 17 Lớp: K36B - SP Ngữ văn
CHƢƠNG 2
NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT BLOGGER
Bạn đọc đến với Blogger có thể dễ dàng nhận thấy một không gian mạng
trong khắp tác phẩm. Trong không gian “ảo” đó nhà văn đã dụng công và xây
dựng được một thế giới nhân vật sinh động, đa dạng, phức tạp. Đó là những
con người bình thường trong cuộc sống thường nhật mà độc giả có thể bắt gặp

hay đôi khi thấy mình là một phần trong đó. Bao bọc trong cái vỏ của thế giới
mạng là cuộc sống chốn thị thành của giới trẻ được bóc ra từng mảng đến
mức trần trụi nhất. Con người hiện đại với những toan tính, lo lắng, giằng
xé để tồn tại đã được tác giả khắc họa thành công. Trong đó có cả những
con người có tên và không tên với nhiều thành phần giai cấp, nghề nghiệp
trong xã hội. Đặc biệt, Phong Điệp đã tạo ra được một thế giớ phụ nữ trong
tác phẩm. Đoàn Minh Tâm nhận xét: “Có một thế giới phụ nữ trong Blogger.
Họ đa dạng về tuổi đời: bà già, trẻ em, phụ nữ trung niên, thanh niên, phong
phú về xuất thân: nông dân, trí thức, doanh nhân, nhà văn, nhân viên văn
phòng, lao công, thợ gội đầu ” [14]. Đa phần trong số đó là những con người
bất hạnh trong cuộc sống, tình yêu, hôn nhân. Họ sống cô đơn, bế tắc trước
thực tại. Bên cạnh đó là những người phụ nữ lấy cái tôi đầy bản lĩnh của mình
để chống chọi lại sự hỗn độn, bề bộn của cuộc sống. Sự bất hạnh của người
phụ nữ trong tác phẩm chủ yếu xuất phát từ sự ngoại tình, phản bội, ham mê
dục vọng của đàn ông. Vì vậy, nhân vật trong Blogger tập trung chủ yếu ở ba
loại hình: nhân vật tha hóa; nhân vật cô đơn, bế tắc; nhân vật nổi loạn.
2.1. Nhân vật tha hóa
Từ “tha hóa” hiểu theo nghĩa thông thường là sự chuyển hóa của những
hiện tượng và quan hệ nào đó thành một cái gì khác với bản thân nó nhưng
theo chiều hướng xấu đi. Từ điển tiếng Việt cũng giải thích: tha hóa là “biến
chất đi thành xấu” [3, 751]. Có thể khẳng định, tha hóa là hiện tượng dễ thấy
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Hoàng Thị Oai 18 Lớp: K36B - SP Ngữ văn
trong cuộc sống con người, nhất là trong xã hội hiện đại khi mà những giá trị
vật chất có chiều hướng lấn át giá trị tinh thần. Nó sẽ xảy đến với bất kì ai
không làm chủ được bản thân mình hoặc tìm cách thỏa hiệp với cái xấu, cái
ác. Tha hóa có muôn hình vạn trạng và được biểu hiện rất phức tạp.
Trong Blogger kiểu nhân vật này thuộc về thế giới những người đàn ông
mà điển hình nhất là Quân và sếp. Quân là người yêu của Hạ. Họ yêu nhau
mấy năm nhưng cuối cùng hắn đã bỏ rơi cô không thương tiếc. Hạ là một cô

gái tỉnh lẻ lên thành phố học và cố gắng bám lại mảnh đất đó sau khi ra
trường. Ngoài mẹ ở quê thì Quân là chỗ dựa duy nhất của cô ở trên đó. Ra
trường, Quân xin cho cô vào làm ở một nơi quen biết với lời nhắc nhở: “Vào
được rồi ở được không là do mình, em phải năng động lên” [4, 105]. Yêu Hạ,
Quân dần biến cô thành nơi thỏa mãn dục vọng của mình. Tình yêu của họ
bước sang trang mới. Những cuộc ái ân của họ diễn ra bất cứ lúc nào, ở bất cứ
đâu khi Quân “thèm khát”. Không còn những thứ bảy hai người dắt tay nhau đi
dạo mà chỉ là những lần thỏa mãn của Quân, ngay tại phòng trọ của Hạ. Những
buổi hẹn hò của họ diễn ra chóng vánh như đã được lập trình sẵn. Quân đến,
xem bóng đá, thỏa mãn dục vọng rồi về. Điều đó lặp lại đều đặn và ngay cả Hạ
cũng cảm thấy có gì đó chán nản và bất ổn: “Quân uể oải ngồi lên xe, miệng
mở rộng, cuống học bật ra đám hơi đã bắt đầu vón cục lại do cơn buồn ngủ gây
nên. Hình ảnh ấy liên tục lặp lại - đều đặn vào mỗi thứ bảy - và rõ ràng đến độ
cô có thể chia nhịp cho từng động tác… những hình dung rõ mồn một ấy khiến
cô tự kinh hãi với chính mình… sự tẻ nhạt trong cuộc sống gia tăng mỗi ngày.
Cô đột nhiên thấy nỗi ngờ vực trong mình lớn dần lên” [4, 53].
Hạ có thai nhưng một đám cưới mơ ước, hai người về sống chung dưới
một mái nhà đã không xảy ra. Hạ phải bỏ đi cái thai đã tành hình trong đau
đớn, nước mắt và điều đó trở thành một nỗi ám ảnh trong cô. Hạ đề cập đến
cưới xin nhưng Quân đã gạt đi tất cả:
Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Hoàng Thị Oai 19 Lớp: K36B - SP Ngữ văn
“- Em điên à? Lấy nhau bây giờ để mà chết à?
- Chết thế nào được mà chết?
- Thì nhà cửa không có. Lương ba cọc ba đồng. Tòi ra đứa con nữa thì
lấy gì mà nuôi?
- Lúc ấy thì có cách xoay xỏa thôi mà anh…
- Có mà xoay vào mắt… em chả thực tế tí nào. Nói chuyện như dở hơi
ấy” [4, 80].
Mẹ Quân xuất hiện, người mẹ không được miêu tả bằng từ nào, câu nào

nhưng chỉ cần nghe cách nói, nhận xét của bà cũng dễ dàng nhận ra một người
khó tính và không ưa gì Hạ: “Tôi cũng không ưa những đứa con gái quê cứ
muốn ở lại thành phố. Thuê nhà ở một mình, biết thế nào? Đêm hôm ở một
mình, biết thế nào” [4, 134]. Vốn đã không còn mặn mà và không xác định với
Hạ, nay mẹ xuất hiện Quân càng không để ý gì đến Hạ: “Quân lướt qua mặt cô
ơ hờ. Cô trang điểm hay không. Áo mới hay cũ. Cũng thế cả” [4, 137].
Những áp lực, khó khăn Hạ phải đối mặt ở nơi làm việc Quân không biết
và cũng không quan tâm. Hạ trở thành con mồi của kẻ đi săn là sếp, Quân
cũng không hay biết. Bị dồn vào bước đường cùng, Hạ phải đến nhà nghỉ
cùng sếp. Chuyện bại lộ, Quân không hỏi han, không cho Hạ cơ hội giải thích
đã kết tội: “Bây giờ thì cô thấy tôi đang làm phiền cô chứ gì. Được lắm. Bây
giờ thì tôi biết cô ghê gớm rồi. Cái gì mà cô chả dám làm. Cô cứ liều liệu
đấy” [4, 190]; “Vấn đề là em làm cái trò gì vậy? Bây giờ có mốt các cô em
bám chân sếp.Thế thì nhanh lắm. Chả mất gì. Mà toàn được. Nhỉ?” [4, 196].
Trong lúc Hạ hoang mang, bế tắc, tuyệt vọng cùng cực, không biết bám
víu vào ai thì Quân đã chạy đến bên cô gái khác. Quyên kể lại cho Hạ nghe
nhưng lúc đầu cô không tin: “Mày nằm đấy để mà chết à? Lão Quân lão ấy
cho mày leo cây rồi. Tao vừa gặp ngoài quán, tưởng là mày. Hóa ra con nào
đấy. Trông thân mật lắm…” [4, 204]. Cái kết của tình yêu mấy năm từ hồi đại

×