Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Tín hiệu thẩm mĩ lửa trong thơ vi thuỳ linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.01 KB, 62 trang )


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN







NGUYỄN THỊ TÂN







TÍN HIỆU THẨM MĨ “LỬA”
TRONG THƠ VI THÙY LINH





KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học


Th.S LÊ THỊ THÙY VINH






HÀ NỘI - 2014
LỜI CẢM ƠN

Được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên
khoa Ngữ văn trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, tôi đã hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp Đại học với đề tài: “Tín hiệu thẩm mĩ lửa trong thơ Vi Thuỳ
Linh”.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Th.S.G.V Lê Thị Thuỳ
Vinh - người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình để tôi hoàn thiện khoá
luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Ngữ văn, đặc biệt là
các thầy cô trong tổ Ngôn ngữ và các bạn sinh viên trong nhóm khoá luận đã
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để khoá luận của tôi hoàn thành đúng tiến
độ.
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2014
Tác giả khoá luận


Nguyễn Thị Tân










LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khoá luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân,
dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của Th.S Lê Thị Thuỳ Vinh và các thầy cô khác.
Những nội dung này tiếp thu và kế thừa chọn lọc những kết quả nghiên cứu
của những người đi trước, song không trùng với kết quả nghiên cứu của tác
giả nào khác.
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2014
Tác giả khoá luận


Nguyễn Thị Tân















MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích nghiên cứu 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
6. Phương pháp nghiên cứu 3
7. Đóng góp của khóa luận 4
8. Bố cục của khoá luận 4
NỘI DUNG 5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 5
1.1.Tín hiệu 5
1.2. Tín hiệu ngôn ngữ 6
1.3. Tín hiệu thẩm mĩ 9
1.3.1. Thuật ngữ 9
1.3.2. Phân loại tín hiệu thẩm mĩ 11
1.3.3. Nguồn gốc của tín hiệu thẩm mĩ 12
1.3.4. Chức năng của tín hiệu thẩm mĩ 15
1.3.5. Đặc tính của tín hiệu thẩm mĩ 16
1.3.6. Phương thức xây dựng tín hiệu thẩm mĩ 22
1.3.7. Quá trình lĩnh hội và phân tích tín hiệu thẩm mĩ trong hệ
thống 23
1.4. Vài nét về tác giả Vi Thùy Linh 27
Chƣơng 2: KHẢO SÁT TÍN HIỆU THẨM MĨ LỬA TRONG
THƠ VI THÙY LINH 29
2.1. Kết quả khảo sát, thống kê ngữ liệu 29
2.2. Hiệu quả của tín hiệu thẩm mĩ lửa trong thơ Vi Thùy Linh 32

2.2.1. Hằng thể lửa 33
2.2.1.1. Lửa đồng nhất với anh 33
2.2.1.2. Lửa đồng nhất với em 36
2.2.1.3. Lửa biểu trưng cho tình yêu 38
2.2.2. Biến thể mặt trời 41
2.2.2.1. Mặt trời đồng nhất với anh 42
2.2.2.2. Mặt trời là tình yêu bất diệt 44
2.2.2.3. Mặt trời là những đứa con 46
2.2.3. Biến thể nắng 49
2.2.3.1. Nắng đồng nhất với anh 49
2.2.3.2. Nắng là tình yêu 51
2.2.4. Tín hiệu thẩm mĩ “lửa” trong việc tạo nên phong cách của
Vi Thùy Linh 54
KẾT LUẬN 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tín hiệu thẩm mĩ là vấn đề được sự quan tâm của tất cả các ngành
nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng. Tín hiệu ngôn ngữ thông thường
khi đi vào thế giới nghệ thuật thì được chuyển hóa thành tín hiệu nghệ thuật,
tín hiệu thẩm mĩ – ngôn ngữ hay còn gọi là tín hiệu văn chương. Tín hiệu
thẩm mĩ luôn luôn chứa đựng khả năng nảy sinh quan niệm, dồn nén các tầng
nghĩa. Tín hiệu thẩm mĩ là cơ sở để giải mã hình tượng, tăng tính hàm súc,
giàu sức gợi của ngôn từ.
Trong văn học, nghiên cứu tín hiệu thẩm mĩ tức là tiếp cận tác phẩm
văn học từ phương diện ngôn ngữ học, từ góc độ văn bản tác phẩm. Việc
nghiên cứu này, sẽ cho chúng ta những nhận xét khách quan, chính xác nhất

về tác phẩm văn học. Nó không phải là những suy diễn dội từ bên ngoài vào
như một số ngành nghiên cứu văn học từ phương diện xã hội học, lịch sử
Phân tích tác phẩm từ phương diện thẩm mĩ là con đường khoa học để khám
phá những thông điệp nghệ thuật đắt giá.
1.2. Lửa là một tín hiệu thẩm mĩ khá phổ biến và được sử dụng tương
đối nhiều trong thơ hiện đại. Đặc biệt trong sáng tác của Vi Thùy Linh, tín
hiệu thẩm mĩ lửa là tín hiệu cứ trở đi trở lại và làm nên một thứ ánh sáng diệu
kì soi chiếu vào tâm hồn người đọc. Điều này đã gián tiếp tạo nên sức hấp dẫn
trong thơ của Vi Thùy Linh. Với ý nghĩa đó, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên
cứu “Tín hiệu thẩm mĩ lửa trong thơ Vi Thùy Linh” với mục đích giải mã
những thông điệp thẩm mĩ được nhà thơ gửi gắm đồng thời thấy được vai trò
của chủ thể trong việc điều chỉnh, tái tạo, bổ sung ý nghĩa mới cho tín hiệu
thẩm mĩ.
2
2. Lịch sử vấn đề
Trong những năm gần đây, nhiều vấn đề của văn học đang được các
nhà văn nghiên cứu tìm hiểu dưới góc nhìn của ngôn ngữ học hiện đại đặc
biệt là vấn đề lý thuyết về tín hiệu thẩm mĩ tỏ ra rất ưu thế.
Tín hiệu thẩm mĩ là một khái niệm được đưa vào nước ta từ những năm
70 của thế kỉ XX qua các bản dịch, công trình nghiên cứu của Iu.A.Philipep,
M.B.Khrapchenco, giáo sư Đỗ Hữu Châu, Hoàng Tuệ, Hoàng Trinh, Đào
Thản, Phan Ngọc… Cho đến nay, vấn đề tín hiệu thẩm mĩ đang được các nhà
nghiên cứu quan tâm, tuy nhiên vẫn chưa có nhiều nét mới. Có thể kể đến
luận án của tác giả Trương Thị Nhàn “Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ của tín hiệu
thẩm mĩ - không gian trong ca dao”, Phạm Thị Kim Anh “Tín hiệu thuộc về
trường nghĩa cây trong thơ Việt Nam”, Tạ Thị Long “Tín hiệu thẩm mĩ nước
trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp”.
Đối với việc nghiên cứu những tác phẩm của Vi Thùy Linh, có thể thấy
hiện nay các nhà nghiên cứu mới tập trung tìm hiểu dưới góc độ văn học như
một số bài nghiên cứu “Màu yêu trong đồng tử thơ linh” của Nguyễn Đăng

Điệp; “Vi Thùy Linh và một kiểu tư duy về lời” của Trần Thiện Khanh.
Những công trình nghiên cứu các tác phẩm của nhà thơ từ góc độ ngôn ngữ
còn chưa nhiều. Riêng việc tìm hiểu tác phẩm Vi Thùy Linh từ lí thuyết lửa
thì hầu như cho đến nay vẫn chưa có công trình nào đề cập tới hay chỉ có các
bài viết còn nhỏ lẻ chưa có hệ thống. Trên cơ sở tiếp thu về lí thuyết tín hiệu
thẩm mĩ nói chung và ứng dụng xem xét một tín hiệu thẩm mĩ cụ thể, đề tài
của tôi vì thế vẫn có lối đi riêng không trùng với các công trình đi trước.
3. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tôi nhằm mục đích
+ Cung cấp và khẳng định những vấn đề lí thuyết về ngôn ngữ học, đặc
biệt là phong cách học.
3
+ Tìm hiểu tín hiệu thẩm mĩ lửa trong thơ của Vi Thùy Linh nhằm đi
sâu lí giải tính đa nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ từ đó giải mã những thông điệp
thẩm mĩ được nhà thơ gửi gắm.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đề ra, đề tài này phải thực hiện các nhiệm vụ
sau:
+ Xác định cơ sở lí thuyết có liên quan đến đề tài này như: khái niệm
tín hiệu thẩm mĩ, đặc tính tín hiệu thẩm mĩ, vấn đề hằng thể và biến thể, cơ
chế chuyển nghĩa ẩn dụ và hoán dụ…
+ Thống kê và phân loại tín hiệu thẩm mĩ lửa trong thơ Vi Thùy Linh
+ Bước đầu phân tích hiệu quả sử dụng tín hiệu thẩm mĩ lửa trong một
số ngữ liệu tiêu biểu
5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Tín hiệu thẩm mĩ lửa trong thơ của Vi Thùy Linh
- Phạm vi nghiên cứu: Tín hiệu thẩm mĩ lửa trong thơ của Vi Thùy
Linh qua ba tập thơ “Khát, Nxb Hội nhà văn Hà Nội; Linh, Nxb Thanh Niên,
Hà Nội; Đồng tử, Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh”
6. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Phương pháp thống kê: sử dụng phương pháp này để thống kê tín hiệu
lửa qua tác phẩm.
- Phương pháp phân loại: Dùng để phân loại tín hiệu lửa theo các tiêu
chí khác nhau.
- Phương pháp phân tích ngữ nghĩa: Dùng để phân tích tín hiệu tín
hiệu thẩm mĩ lửa trong ngữ liệu tiêu biểu nhằm xác định hiệu quả sử dụng
của chúng.
4
7. Đóng góp của đề tài
- Về phương diện lí luận, khóa luận góp phần làm rõ một số vấn đề lí
thuyết về tín hiệu thẩm mĩ như đặc điểm của tín hiệu thẩm mĩ, chức năng của
tín hiệu thẩm mĩ, vấn đề hằng thể và biến thể trong xem xét tín hiệu thẩm mĩ.
- Khóa luận cũng có giá trị thực tiễn trong quá trình xem xét và thẩm
định tác phẩm Vi Thùy Linh dưới góc độ ngôn ngữ học từ đó góp phần khẳng
định tài năng của tác giả.
8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo, khóa
luận được cấu trúc thành 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Khảo sát tín hiệu thẩm mĩ lửa trong thơ của Vi Thùy Linh













5
NỘI DUNG

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN

Tín hiệu thẩm mĩ về mặt bản chất nó cũng là một loại tín hiệu. Bởi vậy
để nghiên cứu tín hiệu thẩm mĩ, chúng ta phải xem xét nó trong phạm vi
chung – tức phạm trù tín hiệu. Đồng thời các tín hiệu thẩm mĩ cũng phải được
xem xét thông qua những vấn đề cơ bản của tín hiệu ngôn ngữ từ đó thấy
được quá trình chuyển hoá từ tín hiệu ngôn ngữ thành tín hiệu thẩm mĩ để thể
hiện những ý nghĩa, thông điệp thẩm mĩ được các tác giả gửi gắm trong tác
phẩm văn học.
1.1. Tín hiệu
Như đã nói ở trên, tín hiệu thẩm mĩ vốn là một loại tín hiệu cho nên nó
mang những đặc trưng của tín hiệu nói chung. Vậy tín hiệu là gì?
Theo P.Guiraud định nghĩa: “Một tín hiệu là một kích thích mà tác
động của nó đến với cơ thể gợi ra hình ảnh kí ức của một kích thích khác”
(Dẫn theo ĐHC [ 1, 51]). Theo cách hiểu này thì bất kì hình thức vật chất nào
mà có khả năng gợi ra kí ức của con người hoặc một hình ảnh nào đó thì đều
được gọi lá tín hiệu, không phân biệt nguồn gốc của nó là tự nhiên hay nhân
tạo có chức năng giao tiếp hay không v.v…
Còn theo Từ điển Tiếng Việt [6, 1232] tín hiệu là dấu hiệu (thường là
quy ước) để truyền đi một thông báo. Ví dụ: hệ thống tín hiệu trong trường
học mà cụ thể đó là tiếng chuông hoặc tiếng trống là một tín hiệu. Bởi khi ta
nghe thấy thấy tiếng chuông hoặc tiếng trống đó thì chúng ta sẽ hiểu ngay đó
là báo hiệu đã vào giờ làm việc, giờ ra chơi hay hết giờ làm việc. Ngoài ra còn
có rất nhiều tín hiệu xung quanh con người hiện nay đều thoả mãn những yêu
cầu chung như: đèn giao thông hay các biển hiệu giao thông, tiếng “tút tút”

báo giờ trên đài phát thanh, chữ nổi cho người mù….
6
Kế thừa thành quả của những người đi trước, Đỗ Hữu Châu đã chỉ ra
những đặc tính như là dấu hiệu nhận biết của một tín hiệu, gồm các nhân tố
sau:
- Tín hiệu phải cho phép con người cảm nhận bằng giác quan (phải có
một hình thức cảm tính – cái biểu hiện). Chẳng hạn: âm thanh, ánh sáng, màu
sắc, hình vẽ, vật thể….
- Tín hiệu phải gợi ra, đại diện cho một cái gì đó khác với chính nó
(phải mang một nội dung ý nghĩa). Tức là cái mà nó đại diện cho không trùng
với chính nó.
- Tín hiệu phải được nhận thức từ một chủ thể nào đó.
- Tín hiệu nằm trong hệ thống nhất định.
Theo Đỗ Hữu Châu tín hiệu là một thực thể đa diện cho nên căn cứ vào
các phương diện khác nhau có thể định ra các tiêu chí phân loại khác nhau.
Mỗi lần vận dụng một tiêu chí phân loại là có một kết quả phân loại. Những
tiêu chí phân loại mà Đỗ Hữu Châu đưa ra là:
1/ Dựa vào đặc tính thể chất của cái biểu hiện;
2/ Dựa vào nguồn gốc của tín hiệu;
3/ Dựa vào mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện;
4/ Căn cứ vào chức năng xã hội của tín hiệu;
Dựa vào mặt thể chất của tín hiệu có thể phân chia ra được các loại tín
hiệu như: tín hiệu màu sắc, tín hiệu âm thanh, tín hiệu hình ảnh v.v…, trong
đó tín hiệu ngôn ngữ được coi là một loại tín hiệu đặc biệt. Vậy tín hiệu ngôn
ngữ là gì?
1.2. Tín hiệu ngôn ngữ
Tín hiệu ngôn ngữ là những dạng vật chất tác động vào giác quan của
con người để con người nhận thức và lĩnh hội được một số nội dung ý nghĩa
cần thiết về hiểu biết, tư tưởng, tình cảm, hành động hay cảm xúc (Bùi Minh
Toán [9, 125]).

7
Theo F.De.Saussure: “Tín hiệu ngôn ngữ kết thành một không phải một
sự vật với một tên gọi mà là một khái niệm với hình ảnh âm thanh”
[7,138].Với mỗi tín hiệu ngôn ngữ, theo nguyên lý chung của việc thành lập,
mỗi tín hiệu có hai mặt:
1. Mặt biểu hiện (hình thức âm thanh).
2. Mặt được biểu hiện (nội dung tín hiệu).
Mặt hình thức của tín hiệu là những dạng âm thanh khác nhau mà trong
quá trình nói năng con người đã thiết lập nên và cụ thể cho mình, đó chính là
đặc trưng âm thanh cụ thể của từng ngôn ngữ.
Còn mặt nội dung (cái được biểu hiện) là những thông tin, những thông
điệp về những mảnh khác nhau của thế giới hiện tại mà con người đang sống,
hoặc những dấu hiệu hình thức để phân cắt tư duy, phân cắt thực tại.
Hai mặt này gắn bó mặt thiết trong một ý niệm không thể có mặt này
mà không có mặt kia. Ta có thể hình dung qua bảng biểu hiện sau:
Tín hiệu ngôn ngữ
Cái biểu đạt: ngữ âm
Cái được biểu đạt: ý nghĩa

Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu phổ biến nhất, lâu đời và quan trọng
nhất trong cuộc sống của con người. Khác với những hệ thống vật chất khác
không phải tín hiệu, chẳng hạn kết cấu của một ngôi nhà, một vật thể nước,
đá, kết cấu của một cơ thể sống… Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ thể hiện ở
những điểm sau:
- Các yếu tố của hệ thống vật chất không phải là tín hiệu có giá trị đối
với hệ thống vì có những thuộc tính vật thể tự nhiên của chúng. Hệ thống tín
hiệu cũng là hệ thống vật chất nhưng các yếu tố của nó có giá trị đối với hệ
thống không phải do những thuộc tính vật thể tự nhiên của chúng mà do
những thuộc tính được người ta trao đổi để chỉ những khái niệm hay tư tưởng
nào đó.

8
- Tính hai mặt của tín hiệu: Mỗi tín hiệu là cái tổng thể do sự kết hợp
giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện mà thành. Cái biểu hiện trong ngôn
ngữ là hình thức ngữ âm, còn cái được biểu hiện là khái niệm hay đối tượng
biểu thị.
- Tính võ đoán của tín hiệu: Mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái
được biểu hiện là có tính võ đoán tức là giữa hình thức ngữ âm và khái niệm
không có mối tương quan bên trong nào. Vì thế khái niệm “người đàn ông
cùng mẹ sinh ra và sinh ra trước mình” trong tiếng Việt được biểu thị bằng
âm [anh] nhưng trong tiếng Anh là [ bother]. Khái niệm ấy được biểu thị bằng
[ anh] hay [ bother] hoàn toàn do sự quy ước, hay do thói quen của tập thể
quy định chứ không thể giải thích lý do.
- Giá trị khu biệt của tín hiệu: Trong một hệ thống tín hiệu, cái quan
trọng là sự khu biệt. Thuộc tính vật chất của mỗi tín hiệu ngôn ngữ thể hiện ở
những đặc trưng có khả năng phân biệt của nó. So sánh một vết mực trên giấy
và một chữ cái chúng ta thấy rõ điều đó. Cả vết mực lẫn chữ cái đều có bản
chất vật chất như nhau, đều có tác động vào thị giác như nhau. Nhưng nếu
muốn nêu đặc trưng của vết mực phải dùng tất cả các thuộc tính vật chất của
nó như độ lớn, thuộc tính, màu sắc, độ đậm nhạt v.v , tất cả đều quan trọng
như nhau. Trong khi đó cái quan trọng đối với một chữ cái chỉ là cái làm cho
nó khác với các chữ cái khác: chữ A có thể lớn hơn hay nhỏ hơn, đậm nét hơn
hay thanh nét hơn, có thể có màu sắc khác nhau nhưng đó vẫn chỉ là chữ A
mà thôi. Sở dĩ như vậy là vì chữ A nằm trong hệ thống tín hiệu, còn vết mực
không phải là tín hiệu.
- Tính hình tuyến của cái biểu đạt: Trong ngôn ngữ, “cái biểu hiện chỉ
là một loại âm thanh, bắt buộc phải xuất hiện theo một trình tự, không thể
xuất hiện đồng thời, vì thế nó là một không gian, một hình tuyến, một ngữ
đoạn” [8, 154]. Nó có một bề rộng và bề rộng đó chỉ có thể đo trên một chiều
9
mà thôi. Theo Saussure đây là nguyên tắc rất quan trọng chi phối toàn bộ cơ

chế của ngôn ngữ. Khác với những loại tín hiệu nhìn thấy được nó vốn có thể
kết hợp cùng một lúc trên nhiều chiều, những cái biểu hiện nghe được chỉ sử
dụng tuyến thời gian, những yếu tố của nó hiện ra lần lượt cái này tiếp theo
cái kia tạo thành một chuỗi. Một khi âm thanh được thay thế bằng văn tự, trật
tự chữ cái sẽ thay thế cho trật tự thời gian, và quan hệ tuyến tính được thể
hiện rõ ràng.
- Tính hệ thống: Các tín hiệu ngôn ngữ vô cùng lớn về số lượng và đa
dạng về các mặt âm thanh, ý nghĩa, chức năng, giá trị…nhưng luôn luôn nằm
trong những mối quan hệ hệ thống với nhau. Không có tín hiệu nào tồn tại
biệt lập, rời rạc ở bên ngoài hệ thống. Mỗi hệ thống là một chỉnh thể bao gồm
nhiều yếu tố (ít nhất là hai tín hiệu) và các yếu tố đó luôn có quan hệ, tương
tác và chế định lẫn nhau.
1.3.Tín hiệu thẩm mĩ
1.3.1. Thuật ngữ
Khái niệm tín hiệu thẩm mĩ xuất hiện từ những năm giữa thế kỉ XX và
được tiếp nhận vào Việt Nam từ những năm 70 qua những bản dịch các công
trình khoa học xuất hiện trong các bài viết của Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Lai,
Hoàng Trinh, Đào Thản, Trần Ngọc Thêm, Trần Đình Sử,… Theo Đỗ Hữu
Châu thì “Tín hiệu thẩm mĩ phân biệt với các tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên ở
chỗ ý nghĩa của nó không bao giờ dừng lại ở phạm vi tái tạo hiện thực mà
phải là một tư tưởng, một tư tưởng nào đó của người nghệ sĩ”. Bùi Minh Toán
cho rằng: Tín hiệu thẩm mĩ là loại tín hiệu có chức năng thẩm mĩ biểu hiện
cái đẹp, truyền đạt và bồi dưỡng cảm xúc về cái đẹp. Với văn học, mã là ngôn
ngữ. Ngôn ngữ đích thực của văn học là tín hiệu thẩm mĩ. Vậy những điều
kiện để khẳng định đâu là một tín hiệu thẩm mĩ gồm:
10
Thứ nhất, tín hiệu đó mang một ý nghĩa thẩm mĩ hay ý đồ sáng tạo của
người nghệ sĩ.
Thứ hai, tín hiệu đó phải tồn tại trong một hệ thống, chẳng hạn chữ
“rỗng” một mình nó không có giá trị tồn tại nhưng nếu nó đứng cùng trong

một bài thơ có chủ đích dùng một hệ thống các chữ “ rỗng nghĩa” tương tác
với nhau để tạo ra một âm giai nhất định nó sẽ trở thành một tín hiệu thẩm mĩ.
Thứ ba, tín hiệu đó chứa đựng cái nhìn chủ quan có tính khám phá về
bản chất dời sống.
Như vậy, trong các công trình nghiên cứu của mình các nhà nghiên cứu
tuy chưa đưa ra định nghĩa hoàn chỉnh thống nhất về tín hiệu thẩm mĩ song
đều thừa nhận tín hiệu thẩm mĩ là yếu tố thuộc hệ thống phương tiện biểu hiện
của nghệ thuật. Mỗi một ngành nghệ thuật đều phải xây dựng các tín hiệu
thẩm mĩ bằng các vật liệu khác nhau. Bức tượng Thần Tự do ở nước Mĩ cũng
là một tín hiệu thẩm mĩ: thể hiện khát vọng vươn tới tự do và cuộc sống cao
đẹp của con người. Trong văn chương vật liệu của tín hiệu thẩm mĩ chính là
ngôn ngữ tự nhiên, có điều thứ ngôn ngữ tự nhiên được nhà văn sử dụng, tái
tạo và chuyển hoá để tạo nên một tín hiệu thẩm mĩ. Và nó biểu hiện một ý
nghĩa thẩm mĩ và thực hiện các chức năng thẩm mĩ. Vì thế chúng ta không
được đồng nhất tín hiệu ngôn ngữ thông thường với tín hiệu thẩm mĩ, Lotman
đã viết: “Văn học nói bằng một thứ ngôn ngữ đặc biệt, thứ ngôn ngữ được xây
dựng chồng lên trên ngôn ngữ tự nhiên với tư cách là một hệ thống cấp hai”
(Dẫn theo M.B.Kharapchenco, Những vấn đề lí luận và phương pháp luận
nghiên cứu). Hoặc có thể nói theo Đinh Trọng Lạc tín hiệu ngôn ngữ - đóng
vai trò là hệ thống tín hiệu thứ nhất làm cơ sở cho hệ thống thứ hai tín hiệu
thẩm mĩ. Như vậy có sự chuyển hoá các kí hiệu ngôn ngữ phổ thông thành
các yếu tố của tín hiệu nghệ thuật, hay nói khác đi tín hiệu ngôn ngữ nghệ
thuật được xây dựng trên cơ sở ngôn ngữ tự nhiên.
11
Trên cơ sở phân tích ý nghĩa thực sự của phương diện nghệ thuật, tác
giả Đỗ Hữu Châu đã giải thích cụ thể hơn về tín hiệu thẩm mĩ ngôn ngữ sau:
“Tín hiệu thẩm mĩ là phương tiện sơ cấp của văn học là ngôn ngữ - tín hiệu
thẩm mĩ cú pháp tín hiệu thẩm mĩ. Tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên trong văn học
chỉ là hình thức cái biểu hiện của tín hiệu thẩm mĩ” [ 1,576].
Như vậy để trả lời cho câu hỏi: Thế nào là một tín hiệu thẩm mĩ? Đỗ

Hữu Châu chủ trương căn cứ vào sự tương ứng của tín hiệu thẩm mĩ với các
vật quy chiếu thuộc thế giới hiện thực: “Tín hiệu thẩm mĩ phải tương ứng với
các vật quy chiếu nào đấy trong thế giới hiện thực. Chẳng hạn như một con
thuyền, một dòng sông, một nỗi buồn nào đó”[1,576]. Từ đó có thể hiểu tín
hiệu thẩm mĩ chính là toàn bộ những yếu tố hiện thực, những chi tiết, những
sự vật hiên tượng của đời sống được đưa vào tác phẩm vì mục đích biểu hiện
ý nghĩa thẩm mĩ nhất định.
Và Đỗ Hữu Châu cũng có kiến giải cụ thể về tín hiệu thẩm mĩ ngôn
ngữ như sau: Tín hiệu thẩm mĩ là tín hiệu thuộc hệ thống của các phương tiện
biểu hiện của các ngành nghệ thuật, bao gồm toàn bộ những yếu tố của hiện
thực, của tâm trạng (những chi tiết, những sự việc, hiện tượng, những cảm
xúc… thuộc đời sống hiện thực và tâm trạng) những yếu tố của chất liệu (các
yếu tố của chất liệu ngôn ngữ với văn chương, của các yếu tố chất liệu màu
sắc với hội hoạ, âm thanh, nhịp điệu với âm nhạc….) được lựa chọn và sáng
tạo trong tác phẩm nghệ thuật vì mục đích thẩm mĩ.
1.3.2. Phân loại tín hiệu thẩm mĩ
Căn cứ vào đặc tính cấp độ của tín hiệu thẩm mĩ, người ta chia tín hiệu
thẩm mĩ ra làm hai loại.
1.3.2.1.Tín hiệu thẩm mĩ đơn
Là loại tín hiệu tương đương với những từ ngữ tự nhiên

12
Ví dụ: Anh không xứng là biển xanh
Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng
Bờ cát dài phẳng lặng
Soi ánh nắng pha lê
(Biển - Xuân Diệu)
Trong bài thơ trên cho chúng ta thấy có hàng loạt các tín hiệu thẩm mĩ
đơn như: biển xanh, bờ cát trắng, bờ cát dài, ánh nắng. Những tín hiệu thẩm
mĩ đơn này thể hiện những ý nghĩa thẩm mĩ khác nhau. Biển xanh, cát trắng

mang cảm xúc tình yêu mới cho nhân vật trữ tình, một tình yêu mãnh liệt,
nồng nàn nhưng cũng không kém phần sâu lắng.
1.3.2.2. Tín hiệu thẩm mĩ phức
Là tín hiệu bao trùm cả tác phẩm văn học tương đương các hình tượng
nghệ thuật. Nó là sự tổ hợp của các tín hiệu thẩm mĩ đơn.
Ví dụ: Trong bài thơ Mời trầu của nhà thơ Hồ Xuân Hương, quả cau là
một tín hiệu thẩm mĩ phức. Thông qua hình ảnh quả cau, miếng trầu - một tục
lệ ăn trầu của người Việt, nhà thơ muốn nói đến phẩm chất, thân phận đắng
cay chịu nhiều thiệt thòi của người phụ nữ.
1.3.3. Nguồn gốc của tín hiệu thẩm mĩ
Tín hiệu thẩm mĩ thuộc về tác phẩm nghệ thuật, nhưng nó lại có nguồn
gốc từ nhiều phương diện khác nhau trong cuộc sống của con người.
Theo Đỗ Hữu Châu, xét theo nguồn gốc có hai loại tín hiệu thẩm mĩ:
+ Những tín hiệu thẩm mĩ được rút ra từ hiện thực cuộc sống.
+ Những tín hiệu thẩm mĩ được rút ra từ chính bản thân ngôn ngữ.
- Nguồn 1: Những tín hiệu thẩm mĩ được rút ra từ hiện thực cuộc sống.
Đây là những tín hiệu được xây dựng trên cơ sở những sự vật, sự việc
trong hiện thực khách quan. Mỗi một sự vật, sự việc đó được gọi tên bằng
một tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên. Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, nhà văn
13
đã quan sát, chiêm nghiệm thực tế, lựa chọn những đối tượng từ thực tế để
phản ánh trong tác phẩm đồng thời thực hiện quá trình xây dựng, tái tạo thành
tín hiệu thẩm mĩ chuyển đến người đọc những ý nghĩa thẩm mĩ.
Ví dụ: Nước non nặng một lời thề
Nước đi đi mãi không về cùng non.
(Thề non nước - Tản Đà)
Cặp quan hệ nước – non là những sự vật có thật trong đời sống với
những đặc tính cụ thể, có núi thì có sông và nước sông dù có chảy đi xa thì rồi
sẽ trở về với núi. Đó chính là tầng nghĩa thứ nhất, còn tầng nghĩa thứ hai có
giá trị thẩm mĩ cao hơn, quan hệ gắn bó và tình cảm thuỷ chung giữa người

con trai và người con gái từ đó đã xây dựng thành tín hiệu thẩm mĩ biểu hiện
non (người con gái), nước (người con trai).
Tín hiệu thẩm mĩ còn có thể là đời sống nội tâm con người. Đó là
những trạng thái, tình cảm, cảm xúc của con người.
Ví dụ: Bài thơ Sang thu của tác giả Hữu Thỉnh đã cho chúng ta thấy
được những cảm nhận tinh tế về sự biến đổi của thiên nhiên, đất trời từ cuối
hạ sang đầu thu.
- Nguồn 2: Tín hiệu thẩm mĩ được rút ra từ chính bản thân ngôn ngữ
Thứ nhất là ngôn ngữ của văn học dân gian. Nói khác đi những tín hiệu
trong văn học dân gian đã cung cấp chất liệu để xây dựng tín hiệu thẩm mĩ.
Ví dụ: Con cò trong văn học dân gian xuất hiện với hình ảnh nhỏ bé,
bất hạnh, bị áp bức đè nén như: Con cò lặn lội bờ sông… hay Con cò mà đi ăn
đêm… Nhưng trong tác phẩm văn chương thì nhà văn đã sáng tạo và tạo nên
các tín hiệu thẩm mĩ mới như Chế Lan Viên trong bài thơ Con cò thì hình ảnh
con cò chính là người phụ nữ mà cụ thể ở đây chính là hình ảnh người mẹ tảo
tần sớm hôm.
14
Thứ hai, tín hiệu thẩm mĩ là những điển cố, điển tích trong văn học
trung đại Việt Nam, thành ngữ, tục ngữ. Điển cố là các ngữ liệu văn chương
đã được sử dụng trong các tác phẩm văn chương quá khứ hoặc các sự kiện
xuất hiện trong cuộc sống hằng ngày nhưng được truyền tụng thành biểu
tượng cho loại ý nghĩa nhất định.
Ví dụ: Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du sử dụng các điển cố như:
Giường kia, đàn kia, liễu Chương Đài
Các điển tích được du nhập từ nền văn hoá khác xây dựng thành các tín
hiệu thẩm mĩ.
Ví dụ: Gót chân Asin
Gần với các điển cố là các thành ngữ, tục ngữ. Đây là nguồn cung cấp
tín hiệu thẩm mĩ cho văn chương. Khi sử dụng thành tín hiệu thẩm mĩ, thành
ngữ chỉ giữ lại những chi tiết mà không cần phải dẫn nguyên văn thành ngữ.

Các tục ngữ cũng như vậy.
Thứ ba, lấy những từ gợi tả, gợi cảm.
Ví dụ: Trời ơi em biết khi mô
Thân em hết nhục dày vò năm canh
(Tiếng hát sông Hương - Tố Hữu)
Trời ơi là tiếng thốt ra, là âm thanh tự nhiên, là tiếng than nhưng trong
ngữ cảnh này nó không chỉ là tiếng kêu than đơn thuần mà là tiếng nức nở âm
thầm, xót xa của người phụ nữ.
Thứ tư, những từ ngữ địa phương:
Rứa là hết! Chiều ni em đi mãi
Còn mong ngày chi trở lại, Phước ơi!
Quên làm sao, em hỡi, lúc chia phôi
Bởi khác cảnh, hai đứa mình nghẹn nói.
(Đi đi em - Tố Hữu)
15
Việc sử dụng từ địa phương trong đoạn thơ này gợi cho chúng ta cuộc
chia tay cảm động giữa nhà thơ và người thiếu niên anh dũng.
1.3.4. Chức năng của tín hiệu thẩm mĩ
1.3.4.1. Chức năng biểu hiện (chức năng thông tin)
Là chức năng phản ánh thế giới hiện thực thông qua các hình tượng đó
có thể là các sự vật hiện tượng của thế giới xung quanh như: hình ảnh quả cau
trong bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương. Đó là một vật thể trong đời sống
người Việt Nam.
Đó cũng có thể là hiện thực tâm trạng của con người đặc biệt trong tác
phẩm trữ tình như tâm trạng Kiều ở lầu Ngưng Bích
1.3.4.2. Chức năng bộc lộ cảm xúc
Chức năng này vừa bộc lộ cảm xúc của tác giả vừa tác động đến cảm
xúc của người đọc. Nó thường gợi ở người đọc nhiều cảm xúc thẩm mĩ như ở
tác giả.
Ví dụ: Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
Hai câu thơ của đại thi hào Nguyễn Du giống như một lời than đứt ruột.
Trong xã hội phong kiến suy tàn và thối nát lúc bấy giờ, số phận người phụ
nữ thật nhỏ bé, long đong, đắng cay, bi đát Đó không chỉ là tiếng kêu
thương mà còn là lời tố cáo, vạch trần thực trạng xã hội đen tối, thế lực và
tiền bạc lộng hành, đồng thời cũng gián tiếp lên án thế lực phong kiến đã đẩy
con người vào cảnh đớn đau.
1.3.4.3. Tín hiệu thẩm mĩ tạo nên tính sinh động và cụ thể cho tác phẩm văn
chương.
Ví dụ: Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
16
Ngôn ngữ trong bài ca dao này không chỉ cung cấp thông tin về nơi
sinh sống, cấu tạo, hương vị và sự trong sạch của cây sen, mà quan trọng là
khẳng định và nuôi dưỡng một tư tưởng, một cảm xúc thẩm mĩ: cái đẹp có thể
hiện hữu và bảo tồn ngay trong những môi trường có nhiều cái xấu.
1.3.5. Đặc tính của tín hiệu thẩm mĩ
1.3.5.1. Đặc tính tác động
Đặc tính này có cơ sở từ bản chất của tín hiệu là một kích thích vật chất
tác động đến cơ thể gợi ra hình ảnh kí ức của một kích thích khác mà trước
hết là hình thành nên những hình tượng nghệ thuật. Như vậy có thể hiểu hình
tượng nghệ thuật là sản phẩm của thế giới tinh thần được tín hiệu thẩm mĩ
làm đầy lên trong thế giới chủ thể tiếp nhận.
Đặc tính tác động còn được thể hiện ở chức năng giao tiếp nghệ thuật
mang tính đối thoại đặc thù của nó để nhằm hướng tới một hoặc nhiều chủ thể
tiếp nhận dù có hay không có mặt. Nhờ có chủ thể tiếp nhận thì tín hiệu thẩm
mĩ mới có thể phát huy được hiệu quả sức kích thích của nó và mới có thể xác
định được nội dung và tư tưởng, cảm xúc của tín hiệu thẩm mĩ trong tác

phẩm.
1.3.5.2. Đặc tính biểu hiện
Chức năng quan trọng của nghệ thuật là phản ánh hiện thực và tín hiệu
thẩm mĩ phải mang nội dung hiện thực nhất định, phải gắn với hiện thực.
Điều này có nghĩa là mỗi tín hiệu thẩm mĩ ứng với một sự vật, hiện tượng
thuộc thế giới vật chất hay tinh thần.
Theo Nguyễn Lai ông khẳng định: tín hiệu bao giờ cũng mang một nộ
dung thông báo đến một đối tượng nào đó, nếu không mang một nội dung
thông báo thì tín hiệu không còn là tín hiệu. Như vậy, điều đặc biệt cần nhấn
mạnh ở đây là: chỉ có qua đối tượng tiếp nhận, tính hai mặt không thể tách rời
của tín hiệu cùng với hiệu lực thông báo mới trở thành hiện thực.
17
Sự biểu hiện hiện thực của tín hiệu thẩm mĩ trong văn học đó là những
từ ngữ, kết cấu mang nội dung biểu vật, biểu niệm gắn với hiện thực phản ánh
trình độ nhận thức, năng lực cảm xúc của con người. Mặt khác, sự biểu hiện
của tín hiệu thẩm mĩ còn liên quan đến quá trình liên tưởng ở chủ thể tiếp
nhận, bởi vậy lượng thông tin biểu hiện trong tín hiệu thẩm mĩ cũng không
phải nhất thành bất biến.
1.3.5.3. Đặc tính biểu cảm
Để đạt đến một giá trị thẩm mĩ nhất định, tín hiệu thẩm mĩ không chỉ
dừng lại ở nội dung đơn thuần là tái tạo hiện thực. Ngoài những thông tin về
hiện thực, tín hiệu thẩm mĩ còn những thông tin về cảm xúc, tâm trạng nhất
định của người nghệ sĩ với bạn đọc. Chính vì vậy, nằm trong cấu trúc của tín
hiệu thẩm mĩ, tính biểu cảm là một đặc tính quan trọng mang dấu ấn chủ quan
của người sáng tác.
Thành phần nghĩa biểu cảm này là kết quả của sự hoà quyện đồng điệu
giữa tình cảm chủ thể cá nhân tác giả với tình cảm khách thể mang tính nhân
loại đã được hình thức hoá, nghệ thuật hoá. Nhờ thế, nhân loại mới lí giải và
cảm thụ được tín hiệu thẩm mĩ và cùng một nội dung hiện thực nhưng nếu với
ý nghĩa biểu cảm khác nhau thì sẽ tạo nên cái mới, cái sinh động, cụ thể và

riêng biệt cho tín hiệu thẩm mĩ trong mỗi lần xuất hiện.
1.3.5.4. Đặc tính biểu trưng
Khi xem xét tín hiệu thẩm mĩ trong mối quan hệ giữa cái biểu hiện và
cái được biểu hiện thì ta có đặc tính biểu trưng. Đây là mối quan hệ có lí do,
liên quan đến năng lực biểu trưng hoá các yếu tố, các chi tiết, các sự vật, hiện
tượng được đưa vào làm tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm. Theo Từ điển tu từ
phong cách thi pháp học của Nguyễn Thái Hoà [4, 103] tính biểu trưng là khả
năng gợi ra một đối tượng khác ngoài sự thể hiện cụ thể của dấu hiệu đó và
được cộng đồng chấp nhận.
18
Biểu trưng, một mặt có tính hình tượng cụ thể, cái biểu hiện nó là một
đối tượng nào đó được quy chiếu từ hiện thực. Mặt khác, đó là ý nghĩa xã hội
nào đó được cả cộng đồng chấp nhận. Tính chất ước lệ chung cho cái biểu
hiện này chính là tính có lí do trong tín hiệu thẩm mĩ nói chung. Đặc tính này
còn cho thấy lối tư duy, quan niệm xã hội… gắn với một cộng đồng nào đó,
từ đó hình thành ý nghĩa xã hội nào đó được cả xã hội chấp nhận.
Ví dụ: Hình ảnh con cò trong ca dao Việt Nam thường gắn với thân
phận nhỏ bé (Con cò mà đi ăn đêm/ Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao),
đức tính chịu thương, chịu khó (Cái cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo đưa chồng
tiếng khóc nỉ non), có khi lại được hiểu là thân phận phụ nữ trong xã hội xưa
vất vả, lam lũ một nắng hai sương lo cho chồng cho con…
Cũng do tính biểu trưng mà hiệu lực, giá trị của tín hiệu thẩm mĩ phụ
thuộc vào cách tri nhận, cách giải thích theo một thiên hướng nào đấy, một
quy ước nào đấy của cảmột cộng đồng mà có khi trái ngược với quan niệm
của một cộng đồng khác. Chẳng hạn biểu trưng con rồng trong hội hoạ Trung
cổ và Phục hưng tượng trưng cho cái ác và hận thù, nhưng đối với người
Trung Hoa và người Việt Nam nó là biểu tượng của hoàng đế với vương
quyền tối thượng, là biểu tượng của sự cao quý thiêng liêng.
1.3.5.5. Tính truyền thống và tính cách tân
Theo Đỗ Hữu Châu thì tính truyền thống là nói đến tính cố định, tính

lặp lại, tính kế thừa có sẵn của tín hiệu thẩm mĩ trong kho tàng nghệ thuật của
một dân tộc còn nói đến cách tân. Sự cách tân là nói đến đổi mới, sự sáng tạo
trong việc sử dụng tín hiệu thẩm mĩ của mỗi tác giả, thậm chí từng tác phẩm.
Nếu không có sự cách tân thì tín hiệu thẩm mĩ sẽ trở nên bị mài mòn, bị mất
đi giá trị gợi hình, gợi cảm xúc. Trái lại, nếu không có truyền thống thì tín
hiệu thẩm mĩ sẽ bị mất đi những điều kiện nhất định về mặt liên tưởng giúp
ích cho việc lĩnh hội tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm.
19
Phải bắt nguồn từ những câu chuyện cổ tích thì nhưng câu thơ sau của
nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ giúp chúng ta thấu hiểu hơn tình cảm của người xưa:
Thị thơm thị giấu người thơm,
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà.
Đẽo cày theo ý người ta,
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì.
(Truyện cổ nước mình)
“Thị” chính là tín hiệu thẩm mĩ được xây dựng từ truyện Tấm Cám,
biểu trưng cho những con người đẹp người, đẹp nết, còn “đẽo cày” là tín hiệu
thẩm mĩ từ truyện cổ Đẽo cày giữa đường, nói lên sự cần thiết có chủ kiến khi
làm việc, không nên quá phụ thuộc vào người khác.
Tính cách tân của tín hiệu thẩm mĩ thể hiện ở sự đổi mới sáng tạo khi
sử dụng tín hiệu thẩm mĩ. Song cách tân phải quan hệ biện chứng với hữu cơ
với truyền thống chính trong tương quan với truyền thống những nét mới mẻ
độc đáo ở mỗi tín hiệu thẩm mĩ mới được bộc lộ. Cách tân có thể là việc sáng
tạo một tín hiệu thẩm mĩ trước đây chưa có nhưng chủ yếu vẫn là sự cải tạo,
đổi mới các tín hiệu thẩm mĩ có sẵn.
1.3.5.6. Tính hệ thống
Tín hiệu thẩm mĩ bao giờ cũng thuộc về hệ thống, chịu sự chi phối của
các yếu tố khác nhau trong hệ thống thông qua những quan hệ nhất định. Tính
hệ thống của tín hiệu thẩm mĩ thể hiện trên cả hai bình diện cấu trúc và chức
năng. Đó không chỉ là một chỉnh thể theo quan niệm cấu trúc luận của

Saussure mà còn là một đơn vị hành chức theo quan điểm của ngữ dụng học.
Chỉ hiểu được một tín hiệu thẩm mĩ khi nó đặt vào hệ thống - môi sinh của
nó. Hệ thống quyết định chiều hướng tạo nghĩa cũng như chiều hướng luận
nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ. Thực chất là nghĩa của từ đã chịu sự chi phối của
các yếu tố trong hệ thống. Có thể suy ra là nghĩa cụ thể của ngôn ngữ chỉ có
20
thể xác định thông qua một tập hợp nhiều từ. Điều đó đòi hỏi không chỉ đối
với người sử dụng ngôn ngữ như là tín hiệu mà ngay cả đối với người tiếp
nhận thì cũng đòi hỏi phải nhận ra tập hợp có tính hệ thống trên.
Ví dụ: Cầu cong như chiếc lược ngà,
Sông dài mái tóc cung nga buông hờ.
(Nguyễn Bính)
Trong hiện thực khách quan, hai sự vật làm cơ sở cho tín hiệu thẩm mĩ
là sông và cầu đã có mối quan hệ qua lại khăng khít với nhau. Nhưng trong
câu thơ trên, quan hệ giữa chúng lại càng trở nên mật thiết hơn bởi các tín
hiệu so sánh: mái tóc và chiếc lược. Lược sinh ra là để cho tóc, tóc cần có
lược mới mượt mà, nên nói đến lược tất yếu sẽ liên quan đến tóc. Chính tính
hệ thống là cơ sở của tính sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ, tạo ra được sự
cộng hưởng ngữ nghĩa giữa các yếu tố ngôn ngữ, mang lại những giá trị mới
cho tín hiệu thẩm mĩ.
Tính hệ thống của tín hiệu thẩm mĩ được xem xét từ hai khía cạnh: khía
cạnh nội tại (cấu trúc), với những quy luật thuộc cấu trúc tác phẩm. Khía cạnh
ngoại tại (chức năng) với những quy luật về sự hoạt động thực hiện các chức
năng giao tiếp của sáng tạo nghệ thuật.
Về cấu trúc của tín hiệu thẩm mĩ cần phân biệt hai bình diện là trìu
tượng và cụ thể. Thuộc bình diện trìu tượng là những hằng thể của tín hiệu
thẩm mĩ cùng nhưng mối quan hệ của hằng thể làm nên cấu trúc bề sâu mang
tính trìu tượng cố định của nó. Thuộc bình diện cụ thể là những biến thể của
tín hiệu thẩm mĩ cùng những mối quan hệ giữa chúng làm nên cấu trúc bề mặt
cụ thể hiện hữu của nó. Những biến thể này được chia thành hai dạng thức:

biến thể từ vựng - ngôn ngữ (biến thể dùng hình thức âm thanh khác nhau
nhưng cùng một ý nghĩa thẩm mĩ) và biến thể kết hợp (cùng một tín hiệu
thẩm mĩ nhưng kết hợp với các yếu tố ngôn ngữ khác nhau).

×