Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Từ láy trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (723.47 KB, 87 trang )


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
****************************************
Vò THÞ HOµI



VŨ THỊ HOÀI




TỪ LÁY TRONG TIỂU THUYẾT
NỖI BUỒN CHIẾN TRANH
CỦA BẢO NINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

Th.S LÊ THỊ THÙY VINH








HÀ NỘI - 2014

KHãA LUËN

Ng-êi h-íng dÉn khoa häc
LỜI CẢM ƠN

Khóa luận này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của Th.S
Lê Thị Thùy Vinh. Tác giả xin gửi tới cô lời cảm ơn chân thành nhất.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Ngôn ngữ và
các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn – Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo điều
kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình làm khóa luận.
Tác giả xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, tháng 05 năm 2014

Tác giả


Vũ Thị Hoài













LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận được hoàn thành là kết quả nghiên cứu của
riêng tôi dưới sự giúp đỡ của Th.S Lê Thị Thùy Vinh.
Khóa luận chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu
nào khác.
Hà Nội, tháng 05 năm 2014
Tác giả


Vũ Thị Hoài










MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1

2. Lịch sử vấn đề 1
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
4. Phương pháp nghiên cứu 3
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
6. Đóng góp của khóa luận 4
7. Bố cục của khóa luận 4
NỘI DUNG 5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 5
1.1. Khái niệm 5
1.2. Đặc điểm từ láy tiếng Việt 5
1.2.1. Đặc điểm về kiểu cấu tạo 5
1.2.2. Đặc điểm về ngữ nghĩa 6
1.3. Phân loại 9
1.4. Sự vận dụng từ láy trong đời sống và văn học 11
1.5. Phân biệt từ ghép và từ láy 12
Chƣơng 2 : TỪ LÁY TRONG TIỂU THUYẾT NỖI BUỒN CHIẾN
TRANH CỦA BẢO NINH 14
2.1. Tình hình khảo sát, thống kê tư liệu 14
2.2. Giá trị ngữ nghĩa của từ láy trong việc thể hiện nội dung tác phẩm 15
2.2.1. Từ láy trong việc thể hiện thiên nhiên 16
2.2.2. Từ láy trong việc khắc họa tâm trạng con người 28
2.2.2.1. Từ láy trong việc khắc họa tâm trạng con người tự
nhiên, bản năng 28
2.2.2.2. Từ láy trong việc khắc họa tâm trạng con người bị tổn
thương về mặt tâm hồn 31
2.2.2.3. Từ láy trong việc khắc họa tâm trạng con người cô đơn,
lạc thời 35
2.3. Vấn đề sử dụng từ láy mới trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh
của Bảo Ninh 39
KẾT LUẬN 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
















1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Láy là một phương thức tạo từ đặc sắc của tiếng Việt. Từ láy là sự
hòa phối ngữ âm giữa các yếu tố của các âm tiết và có tác dụng biểu trưng
hóa. Vì thế nội dung ngữ nghĩa chứa đựng trong mỗi từ láy có những đặc
điểm rất riêng. Mỗi từ láy chứa đựng trong mình một sự thể hiện rất tinh tế và
sinh động về sự cảm thụ chủ quan, về cách đánh giá và thái độ của người nói
trước sự vật và hiện tượng của đời sống xã hội. Cho nên về phương diện sử
dụng, từ láy là phương tiện tạo hình đắc lực của văn học nghệ thuật.

1.2. Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là tiểu thuyết chứa
đựng một hệ thống từ láy đa dạng và có ý nghĩa biểu trưng cao. Nhờ vào hệ
thống từ láy này, Bảo Ninh đã đưa người đọc đến một thế giới sinh động và
đầy hình ảnh của chiến tranh, hòa bình cũng như thế giới nội tâm của con
người trước, trong và sau cuộc chiến. Để giúp bản thân cũng như người đọc
có thể hiểu được những giá trị mà từ láy mang lại trong việc đọc và cảm nhận
tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, chúng tôi lựa chọn đề tài:
“Từ láy trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh”.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Từ láy tiếng Việt là một kiểu từ được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm và tìm hiểu. Bởi nó mang trong mình những đặc trưng có tính chất loại
hình của tiếng Việt cũng như của các ngôn ngữ đơn lập khác. Nhiều công
trình nghiên cứu về từ láy trong tiếng Việt đã ra đời nhằm làm sáng tỏ bản
chất của kiểu từ này như Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt của Đỗ Hữu Châu, Từ
vựng học tiếng Việt của Đỗ Hữu Châu, Từ vựng học tiếng Việt của Nguyễn
Thiện Giáp, Từ láy trong tiếng Việt của Hoàng Văn Hành… Nhìn chung các
công trình này đều khẳng định:
2

- Láy là một cơ chế hòa phối ngữ âm và ngữ nghĩa. Từ điển từ láy tiếng
Việt do Hoàng Văn Hành chủ biên “là công trình đầu tiên thu thập và giải
thích hầu hết các từ láy được dùng trong tiếng Việt bao gồm các từ láy
thường dùng, các từ láy cổ có tính chất phương ngữ, khẩu ngữ và tất cả các
từ láy mới xuất hiện gần đây” [4; 6]. Trong công trình nghiên cứu này, các
tác giả xem láy là phương thức tạo từ đặc sắc của tiếng Việt. “Đó là phương
thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình vị cơ sở theo những quy tắc nhất định.
Từ láy là sự hòa phối ngữ âm giữa các yếu tố tương ứng của các âm tiết và có
tác dụng biểu trưng hóa. Vì thế, bên cạnh những đặc điểm vốn có như bao từ
khác, còn có những đặc điểm rất riêng” [4; 6].
Từ láy trong tiếng Việt của Hoàng Văn Hành cũng được xem là một

công trình nghiên cứu khá công phu về hiện tượng từ láy trong tiếng Việt. Tác
giả coi láy là một hiện tượng ngôn ngữ phức tạp và đa dạng. Láy là một cơ
chế hòa phối ngữ âm, cơ chế “đối” và “điệp”. Từ việc coi láy là một cơ chế,
tác giả tiếp tục tìm hiểu về các kiểu cấu tạo từ láy, các kiểu cơ cấu nghĩa của
từ láy và sau đó rút ra giá trị sử dụng của từ láy.
- Từ láy được hình thành do phương thức láy tác động vào hình vị cơ
sở vì thế khi xem xét ý nghĩa của các từ láy cần phải đối chiếu ý nghĩa của nó
với hình vị cơ sở.
- Từ láy bao gồm nhiều kiểu loại nhỏ khác nhau. Theo cấu tạo, từ láy
có thể phân chia thành từ láy hoàn toàn, từ láy phụ âm đầu, từ láy vần.
- Từ láy là một trong năm lớp từ giàu màu sắc biểu cảm mà giá trị của
chúng dựa trên sự đối lập với những từ đồng nghĩa hoặc tương đồng về nghĩa.
2.2. Từ láy trong văn chương là một phương tiện tạo hình hữu hiệu. Có
lẽ vì thế các nhà thơ, nhà văn thường ưa dùng loại từ này để thể hiện cảm thụ
và cách đánh giá của mình. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về từ láy trong
tác phẩm văn chương như “Giá trị nghệ thuật và các phương thức sử dụng
3

hiện tượng láy trong thơ ca Việt Nam” (Luận án Tiến sĩ Ngữ văn của Nguyễn
Thị Thanh Hà, 2002), “Giá trị sử dụng của từ láy trong thơ Xuân Diệu”
(Khóa luận tốt nghiệp Đại học của Trương Thị Thu Thảo, 2009)…
Trong khóa luận này, chúng tôi xem xét và tìm hiểu “Từ láy trong tiểu
thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh” nhằm đánh giá giá trị sử dụng
và biểu trưng của loại từ này, trên cơ sở đó góp phần khẳng định nội dung tư
tưởng của tác phẩm cũng như phong cách nhà văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ bản chất của từ láy và giá trị sử dụng của từ láy trong tiểu
thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Trên cơ sở đó góp phần khẳng
định ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm và phong cách Bảo Ninh.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nắm được cơ sở lí thuyết về từ láy : khái niệm, phân loại từ láy, đặc
điểm cấu tạo và ý nghĩa, sự vận dụng từ láy trong tác phẩm văn chương.
- Thống kê được những từ láy trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh
sau đó tiến hành phân loại theo các tiêu chí.
- Hiểu và chỉ ra được giá trị của từ láy trong tác phẩm.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng phối hợp các phương pháp:
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ
- Phương pháp đối chiếu so sánh
- Phương pháp phân tích phong cách học
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Từ láy trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh.
4

5.2. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi khảo sát từ láy qua tiểu thuyết Nỗi buồn chiến
tranh của Bảo Ninh (Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2012).
6. Đóng góp của khóa luận
- Góp một phần nhỏ để làm rõ bản chất của từ láy.
- Thông qua khóa luận này có thể đánh giá được giá trị sử dụng và giá
trị biểu trưng của tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh. Qua đó giúp người đọc
hiểu nội dung tư tưởng của tác phẩm và phong cách của nhà văn.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục, danh mục tài liệu
tham khảo, khóa luận được cấu trúc thành hai chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Từ láy trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh





5

NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Khái niệm
Xoay quanh vấn đề từ láy tiếng Việt từ trước đến nay đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu và đề cập đến. Mỗi công trình nghiên cứu lại nhìn nhận
từ láy ở phương diện khác nhau. Từ điển từ láy tiếng Việt coi láy là phương
thức tạo từ đặc sắc. Phong cách học tiếng Việt lại nhìn nhận từ láy từ phương
diện màu sắc biểu cảm… Trong khóa luận này, chúng tôi lựa chọn khái niệm
của Đỗ Hữu Châu làm cơ sở. Từ láy là những từ được cấu tạo theo phương
thức láy, đó là phương thức láy lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với
thanh điệu giữ nguyên hoặc biến đổi theo quy tắc biến thanh tức là quy tắc
thanh điệu biến đổi theo hai nhóm gồm nhóm cao: thanh hỏi, thanh sắc,
thanh ngang và nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng) của một
hình vị hay đơn vị có nghĩa.[1; 14]
1.2. Đặc điểm từ láy tiếng Việt
1.2.1. Đặc điểm về kiểu cấu tạo
Sau khi loại ra ngoài những từ có những âm tiết GS Phan Ngọc đã
chứng minh không phải là âm tiết láy, thì từ láy là những từ phức do phương
thức láy tác động vào một hình vị cơ sở (kí hiệu C) làm xuất hiện một hình vị
thứ sinh được gọi là hình vị láy (kí hiệu L). Hình vị láy có đặc điểm như sau:
Về hình thức ngữ âm, cũng là một âm tiết như hình vị cơ sở, có hình
thức ngữ âm và nghĩa giống toàn bộ hay bộ phận với hình vị cơ sở.
Hình vị láy có thể giống hình vị cơ sở về toàn bộ âm tiết, hoặc về phụ

âm đầu hay phần vần.
Về thanh điệu, nếu từ láy hai âm tiết thì hai âm tiết có thanh điệu đi với
nhau theo hai nhóm thanh: nhóm cao “hỏi, sắc, không”; nhóm thấp “huyền,
ngã, nặng”.
6

Cả hình vị cơ sở và hình vị láy hợp lại thành từ láy.
Để nhận biết một từ láy, cần xem xét hai âm tiết trong một từ phức hai
âm tiết xem có đáp ứng đầy đủ những đặc điểm kể trên không. Thí dụ:
Nằng nặng : Từ này hai âm tiết, hình vị cơ sở nặng ở sau, hình vị nằng
ở trước, thanh điệu thuộc nhóm thấp. Đây đúng là một từ láy.
Gọn gàng : Hình vị cơ sở gọn ở trước, gàng có phụ âm đầu lặp lại phụ
âm đầu của gọn (/g/), thanh điệu thuộc nhóm thấp. Đây là một từ láy.
Nghi ngút : Hình vị cơ sở ngút ở sau, nghi ở trước có phụ âm đầu (/ng/)
lặp lại phụ âm đầu của ngút, thanh điệu thuộc nhóm cao. Đây là một từ láy.
Lấm tấm : Hình vị cơ sở tấm ở sau, hình vị lấm ở trước, vần cả hai hình
vị giống nhau (vần/âm/), thanh điệu thuộc nhóm cao. Đây là một từ láy.
Những từ láy hai âm tiết mà hình vị cơ sở có nghĩa theo đúng quy tắc
thanh điệu trên là những từ láy điển hình, tạo nên trung tâm của các từ láy
tiếng Việt. Những trường hợp mà những đặc điểm trên không đảm bảo đầy đủ
sẽ được xét sau.
1.2.2. Đặc điểm về ngữ nghĩa
Các từ láy tiếng Việt thường có nghĩa sau:
1.2.2.1. Nghĩa tổng hợp, khái quát
Các nghĩa này lại có hai dạng: Thứ nhất là nghĩa lặp đi lặp lại với cùng
một trạng thái, hoạt động, tính chất. Đó là nghĩa của các từ láy toàn bộ như:
ngày ngày, tháng tháng, người người, nhà nhà…Khi giảng nghĩa các từ này,
chúng ta có thể dùng công thức giảng nghĩa chung như sau.
“nhiều … và … nào cũng thế”
Ví dụ: ngày ngày có nghĩa là “nhiều ngày kế tiếp nhau và ngày nào

cũng thế”
Thứ hai là nghĩa khái quát như nghĩa các từ: máy móc, mùa màng, da
dẻ… Nghĩa này gần giống với nghĩa các từ ghép đẳng lập chuyên loại như:
đường sá, chợ búa, bếp núc…
7

Các từ láy có nghĩa tổng hợp, khái quát thường có thêm sắc thái mỉa
mai, chê bai, đánh giá thấp. Tất cả các từ láy mà hình vị láy có vần /-iêc/, /-
ung/ đều có nghĩa như vậy: sách siếc, lớp liếc, trường triếc, học hiếc… báo
bung, tiệc tùng… Một số từ láy khác người ngợm, ngựa nghẽo… cũng có
nghĩa như vậy.
1.2.2.2. Nghĩa sắc thái hóa
Sắc thái hóa là làm thay đổi nghĩa của hình vị cơ sở bằng cách thêm
cho nó những sắc thái khác nhau. Các sắc thái thêm vào có thể là: trạng thái
hóa, nghĩa là chuyển một tính chất, một vận động thành một trạng thái diễn ra
trong một khoảng thời gian nhất định: xa → xa xôi, xịch → xục xịch…; kéo
dài, dàn trải tính chất, lặp đi lặp lại vận động trong một khoảng thời gian, ví
dụ: gật → gật gù, khểnh → khấp khểnh…; hạn chế về phạm vi sự vật, thí dụ
xấu là hình vị cơ sở được dùng với rất nhiều sự vật khác nhau, nhưng xấu xí
chỉ dùng cho cái xấu về hình thức, còn xấu xa chủ yếu nói về cái xấu theo tiêu
chuẩn đạo đức; xanh cũng có cách dùng rộng, nhưng xanh xao thường dùng
với nước da của người bệnh. Nghĩa sắc thái hóa có thể chỉ các ấn tượng cảm
tính: thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác, thị giác, vận động và các nghĩa
đánh giá xấu, tốt, mạnh, yếu, nặng, nhẹ mà từ láy mang lại cho nghĩa của hình
vị cơ sở.
Vì các từ láy sắc thái hóa có thêm các nét nghĩa như vừa nói cho nên
khi giảng nghĩa những từ này cần chỉ rõ các nét nghĩa đó ra. Thí dụ giảng
nghĩa từ phất phơ chúng ta dựa vào nghĩa của hình vị phất rồi nói thêm “đưa
qua đưa lại theo chiều dọc, nhẹ nhàng, mềm mại, gây ấn tượng đẹp, đáng
yêu…”.

Nghĩa của các từ láy sắc thái hóa gần giống với nghĩa các từ ghép chính
phụ sắc thái hóa như: đen xì, đen xỉn, đen thui. Vì vậy cách giảng nghĩa hai
loại từ này cũng giống nhau, đó là giảng nghĩa theo lối miêu tả. Miêu tả là lấy
8

một vật làm chủ thể cho đặc điểm mà từ láy hay từ ghép sắc thái hóa biểu thị,
rồi miêu tả tính chất hoặc vận động của vật đó theo nghĩa của từ láy hay từ
ghép sắc thái hóa. Thí dụ, giảng nghĩa từ phất phơ có thể lấy câu ca dao
“Thân em như tấm lụa đào, phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” làm căn cứ
(vật chủ thể là “giải lụa”).
1.2.2.3. Nghĩa của các khuôn vần láy
Nghĩa tổng hợp, khái quát, nghĩa sắc thái hóa là nghĩa chung của các từ
láy. Nhiều nhà nghiên cứu đã nói đến nghĩa của các từ láy do các khuôn vần
của hình vị láy biểu thị. Thí dụ:
Các từ hoàn toàn mà hình vị láy có thanh bằng cũng đều biểu thị nghĩa
giảm nhẹ (do sự trải rộng trong không gian và sự lặp đi lặp lại nhiều lần) tính
chất, vận động mà hình vị cơ sở biểu thị: khe khẽ, nhè nhẹ, văng vắng, gật gù,
vây vẫy… Nếu hình vị láy ở trước có thanh trắc thì nghĩa của từ láy hoàn toàn
lại là tăng cường: dửng dưng, cỏn con…
Khuôn vần –iêc của từ điệp âm biểu thị nghĩa: “các sự vật, hoạt động,
tính chất cùng loại với sự vật, hoạt động, tính chất do hình vị cơ sở biểu thị”:
sách siếc, người nghiếc, đen điếc, học hiếc, nhảy nhiếc… Nghĩa khái quát này
đi kèm theo sắc thái biểu cảm coi thường, khinh rẻ đối với sự vật, tính chất,
hoạt động được từ láy đề cập đến.
Khuôn vần –âp của các hình vị láy ở trước trong các từ điệp âm biểu thị
vận động lặp đi lặp lại nhiều lần theo chiều thẳng đứng: nhấp nhô, bập bùng,
bập bềnh, phập phồng, trập trùng…
Khuôn vần –uc của các hình vị láy ở trước trong các từ điệp âm biểu thị
vận động lặp đi lặp lại từng quãng ngắn theo chiều ngang: xục xịch, nhúc
nhích, rục rịch, phục phịch…

Khuôn vần – ung của các hình vị láy điệp âm ở sau cũng biểu thị nghĩa
khái quát như ý nghĩa do khuôn vần –iêc biểu thị nhưng sắc thái coi thường,
khinh rẻ nhẹ hơn: báo bung, tiệc tùng, làm lụng, nhớ nhung, mịt mùng…
9

Khuôn vần –ăn của các hình vị láy điệp âm ở sau biểu thị nghĩa hợp với
mức độ được mọi người xem là chuẩn mực, không quá tốt cũng không thiên
về xấu: đầy đặn, thẳng thắn, ngay ngắn, vuông vắn, nhũn nhặn, nhọc nhằn,
nhiều nhặn…
Trên đây là một số khuôn vần của hình vị láy đã xác định được nghĩa.
Phương thức láy tiếng Việt sử dụng gần một trăm khuôn vần để tạo các hình
vị láy nên việc tìm ra nghĩa của mỗi khuôn vần còn rất khó khăn. Cần hết sức
thận trọng để tránh những kết luận thiếu sức khái quát và mâu thuẫn.
Láy là một phương thức tạo từ đặc sắc của tiếng Việt. Mỗi từ láy là một
nốt nhạc về âm thanh, gợi ra một bức tranh cụ thể về các đặc tính cảm quan:
thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác và vận động kèm theo những
ấn tượng về cảm thụ chủ quan, những cách đánh giá, những thái độ của người
nói, người viết trước sự vật, hiện tượng, đủ sức thông qua các giác quan
hướng ngoại và hướng nội của người nghe, người đọc mà tác động đến họ.
Cho nên từ láy là những công cụ “tạo hình” rất đắc lực cho nghệ thuật văn
học, nhất là nghệ thuật thơ.
1.3. Phân loại
Các từ láy được phân loại thành hai kiểu lớn: Láy hoàn toàn nếu toàn
bộ âm tiết của hình vị cơ sở được láy lại. Láy bộ phận nếu một bộ phận ngữ
âm của âm tiết hình vị cơ sở được láy lại.
Ở các từ láy hoàn toàn, hình vị cơ sở thường ở sau và mang trọng âm.
Hình vị láy ở trước và được phát âm lướt, do đó có thể xảy ra sự biến thanh
và biến vần theo phân tích của GS Nguyễn Tài Cẩn. Khi thanh điệu của hình
vị cơ sở là thanh trắc chuyển thành thanh bằng cùng nhóm thì có sự biến
thanh. Thí dụ đo đỏ, nằng nặng… Nếu phụ âm cuối của hình vị cơ sở là /p/,

/t/, /k/ thì chuyển thành /m/, /n/, /ng/. Đó là hiện tượng biến vần. Thí dụ đèm
đẹp, nhàn nhạt, ang ác (anh ách). Tuy nhiên, có trường hợp thanh trắc nhóm
10

thấp lại được chuyển thành thanh bằng thuộc nhóm thanh cao như: thâm thẫm
(thay vì thâm trầm) để đọc lướt hình vị láy cho dễ.
Có những từ láy hoàn toàn mà hình vị láy ở trước có thanh trắc như cỏn
con, dửng dưng. Hình vị cơ sở con, dưng…ở sau và có thanh bằng.
Các từ láy bộ phận lại chia thành hai kiểu: điệp âm (láy âm) và điệp
vận (láy vận).
Từ điệp âm là những từ láy mà phụ âm đầu của hình vị láy lặp lại phụ âm
đầu của hình vị cơ sở, còn khuôn vần khác với khuôn vần của hình vị cơ sở.
Từ điệp vận là những từ láy mà vần của hình vị láy lặp đi lặp lại vần
của hình vị cơ sở, còn phụ âm đầu thì khác.
Các từ điệp âm được chia nhỏ hơn theo khuôn vần của hình vị láy.
Đáng chú ý là có khuôn vần có tính năng sản cao, nghĩa là có thể tạo ra hàng
loạt từ cùng khuôn vần; có những khuôn vần có tính năng sản thấp. Sau đây là
một số thí dụ:
Dịu dàng, dễ dàng, nhịp nhàng, nhẹ nhàng… C ở trước, L ở sau, khuôn
vần /-ang/.
Dễ dãi, rộng rãi, thoải mái, mỉa mai… C ở trước, L ở sau, khuôn vần
/-ai/.
Rục rịch, xục xịch, rúc rích, rậm rịch… C ở trước, L ở sau, khuôn vần
/-ich/.
Tập tễnh, khập khiễng, nhập nhèm, nhập nhòa… C ở sau, L ở trước,
khuôn vần /-âp/ có tính năng sản cao.
Sách siếc, học hiếc, báo biếc, nhà nhiếc… C ở trước, L ở sau, khuôn
vần /-iêc/. Khuôn vần này chỉ có thanh nặng hoặc thanh sắc bởi vì vần /-iêc/
không thể có thanh bằng, cũng không thể có thanh hỏi và thanh ngã.
Các từ điệp vận được chia thành nhóm theo phụ âm đầu của hình vị láy

(phối hợp với phụ âm đầu của hình vị cơ sở)
11

Lầu bầu, lềnh bềnh, lúng búng, lèm bèm… Phụ âm đầu /l/ của hình vị
láy đi với phụ âm đầu /b/ của hình vị cơ sở.
Lờ đờ, là đà, long đong… Phụ âm đầu của hình vị láy /l/ đi với phụ âm
đầu /đ/ của hình vị cơ sở.
Lằng nhằng, lây nhây, láo nháo, lô nhô… Phụ âm đầu /l/ của hình vị
láy đi với phụ âm đầu /nh/ của hình vị cơ sở.
Bối rối, bịn rịn… Phụ âm đầu /b/ của hình vị láy đi với phụ âm đầu /r/
của hình vị cơ sở.
Càu nhàu, kèm nhèm, kè nhè… phụ âm đầu /k/ của hình vị láy đi với
phụ âm đầu /nh/ của hình vị cơ sở.
Chờn vờn, chới với, chênh vênh, chơi vơi… Phụ âm đầu /ch/ của hình
vị láy đi với phụ âm đầu /v/ của hình vị cơ sở.
Táy máy, tò mò, tơ mơ, tờ mờ, tẩn mẩn… Phụ âm đầu /t/ của hình vị láy
đi với phụ âm đầu /m/ của hình vị cơ sở.
Tồng ngồng, tần ngần, tủn ngủn, (tun ngủn)… Phụ âm đầu /t/ của hình
vị láy đi với phụ âm đầu /ng/ của hình vị cơ sở.
Tất bật, tanh bành, tơi bời… Phụ âm đầu /t/ của hình vị láy đi với phụ
âm đầu /b/ của hình vị cơ sở.
Áy náy, ăn năn… Phụ âm đầu của hình vị láy vắng đi với phụ âm đầu
/n/ của hình vị cơ sở.
Trên đây chỉ dẫn một số kiểu láy đôi (láy hai âm tiết) để làm mẫu, căn
cứ vào đó mà tìm ra các kiểu từ láy đôi khác.
1.4. Sự vận dụng từ láy trong đời sống và văn học
Như đã nói trên, từ láy là một phương tiện biểu đạt quan trọng, chứa
đựng nhiều giá trị biểu cảm, chính vì thế, nó được sử dụng nhiều không chỉ
trong văn học mà còn trong đời sống hàng ngày.
Từ láy được xem là chất liệu để xây dựng văn bản nghệ thuật, làm

phương tiện cho tư duy nghệ thuật. Sở dĩ như thế vì từ láy là lớp từ giàu giá
12

trị biểu cảm. Các văn bản nghệ thuật bao giờ cũng rất cần những phương tiện
ngôn ngữ như thế để xây dựng các hình tượng độc đáo. Vì thế, trong các tác
phẩm của mình, các nhà văn, nhà thơ rất chú ý sử dụng từ láy.
Trong sinh hoạt hàng ngày, nhân dân ta cũng sử dụng từ láy một cách
rộng rãi. Từ láy có tác dụng làm tăng hình ảnh và tạo sự sinh động trong lời
ăn tiếng nói. Người dùng từ láy không những cần phải phân biệt nét nghĩa
tinh vi của từ mà còn phải biết sắc thái biểu cảm của từ đó trong lời nói cụ
thể. Khi dùng từ “đẹp” để chỉ nhận xét về một vật thì người nói thể hiện thái
độ trung hòa, còn khi dùng từ “đèm đẹp” thì thể hiện nhận xét về vật có đẹp
nhưng không đẹp lắm, còn khi dùng từ “đẹp đẽ” thì khẳng định vật ấy rất
đẹp. Vậy, mỗi từ láy mang một sắc thái biểu cảm khác nhau dù nó có chung
một hình vị cơ sở.
So với các phong cách chức năng khác thì phong cách sinh hoạt và
phong cách nghệ thuật là sử dụng nhiều từ láy hơn cả.
1.5. Phân biệt từ ghép và từ láy
- Nếu các hình vị trong từ có cả quan hệ về nghĩa và quan hệ về âm
(âm thanh) thì ta xếp vào nhóm từ ghép.
Ví dụ: thúng mủng, tươi tốt, đi đứng, mặt mũi, phẳng lặng, mơ mộng,…
- Nếu các từ chỉ có một hình vị có nghĩa, còn một hình vị đã mất nghĩa
nhưng hai hình vị không có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ ghép.
Ví dụ: xe cộ, tre pheo, gà qué, chợ búa,…
- Các từ không xác định được hình vị gốc (tiếng gốc) nhưng có quan
hệ về âm thì đều xếp vào lớp từ láy.
Ví dụ: nhí nhảnh, bâng khuâng, dí dỏm, chôm chôm, thằn lằn, chích
chòe…
- Các từ có một hình vị có nghĩa và một hình vị không có nghĩa nhưng
các hình vị trong từ được biểu hiện trên chữ viết không có phụ âm đầu thì

cũng xếp vào nhóm từ láy (láy vắng khuyết phụ âm đầu).
13

Ví dụ: ồn ào, ầm ĩ, ấm áp, im ắng, ước ao, yếu ớt,…
- Các từ có một hình vị có nghĩa và một hình vị không có nghĩa có phụ
âm đầu được ghi bằng những con chữ khác nhau nhưng có cùng cách đọc
(c/k/q ; ng/ngh ; g/gh ) cũng được xếp vào nhóm từ láy.
Ví dụ: cuống quýt, cũ kĩ, ngốc nghếch, gồ ghề,…
Lƣu ý: Trong thực tế, có nhiều từ ghép (gốc Hán) có hình thức ngữ âm
giống từ láy, song thực tế các tiếng đều có nghĩa nhưng rất khó phân biệt. Ví
dụ: bình minh, cần mẫn, tham lam, bảo bối, ban bố, căn cơ, hoan hỉ, chuyên
chính, chính chuyên, chân chất, chân chính, hảo hạng, khắc khổ, thành
thực,…






14

Chƣơng 2
TỪ LÁY TRONG TIỂU THUYẾT NỖI BUỒN CHIẾN TRANH
CỦA BẢO NINH

2.1. Tình hình khảo sát thống kê tƣ liệu
Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học như màu sắc đối với hội họa,
âm thanh đối với âm nhạc, hình khối đối với kiến trúc. Nói cho cùng, văn học
là nghệ thuật của ngôn từ. Những nghệ sĩ lớn đều là những nhà ngôn ngữ trác
tuyệt. Trong lao động nghệ thuật, người nghệ sĩ có một sự lao tâm khổ tứ về

ngôn ngữ. Là một nhà văn giàu tâm huyết, Bảo Ninh đặc biệt lưu tâm đến vấn
đề này. Trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, ông đã sử dụng từ láy như
một phương tiện biểu đạt hữu hiệu. Việc sử dụng từ láy như một biện pháp tu
từ từ vựng sẽ đem lại những giá trị nghệ thuật bất ngờ, đặc sắc. Ở tiểu thuyết
Nỗi buồn chiến tranh, chúng tôi thống kê được 348 từ láy, cụ thể như sau:
Chia theo cấu tạo ta có:
Theo cấu tạo
Số lƣợng (từ)
Tỉ lệ phần trăm
Từ láy hoàn toàn
40
11,5 %
Từ láy phụ âm đầu
257
73,8 %
Từ láy vần
51
14,7 %

Chia theo ý nghĩa ta có:
Theo ý nghĩa
Số lƣợng (từ)
Tỉ lệ phần trăm
Thể hiện thiên nhiên
126
36,3%
Thể hiện tâm trạng
222
63,7%


Các từ láy được Bảo Ninh vận dụng trong từng câu văn ở những thời
điểm và ngữ cảnh cụ thể tạo nên giá trị nội dung phong phú của tác phẩm.
15

2.2. Giá trị ngữ nghĩa của từ láy trong việc thể hiện nội dung tác phẩm
Chiến tranh luôn là đề tài cho văn học hậu chiến khai thác và phản ánh.
Mặc dù chiến tranh đã lùi xa nhưng vẫn để lại trong lòng mỗi người dân đất
Việt những ám ảnh khôn nguôi. Và, với một độ lùi thời gian cần thiết cho
phép những người tham gia cuộc chiến có cái nhìn và cảm nhận mới về những
gì đã xảy ra. Hòa cùng với sự thay đổi của đất nước, văn học hậu chiến nói
chung và loại tiểu thuyết nói về đề tài chiến tranh nói riêng cũng có những
thay đổi phù hợp với xu thế chung của dân tộc. Giai đoạn này xuất hiện nhiều
tác phẩm nổi tiếng như Thời xa vắng của Lê Lựu, Ăn mày dĩ vãng của Chu
Lai, Phố của Chu Lai,…đặc biệt phải kể đến sự ra đời của tiểu thuyết Nỗi
buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Ngay từ khi ra đời, tác phẩm đã gây được
tiếng vang lớn đối với giới nghiên cứu, phê bình, độc giả trong và ngoài nước.
Tác phẩm đem đến cho người đọc cái nhìn mới về hiện thực chiến tranh. Quá
khứ chiến tranh được nhìn từ nhiều phía. Người lính trong tác phẩm được
nhìn nhận trong mối quan hệ đa chiều với nhiều phẩm chất khác nhau mà các
tiểu thuyết ra đời trước đó không thể hiện rõ. Tác phẩm thể hiện sự đổi mới cả
về nội dung lẫn tư tưởng nghệ thuật, đặc biệt là những cách tân trong tư duy
tiểu thuyết của nhà văn. Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh được coi là “hiện
tượng văn học” của thế kỉ XX.
Trong khóa luận, chúng tôi đề cập đến việc sử dụng từ láy trong tiểu
thuyết Nỗi buồn chiến tranh. Bảo Ninh đã sử dụng rất nhiều từ láy và những từ
láy ấy có tác dụng lớn trong việc thể hiện thiên nhiên và khắc họa tâm trạng. Để
tiện cho việc nghiên cứu và theo dõi, người viết sẽ đi theo hướng tìm hiểu
tác dụng vai trò của từ láy trong việc thể hiện thiên nhiên và khắc họa tâm
trạng riêng.



16

2.2.1. Từ láy trong việc thể hiện thiên nhiên
Trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã vẽ lên một bức
tranh vô cùng đặc sắc. Sự đặc sắc ở đây không phải vì đó là bức tranh đẹp,
lộng lẫy mà thiên nhiên trong tiểu thuyết của Bảo Ninh đượm buồn, thiên
nhiên buồn đan xen với sự huyền ảo. Bởi chiến tranh khiến cho thiên nhiên
não nề như vậy. “Cuộc chiến có vẻ như bị vùi lấp trong biển mênh mông mù
mịt mùa mưa, thế nhưng cứ để tâm lắng nghe mãi tiếng mưa rơi trên mái
rừng và ngước nhìn mãi bầu trời thâm xám, thấp và tối như vòm hang thì
người ta chỉ có thể nghĩ tới duy nhất nó mà thôi: chiến tranh, chiến
tranh.”[10; 21]. “Chao ôi! Chiến tranh là cõi không nhà không cửa, lang
thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là
thế giới sầu thảm vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con
người”[10; 39]. Có lẽ bởi vì vậy nên thiên nhiên trong tiểu thuyết buồn, ảm
đạm, não nề.
Trong bức tranh thiên nhiên ấy người đọc sẽ bắt gặp hình ảnh của thiên
nhiên, của cảnh rừng với cây cối, núi non và sông suối mà thiên nhiên trước
và sau chiến tranh lại có vẻ khác với thiên nhiên trong chiến tranh. Dù không
mang vẻ âu sầu ủ rũ như thiên nhiên trong chiến tranh nhưng thiên nhiên sau
khi trải qua chiến tranh trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh
cũng không còn mang vẻ tươi sáng như trước nữa. Đúng như đại thi hào
Nguyễn Du đã từng viết “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.
Thiên nhiên trong Nỗi buồn chiến tranh khái quát chung là buồn, ảm
đạm, ta bắt gặp một bức tranh thiên nhiên não nề thê thảm. “Mùa thu não nề,
lê thê, mùa mưa ê ẩm” [10; 23]. Từ láy “não nề”, “lê thê” làm cho bức tranh
phong cảnh thiên nhiên sống động. Mùa thu khiến cho cảnh vật thay đổi, khí
thu đã bắt đầu nhuốm lên cảnh vật với những nét buồn thương. Từ láy “não
nề” gợi vẻ “buồn bã làm não lòng người” [7; 785]. Không những gợi tả thiên

17

nhiên mà “não nề” còn gợi tâm trạng con người. Nỗi buồn từ cảnh vật ùa vào
lòng người hay nỗi buồn từ lòng người thấm sang cảnh vật. Thiên nhiên sầu
buồn lại diễn ra trong thời gian “lê thê”. Từ láy “lê thê” diễn tả “thời gian dài
quá đáng đến mức như không biết đến đâu mới dứt” [7; 667]. Trạng thái thiên
nhiên hay nỗi buồn trong lòng người đến bao giờ mới chấm dứt được. Thời
gian này, trung đội của Kiên “khổ sở vì đói, vì sốt rét triền miên, thối hết cả
máu, vì quần áo bục nát tả tơi và vì những lở loét cùng người như phong hủi,
cả trung đội chẳng còn ai trông ra hồn thằng trinh sát nữa” [10; 23]. Chính
vì vậy, ngày trở nên “não nề” “lê thê” đến vậy. Tất cả chìm ngập trong chiến
tranh, chìm ngập trong sự chết chóc, hủy diệt không lối thoát. Bệnh tật khủng
khiếp và đói khổ triền miên đã tận diệt cuộc sống nơi đây.
Đối với những người lính đã từng chiến đấu nơi chiến trường thì những
cơn mưa rừng đã trở thành ám ảnh, nó khắc sâu vào tâm hồn người lính
những kỉ niệm không thể nào quên. Bảo Ninh đã sử dụng tài tình một hệ
thống từ láy để miêu tả mưa rừng khiến cho thiên nhiên nơi rừng sâu càng
thêm ảm đạm thê lương, những ngày chiến đấu càng trở nên dài dằng dặc.
“Cuộc chiến có vẻ như bị vùi lấp trong biển mênh mông mù mịt của mùa mưa,
thế nhưng nếu cứ để tâm lắng nghe mãi tiếng mưa rơi trên mái rừng và ngước
nhìn mãi bầu trời thâm xám, thấp và tối như vòm hang thì người ta chỉ có thể
nghĩ tới duy nhất nó mà thôi: chiến tranh, chiến tranh” [10; 21]. Từ láy
“mênh mông” có nghĩa là “rộng lớn đến mức như không có giới hạn” [7; 751].
Theo lẽ thường, mưa gợi tâm trạng buồn trong lòng người, hơn nữa ở đây lại
đặt trong khung cảnh rừng núi, hoàn cảnh chiến tranh thì lại càng trở nên sầu
thảm. Những cơn mưa rừng nhiều dường như không có giới hạn. Và nghe
tiếng mưa, nhìn lên bầu trời thâm xám người ta chỉ có thể nghĩ tới chiến
tranh. Chiến tranh cũng rộng lớn và không giới hạn và con người dường như
không thể thoát ra được. Từ láy “mù mịt” nghĩa là “ở trạng thái hoàn toàn bị
18


bao phủ, cả một khoảng không gian rộng lớn không nhìn thấy gì” [7; 772] đi
cùng với “mênh mông” càng làm rõ hơn hoàn cảnh lúc bấy giờ. Những người
lính bị vây hãm trong cái vòng của mưa rừng, của chiến tranh mà nó thì bế tắc
không lối thoát. “Bốn bề mìn mịt chỉ một màu mưa trĩu lòng, một màu núi
màu rừng ảm đạm và đói khổ” [10; 21]. Từ láy “mìn mịt” được Bảo Ninh sử
dụng để miêu tả màu mưa đã đem lại hiệu quả sử dụng đáng kể. Từ láy “mìn
mịt” cũng có nghĩa như “mù mịt” nhưng có phần nặng nề hơn. Bản thân từ láy
đã thể hiện một không gian tăm tối thêm vào đó là mưa rừng, hoàn cảnh sống
đói khổ của các chiến sĩ khiến cho lòng người cũng phải trĩu nặng. Từ láy
“mìn mịt” không chỉ gợi tả sự tăm tối ảm đạm của màn mưa, của hoàn cảnh
sống mà còn diễn tả sự tăm tối của chiến tranh. Mưa không chỉ đều đều, âm
âm, buồn thảm mà cũng có lúc xối dội mạnh mẽ. “Có đêm mưa nặng nề xối
dội, có đêm vội vã từng cơn, rào rào, ngăt quãng” [10; 37]. Mưa khiến cho
dòng suối chảy cuồn cuộn, khiến cho cây cối rũ rượi, mưa có thể gột sạch
được những bụi bẩn nhưng mưa không thể nào gột rửa được sự chết chóc hủy
diệt của chiến tranh, cũng như không thể làm phai mờ nỗi buồn trong tâm hồn
con người. Một câu văn với ba từ láy liên tiếp miêu tả mưa đã khiến cho cơn
mưa trở nên có hồn. Từ láy “vội vã” nghĩa là “tỏ ra rất vội, hết sức muốn
tranh thủ thời gian cho kịp” [7; 1354] đi liền với hai từ láy “xối dội” nghĩa là
“nảy, vung lên, vang lại” [7; 1389] và từ láy hoàn toàn “rào rào” nghĩa là “mô
phỏng những tiếng động nhỏ đan xen lẫn vào nhau nhiều liên tiếp” [7; 984]
đã khiến cho cơn mưa đêm ấy như chính bước chân của những người chiến sĩ.
Đó là những bước chân đi theo tiếng gọi man sơ, hoang dã của tuổi thanh
xuân. “Dĩ nhiên là Kiên biết không phải là cả phân đội, cả mười ba người,
song anh thừa biết không phải chỉ có ba cái bóng nhất định nào đấy trong
bấy nhiêu đêm đã thường xuyên đi và về trên con đường hiểm trở dẫn sang
bên kia núi, mặc dù ở bên đó, Kiên biết, dưới cái thung lũng âm u, hoang
19


vắng nọ, trong khu trại tăng gia của huyện đội 67 đã nhiều năm bị bỏ quên
bên bờ thác nước ấy chỉ có mỗi ba cô gái, chỉ ba cô mà thôi đang sống và
đang hằng đêm chờ đợi, mong ngóng bước chân những người lai vãng” [10;
38]. Và mỗi đêm sau khi từ chỗ ba cô gái trở về, “các gã trai thở hổn hển, bê
bết bùn và run rẩy trong cái mát lạnh của trận mưa phùn ban mai” [10; 37].
Tiếng mưa dường như cũng là tiếng những bước chân vội vã, những tiếng
động nhỏ đan xen vang lại từ những chiến hữu của Kiên.
Như vậy với việc sử dụng từ láy để miêu tả những cơn mưa rừng, Bảo
Ninh đã vẽ lên một bức tranh buồn bã tăm tối của thiên nhiên trong chiến
tranh. Không gian trong tiểu thuyết chủ yếu là cảnh rừng nơi trung đội của
Kiên chiến đấu, chính vì vậy thế giới rừng sâu được tác giả miêu tả một cách
vô cùng sống động.
Ngay trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh Bảo Ninh viết “Có thể nói
không khí truyện của Kiên là bầu không khí của những khu rừng tăm tối,
ngùn ngụt tử khí và lam chướng, mờ mịt bóng yêu tà” [10; 108]. Chiến tranh
đã nhuốm màu đau thương buồn bã, âu sầu, ảo não cho bức tranh thiên nhiên
khiến cho thiên nhiên trong chiến tranh dưới con mắt của tác giả là một thiên
nhiên “tăm tối”. Từ láy “tăm tối” xuất hiện trong tiểu thuyết với tần số cao.
“Tối tăm, ẩm ướt, hoang rợn, đất trời như bị bưng kín, bị đè nghẹt” [10; 30],
“ chốc chốc, ánh chớp lại phá thinh không gian tăm tối và dữ dội dựng đứng
rừng lên trong khoảnh khắc” [10; 34], “cái truông núi vô danh mịt mù lam
chướng này thì từ bấy có tên là Gọi Hồn, cái tên nghe dựng cả tóc gáy”
[10;12]. Từ láy “tăm tối”, “mờ mịt” hay “mịt mù” được sử dụng nhiều để thể
hiện bức tranh thiên nhiên trong chiến tranh. Khói lửa chiến tranh đã khiến
cho bầu không khí trở nên như vậy. “Tối tăm” hay “tăm tối” tức là “tối, thiếu
ánh sáng, thường dùng để ví cảnh sống không có hi vọng, không có tương lai”
[7; 1216]. Trong bầu không khí tăm tối như vậy, tất cả đều trở nên “mờ mịt”,
20

“mịt mù”, cảnh rừng “ở trạng thái bị bao phủ dày đặc trong một khoảng

không rộng lớn đến mức không nhìn thấy gì” [7; 772]. Các từ láy trên không
chỉ gợi ra được sự tăm tối, mù mịt của cảnh vật mà còn gợi ra khung cảnh
thời chiến tranh đi liền với chết chóc. Chiến tranh khiến cho bức tranh thiên
nhiên trở nên não nề như vậy. “Cuộc chiến có vẻ như bị vùi lấp trong biển
mênh mông mù mịt mùa mưa, thế nhưng nếu cứ để tâm lắng nghe mãi tiếng
mưa rơi trên mái rừng và ngước nhìn mãi bầu trời thâm xám, thấp và tối như
vòm hang thì người ta chỉ có thể nghĩ tới duy nhất nó mà thôi: chiến tranh,
chiến tranh” [10; 21]. “Chao ôi! Chiến tranh là cõi không nhà không cửa,
lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà,
là thế giới sầu thảm vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con
người” [10; 40].
Trong chiến tranh, nhìn từ xa “cảnh rừng lặng lẽ” nhưng lại gần thì “tối
ngày đất rừng ngun ngút bốc hơi” [10; 9], âm thầm lẫn trong tiếng suối là
tiếng thở than buồn thảm của thế giới rừng sâu. Từ láy “lặng lẽ” có nghĩa là
“không có tiếng động, tiếng ồn” [7; 655]. Đó là cảnh rừng sau những trận càn
của địch, những trận đánh giáp lá cà của ta, nhưng sâu thẳm trong rừng thì đất
đang ngun ngút bốc hơi. Từ láy “ngun ngút” thể hiện sự vận động trong lòng
bốc mạnh ra ngoài. Chiến tranh đi liền với sự hủy diệt, vì vậy đất rừng dường
như giận dữ trước chiến tranh tàn phá. Với từ láy “lặng lẽ”, “ngun ngút”, tạo
vật trở nên sống động, giàu sức gợi hình và gợi cảm hơn.
Chiến tranh là gì mà khiến thiên nhiên vốn hiền hòa cũng trở nên dữ
dội với “bóng tối cuồn cuộn trên các dốc” [10; 49], “sương mù dâng cuồn
cuộn” [10; 256]. Với từ láy hoàn toàn “cuồn cuộn”, Bảo Ninh đã đưa người
đọc tới một khung cảnh thiên nhiên dữ dội, hung tàn, ở nơi đó bóng tối và
sương mù cuộn lớp này đến lớp khác, dồn dập, mạnh mẽ. Cảnh rừng đêm
ngày phẫn nộ trước chiến tranh khốc liệt đang từng ngày từng giờ tàn phá sự

×