Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Vốn xã hội qua sự cố kết cộng đồng ở ven đô Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (966.04 KB, 19 trang )

Vốn xã hội qua sự cố kết cộng đồng ở ven đô
Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp xã Yên
Thường, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội)


Trương Thị Nga


Trường Đại học KHXH&NV
Luận văn ThS. Chuyên ngành: Xã hội học; Mã số: 60 31 30
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Tuấn Anh
Năm bảo vệ: 2013


Abstract: Trình bày quan điểm lý thuyết về cố kết cộng đồng - vốn xã hội đã làm rõ
quan niệm khác nhau về vốn xã hội của các học giả trên thế giới; cùng với hệ thống các
khái niệm đã cụ thể hóa các khái niệm về vốn xã hội. Nêu lên tính cố kết cộng đồng biểu
hiện qua nguồn vốn xã hội được tạo ra thông qua các hoạt động thờ cúng tổ tiên; thăm
hỏi, động viên, hỗ trợ, giúp đỡ nhau khi gia đình có việc cưới, việc tang; hay tham gia các
lễ hội tại địa phương của người dân ven đô Hà Nội. Phân tích hệ quả tích cực của cố kết
cộng đồng bằng việc người dân ven đô đã khai thác nguồn vốn xã hội thông qua sự tin
tưởng, sự có đi lại trong mạng lưới xã hội để tìm kiếm lợi ích trong các hoạt động sản
xuất nông nghiệp, sản xuất tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh buôn bán, dịch vụ.

Keywords: Vốn xã hội; Phát triển cộng đồng; Cộng đồng ven đô; Xã hội học

Content

Vốn xã hội qua sự cố kết cộng đồng ở ven đô
Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp xã Yên
Thường, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội)




Trương Thị Nga


Trường Đại học KHXH&NV
Luận văn ThS. Chuyên ngành: Xã hội học; Mã số: 60 31 30
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Tuấn Anh
Năm bảo vệ: 2013


Abstract: Trình bày quan điểm lý thuyết về cố kết cộng đồng - vốn xã hội đã làm rõ
quan niệm khác nhau về vốn xã hội của các học giả trên thế giới; cùng với hệ thống các
khái niệm đã cụ thể hóa các khái niệm về vốn xã hội. Nêu lên tính cố kết cộng đồng biểu
hiện qua nguồn vốn xã hội được tạo ra thông qua các hoạt động thờ cúng tổ tiên; thăm
hỏi, động viên, hỗ trợ, giúp đỡ nhau khi gia đình có việc cưới, việc tang; hay tham gia các
lễ hội tại địa phương của người dân ven đô Hà Nội. Phân tích hệ quả tích cực của cố kết
cộng đồng bằng việc người dân ven đô đã khai thác nguồn vốn xã hội thông qua sự tin
tưởng, sự có đi lại trong mạng lưới xã hội để tìm kiếm lợi ích trong các hoạt động sản
xuất nông nghiệp, sản xuất tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh buôn bán, dịch vụ.

Keywords: Vốn xã hội; Phát triển cộng đồng; Cộng đồng ven đô; Xã hội học

Content


1
MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 5

1. Lý do chọn đề tài 5
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 7
2.1 Ý nghĩa khoa học 7
2.2. Ý nghĩa thực tiễn 7
3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 7
4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 14
4.1 Đối tượng nghiên cứu 14
4.2 Khách thể nghiên cứu 14
4.3 Phạm vi nghiên cứu 14
5. Mục tiêu nghiên cứu 15
6. Câu hỏi nghiên cứu 15
7. Giả thuyết nghiên cứu, khung phân tích 15
7.1 Giả thuyết nghiên cứu 15
7.2 Khung phân tích 16
8. Phƣơng pháp nghiên cứu và kỹ thuật xử lý thông tin 16
8.1 Phương pháp nghiên cứu 16
8.1.1 Phân tích tài liệu 16
8.1.2 Quan sát 17
8.1.3 Phỏng vấn sâu 17
8.2 Kỹ thuật xử lý thông tin 18
9. Cấu trúc của luận văn 18
PHẦN 2. NỘI DUNGNGHIÊN CỨU 19
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 19
1.1 Thao tác hóa khái niệm 19
1.1.1 Cộng đồng và tính cố kết cộng đồng 19
1.1.2 Quan hệ xã hội 21

2
1.1.3 Mạng lưới xã hội 21
1.1.4 Đoàn kết xã hội 22

1.1.5 Chuẩn mực 22
1.1.6 Lễ cúng giỗ 23
1.1.7 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên 23
1.1.8 Lễ cưới 24
1.1.9 Lễ tang 24
1.1.10 Hội làng 24
1.1.11Vùng ven đô thị 25
1.2 Lý thuyết áp dụng 25
1.2.1 Quan điểm lý thuyết về cố kết cộng đồng – vốn xã hội 25
1.2.2 Lý thuyết cấu trúc - chức năng của Robert Merton 27
1.2.3 Lý thuyết tương tác biểu trưng của Herbert Blumer 28
1.3 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 29
CHƢƠNG 2: CỐ KẾT CỘNG ĐỒNG QUA VIỆC TẠO DỰNG 32
VỐN XÃ HỘI 32
2.1 Tạo dựng vốn xã hội qua việc thờ cúng tổ tiên 33
2.2 Tạo dựng vốn xã hội thông qua việc cƣới, việc tang 36
2.3 Tạo dựng vốn xã hội thông qua hoạt động tham gia lễ hội làng 45
CHƢƠNG 3: VẬN DỤNG VỐN XÃ HỘI – HỆ QUẢ TÍCH CỰC CỦA
CỐ KẾT CỘNG ĐỒNG 51
3.1 Vốn xã hội trong sản xuất nông nghiệp 52
3.2 Vốn xã hội trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp 61
3.3 Vốn xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh, buôn bán 70
PHẦN 3: KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
PHỤ LỤC 1: BẢNG HỎI KHẢO SÁT 86
PHỤ LỤC 2: BẢN GHI PHỎNG VẤN SÂU 104


3


I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tính cộng đồng được thể hiện qua quan hệ dòng họ, quan hệ hàng xóm láng giềng, thể hiện qua
việc tuân thủ và giữ gìn các phong tục tập quán biểu hiện trong việc thờ cúng tổ tiên, tổ chức lễ hội
làng
Để thích ứng với nền sản xuất kinh tế thị trường đòi hỏi người dân ven đô phải biết cách khai
thác nguồn vốn xã hội và vốn con người để chuyển đổi ngành nghề sản xuất, mở rộng mạng lưới
quan hệ xã hội. Người dân Yên Thường đã giúp đỡ nhau trong phát triển sản xuất và trong đời sống,
tham gia vào các hoạt động tập thể, các hoạt động chung của dòng họ, làng xóm và qua đó tạo dựng
được nguồn vốn xã hội với biểu hiện cụ thể là niềm tin, sự có đi có lại, mở rộng các mối quan hệ xã
hội trong làm ăn, buôn bán. Đồng thời việc khai thác nguồn vốn xã hội mình có được trong việc
thực hiện các hoạt động kinh tế tại địa phương, sự cố kết cộng đồng cũng tạo ra những hệ quả tích
cực nó với biểu hiện cụ thể là con người càng gắn bó, đoàn kết và gần gũi nhau hơn, tinh thần tập
thể được nâng cao.
Gần đây ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vốn xã hội, phân tích vai trò và tác
động của chúng đối với biến đổi kinh tế xã hội, gợi ý những giải pháp để khai thác có hiệu quả
nguồn vốn này cho phát triển. Tuy nhiên các nghiên cứu này mới chỉ đề cập đến nguồn vốn xã hội
nói chung, còn thiếu những nghiên cứu về vốn xã hội ứng dụng ở những cấp độ khác nhau trong cơ
cấu xã hội và chưa bàn đến vấn đề liên kết, cố kết cộng đồng từ góc nhìn vốn xã hội
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.1 Ý nghĩa khoa học
Luận văn đã vận dụng hệ thống lý thuyết về vốn xã hội qua cách tiếp cận xã hội học, các khái
niệm về cộng đồng và tính cố kết cộng đồng để thông qua đó góp phần vào việc hoàn thiện lý
thuyết về vốn xã hội, Từ góc nhìn vốn xã hội, nghiên cứu tìm hiểu cách thức người dân ven đô tạo ra sự cố
kết cộng đồng và vận dụng cố kết cộng đồng để tìm kiếm lợi ích trong các hoạt động kinh tế.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn là những dữ liệu quan trọng làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các
giải pháp nhằm phát huy có hiệu quả nguồn vốn xã hội và nâng cao sự cố kết cộng đồng ở vùng ven đô Hà
Nội hiện nay.
3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Vốn xã hội của người dân và đặc biệt là việc sử dụng nguồn vốn này trong sinh hoạt và sản xuất
vẫn đang là một hướng nghiên cứu quan trọng của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn, trong
đó có xã hội học. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc vận dụng vốn xã hội trong
sinh hoạt, lao động và sản xuất của các học giả Việt Nam phải kể đến như:
Nghiên cứu “Sử dụng vốn xã hội trong chiến lược sinh kế của nông dân ven đô Hà Nội dưới tác
động của đô thị hóa”của Nguyễn Duy Thắng (2007); “Quan hệ họ hàng với việc dồn điền đổi thửa
và sử dụng ruộng đất dưới góc nhìn vốn xã hội ở một làng Bắc Trung Bộ”của Fleur Thomése –
Nguyễn Tuấn Anh (2007); “Quan hệ họ hàng – một nguồn vốn xã hội trong phát triển kinh tế hộ
gia đình nông thôn” Nguyễn Tuấn Anh (2012); “Vốn xã hội, mạng lưới xã hội và những phí tổn”
của tác giả Hoàng Bá Thịnh (2009).

4

Cùng với vốn xã hội, tính cộng đồng là một vấn đề từ lâu đã được nghiên cứu trong nhiều lĩnh
vực khoa học nhân văn khác nhau như tâm lý, văn hóa, lịch sử, nông thôn. Trong đó phải kể đến bài
viết dự hội thảo của tác giả Vũ Hào Quang với tựa đề “Tác động của đô thị hóa đến hình thức cố
kết cộng đồng nông dân hiện nay”; Nguyễn Đức Truyến (2003) với cuốn sách “Kinh tế hộ gia đình
và các quan hệ xã hội ở nông thôn đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đổi mới”; Giáo sư Phan Đại
Doãn có bài viết: “Làng Việt Nam – cộng đồng đa chức năng liên kết chặt chẽ”; tác giả Lê Hữu
Xanh (2001) qua cuốn sách “Tác động của tâm lý làng xã trong việc xây dựng đời sống kinh tế xã
hội ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ nước ta hiện nay”.
Các công trình trên đã có những đóng góp nhất định trong việc nêu bật việc vận dụng vốn xã hội
trong các khía cạnh khác nhau từ đời sống đến kinh tế qua đó tính cộng đồng được thể hiện rõ khi
người dân cùng nhau tham gia các sinh hoạt cộng đồng, hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong hoạt động
kinh tế. Qua những nghiên cứu này ta có thể thấy nhờ có nguồn vốn xã hội – sự cố kết cộng đồng
mà người dân đã tìm kiếm được lợi ích, phát huy được sức mạnh tiềm tàng của mình trong sinh hoạt
cộng đồng cũng như trong sản xuất, làm cho tình cảm giữa người với người ngày càng bền chặt.
4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Vốn xã hội qua sự cố kết cộng đồng ở ven đô Hà Nội.

4.2 Khách thể nghiên cứu
Các hộ gia đình thuộc xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
4.3 Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Vốn xã hội qua cố kết cộng đồng trong hai lĩnh vực: đời sống văn hóa tín
ngưỡng và hoạt động kinh tế.
5. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích việc tạo nên cố kết cộng đồng trong sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng từ góc nhìn vốn xã
hội.
- Phân tích hệ quả tích cực của cố kết cộng đồng trong lĩnh vực kinh tế từ góc nhìn vốn xã hội
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Cố kết cộng đồng biểu hiện cụ thể qua vốn xã hội được tạo ra như thế nào qua việc thờ cúng tổ
tiên, việc cưới, việc tang ?
- Hệ quả tích cực của cố kết cộng đồng được thể hiện như thế nào qua việc người dân ven đô
vận dụng vốn xã hội để tìm kiếm lợi ích trong các hoạt động kinh tế?
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Thông qua việc cưới, việc tang, việc thờ cúng tổ tiên, người dân ven đô đã tạo ra sự cố kết
cộng đồng được biểu hiện cụ thể qua các thành tố của vốn xã hội bao gồm mạng lưới xã hội, quan
hệ có đi có lại, và sự sự tin cậy giữa những người sống trong cùng cộng đồng.
- Hệ quả tích cực của cố kết cộng đồng được biểu hiện qua việc người dân ven đô dựa vào các
thành tố của vốn xã hội như mạng lưới xã hội, sự có đi có lại, và lòng tin để tìm kiếm lợi ích trong
đời sống kinh tế trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, buôn bán và dịch
vụ.

5

8. Phƣơng pháp nghiên cứu và kỹ thuật xử lý thông tin
8.1 Phương pháp nghiên cứu
8.1.1 Phân tích tài liệu
Trong nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để phân tích nguồn tài liệu qua
một số công trình nghiên cứu cũng như trên các báo, tạp chí, mạng internet về vốn xã hội, về tính cố

kết cộng đồng trong làng xã của người Việt Nam. Đặc biệt, đề tài được thực hiện dựa trên việc phân
tích cơ sở dữ liệu của đề tài: “Toàn cầu hóa và bản sắc làng Việt ở Miền Bắc” được quỹ Phát triển
Khoa học và Công nghệ quốc gia (NAFOSTED) tài trợ do PGS.TS Mai Văn Hai làm chủ nhiệm đề
tài với 300 người dân đại diện cho 300 hộ gia đình tại xã Yên Thường huyện Gia Lâm.
8.1.2 Quan sát
Phương pháp quan sát được sử dụng trong đề tài để quan sát các mối quan hệ xã hội của người
dân ven đô trong sinh hoạt và trong lao động; quan sát những biểu hiện người dân giúp đỡ nhau
trong phát triển kinh tế; đời sống của các hộ gia đình cũng phần nào được đánh giá thông qua
phương pháp này.
8.1.3 Phỏng vấn sâu
Trong nghiên cứu này tôi tiến hành phỏng vấn sâu 5 người hoạt động trong lĩnh vực sản xuất
nông nghiệp; 5 người hoạt động trong lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp và 5 người hoạt động
trong lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ để xem xét nguồn vốn xã hội của họ và sự tương trợ, giúp đỡ
nhau trong sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng cộng đồng và trong phát triển kinh tế gia đình ở các nhóm
ngành nghề khác nhau.
8.2 Kỹ thuật xử lý thông tin
Toàn bộ số liệu định lượng xử lý, phân tích bằng phần mềm thống kê chuyên dụng SPSS.
PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Thao tác hóa khái niệm
1.2 Lý thuyết áp dụng
1.2.1 Quan điểm lý thuyết về cố kết cộng đồng – vốn xã hội
Bourdieu quan niệm: “vốn xã hội được hiểu là các kết nối/cố kết xã hội, những kết nối/cố kết xã
hội này có thể được chuyển thành vốn kinh tế trong những điều kiện nhất định”. Putnam cho rằng
mạng lưới xã hội, các chuẩn mực của quan hệ trao đổi qua lại và sự tin cẩn là những thành tố của
vốn xã hội. Trong khi đó Fukuyama quan niệm vốn xã hội gồm có chuẩn mực của sự có đi có lại, và
vốn xã hội biểu thị sự tin cậy. Coleman khẳng định trách nhiệm, sự mong đợi và lòng tin là các hình
thức của vốn xã hội. Michael Woolcock cho rằng “Vốn xã hội là một thuật ngữ rộng bao gồm
những chuẩn mực, những mạng lưới khuyến hích những hành động chung về những lợi ích chung”.
Trong nghiên cứu này, tác giả luận văn xem xét cố kết cộng đồng từ góc nhìn vốn xã hội, vốn

xã hội là các cố kết cộng đồng, một dạng của cố kết xã hội. Từ quan điểm lý thuyết vốn xã hội
chúng ta thấy: cố kết cộng đồng là một một biểu hiện cụ thể của vốn xã hội. Vì cố kết cộng đồng là
biểu hiện cụ thể của vốn xã hội nên cố kết cộng đồng mang đặc điểm của vốn xã hội. Hai đặc điểm
quan trọng của vốn xã hội, trong trường hợp này là cố kết cộng đồng, được phân tích ở đây là việc
tạo dựng cố kết cộng đồng, và hệ quả tích cực của cố kết cộng đồng dưới góc nhìn vốn xã hội. Vốn
xã hội được biểu hiện cụ thể qua các thành tố: mạng lưới xã hội, lòng tin, và chuẩn mực – nhất là

6

chuẩn mực về sự có đi có lại giữa các chủ thể hành động. Vốn xã hội được các chủ thể hành động
tạo ra, và trong những điều kiện nhất định, vốn xã hội có thể được chuyển thành vốn kinh tế. Nói
cách khác, các chủ thể hành động tạo ra vốn xã hội và vận dụng vốn xã hội để tìm kiếm lợi ích kinh
tế.
1.2.2 Lý thuyết cấu trúc - chức năng của Robert Merton
Vận dụng lý thuyết này vào luận văn có thể thấy các cá nhân, các tổ chức, thiết chế xã hội ở
nông thôn là những bộ phận hữu cơ hợp thành cấu trúc xã hội nông thôn, chúng có những chức
năng nhất định. Mỗi cá nhân, tổ chức trong cộng đồng làng xã đảm nhận những chức năng khác
nhau trong cơ cấu tổ chức xã hội. Một chức năng có thể do hai hay nhiều cá nhân cùng thực hiện
nhằm thỏa mãn nhu cầu. Vì thế, sự hỗ trợ của cá nhân/gia đình trong xã hội với hoạt động sản xuất
và đời sống của người dân ven đô, trên quan điểm cấu trúc - chức năng có thể thấy, đó là một trong
những phương thức để giúp duy trì sự ổn định và cố kết cộng đồng của ở ven đô. Tuy nhiên, ngày
nay việc giúp đỡ nhau trong sinh hoạt, đời sống và trong lĩnh vực kinh tế theo những chức năng mỗi
người đảm nhận ở vùng ven đô Hà Nội dưới tác động của công nghiệp hóa và hiện đại hóa đã làm
cho các mối quan hệ cộng đồng trở nên lỏng lẻo hơn, do chức năng của cá nhân cũng có sự thay thế
trong bối cảnh kinh tế mới.
1.2.3 Lý thuyết tương tác biểu trưng của Herbert Blumer
Vận dụng quan điểm lý thuyết tương tác biểu trưng của Blumer ta thấy, ở ven đô Hà Nội, các cá
nhân trong quá trình tương tác qua lại với nhau không phản ứng đối với những hành động trực tiếp
của người khác mà “đọc” và lý giải những hành động đó, xem xét ý nghĩa mà hành động mang lại
cho mình. Tương tác giữa người với người ở ven đô Hà Nội diễn ra trong hoạt động sản xuất, đời

sống và sinh hoạt mà trước hết con người nắm bắt lý giải ý nghĩa hành động của người khác đối với
mình để đáp lại chúng. Mối tương tác giữa các cá nhân được thực hiện thông qua cơ chế lý giải ý
nghĩa, cử chỉ, hành vi, hoạt động của người khác. Qua sự tương tác đó mà hình thành các quan hệ
xã hội, quan hệ có đi có lại. Đây chính là nguồn vốn xã hội người dân ven đô Hà Nội tạo dựng và
tích lũy được trong quá trình tương tác với cá nhân khác trong thời gian sinh sống tại địa phương.
1.3 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
CHƢƠNG 2: CỐ KẾT CỘNG ĐỒNG QUA VIỆC TẠO DỰNG VỐN XÃ HỘI
2 1 Tạo dựng vốn xã hội qua việc thờ cúng tổ tiên
Tinh thần cố kết cộng đồng được biểu hiện cụ thể qua hoạt động thờ cúng ông bà, tổ tiên, tổ
chức các ngày lễ trong năm để duy trì phong tục tập quán và giáo dục, nhắc nhở con cháu luôn
hướng về cội nguồn. Theo tập quán lâu đời của người Việt Nam, dân ta lấy ngày ngày mất để cúng
giỗ. Vào ngày đó, tùy hoàn cảnh từng gia đình mà tổ chức cúng lễ, ăn uống, là lúc con cháu được
sum vầy, đoàn tụ, kéo dài thời gian sum họp, kể chuyện tâm tình, chuyện làm ăn. Do vậy mà đại đa
số (chiếm 93.3%) các gia đình ven đô Hà Nội đều tổ chức ngày giỗ, thờ cúng tổ tiên. Bên cạnh việc
tổ chức cúng giỗ gia tiên trong phạm vi gia đình, người dân ven đô cũng duy trì việc giỗ tổ, giỗ họ.
Ngày giỗ họ là dịp duy nhất trong năm để cả họ họp mặt. Có 61% các gia đình ở ven đô tham gia
vào các ngày giỗ tổ họ như một sự tưởng nhớ người đã khuất và việc tham gia vào hoạt động giỗ tổ
họ cũng giúp cho các gia đình củng cố mối quan hệ trong họ tộc và từ đó nguồn vốn xã hội được tạo
dựng thông qua quan hệ trong dòng họ.

7

Việc tổ chức cúng giỗ là dịp để con cháu hội họp, sum vầy bên nhau, thắt chặt tình cảm đoàn
kết giữa anh chị em, con cháu trong gia đình. Cũng nhờ đó mà các quan hệ xã hội của người dân
ven đô được củng cố và thắt chặt hơn.
Qua hoạt động thờ cúng tổ tiên và tổ chức các ngày giỗ, lễ trong năm, bằng tình cảm ruột thịt,
tình anh em họ hàng người dân ven đô đã tạo dựng được nguồn vốn xã hội của mình thể hiện qua
việc củng cố các quan hệ trong gia đình, dòng họ – một mối quan hệ bền chặt và tương trợ rất có ích
cho người dân trong việc tìm kiếm lợi ích.
2.2 Tạo dựng vốn xã hội thông qua việc cƣới, việc tang

Cưới xin, ma chay là các sự kiện thường thấy trong đời sống thường ngày không chỉ ở các làng
ven đô. Nhà nào cũng ít nhất một lần dựng vợ gả chồng cho con cái, cũng đến lúc có những người
từ giã cõi đời về nơi chín suối. Khác với lối sống đô thị chỉ nhà nào biết nhà đấy, ở nông thôn, mỗi
khi có các sự kiện trên thì không chỉ anh em ruột thịt, họ hàng trong nhà mà cả hàng xóm láng
giềng lại bắt tay vào giúp đỡ, thăm hỏi, thể hiện sự quan tâm của mình với gia chủ. Tùy vào mối
quan hệ khác nhau mà việc thể hiện sự quan tâm, sự hỗ trợ nhau trong việc cưới cũng khác nhau. Số
liệu khảo sát đã cho thấy 69.7% số người khi gia đình anh em ruột thịt có đám cưới thì họ không chỉ
đến mừng tiền mà còn giúp đỡ công việc. Cũng có những gia đình khi anh em ruột trong nhà có
đám cưới thì chỉ đến mừng tiền, con số này chiếm 28%. Còn đối với các gia đình anh em trong họ
tộc, khi có đám cưới, người dân giúp đỡ bằng hình thức mừng tiền là chủ yếu chiếm 78.3%. Và có
19% gia đình vừa mừng tiền, vừa giúp đỡ công việc nếu là người trong họ tộc.
Những mối quan hệ hàng xóm láng giềng hay bạn bè, người quen trong làng xã, người dân chủ
yếu đến mừng tiền là chính. Con số này ở bạn bè đồng nghiệp là 90.7%; người trong xóm là 73%;
người ngoài xóm chiếm 65%. Ngoài mừng tiền, cũng có những gia đình đến giúp đỡ gia chủ những
công việc mà họ cần. Tỷ lệ này chiếm nhiều nhất ở những gia đình cùng xóm với 16.3% vừa mừng
tiền vừa đến giúp đỡ công việc khi gia đình hàng xóm nhà mình có đám cưới.
Cũng giống như khi có việc hỷ, tùy vào mối quan hệ với gia đình có người mất mà thể hiện tình
cảm của mình ở những góc độ khác nhau như anh em ruột thịt đa số đến phúng tiền và mỗi người
một chân một tay giúp đỡ. Cụ thể, khi gia đình anh em ruột có đám ma, có 29.3% người đến phúng
tiền, 1.7% người đến giúp công việc trong khi đó có 68% người đến vừa giúp công việc vừa phúng
tiền. Còn đối với người trong họ tộc, các gia đình chủ yếu đến phúng tiền, chia buồn là chủ yếu:
79.7% người đến phúng tiền nếu là gia đình trong họ. Ngoài việc đến phúng tiền, có một tỷ lệ nhỏ
đến giúp đỡ gia đình để lo hậu sự, mai táng cho người đã khuất.
Ngoài anh em thì bạn bè đồng nghiệp cũng là một nguồn hỗ trợ, giúp đỡ công việc khi gia đình
có chuyện không vui. Hàng xóm lân cận quanh nhà, người trong làng xã mà biết tin gia đình có tang
cũng đến phúng viếng thăm hỏi, chia buồn với gia đình. Mức độ thân thiết có người đến phúng
viếng (78.7% đối với gia đình hàng xóm và 63.7% đối với gia đình người cùng làng), còn nếu
không chỉ cần đến chơi, thăm hỏi, động viên và chia buồn cùng gia chủ cũng đã thể hiện sự quan
tâm, chia sẻ với nhau khi gia đình có việc hiếu.
Có thể nói, chính sự quan tâm chia sẻ, động viên, giúp đỡ gia đình khi có việc hiếu, hỷ, người

dân ven đô đã tạo dựng và duy trì cố kết cộng đồng qua nguồn vốn xã hội để giúp đỡ nhau trong đời
sống hàng ngày.

8

2.3 Tạo dựng vốn xã hội thông qua hoạt động tham gia lễ hội làng
Lễ hội truyền thống là một sinh hoạt văn hóa đặc biệt, có sức sống từ ngàn đời nay, chứa đựng
nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, xã hội. Lễ hội đã đáp ứng nhu cầu thiết tha của dân tộc ta trong quá
khứ và trong hiện tại, giúp cho con người hướng về đoàn kết cộng đồng. Lễ hội là chứng tỏ tính cố
kết của cộng đồng, là minh chứng cho nét đẹp văn hoá ngàn đời của ông cha ta. Đại đa số người dân
ven đô đều hưởng ứng tinh thần của lễ hội, không chỉ đóng góp tiền của để tổ chức lễ hội (chiếm
96%) mà nhiều gia đình còn cúng tiến hiện vật (12.7%); đóng góp công sức lao động để tu bổ chùa
chiền, vệ sinh môi trường (19%) để ngày lễ hội diễn ra được trang trọng; có những người tham gia
trong ban tổ chức, ban rước lễ cũng tham gia đầy đủ (11.3%).
Qua việc tham gia vào hoạt động văn hóa, tín ngưỡng cộng đồng, không chỉ giúp cho tinh thần
thoải mái mà còn làm tăng tình cảm gắn bó trong thôn xóm, từ đó bà con dân làng sẵn sàng giúp đỡ
nhau khi gặp khó khăn. Tham gia lễ hội truyền thống ở địa phương không chỉ là dịp để vui chơi,
gặp gỡ mọi người mà còn là cơ hội làm tăng tinh thần đoàn kết, tình cảm làng xóm gắn bó hơn và
khi đó tính cố kết cộng đồng được tạo ra và duy trì trong các quan hệ làng xóm. 59.3% người dân
ven đô cho rằng hội làng là dịp để vui chơi, gặp gỡ, 41% số người cho rằng lễ hội làm các thành
viên trong làng gắn kết với nhau hơn.
Qua việc tham gia vào lễ hội làng mà tính cố kết cộng đồng được ra với biểu hiện là nguồn vốn
xã hội của một người được tạo dựng, củng cố và duy trì để họ có thể khai thác, tìm kiếm những lợi
ích khác nhau trong hiện tại và tương lai phục vụ cho bản thân mình.
Tiểu kết: Thờ cúng ông bà tổ tiên, tham gia vào việc cưới, việc tang, lễ hội làng không chỉ có
tính chất giữ gìn văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của cha ông để lại mà còn góp phần củng cố
các quan hệ xã hội, tạo dựng niềm tin, sự có đi có lại, tức tạo dựng sự cố kết cộng đồng để cùng
chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống. Nó làm cho nguồn vốn xã hội của người dân ven đô được
tạo dựng, duy trì và củng cố, hay nói cách khác nó làm tăng tính cố kết cộng đồng trong thôn xóm
vì mọi người tin tưởng nhau hơn, thân thiết và tình cảm với nhau hơn, mở rộng mối quan hệ trong

thôn xóm.
CHƢƠNG 3: VẬN DỤNG VỐN XÃ HỘI – HỆ QUẢ TÍCH CỰC CỦA CỐ KẾT CỘNG ĐỒNG
3.1 Vốn xã hội trong sản xuất nông nghiệp
Trong thời kỳ hiện nay mặc dù nông nghiệp - nông thôn và nông dân đã được Nhà nước quan
tâm nhiều nhưng nhiều hộ gia đình nông dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn về vốn, công cụ sản xuất,
sức lao động, kinh nghiệm sản xuất cũng như khả năng tiếp cận thị trường thì việc liên kết và hợp
tác trong nông nghiệp đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu của mỗi gia đình. Bởi vậy mà người
nông dân đã biết vận dụng nguồn vốn xã hội qua các mối quan hệ trong gia đình, thân tộc, làng xóm
để tìm kiếm lợi ích trong sản xuất nông nghiệp biểu hiện cụ thể là việc cùng hợp tác, phát triển sản
xuất. Các hình thức hợp tác hình thành và phát triển trên cơ sở khai thác nguồn vốn xã hội nhanh
chóng phát huy tác dụng và góp phần tích cực vào phát triển sản xuất để nâng cao đời sống gia đình
đồng thời càng khẳng định tinh thần tập thể, đoàn kết trong lao động và sản xuất. Trong tổng số 300
mẫu khảo sát ở xã Yên Thường có 255 hộ gia đình vẫn làm nông nghiệp và trong đó có 121 hộ
chiếm 47.5% thuê, mượn ruộng của các hộ khác để sản xuất, tạo thêm nguồn thu nhập cho gia
đình. Để giúp đỡ nhau trong sản xuất, làm giảm thời gian lao động cho kịp mùa vụ, người dân xã
Yên Thường dựa trên nguồn vốn xã hội là sự có đi có lại để đổi công sản xuất cho nhau. Tỷ lệ các

9

gia đình tiến hành đổi công sản xuất cho các hộ gia đình khác và giúp đỡ nhau trong sản xuất nông
nghiệp chiếm 20% trong tổng số hộ làm nông nghiệp. Gia đình có hai thế hệ, tỷ lệ đổi công cho các
gia đình khác là 47.1%, còn ở các gia đình có ba thế hệ, tỷ lệ này là 45.1%. Trong khi đó các gia
đình có một thế hệ và trên ba thế hệ có tham gia đổi công trong sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ
nhỏ. Hình ảnh gia đình tập trung nhiều thế hệ có thể nói là một dấu ấn riêng, tạo nên bản sắc đặc
trưng cho tinh thần cố kết cộng đồng và lối sống trọng tình, trọng nghĩa của người Việt, có nguồn
gốc từ truyền thống nông nghiệp trồng lúa nước.
Việc đổi công hay thuê mượn ruộng trong sản xuất nông nghiệp để có thêm đất canh tác cũng
phụ thuộc vào loại hình kinh tế của từng gia đình. Đối với gia đình hỗn hợp bao gồm những thành
viên tham gia trong các hoạt động kinh tế khác nhau ta thấy họ cho thuê mượn ruộng chiếm tỷ lệ
cao nhất với 76.9%. Với các hộ gia đình thuần nông ta thấy tỷ lệ thuê/cho thuê mượn ruộng chiếm

15.7% và chỉ có 7.4% các hộ gia đình phi nông cho các hộ khác thuê, mượn ruộng để canh tác.
Hình thức đổi công trong nông nghiệp cũng phụ thuộc vào loại hình kinh tế hộ gia đình. Ta thấy
các hộ hỗn hợp do còn tham gia vào công việc khác ngoài nông nghiệp nên họ thường tiến hành đổi
công cho gọn việc đồng áng và tập trung nhân lực, thời gian cho công việc khác. Có 82.4% gia đình
hỗn hợp có tiến hành đổi công với các gia đình khác cho kịp mùa vụ. Trong khi đó các gia đình
thuần nông nghiệp tiến hành đổi công ít hơn với 17.6%.
Trong thời kỳ kinh tế, khi hộ gia đình là đơn vị sản xuất cơ bản, ở xã Yên Thường đa số các hộ
nông dân chủ yếu dựa vào sự tương trợ của cộng đồng về mọi mặt như đổi công vào mùa vụ, hỗ trợ
nhau gieo mạ, hỗ trợ nhau về giống, hỗ trợ áp dụng kỹ thuật, kinh nghiệm trong trồng trọt, chăn
nuôi. 68.6% trong tổng số người hợp tác sản xuất với các gia đình khác tận dụng mối quan hệ họ
hàng để giúp đỡ nhau trong trồng trọt và chăn nuôi. Quan hệ hợp tác với hàng xóm láng giềng cũng
là một mối quan hệ bền chặt chiếm 17.6% số người tham gia hợp tác sản xuất. Bên cạnh đó, khai
thác nguồn vốn xã hội thông qua mạng lưới quan hệ xã hội, người nông dân ven đô còn giúp đỡ,
chia sẻ với nhau những kinh nghiệm mình tích lũy được trong nông nghiệp để chị em trong thôn
cùng nhau học hỏi và áp dụng có hiệu quả vào việc sản xuất của gia đình mình.
3.2 Vốn xã hội trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp
Yên Thường tuy không có các làng nghề truyền thống nổi tiếng mà chỉ là một số ngành nghề
phát triển nhỏ, do các hộ gia đình tự làm chủ với 64 hộ gia đình chiếm 21.3% số gia đình được hỏi
đang hoạt động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp.
Ở nông thôn, các gia đình truyền thống với nhiều thế hệ cùng chung sống còn tồn tại khá phổ
biến, do vậy trong lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp, sự tham gia của các gia đình nhiều thế hệ
vào hoạt động này cũng nhiều hơn. Các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung nhiều nhất trong
các gia đình có hai và ba thế hệ cùng chung sống với tỷ lệ % lần lượt là 54.7% và 34.3%.
Người dân Yên Thường đã dựa trên cơ sở niềm tin, quan hệ có đi có lại trong mạng lưới xã hội
mình quen biết để tìm kiếm lợi ích trong hoạt động tiểu thủ công nghiệp với biểu hiện cụ thể là sự
hợp tác, giúp đỡ nhau sản xuất. Ở đây, người dân ven đô xã Yên Thường đã huy động nguồn vốn xã
hội của mình trong mạng lưới xã hội như anh em họ hàng, làng xóm thân cận, hay người thân quen,
bạn bè trong làng, trong xã để huy động nguồn vốn kinh tế. Hình thức hợp tác này phổ biến nhất
trong mối quan hệ với anh em họ hàng chiếm 23.1%. Ngoài chung vốn, dựa trên sự tin tưởng và các
quan hệ quen biết, các gia đình ven đô cũng cùng nhau tham gia các hoạt động tiểu thủ công


10

nghiệp, trong đó những người ngoài xóm cùng làng tham gia chung vào các hoạt động sản xuất tiểu
thủ công nghiệp chiếm tỷ lệ cao hơn cả với 51.6%. Các gia đình làm nghề cũng trao đổi, học hỏi và
chia sẻ, truyền đạt kinh nghiệm cho những người trong mạng lưới xã hội mình quen biết để cùng
làm ra những sản phẩm có chất lượng phục vụ cho người tiêu dùng. Việc giúp đỡ nhau về kiến thức,
kinh nghiệm chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm bạn bè với 38.5%. Vận dụng nguồn vốn xã hội trong các
mối quan hệ quen biết từ quan hệ trong gia đình, họ hàng, làng xóm, bạn bè, các hộ sản xuất tiểu
thủ công nghiệp ở ven đô đã mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm để đưa mặt hàng của mình đến
với người tiêu dùng khắp nơi. Họ đã tận dụng các mối quan hệ trong họ hàng, làng xóm để đưa sản
phẩm của mình ra thị trường với 26.9% qua anh em họ hàng; 36.8% qua hàng xóm láng giềng, qua
kênh người quen ngoài làng hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm chiếm tỷ lệ cao nhất với 40.6%.
Những biểu hiện cụ thể của tính cố kết cộng đồng như việc hợp tác, giúp đỡ và hỗ trợ nhau
trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp đã làm cho các mối quan hệ của người dân ven đô càng được
củng cố. Tình cảm giữa anh em, hàng xóm láng giềng, bạn bè một lần nữa được khẳng định, duy trì
và thắt chặt. Từ đó mà tinh thần đoàn kết trong lao động và sản xuất được đẩy mạnh và phát huy
nhằm mang lại lợi ích trong lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
3.3 Vốn xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh, buôn bán
Cùng với những nghề tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ đang phát triển mạnh và thu hút
được nhiều người từ nông nghiệp chuyển sang kinh doanh buôn bán ở Yên Thường. Các hộ phi
nông nghiệp có nhiều người tham gia trong lĩnh vực buôn bán, dịch vụ hơn các hộ gia đình kinh tế
hỗn hợp: 78.1% so với 21.9%.
Phân tích số liệu tương quan giữa số thế hệ trong gia đình với số gia đình có tham gia buôn bán
dịch vụ ta thấy, các gia đình có hai thế hệ có số người hoạt động trong lĩnh vực buôn bán dịch vụ
chiếm tỷ lệ cao hơn với 59.9%. Đứng thứ hai là các gia đình có ba thế hệ với 38%. Các gia đình có
một thế hệ và trên 3 thế hệ có rất ít người hoạt động trong lĩnh vực này. Khi gia đình có nhiều thành
viên cùng tham gia vào công việc kinh doanh buôn bán thì tính cố kết trong gia đình cũng được
củng cố hơn.
Tính cố kết cộng đồng có thể thấy đã có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội nông

thôn vùng ven đô hiện nay. Khi gặp khó khăn túng thiếu thì đa số các gia đình hoạt động trong lĩnh
vực kinh doanh dịch vụ lại nhận được sự giúp đỡ từ phía họ hàng, hàng xóm, những người thân
thiết trong làng. Khai thác vốn xã hội trong những mối quan hệ này, người dân đã vận dụng vào
trong công việc kinh doanh buôn bán để tăng thêm tiềm lực vốn kinh tế, phát huy nguồn nhân lực
con người, học hỏi và truyền đạt kinh nghiệm làm ăn cũng như khai thác và mở rộng thêm thị
trường mới.
Trước tiên, người dân ven đô Hà Nội đã khai thác nguồn vốn xã hội bằng sự tin tưởng và các
quan hệ xã hội để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Trong các
hình thức hợp tác trong kinh doanh, buôn bán, hình thức giúp đỡ, hỗ trợ nhau tiêu thụ sản phẩm
chiếm tỷ lệ cao nhất trong tất cả các mối quan hệ được người dân ven đô khai thác. Trong đó người
cùng xóm có tầm quan trọng lớn trong hình thức giúp đỡ này với 70.7% gia đình hoạt động trong
lĩnh vực kinh doanh, buôn bán nhận được sự giúp đỡ về tiêu thụ sản phẩm từ người cùng xóm.
Người ngoài xóm trong cùng làng hay những người ngoài làng cũng là kênh quan trọng người dân
ven đô đã khai thác để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm với 69.4% và 69.6%. Ngoài ra bạn bè

11

cũng giúp đỡ nhiều về thị trường tiêu thụ sản phẩm cho những gia đình làm nghề kinh doanh buôn
bán, dịch vụ với 58.8% hộ gia đình nhận được sự giúp đỡ về thị trường từ bạn bè.
Ở ven đô, anh em họ hàng là những người có vai trò lớn trong công việc kinh doanh của hộ gia
đình với 18% các gia đình học hỏi được kinh nghiệm làm ăn từ họ hàng. Những người cùng xóm
ngoài làng hay bạn bè là chỗ dựa để những hộ làm kinh doanh, dịch vụ có thể học hỏi được kinh
nghiệm kinh doanh khi cần thiết. Nguồn vốn xã hội được người dân vận dụng trong việc giúp đỡ
nhau về kinh nghiệm thông qua các mối quan hệ xã hội đã làm tình cảm anh em họ hàng, bạn bè
càng được củng cố và thân thiết nhau hơn vì càng thường xuyên trao đổi, giúp đỡ nhau thì tình cảm
càng gắn bó, thân thiết, đây là mặt tích cực của cố kết cộng đồng.
Dựa trên sự tin cậy, những mối quan hệ quen biết, người làm công việc kinh doanh, dịch vụ đã
khai thác mối quan hệ trong gia đình, bạn bè, người quen để chung vốn, hợp tác làm ăn. Mối quan
hệ anh em họ hàng là nguồn hỗ trợ hiệu quả cho những gia đình hoạt động trong lĩnh vực kinh
doanh, dịch vụ. 18% những người có quan hệ họ hàng đã cùng tham gia sản xuất kinh doanh với

các hộ làm nghề này và 8% giúp đỡ về vốn thông qua hình thức chung vốn để kinh doanh. Bên cạnh
đó có 17.4% người ngoài làng và 17.6% bạn bè cùng tham gia kinh doanh, buôn bán với các gia
đình làm nghề này.
Việc khai thác những mối quan hệ này để phát triển kinh doanh đã giúp các gia đình ven đô mở
rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm; có nguồn vốn kinh tế và nguồn lực con người để mở rộng
quy mô kinh doanh, buôn bán; đồng thời có thêm kinh nghiệm và tạo dựng được niềm tin thông qua
sự chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau từ những mối quan hệ xã hội mà mình có. Đó là những
lợi ích thiết thực khi nguồn vốn xã hội được khai thác trong hoạt động kinh doanh, buôn bán và
dịch vụ đã mang lại cho người dân ven đô Hà Nội.
Tiểu kết: Bằng nguồn vốn xã hội là sự có đi có lại, sự tin tưởng lẫn nhau và khai thác những
mối quan hệ sẵn có đã mang lại cho người dân ven đô những lợi ích trong hoạt động kinh tế, người
dân ven đô đã hợp tác, giúp đỡ nhau trong sản xuất nông nghiệp, trong tiểu thủ công nghiệp và kinh
doanh buôn bán dịch vụ để cùng nhau làm ăn có hiệu quả. Thông qua sự hợp tác, giúp đỡ và cùng
nhau tham gia các hoạt động kinh tế đã làm cho tình cảm anh em họ hàng, tình làng nghĩa xóm, tình
bạn bè được củng cố, nâng cao và ngày càng gắn bó. Quan hệ giữa người với người ở nông thôn
càng được bền chặt và thân thiết hơn bao giờ hết, người ta không chỉ sẵn sàng giúp đỡ nhau về tinh
thần mà còn giúp đỡ về vật chất nếu các gia đình gặp khó khăn, hoạn nạn. Do vậy có thể nói thông
qua các hoạt động kinh tế người dân ven đô đã biết cách khai thác nguồn vốn xã hội mình tạo dựng
được để tìm kiếm lợi ích và đây cũng chính là hệ quả tích cực của cố kết cộng đồng.
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Chính tính chất gần gũi về không gian và việc cùng nhau sinh sống từ lâu đời dẫn tới sự hiểu
biết sâu sắc, tin tưởng nhau để cùng tham gia vào các sự kiện chung như cưới xin, ma chay, lễ hội
trong cộng đồng, từ đó tính cố kết cộng đồng được hình thành với biểu hiện cụ thể là nguồn vốn xã
hội được tạo dựng, duy trì và củng cố. Trong quá trình sinh sống và hoạt động của mình, sự tin
tưởng giữa một cá nhân với các thành viên khác trong họ hàng, làng xã đã được hình thành, phát
triển và duy trì. Họ cùng nhau chia sẻ những mục tiêu hoạt động, đó là những cái đích thực tế do
các thành viên trong cộng đồng làng xã đặt ra để cùng nhau thực hiện. Qua thời gian, các giá trị, lối
sống của dòng họ, thôn xóm được tạo dựng và duy trì qua các thế hệ và từ đó sự tin tưởng lẫn nhau,

12


sự có đi có lại cũng được hình thành và là cơ sở cho mọi sự trao đổi và hợp tác trong tất cả các lĩnh
vực của cuộc sống. Từ đó vốn xã hội được tạo dựng, duy trì và ngày càng được củng cố qua thời
gian.
Người dân ven đô không chỉ khai thác mối quan hệ trong gia đình, họ hàng, hàng xóm mà đã
mở rộng ra trong làng, ngoài xã, bạn bè gần xa để hỗ trợ nhau làm ăn kinh tế. Quan hệ càng mở
rộng là điều kiện để người dân ven đô Hà Nội tận dụng tối đa tính tích cực của tinh thần cố kết cộng
đồng, cộng cảm để phát triển các mối quan hệ làm ăn, buôn bán, liên kết, tương trợ nhau lúc bình
thường cũng như những lúc khó khăn. Từ sự giúp đỡ, sự có đi có lại này mà tình cảm gia đình,
người trong họ, trong làng, bạn bè được củng cố hơn bao giờ hết, giữa người với người là mối dây
tình cảm được thắt chặt, gắn bó và gần gũi với nhau hơn, dễ dàng đồng cảm và chia sẻ những vất
vả, khó khăn trong công việc. Sự cố kết cộng đồng đã mang lại những hệ quả tích cực với biểu hiện
cụ thể là nguồn vốn xã hội khi được vận dụng và khai thác hiệu quả đã mang lại lợi ích cho người
dân ven đô Hà Nội để nhờ đó mọi người trong họ, trong làng, trong xã cùng nhau tham gia các hoạt
động kinh tế. Trong mọi mối quan hệ tương trợ, giúp đỡ nhau ở ven đô Hà Nội, ta thấy dòng họ có
vai trò rất lớn trong đời sống vật chất, tinh thần, những hoạt động sinh hoạt và sản xuất của người
dân.


81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Đặng Nguyên Anh (1998), “Vai trò của mạng lưới xã hội trong quá
trình di cư”, Tạp chí Xã hội học, 2, tr 16-23.
2. Nguyễn Tuấn Anh (2010) “Kinship as Social Capital: Economic, Social
and Cultural Dimensions of Changing Kinship Relations in a Northern
Vietnamese Village”, Doctoral dissertation.Vrije Universiteit Amsterdam,
The Netherlands. ISBN/EAN: 978-90-5335-271-7. 278 pages, 2010.
3. Nguyễn Tuấn Anh ( 2011), “Vốn xã hội và mấy vấn đề đặt ra trong
nghiên cứu vốn xã hội ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Xã hội học, 3 , tr 9-17.

4. Nguyễn Tuấn Anh (2012), “Quan hệ họ hàng - một nguồn vốn xã hội
trong phát triển kinh tế hộ gia đình nông thôn”, Tạp chí Nghiên cứu Con
người, 1(58), tr 48-61.
5. Tống Văn Chung (2001), Xã hội học nông thôn, NXB Đại học Quốc Gia
Hà Nội.
6. Trần Văn Chử (2005), Báo cáo tổng quan đề tài nghiên cứu khoa học cấp
Bộ 2004-2005: Phát triển thị trường cho làng nghề tiểu thủ công nghiệp vùng
Đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay, Học viện chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh.
7. Phan Đại Doãn (2001), “Làng xã Việt Nam một số vấn đề về kinh tế văn
hóa xã hội”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Phan Đại Doãn (2006), “Làng Việt Nam – cộng đồng đa chức năng liên
kết chặt chẽ, Sách Làng Việt Nam, đa nguyên và chặt”, NXB ĐH Quốc gia
Hà Nội, tr.7-24.
9. Đại từ điển tiếng Việt (1999), NXB Văn hóa Thông tin, TP Hồ Chí
Minh.


82
10. Tô Duy Hợp (2003), “Định hướng phát triển làng - xã đồng bằng sông
Hồng”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
11. Tô Duy Hợp, Lương Hồng Quang (2000), Phát triển cộng đồng lý thuyết và
vận dụng, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
12. Lê Ngọc Hùng(2001),Sự ra đời và phát triển xã hội học, Xã hội học, tr
41-94, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
13. Lê Ngọc Hùng (2008), “Vốn xã hội, vốn con người, và mạng lưới xã hội
qua một số nghiên cứu ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu con người, 4 (37), tr
45-54.
14. Lê Ngọc Hùng (2009), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXB ĐH Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội.

15. Đỗ Long, Trần Hiệp (2000), “Tâm lý cộng đồng làng xã và di sản”,
NXB Khoa học Xã hội
16. Vũ Hào Quang, “Tác động của đô thị hóa đến hình thức cố kết cộng
đồng nông dân hiện nay”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ, tr
352-363.
17. Phạm Văn Quyết (2001), Văn hóa, Xã hội học, tr 243-256, NXB ĐH
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
18. Nguyễn Qúy Thanh (2001), Hành động xã hội và tương tác xã hội, Xã
hội học, tr 129-162, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội.
19. Nguyễn Duy Thắng (2007), “Sử dụng vốn xã hội trong chiến lược sinh
kế của nông dân ven đô Hà Nội dưới tác động của đô thị hóa”, Tạp chí Xã hội
học, 4, tr 37-47.
20. Nguyễn Duy Thắng (2009), “Tác động của đô thị hóa đến các mặt kinh tế
xã hội của vùng ven đô và những vấn đề cần quan tâm”, Tạp chí Xã hội học,
1, tr 80-86.


83
21. Trần Ngọc Thêm (1999), “Cơ sở Văn hóa Việt Nam”, NXB Giáo dục,
Hà Nội
22. Hoàng Bá Thịnh (2009), “Vốn xã hội, mạng lưới xã hội và những phí
tổn”, Tạp chí Xã hội học, 1, tr 42-51.
23. Ngô Đức Thịnh (2008), “Tiếp cận nông thôn Việt Nam từ mạng lưới xã
hội và vốn xã hội cho phát triển”, Tạp chí Dân tộc học, 4, tr 3-8.
24. Fleur Thomése – Nguyễn Tuấn Anh (2007), “Quan hệ họ hàng với việc
dồn điền đổi thửa và sử dụng ruộng đất dưới góc nhìn vốn xã hội ở một làng
Bắc Trung Bộ”, Tạp chí Gia đình và giới, 4 (17), tr 3-16.
25. Trung tâm biên soạn Từ điển Bách khoa Hà Nội (1995), Từ điển Bách
khoa Hà Nội, Hà Nội.
26. Nguyễn Đức Truyến (2003), “Kinh tế hộ gia đình và các quan hệ xã hội

ở nông thôn đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đổi mới”, NXB Khoa học xã
hội, Hà Nội.
27. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội – Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn (2012), Từ điển Xã hội học Oxford, NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội.
28. Ủy ban nhân dân xã Yên Thường (2012),“Báo cáo kết quả thực hiện
nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng năm 2012”
29. Phạm Thái Việt, Đào Ngọc Tuấn (2004), Đại cương về văn hóa Việt Nam,
NXB VHTT, Hà Nội.
30. Lê Hữu Xanh (2001), “Tác động của tâm lý làng xã trong việc xây dựng
đời sống kinh tế xã hội ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ hiện nay”, NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
Tài liệu Tiếng Anh
31. Fukuyama, Francis (2001), "Social Capital, Civil Society and
Development." Third World Quarterly 22:7-20.


84
32. G. Endruweit và G.Trommsdorff (2002), "Từ điển xã hội học", NXB
thế giới.
33. Coleman, James S
(1988), “
SocialCapital in the Creation of Human
Capital”, TheAmerican Journal of Sociology, 94, pp. S95-S120.
34. Woolcock , Michael (1998), “Social capital and economic development:
Toward a theoretical synthesis and policy framework”, Theory and Society,
27 (2), pp 151-208.
35. Bourdieu, Pierre (1986), “The forms of capital. In handbook of Theory
and Research for Sociology of Education, ed. JG Rechardson, New York:
Greenwood, pp 241-258

36. Putnam, Robert D. 2000. Bowling Alone: The Collapse and Revival of
American Community. New York, etc: Simon & Schuster.
Tài liệu Internet
37. Lene Hjollund, Martin Paldam, Gert Tinggaard Svendsen (2001), Social
Capital in Russia and Denmark:A comparative study,

38. Nguyễn Ngọc Bích (2006), Vốn xã hội và phát triển, Tia sáng,
( />D=16.), accessed July 2006
39. Phan Bích Hà, Tính cộng đồng trong văn học nghệ thuật dân tộc, Tạp
chí Nghiên cứu Văn hóa – Trường đại học Văn hóa Hà Nội, số 4,
( />NGHE-THUAT-DAN-TOC/#top)
40. Tân Việt (2001), Một trăm điều nên biết về phong tục Việt Nam, Tân
Việt, Văn hóa dân tộc HN,
( />ục_Việt_Nam,_Tân_Việt,_Văn_hóa_dân_tộc_HN,_2001/Chương_7.2)


85
41. Từ điển văn hóa, Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt,
( />nguoi-viet-nam-25800.html).
42. Từ điển văn hóa, Lễ tục tiêu biểu của đám cưới Việt Nam,
( />cuoi-viet-nam-25789.html)
43. Từ điển văn hóa, Các hình thức lễ, ( />dien-van-hoa/cac-hinh-thuc-le-25809.html).
44. Từ điển văn hóa, Hội làng, ( />hoa/hoi-lang-25817.html).
45. Xã Yên Thường, ( />details/153/349/Xa-Yen-Thuong.html)

×