Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Phát triển hoạt động kinh doanh của hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam - Vietnamairlines

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ





LÊ HẢI NGỌC




PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG QUỐC GIA
VIỆT NAM – VIETNAMAIRLINES



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH






Hà Nội - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ





LÊ HẢI NGỌC



PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG QUỐC GIA
VIỆT NAM – VIETNAMAIRLINES

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM THU HƢƠNG
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ
HƢỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN


Hà Nội - 2015

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:

Bản luận văn tốt nghiệp: “Phát triển hoạt động kinh doanh của hãng hàng
không quốc gia Việt Nam - VietnamAirlines” là công trình nghiên cứu thực
sự của cá nhân tôi, đƣợc thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kinh
nghiệm thực tiễn và dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS Phạm Thu
Hƣơng – Trƣờng Đại Học Ngoại Thƣơng.
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực
và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Học viên



LỜI CẢM ƠN

Trƣớc hết, em xin chân thành cảm ơn GVHD PGS.TS Phạm Thu
Hƣơng – Trƣờng Đại Học Ngoại Thƣơng, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, nhận
xét, giúp đỡ em rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn tập thể sƣ phạm các thầy, cô giáo trong
Trƣờng Đại Học Kinh Tế - Đại Học Quốc Gia Hà Nội, những ngƣời đã dạy
dỗ, chỉ bảo em trong suốt những năm học tập tại trƣờng.
Nhân đây, em cũng xin chân thành cảm ơn các lãnh đạo, cô chú, anh chị công
tác trong Tổng công ty Hàng không Việt Nam, đặc biệt là Ban Kế hoạch thị
trƣờng đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Do thời gian thực hiện có hạn, kiến thức chuyên môn còn nhiều hạn chế
nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất
mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo và các bạn để hoàn
thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2015

Học viên

TÓM TẮT LUẬN VĂN

- Tên luận văn: Phát triển hoạt động kinh doanh của hãng hàng không quốc
gia Việt Nam - VietnamAirlines.
- Tác giả : Lê Hải Ngọc
- Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
- Bảo vệ năm : 2015
- Giáo viên hƣớng dẫn : PGS.TS. Phạm Thu Hƣơng
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu: Mục đích của đề tài này là đƣa ra đƣợc những giải
pháp cụ thể, có tính thực tế nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của
hãng hàng không quốc gia Việt Nam - VietnamAirlines.

Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt đƣợc mục tiêu này thì nhiệm vụ nghiên
cứu của luận văn là phải giải quyết đƣợc các vấn đề nhƣ : Phát triển hoạt
động kinh doanh hàng không theo hƣớng nào để nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Để phát triển hoạt động
kinh doanh thì doanh nghiệp gặp những thuận lợi và khó khăn nhƣ thế
nào, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp và thực hiện đúng mục tiêu chiến lƣợc đề ra .
- Những đóng góp mới của luận văn:
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp nói chung và của Tổng công ty hàng không Việt Nam nói riêng.
Luận văn đƣợc xây dựng trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển hoạt động
kinh doanh của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam, kết hợp với việc phân
tích, đánh gía, tổng hợp môi trƣờng kinh doanh trong tƣơng lai khi Việt Nam
từng bƣớc hội nhập với kinh tế thế giới và thực hiện chính sách mở cửa bầu
trời, nhằm đƣa ra các giải pháp kinh doanh thiết thực, giúp Vietnam Airlines

có thể củng cố và phát triển trong tƣơng lai.

MỤC LỤC

Danh mục các từ viết tắt i
Danh mục bảng ii
Danh mục hình iii
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 7
1.1. Quan niệm và đặc điểm về phát triển hoạt động kinh doanh 7
1.1.1. Quan niệm về phát triển hoạt động kinh doanh 7
1.1.2. Đặc điểm phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 8
1.2. Phƣơng thức phát triển hoạt động kinh doanh 14
1.3. Nội dung phát triển hoạt động kinh doanh 14
1.3.1. Phát triển sản phẩm và dịch vụ 14
1.3.2. Phát triển bán hàng và hệ thống phân phối 15
1.3.3. Phát triển chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng 16
1.4. Nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển hoạt động kinh doanh hàng không
của doanh nghiệp 17
1.4.1. Nhân tố khách quan 17
1.4.2. Nhân tố chủ quan 18
1.5. Chỉ tiêu đánh giá kết quả phát triển hoạt động kinh doanh hàng không
của doanh nghiệp 20
1.5.1. Chỉ tiêu số lượng sản phẩm và tốc độ tăng doanh số 20
1.5.2. Chỉ tiêu số lượng khách hàng và phát triển thị phần 21
1.5.3. Chỉ tiêu doanh thu và tốc độ tăng trưởng doanh thu 23
1.5.4. Chỉ tiêu về lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận 25
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 27


LUẬN VĂN 27
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu 27
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 27
2.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu 28
2.2. Thiết kế nghiên cứu 29
2.2.1. Quy trình nghiên cứu 29
2.2.2 Các giai đoạn tiến hành 31
CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG QUỐC GIA VIỆT NAM -
VIETNAMAIRLINES 32
3.1. Tổng quan về hãng hàng không quốc gia Việt Nam 32
3.1.1. Giới thiệu hãng hàng không quốc gia Việt Nam - VietnamAirlines 32
3.1.2. Cơ cấu tổ chức của hãng hàng không VietnamAirlines 32
3.1.3 Bộ máy quản lý điều hành doanh nghiệp 35
3.1.4. Tầm nhìn, sứ mệnh của hãng hàng không VietnamAirlines 37
3.2. Đặc điểm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của VietnamAirlines 38
3.2.1. Vốn kinh doanh và nguồn lao động 39
3.2.2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật 44
3.2.3. Mạng lưới kinh doanh 48
3.2.4. Đặc điểm khách hàng, thị trường 50
3.3. Phân tích thực trạng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của
VietnamAirlines dựa trên các chỉ tiêu đã đề ra 53
3.3.1. Phát triển số lượng sản phẩm và tốc độ tăng doanh số 53
3.3.2. Phát triển số lượng khách hàng và phát triển thị phần 54
3.3.3. Phát triển doanh thu và tốc độ tăng trưởng doanh thu 60
3.3.4. Phát triển lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận 65

3.4. Thuận lợi và khó khăn khi phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh
của VietnamAirlines 66
3.4.1. Thuận lợi 66

3.4.2. Khó khăn 67
CHƢƠNG 4. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA VIETNAMAIRLINES 69
4.1. Định hƣớng phát triển, chiến lƣợc kinh doanh 69
4.1.1. Mục tiêu tổng quát và định hướng chiến lược 69
4.1.2. Mục tiêu cụ thể 71
4.2. Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh 72
4.2.1. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 72
4.2.2. Giải pháp về nâng cao năng lực khai thác 73
4.2.3. Giải pháp về vốn 74
4.2.4. Giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu 78
4.2.5. Giải pháp về hội nhập quốc tế 79
4.3. Một số đề xuất, kiến nghị 80
4.3.1. Đối với Chính phủ 81
4.3.2. Đối với Cục Hàng không Việt Nam 82
4.3.3. Đối với hãng hàng không VietnamAirlines 83
KẾT LUẬN 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
PHỤ LỤC

i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1
DAD
Sân bay quốc tế Đà Nẵng

2
DN
Doanh nghiệp
3
DT
Doanh thu
4
IATA
International Air Transport Association -
Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế
5
HK
Hàng không
6
HKVN
Hàng không Việt Nam
7
HKDD
Hàng không dân dụng
8
HPH
Sân bay Cát Bi – Hải Phòng
9
NBA
Sân bay quốc tế Nội Bài
10
SGN
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
11
TCT

Tổng công ty
12
TSCĐ
Tài sản cố định
13
VII
Sân bay Vinh
14
VN
Việt Nam
15
VNA
VietnamAirlines
16
VTHK
Vận tải hàng không

ii

DANH MỤC BẢNG
STT
Bảng
Nội dung
Trang
1
Bảng 3.1
Cơ cấu lao động tại thời điểm 31/3/2013
42
2
Bảng 3.2

Tài sản cố định tại thời điểm xác định giá trị doanh
nghiệp 31/3/2013
45
3
Bảng 3.3
Cơ cấu đội bay quản lý tại thời điểm 31/3/2013
46
4
Bảng 3.4
Thông tin về các đội bay khai thác giai đoạn 2009-2013
47
5
Bảng 3.5
Doanh thu sản phẩm dịch vụ giai đoạn 2008-2013
53
6
Bảng 3.6
Kết quả hoạt động vận chuyển hành khách giai đoạn
2008-2013
55
7
Bảng 3.7
Kết quả hoạt động vận chuyển hành khách giai đoạn
2008-2013
56
8
Bảng 3.8
Kết quả hoạt động vận tải hàng hóa giai đoạn 2008-2013
59
9

Bảng 3.9
Một số chỉ tiêu tài chính và kết quả hoạt động kinh
doanh hợp nhất giai đoạn 2008-2013
64
10
Bảng 4.1
Kế hoạch nguồn vốn giai đoạn 2014-2018
78

iii

DANH MỤC HÌNH

STT
Hình
Nội dung
Trang
1
Hình 2.1
Quy trình nghiên cứu
30
2
Hình 3.1
Mô hình tổ chức của VietnamAirlines
34
3
Hình 3.2
Thị phần hàng không quốc tế đi/đến Việt Nam 2003-2013
58
4

Hình 3.3
Thị phần hàng không nội địa
59
5
Hình 3.4
Cơ cấu và tăng trƣởng doanh thu hợp nhất theo lĩnh vực
giai đoạn 2009-2013
61
6
Hình 3.5
Tỷ trọng DT vận tải HK của VNA trong DT VTHK hợp nhất
62
7
Hình 3.6
Lợi nhuận sau thuế và các chỉ tiêu sinh lời giai đoạn 2008-
2013 của VietnamAirlines
65
1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Ngày nay, xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa kinh tế đang
diễn ra ngày càng nhanh chóng, lôi cuốn các quốc gia, các ngành, các lĩnh vực
tham gia cuộc chơi chung. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thêm cơ hội tiếp
cận các công nghệ tiên tiến và đƣợc thử sức trên đấu trƣờng quốc tế, một sân
chơi rộng và bình đẳng hơn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng phải chịu sức
ép cạnh tranh rất lớn không chỉ giữa các doanh nghiệp Việt Nam mà cả với
các tập đoàn lớn trên thế giới. Để có thể đứng vững và phát triển trong điều
kiện cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp Việt Nam cần có những giải pháp

phù hợp và linh hoạt trong từng giai đoạn.
Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập, yếu tố phát triển hoạt động kinh
doanh cần đƣợc các doanh nghiệp nhận thức một cách đúng đắn và sử dụng
hiệu quả hơn. Để tồn tại và phát triển trong điều kiện nền kinh tế phải đối mặt
với không ít khó khăn và thách thức: sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, kinh tế
thế giới trong giai đoạn khủng hoảng, nền kinh tế tri thức phát triển, mở rộng
phát triển hoạt động kinh doanh luôn là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết
định sự thành bại của một doanh nghiệp. Những vấn đề thƣờng xuyên đặt ra
cho mỗi doanh nghiệp trong hoàn cảnh hiện nay là: Khách hàng của doanh
nghiệp là ai? Những nhu cầu của họ là gì? Khả năng của doanh nghiệp có đáp
ứng đƣợc nhu cầu của họ hay không? Doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm tới
khách hàng và nhu cầu của họ. Mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận, khách
hàng là yếu tố giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu của mình.
Tổng công ty hàng không Việt Nam – VietnamAirlines là một doanh
nghiệp nhà nƣớc hoạt động trong lĩnh vực hàng không dân dụng. Với bề dày
trên 60 năm kinh nghiệm, Tổng công ty đã trải qua biết bao thăng trầm cùng
2

với sự phát triển của đất nƣớc. Là một hãng hàng không nắm giữ thị phần lớn
chi phối thị trƣờng nội địa cũng nhƣ quốc tế, VietnamAirlines vẫn đang
không ngừng vƣơn lên, từng bƣớc thể hiện vai trò anh cả của ngành hàng
không Việt Nam. Môi trƣờng kinh doanh vận tải hàng không quốc tế của
Tổng công ty hàng không Việt Nam những năm gần đây thay đổi một cách cơ
bản theo các xu thế tự do thƣơng mại, mở cửa bầu trời trong vận tải hàng
không, thành lập các liên minh hàng không toàn cầu. Những biến đổi này đã
làm ảnh hƣởng trực tiếp tới môi trƣờng kinh doanh của Tổng công ty hàng
không Việt Nam; hoạt động kinh doanh vận tải hàng không của Tổng công ty
hàng không Việt Nam ngày càng phải cạnh tranh quyết liệt không chỉ tại thị
trƣờng vận tải hàng không quốc tế mà ngay cả tại thị trƣờng vận tải hàng
không nội địa. Vì vậy, để phát triển và mở rộng thị trƣờng, nâng cao chất

lƣợng sản phẩm cũng nhƣ nâng cao khả năng cạnh tranh, Tổng công ty hàng
không Việt Nam trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh quốc tế, yêu cầu cấp
bách là phải đƣa ra các giải pháp để phát triển hoạt động kinh doanh phù hợp
với thời đại mới.
Vì vậy, việc nghiên cứu các giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh
doanh của hãng hàng không VietnamAirlines trên thƣơng trƣờng là rất cần
thiết và cấp bách.
Nhận thức đƣợc vấn đề đặt ra, từ những kiến thức đƣợc truyền đạt
trong chƣơng trình đào tạo thạc sĩ Quản trị kinh doanh và những kinh nghiệm
công tác của bản thân, tác giả đã chọn đề tài: „Phát triển hoạt động kinh
doanh của hãng hàng không quốc gia Việt Nam - VietnamAirlines ‟ để nghiên
cứu cho luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích của đề tài này tác giả muốn nghiên cứu những lí luận cơ bản
cũng nhƣ thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh hàng không của
3

VietnamAirlines hiện nay để từ đó tìm ra những hạn chế trong công tác phục
vụ, kinh doanh dịch vụ bay và làm cơ sở đƣa ra các giải pháp phát triển hoạt
động kinh doanh tại hãng hàng không VietnamAirlines nhằm tăng doanh thu
(thị phần), lợi nhuận, mở rộng và phát triển thị trƣờng.
Để đạt đƣợc mục đích đó đề tài cần trả lời đƣợc một số câu hỏi nghiên
cứu sau:
- Phát triển hoạt động kinh doanh hàng không theo hƣớng nào để nâng
cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp?
- Để phát triển hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp gặp những thuận
lợi và khó khăn nhƣ thế nào ?
- Cần có giải pháp nào để phát triển hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp và thực hiện đúng mục tiêu chiến lƣợc đề ra ?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn : nghiên cứu phát triển hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp mà cụ thể là hãng hàng không VietnamAirlines.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
+ Về mặt không gian : Mặc dù chức năng nhiệm vụ của Tổng công ty
bao gồm các lĩnh vực hoạt động kinh doanh trong ngành hàng không, lĩnh vực
đại lý mua, đại lý bán, vận chuyển, ký gửi hàng hóa, sửa chữa máy bay …
Tuy nhiên đề tài chỉ tập trung chuyên sâu vào mảng hoạt động bay, các sản
phẩm, dịch vụ phục vụ bay thƣơng mại của hãng.
+ Về mặt thời gian : nghiên cứu hoạt động kinh doanh của
VietnamAirlines thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế trong khoảng thời gian từ
năm 2008 - 2013 và định hƣớng, đề xuất giải pháp phát triển hoạt động kinh
doanh từ 2014 - 2018.
4

4. Tình hình nghiên cứu có liên quan tới đề tài:
Từ trƣớc đến nay đã có rất nhiều các đề tài khoa học và công trình
nghiên cứu về phát triển kinh doanh của doanh nghiệp, tiêu biểu là những đề
tài sau:
- Các công trình nghiên cứu về giải pháp phát triển kinh doanh dịch
vụ tài chính nhƣ: Luận văn thạc sĩ “Phát triển hoạt động kinh doanh của
Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đến
năm 2015” của tác giả: Nguyễn Hoài Thu năm 2010, Luận văn thạc sĩ “Các
giải pháp phát triển kinh doanh vàng tại Việt Nam” của tác giả Đặng Thị
Tƣờng Vân năm 2009. Các đề tài này mới chỉ tập trung nghiên cứu phát triển
kinh doanh các hoạt động tài chính nhƣ hoạt động tài chính của các Ngân
hàng và dịch vụ kinh doanh vàng tại Việt Nam.
- Các công trình nghiên cứu phát triển kinh doanh dịch vụ của một số
lĩnh vực khác nhƣ: Luận văn thạc sĩ “Phát triển kinh doanh logistics của Công
ty TNHH Dịch vụ Thương mại và Vận chuyển Âu Mỹ” của tác giả Trƣơng Khắc
Trung năm 2008, Luận văn thạc sĩ “Giải pháp phát triển kinh doanh chuỗi siêu

thị Coopmark Sài Gòn” của tác giả Đinh Thị Vân năm 2010. Các đề tài nói
trên tập trung nghiên cứu phát triển kinh doanh một sản phẩm dịch vụ cụ thể
của doanh nghiệp là logistics của công ty TNHH Dịch vụ Thƣơng mại và vận
chuyển Âu Mỹ, là chuỗi siêu thị Coopmark Sài Gòn và chƣa có đề tài nào
nghiên cứu về phát triển hoạt động kinh doanh lĩnh vực hàng không.
- Nội dung của các đề tài chỉ mới dừng lại ở phát triển kinh doanh
dịch vụ và cụ thể là chƣa có đề tài nghiên cứu về dịch vụ hàng không. Bên
cạnh đó, thời gian nghiên cứu của các đề tài này đều trƣớc năm 2009, chƣa
nêu và phân tích đƣợc nhiều biến động sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu
từ năm 2009 và những tác động của WTO tới các ngành và doanh nghiệp
trong những năm từ 2010 đến nay.
5

Các đề tài nghiên cứu trên đều đã tập trung nghiên cứu và trình bày
về khái niệm kinh doanh, phát triển hoạt động kinh doanh, phân tích tình hình
phát triển kinh doanh cùng với những giải pháp để phát triển kinh doanh của
doanh nghiệp. Tuy nhiên các đề tài này mới chỉ đi vào nghiên cứu trong phạm
vi một đơn vị kinh tế cụ thể, chƣa có đề tài nào đi vào nghiên cứu một cách có
hệ thống về phát triển hoạt động kinh doanh của lĩnh vực hàng không nói
chung và của Hãng hàng không VietnamAirlines nói riêng. Bên cạnh đó, một
số đề tài còn chƣa xác định rõ đƣợc những chỉ tiêu hợp lý để phân tích, đánh
giá phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, cũng chƣa
có đề tài nào phân tích cụ thể thực trạng tình hình phát triển hoạt động kinh
doanh của một công ty chuyên về dịch vụ hàng không nhƣ Tổng công ty hàng
không Việt Nam. Vì vậy, đề tài: “Phát triển hoạt động kinh doanh của hãng
hàng không quốc gia Việt Nam - VietnamAirlines” hệ thống hóa lại những cơ
sở lý luận của các đề tài nghiên cứu trƣớc, đồng thời kế thừa những nghiên
cứu lý luận đó để tiếp tục phát triển, đề ra những chỉ tiêu phù hợp để phân tích
tình hình phát triển hoạt động kinh doanh, từ đó định hƣớng giải pháp phát
triển hoạt động kinh doanh của công ty.

5. Đóng góp của luận văn :
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp nói chung và của Tổng công ty hàng không Việt Nam nói riêng.
Luận văn đƣợc xây dựng trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển kinh
doanh của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam, kết hợp với việc phân tích,
đánh gía, tổng hợp môi trƣờng kinh doanh trong tƣơng lai khi Việt Nam từng
bƣớc hội nhập với kinh tế thế giới và thực hiện chính sách mở cửa bầu trời,
nhằm đƣa ra các giải pháp kinh doanh thiết thực, giúp Vietnam Airlines có thể
củng cố và phát triển trong tƣơng lai.
6

Sau khi hoàn thành, luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích giúp
các nhà quản lí, nhân viên tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam có biện
pháp thích hợp để phát triển hoạt động kinh doanh và nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
6. Bố cục của luận văn :
Ngoài phần mở đầu, kết luận và các tài liệu tham khảo, phụ lục, bố cục
của luận văn gồm 4 chƣơng :
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và tổng quan về phát triển hoạt động kinh doanh
Chƣơng 2. Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu luận văn
Chƣơng 3. Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh của hãng
hàng không quốc gia Việt Nam - VietnamAirlines
Chƣơng 4. Các giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của hãng hàng
không quốc gia Việt Nam - VietnamAirlines
7

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1. Quan niệm và đặc điểm về phát triển hoạt động kinh doanh

1.1.1. Quan niệm về phát triển hoạt động kinh doanh
Phát triển hoạt động kinh doanh là quá trình tiếp thị, bán hàng và đƣa ra
chiến lƣợc phát triển cho doanh nghiệp. Phát triển hoạt động kinh doanh là
mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp và tất cả các doanh nghiệp cần
tập trung chú ý vào việc tạo ra các hoạt động tiếp thị và mở rộng kinh doanh.
Quá trình phát triển hoạt động kinh doanh có thể kết hợp nhiều bộ phận khác
nhau trong doanh nghiệp.
Phát triển hoạt động kinh doanh là quá trình phát triển theo chiều rộng
(số lƣợng, khối lƣợng) và theo chiều sâu (chất lƣợng) của các hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. (Nguồn: Tác giả tổng hợp)
- Phát triển hoạt động kinh doanh theo chiều rộng là đề cập đến số
lƣợng, khối lƣợng kinh doanh. Phát triển hoạt động kinh doanh theo chiều
rộng là sự tăng trƣởng doanh thu nhờ vào việc tăng các yếu tố đầu vào nhƣ
vốn, cơ sở vật chất, lao động,
- Phát triển hoạt động kinh doanh theo chiều sâu là tập trung vào chất lƣợng
dịch vụ, tổ chức kênh cung ứng dịch vụ và lực lƣợng cung ứng dịch vụ sao cho đạt
đƣợc hiệu quả cao nhất, cung cấp giá trị khác biệt có ích nhất cho khách hàng.
Phát triển hoạt động kinh doanh theo chiều sâu là thực hiện tăng trƣởng doanh thu
dựa trên việc nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố kinh doanh.
8

1.1.2. Đặc điểm phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.2.1. Đặc điểm của kinh doanh thương mại
Đặc điểm hoạt động: hoạt động kinh tế cơ bản của kinh doanh thƣơng
mại là lƣu chuyển hàng hoá. Lƣu chuyển hàng hoá là sự tổng hợp các hoạt
động gồm các quá trình mua bán , trao đổi và dự trữ hàng hoá.
Đặc điểm về hàng hoá: hàng hoá trong kinh doanh thƣơng mại gồm các
loại vật tƣ, sản phẩm có hình thái vật chất hoặc không có hình thái vật chất mà
doanh nghiệp mua về (hoặc hình thành từ các nguồn khác) với mục đích để bán.
Hàng hoá trong kinh doanh thƣơng mại đƣợc hình thành chủ yếu do mua ngoài.

Ngoài ra hàng hóa còn có thể đƣợc hình thành do nhận góp vốn liên doanh, do
thu nhập liên doanh, do thu hồi nợ. Hàng hoá trong doanh nghiệp thƣơng mại có
thể đƣợc phân loại theo các tiêu thức nhƣ sau
+ Phân theo ngành hàng :
- Hàng hoá vật tƣ, thiết bị (tƣ liệu sản xuất kinh doanh)
- Hàng hoá công nghệ phẩm tiêu dùng
- Hàng hoá lƣơng thực, thực phẩm chế biến
Phân theo nguồn hình thành gồm: hàng hoá thu mua trong nƣớc, hàng
nhập khẩu, hàng nhận góp vốn liên doanh,…
Đặc điểm về phƣơng thức lƣu chuyển hàng hoá : lƣu chuyển hàng hoá
trong doanh nghiệp thƣơng mại có thể theo một trong hai phƣơng thức là bán
buôn và bán lẻ.
- Bán buôn là bán cho các tổ chức trung gian với số lƣợng nhiều để tiếp
tục quá trình lƣu chuyển hàng hoá.
- Bán lẻ là việc bán thẳng cho ngƣời tiêu dùng cuối cùng với số lƣợng ít.
Đặc điểm về sự vận động của hàng hoá: sự vận động của hàng hoá trong
doanh nghiệp thƣơng mại không giống nhau, tuỳ thuộc nguồn hàng hay ngành
9

hàng. Do đó chi phí thu mua và thời gian lƣu chuyển hàng hoá cũng không giống
nhau giữa các loại hàng.
1.1.2.2. Đặc điểm phát triển hoạt động kinh doanh hàng không
Ƣu nhƣợc điểm của kinh doanh hàng không
Những ƣu, nhƣợc điểm nổi bật của vận tải hàng không nhƣ sau:
Ƣu điểm của vận tải hàng không là:
- Tuyến đƣờng trong vận tải hàng không là không trung và hầu nhƣ là
đƣờng thẳng;
- Tốc độ của vận tải hàng không rất cao: Gấp 27 lần so với đƣờng biển,
10 lần so với ô tô và 8 lần so với tàu hoả;
- Là ngành vận tải hiện đại và có khả năng nối kết nhiều vùng trong

một quốc gia và nhiều quốc gia trên toàn cầu mà các phƣơng tiện vận tải khác
không làm đƣợc;
- Vận tải hàng không diễn ra đều đặn và vòng quay vốn nhanh;
- Vận tải hàng không là phƣơng tiện giao thông hiện đại và an toàn cao.
Nhƣợc điểm của vận tải hàng không là:
- Cần vốn lớn để đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng, phƣơng tiện vận tải và kiểm
soát không lƣu. Do đó khả năng phát triển vận tải hàng không của một quốc
gia phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ từ phía Nhà nƣớc về vốn, công nghệ và
đào tạo, trong khi các phƣơng tiện vận tải khác không cần nhƣ vậy;
- Giá cƣớc hành khách và hàng hoá cao hơn nhiều lần các phƣơng tiện
vận tải khác;
- Không thích hợp cho vận chuyển các loại hàng hoá giá trị thấp, khối
lƣợng lớn và cồng kềnh.
Những đặc tính kinh tế của sản phẩm, dịch vụ hàng không
Ngành hàng không là một ngành kinh tế kỹ thuật. Sự phát triển của nó
có tác dụng hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân hoặc
10

các ngành sự nghiệp khác mang tính đặc thù cao. Nó đƣợc nhà nƣớc ƣu tiên
phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu giao lƣu kinh tế, văn hoá, chính trị, ngoại
giao nhanh nhất. Đồng thời nó cũng là ngành có đóng góp lớn vào ngân sách
nhà nƣớc. Trƣớc tiên, vận tải hàng không đƣợc coi là một ngành kinh tế với
các đặc tính nhƣ sau:
Phân biệt chất lƣợng sản phẩm khó:
Các hãng hàng không thƣờng xuyên phải đƣơng đầu với một thực tế
rằng trong quan điểm của hành khách thì sự khác biệt giữa ghế ngồi của hãng
này với hãng khác, cũng nhƣ loại máy bay này với máy bay khác là rất nhỏ
nếu các hãng này có thời gian bay nhƣ nhau. Chính bản thân phần vận chuyển
hàng không đã tạo ra những sản phẩm khá đồng nhất. Đối với khách hàng,
ghế ngồi của các hãng hàng không rất giống nhau và dƣờng nhƣ không có sự

phân biệt đối với chỗ dành cho vận chuyển hàng hoá. Thậm chí nếu có sự
khác biệt đó tồn tại thì nó cũng bị giảm thiểu tới mức tối đa qua các chuyến
bay quốc tế hoặc các hiệp định hàng không song phƣơng cũng sẽ nhằm vào
việc tiêu chuẩn hoá các sản phẩm hàng không và chất lƣợng dịch vụ của các
hãng này. Dù nếu nhƣ những sự bắt buộc ngoại cảnh này không tồn tại thông
qua cạnh tranh và các động lực kinh tế thì thực tế các hãng hàng không cũng
sử dụng chủng loại máy bay tƣơng đƣơng giống nhau, có nghĩa là các hãng
hàng không cuối cùng sẽ đƣa ra các sản phẩm tƣơng đƣơng.
Chính bản chất đồng nhất của các sản phẩm hàng không làm tăng gấp
đôi sự cạnh tranh.
+ Thứ nhất: trong thị trƣờng cạnh tranh, sản phẩm hàng không thúc đẩy
các hãng hàng không nỗ lực hết sức làm sao cho sản phẩm của mình khác biệt
với sản phẩm của hãng cạnh tranh. Để làm đƣợc điều này đầu tiên họ đƣa
những máy bay thuộc thế hệ mới vào khai thac, tần suất bay cao hơn, chi phí
11

nhiều hơn cho xuất ăn trên máy bay và tăng cƣờng quảng cáo cũng nhƣ việc
lập kế hoạch bay sao cho đảm bảo lịch bay.
+ Thứ hai: bản chất đồng nhất của sản phẩm hàng không làm cho các
hãng hàng không hoàn toàn mới có thể xâm nhập thị trƣờng, thâm nhập
những đƣờng bay hiện tại khá dễ dàng.
- Tính khó thâm nhập
Do đặc tính của vận tải hàng không là dùng phƣơng tiện máy bay trên
không và khi một hãng hàng không muốn bay thì phải xin phép nƣớc có sở
hữu đƣờng bay. Có tình trạng cạnh tranh về giá cả giữa các hãng hàng không.
- Xu hƣớng độc quyền hoá
Do sự cạnh tranh trong hoạt động kinh tế hàng không ngày càng gia
tăng đe doạ phá sản hàng loạt các hãng hàng không yếu kém và uy hiếp đến
an ninh, an toàn. Do đó, xu thế cần có sự can thiệp hỗ trợ của nhà nƣớc để bảo
vệ quyền lợi của hãng hàng không quốc gia, và hỗ trợ tích cực để hãng hàng

không quốc gia có thể cạnh tranh với bên ngoài giành ƣu thế về kinh tế.
Ngoài những đặc tính kinh tế trên vận tải hàng không còn có các đặc
tính khác:
- Tập trung vốn nhiều
- Mang tính chất phát triển lâu dài
- Ngành vận tải hàng không có thể gặp các vấn đề về tài chính do áp
dụng kỹ thuật mới dẫn đến tình trạng nhiều dung lƣợng hơn cầu
- Tỷ lệ lãi và vốn góp cao
- Tính chu kỳ: mỗi hãng hàng không đều phát triển có tính chu kỳ thƣờng
là 3 năm tăng trƣỏng, 2 năm dừng, 2 năm suy thoái và tiếp đến lại là 3
năm tăng trƣởng.
Ngành còn mang các đặc tính của dịch vụ quốc tế nhƣ: việc thâm nhập
vào thị trƣờng quốc tế, qui định về các chính sách giá của các tổ chức hàng
12

không quốc tế .v.v. Thực hiện chuyên chở các hành khách trong nƣớc và nƣớc
ngoài từ lãnh thổ nƣớc mình tới các nƣớc khác.
Vai trò của vận tải hàng không trong nền kinh tế quốc dân
Vận tải nói chung và vận tải hàng không nói riêng có vai trò rất quan
trọng và có tác dụng to lớn đối với nền kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia,
cũng nhƣ đối với nền kinh tế thế giới, đặc biệt góp phần thúc đẩy tiến trình
buôn bán quốc tế, du lịch quốc tế và hội nhập giữa các nƣớc trong một khu
vực và giữa các khu vực trên thế giới. Hệ thống vận tải hàng không nó phục
vụ tất cả các lĩnh vực của đời sỗng xã hội nhƣ sản xuất, lƣu thông, tiêu dùng.
quốc phòng, do đó nó phản ánh trình độ phát triển của một nƣớc. Cũng nhƣ
các phƣơng tiện vận tải khác, vận tải hàng không là yếu tố quan trọng của lƣu
thông. C.Mác nói: “ Lƣu thông có nghĩa là hành trình thực tế của hàng hoá
trong không gian đƣợc giải quyết bằng vận tải. Vận tải là sự tiếp tục của qúa
trình lƣu thông và vì quá trình lƣu thông ấy” (C.Mác-Ănghen - Lênin - Bàn về
giao thông vận tải – Nhà xuất bản Sự thật Hà Nội ). Nhƣ vậy, vai trò của vận

tải hàng không trong nền kinh tế quốc dân biểu hiện khá rõ nét ở hai khía
cạnh sau:
Vận tải hàng không là chất xúc tác đặc biệt thúc đẩy nền kinh tế quốc
dân và mối quan hệ kinh tế quốc tế phát triển
Thực tế cho thấy sự phát triển của ngành hàng không kéo theo sự phát
triển của nhiều lĩnh vực kinh tế khác, là ngành có nhiều đóng góp ngoại tệ cho
Nhà nƣớc, là nơi dự trữ và cung cấp đội ngũ cán bộ có trình độ, có kỹ thuật
phục vụ cho quốc phòng, là phƣơng tiện vận tải duy nhát có khả năng nối kết
nhiều vùng trong một quốc gia và nhiều quốc gia trên toàn cầu mà các
phƣơng tiện vận tải khác không làm đƣợc. Do đó mạng lƣới vận tải hàng
không là hệ thống huyết mạch quan trọng của các hoạt động kinh tế quốc tế,
làm cho khái niệm về biên giới kinh tế đã vƣợt ra khỏi biên giới lãnh thổ của
13

từng quốc gia trở thành môi trƣờng kinh tế rộng lớn. Mở đƣờng hàng không
cũng có nghĩa là mở rộng hợp tác về kinh tế, quan hệ chính trị và giao lƣu văn
hoá xã hội. Hay nói cách khác, vận tải hàng không là một điển hình về mối
quan hệ kinh tế quốc tế, và là ngành có vai trò quan trọng trong quá trình hội
nhập mà các phƣơng tiện vận tải khác không thay thế, so sánh đƣợc.
Thu và chi của ngành vận tải hàng không là một bộ phận cấu thành
trong cán cân thanh toán quốc tế:
Theo định nghĩa trong thƣơng mại quốc tế thì “ Việc thanh toán các
nghĩa vụ tiền tệ phát sinh có liên quan tới các quan hệ kinh tế, thƣơng mại và
các mối quan hệ khác giữa các tổ chức, các Công ty và các chủ thể khác nhau
của các nƣớc gọi là thanh toán quốc tế”. Nhƣ vậy, hoạt động vận tải hàng
không quốc tế có tác động đến vị trí cán cân thanh toán của tất cả các quốc gia
trên thế giới trong cả hai mảng “Cân đối vô hình và Cân đối hữu hình”.
Những ảnh hƣởng tích cực của nó trong thanh toán quốc tế thể hiện ở giá vé
áp dụng và giá vé công bố, và những khoản thu ngoại tệ từ các hoạt động dịch
vụ thƣơng mại và kỹ thuật hàng không. Điều đó có nghĩa là những khoản thu

nhập ấy trở thành một khoản thuận lợi trong cân bằng thƣơng mại có thể bù
đắp lại cho những khoản thiếu hụt trong cán cân thanh toán từ việc thanh toán
thƣơng mại cho các hãng hàng không nƣớc ngoài và từ việc chi tiêu ngoại tệ
của ngƣời đi du lịch nƣớc ngoài. Đồng thời nó là điều kiện quan trọng trong
cán cân thanh toán cho việc mua bán các thiết bị hang không và nhiên liệu
máy bay.
Rõ ràng thanh toán quốc tế cũng có thể đƣợc hiểu là việc tái đầu tƣ. Do
đó việc nâng cao hiệu quả trong kinh doanh vận tải hàng không cũng nhƣ việc
quản lý doanh thu hiệu quả là một biện pháp tái đầu tƣ từ trong nội lực của
mỗi hãng hàng không, đặc biệt là các hãng hàng không đang phát triển nhƣ
VietnamAirlines.
14

Từ phân tích trên, có thể xác định tác dụng của vận tải hàng không nhƣ sau:
Là ngành sáng tạo ra một phần đáng kể tổng sản phẩm xã hội và thu
nhập quốc dân
Đáp ứng nhu cầu di chuyển ngày càng tăng của hàng hoá và hành khách
trong xã hội
Góp phần khắc phục sự phát triển không đồng đều giữa các địa phƣơng,
mở rộng giao lƣu, trao đổi hàng hoá trong một nƣớc và quốc tế
Rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và
miền núi, góp phần cải thiện đời sống nhân dân
Mở rộng quan hệ kinh tế với nƣớc ngoài
Tăng cƣờng khả năng quốc phòng và bảo vệ đất nƣớc
1.2. Phƣơng thức phát triển hoạt động kinh doanh
Những phƣơng thức phát triển kinh doanh ngày càng đổi mới cùng với
sự phát triển của khoa học, công nghệ khiến cho hoạt động phát triển kinh
doanh ngày càng thêm phong phú và các doanh nghiệp có thêm nhiều sự lựa
chọn cùng những cơ hội mới. Một số phƣơng thức phát triển kinh doanh phổ
biến hiện nay nhƣ: Sát nhập doanh nghiệp, Nhƣợng quyền thƣơng mại, Cấp

phép kinh doanh.
1.3. Nội dung phát triển hoạt động kinh doanh
1.3.1. Phát triển sản phẩm và dịch vụ
1.3.1.1. Về mặt quy mô và chủng loại
Trong quá trình phát triển hoạt động kinh doanh hàng không cần chú ý
tới việc tăng về quy mô cũng nhƣ chủng loại, quy mô tăng trƣởng thể hiện sự
mở rộng số lƣợng về thị trƣờng, khách hàng cũng nhƣ sự đa dạng hóa về các
loại sản phẩm trên thị trƣờng của doanh nghiệp.

×