Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2014 – 2020, ĐỊNH HƯỚNG 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.16 KB, 52 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
*******
ĐỀ ÁN
TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ QUẢN LÝ
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀO LĨNH VỰC NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP
GIAI ĐOẠN 2014 – 2020, ĐỊNH HƯỚNG 2030
HÀ NỘI, THÁNG 10/2013
1
DỰ THẢO
MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ ÁN
Trong những năm qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò quan trọng
đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. FDI là một trong những nhân tố quan
trọng thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội,
đặc biệt là đối với nền kinh tế đang phát triển. Nguồn vốn FDI không chỉ là kênh bổ
sung nguồn vốn cho phát triển, tạo việc làm, cải thiện thu nhập, mà còn quan trọng đối
với các nước đang phát triển như Việt Nam, vì vậy thông qua FDI các nguồn kỹ thuật -
công nghệ, kinh nghiệm quản lý, đào tạo nguồn lao động có cơ hội chuyển giao và phát
huy mạnh mẽ. Sau khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO) và đến nay nước ta đang bước vào giai đoạn thực thi mạnh mẽ các cam kết
quốc tế giúp cho môi trường pháp lý minh bạch hơn, bình đẳng hơn, mức độ mở cửa
cao hơn thì Việt Nam đang trở thành địa chỉ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài,
làn sóng đầu tư vào Việt Nam đang gia tăng đặc biệt, trong đó kể cả FDI cho ngành
nông nghiệp.
Trong tổng thể chính sách thu hút FDI, nông lâm ngư nghiệp và phát triển nông
thôn luôn được coi là các lĩnh vực khuyến khích và đặc biệt khuyến khích đầu tư. Nhận
thức được tầm quan trọng của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, và để
đón đầu làn sóng FDI vào Việt Nam, Chính phủ đã ban hành hàng loạt các chính sách
liên quan đến thu hút FDI tạo ra môi trường pháp lý thông thoáng đầu tư kinh doanh
như Luật Đầu tư (2005), Luật Doanh nghiệp và các văn bản dưới Luật khác quy định


chi tiết Luật đầu tư. Gần đây Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết 26 NQ-TW về
Nông nghiệp Nông thôn Nông dân và Chương trình nông thôn mới tạo thuận lợi thu hút
nguồn vốn FDI vào nông nghiệp. Tiếp theo, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính
sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn như Nghị
định 61/2010//NĐ-CP về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp, nông thôn; Nghị định 41/2010/NĐ-CP về Chính sách tín dụng phục vụ phát
triển nông nghiệp; Nghị định 133/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 về sửa đổi, bổ sung
Nghị định số 54/2013 ngày 12/5/2013 về bổ sung Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày
30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; Nghị
định 75/2011/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước, Nghị đinh
54/2013/NĐ-CP về Bổ sung Nghị định 75/2011/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng
xuất khẩu của nhà nước; Quyết định 01/2012/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ việc
áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và
thủy sản… đã tạo thêm nhiều động lực thu hút nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp, nông
thôn. Các chính sách đó đã và đang được thực hiện một cách nhất quán và liên tục được
hoàn thiện theo hướng tạo môi trường ngày càng thuận lợi để thu hút có hiệu quả nguồn
vốn FDI vào lĩnh vực này. Gần đây Nghị quyết TW 7 (khóa X) đã khẳng định thêm cần
“Mở rộng hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài vào sản xuất nông nghiệp và xây
dựng nông thôn”.
Trong khi xu thế FDI vào khu vực nông nghiệp của cả thế giới đang ngày một
tăng, thì Việt Nam lại đang xảy ra điều ngược lại. Điều đáng lo ngại không chỉ ở chỗ
2
dòng FDI vào nông lâm ngư nghiệp ở Việt Nam đi ngược xu thế chung của thế giới, do
vậy khó tận dụng được cơ hội thị trường và lợi thế của Việt Nam, mà còn là sự không
tương thích giữa tầm quan trọng của khu vực nông nghiệp trong nền kinh tế nước ta.
Trong thời gian qua, dòng vốn FDI vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp còn hết sức
hạn chế, các dự án FDI nông nghiệp nhỏ cả về quy mô và tỷ trọng vốn đầu tư so với
tổng FDI của cả nước, chưa tương xứng với tiềm năng cũng như thế mạnh phát triển của
nền nông nghiệp Việt Nam. Mặt khác, so với hoạt động FDI trong các lĩnh vực khác,
hiệu quả thực hiện các dự án trong lĩnh vực này còn rất hạn chế. Có nhiều nguyên nhân

làm cho khu vực nông nghiệp chưa thu hút được FDI như: (i) hoạt động sản xuất khu
vực nông nghiệp thường gặp nhiều rủi ro hơn các lĩnh vực khác do chịu ảnh hưởng lớn
bởi thời tiết, thiếu đảm bảo về kết cấu hạ tầng, đất đai và nguồn nhân lực, nguồn cung
cấp nguyên liệu, bảo vệ sản phẩm trước khi thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm; (ii) nông
nghiệp Việt Nam vẫn mang tính sản xuất nhỏ manh mún, tự cung, tự cấp, thiếu tính
chuyên môn; (iii) chưa có phương thức hợp tác phù hợp với tính chất, trình độ của nông
dân; (iv) thiếu tính liên kết bao gồm cả liên kết dọc theo chuỗi ngành hàng và liên kết
ngang một cách ổn định và bền vững; (v) chính sách, chiến lược, định hướng thu hút
FDI vào lĩnh vực nông nghiệp chưa được xác định rõ ràng và còn thiếu và bất cập do đó
chưa thật sự hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài (năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị định
61/2010 NĐ-CP thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn song chỉ có
1,63% doanh nghiệp đầu tư vào khu vực này).
Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, các nhà đầu tư nước ngoài ít đầu tư tiền
vốn vào sản xuất mà tập trung vào thành lập các Công ty TNHH để xin quyền xuất
khẩu, quyền nhập khẩu và quyền phân phối các sản phẩm nông lâm thủy sản hoặc xin
bổ sung, điều chỉnh giấy phép kinh doanh để thực hiện các quyền nêu trên, xu thế này
không phải là định hướng và mong muốn của Việt Nam. Chúng ta mong muốn các nhà
đầu tư nước ngoài đầu tư vào sản xuất để tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp và sản phẩm của Việt Nam cũng như mở rộng vùng sản xuất nguyên liệu trong
nước, ưu tiên phát triển các dự án có sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, các sản phẩm có
khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu và tăng giá trị gia tăng của
sản phẩm, tập trung thu hút vào các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phục vụ
nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức cao, áp dụng công nghệ cao vào
sản xuất và quản lý hiện đại và mang tính liên kết cao với các doanh nghiệp, tổ chức sản
xuất trong nước…
Bên cạnh đó, một nguyên nhân chủ quan khác ảnh hưởng lớn đến FDI là công tác
vận động, xúc tiến đầu tư các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nguồn vốn FDI vào lĩnh
vực nông lâm ngư nghiệp chưa thực sự hiệu quả, chưa có sự kết nối toàn quốc; danh
mục các dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành chưa đầy đủ và
chi tiết.

Xuất phát từ thực tiễn và vị trí chiến lược của nông nghiệp, nông dân, nông thôn
trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Đảng và
Chính phủ đã tiếp tục khẳng định quan điểm ưu tiên đầu tư cho nông nghiệp nông thôn
được thể hiện trong Nghị quyết 26-QĐ/TW ngày 5/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban
chấp hành Trung ương Đảng khoá X “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” là “…
3
khai thác tốt điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực
lượng sản xuất nông nghiệp, nông thôn; phát huy cao nội lực; đồng thời tăng mạnh
đầu tư của Nhà nước và xã hội…cho nông nghiệp, nông thôn”. Để tăng vốn đầu tư
cho nông nghiệp, nông thôn, việc khuyến khích và thu hút vốn từ các thành phần kinh tế
luôn là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu.
Để thực hiện nhiệm vụ “Đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu lại nền kinh tế
theo hướng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng
và chiều sâu” đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, ngành nông nghiệp đã
tiến hành xây dựng Đề án “Tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia
tăng và phát triển bền vững” và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định
số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 trong đó rõ đã xác định mục tiêu tái cơ cấu ngành nông
nghiệp là “một hợp phần của tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân”, “thực hiện tái cơ
cấu nông nghiệp vừa phải theo cơ chế thị trường, vừa phải đảm bảo các mục tiêu cơ bản
về phúc lợi cho nông dân và người tiêu dùng”. Đề án nhằm ba mục tiêu chính: Thứ
nhất, duy trì tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng
suất, chất lượng và giá trị gia tăng; đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của người tiêu
dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP toàn
ngành bình quân từ 2,6% - 3,0%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015, từ 3,5 - 4,0%/năm
trong giai đoạn 2016 - 2020; Thứ hai, nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cư
dân nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực (bao gồm cả an ninh dinh dưỡng) cả trước
mắt và lâu dài, góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo. Đến năm 2020, thu nhập hộ gia đình
nông thôn tăng lên 2,5 lần so với năm 2008; số xã đạt tiêu chí nông thôn mới là 20%
vào năm 2015 và 50% vào năm 2020; Thứ ba, tăng cường quản lý tài nguyên thiên
nhiên, giảm phát thải khí nhà kính và các tác động tiêu cực khác đối với môi trường,

khai thác tốt các lợi ích về môi trường, nâng cao năng lực quản lý rủi ro, chủ động
phòng chống thiên tai, nâng tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc lên 42 - 43% năm 2015 và
45% vào năm 2020, góp phần thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh của quốc gia.
Để thực hiện mục tiêu trên, thực tế đòi hỏi phải huy động tối đa mọi nguồn lực,
trong khi đó nguồn vốn ngân sách nhà nước còn hạn chế, nguồn vốn ODA có xu hướng
giảm sút trong những năm gần đây, việc huy động nguồn vốn từ các doanh nghiệp, hợp
tác xã, hộ gia đình gặp nhiều khó khăn. Do đó, tăng cường thu hút nguồn vốn FDI
trong nông nghiệp và quản lý sử dụng hiệu quả nguồn lực này đang là vấn đề đang cần
được quan tâm hàng đầu và ưu tiên từ nay đến năm 2020.
Để góp phần vào các nỗ lực chung của Chính phủ nhằm định hướng chính sách,
nâng cao kết quả và hiệu quả thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn FDI vào ngành
nông lâm ngư nghiệp, việc xây dựng Đề án “Tăng cường thu hút và quản lý đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp giai đoạn 2014 – 2020, định hướng
2030” là hết sức cần thiết.
II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Chỉ thị 1617/CT-TTg ngày 19 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng chính phủ về
việc tăng cường thực hiện và chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài
trong thời gian tới.
4
Chiến lược phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2011 -
2020 và Đề án Tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và
phát triển bền vững” và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013.
III. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu chung
- Xây dựng Đề án để xác định các nhiệm vụ, giải pháp nhằm kêu gọi và huy động
nhiều nguồn vốn FDI vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp để góp phần chuyển dịch cơ
cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá nông lâm
thủy sản có chất lượng và giá trị gia tăng cao, gắn sản xuất với thị trường trong nước và
thị trường quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên (đất đai, lao động và

nguồn vốn), nâng cao thu nhập trên một đơn vị ha đất canh tác, cải thiện đời sống của
nông dân và góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững;
- Góp phần ổn định kinh tế - xã hội đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế trên cơ sở tăng cường đóng góp của FDI trong nông lâm ngư nghiệp vào GDP,
tạo thêm việc làm, nâng cao đời sống người lao động, đáp ứng nhu cầu hàng hoá của
nền kinh tế.
2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng FDI trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, đồng thời đưa ra
kiến nghị về phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao cạnh tranh và hiệu quả trong thu
hút và sử dụng FDI trong lĩnh vực này;
- Tập trung thu hút FDI có định hướng và có chọn lọc vào các lĩnh vực: trồng trọt
(các cây trồng có giá trị kinh tế cao như gạo, cà phê, điều, cao su, chè…), trồng và khai
thác rừng sản xuất (cây lấy gỗ, lấy dầu, lâm sản…), chăn nuôi (gia súc, gia cầm năng
suất cao, chăn nuôi bò sữa, cừu, dê…), nuôi trồng thủy sản, chế biến nông lâm thủy
sản…Thu hút FDI vào các lĩnh vực phục vụ cho nông nghiệp như sản xuất thuốc bảo vệ
thực vật, phân bón hữu cơ và vi sinh, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, máy móc nông
nghiệp, phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp, công nghệ sản xuất chọn tạo giống
mới năng suất cao, hệ thống kho lạnh bảo quản, bến bãi…;
- Tăng cường thu hút vốn FDI vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, nâng cao tỷ
trọng đầu tư lên 8% - 10% so với tổng số đầu tư nước ngoài toàn quốc vào năm 2020;
làm căn cứ để các Bộ ngành, các địa phương, các Hiệp hội xây dựng tổ chức và thực
hiện các quy hoạch, các chương trình thu hút FDI vào nông lâm ngư nghiệp;
- Thúc đẩy thu hút FDI quy mô nhỏ và trung bình phù hợp với điều kiện nông thôn
của Việt nam;
- Tạo điều kiện về chính sách và dịch vụ để huy động các nguồn lực trong và
ngoài nước vào việc khai thác tiềm năng và lợi thế trong nông lâm ngư nghiệp.
IV. PHẠM VI ĐỀ ÁN
5
Tăng cường thu hút và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông lâm
ngư nghiệp giai đoạn 2014 – 2020, định hướng 2030. Đề án được thực hiện trên phạm

vi cả nước.
V. NỘI DUNG ĐỀ ÁN
Đề án gồm những nội dung chủ yếu như sau:
- Phần thứ nhất: Thực trạng chính sách thu hút FDI trong lĩnh vực nông lâm ngư
nghiệp và các cam kết quốc tế có liên quan.
- Phần thứ hai: Tình hình thu hút và sử dụng FDI trong lĩnh vực nông lâm ngư
nghiệp.
- Phần thứ ba: Định hướng, mục tiêu và quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả
thu hút và sử dụng FDI trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp.
- Phần thứ tư: Tổ chức thực hiện.
PHẦN THỨ NHẤT
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI TRONG LĨNH VỰC NÔNG LÂM
NGƯ NGHIỆP VÀ CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ CÓ LIÊN QUAN
I. CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI TRONG LĨNH VỰC NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP
1. Ngành nghề khuyến khích đầu tư
Trong tổng thể chính sách thu hút và sử dụng FDI của Việt Nam, nông lâm ngư
nghiệp và công nghiệp chế biến trong các lĩnh vực này luôn được coi là các ngành nghề
khuyến khích hoặc đặc biệt khuyến khích đầu tư. Theo quy định tại Nghị định
108/2006/NĐ-CP ngày 22/6/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Đầu tư (2005), các dự án thuộc diện đặc biệt ưu đãi đầu tư gồm: trồng, chăm
sóc rừng; nuôi trồng nông, lâm, thủy sản trên đất hoang hoá, vùng nước chưa được khai
thác; đánh bắt hải sản ở vùng biển xa bờ; sản xuất giống nhân tạo, giống cây trồng, vật
nuôi mới và có hiệu quả kinh tế cao; sản xuất, khai thác và tinh chế muối.
Nghị định này cũng quy định các dự án thuộc diện ưu đãi đầu tư, gồm: trồng cây
dược liệu; bảo quản nông sản sau thu hoạch, bảo quản nông, thủy sản và thực phẩm; sản
xuất nước hoa quả đóng chai, đóng hộp; sản xuất, tinh chế thức ăn cho gia súc, gia cầm,
thủy sản; dịch vụ kỹ thuật trồng cây công nghiệp và cây lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy
sản, bảo vệ cây trồng, vật nuôi; sản xuất, nhân và lai tạo giống cây trồng và vật nuôi.
2. Chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư
Chính sách ưu đãi FDI đối với các ngành nghề, sản phẩm và dịch vụ nêu trên

được áp dụng chủ yếu dưới hình thức ưu đãi về thuế, tín dụng và sử dụng đất đai, cụ thể
là:
2.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp:
6
Theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, các dự án thuộc
ngành nghề ưu đãi đầu tư nêu trên được áp dụng thuế suất thuế ưu đãi 20% trong 10
năm, được miễn thuế trong 2 năm và giảm 50% trong 3 năm tiếp theo. Ngoài ra, mức
thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi hơn (15% trong 12 năm, miễn 2 năm và giảm 50%
trong 7 năm tiếp theo) được áp dụng đối với dự án nói trên nếu thực hiện tại địa bàn có
điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn được hưởng ưu đãi cao nhất (10% trong 15 năm, miễn 4 năm và giảm
50% trong 8 năm tiếp theo).
Tuy nhiên, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ
1/1/2009 đã thu hẹp đáng kể diện các dự án được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh
nghiệp trong lĩnh vực nuôi, trồng, chế biến các sản phẩm nông lâm thủy sản
1
. Theo đó,
ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với: (i) các dự án trồng trọt,
chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã; (ii)
các dự án cung cấp dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp; và (iii) các hợp tác
xã dịch vụ nông nghiệp và quỹ tín dụng nhân dân.
2.2.Thuế nhập khẩu:
Ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực này được quy
định cụ thể như sau:
- Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để thực hiện dự án
sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, nông dược đặc chủng được phép nhập khẩu để
thực hiện dự án nông lâm ngư nghiệp;
- Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu sản xuất trong 5 năm kể từ khi bắt đầu
sản xuất đối với một số dự án nông lâm ngư nghiệp thuộc Danh mục dự án đặc
biệt khuyến khích đầu tư hoặc đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc

biệt khó khăn;
- Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, bộ phận rời, phụ tùng và vật tư nhập
khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.
2.3.Thuế giá trị gia tăng
Theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng, một số sản phẩm nông, lâm, thủy
sản và dịch vụ phục vụ nông nghiệp được miễn thuế giá trị gia tăng gồm: (i) sản phẩm
trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm
khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra
và ở khâu nhập khẩu; (ii) sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng
giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền; (iii) tưới, tiêu
nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch
vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp; (iv) sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển,
muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt.
2.4. Ưu đãi về tín dụng
1
Danh mục lĩnh vực ưu đãi/đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP vẫn tiếp tục có hiệu lực
để làm cơ sở áp dụng các ưu đãi đầu tư khác.
7
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 133/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013 sửa đổi,
bổ sung Nghị định 54/2013/NĐ-CP về bổ sung Nghị định 75/2011/NĐ-CP về tín dụng
đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Tại Nghị định 133/2013/NĐ-CP vừa được
ban hành thì ngoài nhóm hàng xuất khẩu rau quả, thủy sản thì nhóm hàng xuất khẩu cà
phê, hạt điều đã qua chế biến cũng được gia hạn thời gian vay vốn tín dụng xuất khẩu
lên tối đa 36 tháng khi đáp ứng các điều kiện trên.
Theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 về tín dụng đầu tư và tín
dụng xuất khẩu của Nhà nước và Nghị định 54/2013/NĐ-CP ngày 25/5/2013 bổ sung
một số điều của Nghị định này, các dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
(không phân biệt địa bàn đầu tư), gồm dự án xây dựng mới và mở rộng cơ sở giết mổ,
chế biến gia súc, gia cầm tập trung; dự án phát triển giống thủy, hải sản; dự án phát triển
giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp được hưởng ưu đãi về tín dụng

đầu tư (cho vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, hỗ trợ sau đầu tư) và ưu đãi về tín
dụng xuất khẩu dưới các hình thức: cho vay xuất khẩu (cho nhà xuất khẩu và nhà nhập
khẩu vay), bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp
đồng.
Đối với tín dụng đầu tư của Nhà nước, mức vốn cho vay đối với mỗi dự án tối đa
bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án đó do Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết
định. Đồng thời, Ngân hàng Phát triển Việt Nam cũng quyết định thời hạn cho vay của
dự án dựa trên khả năng thu hồi vốn của dự án và khả năng trả nợ của chủ đầu tư với
mức tối đa là 12 năm; với một số dự án đặc thù (dự án nhóm A, trồng cây thông, cây
cao su), thời hạn cho vay tối đa là 15 năm
Lãi suất cho vay được xác định tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng lần đầu tiên và
không thay đổi cho cả thời hạn vay vốn. Lãi suất cho vay đầu tư bằng đồng Việt Nam
được tính bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm cộng 0,5%/năm, lãi suất nợ
quá hạn bằng 150% lãi suất vay trong hạn. Các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế -
xã hội, dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn và dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng lãi suất cho vay bằng lãi suất trái phiếu
Chính phủ kỳ hạn 5 năm và được hỗ trợ sau đầu tư
Đối với tín dụng xuất khẩu, mức vốn cho vay tối đa bằng 85% giá trị hợp đồng
xuất khẩu, nhập khẩu đã ký hoặc giá trị LC (thư tín dụng) đối với cho vay trước khi giao
hàng hoặc trị giá hối phiếu hợp lệ đối với cho vay sau khi giao hàng, thời hạn cho vay
không quá 12 tháng và lãi suất do Bộ Tài chính quyết định theo nguyên tắc phù hợp với
lãi suất thị trường
2.5. Ưu đãi về sử dụng đất đai
Tương tự các dự án thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn khuyến khích đầu tư khác, dự án
đầu tư trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp được hưởng ưu đãi liên quan đến việc sử
dụng đất đai; cụ thể là
2
:
- Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư thực hiện tại địa bàn
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được miễn tiền thuê đất;

2
Theo Nghị định 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
8
- Dự án thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư được miễn tiền thuê đất
đến 3 năm;
- Dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; dự án thuộc
Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư được miễn tiền thuê đất đến 7 năm;
- Dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án
thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư và thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh
tế - xã hội khó khăn được miễn tiền thuê đất đến 11 năm;
- Dự án thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được miễn tiền thuê đất đến 15 năm.
Ngoài ra, việc giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước còn được áp dụng cho hợp tác xã
thuê đất để làm mặt bằng sản xuất kinh doanh (được giảm 50%); trường hợp thuê đất,
thuê mặt nước để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng
thủy sản, làm muối mà bị thiên tai, hỏa hoạn gây thiệt hại dưới 40% sản lượng thì được
xét giảm tiền thuê tương ứng; nếu thiệt hại từ 40% trở lên thì được miễn tiền thuê đối
với năm bị thiệt hại.
2.6. Các ưu đãi và hỗ trợ đầu tư khác
Bên cạnh việc áp dụng các hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư nêu trên, các văn bản
pháp luật, chính sách chung có liên quan đến lĩnh vực phát triển nông nghiệp và nông
thôn cũng tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực quan trọng
này. Việc áp dụng ưu đãi thuế cho các mặt hàng xuất khẩu, chính sách trang trại đã phát
huy tác dụng; chính sách thuế nông nghiệp đã làm cho người nông dân yên tâm hơn;
chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư đã giúp cho hàng triệu nông dân tiếp
cận với công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ sinh học
Về chính sách thị trường, từ trước khi Việt Nam gia nhập WTO, Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ
nông sản thông qua hợp đồng. Sau khi gia nhập WTO nhận thấy một số nội dung trong
Quyết định này Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 25/2008/CT-TTg ngày

25/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo tiêu thụ nông sản thông
qua hợp đồng. Các chính sách này đã mở ra hướng đi tích cực giúp cho sản xuất nông
nghiệp gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, thu hút được nhiều doanh nghiệp và nông
dân tham gia. Nhờ vậy, tăng cường quan hệ giữa các doanh nghiệp với người sản xuất,
tạo điều kiện để nông dân tiếp nhận hỗ trợ về đầu tư, các biện pháp kỹ thuật với giá cả
hợp lý, đồng thời giúp doanh nghiệp chủ động được nguyên liệu mở rộng quy mô sản
xuất, tăng cường năng lực cạnh tranh. Ở nhiều địa phương, một số ngành hàng đã hình
thành mô hình tốt liên kết giữa người nông dân với doanh nghiệp sản xuất, chế biến và
tiêu thụ nông sản.
II. CAM KẾT QUỐC TẾ VỀ ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC NÔNG LÂM NGƯ
NGHIỆP
Đến nay Việt Nam đã ký kết và tham gia nhiều cam kết quốc tế về đầu tư hoặc
liên quan đến đầu tư, bao gồm: (i) các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư ký kết
với 55 nước ở tất cả châu lục: Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi và Châu Đại
9
Dương, đặc biệt trong Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ (BTA) cũng có một
Chương về Phát triển quan hệ đầu tư với quy mô lớn và chi tiết; (ii) các Hiệp
định/Chương Đầu tư trong khuôn khổ FTA và; (iii) các cam kết khác liên quan đến đầu
tư như Hiệp định về Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs) của
WTO, các hiệp định về dịch vụ trong WTO và các FTA, hiệp định thành lập tổ chức bảo
đảm đầu tư đa phương (MIGA), Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành
phán quyết của trọng tài nước ngoài, v v…
1. Các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã ký kết (với
55 quốc gia) có nội dung tương đối thống nhất theo mô hình các hiệp định khuyến khích
và bảo hộ đầu tư truyền thống trên thế giới.
Các hiệp định này chỉ bao gồm cam kết về bảo hộ đầu tư, tức là cam kết đối xử
thuận lợi với các khoản đầu tư đã được đầu tư trên lãnh thổ nước mình. Các cam kết về
tự do hoá đầu tư, tức là cam kết về mở cửa thị trường hay dành quyền thành lập doanh
nghiệp trên lãnh thổ nước chủ nhà không nằm trong phạm vi của các hiệp định này.
2. Các cam kết quốc tế về đầu tư song phương có yếu tố tự do hoá bao gồm

Hiệp định khuyến khích, bảo hộ và tự do hoá đầu tư Việt Nam - Nhật Bản và Chương
Phát triển Quan hệ Đầu tư trong Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa
Kỳ. Bên cạnh cam kết về bảo hộ đầu tư, Việt Nam còn cam kết về quyền thành lập đối
với nhà đầu tư nước ngoài. Hai hiệp định này đều sử dụng phương pháp chọn bỏ
(negative list approach), tức là đưa ra các cam kết chung và các Bên ký kết có quyền
duy trì hoặc ban hành các biện pháp không phù hợp với các nghĩa vụ chung này và phải
liệt kê các biện pháp đó trong một hoặc một số phụ lục.
Tuy nhiên, Chương Phát triển Quan hệ Đầu tư trong Hiệp định Thương mại Song
phương với Hoa Kỳ chỉ điều chỉnh về tự do hoá đầu tư đối với đầu tư trong các ngành
phi dịch vụ. Đối với các ngành dịch vụ, liên quan đến tiếp cận thị trường và đối xử quốc
gia, Danh mục cam kết cụ thể của Chương Thương mại Dịch vụ xây dựng theo phương
pháp chọn cho (positive list approach) sẽ được ưu tiên áp dụng. Trong khi đó, Hiệp định
Khuyến khích, Bảo hộ và Tự do hoá đầu tư Việt Nam - Nhật Bản cam kết tiếp cận thị
trường với tất cả các ngành, kể cả dịch vụ và phi dịch vụ, theo phương pháp chọn bỏ
(negative list approach).
3. Hiệp định thương mại tự do có cam kết về đầu tư mà Việt Nam đã ký kết
tính đến tháng 3/2009 bao gồm:
- Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA) : Đây là một hiệp định về đầu tư
độc lập, trong khuôn khổ hợp tác kinh tế của Cộng đồng ASEAN. Hiệp định này thay
thế hai hiệp định về đầu tư của ASEAN đã ký trước đây là Hiệp định Khu vực Đầu tư
ASEAN (về tự do hoá và thuận lợi hoá đầu tư, ký năm 1998) và Hiệp định khuyến
khích và bảo hộ đầu tư ASEAN (IGA-ký năm 1986).
Trong ACIA, các cam kết về bảo hộ đầu tư chứa đựng các điều khoản mang tính
chuẩn mực của các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư truyền thống, có kế thừa
hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư ASEAN (IGA) nhưng phát triển ở mức độ sâu,
cụ thể hơn để phù hợp với tính chất là một hiệp định đầu tư toàn diện cấp khu vực trong
bối cảnh toàn cầu hóa.
10
Theo ACIA, đối tượng được bảo hộ: Về phạm vi địa lý, Hiệp định này chỉ bảo hộ
các khoản đầu tư tồn tại trên lãnh thổ của các Bên ký kết Hiệp định. Về mặt thời gian,

Hiệp định này bảo hộ tất cả các khoản đầu tư đang tồn tại tại thời điểm Hiệp định có
hiệu lực, bất kể khoản đầu tư đó được thực hiện trước hay sau khi Hiệp định có hiệu
lực. Tiêu chí về để đánh giá một khoản đầu tư có thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp
định hay không là thời điểm tồn tại của khoản đầu tư đó, chứ không phải là thời điểm
bắt đầu đầu tư. Đây là một quy định phổ biến trong các hiệp định khuyến khích và bảo
hộ đầu tư trên thế giới, xuất phát từ tính chất dài hạn của khoản đầu tư. Về đối tượng cụ
thể, thông thường đối tượng được bảo hộ trong các hiệp định đầu tư thể hiện ở các định
nghĩa khoản đầu tư và nhà đầu tư. Tuy nhiên, Hiệp định ACIA có một đặc thù là các
nghĩa vụ về bảo hộ đầu tư chỉ dành cho các khoản đầu tư được bảo hộ (“covered
investment”). Theo đó, khoản đầu tư được bảo hộ là khoản đầu tư tồn tại trên lãnh thổ
của một nước thành viên kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực hoặc thành lập, được mua lại
hoặc mở rộng sau đó, và được chấp thuận phù hợp với pháp luật của nước chủ nhà và
tuỳ từng trường hợp, đã được phê chuẩn bằng văn bản bởi cơ quan có thẩm quyền của
nước thành viên đó. Tóm lại, bảo hộ đầu tư theo hiệp định ACIA chỉ dành cho các
khoản đầu tư hợp pháp và trong giai đoạn sau thành lập.
- Hiệp định Hợp tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA): Nội dung về đầu tư
của Hiệp định này dẫn chiếu đến toàn bộ Hiệp định Khuyến khích, Bảo hộ và Tự do hoá
đầu tư Việt Nam - Nhật Bản nên không nghiên cứu ở phần này.
Trong nội dung về đầu tư của VJEPA, Việt Nam đã ký kết các nội dung về hình
thức đầu tư trong tất cả các lĩnh vực, trừ các ngoại lệ. Ngoại lệ đầu tư của Nhật Bản đưa
ra được xây dựng theo phương pháp Hai Phụ lục, theo đó Phụ lục I liệt kê các biện
pháp, lĩnh vực có tính nhạy cảm cao mà các Bên có quyền bảo lưu các biện pháp hiện
hành hoặc ban hành mới các biện pháp vi phạm nghĩa vụ trong tương lai. Phụ lục II liệt
kê các biện pháp ngoại lệ đang tồn tại hiện hành mà các Bên ký kết có quyền duy trì
nhưng không được ban hành mới hoặc sửa đổi theo hướng bất lợi cho nhà đầu tư. Nhật
Bản cũng đưa ra phương pháp tiếp cận chọn bỏ áp dụng đối với tất cả các ngành, kể cả
dịch vụ và phi dịch vụ. Đây cũng là Hiệp định FTA có nội dung đầu tư đầu tiên của Việt
Nam đề cập trực tiếp, rõ ràng đến thuế, và mở ra khả năng coi áp dụng biện pháp thuế là
một trường hợp tước quyền sở hữu gián tiếp. Quy định này tuy nhiên đã được làm giảm
bớt bằng Biên bản Ghi nhớ, theo đó các biện pháp thuế không phân biệt đối xử thông

thường không được coi là tước quyền sở hữu, trừ một số trường hợp đặc biệt.
- Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Australia & New Zealand (AANZFTA):
Đây là một Hiệp định trọn gói (single undertaking), trong đó Chương Đầu tư được đàm
phán và ký kết cùng lúc với các chương khác của Hiệp định.
Chương Đầu tư trong AANZFTA có quy mô thuộc loại lớn nhất trong các cam
kết về đầu tư mà Việt Nam đã ký kết, được thiết kế bao gồm cả nội dung tự do hóa và
bảo hộ đầu tư. Tuy nhiên, do những khác biệt về quan điểm giữa AANZ và ASEAN,
một số nội dung tự do hoá của Chương này chưa có hiệu lực tại thời điểm ký kết mà sẽ
được tiếp tục đàm phán trong vòng 5 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực. Mặc dù vậy,
các cam kết khác của Chương này vẫn có độ chi tiết và mức cam kết cao, đặt ra tiêu
chuẩn mới về bảo hộ đầu tư trong ASEAN. Các Hiệp định đầu tư mà ASEAN đàm phán
11
sau khi đàm phán AANZFTA kết thúc, kể cả Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN
(ACIA) đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của Chương Đầu tư trong AANZFTA.
Về phạm vi áp dụng: Chương Đầu tư trong AANZFTA áp dụng với các biện pháp
một Bên ký kết duy trì hoặc ban hành đối với nhà đầu tư của bất kỳ Bên ký kết nào
khác, và khoản đầu tư được bảo hộ. Chương Đầu tư không áp dụng đối với mua sắm
chính phủ; trợ cấp; việc cung cấp dịch vụ công liên quan đến thực thi quyền lực Nhà
nước; các biện pháp đã được điều chỉnh bởi Chương Dịch vụ. Tuy nhiên, để đảm bảo
các phạm vi bảo hộ đầu tư của Chương Đầu tư không hẹp hơn các hiệp định khuyến
khích và bảo hộ đầu tư đã ký kết giữa các bên, một số điều khoản về bảo hộ đầu tư của
Chương Đầu tư sẽ được áp dụng chéo cho Mode 3 Dịch vụ hiện đang được điều chỉnh
tại Chương Dịch vụ, cụ thể là: Đối xử với đầu tư, Tước quyền sở hữu, Đền bù thiệt hại,
Chuyển tiền ra nước ngoài, Thế quyền, Giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu
tư.
Ngoài ra, trong cơ cấu Khu vực Thương mại Tự do ASEAN – Trung Quốc
(ACFTA) và ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) ngoài Hiệp định Khung và các hiệp định
bộ phận như Thương mại Hàng Hoá, Thương mại Dịch vụ, các bên cũng cam kết xây
dựng các Hiệp định về đầu tư.
Hai hiệp định đã ký là ACIA và AANZFTA có đặc điểm chung nổi bật là (i) bao

gồm cả cam kết bảo hộ và tự do hoá đầu tư (ii) cam kết tự do hoá được xây dựng theo
phương pháp chọn bỏ (negative list approach). Tuy nhiên, cam kết cụ thể của hai hiệp
định này cũng có nhiều điểm khác biệt đáng kể, phù hợp với tính chất khác nhau của
các đối tác đàm phán.
4. Các Hiệp định khác liên quan đến đầu tư như Hiệp định về Các biện pháp
đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs) của WTO, hiệp định thành lập tổ chức bảo
đảm đầu tư đa phương (MIGA), Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành
phán quyết của trọng tài nước ngoài, v v…có vai trò tích cực trong việc thuận lợi hoá
môi trường đầu tư, đảm bảo nhà đầu tư có cơ chế hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình.
Trong đó, cam kết theo Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến
thương mại (TRIMs) trong khuôn khổ WTO: Các cam kết liên quan đến lĩnh vực đầu
tư trong nông nghiệp Việt Nam đã cam kết xóa bỏ hoàn toàn yêu cầu bắt buộc phát triển
nguồn nguyên liệu trong nước đối với dự án sản xuất mía đường, dầu thực vật, sữa, gỗ,
đồng thời không áp dụng ngay tại thời điểm gia nhập các trợ cấp bị cấm dưới hình thức
ưu đãi đầu tư nhằm khuyến khích xuất khẩu và sử dụng hàng nội địa (kể cả ưu đãi với
mục đích này cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp).
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang tham gia đàm phán các Hiệp định mậu dịch tự
do như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình dương (TPP), Việt Nam - EU, Hiệp định đối
tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Việt Nam - Liên minh Hải quan Belarut,
Cadactan và Nga (VCUFTA) trong đó có các Chương đầu tư nêu về cam kết mức độ tự
do hoá đầu tư và bảo hộ đầu tư nên cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.
5. Phân tích định tính một số tác động của các hiệp định đầu tư đối với việc
thu hút FDI của Việt Nam:
12
Việc ký kết các hiệp định liên quan đến đầu tư có thể mang lại nhiều những lợi
ích đáng kể đối với công cuộc thu hút đầu tư nước ngoài. Các hiệp định này bổ sung
một số yếu tố quan trọng cho chính sách đầu tư và các nhân tố về thể chế có tính chất
quyết định đối với FDI, và do đó đóng góp vào việc tăng tính hấp dẫn của môi trường
đầu tư của quốc gia.

Việc ký kết và áp dụng các hiệp định đầu tư, đặc biệt là các chương/hiệp định đầu
tư trong các FTA tạo ra môi trường pháp lý ổn định, minh bạch, vững chắc cho hoạt
động đầu tư của nhà đầu tư của các nước tham gia. Các cam kết về bảo hộ đầu tư và các
nguyên tắc xây dựng chính sách tự do hóa đầu tư bảo đảm cho các nhà đầu tư của các
nước tham gia Hiệp định có được những lợi thế nhất định so với các nhà đầu tư đến từ
nước khác khi thực hiện hoạt động đầu tư trên lãnh thổ các nước thành viên.
Các cam kết về khuyến khích và bảo hộ đầu tư tại các hiệp định đầu tư là khung
hành lang pháp lý vững chắc bảo đảm cho các nhà đầu tư của những nước thành viên có
được những bảo hộ tốt nhất, giảm thiểu nguy cơ rủi ro cho vốn đầu tư của các nhà đầu
tư. Những bảo đảm về quyền sở hữu với tài sản và vốn làm cho nhà đầu tư yên tâm sản
xuất kinh doanh, qua đó kích thích họ bỏ vốn ra để đầu tư và tái đầu tư.
Việc ký kết các hiệp định đầu tư còn là một thông điệp tích cực, thể hiện mong
muốn thu hút, cải thiện môi trường đầu tư của các Bên ký kết đối với các nhà đầu tư đến
từ các nước thành viên, qua đó kích thích, tạo lòng tin cho các nhà đầu tư yên tâm bỏ
vốn đầu tư, tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Song song với chính sách trực tiếp về bảo hộ và khuyến khích đầu tư tại Hiệp
định, các quy định thuận lợi về thuế quan trong các FTA cũng ảnh hưởng, tác động đến
việc thúc đẩy đầu tư lẫn nhau giữa các nước thành viên. Bởi lẽ, mục đích của các nhà
đầu tư là tìm kiếm lợi nhuận; việc xóa bỏ rào cản thuế sẽ giúp cho các công ty đa quốc
gia có nhiều cơ hội đầu tư vào các nước thành viên do có nhiều lựa chọn hơn trong tối
ưu hóa các công đoạn và chi phí sản xuất, kinh doanh.
Cam kết theo Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại
(TRIMs): Việt Nam đã cam kết xóa bỏ hoàn toàn yêu cầu bắt buộc phát triển nguồn
nguyên liệu trong nước đối với dự án sản xuất mía đường, dầu thực vật, sữa, gỗ, đồng
thời không áp dụng ngay tại thời điểm gia nhập các trợ cấp bị cấm dưới hình thức ưu đãi
đầu tư nhằm khuyến khích xuất khẩu và sử dụng hàng nội địa (kể cả ưu đãi với mục
đích này cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp).
PHẦN THỨ HAI
TÌNH HÌNH THU HÚT, SỬ DỤNG FDI TRONG
LĨNH VỰC NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP

I. TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC
NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP
1. Khái quát chung về quy mô, tốc độ, cơ cấu thu hút đầu tư FDI
Tính từ năm 1998 đến năm 2012, lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp đã thu hút 562
dự án FDI với tổng vốn đăng ký là trên 2,942 tỷ USD và tổng vốn thực hiện 2,958 tỷ
13
USD, 89 dự án liên doanh và các hình thức khác với tổng vốn đăng ký là 233,731 triệu
USD và tổng vốn thực hiện là 295,280 triệu USD (Biểu 1).
Biểu 1. Dòng vốn FDI vào nông lâm ngư nghiệp giai đoạn 1998-2012
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2012
Bình quân mỗi năm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thu hút gần 37 dự
án đầu tư nước ngoài (trong đó dự án FDI là 31 dự án) tương đương với khoảng 196
triệu USD (FDI là 179 triệu USD). Nhìn chung, các dự án FDI trong nông nghiệp có
quy mô vừa và nhỏ, chủ yếu các dự án FDI gắn liền với nguồn nguyên liệu của địa
phương. Tỉ lệ vốn FDI đưa vào thực hiện thực hiện rất cao đạt 99% so với tổng số vốn
đăng ký (Biểu 2 &3).
Biểu 2. FDI vào lĩnh vực nông lâm nghiệp giai đoạn 1998-2012
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2012
14
Biểu 3. Cơ cấu vốn đăng ký giai đoạn 1998-2012
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2012
2. Cơ cấu thu hút đầu tư FDI theo ngành
Trong những năm đầu mở cửa thu hút nguồn vốn bên ngoài, FDI vào ngành
nông lâm ngư nghiệp tập trung chủ yếu vào các dự án trong lĩnh vực trồng rừng và
chế biến gỗ, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất thức ăn nuôi tôm cá. Đầu tư vào lĩnh vực
này chiếm hơn 78% tổng vốn FDI vào ngành nông lâm ngư nghiệp.
Tuy nhiên, hiện nay các dự án FDI đã có sự sự thay đổi so với trước đây, các
dự án FDI ngày càng đa dạng hơn và tập trung đầu tư có trọng điểm vào các ngành
như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, chế biến thức ăn chăn nuôi, trồng rừng, chế
biến gỗ và lâm sản, thủy sản và ngành nghề khác. Tính đến tháng 6/2012, dự án FDI

có tỷ trọng cao nhất là chế biến-thủy sản (15%) và ngành khác (14%), tiếp theo là dự
án FDI trồng trọt (13%), chế biến-lâm sản (12%), chế biến - nông nghiệp (11%), chế
biến - chăn nuôi (10%), chăn nuôi (8%), thủy sản (7%), chế biến-trồng trọt (7%) và
tỷ trọng thấp nhất là dự án FDI lâm nghiệp (3%). Qua đó thấy rằng cơ cấu dự án FDI
phân bố khá đồng đều giữa các ngành và không có sự chênh lệch quá nhiều về cơ
cấu giữa các ngành (Biểu 4).
15
Biểu 4: Cơ cấu FDI trong ngành nông lâm ngư nghiệp giai đoạn 1998-2012
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2012
Nguồn vốn FDI tập trung chủ yếu vào các dự án chế biến (1,2 tỷ USD), ngành
nghề khác (501 triệu USD), tiếp đó là trồng trọt (276 triệu USD), chăn nuôi (190 triệu
USD), thủy sản (128 triệu USD) và lâm nghiệp (79,9 triệu USD). Trong các dự án chế
biến, nguồn vốn FDI đầu tư nhiều nhất vào các dự án chế biến gỗ và các sản phẩm lâm
sản (419 triệu USD), tiếp đó là chế biến các ngành hàng nông nghiệp (341 triệu USD),
chế biến thủy sản (323 triệu USD), chế biến chăn nuôi (274 triệu USD) và thấp nhất là
chế biến các sản phẩm của ngành trồng trọt (152 triệu USD) (Biểu 5).
Biểu 5: Vốn dự án FDI trong ngành nông nghiệp
phân theo ngành giai đoạn 1998-2012
3. Cơ cấu đầu tư FDI theo địa phương
Cho đến nay dự án FDI lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp có mặt tại hầu hết 63 tỉnh,
thành phố của Việt Nam, chỉ có một vài tỉnh không có dự án FDI. Các dự án FDI lĩnh
vực nông lâm ngư nghiệp phân bổ không đều theo địa phượng. Hầu hết các dự án FDI
lĩnh nông nghiệp tập trung vào những tỉnh có lợi thế vùng nguyên liệu truyền thống, có
điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng, khí hậu để phát triển nguồn nguyên liệu cung cấp
16
cho nhà máy, cơ chế chính sách ưu đãi về đầu tư như Lâm Đồng, Đồng Nai, thành phố
Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Khánh Hòa, Cần Thơ, Tiền Giang.
Biểu 6: Địa phương có số dự án FDI lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp cao nhất
TT Địa phương Số dự án Vốn đăng ký (USD) Vốn thực hiện (USD)
1 Lâm Đồng 93 106.671.880 226.271.000

2 Đồng Nai 56 801.511.617 531.645.342
3 TP Hồ Chí Minh 34 69.867.862 39.291.310
4 Tây Ninh 23 97.222.500 102.802.500
5 Khánh Hòa 22 52.675.500 202.305.500
6 Tiền Giang 16 106.694.844 129.931.901
7 Phú Thọ 11 128.140.000 128.140.000
8 Long An 10 93.250.000 142.750.000
9 Cần Thơ 10 57.578.861 118.994.819
10 TP Hà Nội 10 40.752.997 51.352.997
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2012
Theo cơ cấu địa phương, tính đến năm 2012, Lâm Đồng là tỉnh thu hút nhiều dự
án nhất tuy nhiên Đồng Nai lại là tỉnh có tổng vốn thực hiện cao nhất 531.645.342 USD.
Trừ một số dự án sản xuất đường mía, thức ăn chăn nuôi, trồng rừng và chế biến nguyên
liệu giấy có quy mô hàng chục triệu USD, phần lớn các dự án FDI vào ngành nông, lâm
sản có quy mô nhỏ và gắn với nguồn nguyên liệu địa phương. Đây là đặc điểm riêng
của ngành vì các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có tính năng động cao, thích ứng
nhanh với biến động thị trường, phù hợp với điều kiện Việt Nam về khả năng góp vốn,
năng lực tiếp thu công nghệ, kinh nghiệm tổ chức quản lý, khai thác tốt tiềm năng trong
nông nghiệp - nông thôn, tạo được nhiều việc làm mới.
Các dự án FDI lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp phân bổ không đều giữa vùng sinh
thái, các dự án tập trung chủ yếu ở vùng có điều kiện thuận lợi như Đông Nam Bộ
(28,7%), Tây nguyên (21%), Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (17,1%) và Đồng
bằng sông Cửu Long (17.1%), trong khi tác động rất hạn chế đến khu vực Trung Du và
Miền núi phía Bắc (7,6%), Đồng bằng sông Hồng (8,2%) (Biểu 7).
17
Biểu 7: Cơ cấu đầu tư dự án FDI theo vùng (%)
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2012
4. Cơ cấu hình thức đầu tư FDI
Nguồn vốn FDI vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp chủ yếu được thực hiện dưới
bốn hình thức chính bao gồm: thứ nhất là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài với 375

dự án (chiếm 75%), kế đến là doanh nghiệp liên kết liên doanh với nước ngoài có 107
dự án (chiếm 22%), tiếp theo là Hợp đồng hợp tác kinh doanh với 9 dự án (chiếm 2%)
và cuối cùng là công ty cổ phần có 5 dự án (chiếm 1%) (Biểu 8).
Biểu 8. Cơ cấu hình thức FDI ngành nông nghiệp
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2012
5. Cơ cấu đối tác đầu tư FDI
Cho đến 2012, đã có trên 30 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đầu tư dự án FDI
lĩnh vực lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, chủ yếu là các quốc gia Châu Á và trong khu
vực. Trong đó, Đài Loan (158 dự án với tổng vốn thực hiện là 656.772.336 USD), Nhật
Bản (67 dự án với tổng vốn thực hiện là 230.297.196 USD), Hàn Quốc (33 dự án với
tổng vốn thực hiện là 358.026.162 USD), Trung Quốc (38 dự án với tổng vốn thực hiện
là 179.834.888 USD), Thái Lan (67 dự án với tổng vốn thực hiện là 215.252.00074
USD) là những nhà đầu tư lớn nhất. Hầu như cho đến nay chưa có thay đổi đáng kể về
cơ cấu FDI theo đối tác và các nước Châu Á vẫn là nhà đầu tư lớn nhất các dự án FDI
18
lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp về cả tỷ trọng số dự án và tỷ trọng vốn đầu tư, trong khi
các đối tác từ Châu Âu vẫn đầu tư ở mức khiêm tốn, đầu tư đáng kể nhất là British
Virgin (8 dự án với tổng vốn thực hiện là 51.268.500 USD) và CHLB Đức (7 dự án với
tổng vốn thực hiện là 49.025.000 USD) . Đầu tư từ Hoa Kỳ đã tăng đáng kể sau khi
Việt Nam ký Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Mỹ năm 2001 và sau khi Việt
Nam gia nhập WTO (33 dự án với tổng vốn thực hiện là 352.366.253 USD). Liên bang
Nga có tỷ trọng đầu tư FDI khá cao (16 dự án với tổng vốn thực hiện là 39.127.385
USD).
II. THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI VÀO LĨNH
VỰC NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP
1. Những thành tựu
Trên tổng thể, FDI vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp đã đạt được những thành
tựu đáng khích lệ, đóng góp tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp và nông thôn, tạo việc làm cho nông dân, góp phần xóa đói, giảm ngèo và tăng
nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Một là, các dự án FDI trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp đã góp phần bổ
sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển trong lĩnh vực này, tạo thêm nguồn thu cho
ngân sách nhà nước.
Một là, trong những năm qua, khu vực FDI ngành nông nghiệp đã góp phần tích
cực trong xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam, đặc biệt là sản phẩm gỗ, cà phê,
chè, điều…Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm đạt 27,5 tỷ USD, tăng
9,7% so với năm 2011, thặng dư thương mại đạt trên 9,2 tỷ USD, góp phần giảm nhập
siêu cho cả nước. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản đạt 15,0 tỷ USD, các
mặt hàng thủy sản đạt 6,15 tỷ USD, đồ gỗ và lâm sản đạt 5,0 tỷ USD, so với năm 2011
lần lượt tăng 10%, 1% và 17,6%. Đã có 3 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 3 tỷ
USD trở lên là gạo, cà phê, đồ gỗ (trên 3 tỷ USD), 5 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ
USD là cao su (2,86 tỷ USD), cá tra, tôm, hạt điều, sắn và các sản phẩm sắn. Doanh
nghiệp ĐTNN ngoài chiếm 5 - 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó mặt hàng
cà phê, gỗ chiếm 40-50%; tiêu điều, điều chiếm 20 - 30%; gạo và thủy sản xuất khẩu
chủ yếu được thực hiện bởi doanh nghiệp của Việt Nam.
Cùng với đóng góp chung của FDI cho phát triển kinh tế của cả nước, trong
những năm qua, FDI vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp đã đạt được một số kết quả
đáng khích lệ, tính trong cả giai đoạn từ 1998 đến năm 2012, ngành nông nghiệp và
phát triển nông thôn thu hút 562 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký trên 2,9 tỷ USD và
tổng vốn thực hiện gần 3.0 tỷ USD). Trong đó, các dự án chế biến chiếm 55%, ngành
nghề khác 14%, trồng trọt chiếm 13%, chăn nuôi 8,5%, thủy sản 6,7%, lâm nghiệp
2,9%.
Hai là, hoạt động của các dự án FDI trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp đã
bước đầu thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần đa
dạng hóa sản phẩm, thay đổi các phương thức sản xuất truyền thống bằng các
phương thức sản xuất mới với quy mô lớn hơn, tiếp thu và ứng dụng các công nghệ
19
mới vào sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng và tính cạnh tranh của hàng hóa nông
lâm thủy sản của xuất khẩu của nước Việt Nam
Sản phẩm của các doanh nghiệp có vốn FDI được tiếp thị ở thị trường quốc tế

một cách khá thuận lợi, góp phần đáng kể vào việc giới thiệu nông sản, hàng hoá của
Việt Nam trên thị trường thế giới, tạo điều kiện cho nông sản Việt Nam thâm nhập thị
trường, góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu chung của ngành. FDI cũng góp phần
cải thiện tập quán canh tác, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều địa phương ,
nhất là các dự án đầu tư vào phát triển nguồn nguyên liệu, cải thiện điều kiện hạ tầng
yếu kém, lạc hậu ở nhiều địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Ngoài ra, việc hình thành các khu công nghiệp mới và thu hút FDI vào các ngành
công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản, hải sản và thực phẩm đã góp
phần đáng kể vào việc thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn nước
ta theo hướng công nghiệp hóa. Việc hình thành các khu công nghiệp mới không chỉ tạo
điều kiện thu hút lực lượng lao động ở nông thôn mà còn góp phần đẩy nhanh tốc độ đô
thị hóa và chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn.
Ba là, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp đã góp phần tạo
thêm nhiều việc làm mới, nâng cao thu nhập cho dân cư các địa phương, cải thiện
đời sống kinh tế -xã hội của nhiều vùng nông nghiệp và nông thôn, cải thiện cơ sở
hạ tầng, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Đến nay, các dự án FDI vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp đã thu hút nhiều lao
động trực tiếp, chưa kể số lượng lớn các lao động thời vụ cũng như lao động khác trong
khu vực nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt để cung cấp sản phẩm cho ngành chế biến
thực phẩm (tiêu thụ trong nước và xuất khẩu), chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, thức
ăn cho nuôi trồng thuỷ sản. Các doanh nghiệp FDI hàng năm cũng tạo ra khoảng
500.000 lao động trực tiếp và gián tiếp cho ngành nông nghiệp, góp phần nâng cao thu
nhập cho người nông dân
Các dự án FDI trong lĩnh vực nông nghiệp và chế biến nông sản tuy vốn đầu tư
không lớn nhưng lại có thể tạo ra việc làm cho lực lượng lao động đông đảo và đang
thiếu việc làm trầm trọng ở nông thôn. Thực tế cho thấy, các dự án FDI trong lĩnh vực
này không chỉ tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho số lượng lớn lao động trực
tiếp làm việc tại nhà máy, mà còn cho nhiều hộ nông dân hoặc trực tiếp tham gia tạo
nguồn nguyên liệu thường xuyên cho dự án hoặc theo mùa vụ (mía đường, khoai mì…).
2. Những hạn chế

2.1. Tỷ trọng FDI còn thấp và thiếu ổn định
Mặc dù tỷ trọng đầu tư FDI cả nước có xu hướng tăng, nhưng trong thời gian qua
dòng vốn FDI vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp còn hạn chế, quá nhỏ cả về quy mô dự
án và tỷ trọng vốn đầu tư so với tổng FDI của cả nước (tính trong cả giai đoạn 1998 -
2012, Việt Nam thu hút 562 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký trên 2,9 tỷ USD và tổng
vốn thực hiện gần 3.0 tỷ USD). Qua đó thấy rằng nguồn vốn FDI chưa xứng với tiềm
năng cũng như thế mạnh phát triển nông nghiệp của Việt Nam. Mặc dù trong tổng thể
chính sách thu hút FDI, nông nghiệp và phát triển nông thôn luôn được coi là lĩnh vực
20
khuyến khích và đặc biệt khuyến khích đầu tư. Mặt khác, so với hoạt động FDI trong
các lĩnh vực khác, hiệu quả thực hiện các dự án trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp còn
rất hạn chế, còn thấp, thiếu ổn định và có xu hướng giảm.
Đồng thời, do luôn tiềm ẩn rủi ro từ nhiều phía (điều kiện tự nhiên, thị trường, lãi
suất thấp, thu hồi vốn chậm vì phải theo chu kỳ cây trồng - vật nuôi ) nên có tới 15.6
% số dự án bị giải thể trước thời hạn.
2.2. Hiệu quả FDI vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp chưa phát huy đầy đủ
tiềm năng, thế mạnh của nước ta trong lĩnh vực này
Trong ngành trồng trọt và chế biến nông sản, FDI có xu hướng tập trung vào việc
khai thác tiềm năng, nguồn lực sẵn có về đất đai, lao động , chưa có nhiều dự án tạo
giống cây, giống con mới và nuôi, trồng, chế biến các loại rau, quả xuất khẩu có hàm
lượng công nghệ cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện Việt Nam.
FDI trong ngành trồng rừng và chế biến lâm sản chưa thật sự đạt hiệu quả như
mong muốn, chưa mang lại lợi ích đáng kể cho nhà đầu tư, Nhà nước và người lao
động. Các dự án chế biến lâm sản, nhất là chế biến gỗ chỉ tập trung sử dụng nguồn
nguyên liệu nhập khẩu (80%). Trong khi đó hàng năm nước ta xuất thô gỗ ván dăm, gỗ
nguyên liệu với khối lượng rất lớn.
Việc khai thác, sử dụng đất đai của các dự án FDI trong lĩnh vực nông lâm nghiệp
chưa thật sự có hiệu quả. Nhiều dự án trồng rừng chiếm diện tích đất khá lớn, song hiệu
quả thực tế trên 1 ha sử dụng đất còn rất thấp. Một số dự án trồng rừng nguyên liệu, chế
biến nông sản không mang lại hiệu quả, trong khi đó lại có khá nhiều dự án tác động

nghiêm trọng đến cảnh quan, môi trường tự nhiên hoặc thậm chí có nguy cơ ảnh hưởng
đến an ninh quốc phòng.
FDI trong ngành ngư nghiệp bị giảm do tập trung vào các dự án sản xuất giống
mới, chế biến sản phẩm có giá trị gia tăng, nuôi các loài hải sản có giá trị kinh tế cao.
Mặt khác, đầu tư trong ngành này giảm do trình độ nuôi trồng thuỷ sản, chế biến của
các doanh nghiệp Việt Nam đã khá hơn đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn của quốc tế và
thị trường nhập khẩu.
2.3. Phân bổ nguồn vốn FDI không đồng đều giữa các địa phương
Phân bổ nguồn vốn FDI trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp không đồng đều
giữa các địa phương và vùng sinh thái. Dự án FDI trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp
tập trung chủ yếu ở vùng có điều kiện thuận lợi về khí hậu thổ nhưỡng, cơ chế chính
sách ưu đãi đầu tư như: Lâm Đồng, Đồng Nai, TP HCM, Tây Ninh, Khánh Hòa, Cần
Thơ, Tiền Giang. Theo vùng sinh thái thì Đông Nam Bộ chiếm tỷ lệ đầu tư FDI cao
nhất (28,7%), Tây nguyên (21%), Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (17,1%) và
Đồng bằng sông Cửu Long (17.1%), trong khi đầu tư FDI tác động rất hạn chế đến khu
vực Trung Du và Miền núi phía Bắc (7,6%), Đồng bằng sông Hồng (8,2%). Qua đó thấy
rằng các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng núi rất khó kêu gọi các Nhà
FDI đến đầu tư.
2.4. Đối tác nước ngoài tham gia đầu tư trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp
còn thiếu tính đa dạng
21
Cho đến nay, đã có trên 30 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đầu tư dự án FDI
trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, chủ yếu là các quốc gia Châu Á và trong khu vực.
Trong đó, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan là những nhà đầu tư
lớn nhất. Hầu như cho đến nay chưa có thay đổi đáng kể về cơ cấu FDI theo đối tác, các
nước Châu Á vẫn là nhà đầu tư lớn nhất các dự án FDI lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp về
cả tỷ trọng số dự án và tỷ trọng vốn đầu tư, trong khi các đối tác từ Châu Âu vẫn đầu tư
ở mức khiêm tốn, đầu tư đáng kể nhất là British Virgin và CHLB Đức. Đầu tư từ Hoa
Kỳ đã tăng sau khi Việt Nam ký Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Mỹ năm 2001
và sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Liên bang Nga có tỷ trọng đầu tư FDI khá cao.

Điều này phần nào phản ánh cơ cấu chung về đối tác FDI ở Việt Nam, song cũng cho
thấy khả năng vận động, xúc tiến đầu tư của Việt Nam trong lĩnh vực này còn hết sức
hạn chế.
2.5 Tăng đầu tư đầu tư trực tiếp nước ngoài vào xuất khẩu, nhập khẩu và
phân phối các sản phẩm nông lâm thuỷ sản:
Hiện nay,rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài ít đầu tư tiền vốn vào sản xuất mà tập
trung vào thành lập các Công ty TNHH để xin quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu và
quyền phân phối các sản phẩm nông lâm thuỷ sản hoặc xin bổ sung, điều chỉnh giấy
phép kinh doanh để thực hiện các quyền nêu trên, xu thế này không phải là định hướng
và mong muốn của Việt Nam. Chúng ta mong muốn các nhà đầu tưnước ngoài đầu tư
vào sản xuất để tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và sản phẩm của
Việt Nam cũng như mở rộng vùng sản xuất nguyên liệu trong nước, ưu tiên phát triển
các dự án có sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, các sản phẩm có khả năng tham gia mạng
sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu và tăng giá trị gia tăng của sản phẩm, tập trung thu hút
vào các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, dịch vụ có lợi
thế, có hàm lượng tri thức cao, áp dụng công nghệ cao vào sản xuất và quản lý hiện đại
và mang tình liên kết cao với các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất trong nước…
3. Những nguyên nhân chủ yếu
3.1. Hoạt động sản xuất nông lâm ngư nghiệp gặp nhiều rủi ro
Ngành nông lâm ngư nghiệp cho đến nay vẫn được xem là lĩnh vực có nhiều rủi
ro nhất đối với FDI. Những rủi ro này xuất phát từ những hạn chế chủ yếu sau:
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp diễn ra ở vùng nông thôn rộng lớn, điều kiện tự
nhiên khó khăn, lệ thuộc vào khí hậu và thời tiết, bệnh dịch; sản phẩm lại mang tính
mùa vụ, dễ hư hỏng, dễ bị ảnh hưởng của dịch bệnh; thiếu đảm bảo về điều kiện hạ
tầng, đất đai và nguồn lực. Bên cạnh đó, đầu tư vào nông nghiệp có lợi nhuận thấp, tốc
độ và thời gian thu hồi vốn chậm. Những yếu tố này làm cho các hoạt động sản xuất,
kinh doanh ở nông thôn và sản xuất nông nghiệp kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư,
nhà đầu tư không mặn mà mà chuyển sang ngành khác có độ an toàn hơn, lợi nhuận cao
hơn và thu hồi vốn nhanh hơn. Mặt khác, sản xuất nông nghiệp thường có tỷ suất lợi
nhuận thấp, mức thu nhập và tiết kiệm không cao nên nguồn vốn đầu tư vào khu vực

này thường thấp hơn các khu vực khác của nền kinh tế;
- Các dự án FDI trong nông nghiệp và chế biến nông sản, hải sản được triển khai
tại các vùng nông thôn hoặc các vùng lân cận đô thị, nhưng nguồn nhân lực có trình độ
22
cao để tiến hành triển khai dự án ở khu vực này vừa thiếu về số lượng lại vừa yếu về
chất lượng. Sự yếu kém về trình độ quản lý và tiếp thu công nghệ kỹ thuật mới của
người lao động Việt Nam đã buộc các doanh nghiệp FDI phải chịu thêm chi phí đào tạo,
thuê chuyên gia chuyển giao công nghệ…;
- Hệ thống tổ chức sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ nông sản ở Việt Nam
còn nhiều bất cập;
- Việc xây dựng công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật ở nông thôn đòi hỏi
đầu tư lớn, phải trông chờ vào các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, ODA, trong khi
nguồn đóng góp của dân chỉ đáp ứng được các công trình nhỏ (như xây dựng thủy lợi
nội đồng, đường liên thôn bản, hệ thống nước vào - ra cho nuôi trồng…) và cũng rất hạn
chế do thu nhập của dân cư nông thôn, đặc biệt là phần lớn nông dân, ngư dân, diêm
dân còn rất thấp. Điều này đã buộc các nhà đầu tư nước ngoài phải đầu tư thêm nhiều
hạng mục ngoài công trình với chi phí lớn;
- Bên cạnh đó, một nguyên nhân nữa cũng phải kể đến là những khó khăn trong
việc tìm mặt bằng sản xuất và tình trạng ô nhiễm môi trường của các dự án đã khiến
một số địa phương không còn mấy mặn mà với các dự án FDI trong lĩnh vực này.
Tương tự như vậy, các dự án trồng rừng và cây công nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn
do các địa phương không có quỹ đất đủ lớn và tập trung. Những tranh chấp về việc giải
phóng mặt bằng để trồng rừng với nông dân diễn ra ngày càng phổ biến. Những địa
phương có nhiều diện tích đất trống để trồng rừng nguyên liệu (như Tây Bắc) thì nằm ở
vị trí địa lý không thuận lợi, xa nhà máy chế biến, cơ sở hạ tầng kém phát triển Trong
lĩnh vực ngư nghiệp, việc phát triển nuôi thâm canh đã dẫn đến vượt quá sức tải môi
trường của vùng phát triển.
3.2. Nền nông nghiệp Việt Nam còn mang nặng tính chất sản xuất nhỏ, đầu tư
phân tán, thiếu tính chuyên môn
Kinh tế nông nghiệp Việt Nam chủ yếu là sản xuất nhỏ, sản xuất hàng hoá chưa

cao; ruộng đất manh mún, thiếu liên kết, phối hợp, không chuyên nghiệp và chưa được
chuyên môn hóa; cơ cấu sản xuất chưa rõ ràng; các khoản vốn đầu tư nhỏ, lại thiếu đồng
bộ và thiếu tầm nhìn dài hạn; phần lớn các hộ đầu tư thực hiện sản xuất, kinh doanh từ
nguồn vốn tự có của mình. Các chủ thể sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn chủ
yếu là các hộ gia đình, sản xuất kinh doanh theo phương thức truyền thống, kỹ thuật
giản đơn, đa số chưa được đào tạo về chuyên môn quản lý, kỹ thuật. Trên thực tế, hầu
hết các hộ, cơ sở sản xuất ở nông thôn đã tự bỏ vốn đầu tư mua sắm vật tư sản xuất như
giống cây, con, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, trả công lao động, cải tạo
đồng ruộng, xây dựng chuồng trại chăn nuôi…Đặc điểm này đã và đang hạn chế đáng
kể đến quan hệ giữa người nông dân với các tổ chức tín dụng cũng như khả năng liên
doanh, liên kết của các doanh nghiệp với người nông dân ở nông thôn. Tính chất mùa
vụ của sản xuất nông nghiệp cũng là nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn đầu tư và tiết
kiệm. Nhu cầu đầu tư thường dao động theo mùa vụ và quy mô sản xuất của từng hộ,
trang trại, cơ sở chế biến… Các hộ cần tiền đầu tư vào đầu vụ mới và thời kỳ chăm sóc
cây trồng, và chỉ có các khoản thu vào cuối vụ. Mặt khác, sản xuất nông nghiệp là một
chuỗi các hoạt động liên kết với nhau từ khâu chuẩn bị các yếu tố đầu vào đến khâu thu
23
hoạch, bảo quản, tiêu thụ, song tính gắn kết giữa hoạt động sản xuất nông nghiệp và các
khâu bảo quản, chế biến nông sản chưa cao,thiếu các dịch vụ kinh doanh trong nông
thôn; Vì vậy, có lúc nhu cầu vốn rất cao nhưng có lúc vốn lại nhàn rỗi và phân tán ở
nhiều chủ thể tham gia vào quá trình này. Do đó, chưa tạo ra sức thu hút FDI của các
doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp FDI.
3.3. Chiến lược, định hướng thu hút FDI vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp
chưa được xác định rõ ràng
Đây cũng là hạn chế chung của hoạt động thu hút FDI. Trong lĩnh vực nông lâm
ngư nghiệp, hạn chế này thể hiện trước hết ở việc chưa có định hướng rõ ràng về vị trí,
cơ cấu nguồn vốn FDI trong tổng thể các nguồn lực khác nhau được huy động cho đầu
tư phát triển của toàn lĩnh vực, từ đó không xây dựng được quy hoạch nguồn vốn FDI
cũng như các dự án cụ thể cần ưu tiên vận động đầu tư trong lĩnh vực này. Đây là một
trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng một số ngành /doanh nghiệp đưa

ra đề xuất không khả thi về nguồn vốn huy động để thực hiện dự án, chưa có sự phân
biệt giữa nguồn vốn FDI được sử dụng cho mục đính kinh doanh sinh lời của nhà đầu tư
nước ngoài với nguồn vốn nhà nước (gồm vốn ODA, vốn tín dụng đầu tư phát triển của
nhà nước, vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước). Mặt khác, do quy hoạch ngành và
một số sản phẩm quan trọng chưa được xây dựng hoặc triển khai chậm, lại dựa trên một
số dự báo thiếu chuẩn xác, chưa lường hết diễn biến phức tạp của thị trường nên chưa
tạo điều kiện để các ngành, địa phương xây dựng Danh mục dự án gọi vốn FDI và thực
hiện các chương trình xúc tiến đầu tư một cách có định hướng vào lĩnh vực này.
3.4. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách FDI vào lĩnh vực nông lâm ngư
nghiệp kém hiệu quả và chưa đủ sức hấp dẫn FDI
Mặc dù liên tục được bổ sung, hoàn thiện theo hướng ngày càng hấp dẫn, song
nhìn chung, các ưu đãi và hỗ trợ FDI trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp còn dàn trải,
chưa có định hướng rõ ràng, tiêu chí áp dụng lại thiếu cụ thể nên hiệu quả còn thấp.
Các quy định của pháp luật hiện hành về hình thức FDI và tổ chức kinh doanh
của các dự án đầu tư trong lĩnh vực này chưa tính đến những đặc thù riêng của ngành
nông nghiệp và chế biến nông sản, hải sản (như mức độ rủi ro trong kinh doanh cao do
phụ thuộc vào thời tiết, số lượng và chất lượng không ổn định dẫn đến chưa chiếm lĩnh
được thị trường tiêu thụ nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước thiếu vốn để thực
hiện đầu tư…). Thực tế cho thấy, các hình thức FDI hiện được áp dụng theo Luật Đầu
tư chưa đáp ứng được những đòi hỏi trên và chủ yếu phù hợp với đặc điểm của ngành
công nghiệp, xây dựng cơ bản, dịch vụ…, song chưa phù hợp với ngành nông nghiệp và
công nghiệp chế biến nông sản, hải sản. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm
cho số lượng dự án FDI vào nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản trong thời
gian qua còn rất hạn chế.
Các cơ chế, chính sách về tín dụng trong lĩnh vực này còn nhiều hạn chế. Thực tế
cho thấy, do tính rủi ro cao của các dự án FDI trong lĩnh vực nông ngư nghiệp nên hầu
hết các ngân hàng còn e ngại trong việc cấp tín dụng cho các dự án này.
Cơ chế, chính sách về đất đai, mặt nước chưa thật sự tạo điều kiện thuận lợi cho
việc triển khai các dự án FDI trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp. Có thể nói, hầu hết
24

các dự án FDI trong lĩnh vực này, đặc biệt là các dự án lâm nghiệp và các dự án có yêu
cầu vùng nguyên liệu tập trung, đều triển khai chậm do gặp khó khăn trong việc giải
quyết vấn đề đất đai. Nhiều dự án trồng rừng gặp khó khăn do mới được giao một phần
nhỏ diện tích đất trồng rừng so với quy định tại giấy phép đầu tư. Các dự án trồng và
chế biến rau quả cũng gặp nhiều khó khăn trong việc thuê đất và thực hiện hợp đồng với
nông dân. Thực tế tại các địa phương, đất đai đã được giao hết cho các hộ nông dân với
quy mô sản xuất manh mún, đầu tư phân tán, chạy theo thị trường khiến các doanh
nghiệp luôn bị động về nguồn nguyên liệu. Việc giao mặt nước cho nuôi trồng thuỷ sản
nhất là vùng biển vẫn còn khó khăn do phải tính đến môi trường sinh thái trong khi khả
năng quản lý và kỹ thuật vẫn còn hạn chế.
Cơ chế, chính sách về quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu kém hiệu quả.
Thực tế hiện nay cho thấy, do không quy hoạch được các vùng nguyên liệu hoặc thiếu
các biện pháp đảm bảo nguyên liệu nên nhiều dự án FDI, đặc biệt là các dự án chế biến
mía đường, gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai dự án. Điều này một phần là do
cơ chế, chính sách về quan hệ giữa nông dân và doanh nghiệp chưa hợp lý, nhưng chủ
yếu là do nông dân Việt Nam còn mang nặng tư tưởng tiểu nông, sản xuất nhỏ, không
thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận với nhà đầu tư (như tự ý mang sản phẩm đi bán
thu lời, không tự giác trong công việc ).
Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02
tháng 02 năm 2012 Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông
nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030, tuy nhiên công tác triển khai tại các địa
phương còn chậm và chưa được cụ thể hoá các nhiệm vụ cụ thể cũng như lồng ghép vào
các chương trình quy hoạch kinh tế xã hội của địa phương trong cả nước.
Chính sách phát triển nguồn nguyên liệu trong nước đối với dự án chế biến gỗ,
sữa, dầu thực vật, đường mía chưa được thực hiện có hiệu quả. Hiện nay, trong một số
lĩnh vực chế biến hầu hết các dự án FDI đều không sử dụng hoặc sử dụng rất hạn chế
nguồn nguyên liệu trong nước để chế biến mà chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài. Yêu
cầu bắt buộc nhà đầu tư phải phát triển nguồn nguyên liệu trong nước không khả thi vì
những lý do sau:
- Các địa phương thiếu các quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu tập trung

theo hướng sản xuất hàng hoá hoặc thiếu các vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế
biến. các nhà đầu tư chưa thực hiện đúng cam kết tại Giấy phép đầu tư về phát triển
chế biến gắn với đầu tư phát triển vùng nguyên liệu;
- Số lượng và chất lượng nguyên liệu (giống cây, giống con) ở Việt Nam còn hạn
chế, không phù hợp với dây chuyền công nghệ;
- Việc xây dựng vùng nguyên liệu khó khăn do điều kiện hạ tầng kém, điều kiện
thời tiết không phù hợp;
- Các cam kết liên quan đến lĩnh vực đầu tư trong nông nghiệp Việt Nam đã cam
kết xóa bỏ hoàn toàn yêu cầu bắt buộc phát triển nguồn nguyên liệu trong nước đối với
dự án sản xuất mía đường, dầu thực vật, sữa, gỗ.
25

×