Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Hoạt động giám sát thị trường bảo hiểm Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 120 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

ĐỖ THỊ PHƢƠNG HOA

HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT
THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

ĐỖ THỊ PHƢƠNG HOA

HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT
THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUỐC VIỆT
XÁC NHẬN CỦA


CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực.
Những kết luận khoa học của luận văn chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ một
cơng trình nào khác.


LỜI CẢM ƠN
Luận văn là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trƣờng, kết hợp với
kinh nghiệm trong quá trình làm việc thực tiễn tại đơn vị, với sự cố gắng nỗ lực của
bản thân.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn
Quốc Việt là ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn khoa học, đã tận tình hƣớng dẫn cho tơi cả
về chuyên môn và phƣơng pháp nghiên cứu, chỉ cho tôi thêm nhiều kinh nghiệm
trong thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cám ơn các đơn vị nhƣ Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia,
Cục quản lý và giám sát bảo hiểm đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu cũng
nhƣ đóng góp những ý kiến q báu trong q trình thực hiện phân tích số liệu.
Tôi xin chân thành cám ơn các Thầy, Cô giáo trong Trƣờng Đại học Kinh tế
- Đại học Quốc gia Hà nội và các bạn bè đã giúp đỡ tơi trong q trình học tập cũng
nhƣ trong q trình hoàn thành luận văn.
Mặc dù với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, luận văn không tránh khỏi những

thiếu sót, Tơi mong nhận đƣợc sự góp ý chân thành của quý Thầy, quý Cô, đồng
nghiệp và bạn bè để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tên luận văn: “Hoạt động giám sát thị trường bảo hiểm Việt Nam ”
Tác giả: ĐỖ THỊ PHƢƠNG HOA
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Bảo vệ năm: 2015
Giáo viên hƣớng dẫn: TS. NGUYỄN QUỐC VIỆT
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:Đánh giá hiện trạng hoạt động giám sát thị
trƣờng bảo hiểm Việt Nam và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát
thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam
Những đóng góp mới của luận văn:
Một trong những yếu tố quan trọng nhất của thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam đóng
góp vào sự phát triển kinh tế Việt Nam trong những năm qua. Hoạt động giám sát thị
trƣờng bảo hiểm Việt Nam ngày càng trở nên quan trọng và có ý nghĩa trong hoạt động
thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam. Việc nâng cao hoạt động giám sát thị trƣờng bảo hiểm
Việt Nam đảm bảo sự phát triển bền vững của cả thị trƣờng tài chính Việt Nam và cả nền
kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập ngày càng sâu rộng.
Từ thực tiễn của việc đánh giá hiện trạng thị trƣờng bảo hiểm, trong đó có hoạt
động giám sát thị trƣờng bảo hiểm, học viên đã nghiên cứu một số mơ hình của một
số nƣớc trong khu vực, từ đó đƣa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam.
Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động quản lý Nhà nƣớc thị
trƣờng Bảo hiểm Việt Nam, nhận diện những nội dung giám sát hoạt động thị trƣờng
Bảo hiểm, đƣa ra giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động giám sát thị trƣờng
bảo hiểm để góp phần đảm bảo một sân chơi lành mạnh, công bằng và tạo điều kiện
cho thị trƣờng bảo hiểm phát triển bền vững. Một số đóng góp luận văn nhƣ sau:
- Rà soát chức năng quản lý giám sát đối với thị trƣờng Bảo hiểm Việt Nam
- Tổng hợp bức tranh tổng quan về cơ sở lý luận trong hoạt động giám sát thị trƣờng

Bảo hiểm


- Đánh giá thực trạng hoạt động giám sát thị trƣờng Bảo hiểm Việt Nam, tìm ra
những mặt hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động giám sát thị trƣờng
bảo hiểm Việt Nam
- Hoàn thiện hoạt động giám sát thị trƣờng Bảo hiểm Việt Nam: tăng cƣờng các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động giám sát thị trƣờng Bảo hiểm,
đảm bảo vừa phát triển, hội nhập vừa đảm bảo phòng tránh các rủi ro về tài chính,
biến động thị trƣờng và rủi ro đến cá nhân và tổ chức tham gia bảo hiểm ở Việt
Nam. Những đóng góp của đề tài:
-

Hệ thống hố một cách khái quát nhất những vấn đề lý luận và thực tiễn để

nhằm nâng cao hoạt động giám sát thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam.
-

Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam. Tác giả

tìm hiểu, phân tích thực trạng của thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam. Từ đó tác giả tìm
hiểu, phân tích, đánh giá những ƣu nhƣợc điểm, nguyên nhân từ hoạt động giám sát
thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam.
-

Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp hồn thiện hoạt động giám sát thị

trƣờng bảo hiểm Việt Nam.
-


Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo, là cơ sở có thể tham

khảo đối với một số cơ quan quản lý nhà nƣớc, công ty bảo hiểm nghiên cứu, tham
khảo, áp dụng trong thời gian tới.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT.................................................................. i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................ iv
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN.........4
1.1. Tổng quan đề tài nghiên cứu ............................................................................4
1.1.1 Những cơng trình nghiên cứu tham khảo ....................................................4
1.1.2 Sự khác biệt các cơng trình nghiên cứu với nội dung luận văn ..................7
1.2 Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động giám sát thị trƣờng bảo hiểm ........8
1.2.1. Lý luận chung về thị trường bảo hiểm .......................................................8
1.2.2. Lý luận chung về hoạt động giám sát thị trường bảo hiểm......................16
1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động giám sát thị trường bảo hiểm.............30
1.2.4. Kinh nghiệm giám sát thị trường bảo hiểm của một số nước trên thế giới.....33
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................38
2.1. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp ....................................................................38
2.1.1. Tìm kiếm nguồn tài liệu: ...........................................................................39
2.1.2. Thu thập và xử lý số liệu ..........................................................................39
2.1.3. Thực hiện phân tích và tổng hợp ..............................................................39
2.2. Phƣơng pháp chuyên gia .................................................................................40
2.2.1. Các vấn đề cần nghiên cứu cần trao đổi ..................................................40
2.2.2. Thiết kế bảng hỏi và Danh sách chuyên gia tiến hành khảo sát ..............41
2.2.3. Thực hiện phỏng vấn ................................................................................42
2.2.4. Phân tích, tổng hợp thơng tin từ các nội dung đã phỏng vấn ..................42

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT THỊ TRƢỜNG BẢO
HIỂM VIỆT NAM ....................................................................................................45
3.1. Hoạt động kinh doanh doanh thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam ........................45
3.2. Thực trạng hoạt động giám sát thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam ......................56
3.2.1. Khung pháp lý cho hoạt động giám sát thị trường bảo hiểm ...................56


3.2.2. Mơ hình giám sát và chỉ tiêu giám sát thị trường bảo hiểm Việt Nam ....60
3.2.3. Thực tế hoạt động giám sát thị trường bảo hiểm Việt Nam .....................67
3.3. Đánh giá hoạt động giám sát thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam .........................70
3.3.1. Kết quả đạt được ......................................................................................70
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ..........................................................................72
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT THỊ
TRƢỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM .........................................................................77
4.1. Định hƣớng phát triển thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam ...................................77
4.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam ......78
4.2.1. Hồn thiện mơ hình giám sát thị trường bảo hiểm Việt Nam ..................78
4.2.2. Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động giám sát thị trường bảo hiểm Việt
Nam .....................................................................................................................80
4.2.3. Tăng cường giám sát thị trường bảo hiểm Việt Nam ...............................84
4.3 Một số cơ hội và thách thức hoạt động giám sát trong thời gian tới ...............88
4.3.1. Những cơ hội ............................................................................................88
4.3.2. Những thách thức .....................................................................................89
KẾT LUẬN ...............................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................91
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Ký hiệu


STT

Nguyên nghĩa

1

APEC

Diễn đàn kinh tế châu Á-Thái Bình Dƣơng

2

ASEAN

Hiệp hội các nƣớc Đơng Nam Á

3

ASEM

Diễn đàn Hợp tác Á - Âu

4

BH

Bảo hiểm

5


BH NT

Bảo hiểm nhân thọ

6

BH PNT

Bảo hiểm phi nhân thọ

7

BTC

Bộ Tài chính

8

CNH

Cơng nghiệp hóa

9

GDP

Thu nhập Quốc nội

10


HĐH

Hiện đại hóa

11

IAIS

Hiệp hội Quốc tế của các cơ quan giám sát bảo hiểm

12

IMF

Quỹ tiền tệ Quốc tế

13

KH - KT

Khoa ho ̣c – kỹ thuật

14

KT - TC

Kinh tế – tài chính

15


MAS

Cơ quan tiền tệ Singapore

16

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc

17

OJK

Cơ quan giám sát Inđônêxia

18

QLKT

Quản lý kinh tế

19

QLNN

Quản lý nhà nƣớc

20


SL

Số lƣơ ̣ng

i


21

TBH

Tái Bảo hiểm

22



Tƣơng đƣơng

23

TTS

Tổng tài sản

24

UBCKNN


Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc

25

USD

Đồng đô lã Mỹ

26

VCSH

Vốn chủ sở hữu

27

VNĐ

Đồng Việt nam

28

WB

Ngân hàng thế giới

29

WTO


Tổ chức Thƣơng mại thế giới

30

XNK

Xuất nhập khẩu

ii


DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT

Bảng

1

Bảng 1.1

2

Bảng 1.2

3

Bảng 3.1

4


Bảng 3.2

5

Bảng 3.3

6

Bảng 3.4

Nội dung

Khả năng thanh toán II dựa trên ba trụ cột chính

Bảng 3.5

29

vực bảo hiểm
Số lƣợng và loại hình doanh nghiệp bảo hiểm

Bảng 3.6

46

Vốn chủ sở hữu và Tổng tài sản thị trƣờng bảo
hiểm (2007-2014)
Tổng đầu tƣ thị trƣờng bảo hiểm giai đoạn 2009 – 2014


48

50

Khả năng sinh lời của các doanh nghiệp bảo hiểm
51

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá xếp loại DN BHNT
theo TT 195/2014/TT-BTC

8

21

Chỉ tiêu nòng cốt giám sát tài chính đối với lĩnh

(2009-2014)
7

Trang

64

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá xếp loại DN BHPNT
theo TT 195/2014/TT-BTC

65

9


Bảng 3.7

Tỷ lệ Biên khả năng thanh toán DN BHPNT

68

10

Bảng 3.8

Tỷ lệ Biên khả năng thanh toán DN BHNT

69

11

Bảng 4.1

12

Bảng 4.2

So sánh ƣu điểm – nhƣợc điểm các quy tắc giám
sát khả năng thanh toán
Đánh giá mức độ tuân thủ 26 nguyên tắc ICPs của IAIS

iii

82


85


DANH MỤC HÌNH VẼ

STT

Hình

Nội dung

1

Hình 1.1

Cấu trúc tổ chức mơ hình giám sát theo thể chế

23

2

Hình 1.2

Cấu trúc tổ chức mơ hình giám sát theo chức năng

24

3

Hình 1.3


Cấu trúc tổ chức mơ hình giám sát lƣỡng đỉnh

25

4

Hình 1.4

Cấu trúc tổ chức mơ hình giám sát hợp nhất

27

5

Hình 2.1

Kết quả phỏng vấn các chuyên gia

42

6

Hình 3.1

7

Hình 3.2

8


Hình 3.3

9

Hình 3.4

10

Hình 3.5

11

Hình 3.6

12

Hình 3.7

Cơ cấu tổ chức Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm

61

13

Hình 3.8

Cơ cấu đầu tƣ khu vực bảo hiểm nhân cuối 2014.

70


14

Hình 3.9

15

Hình 4.1

Doanh thu phí thị trƣờng Bảo hiểm Việt Nam giai
đoạn 2007-2014
Tốc độ tăng trƣởng doanh thu phí thị trƣờng Bảo
hiểm Việt Nam giai đoạn 2007-2014
Tốc độ tăng trƣởng vốn chủ sở hữu và tổng tài sản
thị trƣờng bảo hiểm (2007-2014).
Tốc độ tăng trƣởng dự phòng nghiệp vụ thị trƣờng
bảo hiểm 2007 – 2014
Phí BH/GDP và Phí BH bình qn đầu ngƣời một
số nƣớc khu vực Đơng Nam Á.
Cấu trúc mơ hình giám sát thị trƣờng bảo hiểm
Việt Nam

Cơ cấu đầu tƣ khu vực bảo hiểm phi nhân thọ cuối
2014
Cấu trúc tổ chức mơ hình giám sát tài chính hợp
nhất Việt Nam

iv

Trang


46

47

49

49

53

60

70

79


LỜI MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài
Ngành Bảo hiểm đang trở thành ngành kinh tế quan trọng trong việc phát
triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. Kể từ năm 1993 chính thức đi vào hoạt động đến
nay thị trƣờng bảo hiểm (TTBH) đã đạt đƣợc những kết quả rất đáng khích lệ nhƣ
tốc độ tăng trƣởng doanh thu phí bình qn khoảng 15%, giúp giải quyết bồi thƣờng
ổn định kinh tế xã hội, đầu tƣ trở lại nền kinh tế và giải quyết một số lƣợng lớn lao
động cho nền kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề bất cập nhƣ thị trƣờng Bảo
hiểm phát triển chƣa thực sự bền vững, quy mơ thị trƣờng cịn nhỏ, vốn kinh doanh
của các doanh nghiệp bảo hiểm còn hạn chế, hiện tƣợng cạnh tranh không lành
mạnh và trục lợi bảo hiểm ngày càng tinh vi và có xu hƣớng gia tăng. Bên cạnh đó,

thị trƣờng Bảo hiểm đang ngày càng hội nhập sâu vào TTBH khu vực và thế giới,
sản phẩm ngày càng đa dạng và phức tạp, môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt. Do đó
địi hỏi cơng tác quản lý giám sát phải phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực
quốc tế.
Trong xu thế hội nhập và phát triển kinh tế, hoạt động Bảo hiểm có vai trò
hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế. Trƣớc những làn sóng đầu
tƣ, các yêu cầu hội nhập tài chính quốc tế ngày càng sâu rộng nên đòi hỏi cần thiết
nâng cao quản lý giám sát Nhà nƣớc trong việc thúc đẩy phát triển thị trƣờng Bảo
hiểm, đảm bảo thị trƣờng Bảo hiểm phát triển bền vững, ổn định, bảo vệ khách hàng
tham gia bảo hiểm trƣớc các cơn khủng hoảng tài chính. Xuất phát từ những yêu
cầu trên, học viên xin chọn chủ đề:“Hoạt động Giám sát thị trường Bảo hiểm Việt
Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động quản lý Nhà nƣớc thị
trƣờng Bảo hiểm Việt Nam nhận diện những nội dung giám sát hoạt động thị trƣờng

1


Bảo hiểm, mục tiêu nghiên cứu là đƣa ra giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện
hoạt động giám sát thị trƣờng bảo hiểm để góp phần đảm bảo một sân chơi lành
mạnh, công bằng và tạo điều kiện cho thị trƣờng bảo hiểm phát triển bền vững. Cụ
thể luận văn sẽ tập trung giải quyết một số mục tiêu sau:
- Rà soát chức năng quản lý giám sát đối với thị trƣờng Bảo hiểm Việt Nam
- Tổng hợp bức tranh tổng quan về cơ sở lý luận trong hoạt động giám sát thị trƣờng
Bảo hiểm
- Đánh giá thực trạng hoạt động giám sát thị trƣờng Bảo hiểm Việt Nam, tìm ra
những mặt hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động giám sát thị trƣờng
bảo hiểm Việt Nam
- Hoàn thiện hoạt động giám sát thị trƣờng Bảo hiểm Việt Nam: tăng cƣờng các giải

pháp nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động giám sát thị trƣờng Bảo hiểm, đảm
bảo vừa phát triển, hội nhập vừa đảm bảo phịng tránh các rủi ro về tài chính, biến động
thị trƣờng và rủi ro đến cá nhân và tổ chức tham gia bảo hiểm ở Việt Nam
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phƣơng pháp phân tích tổng hợp
- Phƣơng pháp chuyên gia : phỏng vấn trực tiếp một số chuyên gia trong lĩnh
vực tài chính, bảo hiểm qua bảng hỏi đánh giá thực trạng và giải pháp hoàn thiện
hoạt động giám sát thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam.
4. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn: là hoạt động giám sát thị trƣờng Bảo hiểm.
Phạm vi không gian: nghiên cứu của đề tài đƣợc giới hạn trong thị trƣờng Bảo hiểm
Việt Nam (gồm 29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và 16 doanh nghiệp bảo
hiểm nhân thọ) và các cơ quan quản lý, giám sát nhà nƣớc tham gia giám sát thị
trƣờng bảo hiểm.

2


Phạm vi thời gian: Số liệu đƣợc lấy trong giai đoạn 2007-2014
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, hình vẽ, danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn gồm 4 chƣơng:
Chương 1.Tổng quan đề tài nghiên cứu và Cơ sở lý luận
Chương 2. Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu
Chương 3. Thực trạng hoạt động giám sát thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam
Chương 4. Giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam

3



CHƢƠNG 1:TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.Tổng quan đề tài nghiên cứu
1.1.1 Những cơng trình nghiên cứu tham khảo
Từ thực tế nghiên cứu vấn đề này học viên nhận thấy chƣa có nhiều cơng
trình khoa học nghiên cứu về hoạt động giám sát thị trƣờng bảo hiểm. Tuy nhiên đã
có những bài nghiên cứu trong nƣớc và nƣớc ngồi liên quan đến từng góc độ riêng
trong hoạt động quản lý giám sát thị trƣờng bảo hiểm. Các cơng trình nghiên cứu
này có thể đƣợc coi là cơ sở nền tảng cho vấn đề nghiên cứu Hoạt động giám sát thị
trƣờng bảo hiểm, cụ thể:
-Cuốn sách “Phƣơng pháp đánh giá, hƣớng dẫn, chuẩn mực và các nguyên
tắc nòng cốt trong lĩnh vực bảo hiểm” (Insurance core principles, standards,
guidance and Assessment methodology) đƣợc Hiệp hội Quốc tế các cơ quan giám
sát bảo hiểm (International Association of Insurance Supervisors) IAIS ban hành
năm 2011đã tập trung nêu lên 26 nguyên tắc mà các cơ quan giám sát bảo hiểm cần
phải tuân thủ để nâng cao hiệu quả giám sát
IAIS là Hiệp hội quốc tế các cơ quan quản lý giám sát bảo hiểm, đƣợc thành lập
năm 1994 bởi đại điện của những cơ quan quản lý, giám sát bảo hiểm trên thế giới.
IAIS gồm 190 cơ quan, tổ chức quản lý, giám sát bảo hiểm của gần 140 quốc gia,
chiếm tới 97% doanh thu phí bảo hiểm tồn cầu, có hơn 120 quan sát viên. IAIS có trụ
sở chính tại Basel, Thụy Sỹ. Việt Nam là thành viên của IAIS từ năm 2007.
IAIS đã phối hợp với Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế xây dựng 26
nguyên tắc (trƣớc đây là 28 nguyên tắc, năm 2003) quản lý, giám sát bảo hiểm để
hƣớng tới áp dụng rộng rãi trên phạm vi quốc tế nhằm đảm bảo tính hiệu quả và
thống nhất trong việc giám sát thị trƣờng bảo hiểm. 26 ICPs mà IAIS đƣa ra chính
là khung chuẩn mực để các cơ quan quản lý, giám sát về bảo hiểm của các nƣớc soi
rọi, đánh giá và nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát.
Các chuẩn mực tập trung vào những vấn đề cụ thể. Chuẩn mực đặt ra nguyên
tắc thực hành thận trọng, tốt nhất cho cơ quan giám sát; mô tả nguyên tắc thực hành

4


tốt nhất các công ty bảo hiểm cần tuân thủ, vì thế giúp các cơ quan giám sát đánh
giá hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm. Các hƣớng dẫn bổ trợ các nguyên tắc
và chuẩn mực, thiết kế để trợ giúp cho các nhà quản lý giám sát và đảm bảo tính
hiệu quả trong quản lý.
Phạm vi và quy mô ICPs đƣợc xác định để cung cấp khung pháp lý và giám
sát đƣợc thừa nhận trên toàn thế giới trong lĩnh vực bảo hiểm; cung cấp cơ sở đánh
giá hệ thống pháp lý, phƣơng pháp, cách thức giám sát bảo hiểm; yêu cầu cơ quan
giám sát quản lý hoạt động với một thái độ minh bạch và có trách nhiệm, có quyền
lực về pháp lý và có nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ.
- Với đề tài nghiên cứu khoa học cấp học viện: “Giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý, giám sát của Nhà nƣớc đối với thị trƣờng bảo hiểm ở Việt Nam” (2011)
của tác giảPGS.TS Hoàng Trần Hậu và PGS. TS Hoàng Mạnh Cừ. Các tác giả đã
nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn hoạt động quản lý giám sát của Nhà
nƣớc đối với thị trƣờng bảo hiểm. Bằng những đánh giá xác đáng từ các quy định
pháp lý cho đến các hoạt động thực tiễn, đề tài đã nêu lên những hạn chế và bất cập
của một số văn bản pháp lý và thực tế hoạt động quản lý giám sát thị trƣờng bảo
hiểm ở Việt Nam. Ngoài ra, trên cơ sở thực trạng thị trƣờng bảo hiểm và những hạn
chế về quản lý, giám sát thị trƣờng bảo hiểm đƣợc trình bày trong đề tài nhóm tác
giả đã đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát thị trƣờng
bảo hiểm.
-Bài báo khoa học “Giám sát an tồn tài chính đối với các doanh nghiệp bảo
hiểm ở Việt Nam” trong tạp chí Phát triển và hội nhập (2013) của tác giả PGS. TS.
Hoàng Trần Hậu và THS. Nguyễn Tiến Hùng,các tác giả đã trình bày những phân
tích về thể chế của Nhà nƣớc liên quan đến việc giám sát an tồn tài chính đối với
các doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam và đƣa ra một số gợi ý về chính sách đối
với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về bảo hiểm. Bài nghiên cứu cũng nêu lên nội
dung giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp bảo hiểm trong thể chế tài chính

hiện hành. Bài nghiên cứu đi tiếp phân tích thực tế hoạt động giám sát tài chính đối
với các cơng ty bảo hiểm, đƣa ra những đánh giá sâu hơn về giám sát an toàn tài

5


chính đối với các doanh nghiệp bảo hiểm từ đó vạch ra định hƣớng tăng cƣờng năng
lực giám sát an tồn tài chính đối với các doanh nghiệp bảo hiểm trong thời gian tới.
-Với một nghiên cứu công phu và hệ thống, quyển sách:“Hệ thống giám sát
tài chính Việt Nam” (2011) của tác giả Tô Ngọc Hƣng, Nhà xuất bản Hà Nội. Cơng
trình nghiên cứu đã cho một cái nhìn tổng quát về hệ thống giám sát tài chính Việt
Nam trong đó có giám sát thị trƣờng bảo hiểm. Tác giả đã chỉ ra những rủi ro chéo
từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác và những rủi ro những lỗ hổng trong việc giám
sát tập đoàn, giám sát các sản phẩm tích hợp và nguyên nhân của những tồn tại đó
là do hiện nay mơ hình giám sát tài chính của Việt Nam đang đi heo hƣớng giám sát
riêng lẻ. Hiện nay xuất hiện nhiều tập đồn tài chính dƣới dạng tập đoàn Bảo hiểm –
Ngân hàng – Chứng khốn. Các cơng ty mẹ là cơng ty bảo hiểm, cơng ty con là
ngân hàng hoặc cơng ty chứng khốn nhƣng việc giám sát tập đồn tài chính này
cịn gặp nhiều bất cập.
-Bài viết “Chọn lối đi riêng”trong tập san Toàn cảnh Bảo hiểm Việt Nam
2014 (2014) của Tác giả Trịnh Quang Tuyến – Chủ tịch Hiệp hội bảo hiểm Việt
Nam, xuất bản ngày 30/5/2014, Báo Đầu tƣ chứng khoán. Bài viết đƣa ra 19 nhóm
giải pháp cơ bản để phát triển thị trƣờng bảo hiểm. Tác giả nêu rõ ngành bảo hiểm
đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, nhƣng cũng cịn tồn tại khơng ít vấn đề cần
giải quyết. Thực tế này khơng chỉ địi hỏi sự nỗ lực từ phía các doanh nghiệp, mà rất
cần sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý, để xây dựng hành lang pháp lý thơng thống hơn,
tạo đà cho sự phát triển của thị trƣờng. Các giải pháp về hoàn thiện hành lang pháp
lý, khắc phục tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh, hạn chế trục lợi bảo hiểm, xây
dựng hệ thống cơ sở dữ liệu toàn ngành bảo hiểm phục vụ việc tính phí, tháo gỡ khó
khăn về kế tốn, thắt chặt quy định trong đầu tƣ tài chính…đều là những giải pháp

mang tính khả thi.
-Với bài nghiên cứu “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát thị
trƣờng tài chính”trên Tạp chí Tài chính (2014) của tác giả Trần Tuấn Anh, tác giả
đã phân tích những thành cơng và hạn chế trong thực tế hoạt động quản lý giám sát
thị trƣờng tài chính Việt Nam. Tác giả có nêu lên những tồn tạivề giám sát, quản lý

6


nhƣ: Công tác giám sát, quản lý thị trƣờng tài chính của Việt Nam hiện vẫn chƣa
theo kịp với xu thế phát triển của các tập đồn tài chính thế giới. Trong việc chia
sẻthông tin và sự phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình giám sát thị trƣờng còn
nhiều vƣớng mắc làm hạn chế khả năng giám sát của toàn hệ thống. Hành lang pháp
lý cho hoạt động giám sát tài chính cịn chƣa đồng bộ và thiếu đầy đủ, chƣa đáp ứng
đầy đủ theo chuẩn quốc tế.
-

Các báo cáo hàng năm của Cục quản lý giám sát bảo hiểm – Bộ Tài chính

-

Báo cáo giám sát định kỳ 6 tháng/ năm của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia.

-

Tài liệu về thị trƣờng bảo hiểm của Hiệp hội bảo hiểm

- Văn bản pháp luật kinh doanh bảo hiểm cũng nhƣ các Nghị định, Thông tƣ
hƣớng dẫn.
-


Các báo cáo trong và ngoài nƣớc về ngành bảo hiểm.

1.1.2 Sự khác biệt các cơng trình nghiên cứu với nội dung luận văn
Qua các phân tích các cơng trình nghiên cứu có liên quan nêu ở trên cho thấy sự
khác biện, không trùng lắp của luận văn nhƣ sau:
a) Đa phần các cơng trình nghiên cứu, bài viết chủ yếu đề cập đến hoạt động thị
trƣờng bảo hiểm Việt Nam, tập trung nghiên cứu đánh giá những tác động có liên
quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Tuy nhiên các tác giả chỉ tập trung chủ
yếu vào các nội dung hoạt động kinh doanh của lĩnh vực bảo hiểm, những nội dung
đề cập đến giám sát thị trƣờng bảo hiểm chỉ mang tính chất khái quát chƣa chuyên
sâu nhƣ nội dung của luận văn;
b) Về nguồn số liệu của các cơng trình nghiên cứu chƣa có tính hệ thống, sử
dụng chuỗi thời gian có hạn, chƣa đủ để khái quát, đại diện cho cả thị trƣờng bảo
hiểm;
c) Với việc xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên gia hoạt động trong lĩnh
vực bảo hiểm, đại diện cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các Cty bảo hiểmđể làm
nguồn dữ liệu sơ cấp cho luận văn đã thể hiện sự khơng trùng lắp của luận văn với
các cơng trình nghiên cứu trƣớc đây.

7


1.2 Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động giám sát thị trƣờng bảo hiểm
1.2.1. Lý luận chung về thị trường bảo hiểm
1.2.1.1. Khái niệm và đặc trưng của thị trường bảo hiểm
Khái niệm thị trường bảo hiểm
Thị trƣờng có thể đƣợc khái niệm theo nhiều cách khác nhau. Chúng đƣợc
xem xét từ nhiều gốc độ và đƣợc đƣa vào các giai đoạn khác nhau trong quá trình
phát triển kinh tế hàng hoá.

Theo David Begg, thị trƣờng là tập hợp các sự thỏa thuận thơng qua đó
ngƣời bán và ngƣời mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hố và dịch vụ. Theo
cách hiểu này thì ngƣời ta nhấn mạnh đến các quan hệ trao đổi cũng nhƣ thể chế và
các điều kiện thực hiện việc mua bán.
Trong nền kinh tế hiện đại, thị trƣờng đƣợc coi là biểu hiện thu gọn của q
trình mà thơng qua đó các quyết định của các gia đình về tiêu dùng mặt hàng nào,
các quyết định của các Công ty về sản xuất cái gì?, sản xuất cho ai? Sản xuất nhƣ
thế nào?các quyết định của ngƣời công nhân về làm việc bao lâu? cho ai? đều đƣợc
dung hoà bằng sự điều chỉnh giá cả, quan niệm này cho thấy mọi quan hệ trong kinh
tế đã đƣợc tiền tệ hoá. Giá cả với tƣ cách là yếu tố thông tin cho các lực lƣợng tham
gia thị trƣờng trở thành trung tâm của sự chú ý, sự điều chỉnh về giá cả trong quan
hệ mua bán là yếu tố quan trọng nhất để các quan hệ đó đƣợc tiến hành.
Xét theo mức độ khái qt thì thị trƣờng cịn đƣợc quan niệm là sự kết hợp giữa
cung và cầu trong đó ngƣời mua, ngƣời bán bình đẳng cạnh tranh, số lƣợng ngƣời bán
nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mơ của thị trƣờng lớn hay nhỏ. Sự cạnh tranh trên thị
trƣờng có thể do xảy ra giữa ngƣời bán, ngƣời mua hay giữa ngƣời bán và ngƣời mua.
Việc xác định giá cả trên thị trƣờng là do cung và cầu quyết định.
Trong giáo trình “Quản trị kinh doanh bảo hiểm” của Trƣờng Đại học Kinh
tế quốc dân(2008) của tác giả Nguyễn Văn Định: “Thị trƣờng bảo hiểm là nơi mua
và bán các sản phẩm bảo hiểm “. Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm đặc biệt, vơ hình,
ngƣời mua khơng thể cảm nhận bằng các giác quan nhƣ đối với các loại sản phẩm
hàng hóa dịch vụ khác nên sản phẩm bảo hiểm thƣờng đƣợc bán thông qua các

8


trung gian bảo hiểm nhƣ các đại lý, môi giới bảo hiểm.
Trên cơ sở các khái niệm và phân tích trên có thể rút ra một khái niệm tổng
quát về thị trường bảo hiểm như sau: “Thị trường bảo hiểm là tổng thể các mối
quan hệ mua và bán sản phẩm bảo hiểm giữa các cá nhân, các tổ chức… với các

doanh nghiệp bảo hiểm nhằm đáp ứng nhu cầu của họ và thường được thực hiện
qua các trung gian bảo hiểm”.
Có thể nói rằng thị trƣờng bảo hiểm là thị trƣờng dịch vụ đặc biệt. Đối với
các sản phẩm dịch vụ nhƣ tham quan, du lịch, ăn uống, khi mua sản phẩm ngƣời
tiêu dùng có xu hƣớng muốn mua và tiêu dùng ngay. Ngƣợc lại, đối với bảo hiểm
do sản phẩm rất trừu tƣợng, vừa mang tính tiết kiệm vừa mang tính rủi ro, chu kỳ
sản phẩm dài nên thƣờng không hấp dẫn khách hàng mua sản phẩm, khi mua rồi thì
cả ngƣời tham gia bảo hiểm và ngƣời bảo hiểm đều không mong muốn rủi ro xảy ra
để tiêu dùng sản phẩm.
Thực tế, thị trƣờng bảo hiểm thƣờng xuất hiện sau các loại thị trƣờng hàng
hóa và dịch vụ khác. Khác với các thị trƣờng hàng hóa và một số thị trƣờng dịch vụ,
thị trƣờng bảo hiểm chỉ có thể ra đời và phát triển khi nền kinh tế đạt đến một trình
độ phát triển nhất định, thu nhập của ngƣời dân đƣợc nâng cao và ổn định, trình độ
dân trí đƣợc cải thiện, mơi trƣờng pháp lý tƣơng đối hoàn chỉnh.
Đặc trưng của thị trường bảo hiểm
Xuất phát từ đặc thù của sản phẩm bảo hiểm, thị trường bảo hiểm có các đặc
trưng sau:
- Chịu sự giám sát chặt chẽ của Nhà nƣớc
Thị trƣờng bảo hiểm là thị trƣờng dịch vụ tài chính, do đó cũng nhƣ thị
trƣờng chứng khoán, thị trƣờng tiền tệ… thị trƣờng bảo hiểm chịu sự giám sát chặt
chẽ của Nhà nƣớc. Nhà nƣớc có thể can thiệp khá sâu vào hoạt động của các doanh
nghiệp bảo hiểm. Nhà nƣớc không những xét duyệt biểu phí, quyết định sản phẩm
bảo hiểm đƣợc phép kinh doanh trên thị trƣờng, mà còn kiểm tra, giám sát rất chặt
chẽ việc trích lập dự phịng phí bảo hiểm, quản lý số lƣợng hợp đồng, quyết định
hình thức triển khai bắt buộc hay tự nguyện…

9


- Thị trƣờng bảo hiểm vận hành theo quy luật “số đơng bù số ít”.

Đây là quy luật đặc thù của thị trƣờng bảo hiểm. Nếu quy luật này không
phát huy tác dụng thì hoạt động bảo hiểm sẽ khơng tồn tại. Thực tế doanh nghiệp
bảo hiểm phải bồi thƣờng về tài chính cho những tổn thất do rủi ro đƣợc bảo hiểm
gây ra. Số tiền bồi thƣờng cho một ngƣời tham gia trong một rủi ro thông thƣờng
lớn hơn số phí họ nộp. Trong trƣờng hợp đó, DNBH phải lấy số phí của nhiều
ngƣời tham gia vào dịch vụ bảo hiểm ấy để chi trả cho một ngƣời (hoặc một số ít
ngƣời) khơng may gặp rủi ro gây tổn thất. Quy luật “số đơng bù số ít” đƣợc tận
dụng triệt để trong hoạt động bảo hiểm để đảm bảo việc phân tán tổn thất là hiệu
quả nhất có thể.
- Hoạt động kinh doanh bảo hiểm gắn liền với các hoạt động đầu tƣ vốn.
Do các sản phẩm bảo hiểm thƣờng là sự kết hợp giữa bảo hiểm và tiết kiệm.
Trong khoản phí do ngƣời tham gia bảo hiểm đóng góp, ngồi phần phí phục vụ cho
mục đích bảo hiểm, một phần phí đƣợc trích lập dự phịng tốn học và đƣợc sử
dụng vào mục đích đầu tƣ. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ quản lý và thực
hiện tốt hoạt động đầu tƣ quỹ tài chính này thì họ sẽ có lợi thế trong kinh doanh bảo
hiểm nhân thọ do quyền lợi của ngƣời tham gia bảo hiểm gắn liền với kết quả đầu
tƣ của doanh nghiệp bảo hiểm.
- Sự phát triển của thị trƣờng bảo hiểm phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế
xã hội.
Đặc điểm này xuất phát từ việc sự phát triển của bảo hiểm phụ thuộc rất
nhiều vào nhận thức, văn hóa và lối sống của các thành viên trong xã hội, trình độ
dân trí, mức sống và cơ cấu dân cƣ cũng nhƣ cơ sở hạ tầng kỹ thuật của nền kinh tế.
Ở các nƣớc có nền kinh tế đang phát triển, nếu bảo hiểm nhân thọ đƣợc triển khai
thì các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cịn hạn chế, sản phẩm khơng đa dạng.Cịn ở
các nƣớc có nền kinh tế phát triển thì ngƣợc lại, các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ vô
cùng đa dạng, phong phú phục vụ cho nhiều nhu cầu khác nhau của dân cƣ.
-Thị trƣờng bảo hiểm là thị trƣờng cung cấp sản phẩm liên quan đến rủi ro,
đến sự bấp bênh.

10



Nguồn gốc của bảo hiểm là sự tồn tại của những rủi ro bất ngờ khơng thể dự
đốn trƣớc đƣợc.Những rủi ro bất ngờ có thể gây ra những thiệt hại về tài sản hoặc
gây ra bệnh tật, thƣơng tích thậm chí làm chết ngƣời. Trƣớc thực tế đó, bảo hiểm
cung cấp những sản phẩm nhằm bồi thƣờng về tài chính cho những tổn thất do tai
nạn, rủi ro bất ngờ xảy ra.
1.2.1.2. Vai trò của thị trường bảo hiểm
- Đối với sự phát triển của nền kinh tế:
+ Thị trƣờng bảo hiểm góp phần đảm bảo sự phát triển ổn định của nền kinh
tế - xã hội
Ngành bảo hiểm cung cấp dịch vụ đảm bảo về mặt tài chính trƣớc những hậu
quả bất lợi của rủi ro. Dịch vụ này nhằm tạo nguồn tài chính để các tổ chức, cá nhân
tham gia BH ổn định kinh doanh, ổn định cuộc sống khi gặp rủi ro từ đó góp phần
ổn định nền kinh tế - xã hội.
Sự đảm bảo của BH cho các khoản đầu tƣ, góp phần gián tiếp kiến tạo nên hệ
thống cơ sở vật chất hạ tầng của nền kinh tế. Dịch vụ bảo hiểm mang lại sự yên tâm
cho các nhà sản xuất kinh doanh, khuyến khích đầu tƣ, nhất là đối với các dự án
lớn. Khi bỏ vốn đầu tƣ, các nhà đầu tƣ đều lo ngại những rủi ro xảy ra có thể hiến
họ thua lỗ thậm chí mất hết vốn.Sự có mặt của thị trƣờng bảo hiểm khiến nhà đầu tƣ
yên tâm hơn cho các quyết định bỏ vốn.
+ Thị trƣờng bảo hiểm làm tốt vai trị trung gian tài chính
Thị trƣờng bảo hiểm là một kênh huy động vốn quan trọng trong nền kinh tế
vì nó là nơi mà các tổ chức, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các hoạt động thu hút,
tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức cá nhân. Thơng qua đó tiếp tục
chuyển hóa và đầu tƣ vốn.
Sự “đảo ngƣợc của chu trình kinh doanh sản phẩm” trong kinh doanh bảo
hiểm khiến phần lớn lƣợng tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm tập trung đƣợc từ phí
bảo hiểm có thời gian tạm thời nhàn rỗi.Hơn nữa, việc vận dụng quy luật số lớn,
nguyên tắc liên tục trong kinh doanh, khai thác dịch vụ đã tạo tiền đề cho việc

chuyển hóa thời hạn vốn bằng cơ chế chạy tiếp sức liên tục của nhiều khoản phí bảo

11


hiểm.Qua hoạt động của thị trƣờng bảo hiểm, các khoản tiền nhỏ lẻ, ngắn hạn đƣợc
tập hợp lại để hình thành nguồn vốn lớn, tập trung có thể đáp ứng các nhu cầu vốn
khác nhau của nền kinh tế.
Hoạt động đầu tƣ tích cực của các tổ chức, doanh nghiệp bảo hiểm cịn có tác
dụng tăng quy mơ và độ lƣu hoạt của thị trƣờng tài chính, kích thích các luồng vốn
vận động theo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả của việc phân
bổ các nguồn lực tài có hạn trong nền kinh tế.
- Đối với sự phát triển của các thị trường khác trong nền kinh tế
+ Đối với thị trường chứng khoán, ngân hàng, bất động sản
Nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp bảo hiểm có thể đƣợc
đầu tƣ vào nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên,nhìn chung chủ yếu vẫn là đầu tƣ vào các loại
trái phiếu, cổ phiếu, gửi tiền tại các TCTD, bất động sản... Mặt khác, thị trƣờng bảo
hiểm cịn cung cấp sản phẩm tƣơng thích với các rủi ro của thị trƣờng chứng khoán,
ngân hàng nhƣ bảo hiểm liên kết đầu tƣ, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, bảo
hiểm tín dụng… Sự phối kết hợp “bancassurance” giữa bảo hiểm và ngân hàng
mang lại lợi ích cho công ty bảo hiểm, ngân hàng cũng nhƣ ngƣời tham gia bảo
hiểm. Nhƣ vậy, trên nhiều phƣơng diện, thị trƣờng bảo hiểm đã góp phần tăng quy
mơ, thúc đẩy sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán, ngân hàng và bất động sản.
+ Đối với thị trường trao đổi hàng hóa
Nhờ các hợp đồng bảo hiểm đảm bảo cho các rủi ro mà một số lƣợng lớn các
loại hàng hóa, dịch vụ có thể tiêu thụ thuận lợi hơn trên thị trƣờng…góp phần thúc
đẩy giao thƣơng trên phạm vi quốc tế.
+ Đối với thị trường lao động
Ngành bảo hiểm thu hút một lực lƣợng lớn lao động làm việc trong ngành và
trong những dịch vụ hỗ trợ liên quan nhƣ giám định tổn thất, giám định y

khoa,…nhất là hoạt động đại lý bảo hiểm. Do đó tạo việc làm cũng là một khía cạnh
đáng kể trong vai trị của ngành bảo hiểm đối với nền kinh tế.
1.2.1.3. Rủi ro liên quan đến hoạt động kinh doanh trên thị trường bảo hiểm
Sự phân loại rủi ro chỉ mang tính tƣơng đối do có những đặc điểm tƣơng

12


đồng nhƣng cũng có những đặc thù riêng về rủi ro đối với từng loại hình bảo hiểm.
Rủi ro có nguồn gốc nội tại của doanh nghiệp bảo hiểm
- Rủi ro bảo hiểm
Rủi ro của bất kỳ hợp đồng bảo hiểm nào là khả năng xảy ra sự kiện bảo
hiểm và tính khơng chắc chắn của số tiền bồi thƣờng bảo hiểm theo hợp đồng. Bản
chất của hợp đồng bảo hiểm là rủi ro xảy ra sự kiện bảo hiểm ngẫu nhiên và do đó
khơng thể dự đốn trƣớc đƣợc.
Mức độ thƣờng xuyên và tính chất nghiêm trọng của bồi thƣờng bảo hiểm bị
tác động bởi nhiều yếu tố. Yếu tố đáng lƣu ý nhất là mức độ gia tăng số trƣờng hợp
tranh chấp liên quan đến tòa án vẫn chƣa đƣợc giải quyết hoặc xử lý chậm trong
thời gian dài.
- Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng xảy ra khi một khách hàng hoặc đối tác không đáp ứng đƣợc
các nghĩa vụ trong hợp đồng dẫn đến các tổn thất tài chính cho cơng ty bảo hiểm.
Đó có thể là các khoản phí bảo hiểm phải thu từ các trung gian bảo hiểm, khách
hàng mua bảo hiểm hoặc các khoản phải thu từ hoạt động đầu tƣ tài chính khi đối
tác gặp khó khăn, vỡ nợ hoặc phá sản.
- Rủi ro tái bảo hiểm
Là rủi ro khi nhà nhận tái bảo hiểm khơng đủ năng lực tài chính để bồi
thƣờng, chi trả cho khách hàng bảo hiểm, khi đó nhà bảo hiểm gốc sẽ phải bồi
thƣờng, chi trả cho khách hàng. Loại rủi ro này liên quan đế n ph ạm vi, quy mơ và
chất lƣợng các chƣơng trình tái bảo hiểm đã thu xếp. Nếu thiếu hụt sự bảo vệ từ tái

bảo hiểm sẽ dẫn đến khó khăn tài chính khi gặp tổn thất nghiêm trọng.Đây là loại
rủi ro đáng kể và có tác động nhiều hơn đến doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ.
- Rủi ro vận hành
Rủi ro này bao gồm: không đủ năng lực quản trị rủi ro: quản lý gian lận, trục
lợi, ý đồ tội phạm, thất bại trong bán hàng và sai sót trong các hệ thống và quy trình.
Rủi ro vận hành còn bao gồm rủi ro từ việc nhận bảo hiểm. Nhận bảo hiểm không
chỉ đơn thuần là vấn đề đánh giá rủi ro đi đến quyết định chấp nhận hay không đề

13


×