Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KẾT CẤU THÉP THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.05 KB, 97 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, để có thể tồn tại và phát
triển góp phần vào sự lớn mạnh của đất nước, đòi hỏi bản thân mỗi doanh
nghiệp luôn phải nỗ lực để tìm ra hướng đi mới trong hoạt động của mình. Đặc
biệt trong bối cảnh hội nhập sâu rộng về kinh tế của nước ta đã đặt ra cho các
doanh nghiệp nhiều cơ hội song cũng không ít thách thức. Trước tình hình đó,
yêu cầu về hoàn thiện cơ cấu và cách thức quản lý trong doanh nghiệp được
quan tâm hơn bao giờ hết, bởi khi có một hệ thống quản lý tiên tiến cùng cơ chế
quản lý phù hợp sẽ tạo ra cơ sở vững chắc tạo đà phát triển cho doanh nghiệp
trong tương lai.
Nhắc đến bộ máy quản lý trong một doanh nghiệp thì không thể không
nhắc tới bộ phận kế toán trong đó bởi đây là một bộ phận quan trọng trong phục
vụ quản lý, là công cụ đắc lực giúp cho việc quản lý kinh tế.
Phần 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KẾT CẤU THÉP
THÁI NGUYÊN.
Phần 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN KẾT CẤU THÉP THÁI NGUYÊN
Phần 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ CỦA BẢN THÂN VỀ CÔNG TÁC KẾ
TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KẾT CẤU THÉP THÁI NGUYÊN
1
PHẦN 1
KHÁI QUÁTVỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KẾT CẤU THÉP THÁI NGUYÊN
1.1 Tên, địa chỉ và lịch sử hình thành và phát triển của công ty
1.1.1 Tên, địa chỉ doanh nghiệp
Tên công ty: Công ty cổ phần kết cấu thép Thái Nguyên thuộc tổng công
ty xây dựng công nghiệp Việt Nam
Tên giao dịch: THAINGUYEN CONSTRUCTION & STEEL
STRUCTURE JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: COMESS THAINGUYEN
Địa chỉ: Số 635, Đường 3/2, Phường Tân Lập, Thành phố Thái Nguyên,
Tỉnh Thái Nguyên.


Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
Chủ tịch hội đồng quản trị: Ông Phan Thế Đẩu
Giám đốc công ty: Ông Chu Ngọc Dũng
Điện thoại: 02803 847 562
Fax: 02803 847 417
Website: steelthainguyen.com
Email:
Mã số thuế: 4600425354
Số tài khoản: 39010000000076 của Ngân hàng đầu tư và phát triển Thái Nguyên
Vốn điều lệ: 4.200.000.000 đồng(bốn tỷ hai trăm triệu đồng chẵn)
Trong đó: + Số cổ phần phổ thông công ty cổ phần kết cấu thép xây dựng
góp 1.512.000.000 đồng, chiếm 36% vốn điều lệ.
+ Số cổ phần phổ thông cổ đông đăng ký mua: 2.688.000.000 đồng,
chiếm 64% vốn điều lệ.
2
1.1.2 Lịch sử hình thành
Công ty cổ phần kết cấu thép Thái Nguyên tiền thân là xí nghiệp kết cấu
thép cơ giới xây dựng, là một đơn vị hạch toán phụ thuộc của doanh nghiệp Nhà
Nước thuộc công ty xây dựng lắp và sản xuất công nghiệp, thành lập theo quy
định số 1231/1998/QD/TC-HDQT ngày 30/7/1998 của hội đồng quản trị Tổng
Công Ty Thép Việt Nam. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là chế tạo, sản xuất kết
cấu thép, lắp dựng kết cấu thép xây dựng các công trình công nghiệp, dân dung,
san lấp, vạn chuyển, kinh doanh xăng dầu và vật liệu xây dựng.
1.1.3 Quá trình phát triển
Từ năm 2000 đến năm 2007
Tháng 9/2000 khi thực hiện phương án của tổng công ty xây dựng công nghiệp
Việt Nam, sắp xếp tổ chức lại Công Ty hoạt động theo chuyên ngành và công ty kết
cấu thép cơ khí vây dựng được thành lập và xí nghiệp kết cấu thép cơ giới xây dựng
trực thuộc công ty kết cấu thép cơ khí xây dựng. Năm 2004 thực hiện chủ trương đổi
mới nâng cao năng lực Doanh Nghiệp Nhà Nước, Công Ty kết cấu Thép cơ khí đã

được cổ phần hóa chuyển thành Công Ty Cổ Phần Kết Cấu thép xây dựng, hoạt động
theo luật DN, các nhà máy, xí nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc trước đây được
tổ chức thành các chi nhánh của CTCP. Chi nhánh kết cấu thép Thái Nguyên – Công
ty CP Kết cấu thép xây dựng được thành lập trên cơ sở nguyên trạng xí nghiệp kết cấu
thép cơ giới xây dựng heo quy định số 17/QD- HDQT ngày 21/4/ 2007 của HDQT
Công ty CP Kết cấu thép xây dựng.
* Từ năm 2008 đến nay
Tháng 1/2008 do mô hình chi nhánh mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh đều phụ thuộc đã hạn chế về tư cách pháp nhân, chủ động về vốn, giao
dịch ngân hàng, kí kết hợp đồng kinh tế, phát triển thị trường, ngành nghề
kinh doanh…chính những nguyên nhân đó đã làm cho chi nhánh mất đi nhiều
cơ hội kinh doanh, hiệu quả kinh doanh thấp, các chính sách, chế độ đối với
người lao động bị hạn chế nên không thu hút được nguồn nhân lực có trình độ
3
chuyên môn cao, nếu kéo dài tình trạng này đợn vị sẽ mất đi thị trường và
doanh thu trở thành gánh nặng đối với công ty.
Nghị quyết đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2007 đã đề ra hướng sắp
xếp tổ chức tại các đơn vị trong công ty nhằm giải quyết những khó khăn trên. Công
Ty CP Kết Cấu Thép Thái Nguyên được thành lập và hoạt động theo luật DN và
cũng đã từng bước đầu tháo gỡ được các khó khăn và hoạt động có hiệu quả.
Căn cứ quyết định số 543/QD-HDQT ngày 28/12/2007 của hội đồng quản
trị về vốn thành lập Cộng Ty Cổ Phần Kết Cấu Thép Thái Nguyên và cử người
quản lý phần vốn góp.
Căn cứ luật doanh nghiệp số 60/2005/QH 11 được quốc hội thông qua
ngày 29/11/2005.
Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, công ty đã tham gia
vào các công trình trọng điểm của nền kinh tế quốc dân như: Sản xuất thi công
khu liên hợp Gang thép Thái Nguyên, các nhà máy Nhiệt Điện, nhà máy Xi
Măng, các nhà máy chế biến Thực Phẩm, các công trình có vốn đầu tư nước
ngoài như Nhà máy kết cấu thép Zamil, Nhà máy sản xuất Honda,….Cùng với

các yêu cầu ngày càng cao của thị trường Công ty đã đầu tư mở rộng nhà xưởng,
trang thiết bị để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường chính vì vậy
sản phẩm của công ty luôn được tín nhiệm và đánh giá cao của các nhà đầu tư.
Công ty có đội ngũ kỹ sư, cán bộ quản lý, công nhân lành nghề có thể đáp
ứng được nhiều nhu cầu của khách hàng. Với đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp tư
vấn thiết kế cho khách hàng những sản phẩm phù hợp và thỏa mãn nhu cầu của
khách hàng. Công ty có thể thiết kế, chế tạo, thi công lắp dựng hoàn chỉnh các
Nhà thép tiền chế cho mọi dự án: Nhà máy sản xuất, nhà xưởng, các khu trung
tâm thương mại vui chơi giải trí…chế tạo các loại thiết bị phi tiêu chuẩn như:
Thùng phễu cho các nhà máy thức ăn gia súc, các thiết bị đường ống chịu áp lực,
trạm trộn Bê tông….chế tạo các thiết bị nâng hạ cầu trục từ 1 tấn đến 100 tấn
cho các nhà máy thép, nhà máy chế tạo, kho xưởng…Ngoài ra công ty còn đảm
đương xây dựng các Công trình Nhà ở, khu văn phòng, trụ sở làm việc.
4
1.2 Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp
•Sản xuất kinh doanh các sản phẩm kết cấu thép và cơ khí: Nhà thép tiền
chế, dầm thép tổ hợp, kết cấu thép phi tiêu chuẩn,…., các loại cầu trục phục vụ
cho công trình công nghiệp và dân dụng.
•Sản xuất cầu trục từ 1 tấn đến 100 tấn.
•Xây dựng, lắp đặt các công trình dân dụng, cơ sở hạ tầng, xây lắp đường
dây và trạm biến áp.
•San lấp mặt bằng, các công trình giao thông (cầu, đường cống), xây dựng
công trình thủy lợi.
•Đầu tư kinh doanh nhà ở bất động sản.
•Kinh doanh vật liệu xây dựng.
•Củng cố và phát triển thị phần của nhà máy trong cả nước, đổi mới và
hoàn thiện phương thức kinh doanh thích nghi với điều kiện hợp tác và cạnh
tranh trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam Và Quốc Tế, vừa nanng cao hiệu quả
kinh doanh vừa đảm bảo hiệu quả chính trị xã hội.
•Đầu tư phát triển cơ sở kỹ thuật hạ tầng và xây dựng mới các công trình

quan trọng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong kinh doanh
và quản lý doanh nghiệp. Đảm bảo môi trường sinh thái.
•Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực, từng bước hoàn thành đội ngũ chuyên
gia đầu ngành, đội ngũ quản trị năng động, hiệu quả, đội ngũ công nhân có trình
độ cao, không ngừng nâng cao năng suất lao động.
1.3 Lĩnh vực kinh doanh
•Sản xuất kinh doanh các sản phẩm kết cấu thép và cơ khí;
•Sản xuất cầu trục từ 1 tấn đến 100 tấn;
•Thiết kế nhà thép tiền chế, dầm thép tổ hợp, kết cấu thép phi tiêu chuẩn;
•Xây dựng, lắp đặt các công trình công nghiệp dân dụng, cơ sở hạ tầng;
•San lấp mặt bằng, xây dựng công trình giao thông, công trình thủy lợi;
•Đầu tư kinh doanh nhà ở, bất động sản;
•Kinh doanh vật liệu xây dựng;
1.4 Các loại hàng hóa, dịch vụ chủ yếu của doanh nghiệp
Sản xuất và kinh doanh sản phẩm kết cấu thép và cơ khí: Nhà thép tiền
chế, dầm thép tổ hợp, kết cấu thép phi tiêu chuẩn, cột điện cao hạ thế, cột vi ba
5
truyền hình, các thiết bị xây dựng, các loại cầu trục từ 1 tấn đến 100 tấn phục vụ
các công trình công nghiệp và dân dụng.
Thi công xây lắp công trình từ cơ sở hạ tầng, đường dây và trạm.
Kinh doanh các vật tư kim khí, vật liệu xây dựng, sơn thùng dầu mỡ.
1.5 Công nghệ sản xuất và một số hàng hóa và dịch vụ của công ty cổ phần
kết cấu thép Thái Nguyên
Công nghệ sản xuất của công ty cổ phần kết cấu thép Thái nguyên đều tuân
theo tiêu chuẩn ISO 9000 do đó công ty đã hoàn thiện về quá trình sản xuât, sử dụng
máy móc hiện đại để có thể sản xuất ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.
(Nguồn: Phòng kế hoạch kỹ thuật)
Sơ đồ 1: Quá trình sản xuất của công ty
6
Hàn

Vệ sinh + sơn ( hoàn thiện)
Xuất công trình
Kho nguyên liệu
Bộ phận lấy dấu
Mài + vệ sinh
Gá dựng hình
1.6 Thị trường của doanh nghiệp
Thị trường chủ yếu của doanh nghiệp là thị trường trong Nước, các sản
phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp được sử dụng rộng dãi khắp mọi miền đất
nước của Tổ Quốc. Doanh nghiệp đang cố gắng mở rộng nhà xưởng tại các tỉnh
thành Việt Nam.
1.7 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp
Số cấp quản trị
Cấp quản trị là sự thống nhất tất cả các bộ phận quản trị ở trình độ nhất định.
Là doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty cổ phần nên cơ cấu tổ chức quản
trị của công ty CP kết cấu thép Thái Nguyên bao gồm có 4 cấp quản lý:
Cấp 1: Hội đồng quản trị
Cấp 2: Giám đốc
Cấp 3: Các phòng ban chức năng
Cấp 4: Tổ đội phân xưởng
Trong đó:
Cấp quản trị: Là bộ phận có quyền quyết nhân danh công ty để quyết định
mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty.
Ban giám đốc: Là người đại diện theo pháp luật của công ty, là người điều
hành các hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng
quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Các phòng ban chức năng: Các phòng ban có chức năng giúp các phó
tổng giám đốc giám sát các hoạt động của công ty.
Tổ đội phân xưởng: trực tiếp thực hiện sản suất ra sản phẩm.


7
Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức công ty
Chức năng cơ bản của bộ máy quản lý
Giám đốc:
 Giám đốc là người đại diện pháp luật của công ty, là người điều hành
về mọi hoạt động quản lý cao nhất, chịu trách nhiệm trước công ty và pháp luật
về mọi hoạt động của công ty. Ngoài việc điều hành chung, giám đốc còn trực
tiếp phụ trách những vấn đề cụ thể như:
 Là chủ tài khoản
 Phụ trách công tác tổ chức cán bộ
 Phụ trách công tác tài chính kế toán
 Phụ trách công việc tại phòng tổ chức hành chính
Phó giám đốc:
Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc, được phân công và ủy
quyền theo văn bản, điều hành một số lĩnh vực hoạt động của công ty. Phó giám
đốc phân công, ủy quyền. Trườnghợp giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được
giám đốc phân công, ủy quyền. Phó giám đốc cũng được ủy quyền tham dự các
P. kỹ thuật
P. Kế hoạch
tổng hợp
Đội 1
Đội 2
Tổ phôi
Tổ gá
Tổ hàn
Tổ sơn
Giám đốc
Đội lắp dựng Phân xưởng cơ khí
Phó giám đốc kt Phó giám đốc TC
P. Tổ chức

hành chính
P. kế toán
tài chính
HĐQT
8
cuộc họp với các tổ chức và chủ động giải quyết vấn đề cơ sở đã được bàn bạc
trong tập thể lãnh đạo công ty.
Phó giám đốc kt:
Phó giám đốc 1 kiêm chủ tịch công đoàn, phụ trách tổ chức công tác hành
chính, tự vệ, giải quyết các vấn đề về chế độ lao động, các công tác văn hóa xã hội,
khen thưởng, kỉ luật và trực tiếp phụ trách công tác thanh toán, thu hồi công nợ.
Phó giám đốc tc:
Phó giám đốc 2 phụ trách công tác khoa học kĩ thuật, thực hiện chức
năng thẩm quyền kế hoạch từ khi xây dựng đến lúc thực hiện kế hoạch, chịu
trách nhiệm thanh toán và thanh lý các hợp đồng kinh tế. Ngoài ra, phó giám
đốc 2 còn trực tiếp kiểm tra, giám sát an toàn và nghiệm thu chất lượng sản
phẩm, trực tiếp thiết kế kĩ thuật theo đơn đặt hàng, theo dõi và chịu trách nhiệm
về cơ cấu sản phẩm kết cấu thép, phụ trách trưởng ban sáng chế, sáng kiến, thi
đua khen thưởng.
Phòng tổ chức hành chính (Phòng TCHC)
Phòng TCHC có chức năng tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty
làm các công tác sản xuất và quản lý, được điều hành sản xuất kinh doanh cho
phù hợp với quá trình thực hiện nhiệm vụ từng thời kì. Cụ thể:
Đối với vấn đề lao động:
Phòng TCHC phụ trách lập sổ lao động theo dõi tình hình lao động và
báo cáo cho cấp trên theo định kì hoặc đột xuất , căn cứ vào nhiệm vụ kế hoạch
kinh doanh hàng năm, lập kế hoạch cho thư kí tuyển dụng số lao động bố sung.
Đối với công tác tổ chức cán bộ:
Căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ, nghị quyết của Đảng ủy công ty ,
phòng TCHC tham mưu cho giám đốc, sắp xếp bộ máy quản lý và tổ chức các

đội, xưởng thực hiện nhiệm vụ kinh doanh cho phù hợp với từng thời kì hoặc,
mục tiêu sản xuất.
9
Đối với công tác y tế:
Phòng TCHC lập và quản lý thẻ bảo hiểm, duy trì việc khám sức khỏe
định kì cho công nhân, lập hồ sơ sức khỏe, hướng dẫn cán bộ để giám định
thương tật, bệnh nghề nghiệp, nghỉ chế độ.
Đối với chế độ chính sách:
Phòng TCHC trực tiếp phụ trách việc lập sổ bảo hiểm xã hội để theo dõi
giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động trong công ty, giải quyết
các chế độ chính sách cho người lao động như: lễ tết, nghỉ phép, ốm đau, thai
sản, trợ cấp khó khăn….
Đối với chế độ tiền lương:
Phòng TCHC xây dựng đơn giá tiền lương trình công ty phê duyệt và sử
dụng quỹ lương, xây dựng quy chế tiền lương theo lao động, thực hiện việc phân
phối tiền lương cho cán bộ công nhân viên toàn công ty.
Đối với công tác hành chính:
Phòng có nhiệm vụ tổng hợp và chuẩn bị cho các hội nghị trong công
ty, thực hiện chức năng thư kí cho hội nghị, tiếp nhận toàn bộ các công văn
gửi đến và chuyển cho nơi nhận hồ sơ liên quan đến công ty phục vụ việc tra
cứu tài liệu, triệu tập
Và đôn đốc các thành phần dự họp…
Đối với công tác bảo vệ, tự vệ:
Nhiệm vụ của phòng này là bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an toàn trong
sản xuất kinh doanh và đảm bảo bí mật nội bộ ngăn ngừa các hành vi trộn cắp
tài sản của đơn vị, của công dân.
Phòng kế toán tài chính:
Phòng kế toán tài chính có chức năng giúp việc giám đốc đơn vị, chịu sự
chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng công ty với nhiệm vụ chính là tổ chức công
tác kế toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh như: quản lý giám sát tài chính,

thực hiện đúng chế độ kế toán tài chính của Nhà Nước. Đồng thời, phòng kế
toán tài chính có nhiệm vụ ghi chép, tập hợp và phân tích số liệu hàng ngày về
10
tình hình sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn và sản phẩm làm ra, bảo đảm cung cấp
thông tin kịp thời chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra hàng ngày.
Phòng kế hoạch tổng hợp
Phòng kế hoạch tổng hợp là bộ phận giúp việc giám đốc với nhiệm vụ
chính là tổ chức xây dựng và chỉ đạo việc thực hiện công tác kế hoạch, kĩ thuật
của đơn vị một cách toàn diện, xây dựng dự toán giá cả nhằm nâng cao hiệu quả
kinh tế của các mặt hoạt động. Nhiệm vụ của phòng này:
Về công tác kế hoạch, các nhiệm vụ của phòng:
Xác lập kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý,năm, kế hoạch và dự án đầu
tư, cải tạo và mở rộng năng lực sản xuất của công ty, dự báo kế hoạch các năm
sau, kế hoạch dài hạn trình giám đốc công ty và bảo vệ tính đúng đắn khoa học
thực hiện với cấp trên.
Tổng hợp sản xuất kinh doanh do các phòng ban lập theo đúng chức năng
để báo cáo với Đảng ủy, giám đốc và cơ quan quản lý cấp trên.
Soạn thảo hợp đồng kinh tế chuẩn bị cho kí các hợp đồng kinh tế quản lý
hồ sơ, tài liệu.
Thảo quyết định trình giám đốc công ty về giao nhiệm vụ sản xuất, giao
khoán cho các đơn vị công ty, kiểm tra đôn đốc tiến độ sản xuất.
Quyết toán thanh lí hợp đồng kinh tế với các đơn vị khách hàng nghiệm
thu khối lượng và cùng chức năng khác quyết toán tiền lương khối lượng cho
các đơn vị công ty theo giao khoán.
Tham gia xây dựng các quy chế, giao khoán của công ty cho các đơn vị
trong nội bộ công ty.
Về công tác thống kê tổng hợp:
Thống kê thu thập số liệu về kế hoạch từ các đơn vị cơ sở, tổng hợp số
liệu của các phòng ban chức năng, báo cáo lãnh đạo công ty, gửi báo cáo cho
các cơ quan liên quan theo quy định (tháng, quí, năm…).

Tổng hợp phân tích, thống kê các chỉ tiêu kinh tế, kĩ thuật trong kì thực
hiện nhằm giúp việc giám đốc, đảng ủy, đánh giá quá trình sản xuất kinh doanh.
11
Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, kịp thời của số liệu báo
cáo thống kê, bảo vệ số liệu trước cơ quan quản lí nhà nước theo yêu cầu pháp
lệnh thống kê, kế toán.
Về công tác dự toán và thanh quyết toán:
Lập và bảo vệ các dự toán, công trình sản phẩm với bên A và các cơ quan
quản lý nhà nước.
Làm bài dự thầu của các công trình sản phẩm.
Tính toán, lập các văn bản thanh toán công trình, sản phẩm (phiếu giá
thanh toán) duyệt với bên A, chủ đầu tư, các cơ quan quản lý giao cho phòng tài
vụ kết hợp với phòng thu đòi nợ.
Về công tác kĩ thuật:
 Thiết kế các công trình, sản phẩm, bao gồm: Thiết kế kĩ thuật, lập bảng
giá chào hàng kết cấu thép cơ khí, thiết kế thi công công trình sản phẩm.
 Thiết kế bản vẽ phục vụ, chế tạo kết cấu thép cơ khí, bóc tách khối
lượng, trọng lượng sản phẩm, công trình sản xuất thi công.
 Tiến hành nghiệm thu sản phẩm theo giai đoạn công việc nghiệm thu
sản phẩm xuất xưởng đối với nội bộ khách hàng và công ty theo quy định, tính
toán khối lượng công việc hoàn thành, lập bản vẽ hoàn công công trình sản
phẩm với bên A để làm cơ sở thanh quyết toán và thanh lý hợp đồng kinh tế.
 Lập các biện pháp thi công công trình, kiểm tra giám sát việc thực hiện.
 Phối hợp với các phòng chức năng khác để lập kế hoạch và đào tạo, bồi
dưỡng, nâng cao tay nghề cho công nhân.
 Bóc tách vật tư, lập kế hoạch cung cấp vật tư, lập định mức và cấp phát
vật tư, lập định mức và cấp phát vật tư phục vụ sản xuất, tham gia quyết toán vật
tư sản xuất với đơn vị trong công ty.
 Chỉ đạo hướng kiểm tra, công tác kĩ thuật với các cơ sở trong công ty,
làm công tác: KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm), đối với sản phẩm kết cấu

thép cơ khí. Giải quyết các yêu cầu kỹ thuật với khách hàng.
Về công tác vật tư:
Nhiệm vụ của phòng là quản lý vật tư hàng hóa theo qui định của công ty
chấp hành chế độ ghi chép thủ tục.
12
Nguyên tắc xuất nhập hàng hóa, vật tư, quyết toán tiêu hao vật tư theo
định kì với đơn vị.
Quản lý các định mức vật, phân tích, đánh giá việc sử dụng vật tư làm cơ
sở cho việc hạch toán giá thành sản phẩm.
Về công tác quản lý thiết bị máy móc và điện:
Lập sổ theo dõi chi tiết từng loại thiết bị máy móc của công ty, điều động
thiết bị máy móc theo nhiệm vụ sản xuất.
Lập kế hoạch sửa chữa, theo dõi giám sát tình hình sửa chữa máy móc
theo định kì và quy định của công ty.
Quản lý việc mua điện phục vụ cho sản xuất giải quyết các thủ tục liên
quan với điện lực Thái Nguyên (Hợp đồng mua bán điện, thủ tục đường dẫn và
trạm của công ty)
Về công tác an toàn vệ sinh công nghiệp quốc phòng chống cháy,
phòng có nhiệm vụ:
Làm thành viên thường trực, bán chuyên trách về an toàn lao động công
ty, lập kế hoạch trang thiết bị an toàn lao động, lập biện pháp an toàn lao động
trong thi công và sản xuất, đôn đốc kiểm tra thường xuyên về công tác an toàn
lao động phòng cháy nổ, vệ sinh công nghiệp.
Lập hồ sơ theo dõi công tác an toàn lao động, theo dõi và cấp phát trang
bị phòng hộ lao động.
Lập báo cáo về tình hình an toàn lao động với cơ quan quản lý Nhà nước
về an toàn lao động theo quy định, kiến nghị với giám đốc về các trường hợp
không đảm bảo an toàn lao động, phổ biến tuyên truyền tổ chức thực hiện luật
an toàn lao động của Nhà nước.
13

Quyền hạn của phòng kế hoạch tổng hợp:
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giám đốc giao trưởng phòng phân
công nhiệm vụ cho các nhân viên trong phòng chịu trách nhiệm thực hiện được
các phần việc được giao trước giám đốc.
Quan hệ giữa các phòng kế hoạch kĩ thuật với các phòng ban trong công
ty là quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhiệm vụ, giúp việc cho giám đốc, tạo
mọi điều kiện để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ giữa các phòng với bộ máy
quản lý đồng bộ hiệu quả. Phòng có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn và tư vấn
nghiệp vụ quản lý, thừa lệnh giám đốc công ty đôn đốc các đơn vị hoàn thành
nhiệm vụ của giám đốc giao theo đúng chế độ và trình tự công tác quản lý.
Được tạm đình chỉ báo cáo giám đốc công ty về các trường hợp vi phạm
an toàn lao động, sản xuất không đản bảo các yêu cầu kỹ thuật chất lượng.
Phòng kế hoạch thị trường
Với công tác kế hoạch:
 Lập kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý, năm, kế hoạch và dự án đầu tư,
cải tạo mở rộng năng lực sản xuất của công ty, dự báo kế hoạch các năm sau, kế
hoạch dài hạn trình giám đốc công ty và bảo vệ tính đúng đắn, khoa học thực
hiện với cấp trên.
 Tổng hợp sản xuất kinh doanh do phòng ban lập theo đúng chức năng để
báo cáo với đảng ủy, giám đốc, phó giám đốc và cơ quan quản lý cấp trên.
 Soạn thảo hợp đồng kinh tế chuẩn bị cho ký các hợp đồng kinh tế, quản
lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, hợp đồng kinh tế.
 Thảo quyết định trình giám đốc công ty về giao nhiệm vụ sản xuất, giao
khoán cho các đơn vị trong công ty.
 Lập kế hoạch và tiến độ thực hiện dự án, công trình theo hợp đồng đã ký.
 Theo dõi đôn đốc tiến độ sản xuất.
 Quyết toán, thanh lý hợp đồng kinh tế với các đơn vị khách hàng,
nghiệm thu khối lượng và cùng chức năng khác thanh quyết toán tiền lương khối
lượng cho các đơn vị trong công ty theo giao khoán.
 Tham gia xây dựng các qui chế, giao khoán của công ty cho các đơn vị

trong nội bộ công ty.
14
Với công tác thị trường- thiết kế
Công tác thị trường:
 Cần thu thập và ghi chép đầy đủ các thông tin của khách hàng về các
công trình, sản phẩm, nghiên cứu và tiếp cận thị trường. Để có cơ sở triển khai
các nhiệm vụ thiết kế, đảm bảo tiến độ được giao và có hiệu quả kinh tế. Mọi
thành viên trong phòng đều có nghĩa vụ thu thập và tiếp nhận thông tin cần thiết
liên quan đến công việc cần giải quyết một cách đầy đủ và chính xác nhằm tạo
cơ sở để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
 Tiếp nhận thư mời thầu, hồ sơ mời thầu, nghiên cứu khảo sát thực tế
phân tích kết quả và tham mưu cho giám đốc quyết định tham gia dự thầu.
 Phối hợp với các phòng chức năng trong công ty lập hồ sơ dự thầu và
tham gia đấu thầu theo ủy quyền của giám đốc.
Công tác thiết kế:
Bao gồm: bản vẽ thiết kế công trình, sau đó đưa qua chủ đầu tư ký duyệt:
bản vẽ thiết kế cần đáp ứng các nội dung yêu cầu của khách hàng về các thông
số, chỉ tiêu kỹ thuật, mặt khác phải đầy đủ các chi tiết để triển khai sản xuất và
có thể bóc tính được khối lượng đầy đủ.
Bản vẽ được thiết kế theo khuôn mẫu, Logo qui định của công ty được
giám đốc phê duyệt.
Đối với công trình, sản phẩm mà khách hàng yêu cầu thiết kế thì trưởng
phòng hoặc phó trưởng phòng trực tiếp đi khảo sát đo đạc cụ thể tại hiện trường
nếu công trình phức tạp, hoặc có thể giao cụ thể cho nhân viên dưới quyền thực
hiện sau đó kiểm tra(nếu công trình đơn giản hơn).
Khi khảo sát thiết kế cần lưu ý khảo sát cả các yếu tố phục vụ cho thi
công như: đường xá, cầu cống cho vận chuyển có đáp ứng yêu cầu hay
không?. Mặt bằng thi công có bị cản trở gì không? (ví dụ: công trình xây
dựng bị các công trình khác bao quanh rất khó cẩu lắp, đường vào nhà quá
chật hẹp… xe cẩu không vào được v.v …) để quyết định có nhận thi công

công trình đó hay không?
15
Các số liệu khảo sát có thể viết tay, nhưng phải được lưu giữ cẩn thận
tránh làm thất lạc.
Các phân xưởng: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty, quản
đốc phân xưởng có nhiệm vụ quản lý và phân công trong các phân xưởng.
16
Phần II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
CP KẾT CẤU THÉP THÁI NGUYÊN
2.1. Khái quát chung về công tác kế toán tại công ty
2.1.1. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ bộ máy kế toán của công ty
2.1.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của công ty gồm có 6 người đảm nhận các nhiệm vụ
khác nhau nhưng có mối quan hệ lẫn nhau trong công tác hạch toán các
nghiệp vụ tại công ty
Sơ đồ 2.01
SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI
CÔNG TY CP KẾT CẤU THÉP THÁI NGUYÊN
Ghi chú: Chỉ đạo trực tiếp
Quan hệ chức năng
2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kế toán của Công ty
- Ghi chép, tập hợp phản ánh các số liệu và tính toán tất cả các vấn đề có
liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty
- Lập và nộp đầy đủ các báo cáo theo quy dịnh
-Xác định kết quả sản xuất kinh doanh, đưa ra các giải pháp tối ưu hóa
trong hoạt động tài chính.
17
TRƯỞNG PHÒNG
KẾ TOÁN
KẾ TOÁN

THANH
TOÁN
THỦ QUỸ
KIÊM KẾ
TOÁN
VẬT TƯ
KẾ TOÁN
CÔNG NỢ,
TSCĐ
KẾ TOÁN
LƯƠNGTHỦ
KHO
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán công ty
 Trưởng phòng kế toán: có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, giúp các nhân
viên hoàn thành tốt phần hành được giao, bên cạnh đó có trách nhiệm trước giám
đốc về tình hình tài chính của nhà máy, chịu trách nhiệm trước kiểm toán viên về
số liệu sổ sách trong kỳ, tập hợp chi phí theo từng đối tượng, tính giá thành để xác
định giá thành cho sản phẩm tiêu thụ.
 Kế toán thanh toán: theo dõi các nghiệp vụ thu chi tiền mặt phát sinh trong
kỳ, số dư tài khoản tiền mặt tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Thái Nguyên.
 Thủ quỹ kiêm kế toán vật tư: quản lý toàn bộ tiền mặt của nhà máy, căn
cứ vào các chứng từ đỏ đủ tiêu chuẩn để nhập, xuất quỹ tiền mặt phù hợp. Theo dõi
tình hình tăng giảm các loại vật tư thông qua các báo cáo nhập, xuất, tồn kho
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ…
 Kế toán công nợ, TSCĐ: theo dõi tình hình công nợ của công ty để từ đó
đưa ra ý kiến với kế toán trưởng về việc sử dụng nguồn vốn của công ty, theo dõi
tình hình biến động TSCĐ của công ty.
 Kế toán lương: tính lương và các chế độ theo lương cho người lao động.
 Thủ kho: theo dõi tình hình biến động của nguyên vật liệu và cung cấp
các số liệu về kho phục vụ công tác phòng kế toán.

2.1.2. Công tác tổ chức bộ máy kế toán áp dụng tại công ty
2.1.2.1. Hình thức kế toán
Do công ty sản xuất và kinh doanh sản phẩm kết cấu thép và cơ khí: Nhà
thép tiền chế, dầm thép tổ hợp, kết cấu thép phi tiêu chuẩn, cột điện cao hạ thế,
cột vi ba truyền hình, các thiết bị xây dựng, các loại cầu trục từ 1 tấn đến 100 tấn
phục vụ các công trình công nghiệp và dân dụng.
Thi công xây lắp công trình từ cơ sở hạ tầng, đường dây và trạm.
Kinh doanh các vật tư kim khí, vật liệu xây dựng, sơn thùng dầu mỡ.
Chính do đặc thù công việc mà công ty cổ phần kết cấu thép Thái Nguyên
đã áp dụng hình thức ghi sổ kế toán là Nhật ký chứng từ.
Sơ đồ 2.02:
18
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN TẠI
CÔNG TY CP KẾT CẤU THÉPTHÁI NGUYÊN
Sơ đồ 2.02: trình tự ghi sổ tại công ty
Ghi chú: Ghi chép cuối tháng.
Ghi chép hàng ngày.
Đối chiếu, kiểm tra.
Nguyên tắc cơ bản của hình thức kế toán nhật ký chứng từ:
 Tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có
của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo tài
khoản đối ứng của nó.
 Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo
trình tự thời gian với hệ thống hóa các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế
Chứng từ gốc và
các bảng phân bổ
Nhật ký chứng
từ
Bảng kê
Sổ cái

Báo cáo tài chính
Bảng tổng
hợp chi tiết
Thẻ và sổ kế
toán chi tiết
19
 Sử dụng các mẫu in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản
lý kinh tế tài chính và lập báo cáo tài chính.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ:
 Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu
ghi trực tiếp vào các Nhật ký – Chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan.
 Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc
mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại
trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các
Bảng kê và Nhật ký – Chứng từ.
 Đối với các Nhật ký – Chứng từ được ghi căn cứ vào các Bảng kê, sổ
chi tiết thì căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng
chuyển số liệu vào Nhật ký – Chứng từ.
 Cuối tháng khóa sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký – Chứng từ, kiểm
tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký – Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết,
bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký –
Chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái.
 Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì
được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ
kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập ra các Bảng tổng
hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ Cái.
 Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký –
Chứng từ, Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.
Tổ chức công tác kế toán tại Công ty CP kết cấu thép Thái Nguyên
 Chế độ kế toán áp dụng

Công ty CP kết cấu thép Thái Nguyên áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp
ban hành theo quyết định 15/2006 – QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài
chính và áp dụng theo đơn vị cho phù hợp với đặc điểm của ngành.
20
 Hệ thống chứng từ kế toán
Công ty áp dụng hệ thống chứng từ theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính và các văn bản pháp lý có liên
quan
 Hệ thống tài khoản kế toán
Sử dụng hệ thống tài khoản thống nhất theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
 Sổ sách kế toán gồm có
- Sổ nhật ký chứng từ
- Sổ cái
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
 Chính sách kế toán khác tại công ty
- Niên độ kế toán là 01 năm từ ngày 01/01/N kết thúc là 31/12/N.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép sổ sách là: Việt Nam đồng.
- Hạch toán tổng hợp hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên, hạch toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp thẻ song song, xác
định giá trị hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước xuất trước
- Kỳ kế toán: quý.
- Tính và nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: theo nguyên giá.
- Giá trị khấu hao tính theo phương pháp đường thẳng (QĐ số 206 ngày
12/12/003 của Bộ tài chính)
Bảng 2.01
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2011-2013
ĐVT: vnđ
STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Tổng doanh thu
49.829.340.554 51.680.947.545 45.851.868.862
2 Lợi nhuận sau thuế
1.195.079.266 468.042.000 783.771.882
3 Nguồn vốn kinh doanh
28.857.241.654 20.133.921.837 27.450.852.825
21
(Nguồn: Phòng tài chính - kế toán)
Bảng 2.02
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
(31/12 năm 2011, năm 2012 và năm 2013)
ĐVT: đồng
CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
TÁI SẢN
A – TÀI SẢN NGẮN HẠN 26.624.238.379 17.229.169.162 21.666.868.445
I.Tiền và các khoản tương
đương tiền
44.709.370 564.287.681 1.122.590.227
;1. Tiền 44.709.370 564.287.681 1.122.590.227
2. Các khoản tương đương tiền
II.Các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn
1. Đầu tư ngắn hạn
2. Dự phòng giảm giá đầu tư
NH
III. Các khoản phải thu ngắn
hạn
15.124.794.541 13.488.993.006 14.037.952.945
1. Phải thu của khách hàng 15.229.696.949 13.067.551.397 14.548.846.335
2. Trả trước cho người bán 225.124.850 53.636.364

3. Phải thu nội bộ ngắn hạn
4. Phải thu theo tiến độ KH
HĐXD
5. Các khoản phải thu khác 297.282.727 573.501.894 224.447.978
6. DP các khoản phải thu khó
đòi
(402.185.135) (377.185.135) (788.977.732)
IV. Hàng tồn kho 11.170.799.468 2.967.855.515 5.519.499.710
1. Hàng tồn kho 11.170.799.468 2.967.855.515 5.519.499.710
2. Dự phòng giảm giá hàng
tồn kho
V. Tài sản ngắn hạn khác 283.935.000 208.032.960 986.825.563
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
22
2. Thuế GTGT được khấu trừ
3. Thuế và các khoản phải thu
NN
4. Tài sản ngắn hạn khác 283.935.000 208.032.960 986.825.563
B – TÀI SẢN DÀI HẠN 2.233.003.275 2.904.752.675 5.783.984.380
I. Các khoản phải thu dài hạn
1. Phải thu dài hạn của khách
hàng
2. VKD ở các đơn vị phụ
thuộc
3. Phải thu nội bộ dài hạn
4. Phải thu dài hạn khác
5. Dự phòng phải thu dài hạn
khó đòi
II. Tài sản cố định 2.164.016.607 2.774.013.594 5.624.354.405
1. Tài sản cố định hữu hình 1.810.741.223 2.745.289.767 5.624.354.405

- Nguyên giá 4.317.255.722 5.856.484.267 9.561.448.031
- Giá trị hao mòn luỹ kế (2.506.514.499) (3.111.194.500) (3.937.093.620)
2. Tài sản cố định thuê tài
chính
- nguyên giá
- Giá trị hao mòn luỹ kế
3. Tài sản cố định vô hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn luỹ kế
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở
dang 353.275.384 28.723.827
III. Bất động sản đầu tư
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn luỹ kế
IV. Các khoản đầu tư tài chính
dài hạn
1. Đầu tư vào công ty con
2. Đầu tư vào công ty liên kết,
23
liên doanh
3. Đầu tư dài hạn khác
4. Dự phòng giảm giá đầu tư
dài hạn
V. Tài sản dài hạn khác 68.986.668 130.739.081 159.629.975
1. Chi phí trả trước dài hạn 68.986.668 130.739.081 159.629.975
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn
lại
3. Tài sản dài hạn khác
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 28.857.241.654 20.133.921.837 27.450.852.825
NGUỒN VỐN

A – NỢ PHẢI TRẢ 26.948.971.654 15.457.609.837 22.458.810.943
I. Nợ ngắn hạn 26.948.971.654 15.457.609.837 22.458.810.943
1. Vay và nợ ngắn hạn 8.928.900.000 9.204.295.323 8.921.305.019
2. Phải trả người bán 10.257.925.763 2.163.444.993 8.477.686.076
3. Người mua trả tiền trước 3.320.314.239 1.282.246.571 1.014.115.725
4. Thuế và các khoản phải nộp
NN 532.924.814 774.185.389 1.199.146.793
5. Phải trả người lao động 1.013.429.354 471.955.673 1.629.958.710
6. Chi phí phải trả 497.107.926 5.870.000 900.000
7. Phải trả nội bộ 1.665.360.414
8. Phải trả theo tiến độ kế
hoạch HĐXD
9. Phải trả, phải nộp khác 733.009.144 1.555.611.888 1.215.698.620
10. Dự phòng phải trả nợ ngắn
hạn
II. Nợ dài hạn
1. Phải trả dài hạn người bán
2. Phải trả dài hạn nội bộ
3. Phải trả dài hạn khác
4. Vay và nợ dài hạn
5. Thuế thu nhập hoãn lại phải
trả
6. Dự phòng trợ cấp mất việc
24
làm
7. Dự phòng phải trả dài hạn
B – NGUỒN VỐN CHỦ SỞ
HỮU 1.908.270.000 4.676.312.000 4.992.041.882
I. Vốn chủ sở hữu 1.906.200.000 4.674.242.000 4.989.971.882
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.900.000.000 4.200.000.000 4.200.000.000

2. Thặng dư vốn cổ phần
3. Vốn khác của chủ sở hữu
4. Công tyổ phiếu quỹ
5. Chênh lệch đánh giá lại tài
sản
6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
7. Quỹ đầu tư phát triển 6.200.000 6.200.000 6.200.000
8. Quỹ dự phòng tài chính
9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở
hữu
10. Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối 468.042.000 783.771.882
11. Nguồn vốn đầu tư xây dựng
cơ bản
II. Nguồn kinh phí và quỹ
khác 2.070.000 2.070.000 2.070.000
1. Quỹ khen thưởng phúc lợi 2.070.000 2.070.000 2.070.000
2. Nguồn kinh phí
3. Nguồn kinh phí đã hình thành
TSCĐ
TỔNG CỘNG NGUỒN
VỐN 28.857.241.654 20.133.921.837 27.450.852.825
(Nguồn Số liệu: Phòng kế toán – tài chính )
Bảng số 2.03: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
(31/12 năm 2011, năm 2012 và năm 2013)
ĐVT: VNĐ
CHỈ TIÊU Năm 2012 Năm 2013 2013/2012
25

×