Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

bài dự thi dạy học tích hợp liên môn bài 25 tiết 26 tiêu hóa ở khoang miệng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.66 KB, 7 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN TÂY HỒ
TRƯỜNG THCS AN DƯƠNG
BÀI DỰ THI DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN
Môn Sinh học
Bài 25. Tiết 26. Tiêu hóa ở khoang miệng
Giáo viên : Mai Thị Thanh Thủy
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
PHẦN I. MỞ ĐẦU.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Phương pháp dạy học vận dụng kiến thức liên môn, chủ đề tích hợp đã được
Bộ GD – ĐT triển khai và thí điếm nhiều năm gần đây. Hưởng ứng các cuộc vận
động đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, phòng GD ĐT quận Tây hồ đã tích
cực đầu tư nhiều buổi tập huấn, chuyên đề về lí luận dạy học, phương pháp dạy
học. Các cuộc thi làm bài giảng elearning, bài giảng ứng dụng phương pháp bàn
tay năn bột, bài giảng tích hợp, tích hợp lien môn cũng nằm trong chuỗi các hoạt
động thường xuyên của giáo dục đào tạo Quận.
Thực tế bộ môn Sinh học là bộ môn khoa học cơ bản thuộc khối Tự nhiên.
Nhưng lâu nay, do tính ứng dụng caocủa bộ môn, có nhiều bài học ứng dụng đã
được đưa vào chương trình Sinh học THCS. Hơn thế nữa, bản thân các bài học
tìm hiểu về cơ thể sống, hệ thống sống có thể hiểu là những chủ đề luôn đòi hỏi
kiến thức liên môn. Nhiều vấn đề trong dạy học Sinh học có thể giải quyết theo
cách DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ.
Gần đây bộ môn Sinh, Hóa, Lý ở quận Tây hồ triển khai chuyên đề dạy học
theo phương pháp Bàn tay nặn bột rất phù hợp với các dự án dạy học theo chủ
đề. Để học sinh có thể “nặn bột” dù ở môn nào các em cũng cần có kỹ năng thực
hành, kỹ năng học tập tự chủ và kiến thức liên môn đạt yêu cầu nhất định. Đây
là những xu thế mới trong dạy học mà ta thấy chúng có mối liên quan rõ ràng .
Dạy học tích hợp liên môn tạo, theo tôi tạo sự gắn kết giữa các môn học với
thực tiễn cuộc sống, cho học sinh thấy những ý nghĩa thực tiễn của việc học tập.
Từ đó cũng giúp các em nhận thức, phát triển năng lực giải quyết những vấn đề
trong cuộc sống.


Tuy nhiên, vì nhiều lí do khách quan và chủ quan nên vẫn còn nhiều GV ở
các trường phổ thông chưa thực sự nắm rõ mục đích, nội dung của phương pháp
dạy học này. Đọc một số tài liệu giới thiệu ứng dụng liên môn của các thầy cô,
tôi cũng thấy còn có nhiều các hiểu khác nhau.
Vậy là để hưởng ứng cuộc vận động của ngành, tôi cũng mạnh dạn chọn một
trong số rất nhiều các bài học trong chương trình có thể tích hợp liên môn theo
cách hiểu của tôi.
II. XÁC ĐỊNH BÀI HỌC, NỘI DUNG TÍCH HỢP
Trong chương trình Sinh học THCS, như tôi đã đề cập ở trên có rất nhiều bài,
nhiều tiết có thể sử dụng hoặc phải sử dụng kiến thức liên môn. Tổ chuyên môn
chúng tôi đã tiến hành thống kê lại những bài, tiết như vậy. Chúng tôi chọn bài
25 trong chương trình Sinh học lớp 8 để báo cáo vì bài này vừa mới thực hiện
trong học kì I vừa rồi và có thực hiện dạy học theo chủ đề, sử dụng phương pháp
bàn tay nặn bột, nội dung bài cũng không quá dài nên áp dụng được cho một tiết
lên lớp thông thường.
Để xây dựng giáo án này chúng tôi cũng phải tham khảo chương trình môn
Hóa, Lí ở trường THCS. Liên quan trực tiếp là tiết học thứ 17, bài 12 trong
chương trình Hóa học lớp 8. Kiến thức vật lí liên quan thì không cụ thể ở lớp
nào nhưng cũng cần khái niệm về biến đổi vật lí.
PHẦN II. BÀI DẠY CỤ THỂ.

Tiết 26. Bài 25. TIÊU HÓA Ở KHOANG MIỆNG

I. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh cần đạt
1. Kiến thức:
- HS trình bày được các hoạt động tiêu hóa diễn ra trong khoang miệng. Vận
dụng kiến thức kiên môn nhận xét được hoạt động biến đổi thức ăn nào là chủ
yếu trong tiêu hóa ở khoang miệng.
- HS trình bày được hoạt động nuốt và đẩy thức ăn từ khoang miệng qua thực
quản xuống dạ dày.

2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.
- Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
3. Thái độ:
- Có ý thức rèn luyện bảo vệ cơ thể và hệ tiêu hóa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: - Chuẩn bị tranh vẽ H25.1, H25.2, H25.3; bảng phụ
- HS: kẻ phiếu học tập vào vở
III. PHƯƠNG PHÁP
Bàn tay nặn bột
Hoạt động nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. ổn định(1’)
2. KTBC(10’)
- Hằng ngày chúng ta cung cấp cho cơ thể những loai thức ăn nào?
- Nêu các cơ quan cấu tạo của hệ tiêu hóa theo đường đi của thức ăn?
3. Bài mới(30’)
Mở bài:Chúng ta đã biết thức ăn vào cơ thể vẫn còn thô xơ không hấp thụ được
ngay mà phải nhờ đến hoạt động tiêu hóa thức ăn của hệ tiêu hóa để biến đổi
thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được . Qua nội dung bài
trước quá trình tiêu hóa thức ăn được bắt đầu từ cơ quan nào?(miệng) Vậy bài
hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu quá trình tiêu hóa ở khoang miệng .
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự tiêu hóa ở
khoang miệng
(nội dung có tích hợp hóa học, vật lí)
HS quan sát H25.1; H25.2, kể tên các
thành phần trong cơ quan miệng.
GV nêu vấn đề: khi đưa một mẩu
bánh mì vào miệng sẽ có những hoạt

động tiêu hóa nào xảy ra?Hoạt động nào
là biến đổi hóa học? Hoạt động nào là
I. Tiêu hóa ở khoang miệng


biến đổi vật lí?
Bước 2: HS tập hợp ý kiến, hình
thành biểu tượng ban đầu.
Khi thực hiện bước này học sinh cần giải
quyết vấn đề “phân biệt biến đổi hóa học
và biến đổi vật lí”
Trước khi lựa chọn đề xuất, kiểm chứng,
GV cung cấp thông tin qua kênh hình sách
giáo khóa môn Hóa học có liên quan.
Bước 3: Đề xuất phương án chứng
minh.
Con hãy thảo luận và hoàn thành phiếu
học tập.

Bước 4: Thực nghiệm
Hoàn thành thực nghiệm và trình bày cách
làm, so sánh với đề xuất ban đầu. Kết
luận.
Bước 5: Kết luận.
GV chuẩn hóa kiến thức. Ghi lại vào vở/
nhật kí thực hành/ phiếu bài tập nếu sai,
sót.
+ Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy
có cảm giác ngọt là vì sao?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về hoạt động

nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản.
- HS quan sát H25.3, đọc thông tin và
thảo luận:
+ Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của cơ
quan nào là chủ yếu và có tác dụng gì?
+ Lực đẩy thức ăn qua thực quản xuống
dạ dày đã được tạo ra như thế nào?
+ Thức ăn qua thực quản có được biến
đổi gì về mặt lí học và hóa học không?
HS quan sát H25.3 , đọc thông tin và
thảo luận sau đó trình, nhận xét, bổ sung
+ Biến đổi lý học: Tiết nước bọt,
nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức
ăn.
Tác dụng: làm mềm nhuyễn thức
ăn, giúp thức ăn thấm nước bọt, tạo
viên để dễ nuốt.
+ Biến đổi hóa học: Hoạt động của
enzim amilaza.
tinh bột đường Mantôzơ
II. Nuốt và đẩy thức ăn qua thực
quản

- Nhờ hoạt động vo viên, đẩy của
lưỡi thức ăn được đưa xuống thực
quản.
- Thức ăn qua thực quản xuống dạ
- GV giảng giải thêm:
+ Khi uống nước thì quá trình cũng
giống với khi ăn.

+ Khi ăn không nên cười đùa vì thức
ăn sẽ rơi vào khí quản
+ Khi đi ngủ không nên ăn kẹo,
đường vì sẽ tạo môi trường thuận lợi
cho vi khuẩn hoạt động, nên đánh răng
trước khi đi ngủ.
- GV yêu cầu HS đọc kết luận chung
dày là nhờ cơ vòng thực quản.
4. Kiểm tra đánh giá(2’)
- Thực chất biến đổi lí học của thức ăn trong khoang miệng là gì?
- Vì sao nói biến đổi hóa học ở miệng là không đáng kể?
- Trình bày quá trình nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản?
5. Dặn dò(1’)
- Học bài
- Đọc mục “ Em có biết”
- Soạn bài mới
PHẦN III. KẾT LUẬN.
I. HIỆU QUẢ:
- Xác định rõ và chính xác kiến thức liên môn giúp học sinh không còn
lúng túng trong các khái niệm. Sự gắn kết giữa các môn học rõ ràng,
các em giải quyết vấn đề chính xác hơn, nhanh hơn.
- Kiến thức có hệ thống giúp các em nhớ bài nhanh hơn, lâu hơn và
thêm yêu thích các môn học.
Bài giảng này là cách hiểu của chúng tôi, triển khai trong thực tế. Chắc chắn
không tránh khỏi những thiếu sót, xin sự đóng gớp của các thầy cô để mỗi bài
giảng của chúng tôi dần hoàn thiện hơn.
II. ĐỀ XUẤT:
Cái lợi cho học sinh thì đã rõ nhưng còn bất cập rất lớn. Thực tế người
giáo viên lên lớp đều đã vận dụng kiến thức liên môn giúp các em có liên hệ
thực tế, có động cơ học tập, giúp phát triển năng lực. Nhưng mỗi giáo viên làm

theo cách khác nhau, ở mức độ khác nhau. Nội dung có khi vẫn trùng lặp. Việc
tích hợp liên môn theo tôi thiết nghĩ cần có sự thống nhất từ cách làm và đặc biệt
là thống nhất về chương trình với các bộ môn, các cấp học.

×