Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

dạy học tích hợp liên môn thuyết minh về bệnh sâu răng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.69 KB, 9 trang )

1. Tên tình huống.
Thuyết minh về bệnh sâu răng.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống.
- Mọi người hiểu về bệnh sâu răng.
- Cách phòng tránh bệnh sâu răng.
- Biện pháp phòng tránh.
- Nâng cao ý thức bảo vệ hàm răng.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quết tình huống.
- Thứ nhất nguyên nhân dẫn đến bệnh sâu răng hiện nay và vai trò của răng đối với
chúng ta.
- Thứ hai là các cách phòng tránh và chữa bệnh hiệu quả .
4. Giải pháp tình huống.
Để tìm hiểu cũng như giải quyết tình huống này chúng em thấy có thể vận
dụng nhiều kiến thức ở các môn đã học trong nhà trường để giải quyết thình huống
cho rõ ràng, cặn kẽ mọi vấn đề đặt ra. Cụ thể là : môn Sinh học, Hóa học. Ngữ Văn,
Tin học, GDCD .
- Ngữ văn : Áp dụng vào giải quyết tình huống, em sẽ dùng văn nghị luận trong
thuyết minh và giải thích để giải quyết tình huống.
- Sinh học: Áp dụng trong vệc nêu cấu tạo, nguyêu nhân, vai trò và cách phòng
tránh bệnh sâu răng.
- Hóa học : Áp dụng trong vệc nêu nguyên nhân bệnh sâu răng và các biện pháp
phòng ngừa .
- Tin học : Áp dụng trong việc tra cứu thông tin tìm hiểu về bệnh sâu răng.
- GDCD: Áp dụng trong việc tuyên truyền rộng rãi với mọi người xung quanh.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống.
Hầu hết mọi người thường gặp vấn đề về răng miệng đó là bệnh sâu răng và
đặc biệt là trẻ em. Sâu răng là bệnh thường thấy như bệnh cảm cúm, đau bụng,…
nhưng chúng ta không quan tâm, chú ý đến bệnh này. Vì thế sâu răng có thể sâu vào
tủy răng và không chỉ là những cơn đau thoáng qua mà còn nhiều tác hại khiến bạn
phải giật mình. Trước hết theo môn sinh học thì răng của chúng ta có cấu tạo gồm
men răng là một lớp rất cứng bao bọc bên ngoài răng. Lớp men răng này dày


khoảng 1-2mm trơn láng, màu sáng, hơi trong và là mô cứng nhất cơ thể. Men răng
góp phần vào việc tạo màu răng và là thành phần chịu lực quan trọng trong chức
năng ăn nhai. Tiếp theo đó ngà răng là một lớp cứng, nằm dưới lớp men, dày, tạo
nên hình dạng chủ yếu của răng. Trong ngà răng có rất nhiều ống ngà rất nhỏ chứa
đựng các tế bào ngà, tạo cảm giác cho răng khi ăn những thực phẩm nóng lạnh
chua ngọt. Dưới ngà răng là tủy răng, là phần trung tâm của răng, và là một mô
sống. Vì chứa đựng các mạch máu nuôi dưới răng và thần kinh cảm giác cho răng.
Tuỷ răng gồm có hai phần: Là tuỷ thân răng (buồng tuỷ) và tuỷ chân răng. Sau là
chóp chân răng, là phần tận cùng của chân răng, nơi các mạch máu và thần kinh đi
vào từ vùng xương quanh chóp và đi ra khỏi tuỷ răng. Đây là phần phát triển hoàn
tất sau cùng của một răng. Đây cũng là nơi nhiễm trùng khởi phát khi răng bị tổn
thương. Trên mặt nhai của các răng, nhất là các răng sau. Vùng hố rãnh tạo ra sự ăn
khớp tốt giữa hai hàm giúp tăng hiệu quả nhai. Nhưng đây cũng là nơi dễ gây nhồi
nhét thức ăn và có nguy cơ sâu răng cao. Chân răng nằm trong xương hàm và được
gắn vào xương bởi hệ thống các dây chằng nha chu. Dây chằng nha chu có nhiệm
vụ giữ răng nằm đúng vị trí trong xương. Dây chằng nha chu được cấu tạo bởi rất
nhiều sợi nhỏ đan xen nhau, đi từ răng đến vùng xương ổ răng xung quanh chân
răng. Vùng dây chằng nha chu này rất có nguy cơ bị phá hủy trong các bệnh lý nha
chu và dẫn đến hậu quả là tiêu xương và lung lay răng. Nướu là phần mô mềm bao
bọc quanh xương ổ răng. Nướu khỏe mạnh màu hồng cam, săn chắc và khi nướu
viêm sẽ đỏ, bở, dễ chảy máu khi chải răng. Không những thế, răng còn có vai trò
rất quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Răng miệng là bộ phận đầu tiên của
hệ thống tiêu hoá. Răng đảm nhiệm việc nhai và nghiền thức ăn cung cấp các chất
dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Ở người có hàm răng khoẻ mạnh, ăn nhai kỹ giúp
cho sự ngon miệng, làm quá trình tiêu hoá hấp thụ thức ăn dễ dàng và tốt hơn. Nếu
mắc bệnh răng miệng sẽ không ăn uống được, trẻ biếng ăn, mất ngủ, gầy sút nhanh
và nếu kéo dài có khả năng dẫn đến suy dinh dưỡng. Về mặt thẩm mĩ răng lành
mạnh, đều đặn, lợi không viêm tạo cho con người có vẻ mặt và nụ cười đẹp, về
phát âm nếu mất răng sẽ phát âm không chuẩn ảnh hưởng đến sinh hoạt và công tác
hàng ngày, còn về hơi thở răng tốt sẽ cho ta hơi thở thơm tho. Nên sau khi ăn xong

mà không vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ làm những vụn thức ăn còn sót lại sẹ
tạo thành mảng bám vào răng, tạo nên axit theo môn sinh học sau đó axit sẽ ăn mòn
răng theo môn hóa học, là nguyên nhân hình thành nên sâu răng. Và không thể kể
đến tác nhân gây nên sâu răng từ thức ăn đó là vi khuẩn. Bạn có biết trong một
chiếc răng sâu có bao nhiêu vi khuẩn không ? Con số đó nhiều đến mức còn hơn
dân số của nước ta, có khoảng 500 triệu con vi khuẩn trú ngụ trong một chiếc răng
sâu. Nếu không chăm sóc răng dều đặn thì số vi khuẩn đó sẽ là cả một hành tinh.

Khi răng sâu phải được phát hiện sớm. Người bệnh tự mình không thể khám
và thấy được răng sâu, vì không có dụng cụ khám : gương, thám châm, cũng như
các phương tiện khác như chụp X quang răng, nội soi răng. Do vậy phải nên đi
khám răng định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện lỗ sâu mới. Chỉ có nha sĩ mới có
thể tìm thấy những lỗ sâu răng mới, vì lỗ sâu có thể nằm ẩn dưới cổ răng, dưới
nướu răng, hoặc trong kẻ giữa 2 răng, hoặc lỗ sâu tái phát nằm dưới miếng trám.
Những lỗ sâu ngầm khó phát hiện phải chụp X quang mới thấy được.Khi bị sâu
răng, lúc đầu chỉ là những cơn đau nhẹ, ê buốt khi ăn đồ nóng, lạnh, chua nhưng về
sau sẽ là những cơn đau dữ dội đến chảy nước mắt do viêm tủy cấp mà sâu răng
gây ra. Thế nhưng sâu răng và viêm tủy răng không được điều trị sẽ bị hoại tử, biến
chứng abscess răng, nang quanh chóp vô cùng đau đớn. Nhiều trường hợp nhiễm
trùng huyết và nghẽn mạch xoang hang ở não có nguyên nhân từ răng.
Không những thế sâu răng còn ảnh hưởng đến bộ hàm răng, gây viêm hạch,
viêm tủy xương, viêm mô tế bào, viêm xoang hàm trên. Điều đó được chứng tỏ khi
nhiều người nói rằng mình bị viêm xoang nhưng chữa mãi không khỏi thì bác sĩ nói
rằng là do sâu răng quá nhiều. Ngoài ra sâu răng cũng là nguyên nhân dẫn đế hôi
miệng hôi miệng có những ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là các mối quan hệ xã
hội. Dù hôi miệng có nhiều nguyên nhân, điển hình như: các loại gia vị có mùi
nặng như hành tây, tỏi, do hút thuốc lá, rối loạn tiêu hóa và các bệnh chuyển hóa
như tiểu đường. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hôi miệng chính là
các bệnh răng miệng, trong đó có sâu răng. Sâu răng nếu không được điều trị sẽ
gây ra hôi miệng ngay cả khi sâu răng chỉ mới ở giai đoạn đầu. Đó là trong quá

trình sâu răng, vi khuẩn hủy hoại men răng. Điều này xảy ra khi miệng không được
vệ sinh đúng cách khiến mảng bám răng và thức ăn bám vào răng, kẽ răng,
lưỡi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây ra hôi miệng. Nguyên
nhân chính của sâu răng là do vi khuẩn Streptococcus mutans. Vi khuẩn này phân
hủy chất bột đường từ thức ăn tạo ra axit tấn công men răng, gây sâu răng. Lỗ sâu
răng hình thành tiếp tục là nơi tích tụ mảng bám và vi khuẩn gây mùi hôi trong
miệng. Để chữa hôi miệng do sâu răng có thể ngăn ngừa bằng việc vệ sinh răng
miệng thích hợp. Các nha sĩ khuyên mọi người nên đánh răng và dùng chỉ nha khoa
sau mỗi bữa ăn. Đa số mọi người thường đánh răng vào buổi sáng sau khi thức dậy
và vào buổi tối trước khi đi ngủ, không có thói quen đánh răng sau bữa ăn. Đánh
răng sau bữa ăn là cách tốt nhất để giữ men răng luôn ổn và hơi thở thơm tho. Thay
đổi thói quen ăn uống, hãy hạn chế thức ăn chứa nhiều đường là carbonhydrate và
khám răng định kỳ mỗi 6 tháng để nha sĩ giúp làm sạch vôi răng và mảng bám răng
sẽ góp phần ngừa sâu răng, hạn chế hôi miệng.
Thường ngày chúng ta ăn rất nhiều loại thức ăn khác nhau nhưng không biết
rằng có một sồ thực phẩm có thể sâu răng sẽ có một cơ hội tốt để phát triển và điều
trị sâu răng trở nên khó khăn hơn. Một khi sâu răng xảy ra, chúng sẽ gây ra nhiều
phiền toái trong cuộc sống. Một chế độ ăn lành mạnh cùng với vệ sinh răng
miệng sạch sẽ sẽ góp phần ngăn ngừa sâu răng. Ngoài ra, dùng vừa đủ hoặc hạn
chế các loại thức ăn dưới đây cũng giúp bạn làm giảm khả năng phát triển của sâu
răng. Khi bạn thường xuyên ăn những loại thực phẩm sẽ được liệt kê sau đây.

Nhiều người lớn và trẻ em có sở thích nhai đá lạnh nhưng họ không biết rằng
khi nhai đá cứng có thể dẫn đến những tổn thương cho răng và làm hư hại men
răng.

Thường xuyên tiếp xúc với trái cây giàu axit có thể dẫn tới bị ăn mòn men
răng, làm cho răng dễ bị sâu theo thời gian. Vì thế cần ăn vừa đủ các loại trái cây
như táo, cam, chanh, để cung cấp đủ vitamin và không nên quá lạm dụng những
loại trái cây này.


Ở dạng tự nhiên, cà phê có thể là một sự lựa chọn lành mạnh. Nhưng tiếc
thay, nhiều người thích thêm đường hoặc sữa. Uống cà phê thường xuyên cũng gây
nên ố răng. Khi uống cà phê thêm đường thì đây là điều kiện tuyệt vời cho vi khuẩn
phát triển sâu răng.
Nhiều người thích các loại trái cây sấy khô thế nhưng khi nhai thì loại thức
ăn này trở nên dẻo là bám chặt vào răng và bám càng lâu trên răng thì xu hướng sâu
răng càng tăng cao.
Các loại khoai tây đóng gói này có rất nhiều tinh bột và có xu hướng mắc kẹt
trong răng.
Khi bạn ăn thức ăn ngọt và nhâm nhi đồ uống có đường và gas trong thời
gian dài, vi khuẩn sẽ phân giải đường thành axit để tấn công men răng. Soda và các
loại đồ uống có gas có tính axit gây nên sâu răng.
Rượu gây ra tình trạng mất nước và khô miệng, gây nên tình trạng giảm tiết
nước bọt. Điều này có thể dẫn đến sâu răng và các bệnh răng miệng khác.
Thế nhưng để có hàm răng chắc khỏe thì chúng ta nên ăn những thực phẩm
sau. Thực phẩm chứa canxi đặc biệt quan trọng trong việc củng cố men răng và cấu
trúc răng, đặc biệt là đối với trẻ em đang tuổi lớn bằng cách uống sữa và sử dụng
các thưc phẩm có nguồn gốc từ sữa như sữa chua, pho mát. Bên cạnh đó, hãy dùng
thêm các loại rau lá xanh như bông cải xanh, cá đóng hộp nguyên xương, hạnh
nhân, quả hạch và hạt đậu khô vì chúng rất giàu canxi. Ngoài ra chúng ta nên ăn
những thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp kích thích tiết nước bọt, giúp làm sạch răng
và góp phần tái khoáng hóa men răng, ngăn ngừa sâu răng. Chất xơ rất dễ tìm thấy
trong hầu hết các loại hoa quả, trái cây hay các loại rau họ đậu. Ngũ cốc nguyên hạt
cung cấp Vitamin B và sắt, giúp giữ cho nướu răng khỏe mạnh. Các loại thực phẩm
như cám, gạo lức và mì ống là nguồn cung cấp dồi dào ngũ cốc nguyên hạt. Trà
xanh chứa polyphenol chống oxy hóa có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn
trong miệng, nhờ đó hơi thở thơm tho. Khi ta hãm trà, chất fluoride trong lá tiết ra
nước để khi ta uống, fluoride sẽ thấm vào răng, bảo vệ men răng khỏi sự tấn công
của sâu răng. Trà còn có thể loại bớt mảng bám và ngăn ngừa các bệnh về lợi. Việt

Nam, một xứ sở của trà xanh, một thức uống tuyệt vời và tiết kiệm, các bạn đừng
bỏ qua nhé. Sữa và sữa chua không đường là lựa chọn tốt để làm đồ uống thường
xuyên, nhờ hàm lượng axit thấp giúp răng đỡ bị mòn, lượng đường thấp bảo vệ
răng khỏi sâu. Và sữa từ lâu vốn được coi là nguồn canxi tự nhiên dồi dào cho răng
phát triển.
Răng rất cần bổ sung vitamin C, tốt nhất từ nguồn trái cây tự nhiên như táo,
dâu tây, chanh cam bưởi, và đặc biệt là trái kiwis. Các loại trái cây này còn chứa
chất keo giữ cho các tế bào liên kết chắc chắn, bởi vậy trái cây không chỉ thiết yếu
đối với da mà còn rất cần thiết cho các mô ở lợi. Nếu bạn không có đủ vitamin C,
hệ collagen trong lợi bị mất liên kết, lợi bị yếu dần, mở đường cho vi khuẩn gây ra
bệnh nha chu. Thử nghiệm và nghiên cứu đã chứng minh rằng hành tây chứa hợp
chất sulfur có khả năng chống vi khuẩn cực mạnh. Hành tây tốt nhất là dùng tươi
sống, dù vị của nó cay nhưng ta có thể giữ được toàn bộ chức năng bảo vệ răng tốt
nhất của hành tây. Các món thịt tốt cho răng : thịt bò, gà, gà tây, trứng đều có chứa
phốt pho là hợp chất hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi để xây dựng hệ xương.
Theo môn sinh học và hóa học thì thứ nhất để vệ sinh răng miệng cẩn thận, đánh
răng thường xuyên, điều độ với kem đánh răng đặc trị có chứa Fluor hoặc các thành
phần đặc biệt ngừa sâu răng từ đường là cách hiệu quả nhất để bạn bảo vệ hàm răng
của mình. Người ta bổ sung vào kem đánh răng fluor, là thành phần quan trọng để
bảo vệ kiên cố cho lớp men răng bên ngoài, tái tạo men răng và ngăn ngừa sâu
răng. Không những thế, còn có những loại kem đánh răng mang một số tác dụng
đặc biệt như làm trắng, chống ê buốt, ngăn mảng bám. Thứ hai là thực hiện đánh
răng hai lần một ngày vào sáng và tối để bảo vệ răng. Ngoài ra, để vệ sinh răng
miệng, chúng ta nên sử dụng các loại bàn chải đánh răng có lông bàn chải phải đủ
mềm để tránh tổn thương lợi, hàng lông có thể so le, các sợi lông có đầu được mài
tròn nhưng có tính năng chuyên biệt, hiệu quả. Giữ gìn bàn chải vệ sinh rất quan
trọng, để tránh vi khuẩn có hại bám trên lông bàn chải và lây lan sang miệng. Sau
khi đánh răng bạn nên rửa thật sạch bàn chải dưới vòi nước và để các bàn chải xa
nhau, cất nơi khô ráo. Bạn cũng nên thay bàn chải mỗi 3 tháng để tránh vi khuẩn
lưu cữu trên lông bàn chải cũ. Thứ ba là chúng ta tuyệt đối không ăn trước khi đi

ngủ. Hãy thực hiện những điều có lợi cho răng để có được hàm răng chắc khỏe,
không phải lo về sâu răng và tuyên truyền cho mọi người về cách làm trên.
Tuyên truyền về bệnh sâu răng của học sinh
Trường THCS Thị Trấn Văn Điển.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Với tình huống trên em mong mọi người nhất là dối với các bạn học sinh sẽ hiểu
được tầm quan trọng của bệnh sâu răng. Từ đó các bạn sẽ có những biện pháp nêu
trên và áp dụng hiệu quả trong việc phòng tránh và chữa. Giúp cho tình trạng sâu
răng sẽ được giảm, đồng thời năng cao ý thức của mọi người trong việc vệ sinh
răng miệng đúng cách và “ ĐỪNG ĐỂ MÌNH BỊ SÂU RĂNG”.

×