SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ÁI MỘ
Địa chỉ: 34 ngõ 298 phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 0438273601, Email:
Tên tình huống:
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN GIÚP HỌC SINH
RỬA TAY ĐÚNG CÁCH ĐỂ PHÒNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM
Môn học chính vận dụng vào giải quyết tình huống:
SINH HỌC
Các môn học tích hợp:
HÓA, TOÁN, TIN HỌC
Thông tin về học sinh:
Nguyễn Việt Hoa
Ngày sinh 19/05/2000 Lớp: 9C
Vũ Ngọc Khánh
Ngày sinh 07/05/2000 Lớp: 9C
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ÁI MỘ
Địa chỉ: 34 ngõ 298 phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 0438273601, Email:
Tên tình huống:
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN GIÚP HỌC SINH
RỬA TAY ĐÚNG CÁCH ĐỂ PHÒNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM
Môn học chính vận dụng vào giải quyết tình huống:
SINH HỌC
Các môn học tích hợp:
HÓA, TOÁN, TIN HỌC
Thông tin về học sinh:
Nguyễn Việt Hoa
Ngày sinh 19/05/2000 Lớp: 9C
Vũ Ngọc Khánh
Ngày sinh 07/05/2000 Lớp: 9C
1
I. TÊN TÌNH HUỐNG
Vận dụng kiến thức liên môn giúp học sinh rửa tay đúng cách để phòng bệnh
truyền nhiễm.
II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Vận dụng kiến thức liên môn để:
- Về kiến thức:
+ Biết được các bệnh truyền nhiễm do vi sinh vật và giun sán kí sinh gây ra
do tiếp xúc với tay và tác hại của việc rửa tay không đúng cách
+ Hiểu được cơ chế rửa sạch, loại bỏ mầm bệnh của xà phòng
+ Biết được qui trình rửa tay đúng cách
+ Hiểu được lợi ích của việc rửa tay đúng cách bằng xà phòng .
- Về thái độ:
+ Có ý thức chăm sóc, giữ gìn sức khỏe bản thân và người thân
+ Có ý thức tham gia bảo vệ, tuyên truyền người thân và cộng đồng cùng có
ý thức rửa tay đúng cách để bảo vệ sức khỏe
+ Hưởng ứng chương trình tuyên truyền rửa tay đúng cách do Bộ Y tế phát
động.
- Về kĩ năng:
+ Rèn kỹ năng tự học, tư duy, sáng tạo, thu thập xử lí thông tin, phân tích
tổng hợp kiến thức
+ Biết giúp đỡ mọi người cùng tham gia bảo vệ sức khỏe.
III. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG
Các tài liệu, kiến thức chuyên môn được vận dụng để giải quyết tình huống
gồm:
- Môn sinh học:
+ Sinh học lớp 6: bài 50 - VI KHUẨN
+ Sinh học lớp 7: bài 11 - SÁN LÁ GAN, bài 12 - MỘT SỐ GIUN DẸP
KHÁC VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA GIUN DẸP, bài 13 - GIUN ĐŨA,
bài 14 - MỘT SỐ GIUN TRÒN KHÁC VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA
NGÀNH GIUN TRÒN, bài 6 - TRÙNG KIẾT LỴ VÀ TRÙNG SỐT RÉT.
+ Sinh học lớp 8: bài 30 - VỆ SINH TIÊU HÓA
2
- Môn hóa học:
+ Sách giáo khoa Hóa lớp 8: bài 36 - NƯỚC
+ Sách giao khoa Hóa lớp 9: bài 47 - CHẤT BÉO
- Môn toán: Toán lớp 6, tập 2: bài 16 - TÌM TỈ SỐ CỦA 2 SỐ, bài 17 - BIỂU
ĐỒ PHẦN TRĂM
- Môn tin học: Tin học dành cho trung học cơ sở quyển 1 và quyển 2.
IV. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Tóm tắt quá trình thực hiện
- Xác định nội dung chính: Rửa tay đúng cách để phòng bệnh truyền nhiễm
- Tìm hiểu thực tiễn: Tìm hiểu điều kiện rửa tay tại một số trường học và điều
tra kiến thức và thực hành rửa tay ở học sinh
- Trao đổi với các bạn, thày cô
- Viết bài.
2. Tài liệu sử dụng:
1. Bộ Y tế. Công văn số 2390/BYT-MT ngày 12 tháng 10 năm 2007 về việc
triển khai chiến dịch truyền thông “rửa tay với xà phòng để phòng chống
dịch, bệnh chân – tay – miệng”.
2. Bộ Y tế. Quy trình rửa tay thường quy. Ban hành kèm Công văn 1571/BYT-
ĐTr ngày 12 tháng 10 năm 2007.
3. Sách giáo khoa Sinh học lớp 6. NXB Giáo dục. Hà Nội, năm 2014.
4. Sách giáo khoa Toán lớp 6, tập 2. NXB Giáo dục. Hà Nội, năm 2014.
5. Sách giáo khoa sinh học lớp 7. NXB Giáo dục. Hà Nội, năm 2014.
6. Sách giáo khoa Hóa lớp 8. NXB Giáo dục. Hà Nội, năm 2014.
7. Sách giáo khoa Sinh học lớp 8. NXB Giáo dục. Hà Nội, năm 2014.
8. Sách giao khoa Hóa lớp 9. NXB Giáo dục. Hà Nội, năm 2014.
9. Sách giáo khoa Sinh học lớp 8. NXB Giáo dục. Hà Nội, năm 2014.
10. Sách giáo khoa Tự nhiên và xã hội lớp 2. NXB Giáo dục Việt Nam. Hà Nội,
năm 2014.
11. Sách giáo khoa Tin học dành cho trung học cơ sở quyển 1 và quyển 2. NXB
Giáo dục Việt Nam. Hà Nội, năm 2014.
3
12. Bài báo “Mô hình rửa tay bằng xà phòng và nước sạch tại trường học tại
Quảng Nam”
( />13. Bài báo “Rửa tay xà phòng, tránh bệnh truyền nhiễm”
( />benh-truyen-nhiem/307525.antd)
3. Ứng dụng công nghệ thông tin
- Phần mềm Microsoft Word để viết bài, kẻ bảng…
- Phần mềm Microsoft Excel để xử lý kết quả điều tra và vẽ biểu đồ
- Công cụ tìm kiếm Google, báo mạng…
V. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Bước 1: Xác định nội dung chính
Qua tìm hiểu, trao đổi với các bạn và được sự hướng dẫn của các thày, cô, em đã
xác định được các nội dung chính như sau:
- Tìm hiểu thực tiễn: thực trạng rửa tay của học sinh tại trường học
- Bệnh truyền nhiễm lây qua tiếp xúc tay
- Xà phòng và cơ chế làm sạch của xà phòng
- Lợi ích của việc rửa tay bằng xà phòng
- Quy trình rửa tay
Bước 2: Tìm hiểu thực tiễn
Tìm hiểu kiến thức, thực hành rửa tay của học sinh và điều kiện hỗ trợ cho việc
rửa tay cho học sinh tại các trường học.
1. Việc đảm bảo rửa tay đúng cách cho học sinh tại các trường
Qua việc tìm hiểu các tài liệu có sẵn và quan sát tại một số trường, chúng em
thấy việc rửa tay đúng cách ở các trường học như sau:
Nhiều trường đã được trang bị đủ các điều kiện tốt cũng như duy trì đều đặn
việc rửa tay cho học sinh.
4
Hình 1. Điều kiện rửa tay tốt tại một trường mầm non
(ảnh từ internet)
Tuy nhiên, tại nhiều trường, nhà vệ sinh không đủ, vòi nước thường xuyên bị
hỏng, không có các loại xà phòng hoặc dung dịch rửa tay phù hợp và khăn hoặc
giấy sạch để lau tay làm cho việc rửa tay cho học sinh rất khó khăn. Tại một số
trường, một số bạn tâm sự dù có khát nước cũng không dám uống vì sợ phải vào
nhà vệ sinh bẩn và hôi thối.
Hình 2. Rửa tay tại trường không có nước máy (ảnh từ internet)
5
Hình 3. Chỗ rửa tay có vòi nước sạch nhưng không có xà phòng và khăn
hoặc giấy sạch (ảnh của tác giả)
Hình 4. Chậu rửa này vòi nước đã bị hỏng, không có xà phòng và khăn
hoặc giấy sạch (ảnh của tác giả)
6
2. Kiến thức của các bạn học sinh về rửa ray
Kết quả trả lời của các bạn trong 114 phiếu điều tra thu được (N=114) như sau:
Biểu đồ 1. Tỉ lệ giới tính của các bạn tham gia điều tra (N=114)
Trong số 114 bạn tham gia điều tra, có 65 bạn nữ, chiếm 57% và 49 bạn nam,
chiếm 43%.
Biểu đồ 2. Tỉ lệ các bạn có hiểu biết đúng về thời điểm cần rửa tay (N=114)
Trong 4 thời điểm cần phải rửa tay, tỉ lệ các bạn biết cần rửa tay trước khi ăn
hoặc cho người khác ăn là 81,6%, sau khi đi vệ sinh là 78,9%. Hai thời điểm
khác gồm trước khi chuẩn bị thức ăn và sau khi chạm vào chất bẩn có tỉ lệ các
7
bạn nêu được thấp hơn, lần lượt là 0,9% và 25,4%. Không có bạn nào biết đầy
đủ về cả 4 thời điểm cần rửa tay
Biểu đồ 3. Tỉ lệ các bạn biết về điều kiện cần thiết để có thể rửa tay sạch
(N=114)
Trong các điều kiện cần thiết cho việc rửa tay sạch, 96,5% các bạn kể được là
xà phòng. Rất nhiều bạn biết là cần nước nhưng chỉ có 36,8% bạn nói đúng là
nước sạch. 23,7% các bạn biết là cần khăn hoặc giấy sạch để làm khô tay. Tỉ lệ
các bạn nêu được cả 3 điều kiện cần thiết là 11,4%.
Biểu đồ 4. Tỉ lệ các bạn biết đúng số bước và thời gian rửa tay (N=114)
8
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, để có bàn tay sạch, cần phải rửa tay qua 6
bước, với thời gian tối thiểu là 30 giây nhưng tỉ lệ học sinh biết được điều này
còn thấp (7%). Chỉ có 1 bạn trả lời đúng được cả về số bước và thời gian rửa
tay, chiếm 0,9%. Trong các phiếu trả lời, có bạn nói rằng cần ít nhất 30 phút để
rửa tay, thời gian lâu như vậy là không cần thiết và không thực tế.
3. Thực hành rửa tay của các bạn học sinh
Bảng 1. Tỉ lệ các bạn có thực hành rửa tay tại thời điểm cần thiết (N=114)
Thực hành Số bạn Tỉ lệ (%)
Trước khi ăn hoặc cho người khác ăn 94 82,5
Trước khi chuẩn bị thức ăn 3 2,6
Sau khi đi vệ sinh 100 87,7
Sau khi tay chạm vào chất bẩn 30 26,3
Rửa tay tại cả 4 thời điểm trên 0 0
Tương tự như kết quả điều ra về kiến thức, tỉ lệ học sinh rửa tay trước khi ăn
và sau khi đi vệ sinh rất cao (82,5 và 87,7%). Tỉ lệ học sinh rửa tay tại các thời
điểm cần thiết khác còn thấp. Khi trả lời câu hỏi về thời điểm cần rửa tay, có
bạn còn nói cần phải rửa vào buổi sáng, trưa, chiều tối. Có bạn nói không nhớ.
Bảng 2. Tỉ lệ các bạn có thực hành rửa tay khác nhau (N=114)
Thực hành Số bạn Tỉ lệ (%)
Rửa tay đủ 6 bước 0 0
Sử dụng xà phòng:
Không 5 4,4
Thỉnh thoảng 19 16,7
Luôn luôn 90 78,9
Lau khô tay sau khi rửa tay 102 89,5
Không có bạn nào cho biết là mình đã rửa tay đủ 6 bước. Tỉ lệ các bạn luôn dùng
xà phòng là 78,9%. Có 89,5% bạn làm khô tay sau khi rửa tay. Tuy nhiên, nếu ở các
trường không có khăn sạch hay giấy lau, có thể các bạn phải lau vào quần áo.
4. Thái độ của các bạn học sinh về rửa tay
9
Qua trao đổi, em thấy các bạn đều có thái độ tích cực về rửa tay. Nhiều bạn nói
“Rửa tay là cần thiết”, hay “tớ muốn bàn tay tớ luôn sạch”…
Bước 3: Trao đổi với thày cô và các bạn
- Xin ý kiến các thày cô về việc xác định tình huống cần giải quyết và cách
viết bài
- Hỏi một số bạn về kiến thức, thái độ và thực hành rửa tay hàng ngày.
Bước 4: Viết bài về rửa tay đúng cách
1. Những loại bệnh lây qua tiếp xúc tay
Hình ảnh sau đây giúp chúng ta dễ hình dung và có tác dụng cảnh báo đối với
đôi bàn tay mang những “mầm bệnh tí hon” mà bằng mắt thường chúng ta không
thể phát hiện đồng thời cũng không biện pháp phòng tránh nếu như chúng ta hoàn
toàn không có nỗi e sợ với những “mầm bệnh tí hon” đó.
Hình 5. Bàn tay và những “mầm bệnh” tí hon
(ảnh từ internet)
Bàn tay rất dễ bị nhiễm bẩn trong sinh hoạt hàng ngày, trong học tập, lao động
sản xuất, chế biến thức ăn v.v đặc biệt bàn tay rất dễ bị nhiễm các tác nhân gây
bệnh truyền nhiễm từ môi trường, đồ vật xung quanh. Người có bàn bay nhiễm
mầm bệnh có thể gây bệnh cho bản thân qua việc chùi tay lên mắt, mũi, miệng hay
10
cầm thức ăn hoặc gây bệnh cho người khác qua việc bắt tay, mời thức ăn hay nhân
viên y tế thăm khám bệnh nhân
Việc tiếp xúc tay có thể diễn ra thường xuyên như cầm nắm vào tay vịn của lan
can, sờ vào mặt bàn, bắt tay, cầm tiền, cầm đồ ăn tươi sống, xách rác, mở nắp thùng
rác… những tiếp xúc như vậy vô tình cũng tạo ra sự nhiễm bẩn và truyền sự nhiễm
bẩn đó trực tiếp sang người khác cũng như gián tiếp thông qua đồ vật mà người
khác cũng sẽ tiếp xúc.
Theo các chuyên gia y tế, khi tiếp xúc với các nguồn lây truyền nhiễm thì đôi
bàn tay, nhất là móng tay rất dễ chứa các loại vi khuẩn, virus, trứng giun sán, nấm
gây bệnh và các chất bẩn bám vào. Các bệnh có liên quan đến đôi bàn tay bẩn
thường gặp bao gồm tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn, viêm gan, giun sán, đau mắt,
ghẻ lở, cúm gia cầm, bệnh tay – chân – miệng… và gần đây nhất dịch bệnh Ebola
do virus gây ra cũng được khuyến cáo tránh tiếp xúc với các dịch tiết ra từ người
bệnh.
Hình 6. Bàn tay bạn có thể là nguy hiểm
(ảnh từ internet)
2. Xà phòng và cơ chế làm sạch của xà phòng
2.1. Xà phòng là gì?
Xà phòng trước kia được điều chế bằng cách cho chất béo tác dụng với kiềm
bằng phản ứng xà phòng hoá. Sản phẩm tạo ra là muối natri hoặc kali của axit béo.
11
Vì thế xà phòng được phân loại thành xà phòng cứng (chứa natri) và xà phòng
mềm (chứa kali). Loại xà phòng này có một nhược điểm là không giặt được trong
nước cứng vì nó tạo các kết tủa với các ion canxi và magiê bết lên mặt vải làm vải
chóng mục.
Về sau, xà phòng được sản xuất từ dầu mỏ. Vì thế nó đã khắc phục được nhược
điểm trên để có thể giặt được quần áo bằng nước cứng.
Hình 7. Bánh xà phòng (ảnh từ internet)
2.2. Tại sao xà phòng loại bỏ được vết bẩn?
Chúng ta thường dùng nước để rửa tay hay giặt quần áo. Nước có tác dụng loại
bỏ một số vết bẩn dính trên tay chân hoặc quần áo. Nếu những vết bẩn này tan
trong nước, nước sẽ cuốn đi những chất bẩn và tay chân hoặc quần áo bạn sẽ trở
nên sạch sẽ. Tuy nhiên, nếu chứa chất béo, vết bẩn sẽ không tan trong nước. Khi
đó, nước sẽ không thể rửa sạch những vết bẩn trên tay chân hoặc quần áo bạn.
Xà phòng là một hợp chất thần kỳ có thể tẩy rửa những chất bẩn chứa dầu mỡ
bởi nó được cấu tạo từ những phân tử đặc biệt. Mỗi phân tử này có hai đầu hoàn
toàn khác biệt. Một đầu phân tử rất ưa nước, nó tan trong nước và dính chặt vào các
phân tử nước. Đầu phân tử này được gọi là đầu ‘hút nước’. Đầu còn lại của phân tử
ưa mỡ và chất béo. Nó có thể làm tan mỡ nhưng lại không ưa nước. Đầu phân từ
này được gọi là đầu ‘kỵ nước’. Đầu kỵ nước của phân tử xà phòng gắn chặt với
chất béo, nhờ đó hòa tan và tẩy bỏ vết bẩn chứa chất béo trên da hay quần áo. Đầu
ưa nước giúp cho cả phân tử sau khi gắn chặt với chất béo có thể hòa tan vào nước.
12
Như vậy, nhờ cấu trúc đặt biệt của các phân tử đặc biệt trong xà phòng, các vết
bẩn chứa chất béo rời khỏi da hoặc quần áo và tan vào nước.
Hình 8. Rửa tay xà phòng (ảnh từ internet)
3. Phương pháp rửa tay đúng cách bằng xà phòng
3.1. Thế nào là rửa tay đúng cách
Để rửa tay đúng cách, cần phải đảm bảo 3 yếu tố, đó là: điều kiện rửa tay (nước
sạch, xà phòng và khăn/giấy lau tay), thời điểm rửa tay và quy trình rửa tay.
3.2. Lợi ích của việc rửa tay đúng cách bằng nước sạch và xà phòng
Rửa tay bằng bằng nước sạch và xà phòng đặc biệt là các loại xà phòng diệt
khuẩn sẽ có tác dụng rửa trôi các chất bẩn, loại bỏ phần lớn các tác nhân gây bệnh
ở bàn tay giúp ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm thông qua việc cắt
đứt con đường lây lan mầm bệnh có trong phân, môi trường, dịch mũi… qua bàn
tay đến với cơ thể con người.
13
3.3. Điều kiện để có thể rửa tay đúng cách
Để có thể rửa tay đúng cách, ta cần phải có nước sạch, xà phòng và khăn/giấy
sạch để lau tay. Nước càng sạch càng tốt, tốt nhất là có vòi nước máy. Xà phòng
cần đảm bảo chất lượng (xà phòng diệt khuẩn càng tốt). Tại chỗ rửa tay, cần phải
có khăn hoặc giấy sạch. Khăn lau bẩn hoặc nhiều người dùng chung sẽ làm giảm
tác dụng của việc rửa tay.
Hình 9. Nước sạch (ảnh từ internet)
3.4. Thời điểm cần rửa tay
Đối với học sinh, hằng ngày, cần rửa tay ở 4 thời điểm: trước khi chuẩn bị thức
ăn; trước khi ăn hoặc cho người khác ăn; sau khi đi vệ sinh và sau khi chạm tay vào
chất bẩn.
Hình 10. Rửa tay trước khi chuẩn bị thức ăn (ảnh từ internet)
14
3.5. Quy trình rửa tay
Theo các tài liệu mà chúng em nghiên cứu thì Quy trình rửa tay thường quy được
Bộ Y tế ban hành kèm theo Công văn 1571/BYT-ĐTr ngày 12 tháng 10 năm 2007
bao gồm 6 bước, mỗi bước “chà” 5 lần và thời gian rửa tay tối thiểu cho mỗi lần rửa
tay là 30 giây.
- Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Thoa xà phòng vào lòng bàn tay.
Chà xát hai lòng bàn tay vào nhau.
Hình 11. Rửa tay, bước 1 (ảnh từ internet)
- Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của
bàn tay kia và ngược lại.
Hình 12. Rửa tay, bước 2 (ảnh từ internet)
15
- Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại.
Hình 13. Rửa tay, bước 3 (ảnh từ internet)
- Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn
tay kia và ngược lại.
Hình 14. Rửa tay, bước 4 (ảnh từ internet)
16
- Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách
xoay đi, xoay lại.
Hình 15. Rửa tay, bước 5 (ảnh từ internet)
- Bước 6: Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng
khăn hoặc giấy sạch.
Hình 16. Rửa tay, bước 6 (ảnh từ internet)
17
VI. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
6.1. Đối với thực tiễn học tập
Việc trao đổi với thày cô, các bạn về tình huống cần giải quyết đã giúp em có kỹ
năng giao tiếp tốt hơn, tạo cho em niềm say mê, hứng thú hơn trong học tập. Việc
tìm hiểu thực tế và đọc các tài liệu liên quan đã giúp em củng cố được các kiến
thức đã học về sinh học, hóa học, toán học, tin học… Kiến thức, thực hành về rửa
tay của em và một số bạn trong lớp đã thay đổi rõ rệt sau khi em viết bài giải
quyết tình huống này. Việc xây dựng phiếu điều tra, nhập, xử lý số liệu và viết bài
đã giúp em nâng cao được hiểu biết và kỹ năng sử dụng máy tính cũng như các
phần mềm quan trọng như Microsoft Word, Microsoft Excel…
6.2. Đối với thực tiễn đời sống
Rửa tay đúng cách bằng xà phòng và nước sạch là một biện pháp phòng bệnh
truyền nhiễm rất rẻ tiền, dễ thực hiện nhưng lại rất hiệu quả. Nó được ví như
một loại “vắc xin” phòng bệnh. Trong điều kiện hiện nay, nhất là ở một thành
phố lớn như Hà Nội, các bệnh dịch truyền nhiễm diễn biến rất phức tạp, ô nhiễm
môi trường ngày càng trầm trọng, chi phí điều trị tại các bệnh viện ngày càng
đắt đỏ thì việc rửa tay phòng bệnh ngày càng trở nên cấp thiết.
Để học sinh có thể rửa tay đúng cách, các nhà trường cần trang bị đủ các điều
kiện cần thiết cho việc rửa tay của học sinh như đủ vòi nước sạch, xà phòng,
khăn hoặc giấy sạch và dán hướng dẫn rửa tay gần các vòi nước để duy trì tốt
việc rửa tay đúng cách của học sinh. Cùng với việc bảo đảm các điều kiện này,
việc tăng cường giáo dục kiến thức, hướng dẫn cho học sinh về rửa tay đúng
cũng rất cần thiết. Đối với các bạn học sinh, cần trau dồi học hỏi để có đủ hiểu
biết về tầm quan trọng, cách rửa tay đúng và chăm chỉ rửa tay đúng cách để góp
phần phòng chống các bệnh truyền nhiễm, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và
cộng đồng.
18