Sáng kiến kinh nghiệm - Nguyễn Đức Thẩm
DẠY PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM - MỘT GIẢI PHÁP GIẢM TỶ
LỆ HỌC SINH YẾU, KÉM VÀ BỎ HỌC
Ở TRƯỜNG THPT VÕ TRƯỜNG TOẢN
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sự phát triển của Giáo Dục- Đào Tạo quyết định sự tiến bộ, phồn vinh của xã
hội đúng như Nghị quyết TW 2 khóa VIII đã chỉ rõ: “Giáo dục- Đào tạo là quốc sách
hàng đầu, là nhân tố phát triển kinh tế xã hội, là cơ sở để thực hiện công nghiệp hóa-
hiện đại hóa đất nước”. Vì thế, quản lý nhà trường là sự tác động có mục đích, có kế
hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý làm cho nhà trường vận hành theo đường lối,
quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện được mục tiêu kế hoạch đào tạo của nhà
trường, mà tiêu điểm là quá trình dạy học- giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục
tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất.
Trách nhiệm của người quản lý nhà trường là bám sát vào tình hình thực tế của
trường mình để vạch ra những biện pháp cụ thể, phù hợp nhằm không ngừng nâng cao
chất lượng các mặt giáo dục, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác giáo
dục, thực hiện cho được mục tiêu đề ra.
Với trường THPT Võ Trường Toản, một trong những mục tiêu quan trọng hàng
đầu là nâng cao kết quả học tập của học sinh, giảm tỷ lệ học sinh yếu kém trên tinh
thần đánh giá đúng thực chất năng lực của các em. Trên thực tế, những khó khăn
khách quan và chủ quan của trường đã góp phần làm cho số lượng học sinh yếu kém
cao hơn hẳn so với một số trường trong khu vực và nhiều trường THPT của Tỉnh. Bên
cạnh đó, việc áp dụng quy chế 40 và quyết định 51 sửa đổi trong việc đánh giá học
lực của học sinh và quá trình thực hiện cuộc vận động hai không với 4 nội dung: Nói
không với bệnh thành tích trong giáo dục và tiêu cực trong thi cử, nói không với vi
phạm đạo đức nhà giáo và học sinh không đạt chuẩn lên lớp do Bộ Giáo Dục và Đào
Tạo chỉ đạo đã đem lại sự đánh giá thực chất về chất lượng của học sinh. Theo đó, số
lượng học sinh yếu kém có chiều hướng tăng cao so với nhiều năm trước đây. Đây là
thực trạng chung mà chúng ta phải chấp nhận và cần tìm ra những giải pháp phù hợp
để cải thiện nó trên tinh thần không chạy theo thành tích nhưng phải nâng cao chất
lượng thực của hoạt động dạy học và giáo dục. Với suy nghĩ đó, trên cương vị một
Phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn của trường, từ năm học 2007- 2008
tôi đã tham mưu, đề xuất với Hiệu trưởng nhà trường và mạnh dạn thực hiện một số
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh, góp phần khắc phục tình
trạng học sinh bỏ học nhiều do học lực yếu kém và ở lại lớp quá cao ở trường THPT
Võ Trường Toản. Sau ba năm thực hiện, chúng tôi đã cơ bản đạt được mục tiêu đề ra
ban đầu. Chính vì thế, tôi mạnh dạn trình bày một vài kinh nghiệm đã áp dụng có hiệu
quả trong việc giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học do học lực yếu kém, phải ở lại
lớp qua đề tài Dạy phụ đạo cho học sinh – một giải pháp giảm tỷ lệ học sinh yếu,
kém và bỏ học ở trường THPT Võ Trường Toản.
Trang: 1
Sáng kiến kinh nghiệm - Nguyễn Đức Thẩm
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở thực hiện đề tài
Nhìn vào thực tế giáo dục của Nhà trường hiện nay, chúng tôi nhận thấy:
Chương trình sách giáo khoa mới hiện nay hay nhưng rất khó với phần đông học sinh.
Việc xếp loại học sinh theo Quy chế 40 và quyết định 51 sửa đổi chú trọng đến thực
chất với những yêu cầu cao hơn. Vì vậy số học sinh bị xếp loại yếu, kém và học sinh
phải ở lại lớp gia tăng. Theo đó, tỷ lệ học sinh bỏ học tăng theo và rất khó kéo giảm.
Đó là mối bức xúc chung với những người làm quản lý.
Thực trạng HS bỏ học của trường THPT Võ Trường Toản trong 02 năm học
2006- 2007 và 2007- 2008 phần nào được phản ánh qua bảng số liệu sau:
Năm học 2005-2006 Năm học 2006-2007 Ghi chú
Số lượng Tỷ lệ
(%)
Số lượng Tỷ lệ
(%)
HL yếu 328 25 Giảm11,5%
HL kém 8 0,6 Giảm 0,3%
HS bỏ
học
Trong chiến lược giáo dục- đào tạo của mình, Sở Giáo dục & Đào tạo Đồng Nai
đã đặt mục tiêu: giảm tỷ lệ học sinh bỏ học xuống dưới 2%. Đó cũng là mục tiêu
chung của tất cả các trường trên địa bàn tỉnh, trong đó có trường THPT Võ trường
Toản. Tuy nhiên đây là mục tiêu không dễ thực hiện vì phụ thuộc vào nhiều điều kiện
như: Cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, sự ủng hộ của phụ huynh học sinh, sự nỗ lực
của bản thân học sinh,…
Năm học 2010-2011, trường THPT Võ Trường Toản có 40 lớp (15 lớp 10; 14
lớp 11; 11 lớp 12 ) với 1843 học sinh. Trường có 78 cán bộ- giáo viên- CNV, đội ngũ
giáo viên của trường còn chưa đồng bộ: thiếu giáo viên Anh văn, Toán, Lý, Tin, Công
nghệ. Cơ sở vật chất về cơ bản đáp ứng được việc dạy và học. Học sinh của trường
thuộc 6 xã phía đông của huyện Cẩm Mỹ. Với những đặc điểm nổi bật đó, việc thực
hiện các giải pháp của đề tài gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
Về thuận lợi: Trường nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của Sở GD-ĐT
Đồng Nai, của Huyện uỷ – UBND Huyện Cẩm Mỹ, của các cấp chính quyền địa
phương xung quanh trường .
Trường THPT Võ Trường Toản là trường công lập hạng I vừa tròn 5 năm hình
thành và phát triển.
Trang: 2
Sáng kiến kinh nghiệm - Nguyễn Đức Thẩm
Đội ngũ cán bộ, giáo viên đều đạt chuẩn và CNV của trường là một tập thể
đoàn kết nhất trí, năng động, nhiệt tình, có sự lỗ lực phấn đấu trong giảng dạy và giáo
dục học sinh.
Trường được sự hỗ trợ tích cực, có hiệu quả của Hội CMHS, các ban, ngành,
đoàn thể của địa phương.
Học sinh của trường nhìn chung chăm ngoan, nhiều em có năng lực tốt trong
học tập và có năng khiếu về văn nghệ- TDTT.
Cho đến thời điểm này tại trường THPT Võ Trường Toản chưa có biểu hiện tệ
nạn xã hội và ma túy xâm nhập vào trường học.
Về khó khăn:
Vì Nhà trường phải cho trường Tiểu học Xuân Tây mượn một số phòng học nên
cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học bị ảnh hưởng phần nào. Trường cũng còn
thiếu phòng đa năng, sân bãi tập thể dục thể thao chưa được đầu tư đồng bộ …
Do địa bàn cư dân rộng, học sinh ở xa nhiều nên việc đi học của các em gặp rất
nhiều khó khăn. Một số học sinh còn chưa chăm học. Kinh tế của số đông cha mẹ học
sinh không ổn định cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc học của con em mình.
2. Nguyên nhân dẫn đến số lượng học sinh yếu kém và bỏ học nhiều tại
trường THPT Võ Trường Toản
Về phía giáo viên:
Giáo viên nhà trường đạt chuẩn nhưng đa số mới ra trường nên kinh nghiệm
giảng dạy chưa nhiều (70% giáo viên có tuổi nghề từ 3 năm trở xuống, 20% giáo viên
có tuổi nghề dưới 7 năm)
Một số giáo viên bộ môn cũng như giáo viên chủ nhiệm chưa nhiệt tình, thoái
thác nhiệm vụ, chưa tích cực, tự giác học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ.
Về phiá học sinh:
Học sinh đuợc tuyển vào lớp 10 của trường có chất lượng thấp, đa số học sinh có
học lực trung bình (trong 03 năm vừa qua chúng tôi hầu như phải tuyển hết số học
sinh đăng ký dự tuyển, do trên địa bàn chưa có trường dân lập nên áp lực và nhu cầu
đi học của con em địa phương là rất lớn) .
Khả năng tự học của đa số các em kém, tính ỷ lại vào thầy cô và các giờ học trên
lớp của nhiều học sinh còn nặng nề.
Mặt khác, chương trình sách giáo khoa mới quá nặng so với năng lực thực của
học sinh và các em phải học quá nhiều môn, ngoài ra còn phải đi học nhiều buổi, nhất
là học sinh lớp 11.
Tất cả những nguyên nhân đó làm cho việc tiếp thu kiến thức của học sinh không
hiệu quả, chất lượng học tập không cao, không theo được chương trình. Các em dễ
mang tâm lý chán học và bỏ học giữa chừng.
3. Quy trình tổ chức dạy học phụ đạo cho học sinh yếu kém.
3.1. Xây dựng kế hoạch dạy học phụ đạo và dạy tăng cường:
Trang: 3
Sáng kiến kinh nghiệm - Nguyễn Đức Thẩm
- Khi dự thảo kế hoạch năm học 2008- 2009, 2009- 2010 và 2010-2011, Hiệu
trưởng nhà trường đã xây dựng kế hoạch và lịch học phụ đạo trong mối quan hệ với
các mặt hoạt động khác của trường như: kế hoạch dạy - học, kế hoạch xây dựng cơ sở
vật chất … kế hoạch này gồm các nội dung cơ bản như :
+) Tình hình nhà trường, địa phương
+) Mục tiêu của hoạt động dạy phụ đạo học sinh yếu kém
+) Các chỉ tiêu cụ thể về chất lượng, số lượng mà hoạt động phụ đạo học sinh
yếu kém cần đạt được.
+) Xây dựng chương trình dạy phụ đạo
+) Quản lý việc dạy học phụ đạo, …
- Thông qua kế hoạch dạy học phụ đạo học sinh yếu kém trước Hội đồng sư
phạm nhà trường để lấy ý kiến đóng góp của giáo viên.
- Thông qua kế hoạch dạy phụ đạo học sinh yếu kém đến toàn thể phụ huynh
học sinh toàn trường trong hội nghị phụ huynh học sinh đầu năm học để tạo sự đồng
thuận và hợp tác tích cực giữa gia đình và nhà trường.
- Sau khi đạt được sự đồng thuận của đội ngũ giáo viên và phụ huynh học sinh,
kế hoạch này được đưa vào Nghị quyết của hội nghị cán bộ công chức năm học 2007-
2008. Những năm học tiếp theo, tùy theo tình hình cụ thể mà Kế hoạch được điều
chỉnh, bổ sunbg cho phù hợp
3.2 Tổ chức dạy phụ đạo và dạy tăng cường cho học sinh yếu kém.
Việc dạy phụ đạo và dạy tăng cường cho học sinh yếu kém của trường THPT
Võ Trường Toản được tiến hành theo các bược sau:
- Bước 1: Tổ chức lớp học phụ đạo.
Ngay từ đầu năm học, căn cứ vào kết quả học tập của học sinh ở các năm trước
hoặc thông qua điểm xét tuyển đầu vào lớp 10, Ban Giám hiệu nhà trường chỉ đạo cho
bộ phận văn phòng thực hiện việc rà soát số lượng học sinh yếu kém của từng lớp,
từng bộ môn. Sau đó, nhà trường căn cứ vào kết quả đó lập bảng đăng ký học phụ đạo
gửi về các lớp cho các em đăng ký học phụ đạo và chúng tôi dựa trên số liệu thực tế
đó mà mở các lớp ôn tập, phụ đạo.
Văn phòng tổng hợp danh sách đăng ký của các lớp rồi Ban lãnh đạo nhà
trường thông qua giáo viên chủ nhiệm mời phụ huynh của các em thuộc diện phải học
phụ đạo họp với Ban lãnh đạo nhà trường để triển khai cụ thể nội dung mà nhà trường
cần tiến hành đối với các em học sinh. Đồng thời nhà trường nêu rõ yêu cầu hợp tác,
giám sát, nhắc nhở, đôn đốc việc học của học sinh với các bậc phụ huynh nhằm thực
hiện kế koạch này một cách hiệu quả (Nhà trường xin hết số điện thoại của phụ huynh
những em học sinh yếu kém để tiện liên lạc khi cần).
- Bước 2: Chọn lựa giáo viên dạy phụ đạo
Sau khi đã tổ chức được các lớp ôn tập thì việc lựa chọn giáo viên dạy phụ đạo
các môn cho các lớp học đặc biệt này cũng là một công việc hết sức quan trọng vì đa
số các em có học lực yếu kém lại có tinh thần học tập không cao. Giáo viên dạy sẽ
quyết định việc duy trì hoạt động của các lớp cũng như việc nâng cao chất lượng học
Trang: 4
Sáng kiến kinh nghiệm - Nguyễn Đức Thẩm
sinh yếu kém, hạn chế học sinh bỏ học. Để chọn lựa giáo viên, Ban lãnh đạo nhà
trường vừa căn cứ vào năng lực chuyên môn của từng giáo viên vừa căn cứ vào tinh
thần trách nhiệm, sự nhiệt tình, kiên nhẫn của giáo viên. Những giáo viên được đa số
học sinh yêu mến là đối tượng đầu tiên được xem xét, chọn lựa. Thông qua tổ trưởng
các tổ chuyên môn Ban lãnh đạo nhà trường phân công giáo viên dạy phụ đạo. Ban
lãnh đạo cũng họp với các giáo viên dạy phụ đạo để triển khai mục đích, yêu cầu, nội
dung và các giải pháp thúc đẩy học sinh yếu kém học tập tốt hơn.
- Bước3: Xếp thời khoá biểu học phụ đạo
Do một học sinh có thể học yếu nhiều môn nên việc sắp xếp thời khoá biểu học
phụ đạo hợp lý để các em học cũng rất quan trọng. Ban giám hiệu nhà trường đã sắp
xếp để các em học 2môn/ 1 buổi. Tuần học 2 buổi vào ngày thứ 3 và thứ 7.
3. 3. Quản lý việc dạy học phụ đạo
- Việc quản lý học sinh:
Nhà trường bố trí 01 quản sinh (trước đây là giáo viên về hưu) phụ trách lớp
học: điểm danh hàng ngày. Ngoài ra, giáo viên dạy phụ đạo lớp nào phải điểm danh
học sinh lớp đó, xem các em có chuyên cần học tập hay không. Sau đó giáo viên bộ
môn kết hợp với quản sinh phụ trách lớp gửi danh sách học sinh vắng cho văn phòng
quản lý. Quản sinh phụ trách lớp liên lạc ngay với phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm
khi các em vi phạm và không đi học gửi danh sách này cho giáo viên chủ nhiệm các
lớp. Thông qua giờ sinh hoạt hoặc 10 phút đầu giờ GVCN lớp gặp học sinh vắng tìm
hiểu nguyên nhân để có biện pháp khắc phục kịp thời. Nếu học sinh vắng thường
xuyên 02 buổi học thì thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp, ban giám hiệu mời phụ
huynh lên làm việc.
Hàng tháng, giáo viên bộ môn cho các em kiểm tra để đánh giá sự tiến bộ của
học sinh. Bảng điểm được nộp về cho văn phòng, thông qua bảng điểm đó Ban Giám
hiệu nhà trường kết hợp với giáo viên chủ nhiệm động viên những học sinh tiến bộ
bằng cách tuyên dương trước lớp và dưới cờ. Đối với những học sinh chưa có sự tiến
bộ thì mời học sinh đó lên tìm hiểu nguyên nhân và động viên, giúp đỡ đồng thời gặp
gỡ phụ huynh của các em để trao đổi, mục đích cuối cùng là giáo dục để các em cố
gắng hơn trong quá trình học tập.
- Việc quản lý giáo viên dạy phụ đạo
Mỗi giáo viên tham gia dạy phụ đạo đều phải soạn sẵn các nội dung ôn tập, tổ
trưởng bộ môn kiểm tra nội dung giảng dạy của giáo viên và văn phòng nhà trường sẽ
phô tô miến phí những tài liệu này gửi đến học sinh để các em không phải mất thời
gian chép lại những nội dung đó đồng thời có được các vấn đề cần ôn tập một cách hệ
thống.
Hàng tuần, thông qua hòm thư góp ý và xuống lớp lấy phiếu khảo sát, Ban giám
hiệu nhà trường nắm tình hình học tập của học sinh cũng như tình hình giảng dạy của
giáo viên về các mặt: nội dung kiến thức, phương pháp truyền đạt của giáo viên. Từ
đó có những điều chỉnh kịp thời, hợp lý thoả mãn nhu cầu học tập của những học sinh
yếu kém
Trang: 5
Sáng kiến kinh nghiệm - Nguyễn Đức Thẩm
Sau mỗi học kỳ nhà trường có sơ, tổng kết đánh giá xem xét sự tiến bộ của học
sinh. Từ kết qủa học tập này, Ban giám hiệu nhà trường kết hợp với tổ trưởng chuyên
môn của các tổ họp, đánh giá về nội dung ôn tập và việc ra đề kiểm tra thường xuyên
của giáo viên bộ môn để rút kinh nghiệm, phát huy những mặt tích cực và điều chỉnh
kịp thời những điều chưa phù hợp, đảm bảo cho học kỳ sau, năm học sau việc dạy học
phụ đạo cho học sinh yếu được thực hiện tốt hơn.
4. Việc phát huy sức mạnh tập thể trong công tác phụ đạo học sinh yếu
kém.
Đối với tập thể giáo viên nhà trường: Để bộ máy hoạt động tốt thì toàn thể Hội
đồng sư phạm phải đoàn kết, nhất trí cao, phát huy những mặt tích cực, nghiêm túc
phản ánh, nhắc nhở về những tồn tại, yếu kém, những việc chưa làm được để kịp thời
khắc phục. Tích cực tham mưu, đóng góp ý kiến trên tinh thần xây dựng nhằm mục
đích đưa các hoạt động của trường trong đó có việc dạy phụ đạo học sinh yếu đạt đến
hiệu quả cao nhất.
Đối với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm: Giáo viên chủ nhiệm lớp là cầu nối quan
trọng giữa học sinh, phụ huynh với nhà trường. Một mặt, họ là cánh tay đắc lực giúp
Ban giám hiệu nắm bắt đầy đủ, chính xác tình hình học tập và tâm tư, nguyện vọng
của các em học sinh cũng như tư tưởng của cha mẹ các em. Mặt khác họ cũng là
những người truyền đạt, vận động học sinh và phụ huynh thực hiện đúng, thực hiện
đầy đủ các kế hoạch hoạt động của nhà trường. Trong công tác phụ đạo học sinh yếu,
những người quản lý cần biết động viên, phát huy tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình
nghề nghiệp của đội ngũ này. Hơn ai hết họ có điều kiện thuận lợi nhất để gần gũi,
nhắc nhở và động viên, giám sát học sinh một cách thường xuyên bằng các buổi sinh
hoạt chủ nhiệm, 10 phút đầu giờ và những cuộc gặp gỡ riêng tư khác. Với các em học
sinh thì thầy cô chủ nhiệm luôn là người có uy hơn cả. Nếu chúng ta có một đội ngũ
giáo viên chủ nhiệm có năng lực, có trách nhiệm, nhiệt tình … thì việc phụ đạo học
sinh yếu nói riêng, việc thực hiện các nhiệm vụ dạy học và giáo dục của nhà trường
nói chung chắc chắn đạt kết quả cao.
Đối với giáo viên bộ môn: Giáo viên bộ môn là lực lượng rất quan trọng trong
công việc phụ đạo học sinh yếu. Họ là người nắm chắc sức học cụ thể của từng em lại
thường xuyên gặp gỡ học sinh nên có điều kiện theo dõi nhắc nhở các em một cách
kịp thời. Sau mỗi bài kiểm tra, giáo viên bộ môn động viên đối với những học sinh có
sự tiến bộ đồng thời cũng nhắc nhở những học sinh chưa đạt kết quả học tập cao để
các em đó cố gắng phấn đấu nhiều hơn.
Đối với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong nhà trường: Trong trường học
Đoàn thanh niên và Hội liên hiệp thanh niên chính là những tổ chức tập hợp học sinh
một cách tốt nhất bằng nhiều hoạt động bổ ích. Ban giám hiệu các trường cần phát
huy vai trò của tổ chức này trong việc hỗ trợ nhà trường thực hiện các mục tiêu giáo
dục. Riêng tại trường THPT Võ Trường Toản, dưới sự chỉ đạo của Chi bộ và Ban
Giám Hiệu, Đoàn và Hội liên hiệp thanh niên đã tạo ra nhiều sân chơi lành mạnh, góp
phần thúc đẩy việc học tập của học sinh. Chẳng hạn như xây dựng các câu lạc bộ bộ
Trang: 6
Sáng kiến kinh nghiệm - Nguyễn Đức Thẩm
môn, tổ chức sinh hoạt hàng tuần, hàng tháng để các em trao đổi kinh nghiệm, phương
pháp học tập và những thông tin, tri thức bổ ích. Với những em học yếu thì ý thức tự
giác tham gia vào những câu lạc bộ học tập rất hạn chế, các em lại hay tự ty. Vậy làm
gì để cải thiện tình trạng này? Chúng ta cần tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục-
thể thao để lôi kéo đối tượng này tham gia. Dần dần các em sẽ tự tin hơn, lúc đó việc
động viên các em chăm chỉ học tập chắc sẽ hiệu quả hơn.
Đối với Hội cha mẹ học sinh: Nhà trường thông qua tổ chức Hội để động viên
sự hợp tác của toàn thể phụ huynh nhà trường trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy phụ
đạo cho học sinh yếu. Việc dạy phụ đạo này không thu học phí của học sinh nhưng lại
cần có một khoản kinh phí nhất định để động viên các giáo viên trực tiếp đứng lớp ôn
tập. Nhà trường đã thông qua hội phụ huynh học sinh vận động các mạnh thường quân
hỗ trợ phần nào khoản kinh phí này. Bên cạnh đó Hội cũng có các phần thưởng cho
các em học sinh cũng như các lớp có nhiều học sinh tiến bộ và được lên lớp nhiều
nhất vào dịp cuối học kỳ, cuối năm học.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Việc thực hiện các giải pháp của đề tài Dạy phụ đạo cho học sinh – một giải
pháp giảm tỷ lệ học sinh yếu, kém và bỏ học ở trường THPT Võ Trường Toản đã
góp phần rất lớn vào việc nâng cao chất lượng các mặt giáo dục của Nhà trường trong
các năm học từ 2008-2009 đến 2009- 2010 và 2010-2011. Cụ thể: Tỷ lệ học sinh được
xếp loại học lực từ trung bình trở lên đã gia tăng đáng kể, tỷ lệ học sinh yếu kém và bỏ
học đã giảm đi nhiều, tỷ lệ đậu tốt nghiệp của nhà trường tăng, năm sau cao hơn năm
trước và cao hơn so với các trường trong khu vực cũng như mặt bằng chung của Tỉnh.
Với một trường có nhiều khó khăn như trường THPT Võ Trường Toản thì đây là
những kết quả rất đáng khích kệ với đội ngũ cán bộ quản lý cũng như giáo viên và học
sinh nhà trường.
Số liệu thống kê dưới đây cho thấy hiệu quả trong việc thực hiện các giải pháp của đề tài:
NH 2008-2009 NH 2009-2010 NH 2010-2011
Ghi chú
Số lượng (tỷ lệ) Số lượng (tỷ lệ) Số lượng (tỷ lệ)
HL yếu
180 (11%) 175 (9.9%)
HL kém
10 (0.6%) 06 (0.3%)
HS bỏ học
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Đề tài này đã được chúng tôi áp dụng tại trường THPT Võ Trường Toản trong
03 năm học 2008- 2009, 2009- 2010, 2010- 2011 và đã đạt được kết quả như đã trình
bày. Chúng tôi nghĩ rằng quy trình và các giải pháp dạy học phụ đạo cho học sinh yếu,
kém để giảm thiếu tỷ lệ HS bị xếp loại học lực yếu, kém và bỏ học trên đây có thể áp
dụng với những trường có điều kiện tương tự. Tất nhiên kết quả của công tác này tới
đâu phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của người cán bộ quản lý. Quá trình thực hiện hoạt
động dạy phụ đạo cho học sinh yếu kém giúp tôi rút ra một số bài học sau:
Trang: 7
Sáng kiến kinh nghiệm - Nguyễn Đức Thẩm
Là một nhà giáo, một nhà quản lý giáo dục ai cũng muốn học sinh của mình,
trường mình đạt kết quả học tập cao. Nhưng không nên vì thế mà chạy theo thành tích.
Cần chấp nhận kết quả thực chất dù nó không như mong muốn. Nhưng chấp nhận
không có nghĩa là khoanh tay đứng nhìn và than thở. Trái lại cần bình tĩnh, tích cực
tìm ra các nguyên nhân của thực trạng đồng thời bám sát thực tế trường mình để tìm
ra giải pháp thích hợp nhất.
Khi đã có giải pháp cần có kế hoạch thực hiện giải pháp đó một cách cụ thể.
Trong quá trình thực hiện cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các đối tượng
liên quan từ cá nhân học sinh, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiêm, phụ huynh học
sinh đến các tổ chức đoàn thể như hội phụ huynh học sinh, Đoàn thanh niên, Ban
Giám Hiệu…
Ngoài ra việc quản lý chặt chẽ, kiểm tra thường xuyên, đánh giá kịp thời những
ưu khuyết điểm, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ dạy
phụ đạo cho học sinh yếu để rút kinh nghiệm và điều chỉnh một cách phù hợp cũng là
nguyên nhân quan trọng đem lại hiệu quả cao cho công tác này.
Đứng trước kết quả của hoạt động dạy học phụ đạo người quản lý của nhà
trường cần có thái độ thích hợp. Kết quả như mong muốn thì cần động viên, khuyến
khích biểu dương nhưng nếu kết quả chưa như ý cũng cần phải bình tĩnh, kiên nhẫn
tìm hiểu nguyên nhân và điều chỉnh, tránh tình trạng đổ lỗi cho giáo viên hoặc học
sinh. Giáo dục là một quá trình, việc phụ đạo cho học sinh yếu cũng vậy, phải trải qua
một khoảng thời gian nhất định, có sự tích luỹ cần thiết về lượng thì mới có sự thay
đổi về chất. Mọi sự nóng vội chủ quan duy ý chí đều không đem lại kết quả tốt đẹp.
V KẾT LUẬN:
Niềm vui của mọi nhà giáo là sự trưởng thành của học trò, phương châm giáo
dục của Đảng và nhà nước ta là bình đẳng. Vì thế trong công tác giảng dạy chúng ta
cần có sự quan tâm đúng mức đến các đối tượng học sinh khác nhau, đặc biệt là những
học sinh yếu kém hòng tạo ra cơ hội cho các em.
Sự trưởng thành của mỗi học trò luôn luôn phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản là
sự nỗ lực của bản thân các em và sự tận tâm của quý thầy cô giáo. Các em có năng lực
thì công việc giảng dạy của chúng ta bớt phần khó nhọc, các em học yếu thì việc giảng
dạy của quý thầy cô vất vả hơn. Nhưng nếu những em học lực yếu tiến bộ thì niềm
hạnh phúc của người làm thầy cũng sẽ được nhân lên rất nhiều lần. Xuất phát từ suy
nghĩ đó, ở cương vị một người làm công tác quản lý tôi đã mạnh dạn vận dụng giải
pháp dạy phụ đạo cho học sinh yếu kém để hạn chế tỷ lệ học sinh phải yếu kém, phải
ở lại lớp hay bỏ học và bước đầu đã đạt được kết quả khả quan. Nay, tôi trân trọng
trình bày kinh nghiệm này cùng quý đồng nghiệp. Bản thân tôi cũng luôn nghĩ rằng để
đạt mục đích hạ thấp tỷ lệ học sinh yếu kém thì đây không phải là giải pháp duy nhất.
Vì vậy trong thời gian tới tôi sẽ học hỏi thêm kinh nghiệm, tìm tòi thêm giải pháp để
tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học của trường mình.
Trang: 8
Sáng kiến kinh nghiệm - Nguyễn Đức Thẩm
Trang: 9