VẬN DỤNG CÂU HỎI, BÀI TẬP RÈN NĂNG LỰC TƯ DUY CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC SINH 7
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Ngày nay, trong thời buổi hội nhập quốc tế, lượng kiến thức mà học sinh có
thể tiếp thu ngày càng nhiều. Những kiến thức đó có thể từ sách giáo khoa, tài liệu
tham khảo, trên các phương tiện truyền thông như Internet, báo chí, [6]
Tuy vậy, chất lượng của nền giáo dục Việt Nam nói chung còn thấp, nguyên
nhân của hiện tượng này một phần là do học sinh còn thụ động trong việc học,
chưa chủ động sáng tạo, các kỹ năng học tập còn hạn chế. Chính vì vậy một trong
những mục tiêu của giáo dục Việt Nam ngày nay là đào tạo nên những con người
thông minh, sáng tạo, có kỹ năng tư duy cao. Để đáp ứng với mục tiêu trên đòi hỏi
rất nhiều yếu tố như: con người, phương tiện, phương pháp dạy học, đổi mới kiểm
tra, đánh giá….Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học được xem là khá quan
trọng.
Thế nhưng việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá
người học của giáo viên chưa được quan tâm đúng mức. Việc áp dụng các phương
pháp dạy học tích cực còn nhiều hạn chế, điều này dẫn đến học sinh ngoài việc tiếp
thu tri thức một cách thụ động, còn dẫn đến sự nhàm chán trong học tập, học sinh
không thực sự hứng thú học tập.
Do đó việc đổi mới phương pháp dạy học, nghiên cứu và ứng dụng những
phương pháp dạy học tích cực là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người
giáo viên.
Các phương pháp dạy học tích cực, dạy học tập trung vào người học…đã
được nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn tương đối nhiều, trong đó dạy học tích
cực có sử dụng câu hỏi, bài tập để rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy là một
trong những hướng đổi mới phương pháp có tính khả thi và đem lại hiệu quả cao.
[6]
Đã có rất nhiều đề tài đề cập đến vấn đề sử dụng câu hỏi trong dạy học cũng
như vận dụng quan điểm tiến hóa trong dạy học sinh học 7. Tuy nhiên đối với học
sinh lớp 7, lứa tuổi còn nhỏ, khả năng tư duy chưa cao, vấn đề sử dụng hệ thống
câu hỏi, bài tập nhằm rèn luyện năng lực tư duy còn khá mới mẻ và ít người đề
cập. Mặt khác với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, dạy
học theo chủ đề đang được áp dụng tuy nhiên hiệu quả chưa cao.
Qua nhiều năm được trực tiếp giảng dạy học sinh khối 7, tôi nhận thấy rằng
vận dụng câu hỏi, bài tập không những giúp tăng khả năng tư duy ở các em mà còn
tăng sự say mê, hứng thú học tập và còn vận dụng triệt để quan điểm tiến hóa trong
dạy học Sinh học 7.
Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài
” để nghiên
cứu, tìm hiểu và áp dụng trong công việc dạy học của mình.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1
VẬN DỤNG CÂU HỎI, BÀI TẬP RÈN NĂNG LỰC TƯ DUY CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC SINH 7
- Thiết kế các câu hỏi, bài tập, tình huống trong dạy học môn Sinh học 7 nhằm
rèn luyện năng lực tư duy cho học sinh.
- Nâng cao hiệu quả giáo dục.
- Học sinh hứng thú học tập
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu chương trình Sinh học 7, trung học cơ sở.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu phát triển các kỹ năng tư duy cho học sinh là phạm trù rộng và rất
khó; trong giới hạn của đề tài nghiên cứu chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu phát triển
kỹ năng so sánh, phân tích- tổng hợp, khái quát hóa, suy luận cho học sinh vì đây
là các kỹ năng cơ bản, thông dụng và cần thiết cho quá trình dạy học hiện nay.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Xây dựng được cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
5.2. Xây dựng được quy trình phát triển năng lực tư duy cho học sinh.
5.3. Đưa ra được các tiêu chí của các năng lực tư duy để làm cơ sở đánh giá HS.
5.4. Xây dựng được một số câu hỏi, bài tập, sơ đồ tư duy, bài tập tình huống
trong chương trình Sinh học 7, trung học cơ sở.
5.5. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của việc phát triển năng lực tư
duy cho học sinh trong dạy học Sinh học 7.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu các tài liệu về đường lối giáo dục, chủ trương, nghị quyết về đổi
mới phương pháp dạy học. Nghiên cứu các tài liệu và các công trình nghiên cứu
liên quan đến phiếu học tập, bài tập tình huống, sơ đồ, bản đồ khái niệm, kỹ năng
tư duy của học sinh trong dạy học.
Nghiên cứu các tài liệu giáo khoa về động vật học, tìm hiểu mục tiêu, nội dung
chương trình sách giáo khoa, từ đó xác định mục tiêu để xây dựng các biện pháp
phát triển năng lực tư duy cho HS, từ đó đề xuất quy trình sử dụng vào thực tế
giảng dạy.
6.2. Phương pháp điều tra
Điều tra thực trạng phát triển năng lực tư duy cho học sinh trong dạy học Sinh
học 7.
+ !"#$"%"&'#"()*Tiến hành thăm dò ý kiến của 20 giáo viên các trường
THCS trong huyện Vĩnh Cửu, Tỉnh Đồng Nai bao gồm các trường sau: THCS
Vĩnh Tân, THCS Lê Quý Đôn, THCS Vĩnh An, THCS Nguyễn Du. Tìm hiểu về
thực trạng đổi mới phương pháp dạy học, mức độ sử dụng các biện pháp phát triển
các năng lực tư duy và hiệu quả của nó trong dạy học thông qua:
2
VẬN DỤNG CÂU HỎI, BÀI TẬP RÈN NĂNG LỰC TƯ DUY CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC SINH 7
- Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu thực trạng dạy học phát triển các năng
lực tư duy phân tích - tổng hợp, so sánh, khái quát hóa của học sinh.
- Trao đổi trực tiếp với một số giáo viên trực tiếp giảng dạy Sinh học 7
+ !"#$"+,-.")+: Chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến của 200 học sinh
khối 7 năm học 2013 - 2014 của trường THCS -THPT Huỳnh Văn nhằm tìm hiểu
thực trạng của học sinh khi được học thông qua sử dụng các biện pháp phát triển
các năng lực tư duy: Phân tích - tổng hợp, so sánh, khái quát hóa.
- Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu thực trạng việc học thông qua các biện
pháp phát triển các kỹ năng tư duy: Phân tích - tổng hợp, so sánh, khái quát hóa.
- Trao đổi trực tiếp với một số học sinh khối 7.
6.3. Phương pháp nghiên cứu chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực lý luận và phương pháp
dạy học, trao đổi trực tiếp với đồng nghiệp đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Sinh
học, đặc biệt là Sinh học khối 7.
6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm (TN) ở lớp 7/1 Trường THCS – THPT Huỳnh Văn Nghệ
Đánh giá hiệu quả của các biện pháp để rèn luyện kỹ năng tư duy cho HS.
6.5. Phương pháp xử lý số liệu thực nghiệm bằng toán thống kê
Sử dụng một số công cụ toán học để xử lí các kết quả điều tra.
* Xử lí kết quả thực nghiệm.
* Phân tích kết quả thực nghiệm việc rèn luyện năng lực tư duy:
- Năng lực tư duy và khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh.
- Khả năng gây hứng thú học tập và mức độ hoạt động của học sinh.
- Năng lực tư duy như: phân tích - tổng hợp, so sánh.
7. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu xây dựng được quy trình rèn luyện các năng lực tư duy phù hợp, mô tả
được các tiêu chí của các năng lực và mức độ thành thục năng lực, có được các
biện pháp tổ chức cho học sinh rèn luyện các năng lực sẽ phát triển năng lực tư duy
cho học sinh trong dạy học Sinh học 7.
8. DỰ KIẾN NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Xây dựng được cơ sở lý luận của đề tài.
- Xây dựng được cấu trúc của các năng lực tư duy: phân tích - tổng hợp, so
sánh, khái quát hóa, suy luận.
- Xây dựng được quy trình rèn luyện các năng lực tư duy.
3
VẬN DỤNG CÂU HỎI, BÀI TẬP RÈN NĂNG LỰC TƯ DUY CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC SINH 7
- Mô tả được các tiêu chí rèn luyện năng lực tư duy và mức độ thành thục các
năng lực
- Đưa ra được các biện pháp phát triển năng lực tư duy cho học sinh trong dạy
học Sinh học 7
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1.1 Năng lực:
Theo quan điểm của các nhà tâm lý học năng lực là tổng hợp các đặc điểm,
thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động.
Ta có thể hiểu năng lực là sự phối hợp nhuần nhuyễn các kỹ năng và ở thực tế cuộc
sống.
Theo tài liệu dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng
phát triển năng lực học sinh các năng lực chung của học sinh được hình thành và
phát triển qua môn Sinh học ở cấp trung học cơ sở gồm có 9 năng lực chung được
chia thành 3 nhóm như sau:
Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy
- Năng lực tự quản lý.
Nhóm năng lực về quan hệ xã hội:
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
Nhóm năng lực công cụ:
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực tính toán.
1.2 Năng lực tư duy:
Là một loại hình hoạt động cơ bản, một loại hình hoạt động phức tạp của con
người. Theo quan điểm của tâm lý học thì năng lực học tập là khả năng của con
người thực hiện có kết quả hoạt động học tập phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh
nhất định nhằm đạt được mục đích và nhiệm vụ đề ra. Từ đó người ta phân loại
năng lực như sau:
- Năng lực học tập phục vụ chức năng nhận thức –Năng lực nhận thức
4
VẬN DỤNG CÂU HỎI, BÀI TẬP RÈN NĂNG LỰC TƯ DUY CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC SINH 7
- Năng lực học tập phục vụ chức năng tổ chức, điều chỉnh quá trình học tập
liên quan đến việc quản lý phương tiện học tập, thời gian học tập, chất lượng
học tập.
- Năng lực phục vụ chức năng tương tác trong hoạt động hợp tác.
Trong các năng lực tư duy hay còn gọi là năng lực nhận thức, chúng ta chú ý
đến 4 năng lực sau:
• Năng lực phân tích – tổng hợp
• Năng lực so sánh
• Năng lực khái quát hóa
• Năng lực suy luận
Mỗi năng lực chỉ được biểu hiện thông qua một nội dung, tác động của năng
lực lên nội dung chúng ta sẽ đạt được mục tiêu đặt ra.
Mục tiêu = năng lực x Nội dung
1.3 Phân loại các năng lực tư duy
1.3.1. Năng lực phân tích tổng hợp[7]
Phân tích là sự phân chia trong tư duy đối tượng hay hiện tượng thành những
yếu tố hợp thành, các dấu hiệu, các đặc tính riêng biệt của đối tượng hay hiện
tượng đó thành những yếu tố nhỏ hơn hoặc những mối quan hệ giữa toàn thể và bộ
phận, quan hệ giống loài nhằm tìm kiếm bản chất của chúng.
Trong dạy học, vấn đề hình thành năng lực phân tích cho học sinh cần phải
được coi trọng. Tuỳ đặc điểm từng môn học và nhiệm vụ học tập cụ thể, các giáo
viên đã đề ra những yêu cầu phân tích khác nhau. Nhưng mục đích chủ yếu của
việc rèn luyện kỹ năng phân tích là hình thành ở các em thói quen tìm hiểu sự vật,
hiện tượng có chiều sâu, nhằm nắm được bản chất của đối tượng nghiên cứu, cho
nên nhiệm vụ chủ yếu của hoạt động phân tích trước hết là nắm được cấu trúc của
đối tượng, nghĩa là:
+ Xác định các yếu tố tạo thành đối tượng.
+ Tìm mối liên hệ giữa các yếu tố đó.
+ Yếu tố trung tâm, yếu tố điều khiển của hệ thống nằm ở đâu?
+ Hoạt động trong những môi trường nào, điều kiện nào?
Trên cơ sở ấy mà xác định được tính chất, mâu thuẫn nội tại, động lực phát
triển và các vấn đề khác.
Tổng hợp là sự kết hợp trong tư duy các yếu tố, các thành phần của sự vật
hay hiện tượng trong một chỉnh thể. Trong thực tế mọi sự vật, hiện tượng đều tồn
tại đồng thời các yếu tố cũng như các mặt khác nhau tác động lẫn nhau. Để nhận
thức đầy đủ sự vật, hiện tượng, con người thường bắt đầu xem xét từ một tổng thể
5
VẬN DỤNG CÂU HỎI, BÀI TẬP RÈN NĂNG LỰC TƯ DUY CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC SINH 7
toàn vẹn, nghĩa là tổng hợp sơ bộ, sau đó mới phân tích từng yếu tố, cuối cùng tổng
hợp cao hơn, đầy đủ hơn.
Rèn luyện năng lực tổng hợp nhằm giúp học sinh sắp xếp những số liệu,
những sự kiện lộn xộn, rời rạc và đa dạng mà các em thu thập được qua nghiên cứu
lý luận và khảo sát thực tiễn thành những sự vật, những hiện tượng, những quá
trình hoàn chỉnh, thống nhất.
Phân tích và tổng hợp là hai mặt của một quá trình tư duy thống nhất có sự
liên hệ mật thiết với nhau. Tổng hợp sơ bộ ban đầu cho ta ấn tượng chung về đối
tượng nhờ đó mà xác định được phương hướng phân tích cho đối tượng. Từ sự
phân tích đối tượng sẽ giúp ta có một nhận thức đầy đủ hơn về đối tượng, phân tích
càng sâu thì sự tổng hợp cuối cùng càng cao, càng đầy đủ. Sự tổng hợp hoàn chỉnh
sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của sự phân tích tiếp theo. Cứ như vậy, nhận thức
ngày càng tiến sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng.
Phân tích và tổng hợp trong Sinh học thường được dùng để phân tích cấu tạo
cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể ; phân tích cơ chế, quá trình sinh học.
1.3.2. Năng lực so sánh[7]
Trong nhận thức cùng với sự hiểu biết sự vật, hiện tượng là cái gì và như thế
nào, còn phải hiểu được sự vật, hiện tượng này không giống sự vật, hiện tượng
khác ở chỗ nào thì phải sử dụng đến phương pháp so sánh.
So sánh là sự phân tích những điểm giống nhau và khác nhau giữa các đối
tượng nhằm phân loại sự vật, hiện tượng thành những loại khác nhau.
Tuỳ mục đích mà phương pháp so sánh có thể nặng về tìm sự giống nhau
hay sự khác nhau. So sánh điểm khác nhau chủ yếu dùng trong phân tích, so sánh
điểm giống nhau thường dùng trong tổng hợp.
Các bước thực hiện biện pháp so sánh:
/$-0: Nêu định nghĩa đối tượng cần so sánh.
/$-1: Phân tích đối tượng, tìm ra dấu hiệu bản chất của mỗi đối tượng so
sánh.
/$-2: Xác định những điểm khác nhau của từng dấu hiệu tương ứng.
/$-3: Xác định những điểm giống nhau của từng dấu hiệu tương ứng.
/$-4: Khái quát các dấu hiệu quan trọng giống và khác nhau của 2 đối tượng
so sánh.
/$-5: Nếu có thể được thì nêu rõ nguyên nhân của sự giống và khác nhau đó.
Qua sự so sánh giúp học sinh phân biệt, hệ thống hoá và củng cố các khái
niệm đồng thời so sánh là một thao tác tư duy rất quan trọng giúp học sinh tìm ra
cái mới.
Các hình thức diễn đạt so sánh: Diễn đạt so sánh bằng lời; diễn đạt so sánh
bằng bảng hệ thống hay bảng phân tích; diễn đạt so sánh bằng tranh sơ đồ; diễn đạt
6
VẬN DỤNG CÂU HỎI, BÀI TẬP RÈN NĂNG LỰC TƯ DUY CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC SINH 7
so sánh bằng biểu đồ; diễn đạt so sánh bằng sơ đồ logic.1.3.3. Năng lực khái quát
hóa[7]
Khái quát hoá là hoạt động trí tuệ cấp cao nhằm gom các đối tượng có cùng
thuộc tính và bản chất vào một nhóm, là quá trình chuyển từ cái đơn nhất lên cái
chung.
Sự khái quát hoá giữ vai trò chủ yếu trong khi hình thành các khái niệm mới.
Ở học sinh khái quát hoá diễn ra trên cơ sở phân tích, so sánh.
Người ta phân biệt các hình thức sau đây của khái quát hoá:
+ 678: Diễn ra khi tri giác tài liệu mới, kết quả là hình thành biểu tượng
chung về đối tượng nghiên cứu.
+ 9-78: Khi phát hiện ra bản chất bên trong của đối tượng nghiên cứu, dẫn
tới việc hình thành khái niệm cục bộ, tức là khái niệm riêng rẽ.
+ +:;()<=: Dẫn tới việc lĩnh hội một hệ thống khái niệm về những đối
tượng cùng loại.
+ >)%?@A: Khi hình thành hệ thống những khái niệm thuộc về một môn
học.
+ "()BC): Nhờ đó mà lĩnh hội một hệ thống khái niệm giữa các môn.
Năng lực khái quát hoá ở mỗi học sinh luôn đóng vai trò quan trọng trong
quá trình học tập. Khi được phát triển tới mức cao độ, chính năng lực này sẽ giúp
học sinh tách được cái chung, cái bản chất, những mối liên hệ bên trong mang tính
quy luật của tài liệu nghiên cứu, học tập bằng con đường phân tích chỉ một sự vật,
hiện tượng điển hình mà thôi. Bằng cách đó học sinh sẽ tiết kiệm được sức lực,
thời gian học tập của mình, biết khám phá các tri thức khoa học bằng những
phương pháp tối ưu.
1.3.4. Năng lực suy luận:
Suy luận là hình thức của tư duy, nhờ đó có thể rút ra phán đoán mới từ một
hay nhiều phán đoán theo các quy tắc logic xác định.
Bất kỳ suy luận nào cũng gồm tiền đề, kết luận và lập luận. Tiền đề (còn gọi
là phán đoán xuất phát) là phán đoán chân thực từ đó rút ra phán đoán mới. Kết
luận là phán đoán mới thu được bằng con đường lôgic từ các tiền đề. Cách thức
lôgic rút ra kết luận từ các tiền đề gọi là lập luận.
Quan hệ suy diễn lôgic giữa các tiền đề và kết luận được quy định bởi mối
liên hệ giữa các tiền đề về mặt nội dung. Nếu các phán đoán không có liên hệ về
mặt nội dung thì không thể lập luận để rút ra kết luận.
Căn cứ vào cách thức lập luận, suy luận được chia ra thành suy luận suy diễn
và suy luận quy nạp. Suy luận suy diễn là suy luận trong đó lập luận từ cái chung
đến cái riêng, cái đơn nhất. Suy luận quy nạp là suy luận trong đó lập luận từ cái
riêng, cái đơn nhất đến cái chung [7].
7
VẬN DỤNG CÂU HỎI, BÀI TẬP RÈN NĂNG LỰC TƯ DUY CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC SINH 7
1.4 Các dạng câu hỏi nhằm phát triển năng lực tư duy:
Với mục đích hình thành, phát triển năng lực nhận thức ta có các dạng câu hỏi
sau:
- Câu hỏi rèn luyện năng lực quan sát.
- Câu hỏi rèn luyện năng lực phân tích
- Câu hỏi rèn luyện năng lực tổng hợp
- Câu hỏi rèn luyện năng lực so sánh
- Câu hỏi rèn luyện năng lực suy luận
1.5 Nguyên tắc phát triển năng lực tư duy[9]
1.5.1. Quán triệt mục tiêu, nội dung của bài học
Mục tiêu của mỗi bài học không chỉ là hình thành kiến thức, kỹ năng mà
quan trọng hơn là phát triển tư duy và nắm vững, vận dụng được kiến thức. Do đó
trong quá trình rèn luyện các kỹ năng tư duy, giáo viên phải luôn bám sát và thực
hiện cho được mục tiêu chung của bài học, không xa rời nội dung chính của bài,
tránh gây nhiễu cho HS trong quá trình lĩnh hội kiến thức.
1.5.2. Đảm bảo tính chính xác, chặt chẽ, phù hợp
Trong quá trình dạy học Sinh học 7, việc rèn luyện các năng lực tư duy là
hết sức cần thiết. Tuy nhiên khi hướng dẫn HS học tập, phải luôn đảm bảo tính
chính xác về kiến thức của nội dung bài học, phù hợp với trình độ nhận thức của
HS, phù hợp về thời gian, đảm bảo logic chung của chương trình, không gò bó,
gượng ép.
1.5.3. Đảm bảo nâng dần mức độ từ dễ đến khó
Trong quá trình rèn luyện và phát triển năng lực tư duy cho học sinh, tuỳ vào
trình độ và năng lực của từng học sinh hay tùy vào đối tượng HS để GV chủ động
nâng dần yêu cầu các mức độ câu hỏi, bài tập, bảng biểu, sơ đồ từ dễ đến khó,
không được nóng vội vì dễ làm cho HS chán nản, không thực hiện được yêu cầu
GV đề ra, không rèn luyện được các kỹ năng tư duy cho học sinh.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
2.1 Đặc điểm của chương trình Sinh học 7
Chương trình Sinh học lớp 7 bao gồm các nội dung chính như sau:
DE<F:* Mở đầu chương trình Sinh học lớp 7 đã cho chúng ta thấy được sự đa
dạng và phong phú của giới động vật, những đặc điểm để phân biệt động vật với
thực vật và những đặc điểm chung của động vật
+/6)%*%G)+<8)%#HA)%:;().")+
Giới thiệu cho chúng ta tìm hiểu về một số đặc điểm của các đại diện động vật
nguyên sinh như: Trùng roi, trùng biến hình, trùng dày, trùng kiết lị, trùng sốt rét…
8
VẬN DỤNG CÂU HỎI, BÀI TẬP RÈN NĂNG LỰC TƯ DUY CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC SINH 7
qua đó rút ra những đặc điểm chung của động vật nguyên sinh và vai trò của nó
trong đời sống thực tiễn.
+/6)%*%G)+I:8A?+'J)%
Là ngành động vật đa bào bậc thấp, có cơ thể đối xứng toả tròn như: Thuỷ tức,
sứa, hải quỳ, san hô… qua việc tìm hiểu những đại diện này đã giúp chúng ta thấy
được sự đa dạng trong cấu tạo, cách di chuyển, hình thức dinh dưỡng, kiểu sinh
sản… của các đại diện ngành ruột khoang và cũng giúp chúng ta thấy được giá trị
to lớn mà nó mang lại.
+/6)%*&-)%G)+%":)
Bao gồm: Ngành giun tròn, ngành giun dẹp và ngành giun đốt.
Tìm hiểu về môi trường sống, cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản…của
các đại diện thuộc mỗi ngành như: Sán lá gan của Ngành giun dẹp, giun đũa của
Ngành giun tròn và giun đất của Ngành giun đốt.
Tìm hiểu về sự đa dạng, đặc điểm chung của mỗi Ngành giun, những tác hại và
lợi ích mà nó mang lại.
+/6)%*%G)+A+K)B=B
Đi vào tìm hiểu về các đặc điểm như: Hình dạng, cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng,
sinh sản…của một số đại diện thân mềm (trai sông, ốc sên, mực, bạch tuộc, sò…).
Thực hành quan sát một số thân mềm thông qua hình vẽ và mẫu thật, tiếp theo là tìm
hiểu những đặc điểm chung của Ngành thân mềm và vai trò của nó trong đời sống.
+/6)%*%G)+-+K)?+$L
Gồm có 3 lớp là: Lớp giáp xác, lớp hình nhện, lớp sâu bọ
Tìm hiểu về môi trường sống, cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản…của
các đại diện thuộc mỗi lớp như: Tôm sông của lớp giáp xác, nhện của lớp hình
nhện, châu chấu của lớp sâu bọ.
Trong chương này học sinh còn được tham gia vào các tiết thực hành quan
sát và mổ tôm sông hay xem băng hình về tập tính của sâu bọ.
Tìm hiểu về sự đa dạng của mỗi lớp, những đặc điểm chung của mỗi lớp và
ý nghĩa thực tiễn của Ngành chân khớp trong đời sống hàng ngày.
+/6)%*%G)+<8)%#HA-MN/6)%.!)%
- Thứ nhất là: Tìm hiểu về các lớp cá.
Tìm hiểu về đời sống, hình thái giải phẫu của cá chép và thực hành mổ cá chép.
Tìm hiểu về sự đa dạng, đặc điểm chung của lớp cá và những lợi ích của cá.
- Thứ hai là: Tìm hiểu về lớp lưỡng cư.
Tìm hiểu về đời sống, hình thái giải phẫu của ếch đồng và thực hành mổ ếch đồng.
Tìm hiểu về sự đa dạng, đặc điểm chung của lớp lưỡng cư và những lợi ích của nó.
9
VẬN DỤNG CÂU HỎI, BÀI TẬP RÈN NĂNG LỰC TƯ DUY CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC SINH 7
- Thứ ba là: Tìm hiểu về lớp bò sát.
Tìm hiểu về đời sống, hình thái giải phẫu của thằn lằn bóng đuôi dài
Tìm hiểu về sự đa dạng, đặc điểm chung của lớp bò sát và những lợi ích.
- Thứ tư là: Tìm hiểu về lớp chim.
Thực hành quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu. Nghiên cứu về cấu tạo trong
của chim bồ câu, sự đa dạng và những đặc điểm chung của lớp chim.
- Thứ năm là: Tìm hiểu về lớp thú.
Nghiên cứu về đời sống của Thỏ, khả năng di chuyển, các đặc điểm về cấu tạo
ngoài, cấu tạo trong của Thỏ.
Tìm hiểu về sự đa dạng của lớp thú và xem băng hình về tập tính và đời sống của
lớp thú.
+/6)%*OA"@)+'&-PJ<8)%#HA
Tìm hiểu về môi trường sống của động vật, về sự tiến hoá của động vật ở
các đặc điểm như: Sự vận động, di chuyển, tổ chức cơ thể, sinh sản…
Nghiên cứu nguồn gốc của động vật thông qua cây phát sinh động vật.
+/6)%* 8)%#HA#G<Q".!)%-'))%/Q"
Nội dung của chương này đó là tìm hiểu về sự đa dạng của của giới động vật
nói chung cũng như của sinh giới nói riêng, tìm hiểu về một số động vật quý hiếm
và động vật có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế địa phương và cuối
cùng của chương trình là tham quan thiên nhiên.
Qua phân tích chương trình Sinh học 7 chúng ta nhận thấy rằng lượng kiến
thức mà các em cần tiếp nhận khá lớn.Tuy nhiên nếu hình thành ở học sinh năng
lực tư duy tốt các em có thể ghi nhớ kiến thức sâu hơn, hiểu được bản chất của vấn
đề từ đó học tập ngày một tiến bộ.
2.2Thực trạng dạy học môn sinh học 7
Qua thăm dò ý kiến của đồng nghiệp trong trường và trường bạn tôi nhận thấy
rằng đại đa số giáo viên sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học và
các phương tiện trực quan, phương tiện hiện đại … Tuy nhiên để phát huy được
năng lực tư duy của học sinh là một vấn đề khá mới mẻ.
Qua trò chuyện, giáo viên cho rằng phát triển năng lực tư duy ở học sinh là rất
tốt, tuy nhiên khó thực hiện. Vận dụng quan điểm tiến hóa trong dạy học đạt được
hiệu quả tuy nhiên với chủ đề dạy học còn gặp nhiều khó khăn.
Qua trò chuyện, thăm dò ý kiến của học sinh chúng tôi nhận thấy rằng đại đa số
học sinh đều cho rằng chương trình sinh học 7 rất phức tạp, khó ghi nhớ, lượng
kiến thức nhiều.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
10
Xác định các kỹ năng nhận thức của học sinh
Xõy dng h thng cõu hi, bi tp rốn luyn nng lc t duy cho hc sinh
Rốn luyn nng lc t duy cho hc sinh thụng qua t chc cỏc hot ng hc tp
Hỡnh thnh hc sinh mt s nng lc c bn ca hot ng nhn thc
Xỏc nh cỏc nng lc nhn thc ca hc sinh
Nghiờn cu thc <n ( Bi kim tra, phỏt biu hc sinh trong cỏc gi hc )
Nghiờn cu
X lý s phm
Dy hc
Kt qu
VN DNG CU HI, BI TP RẩN NNG LC T DUY CHO HC SINH
TRONG DY HC SINH 7
1 QUY TRèNH PHT TRIN CC NNG LC T DUY
1.1 Quy trỡnh chung
Quy trỡnh rốn luyn k nng ó c mt s nh tõm lớ hc v lớ lun dy
hc quan tõm nghiờn cu nh X.I. Kixegops, Phm Tt Dong, ng V Hot,
Nguyn Ngc Bo, Nguyn ỡnh Chnh, Nguyn Quang Un, Trn Quc Thnh
[10]
Quy trỡnh rốn luyn k nng do cỏc tỏc gi a ra tuy cú s khỏc nhau v s
lng cỏc khõu, cỏc bc c th nhng v c bn l thng nht vi nhau.
u tiờn, ngi hc nm vng cỏc tri thc v hnh ng hay hot ng. K
tip, ngi hc thc hin c cỏc hnh ng theo cỏc tri thc ú.
Quan trng l ngi hc bit vn dng tri thc vo thc t cuc sng
Theo quan im ca cỏc tỏc gi núi trờn, chỳng tụi cho rng quy trỡnh rốn
luyn k nng t duy cho hc sinh gm cỏc bc sau:
11
VẬN DỤNG CÂU HỎI, BÀI TẬP RÈN NĂNG LỰC TƯ DUY CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC SINH 7
Sơ đồ 3.1 Quy trình rèn luyện năng lực tư duy
Có thể diễn đạt sơ đồ sau theo các bước như sau:
Bước 1. Xác định các năng lực nhận thức của học sinh. Cụ thể là tập trung
vào một số năng lực nhận thức cơ bản: Phân tích- tổng hợp, so sánh, khái quát hoá,
suy luận.
Bước 2. Nghiên cứu thực tiễn: Nghiên cứu những câu phát biểu trả lời của
học sinh trong các giờ học, bài kiểm tra. Phân tích những câu trả lời đúng và cả
những câu trả lời sai, lý do tại sao học sinh có thể bị sai lầm. Đây là nguồn thông
tin chính để sử dụng thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập phục vụ giảng dạy.
Bước 3. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập để phục vụ giảng dạy: Xử lý sư
phạm các câu hỏi đó, nghĩa là tùy vào các đối tượng học sinh cụ thể giáo viên đề ra
các câu hỏi, bài tập cụ thể phù hợp. Các câu hỏi, bài tập này trở thành phương tiện,
đối tượng của quá trình dạy học.
Bước 4. Rèn luyện một số năng lực tư duy của học sinh: Đưa hệ thống câu
hỏi, bài tập vào quá trình giảng dạy Sinh học 7 ở trường THCS. Học sinh cùng
nhau thảo luận, giải quyết hệ thống câu hỏi đó.
Bước 5. Hình thành ở học sinh năng lực tư duy: Thông qua giải quyết các
câu hỏi, bài tập mà học sinh vừa được củng cố tri thức, vừa được rèn luyện các kỹ
năng tư duy giúp học sinh hiểu sâu, mở rộng tri thức đồng thời học sinh có thể tự
tìm kiếm tri thức mới.
1.2 Vận dụng quy trình để phát triển năng lực tư duy cho học sinh thông qua
các bài giảng trên lớp
Giáo viên tiến hành tổ chức cho học sinh vận dụng quy trình để rèn luyện năng
lực tư duy (phân tích - tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, suy luận) thông qua giải
các câu hỏi, bài tập, tình huống, các phiếu học tập, sơ đồ, sơ đồ tư duy …
Ví dụ 1: Để giảng dạy nội dung Cấu tạo trong của Thủy tức (bài 8, SGK Sinh học
7)
+ Bước 1: Giáo viên nghiên cứu kỹ nội dung bài học ở nhà, xác định cụ thể
12
VẬN DỤNG CÂU HỎI, BÀI TẬP RÈN NĂNG LỰC TƯ DUY CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC SINH 7
với nội dung kiến thức đó chúng ta cần rèn luyện cho học sinh năng lực gì. Chẳng
hạn năng lực phân tích hay so sánh, tổng hợp kiến thức. Tuy nhiên thường thì các
năng lực tư duy mặc dù khác nhau về bản chất nhưng lại có mối liên quan chặt chẽ
với nhau và con người là một chủ thể thống nhất không thể tách rời do đó với một
nội dung kiến thức ta có thể rèn luyện ở học sinh nhiều năng lực tư duy. Từ đó học
sinh sẽ hoàn thiện về mặt trí tuệ.
Ví dụ để tổ chức dạy học nội dung Cấu tạo trong của Thủy tức (bài 8, SGK
Sinh học 7), giáo viên có thể rèn cho học sinh năng lực so sánh, phân tích, tổng
hợp và suy luận.
+ Bước 2: Thông qua nghiên cứu thực tiễn nhiều năm dạy học Sinh 7 chúng
tôi nhận thấy rằng đa số học sinh chưa hiểu được sự khác nhau giữa các ngành
động vật, chưa hiểu được sự tiến hóa của các ngành động vật. Do đó việc vận dụng
quan điểm tiến hóa trong dạy học Sinh 7 là cần thiết. Với quy trình vận dụng quan
điểm tiến hóa trong giảng dạy người giáo viên có thể hình thành năng lực tư duy ở
người học.
+ Bước 3: Xây dựng hệ thống câu hỏi. Chẳng hạn đối với lớp có đối tượng
học sinh khá, giỏi chúng ta có thể sử dụng hệ thống câu hỏi sau: [ 8]
Câu 1: Em hãy nhắc lại cấu tạo tập đoàn Vôn vốc? Vì sao gọi các cá thể
trùng roi là tập đoàn mà không gọi là cơ thể đa bào?
Để tìm hiểu cấu tạo cơ thể đa bào, hãy nghiên cứu tổ chức cơ thể Thuỷ tức
R)+2S0&A-TAU,-#GV&A-TA)%J)%-6A+W+P;AX-
Câu 2: Quan sát hình 3.1 lát cắt dọc và lát cắt ngang cơ thể Thuỷ tức, nhận
xét về cấu tạo cơ thể của Thuỷ tức?
13
Hình 3.3 Động tác bắt mồi và <êu hoá ở Thuỷ tức
VẬN DỤNG CÂU HỎI, BÀI TẬP RÈN NĂNG LỰC TƯ DUY CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC SINH 7
R)+2S1Y:AZ'-+X-)[)%-PJB8A.!A@7G'A+G)+-6A+W-PJ+:\AX-
Câu 3: Nghiên cứu hình 3.2 Cấu tạo, chức năng của một số tế bào thành cơ
thể của Thuỷ tức; 3.3 Động tác bắt mồi và tiêu hoá ở thuỷ tứcvà bảng Cấu tạo và
chức năng một số tế bào thành Thuỷ tức (trang 30 SGK Sinh học 7) và cho biết:
- Cấu tạo và chức năng của một số loại tế bào cơ thể thuỷ tức?
- Từ cấu tạo của tế bào
gai và đặc điểm của tua
miệng, hãy mô tả động tác bắt
mồi của thuỷ tức?
- Mô tả quá trình tiêu
hoá ở thuỷ tức? Thuỷ tức có
ruột hình túi, có một lỗ miệng
duy nhất, vậy nó thải chất bả
như thế nào?
Câu 4: Em hãy cho biết đặc
điểm cấu tạo của cơ thể thủy
tức? Khái quát xu hướng tiến
hoá của Thuỷ tức?
+ Bước 4: Đưa hệ thống câu hỏi vào nội dung bài học. Tùy theo đối tượng
thực tế giảng dạy, người giáo viên có thể linh hoạt sử dụng các câu hỏi trong tiết
học.
+ Bước 5: Hình thành ở học sinh năng lực tư duy. Chúng ta có thể nhận thấy
rằng thông qua câu 1 người giáo viên đã rèn luyện học sinh năng lực so sánh. Học
sinh phải so sánh giữa tập đoàn vônvoc và cơ thể đa bào để tìm ra câu trả lời.
Thông qua câu hỏi 2 và 3 học sinh được rèn luyện năng lực phân tích tổng hợp
kiến thức. Các em cần phải quan sát hình, phân tích hình ảnh để tìm ra câu trả lời
đúng.
14
VẬN DỤNG CÂU HỎI, BÀI TẬP RÈN NĂNG LỰC TƯ DUY CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC SINH 7
Và cuối cùng khi giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu 4 thì đó cũng chính là rèn
luyện năng lực khái quát hóa kiến thức ở người học.
Ví dụ 2: Để giảng dạy nội dung ngành động vật nguyên sinh:
Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi sau:[ 8 ]
Câu 1: Nghiên cứu thông tin: “ Động vật nguyên sinh là những động vật cấu
tạo chỉ gồm 1 tế bào, xuất hiện sớm nhất trên hành tinh (Đại nguyên sinh), nhưng
khoa học lại phát hiện chúng tương đối muộn. Mãi đến thế kỷ XVII, nhờ sáng chế
ra kính hiển vi, Lơvenhuc (Người Hà Lan) là người đầu tiên nhìn thấy động vật
nguyên sinh. Chúng phân bố ở khắp nơi: đất, nước ngọt, nước mặn, kể cả trong cơ
thể sinh vật khác”. Vậy động vật nguyên sinh gồm những đại diện nào? Chúng có
đặc điểm cấu tạo, lối sống ra sao?
Câu 2: Quan sát hình 4.1 SGK /17, kết hợp mục thông tin SGK /17- 18, thảo
luận nhóm và ghi kết quả vào bảng sau:
])%2S0 ^-<"WB-6A+WI_)%I'"NJ)+
Cấu tạo, tổ
chức cơ thể
Đặc điểm phù hợp với môi trường sống trong nước
Cấu tạo
Di chuyển
Dinh
dưỡng
Sinh sản
Câu 3: Từ kết quả bảng trên, giải thích vì sao trùng roi xanh được coi là một cơ
thể sống độc lập?
Câu 4: Người ta cho rằng: “Tập đoàn trùng roi thể hiện con đường hình thành
động vật đa bào vì tập đoàn trùng roi có nhiều loại cá thể bắt đầu có hiện tượng
phân hóa cho ra cá thể dinh dưỡng, cá thể sinh sản”.
- Theo em điều đó đúng hay sai?
- Có thể xem tập đoàn trùng roi là động vật đa bào không? Vì sao?
15
VẬN DỤNG CÂU HỎI, BÀI TẬP RÈN NĂNG LỰC TƯ DUY CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC SINH 7
R)+2S3Y:AZ'-6A+W-PJAI_)%I'"
Câu 5: Quan sát hình 5.1 – 5.3 SGK /20 - 21, kết hợp mục thông tin SGK /20 -
21, thảo luận nhóm và ghi kết quả vào bảng sau:
])%2S1 ^-<"WB-6A+WI_)%7"@)+R)+#GI_)%%"G;
Đại diện
Đặc điểm cơ thể phù hợp môi trường sống trong nước
Cấu tạo Di chuyển Dinh dưỡng Sinh sản
Trùng biến
hình
Trùng giày
R)+2S4Y:AZ'-6A+W-PJAI_)%7"@)+R)+#GAI_)%%"G;
Câu 6: So sánh đặc điểm cấu tạo, hình thức di chuyển, dinh dưỡng và sinh
sản của trùng biến hình và trùng giày?
Câu 7: Quan sát hình 6.1 – 6.4 SGK /23 - 24, kết hợp mục thông tin SGK /
23 - 24, thảo luận nhóm và ghi kết quả vào bảng sau:
])%2S2'.&)+AI_)%?"@AV`#GAI_)%.!AIaA
16
VẬN DỤNG CÂU HỎI, BÀI TẬP RÈN NĂNG LỰC TƯ DUY CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC SINH 7
Đặc điểm
cần so
sánh
Kích thước
so với hồng
cầu
Con đường
truyền dịch
bệnh
Nơi kí
sinh
Tác hại Tên bệnh
Trùng kiết
lị
Trùng sốt
rét
R)+ 2S5 G' N&-
AI_)%?"@AV`#GAI_)%
?"@AV`):!A+b)%-F:
Câu 8: Đặc điểm dinh dưỡng của trùng kiết lị và trùng sốt rét giống nhau và khác
nhau như thế nào?
Câu 9: Em hãy cho ví dụ một trường hợp ở địa phương ta bị bệnh kiết lị hoặc bệnh
sốt rét. Hậu quả ra sao và làm thế nào để chúng ta có thể phòng chống hai căn bệnh
trên?
Câu 10: Quan sát hình kết hợp kiến thức đã học, thảo luận nhóm và ghi kết quả
vào bảng sau:
])%2S3 ^-<"WB-+:)%)%G)+ 8)%#HA)%:;().")+
ST
T
Đại diện Môi
trường
sống
Kích
thước
cơ thể
Cấu
tạo cơ
thể
Bộ
phận di
chuyển
Dinh
dưỡng
Sinh
sản
1 Trùng roi
2 Trùng
giày
3 Trùng
17
VẬN DỤNG CÂU HỎI, BÀI TẬP RÈN NĂNG LỰC TƯ DUY CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC SINH 7
biến hình
4 Trùng
kiết lị
5 Trùng
sốt rét
Câu 11: Đặc điểm nào của động vật nguyên sinh vừa đúng cho loài sống tự do vừa
đúng cho loài sống kí sinh?
Câu 12: Giải quyết tình huống sau:
Một bạn học sinh đã phát biểu rằng: “ Động vật nguyên sinh là những sinh vật nhỏ
bé nhưng rất có hại cho môi trường sống, con người và động vật vì vậy chúng ta
phải tiêu diệt chúng.” Theo em bạn ấy nói có đúng không? Tại sao?
Với hệ thống câu hỏi trên học sinh dần hình thành được các năng lực tư duy như:
Năng lực phân tích được hình thành khi các em tìm đáp án cho câu hỏi 2, 7 và 10
Năng lực so sánh được hình thành khi các em tìm đáp án cho câu hỏi 5, 6 và 8
Năng lực suy luận được hình thành khi các em tìm đáp án cho câu hỏi 1, 3, 4, 11
và 12
Để vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống giáo viên cần yêu cầu học sinh về
nhà tìm hiểu trước để tìm ra đáp án cho câu hỏi số 9.
1.3 Biện pháp tổ chức cho học sinh phát triển năng lực tư duy trong dạy học
Sinh học 7, THCS.
1.3.1. Biện pháp tổ chức cho học sinh phát triển năng lực phân tích tổng hợp
Phân tích – tổng hợp là biện pháp mở đầu khi nghiên cứu, tìm hiểu một vấn đề
nào đó. Nhờ có phân tích từng thành phần, từng mặt của sự vật, hiện tượng mà ta hiểu
rõ ràng, đầy đủ, về sự vật, hiện tượng đó. Phân tích và tổng hợp là hai mặt của một
quá trình tư duy thống nhất có sự liên hệ mật thiết với nhau. Tổng hợp sơ bộ ban đầu
cho ta ấn tượng chung về đối tượng, nhờ đó mà xác định được phương hướng phân
tích đối tượng. Từ sự phân tích đối tượng sẽ giúp ta có một nhận thức đầy đủ hơn về
đối tượng, phân tích càng sâu thì sự tổng hợp cuối cùng càng cao, càng đầy đủ. Sự
tổng hợp hoàn chỉnh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của sự phân tích tiếp theo. Cứ như
vậy, nhận thức ngày càng tiến sâu vào bản chất của sự vật hiện tượng.
Kiến thức phần Sinh học 7 mang tính lý thuyết và khái quát cao, nếu không có
năng lực phân tích - tổng hợp thì HS rất khó trong việc tiếp cận các quan điểm, không
thể rút ra được những điểm chung, những đặc điểm cơ bản giữa các ngành, các lớp
động vật.
Trong quá trình dạy học phần Sinh học 7 biện pháp phân tích - tổng hợp
thường được sử dụng để phân tích hệ thống các kênh hình trong SGK hay những hình
18
VẬN DỤNG CÂU HỎI, BÀI TẬP RÈN NĂNG LỰC TƯ DUY CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC SINH 7
ảnh do giáo viên thu thập được đưa vào bài dạy nhằm tăng khả năng tiếp thu của học
sinh. Ngoài ra còn dùng để phân tích đặc điểm cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của các cơ
quan cơ thể động vật, phân tích sự tiến hóa của các ngành động vật.
Diễn đạt bằng sơ đồ tư duy: [ 8]
Sơ đồ tư duy (SĐTD) là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là phương pháp tốt
nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. SĐTD là
một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và đầy sáng tạo theo đúng nghĩa của nó vì
SĐTD chính là bản “ sắp xếp” ý nghĩ của chính người vẽ ra chúng.
SĐTD là một sơ đồ thể hiện khái quát một nội dung kiến thức theo cách hiểu
của mỗi người. Mỗi người tùy theo khả năng sáng tạo của mình mà tạo ra vô số
kiểu sơ đồ như sơ đồ dạng cành cây, sơ đồ dạng nhánh …. Dù được thiết kế theo
dạng nào nhưng yêu cầu cần đạt dược của một SĐTD là phải thể hiện đầy đủ nội
dung kiến thức một cách khái quát dựa trên những từ ngữ ngắn gọn, hình ảnh sinh
động.
Trong dạy học Sinh học 7, để học sinh thấy được sự tiến hóa của các ngành,
các lớp động vật, cần có năng lực khái quát hóa. Vì vậy SĐTD là một biện pháp tốt
giúp học sinh thấy được chiều hướng tiến hóa của động vật từ những đại diện động
vật đơn bào đến động vật đa bào, từ động vật đa bào bậc thấp lên động vật đa bào
bậc cao và ngày càng hoàn thiện về tổ chức cơ thể .
Một số sơ đồ tư duy trong chương trình sinh học 7 như:
19
VẬN DỤNG CÂU HỎI, BÀI TẬP RÈN NĂNG LỰC TƯ DUY CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC SINH 7
Diễn đạt bằng bảng để phân tích:
Hình thức này thường được sử dụng trong sách giáo khoa dưới dạng bài tập
yêu cầu học sinh hoàn thành. Tuy nhiên giáo viên có thể thiết kế thêm một số bảng
khác với sách giáo khoa nhằm phục vụ cho mục đích giảng dạy.
])%2S4 ^-<"WB-+:)%)%G)+ 8)%#HA)%:;().")+cde
20
VẬN DỤNG CÂU HỎI, BÀI TẬP RÈN NĂNG LỰC TƯ DUY CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC SINH 7
ST
T
Đại diện Môi
trường
sống
Kích
thước
cơ thể
Cấu
tạo cơ
thể
Bộ
phận di
chuyển
Dinh
dưỡng
Sinh
sản
1 Trùng roi
2 Trùng
giày
3 Trùng
biến hình
4 Trùng
kiết lị
5 Trùng
sốt rét
1.3.2. Biện pháp tổ chức cho học sinh phát triển kỹ năng so sánh
Trong nhận thức cùng với sự hiểu biết sự vật, hiện tượng là cái gì và như thế
nào, còn phải hiểu được sự vật, hiện tượng này không giống sự vật, hiện tượng
khác ở chỗ nào thì phải sử dụng đến phương pháp so sánh.
So sánh là sự phân tích những điểm giống nhau và khác nhau giữa các đối
tượng nhằm phân loại sự vật, hiện tượng thành những loại khác nhau.
Sử dụng tình huống rèn luyện năng lực so sánh:
Tình huống trong dạy học có ưu điểm là giúp tăng sự hứng thú ở người học,
kích thích sự tư duy cao. Tuy nhiên khi thiết kế tình huống cần chú ý đến các đối
tượng học sinh nhằm “lôi kéo” học sinh vào bài học. Ngoài ra tình huống cần
phong phú tránh sự nhàm chán ở người học và quan trọng nhất tình huống phải
được đưa ra đúng lúc, đúng chỗ, đúng trọng tâm bài học mà người giáo viên cần
lưu ý học sinh.
Tình huống 1:Nhằm giảng dạy nội dung vai trò của lớp thú
Có một bạn học sinh cho rằng: “Tất cả các loài động vật thuộc lớp thú đều
có ích cho chúng ta vì thế chúng ta cần săn bắt chúng để đem lại lợi ích, thu nhập
cho gia đình”. Theo em câu nói của bạn có đúng không? Tại sao?
Tình huống 2:
21
VẬN DỤNG CÂU HỎI, BÀI TẬP RÈN NĂNG LỰC TƯ DUY CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC SINH 7
R)+2Sf+C+YL-PJ-+"B
Sau khi quan sát hình trên một bạn học sinh cho rằng: “Hệ hô hấp của chim
là tiến hóa nhất trong các lớp động vật trong ngành động vật có xương sống”. Theo
em nhận định của bạn có chính xác không? Ý kiến của em thế nào?
Tình huống 3:
Sau khi học xong đặc điểm tạo ngoài của thỏ một bạn học sinh đã vẽ sơ đồ
tư duy sau
R)+2SdY:AZ')%'G"-PJ+gcde
Theo em sơ đồ tư duy bạn vẽ đã chính xác chưa? Em hãy đọc sơ đồ tư duy mà em
cho là đúng.
Sử dụng bảng rèn luyện năng lực so sánh [ 8 ]
Xu hướng tiến hóa chung của sinh giới là từ chưa có các hệ cơ quan đến có
các hệ cơ quan nhưng đơn giản và cuối cùng là các hệ cơ quan phân hóa ngày càng
phức tạp. Vì vậy, để hướng dẫn học sinh tìm ra những hệ cơ quan mới xuất hiện ở
động vật cũng như thấy được sự hoàn thiện dần các hệ cơ quan thể hiện ở những
động vật học sau so với các động vật đã học trước đó, biện pháp tốt nhất là so sánh.
Một số dạng bảng
22
n
VẬN DỤNG CÂU HỎI, BÀI TẬP RÈN NĂNG LỰC TƯ DUY CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC SINH 7
Bảng so sánh: Bảng so sánh có thể được sử dụng để học sinh tự lĩnh hội
kiến thức khi tìm hiểu về cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của các loài động vật trong
cùng một ngành để thấy được sự đa dạng của các loài động vật đồng thời thông
qua các đặc điểm giống nhau của các loài động vật này học sinh bước đầu nhận ra
các đặc điểm chung, bản chất của ngành động vật nghiên cứu. Ngoài ra bảng so
sánh còn được sử dụng khi tìm hiểu cấu tạo trong của độngvật thể hiện sự tiến hóa
hơn, hoàn thiện hơn các nhóm động vật đã học trước đó.
Ở đây chúng tôi chỉ xin đề xuất thêm một số bảng so sánh bổ sung trong quá
trình dạy học thông qua đó học sinh hiểu được sự tiến hóa của sinh giới. Thông
qua các bảng so sánh học sinh sẽ biết được các đặc điểm tiến hóa của ngành động
vật sau so với ngành động vật trước, các cơ quan, hệ cơ quan mới xuất hiện và một
số bảng so sánh nhằm bước đầu nhận ra đặc điểm đặc trưng của ngành động vật.
Ví dụ: Để học sinh thấy được ngành giun dẹp có hệ thần kinh và hệ sinh dục
ngày càng hoàn thiện so với ngành ruột khoang. Hệ thần kinh có hạch não phát
triển, giác bám là sản phẩm đặc trưng của sinh vật có đời sống kí sinh. Hệ sinh dục
phát triển có ống dẫn sản phẩm sinh dục. GV có thể sử dụng bảng so sánh sau:
])%2S5'.&)++f-6h:J)-PJ)%G)+%":)UiL#$")%G)+I:8A?+'J)%
CÁC HỆ CƠ
QUAN
NGÀNH RUỘT
KHOANG
NGÀNH GIUN DẸP
HỆ THẦN
KINH
HỆ SINH DỤC
Hay để HS thấy được sự tiến hóa của các hệ cơ quan giữa các lớp lưỡng cư,
bò sát so với cá, GV có thể sử dụng bảng so sánh sau:
])%2S'.&)+.OA"@)+MJ-PJ+f-6h:J)-PJV$L-&V/j)%-/k@-+l#G7m.&A
CÁC HỆ CƠ
QUAN
CÁ Lưỡng cư Bò sát
23
VẬN DỤNG CÂU HỎI, BÀI TẬP RÈN NĂNG LỰC TƯ DUY CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC SINH 7
TUẦN HOÀN
HÔ HẤP
&-+A"@)+G)+*Để rèn luyện kỹ năng làm việc với bảng, GV cần hướng dẫn HS
thực hiện theo quy tắc chung như sau:
- Đọc kỹ nhan đề của bảng, xem nội dung đề cập đến vấn đề gì và nhằm mục đích
gì?
- Đọc kỹ nhan đề các cột dọc, hàng ngang, tìm hiểu kỹ những thuật ngữ chưa hiểu
rõ.
- Đọc kỹ số liệu hoặc sự kiện lần lượt theo cột dọc rồi đến hàng ngang hoặc
ngược lại
- Phân tích, đối chiếu so sánh các số liệu, sự kiện và rút ra những nhận xét, kết
luận phù hợp
1.3.3. Biện pháp tổ chức cho học sinh phát triển năng lực khái quát hóa
Khái quát hoá là hoạt động trí tuệ cấp cao nhằm gom các đối tượng có cùng
thuộc tính và bản chất vào một nhóm, là quá trình chuyển từ cái đơn nhất lên cái
chung.
Sự khái quát hoá, giữ vai trò chủ yếu trong khi hình thành các khái niệm
mới. Ở học sinh khái quát hoá diễn ra trên cơ sở phân tích, so sánh.
Năng lực khái quát hoá ở mỗi học sinh luôn đóng vai trò quan trọng trong
quá trình học tập. Khi được phát triển tới mức cao độ, chính năng lực này sẽ giúp
học sinh tách được cái chung, cái bản chất, những mối liên hệ bên trong mang tính
quy luật của tài liệu nghiên cứu, học tập bằng con đường phân tích chỉ một sự vật,
hiện tượng điển hình mà thôi. Bằng cách đó học sinh sẽ tiết kiệm được sức lực,
thời gian học tập của mình, biết khám phá các tri thức khoa học bằng những
phương pháp tối ưu.
Sử dụng tình huống rèn luyện năng lực khái quát hóa:
Tình huống 1: Sau khi học xong bài đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim một
bạn học sinh đã nói rằng: “Theo tớ lớp chim có 7 đặc điểm chung, đó là đặc điểm
về bộ lông, mỏ, chi trước, thân nhiệt, tuần hoàn, hô hấp, thần kinh”
Theo em nhận định của bạn có chính xác không?
Ý kiến của em thế nào? Em hãy trình bày ý kiến đó.
Sử dụng bảng để rèn luyện năng lực khái quát hóa [ 8 ]
Bảng khái quát hóa: Mục đích sử dụng bảng khái quát là để học sinh có thể
khái quát được những đặc điểm chung trên cơ sở nghiên cứu các đại diện riêng lẻ.
Ngoài ra bảng khái quát hóa còn giúp học sinh có thêm các thông tin về các đặc
24
VẬN DỤNG CÂU HỎI, BÀI TẬP RÈN NĂNG LỰC TƯ DUY CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC SINH 7
điểm cấu tạo trong của các hệ cơ quan thích nghi với đời sống, thể hiện sự tiến hóa
so với các lớp động vật, ngành động vật đã học.
Ví dụ: Từ nghiên cứu đặc điểm của từng đại diện trong ngành động vật nguyên
sinh, học sinh có thể khái quát đặc điểm chung của ngành dựa vào bảng sau:
])%2Sd ^-<"WB-+:)%)%G)+ 8)%#HA)%:;().")+
ST
T
Đại diện Môi
trường
sống
Kích
thước
cơ thể
Cấu
tạo cơ
thể
Bộ
phận di
chuyển
Dinh
dưỡng
Sinh
sản
1 Trùng roi
2 Trùng
giày
3 Trùng
biến hình
4 Trùng
kiết lị
5 Trùng
sốt rét
Sử dụng sơ đồ tư duy để rèn luyện năng lực khái quát hóa:
Tùy theo từng đối tượng học sinh mà người giáo viên có thể đưa ra những
loại sơ đồ tư duy khác nhau để rèn luyện năng lực khái quát hóa. Đối với đối tượng
học sinh trung bình giáo viên nên sử dụng sơ đồ tư duy hoàn chỉnh hoặc sơ đồ tư
duy khuyết một phần nhỏ rồi yêu cầu các em hoàn thiện them. Đối với lớp đối
tượng học sinh là khá, giỏi giáo viên có thể yêu cầu các em tự thiết kế các sơ đồ tư
duy khái quát hóa nội dung bài học chẳng hạn sơ đồ tư duy thể hiện cấu tạo ngoài
của cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú hay sơ đồ tư duy thể hiện cấu tạo trong, đặc
điểm chung của các ngành động vật.
I.3.4 Biện pháp tổ chức cho học sinh phát triển năng lực suy luận:
Suy luận là một hoạt động trí tuệ cấp cao đòi hỏi người học phải có một nền
tảng kiến thức vững chắc đồng thời khả năng tư duy cao. Trên cơ sở những cái
riêng lẻ, cái đã biết mà suy luận ra cái mới, cái cần tìm hiểu. Chương trình Sinh
học 7 tìm hiểu về các ngành động vật đi từ đơn giản đến phức tạp thể hiện sự hình
thành các ngành động vật mới qua thời gian với sự thay đổi nhu cầu, điều kiện
25