Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Dấu ấn cái phi lí của văn học Phương Tây trong tiểu thuyết Thiên sứ của Phạm Thị Hoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.93 KB, 70 trang )

Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2



Ngô Mai Liên K33A – Ngữ Văn

5

MỞ ĐẦU
1.
Tầm quan trọng của đề tài

1.1. Cái phi lí là một thuật ngữ quan trọng của văn học và phê bình văn
học đương đại, nhằm chỉ tình trạng con người thoát li niềm tin nguyên thủy và
cơ sở tư duy siêu hình, sống cô đơn, vô nghĩa trong cái thế giới xa lạ hiện
hữu. Văn học phi lí là loại hình văn học độc đáo, ra đời trong giai đoạn xã hội
phương Tây rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng những năm đầu thế kỉ
XX. Văn học phi lí tuy phần lớn sử dụng phương pháp của chủ nghĩa biểu
hiện và chủ nghĩa hiện thực nhưng cơ sở triết học của nó là chủ nghĩa hiện
sinh, cho rằng con người bắt đầu từ hư vô và kết cục hư vô, cả cuộc đời là
một tồn tại khổ đau và phi lí. Văn học phi lí do đó cũng mang hình thức nghệ
thuật đầy mới lạ, khác hẳn với truyền thống quen thuộc.

Văn học nghệ thuật là địa hạt của sự sáng tạo. Từ sự quan sát đời sống
của văn học đương đại có thể thấy chưa bao giờ cá tính sáng tạo của nhà văn
và sự độc đáo, mới lạ của tác phẩm lại được đề cao như trong giai đoạn này.
Những đợt sóng cách tân, đổi mới diễn ra không có điểm dừng khiến
cho những sáng tạo, thể nghiệm của nhà văn luôn bị đặt trước nguy cơ “cũ
đi”, bị phủ nhận trong một sớm một chiều. Thậm chí, mỗi nhà văn cũng phải
luôn làm mới mình qua từng tác phẩm, như Aragông từng quan niệm: “Tôi
viết ra chỉ để nói ngược lại chính tôi”.


Văn học phi lí là loại hình văn học phi lí độc đáo, mới lạ. Do đó, việc
tiếp thu tinh hoa của văn học phi lí phương Tây đã trở thành một hướng đi của
nhiều nhà văn Việt Nam đương đại, góp phần đổi mới văn học theo hướng
hiện đại.
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2



Ngô Mai Liên K33A – Ngữ Văn

6
1.2. Phạm Thị Hoài là nhà văn sống, học tập và làm việc tại Đức – nơi
được coi là một trong những trung tâm của những cách tân nghệ thuật đương
đại. Do đó, Phạm Thị Hoài chịu ảnh hưởng khá nhiều của những đợt sóng đổi
mới, cách tân, đặc biệt là những ảnh hưởng của loại hình văn học phi lí độc
đáo. Với các tập truyện ngắn: Mê lộ (1989), Man Nương (1995), Marie Sến (
1996), tiểu thuyết Thiên sứ và những tiểu luận độc đáo, Phạm Thị Hoài cùng
với các nhà văn cách tân khác như: Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Nguyễn
Việt Hà, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương… đã làm thay đổi một cách sâu
sắc diện mạo nền văn học Việt Nam đương đại, đem đến cho độc giả những
tác phẩm mới mẻ, góp phần làm thay đổi cách đọc và thị hiếu thẩm mĩ của
công chúng.
Vượt lên trên sự vay mượn, bắt chước các thao tác, thủ pháp kĩ thuật
học được từ các nguồn văn học Âu – Mĩ, đặc biệt là văn học phi lí, Phạm Thị
Hoài đã sáng tạo cho tác phẩm của mình một hình thức biểu hiện, phản ánh
loại hình tư duy nghệ thuật của thời đại mới. Với Thiên sứ, bóng dáng của văn
học phi lí in đậm lên từng trang văn. Qua việc nghiên cứu đề tài “Dấu ấn cái
phi lí của văn học phương Tây trong tiểu thuyết Thiên sứ của Phạm Thị
Hoài”, chúng tôi muốn tìm hiểu sự tiếp thu học tập tinh hoa văn học phi lí của
Phạm Thị Hoài trong việc xây dựng một chỉnh thể nghệ thuật độc đáo – tiểu

thuyết Thiên sứ. Qua đó, có thể khẳng định, cùng với sự xuất hiện của
Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh,… Phạm Thị Hoài đã đưa văn học đổi mới tiến
tới cao trào, tạo nên một bước ngoặt trong tiến trình văn học dân tộc.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phạm Thị Hoài là một nhà văn không còn xa lạ với bạn đọc Việt Nam,
dù bà là một gương mặt xuất hiện chưa lâu trên văn đàn. Sáng tác đầu tay của
Phạm Thị Hoài là truyện ngắn Năm ngày trình làng năm 1986 trên báo Văn
nghệ. Tiếp đó là truyện Hành trình của những con số ra mắt độc giả tháng 10
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2



Ngô Mai Liên K33A – Ngữ Văn

7
-1987 cũng trên báo Văn nghệ. Đến nay Phạm Thị Hoài đã in hai tập truyện
ngắn (Mê lộ - 1989, Man Nương - 1995); hai tiểu thuyết (Thiên sứ - 1988,
Marie Sến - 1996). Ngoài ra, bà còn viết một số tiểu luận văn học.
Các bài viết về tác phẩm của Phạm Thị Hoài nói chung và Thiên sứ nói
riêng chưa nhiều, chủ yếu là những bài được đăng tải trên các báo, tạp chí,
các website văn học. Trong cuốn Văn học phi lí, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn
Dân có chỉ ra một số ảnh hưởng của văn học phi lí phương Tây đối với sáng
tác của Phạm Thị Hoài và Nguyễn Việt Hà. Đó là nét tương đồng trong việc
phản ánh tình trạng tha hóa của con người. Tác giả viết: “Có một sự giống
nhau khá rõ về tình trạng tha hóa của nhân vật giữa Phạm Thị Hoài với Kafka
và Camus(…). Meursault, nhân vật chính trong Kẻ xa lạ của Camus là nhân
vật văn học hiện đại đầu tiên khước từ lối sống bầy đàn. Ở Phạm Thị Hoài
cũng có một thái độ khước từ như vậy.” [8 - tr.111].
Trong bài “Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học
Việt Nam qua sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài” [15], nhà

nghiên cứu La Khắc Hòa đã chỉ ra những cách tân mang đậm dấu ấn của chủ
nghĩa hậu hiện đại trong các sáng tác của Phạm Thị Hoài, trong đó có Thiên
sứ. Cụ thể là trên các phương diện: Đề tài, cốt truyện, các thủ pháp nghệ thuật
trong việc xây dựng nhân vật, nhan đề, giọng điệu,… Tác giả La Khắc Hòa
chỉ ra chủ đề đậm dấu ấn của văn học phi lí trong sáng tác của Phạm Thị Hoài
như sau: Môtip chủ đề về một thế giới vô nghĩa, vô hồn với kết cục đầy
những thảm bại, ê chề, những sự thật trớ trêu, những cuộc chia li rời bỏ…
khiến cho các câu chuyện của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài thấm
đẫm tâm trạng hoài nghi, cô đơn.
Nguyễn Thị Bình trong cuốn “Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật
Việt Nam sau năm 1975 (khảo sát trên nét lớn)” (Nhà xuất bản Giáo dục, năm
2007) lại chú ý đến sự cách tân trên phương diện ngôn ngữ của Thiên sứ - sự
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2



Ngô Mai Liên K33A – Ngữ Văn

8
kết hợp của nhiều phong cách ngôn ngữ cũng như các lớp từ vựng trong tác
phẩm.
Nguyễn Thị Thu Nguyên trong bài “Nghệ thuật xây dựng nhân vật
trong tiểu thuyết Thiên sứ của Phạm Thị Hoài” (trích trong cuốn Văn học Việt
nam sau 1975 – những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy) đã chỉ ra những nét
tiêu biểu của việc xây dựng nhân vật trong Thiên sứ. Đó là sự phá hủy kiểu
nhân vật truyền thống, xây dựng nhân vật huyền thoại. Nhân vật rơi vào tình
trạng tha hóa, bị bào mòn cá tính và cạn kiệt khả năng yêu thương. Tác giả
viết: “Không trực tiếp mô tả những cơ chế đời sống khiến con người bị công
thức hóa, sơ đồ hóa, nhưng những mô hình sinh động của Phạm Thị Hoài đã
giúp người đọc cảm nhận được hiện thực cuộc sống phức tạp, trong đó để

sống, để tồn tại, con người không thể không tìm cho mình một chiếc phao bảo
hiểm an toàn, đồng thời triệt tiêu những cá tính, nhất là những góc cạnh có
thể đâm thủng chiếc phao sinh mạng ấy.” [19 - tr.257].
Mai Hải Oanh trong chuyên luận “Những cách tân nghệ thuật trong
tiểu thuyết Việt Nam đương đại” (Nhà xuất bản Hội nhà văn, năm 2009) đã
chỉ ra nhiều sáng tạo của Phạm Thị Hoài thể hiện trong việc xây dựng cốt
truyện phân mảnh, kết cấu lắp ghép, giọng điệu giễu nhại và nghệ thuật xây
dựng nhân vật với thủ pháp huyền thoại hóa trong tiểu thuyết Thiên sứ. Tác
giả đã có nhiều khám phá tinh tế và sắc sảo. Tuy nhiên, tác giả vẫn chưa có sự
so sánh với văn học phi lí, bởi lẽ đó không phải mục đích chính của cuốn
chuyên luận.
Có thể thấy, các bài viết của các tác giả trên là những bài nghiên cứu
đầu tiên về các sáng tác của Phạm Thị Hoài, trong đó có tác phẩm Thiên sứ.
Nhìn chung các tác giả này chủ yếu tập trung vào phân tích, đánh giá một số
cách tân, đổi mới theo hướng hiện đại và hậu hiện đại trong tác phẩm, mà
chưa đi sâu vào việc nghiên cứu bình diện cái phi lí trong tác phẩm này. Vì
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2



Ngô Mai Liên K33A – Ngữ Văn

9
thế, chúng tôi mạnh dạn triển khai nghiên cứu đề tài khóa luận “Dấu ấn cái
phi lí của văn học phương Tây trong tiểu thuyết Thiên sứ của Phạm Thị
Hoài” – một hướng nghiên cứu mới về tác phẩm dưới sự chỉ dẫn của lí thuyết
văn học so sánh ứng dụng.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ của khóa luận
3.1. Mục tiêu của khóa luận
Khóa luận hướng đến mục tiêu tìm ra những dấu ấn, ảnh hưởng của văn học

phi lí trên hai bình diện nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết Thiên sứ của
nhà văn Phạm Thị Hoài.
3.2. Nhiệm vụ của khóa luận
Nắm vững kiến thức về quá trình hình thành và phát triển của loại hình
văn học phi lí phương Tây thế kỉ XX cũng như khái niệm về cái phi lí trong
văn học và một số ảnh hưởng của văn học phi lí đối với tiểu thuyết Việt Nam
đương đại.
Chỉ ra những dấu ấn, những tiếp sáng tạo từ văn học phi lí vào việc
xây dựng Thiên sứ của Phạm Thị Hoài.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Về nội dung
Với đề tài đã chọn, tác giả khóa luận sẽ tiến hành tìm hiểu những dấu
ấn của cái phi lí trên hai bình diện nội dung và nghệ thuật của Thiên sứ. Trong
quá trình nghiên cứu, chúng tôi vận dụng lí thuyết của văn học so sánh để tìm
ra những ảnh hưởng của các sáng tác văn học phi lí (sáng tác của Kafka, của
Camus, E. Ionesco,…) đối với tiểu thuyết Thiên sứ của Phạm Thị Hoài.
4.2. Về tư liệu
Tác phẩm mà chúng tôi chọn làm đối tượng nghiên cứu là tiểu thuyết
Thiên sứ của Phạm Thị Hoài. Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát các văn bản
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2



Ngô Mai Liên K33A – Ngữ Văn

10
tác phẩm của các tác gia văn học phi lí phương Tây như: Franz Kafka, Albert
Camus, E. Ionesco…
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thống kê, so sánh

5.2. Phương pháp phân tích đối tượng theo quan điểm hệ thống
5.3. Phương pháp phân tích tác phẩm và phân tích nhân vật
6. Đóng góp của khóa luận
6.1. Khái quát những nét cơ bản về quá trình hình thành và phát triển của
văn học phi lí. Trình bày một số ảnh hưởng cơ bản của văn học phi lí đối với
tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới.
6.2. Chỉ ra và phân tích những mặt cách tân sáng tạo của Phạm Thị Hoài
trong Thiên sứ, trên cơ sở so sánh và đối chiếu với sáng tác của Camus,
Kafka, Ionesco, …
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của
khóa luận gồm có hai chương. Cụ thể là:
Chương 1: Khái quát về văn học phi lí và một số ảnh hưởng của văn
học phi lí đối với tiểu thuyết Việt Nam.
Chương 2: Dấu ấn cái phi lí của văn học phương Tây trong tiểu thuyết
Thiên sứ của Phạm Thị Hoài.





NỘI DUNG
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2



Ngô Mai Liên K33A – Ngữ Văn

11
Chương 1

KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC PHI LÍ VÀ MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG
CỦA VĂN HỌC PHI LÍ ĐỐI VỚI TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

1.1. Khái quát về văn học phi lí
1.1.1. Về khái niệm cái phi lí
1.1.1.1. Khái niệm cái phi lí trong triết học
Khái niệm cái phi lí không phải mới xuất hiện ở thế kỉ XX mà đã có từ
thời cổ đại. Nhà triết học Hi Lạp cổ đại Zenon đã từng đưa ra bài toán nghịch
lí nổi tiếng. Bài toán chứng minh Akhin – dũng sĩ thần thoại Hi Lạp có tài
chạy nhanh nhất mà không đuổi kịp một con rùa. Hình học Euclide (Thế kỉ III
TCN) thường xuyên sử dụng phương pháp ngụy biện để chứng minh các định
luật hình học. Thời trung đại, nhà bác học La Mã Tertullianus (155 – 220) có
một câu nói nổi tiếng: “Tôi tin vì nó phi lí”. Đến thế kỉ XVI, nhà triết học
người Anh là T.Hobbes (1588 – 1679) đã giải thích sự phi lí thông qua sự rối
loạn trật tự lôgic ngôn ngữ học. Ông cho rằng những từ trái nghĩa đứng cạnh
nhau thì chỉ làm thành một âm thanh đơn thuần chứ không phải là một khái
niệm có nghĩa (ví dụ cách nói “một vật thể vô thể”). Như vậy, trên phương
diện lôgic học người ta quan niệm rằng những gì tồn tại trái với các qui tắc
lôgic đều bị coi là “phi lí”.
Bình diện lí luận nhận thức lại cho rằng tất cả những gì chống lại năng
lực nhận thức, chống lại lí trí không thể giải thích được bằng tư duy thì đều
được coi là phi lí. Như vậy, cái phi lí là cái phản lí tính. Cuối thế kỉ XVIII,
xuất hiện chủ nghĩa phi lí tính hiện đại với đặc điểm là sự mất lòng tin vào
khả năng tư duy, đi đến chỗ dùng ý chí thay cho lí trí (chủ nghĩa duy ý chí),
dùng trực giác thay cho tư duy (chủ nghĩa trực giác). Các nhà triết học phi lí
tính nhấn mạnh đặc biệt đến cái không thể chứng minh được, đề xuất việc
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2




Ngô Mai Liên K33A – Ngữ Văn

12
nhận thức cái riêng để chống lại việc nhận thức cái chung mà lí trí muốn
hướng tới. Họ đặt cái thực tiễn trước mắt, cái khả năng trực giác bột phát đối
lập với sự nhận thức thông qua tư duy, thông qua khái niệm và nhiều khi họ
đem cái quan điểm bi quan thay thế cho quan điểm lạc quan của chủ nghĩa
duy lí đối với một trật tự có hệ thống của thế giới và của sự tồn tại.
Sang giai đoạn chủ nghĩa hiện sinh, khái niệm triết học về cái phi lí có
một bước phát triển đặc biệt. Chủ nghĩa hiện sinh tạo ra giữa lí tính và thực tại
một vực sâu ngăn cách không thể vượt qua.
1.1.1.2. Khái niệm phi lí trong văn học
Nếu trong triết học có quan niệm cho rằng cái phi lí là con đẻ của tính
bất khả thi của lí tính thì qua thực tiễn sáng tác của mình, các nhà văn vẫn cố
gắng nhận thức cái phi lí. Iônexcô – nhà viết kịch nổi tiếng, một đại diện tiêu
biểu của văn học phi lí cho rằng: “Cái phi lí là sự tồn tại vô nghĩa của con
người, là sự suy giảm giá trị của mọi lí tưởng của con người, thường nhận
thấy được trong thế giới hiện đại.” [dẫn theo 8 – tr.22].
Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân cho rằng: “Khái niệm phi lí trong
văn học được dùng để chỉ loại hình văn học phi lí có nhiệm vụ nhận thức và
mô tả cái hiện thực vô nghĩa, phi lôgic, phi lí tính, trái với năng lực nhận thức
của con người.” [8 – tr.23]. Văn học phi lí là văn học phản ánh những hiện
tượng và sự việc trái với sự phát triển của tư duy lôgic thông thường, hoặc nói
đúng hơn là trái với lôgic nhân văn tiến bộ của loài người.
Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng mặc dù khái niệm phi lí nói
chung đã xuất hiện từ thời xa xưa nhưng khái niệm phi lí hiện đại mới chỉ
xuất hiện từ nửa đầu thế kỉ XIX với chủ nghĩa phi lí tính và sau đó là chủ
nghĩa hiện sinh và nó chỉ được thể hiện thành một loại hình văn học rõ rệt từ
đầu thế kỉ XX với người mở đường là Franz Kafka. Do đó, nói đến văn học
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2




Ngô Mai Liên K33A – Ngữ Văn

13
phi lí thì chúng ta phải hiểu rằng đó là văn học con đẻ của thế kỉ XX hay nói
đúng hơn là kết quả của cuộc khủng hoảng về nhiều mặt của thế kỉ XX.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của văn học phi lí
1.1.2.1. Nguồn gốc hình thành
Cùng với pháp luật, đạo đức, tôn giáo… văn học chính là một bộ phận
của kiến trúc thượng tầng. Do đó, sự ra đời và phát triển của văn học phi lí
luôn bắt nguồn từ cơ sở hạ tầng và các yếu tố khác của kiến trúc thượng tầng.
Văn học phi lí được hình thành từ hai nguồn chính là triết học và văn học.
Ngoài ra, nó còn được hình thành dựa trên hoàn cảnh lịch sử - xã hội cụ thể.
Cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, xã hội phương Tây xảy ra nhiều
cuộc khủng hoảng về kinh tế, xã hội, chính trị và tư tưởng. Công xã Pari thất
bại khiến mâu thuẫn xã hội thêm trầm trọng và đẩy các trí thức trong xã hội
vào tư tưởng bi quan, tiêu cực. Chủ nghĩa tư bản phát triển bên cạnh những
mặt tích cực là thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển còn kéo theo nhiều mặt
trái, tiêu biểu nhất là làm tha hóa con người, gây ra cuộc khủng hoảng sâu sắc
về thân phận con người. Các phương tiện thông tin đại chúng làm cho con
người dễ dàng giao tiếp với nhau thì các mối quan hệ đạo lí – nhân văn lại bị
gián đoạn. Nhà văn Thụy Sĩ Durrematt nhận xét: “Bộ phận không hợp nhất
được với tổng thể, cá nhân không hợp nhất được với tập thể, con người không
hợp nhất được với nhân loại” [dẫn theo 8 - tr.30]. Tất cả những điều đó đã dẫn
đến thái độ phủ nhận xã hội tư bản đương thời của con người và điều này
được thể hiện sâu sắc trong văn học. Đầu thế kỉ XX, thế giới phương Tây
được chứng kiến một phong trào phủ định rộng khắp đối với trật tự hiện hành
của xã hội, trong đó có sự phủ định đối với nghệ thuật truyền thống. Phong

trào phản nghệ thuật có gốc gác từ cuối thế kỉ XIX, được nở rộ ở đầu thế kỉ
XX và kéo dài tới những năm 50, 60 của thế kỉ XX. Trong phong trào phản
nghệ thuật có phản hội họa, phản sân khấu, phản thơ, phản tiểu thuyết,… và
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2



Ngô Mai Liên K33A – Ngữ Văn

14
có cả văn học phi lí. Các nhà văn học phi lí không chỉ mô tả cái phi lí mà
quan trọng hơn là họ còn hành động để chống lại cái phi lí đó.
1.1.2.2. Quá trình phát triển và một số đại diện tiểu biểu của văn học phi lí
Văn học phi lí có những biểu hiện nghệ thuật khác nhau theo từng thời
điểm lịch sử, chủ yếu là trên hai loại thể tự sự và kịch. Trên mỗi chặng đường
phát triển lại có những đại diện tiêu biểu.
Văn học phi lí là một loại hình văn học được hình thành rõ rệt từ đầu
thế kỉ XX với người mở đường là Franz Kafka – nhà văn Tiệp Khắc gốc Do
Thái. Tuy nhiên, trước Kafka, Đôtxtôiepxki (1821 – 1881) cũng từng nói đến
cái phi lí thông qua nhân vật Ivan Karamazov: “Thế giới được dựa trên những
điều phi lí và không biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu không có những điều phi lí
đó” (Anh em Karamazov) [dẫn theo 8 - tr.27]. Nhưng bản thân Đôtxtôiepxki
không khai thác đề tài cái phi lí. Phải đến Kafka thì văn học phi lí mới thực sự
ra đời.
Franz Kafka (1883 – 1924) sinh tại Praha (thủ đô của Tiệp Khắc) mất
tại thủ đô Viên của Áo do mắc bệnh lao phổi. Ông từ trần ở độ tuổi đang chín
muồi của tài năng. Ông để lại cho di sản văn học thế giới một số lượng sáng
tác không nhiều nhưng đó lại là một tài sản vô giá của văn học nhân loại.
Xét về mặt trào lưu, Kafka không hề đại diện cho một trào lưu nào song
người ta nhận thấy sự gần gũi của ông với chủ nghĩa biểu hiện đầu thế kỉ XX:

đó là những dấu hiệu của sự phủ nhận, sự bất lực trước tình trạng tha hóa của
con người, những yếu tố kì ảo… Kafka là một nhà văn có tư tưởng tiến bộ và
tư tưởng đó được thể hiện sâu sắc trong văn học. Thông qua ba cuốn tiểu
thuyết Lâu đài, Vụ án, Nước Mĩ, một số truyện ngắn Làng gần nhất, Một
người thầy thuốc ở nông thôn…, truyện vừa Biến dạng,… Kafka đã làm một
cuộc cách tân lớn trong nghệ thuật văn xuôi tự sự, xứng đáng trở thành người
mở đường tài ba cho dòng văn học phi lí đầu thế kỉ XX. Kafka đã tập trung
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2



Ngô Mai Liên K33A – Ngữ Văn

15
bút lực để khai phá một mảng đề tài rất khó xử lí, đó là cái phi lí của cuộc đời
và ông đã thực sự thành công, đặc biệt là qua hai tiểu thuyết Vụ án, Lâu đài.
Vụ án kể về câu chuyện của một anh nhân viên ngân hàng là Josef K.
vào ngày kỉ niệm sinh nhật lần thứ ba mươi của mình bị một tòa án bí hiểm
nào đó mà anh không hề biết gán cho một tội nào đó mà anh cũng không hề
biết. Suốt một năm trời anh phải trải qua những cuộc thẩm vấn trước mặt
những người trung gian chứ không được gặp bất cứ một quan tòa nào. Để rồi
đến ngày kỉ niệm sinh nhật lần thứ ba mươi mốt của mình, Josef K. đã bị hai
người đàn ông to béo đến lôi anh ra một khu khai thác đá ở ngoại ô thành phố
và dùng dao thi hành án tử hình anh.
Trong suốt tiểu thuyết, Josef K. chưa một lần phải ra trước vành móng
ngựa. Trong những lần đi tìm tòa án, Josef K. đã gặp nhiều người có địa vị bị
cáo giống như anh ngồi đợi để gặp tòa mà chẳng có hy vọng được gặp. Josef
K. lại rất ngạc nhiên khi thấy văn phòng tòa án có thể có mặt ở bất cứ đâu và
luôn luôn ở trên những tầng áp mái. Càng tìm hiểu thì Josef K. càng lạc lối
trong những dãy hành lang tối tăm, ngột ngạt dẫn đến những căn gác xép, đến

những tầng áp mái của các tòa nhà xa lạ mà chẳng bao giờ thấy hé mở một tia
hi vọng được gặp các vị quan tòa.
Chính anh chàng họa sĩ Titôreli đã nói: “Thực vậy, các quan tòa cấp
dưới, như các quan tòa chỗ bạn bè tôi, không có quyền tuyên bố tha hẳn; cái
quyền ấy thuộc về tòa án tối cao mà cả ông anh cả tôi, cả những người khác
nữa không ai với tới được. Những chuyện diễn ra trên đó, chúng ta chẳng biết
tí gì, và xin nói thêm, chúng ta chẳng muốn biết” [8 – tr.37]. Mọi người
không được biết và cũng không bắt buộc phải tin. Ông linh mục đã khẳng
định như vậy sau khi kể cho Josef K. nghe câu chuyện về anh chàng gác cửa
pháp luật: “Người ta không bắt buộc phải tin là đúng tất cả những điều hắn
nói, chỉ cần xem chúng là tất yếu, thế là được” [8 – tr.219]. Câu chuyện về
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2



Ngô Mai Liên K33A – Ngữ Văn

16
anh chàng gác cửa pháp luật chính là sự đúc kết hoạt động của bộ máy quyền
lực của Vụ án, còn bác nông dân chờ đợi trước cửa pháp luật chính là hình
ảnh đúc kết về Josef K.
Pháp luật ngay từ đầu đã tỏ ra là một nhân vật phi lí vô hình và bất khả
tri, một loại nhân vật vắng mặt rất đặc trưng cho sáng tác của Kafka. Loại
nhân vật này thuộc thể giới bí hiểm, thế giới bất khả tương giao với con người
bình thường. Trong khi Josef K. không chịu được cái không khí ngột ngạt của
thế giới tòa án, thì, vì đã quen với cái không khí của thế giới ấy rồi, nên các
nhân viên của thế giới xa lạ đó lại không chấp nhận được cái không khí trong
lành của thế giới đời thường, chỉ cần mở cửa tiếp xúc với thế giới bên ngoài
vài phút là họ có nguy cơ bị ngất xỉu, như thể họ là những con người từ hành
tinh khác hay thậm chí có thể nói họ giống như những con cá nhốt trong bể

kính vậy. Ở chương IX, ông linh mục của tòa án đã nói với Josef K. tại nhà
thờ lớn về câu chuyện anh chàng gác cửa pháp luật như sau: “Dù ta có thấy
hắn như nào đi nữa thì hắn vẫn cứ là một kẻ nô bộc của pháp luật; vậy hắn
thuộc về pháp luật; vậy hắn thoát khỏi sự phán xử của nhân loại. Và trong
trường hợp ấy, ta cũng phải thôi đừng nghĩ là hắn thấp kém hơn người kia”
[10 - tr.219]. Thực tế thì nhân loại dù có muốn phán xử pháp luật cũng không
có điều kiện để phán xử, bởi vì người ta không thể tiếp cận được nó. Cho đến
lúc chết, Josef K. vẫn không hết bị dằn vặt bởi một câu hỏi vô vọng về pháp
luật: “Viên quan tòa anh chưa bao giờ gặp ở đâu? Tòa án tối cao anh chưa đến
bao giờ ở đâu?” [8 – tr.226].
Còn Lâu đài kể về chuyện một anh nhân viên trắc địa cũng có tên là K.
được mời tới làm việc tại một khu làng chịu dưới quyền cai quản của một
lãnh chúa (cụ thể là “ngài bá tước West West” – một cái tên cũng vô danh
chẳng kém gì tên gọi của nhân vật K.) sống trong một tòa lâu đài ngự trị trên
một quả đồi. Tuy nhiên, cũng như Josef K. trong Vụ án, anh chàng K. không
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2



Ngô Mai Liên K33A – Ngữ Văn

17
bao giờ tiếp cận được với những người sống trong tòa lâu đài bí hiểm kia. Và
cũng như Josef K., K. cũng tìm mọi cách để được gặp những người trong lâu
đài nhưng không thành. Thậm chí ngay cả những người dân thường ở quanh
khu lâu đài cũng không ủng hộ anh. Trong Lâu đài, K. tỏ ra tích cực hơn
Josef K. trong việc tìm hiểu sự vận hành của bộ máy quyền lực. Nhưng những
con đường quanh lâu đài chỉ dẫn anh lạc lối sang những con đường quanh co
khác mà anh càng đi càng rời xa lâu đài. Những con đường ngập trong tuyết
tưởng như dẫn đến lâu đài nhưng cứ gần đến nơi chúng lại rẽ sang hướng

khác giống như những con đường tiệm cận với một vòng tròn bí ẩn, mất hút
trong sương mù. Đó là lâu đài, còn những người dân sống trong ngôi làng
dưới quyền cai trị của lâu đài thì cũng như là một thế giới xa lạ. K. càng tìm
hiểu thì càng lạc vào mê cung của một thế giới phi lí không thể nào hiểu nổi
và tồn tại ngoài ý muốn con người. Và cũng thật phi lí, càng lạc sâu vào thế
giới mê cung đó thì K. càng trở nên tha hóa, xa lạ với thế giới chẳng khác gì
chính bản thân tác giả của họ. Ở Kafka, cái phi lí là một đối tượng nhận thức
khách quan. Nhưng không phải đơn thuần là một hiện tượng xã hội mà nó có
liên quan và thậm chí chi phối vận mệnh của con người. Con người muốn tồn
tại phải luôn luôn đấu tranh để loại trừ nó. Vì thế mà Kafka đã xây dựng nên
thế giới huyền thoại để mô tả cái phi lí – đó là những thế giới không có địa
danh. Cái thành phố của Josef K. không có tên tuổi, tòa lâu đài và ngôi làng –
nơi anh nhân viên trắc địa K. được mời đến làm việc chỉ là một địa chỉ vô
danh. Cái phi lí của Kafka là những tấn bi kịch của con người hiện tồn trong
thế giới đương thời. Do đó mà kéo theo tâm trạng lo âu, sự lo lắng trước cuộc
sống đời thường. Kafka lo cho đồng loại, lo cho những con người bình
thường ở xung quanh ta. Đây là một trong những yếu tố làm cho văn học của
Kafka có ý nghĩa nhân đạo sâu sắc.
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2



Ngô Mai Liên K33A – Ngữ Văn

18
Trong Vụ án, Lâu đài, cái phi lí đã hiển hiện thành một nhân vật chính
trong văn học hiện đại. Kafka thực sự trở thành người đầu tiên mở đường cho
văn học phi lí. Ở Kafka, cái phi lí là một thực thể tồn tại khách quan mà nhà
văn tuyệt vọng tìm hiểu suốt cuộc đời. Tiếp sau ông, Camus sẽ đóng góp cho
sự phát triển của văn học phi lí trên một bình diện khác: Bình diện chủ quan

của cái phi lí. Camus chính là nhà văn đại diện cho bước phát triển tiếp theo
của văn học phi lí.
Albert Camus (1913 – 1960) sinh ra trong một gia đình lao động nông
nghiệp nghèo tại Angiêri thuộc Pháp. Cuộc đời ông trải qua nhiều sóng gió và
có nhiều mâu thuẫn.
Trong cuộc đời cầm bút của mình, Camus sáng tác ở nhiều thể loại
khác nhau. Từ tiểu luận, tiểu thuyết đến kịch và truyện ngắn đều phản ánh
những mâu thuẫn tư tưởng phức tạp và sự chuyển biến tư tưởng liên tục của
Camus. Những tác phẩm nổi tiếng của ông thể hiện rõ tư tưởng hiện sinh phi
lí từ thời tìm đường đầu tiên cho đến khi nhận thức chín muồi.
Viết về đề tài cái phi lí, Camus để lại một số tác phẩm: tiểu thuyết Kẻ
xa lạ, các vở kịch Caliguyla, Ngộ nhận, Vây hãm và tác phẩm Huyền thoại
Xiziphơ… Ông xứng đáng trở thành trụ cột của văn học phi lí.
Trong Huyền thoại Xiziphơ (1942), Camus kể lại chuyện trong thần
thoại Hy Lạp về nhân vật Xiziphơ phạm tội tố cáo thượng thần Dớt nên bị
trừng phạt. Dưới âm phủ, Xiziphơ chịu hình phạt phải đẩy một hòn đá nặng từ
dưới chân núi lên đỉnh núi. Khi sắp tới nơi thì Xiziphơ đuối sức và hòn đá lăn
tọt xuống chân núi. Xiziphơ phải chạy theo và tiếp tục đẩy hòn đá lên, rồi hòn
đá lại lăn xuống. Xiziphơ phải vật lộn mãi với hòn đá, cứ như thế lên xuống
không ngừng.
Đề tài của tiểu thuyết này là ý niệm về sự tương đối và mối tương quan
giữa sự phi lí với sự tự hủy diệt cuộc sống. Cuộc đời đáng sống hay không
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2



Ngô Mai Liên K33A – Ngữ Văn

19
đáng sống một khi con người nhận thấy giữa cái thế giới bên ngoài và niềm

khát vọng hạnh phúc chính đáng có một cái hố thẳm ngăn cách.
Làm một công việc vô ích và vô hi vọng như thế mà Xiziphơ vẫn làm.
Đó là điều phi lí. Xiziphơ suy tư việc anh làm chỉ có thế, anh phải lấy nó làm
vui. Anh ta thấy cái thế giới chật hẹp của anh ta là có ý nghĩa. Mỗi hạt bụi làm
nên hòn đá và trái núi đầy bóng tối kia phải là một thế giới đầy hấp dẫn với
anh ta. Việc làm tuy nhọc nhằn nhưng lại là một niềm vui. Hạnh phúc và cái
phi lí là hai đứa con cùng một mẹ. Cuộc đời vui sướng của Xiziphơ là ở chỗ
số phận của anh thuộc về chính anh khi tưởng chừng như anh ta hoàn toàn lệ
thuộc vào thần linh. Xiziphơ thách thức thần linh, khinh nhờn các thần linh,
yêu sự sống, ghét cái chết, Xiziphơ ham mê chính cuộc sống ấy. Camus viết:
“Thôi tôi cứ để cho Xixiphơ ở dưới chân núi! Ông vẫn sẽ luôn luôn tìm thấy
được tảng đá của mình. Nhưng Xixiphơ dạy cho ta tính trung thực cao thượng
có khả năng phủ nhận thần linh và nâng cao đá tảng. Cả ông ta cũng cho rằng
mọi cái đều tốt đẹp. Đối với ông, cái thế giới này từ nay không còn có chủ
nhân này chẳng tỏ ra cằn cỗi cũng chẳng tỏ ra tầm phào. Mỗi một viên đá,
mỗi một ánh sáng lấp lánh của quả núi ngập đầy bóng đêm ấy, tất cả đều làm
thành một thế giới chỉ dành riêng cho ông. Bản thân cuộc vật lộn để vần tảng
đá lên đỉnh núi cũng đủ làm viên mãn một trái tim con người. Cần phải hình
dung Xixiphơ là người hạnh phúc.” [8 – tr.261]
Ngoài di sản tiểu thuyết, Camus còn để lại một số vở kịch mang âm
hưởng phi lí. Kịch của ông dù mang tư tưởng phi lí nhưng nó không giống với
kịch phi lí sau này. Vì về mặt nghệ thuật, nó vẫn là loại kịch truyền thống, chỉ
có nội dung của nó là nằm trong mạch tư tưởng phi lí của nhà văn mà thôi. Nó
không sử dụng các thủ pháp huyền thoại và nghịch dị như các tác giả kịch phi
lí khác. Có thể nói kịch của Camus chỉ là một loại văn xuôi diễn giải về sự phi
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2



Ngô Mai Liên K33A – Ngữ Văn


20
lí của cuộc đời, bổ sung thêm cho tiểu thuyết hành vi luận của ông, làm cho
văn xuôi phi lí của ông trở nên trọn vẹn.
Với Kafka và Camus, văn xuôi phi lí đã đạt đến độ hoàn thiện, có lẽ
không cần bổ sung thêm nữa. Và văn học phi lí chuyển sang một địa hạt mới
là kịch phi lí.
Xuất hiện đầu tiên ở Pháp với vở kịch Nữ ca sĩ hói đầu của Iônexcô
(năm 1950), kịch phi lí tuy chỉ tồn tại trong khoảng hơn mười năm nhưng nó
có tác động sâu rộng và mạnh mẽ, dư âm của nó còn kéo dài mãi về sau.
Trong vở kịch Nữ ca sĩ hói đầu, ta chẳng thấy có một nữ ca sĩ nào
cũng chẳng có ai hói đầu cả. Trong buổi diễn tập đầu tiên, một diễn viên đã
nói nhầm một lời thoại nào đấy thành “nữ ca sĩ hói đầu”. Thế là tác giả liền
lấy ngay câu nói đó để đặt nhan đề cho vở kịch. Sự không ăn nhập của nhan
đề với nội dung vở kịch là biểu hiện đầu tiên của thủ pháp phi lí. Vở kịch chỉ
gồm sáu nhân vật. Song tất cả những lời đối thoại của họ chỉ là những câu nói
ngô nghê, vô nghĩa. Đây là vở kịch điển hình cho việc diễn đạt sự phá hủy
ngôn ngữ. Ngoài ra, Iônexcô còn để lại nhiều vở kịch quan trọng như: Bài
học, Những chiếc ghế, Những con tê giác, Người bộ hành trên không…
Một đại diện tiêu biểu thứ hai của kịch phi lí là Bêcket với các tác
phẩm: Đợi Gôđô, Tất cả những người ngã xuống, Tàn cuộc… Đợi Gôđô là
một huyền thoại phi không gian và thời gian. Chuyện xảy ra tại một địa điểm
không tên và một thời gian ngưng đọng. Extơragông đợi Gôđô như đợi một
cái phi lí. Đợi mà không biết Gôđô là ai, đợi để làm gì và khi nào thì được
gặp; đó là một sự chờ đợi vô nghĩa và vô vọng.
Nhìn chung, chủ đề của kịch phi lí là mô tả sự tha hóa của con người
trong cái thế giới phi lí đã bị vật thể hóa. Bằng cách tiếp thu di sản văn học
phi lí của Kafka và của Camus, kịch phi lí gần như không còn gì phải bổ sung
thêm cho tư tưởng về cái phi lí nữa mà nó chỉ đi tìm các thủ pháp nghệ thuật
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2




Ngô Mai Liên K33A – Ngữ Văn

21
mới để tiếp cận cái phi lí. Đó là thủ pháp nghịch dị, sử dụng yếu tố huyền
thoại, phá hủy ngôn ngữ.
Như vậy, văn học phi lí một loại hình văn học độc đáo của thế kỉ XX
với người mở đường tài ba là Kafka. Văn học phi lí tiếp tục phát triển lên một
đỉnh cao mới gắn với tên tuổi của Camus. Đây là hai nhà văn trụ cột của văn
xuôi phi lí. Khi văn xuôi phi lí phát triển đến đỉnh cao thì loại hình văn học
phi lí chuyển sang một địa hạt mới – địa hạt của kịch phi lí và sân khấu. Đại
diện xuất sắc nhất là hai nhà viết kịch Iônexcô và Bêcket. Sau hai đại diện
tiêu biểu này, một số tác giả khác cũng có đóng góp ít nhiều cho kịch phi lí:
Max Frisch (nhà văn Thụy Sĩ , 1911 -1991), Adamov, Harold Pinter (nhà soạn
kịch người Anh)… Tuy nhiên đến giai đoạn này thì văn học phi lí gần như
lắng lại, chỉ còn vang vọng những dư âm.
1.1.2.3. Đóng góp của văn học phi lí đối với văn học nhân loại
1.1.2.3.1. Đóng góp về nhận thức
Đầu thế kỉ XX, do ảnh hưởng của những cuộc khủng hoảng xã hội
gay gắt và ảnh hưởng của chủ nghĩa phi lí tính, vấn đề có tồn tại hay không
tồn tại cái phi lí trong đời sống đã trở thành một câu hỏi được nhiều người
quan tâm. Do đó, cái phi lí đã trở thành một đối tượng nhận thức chủ yếu của
các nhà văn. Một số nhà văn đã trở thành nhà triết học và tư tưởng của họ thể
hiện qua các sáng tác đã đóng góp giá trị nhận thức cho triết học về cái phi lí.
Có quan niệm cho rằng những gì tồn tại trái với những qui tắc lôgic thông
thường đều bị coi là cái phi lí. Nhưng thực tế cho thấy cái phi lí có một tính
chất rất tương đối, vì không thể có các qui tắc lôgic chung cho mọi lĩnh vực,
mà mỗi lĩnh vực lại có một lôgic riêng của nó. Do đó, một vật tỏ ra là phi lí

xét theo một phương diện nào đó thì vẫn có thể là hợp lôgic nếu xét theo một
phương diện khác. Như vậy là trong cuộc sống có tồn tại sự phi lí, nhưng sự
phi lí đó chỉ tồn tại trong một mối quan hệ với những tiêu chí nhất định. Do
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2



Ngô Mai Liên K33A – Ngữ Văn

22
đó, nó là một thái độ nhận thức của con người đối với thế giới, đối với cuộc
sống. Rõ ràng, cái phi lí là một thực tại hiển nhiên và tất yếu của đời sống xã
hội con người.
Trong những sáng tác của Kafka, chúng ta thấy phi lí là kết quả của
hiện tượng tha hóa và của hiện tượng áp đặt độc đoán. Cái phi lí của Kafka là
cái phi lí khách quan, bất khả tri.
Ở Camus, cái phi lí cũng là kết quả của hiện tượng tha hóa, nhưng ông
nhấn mạnh đến tính chủ quan của cái phi lí. Camus cho rằng phi lí là sự ngăn
cách giữa một bên là ý nguyện muốn tìm hiểu thế giới thực tại với một bên là
sự u tối của thế giới đó. Cái phi lí nảy sinh ở sự tuyệt giao giữa lí trí với thực
tại khách quan.
Từ cái phi lí của Kafka đến cái phi lí của Camus có một sự tiến triển
quan trọng về cấp độ nhận thức cái phi lí: đó là sự tiến triển từ nhận thức
khách quan một cách đơn thuần đối với cái phi lí đến lập luận nghi vấn chủ
quan mang tính phát giác sự phi lí. Ngoài ra, Camus còn tiến xa thêm một
bước nữa: từ lập luận nghi vấn ông còn đi đến hành động cụ thể, chiến đấu
chống lại cái phi lí. Cuộc chiến đấu đó được thể hiện trong quan điểm triết
học của ông về sự nổi loạn, nhưng trong văn học thì nó được thể hiện trong
cuộc đấu tranh bền bỉ của những con người bình thường nhưng có tình yêu
đồng loại cao cả. Camus không chỉ đặt vấn đề mà còn phần nào thực hiện việc

giải quyết vấn đề. Đây chính là sự tiến bộ vượt bậc của ông so với Kafka.
Camus cũng là trường hợp điển hình văn học của chủ nghĩa hiện sinh. Ở ông,
cái phi lí được lĩnh hội sâu sắc trong ý thức chủ quan của con người. Trong
quan điểm của chủ nghĩa hiện sinh, sự tồn tại (hay là cái hiện sinh) không còn
là một thực tại khách quan, độc lập với ý thức, mà nó gắn liền rất chặt chẽ với
tính chủ quan, với ý thức và phương thức tồn tại của con người. Trong khi đó,
ở Kafka cái phi lí vẫn nằm ngoài ý thức con người. Chính vì vậy mà Kafka
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2



Ngô Mai Liên K33A – Ngữ Văn

23
chỉ là người mở đường cho văn học hiện sinh về việc khai thác mảng đề tài
phi lí chứ ông không phải là nhà văn hiện simh chủ nghĩa như có người quan
niệm. Tính khách quan của Kafka và tính chủ quan của chủ nghĩa hiện sinh là
hai yếu tố căn bản để ta phân biệt Kafka với chủ nghĩa hiện sinh. Như vậy có
thể thấy rằng trong văn học hiện sinh chủ nghĩa có văn học phi lí, nhưng văn
học phi lí không phải chỉ là văn học hiện sinh chủ nghĩa. Tức là văn học phi lí
và văn học hiện sinh chủ nghĩa có một sự chồng lấn lên nhau chứ không trùng
khít với nhau.
Cái phi lí trong văn học phương Tây dù là của Kafka hay của Camus
đều không phải là cái phi lí siêu hình mà nó có nguồn gốc trong thực tế cuộc
sống của xã hội phương Tây. Đây chính là nguồn gốc và cũng là đối tượng
nhận thức của văn học phi lí.
Tóm lại, cái phi lí thực sự có tồn tại trong đời sống con người. Đến giai
đoạn khủng hoảng của xã hội thì nó bộc lộ rõ ràng nhất, tác động trước hết
đến văn học và các nhà văn là người phát ngôn. Đây chính là đóng góp về mặt
nhận thức của văn học phi lí.

1.1.2.3.2. Đóng góp về tư tưởng đạo lí – nhân văn
Các sáng tác của những nhà văn phi lí đã vạch rõ vấn đề về thân phận
con người trong một thời đại có nhiều biến động. Đó là sự tha hóa đã làm cho
đời sống con người trở nên vô nghĩa. Con người nhỏ bé luôn sống trong tâm
trạng khắc khoải, lo âu, sợ hãi.
Các nhà văn đã chỉ ra cuộc đời là cả một sự phi lí. Camus từng nói:
“Thế giới này là phi lí. Tất cả các khoa học trên Trái Đất này cũng không thể
chứng minh được rằng thế giới này là của chúng ta”. Và khi phản ánh cái phi
lí của cuộc đời, các nhà văn đã cho thấy sự khủng hoảng của xã hội tư bản,
đồng thời thể hiện sự cảm thông, chia sẻ, sự trăn trở của nhà văn trước xã hội
bất công.
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2



Ngô Mai Liên K33A – Ngữ Văn

24
Và các nhà văn đã chủ trương sẽ dùng cái phi lí để chống lại cái phi lí
của cuộc đời.
Có thể nói, trong nhiều trường hợp, việc nhấn mạnh đến mặt đạo lí –
nhân văn của văn học phi lí đã làm cho tác phẩm văn học phi lí có được tính
chất của chủ nghĩa nhân đạo rất sâu sắc. Đây là khía cạnh quan trọng nhất
giúp cho văn học phi lí có được những giá trị nhân văn để không sa vào sự phi
lí của một thứ “nghệ thuật vị nghệ thuật”.
1.1.2.3.3. Đóng góp về thủ pháp nghệ thuật
Văn học phi lí được thể hiện ở những thể loại văn học khác nhau với
những thể loại văn khác nhau với những thủ pháp nghệ thuật có phần khác
nhau. Mỗi nhà văn đã tìm cho mình một lối viết riêng độc đáo.
Ở Kafka là thủ pháp diễn đạt cái không thể diễn đạt, là thủ pháp mô tả

nhân vật vắng mặt. Trong thử gửi người bạn gái Milena, Kafka đã viết: “Anh
luôn cố gắng tìm cách thông báo cái không thể thông báo, lí giải cái không
thể lí giải” [dẫn theo 8 - tr.90]. Trong Vụ án, đại diện pháp luật là những nhân
vật hoàn toàn vắng mặt, nhưng dưới ngòi bút của tác giả, chúng hiện ra mờ ảo
như một bóng ma bao trùm lên toàn bộ tác phẩm, chi phối lối sống của các
nhân vật.
Cùng với thủ pháp mô tả nhân vật vắng mặt là môtip mê cung. Nhân
vật trong tác phẩm thường tồn tại trong một mê cung phức tạp, luẩn quẩn,
không xác định đích cần tới. Đoc Vụ án, ta thấy hiện lên một thế giới mê cung
với những dãy hành lang dẫn đến căn phòng xử án vô hình.
Để mô tả cái vô hình, Kafka còn dùng thủ pháp huyền thoại hóa.
Không gian, thời gian đều là những yếu tố phi xác định. Sự việc trong Vụ án,
Lâu đài diễn ra tại một nơi không có địa danh và trong một thời gian không
xác định. Thủ pháp huyền thoại hóa còn được thể hiện ở đặc điểm nhân vật
trong tác phẩm là nhân vật vô danh – những nhân vật không tên. Trong sáng
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2



Ngô Mai Liên K33A – Ngữ Văn

25
tác của Kafka, những cái tên Josef K. hay K. chỉ là những chữ cái phi xác
định và tác giả cũng chỉ dùng một chữ cái viết tắt cho cả hai nhân vật.
Vì thế, không gian mà sự việc diễn ra thường là không gian vô danh,
mang tính sơ lược khép kín, phù hợp với tâm trạng tù túng, cách li của con
người khỏi cộng đồng.
Ở Camus, thủ pháp nổi bật là thủ pháp hành vi luận lạnh lùng. Thủ
pháp này làm bộc lộ một thái độ bàng quan, xa lánh cuộc đời tẻ nhạt, vô vị và
phi lí. Ngoài ra, Camus chỉ để nhân vật thể hiện qua hành vi chứ không được

thể hiện qua cảm xúc, tâm trạng. Hay nói cách khác, Camus mô tả nhân vật
qua ống kính khách quan, lạnh lùng.
Một thủ pháp mà nhiều nhà văn phi lí sử dụng và được dòng kịch phi lí
đẩy lên thành một thủ pháp chủ đạo là thủ pháp sử dụng cái nghịch dị.
Nguyên tắc của thủ pháp nghịch dị là phá hủy lôgic. Cụ thể, ở kịch phi lí là
phá hủy lôgic biểu đạt ngôn ngữ thông thường. Nhưng điều nghịch lí là sự
phá hủy ngôn ngữ lại được biểu hiện bằng chính bản thân ngôn ngữ. Và như
vậy, ngôn ngữ trở thành nhân vật chính. Đọc – xem Nữ ca sĩ hói đầu, chúng
ta sẽ thấy rõ nhất thủ pháp nghệ thuật này. Toàn bộ những lời trò chuyện của
các nhân vật trong tác phẩm đều không có sự liên kết với nhau theo trật tự
trước sau một cách lôgic.
Một thủ pháp nghệ thuật quan trọng nữa của văn học phi lí là thi pháp
về tác phẩm mở. Các tác phẩm văn học phi lí có thể hiểu theo nghĩa đen,
nghĩa bóng, nghĩa hẹp, nghĩa rộng… Văn học phi lí vì thế đa phần là tác phẩm
mở, mang nhiều lớp ý nghĩa khác nhau.
Mặc dù xuất hiện và tồn tại trong một khoảng thời gian không quá dài
nhưng văn học phi lí đã có nhiều đóng góp quan trọng cho lịch sử văn học
nhân loại trên nhiều phương diện khác nhau. Là một loại hình văn học độc
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2



Ngô Mai Liên K33A – Ngữ Văn

26
đáo, văn học phi lí đã có ảnh hưởng không nhỏ đến các nền văn học khác
nhau trên thế giới trong đó có nền văn học Việt Nam.
1.2. Một số dấu hiệu ảnh hưởng của văn học phi lí đối với tiểu thuyết Việt
Nam đương đại
Mặc dù văn học phi lí là những hiện tượng văn học khó có thể lặp lại

nhưng nó vẫn có những ảnh hưởng nhất định đến văn đàn thế giới nói chung
và tiểu thuyết Việt Nam nói riêng. Chúng ta có thể thấy bóng dáng của văn
học phi lí xuất hiện khá nhiều trong các tiểu thuyết Việt Nam đương đại
chẳng hạn như trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn
Bình Phương và tất nhiên là ở Phạm Thị Hoài,… Việc tiếp thu tinh hoa văn
học phi lí vào sáng tác của các nhà văn nói trên bắt nguồn từ nhiều nguyên
nhân khác nhau.
Đầu tiên là do những đổi thay trong cấu trúc xã hội Việt Nam đặc biệt
là từ sau năm 1986. Đây là thời kì đất nước ta đang trong giai đoạn quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, còn rất nhiều khó khăn và thử thách. Chiến tranh lùi vào quá
khứ, con người bắt tay xây dựng một cuộc sống mới. Chúng ta có thời gian để
nhận ra những mất mát quá lớn đằng sau những chiến công vang dội của một
thời huy hoàng vừa mới trôi qua. Con người cũng dần thấy được bao nỗi đau
mới trong thời bình. Đó là sự cô đơn, tha hóa, cạn kiệt tình yêu thương, cạn
kiệt cảm xúc trước đời sống thực dụng, chạy theo tiền tài và danh vọng hư vô.
Con người đánh mất bản thân mình, chỉ còn là những cái máy vô cảm. Trước
hiện thực xã hội ấy, nhà văn với cái nhìn tinh tế, trái tim nhạy cảm đã có
những cảm quan mới về sự thay đổi trong bề sâu của đời sống con người.
Nguồn cảm hứng ngợi ca, hào hùng mang đậm tính sử thi của một thời chiến
tranh oanh liệt đã được thay thế bằng những cảm hứng mới đậm chất đời
thường. Đó là nỗi lo âu về cuộc sống quá nhiều sự xô bồ, hỗn loạn; những giá
trị tinh thần dần dần bị bào mòn; lối sống công nghiệp với nhiều mặt tiêu
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2



Ngô Mai Liên K33A – Ngữ Văn

27
cực… Nhà văn cảm nhận thấy sự lo âu, nỗi cô đơn, khắc khoải đè nặng lên

mỗi một sinh thể trong xã hội đương thời. Vì thế, họ từ chối lối viết mang tính
sử thi – anh hùng quen thuộc để tìm một phương thức biểu đạt mới phản ánh
chính xác và chân thực những vấn đề nóng bỏng đang diễn ra trong đời sống
hiện thực. Viết về vấn đề thân phận con người trong xã hội hiện đại đầy biến
động, các nhà văn đương đại Việt Nam tìm thấy tiếng nói chung với các tác
giả văn học phi lí. Vì thế, họ học tập, tiếp thu tinh hoa của văn học phi lí như
một lẽ tất yếu trong cuộc đời sáng tác của mình.
Nguyên nhân thứ hai phải nói tới là do tác động của bối cảnh toàn cầu
hóa. Từ sau 1986, Nhà nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, mở rộng quan hệ
với bên ngoài. Đất nước ta thoát khỏi tình trạng bế quan tỏa cảng, đẩy mạnh
hợp tác đa phương, song phương trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có
văn học. Mặt khác, đây cũng là thời kì mở đầu của giai đoạn bùng nổ thông
tin với Internet được mở rộng và ngày càng trở nên phổ biến. Phong trào du
học bắt đầu nở rộ, tạo cơ hội cho nhiều nhà văn trẻ được tiếp xúc ở cự li gần
với văn học nước ngoài, trong đó có văn học phi lí phương Tây cuối thế kỉ
XX. Có thể kể ra rất nhiều nhà văn Việt Nam đương đại có thời gian dài học
tập tại nước ngoài như Phạm Thị Hoài… Cùng với phong trào du học thì
phong trào dịch thuật cũng phát triển. Nhiều tác phẩm văn học mới của nước
ngoài đã được dịch và giới thiệu ở Việt Nam tạo điều kiện cho văn sĩ nước
nhà đến với nhiều sáng tác mới của nhân loại. Tất cả những yếu tố đó đã giúp
các trào lưu văn học phương Tây đến với văn học Việt Nam và văn học Việt
Nam có thể hòa nhập với văn học nhân loại.
Văn học là một địa hạt luôn luôn đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng. Vì
thế, để có được một tiếng nói riêng trong văn đàn, các nhà văn phải có ý thức
thường xuyên đổi mới. Có thể nói, khát vọng đổi mới luôn thường trực trong
suy nghĩ của mỗi một nhà văn. Tiếp thu văn học phi lí trên cơ sở có nhiều
Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2




Ngô Mai Liên K33A – Ngữ Văn

28
sáng tạo, vận dụng linh hoạt chính là một hướng đi độc đáo nhằm vươn tới
chân trời văn học mới của các nhà văn đương đại. Đến với những dư âm của
văn học phi lí, các văn sĩ có thể thả sức mình trong những tìm tòi, cách tân rất
mới mẻ trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
Với những lí do đó, văn học phi lí đã để lại nhiều dấu ấn trong tiểu
thuyết Việt Nam đương đại như một lẽ tự nhiên.
Đọc Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh, chúng ta cũng bắt gặp bóng
dáng của văn học phi lí, đặc biệt là trên phương diện nghệ thuật. Tiểu thuyết
này đã sử dụng thành công các yếu tố huyền thoại để biểu đạt cái nhìn của
nhà văn về thế giới hiện đại. Tác giả đã tái hiện sự bi đát của cuộc đời qua
cảm nhận của đứa trẻ chưa kịp chào đời. Chứng kiến những câu chuyện giữa
các bà mẹ với nhau, giữa những người hộ lí với những người vào viện, giữa
những bà mẹ chờ đợi đứa con ra đời và những người quyết định bỏ đi giọt
máu của mình vì nhiều lí do, đứa trẻ nhận ra sự suy kiệt và khô cạn nhân tính
không còn là một hiện tượng cá biệt mà đã trở thành một hiện tượng phổ biến.
Đứa trẻ băn khoăn không hiểu mình có nên ra đời hay ở mãi trong bụng mẹ.
Cuối cùng, cậu cũng quyết định ra đời sống chung với cái thế giới phi lí và
đáng chán kia. Tác phẩm giống như một vở kịch được tạo nên từ nhiều màn,
mỗi màn kịch là một sự kiện không theo quan hệ lôgic, nhân quả. Tất cả là
những mảnh văn bản rời rạc, phản ánh những mảnh đời sống khác nhau.
Chúng ta có thể xáo trộn những mảnh sự kiện này mà không làm ảnh hưởng
nhiều đến lôgic tác phẩm. Qua những mảnh cốt truyện đó, Tạ Duy Anh cho ta
thấy được sự tha hóa xuống cấp của con người trong xã hội hiện đại, thấy
được cái chết đau đớn của những sinh linh chưa được làm người.
Không chỉ ở Thiên thần sám hối chúng ta mới thấy bóng dáng của văn
học phi lí. Đến với Cơ hội của Chúa của Nguyễn Việt Hà, độc giả cũng thấy
hơi hướng quan điểm của văn học phi lí. Cơ hội của Chúa là cuốn tiểu thuyết

Khoá luận tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2



Ngô Mai Liên K33A – Ngữ Văn

29
của thời kinh tế thị trường. Nhân vật chính là Hoàng – một thanh niên trí thức
(cũng cùng một vần chữ cái với tên tác giả, giống như Josef K. hay K. của
Kafka). Qua Cơ hội của chúa, Nguyễn Việt Hà đã lột tả, phủ nhận mặt trái
của cơ chế thị trường bằng chủ nghĩa hư vô và thể hiện chủ nghĩa hư vô này
bẳng rượu. Hoàng – nhân vật chính của tác phẩm chẳng biết làm gì ngoài việc
la cà các quản rượu, tọng hàng lít rượu mạnh vào bụng rồi lại nôn ra hết. Anh
ta rất thích các loại rượu Tây, nhưng hầu như không có một khả năng tiêu hóa
bất cứ một loại rượu nào. Có lẽ, tác giả muốn phủ nhận ngay chính cái
phương tiện phủ nhận của chủ nghĩa hư vô. Trốn trong rượu cũng chưa đủ,
Hoàng còn tìm cách trở về với các bậc hiền triết, vĩ nhân thời xa xưa để bàn
luận triết lí mông lung hòng trốn tránh sự đời. Tất cả những cái đó làm tăng
thêm thái độ xa lạ, trốn tránh sự đời của Hoàng, khẳng định rõ nỗi cô đơn
đang đè nặng trong tâm hồn nhân vật. Hoàng sống đấy mà không hòa nhập
được với ai, có chăng chỉ là với người bạn gái tên Nhã. Song Nhã chỉ là bản
ngã thứ hai của Hoàng. Nhân vật Hoàng giống với các nhân vật của văn học
phi lí – cô đơn, lẻ loi, không hòa nhập được với cộng đồng, dửng dưng trước
cuộc đời và thời cuộc.
Với Khải huyền muộn – một sáng tác mới của Nguyễn Việt Hà, độc giả
bắt gặp một thế giới đảo điên, hỗn độn. Để xây dựng nên thế giới nghệ thuật
trong tác phẩm, tác giả cũng sử dụng thành công thủ pháp nghịch dị - thủ
pháp quen thuộc của văn học phi lí.
Thoạt kì thủy của Nguyễn Bình Phương cũng là một sáng tác mang đậm
dấu ấn của văn học phi lí. Tác phẩm có cấu trúc ba phần: “Tiểu sử”;

“Chuyện”; “Phụ chú”. Phần một tác giả đặt tên là “Tiểu sử” nhưng cách viết
lại hoàn toàn phi tiểu sử. Phần hai là “Chuyện” kể về chuyện con cú và
chuyện về cuộc đời Tính – một con người điên loạn sống hoàn toàn theo bản
năng. Hai mạch truyện chạy song song, độc lập, không liên quan với nhau

×