Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Nghiên cứu và lựa chọn một số bài tập phát triển sức bền tốc độ nhằm nâng cao thành tích trong cự ly chạy 1000m cho nam học sinh khối 12 trường THPT Xuân Hoà - Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.78 KB, 46 trang )



LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là Tạ Quang Vinh
Sinh viên lớp K33 GDTC - GDQP .
Tôi xin cam đoan đề tài này là của riêng tôi , kết quả nghiên cứu của
đề tài không trùng với bất cứ đề tài nào . Những vấn đề được nghiên cứu đều
mang tính khách quan đúng với thực tế của trường THPT Xuân Hoà - Vĩnh
Phúc


Hà Nội , ngày 20 tháng 05 năm 2011
Sinh viên


Tạ Quang Vinh
















DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐC: Đối chứng
g: Gam

Hg: Thuỷ ngân
TDTT: Thể dục thể thao
TTN: Trước thực nghiệm
TN: Thực nghiệm
THPT: Trung học phổ thông
M: Mét
mm: Milimét
kg : Kilogam
STN: Sau thực nghiệm

















DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá sức bền tốc độ
trong chạy 1000m cho nam học sinh khối 12 (n =10)
Bảng 3.2. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập phát triển sức bền
tốc
độ trong chạy cự ly 1000m (tính theo tỉ lệ %, n =10)
Bảng 3.3. Nội dung các bài tập phát triển sức bền tốc độ trong chạy
1000m
Bảng 3.4. Tiến trình kế hoạch giảng dạy chạy 1000m cho nam học sinh
khối 12 trường THPT Xuân Hòa - Vĩnh Phúc
Bảng 3.5. Kết quả các chỉ số phát triển sức bền tốc độ trong chạy
1000m cho nam học sinh khối 12 trường THPT Xuân Hoà - Vĩnh Phúc
trước thực nghiệm
Bảng 3.6. So sánh chỉ số đánh giá sức bền tốc độ trong chạy 1000m
cho nam học sinh khối 12 trường THPT Xuân Hoà - Vĩnh Phúc sau
thực nghiệm
Biểu đồ 3.1. Biểu diễn trình kết quả phỏng vấn
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ biểu diễn thành tích chạy 200m
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ biểu diễn thành tích chạy 400m
Biểu đồ 3.4. Biểu đồ biểu diễn thành tích chạy 1000m
23


27

29

31


32


33


26
34
35
35







MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
1.1 Những quan điểm về huấn luyện thể lực trong GDTC ở các trường
THPT
1.2 Khái niệm và những quan điểm về sức bền tốc độ
1.2.1 Khái niệm về sức bền
1.2.2 Những yếu tố chi phối sức bền tốc độ
1.2.3 Vai trò của sức bền tốc độ trong việc nâng cao thành tích
chạy bền
1.3 Cơ sở sinh lý của sức bền tốc độ

1.3.1 Cơ sở sinh lý của sức bền yếm khí
1.3.2 Cơ sở sinh lý của sức bền ưa khí
1.3.3 Cơ sở sinh lý của sức mạnh bền
1.4 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 17 - 18
1.5 Ý nghĩa của việc phát triển sức với việc nâng cao thành tích chạy
1000m
Chương 2 Nhiệm vụ , phương pháp và tổ chức nghiên cứu
2.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
2.2.2 Phương pháp phỏng vấn
2.2.3 Phương pháp quan sát sư phạm
2.2.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
2.2.5 Phương pháp kiểm tra sư phạm
2.2.6 Phương pháp toán học thông kê
1
5
5

7
7
8
8

9
9
11
12
13
15


17
17
17
17
17
18
18
18
18



2.3. Tổ chức nghiên cứu
2.3.1. Thời gian nghiên cứu
2.3.2. Đối tượng nghiên cứu
2.3. Địa điểm nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
3.1. Đánh giá thực trạng giảng dạy sức bền tốc độ trong chạy cự ly
1000m cho nam học sinh khối 12 trường THPT Xuân Hoà - Vĩnh Phúc
3.1.1. Đánh giá thực trạng sử dụng sức bền tốc độ nhằm phát
triển sức bền tốc độ trong chạy cự ly 1000m cho nam học sinh khối 12
trường THPT Xuân Hoà - Vĩnh Phúc.
3.1.2. Xác định test đánh giá trình độ sức bền tốc độ trong chạy
cự ly 1000m.
3.1.3. Đánh giá thực trạng trình độ phát triển sức bền tốc độ của
nam học sinh chạy 1000m khối 12 trường THPT Xuân Hoà - Vĩnh
Phúc
3.2. Lựa chọn và ứng dụng đánh giá hiệu quả một số bài tập nhằm
phát triển sức bền tốc độ trong chạy cự ly 1000m cho nam khối 12

trường THPT Xuân Hoà - Vĩnh Phúc .
3.2.1 Lựa chọn bài tập phát triển sức bền tốc độ trong chạy
1000m cho nam học sinh khối 12 trường THPT Xuân Hoà - Vĩnh Phúc
3.2.2 Đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức bền tốc độ cho
nam học sinh khối 12 trường THPT Xuân Hoà - Vĩnh Phúc
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
19
19
20
20
21
21

21


22

24


25


25

30


36
38




1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Con người là sự tổng hoà của các mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội
trong yếu tố tự nhiên thì sức khoẻ là vốn quý nhất của con người. Nếu không
có sức khoẻ thì con người sẽ không thể làm gì được. Vì thế muốn cho cơ thể
khoẻ mạnh, ngoài việc đảm bảo nguồn dinh dưỡng chúng ta cần kết hợp với
việc thường xuyên vận động nhất là tập luyện TDTT. Quá trình tập luyện
TDTT sẽ góp phần tích cực cho con người phát triển toàn diện về đức, trí,
thể, mĩ, nâng cao sức khoẻ và tăng năng suất lao động, thúc đẩy xã hội phát
triển. Không những thế TDTT còn là một phần quan trọng của nền giáo dục
xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu cơ bản và lâu dài của TDTT nước ta là hình thành
nền TDTT phát triển và tiến bộ, góp phần nâng cao sức khoẻ, đáp ứng nhu
cầu văn hoá của nhân dân và đạt vị trí cao trong hoạt động thể dục thể thao
của quốc tế.
Hiện nay Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới sự phát triển của
TDTT, đây là bộ phận không thể thiếu trong chính sách phát triển kinh tế xã
hội của nhà nước ta nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người. Chủ tịch
Hồ Chí Minh có nói: "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm
trồng người ". TDTT tuy không mang lại lợi ích trực tiếp như các ngành kinh
tế khác nhưng nó mang lại cho đất nước một nguồn nhân lực dồi dào, làm
phong phú đời sống văn hoá tinh thần nâng cao năng suất lao động hiệu quả
công tác.

Theo tinh thần Nghị quyết Trung ương II về giáo dục - đào tạo , Chỉ thị
36/CP/TWcủa Ban Bí thư Trung ương Đảng , chính quyền các ngành tổ chức
xã hội và các cấp theo trách nhiệm được giao, cũng như hệ thống TDTT Việt
Nam là hoàn thiện về mặt thể chất cho mọi thành viên trong xã hội . Hiến
pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi : "Đào tạo người lao


2

động có ngành nghề năng động sáng tạo , có niềm tự hào dân tộc , có đạo đức,
có ý trí vươn lên góp phần đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ tổ quốc" [8] .
Vì vậy giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện , không thể
thiếu được trong các trường phổ thông, giáo dục thể chất không những là biện
pháp tích cực để tăng cường sức khoẻ cho học sinh , mà còn là một trong số
những biện pháp hiệu quả để giáo dục đạo đức , thẩm mĩ và nhân sinh quan
cộng sản chủ nghĩa cho học sinh , góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của
Đảng đưa đất nước ta tiến lên con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá . Bởi
vì trong hành trang của nhưng chủ nhân của thế kỉ XXI không thể thiếu được
một trong bốn phẩm chất của con người toàn diện đó là Thể dục
TDTT nói chung và Điền kinh nói riêng có một vị trí vô cùng quan
trọng trong chương trình giáo dục thể chất. Nó là bộ phận không thể thiếu và
tách rời cho mục tiêu giáo dục - đào tạo chuẩn bị cho các em bước vào cuộc
sống mới.
So với các môn thể thao khác Điền kinh sát thực hơn với các hoạt động
tự nhiên của con người và cũng là một môn có lịch sử lâu đời nhất, được ưa
chuộng và phổ biến rộng rãi trên thế giới, tập luyện Điền kinh có tác động rất
tốt phát triển toàn diện các tố chất thể lực cải thiện và nâng cao khả năng chức
phận của các hệ thống chức năng trong cơ thể, mặt khác nó còn trang bị cho
người tập những kĩ năng kĩ xảo vận động và cũng như phẩm chất đạo đức và

ý chí.
Điền kinh là một môn thể thao không chỉ phong phú về nội dung mà
còn đa dạng về hình thức. Rất nhiều nội dung của điền kinh đã được đưa vào
giảng dạy và trở thành môn học chính khoá ở các trường THPT. Một trong
các nội dung đó phải kể tới là cự ly chạy 1000m cho nam học sinh khối 12.
Đây có thể coi là một nội dung học không thể thiếu trong mỗi giờ học thể dục


3

của các em, không những thế nó còn giúp các em nâng cao sức bền bỉ, nghị
lực và có được một nền tảng thể lực tốt để giúp các em đạt kết quả tốt trong
học tập, lao động sản xuất hằng ngày.
Trong thực tế để có được thành tích trong tất cả các môn thể thao nói
chung và Điền kinh nói riêng thì người tập ngoài việc có kĩ thuật hoàn chỉnh
còn cần phải có một thể lực tốt. Việc giảng dạy kĩ thuật hoàn chỉnh trong cự
ly chạy 1000m cho các em nam học sinh lớp 12 là một công việc rất khó,
song để trang bị cho các em một thể lực chung tốt và đặc biệt là thể lực
chuyên môn hoàn hảo là một công việc càng khó khăn hơn. Lí luận và thực
tiễn huấn luyện đã khẳng định vai trò quan trọng của quá trình chuẩn bị về thể
lực đối với việc nâng cao trình độ tập luyện của các em học sinh ở trong bất kì
một môn thể thao nào nếu trình độ thể lực cao sẽ là điều kiện cơ bản để đạt
thành tích cao.
Vì thế trong quá trình chuẩn bị thể lực cho các em học sinh thì chuẩn bị
sức bền tốc độ có vai trò hết sức to lớn, không chỉ đối với quá trình chuẩn bị
thể lực chung mà còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình chuẩn
bị thể lực chuyên môn. Trong bất kì môn thể thao nào việc lựa chọn phương
pháp giáo dục sức bền tốc độ có ý nghĩa quan trọng trong việc giảng dạy và
huấn luyện. Vì vậy việc lựa chọn xây dựng các bài tập phát triển sức bền tốc
độ phù hợp với lứa tuổi của các em để đạt thành tích cao trong quá trình học

tập có ý nghĩa thiết thực. Song một vấn đề cấp bách ở đây là làm thế nào để
phát triển các tố chất thể lực nói chung và phát triển tố chất sức bền tốc độ nói
riêng một cách có hiệu quả cao để hoà đồng với sự phát triển lớn mạnh của
phong trào Điền kinh. Để giáo dục sức bền tốc độ một cách toàn diện người ta
đã áp dụng đa dạng hoá về nội dung, về phương pháp tập luyện và về hình
thức tập luyện. Song vấn đề này mới chỉ dừng lại ở các trung tâm thể thao
lớn, các trường năng khiếu, các thành phố lớn, còn hầu như ở các tỉnh các


4

huyện vẫn ít được áp dụng. Ngoài điều kiện sân bãi tập luyện vẫn chưa đầy đủ
còn thiếu nhiều trang thiết bị, huấn luyện viên, giáo viên giảng dạy hoặc nếu
có thì trình độ vẫn còn nhiêu hạn chế. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy vẫn
chưa phát huy hết khả năng tập luyện ở một số môn thể thao có đòi hỏi cao về
sức bền tốc độ.
Xuất phát từ cơ sở trên và thông qua việc tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý
lứa tuổi của các em nam học sinh khối 12 trường THPT Xuân Hoà - Vĩnh
Phúc.
Cùng với mục đích tiếp cận dần với công tác huấn luyện , giảng dạy thể
thao và bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học,
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
Nghiên cứu và lựa chọn một số bài tập phát triển sức bền tốc độ
nhằm nâng cao thành tích trong cự ly chạy 1000m cho nam học sinh khối
12 trường THPT Xuân Hoà - Vĩnh Phúc
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng các bài tập phát triển sức bền tốc độ
trong quá trình giảng dạy cự ly chạy 1000m cho nam học sinh khối 12, từ đó
nghiên cứu và lựa chọn các bài tập phát triển sức bền tốc độ với mục đích
thiết thực là nhằm nâng cao thành tích chạy 1000m cho nam học sinh khối 12

trường THPT Xuân Hoà - Vĩnh Phúc, góp phần nâng cao công tác giáo dục
thể chất trong trường THPT.








5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Những quan điểm của Đảng về giáo dục thể chất và các vấn đề liên
quan tới huấn luyện thể lực ở các trường THPT
Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 tại điều
41 quy định : Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp phát triển thể dục thể
thao , quy định chế độ giáo dục thể chất bắt buộc trong trường học, khuyến
khích và giúp đỡ phát triển các hình thức thể dục tự nguyện của nhân dân, tạo
điều kiện cần thiết để không ngừng mở rộng các hoạt động thể dục thể thao
chuyên nghiệp.[6]
Luật giáo dục được quốc hội khoá IX Nước Cộng hoà Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày 2/12/1998 và pháp lệnh thể dục thể thao
được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua tháng 9/2000 quy định: "Nhà
nước coi trọng thể dục thể thao trường học nhằm phát triển và hoàn thiện thể
chất cho tầng lớp thanh thiếu niên, nhi đồng. Giáo dục thể chất là nội dung bắt
buộc đối với học sinh sinh viên được thực hiện trong hệ thống giáo dục quốc
dân. Thể dục thể thao trường học bao gồm việc tiến hành chương trình giáo

dục thể chất bắt buộc và tổ chức thể dục thể thao ngoại khoá cho người học.
Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho học sinh được tập luyện thể dục
thể thao phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và điều kiện ở từng nơi. Giáo dục thể
chất là một bộ phận quan trọng để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, góp
phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực , bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa" [7] .
Huấn luyện và giảng dạy thể dục thể thao luôn là vấn đề được quan tâm
đặc biệt của các nhà khoa học, chuyên gia, các nhà huấn luyện thể thao. Song đề
cập tới vấn đề này chúng tôi nhận thấy các tác giả có nhiều quan điểm ở các góc
độ khác nhau, có những quan điểm xuất phát từ lĩnh vực y học, tâm lý học


6

Theo quan điểm của nhiều nhà khoa học thì quá trình huấn luyện thể
lực cho học sinh là việc hướng tới củng cố và hoàn thiện hoá các cơ quan của
cơ thể, nâng cao khả năng chức phận của chúng đồng thời là việc huấn luyện
các tố chất vận động.
Quá trình huấn luyện thể lực bao gồm: Huấn luyện thể lực chung và
huấn luyện thể lực chuyên môn.
Huấn luyện thể lực chung: Là quá trình huấn luyện toàn diện những
năng lực thể chất cho người học. Người ta sử dụng các bài tập khác nhau để
nâng cao chức phận của cơ thể phát triển toàn diện các năng lực thể chất và
làm phong phú thêm vốn kĩ năng, kĩ xảo và là nền tảng để nâng cao thể lực
chuyên môn cho người học.
Huấn luyện thể lực chuyên môn: Là quá trình giáo dục nhằm phát triển
và hoàn thiện những năng lực thể chất tương ứng với đặc điểm của các môn
thể thao chuyên sâu. Nó có nhiệm vụ phát triển tối đa các năng lực của người
học và là khâu cơ bản quyết định tới thành tích.
Ngày nay trong huấn luyện và giảng dạy thể thao hiện đại thì công tác

huấn luyện thể lực chung và thể lực chuyên môn được coi là khá quan trọng
và là vấn đề then chốt. Bởi vì thể lực chung và thể lực chuyên môn được coi
là nền tảng của việc đạt thành tích cao và tăng cường thể lực tốt trong quá
trình học tập thể thao.
Qua tham khảo tài liệu chúng tôi đã tìm ra các quan điểm theo xu
hướng y học của các nhà khoa học Việt Nam: PGS - TS Phạm Hùng Thanh,
GS - TS Lê Quý Phượng.
Nói tới huấn luyện thể lực chung và chuyên môn trong huấn luyện và
giảng dạy TDTT là nói tới những biến đổi thích nghi về mặt sinh học (cấu
chúc, chức năng) diễn ra trong cơ thể người học dưới tác động của thể lực ở
những năng lực cao hay thấp.
Còn quan điểm theo xu hướng tâm lý mà chúng tôi ghi nhận ở một số
chuyên gia Việt Nam như: PGS - TS Phạm Ngọc Viễn, PGS - TS Lê Văn


7

Xem cho rằng : "Quá trình chuẩn bị thể lực chung và thể lực chuyên môn của
người học là quá trình giáo dục tinh thần vượt qua những khó khăn liên quan
tới việc thực hiện các hành động kĩ thuật là phù hợp với những yếu tố tâm lý
trong hoạt động tập luyện của người học". [14]
Tổng quan các ý kiến nêu trên chúng tôi thấy chuẩn bị thể lực chung và
chuyên môn cho người học là tác động có mục đích của những bài tập thể
chất nhằm phát triển và hoàn thiện những kĩ năng kĩ xảo. Đồng thời nâng cao
khả năng chức phận của các cơ quan trong cơ thể người học và nâng cao yếu
tố tâm lý trước những hoạt động đặc trưng của môn thể thao.
1.2. Khái niệm và những quan điểm về sức bền tốc độ
1.2.1 Khái niệm về sức bền
Theo quan điểm của các nhà khoa học TDTT đã phân loại sức bền
thành hai loại gồm:

- Sức bền chung
- Sức bền chuyên môn (sức bền tốc độ, sức bền mạnh)
- Trong đó sức bền chung là sức bền trong hoạt động kéo dài với cường
độ trung bình thu hút toàn bộ các cơ quan trong cơ thể tham gia hoạt động
- Sức bền chuyên môn là khả năng duy trì năng lực vận động cao những
loại hình bài tập nhất định.
- Sức bền tốc độ là khả năng thực hiện cường độ vận động cao trong
thời gian dài mà cơ thể chịu được.
- Lý luận và phương pháp TDTT cho rằng sức bền tốc độ tức là khả
năng chống lại nhưng mệt mỏi khi vận động với tốc độ tối đa và gần tối đa
chủ yếu với sự huy động năng lượng yếm khí [12].
- Một số tác giả khác cho rằng: Sức bền tốc độ là khả năng duy trì được
cường độ vận động cao trong suốt quá trình thực hiện bài tập nhờ sự nỗ lực
của toàn bộ cơ thể.


8

- Các nhà sinh lý học như: Yamaki Moshu (Nhật), Vonkôp (Nga),
Dương Tích Nhược (Trung Quốc ) thì khái niệm về sức bền tốc độ là năng lực
của cơ thể chống lại mệt mỏi trong hoạt động kéo dài nào đó.
1.2.2. Những yếu tố chi phối sức bền tốc độ
Sức bền tốc độ được nhiều nhà khoa học nghiên cứu nhưng nổi trội hơn
cả là các nhà khoa học như: Harre (Đức), Vônkôp, Ozolin (Nga), Phùng
Thiếu Phạm (Trung Quốc), các ông cho rằng sức bền tốc độ được chi phối bởi
bốn yếu tố sau:
- Trình độ phát triển chung của cơ thể học sinh, các hệ thống cơ quan
của cơ thể đặc biệt là hệ thần kinh, tim mạch, hô hấp có quan hệ chặt chẽ với
sức bền tốc độ.
- Phẩm chất ý chí của học sinh.

- Năng lực hoạt động của các nhóm cơ lớn và các nhóm cơ chủ yếu
tham gia vào các động tác hay còn gọi là hoàn thiện kĩ thuật.
- Sự hoàn thiện về năng lực sức bền tốc độ được hình thành và phát
triển về trình độ tập luyện.
Trình độ tập luyện của học sinh càng cao thì sức bền chuyên môn càng
cao. Song ở cùng một trình độ thì học sinh lại có trình độ khác nhau.Chính vì
vậy, đánh giá chính xác mức độ phát triển sức bền tốc độ cho từng học sinh sẽ
giúp ta nắm vững và thực hiện được việc điều chỉnh từ đó nâng cao được chất
lượng đào tạo học sinh.
1.2.3. Vai trò của sức bền tốc độ trong việc nâng cao thành tích chạy bền
Qua quá trình nghiên cứu một số nhà khoa học đã cho thấy rằng: Các
yếu tố chi phối sức bền tốc độ nằm ở cả ba lĩnh vực đó là: Năng lực thể chất,
kĩ năng và tâm lý. Bởi vậy, muốn nâng cao thành tích thể thao của môn chạy
bền thì việc phát triển năng lực sức bền tốc độ cũng là một việc làm khá quan
trọng.


9

1.3. Cơ sở sinh lý của sức bền tốc độ
Trong cự ly chạy 1000m sức bền tốc độ phụ thuộc vào một số yếu tố
sau:
Sức bền yếm khí, sức bền ưa khí và sức mạnh bền. Ngoài ra các yếu tố
như tốc độ phản ứng, tốc độ động tác và tần số động tác cũng rất quan trọng
trong việc phát triển sức bền tốc độ.
Tốc độ phản ứng động tác: Quyết định bởi các cơ quan cảm thụ thị
giác, thính giác và các cơ quan cảm thụ khác. Giữa các quá trình thần kinh
trung ương với các tổ chức thần kinh cơ và ở các nhóm phản ứng động tác
khác nhau có sự khác nhau về cơ chế của tốc độ phản ứng động tác. Đối với
tốc độ động tác đơn thì ngoài sự quyết định của trung ương thần kinh còn

quyết định đặc trưng của co duỗi cơ bắp .
Tần số động tác cũng là một biểu hiện quan trọng của tố chất tốc độ.
Tần số động tác được quyết định bởi tốc độ chuyển đổi giữa ức chế và hưng
phấn của trung ương thần kinh vận động là tính linh hoạt của quá hai trình
thần kinh.
Xét về thành phần sợi cơ thì sự dẫn truyền xung động của sợi cơ màu
trăng nhanh hơn sợi cơ màu xẫm.
Để lựa chọn được các bài tập phát triển sức bền tốc độ chúng ta phải
dựa trên cơ sở sinh lý học của sức bền và sức nhanh.
1.3.1. Cơ sở sinh lý của sức bền yếm khí
Sức bền yếm khí là chỉ khả năng duy trì hoạt động với cường độ cao
trong điều kiện trao đổi không có oxy. Năng lượng cung cấp chủ yếu là các
chất giàu năng lượng dự trữ trong cơ như ATP và CP hoạt động yếm khí
thông thường diễn ra khoảng 20 - 30 phút với cường độ hoạt động cực đại.
Hệ cung cấp năng lượng ở vùng cường độ cực đại chủ yếu là hệ
photphogen, tức là sự phân giải ATP và CP. Hoạt động của hệ cung cấp năng


10

lượng không phụ thuộc vào trình tự phức tạp của các phản ứng hoá học và
việc cung cấp oxy cho cơ thể. Vì vậy photphogen là nguồn cung cấp năng
lượng nhanh nhất mà tế bào sử dụng đầu tiên.
Theo giáo sư T.G.Mkok (Liên xô cũ) thì công suất của photphogen gấp
9 lần so với oxy hoá. Song trên thực tế năng lượng của photphogen là không
lớn do dự trữ của ATP và CP trong cơ không lớn, vì vậy nó chỉ duy trì được
khoảng 20 phút , nếu tiếp tục hoạt động thì cần thêm cả năng lượng Lactic và
Glucophan tham gia.
Hoạt động của glucophan đảm bảo tái tổ hợp ATP và CP. Kết quả của
các phản ứng này gọi là giải phóng năng lượng để tái tổng hợp ATP.

Sự phân giải glucophan yếm khí trong tế bào cơ tạo ra năng lượng
nhiều hơn so với năng lượng từ glucoza. Mỗi phân tử glucogen trong cơ phân
giải cung cấp năng lượng để tái tổng hợp được 3 phân tử ATP còn glucoza
được 2 phân tử ATP.
Trên thực tế phân giải glucoza xảy ra khi bắt đầu hoạt động. Vì vậy
hàm lượng ATP lớn nhất trong cơ chỉ có thể gặp trong các hoạt động kéo dài
20 - 30 phút còn các hoạt động ngắn hơn so với vai trò của hệ Lactic không
lớn . Theo "sinh lý hoạt động cơ " của Mkok thì hệ cung cấp năng lượng có
công suất gấp 1.5 lần hệ oxy hoá song lại nhỏ hơn 3 lần so với hệ photphogen.
Hàm lượng glucogen trong cơ thể khoảng 0.15g/kg trọng lượng hay 80mu
đơn vị glucza. Như vậy dung lượng của hệ lactic đạt tới 1200 Kcal.
Các kết quả nghiên cứu khoa học đã cho thấy sức bền yếm khí phụ
thuộc vào các mặt sau:
- Năng lượng cung cấp: Năng lượng của hệ photphogen.
- Năng lượng ATP - CP trong cơ và dung lượng glucoza trong máu
trong cơ và trong gan.
- Năng lượng chịu đựng kích thích của axit lactic đối với cơ bắp và hệ
thần kinh.


11

Qua đó cho ta thấy để tìm ra được các bài tập phát triển năng lực của
sức bền tốc độ cho các em nam chạy 1000m thì chúng ta phải hiểu rõ quá
trình cung cấp năng lượng, cơ chế sinh lý của sức bền yếm khí cho các em.
1.3.2. Cơ sở sinh lý của sức bền ưa khí
Sức bền ưa khí là năng lượng cung cấp duy trì cho hoạt động với cường
độ cao là năng lượng oxy hoá. Nó là cơ sở nền móng cho sự phát triển sức
bền tốc độ cho người học.
Cơ sở sinh lý của cung cấp năng lượng ưa khí, là hệ cung cấp năng

lượng oxy hoá. Hệ này hoạt động sau khi photphogen và glucophan cạn kiệt
năng lượng.
Khi hệ oxy hoá hoạt động thì oxy được vận chuyển liên tục từ ngoài đi
tới các tế bào cơ. Trong các hoạt động ưa khí với cường độ cao khối lượng
oxy mà cơ bắp hấp thụ sẽ tăng lên do giữa tốc độ hấp thụ và công suất hoạt
động có mối tương quan tỉ lệ thuận nên cường độ của hoạt động ưa khí có thể
đánh giá bằng khả năng hấp thụ oxy.
Năng lượng cung cấp chủ yếu cho hoạt động cơ là đường, mỡ và protit.
Trong đó protit đóng vai trò sản sinh năng lượng tương đối nhỏ nên đường và
mỡ là hai nguyên liệu chủ yếu cung cấp năng lượng cho hoạt động cơ bắp.
Sự phân giải ưa khí từ đầu tới giai đoạn tạo thành axit purivic cũng xảy
ra tương tự như gluco yếm khí. Song trong trường hợp thiếu oxy, axit purivic
sẽ chuyển hoá thành axit lactic.
Vì vậy, phân giải một glucoza ưa khí tạo ra số lượng phân tử ATP gấp
9 lần so với phân giải yếm khí. Gluco phân giải yếm khí cũng sẽ tái tổng hợp
ít hơn 13 lần so với glucozen phân giải ưa khí.
Dung lượng đường của hệ tiêu hoá chỉ khoảng 80mu ATP hay 800Kcal
ở người bình thường có thể duy trì chạy 15km, còn ở những người tập luyện
TDTT sẽ có nguồn dự trữ lớn hơn nhiều.


12

1.3.3. Cơ sở sinh lý của sức mạnh bền
Như chúng tôi đã trình bày ở trên: Sức bền tốc độ phụ thuộc rất lớn vào
sức mạnh bền.
Sức mạnh bền là khả năng chống lại mệt mỏi của người tập khi hoạt
động sức mạnh kéo dài.
Trong các môn thể thao sức bền, sức mạnh bền được xác định trước hết
bởi độ lớn của xung lực trung bình thực hiện trong mỗi chu kì chuyển động

mà lực đẩy trong từng chu kì đó phụ thuộc vào xung lực này . Xung lực chung
bình cũng có thể biểu hiện là sức mạnh bền tuyệt đối nó khác so với sức mạnh
bền tương đối.
Sức mạnh bền tương đối liên quan tới hiệu số xung lực tối đa của cơ
thể đạt tới và xung lực trung bình được thể hiện trong thi đấu, độ lớn cần thiết
để điều khiển sức mạnh bền . Sức mạnh bền ở các cự ly chạy khác nhau thì có
những yêu cầu khác nhau.
Vậy cơ sở sinh lý của sức mạnh bền chính là sự tổng hợp của các cơ sở
sinh lý sức mạnh và sức bền. Về sức bền chúng ta đã trình bày ở trên, ở đây
tôi chỉ trình bày rõ hơn về cơ sở sinh lý của sức mạnh.
Tố chất sức mạnh được biểu hiện thông qua hoạt động cơ bắp của tố
chất này nó chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau:
- Cường độ và tần số xung động của hệ thần kinh trung ương, hệ thần
kinh trung ương có ảnh hưởng trục tiếp tới sức mạnh cơ bắp, một mặt hệ thần
kinh trung ương có thể điều động số lượng lớn sợi cơ tham gia vào hoạt động.
Mặt khác thần kinh vận động góc trước của cột sống phát ra xung động có
cường độ lớn hơn, tần số cao hơn thì sản sinh ra năng lượng sẽ lớn hơn tần số
xung động khi dùng lực lớn hơn có thể đạt tới 45 - 50 lần/phút.
Cấu trúc hình thái cơ bắp bao gồm loại hình cơ, tỉ lệ % loại hình sợi cơ
nhanh (màu trắng) và sợi cơ chậm (màu tối) ,số lượng sợi cơ trong bắp, mật
độ phụ của sợi cơ, tổ chức gân và dây chằng, độ dài sợi cơ .


13

- Sự chuyển đổi nhịp nhàng bên trong cơ bắp hay đặc tính của cơ bắp.
Quá trình cung cấp năng lượng khi hoạt động cơ bắp ảnh hưởng của cơ quan
cảm thụ bên trong cơ bắp đối với hệ thần kinh trung ương của cơ.
Tóm lại: Để phát triển sức bền tối đa cần nắm chắc, hiểu rõ cơ chế sinh
lý của sức bền để lựa chọn các bài tập phù hợp với sự phát triển của cơ thể

người tập để phát triển sức bền một cách hiệu quả.
1.4. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 17 - 18
Các em học sinh tuổi 17 - 18 là lứa tuổi mà các em đang học lớp 12 ở
bậc THPT. Do vậy, ở lứa tuổi này tâm lý của các em cũng có những đặc điểm
riêng và khác so với lứa tuổi trước đó. Do vậy chúng tôi tiếp cận đi sâu
nghiên cứu ở lứa tuổi này cụ thể là từ 17 - 18.
 Đặc điểm sinh lý
- Hệ thần kinh : Não ở lứa tuổi 17 - 18 kích thước của não và hành tuỷ
dã tới mức của người trưởng thành, hoạt động phân tích của vỏ não tăng lên,
tư duy được phát triển do các em biết phân tích tổng hợp vấn đề một cách có
logic hơn, tính linh hoạt của trung ương thần kinh cao, ở lứa tuổi này quá
trình hưng phấn vẫn chiếm ưu thế.
- Hệ tuần hoàn : Buồng tim phát triển, hệ tuần hoàn của các em đã đạt
tới mức gần hoàn thiện, tim của các em đập mỗi phút là từ 70 - 80 lần, huyết
áp đạt từ 100 - 110 mm/Hg.
- Hệ hô hấp: Đã phát triển gần như toàn diện, dung tích sống đã đạt tới
mức độ chỉ số người trưởng thành, lưu lượng tim đạt cao, tuy vậy hệ thần
kinh giao cảm nhạy bén nên mạch dễ bị co do giao động, do hồi hộp hay xúc
động.
- Hệ bài tiết: Điều hoà thân nhiệt hoạt động khá hiệu quả, đặc biệt là
bài tiết qua da. Do vậy hồi phục sau tập luyện diễn ra nhanh.


14

- Hệ cơ : Ở giai đoạn này cơ của các em phát triển khá nhanh, khối
lượng cơ tăng nhanh đáng kể do hoạt động thể lực đa dạng nên các nhóm cơ
nhỏ đã phát triển. Đặc biệt ở lứa tuổi này nếu tham gia tập luyện TDTT đều
đặn thì những nhóm cơ không những phát triển mạnh, mà còn mang tính
chuyên môn cho từng môn thể thao riêng biệt.

- Xương của các em bắt đầu giảm tốc độ phát triển, sụn của hai đầu
xương vẫn còn dài xong sụn chuyển hoá thành xương ít.
 Đặc điểm tâm lý
Ở lứa tuổi này có những biểu hiện tâm lý như sau:
- Quá trình hưng phấn và ức chế gần như thăng bằng nhưng hưng phấn
vẫn chiếm ưu thế . Vì vậy cần có những bài tập phù hợp gây hưng phấn cao
trong vận động và tập luyện.
- Đã có sự nhận thức nghề nghiệp, có tính tự giác cao trong quá trình
tập luyện tuy vậy tính tự trọng, tự ái vẫn còn xen lẫn việc tập luyện phải kết
hợp giữa tự giác tự nguyện và bắt buộc nghiêm khắc, cần động viên khuyến
khích các em.
- Ở tuổi này sinh dục đã phát triển, tình yêu chớm nở nên có biểu hiện
phân tán tư tưởng vào yêu đương. Vậy nên trong tập luyện cần uốn nắn để
hiệu quả bài tập cao hơn.
- Ở lứa tuổi này trí nhớ được hoàn thiện hơn, hầu như không còn tồn tại
việc ghi nhớ máy móc do các em đã biết cách ghi nhớ có hệ thống, đảm bảo
tính logic, tư duy chặt chẽ hơn và lĩnh hội được bản chất của vấn đề cần học
tập. Do vậy đặc điểm của trí nhớ ở bậc THPT khá tốt nên giáo viên có thể sử
dụng phương pháp trực quan kết hợp với phân tích sâu sắc các chi tiết kĩ thuật
và vai trò, ý nghĩa cũng như cách sử dụng các phương tiện, phương pháp
trong giáo dục thể chất để các em có thể tự lập một cách đọc lập trong thời
gian nhàn rỗi.


15

1.5. Ý nghĩa của việc phát triển sức bền tốc độ với việc nâng cao thành
tích chạy 1000m
Như chúng ta đã biết: Huấn luyện sức bền nhằm nâng cao thành tích
các môn chạy cự ly trung bình nói chung và chạy 1000m nói riêng thì cần

phải huấn luyện và giảng dạy toàn diện, đặc biệt là sức bền tốc độ. Bởi vì các
tố chất sức bền có quan hệ mật thiết với nhau. Khi sức bền chung phát triển sẽ
làm cơ sở cho sức bền chuyên môn phát triển. Qua nghiên cứu, đánh giá thực
tế các nhà lý luận chuyên nghành điền kinh khẳng định: Việc phát triển sức
bền tốc độ thực chất là làm cho cơ thể thích nghi dần với LVĐ ngày càng cao,
nếu như không có sức bền chuyên môn tốt thì khả năng chống lại trạng thái
cực điểm sẽ yếu dần dẫn tới người tập không đạt được kết quả tốt. Hơn nữa
việc phát triển sức bền chuyên môn đòi hỏi người tập phải có nỗ lực ý chí lớn,
sự kiên trì, chịu đựng và chống lại sự mệt mỏi và nhàn chán , đơn điệu của bài
tập, hơn nữa đòi hỏi người tập phải có sự tích luỹ, thích nghi dần và kéo dài
liên tục trong nhiều tháng và năm, không nên nôn nóng gò ép vì phát triển sức
bền chuyên môn không phải ngày một ngày hai là được. Chính vì vậy có thể
khẳng định lại rằng trong cự ly chạy 1000m thì sức bền tốc độ là một trong
các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới kết quả tập luyện của người tập.
Do vậy các bài tập huấn luyện và giảng dạy sức bền chuyên môn được
sử dụng phải là các bài tập có khối lượng vận động lớn và tăng lên một cách
có hệ thống theo từng buổi tập, cường độ và các lượng vận động này chỉ cao
tới mức khi năng lượng có thể sử dụng rộng rãi nhất theo con đường oxy hoá.
Những bài tập nhằm nâng cao khả năng thích ứng của cơ thể trong điệu kiện
trao đổi chất đầy đủ dưỡng khí của cơ thể hoạt động với các giai đoạn khác
nhau của người tập.
Tóm lại : Từ những vấn đế phân tích ở trên chúng ta có thể thấy rằng
việc phát triển sức bền tốc độ với việc nâng cao thành tích trong chạy cự ly


16

1000m là một điều thiết thực. Nếu có được nền tảng sức bền tộc độ tốt thì
người tập luyện Điền kinh nói chung và các em nam ở các trường THPT nói
riêng sẽ có được kết quả học tập tốt ở bộ môn Điền kinh và cụ thể là cự ly

chạy 1000m.

























17

CHƯƠNG 2
NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU


2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để giải quyết mục đích của đề tài tôi đề ra 2 nhiệm vụ sau :
2.1.1. Nhiệm vụ 1
Đánh giá thực trạng việc tập luyện cự ly chạy 1000m của nam học sinh
khối 12 trường THPT Xuân Hoà - Vĩnh Phúc .
2.1.2. Nhiệm vụ 2
Lựa chọn và ứng dụng các bài tập phát triển sức bền tốc độ nhằm nâng
cao thành tích trong chạy cự ly 1000m cho nam học sinh khối 12 trường
THPT Xuân Hoà - Vĩnh Phúc
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Đây là phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Thông qua phương pháp này chúng tôi đã nghiên cứu, phân tích và tổng hợp
các số liệu có liên quan đến đề tài như : sách giáo khoa điền kinh, lý luận và
phương pháp TDTT, sinh lý TDTT, tâm lý TDTT kết hợp với một số
phương pháp giảng dạy học sinh chạy 1000m của một số các giáo viên giảng
dạy bộ môn thể dục ở các trường THPT chúng tôi đã rút ra được cơ sở lý luận
về phương pháp sao cho phù hợp với các em.
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành bằng phiếu hỏi các
giáo viên có thâm niên lâu năm, thông qua phương pháp này chúng tôi đã thu
thập được một số test và các bài tập nhằm phát triển sức bền tốc độ cho nam
học sinh chạy 1000m.



18

2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm

Với mục đích thu thập được thông tin cần thiết về bài tập phát triển sức
bền tốc độ trong chạy cự ly 1000m. Chúng tôi tiến hành quan sát một số giờ
học thể dục cụ thể là các giờ học chạy cự ly 1000m của các em nam. Qua đó
lựa chọn bài tập phát triển sức bền tốc độ phù hợp với đặc điểm đối tượng tập
luyện.
2.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp này để đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức bền
tốc độ trong chạy cự ly 1000m nhằm nâng cao thành tích cho học sinh nam
khối 12 trường THPT Xuân Hoà – Vĩnh phúc.
Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm 30 học sinh nam trường THPT
Xuân Hoà – Vĩnh phúc. Trong quá trình thực nghiệm học sinh được chia làm
2 nhóm:
Nhóm A: Nhóm đối chứng gồm 15 em tập luyện theo bài tập mà giáo
viên trường đưa ra.
Nhóm B: Nhóm thực nghiệm gồm 15 em tập luyện theo bài tập mà
chúng tôi đưa ra.
2.2.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm
Đề tài tiến hành kiểm tra hai giai đoạn trước và sau thực nghiệm. Để
kiểm tra đánh giá hiệu quả bài tập chúng tôi lựa chọn một số test để đánh giá
như:
- Chạy cự ly 100m.
- Chạy cự ly 400m.
- Chạy cự ly 1000m.
2.2.6. Phương pháp toán học thống kê
Chúng tôi đưa vào phương pháp này để tính toán và xử lý các số liệu có
liên quan như:


19


- TÝnh trung b×nh céng:

n
i
i 1
x
x
n




Trong ®ã:

x
: gi¸ trÞ TB
x
i
: gi¸ trÞ tõng c¸ thÓ
n: sè lîng ®èi tîng
∑: ký hiÖu tæng
- Ph¬ng sai:

2
2
i
(x x)
n 1

 




- §é lÖch chuÈn:
2
  

- So s¸nh 2 sè trung b×nh quan s¸t (t)
t =
A B
2 2
A B
A B
x x
n n

 


2.3. Tổ chức nghiên cứu
2.3.1. Thời gian nghiên cứu :
GIAI
ĐOẠN
THỜI
GIAN
NỘI DUNG
SẢN PHẨM
THU ĐƯỢC
1
11/2010

- 1/2011
Lựa trọn đề tài, bảo vệ đề
cương
Đề cương được
nghiệm thu
2
1/2011 -
4/2011
- Đánh giá thực trạng sức bền
tốc độ trong chạy cự ly 1000m
- Tiến hành lựa chọn và thực
nghiệm các bại tập nghiên cứu
Hoàn tất phần
tổng quan và các
cơ sở lý luận của
đề tài


20

3
4/2011 -
5/2011
- Xử lý số liệu và viết bài hoàn
chỉnh
Bảo vệ thành
công khoá luận

Là các bài tập phát triển sức bền tốc độ nhằm nâng cao thành tích trong
chạy cự ly 1000m cho các em nam khối 12 trường THPT Xuân Hoà - Vĩnh

Phúc.
2.3.3. Địa điểm nghiên cứu
- Trường THPT Xuân Hoà - Vĩnh Phúc.
- Trường ĐHSP Hà Nội 2.
















×