Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Ảnh hưởng của quá trình hội nhập đến sự biến đổi các dân tộc Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (660.31 KB, 81 trang )


1




























TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2


KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
*******


HOÀNG THỊ DƯ


ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH HỘI
NHẬP ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI CÁC DÂN TỘC
VIỆT NAM


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học

Người hướng dẫn khoa học :
Th.S HOÀNG THANH SƠN



HÀ NỘI - 2011

2

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tương, phạm vi
4. Nhiệm vụ nghiên cứu

5. Phương pháp nghiên cứu
6. Đóng góp và ý nghĩa của khóa luận
7. Kết cấu của khóa luận
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DÂN TỘC VÀ HỘI NHẬP
1.1. Những khái niệm cơ bản
1.2. Quan điểm của giai cấp tư sản, Chủ nghĩa Mác – Lênin.
CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH DÂN TỘC Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG ẢNH
HƯỞNG CỦA HỘI NHẬP ĐẾN CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
2.1. Khái quát cộng đồng các dân tộc Việt Nam
2.2. Tình hình kinh tế xã hội của vùng dân tộc và miền núi trước đổi mới
1986.

3
2.3. Ảnh hưởng của quá trình hội nhập đến sự biến đổi của các dân tộc Việt
Nam.
CHƯƠNG III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN TỘC TRONG QUÁ TRÌNH
HỘI NHẬP Ở VIỆT NAM
3.1. Giải quyết vấn đề dân tộc trong lịch sử đất nước ta
3.2. Chính sách và việc thực hiện chính sách dân tộc trong qua trình hội nhập
C. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO














4
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện khóa luận cũng như học tập tại trường, em
nhận được sự giúp đỡ, quan tâm và tạo điều kiện của các thầy, cô giáo trong
khoa gióa Dục chính Trị, nhất là các thầy cô giáo trong tổ Chủ nghĩa xã hội,
cùng với sự động viên, khích lệ của gia đình, người thân và bạn bè. Em xin
chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu này.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo Hoàng Thanh Sơn đã
tân tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong xuốt thời gian thực hiện khóa luận này.
Trong quá trình nghiên cứu khóa luận này, do điều kiện hạn hẹp về thời gian
và sự hạn hẹp về kiến thức bản thân nên em không thể tránh khỏi những thiếu
xót khi hoàn thành khóa luận này. Vì vậy em rất mong nhận được sự thông
cảm và đóng góp của thầy, cô giáo và của bạn bè để đề tài nghiên cứu của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 03/05/2011
Sinh viên thực hiện
Hoàng Thị Dư








5
LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiêp được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của thầy Hoàng
Thanh Sơn. Tôi xin cam đoan rằng:
Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả
Hoàng Thị Dư
















6
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Dân tộc là một sản phẩm của lịch sử - xã hội, có quá trình ra đời và
phát triển hết sức phong phú. Vấn đề dân tộc từ lâu đã trở thành vấn đề nhận
được sự quan tâm của nhiều quốc gia dân tộc. Sự phát triển của dân tộc sẽ là

động lực lớn cho mọi hoạt động của đất nước, quốc gia có điều kiện đẩy
mạnh. Hiện nay, trên phạm vi thế giới, vấn đề dân tộc đã và đang đặt ra các
vấn đề mang tính toàn cầu, có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - văn hoá -
xã hội ở từng quốc gia.
Công tác dân tộc ở nước ta đã trải qua gần 70 năm ( 1946- 2011) xây
dựng và trưởng thành. Dưới sự lãnh đạo của Đảng công tác dân tộc luôn
chiếm vị trí quan trọng trong các thời kỳ cách mạng ở nước ta. Thời kỳ giải
phóng dân tộc giành độc lập tự do cho Tổ quốc, công tác vận động cách mạng
trong vùng dân tộc thiểu số quan trọng bậc nhất; bước vào giai đoạn đầu của
thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, công tác dân tộc chiếm vị trí hàng
đầu trong các chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Đặc biệt Đảng ta cũng đã
xác định rõ đến thời kỳ đổi mới, công tác dân tộc hướng vào việc phát triển
kinh tế - xã hội, trọng tâm là công tác vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh, vùng
biên giới bằng các chương trình và dự án phát triển vùng dân tộc. Đây cũng
được coi là một trong những chủ chương chiến lược để thực hiện mục tiêu “
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” phấn đấu cho sự
bình đẳng, đoàn kết tiến bộ của các gia đình trong đại dân tộc Việt Nam, sớm
đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại.

7
Trong bối cảnh hiện nay, thế giới đang có những sự phát triển vượt bậc,
sự mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu khoa học công nghệ mang tính xã hội
hoá cao… đã có tác động đến tất cả các nước. Chính quá trình này đã hình
thành lên một xu hướng mang tính khách quan đó là tăng cường giao lưu, hội
nhập diễn ra trên tất cả lĩnh vực trên phạm vi toàn thế giới, Việt Nam cũng
không nằm ngoài quy luật đó.
Để thực hiện mục tiêu làm cho dân giàu, nước mạng, xã hội công bằng,
dân chủ văn minh, Việt Nam đã không ngừng tăng cường mở rộng quan hệ
hợp tác, giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới mà còn không ngừng

tiến hành giao lưu giữa các dân tộc trong nước trên tất cả các lĩnh vực từ kinh
tế, chính trị, văn hoá…để ngày càng tăng thêm tinh thần đoàn kết giữa các
dân tộc và thúc đẩy các dân tộc kém phát triển vươn lên phát triển cùng các
dân tộc trong nước.
Đây được coi là vấn đề hết sức nóng bổng mà Đảng và Nhà nước ta
đang trong quá trình thực hiện. Với mong muốn làm sáng tỏ những biến đổi
của các dân tộc Việt Nam trong quá trình giao lưu, hội nhập để từ đó Đảng và
Nhà nước ta có những chủ trương, chính sách phù hợp, hạn chế những tiêu
cực của quá trình này, tôi quyết định chọn đề tài “Ảnh hưởng của quá trình
hội nhập đến sự biến đổi các dân tộc Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu khoá
luận.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề dân tộc là một vấn đề hết sức rộng lớn, phong phú về nội dung
cũng như góc độ nghiên cứu. Tuy nhiên, vấn đề dân tộc cũng là một trong số
những vấn đề hết sức nhạy cảm, đó là một trong những nội dung cơ bản của
chủ Chủ nghĩa xã hội khoa học. Do đó đã có nhiều công trình nghiên cứu của
các nhà lý luận chính trị - xã hội. Tiêu biểu như:

8
 Lã Văn Cô : “ Bước đàu tìm hiểu các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong
sự nghiệp dựng nước và giữ nước”, Nxb. Khoa học xã hội, H., 1973
 Bế Viết Đẳng ( chủ biên) : “ 50 năm các dân tộc thiểu số ở Việt Nam (
1945 – 1995) , Nxb. Khoa học xã hội, H,. 1995
 Nguyễn Văn Huy ( chủ biên) : “ Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt
Nam”, Nxb Giáo dục, H,. 1998.
 Phùng Hữu Phúc (2005) : “ Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc trong tư
tưởng Hồ Chí Minh”, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
 Nguyễ Văn Mừng (2005) : “Thực hiện tốt chính sách các dân tộc bình
đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển,” Sinh hoạt lý luận
số 6

 Tòng Thị Phóng (2005) : “Thực hiện tốt hơn chính sách dân tộc của
Đảng – cơ sở phát huy khối đại đoàn kết dân tộc”, Tạp chí cộng sản số 10.
 Như vậy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề dân tộc. Tuy
nhiên chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào đề cập tới đề tài này.
Trên cơ sở kế thừa, phát huy những kết quả đã thu được của các công trình
nghiên cứu trước, tôi mong muốn đi sâu tìm hiểu những biến đổi của các
dân tộc Việt Nam trong quá trình giao lưu, hội nhập.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
 Mục đích:
Dựa trên cơ sở lý luận chung về vấn đề dân tộc, mục đích của đề tài này muốn
đi sâu nghiên cứu những biến đổi của các dân tộc Việt Nam khi tham gia giao
lưu, hội nhập. Từ đó nhận thấy những biến đổi trên các phương diện và những
thành tựu đã đạt được thông qua quá trình này.
 Nhiệm vụ:
- Tổng quan có chọn lọc những nội dung cơ bản về dân tộc

9
-Hệ thống hoá và làm rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, làm rõ những biến đổi của các dân tộc thông qua quá tình giao lưu
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Khoá luận tập trung nghiên cứu lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, những biến đổi của các dân tộc Việt Nam qua
quá trình hội nhập
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Khoá luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận, phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng của Hồ Chí Minh và quan điểm của
Đảng Cộng sản.
- Trong quá trình thực hiện tác giả đã sử dụng một số phương pháp cụ thể
sau: Phương pháp phân tích- tổng hợp, phương pháp lịch sử- logic,
phương pháp xã hội học, phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp

duy vật lịch sử…
6. Đóng góp và ý nghĩa của khoá luận
- Khoá luận góp phần làm rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh. Khoá luận làm rõquan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về dân tộc.
- Khoá luận làm rõ những biến đổi và một số chính sách để phát huy tinh
thần đoàn kết các dân tộc
- Với kết quả đạt được, khoá luận có thể làm tài liệu tham khảo cho việc
giảng dạy và học tập về vấn đề dân tộc.


10
7. Kết cấu của khoá luận
- Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận, phụ lục và danh mục tài liệu
tham khảo, nội dung khóa luận được chia làm 3 chương
Chương I : Một số lý luận cơ bản về dân tộc và hội nhập
Chương II : Tình hình dân tộc ở Việt Nam và những ảnh hưởng của hội
nhập đến các dân tộc Việt Nam.
Chương III : Giải quyết vấn đề dân tộc trong quá trình hội nhập ở Việt Nam



















11
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I
MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DÂN TỘC VÀ HỘI NHẬP
1.1. Những khái niệm cơ bản
1.1.1. Lý luận hội nhập
Cùng với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản thì quá trình toàn cầu hóa cũng
xuất hiện. Quá trình này lôi cuốn tất cả các quốc gia, dân tộc cùng tham gia.
Ở Việt Nam, quá trình hội nhập chính thức được bắt đầu khi Việt Nam
gia nhập tổ chức thương mại WTO. Quá trình hội nhập được diễn ra trên tất
cả các lĩnh vực,đặc biệt là lĩnh vực kinh tế.
1.1.2. Khái niệm dân tộc
Dân tộc là một trong những hình thái cộng đồng người được hình thành
trong quá trình phát triển của lịch. Thuật ngữ “dân tộc “(Nation) và thời điểm
xuất hiện dân tộc là vấn đề tranh luận khoa học kéo dài nhiều thập kỉ, cho mãi
tới ngày nay. Các trước tác của Mác, Ănghen, Lênin chưa từng đưa ra định
nghĩa về dân tộc. Còn định nghĩa mà các sách báo trước đây thường hay viện
dẫn lại không phù hợp với Việt Nam và các nước phương Đông.
Chúng ta đều biết rằng lực lượng sản xuất, phương thức sản xuất vật
chất là cơ sở quyết định tới quá trình có liên quan tới sự xuất hiện và hình
thành các tổ chức xã hội của con người, đến sự thay đổi đến các hình thái
cộng đồng người. Do lực lượng sản xuất phát triển, khoảng 5 vạn năm trước
đây (có tài liệu nói sớm hơn) các thị tộc thay cho bầy người. Nhiều thị tộc hợp

lại tạo thành bộ lạc, cơ sở của chế độ thị tộc và bộ lạc là phương thức sản xuất
công xã nguyên thủy, là chế độ sở hữu tập thể của công xã, sản phẩm lao
động chia đều cho mọi người, chỉ có quần áo, đồ trang sức thuộc sở hữu của
cá nhân.

12
Bên cạnh quan hệ sản xuất công xã nguyên thủy, còn cần kể đến quan
hệ huyết thống. Do quan hệ sản xuất thấp kém, con người không tách khỏi
quan hệ tự nhiên ấy, như bào thai không thể tách khỏi người mẹ thông qua
cuống nhau vậy. Mọi dân tộc trên thế giới đều phải trải qua giai đoạn phát
triển ấy, lao động và cùng với nó là trao đổi sản phẩm phát triển, một cộng
đồng ra đời cùng với sự xuất hiện của giai cấp và nhà nước, đó là dân tộc.
Ngay từ thế kỉ thứ XVIII, trên thế giới hình thành một hình thức cộng
đồng dân tộc mới, dân tộc tư bản chủ nghĩa. Trong giới khoa học và chính trị,
phát sinh nhiều cuộc tranh luận dai dẳng về hình thành con đường dân tộc
kiểu mới này. Ý kiến chủ đạo trong giới khoa học Macxit, Lênin nít được
Stalin đúc kết trong cuốn sách “Chủ nghiã Mac và vấn đề dân tộc”(1913).
Theo Stalin thì dân tộc là một khối cộng đồng người ổn định, được thành lập
trong lịch sử dựa trên cơ sở cộng đồng về tiếng nói, về lãnh thổ, về sinh hoạt
và hình thức tâm lý, biểu hiện trong cộng đồng về văn hóa .
Mặc dù ý kiến đó có một số nhà khoa học không đồng tình nhưng nó là
ý kiến chủ đạo chi phối trong một thời gian dài, giới chính trị và giới khoa
học của các nước xã hội chủ nghĩa và giới Macxit toàn thế giới.
Ở Việt Nam, người phát biểu đầu tiên nêu lên một quan điểm độc lập,
xác định rõ ý kiến của Hồ Chí Minh coi “nước Việt Nam là một, dân tộc Việt
Nam là một”. Khác với Stalin, Người cho rằng: “Ở Việt Nam dân tộc được
hình thành từ khi lập nước, chứ không phải chủ nghĩa tư bản nước ngoài xâm
nhập vào Việt Nam” (1966). Ý kiến đó được nhiều nhà khoa học trong và
ngoài nước đồng tình. Quan điểm đó được chính thức trong cuộc trao đổi ở
Taskent năm 1982 giữa đoàn các nhà khoa học Liên Xô và đoàn các nhà khoa

học Việt Nam. Đưa ra lập luận khoa học căn cứ vào tính đặc thù của phương
Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, phía Việt Nam nhấn mạnh khái niệm
dân tộc là đã ra đời từ trước khi chủ nghĩa tư bản, nhưng cũng không phủ

13
nhận có một hình thức dân tộc tư bản chủ nghĩa. Sau khi liên bang Xô viết tan
rã, khái niệm dân tộc của Stalin mới được nhìn nhận lại và được kết luận rõ
ràng là không phù hợp với thực tế lịch sử .
Trong Tuyên ngôn của đảng cộng sản, Mác và Ăngghen thừa nhận sự
tồn tại của một loại dân tộc khác, có trước dân tộc tư sản: “Nhờ cải tiến mau
chóng công cụ sản xuất và làm cho các phương tiện giao thông trở nên vô
cùng tiện lợi, giai cấp tư sản lôi cuốn đến cả những dân tộc dã man nhất vào
trào lưu văn minh. Gía rẻ của những sản phẩm của giai cấp ấy là trọng pháo
bắn thủng tất cả những bức vạn lý trường thành và buộc những người dã man
bài ngoại một cách ngoan cường nhất cũng phải hàng phục. Nó buộc tất cả
các dân tộc phải tiến hành phương thức sản xuất tư bản, nếu không sẽ bị tiêu
diệt; nó buộc tất cả các dân tộc phải du nhập cái gọi là văn minh, nghĩa là
phải trở thành tư sản”.
Về vấn đề dân tộc được hình thành từ lúc nào, trong tác phẩm “ Hệ tư
tưởng Đức”, Mác và Ănghen đã cho ta lời giải đáp: “Sự đối lập giữa thành thị
và nông thôn xuất hiện cùng với bước quá độ từ thời đại dã man lên thời đại
văn minh, từ tổ chức bộ lạc lên nhà nước, từ tính địa phương lên dân tộc, và
cứ tồn tại mãi suốt toàn bộ lịch sử văn minh cho đến ngày nay”.
C Mác và Ph.Ăngghen đặt dân tộc (Nation) đối lập với tính địa phương
là một cộng đồng hình thành sau bộ lạc, sự xuất hiện của nhà nước, quốc gia
dân tộc. Quan điểm đó được trình bày rõ ràng trong phép biện chứng của tự
nhiên của Ph. Ăngghen.
“Từ thế hệ này sang thế hệ khác, chính ngay lao động cũng ngày càng đổi
khác, hoàn thiện hơn, có nhiều mặt hơn. Ngoài nghề săn bắn và chăn nuôi thì
còn có nhiều nghề và tiếp theo đó lại có thêm nghề kéo chỉ, dệt vải, nghề làm

kim khí, nghề làm đồ gốm và hằng hải. Cuối cùng nghệ thuật và khoa học ra

14
đời bên cạnh thương nghiệp và thủ công nghiệp, các bộ lạc biến thành những
dân tộc và quốc gia”.
Từ dân tộc ở đây chỉ một cộng đồng người cùng sinh sống trong một
quốc gia, một nước như dân tộc Việt Nam, Mĩ, dân tộc Pháp… Ở góc độ này,
dân tộc chính là một cộng đồng người xã hội trong lịch sử, một cộng đồng
người ổn định đời sống kinh tế, có tiếng nói chung, có lãnh thổ chung và có
nền văn hóa chung. Trong những đặc trưng này thì cộng đồng về kinh tế và
cộng đồng về văn hóa là những đặc trưng quan trọng nhất. Chỉ có hội đủ bốn
yêú tố này dân tộc mới hình thành hẳn. Bởi vậy khái niệm dân tộc thường gắn
với vấn đề hình thành và phát triển các quốc gia dân tộc. Trong lịch sử, nhà
nước, quốc gia xuất hiện và các yếu tố nói trên cũng hình thành, phát triển
sớm muộn khác nhau, do vây các quốc gia dân tộc ở các nước cũng hình
thành vào các thời điểm khác nhau.
Còn dân tộc hiểu theo nghĩa thông thường để chỉ một cộng đồng người,
có tiếng nói chung, chung lịch sử, cùng nguồn gốc, cùng một đời sống văn
hóa dân tộc, có ý thức tự giác dân tộc, và cùng cư trú trên một địa bàn đầu
tiên. Ở nước ta, thường gọi dân tộc Kinh, dân tộc Tày, dân tôc Mường, Thái,
Chăm, Mông, Khơme… Trong một dân tộc lại có thể bao gồm nhiều nhóm
địa phương có đôi chút khác biệt về tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán,
dòng họ… như dân tộc Dao có chín ngành như: Dao Đỏ, Dao tiền, Dao Thanh
Y… dân tộc Mông có: Mông Hoa, Mông Trắng, Mông Đen, theo màu sắc
trang phục, dân tộc Thái có Thái Đen ,Thái Trắng. Các dân tộc có thể cư trú ở
một quốc gia và cũng có thể cư trú ở nhiều quốc gia như Việt Nam, Trung
Quốc, Mianma, Lào, Thái Lan… Do vậy, khái niệm dân tộc thông thường này
được dùng để chỉ hầu như tất cả các hình thái cộng đồng người.




15
1.1.3. Khái niệm dân tộc thiểu số
Khái niệm dân tộc thiểu số (Ethnic minority) lại được dùng trong một
ngữ cảnh khác –dùng để phân biệt với dân tộc đa số. Khái niệm này chỉ có ở
những quốc gia đa dân tộc. Ví dụ các quốc gia Đông Nam Á, có thành phần
tộc người trong mỗi quốc gia rất đa dạng.
Ở Indonexia, có hơn 300 nhóm tộc người sinh sống trên 13000 hòn đảo
lớn nhỏ. Trong đó có chừng 10 nhóm quan trọng, như Javanese chiếm 47-
50% dân số, Sundannese chiếm quãng 14% và các nhóm Madurece,Bataks…
Ở các quốc gia hải đảo khác, bức tranh tộc người cũng đa dạng và phức
tạp không kém. Ví dụ ở Malaysia, người ta thường cho rằng có 3 nhóm tộc
người chính: người Melayu, người Hoa, người Ấn Độ. Song ở cấp độ nhỏ
hơn, bức tranh tộc người ở đây phức tạp hơn với hàng trăm nhóm người bản
địa sống rải rác ở trên rất nhiều hòn đảo khác nhau của đất nước Malaysia.
Ở Đông Nam Á lục địa, Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia hay Việt
Nam, bức tranh tộc người cũng phong phú không kém. Ví dụ, ở Myanma, một
đất nước chỉ có khoảng 40 triệu dân, nhưng theo các nhà dân tộc học có tới 70
đơn vị tộc người…
Trong bức tranh đa dạng và phong phú trên, ở mỗi quốc gia thường có
một tộc người đa số đóng vai trò chủ thể. Đó thường là các tộc người chiếm
đa số, như người Xiêm ở Thái Lan, người Miến ở Myanma. Các tộc người đa
số, chủ yếu thường cư trú ở khu vực ở đồng bằng trung tâm hoặc các đô thị
lớn, có mức độ phát triển cao và giữ địa vị chi phối cả về chính trị lẫn kinh tế.
Các dân tộc ít người cư trú ở vùng ngoại vi, vùng rừng núi hoặc vùng sâu,
vùng xa, nhìn chung trình độ phát triển kinh tế còn thấp, cơ sở giáo dục, văn
hóa còn lạc hậu. Họ được coi là các dân tộc thiểu số. Trong quá trình phát
triển thông thường họ bị phụ thuộc vào dân tộc đa số. Người ta cũng gọi các

16

dân tộc thiểu số, bằng các thuật nhữ khác như bộ tộc, bộ lạc, người bản xứ,
đân tộc bản địa, dân tộc vùng cao.
Khái niệm và vấn đề dân tộc thiểu số chính thức được phát sinh ở
phương tây vào thế kỉ XIX, khi chủ nghĩa tư bản thực dân bành trướng sang
các nước chậm phát triển để mở rộng thuộc địa, khiến một số dân tộc nhỏ ở
nhiều nơi rơi vào tình trạng bị thống trị hay bị lệ thuộc. Họ được chủ nghĩa
thực dân định nghĩa như những nhóm người lạc hậu, chậm tiến có địa vị thấp,
khác biệt nhau về nòi giống, nhân chủng, ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo.
Chịu ảnh hưởng của quan điểm, nhận thức đó vào y năm 1945, Louis
Nỉrth giáo sư trường đại học Chicago (Mỹ) đã đưa ra định nghĩa dân tộc thiểu
số như sau: “Dân tộc thiểu số là nhóm người do có một số nét đặc thù về
ngoại hình, thể chất hay văn hóa, bị đối xử khác biệt, bất bình đẳng so với
các thành viên khác của xã hội và coi đó tự coi mình là đối tượng của một sự
kì thị tập thể” (Louis nirth 1945)
Theo bách khoa từ điển Anh, xuất bản 1959. Dân tộc thiểu số là nhóm
người kết hợp với nhau bởi những sợi dây liên lạc về nguồn gốc ngôn ngữ hay
tôn giáo, tự cảm thấy khác biệt với đa số cư dân của một quốc gia.
Sách bách khoa từ điển các dân tộc Mỹ, xuất bản năm 1962 định nghĩa
dân tộc thiểu số là nhóm người có những đặc điểm riêng về nhân chủng, tôn
giáo, xã hội và kinh tế khác biệt với nhóm chủ yếu trong xã hội.
Trong khoảng vài thập niên lại đây xuất hiện trên thế giới thêm nhiều
định nghĩa về dân tộc thiểu số. Đặc điểm của những định nghĩa này là khắc
phục được dần nhược điểm kì thị dân tộc của các định nghĩa trước đây.
Năm 1982, nhằm giải quyết vấn đề dân tộc đang có nguy cơ bùng nổ
trên thế giới. Tiểu ban đặc biệt về phòng chống nạn phân biệt chủng tộc và
bảo vệ các dân tộc của Liên Hợp Quốc đã đưa ra định nghĩa về dân tộc thiểu
số, theo đó dân tộc thiểu số là tập hợp những người có lịch sử và diện mạo

17
văn hóa riêng, tồn tại và phát triển trên vùng lãnh thổ thường cách biệt với các

trung tâm cho đến trước khi bị xâm nhập bởi các hội từ bên ngoài. Họ tồn tại
như những bộ phận xã hội dễ bị tổn thương, dễ nằm ngoài lề sự phát triển
(Dẫn theo UNDP 1999)
Không chỉ quốc tế và các quốc gia mà nhiều tổ chức tài trợ quốc tế lớn
cũng cố gắng đưa ra định nghĩa riêng về dân tộc thiểu số như là công cụ làm
việc. Định nghĩa của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB); Ngân hàng Thế
giới…
Ngân hàng Thế giới đề cập đến khái niệm dân tộc thiểu số trong rất
nhiều tài liệu, theo đó dân tộc thiểu số là các cộng đồng người có những đặc
điểm riêng liên quan đến tính gắn bó với đất đai của tổ tiên, với các thiết chế
xã hội truyền thống, sản xuất tự cấp, tự túc, có ngôn ngữ nhận dạng, lịch sử xã
hội và văn hóa khác hẳn với những người đa số. Sản xuất tự cấp, tự túc là đặc
điểm kinh tế nổi bật. Do những hạn chế riêng họ thường có địa vị xã hội và
kinh tế thấp. Tất cả những điều đó làm hạn chế khả năng bảo vệ các lợi ích và
chủ quyền về đất đai và nguồn lực sản xuất, hạn chế khả năng tham gia và
hưởng lợi từ quá trình phát triển. Về mặt đời sống và thu nhập, các dân tộc
thiểu số là bộ phận cư dân nghèo nhất trong xã hội. Văn hóa, đất đai và các
nguồn lực được kết hợp với nhau một cách độc đáo và dễ bị tổn thương bởi
những sự thay đổi do các dự án phát triển gây ra. (1. wb. Dự thảo chính sách
về người dân tộc thiểu số 1999. 2. wb. So sánh chính sách của ngân hàng thế
giới và chính sách của Việt Nam về dân tộc thiểu số . 2000).
Như thế, theo Ngân hàng Thế giới, dân tộc thiểu số là các cộng đồng
người có đặc trưng nổi bật sau :
- Gắn bó mật thiết với lãnh thổ của tổ tiên và các nguồn lực tài nguyên
trong lãnh thổ đó.
- Có thiết chế xã hội, ngôn ngữ và phong tục riêng.

18
- Sản xuất tự cung, tự cấp.
- Có trình độ phát triển kinh tế thấp, xã hội thấp, làm hạn chế khả năng

bảo vệ nguồn lực đất đai và tài nguyên, khả năng tham gia và hưởng lợi
từ các dự án phát triển.
- Là bộ phận nghèo nhất trong xã hội, chưa có đủ
điều kiện hưởng lợi từ các dự án phát triển gây ra. Ở Việt Nam, tùy vào
giác độ tiếp cận mà hiện có những định nghĩa đầy đủ hoặc không đầy đủ
về dân tộc thiểu số.
Từ điển bách khoa ( Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam
1995) đầy đủ hơn : Dân tộc thiểu số là dân tộc có dân số ít cư trú trong một
quốc gia thống nhất đa dân tộc, mỗi dân tộc thành viên có 2 ý thức : ý thức về
Tổ Quốc mình sinh sống và ý thức về dân tộc mình. Các dân tộc thiểu số có
thể cư trú tập trung hoặc rải rác, xen kẽ nhau, thường ở những vùng ngoại vi,
vùng hẻo lánh, vùng điều kiện phát triển kinh tế xã hội còn khó khăn. Vì vậy
nhà nước tiến bộ thường thực hiện chính sách bình đẳng dân tộc, nhằm xóa
dần những chênh lệch trong sự phát triển kinh tế xã hội giữa các dân tộc đa số
và các dân tộc thiểu số.
Từ điển tiếng Việt ( Viện ngôn ngữ 1988) đưa ra một định nghĩa chung
nhất : Dân tộc thiểu số là dân tộc chiếm số dân ít so với dân tộc chiếm số dân
đông nhất trong một nước nhiều dân tộc. Hiểu như thế, ở Việt Nam, trừ người
Kinh là dân tộc đa số, các dân tộc còn lại là dân tộc thiểu số.
Như vậy có thể thấy rằng đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về dân tộc
thiểu số. Tuy nhiên có thể hiểu một cách dễ hiểu về dân tộc thiểu số : Dân tộc
thiểu số là dân tộc chiếm số dân ít hơn so với dân tộc chiếm số dân đông nhất
trong một nước nhiều dân tộc, dân tộc thiểu số là cộng đồng người có những
đặc điểm riêng liên quan đến các thiết chế xã hội truyền thống, sản xuất tự

19
cấp tự túc, có ngôn ngữ nhận dạng, lịch sử xã hội và văn hóa khác hẳn với
người đa số.
1.2. Các quan điểm đánh giá về dân tộc
1.2.1. Quan điểm của hệ tưởng tư sản về dân tộc

Hệ tư tưởng tư sản đã có thời đóng vai trò chi phối giải quyết vấn đề
dân tộc. Đó là một thực tế khách quan có tính tất yếu lịch sử, khi mà phương
Tây xuất hiện chủ nghĩa tư bản với sự chiến thắng của phương thức sản xuất
tư bản đối với phương thức sản xuất phong kiến đã làm chuyển biến các cộng
đồng thị tộc địa phương cát cứ, khép kín thành cộng đồng dân tộc. Dân tộc
xuất hiện làm cho chủ nghĩa tư bản phát triển trên quy mô rộng lớn phù hợp
với trình độ xã hội hóa mà lực lượng sản xuất đạt được. Theo Lênin : Cộng
đồng dân tộc là “thông lệ của chủ nghĩa tư bản”.
Khi mà giai cấp tư sản là giai cấp tiến bộ thì hệ tư tưởng của nó đóng
vai trò tiêu biểu. Bởi vì, khi đó nó chống lại hệ tư tưởng phong kiến chuyên
chế, tàn bạo, chia cắt, phân tán, trì trệ, lạc hậu và cực kì phản động.
Khi mà chủ nghĩa tư bản phát triển lại là lúc nó đẩy mạnh sự phân tán,
giai cấp tư sản không còn đại diện cho lợi ích dân tộc mà đã phản bội lại lợi
ích dân tộc, khi mà vấn đề dân tộc trở thành thuộc địa rộng lớn, khi mà giai
cấp công nhân phát triển thành lực lượng xã hội và đòi hỏi phải trở thành dân
tộc. Giai cấp tư sản đã trở thành dân tôc. Giai cấp tư sản đã lợi dụng vấn đề
dân tộc phục vụ cho lợi ích ích kỷ của chúng đó là:
Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, giai cấp tư sản cho rằng nhân loại có
loại người thượng đẳng là văn minh, cao sang và có loại người hạ đẳng là
man rợ, hèn hạ. Từ đó lý giải việc thống trị của dân tộc này đối với dân tộc
khác như là một lẽ tự nhiên. Vào thời kì Cổ đại ở đất nước Hy – lạp, nhà triết
học, “ nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thời cổ” Arít-tốt tán thành quan điểm trên.

20
Chủ nghĩa dân tộc cũng thuộc sản phẩm của hệ tư tưởng tư sản, nó
tuyên truyền cho chủ nghĩa sô vanh nước lớn chủ nghĩa phân biệt cho một dân
tộc nào đó, sự miệt thị dân tộc, chủ nghĩa hệp hòi dân tộc…điều này được thể
hiện rõ ở nước Đức, sau khi Hit-le lên nắm chính quyền.
Chủ nghĩa tư bản hiện đại đang gieo rắc quan điểm ly khai, ly tâm, phân ly
cho công đồng các dân tộc sống ở nhiều quốc gia để phục vụ cho lợi ích của

chúng, chúng phá tan đi các cộng đồng đoàn kết của các dân tộc trong khối
SNG, các khối nước Nam Tư cũ, ngay cả các nước ở Trung Đông, Châu phi,
Đông Nam Á…chúng đang can thiệp thô bạo vào các quốc gia có chủ quyền
thông qua vấn đề dân tộc, lợi dụng vấn đề dân tộc để rêu rao vì lợi ích của các
dân tộc.
Đây là sự cảnh tỉnh đối với các nước. Đối với chúng ta, về vấn đề Tây Bắc,
Tây Nam,Tây Nguyên đã và đang trong âm mưu thủ đoạn đó.
1.2.2. Quan điểm của CN Mác- Lênin về vấn đề dân tộc
Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản ( Mác- Ăngghen) đã viết: “Hãy xóa bỏ
nạn người bóc lột người thì nạn dân tộc này bóc lột dân tộc khác bị xóa bỏ”
[26, tr 24). Đó là quan điểm giai cấp của vấn đề dân tộc, chính vì lẽ đó giai
cấp vô sản khi giành được chính quyền, giải phóng vấn đề dân tộc trước hết
phải giải quyết vấn đề áp bức giai cấp.
Trong Hệ tư tưởng Đức ( Mác ) đã viết : “ Những quan hệ qua lại giữa
các dân tộc với nhau đều phụ thuộc vào những trình độ phát triển của mỗi
dân tộc đó về mặt lực lượng sản xuất, phân công lao động và giao tiếp nội bộ.
Nguyên lý đó được mọi người thừa nhận. Song không chỉ riêng quan hệ của
dân tộc này với dân tộc khác, mà toàn bộ kết cấu bên trong và bên ngoài của
dân tộc ấy. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của mỗi dân tộc biểu
lộ rõ nhất ở trình độ phát triển của phân công lao động. Bất cứ sức sản xuất
nào, trong chừng mực không phải chỉ là sự mở rộng đơn thuần về sản lượng

21
nhng lc lng sn xut m ngi ta ó bit cho n lỳc ú ( vớ d nh khai
phỏ t ai mi) cng u mang li kt qu l s phỏt trin na ca phõn
cụng lao ng [1;tr30). ú l quan im v s ỏnh giỏ trỡnh phỏt trin
ca cỏc dõn tc, s ng u, s chờnh lch, s cao v thp v tng dõn tc v
bn cht l trỡnh phỏt trin ca lc lng sn xut v phõn cụng lao ng
xó hi.
Vt qua trỡnh phỏt trin sc sn xut thp kộm a ti trỡnh phỏt

trin cao ca lc lng sn xut l cỏc con ng a cỏc dõn tc lờn a v
mi, tin ti s bỡnh ng dõn tc.
Theo ngghen: Một dân tộc đi áp bức dân tộc khác thì dân tộc ấy
không có tự do. Tinh thần đó phản ánh rất rõ vào t tởng độc lập dân tộc và
cách mạng vô sản là giải phóng các dân tộc bị áp bức.
Lênin cho rằng: Cần phải phân biệt chủ nghĩa dân tộc của dân tộc đi
áp bức với chủ nghĩa dân tộc của dân tộc bị áp bức, chủ nghĩa dân tộc của
một dân tộc lớn và chủ nghĩa dân tộc của một dân tộc nhỏ [2,tr45]. Đó là
quan điểm giải phóng dân tộc bị áp bức và thực hiện bình đẳng dân tộc.
Với Lênin về vấn đề dân tộc chúng ta không thể không kể tới Cơng
lĩnh dân tộc đợc công bố ngay sau khi cách mạng tháng Mời Nga thành
công. Đây là văn kiện quan trọng nhất chứa đựng các quan điểm của giai cấp
vô sản phải giải quyết vấn đề dân tộc trong cách mạng vô sản đó là thực hiện
quyền bình đẳng dân tộc, quyền tự quyết dân tộc và sự liên hiệp lại (đoàn kết )
các dân tộc bị áp bức và vô sản toàn thế giới.
Những quan điểm của CN Mác - Lênin là những nguyên lý Marxit cho việc
giải quyết vấn đề dân tộc trong cách mạng vô sản và đây là một trong những
căn cứ quan trọng trong việc giải quyết vấn đề dân tộc trong tiến hành dân tộc
Việt Nam do Đảng cộng sản lãnh đạo.


22


CHƯƠNG II.
TÌNH HÌNH DÂN TỘC Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG
CỦA HỘI NHẬP ĐẾN CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
2.1. Khái quát về cộng đồng dân tộc Việt Nam
2.1.1 Khái quát quá trình hình thành dân tộc
Từ bình minh của lịch sử, đất nước Việt Nam đã có mặt con người sinh

sống. Qua các di chỉ khảo cổ học nền văn hóa Hòa Bình, nền văn hóa Đông
Sơn, nền văn hóa Sơn Vi chứng tỏ ở Việt Nam con người đã trải qua các thời
đại đồ đá cũ, đồ đá giữ, đồ đá mới và bước sang nền văn minh sông Hồng,
nền văn minh lúa nước, nền văn hóa đồ đồng với chống đồng Ngọc Lũ, trống
đồng Đông Sơn và rải rác các chứng tích về thời đại đồ đồng khắp lãnh thổ
nước ta.
Các cư dân trên lãnh thổ Việt Nam, cho đến ngày nay, qua các truyền
thuyết đã phản ánh một điều là các dân tộc Việt Nam rất gần gũi nhau về mặt
nguồn gốc. Người Việt (Kinh) có truyền thuyết Lạc Long Quân với Nàng Âu
Cơ đẻ ra 100 trứng, 50 con lên rừng trở thành các dân miền núi, 50 con xuống
đồng bằng ven biển trở thành người miền xuôi. Truyền thuyết “Chim Ây, Cái
Ưá’, “Đẻ đất đẻ nước” của dân tộc Mường; Truyền thuyết “Một gốc nhiều
cành” của dân tộc Bana; Truyền thuyết “ Qủa bầu” của dân tộc Khơ mú ;
Truyền thuyết “Pú Lương Quân” của dân tộc Thái… đã là truyền thuyết thì
phải được lưu truyền từ đời nọ qua đời kia, tuy nó không phải là hiện thực
lịch sử nhưng có cốt lõi của quá khứ lịch sử.
Thế là trên mảnh đất Việt Nam thân yêu của chúng ta là nơi hội tụ “ đất
lành chim đậu” của các dân tộc cùng chung lưng đấu cật dựng nước và giữ
nước.

23
Quốc gia Việt Nam được hình thành rất sớm và ngay từ buổi đầu dựng
nước đã có mặt của các dân tộc hợp thành. Cách nay khoảng 3000 năm, nước
Văn Lang ra đời trên cơ sở của 15 bộ lạc. Sự liên minh các bộ lạc đó có miền
núi và miền xuôi. Tù trưởng bộ lạc Văn Lang nhờ tài năng vượt trội đã trở
thành Vua Hùng đời thứ nhất.
Cuối thế kỉ thứ III trước công nguyên, sau khi nhà Tần các bộ tộc ở
phương Nam. Năm 214 ( trước công nguyên) các bộ tộc Việt ở Đông Hải (cực
nam Triết Giang), bộ tộc Tân Việt (ở Phúc Kiến), bộ tộc Nam Việt ( ở Quảng
Đông ) đều lần lượt bị chinh phục và bị Hán hóa. Các nhóm Âu Việt, Lạc Việt

là tổ tiên của nhiều dân tộc ở Quảng Tây( Trung Quốc) và Việt Nam ngày
nay, đã liên hiệp với nhau chống lại quân Tần, không bị chinh phục, không bị
người Hán đồng hóa. Cũng vào thời kì này nhà nước Văn Lang suy yếu, Thục
Phán vị thủ lĩnh liên minh bộ lạc Âu lạc vùng thượng du Bắc Bộ đã hợp nhất
với Văn Lang của người Lạc Việt, lập nên nhà nước Âu Lạc. Hai bộ tộc này
vốn rất gần gũi với nhau về nguồn gốc lịch sử và văn hóa nên đã hòa hợp
nhau một cách dễ dàng. Thục Phán tự xưng là An Dương Vương đóng đô tại
Cổ Loa ( Đông Anh- Hà Nội). Chúng ta đã tiến hành khai quật di chỉ Cổ Loa,
các cứ liệu lịch sử cho thấy nơi đây đã xây thành, đắp lũy, đã có rất nhiều mũi
tên đồng, nó chứng tỏ việc chăm lo phòng thủ đất nước của các cư dân Việt
Cổ.
Năm 179 (trước công nguyên) nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm lược mở
đầu cho thời kì đô hộ của phong kiến Phương Bắc kéo dài trên 1000 năm Bắc
thuộc. Suốt thời kì này phong kiến phương Bắc đã có rất nhiều chính sách,
biện pháp nhằm đẩy mạnh sự đồng hóa các tộc người ở Nam Việt, đẩy nhanh
quá trình Hán hóa; song sự quật cường của các tộc người vốn có truyền thống
đoàn kết nhau muôn người như một, có ý chí quật cường anh dũng chống
ngoại xâm đã liên tiếp nổ ra các cuộc khởi nghĩa chống lại phong kiến

24
phương Bắc, đòi lại nền độc lập, có thể kể một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
đó là:
- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43)đã lật đổ ách đô hộ nhà Hán,
trong thời gian ngắn, nhưng đã lập nên một vương triều.
- Giữa thế kỉ thứ VI, Lý Bí ( còn gọi là Lý Bôn) lật đổ ách thống trị nhà
Lương lập ra nhà nước Vạn Xuân.
- Thế kỉ thứ X, Khúc Thừa Dụ đánh đổ ách thống trị nhà Đường tiếp đó
Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng đã đưa lại
nền độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc.
- Năm 1981, Lê Hoàn chiến thắng quân Tống ở Chi Lăng (Lạng Sơn)

củng cố nền độc lập nước nhà thêm một bước.
Chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc, chứng tỏ rằng lịch sử của cộng đồng
các dân tộc Việt Nam đã cố kết rất bền chặt trước yêu cầu chống xâm lược,
bảo vệ nền độc lập dân tộc một cách kiên cường, anh dũng đầy khí phách và
bản lĩnh trước các đế chế phong kiến phương Bắc hùng mạnh.
Từ thế kỉ XI trở đi chế độ phong kiến Việt Nam đã phát triển ở chế độ
phong kiến trung ương tập quyền ( không còn tình trạng cát cứ). Các triều đại
Lý, Trần, Lê, Quang Trung đều thể hiện được ý chí độc lập dân tộc, ở triều
đại nào cũng có những chiến công hiển hách trong sự nghiệp chống xâm lược
bảo vệ và mở mang bờ cõi.
Cuối thế kỉ XIX vua quan nhà Nguyễn đã phải “ bỏ giáo lai hàng” chủ
nghĩa tư bản Pháp, thực dân pháp đến xâm lược nước ta kéo dài ách thống trị
80 năm rồi đến đế quốc Mĩ duy trì ách thống trị ở Miền Nam Việt Nam gần
20 năm. Gần 100 năm dưới ách thực dân phong kiến đó, dân tộc Việt Nam
vẫn phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, tinh thần đó được nâng cao về chất từ
ngay sau ngày có Đảng, đã tạo ra sức mạnh đánh thắng hai đế quốc hung

25
mạnh vào bậc nhất địa cầu trong thời đại ngày nay, giành lại nền độc lập cho
đất nước, tự do cho các dân tộc.
Quá trình dựng nước và giữ nước và giữ nước đó, nhiều dân tộc thiểu
số cũng như dân tộc Việt là con cháu của người Việt cổ đã khẳng định vai trò
chủ nhân của mình. Quá trình đó cũng là quá trình sự hòa hợp nhiều dân tộc ở
nước Việt Nam diễn ra. Do vị trí địa lý Việt Nam là một nước như tâm điểm ở
Đông Nam á. Các cư dân Việt cổ lại có truyền thống đoàn kết, có tinh thần
“tương thân, tương ái”, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử đã cho rằng ngay từ thời
cổ đại và thời trung đại các dân tộc ở Việt Nam luôn có yếu tố hòa hợp với
các dân tộc khác. Trong lúc đó, từ thời tiền sử cho đến gần đây, những biến cố
diễn ra ở các nước xung quanh ta đã làm cho cư dân có nhu cầu sinh sống…)
đến Việt Nam.

Các dân tộc từ Hoa Nam Trung Quốc xuống, từ Lào và Campuchia
đến, tử các đảo phía tây nam Thái Bình Dương vào để sinh sống ở Việt Nam.
Thế kỉ III (TCN) Thục Phán hợp nhất hai tộc người lớn Tây Âu Việt, hay Âu
Việt tổ tiên của người Tày, Thái, Nùng và Lạc Việt tổ tiên của người Việt,
Mường. Thế kỉ XI-XII các tập đoàn người Thái đi từ Nam Trung Quốc và
Tây Bắc, Tây Thanh- Nghệ. Thế kỉ XV-XVI đồng bào Mông di cư vào Bắc
Việt Nam chia thành nhiều nhóm vào các tỉnh miền núi phía Bắc. Thế kỉ thứ
II (TCN) các dân tộc nói ngữ hệ Maylayo- polinesiens đã vượt biển vào miền
Trung Việt Nam và vượt lên Tây Nguyên với các dân tộc nói ngữ hệ Môn –
khơ me tạo thành cộng đồng dân tộc cư trú dọc Trường Sơn và Tây Nguyên.
Chỉ sơ bộ, phổ quát những nét cơ bản của lịch sử phát triển các dân tộc
Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước ta thấy rõ rằng cộng đồng
các dân tộc cùng chung sống ở Việt Nam ta đã có chung một vận mệnh lịch
sử, cùng cội nguồn, cùng truyền thống văn hóa, cùng nhau xây dụng và bảo
vệ đất nước, cùng hòa hợp với nhau… đó là những nét đặc trưng nổi bật nhất

×