Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Mê Linh (Hà Nội) hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.8 KB, 64 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Nguyễn Thị Hằng 1 K33A - GDCD






























TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
********






NGUYỄN THỊ HẰNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH
QUÁ TRÌNH CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP,
NÔNG THÔN Ở HUYỆN MÊ LINH (HÀ NỘI)
HIỆN NAY




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Kinh Tế Chính Trị

Người hướng dẫn khoa học :
Th.S TRẦN THỊ HỒNG LOAN


HÀ NỘI - 2011
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2


Nguyễn Thị Hằng 2 K33A - GDCD

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Muốn phát triển đất nước thì bất kì quốc gia nào cũng phải tiến hành
CNH, HĐH. Vì CNH, HĐH là con đường ngắn nhất để đưa đất nước tiến lên.
Nhận thức được tầm quan trọng của CNH, HĐH, Đảng và Nhà nước ta cũng
đã đưa ra chủ trương tiến hành CNH, HĐH để phát triển đất nước. Nhưng,
nước ta là một nước nông nghiệp có tới 75 % dân số hoạt động trong lĩnh vực
nông nghiệp và sinh sống ở khu vực nông thôn[13.137]. Bởi vậy, việc tiến
hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là yêu cầu cần thiết và cấp bách với
nước ta. Đây là vấn đề được Đảng và nhà nước ta quan tâm chú ý.Tại Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng đã khẳng định:
Đặc biệt coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, phát triển toàn
diện nông - lâm - ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ
sản; phát triển công nghiệp và sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu
.[4,1332]
Với văn kiện này vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn được quan
tâm đặc biệt và luôn dành được sự quan tâm chú ý qua các kì đại hội. Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định :
Hiện nay và trong những năm tới vấn đề nông nghiệp, nông thôn và
nông dân có tầm chiến lược quan trọng. Phải luôn coi trọng đẩy mạnh CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng
hoá lớn, đa dạng phát triển nhanh… [5,1284]
Huyện Mê Linh - một huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội là
huyện nông nghiệp với dân số chủ yếu làm nông nghiệp. Chính vì đặc điểm
này nên vấn đề nông nghiệp, nông thôn luôn được Đảng bộ và nhân dân
huyện quan tâm và chú ý phát triển. Đảng bộ huyện Mê Linh coi đây là nhiệm
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2


Nguyễn Thị Hằng 3 K33A - GDCD

vụ chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội và từ đó ra sức thực hiện các
chính sách nhằm thúc đẩy kinh tế huyện phát triển để bắt kịp với xu hướng
phát triển chung của thành phố và của cả nước. Mục đích chính là phát triển
kinh tế - xã hội để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân .
Trong những năm qua, thực hiện theo chủ trương của Đảng, Đảng bộ
huyện đã lãnh đạo nhân dân tiến hành thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn đạt được nhiều thành tựu to lớn. Đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân được cải thiện và ngày càng nâng cao hơn trước. Tuy
nhiên, bên cạnh những thành tựu đó vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, khuyết
điểm trong việc đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên
địa bàn huyện.
Bởi vậy, đây là lý do em chọn đề tài : “ Một số giải pháp nhằm đẩy
mạnh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Mê Linh(Hà
Nội) hiện nay .’’ làm khoá luận tốt nghiệp đại học năm học 2010 – 2011.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài.
Phát triển kinh tế xã hội là mục tiêu mà Đảng bộ và nhân dân huyện Mê
Linh hướng tới. Qua mỗi kì Đại hội những vấn đề về CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn đều được Đảng bộ huyện tổng kết đánh giá để tìm ra
phương hướng tiếp tục phát triển
Bên cạnh đó, có nhiều nhà báo, nhà lý luận nhà kinh tế có các bài viết,
các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn của huyện như:
1. Thực trạng và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp nông thôn ở Mê
Linh - Tác giả Vũ Ngọc Quang – Báo Kinh tế Mê Linh – số103, tháng 5 –
2008.
2. Phát triển kinh tế hàng hoá cho nghề trồng hoa ở Mê Linh – Quang
Tuấn - Báo Nông nghiệp - số 433 ( tháng 5- 2006)

Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Nguyễn Thị Hằng 4 K33A - GDCD

3. Sức bật của vùng đất phù sa - Ngọc Hương – Báo Nông nghiệp, số
442 tháng 8- 2006
4. Để Mê Linh mãi nở hoa - Báo Kinh tế Mê Linh, số 123 tháng 11-
2008
Các bài viết trên cũng đã có nghiên cứu đến quá trình CNH, HĐH và
đều mong muốn tm cách để làm quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn của huyện diễn ra nhanh chóng và đạt được nhiều thành
tựu lớn để đóng góp cho sự phát triển của thành phố Hà Nội cũng như của cả
nước. Tuy nhiên, các đề tài trên chỉ dừng lại ở mức sơ lược và chưa đi vào
nghiên cứu cụ thể bởi vậy vẫn chưa có giải pháp đúng dắn cho vấn đề này.
Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu, cùng sự nghiên cứu của bản thân, tôi xin
trình bày đề tài: “Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Mê Linh( Hà Nội) hiện nay” làm
khóa luận tốt nghiệp. Do đó, đề tài khóa luận của tôi không hề trùng với các
công trình đã nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu đề tài.
- Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn của huyện Mê Linh thấy những thuận lợi và những hạn chế để đưa ra
một số giải pháp khắc phục.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+. Tính tất yếu của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Mê
Linh( Hà Nội)
+. Tìm hiểu thực trạng của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp, nông thôn của huyện Mê Linh( Hà Nội )
+. Đề ra nhiệm vụ và một số giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện

đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Mê Linh( Hà Nội)
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Nguyễn Thị Hằng 5 K33A - GDCD

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi
Đối tượng nghiên cứu:
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của
huyện Mê Linh( Hà Nội).
Phạm vi nghiên cứu:
Thực trạng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn của huyện Mê Linh( Hà Nội) hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu:
+. Phương pháp điều tra, nghiên cứu .
+. Phân tích - tổng hợp.
+. Phương pháp trừu tượng hoá - khoa học.
+. Phương pháp duy vật lịch sử.
6. Ý nghĩa của đề tài:
Nghiên cứu quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Mê Linh
để tìm ra những vấn đề thuận lợi và khó khăn của quá trình này. Trên cơ sở
đó, đưa ra một số biện pháp chủ yếu nhằm khắc phục những khó khăn trong
quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Mê Linh và thúc đẩy quá
trình này phát triển nhanh chóng góp phần thực hiện thành công sự nghiệp
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của đất nước.
7. Bố cục của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa
luận gồm 3 chương và 9 tiết.






Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Nguyễn Thị Hằng 6 K33A - GDCD

Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

1.1 Một số khái niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn.
1.1.1 Khái niệm về nông nghiệp, nông thôn
Nông nghiệp
Theo nghĩa hẹp, đó là ngành sản xuất vật chất mà con người phải đưa
vào quy trình sinh trưởng của cây trồng vật nuôi nhằm tạo ra sản phẩm lương
thực, thực phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của mình. Nông nghiệp
theo nghĩa rộng còn được hiểu là bao gồm cả lâm nghiệp và ngư
nghiệp.[2,312]
Như vậy, nông nghiệp là ngành sản xuất của cải vật chất nhưng phụ
thuộc chủ yếu vào các yếu tố khách quan: đất đai, nhiệt độ, độ ẩm, mưa ảnh
hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lượng, chất lượng cây trồng vật nuôi.
Khái niệm nông thôn
Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất
nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, dân cư chủ yếu làm nông nghiệp. Nông thôn
có thể được xem xét trên nhiều góc độ: kinh tế, chính trị, văn hóa , xã hội . .
.[2,313]
Kinh tế nông thôn
Là một khu vực kinh tế gắn với địa bàn nông thôn. Kinh tế nông thôn
gồm các ngành nghề, các thành phần kinh tế có quan hệ tác động qua lại với

nhau. Các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
và dịch vụ. Trong đó chủ yếu là các thành phần kinh tế: tập thể, nhà nước, cá
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Nguyễn Thị Hằng 7 K33A - GDCD

thể. . . . kinh tế nông thôn còn có các vùng như: vùng chuyên canh lúa,
chuyên canh hoa màu, trồng cây ăn quả . . . .[2,313]
1.1.2 Khái niệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều cách hiểu về CNH, HĐH. Qúa trình
CNH, HĐH diễn ra từ rất sớm ở trên thế giới vào khoảng thế kỷ XVII –
XVIII đó là cuộc cách mạng công nghiệp ở Tây Âu. Tại đây, thì CNH được
hiểu là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc.
Tiếp đó, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và sự phát triển của
sản xuất thì khái niệm CNH cũng có nhiều thay đổi để phù hợp với thực tiễn.
Do đó, việc nhận thức đúng đắn khái niệm này ở trong từng giai đoạn phát
triển của nền kinh tế xã hội sẽ có ý nghĩa to lớn về cả lý luận và thực tiễn.
Kế thừa có chọn lọc những tri thức văn minh nhân loại, rút kinh
nghiệm trong lịch sử tiến hành CNH, HĐH và từ thực tiễn thực hiện CNH ở
Việt Nam. Hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ bảy khoá VII và Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII đã xác định: CNH, HĐH là quá trình
chuyển đổi một cách căn bản và toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh
dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng sức người là chính sang sử
dụng phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp
tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học -
công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động cao. [4,1332]
Khái niệm trên cho thấy quá trình CNH, HĐH ở nước ta phải kết hợp
chặt chẽ giữa hai nội dung công nghiệp hóa và hiện đại hoá trong quá trình
phát triển. Quá trình ấy không chỉ đơn thuần phát triển công nghiệp mà còn
phải thực hiện chuyển dịch trong từng ngành, từng lĩnh vực và trong toàn bộ

nền kinh tế quốc dân theo hướng kỹ thuật hiện đại. Quá trình ấy không chỉ
tuần tự thực hiện theo các bước cơ giới hoá, tự động hoá, tin học hoá mà còn
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Nguyễn Thị Hằng 8 K33A - GDCD

sử dụng kết hợp kỹ thuật thủ công truyền thống với công nghệ hiện đại tranh
thủ đi nhanh vào hiện đại những khâu có thể và mang tính chất quyết định .
Nước ta phải gắn liền CNH với HĐH nhằm mục đích tiến nhanh, tiến
kịp với sự phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới. Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định: Mục tiêu của CNH, HĐH ở
nước ta nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý,
quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất; đời sống vật chất và tinh thần dược nâng cao, quốc phòng an ninh vững
chắc, dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Phấn đấu đến
năm 2020 nước ta căn bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện
đại. [5.87]
1.1.3. Khái niệm CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn:
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là quá trình xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo
hướng sản xuất hàng hoá lớn hiện đại; gắn với công nghiệp và dịch vụ, cho
phép phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới, mở rộng giao lưu trong
nước và quốc tế nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội trong nông nghiệp,
nông thôn; xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng nông thôn mới giàu
có công bằng, dân chủ, văn minh và xã hội chủ nghĩa.[5.1723]
Thực chất của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là quá
trình chuyển đổi một cách căn bản và toàn diện các hoạt động sản xuất trong
nông nghiệp và bộ mặt kinh tế - xã hội ở nông thôn, thay thế lao động thủ
công bằng lao động cơ giới, đưa sản xuất nhỏ lên nền sản xuất hàng hoá lớn.
Đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo

hướng tăng tỷ trọng các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp nhằm khai thác
mọi tiềm năng kinh tế. Mục đích chính là nhằm làm tăng năng suất lao động
và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất làm thay đổi toàn bộ diện mạo nông thôn.
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Nguyễn Thị Hằng 9 K33A - GDCD

CNH nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. HĐH nông thôn là
quá trình không ngừng nâng cao trình độ khoa học công nghệ, trình độ tổ
chức và quản lý sản xuất khu vực nông nghiệp, nông thôn.
1.2 Sự cần thiết phải tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Mê
Linh( Hà Nội )
1.2.1 Tính tất yếu khách quan phải tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn ở Mê Linh( Hà Nội )
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thật cho nền kinh tế - xã hội. Như chúng ta đã biết, nước ta quá độ lên chủ
nghĩa xã hội từ một nước có nền nông nghiệp lạc hậu bỏ qua chế độ tư bản
chủ nghĩa, từ một nước có nền sản xuất nhỏ lẻ mang tính tự cấp tự túc, lao
động thủ công là chủ yếu . . . .Nhìn chung, trình độ phát triển của nền nông
nghiệp, nông thôn của nước ta còn thấp, và phát triển không đồng đều. Trong
khi đó, ở các nước trên thế giới nền nông nghiệp đã phát triển cao, mọi hoạt
động sản xuất nông nghiệp đều được cơ giới hoá, điện khí hoá, hoá học hoá
và tự động hoá . . . .Vì vậy, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn sẽ góp phần
làm cho nền nông nghiệp cả nước và riêng ở Mê Linh thoát khỏi tình trạng
nghèo nàn lạc hậu để tiến kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Hay nói cách khác nông nghiệp, nông thôn và nông dân có vị trí chiến lược,
có vai trò, tác dụng to lớn trong sự nghiệp đổi mới đất nước nói chung và đẩy
mạnh CNH, HĐH đất nước nói riêng. Tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn ở Mê Linh( Hà Nội) sẽ đẩy nhanh sự phát triển của nông nghiệp,
nông thôn; nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân.

Giải pháp cần làm để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Mê Linh: phá thế độc canh
cây lúa, đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp
tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế ở nông thôn; khôi
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Nguyễn Thị Hằng 10 K33A - GDCD

phục và phát triển các làng nghề truyền thống; đưa nhanh những tiến bộ của
khoa học vào sản xuất nông nghiệp. . . . Đây là một số giải pháp cơ bản để
chuyển nền kinh tế từ lạc hậu thành nền kinh tế có cơ cấu nông nghiệp - công
nghiệp - dịch vụ tiên tiến hiện đại.
Thực trạng nền kinh tế ở khu vực nông nghiệp, nông thôn ở Mê Linh(
Hà Nội ) còn nhiều mặt hạn chế và yếu kém. Thu nhập bình quân của nông
dân còn thấp và có sự chênh lệch khá lớn với dân cư ở vùng đô thị thu nhập
của nông dân làm ruộng là 1.3 triệu đồng/ người còn ở khu vực thành tị là
2,35 triệu đồng[18,25]; số hộ nghèo còn khá lớn trên cả nước hiện nay vẫn
còn 2 triệu hộ nghèo, có tới 80% dân số sống tập trung ở khu vực nông thôn,
nhiều hộ gia đình vẫn rơi vào tình trạng thiếu ăn… [12,54]
Phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Mê Linh còn là giải pháp quan
trọng để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội ở nông thôn( đặc biệt là vấn đề
việc làm ở nông nghiệp, nông thôn ), vùng sâu, vùng xa, vùng chiến lược an
ninh quốc phòng, khai thác các nguồn lực( đất đai, nước, biển, rừng, khoáng
sản. . . .); thực hiện đô thị hoá nông thôn và tạo điều kiện để các đô thị phát
triển mục đích nhằm làm quá trình CNH, HĐH ở Mê Linh( Hà Nội )diễn ra
thuận lợi .
Như vậy, CNH, HĐH đất nước nói chung và quá trình CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn ở Mê Linh nói riêng là con đường đúng đắn mà Đảng
và nhân dân ta đã lựa chọn trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là con đường tất yếu đưa nông nghiệp,

nông thôn của nước ta và cả huyện Mê Linh phát triển hơn nữa trong thời
gian tới. Thực hiện theo chủ trương này đất nước ta sẽ phát triển giàu mạnh,
đời sống nhân dân được nâng cao và nước ta sẽ phát triển kịp với các nước
trong khu vực và trên thế giới.
1.2.2 Tác dụng của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Nguyễn Thị Hằng 11 K33A - GDCD

CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn có những vai trò vô cùng to lớn
cho sự phát triển của huyện Mê Linh được thể hiện như sau:
Thứ nhất, nông nghiệp, nông thôn có vai trò vô cùng to lớn trong việc
tích luỹ vốn cho CNH, HĐH. Vì, nông nghiệp, nông thôn là khu vực kinh tế
rộng lớn có nhiều tiềm năng phong phú, đã và đang tạo ra nhiều tiền đề quan
trọng không thể thiếu đảm bảo cho sự thắng lợi của tiến trình CNH, HĐH
trong toàn thành phố và trên địa bàn huyện.
Nông nghiệp là ngành cung cấp lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu
cầu cần thiết của con người. Trong thời gian qua nông nghiệp không những
đảm bảo vấn đề an ninh lương thực mà còn cung cấp một khối lượng hàng
hoá lớn phục vụ xuất khẩu ( lúa, gạo, tôm, cá. . . ); là ngành cung cấp nguyên
liệu cho tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến phát triển. Những năm
qua nông nghiệp đã đóng góp 30 % GDP, giải quyết vấn đề nguồn lao động
dư thừa, tăng thu nhập tăng sức mua, và đóng góp không nhỏ vào trong ngân
quỹ của huyên và của nhà nước. Ngoài ra, nông nghiệp còn góp phần làm
tăng tích luỹ vốn, mở rộng thị trường và làm giảm sự phân hoá giàu nghèo . . .
Thứ hai, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn sẽ góp phần thực hiện
quá trình CNH, HĐH tại chỗ. Tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
sẽ gắn công nghiệp với nông nghiệp, phát triển các thị trấn thị tứ, các ngành
nghề, đẩy nhanh sự phân công lao động xã hội, lực lượng lao động có sự
chuyển dịch nhanh từ lao động trong nông nghiệp sang công nghiệp và dịch

vụ ở nông thôn. CNH, HĐH sẽ góp phần giải quyết việc làm cho người lao
động, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân trước hết là cho nông dân.
Như vậy, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn sẽ góp phần quyết định
trong việc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ tầng hiện đại ở nông thôn.
Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng hợp lý hiệu quả.
Mục tiêu của CNH, HĐH là phát triển cân đối giữa nông nghiệp hàng hoá với
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Nguyễn Thị Hằng 12 K33A - GDCD

công nghiệp và dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông -
lâm - thuỷ sản, giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa nhóm cây lương thực và các
cây trồng khác, giữa đàn gia súc và gia cầm theo hướng xuất khẩu.
Thứ ba, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn gắn với phát triển
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp tạo điều
kiện cho công cuộc cải tạo và xây dựng xã hội chủ nghĩa nhanh chóng đi đến
thắng lợi trên khắp cả nước.
Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn sẽ góp phần củng cố tăng
cường quan hệ sản xuất mới đảm bảo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát
triển nhanh chóng mà vẫn tuân theo quy luật khách quan. Cần tiến hành khai
thác mọi tiềm năng của nông nghiệp, nông thôn ở nước ta tạo dựng một nền
nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển cùng với đó sẽ tạo ra một động
lực mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội làm cho dân giàu, nước
mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Thứ tư, tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn sẽ tạo ra cơ sở
vật chất để phát triển văn hoá xã hội ở nông thôn, nâng cao trình độ dân trí và
là cơ sở để ổn định kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước. Vì nông thôn là
khu vực kinh tế rộng lớn tập trung phần lớn dân cư của đất nước (70 % dân số
Mê Linh làm nông nghiệp) [8.5] ; phát triển kinh tế nông thôn đảm bảo nhu
cầu lương thực, thực phẩm cho xã hội, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp

nhẹ và các mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao, tạo việc làm cho nhân dân.
Ngoài ra, nông thôn còn là thị trường để tiêu thụ các sản phẩm của công
nghiệp, dịch vụ.
Do vậy, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn là cơ sở ổn định và
phát triển kinh tế quốc dân nhằm mục đích là ngày càng nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần của người dân ở nông thôn. Tóm lại, phát triển kinh tế
nông nghiệp, nông thôn là cơ sở ổn định chính trị - xã hội của đất nước.
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Nguyễn Thị Hằng 13 K33A - GDCD

Thứ năm, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn sẽ góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng hợp lý hiệu quả. Mục tiêu là phát triển
cân đối giữa các ngành trong nông nghiệp và như vậy sẽ chuyển dịch luôn cả
cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ nông thôn.
Nói tóm lại, CNH, HĐH nông nghịêp, nông thôn là đòi hỏi cấp bách và
có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Đó là con
đường đưa nông nghiệp, nông thôn của nước nhanh chóng thoát khỏi những
khó khăn để tiến lên. Do vậy, cần phải tập trung mọi nguồn lực để tiến hành
công cuộc CNH, HĐH đất nước đặc biệt đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp, nông thôn.
Quá trình thực hiện phải đảm bảo tính khả thi điều đó có nghĩa là khi
thực hiện phải kết hợp hài hoà giữa kinh nghiệm và truyền thống, tiếp thu
những văn minh nhân loại đồng thời phải phù hợp với thực tiễn của nước ta.
Trong quá trình thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn không được
nóng vội, chủ quan, duy ý chí. Quá trình đó không phải là sự xoá bỏ hoàn
toàn quan hệ sản xuất cũ để xác lập cái mới mà là sự đan xen, kết hợp có
chọn lọc, là sự áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật phù hợp tiến hành
từ thấp đến cao để hoàn thành về nội dung hình thức bước đi. [5,1325]
1.3 Nội dung CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

1.3.1 Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng ở nông thôn
Cơ sở hạ tầng ở nông thôn cần phải phát triển đồng bộ dể tạo tiền đề
vật chất cho sự pát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông
thôn. Xây dựng nông thôn mới hiện đại và tiền hành đô thị hoá nông thôn.
Cơ sở hạ tầng của nông thôn gồm nhiều nội dung: hệ thống điện, đường
giao thông, trường học, trạm xá, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống thuỷ lợi,
hệ thống cung cấp nước sạch ở nông thôn và các cơ sở kinh tế xã - hội khác
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Nguyễn Thị Hằng 14 K33A - GDCD

… Các bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng ở nông thôn gắn bó với nhau chặt chẽ
và có quan hệ khăng khít chặt chẽ và gắn bó với nhau hỗ trợ nhau.
1.3.2 Xây dựng hoàn thiện cơ cấu kinh tế nông thôn
Phát triển kinh tế nông thôn chuyển biến từ nền kinh tế lạc hậu, độc
canh cây lúa năng suất thấp sang nền kinh tế đa dạng sản xuất hàng hoá năng
suất cao. Nền kinh tế ở nông thôn bao gồm cả nông nghiệp, công nghiệp và
dịch vụ nông thôn. Trong nông nghiệp cần xây dựng các vùng chuyên canh
sản xuất trên quy mô lớn và từng bước hiện đại hóa đáp ứng với nhu cầu
trong nước và xuất khẩu. Trước mắt cần tập trung vào một số ngành chủ lực
như: lương thực, thực phẩm ( lúa, ngô, đậu…); cây công nghiệp (cao su, cà
phê, mía, lạc. . . .); rau xanh, cây ăn quả; nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản . . .
.Đây là những sản phẩm xuất khẩu có thế mạnh của cả nước.
Trong công nghiệp cần khôi phục và phát triển thủ công nghiệp và các
làng nghề truyền thống. Đồng thời,cũng phải phát triển các ngành công
nghiệp phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn.
1.3.3 Áp dụng công nghệ sinh học và phát triển công nghệ chế biến
nông sản
Áp dụng rộng rãi công nghệ và các biện pháp sinh học trong các khâu
chính của quá trình sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp như: lai tạo và sử dụng

các loại giống mới cho năng suất chất lượng cao; sử dụng các chất kích thích
để cây trồng vật nuôi tăng trưởng nhanh, cho năng suất cao chất lượng tốt; sử
dụng phân vi sinh để vừa tăng năng suất cây trồng vừa hạn chế ô nhiễm môi
trường. Phát triển công nghiệp chế biến nông sản theo hướng hiện đại sạch để
nâng cao giá trị nông phẩm trong tiêu dùng xuất khẩu. Đồng thời tạo được thị
trường rộng lớn trên thế giới.
1.3.4 Từng bước thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá và
hoá học hoá trong nông nghiệp, nông thôn
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Nguyễn Thị Hằng 15 K33A - GDCD

Cơ khí hóa:
Cần đưa tiến bộ của nghành cơ khí vào nông nghiệp, sử dụng các các
loại máy móc trong sản xuất nông nghiệp, cần tiến hành tập trung cơ giới hoá
các khâu làm đất, chăm sóc, thu hoạch . . . .Cơ gới hoá khâu vận tải thuỷ, bộ
để vận chuyển hàng hoá, hành khách ở nông thôn.
Thuỷ lợi hóa:
Tiến hành mở rộng diện tích đất được tưới, tiêu. Trước hết cần tập
trung vào các vùng trọng điểm là cây lương thực, cây công nghiệp vì đây là
những vùng chính của nông nghiệp. Do vậy, cần phải đầu tư vốn cho thuỷ lợi.
Điện khí hoá:
Đưa điện vào nông nghiệp nông thôn để có điều kiện ưu tiên phục vụ
thuỷ lợi hoá và phát triển công nghiệp chế biến nông sản. Tập trung sức nước
phát triển thuỷ điện ở miền núi, sức gió ở miền biển để tạo ra nguồn điện
phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Điện khí hoá sẽ tạo điều kiện nâng cao
năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Ngoài ra, điện khí hoá sẽ tạo điều kiện
để nâng cao trình độ dân trí cho người dân, phát triển văn hoá xã hội ở nông
thôn. Bởi vậy, điện khí hoá là điều kiện không thể thiếu để phất triển nông
nghiệp, nông thôn

Hoá học hoá:
Sử dụng rộng rãi phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh với đúng quy
trình kỹ thuật hợp lý với từng loại cây trồng vật nuôi, ở từng thời điểm nhất
định nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
1.3.5 Hình thành và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn
Nguồn nhân lực là lực lượng sản xuất quan trọng nhất để tiến hành
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nguồn nhân lực ở trong nông nghiệp,
nông thôn nông thôn bao gồm: đội ngũ công nhân lành nghề, đội ngũ cán bộ
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Nguyễn Thị Hằng 16 K33A - GDCD

khoa học và quản lý kỹ thuật có trình độ cao và số lượng lao động phổ thông
phù hợp với yêu cầu của sản xuất hàng hoá và chuyển đổi cơ cấu lao động
theo hướng CNH, HĐH .
Chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn theo hướng từ lao động thủ
công sang lao động cơ giới nhằm giải phóng mạnh mẽ lực lượng lao động
trong nông nghiệp chuyển dịch sang phi nông nghiệp ở nông thôn. Nhiệm vụ
trọng tâm trong đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn là nâng cao dân trí, đào
tạo lại cán bộ quản lý trong nông nghiệp.
1.3.6 Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông
thôn
Khôi phục và phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống nhằm
giải quyết tốt nhu cầu việc làm tại chỗ cho người nông dân và nâng cao thu
nhập.
Đẩy mạnh sản xuất công nghiệp chế biến, công nghiệp vật liệu xây
dựng, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp cơ khí phục vụ nông
ngiệp nông thôn nhằm đáp ứng kịp thời các phương tiện, kỹ thuật phục vụ sản
xuất.

Giải quyết tốt vấn đề nhà ở, nước sạch cho nông thôn, hình thành các
thi trấn thị tứ các tụ điểm công, thương nghiệp cho nông thôn để tạo hoạt
động giao lưu hàng hoá ở đây phát triển tốt hơn.
1.3.7 Xây dựng nông thôn mới sạch về môi trường, giàu có, dân chủ,
văn minh
Xây dựng nông thôn mới là một trong những nội dung quan trọng của
Đảng( đưa ra năm 2009) trong quá trình tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn.
Tiến hành xây dựng nông thôn mới với 19 tiêu chí được đưa ra, nhằm
đảm bảo cho cuộc sống của nhân dân ở khu vực nông thôn được đáp ứng đầy
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Nguyễn Thị Hằng 17 K33A - GDCD

đủ và ngày càng giàu có hơn trước. Nhóm các tiêu chí được xếp lại thành 5
nhóm chính với những qui định ở các địa phương là khác nhau như về qui
hoạch xây dựng hệ thống cơ sở vật chất cho nông nghiệp, nông thôn. Vấn đề
xây dựng khu đô thị, trường học, bệnh viện, vấn đề môi trường ở nông thôn
cần phải theo qui hoạch. Tỷ lệ hộ nghèo cần được giảm tải theo qui định và
vấn đề chăm sóc sức khỏe cho nhân dân cũng cần được chú ý.
Thực hiện tốt công tác xây dựng nông thôn mới sẽ làm cho diện mạo
nông thôn thay đổi phát triển kịp với các khu vực khác thuộc thành thị.
1.4 Kinh nghiệm thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở một số
nước
1.4.1 Nhật Bản
Nhật Bản là một cường quốc hàng đầu ở Châu Á có nền công nghiệp và
dịch vụ phát riển khá cao. Tuy vậy, ở Nhật Bản nông nghiệp, nông thôn vẫn
giữ một vai trò quan trọng và còn phát triển đến một trình độ cao cả về kinh tế
kỹ thuật và môi trường. Năm 1996, Nhật Bản còn 4.4 triệu ha đất nông nghiệp
và dân số làm nông nghiệp là 6,6 triệu người chỉ chiếm 5.3 % dân số của cả

nước. Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên người rất thấp là 352 m2/
người. Trong khi đó, hơn một nửa diện tích đất đó thuộc loại kém so với các
nước trong khu vực, diện tích đất đồi dốc chiếm tỷ lệ lớn, thiếu nước ngọt và
thời tiết khí hậu không thuận lợi cho sản xuất trồng trọt và chăn nuôi.[6,250]
Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp nhưng những
năm gần đây sản xuất ở Nhật Bản đã đạt được những thành tựu đáng ghi
nhận. Năm 1996 diện tích gieo trồng lúa chỉ có 2.1 triệu ha nhưng năng suất
đã đạt được 6.2 triệu tấn/ ha, sản lượng cả năm đã đạt được trên 13 triệu tấn.
Nhật Bản không chỉ có đủ gạo để tiêu dùng mà còn dư thừa để xuất khẩu (
năm 1996 dư thừa 263 nghìn tấn ) [6,253].
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Nguyễn Thị Hằng 18 K33A - GDCD

Để đạt được những thành tựu trên Nhật Bản đã áp dụng các biện pháp
sau :
Ngoài lúa, Nhật Bản còn sản xuất nhiều loại nông sản có giá trị xuất
khẩu cao đáp ứng với nhu cầu của thị trường trong nước và có đủ sức cạnh
tranh với thị trường nước ngoài. Các mặt hàng đó chủ yếu như là: rau xanh,
cà chua, thịt, sữa , hoá học hoá và công nghệ sinh học trong nông nghiệp ở
Nật Bản đã đạt mức cao ( có 6.3 % diện tích đất canh tác được tưới tiêu theo
khoa học, có 99 % công việc đồng áng được cơ giới hoá. [6,253]
Để tăng năng suất chất lượng nguồn nông sản Nhật Bản đã không thiên
về việc tăng khối lượng bón phân hoá học trên cùng một diện tích( mà còn có
xu hướng giảm dần) mà chủ yếu áp dụng những quy trình canh tác hiện đại
kết hợp với cách mạng sinh học phù hợp với đất đai, khí hậu, lượng mưa của
từng vùng và từng loại cây trồng.
Với phương châm tiêu chuẩn chất lượng cao của nông sản gắn liền với
sạch, ít hoá chất nên xu hướng thâm canh bằng tăng vụ được thay thế bằng
thâm canh không hoá chất ngày càng phổ biến. Xu hướng tăng năng suất bằng

bất cứ giá nào được thay bằng tăng chất lượng và hiệu quả vốn đầu tư trong
nông nghiệp
Về hình thức tổ chức sản xuất :
Để tạo được sự thay đổi trong cơ cấu đầu tư theo hướng phát triển nông
nghiệp và nông thôn theo hướng bền vững, chất lượng và hiệu quả Nhật Bản
đã có sự đổi mới về hình thức tổ chức sản xuất theo ba hướng: Giảm số lượng
các nông trại; tăng quy mô diện tích đất trong các nông trại và phát triển các
hình thức hợp tác tổ chức sản xuất trong nông nghiệp.
Đẩy mạnh thực hiện chuyên môn hoá để vừa phát huy thế mạnh của
từng vùng lại vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động dịch vụ, cung ứng
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Nguyễn Thị Hằng 19 K33A - GDCD

vật tư nông nghiệp và chế biến tiêu thụ sản phẩm như tỉnh Shiubks chuyên
môn hoá chè xanh, dưa hấu . . .
Phát triển dịch vụ sản xuất trong nông nghiệp. Năm 1995 cả nước có
tới 9995 đơn vị dịch vụ nông nghiệp phát riển theo hướng liên doanh liên kết
và hợp tác tự nguyện .[6.270]
Vai trò của chính phủ:
Chính phủ đánh giá cao vai trò của hợp tác xã và các hình thức hợp tác
kinh tế trong hợp tác xã nông nghiệp.
1.4.2 Thái Lan
Thái Lan là nột nước có tiềm năng lớn về nông nghiệp, có đặc điểm tự
nhiên gần giống với nước ta. Tuy nhiên, những chính sách và giải pháp phát
triển vĩ mô của Thái Lan với nông nghiệp, nông thôn lại khác xa với Việt
Nam.
Là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới hàng năm thu về nguồn ngoại
tệ lớn. để làm được điều đó thì Thái Lan đã áp dụng các biện pháp sau:
Thành lập cơ quan quyết định chính sách với thị trường lúa gạo là “ Uỷ

ban quốc gia về lúa gạo “( Nation Rice Lo montlie).
Chính phủ giành sự quan tâm hàng đầu đến việc giữ giá lúa gạo cho
người sản xuất.
Hỗ trợ đầu ra để nâng cao hiệu quả các giải pháp đối với thị trường nội
địa.
Việt Nam cần thấy được những bài học kinh nghiệm trong việc phát
triển nông nghiệp, nông thôn ở Thái Lan để áp dụng vào quá trình CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn.
1.4.3 Trung Quốc
Trước cải cách Trung Quốc là một nước nông nghiệp với dân số đông
hơn 1 tỷ người có tới 70% - 80% dân số làm nông nghiệp vậy là có khoảng
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Nguyễn Thị Hằng 20 K33A - GDCD

900 triệu người trông chờ vào các công việc của nhà nông [6,198]. Để giải
quyết được vấn đề lương thực và phát triển nông nghiệp, nông thôn Trung
Quốc đã áp dụng các biện pháp sau:
Giải quyết tốt chính sách ruộng đất:
Trước 1978, đất thuộc về công xã nhân dân thì sau cải cách ruộng đất
đã được thanh khoán đổi hộ, sở hữu ruộng đất thuộc về nông dân. Điều này đã
kích thích ruộng đất phát triển .
Trung Quốc đã thay đổi hình thức tổ chức trong phát triển nông nghiệp,
nông thôn:
Phát triển công nghiệp nông thôn bằng cách phát triển các xí nghiệp
hương trấn để hỗ trợ nông nghiệp.
Đô thị hóa và tạo việc làm cho người dân ở nông thôn.
Hiện đại hóa nông nghiệp, sử dụng công nghệ hiện đại vòa trong quá
trình sản xuất để tăng năng suất, hiệu quả kinh doanh.
Ngoài ra, cần phải đề cập đến vai trò của chính phủ, chính phủ đã giành

sự quan tâm hàng đầu đến nông nghiệp và thực hiện nhiều biện pháp và chính
sách để giảm sự tổn thất trong nông nghiệp sau khi thu hoạch.
Qua thực tế tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở một số
nước trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho quá trình thực hiện
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Mê Linh( Hà Nội ) sau đây:
Thứ nhất, cần phải thực hiện tiến hành thâm canh tăng vụ, gối vụ trên
một đơn vị diện tích đất nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Tiến hành
thâm canh theo chiều sâu và theo xu hướng phải sạch, ít hóa chất và thân
thiện với môi trường.
Thứ hai, cần phải chú ý tới việc phát triển các hình thức tổ chức sản
xuất. Chú ý tới việc phát triển các hình thức hợp tác và tổ chức sản xuất trong
nông nghiệp.
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Nguyễn Thị Hằng 21 K33A - GDCD

Thứ ba, cần áp dụng nhanh những ứng dụng của khoa học kỹ thuật tiên
tiến và hiện đại nhằm tăng năng suất chất lượng và hiệu quả sản xuất.
Thứ tư, cán bộ huyện cũng cần phải chú ý đến các hình thức kinh doanh
và nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm từ nông nghiệp. Ngoài ra,
đội ngũ các nhà lãnh đạo và quản lý ở nông thôn cũng cần phải đưa ra kế
hoạch phát triển phù hợp với điều kiện của vùng nhằm phát huy những thế
mạnh sẵn có trong vùng để phát triển kinh tế.
Thứ năm, trong chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn cần phải
chú ý ưu tiên đầu tư vào những thế mạnh của vùng.
Thứ sáu, cần phải tiến hành xây dựng đô thị hóa ở nông thôn và nâng
cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất và tinh thần cho người dân.
Thứ bảy, cần có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn
hợp lý, có sự phát triển hài hòa và hợp lý giữa các ngành.
Thứ tám, bài học kinh nghiệm về việc quản lý đất nông nghiệp và bài

học liên kết sản xuất và tiêu thụ.
Làm được tất cả những điều trên thì chắc chắn quá trình CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn ở Mê Linh sẽ diễn ra nhanh chóng và thu được nhiều
thắng lợi lớn trong tất cả các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội .









Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Nguyễn Thị Hằng 22 K33A - GDCD











Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở MÊ LINH( HÀ NỘI )


2.1 Những điều kiện kinh tế - xã hội ở Mê Linh có ảnh hưởng đến quá
trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Mê Linh(Hà Nội)
Mê Linh là một huyện lớn nằm ở phía bắc của thành phố Hà Nội.
Trước đây Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc nhưng từ ngày 1/8/2008 với quyết
định mở rộng hành chính cho thủ đô Hà Nội thì Mê Linh đã trở thành một
huyện của thành phố Hà Nội.
Mê Linh nằm trên dải đất phù sa màu mỡ ven sông Hồng bốn mùa hoa
trái màu mỡ, là khu vực nằm trong trục tam giác phát triển phía bắc với hệ
thống giao thông quan trọng như tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, quốc lộ
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Nguyễn Thị Hằng 23 K33A - GDCD

23B, nằm gần với hệ thống sân bay quốc tế Nội Bài. Ngoài ra, Mê Linh còn là
cầu nối là cửa ngõ để giao lưu giữa trung tâm thủ đô với các tỉnh thuộc trung
du miền núi phía bắc. . . .Tất cả những điều trên đã làm cho Mê Linh có điều
kiện để phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc lưu thông giữa Hà Nội và
các tỉnh lân cận. Địa hình của Mê Linh có hướng nghiêng dần từ Đông Bắc
xuống Tây Nam chia làm ba tiểu vùng : vùng đồng bằng, vùng ven đê và tiểu
vùng trũng. Mê Linh có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, có bề dày
lịch sử trong đấu tranh dựng nước và cao quý - danh hiệu anh hùng lực lượng
vũ trang nhân dân.
Với đặc điểm như trên huyện Mê Linh đã có những lợi thế nhất định
trong quá trình thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn sau đây:
Lợi thế về đất đai.
Đất ở Mê Linh là phù sa nằm ven sông Hồng nên màu mỡ tốt tươi tạo
điều kiện để phát triển trồng trọt và chăn nuôi. Diện tích đất được đưa vào sử
dụng cho phát triển kinh tế xã hội chiếm tới 89% diện tích đất tự nhiên.
Huyện có hệ thống sông ngòi bao quanh( sông Hồng, sông Cà Lồ ), đất phù sa
nhiều loại tốt thích hợp cho việc đa dạng hóa các loại cây trồng. Đặc biệt, có

vùng đất tốt có thể trồng được các loại cây ăn quả chất lượng ngon, nổi tiếng
trên địa bàn huyện như bưởi Đông Cao, cam Tráng Việt . . . .Ngoài ra, trên
địa bàn huyện còn có vùng đất tốt để trồng hoa và đã hình thành nên vùng
chuyên canh hoa hồng rộng hơn 1000 ha cung cấp hoa cho thành phố và các
tỉnh lân cận.
Mê Linh có hệ thống sông ngòi lớn là sông Hồng và sông Cà Lồ có
diện tích mặt nước lớn. Bởi vậy, Mê Linh có thể phát triển ngành nuôi trồng
thủy sản. Hiện nay, Mê Linh đã có khoảng 204 ha đã nuôi trồng thủy sản còn
67 ha diện tích đất mặt nước chưa sử dụng. Lợi thế về đất đai sẽ giúp Mê
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Nguyễn Thị Hằng 24 K33A - GDCD

Linh có thể tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và phát triển kinh
tế một cách nhanh chóng.
Lợi thế về phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
Với vị trí địa lý thuận lợi là cửa ngõ của thủ đô và có hệ thống giao
thông thuận lợi nên Mê Linh đã hình thành các khu công nghiệp Quang Minh,
Tiền Phong, Kim Hoa . . . .Ngoài ra, còn có hệ thống các nhà máy nằm rải
trên dịa bàn huyện như nhà máy bia Hà Nội, các nhà máy gạch tuynel và còn
rất nhiều các công ti TNHH, công ti sản xuất và kinh doanh với số vốn đăng
kí đầu tư lên tới hàng trăm triệu USD và gần 10000 tỷ đồng. Chính điều này
đã giúp Mê Linh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn
huyện.


Lợi thế về phát triển du lịch.
Các địa điểm du lịch của Mê Linh nằm gần với quần thể du lịch của
tỉnh Vĩnh Phúc như hồ Đại Lải, rừng quốc gia Tam Đảo có thể tạo nên các tua
du lịch hấp dẫn. Hiện tại Mê Linh có một số địa điểm trở thành nơi tham quan

và du lịch nổi tiếng như đền Hai Bà Trưng, đồi 79 Mùa Xuân, khu di tích làng
cổ ở xã Tự Lập, và hệ thống đình chùa miếu mạo được du khách gần xa mến
mộ.
Ngoài ra, còn có tuyến đê sông Hồng dài 19 km ở đó có vùng đất trù
phú có khả năng phát triển hệ du lịch sinh thái.
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi thúc đẩy quá trình CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn thì ở Mê Linh còn tồn tại một số khó khăn cản trở
việc thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Mê
Linh( Hà Nội ) sau đây:
Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2

Nguyễn Thị Hằng 25 K33A - GDCD

Vấn đề thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn
huyện cũng như trên cả nước đều gặp những khó khăn chung như là sự phân
bố của nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực và sự chênh lệch về kinh tế giữa các
vùng
Về tài nguyên đất
Diện tích đất ở Mê Linh là đất phù sa sử dụng cho nông nghiệp rất
màu mỡ và tươi tốt nhưng ngày càng bị thu hẹp dần do chuyển sang đất thổ
cư và chuyển sang xây dựng các khu công nghiệp. Bởi vậy, gây khó khăn cho
việc xây dựng các khu chuyên canh với diện tích lớn. Ngoài ra, diện tích đất
lại đang bị ô nhiễm, thoái hóa như là khu vực ven sông Hồng đang bị ô nhiễm
đất nặng do sản xuất gạch, một số diện tích đất còn bị ô nhiễm nặng do dư
lượng thuốc trừ sâu, đất bị thoái hóa, bạc màu. . . .


Về nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực phục vụ cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Mê
Linh còn nhiều bất cập. Lao động nông nghiệp, nông thôn ở Mê Linh( Hà Nội

) chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo, và thiếu trình độ chuyên
môn nên năng suất lao động không cao.
Kinh tế các vùng còn có nhiều sự chênh lệch
Trong huyện thì các vùng còn có nhiều sự chênh lệch về kinh tế, các xã
ở phía Bắc thì có sự phát triển mạnh mẽ hơn so với các xã ở phía Nam nên
gây ra sự chênh lệch trên địa bàn huyện. Bởi vậy, đã khiến cho quá trình
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn diễn ra không được đồng đều giữa các xã
trong huyện.
Chính những khó khăn như trên đã khiến quá trình CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn của huyện diễn ra chậm chạp hơn. Tuy nhiên, với những

×