Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Tục lệ trong hương ước cải lương tổng Duyên Hà, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình từ năm 1921 đến năm 1942

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.38 KB, 79 trang )

Khóa luận tốt nghiệp
Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
**********


TRẦN THỊ TUYẾT


TỤC LỆ HƯƠNG ƯỚC Ở
TỔNG DUYÊN HÀ, HUYỆN HƯNG HÀ,
TỈNH THÁI BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam


Người hướng dẫn khoa học
ThS. TRẦN THỊ THU HÀ




HÀ NỘI - 2011
Khóa luận tốt nghiệp
Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử


2

LỜI CẢM ƠN
Khoá luận được hoàn thành nhờ sự cố gắng to lớn của bản thân cùng với
sự giúp đỡ không thể thiếu của gia đình, thày cô giáo và bạn bè. Qua đây tôi
xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thày cô giáo trong khoa Lịch sử, gia
đình và bạn bè đã giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận này. Đặc biệt, tôi xin bày
tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Thạc sĩ Trần Thị Thu Hà – Người đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo và truyền đạt kinh nghiệm cho tôi trong suốt thời gian qua
để khoá luận được hoàn thành.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài do hạn hẹp về thời gian và sự hạn chế
về kiến thức của bản thân nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót. Vì
vậy, tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo
và của các bạn để khoá luận này được hoàn thiện hơn.


Tôi xin chân thành cản ơn!

Hà Nội, tháng 05 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Tuyết












Khóa luận tốt nghiệp
Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử

3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khoá luận là kết quả nghiên cứu nghiêm túc của bản
thân dưới sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của thạc sĩ Trần Thị Thu Hà, không
trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2011
Sinh viên: Trần Thị Tuyết



























Khóa luận tốt nghiệp
Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử

4

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHOÁ LUẬN

Số thứ tự
Chữ viết tắt Nghĩa

1 HĐTB Hội đồng tộc biểu
2 KHXH Khoa học xã hội
3 Nxb Nhà xuất bản
4 GS, TS Giáo sư, tiến sĩ
5 TL Tài liệu
6 TV Thư viện
























MỤC LỤC
Mở đầu
Khóa luận tốt nghiệp
Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử

5

1. Lí do chọn đề tài 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 4
4. Phương pháp nghiên cứu 5
5. Đóng góp của khoá luận 5
6. Bố cục khóa luận 6
Nội dung
Chương 1. Khái quát về tổng Duyên Hà, huyên Hưng Hà và sự ra đời
của hương ước cải lương tổng Duyên Hà 7
1.1. Khái quát về tổng Duyên Hà 7
1.1.1. Địa lý và dân cư 7
1.1.2. Truyền thống lịch sử, văn hóa và tình hình kinh tế, chính
trị tổng Duyên Hà trước cách mạng tháng Tám (1945) 9
1.2. Sự ra đời của hương ước cải lương 13
1.2.1. Những nét chung về hương ước cải lương ở Bắc Kỳ 13
1.2.2. Những nét chung về hương ước cải lương ở tổng Duyên Hà . 22
1.2.2.1. Sự ra đời của hương ước cải lương ở tổng Duyên Hà 22
1.2.2.2. Nội dung của hương ước cải lương tổng Duyên Hà 24
Tiểu kết 26
Chương 2. Tục lệ trong hương ước cải lương tổng Duyên Hà, huyện
Hưng Hà, tỉnh Thái Bình từ năn 1921 đến năm 1942 28
2.1. Thực trạng của hương ước cải lương ở tổng Duyên Hà 28
2.2.1. Số lượng hương ước 28
2.2.2. Hình thức văn bản 30
2.2. Tục lệ trong hương ước cải lương ở tổng Duyên Hà 32
2.2.1. Sự quân điền, quân thổ 32
Khóa luận tốt nghiệp
Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử

6


2.2.2. Hôn lễ 34
2.2.3. Tang lễ 37
2.2.4. Khao vọng 39
2.2.5. Vị thứ 42
2.2.6. Đình đám tiết lễ 44
2.2.7. Hậu điền 48
2.2.8. Phong tục riêng 49
2.3. Việc thực hiện cải lương hương chính ở tổng Duyên Hà 51
2.4. Tác động của tục lệ trong hương ước cải lương đối với làng xã
tổng Duyên Hà 53
2.4.1. Mặt tích cực và mặt hạn chế của hương ước cải lương
tổng Duyên Hà 53
2.4.1.1. Mặt tích cực 53
2.4.2.2. Mặt hạn chế 58
2.4.2. Vai trò của hương ước cải lương đối với việc xây dựng
làng văn hóa huyện Hưng Hà ngày nay 61
Tiểu kết 65
Kết luận 66
Tài liệu tham khảo 68





MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Khóa luận tốt nghiệp
Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử

7


Việt Nam là một dải đất hình chữ S nhỏ hẹp, lại là một nước có nền văn
minh nông nghiệp trồng lúa nước, nên từ ngàn xưa, dân cư đã biết tụ nhau
thành các làng xã quần cư giúp đỡ nhau đối phó chinh phục tự nhiên, đấu
tranh chống ngoại xâm giữ nước, giữ làng, cùng nhau bảo tồn và phát triển
những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc. Do đó, làng xã Việt
Nam đã trở thành đơn vị tụ cư, môi trường sinh hoạt văn hóa – xã hội vô cùng
gần gũi, gắn bó với cộng đồng người Việt. Đánh giá về vai trò của làng xã cổ
truyền, ngay trong chiếu Gia Long năm 1804 đã ban rằng: “Nước là hợp các
làng mà thành, từ làng mà đến nước dạy dân nên tục, vương chính lấy làng
làm trước”.[10, tr.5]
Góp phần không nhỏ tạo nên sức sống trường tồn và đặc trưng của làng xã
phải đề cập đến vai trò của hương ước. Quá trình ra đời của hương ước gắn
liền với quá trình hình thành và phát triển của làng xã Việt Nam. Vì vậy,
hương ước phản ánh hầu hết các mặt hoạt động và phát triển của làng xã.
Thông qua hương ước bức tranh toàn cảnh vô cùng đa dạng của làng xã người
Việt hiện lên rất rõ nét.
Tổng Duyên Hà là một tổng nằm trong huyện Duyên Hà xưa (nay là
huyện Hưng Hà). Vốn là một tổng thuần nông, nông dân là lực lượng chiếm
đại đa số dân cư toàn tổng và các làng xã là nơi tụ cư chủ yếu của thành phần
cư dân đó. Tổng gồm có 11 làng xã, đều có lịch sử hình thành trên dưới 2000
năm. Các thôn làng ở đây tồn tại với tên gọi là các nét đặc trưng của văn hóa
làng. Do có bề dày lịch sử như vậy nên toàn bộ các làng xã trong tổng đều
sớm xây dựng cho mình những quy ước riêng gọi là hương ước tồn tại song
song với luật pháp của nhà nước. Nhờ có những bản hương ước này mà trong
suốt chiều dài lịch sử các làng xã tổng Duyên Hà vẫn lưu giữ được những nét
sắc thái rất riêng của miền quê mình.
Khóa luận tốt nghiệp
Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử


8

Ngày nay, trong thời đại nền kinh tế thị trường có nhiều biến động, nhất là
từ sau khi Đảng ta tiến hành đổi mới thì các làng xã nông thôn Việt Nam
không còn là những đơn vị tự trị, tự cung, tự cấp nữa. Cùng với sự phát triển
kinh tế đã kéo theo hàng loạt các vấn đề chính trị, xã hội. Đó là nền văn hóa
truyền thống bị pha trộn, mai một, tệ nạn xã hội, thói gia trưởng dòng họ,
tranh chấp đất đai…ngày càng phổ biến. Do đó, tìm hiểu, khôi phục và soạn
thảo lại những bản hương ước, lệ làng ngày càng có ý nghĩa vô cùng to lớn
trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Trong suốt chiều dài lịch sử, mặc dù có một số thời kỳ hương ước bị tẩy
chay nhưng vai trò to lớn của nó đối với làng xã nông thôn Việt Nam xưa và
nay là không thể chối bỏ. Khi xã hội có nhiều bất cập thì việc quay trở về
nghiên cứu hương ước đã bắt đầu thu hút rất đông các học giả. Với riêng tôi,
việc tìm hiểu nghiên cứu bản sắc làng văn hóa Việt Nam qua hương ước là
một đề tài rất hấp dẫn. Do đó tôi đã chọn đề tài “Tục lệ trong hương ước ở
tổng Duyên Hà, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình” làm khóa luận tốt nghiệp.
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thời gian gần đây hương ước đã trở thành đối tượng nghiên cứu của rất
nhiều các học giả trong và ngoài nước. Tiêu biểu phải kể đến luận án tiến sĩ
của Phạm Huy Tính với tên gọi “Hương ước mới – một phương tiện góp phần
quản lý nông thôn Việt nam hiện nay”, xuất bản thành sách năm 2003. Trong
đó, Phạm Huy Tính đã vạch rõ vai trò, vị trí của hương ước nói chung và
hương ước mới nói riêng. Mối quan hệ giữa hương ước làng xã với pháp luật
của nhà nước. Trên cơ sở đó ông cũng đưa ra những quan điểm, phương
hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện và thực hiện tốt hương ước mới trong giai
đoạn hiện nay.
Khóa luận tốt nghiệp
Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử


9

Tiếp theo phải kể đến Phạm Sơn với luận án tiến sĩ mang tên “Research
on village convenants in Vietnamese rural communities management” (nghiên
cứu về hương ước làng xã trong việc quản lý nông thôn Việt Nam), được xuất
bản thành sách năm 2007. Cuốn sách chủ yếu nghiên cứu về luật tục, luật dân
gian, hương ước với góc độ nhân loại học và xã hội học pháp luật. Nghiên
cứu sự biến thiên của hương ước Việt nam với vai trò quản lý trong xã hội
nông thôn. Nghiên cứu mối quan hệ giữa luật nước và hương ước. Xu thế phát
triển của hương ước ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Bùi Xuân Đính với luận án phó tiến sĩ khoa học lịch sử “Về một số hương
ước làng Việt ở Đồng Bằng Bắc Bộ” đề ra một số nội dung cơ bản của hương
ước, vai trò tác động của hương ước mới trong quản lý làng xã hiện nay…
Bên cạnh đó là rất nhiều các tác phẩm đã được xuất bản thành sách như
các tác phẩm “Hương ước cổ làng xã Đồng Bằng Bắc Bộ” của PGS, TS Vũ
Duy Mền, xuất bản thành sách năm 1977; “Về hương ước lệ làng” của Lê
Đức Tiết, xuất bản thành sách năm 1998; “Hương ước Thái Bình” do Nguyễn
Thanh biên soạn, được xuất bản thành sách năm 2000; “Hương ước trong quá
trình thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay” của GS,TS Đào Trí
Úc, được xuất bản thành sách năm 2003; “Một số vấn đề làng xã Việt Nam”
của Nguyễn Quang Ngọc, ra mắt bạn đọc năm 2009…
Thời gian gần đây, hương ước đã trở thành một đề tài mới mẻ và khá hấp
dẫn đối với nhiều học giả. Do đó, trên hàng loạt các tạp chí đã xuất hiện rất
nhiều các bài nghiên cứu có liên quan tới hương ước làng xã. Tiêu biểu là Lê
Hồng Sơn với “Một số ý kiến về hương ước trong giai đoạn hiện nay” đăng
trên tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 12, tr.1 – 3, xuất bản năm 1994; Bùi Thị
Tân với “Hương ước sản phẩm của văn hoá làng” đăng trên tạp chí Dân tộc
học, số 4, tr.69 – 72, xuất bản năm 1994; Phạm Hồng Toàn với “Hương ước
Khóa luận tốt nghiệp
Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử


10

và tác động của nó đối với đời sống văn hóa nông thôn (Thái Bình) trong quá
trình phát triển” Tạp chí Thông tin khoa học xã hội số 5−1995; Cao Văn Bền
với “Kho hương ước cải lương hương chính ở Bắc kỳ”, được đăng trên tạp
chí Nghiên cứu Lịch sử, số 3, tr 73 – 83, xuất bản năm 1998; Nguyễn Quang
Ngọc với “Hương ước – một phương thức quản lý văn hoá dân gian truyền
thống”, đăng trên tạp chí văn hoá dân gian, số 10, tr.11 – 14, xuất bản năm
1998; Ninh Viết Giao với “Từ hương ước đến quy ước trong xã hội ngày nay”
đăng trên tạp chí Lí luận – nghiên cứu, tr.58 – 66; Trần Nhật Tân với “Hương
ước, quy ước trong việc xây dựng làng văn hóa ở Thái Bình”, tạp chí Văn hóa
nghệ thuật, số 04, xuất bản năm 2001; Đặng Hoàng Giang với “Một nét tính
cách làng xã văn hoá Việt nam: Nhìn từ hương ước”, đăng trên tạp chí
Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2, tr. 75 – 77, xuất bản năm 2008
Mặc dù Thái Bình là một tỉnh còn khá nhiều hương ước được lưu giữ đến
ngày nay, nhưng các học giả mới chỉ tiếp xúc ở mức độ bao quát, chưa đi sâu
tìm hiểu nghiên cứu trong từng tổng, từng làng xã. Do đó vấn đề nghiên cứu
về tục lệ trong hương ước ở tổng Duyên Hà là một vấn đề mới mẻ và khá hấp
dẫn. Trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu mà các học giả đã đạt
được về hương ước tôi đã chọn đề tài “|Tục lệ trong hương ước cải lương
tổng Duyên Hà, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình từ năm 1921 đến năm 1942”
làm khoá luận tốt nghiệp.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Mục đích: Khóa luận đi sâu nghiên cứu những tục lệ trong hương ước cải
lương tổng Duyên Hà. Qua đó tìm ra những nét đẹp văn hóa cổ truyền của
người Hưng Hà nói riêng và cư dân Việt Nam nói chung
Nhiệm vụ: Sưu tầm, thu thập, xử lý tài liệu có liên quan tới hương ước cải
lương tổng Duyên Hà. Qua đó ta thấy được thực trạng của hương ước cải
Khóa luận tốt nghiệp

Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử

11

lương tổng Duyên Hà, nhất là phần tục lệ của mỗi làng xã trong tổng. Gạt đi
những mặt hạn chế để thấy được tác dụng quản lý làng xã của tục lệ trong mỗi
bản hương ước đối với làng xã tổng Duyên Hà.
Phạm vi nghiên cứu: Những tục lệ trong hương ước làng xã tổng Duyên
Hà, trong khoảng thời gian từ năm 1921 đến năm 1942. Từ đó đánh giá những
tác động, ảnh hưởng của tục lệ ấy đối với đời sống cư dân trong giai đoạn đó
và rút ra vai trò của hương ước đối với việc xây dựng đời sống văn hóa ở
Hưng Hà ngày nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài, người viết có sự kết hợp giữa phương pháp lịch sử
với phương pháp logic. Trong đó phương pháp lịch sử là chủ yếu.
Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng phương pháp sưu tầm, thu thập sử lý tài
liệu, tổng hợp, thống kê, phân tích và đối chiếu so sánh để xác minh sự kiện,
nội dung lịch sử.
5. Đóng góp của đề tài
Nghiên cứu những tục lệ trong hương ước cải lương của làng xã tổng
Duyên Hà dưới thời thuộc Pháp có những đóng góp cả về mặt lí luận và thực
tiễn. Cụ thể:
Về mặt lí luận: Khóa luận nghiên cứu một cách có hệ thống những tục lệ
trong hương ước cải lương ở tổng Duyên Hà. Đồng thời khóa luận cũng xem
xét đánh giá những tác động của tục lệ đối với làng xã tổng Duyên Hà xưa và
nay.
Về mặt thực tiễn: Thông qua khóa luận chúng ta có thể hiểu hơn về đời
sống, xã hội, phong tục, tục lệ của các làng xã tổng Duyên Hà dưới ách đô hộ
của thực dân Pháp…đồng thời đây cũng là nguồn tư liệu tốt để tìm hiểu
Khóa luận tốt nghiệp

Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử

12

những nét đẹp văn hoá cổ truyền của cư dân tổng Duyên Hà nói riêng và cư
dân trong toàn huyện Hưng Hà nói chung.
6. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm
2 chương.
Chương 1. Khái quát về tổng Duyên Hà, huyện Hưng Hà và sự ra đời
của hương ước cải lương tổng Duyên Hà.
Chương 2. Tục lệ trong hương ước cải lương ở tổng Duyên Hà, huyện
Hưng Hà, tỉnh Thái Bình từ năm 1921 đến năm 1942.














Chương 1
Khóa luận tốt nghiệp
Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử


13

KHÁI QUÁT VỀ TỔNG DUYÊN HÀ, HUYỆN HƯNG HÀ VÀ
SỰ RA ĐỜI CỦA HƯƠNG ƯỚC CẢI LƯƠNG
TỔNG DUYÊN HÀ
1.1.KHÁI QUÁT VỀ TỔNG DUYÊN HÀ
1.1.1. Địa lý và dân cư
Tổng Duyên Hà là một khu làng cổ, có bề dày lịch sử trên dưới 2000 năm,
thuộc huyện Duyên Hà−một trong 11 huyện thuộc tỉnh Tháí Bình xưa.(Tỉnh
Thái Bình xưa bao gồm: Duyên Hà, Đông Quan, Hưng Nhân, Kiến Xương,
Phụ Dực, Thái Ninh, Thụy Anh, Tiền Hải, Tiên Hưng, Vũ Tiên, Quỳnh Côi).
Trong đó Duyên Hà là một tổng nằm ven bên bờ sông Luộc. Có lẽ vì vậy mà
từ rất sớm vùng này đã mang tên là huyện Duyên Hà (tức vùng đất nằm ven
sông).
Trước năm 1894, đất Duyên Hà thuộc về tỉnh Hưng Yên. Đến tháng
11.1894 hai huyện Hưng Nhân và Duyên Hà được tách khỏi tỉnh Hưng Yên
và sát nhập vào tỉnh Thái Bình. Sau này, vào năm 1969 Đảng ta đã gộp hai
huyện Hưng Nhân và Duyên Hà thành huyện Hưng Hà ngày nay.
Huyện Hưng Hà ngày nay thuộc về phía Bắc tỉnh Thái Bình, cách thành
phố Thái Bình khoảng 30km. Với tổng diện tích tự nhiên là 20012,68 ha. Với
tổng chiều dài toàn tuyến địa giới hành chính là 85,55 km.
Phía Bắc giáp huyện Tiên Lữ (Hưng Yên)
Phía Nam giáp huyện Vũ Thư
Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Lý Nhân (Hà Nam)
Phía Đông giáp huyện Quỳnh Phụ, Đông Hưng.
Với vị trí ba mặt giáp sông (sông Hồng, sông Luộc, sông Trà Lý), có
đường quốc lộ 39 chạy qua địa bàn huyện cùng với cầu Triều Dương đã tạo
Khóa luận tốt nghiệp
Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử


14

nên hệ thống đường giao thông thủy bộ quan trọng, tạo điều kiện cho huyện
giao lưu trao đổi hàng hóa, phát triển kinh tế xã hội.
Tổng Duyên Hà có vị trí nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng,
có địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 10, thấp dần từ Bắc
xuống Nam. Độ cao bề mặt từ 1−2m so với mực nước biển. Có nhiều sông
ngòi kênh mương với những con đê bao quanh. Vùng ngoài đê địa hình
thường cao hơn trong đê do hàng năm được bồi đắp bởi một lượng lớn phù sa.
Tổng Duyên Hà nằm trong vùng khí hậu tương đối đặc trưng, nóng ẩm,
mưa nhiều vào mùa lũ, lạnh khô hanh kéo dài vào mùa đông. Với lượng mưa
trung bình năm là 1700mm, và mưa tập trung chủ yếu vào tháng 5 đến tháng
9. Độ ẩm không khí trung bình là 85%, thích hợp với nhiều loại cây trồng.
Tạo điệu kiện phát triển nền sản xuất đa dạng.
Như vậy, với những điều kiện khá thuận lợi cho việc phát triển nông
nghiệp như trên nên từ rất sớm tổng Duyên Hà đã có cư dân tới cư ngụ, sinh
sống và phát triển nền sản xuất nông nghiệp, trồng trọt, đánh bắt. GS Trần
Quốc Vượng trong bài “Đất nước, con người và văn minh Việt Nam thời cổ”
đã cung cấp thông tin đầy đủ về các chủng, các tộc cùng song song tồn tại bên
cạnh cộng đồng người Việt. Về mạn biển GS viết: “Trong kho tàng Việt cổ,
biểu tượng ngư tinh rõ ràng là phản ánh của người Đãn (một cư dân rất lâu
đời ở vịnh Bắc và bờ biển Quảng Đông mà rất nhiều thư tịch Việt Nam và
Trung Quốc nhắc tới). Họ là một khâu trong chuỗi cư dân nói tiếng Mã Lai
(Malay) −Poninesien vùng ven biển và hải đảo Đông Nam Á…mà thư tịch cổ
chép là “Người ở nước”, “Long hộ”, “Giao nhân”, “Chèo thuyền giỏi, vượt
biển thạo”…phản ánh vào kho tàng thần thoại Việt đã kết tinh (thành) thủy
tinh di duệ của dân trên sông nước. Ở Hưng Hà là các phường thủy cơ, cửa
Khóa luận tốt nghiệp
Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử


15

Vường, Thượng Thộ, Vị Giang, cửa Luộc… và các thủy thần có uy lực khiến
cả dân làm ruộng phải kính nể” [5, tr.16]
Do đó làng xã ở đây hình thành từ rất sớm. Cùng với sự ra đời của làng xã
thì những quy ước bất thành văn cũng ra đời và tồn tại lâu dài trong làng xã.
Nhờ đó mà cư dân ở nơi đây sống cùng nhau một cách ôn hòa, đoàn kết trong
những ngôi làng tự trị được bao quanh bởi những lũy tre làng hết sức bình
yên.
1.1.2. Truyền thống lịch sử văn hóa và tình hình kinh tế chính trị tổng
Duyên Hà trước Cách mạng tháng Tám (1945)
* Truyền thống lịch sử, văn hóa
Có thể nói, sự nuối tiếc thời vàng son: đất dấy nghiệp nhà Trần, đất sinh
nhiều hoàng đế cuối đời thịnh Lê (đất sinh 5 hoàng đế: Lê Thánh Tông, Lê
Tương Dực, Lê Chiêu Tông, Lê Cung Hoàng, Lê Trang Tông), niềm tự hào
“con mẹ, con cha…” nên đầu triều Nguyễn và khi Pháp bước vào đô hộ,
người Hưng Hà nói chung và cư dân tổng Duyên Hà nói riêng khi đó không
nhiệt thành với triều Nguyễn “Thề cùng trời đất chẳng hàng Tây…” Khi
phong trào Cần Vương thất bại, cư dân tổng Duyên Hà có xu hướng khép chặt
cố hương, không cam chịu “vâng lời” người Pháp và chính quyền Nam Triều.
Sự hoài cổ ấy đã hướng văn hóa nơi đây quay về với lễ hội tưởng nhớ các
danh nhân lịch sử, tri ân và khuếch trương công đức của họ. Họ hi vọng vầng
hào quang lịch sử có thể soi sáng hậu thế, “ôn cố” giúp “tri tân”…nên lễ hội
và lễ tế thần nơi đây rất long trọng và rầm rộ.
Đất Duyên Hà−Thần Khê oanh liệt với hàng loạt công thần, phò Lê Thánh
Tông, đi theo Lê Duy Ninh trung hưng Hậu Lê với hàng trăm vương, hầu, bá,
tử. Họ đã từng tự hào:
“ Đã là con mẹ, con cha
Khóa luận tốt nghiệp

Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử

16

Thì sinh ở đất Duyên Hà−Thần Khê”.
Bế tắc, u uất với thời thế, một số sĩ phu thất thế, chán chường xa vào
nghiện ngập cùng một số hào lý mới phất, đua đòi, được nhà nước bảo hộ
cưng chiều…còn lại, đại bộ phận cư dân nơi đây cố gắng chắt lọc “cương
thường” lấy điều tinh túy để dạy con cháu hoặc lựa chọn các trò vui dân gian,
tìm lấy những cốt lõi cội nguồn liên kết nhân tâm, cộng đồng. Hương lệ các
làng bày ra các trò vui như đấu vật, hát ca trù, hát chèo, ném đấu (giống đẩy
tạ) kích hổ, bắt Cuốc, luyện võ… qua đó những mỹ tục của cư dân tổng
Duyên Hà được hâm nóng lên trong lòng cộng đồng làng xã.
Nhờ đó mà những phong tục, tập quán tốt đẹp của cư dân nơi đây được
lưu truyền qua hàng ngàn năm lịch sử, có tác dụng củng cố tình đoàn kết, sự
cố kết cộng đồng cả trong chiến đấu và chiến thắng giặc ngoại xâm. Những
phong tục đó tồn tại cho đến ngày nay, tạo nền tảng cho Hưng Hà xây dựng
quy ước đời sống văn hóa mới ở khu dân cư.
* Tình hình kinh tế
Trước cách mạng tháng Tám, Duyên Hà là một tổng thuần nông, đồng
ruộng cao thấp không đều nên việc trị thủy là nhiệm vụ sống còn. Do đó cư
dân trong tổng Duyên Hà đã chung tay cùng cư dân toàn huyện đào nhiều
đoạn sông, khơi thông dòng sông Trà Lý, nắn thẳng dòng Trà Lý cho nước lũ
từ thượng nguồn về thoát được nhanh, góp phần tưới và thoát nước cho nhiều
làng xã trong tổng và trong huyện.
Bên cạnh đó trong thời “mỗi xã là một nước cộng hòa”, các làng ganh đua
dựng đình, xây đền…lệ làng, xôi thịt là dịp “béo bở” cho bọn lý dịch câu kết
với hương mục kỳ lão luôn bàn việc bán đất công điền để “lo việc công ích”
nên ruộng công điền chỉ còn lại vài ba phần. Về cơ bản đất công điền−nền
tảng của công xã nông thôn đã bị diệt gần tận gốc, trong khi ruộng tư điền thì

Khóa luận tốt nghiệp
Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử

17

mười nhà chỉ còn được hai, ba nhà duy trì được 5 sào, một mẫu, 80% ruộng
đất tập trung vào các điền chủ lớn.
Cũng từ lâu, cư dân Duyên Hà đã phá thế độc canh cây lúa, khắc phục
tình trạng đói giáp hạt, tìm mọi cách trồng hoa màu. Bên cạnh việc trồng lúa
các làng xã trồng nhiều ngô, khoai, đậu lạc trên đất ven sông Luộc đề phòng
khi mất mùa. Cư dân nơi đây còn trồng thêm nhiều loại rau xanh: Bí đao, bí
xanh, dưa chuột, bắp cải, xu hào, cà chua, hành tỏi…
Tuy có nhiều cố gắng để thoát khỏi tình trạng quảng canh, nhưng mức
sống của cư dân trong tổng đầu thế kỷ XX rất thấp. Nạn đói giáp hạt trong
khoảng mười năm lại diễn ra 2−3 lần.
Bên cạnh nền kinh tế nông nghiệp, thì kinh tế tiểu thủ công nghiệp cũng
trì trệ không kém. Lẽ ra tiểu thủ công nghiệp có thể phát triển khi tiếp cận chủ
nghĩa tư bản nhưng ở đây nó lại là trận địa bỏ ngỏ, chỉ có một vài tiểu chủ
thuê một và nhân công sản xuất nhưng chưa ý thức là sản xuất hàng hóa tập
trung mà là giúp đỡ thân quyến có việc làm, cơm áo…vì vậy mà ngành nghề
thủ công truyền thống vẫn không có gì tiến triển chỉ đóng vai trò là những
nghề phụ trong gia đình như nghề dệt vải, dệt chiếu, đan thừng, bện võng…
Như vậy trước cách mạng tháng Tám, tổng Duyên Hà vẫn là nơi có nền
kinh tế thuần nông, tự cấp, tự túc. Đời sống cư dân nghèo nàn, cực khổ dưới
ách áp bức thống trị của bọn phong kiến, thực dân.
* Tình hình chính trị−xã hội
Tháng 11 năm 1894, hai huyện Hưng Nhân và Duyên Hà được tách khỏi
Hưng Yên nhập về Thái Bình. Năm 1895, chính quyền Pháp điều chỉnh địa
giới giữa các huyện cho tiện đi lại. Huyện Duyên Hà tiếp nhận thêm 2 tổng Vị
Sĩ và Thượng Hộ từ huyện Thư Trì cắt sang, lại tách tổng Lập Bái về Hưng

Nhân và các xã (làng) Đồng Quynh, Hà Hinh về tổng Đồng Trực (Quỳnh
Khóa luận tốt nghiệp
Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử

18

Côi), huyện Hưng Nhân nhận thêm tổng Lập Bái của Duyên Hà. Hai huyện có
13 tổng, 156 xã (tăng 2 tổng, 50 xã, số tăng chủ yếu do chia tách, điều chỉnh).
Ở mỗi huyện, chính quyền thực dân duy trì bộ máy quan lại triều Nguyễn.
Người Pháp không trực tiếp nắm quyền mà thông qua chính quyền tay sai.
Huyện trực tiếp chịu sự chỉ đạo của Tổng đốc, Tổng đốc chịu sự sai bảo của
công sứ Pháp.
Ở cấp xã toàn quyền Đông Dương thi hành chính sách như lời Domer
nói: “Theo tôi thì duy trì trọn vẹn, thậm chí tăng cường cách tổ chức cũ kỹ…
là một điều tốt…mỗi làng xã sẽ là một nước cộng hòa nhỏ…rất có trách
nhiệm với chính quyền…trước mặt chúng ta là tập thể những người đóng thuế
chứ không phải từng cá nhân…chúng ta chỉ cần ổn định mức thuế chung cho
từng xã…làng xã là nước cộng hòa nhỏ phải chịu cống nạp…chính làng xã
phải tìm cách thu cống nạp”.[5, tr.285]
Chính thủ đoạn “Duy trì trọn vẹn, thậm chí tăng cường cách tổ chức cũ
kỹ” người Pháp đã đẩy làng xã Việt Nam nói chung và làng xã tổng Duyên
Hà nói riêng vào tình trạng trì trệ, lạc hậu. Bên cạnh bộ máy Lý trưởng, Phó
lý mỗi làng còn có một “Hội đồng kỳ mục” đứng đầu là vị Tiên chỉ, một vị
Thứ chỉ và 5−7 người cao tuổi có học hàm, về danh nghĩa mọi việc vui buồn
trong làng người dân phải mời họ đến chứng giám. Mọi công việc phải được
họ bàn thành nghị quyết rồi mới giao cho quan xã tổ chức thi hành. Mọi việc
Lý dịch nhất nhất phải thịnh thị Tiên chỉ, Thứ chỉ và Hội đồng kỳ mục. Cái
gốc “lão quyền” và “phụ quyền” một thời pháp lý lãng quên nay bỗng nhiên
sống lại dưới dạng phe giáp, lão hạng. Chính quyền cai trị cũng đề ra ba năm
một kỳ khảo hạch và bầu bán chức dịch một lần, mỗi lần bầu bán là một cuộc

mua bán ngôi thứ. Vì thế trong làng xã nhiều kẻ phất lên nhưng cũng nhiều
Khóa luận tốt nghiệp
Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử

19

người khuynh gia bại sản. Tình trạng này kéo dài tới cách mạng cách mạng
tháng Tám mới chấm dứt.
Từ chủ trương duy trì tập tục cũ ở các làng quê chính quyền “Bảo hộ” đã
bật đèn xanh cho Hương mục, chức sắc biến mỗi làng thành một “tiểu vương
quốc”, khiến mỗi huyện chỉ còn giữ vai trò trung gian mờ nhạt, truyền đạt
mệnh lệnh của tòa công xứ và tòa tổng đốc, thu thuế má…môi giới cho việc
thăng thưởng và xử lý cấp xã. Cấp tổng chỉ còn là vinh hàm cho Lý dịch các
làng mãn hạn ở xã bước lên danh vọng hão, ra oai không có thực quyền. Bộ
máy cấp xã thì lộng hành có nơi hùa với Tiên chỉ, Thứ chỉ, Hội đồng kỳ mục,
có nơi phớt lờ, hội đồng chỉ còn là bung xung, hợp pháp hóa sự quyết đoán
của Lý dịch, các làng xã đua nhau bán danh hão, bán ruộng công xây đình đền
thật to.
Tục tang ma, cưới xin thì hết sức phiền phức. Đám tang phải lo “phạm
hàm”, “khâm niệm”, “nhập quan”, “thành phục”, “trang phục”, “chiêu tịch
diện”…mỗi mục đều có nghi thức phải theo, đúng sách vở thì tốn kém, mệt
mỏi, không đúng thì bị coi là bất hiếu. Đám cưới hỏi cũng không kém phần
phức tạp. Nói chung là vô cùng rờm rà và tốn kém.
Tình hình chính trị như trên đã làm cho nông thôn Việt Nam trước cách
mạng tháng Tám nói chung và cư dân tổng Duyên Hà nói riêng rơi vào tình
trạng lạc hậu, dân ta sống nghèo nàn, dốt nát, nhu cầu được giải phóng hướng
đến ấm no, hạnh phúc là nguyện vọng tha thiết của toàn dân.
1.2. SỰ RA ĐỜI CỦA HƯƠNG ƯỚC CẢI LƯƠNG
1.2.1. Những nét chung về hương ước cải lương ở Bắc Kỳ
* Thuật ngữ hương ước

Gắn liền với làng xã Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử, hương ước lệ
làng đã trở thành một thành tố quan trọng để quản lý nông thôn và đề cao tính
Khóa luận tốt nghiệp
Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử

20

tự trị của làng xã. Vậy hương ước là gì và làm thế nào để hiểu về hương ước
một cách chính xác nhất ?
Hiện nay có rất nhiều những ý kiến khác nhau được đưa ra nhằm giải
thích khái niệm hương ước.
Theo từ điển Hán−Việt của Đào Duy Anh thì “Hương ước là luật lệ ở làng
xã dưới chế độ cũ do dân làng đặt ra”. Trong từ điển văn hóa cổ truyền cũng
viết tương tự: “Hương ước là luật lệ do làng xã đặt ra, bao gồm mọi sinh hoạt
như thờ cúng thành hoàng, việc hiếu hỉ, cư trú, thưởng phạt…”. Còn trong từ
điển thuật ngữ phổ thông lại cho rằng “Hương ước là văn hóa quy định những
điều (do thỏa thuận) mà mọi người trong làng phải tuân theo. [27, tr.20]
Theo luật gia Lê Đức Tiết trong cuốn “Về hương ước lệ làng” thì hương
ước lệ làng là “Một sản phẩm văn hóa pháp lý mang đậm những đặc điểm của
lịch sử đấu tranh xã hội và đấu tranh thiên nhiên trong hàng ngàn năm của dân
tộc Việt Nam”. [13, tr.11]
PGS Vũ Ngọc Khánh trong bài “Lệ làng theo dòng lịch đại” đã dùng lệ
làng để chỉ “tất cả những quy tắc, luật lệ của những đơn vị cơ sở nông thôn
Việt Nam cả miền xuôi lẫn miền núi”. [16, tr.104]
GS Phan Đại Doãn lại đưa ra một định nghĩa tương đối tổng quát về hương
ước trong “Làng xã Việt Nam một số vấn đề kinh tế−văn hóa−xã hội”. Ông
cho rằng “Hương ước là luật lệ làng bắt buộc các thành viên phải tuân thủ,
hương ước gắn bó các thành viên trong cộng đồng tương đối chặt chẽ và tự
nguyện, lệ thuộc lẫn nhau, phục tùng làng xã”. [11, tr.29]
PGS, TS Vũ Duy Mền trong bài “Nguồn gốc và điều kiện xuất hiện hương

ước ở đồng bằng trung du Bắc Bộ” đưa ra khái niệm hương ước đó là “Phần
lệ làng được văn bản hóa và là bộ luật riêng của mỗi làng. Hương ước đồng
Khóa luận tốt nghiệp
Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử

21

thời là sản phẩm văn hóa tinh thần khá độc đáo của làng xã người Việt.[31,
tr.49]
GS Đinh Gia Khánh thì khẳng định trong “Văn hóa dân gian Việt Nam
với sự phát triển của xã hội Việt Nam rằng “Hương ước là bản ghi chép các
điều lệ liên quan đến tổ chức xã hội cũng như liên quan đến đời sống xã hội
trong làng, các điều lệ hình thành dần trong lịch sử, được điều chỉnh, bổ sung
mỗi khi cần thiết”. [7, tr.62]
Mặc dù có rất nhiều những khái niệm hương ước khác nhau như vậy
nhưng chúng ta có thể hiểu một cách chung nhất về hương ước, đó là: Hương
ước là văn bản pháp lý của mỗi làng trong đó bao gồm những điều ước về dân
sự, hình sự, các điều ước về giữ gìn đạo lý, về phong tục tập quán…có liên
quan đến tổ chức xã hội cũng như đến đời sống xã hội trong làng. Hương ước
là tấm gương phản chiếu bộ mặt xã hội cũng như đời sống văn hóa của mỗi
làng, hương ước được hình thành trong lịch sử, được điều chỉnh, bổ sung mỗi
khi cần thiết. Đó là hệ thống luật tục tồn tại song song với pháp luật của nhà
nước. Muốn biết làng này như thế nào? Có an ninh trật tự hay không? Hãy
xem hương ước của làng ấy. Hương ước là bộ luật ngắn gọn, cụ thể của một
làng.
* Sơ lược về sự phát triển của hương ước
Cuộc cải lương hương chính do thực dân Pháp tiến hành ở Bắc Kỳ bao
gồm 3 đợt:
 Đợt 1 (1921−1926): Loại bỏ hội đồng kỳ mục cũ, thành lập hội
đồng tộc biểu.

 Đợt 2 (1927−1941): Khôi phục lại hội đồng kỳ mục, làm tư vấn.
 Đợt 3 (1942 về sau): Giải thể hội đồng kỳ mục và khôi phục hội
đồng tộc biểu.
Khóa luận tốt nghiệp
Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử

22

Trong đó: Hương ước được lập trong đợt 2 chiếm phần đa số. Nhất là ở
các tỉnh Hải Dương, Kiến An, Nam Định và Thái Bình.
*Cải lương hương chính ở Bắc Kỳ
Vào năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Sau cuộc
chinh phục gần 30 năm, điều ước Patơnốt 6.6.1884 đã khẳng định chủ quyền
lâu dài của thực dân Pháp trên toàn bộ đất nước ta. Việt Nam từ một xã hội
phong kiến bị biến thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến mà đặc trưng cơ
bản là sự cấu kết giữa đế quốc và phong kiến. Trong hơn 20 năm, từ những
năm cuối cùng của thế kỷ XIX đến những năm đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp
vẫn giữ nguyên cơ cấu tổ chức làng Việt. Nhiều nhà cai trị Pháp như toàn
quyền Đông Dương P. Doumer đã công khai tuyên bố ý đồ đó: “Cơ cấu vững
chắc của làng xã An Nam được hoàn toàn tôn trọng và còn cần được duy trì
triệt để sau này cho việc cai trị của chúng ta được dễ dàng” [3, tr.69]. Hay,
P.Vial: “Đó là phương pháp duy nhất thích hợp với chúng ta”[3, tr.69]. Trong
tình hình đó những bản hương ước vẫn tồn tại và trong chừng mực nhất định
có tác dụng phục vụ ý đồ nắm chặt làng xã của thực dân Pháp. Một số làng
sang đầu thế kỷ XX vẫn còn soạn thảo hương ước.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914−1918), phong trào giải phóng
dân tộc của nhân dân ta ngày càng lan rộng tới nông thôn. Tính độc lập và
tính tự trị của làng xã mà thưc dân Pháp đã từng lợi dụng lúc này có khả năng
biến mỗi làng thành một pháo đài chống Pháp. Để nắm chặt nông thôn thực
dân Pháp quyết định cải tổ lại bộ máy hành chính làng xã hay còn gọi là cải

lương hương chính. Hương ước cải lương ra đời, nó được thử nghiệm vào
năm 1904 ở Nam Kỳ. Còn ở Bắc Kỳ, cải lương hương chính bắt đầu từ tháng
8. 1921 với trọng tâm là thay thế Hội đồng kỳ mục bằng Hội đồng tộc biểu
tức là đại biểu của các dòng họ khác nhau trong làng. Qua xem xét cơ cấu tổ
Khóa luận tốt nghiệp
Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử

23

chức của làng Việt, các nhà cai trị Pháp cho rằng những dòng họ trong làng
Việt có sự cố kết rất chặt chẽ. Bởi vậy, chỉ cần nắm được các dòng họ là nắm
được các làng xã, lập “tộc biểu” để “nâng đỡ” các “họ bé” hạn chế sự lộng
quyền của các dòng họ lớn, nhất là khi các họ này có thế lực trong bộ máy
quản lý làng. Do vậy, cần phải thay thế Hội đồng kỳ mục trước đây bằng một
hội đồng mà thành viên là đại biểu của các dòng họ còn gọi là “Hội đồng tộc
biểu” hay “Hội đồng hương chính”. Thực hiện điều này, thống sứ Bắc Kỳ đã
ký nghị định số 1949 ngày 12.8.1921 quy định thành lập ở mỗi làng một hội
đồng tộc biểu với số lượng thành viên tùy thuộc vào số dòng họ và số nhân
khẩu trong làng. Các tộc biểu phải từ 25 tuổi trở lên, biết chữ quốc ngữ và có
tài sản. Nhiệm vụ của hội đồng là quản lý làng, thi hành các chỉ thị của nhà
nước, phân bố sưu thuế, dự toán và quyết toán ngân sách, quản lý tài sản.
Nghị định cũng quy định việc bầu cử Chánh, Phó hương hội cùng các tay
chân giúp việc như Thư ký, Thủ quỹ…và trách nhiệm quyền hạn của các
thành viên đó.
Cùng với việc thay đổi Hội đồng kỳ mục, thực dân Pháp cũng chấn chỉnh
bộ máy Lý dịch bằng cách quy định lại nhiệm vụ, kỳ hạn của nó. Nghị định số
1949 còn nêu rõ Lý trưởng là trung gian giữa làng với nhà nước, có nhiệm vụ
giữ con dấu, công văn, địa bạ, các chỉ thị của nhà nước, lo việc thu thuế, giữ
gìn an ninh. Lý trưởng không có quyền tự ý quyết định việc làng mà phải theo
ý kiến chung của Hội đồng tộc biểu.

Một trọng tâm khác của công cuộc cải lương hương chính của thực dân
Pháp là chấn chỉnh lại việc chi tiêu của làng xã, quy định việc lập ngân quỹ,
các nguyên tắc chi thu cho vay lấy lãi.
Toàn bộ những vấn đề trên đây được cụ thể hóa trong bản mẫu hương ước
cải lương mà thực dân Pháp thống nhất soạn thảo cho các làng xã theo mẫu đó
Khóa luận tốt nghiệp
Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử

24

mà vận dụng. Mỗi bản hương ước cải lương gồm 2 phần: Phần Chính trị và
phần Tục lệ. Đối với chính quyền thuộc địa, phần chính trị là phần quan trọng
nhất và đó cũng chính là mục đích của cuộc cải lương hương chính.
Cấu trúc của bản hương ước cải lương mẫu do phủ thống sứ Bắc Kỳ soạn
năm 1921.
STT Nội dung hương ước Số điều
1
Phần thứ nhất: chính trị, tổ chức Hội đồng tộc biểu
Hội đồng tộc biểu (HĐTB):
−Lý do, nguyên tắc lập, cơ cấu tổ chức
−Nhiệm kỳ, quyền hạn
−Nguyên tắc họp, quyết định việc làng
−Chế độ lộ phí
−Việc trách phạt tộc biểu

18
2 Việc thu chi:
−Lập sổ, bảo quản sổ thu chi
−Việc nhận tiền và bảo quản tiền của thủ quỹ
−Việc cho vay

−Việc công bố tài chính hàng năm
17
z3 Việc phó lý trưởng:
−Nhiện vụ và quyền hạn của phó lý trưởng
−Quyền lợi về ruộng đất
5
4 Việc sưu thuế:
−Lý trưởng nhận bài chỉ thuế
−Hội đồng tộc biểu phân bổ thuế
−Lý trưởng thu thuế
7
Khóa luận tốt nghiệp
Trần Thị Tuyết Lớp: K33 – Lịch Sử

25

−Xử phạt người thiếu thuế, cấm ăn uống, cấp cấp tiền
cho Lý trưởng trong kỳ bổ thuế

5 Việc kiện cáo:
−Phạm vi quyền hạn của hội đồng tộc biểu
−Trách nhiệm của các bên tham gia kiện
5
6 Việc canh phòng:
−Nguyên tắc lấy tuần phiên
−Nguyên tắc lập điếm canh
−Tổ chức canh gác chia phiên gác
−Quyền lợi của người bắt được trộm
9
7 Việc canh phòng ngoài đồng:

−Nguyên tắc cắt cử phiên ngoài đồng
−Nhiệm vụ quyền hạn, quyền lợi của phiên tuần
10
8 Việc cấp cứu:
−Trách nhiệm của mọi người khi có lệnh cấp cứu
−Quyền lợi khi tham gia bắt trộm, cướp mà bị thương
hay bị chết.

2
9 Việc vệ sinh:
−Giữ gìn vệ sinh tại các địa điểm công cộng, phòng trừ
khi có bệnh truyền nhiễm, có người bị hủi.
7
10 Việc đường sá, cầu cống, đê điều:
−Trách nhiệm của Thủ lộ, của các gia đình nuôi trâu bò
trong việc bảo vệ các công trình.
− Xử phạt các trường hợp tự ý tháo nước, cuốc đường,
10

×