Khóa luận tốt nghiệp
Giảng viên: Th.S Ninh Thị Sinh
Sinh viên: Chu Anh Thuần Lớp: K33 – Lịch Sử
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
**********
CHU ANH THUẦN
VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ
TỈNH PHÚ THỌ TRONG KHÁNG CHIẾN
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
(1945 – 1954)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học
Th.S NINH THỊ SINH
HÀ NỘI - 2011
Khóa luận tốt nghiệp
Giảng viên: Th.S Ninh Thị Sinh
Sinh viên: Chu Anh Thuần Lớp: K33 – Lịch Sử
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên, Thạc sỹ Ninh Thị
Sinh và các thầy cô trong tổ Lịch sử Việt Nam – Khoa Lịch sử – Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình chỉ bảo em hoàn thành khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Phú Thọ,
Hội Nông dân tỉnh Phú Thọ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú
Thọ, bạn bè và gia đình đã giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện tốt nhất để em
hoàn thành khóa luận này.
Hà Nội, ngày 27 tháng 04 năm 2011
Tác giả
Chu Anh Thuần
Khóa luận tốt nghiệp
Giảng viên: Th.S Ninh Thị Sinh
Sinh viên: Chu Anh Thuần Lớp: K33 – Lịch Sử
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Công trình này được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thạc sỹ sử học
Ninh Thị Sinh.
Các kết quả trình bày trong khóa luận chưa công bố trong công trình
nào khác và cũng không trùng với kết quả nghiên cứu của một tác giả nào.
Các số liệu được sử dụng trong khóa luận là trung thực, đảm bảo tính khách
quan, khoa học và có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày 27 tháng 04 năm 2011
Tác giả
Chu Anh Thuần
Khóa luận tốt nghiệp
Giảng viên: Th.S Ninh Thị Sinh
Sinh viên: Chu Anh Thuần Lớp: K33 – Lịch Sử
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ……………
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5. Đóng góp của khóa luận
6. Bố cục khóa luận
NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TỈNH PHÚ THỌ VÀ VAI TRÒ CỦA
PHỤ NỮ TỈNH PHÚ THỌ TRƯỚC NĂM 1946
1.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH PHÚ THỌ
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện dân cư
1.1.1.1. Vị trí địa lý
1.1.1.2. Điều kiện dân cư…………………………………………
1.1.2. Truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động, anh dũng bất khuất
chống giặc ngoại xâm của nhân dân Phú Thọ………………………………….
1.2 VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TỈNH PHÚ THỌ TRƯỚC NĂM 1946………
1.2.1. Buổi đầu tham gia phong trào yêu nước do Đảng lãnh đạo………
1.2.2. Phụ nữ Phú Thọ tham gia phong trào yêu nước và cách mạng
những năm 1939 – 1945………………………………………………………
1.2.3. Phụ nữ Phú Thọ tham gia bảo vệ, củng cố chính quyền
cách mạng (9 – 1945 đến 12 – 1946)…………………………………………
Chương 2: VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TỈNH PHÚ THỌ TRONG KHÁNG
CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946 - 1954)
Khóa luận tốt nghiệp
Giảng viên: Th.S Ninh Thị Sinh
Sinh viên: Chu Anh Thuần Lớp: K33 – Lịch Sử
2.1.
VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TỈNH PHÚ THỌ TRONG NHỮNG NĂM
ĐẦU TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN (1946 - 1950)………………………
2.1.1. Phú Thọ trong những năm đầu toàn quốc kháng chiến…………
2.1.2. Vai trò của phụ nữ tỉnh Phú Thọ trong những năm đầu toàn quốc
kháng chiến (1946 - 1950)……………………………………………………
2.1.2.1. Trong công tác xây dựng hậu phương…………………
2.1.2.2. Trong phục vụ chiến đấu và chiến đấu…………………
2.2. VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TỈNH PHÚ THỌ TRONG NHỮNG NĂM
ĐẨY MẠNH KHÁNG CHIẾN ĐẾN THẮNG LỢI (1951 – 1954)…………
2.2.1. Phú Thọ trong những năm đẩy mạnh kháng chiến đến
thắng lợi………………………………………………………………………
2.2.2. Vai trò của phụ nữ tỉnh Phú Thọ trong những năm đẩy mạnh
kháng chiến đến thắng lợi (1951 – 1954)………………………………………
2.2.2.1. Đẩy mạnh sản xuất, tạo tiềm lực chi viện cho tiền tuyến
2.2.2.2. Tích cực phục vụ các chiến dịch đến thắng lợi…………
2.3. NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM………
2.3.1. Những tồn tại, hạn chế……………………………………………
2.3.2. Bài học kinh nghiệm……………………………………………
KẾT LUẬN……………………………………………………………………
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………
PHỤ LỤC……………………………………………………………………
Khóa luận tốt nghiệp
Giảng viên: Th.S Ninh Thị Sinh
Sinh viên: Chu Anh Thuần Lớp: K33 – Lịch Sử
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, các thế hệ
phụ nữ Việt Nam nói chung, phụ nữ Phú Thọ nói riêng đã không ngừng đóng
góp công sức, trí tuệ và cả sự hy sinh lớn lao cho sự nghiệp giành và giữ vững
nền độc lập dân tộc. Họ đã hun đúc nên truyền thống quý báu của phụ nữ
Việt Nam: “Yêu nước thiết tha, anh dũng bất khuất trong đấu tranh chống
giặc ngoại xâm; năng động việc xã hội; giữ gìn và phát huy tinh hoa văn hóa
của dân tộc” [2, tr.7].
Truyền thống đó đã được nhân lên gấp bội khi Đảng Cộng sản
Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng, các tầng lớp phụ nữ toàn tỉnh phát
huy tinh thần “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Có thể nói trong lịch sử đấu
tranh vũ trang của dân tộc, chưa có cuộc đấu tranh nào mà lực lượng phụ nữ
tham gia đông đảo với tinh thần gan dạ, với khả năng dồi dào trên nhiều lĩnh
vực quan trọng như trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vĩ đại của
nhân dân ta. Ở đó, các thế hệ phụ nữ tỉnh Phú Thọ luôn giữ vai trò quan trọng
trên mọi lĩnh vực, đặc biệt trên mặt trận lao động sản xuất, phục vụ chiến đấu
và trực tiếp chiến đấu. Phụ nữ Phú Thọ đã phát huy cao độ khả năng tiềm tàng
to lớn của giới mình để đóng góp đến mức cao nhất cho sự nghiệp giải phóng
dân tộc, giải phóng giai cấp, đồng thời, giải phóng phụ nữ ở một bước mới
cao hơn. Phong trào của phụ nữ Phú Thọ trong những năm chống thực dân
Pháp, thực chất là một cuộc vận động cách mạng sâu sắc và rộng lớn của phụ
nữ, thể hiện được sự kết hòa giữa ba mặt: dân tộc, giai cấp và giới; đó là một
bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng rộng lớn của nhân dân Việt
Nam nói chung, đấu tranh cho mục tiêu giải phóng dân tộc, xây dựng một
nước Việt Nam hòa bình, phồn vinh, hạnh phúc.
Khóa luận tốt nghiệp
Giảng viên: Th.S Ninh Thị Sinh
Sinh viên: Chu Anh Thuần Lớp: K33 – Lịch Sử
Để phát huy hơn nữa truyền thống vẻ vang của các thế hệ phụ nữ tỉnh
Phú Thọ trong giai đoạn cách mạng mới, việc ghi lại những trang sử hào hùng
trong các phong trào đấu tranh cách mạng của phụ nữ Phú Thọ có ý nghĩa rất
quan trọng đối với công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cho các thế
hệ hôm nay và mai sau. Với tinh thần đó, tôi quyết định chọn đề tài: “Vai trò
của phụ nữ tỉnh Phú Thọ trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 –
1954)” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
Hơn nữa với tư cách là một người con của quê hương Phú Thọ với bao
truyền thống tốt đẹp, tác giả nói riêng và thế hệ trẻ tỉnh Phú Thọ nói chung
mong muốn qua đề tài này thể hiện lòng biết ơn sâu sắc tới các cô, các chị đã
vượt qua biết bao gian khổ, hy sinh, đấu tranh kiên cường không mệt mỏi
giành giật quyền sống hạnh phúc, đủ đầy cho chúng ta ngày hôm nay. Chính
điều đó đã thôi thúc tôi làm việc thật sự nghiêm túc, hăng say để hoàn thành
đề tài này.
Và cuối cùng, nghiên cứu đề tài này cũng giúp ích cho tôi rất nhiều
trong việc thỏa mãn niềm say mê, hứng thú nghiên cứu khoa học. Tìm hiểu
một vấn đề quan trọng của địa phương. Qua đó giúp ích cho tôi nói riêng và
cho thế hệ trẻ Phú Thọ nói chung hiểu rõ vai trò, sự cống hiến của phụ nữ Phú
Thọ trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vai trò của phụ nữ tỉnh Phú Thọ qua các thời kỳ, đặc biệt là trong
kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954), là một vấn đề xã hội quan trọng trong
đời sống văn hóa, lịch sử, xã hội của tỉnh nên đã được nhiều cơ quan, ban
ngành, các nhà nghiên cứu lịch sử quan tâm. Tiêu biểu như:
Tác phẩm “Lịch sử phong trào phụ nữ tỉnh Vĩnh Phú” (Cuốn sơ thảo)
(1996), của Hội phụ nữ tỉnh Vĩnh Phú đã nêu lên quá trình hình thành và phát
triển của các phong trào phụ nữ từ năm 1930 đến 1995. Trong đó, cuốn sách
Khóa luận tốt nghiệp
Giảng viên: Th.S Ninh Thị Sinh
Sinh viên: Chu Anh Thuần Lớp: K33 – Lịch Sử
dành một chương để nói về phong trào phụ nữ thời kỳ kháng chiến chống
Pháp. Tuy nhiên, phạm vi không gian đề cập rất rộng bao gồm cả tỉnh Phú
Thọ và Vĩnh Phúc ngày nay, mặt khác vấn đề của khóa luận lại được trình bày
một cách khái quát, thông sử, chưa đi sâu làm rõ vai trò của phụ nữ trong lao
động, sản xuất và trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ quê hương.
Tác phẩm “Lịch sử phong trào phụ nữ tỉnh Phú Thọ (1930 – 2010)”
(2010), của Ban chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Phú Thọ cũng đã tái
hiện toàn bộ quá trình hình thành, phát triển của lực lượng phụ nữ tỉnh, từ tự
phát đi vào tự giác. Cuốn sách này cũng dành một chương trang trọng để nói
về phong trào của phụ nữ tỉnh trong kháng chiến chống Pháp. Tuy nhiên, vấn
đề của khóa luận lại được trình bày ở mức độ khái quát, thông sử chưa có sự
nổi bật về vai trò của phụ nữ tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn này, nặng về liệt kê
sự kiện mà chưa có sự hệ thống hóa các sự kiện theo lĩnh vực cụ thể.
Tác phẩm “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ” (2000), của Ban chấp hành
Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã nêu lên một cách có hệ thống sự lãnh đạo của Đảng
bộ tỉnh đến các cấp, các ngành trong đó có lực lượng phụ nữ. Đồng thời, cuốn
sách cũng thể hiện những chiến công oanh liệt của quân và dân Phú Thọ trong
mọi thời kỳ cách mạng kể từ khi có Đảng và ít nhiều cũng đã đề cập đến vấn
đề của khóa luận nhưng đó chỉ là những thông tin mang tính chất khái quát,
giản đơn.
Tác phẩm “Lịch sử phong trào nông dân và hội nông dân tỉnh Phú Thọ
(1930 - 2010)” (2010), của Ban Chấp hành hội nông dân tỉnh Phú Thọ.
Cuốn sách nêu lên quá trình hình thành và phát triển của Hội nông dân tỉnh
Phú Thọ, trong đó nêu lên một cách khái quát các phong trào của nông dân
tỉnh Phú Thọ kể từ khi có Đảng lãnh đạo. Như chúng ta đã biết có rất nhiều
hội viên hội nông dân là nữ, nên trong quá trình tái hiện lịch sử phong trào
của nông dân ở nhiều thời kì lịch sử, ở nhiều phong trào cũng đã ít nhiều đề
Khóa luận tốt nghiệp
Giảng viên: Th.S Ninh Thị Sinh
Sinh viên: Chu Anh Thuần Lớp: K33 – Lịch Sử
cập tới vấn đề của khóa luận, tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức độ khái quát, mang
tính chất chung chung. Cuốn sách là nguồn tài liệu tham khảo đáng tin cậy
của khóa luận.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của khóa luận
3.1. Mục đích
Đề tài đi khai thác sâu, tìm hiểu kỹ vai trò của phụ nữ tỉnh Phú Thọ
trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giúp các bạn trẻ vùng đất
Tổ nói riêng và đặc biệt những ai quan tâm đến vấn đề của khóa luận nói
chung có một cách nhìn toàn diện về vấn đề này. Qua đó thấy được sự cống
hiến, hy sinh lớn lao của các cô, các chị trong cuộc đấu tranh “thần thánh”
này.
Từ sự nhận thức chân thành, thiết tha đó mỗi người dân Phú Thọ,
nhất là các bạn trẻ phải biết trân trọng những việc làm góp phần tạo nên
truyền thống ngàn năm của lực lượng phụ nữ vùng đất Tổ vua Hùng.
Đồng thời phải không ngừng học tập, phấn đấu viết tiếp những trang vàng
truyền thống của các thế hệ đi trước.
3.2. Nhiệm vụ
Đề tài có nhiệm vụ sưu tầm, tập hợp các nguồn tư liệu, các công trình
nghiên cứu, hệ thống hóa các sự kiện, các nội dung, đi sâu nghiên cứu vai trò
của phụ nữ tỉnh Phú Thọ trong kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954).
Nhiệm vụ cụ thể là:
Thứ nhất: Làm rõ vai trò trong lao động sản xuất, xây dựng hậu
phương, trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu của phụ nữ tỉnh Phú Thọ trên
cơ sở quán triệt Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng bộ Tỉnh, của Trung ương Hội
Phụ nữ.
Thứ hai: Trên cơ sở những việc đã làm được, chưa làm được của phụ
nữ tỉnh Phú Thọ rút ra những đánh giá, những bài học kinh nghiệm.
Khóa luận tốt nghiệp
Giảng viên: Th.S Ninh Thị Sinh
Sinh viên: Chu Anh Thuần Lớp: K33 – Lịch Sử
Đồng thời trong quá trình nghiên cứu và trình bày khóa luận, tác giả
cũng đề cập tới những vấn đề liên quan đến đề tài như: vị trí địa lý, điều kiện
dân cư, truyền thống lịch sử quê hương Phú Thọ… cũng như bối cảnh chung
của cuộc kháng chiến trên chiến trường nhằm mục đích thực hiện nhiệm vụ
của đề tài.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Trong khóa luận này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu vai trò của phụ
nữ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, trong kháng chiến chống thực dân Pháp
(1946 – 1954).
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Để nghiên cứu đề tài này, tác giả dựa vào những nguồn tư liệu chủ yếu sau.
Các văn kiện của Đảng và tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh như:
Tác phẩm ‘‘Hồ Chí Minh toàn tập’’, tập 4, tập 5, tập 6, của Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia Hà Nội, phát hành năm 2000. Tác phẩm ‘‘Văn kiện Đảng
toàn tập’’, tập 8, tập 9, tập 10, của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội,
phát hành năm 2002. Những văn bản này nêu quan điểm đánh giá của Đảng
Cộng sản Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phụ nữ và vai trò của phụ
nữ nói chung.
Những tác phẩm, công trình, báo cáo… đề cập tới phụ nữ Phú Thọ
trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Tư liệu dạng này gồm có: Tác phẩm
‘‘Lịch sử phong trào phụ nữ tỉnh Vĩnh Phú (1930 – 1995)’’, (cuốn sơ thảo)
của Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Vĩnh Phú, phát hành năm 1996. Tác phẩm
‘‘Lịch sử phong trào phụ nữ tỉnh Phú Thọ (1930 – 2010)’’, của Ban Chấp
hành Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Phú Thọ, phát hành năm 2010. Tác phẩm
‘‘Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ’’, của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ,
phát hành năm 2000. Tác phẩm ‘‘Lịch sử phong trào nông dân và Hội nông
Khóa luận tốt nghiệp
Giảng viên: Th.S Ninh Thị Sinh
Sinh viên: Chu Anh Thuần Lớp: K33 – Lịch Sử
dân tỉnh Phú Thọ (1930 – 2010)’’, của Ban Chấp hành Hội nông dân tỉnh Phú
Thọ, phát hành năm 2010. Tác phẩm ‘‘Lịch sử Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
tỉnh Phú Thọ (1930 – 2005)’’, của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Phú Thọ,
phát hành năm 2006. Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng một số sách, báo, tạp
chí có liên quan.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mac – Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương
pháp lịch sử, phương pháp lôgic. Ngoài ra khóa luận sử dụng một số phương
pháp khác: tổng hợp, phân tích, đối chiếu, điền dã… để giải quyết các nhiệm
vụ đã đặt ra.
5. Đóng góp của khóa luận
- Khi làm khóa luận này, tác giả cố gắng hệ thống hóa các hoạt động,
những cống hiến của phụ nữ tỉnh Phú Thọ trong thời kì kháng chiến chống
Pháp, từ đó rút ra những đánh giá, nhận định về phong trào phụ nữ tỉnh
Phú Thọ thời kì này. Trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu
cho phong trào phụ nữ trong các giai đoạn cách mạng về sau. Đó là một cống
hiến to lớn của khóa luận, điều mà chưa có tác phẩm, tài liệu nào làm được.
- Trong quá trình nghiên cứu khoa học, tác giả đã làm rõ ràng vào từng
chương, mục về vai trò của phụ nữ tỉnh Phú Thọ trong lao động sản xuất và
xây dựng hậu phương, trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, qua đó giúp bạn
đọc nắm bắt một cách nhanh nhất vai trò của phụ nữ tỉnh Phú Thọ trong
kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954).
- Khóa luận đã khai thác được nguồn tư liệu lịch sử địa phương có giá
trị, tập hợp các tư liệu đó thành một hệ thống, phục vụ cho công tác nghiên
cứu lịch sử địa phương.
Khóa luận tốt nghiệp
Giảng viên: Th.S Ninh Thị Sinh
Sinh viên: Chu Anh Thuần Lớp: K33 – Lịch Sử
6. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục
khóa luận kết cấu thành hai chương:
Chương 1: Khái quát về tỉnh Phú Thọ và vai trò của phụ nữ tỉnh
Phú Thọ trước năm 1946
Chương 2: Vai trò của phụ nữ tỉnh Phú Thọ trong kháng chiến chống
thực dân Pháp (1946 – 1954)
Khóa luận tốt nghiệp
Giảng viên: Th.S Ninh Thị Sinh
Sinh viên: Chu Anh Thuần Lớp: K33 – Lịch Sử
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ TỈNH PHÚ THỌ VÀ VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ
TỈNH PHÚ THỌ TRƯỚC NĂM 1946
1.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH PHÚ THỌ
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện dân cư
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực trung du miền núi phía Bắc, ở vị trí giữa
21° – 22° vĩ Bắc và 105° kinh Đông; phía đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc và thành
phố Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Sơn La, phía nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía bắc
giáp tỉnh Yên Bái và tỉnh Tuyên Quang. Thành phố Việt Trì là trung tâm hành
chính của tỉnh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 80km và sân bay quốc tế Nội
Bài 50 km về phía Tây Bắc.
Là vùng đất cổ – nơi sớm có người Việt cổ đến sinh sống và định cư,
trải qua mấy nghìn năm, từ khi vua Hùng dựng nước Văn Lang đến nay,
địa bàn Phú Thọ đã nhiều lần thay đổi về địa danh và địa giới hành chính.
Thời Hùng Vương, địa bàn Phú Thọ nằm trong bộ Văn Lang – trung
tâm của nước Văn Lang – quốc gia đầu tiên của Việt Nam với thủ đô là
Phong Châu; thời Thục An Dương Vương với Nhà nước Âu Lạc, nằm trong
huyện Mê Linh.
Dưới thời Bắc thuộc (từ năm 111 trước Công Nguyên đến thế kỉ X),
Phú Thọ nằm trong địa bàn các huyện Mê Linh, Tân Xương, Phong Châu.
Thời kỳ phong kiến độc lập, phân cấp hành chính của Việt Nam có sự
thay đổi, chế độ quận, huyện thời Bắc thuộc được thay thế bằng các đạo
(lộ, tấn, xứ, tỉnh), dưới đạo là các phủ, châu, huyện. Phú Thọ thuộc lộ
Tam Giang.
Khóa luận tốt nghiệp
Giảng viên: Th.S Ninh Thị Sinh
Sinh viên: Chu Anh Thuần Lớp: K33 – Lịch Sử
Từ thời nhà Lê đến đầu thời nhà Nguyễn (1428 – 1891), phần lớn tỉnh
Phú Thọ ngày nay thuộc tỉnh Sơn Tây, trừ huyện Thanh Xuyên và huyện Yên
Lập thuộc tỉnh Hưng Hóa (huyện Thanh Xuyên nay là ba huyện: Tân Sơn,
Thanh Sơn và Thanh Thủy); huyện Yên Lập thuộc phủ Quy Hóa nay thuộc
tỉnh Phú Thọ).
Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), nhà vua đã tiến hành cải cách hành
chính, đổi tất cả các trấn trong cả nước là tỉnh, phân lại địa giới các tỉnh
(điều chuyển một số huyện từ tỉnh nọ sang tỉnh kia), chia tách một số huyện
lớn… Theo đó, địa bàn tỉnh Sơn Tây đã được chính quyền đương thời điều
chỉnh như sau: chuyển huyện Từ Liêm về tỉnh Hà Nội, chuyển huyện
Tam Nông về tỉnh Hưng Hóa để làm tỉnh lỵ (tỉnh Hưng Hóa khi đó bao gồm
toàn bộ các tỉnh vùng Tây Bắc Việt Nam ngày nay). Trong địa bàn tỉnh
Hưng Hóa năm 1833, tách huyện Thanh Xuyên, phủ Gia Hưng thành hai
huyện Thanh Sơn và Thanh Thủy.
Sau khi đánh chiếm Bắc kỳ, hoàn thành việc xâm lược toàn bộ
Việt Nam, thực dân Pháp lập ra các đạo quan binh, các quân khu, tiểu quân
khu để dễ dàng và chủ động đàn áp các phong trào kháng chiến. Theo đó,
tỉnh Hưng Hóa với địa bàn rộng lớn ở vùng Tây Bắc Việt Nam đã được chia
thành nhiều tiểu quân khu: tiểu quân khu Tuyên Quang, tiểu quân khu Lào
Cai, tiểu quân khu Yên Bái ; tiểu quân khu phụ Lai Châu (sau đổi thành các
tỉnh dân sự: Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu…).
Sau khi cắt đi 16 châu, 4 phủ và 2 huyện Trấn Yên và Văn Chấn để
thành lập các đạo quan binh, khu quân sự, tiểu quân khu, Toàn quyền
Đông Dương đã điều chỉnh một số huyện của tỉnh Sơn Tây sang cộng với các
huyện còn lại để thành lập tỉnh Hưng Hóa mới. Theo điều I của Nghị định
Toàn quyền Đông Dương ngày 8 – 9 – 1891 về việc thành lập tỉnh Hưng Hóa
ghi địa phận của tỉnh Hưng Hóa sẽ được thành lập gồm:
Khóa luận tốt nghiệp
Giảng viên: Th.S Ninh Thị Sinh
Sinh viên: Chu Anh Thuần Lớp: K33 – Lịch Sử
‘‘1. Các huyện Tam Nông, Thanh Thủy. Huyện Thanh Thủy bỏ tổng Cự
Thắng nhưng tăng thêm tổng Tinh Nhuệ của huyện Thanh Sơn.
2. Các huyện Sơn Vi, Thanh Ba và Phù Ninh của phủ Lâm Thao tỉnh
Sơn Tây’’ [6, tr.16-17].
Như vậy tỉnh Hưng Hóa mới thành lập chỉ có 5 huyện và là tiền thân
của tỉnh Phú Thọ sau này, trong đó hai huyện Tam Nông và Thanh Thủy là
thuộc tỉnh Hưng Hóa cũ, còn lại ba huyện Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh là
chuyển từ tỉnh Sơn Tây sang.
Ngày 9 – 12 – 1892, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuyển
huyện Cẩm Khê nằm trong địa bàn tiểu quân khu Yên Bái về tỉnh Hưng Hóa
mới. Ngày 5 – 6 – 1893, huyện Hạ Hòa tách khỏi tiểu quân khu Yên Bái nhập
vào tỉnh Hưng Hóa mới (trước đó ngày 9 – 9 – 1891, Toàn quyền
Đông Dương đã điều chuyển huyện Cẩm Khê và huyện Hạ Hòa thuộc phủ
Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây về tiểu quân khu Yên Bái). Tiếp đó ngày 17 – 7
– 1895, hai châu Thanh Sơn và Yên Lập thuộc khu quân sự Đồn Vàng chuyển
về tỉnh Hưng Hóa mới. Ngày 24 – 8 – 1895, hai huyện Hùng Quan và
Ngọc Quan của phủ Đoan Hùng thuộc tiểu quân khu Tuyên Quang thuộc đạo
quan binh 3 Yên Bái nhập vào tỉnh Hưng Hóa mới. Năm 1900 thành lập thêm
huyện Hạc Trì.
Ngày 5 – 5 – 1903, Toàn quyền Đông Dương ký nghị định chuyển tỉnh
lỵ của Hưng Hóa (từ làng Trúc Phê, huyện Tam Nông) lên làng Phú Thọ
thuộc tổng Yên Phú, huyện Sơn Vi và từ đây tỉnh Hưng Hóa đổi tên thành
tỉnh Phú Thọ. Sở dĩ có sự chuyển dịch tỉnh lỵ vì Phú Thọ có đường xe lửa
chạy qua, lại ở vào trung độ của tỉnh, còn Hưng Hóa ở cuối tỉnh, không thuận
lợi giao thông. Khi đó Phú Thọ gồm hai phủ (Đoan Hùng và Lâm Thao),
tám huyện (Tam Nông, Thanh Thủy, Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh, Cẩm Khê,
Hạ Hòa, Hạc Trì) và hai châu (Thanh Sơn, Yên Lập). Từ năm 1903 đến Cách
Khóa luận tốt nghiệp
Giảng viên: Th.S Ninh Thị Sinh
Sinh viên: Chu Anh Thuần Lớp: K33 – Lịch Sử
mạng tháng Tám năm 1945, về cơ bản đơn vị hành chính trong tỉnh không có
thay đổi lớn, chỉ có thay đổi tên gọi một số huyện và thành lập một số làng xã
mới.
Ngày 22 – 10 – 1907, thị xã Phú Thọ được thành lập, thị xã Phú Thọ là
tỉnh lỵ của Phú Thọ. Năm 1939, phủ Đoan Hùng đổi thành châu Đoan Hùng;
huyện Thanh Ba đưa lên làm phủ Thanh Ba.
Đến năm 1940, tỉnh Phú Thọ bao gồm hai phủ (Lâm Thao và Thanh
Ba); sáu huyện: Hạ Hòa, Cẩm Khê, Hạc Trì, Thanh Thủy, Tam Nông,
Phù Ninh; ba châu: Thanh Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng; hai thị xã: Phú Thọ,
Việt Trì và một thị trấn Hưng Hóa. Toàn tỉnh có 66 tổng, 467 làng, xã và
22 phố.
Cách mạng tháng Tám thành công, về mặt hành chính, Nhà nước ta
thống nhất gọi các phủ, châu, huyện là huyện, bỏ cấp tổng và tiến hành hợp
nhất các làng nhỏ thành xã lớn. Tỉnh Phú Thọ từ 467 làng hợp nhất thành
106 xã; nhưng vì xã mới quá lớn nên giữa năm 1947, cấp trên lại điều chỉnh,
chia tách thành 150 xã; sáp nhập năm huyện hữu ngạn sông Thao là:
Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh Sơn và Yên Lập vào khu XIV.
Tháng 2 – 1948, khu XIV hợp nhất với khu X thành Liên khu X, năm huyện
hữu ngạn sông Thao lại trở về tỉnh Phú Thọ.
Thời kỳ cải cách ruộng đất và sửa sai (giai đoạn 1953 – 1957), các xã
lại có sự điều chỉnh, chia tách, từ 150 xã lên 271 xã. Từ năm 1957 trở đi,
đơn vị xã cơ bản ổn định đến ngày nay, chỉ có thay đổi tên gọi một số xã vào
cuối năm 1964.
Ngày 4 – 6 – 1962, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 65 – QĐ/CT
thành lập thành phố Việt Trì. Năm 1965, thành lập 3 thị trấn là thị trấn nông
trường Vân Hùng thuộc huyện Đoan Hùng, thị trấn nông trường Vân Lĩnh
thuộc huyện Thanh Ba và thị trấn nông trường Phú Sơn thuộc huyện
Khóa luận tốt nghiệp
Giảng viên: Th.S Ninh Thị Sinh
Sinh viên: Chu Anh Thuần Lớp: K33 – Lịch Sử
Thanh Sơn. Ngày 10 – 6 – 1967, sáp nhập xã Hán Đà và xã Đại Minh thuộc
huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ vào huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
Ngày 26 – 1 – 1968, Ủy ban Thường vụ Quốc Hội (khóa III) ra nghị
quyết sáp nhập hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú;
thành phố Việt Trì làm trung tâm tỉnh lỵ.
Ngày 5 – 7 – 1977, Hội đồng chính phủ ra quyết định số 178 – QĐ/CT
“về việc hợp nhất các huyện trong tỉnh Vĩnh Phú”. Ở địa bàn Phú Thọ, chỉ có
huyện Thanh Sơn là giữ nguyên, còn các huyện khác đều hợp nhất:
Tam Nông hợp nhất với Thanh Thủy thành huyện Tam Thanh, bao gồm
34 xã; Lâm Thao hợp nhất với huyện Phù Ninh thành huyện Phong Châu gồm
34 xã; huyện Cẩm Khê, Yên Lập và 10 xã hữu ngạn sông Thao của Hạ Hòa
hợp nhất thành huyện Sông Thao, gồm 58 xã; Thanh Ba, Đoan Hùng và các
xã còn lại của huyện Hạ Hòa cùng với 7 xã của Phù Ninh, hợp nhất thành
huyện Sông Lô gồm 80 xã.
Năm 1979, Hội đồng Chính phủ ra quyết định thành lập thị trấn
Phong Châu, thuộc huyện Phong Châu. Ngày 22 – 12 – 1980, Hội đồng chính
phủ ra quyết định số 377/QĐ – CP, tách huyện Sông Thao thành hai huyện
Sông Thao và Yên Lập; huyện Sông Lô thành huyện Thanh Hòa và huyện
Đoan Hùng. Tháng 10 – 1995, chia tách huyện Thanh Hòa thành hai huyện
Thanh Ba và Hạ Hòa. Tháng 11 – 1995, thành lập thị trấn Thanh Ba và thị
trấn Đoan Hùng.
Ngày 26 – 11 – 1996, kỳ họp thứ X Quốc hội khóa IX, đã thông qua
nghị quyết chia tách tỉnh Vĩnh Phú thành hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ.
Khi chia tách, tỉnh Phú Thọ có diện tích 3.465,12
km², dân số
1.261.949 người, gồm 10 đơn vị hành chính cấp huyện: thành phố Việt Trì
(tỉnh lỵ), thị xã Phú Thọ và 8 huyện: Thanh Ba, Hạ Hòa, Đoan Hùng,
Sông Thao, Thanh Sơn, Yên Lập, Tam Thanh, Phong Châu.
Khóa luận tốt nghiệp
Giảng viên: Th.S Ninh Thị Sinh
Sinh viên: Chu Anh Thuần Lớp: K33 – Lịch Sử
Ngày 28 – 5 – 1997, Chính phủ ra nghị định thành lập sáu thị trấn gồm:
thị trấn Yên Lập (Yên Lập), thị trấn Hạ Hòa (Hạ Hòa), thị trấn Hưng Hóa
(Tam Thanh), thị trấn Lâm Thao, Phú Hộ (Phong Châu) và thị trấn Thanh Sơn
(Thanh Sơn).
Ngày 24 – 7 – 1999, Chính phủ ra Nghị định số 59 chia tách huyện
Phong Châu thành hai huyện: Lâm Thao và Phù Ninh; chia tách huyện
Tam Thanh thành hai huyện: Tam Nông và Thanh Thủy. Ngày 9 – 4 – 2007,
Chính phủ ban hành Nghị định số 61 – NĐ/CT chia huyện Thanh Sơn thành
hai huyện Tân Sơn và Thanh Sơn.
Theo tài liệu thống kê “tại thời điểm 0h ngày 1 – 1 – 2009, toàn tỉnh có
tổng diện tích tự nhiên là 3.532,5
km², chiếm 1,2% diện tích cả nước. Dân số
có 1.316.389 người, mật độ dân số là 372,7 người/km” [33, tr.29].
Hiện nay, toàn tỉnh có một thành phố trực thuộc (Việt Trì), một thị xã
(Phú Thọ) và 11 huyện: Cẩm Khê, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Ba,
Lâm Thao, Phù Ninh, Tam Nông, Thanh Thủy, Tân Sơn, Thanh Sơn và
Yên Lập với 277 đơn vị hành chính cấp xã (14 phường, 10 thị trấn và 253 xã,
trong đó có 214 xã miền núi, 7 xã vùng cao và 50 xã đặc biệt khó khăn).
Nằm ở trung tâm các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và
đường sông từ các tỉnh thuộc Tây – Đông Bắc đi Hà Nội, Hải Phòng và các
nơi khác, Phú Thọ là cầu nối giao lưu kinh tế – văn hóa giữa các tỉnh thuộc
đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc. Ngoài tuyến đường sắt Hà
Nội – Lào Cai – Côn Minh chạy qua địa bàn tỉnh trên đoạn dài 70km (từ Việt
Trì đến Ấm Thượng), ba con sông lớn chảy qua là sông Hồng (đoạn từ Lào
Cai đến Việt Trì được gọi là sông Thao), sông Lô và sông Đà (hợp lại với
nhau ở thành phố Việt Trì, vì vậy, đây còn được gọi là “Ngã ba sông”),
Phú Thọ còn có đường quốc lộ 2, đường cao tốc xuyên Á – là cầu nối quan
Khóa luận tốt nghiệp
Giảng viên: Th.S Ninh Thị Sinh
Sinh viên: Chu Anh Thuần Lớp: K33 – Lịch Sử
trọng trong giao lưu kinh tế giữa Trung Quốc với Việt Nam và các nước
ASEAN.
Với vị trí quan trọng như vậy, Phú Thọ từ xa xưa cũng như ngày nay
luôn có ý nghĩa đặc biệt trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược “thần thánh” diễn ra vào
nửa cuối những năm 40 và nửa đầu những năm 50 của thế kỉ XX. Theo đó, đã
đặt ra cho nhân dân Phú Thọ nói chung và lực lượng phụ nữ nói riêng những
trách nhiệm thiêng liêng trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, xây dựng quê
hương.
1.1.1.2. Điều kiện dân cư
Nằm trên vùng đất hai bên có hai dãy núi cao là Ba Vì và Tam Đảo,
phía trước là bạt ngàn rừng rậm, phía sau có ba con sông lớn là sông Hồng,
sông Lô, sông Đà với thềm phù sa màu mỡ, nên ngay từ thời xa xưa, Phú Thọ
đã là địa bàn cư trú của người Việt cổ. Theo các tài liệu khảo cổ học, từ việc
phát hiện di chỉ văn hóa Sơn Vi, Đồng Đậu, Gò Mun (Lâm Thao), Gò Chè,
Gò Cháy, Gò Cổ Bông (Tam Nông), Làng Cả (Việt Trì), Xóm Dền (Phù
Ninh)…cùng nhiều nơi khác rải rác trên đất Phú Thọ, các nhà khoa học đã
nhận định: “Cách đây hàng vạn năm, trên địa bàn tỉnh đã có hàng chục thị
tộc người nguyên thủy cư trú; đông nhất là ở các huyện Lâm Thao, Phù Ninh,
Thanh Ba, Hạ Hòa, Tam Nông, Thanh Thủy, Cẩm Khê, thành phố Việt Trì.
Những nhóm người này đã biết hái lượm, săn bắt thú rừng để kiếm sống”
[3, tr.25]. Thời đại Hùng Vương (từ cuối thời đại đồ đá mới đến thời đại đồ
đồng thau, sau là sắt và luyện kim), dân số ngày một đông lên, sống quây
quần bên nhau thành chòm xóm.
Vùng đất từ ngã ba Hạc Trì lên tới núi Nghĩa Lĩnh, bao gồm địa bàn
thành phố Việt Trì ngày nay được coi là Kinh đô Văn Lang – trung tâm của
quốc gia Văn Lang – Nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam do các vua
Khóa luận tốt nghiệp
Giảng viên: Th.S Ninh Thị Sinh
Sinh viên: Chu Anh Thuần Lớp: K33 – Lịch Sử
Hùng xây dựng. “Con người thời kì này đã biết khai khẩn đất hoang, trồng
cấy lúa nước, cây lương thực, rau màu, cây ăn quả, thuần dưỡng động vật,
chăn nuôi gia súc, gia cầm, chặt cây làm nhà để ở, đắp đê ngăn lũ, chế tác,
cải tiến công cụ lao động, làm nghề thủ công như rèn sắt, làm gốm, đồ mộc,
nung gạch, ngói, đan lát, trồng dâu nuôi tằm, dệt vải…một bộ phận cư dân
làm nghề buôn bán, trao đổi hàng hóa các chợ ven sông…” [3, tr.26].
Trải qua hàng ngàn năm biến thiên lịch sử, tình hình dân cư của Phú
Thọ có những thay đổi theo từng thời kỳ.
Trước Cách mạng tháng Tám, dân cư Phú Thọ rất thưa thớt, nhất là ở
các huyện miền núi, hầu như dân số không phát triển được. Theo số liệu trong
Dư địa chí “năm 1901 Phú Thọ có 259.000 người; năm 1932 có 275.000
người; năm 1939 có 301.500 người” [6, tr.23]. Sở dĩ có tình trạng này là
“một phần do điều kiện sinh sống khó khăn, ăn ở không hợp vệ sinh, nạn dịch
sốt rét, nạn hữu sinh vô dưỡng đã cướp đi nhiều sinh mạng người; một phần
khác, Phú Thọ là căn cứ của nhiều cuộc khởi nghĩa nên đã bị thực dân Pháp
mở các cuộc hành quân chống phá, làm cho nhân dân phải lưu tán đi nơi
khác” [6, tr.24]. Do dân cư thưa thớt nên dưới thời phong kiến cũng như thời
Pháp thống trị, dân nghèo vùng đồng bằng đã lên đây khai khẩn lập nghiệp trở
thành dân địa phương. Sách “Đại Nam nhất thống trí” cho biết, ở huyện Yên
Lập “Đất này vì bị binh lửa lâu ngày, hộ khẩu điêu tàn, mười phần chỉ còn độ
năm, ba mà thôi, nhân dân sợ hãi mà lưu tán, nên người hạt Sơn Tây lên khai
khẩn ruộng hoang” [36, tr.267].
Thời kỳ Pháp thống trị, Phú Thọ là tỉnh có nhiều đồn điền mà tá điền
phần lớn là dân nghèo vùng đồng bằng do chủ chiêu mộ lên; mặt khác bọn
thực dân thống trị đã khuyến khích dân nghèo vùng xuôi lên khai khẩn lập
nghiệp. Vì vậy dân số tăng thêm, một số xóm làng mới ra đời, trong đó có
xóm đông khẩu nhất là xóm Thông Bằng (nay thuộc xã Hưng Long, huyện
Khóa luận tốt nghiệp
Giảng viên: Th.S Ninh Thị Sinh
Sinh viên: Chu Anh Thuần Lớp: K33 – Lịch Sử
Yên Lập) gồm 180 khẩu, 40 gia đình là dân nghèo từ Nam Định lên lập
nghiệp từ năm 1938.
Thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội, nhất là từ khi ra đời các cụm công
nghiệp mới trong tỉnh và thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế,
văn hóa miền núi, nhiều hợp tác xã nông nghiệp miền xuôi, kể cả bà con tiểu
thương Hà Nội, đã đưa gia đình lên khai hoang lập nghiệp, xây dựng quê
hương mới, tình hình dân cư Phú Thọ mới có sự thay đổi lớn, phát triển nhanh
(năm 1960 có 505.672 người; năm 1964 lên 528.438 người). Và đến ngày
nay, Phú Thọ là địa bàn có dân cư sinh sống đông đảo “Tính đến 0h ngày 1 –
1 – 2009, dân số Phú Thọ có 1.316.389 người, mật độ dân số là 372,7
người/ km². Tỷ lệ dân số sinh sống tại khu vực nông thôn, vùng núi là 84,2%,
tại khu vực thành thị là 15,8%; tỉnh có đông đồng bào các dân tộc cùng sinh
sống và định cư, trong đó, dân tộc Kinh có 1.108.891 người, chiếm 84,2%;
dân tộc Mường có 184.141 người, chiếm 13,9%; dân tộc Dao có 12.986
người, chiếm gần 1%, sống chủ yếu ở các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên
Lập; dân tộc Sán Chay có 3.294 người, chiếm 0,2%, sống chủ yếu ở huyện
Đoan Hùng” [33, tr.29].
Trong suốt chiều dài lịch sử, người dân đất Tổ luôn đoàn kết, cùng
nhau xây dựng và bảo vệ quê hương, làng xóm ngày một đông vui, trù phú và
đã tạo dựng nên những truyền thống tốt đẹp. Đó là “cần cù, sáng tạo trong
lao động sản xuất, anh dũng, kiên cường trong đấu tranh chống thiên tai,
chống giặc ngoại xâm, lối sống giản dị, chân thành đằm thắm, thủy chung với
người thân, bầu bạn, xóm giềng…” [3, tr.26].
1.1.2. Truyền thống cần cù sáng tạo trong lao động, anh dũng bất
khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân Phú thọ
Trải qua biết bao thế hệ, người dân Phú Thọ bằng bàn tay lao động cần
cù và khối óc thông minh, sáng tạo, đã không biết mệt mỏi chế ngự thiên
Khóa luận tốt nghiệp
Giảng viên: Th.S Ninh Thị Sinh
Sinh viên: Chu Anh Thuần Lớp: K33 – Lịch Sử
nhiên, thú dữ, cải tạo đồi hoang, bãi rậm thành những cánh đồng ngô lúa tốt
tươi, những nương chè, vườn cây trĩu quả. Trên cơ sở đó hình thành những
xóm làng đông vui, trù phú.
Từ rất sớm, người dân Việt cổ sống trên địa bàn Phú Thọ đã giỏi cấy
trồng và thâm canh cây lúa nước với chiếc cuốc bằng đá và vài vật dụng hết
sức thô sơ. Đến khi họ biết sử dụng lưỡi cày bằng đồng và sức kéo bằng trâu,
bò; dùng chiếc hái lưỡi xéo để gặt lúa, là cả một bước tiến dài trên chặng
đường tiến hóa của lịch sử.
Để sinh tồn và phát triển, người dân Phú Thọ nối tiếp từ đời này đến
đời khác cùng nhau đoàn kết, chung sức chung lòng để trị thủy, đã xây đắp
nên những con đê sừng sững để ngăn dòng nước lũ; xây dựng được những
con đập và mương máng dọc ngang trên khắp các cánh đồng tưới tiêu cho
đồng ruộng, từ đó đã tạo nên những cánh đồng bội thu.
Ngoài việc cấy trồng lương thực, thực phẩm để ăn và phát triển chăn
nuôi gia súc, gia cầm, người dân Phú Thọ đã biết khai thác các loại lâm thổ
sản để phục vụ sinh hoạt và trao đổi hàng hóa. Trên những bãi ven sông và
những vạt đồi được trồng rau màu và cây ăn quả, cây công nghiệp tạo ra
những sản vật nổi tiếng được truyền tụng cả trong và ngoài tỉnh như:
“Rau sông Bứa, dứa Tam Nông, hồng huyện Hạc
Bưởi Chí Đám, quýt Đan Hà
Cà phê Phú Hộ, đồi trà Thái Ninh” [6, tr.39]
Cùng với phát triển nghề nông, người dân Phú Thọ còn làm ra hàng
trăm loại sản phẩm thủ công, mỹ nghệ phục vụ cho sinh hoạt và trao đổi khắp
các vùng; hình thành các làng nghề truyền thống như rèn nông cụ, làm đồ
gốm, đồ mộc, đan lát, làm nón, ươm tơ, dệt vải… Từ những nguyên vật liệu
có sẵn, dưới bàn tay khéo léo của người dân Phú Thọ, đã tạo nên những sản
phẩm có giá trị còn lưu truyền đến ngày nay.
Khóa luận tốt nghiệp
Giảng viên: Th.S Ninh Thị Sinh
Sinh viên: Chu Anh Thuần Lớp: K33 – Lịch Sử
“Nhất sòng Cao Xá;
Nhất rá kẻ Dền
Nhất đền Hùng Vương
Nhất hương Sơn Thị…” [6, tr.40]
Không chỉ cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, người dân Phú Thọ
còn rất sáng tạo trong lao động nghệ thuật, trong sáng tác, giữ gìn và phát
triển văn hóa dân gian vùng đất Tổ.
Ngoài Đền Hùng, di tích lịch sử văn hóa đặc biệt của cả nước, trong
tỉnh còn trên một nghìn di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng, trong đó đã
có trên một trăm di tích được Bộ Văn Hóa thể thao và du lịch và Ủy ban nhân
dân tỉnh xếp hạng, cấp bằng. Đó là các đình, đền, miếu, thờ các vị thành
hoàng, những người có công với nước, với địa phương. Đây là những công
trình kiến trúc nghệ thuật, điêu khắc gỗ dân gian, thể hiện óc thẩm mỹ,
tính nghệ thuật cao, tài năng kiến trúc và điêu khắc dân gian của nhân dân ta.
Các đình, đền, miếu tiêu biểu hiện còn là đền thờ Quốc mẫu Âu Cơ ở xã Hiền
Lương (Hạ Hòa); đền thờ Thiều Hoa công chúa ở Hiền Quan, miếu thờ Xuân
Nương công chúa ở Hương Nội (Tam Nông); đền Du Yến thờ Hạnh Nương
công chúa ở xã Chí Tiên (Thanh Ba), đình Đào Xá (Thanh Thủy), đình Hữu
Bổ, đình Do Ngãi (Lâm Thao), đình Hùng Lô (Phù Ninh), đình Lâu Thượng
(Việt Trì)…
Tuy bị ngàn năm Bắc thuộc, ngót một trăm năm dưới chế độ thực dân
phong kiến, nhưng dòng văn học dân gian, dân ca, dân vũ mà tiêu biểu là làn
điệu dân ca Xoan ghẹo, ca dao, tục ngữ, truyện cười dân gian (Truyện cười
Văn Lang còn gọi là Làng cười Văn Lang (Hạ Hòa)) và nhiều loại hình văn
hóa dân gian khác, vẫn được bảo tồn, phát triển, mang đậm đà bản sắc văn
hóa dân gian vùng đất Tổ. Ngày nay, vốn cổ văn hóa dân gian (Xoan ghẹo,
truyện cười, dân ca, dân vũ) được Đảng và Nhà nước ta quan tâm khuyến
Khóa luận tốt nghiệp
Giảng viên: Th.S Ninh Thị Sinh
Sinh viên: Chu Anh Thuần Lớp: K33 – Lịch Sử
khích chấn hưng, phát triển, đặc biệt là làn điệu Xoan ghẹo, đang được trình
hồ sơ lên Ủy ban văn hóa khoa học giáo dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO)
đề nghị công nhận là di sản văn hóa truyền khẩu của nhân loại – đó không chỉ
là niềm vinh dự của người dân đất Tổ mà còn là niềm tự hào của toàn thể dân
tộc ta.
Bên cạnh dòng văn hóa dân gian phong phú, đa dạng do nhân dân lao
động sáng tạo nên, Phú Thọ cũng là nơi có truyền thống hiếu học, đã sản sinh
ra một số danh nho có tên tuổi. Tuy số lượng không đông, nhưng họ đã giữ
một số trọng trách trong nhiều triều đại, góp phần xây dựng đất nước và làm
phong phú thêm dòng văn học bác học của nước ta. “Theo thống kê ban đầu,
kể từ thời Trần đến thời Lê Trung Hưng, Phú Thọ có 26 vị đỗ đại khoa, trong
đó có 1 trạng nguyên, 2 bảng nhãn, 6 hoàng Giáp và 17 tiến sĩ” [6, tr.41].
Tiêu biểu như Trạng nguyên Vũ Duệ, người làng Trình Xá, xã
Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao. Năm 23 tuổi ông thi đỗ Đệ nhất giáp tiến sỹ cập
đệ, đệ nhất danh (Trạng nguyên), khoa thi Canh Tuất niên hiệu Hồng Đức 21,
đời Lê Thánh Tông (1490). Ông làm quan trải qua các chức Trinh ý bình văn
công thần, Thượng thư bộ lại kiêm Đông các đại học sĩ, Nhập thị kinh diên,
thiếu bảo, tước Trịnh Khê hầu. Hay như Bảng nhãn Nguyễn Mẫn Đốc người
làng Xuân Lũng, huyện Lâm Thao. Ông làm quan đến chức Thượng thư,
Hàn lâm thị thư, đời vua Lê Chiêu Tông. Bảng nhãn Trần Toại xã
Phượng Lâu, thành phố Việt Trì, ông làm quan đến chức Hàn Lâm thị thư…
Cũng như nhân dân cả nước, nhân dân các dân tộc Phú Thọ có truyền
thống yêu nước ngoại xâm từ rất lâu đời. Ngay từ những năm 40 đầu công
nguyên, trong cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo chống lại ách thống
trị của nhà Đông Hán, Phú Thọ đã có hơn ba chục tướng lĩnh nam và nữ triệu
tập binh mã ở hầu khắp các huyện nổi lên hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của hai
bà. Tên tuổi của các tướng lĩnh như Thiều Hoa, Bát Nàn, Xuân Nương,
Khóa luận tốt nghiệp
Giảng viên: Th.S Ninh Thị Sinh
Sinh viên: Chu Anh Thuần Lớp: K33 – Lịch Sử
Hạnh Nương, Nàng Nội, Hà Tơ, Hà Liễu, Nguyệt Cư… đến ngày nay vẫn còn
được lưu truyền trong nhân dân qua truyền thuyết, thần tích, đền thờ. Tiếp đó,
trong các cuộc chống Tống, bình Nguyên, đuổi Minh, phá Thanh của dân tộc
ta do các vua triều Lý, Trần, Lê và Quang Trung lãnh đạo, nhân dân Phú Thọ
đã có những đóng góp quan trọng về công sức, lương thảo và phối hợp chiến
đấu với quân đội triều đình, lập nên những chiến công hiển hách. Tiêu biểu
cho tinh thần quật cường, anh dũng chống quân xâm lược phương Bắc trong
thời kỳ này là những trận đánh, những chiến tích chống Nguyên Mông,
chống Minh, và đến nay và mãi mãi sau này vẫn là niềm tự hào của nhân dân
Phú Thọ.
Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông thế kỷ XIII, Ngã ba Hạc
là nơi huấn luyện quân đội nhà Trần và tại đây, quân đội nhà Trần do Trần
Nhật Duật chỉ huy đã chiến đấu dũng cảm, ngăn được bước tiến công của
quân giặc. Phối hợp với quân đội triều đình, nhân dân các dân tộc trong tỉnh
đã tích cực tham gia các đội dân binh nổi lên đánh giặc do Hà Bổng, Hà Đặc,
Hà Chương, Phùng Lộc Hộ (Lân Hổ Hầu) chỉ huy, lập nên những chiến công
xuất sắc trong các trận Quy Hóa (Yên Lập), Cự Đà (Phù Ninh), Bạch Hạc
(Việt Trì)… Sau khi chiến thắng quân Nguyên Mông, vua Trần đã thưởng cho
những người có công, trong đó có Hà Bổng, Phùng Lộc Hộ, được ban tước
hầu.
Đầu thế kỷ XV, trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, nhân dân
Phú Thọ lại đứng lên phối hợp với nghĩa quân Lam Sơn chống giặc và không
tiếc sức người, sức của ủng hộ, nghĩa quân lập nên chiến công xuất sắc trong
trận cầu Xa Lộc. Lê Quý Đôn trong “Đại Việt thông sử” đã viết về trận này
như sau: “Viên đô ty Vân Nam là Vương An Lão đem hơn vạn quân, đến cầu
Xa Lộc thuộc huyện Tam Giang, Phạm Văn Xảo và Lê Khả chặn đánh phá