1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN VĂN TRÍ
CUỘC VẬN ĐỘNG QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
DÂN CHỦ CỘNG HÒA TRONG KHÁNG CHIẾN
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1954)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Hà Nội – 2014
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN VĂN TRÍ
CUỘC VẬN ĐỘNG QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
DÂN CHỦ CỘNG HÒA TRONG KHÁNG CHIẾN
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1954)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 54
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. HỒ KHANG
Hà Nội – 2014
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; những thông
tin trong bản luận văn này là trung thực, chính xác và có xuất xứ rõ ràng;
những kết luận của luận văn chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, tháng 8năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Trí
4
LỜI CẢM ƠN
Luận văn đƣợc hoàn thành dƣới sự dẫn dắt tận tình của thầy giáo hƣớng
dẫn PGS.TS. Hồ Khang, với sự tạo điều kiện thuận lợi của Khoa Lịch sử
Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn-Đại học Quốc gia Hà Nội, Bộ
môn Lịch sử Quân sự Thế giới, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Thƣ viện
Quân đội Trung ƣơng, Thƣ viện Quốc gia Việt Nam; trong quá trình thực hiện
bản luận văn này, tôi cũng đƣợcsự hậu thuẫn to lớn từ gia đình tôi và đƣợc sự
động viên thiết thực từ đồng đội, bạn bè thân thiết.
Qua đây, tôi chân thành cảm ơn thầy giáo hƣớng dẫn Hồ Khang; tôi
cũng gửi lời cảm ơn tớiKhoa lịch sử Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội, Bộ môn lịch sử Quân sự Thế giới, Viện
Lịch sử quân sự Việt Nam, Thƣ viện Quân đội Trung ƣơng, Thƣ viện Quốc
gia Việt Nam và bạn bè, đồng đội gần xa; cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn và tình cảm thân yêu nhất đến những ngƣời thân của tôi.
Hà Nội, tháng 8năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Trí
5
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 4
CHƢƠNG 1: NỖ LỰC VẬN ĐỘNG QUỐC TẾ NGĂN CHẶN CHIẾN TRANH,
TÍCH CỰC PHÁ VÂY VÀ MỞ CÁNH CỬA RA THẾ GIỚI (1945-1950) 14
1.1. Bối cảnh lịch sử và nỗ lực vận động quốc tế ngăn chặn chiến tranh của
VNDCCH (1945-1946) 14
1.1.1. Bối cảnh lịch sử khi chiến tranh bùng nổ ở Nam Bộ 14
1.1.2. "Hòa để tiến" và nỗ lực vận động quốc tế ngăn chặn chiến tranh của
VNDCCH (1945-1946) 20
1.2. "Thêm bạn, bớt thù", tích cực phá vây, bƣớc ra thế giới (1947-1950) 40
1.2.1. Tiếp tục vận động quốc tế ngăn chặn chiến tranh 40
1.2.2. Tích cực phá vây, gia nhập "đại gia đình" các nước dân chủ mới 50
Tiểu kết
CHƢƠNG 2: ĐẨY MẠNH VẬN ĐỘNG QUỐC TẾ, GÓP PHẦN ĐƢA CUỘC
KHÁNG CHIẾN ĐẾN THẮNG LỢI (1950-1954) 63
2.1. Tình thế mới và quan điểm vận động quốc tế của VNDCCH 63
2.1.1. Tình thế mới của cuộc kháng chiến 63
2.1.2. Quan điểm vận động quốc tế của VNDCCH 66
2.2. Vận động quốc tế vì mục tiêu hòa bình, độc lập và tự do (1950-1954) 68
2.2.1. Nỗ lực tranh thủ sự ủng hộ của các nước trong phe XHCN 68
2.2.2. Tăng cường đoàn kết chiến đấu với Lào, Campuchia và tranh thủ sự ủng
hộ của nhân dân tiến bộ thế giới 74
2.2.3. Kết thúc chiến tranh bằng thương lượng, lập lại hòa bình ở Việt Nam 78
Tiểu kết
6
CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT, Ý NGHĨA VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ 90
3.1. Nhận xét 90
3.2. Ý nghĩa và tác động của cuộc vận động quốc tế đối với sự nghiệp “kháng chiến,
kiến quốc” 98
3.3. Kinh nghiệm lịch sử 105
Tiểu kết
KẾT LUẬN 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
PHỤ LỤC 128
7
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DCND Dân chủ nhân dân
ĐCS Đảng Cộng sản
ĐLĐVN Đảng Lao động Việt Nam
Nxb Nhà xuất bản
QĐNDVN Quân đội nhân dân Việt Nam
QĐQGVN Quân đội Quốc gia Việt Nam
VNDCCH Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
XHCN Xã hội chủ nghĩa
8
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), VNDCCH
đã nhận đƣợc sự đồng tình, ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần của bạn bè
quốc tế. Sự ủng hộ ấy đã góp phần nâng cao thế và lực cho VNDCCH, buộc
phía Pháp phải phải ký Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt chiến tranh, tôn trọng
độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Sự đồng tình, ủng hộ quốc tế đó xuất phát từ tinh thần yêu tự do, hòa
bình của nhân dân thế giới, từ lợi ích của mỗi nƣớc trong quan hệ với việc
giải quyết vấn đề Việt Nam và Đông Dƣơng; sự đồng tình, ủng hộ từ bên
ngoài ấy còn là kết quả của nỗ lực vận động quốc tế mà VNDCCH thực hiện
trong cuộc trƣờng kỳ kháng chiến này. Do đó, nghiên cứu cuộc vận động
quốc tế của VNDCCH trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)
góp phần lý giải sự ủng hộ quốc tế mà nhân dân Việt Nam nhận đƣợc, đồng
thời giúp làm rõ cách thức mà VNDCCH giành ủng hộ bên ngoài trong cuộc
kháng chiến này. Nghiên cứu vấn đề này cũng giúp làm sáng tỏ đƣờng lối đối
ngoại của VNDCCH trong chín năm kháng chiến gian khổ (1945-1954); qua
đây, chúng ta cũng nhận biết đúng đắn hơn về thái độ của quốc tế đối với
VNDCCH và vai trò của ngoại lực trong cuộc trƣờng kỳ kháng chiến này.
Ngày nay, Việt Nam đang nỗ lực tranh thủ sự ủng hộ mọi mặt của bạn
bè quốc tế cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mình. Và, lúc này,
việc tìm hiểu cuộc vận động quốc tế trong kháng chiến chống thực dân Pháp
(1945-1954) cung cấp những kinh nghiệm quí giá từ thực tế lịch sử góp phần
làm cho cuộc vận động quốc tế ngày nay thu đƣợc kết quả mong muốn.
Chính bởi những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Cuộc động quốc tế
của VNDCCH trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)” làm
đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
9
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề giành ủng hộ quốc tế của VNDCCH trong kháng chiến chống
thực dân Pháp (1945-1954) sớm đƣợc các học giả quan tâm. Năm 1954, ngay
khi cuộc chiến này kết thúc, các tác phẩm Struggle for Indochina (Cuộc chiến
giành Đông Dương) của Hammer và Việt Nam máu lửa của Nghiêm Kế Tổ đã
cho biết sơ bộ về nỗ lực của VNDCCH trong việc hoàn hoãn với quân Tƣởng,
kêu gọi sự ủng hộ từ Mỹ những năm 1945-1946. Hai tác phẩm trên cũng đề
cập việc VNDCCH đoàn kết với Lào, Campuchia và gia nhập khối XHCN để
kháng chiến chống thực dân Pháp.
Sang thập niên 60 của thế kỉ XX, khi Mỹ và VNDCCH trực tiếp đối
đầu ở miền Nam Việt Nam, vấn đề tìm hiểu sự trợ giúp từ các nƣớc trong phe
XHCN cho VNDCCH đƣợc các nƣớc phƣơng Tây, nhất là Mỹ quan tâm.
Theo đó, năm 1967, Zasloff công bố công trình nghiên cứu The role of the
santuary in insurgency: The China’s support to the Vietminh, 1946-1954 (Vai
trò của người bảo trợ trong phong trào nổi dậy: Sự hỗ trợ của cộng sản
Trung Quốc cho Việt Minh, 1946-1954). Trong đó, Zasloff đã nêu con số về
sự giúp đỡ của Trung Quốc cho VNDCCH, đồng thời chỉ ra những tác động
của nƣớc này đối với các chính sách đối nội và hoạt động đàm phán của
VNDCCH ở Giơnevơ năm 1954. Ở hƣớng tiếp cận khác, năm 1969, King C.
Chen cho ra đời công trình Vietnam and China, 1938-1954 (Quan hệ Việt
Nam-Trung Quốc, 1938-1954), trong đó, lần đầu tiên, những nỗ lực hòa hoãn,
thân thiện của VNDCCH đối với Trung Hoa Dân quốc từ năm 1945 đến 1947
đƣợc nêu ra khá chi tiết. Bên cạnh đó, trong nỗ lực tìm hiểu VNDCCH, năm
1969, Bộ Quốc phòng Mỹ hoàn thành công trình nghiên cứu United States
and Vietnam relations, 1945-1967 (Quan hệ Mỹ-Việt, 1945-1967, thƣờng
đƣợc biết đến dƣới tên Tài liệu mật của Lầu năm góc). Ở công trình này,
những nỗ lực kêu gọi sự ủng hộ từ Mỹ, Pháp và các nƣớc lớn của VNDCCH
những năm 1945-1946 cũng lần đầu tiên đƣợc nêu ra chi tiết và khá đầy đủ.
10
Đáng chú ý, công trình này dẫn nhiều điện của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi
Chính phủ Mỹ và các nƣớc lớn khác trong những năm 1945-1946. Trong thời
gian này, chúng ta cũng đƣợc biết thêm về nỗ lực xây dựng liên minh chiến
đấu của VNDCCH với Lào và Campuchia qua công trình The revolutions in
Laos: The North Vietnamese and the Pathet Laos (Phong trào cách mạng ở
Lào: Quan hệ giữa lực lượng cộng sản Bắc Việt Nam và Pathet Lào) của P.F.
Langer và J.J Zasloff (1969).
Bƣớc vào thập niên 70 của thế kỉ XX, với công trình Ba mươi lăm năm
đấu tranh của Đảng (Nhà xuất bản Sự thật ấn hành năm 1971), ĐLĐVN bắt
đầu công khai sơ bộ nỗ lực gây thân thiện với Trung Quốc của mình trong
những năm 1945-1946. Năm 1979, khi quan hệ Việt Nam và Trung Quốc
căng thẳng, Bộ Ngoại giao nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra
sách trắng Sự thật về quan hệ Việt-Trung trong 30 năm qua. Trong đó, phía
Việt Nam công khai thừa nhận sự giúp đỡ của Trung Quốc cho mình trong
những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1950-1954). Cũng ở đây, phía
Việt Nam tố cáo Trung Quốc tƣ lợi khi giải quyết vấn đề Đông Dƣơng ở Hội
ngị Giơnevơ năm 1954. Cùng thời gian này, ở Pháp, Phrăngxoa Goayô cho
xuất bản công trình Trung Quốc với việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông
Dương lần thứ nhất; trong đó, tác giả cung cấp những số liệu về việc Trung
Quốc viện trợ cho VNDCCH những năm 1950-1954. Công trình này cũng đi
sâu phân tích sự tác động của Trung Quốc khiến VNDCCH chấp thuận giải
pháp chia cắt đất nƣớc tại Hội nghị Giơnevơ về Đông Dƣơng, 1954. Đáng
tiếc, cũng nhƣ công trình của Zasloff, sách trắng của Việt Nam và nghiên cứu
của Phrăngxoa Goayô không cho biết rõ việc vận động Trung Quốc của
VNDCCCH trƣớc và trong Hội nghị Giơnevơ về Đông Dƣơng, 1954.
Sang thập niên 80 của thế kỷ XX, hoạt động vận động quốc tế của
VNDCCH trong kháng chiến chống Pháp tiếp tục đƣợc bổ sung, làm rõ hơn.
Năm 1981, từ thực tế trải nghiệm của mình ở Việt Nam năn 1945,
11
Archimedes L. A. Patti, Thiếu tá tình báo quân đội Mỹ, cho công bố công
trình Why Vietnam? (Tại sao Việt Nam?). Trong đó, những cố gắng của Chính
phủ VNDCCH, nhất là của cá nhân Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc giành
ủng hộ của Mỹ và các nƣớc phƣơng Tây đƣợc trình bày chi tiết và cụ thể hơn;
ở một công trình khác, năm 1988, Philippe Devillers cho công bố công trình
sƣu tập tƣ liệu về cuộc chiến tranh Việt-Pháp, 1944-1947 mang tên Pari-
Saigon-Hanoi; trong đó, tác giả công bố những thƣ tín của chủ tịch Hồ Chí
Minh gửi phía Pháp và nỗ lực xây dựng quan hệ thân thiện với phƣơng Tây
của VNDCCH nhằm vãn hồi hòa bình trong những năm 1945-1947. Cũng
trong năm 1988, ở Việt Nam, Đào Quang Cát có các công trình nghiên cứu
khá sâu về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc những năm từ 1948 đến 1979 nhƣ:
Quan hệ Trung Quốc-Việt Nam trong quá trình cách mạng hai nước 1948-
1979 và Tư liệu nghiên cứu về quan hệ Trung Quốc đối với Việt Nam từ năm
1948 đến 1979. Trong các công trình này, ngoài việc cung cấp thêm thông tin
về viện trợ của Trung Quốc cho VNDCCH, tác giả còn cho biết chi tiết một
số nỗ lực vận động Trung Quốc của VNDCCH năm 1949 và đầu 1950.
Từ thập niên 90 của thế kỉ XX đến nay, khi Chiến tranh lạnh chấm dứt,
các kho lƣu trữ ở Liên bang Nga, Trung Quốc và một phần nào đó ở Việt
Nam đƣợc hé mở. Theo đó, những nỗ lực vận động sự ủng hộ từ Trung Quốc
và Liên Xô của VNDCCH những năm 1945-1954 tiếp tục đƣợc sáng tỏ. Cụ
thể, qua các công trình Sự thật về những lần xuất quân của Trung Quốc và
quan hệ Việt-Trung của nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Viện Lịch sử quân sự
Việt Nam (1996), China and the Vietnam wars, 1950-1975 (Trung Quốc và
các cuộc chiến tranh Việt Nam, 1950-1975) của Qiang Zhai (2000), Mao’s
China and the Cold war (Trung Quốc thời Mao và Chiến tranh lạnh) của
Chen Jian (2001), ngƣời ta đƣợc biết thêm về những nỗ lực vận động của
VNDCCH trong việc giành ủng hộ của Trung Quốc những năm 1949-1954.
Trong những công trình này, ngƣời đọc cũng đƣợc biết cụ thể, chi tiết hơn về
12
lƣợng và loại hàng viện trợ vật chất mà Trung Quốc dành cho VNDCCH
trong những năm 1950-1954; ngƣời đọc còn đƣợc biết về một kế hoạch rõ
ràng của phía Trung Quốc nhằm thực hiện ý định thỏa hiệp với phƣơng Tây
trong việc giải quyết vấn đề Đông Dƣơng năm 1954.
Bên cạnh đó, về nỗ lực của VNDCCH trong việc tranh thủ sự ủng hộ từ
Liên Xô từ cuối thập niên 40 đến giữa thập niên 50 của thế kỷ XX, có các
công trình nhƣ: Những cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa Việt Nam và Liên Xô
(1947-1950) của Benoit de Treglode (2000), Confronting Vietnam- Soviet
policy toward the Indochina conflict, 1954-1963 (Giải quyết vấn đề Việt Nam-
Chính sách của Liên Xô đối với cuộc chiến tranh Đông Dương, 1954-1963)
của Ilya V. Gaiduk (2003), Courting diplomatic disater? The difficult
integaration of Vietnam into internationalist communist movement (1945-
1950) (Thất bại ngoại giao? Nỗi khó khăn của Việt Nam trong việc hội nhập
phong trào cộng sản quốc tế (1945-1950) của Christopher E. Goscha
(2006)…, qua các nghiên cứu của Benoit de Treglde và Christopher E.
Goscha trên đây, ngƣời ta đƣợc biết về những cố gắng bất thành của
VNDCCH trong việc giành ủng hộ của Liên Xô những năm cuối thập niên 40
của thế kỉ XX; trong công trình của Ilya V. Gaiduk nêu trên, ngƣời đọc đƣợc
cấp thông tin về việc VNDCCH vận động sự ủng hộ của Liên Xô từ năm
1950 đến 1954, đồng thời, độc giả cũng đƣợc biết rõ hơn về thái độ của Liên
Xô cùng sự đồng thuận Xô-Trung trong việc giải quyết vấn đề Việt Nam tại
Hội nghị Giơnevơ về Đông Dƣơng năm 1954.
Về nỗ lực vận động sự ủng hộ từ Mỹ, Trung Quốc những năm trƣớc
1950, trong thời gian này nổi bật có các các công trình của W.J. Duiker nhƣ:
The communist road to power in Vietnam (Con đường nắm quyền của cộng
sản Việt Nam) (1995), US containment and the conflict in Indochina (Chính
sách ngăn chặn của Mỹ và cuộc xung đột ở Đông Dương) (1996), Ho Chi
Minh- A life (Hồ Chí Minh- Một cuộc đời) (2000)…
13
Về việc vận động sự ủng hộ từ Lào, Campuchia, gần đây, ở Việt Nam
có một số công trình nghiên cứu bổ sung tài liệu lƣu trữ, hồi kí về những hoạt
động đoàn kết, liên minh chiến đấu giữa VNDCCH với Lào và Campuchia
trong những năm sau 1945 nhƣ Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia
thời kỳ 1945-1954 (tư liệu lịch sử) của Ban Liên lạc cựu chiến binh Quân tình
nguyện Việt Nam ở Campuchia thời kỳ 1945-1954 (2000), Lịch sử quan hệ
đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam, 1930-2007 do Đảng Nhân dân cách
mạng Lào và ĐCS Việt Nam tổ chức biên soạn (2011)…
Ngoài ra, từ thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay, dựa trên nhiều nguồn
tƣ liệu đƣợc công bố, ở Việt Nam đã có nhiều công trình, chuyên khảo về nỗ
lực vận động ngoại giao của VNDCCH, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong một
phần hoặc toàn bộ cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) nhƣ: Ngoại
giao Việt Nam, 1945-2000 do Nguyễn Đình Bin chủ biên (2005); Hoạt động
đối ngoại của nước VNDCCH thời kỳ 1945-1950, Luận án Tiến sĩ lịch sử của
Nguyễn Trọng Hậu (2001); Hồ Chí Minh với cuộc vận động sự ủng hộ quốc
tế trong kháng chiến chống thực dân Pháp, 1946-1954, Luận văn Thạc sĩ của
Trần Thị Mai Dung (2010); Các nước XHCN ủng hộ Việt Nam kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) của Nguyễn Thị Mai Hoa (2013)…
Nhƣ thế, cho đến nay, cuộc vận động quốc tế của VNDCCH trong
kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đã đƣợc quan tâm, nghiên cứu
ở nhiều mức độ, khía cạnh khác nhau. Dù vậy, vấn đề này vẫn chƣa đƣợc
nghiên cứu toàn diện, hệ thống trong một chuyên khảo nào; quá trình phát
triển của cuộc vận động quốc tế của VNDCCH những năm từ 1945 đến 1954
cũng chƣa đƣợc làm rõ.
Nghiên cứu về cuộc vận động quốc tế trong kháng chiến chống thực
dân Pháp (1945-1954), các học giả thƣờng nhấn mạnh thực tế VNDCCH
không nhận đƣợc sự công nhận và trợ giúp vật chất đáng kể nào từ bên ngoài
trong những năm trƣớc 1950 mà chƣa chỉ ra những thành quả mà VNDCCH
thu đƣợc trong thời gian này; trong khi đó, phần lớn các nhà nghiên cứu đề
cao sự giúp đỡ mà Trung Quốc và Liên Xô giành cho VNDCCH, trong những
14
năm từu 1950 đến 1954, nhƣng lại ít chỉ ra những hạn chế, tiêu cực mà
VNDCCH gặp phải trong quá trình vận động các nƣớc này những năm tháng
này; các nhà nghiên cứu cũng chƣa chỉ ra mối quan hệ giữa sự tăng viện trợ
của Trung Quốc, Liên Xô cho VNDCCH với những thay đổi trong chính sách
đối nội, đối ngoại mà VNDCCH phải thực hiện trong những năm từ 1950 đến
1954. Nói cách khác, cách thức mà VNDCCH vận động các nƣớc Liên Xô,
Trung Quốc chƣa đƣợc quan tâm, làm rõ.
Nghiên cứu quan hệ giữa VNDCCH với Trung Quốc, Liên Xô trong
quá trình đàm phán ở Giơnevơ về vấn đề Đông Dƣơng năm 1954, các nhà
nghiên cứu chủ yếu chỉ ra việc hai nƣớc bạn thúc, ép VNDCCH chấp nhận
giải pháp chia cắt đất nƣớc song chƣa làm rõ những nỗ lực của VNDCCH
trong việc duy trì quan điểm của mình trƣớc sức ép của của hai nƣớc bạn ấy.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mô tả và phục dựng tƣơng đối khách quan, đầy đủ bức tranh vận động
quốc tế của VNDCCH trên phông nền của cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp; chỉ ra cách thức VNDCCH giành ủng hộ bên ngoài và làm rõ sự ủng hộ
quốc tế đối với cuộc kháng chiến này của nhân dân Việt Nam; cung cấp một
số kinh nghiệm lịch sử có giá trị tham khảo.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày bối cảnh lịch sử, quan điểm quốc tế và đƣờng lối đối ngoại
của VNDCCH.
- Phân tích quá trình VNDCCH thực hiện cuộc vận động quốc tế qua
hai giai đoạn: 1945-1950, 1950-1954.
- Phân tích những thành công, hạn chế và đặc điểm cuộc vận động quốc
tế của VNDCCH từ năm 1945 đến năm 1954.
- Nêu lên ý nghĩa của cuộc vận động đối với công cuộc kháng chiến
kiến quốc của VNDCCH những năm 1945-1954; đồng thời, đúc rút một số
kinh nghiệm cho hiện tại.
15
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là cuộc vận động quốc tế của
VNDCCH trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) trên mọi
chiều cạnh, từ yêu cầu khách quan, diễn biến cho đến kết quả.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung khoa học: Nghiên cứu những hoạt động chính, quan trọng,
nổi bật của VNDCCH trong quá trình vận động sự ủng hộ quốc tế đối với
cuộc kháng chiến chống Pháp.
Về thời gian: Mốc bắt đầu nghiên cứu là từ tháng 9/1945- thời điểm
cuộc kháng chiến bắt đầu và mốc kết thúc nghiên cứu là tháng 7/1954 –
khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc.
Về không gian: Không gian nghiên cứu là những địa bàn liên quan đến
hoạt động vận động quốc tế của VNDCCH.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành những mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của mình, luận
văn sử dụng phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic. Ngoài ra, luận văn
còn ứng dụng những phƣơng pháp thống kê, so sánh.
6. Nguồn tài liệu
Phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ đặt ra ở trên, luận văn sử dụng
nhiều nguồn tài liệu thành văn ở trong và ngoài nƣớc.
- Về nguồn tài liệu trong nƣớc:
+ Các văn kiện của ĐCS Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp 1945-1954 đã đƣợc in trong bộ Văn kiện Đảng toàn tập do Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia phát hành những năm 2000, 2001; các bài nói và bài
viết của chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1945 đến năm 1954 in trong bộ Hồ Chí
Minh toàn tập do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 2011.
16
+ Các báo cáo, thống kê về viện trợ của Liên Xô, Trung Quốc cho
VNDCCH những năm 1950-1954 khai thác từ Trung Tâm Lƣu trữ, Bộ Quốc
phòng (K4); các báo cáo về hoạt động giúp đỡ cách mạng Campuchia những
năm từ 1950 đến 1954 khai thác từ Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng ĐCS
Việt Nam.
+ Các điện tín trao đổi giữa VNDCCH với Trung Quốc khai thác từ
Phòng Lƣu trữ, Bộ Ngoại giao.
+ Các sách, báo, luận văn và luận án viết về hoạt động đối ngoại của
VNDCCH trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).
- Về nguồn tài liệu nƣớc ngoài:
+ Các tài liệu lƣu trữ từ thƣ khố của Trung Quốc, Liên Bang Nga và
Hoa Kì đƣợc đăng tải trên Internet bởi Trung tâm Nghiên cứu quốc tế
Woodrow Wilson, Cục Thƣ khố quốc gia Mỹ.
+ Các sách, báo in và các sách, báo điện tử của các học giả phƣơng Tây
viết về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1945-
1954); các trang web bàn về cuộc chiến tranh Đông Dƣơng lần thứ nhất.
7. Đóng góp của luận văn
- Tập hợp, hệ thống tài liệu liên quan đến cuộc vận động quốc tế của
VNDCCH trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), trong đó có
một số tài liệu lƣu trữ lần đầu đƣợc công bố.
- Trình bày đầy đủ, rõ ràng hơn quá trình vận động quốc tế của
VNDCCH từ năm 1945 đến năm 1954; chỉ ra cách thức VNDCCH giành ủng
hộ quốc tế và làm rõ hơn sự ủng hộ bên ngoài cho cuộc kháng chiến này của
nhân dân Việt Nam.
- Nêu ra những nhận xét, ý nghĩa và kinh nghiệm từ cuộc vận động
quốc tế trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) phục vụ cho
công cuộc vận động quốc tế ngày nay của Việt Nam.
17
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở Đầu và Kết Luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận
văn bố cục thành 3 chƣơng.
Chƣơng 1: NỖ LỰC VẬN ĐỘNG QUỐC TẾ NGĂN CHẶN CHIẾN
TRANH, TÍCH CỰC PHÁ VÂY VÀ MỞ CÁNH CỬA RA THẾ GIỚI
(1945-1950)
Chƣơng 2: ĐẨY MẠNH VẬN ĐỘNG QUỐC TẾ, GÓP PHẦN ĐƢA
CUỘC KHÁNG CHIẾN ĐẾN THẮNG LỢI (1950-1954)
Chƣơng 3: NHẬN XÉT, Ý NGHĨA VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ
18
Chƣơng 1
NỖ LỰC VẬN ĐỘNG QUỐC TẾ NGĂN CHẶN CHIẾN TRANH,
TÍCH CỰC PHÁ VÂY VÀ MỞ CÁNH CỬA RA THẾ GIỚI (1945-1950)
1.1. Bối cảnh lịch sử và nỗ lực vận động quốc tế ngăn chặn chiến tranh
của VNDCCH (1945-1946)
1.1.1. Bối cảnh lịch sử khi chiến tranh nổ ra ở Nam Bộ
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, đời sống chính trị thế giới có nhiều
biến đổi lớn. Phong trào dân tộc, dân chủ phát triển mạnh mẽ ở nhiều nơi.
Trong phong trào dân tộc, nhân dân một số nƣớc châu Á nhƣ Inđônêxia, Lào
đã giành đƣợc chính quyền; trong phong trào dân chủ, lực lƣợng cộng sản
hoạt động mạnh ở nhiều nƣớc tƣ bản châu Âu. Ở Pháp và ở Ý, các Đảng
Cộng sản nổi lên là những lực lƣợng chính trị mạnh, đóng vai trò quan trọng
trong đời sống chính trị của mỗi nƣớc [45, tr. 9].
Thế giới sau chiến tranh cũng chứng kiến Mỹ và Liên Xô vƣơn lên
thành hai siêu cƣờng quốc, chiếm địa vị hàng đầu thế giới. Với Mỹ, chiến
tranh đã đƣa nƣớc này trở thành cƣờng quốc hùng mạnh nhất hành tinh. Về
kinh tế, tổng sản phẩn quốc dân của Mỹ tăng từ 209,4 tỷ đô la năm 1939 lên
355,2 tỷ đô la năm 1945, gần bằng một nửa tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ
của thế giới; nƣớc Mỹ cũng giữ 59% lƣợng dầu [127, pg. 264] và 2/3 lƣợng
vàng dự trữ của nhân loại [43, tr. 124]. Về quân sự, vào năm 1945, nƣớc Mỹ
có quân đội đông tới 12 triệu ngƣời với lực lƣợng không quân và hải quân
mạnh nhất thế giới. Đặc biệt, Mỹ là quốc gia duy nhất sở hữu vũ khí hạt nhân-
thứ vũ khí hủy diệt lớn nhất đƣợc con ngƣời tạo ra. Khi chiến tranh kết thúc,
lực lƣợng quân sự ấy của Mỹ hiện diện ở khắp các châu lục trên địa cầu. Bên
cạnh đó, Mỹ nắm quyền hành lớn trong nhiều tổ chức quốc tế trọng yếu của
thế giới. Trong Liên Hợp Quốc, Mỹ là một trong những nƣớc có quyền phủ
quyết tại Hội đồng Bảo an; trong Ngân hàng thế giới, nƣớc Mỹ đóng góp tới
1/3 trong 9,1 tỷ đô la vốn điều lệ và theo đó nƣớc Mỹ cũng nắm 1/3 quyền
19
hành của tổ chức này; trong Quĩ tiền tệ quốc tế, Mỹ cũng giữ quyền chi phối
và tổ chức này thừa nhận đồng đô la Mỹ là đồng tiền chuẩn so với các loại
tiền có giá trị khác [79, tr. 126-127]. Với sức mạnh chính trị, kinh tế và quân
sự đó, tiếng nói của nƣớc Mỹ trở nên có sức thuyết phục cao trong việc giải
quyết các vấn đề quốc tế; nƣớc Mỹ trở thành địa chỉ mà nhiều nƣớc cậy nhờ
để khôi phục vị thế đã mất bởi chiến tranh.
Về phía Liên Xô, chiến tranh đã đƣa nƣớc này trở thành cƣờng quốc
thứ hai trên thế giới. Vào thời điểm chiến tranh kết thúc, Liên Xô cũng có lực
lƣợng vũ trang hùng hậu với số lƣợng tƣơng đƣơng số quân của quân đội Mỹ-
12 triệu ngƣời [37, tr. 16]; quân đội Liên Xô có mặt từ khu vực Đông Âu đến
Đông Bắc Á; Liên Xô cũng nắm quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an
Liên Hợp Quốc. Thêm nữa, với sự phát triển của phong trào dân tộc, dân chủ
trên thế giới, Liên Xô còn có một lực lƣợng cảm tình đông đảo từ nhiều nƣớc
thuộc địa, phụ thuộc và cả ở các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa. Tuy vậy, theo Geir
Lundestad, việc coi Liên Xô là một siêu cƣờng chủ yếu xét trên khía cạnh
“sức mạnh quân sự, đặc biệt là về số lƣợng quân có vũ trang” [37, tr. 17]. Quả
vậy, Liên Xô cũng bị chiến tranh gây thiệt hại nặng về nhân lực và vật lực: Về
nhân lực, chiến tranh đã lấy đi của Liên bang Cộng hòa XHCN Xô Viết 28,5
triệu ngƣời [43, tr. 99]; về vật lực, chiến tranh làm sức sản xuất về thép và
nông nghiệp của Liên Xô năm 1945 giảm một nửa so với năm 1941. Với thực
trạng kinh tế- xã hội đó, Liên Xô không có nhiều cơ sở nhƣ Mỹ để mở rộng
ảnh hƣởng của mình ra thế giới.
Trong khi đó, hầu hết các nƣớc tƣ bản và đế quốc chủ nghĩa ở cả phe
Trục và phe Đồng minh đều bị chiến tranh tàn phá nặng nề: Nƣớc Đức bị mất
17,5% tài sản cố định, nƣớc Nhật bị phá hủy 1/3 thiết bị máy móc, nƣớc Pháp
bị mất 10% tài sản cố định [73, tr. 11-12]; số thiệt hại về tài sản cố định của
nƣớc Anh trị giá tới 3 tỷ bảng Anh [37, tr. 19-20]. Không chỉ thế, các nƣớc
Đức và Nhật còn bị Đồng minh chiếm đóng; các nƣớc Anh và Pháp phải gánh
những khoản nợ nƣớc ngoài khổng lồ. Nƣớc Anh nợ Mỹ và các nƣớc trong
20
Liên hiệp Anh tới 50 tỷ đô la [43, tr. 99]; nƣớc Pháp nợ Mỹ 2. 842.000.000 đô
la (tính từ tháng 11 năm 1941 đến tháng 9 năm 1945) [137, pg. 402]. Nhƣ thế,
sau chiến tranh, các nƣớc tƣ bản và đế quốc trên không còn giữ vị thế cƣờng
quốc vốn có nữa; trái lại, họ lại phụ thuộc hoặc chịu sự chi phối của Mỹ.
Sự thay đổi căn bản tƣơng quan giữa các cƣờng quốc nhƣ vậy là cơ hội
cho các siêu cƣờng mới nổi mở rộng ảnh hƣởng của mình. Với Mỹ, chộp lấy
cơ hội ấy, ngay từ trong chiến tranh, nƣớc này đã chủ trƣơng gạt các nƣớc đế
quốc, gồm cả các đế quốc Đồng minh, ra khỏi thuộc địa của họ. Theo đó, năm
1941, Mỹ thúc đẩy nguyên tắc về quyền tự quyết của các dân tộc bằng việc
buộc Anh ra tuyên bố chung Đại Tây Dƣơng với nội dung khẳng định tôn
trọng quyền lựa chọn chính thể của các dân tộc và mong muốn chủ quyền của
các dân tộc bị tƣớc đoạt đƣợc khôi phục lại [115, pg. 368]. Tiếp đó, năm
1942, Mỹ đƣa ra sáng kiến áp dụng chế độ ủy trị quốc tế ở các thuộc địa để
đƣa những vùng đất này đến độc lập [153, pg. 7-8]. Trong chủ trƣơng này,
Đông Dƣơng là nơi Mỹ định thực hiện thí điểm. Những năm từ 1942 đến đầu
năm 1945, Mỹ luôn khẳng định quan điểm Pháp không đƣợc trở lại Đông
Dƣơng và bán đảo này phải đƣợc đặt dƣới sự ủy trị quốc tế để đi đến độc lập
[153, pg. 7-8; 156, pg. 13; 140, pg. 39].
Đối với Liên Xô, chiến tranh cũng là một cơ hội cho nƣớc này mở rộng
ảnh hƣởng và tấn công vào chủ nghĩa thực dân. Do đó, Liên Xô đồng tình với
quan điểm của Mỹ về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Tháng 1 năm 1942, Liên Xô
tham gia Tuyên bố chung Liên Hợp Quốc ủng hộ Hiến chƣơng Đại Tây Dƣơng
năm 1941 [150]; Tại Hội nghị Têhêran tháng 12 năm 1943 và Hội nghị Ianta
tháng 2 năm 1945, Liên Xô đều tán thành chủ trƣơng áp dụng chế độ ủy trị
quốc tế cho việc giải quyết vấn đề Đông Dƣơng [156, pg. 13; 140, pg. 39].
Với sự thống nhất về vấn đề thuộc địa của Liên Xô, Mỹ nhƣ vậy, tháng
6 năm 1945, Hiến chƣơng Liên Hợp Quốc đƣợc ký kết; trong đó, điều 73 của
Hiến chƣơng qui định các nƣớc nắm quyền quản trị những vùng đất thuộc địa
có trách nhiệm thực hiện các quyền tự do, dân chủ để thúc đẩy tự trị ở các xứ
này [149].
21
Nhƣ thế, sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, thế giới có nhiều đổi
thay lớn, bao hàm trong đó nhiều cải cách, tiến bộ cho sự nghiệp giải phóng
các dân tộc phụ thuộc. Thế nhƣng, cải cách là một chuyện, độc lập lại là một
chuyện khác. Sau chiến tranh, các dân tộc phụ thuộc vẫn đứng trƣớc đầy rẫy
cản trở trên con đƣờng giành lại những quyền cơ bản của mình.
Thật vậy, ngay khi chiến tranh kết thúc, các nƣớc đế quốc Đồng minh đã
triển khai ngay việc khôi phục quyền cai trị của mình ở các thuộc địa. Vƣơng
quốc Anh cho quân trở lại các thuộc địa nhƣ Miến Điện, Malayxia…, Pháp và
Hà Lan dựa vào quân Anh cũng bắt đầu tái lập vị trí ở Đông Dƣơng và
Inđônêxia. Trong khi đó, do sự đối lập về lợi ích quốc gia, hai siêu cƣờng hàng
đầu thế giới (Liên Xô, Mỹ) dần chuyển từ hợp tác sang đối đầu. Cuộc Chiến
tranh lạnh này đã khiến hai nƣớc lớn ấy phải thay đổi chính sách đối với vấn đề
thuộc địa theo hƣớng có lợi cho các đế quốc Đồng minh để tranh thủ sự ủng hộ
của họ. Tháng 2 năm 1945, tại Hội nghị Ianta, hai nƣớc Mỹ và Liên Xô nhất trí
không nhất thiết áp dụng chế độ ủy trị quốc tế ở thuộc địa của các đế quốc
Đồng minh để đƣa những xứ này đến “độc lập” [114, pg. 977].
Đối với vấn đề Đông Dƣơng, theo sự thay đổi chính sách chung với các
đế quốc Đồng minh, cả Mỹ và Liên Xô đều từ bỏ chủ trƣơng loại Pháp ra khỏi
bán đảo này. Về phía Mỹ, ngày 8 tháng 5 năm 1945, tại Hội nghị thành lập
Liên Hợp Quốc, Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định Mỹ không phản đối chủ
quyền Pháp ở Đông Dƣơng [117, pg. 307]. Về phía Liên Xô, tháng 8 năm
1945, trong văn thƣ nội bộ gửi cơ quan ngoại giao của mình ở Pháp, Bộ
Ngoại giao Liên Xô khẳng định nƣớc này không có ý định áp dụng chế độ ủy
trị quốc tế ở Đông Dƣơng [55, tr. 4]. Và, thay vào đó, hai nƣớc chỉ chủ trƣơng
buộc Pháp cải thiện điều kiện chính trị, kinh tế ở bán đảo này. Cụ thể, Mỹ
muốn Pháp trao cho ngƣời Đông Dƣơng quyền tự trị [153, pg. 21]. Để thúc
đẩy ý muốn ấy, mùa hè năm 1945, một mặt, Mỹ không cho Pháp tự do tái lập
chủ quyền ở Đông Dƣơng: Quân Pháp tham chiến ở Mặt trận Thái Bình
Dƣơng đặt dƣới sự kiểm soát của Mỹ [137, pg. 397-398]; phần Bắc vĩ tuyến
22
16 của bán đảo Đông Dƣơng vẫn đƣợc đặt trong phạm vi chiến trƣờng Trung
Quốc do Mỹ kiểm soát [116, pg. 1465]. Mặt khác, Mỹ chủ trƣơng lợi dụng
ngƣời bản xứ để buộc Pháp có sự cải cách thực sự ở Đông Dƣơng. Ngày 30
tháng 8 năm 1945, trong một văn kiện gửi một số sứ quán của mình, Bộ
Ngoại giao Mỹ bày tỏ mong muốn thấy Pháp chứng minh thực tế việc đƣợc
ngƣời bản xứ tán thành sự trở lại của mình [117, pg 313]. Về phía Liên Xô,
tháng 8 năm 1945, tại Hà Nội, hội đàm với Thiếu tá quân đội Mỹ Patti, đại
diện Liên Xô Solosieff nói rằng: “Thời đại của chủ nghĩa thực dân đã hết và
ngƣời Đông Dƣơng phải tự nắm lấy vận mệnh của mình” [104, pg. 179].
Sự thay đổi thái độ của Mỹ và Liên Xô đối với Đông Dƣơng tạo thuận
lợi cho Anh giúp Pháp trở lại xứ sở này. Từ đầu tháng 9 năm 1945, nhân việc
vào Đông Dƣơng giải giáp quân Nhật theo lệnh của Đồng minh [128], quân
Anh cho một đại đội quân Pháp cùng vào Đông Dƣơng và tái vũ trang cho tù
binh Pháp ở nơi này [98, tr. 29]…Đồng thời, ở Luân Đôn, Anh và Pháp bàn
thảo về việc Pháp đảm nhận quyền quản trị dân sự ở Nam vĩ tuyến 16 của
Đông Dƣơng [140, pg 79]. Trong khi đó, về phía Trung Quốc, trƣớc thái độ
nhƣợng bộ Pháp của Mỹ và Liên Xô, nƣớc này cũng có thái độ mềm mỏng
đối với sự trở lại Đông Dƣơng của Pháp. Theo đó, khi chuẩn bị vào miền Bắc
Việt Nam làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật theo phân công của Đồng minh
[135, pg. 155; 128], cuối tháng 8 năm 1945, Trung Quốc tuyên bố “liên hệ
mật thiết” với Pháp và “đàm phán" với Pháp về các khoản thanh toán ở Đông
Dƣơng [135, pg. 118]. Tiếp đó, ngày 19 tháng 9, Trung Quốc tuyên bố công
nhận chủ quyền Pháp ở Đông Dƣơng và thỏa thuận với Pháp mở cuộc đàm
phán về việc quân Pháp thay quân Trung Quốc giải giáp quân Nhật ở Đông
Dƣơng vào tháng 10 cùng năm [4, tr. 96].
Nhƣ thế, khi chiến tranh bùng nổ ở Nam Bộ, Việt Nam nói riêng và
Đông Dƣơng nói chung đã là nơi mà các nƣớc lớn nhƣợng bộ quyền lợi với
Pháp. Về nguyên tắc, họ không còn phản đối sự khôi phục quyền kiểm soát của
Pháp ở xứ sở này nữa. Không chỉ vậy, phong trào cách mạng của Việt Nam còn
23
bị các nƣớc này nhìn nhận với thái độ tiêu cực, thậm chí đối lập. Về phía Mỹ,
những ngƣời cách mạng Việt Nam, nhất là lãnh tụ Hồ Chí Minh, bị giới lãnh
đạo nƣớc này khẳng định là cộng sản. Trong điện văn gửi Ngoại trƣởng Mỹ
ngày 22 tháng 8 năm 1945, Giám đốc Cục Công tác chiến lƣợc Mỹ (OSS)
khẳng định: “Việt Minh hoàn toàn một đảng cộng sản” [151, pg. C66]. Với
Trung Quốc, nhằm ngăn sự liên lạc giữa những ngƣời cộng sản Việt Nam với
những ngƣời cộng sản Trung Quốc và cũng để dọn đƣờng cho việc lập thế lực
của mình ở Đông Dƣơng, Trung Quốc chủ trƣơng “diệt cộng, cầm Hồ”, đƣa
các đảng tay sai Việt Quốc, Việt Cách lên cầm quyền [24, tr. 427; 135, pg. 120;
77, tr. 384]. Trong khi đó, về phía Liên Xô, vốn không đồng tình với quan điểm
của lãnh tụ Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, giai cấp [1, tr. 34-35] nên trƣớc
việc Việt Minh hợp tác với Mỹ trong chiến tranh họ nghi ngại hơn về lập
trƣờng giai cấp của các nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam [111, pg. 84].
Trong hoàn cảnh đó, trƣớc khi chiến tranh nổ ra ở Nam Bộ, Việt Nam
đã vận động Mỹ, Trung Quốc và các nƣớc lớn khác ủng hộ cuộc đấu tranh
giành độc lập của mình bằng việc tham gia Đồng minh chống Nhật, bằng việc
thực hiện chính sách hợp tác, thân thiện với Đồng minh…Nhƣng, nỗ lực vận
động ấy của Việt Nam chỉ nhận đƣợc cảm tình cá nhân từ một số quân nhân
Mỹ và đạt đƣợc sự hòa hoãn tạm thời với quân Tƣởng. Trong khi đó, nguyện
vọng độc lập của nhân dân Việt Nam chƣa đƣợc nƣớc nào công khai ủng hộ,
nƣớc VNDCCH chƣa đƣợc một nƣớc nào công nhận.
Trong khi chƣa nhận đƣợc sự ủng hộ chính thức từ bên ngoài cho sự
nghiệp giành độc lập hoàn toàn của mình, nƣớc VNDCCH non trẻ cũng đối
mặt với chồng chất khó khăn, cản trở từ chính bản thân mình, đó là: Chính
quyền cách mạng mới thành lập, chƣa đƣợc củng cố, kiện toàn, thiếu cán bộ ở
mọi ngành, cấp; tài chính gần nhƣ trống rỗng- ngân khố quốc gia chỉ có
1.250.000 đồng, trong đó 580.000 đồng là tiền rách nát [98, tr. 26]; quân đội
mới thành lập, thiếu mọi mặt từ vũ khí trang bị đến cán bộ và trình độ cùng
kinh nghiệm tác chiến. Trong khi đó, ở miền Bắc các đảng chính trị đƣợc
24
Trung Quốc dung dƣỡng nhƣ Việt Quốc, Việt Cách chiếm nhiều vị trí nhƣ
Vĩnh Yên, Móng Cái, Yên Bái và đòi cải tổ Chính phủ …Ở miền Nam, các
giáo phái và lực lƣợng Trôkit gây ra nhiều vụ xung đột và đƣa ra “những khẩu
hiệu quá tả có hại cho nội trị và ngoại giao của Chính phủ lâm thời” [20, tr.
17]; về xã hội, có đến hơn 90% dân số mù chữ; về kinh tế, sản lƣợng lƣơng
thực qui thóc vụ chiêm năm 1945 ở miền Bắc thu hoạch chỉ đạt 792.000 tấn,
bằng 50% so với mức thu trung bình hàng năm và do đó, đến giữa tháng 8
năm 1945, số thóc dự trữ đã cạn kiệt. Nạn lụt trong mùa hè năm 1945 làm ¾
đất canh tác ở đồng bằng Bắc Bộ bị ngập lụt. Tình hình đó đã đặt nƣớc Việt
Nam đứng trƣớc hai quốc nạn: Nạn đói và nạn dốt [67, tr. 119; 59, tr. 118].
Có thể nói, bƣớc vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc,
VNDCCH đứng trƣớc đầy rẫy khó khăn, cản trở. Mặc dù thế, lúc này, lịch sử
cũng cho thấy nhân dân Việt Nam đang dâng cao tinh thần độc lập và đoàn
kết xung quanh Chính phủ Hồ Chí Minh. Tháng 1 năm 1946, báo cáo trƣớc
Bộ Ngoại giao Mỹ về tình hình Việt Nam cuối năm 1945, Chuẩn tƣớng quân
đội Mỹ Philip E. Gallagher nhận xét: “Ở khắp nơi, ngƣời Việt Nam đều mong
muốn độc lập và ngay cả trong những xóm làng, những ngƣời nông dân cũng
nói về trƣờng hợp độc lập của Philipin” [118, pg. 17]. Cùng với xu hƣớng tiến
bộ và chống chủ nghĩa thực dân cũ của thế giới sau chiến tranh, ý chí và
nguyện vọng độc lập ấy của dân tộc Việt Nam mang lại cho VNDCCH những
vũ khí thiết yếu, mạnh mẽ để vận động sự ủng hộ quốc tế cho cuộc đấu tranh
giành độc lập hoàn.
1.1.2. “Hòa để tiến” và nỗ lực vận động quốc tế ngăn chặn chiến tranh của
VNDCCH (1945-1946)
Ngày 23 tháng 9 năm 1945, đƣợc sự hậu thuẫn của quân Anh, thực dân
Pháp đánh chiếm Sài Gòn, mở đầu cuộc tái chiếm Việt Nam và Đông Dƣơng.
Hành động này của thực dân pháp đẩy nƣớc VNDCCH non trẻ vào thế đầy
bất lợi khi không chỉ phải đƣơng đầu với một kẻ thù mạnh hơn mà còn phải
cùng lúc đối phó với nhiều kẻ thù.
25
Trƣớc tình hình đó, một mặt, VNDCCH kiên quyết đứng lên kháng
chiến chống thực dân Pháp để “tỏ cho thế giới biết rằng dân Việt Nam
không chịu ách nô lệ một lần nữa” [4, tr. 97]. Tập trung sức lực cho cuộc
kháng chiến này, VNDCCH tiếp tục chủ trƣơng hòa hoãn với quân Tƣởng.
Theo đó, từ chiều ngày 22 đến ngày 23 tháng 9, đại diện Chính phủ Hồ Chí
Minh đã có các cuộc tiếp xúc với đại diện quân đội Trung Quốc ở Hà Nội;
trong các cuộc gặp này, hai bên bàn việc cho những ngƣời Việt thân Trung
Quốc tham chính [104, pg. 346-348; 3, tr. 46]. Đến ngày 27 tháng 9, Chính
phủ lâm thời nƣớc VNDCCH tán thành cho một số đảng viên của đảng Việt
Cách tham gia chính quyền. Theo đó, Nguyễn Hải Thần đƣợc giữ chức Phó
chủ tịch Chính phủ, Trƣơng Trung Phụng đƣợc bổ làm Tham nghị trƣởng
Bộ Quốc phòng [3, tr. 50].
Song, để giành ủng hộ của thế giới cho cuộc chiến chính nghĩa này,
trong thƣ Gửi đồng bào Nam Bộ ngày 26 tháng 9, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn
dặn: “Đối với những ngƣời Pháp bị bắt trong lúc chiến tranh, ta phải canh
phòng cẩn thận, nhƣng phải đối đãi với họ cho khoan hồng. Phải làm cho thế
giới, trƣớc hết là làm cho dân Pháp biết rằng: Chúng ta là quang minh chính
đại. Chúng ta chỉ đòi độc lập tự do, chứ chúng ta không vì tƣ thù tƣ oán, làm
cho thế giới biết rằng chúng ta là một dân tộc văn minh, văn minh hơn bọn đi
giết ngƣời cƣớp nƣớc” [59, tr. 29-30].
Mặt khác, Chính phủ VNDCCH nỗ lực vận động ngoại giao để ngăn
chặn cuộc chiến không cân sức này. Theo đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thƣ
đến lãnh đạo Mỹ, Anh và chỉ huy quân Anh ở Nam vĩ tuyến 16 của Việt Nam,
phản đối hành động giúp Pháp và vi phạm quyền tự do, dân chủ của quân Anh
ở Nam Bộ. Trong thƣ gửi Tổng thống Mỹ Truman ngày 24 tháng 9, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đề nghị phía Mỹ can thiệp buộc phía Anh chấm dứt những hành
động vi phạm quyền tự nhiên của nhân dân Việt Nam và thực hiện những
nguyên tắc tự do, tự quyết của Hiến chƣơng Đại Tây Dƣơng trên đất nƣớc
mình [59, tr. 27].