Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Bước đầu tìm hiểu về phép điệp và phép lặp trong các bài thơ thuộc phân môn tập đọc chương trình tiếng việt lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.2 KB, 50 trang )


1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
*********


LƯU THỊ KIM NHÀI


BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP LẶP
TRONG CÁC BÀI THƠ THUỘC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC
CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT LỚP 4

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên nghành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt



Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thu Trang








Hà Nôi, tháng 5 năm 2011

2


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ở bậc Tiểu học, môn Tiếng Việt có nhiệm vụ rèn cho học sinh các kĩ
năng: nghe, nói, đọc, viết để giao tiếp trong mọi lứa tuổi. Thông qua việc học
môn Tiếng Việt các em sẽ được cung cấp những kiến thức về Tiếng Việt, về
văn hoá của đất nước Việt Nam và các nước trên toàn thế giới. Dạy Tiếng
Việt còn có nghĩa là bồi dưỡng cho các em tình yêu Tiếng Việt, hình thành
thói quen giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của Tiếng Việt, đồng thời góp
phần hình thành nhân cách con người Việt Nam mới - con người Việt Nam
xã hội chủ nghĩa có đạo đức, tri thức, năng động và sáng tạo.
Hiện nay, các môn học ở bậc Tiểu học nói chung và môn Tiếng Việt
nói riêng đều được xây dựng theo quan điểm tích hợp. Cảm thụ văn học ở
Tiểu học là một vấn đề được các thầy cô giáo quan tâm. Việc hình thành và
rèn luyện kĩ năng cảm thụ thơ văn cho học sinh bậc Tiểu học cũng có ý
nghĩa là giúp các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp qua từng bài Tập đọc
trong sách giáo khoa.
Tuy nhiên, trong nhà trường Tiểu học lâu nay, khi phân tích, bình giá
thơ, giáo viên và học sinh thường ít chú ý đến phân tích các biện pháp tu từ.
Đây là một thiếu sót đáng được chúng ta quan tâm. Mỗi biện pháp tu từ đều
tạo nên giá trị riêng, trong đó phép điệp và phép lặp là một trong những
biện pháp quan trọng trong việc giúp cho học sinh Tiểu học có được ấn
tượng mạnh mẽ, gợi ra những xúc cảm về nội dung cũng như ý nghĩa của bài
thơ. So với chương trình cũ, chương trình Tiếng Việt sau năm 2000 đã chú ý
đưa vào nội dung giảng dạy các biện pháp từ từ, bao gồm cả phép điệp và
phép lặp theo cả hai hướng cung cấp lý thuyết và luyện tập kĩ năng phân tích
cảm thụ, từ đó học sinh dễ hiểu những bài Tập đọc hơn. Phục vụ nhiệm vụ

3
này, các bài thơ sử dụng phép điệp và phép lặp được tuyển chọn đưa vào
chương trình khá nhiều.

Từ những đặc điểm trên, tôi thấy rằng việc lựa chọn đối tượng nghiên
cứu là phép điệp và phép lặp trong các bài thơ viết cho thiếu nhi trong
chương trình Tiểu học là cần thiết, không chỉ để khẳng định một vấn đề lý
thuyết mà còn là một cách tiếp cận chương trình sách giáo khoa chuẩn bị cho
việc giảng dạy sau này của bản thân ở trường Tiểu học.
Chính vì những lý do nêu trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Bước
đầu tìm hiểu về phép điệp và phép lặp trong các bài thơ thuộc phân môn
Tập đọc chương trình Tiếng Việt lớp 4” để nghiên cứu.
1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu lý thuyết về phép điệp và phép lặp
Ở cuốn “Phong cách học Tiếng Việt” (Nxb GD, 1998) tác giả Đinh
Trọng Lạc đã đề cập đến phép điệp theo hướng xét các phương diện sử dụng:
- Phương diện tu từ
- Phương diện ngữ âm
- Phương diện cú pháp
1.2.2. Góc độ phân tích, cảm thụ văn học
a. Nhằm trau dồi khả năng cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học, tác
giả Trần Mạnh Hưởng trong cuốn “Luyện tập về cảm thụ văn học ở Tiểu
học” đưa ra các dạng bài tập nhằm giúp học sinh tìm hiểu và vận dụng một
số biện pháp tu từ gần gũi, trong đó có phép điệp và phép lặp bao gồm năm
dạng bài tập về cảm thụ tu từ:
a.1. Bài tập về tìm hiểu tác dụng của cách dùng từ, đặt câu sinh động.
a.2. Bài tập phát hiện những hình ảnh chi tiết có giá trị gợi tả.
a.3. Bài tập tìm hiểu và vận dụng một số biên pháp tu từ gần gũi quen
thuộc với các em: nhân hoá, so sánh, phép điệp, phép lặp,…

4
a.4. Bài tập về đọc diễn cảm có sáng tạo.
a.5. Bài tập về bộc lộ cảm thụ văn học qua viết văn.
b. Tác giả Đinh Trọng Lạc đã biên soạn cuốn “Vẻ đẹp của ngôn ngữ

văn học qua các bài tập đọc lớp 4, 5” (Nxb Giáo dục, 1999). Cuốn sách đã
dành một số trang để nói về phép điệp và phép lặp cũng như đưa ra một số
hình thức, dạng bài tập giúp học sinh cảm thụ cái hay, cái đẹp của các bài
văn, bài thơ có sử dụng hai biện pháp này
Hình thức 1: Tác giả đi vào phân tích các bài thơ có sử dụng phép điệp
và phép lặp để các em thấy được cái hay, cái đẹp nhờ sử dụng phép điệp và
phép lặp - cảm thụ bài thơ.
Hình thức 2: Tác giả đưa ra các bài tập cụ thể để các em hoàn thành,
từ đó cảm nhận bài thơ.
c. Tác giả Nguyễn Đình Anh trong cuốn “Những bài văn đạt giải
quốc gia Tiểu học” (Nxb Nghệ An, 2001) đã xây dựng nên một hệ thống các
biện pháp tu từ nói chung và phép điệp, phép lặp nói riêng. Cuốn sách đã đề
cập đến việc vận dụng, phát hiện các biện pháp tu từ qua các dạng bài tập.
c.1. Tập phát hiện các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ, đoạn văn.
c.2. Tập cho học sinh sử dụng mô hình vào việc viết văn.
d. Cuốn “300 bài tập phong cách học” (Nxb GD, 1999) của tác giả
Đinh Trọng Lạc với mục đích rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích được
cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ đã đưa ra hệ thống các bài tập trong đó có các
bài tập về cảm thụ, phân tích cái hay, cái đẹp của việc sử dụng các biện pháp
tu từ ngữ nghĩa (43 bài) nói chung và phép điệp, phép lặp nói riêng. Dạng bài
tập chủ yếu là phân tích giá trị nghệ thuật, tìm ra cái hay, cái đẹp trong thơ
văn.
Như vậy ở góc độ cảm thụ văn học, phép điệp và phép lặp được tác
giả nhắc tới và đi sâu vào phân tích, khai thác ở nhiều khía cạnh khác nhau.

5
Tuy nhiên, các tác giả mới dừng lại ở các hiện tượng đơn lẻ, mỗi tác giả chỉ
đưa ra một số bài tập, hướng cảm thụ riêng mà chưa có hệ thống nhất định.
1.2.3. Góc độ luyện tập, thực hành và vận dụng làm văn
Khi nói về bí quyết viết văn của học sinh, có lần nhà thơ Trần Đăng

Khoa phát biểu: “Học sinh phải được viết bằng chính những ấn tượng của
mình thì mới hay”. Chính vì vậy mà trong cuốn “Văn miêu tả và phương
pháp dạy văn miêu tả ở Tiểu học” (Nxb GD, 2002) với mục đích tạo ấn
tượng, đồng thời hướng dẫn học sinh viết văn, tác giả Nguyễn Trí đã đề cập
rất tỉ mỉ đến vấn đề sử dụng các biên pháp tu từ trong đó có phép điệp và
phép lặp.
Qua việc phân tích tài liệu của nhà nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng các
ví dụ để minh hoạ cho lí thuyết hay để phân tích, cảm thụ các tác giả đều tập
trung lấy ví dụ trong thơ thiếu nhi, đặc biệt là các bài thơ trong sách giáo
khoa Tiếng Việt Tiểu học.
Để có một cái nhìn hệ thống và khai thác triệt để, hiệu quả phép điệp
và phép lặp trong thơ thiếu nhi, đặc biệt là các bài thơ chọn giảng dạy trong
chương trình Sách giáo khoa Tiếng Việt sau năm 2000, chúng tôi chọn đề tài
“Bước đầu tìm hiểu về phép điệp và phép lặp qua các bài thơ thuộc phân
môn Tập đọc chương trình Tiếng Việt lớp 4”.
Với đề tài này, tôi hy vọng đóng góp thêm một tiếng nói khẳng định vị
trí cũng như hiệu quả nghệ thuật của phép điệp và phép lặp trong thơ viết
cho thiếu nhi nói chung, thơ trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học nói
riêng. Kết quả thống kê, phân tích của đề tài sẽ là tư liệu cần thiết cho việc
giảng dạy sau này.
1.3. Đối tượng nghiên cứu

6
Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, tôi chọn đối tượng nghiên cứu
của đề tài là phép điệp và phép lặp trong các bài Thơ thuộc phân môn Tập
đọc chương trình Tiếng Việt lớp 4.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Cũng do giới hạn thời gian, chúng tôi chỉ thống kê phép điệp và phép
lặp trong các văn bản thơ thuộc phân môn Tập đọc Sách giáo khoa Tiếng
Việt 4. Chúng tôi không thống kê phép điệp và phép lặp trong các văn bản

văn xuôi ở sách giáo khoa Tiếng Việt 4.
1.5. Mục đích nghiên cứu
Đề tài của chúng tôi sẽ tìm hiểu phép điệp và phép lặp trong các bài
thơ thuộc phân môn Tập đọc chương trình Tiếng Việt lớp 4 (chương trình
Tiếng Việt sau năm 2000).
1.6. Phương pháp nghiên cứu
- Thống kê, phân loại
- Phân tích tu từ học
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp tổng hợp, khái quát
- Phương pháp nhận xét kết quả thống kê
- Phương pháp phân tích kết quả thống kê
1.7. Cấu trúc khóa luận
Khóa luận tốt nghiệp của chúng tôi có cấu trúc như sau:
Mở đầu
Nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Sự thể hiện của phép điệp và phép lặp trong các bài thơ
thuộc phân môn Tập đọc chương trình Tiếng Việt lớp 4

7
Chương 3: Hướng dẫn học sinh học và vận dụng phép điệp và phép
lặp trong chương trình Tiếng Việt lớp 4
Kết luận
Tài liệu tham khảo


















8
Chương 1
Cơ sở lí luận

Đề tài xác định cơ sở lí luận gồm những nội dung như đặc trưng tâm lí
lứa tuổi Tiểu học, việc nhận biết và sử dụng phép điệp và phép lặp. Ngoài ra,
chúng tôi tập trung xem xét cơ sở ngôn ngữ học của đề tài.
1.1. Cơ sở tâm lí học
Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là thứ công cụ có giá trị, có tác dụng
vô cùng to lớn. Nó có thể dùng để biểu đạt tất cả những gì mà con người
nghĩ ra, nhìn thấy, biết được những vật thể vô cùng rộng lớn, từ những thực
thể vật chất đến những giá trị tinh thần trừu tượng mà các giác quan của con
người không thể với tới được. Một công cụ mà tính năng có những nét kì
diệu như thế phải là một bộ máy, một cơ chế hết sức tinh xảo, phức tạp. Cho
nên, học để nắm được ngôn ngữ, cho dù với yêu cầu đặt ra ở mức trung bình
cũng không phải chuyện một sớm, một chiều có thể giải quyết ngay được.
Mặt khác, ngôn ngữ còn là công cụ để hiện thực hoá tư duy. Ngôn ngữ
và tư duy có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau.

Người có tư duy tốt sẽ nói năng mạch lạc, trôi chảy. Nếu trau dồi ngôn ngữ tỉ
mỉ, chu đáo thì sẽ tạo điều kiện cho tư duy phát triển tốt. Vì thế, hoàn thành
tốt nhiệm vụ phát triển tư duy cho học sinh thì phải tổ chức tốt việc rèn luyện
ngôn ngữ.
Tuy nhiên việc tiếp cận ngôn ngữ nói chung và tiếp cận Tiếng Việt
(tiếng mẹ đẻ) nói riêng ở các lứa tuổi khác nhau đều bị chi phối bởi sự phát
triển tâm lí lứa tuổi. Chính vì vậy, dạy học biện pháp tu từ trong Tiếng Việt
nói chung, phép điệp và phép lặp nói riêng cũng cần phải chú ý đến đặc điểm

9
tâm lí của học sinh để đối chiếu theo đó mà có các phương huớng và phương
pháp, biện pháp thích hợp.
Trẻ em là sự kết tinh của thời đại dân tộc. Và trẻ em ngày nay chỉ có
thể phát triển được thông qua giáo dục và bằng giáo dục nhà trường. Trong
trường Tiểu học, học sinh có độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi. Đây là giai đoạn phát
triển nhân cách, đặc biệt, các em rất giàu trí tưởng tượng, tư duy cụ thể phát
triển, ham thích sáng tạo và rất hồn nhiên trong việc học các phân môn của
môn Tiếng Việt.
Đặc điểm tình cảm của học sinh Tiểu học rất phát triển. Các em
thường biểu hiện cảm xúc trong khi tri giác trực tiếp với các sự vật, hiện
tượng. Những hiểu biết mới trong học tập mà các em lĩnh hội được thường
làm cho các em rất hưng phấn. Những chi tiết khô khan, không có điểm nhấn
rất khó gây trong các em những cảm xúc tích cực, phép điệp và phép lặp
giúp có tác dụng nhấn mạnh, tạo ra những cảm xúc, lôi cuốn các em vào đối
tượng cần tìm hiểu.
Nắm được đặc điểm tâm lí lứa tuổi trên sẽ giúp người dạy lựa chọn
được phương pháp dạy hiệu quả.
1.2. Những hiểu biết chung về phép điệp và phép lặp
1.2.1. Phép điệp
1.2.1.1. Khái niệm phép điệp

Là biện pháp lặp lại một hay nhiều lần những từ, ngữ, âm, vần, thanh
hay cú pháp nhằm mục đích mở rộng nghĩa, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra
những xác cảm trong lòng người đọc, người nghe.
1.2.1.2. Phân loại phép điệp
Tuỳ theo từng phương diện được xem xét, tác giả Đinh Trọng Lạc
trong cuốn “99 phương tiện và biện pháp tu từ” chia phép điệp thành
những loại sau đây.

10
a. Xét theo phương diện tu từ cú pháp, có những loại sau
a.1. Điệp ngữ
Là lặp lại có ý thức những từ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh hoặc gợi
ra những xúc cảm trong lòng người đọc, người nghe.
Điệp ngữ có cơ sở lí luận là quy luật tâm lí: một vật kích thích, xuất
hiện nhiều lần sẽ làm người ta chú ý.
Căn cứ vào tính chất của tổ chức cấu trúc, điệp ngữ được chia làm
nhiều dạng:
+ Điệp ngữ nối tiếp: là dạng điệp ngữ trong đó những từ ngữ được lặp
lại trực tiếp đứng bên nhau nhằm tạo nên ấn tượng mới mẻ có tính chất tăng
tiến:
Ví dụ:
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công.
(Hồ Chí Minh)
+ Điệp ngữ ngắt quãng: là dạng điệp ngữ trong đó những từ ngữ được
lặp lại đứng cách xa nhau nhằm gây một ấn tương nổi bật và có tác dụng âm
nhạc rất cao.
Ví dụ:
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn thét núi

Với khi thét khúc trường ca dữ dội
Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng.
(Thế Lữ)
+ Điệp vòng tròn là một dạng điệp ngữ có tác dụng tu từ lớn, chữ cuối
câu được láy lại thành chữ đầu câu sau và cứ thế làm cho câu văn, câu thơ
liền nhau như đợt sóng

11
Ví dụ:
Cùng trông mà lại cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng, ý thiếp ai sầu hơn ai.
(Đoàn Thị Điểm)
a.2. Điệp cú pháp
Là lặp lại những đơn vị đồng nhất về nghĩa và đồng nhất về ngữ pháp
trong thành phần của câu.
Ví dụ:
Anh Cốc ơi, Tây nó đánh chết thằng Năng rồi.
(Nguyễn Đình Thi)
Điệp cú pháp khác với điệp thông thường ở chỗ từ tách rời và đại từ
thay thế nó không giống nhau. Từ tách rời có thể là danh từ chung, danh từ
riêng, đại từ. Đại từ thay thế thường là đại từ nhân xưng (nó, hắn), đôi khi là
đại từ chỉ xuất.
Trùng điệp cú pháp là sự đi chệch khỏi chuẩn mực cú pháp, thay đổi
cấu trúc bình thường của câu và bằng cách đó tạo nên hiệu lực tu từ.
Ví dụ:
Tôi nom cái cười ấy nó mới chua chát làm sao.
(Nguyễn Công Hoan)
b. Xét theo phương diện tu từ ngữ âm, văn tự, có những loại sau:

b.1 Điệp phụ âm đầu.
Là biện pháp tu từ ngữ âm, trong đó người ta cố ý tạo ra sự trùng điệp
về âm hưởng bằng cách lặp lại phụ âm đầu, nhằm mục đích tăng tính tạo
hình và diễn cảm cho những câu thơ.
Ví dụ:

12
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
(Nguyễn Khuyến)
b.2. Điệp vần
Là biện pháp tu từ ngữ âm trong đó, người ta tạo ra sự trùng điệp về
âm hưởng bằng cách lặp lại những âm tiết có phần vần giống nhằm mục đích
tăng tính biểu cảm, tăng tính nhạc của câu thơ.
Ví dụ:
Lá bàng đang đỏ ngọn cây
Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời
(Tố Hữu)
b.3 Điệp thanh
Là biện pháp tu từ ngữ âm, trong đó người ta cố ý tạo ra sự trùng điệp
về âm hưởng bằng cách lặp lại thanh điệu, thường là cùng thuộc nhóm bằng
hay cùng thuộc nhóm trắc, nhằm tăng tính tạo hình và diễn cảm của câu thơ.
Các thanh bằng được lặp lại thường thích hợp để nói một cái gì êm
đềm, nhẹ nhàng, chậm, buồn.
Ví dụ:
Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi.
(Xuân Diệu)
Các thanh trắc được lặp lại thường thích hợp để nói một cái gì có tính
sắc gọn, đột ngột, dứt khoát, mạnh.
Ví dụ:

Hãy nghe tiếng của ngàn xác chết
Chết thê thảm, chết một ngày bi thiết.
(Tố Hữu)

13
Điệp thanh điệu có khi được dùng làm biện pháp xây dựng toàn bài
thơ, khơi dậy một cảm xúc chung, bao trùm.
Ví dụ:
Bài thơ “Chiều xuân” của Huy Cận gợi ra một cảm giác lâng lâng tràn
đầy sức sống do hai phần năm bài thơ mang toàn thanh bằng:
Chiều xuân tràn đầy
Giữa lòng hoan lạc
Trên mình hoa cây
Nắng vàng lạt lạt
Ngày đi chầy chầy
Hai hàng cây xanh
Đâm chồi hy vọng
Ôi duyên tốt lành
Én ngành đưa võng
Hương đồng hang hang
Kề bên đường mòn.
1.2.1.3. Giá trị nghệ thuật của phép điệp
Phép điệp giúp tác giả nhấn mạnh ý nghĩa, mở rộng ý, gây ấn tượng
mạnh hoặc gợi ra những xúc cảm trong lòng người đọc, nguời nghe.
Nhờ điệp ngữ, câu văn tăng thêm tính cân đối, nhịp nhàng, hài hoà
khiến lời nói trở nên sâu sắc, thấm thía và có sức thuyết phục.
1.2.2. Phép lặp
1.2.2.1. Khái niệm về phép lặp
Là biện pháp tu từ cốt ở việc lặp lại một vài yếu tố trong câu ở một số
câu tiếp theo.

1.2.2.2. Phân loại
a. Xét theo phương diện tu từ cú pháp có phép lặp liên từ

14
Là liên từ dạng đặc biệt của mối liên hệ dựa trên sự kết hợp bằng liên
từ giữa các thành tố của câu.
Lặp liên từ thường được sử dụng rộng rãi trong thơ.
Ví dụ:
Và vạn anh hùng trên gió mây
Và nghìn thế hệ tới sau đây.
Đương nhìn ta đó! Đi đi bạn
Cất nhẹ thân lên giữa phút này.
(Tố Hữu)
Chức năng tu từ học cơ bản của lặp liên từ là tạo ra một tiết tấu nhất
định làm nổi bật những ý nghĩ, tình cảm quan trọng nhất, đặc biệt khi được
sử dụng kết hợp với biện pháp tách biệt cú pháp.
Ví dụ:
Người ta chỉ còn có thể mang đến cho Dì Hảo ốm đau mỗi ngày một
xu quà, và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở.
(Nam Cao)
b. Xét theo biện pháp tu từ cú pháp, phép lặp được chia thành
những loại sau:
b.1. Lặp đầu
Là biện pháp tu từ cốt ở việc lặp lại một vài yếu tố ở đầu câu trong
một số câu tiếp theo.
Là một trong những nguồn phong phú của tính diễn cảm của lời nói,
lặp đầu được sử dụng rộng rãi trong những văn bản nghệ thuật, đặc biệt trong
thơ ca.
Ví dụ:
Đã nghe nước chảy lên non

Đã nghe đất chuyển thành con sông dài

15
Đã nghe gió ngày mai thổi lại
Đã nghe hồn thời đại bay cao.
(Tố Hữu)
Lặp đầu được sử dụng rộng rãi trong lời nói hùng biện, chính luận
nhằm nhấn mạnh một sắc thái ý nghĩa, một sắc thái biểu cảm nào đó làm nổi
bật những từ quan trọng, thu hút sự chú ý của mọi người, và làm cho lời nói
có sức thuyết phục mạnh.
Ví dụ:
Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
Chúng dùng thuồc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy
nhược.
(Hồ Chi Minh)
b.2. Lặp cuối
Là biên pháp tu từ cốt ở việc lặp lại một vài yếu tố ở cuối câu trong
một số câu tiếp theo.
Là một trong những nguồn phong phú của tính diễn cảm của lời nói,
lặp cuối đựơc sử dụng rộng rãi trong các văn bản chính luận.
Những từ điệp lại ở cuối câu mang sắc thái ý nghĩa chung của cả đoạn
văn đem lại sức thuyết phục mạnh ở tính nhịp nhàng, hài hoà.
Ví dụ:
Nhân nghĩa là nhân đạo. Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân
dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân
dân. Thiện nghĩa là tốt đẹp, vẻ vang. Trong xã hội, không có gì tốt đẹp, vẻ
vang bằng phục vụ lợi ích của nhân dân.
Trong thơ ca, lặp cuối thường được sử dụng kết hợp với sóng đôi
nhằm đem lại màu sắc biểu cảm rõ rệt.
Ví dụ:


16
Bản tình ca em hát cho anh bên dòng kênh xanh
Trời mây trong xanh và mắt em xanh.
Tiếng hát ta làm vui cuộc đời.
(Tôn Thất Lập)
1.2.2.3. Giá trị nghệ thuật của phép lặp
Phép lặp nhằm nhấn mạnh một sắc thái ý nghĩa, một sắc thái biểu cảm
nào đó, làm nổi bật những từ ngữ quan trọng, thu hút sự chú ý của mọi
người.
Phép điệp và phép lặp có tác dụng giáo dục phù hợp với tâm lí lứa tuổi
trẻ thơ. Để phân tích, khám phá phép điệp và phép lặp cũng chính là mục
đích của đề tài.
1.3. Chương trình phân môn Tập đọc lớp 4
1.3.1. Vị trí của việc dạy đọc ở Tiểu học
Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hóa, khoa học,
tư tưởng, tình cảm của thế hệ trước và của cả những người đương thời phần
lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc thì con người không
thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình
thường, có hạnh phúc với đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại. Biết
đọc, con người đã nâng khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, có khả năng chế
ngự một phương tiện văn hóa cơ bản giúp họ giao tiếp với thế giới bên trong
của người khác, thông hiểu tư tưởng, tình cảm của người khác. Đặc biệt khi
đọc các tác phẩm văn học, con người không chỉ được thức tỉnh nhận thức mà
còn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tươi đẹp, khơi dậy năng lực
hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như bồi dưỡng tâm hồn.
Vì những lẽ trên, dạy đọc có một ý nghĩa to lớn ở Tiểu học. Đọc trở
thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Trước hết là trẻ
phải học đọc, sau đó trẻ phải đọc để học. Đọc giúp trẻ em chiếm lĩnh một


17
ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là công cụ để học tập những
môn khác. Nó tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Nó tạo điều kiện để học
sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Đó là một khả năng
không thể thiếu được của mỗi con người trong thời đại văn minh.
Đọc một cách có ý thức cũng sẽ tác động tích cực tới trình độ ngôn
ngữ cũng như tư duy của người đọc. Việc dạy đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết
hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em suy
nghĩ một cách tích cực, logic cũng như biết tư duy có hình ảnh. Như vậy, đọc
có một ý nghĩa to lớn vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và
phát triển.
1.3.2. Nhiệm vụ của phân môn Tập đọc ở Tiểu học
Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó
là hình thành năng lực đọc của học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn
kĩ năng cũng là bốn yêu cầu của về chất lượng đọc: đọc đúng, đọc nhanh,
đọc có ý thức và đọc diễn cảm.
Nhiệm vụ thứ hai của dạy đọc là giáo dục lòng ham đọc sách, hình
thành phương pháp và thói quen làm việc với văn bản, làm việc với sách cho
học sinh. Làm cho sách được tôn kính trong trường học, đó là một trong
những điều kiện để trường học thực sự trở thành trung tâm văn hóa. Nói cách
khác, thông qua việc dạy đọc, phải làm cho học sinh thích thú đọc và thấy
được khả năng đọc là có lợi ích với các em trong cả cuộc đời.
1.3.3. Nội dung chương trình Tập đọc lớp 4
1.3.3.1. Chương trình dạy học tập đọc
Từ năm học 2000 - 2003, chương trình Tiếng Việt 2000 (còn gọi là
chương trình 175 tuần) không kể những tuần ôn tập dành cho 5 lớp Tiểu học
bao gồm 42 bài Tập đọc ở lớp 1 và 365,5 tiết Tập đọc ở lớp 2, 3, 4, 5.

18
Ở lớp 1, Tập đọc được học từ tuần 23 với 42 bài đọc, từ lớp 2 đến lớp

5, Tập đọc được học 31 tuần (không kể 4 tuần ôn tập). Ở lớp 2, mỗi tuần có 4
tiết (3 bài), ở lớp 3, mỗi tuần có 3,5 tiết (3 bài). Ở lớp 4 và lớp 5 mỗi tuần có
2 tiết Tập đọc.
1.3.3.2. Sách giáo khoa dạy học Tập đọc lớp 4
a. Các tác phẩm văn xuôi tập một:
- Chủ đề Thương người như thể thương thân:
+ Dế mèn bênh vực kẻ yếu - Tô Hoài
+ Thư thăm bạn - Quách Tuấn Lương
+ Người ăn xin - Tuốc Ghe Nhép
- Chủ để Măng mọc thẳng:
+ Một người chính trực - Theo Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng
+ Những hạt thóc giống - Truyện dân gian Khơ Me
+ Nỗi dằn vặt của Anđrây- ca - Xu-Khôm-Lin-Xki
+ Chị em tôi - Theo Liên Hương
- Chủ đề Trên đôi cánh ước mơ:
+ Thu độc lập - Thép Mới
+ Ở vương quốc tương lai - Mát- tec- Lích
+ Đôi giày ba ta màu xanh - Hàng Chức Nguyên.
+ Thưa chuyện với mẹ - Nam Cao
+ Điều ước của vua Mi- Đát - Thần thoại Hy Lạp
- Chủ đề Có chí thì nên:
+ Ông Trạng thả diều - Theo Trinh Đường
+ “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi - Theo từ điển nhân vật lịch sử Việt
Nam
+ Vẽ trứng - Theo Xuân Tiến

19
+ Người tìm đường lên các vì sao - Theo Nguyên Long, Phạm Ngọc
Toàn
+ Văn hay chữ tốt - Theo truyện đọc 1

- Chủ đề Tiếng sáo diều:
+ Chú đất Nung - Theo Nguyễn Kiên Anh
+ Kéo co - Theo Toan Ánh
+ Rất nhiều mặt trăng - Theo Phơ – Bơ
b. Các tác phẩm văn xuôi tập hai.
- Chủ đề Người ta là hoa đất:
+ Bốn anh tài - Truyện kể dân tộc Tày
+ Trống đồng Đông Sơn - Theo Nguyễn Văn Huyên
+ Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa - Theo Từ điển nhân vật lịch sử
Việt Nam
- Chủ đề Vẻ đẹp muôn màu:
+ Sầu riêng - Mai Văn Tạo
+ Hoa học trò - Xuân Diệu
+ Vẽ về cuộc sống an toàn - Theo báo Đại đoàn kết.
- Chủ đề Những người quả cảm:
+ Khuất phục tên cướp biển - Theo Xti- Van- Xơ
+ Thắng biển - Theo Chu Văn An
+ Ga- vrốt ngoài chiến lũy - Theo Huy Gô
+ Dù sao trái đất vẫn quay - Theo Lê Nguyên Long, Phạm Ngọc Toàn
+ Con sẻ - Theo Tuốc- Ghê- Nhép
- Chủ đề Khám phá thế giới:
+ Đường đi Sa Pa - Theo Nguyễn Phan Hách
+ Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất - Theo Trần Diệu Tần
+ Ăng- Co- Vát - Theo Những kì quan thế giới

20
- Chủ đề Tình yêu cuộc sống:
+ Vương quốc vắng nụ cười - Theo Trần Đức Tiến
+ Tiếng cười là liều thuốc bổ - Theo báo Giáo dục và Thời đại
+ Ăn mầm đá - Truyện dân gian Việt Nam.

c. Các tác phẩm thơ tập một.
- Chủ đề Thương người như thể thương thân:
+ Mẹ ốm - Trần Đăng Khoa.
+Truyện cổ nước mình - Lâm Thị Mỹ Dạ
- Chủ đề Măng mọc thẳng:
+ Tre Việt Nam - Nguyễn Duy
+ Gà Trống và Cáo - La Phông- Ten
- Chủ đề Trên đôi cánh ước mơ:
+ Nếu chúng mình có phép lạ - Định Hải
- Chủ đề Có chí thì nên:
+ Có chí thì nên - Tục ngữ.
-Chủ đề Tiếng sáo diều:
+ Tuổi ngựa - Xuân Quỳnh.
d. Các tác phẩm thơ tập hai:
- Chủ đề Người ta là hoa đất:
+ Chuyện cổ tích về loài người - Xuân Quỳnh
+ Bè xuôi sông La - Vũ Duy Thông
- Chủ đề Vẻ đẹp muôn màu:
+ Chợ Tết - Đoàn Văn Cừ
+ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm
+ Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận
- Chủ đề Những người quả cảm:
+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật

21
- Chủ đề Khám phá thế giới:
+ Trăng ơi từ đâu đến? - Trần Đăng Khoa
+ Dòng sông mặc áo - Nguyễn Trọng Tạo
- Chủ đề Tình yêu cuộc sống:
+ Ngắm trăng, Không đề - Hồ Chí Minh

+ Con chim chiền chiện - Huy Cận
Trong chương trình Tiếng Việt lớp 4, số lượng các bài văn xuôi là 37
bài và số lượng các bài thơ là 17 bài. Do giới hạn về thời gian, đề tài của
mình, chúng tôi chỉ đề cập đến phép điệp và phép lặp trong các bài thơ ở
phân môn Tập đọc lớp 4.
Tiểu kết chương 1
Như vậy, trong chương 1, chúng tôi đã trình bày những cơ sở lí luận
cơ bản về phép điệp và phép lặp. Những lí luận về lí thuyết này là nền tảng
cơ bản, định hướng cho việc nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn, cụ thể hơn về
phép điệp và phép lặp ở các chương tiếp theo.
Ở chương này, chúng tôi đã trình bày khái niệm, phân loại phép điệp
và phép lặp. Cụ thể hơn, chúng tôi cũng đã đưa ra những hiểu biết ban đầu
về các tiểu loại của phép điệp và phép lặp cũng như hiệu quả nghệ thuật của
chúng. Ngoài ra, để giúp mọi người có thể có cái nhìn bao quát hơn về đề tài
của mình, chúng tôi cũng đã liệt kê các bài thơ cũng như văn xuôi trong phân
môn Tập đọc chương trình Tiếng Việt lớp 4.






22
Chương 2
Sự thể hiện của phép điệp và phép lặp
trong các bài thơ thuộc phân môn Tập đọc lớp 4
Dựa vào những cơ sở lý thuyết đã được trình bày ở chương 1, trong
chương 2, chúng tôi xin đưa ra kết quả sử dụng phép điệp và phép lặp trong
các bài thơ thuộc phân môn Tập đọc ở chương trình Tiếng Việt lớp 4 đã
thống kê được, đồng thời, lấy ví dụ và phân tích hiệu quả nghệ thuật của

chúng trong mỗi lần sử dụng.
2.1. Tiêu chí thống kê
Dựa vào khái niệm và cách thức phân loại phép điệp và phép lặp đã
xác định ở chương 1, chúng tôi tiến hành thống kê những trường hợp sử
dụng biện pháp tu từ này trong các bài thơ thuộc phân môn Tập đọc trong
chương trình Tiếng Việt lớp 4. Từ đó, chúng tôi có thể làm nổi bật được các
mức độ sử dụng cũng như dễ dàng phân tích giá trị thẩm mỹ của phép điệp
và phép lặp.
2.2. Miêu tả kết quả thống kê
2.2.1. Phép điệp
Số thứ tự Phép điệp Số lần sử dụng Tỉ lệ
1 Điệp âm 18 16,3%
2 Điệp vần 39 35,4%
3 Điệp thanh 4 3,7%
4 Điệp ngữ 43 39,1%
5 Điệp cấu trúc

6 5,4%
Tổng số 110 100%



23
2.2.2. Phép lặp
Số thứ tự Phép lặp Số lần sử dụng Tỉ lệ
1 Lặp liên từ 0 lần 0%
2 Lặp đầu 7 lần 100%
3 Lặp cuối 0 lần 0%
Tổng số 7 100%


Qua khảo sát thống kê chúng tôi nhận thấy phép điệp và phép lặp được
sử dụng với tần số khá cao trong các bài Tập đọc lớp 4. Mặt khác, trong quá
trình tìm hiểu, phân tích, tôi nhận thấy, phép điệp có thể được sử dụng ở
nhiếu cấp độ khác nhau:
- Cấp độ từ

- Cấp độ câu
- Cấp độ văn bản
Phép lặp chỉ sử dụng ở cấp độ từ. Cụ thể như sau:
- Điệp ngữ được sử dụng 43 lần, chiếm tỉ lệ cao nhất 39,1%.
Ví dụ:
- Mẹ ơi, con tuổi gì?
- Tuổi con là tuổi Ngựa.
(Tuổi Ngựa, Xuân Quỳnh, [9, 149])
- Điệp vần sử dụng 39 lần, chiếm tỉ lệ 35,4%.
Ví dụ:
Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh.
(Chợ Tết, Đoàn Văn Cừ, [10,38])
- Phép điệp âm được sử dụng 18 lần, chiếm 16,3%.

24
Ví dụ:
Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may.
(Dòng sông mặc áo, Nguyễn Trọng Tạo, [10,119])
- Phép điệp cấu trúc được sử dụng 6 lần, chiếm 5,4%.

Ví dụ:
Nếu chúng mình có phép lạ

Nếu chúng mình có phép lạ.
(Nếu chúng mình có phép lạ, Định Hải, [9,76])
- Điệp thanh được sử dụng 4 lần, chiếm tỉ lệ thấp nhất 3,7%.
Ví dụ:
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành.
(Tre Việt Nam, Nguyễn Duy,[9,41])
- Phép lặp sử dụng ít hơn so với phép điệp và toàn bộ phép lặp được
sử dụng là lặp đầu với 7 lần.
Ví dụ:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Nguyễn Khoa Điềm,
[10,49])
2.3. Nhận xét về hiệu quả thẩm mỹ của phép điệp và phép lặp
trong các bài thơ thuộc phân môn Tập đọc lớp 4
2.3.1. Phép điệp

25
2.3.1.1. Điệp âm
Điệp âm được sử dụng 18 lần trong tổng số 16 bài thơ được khảo sát
trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 gồm những bài sau: Mẹ ốm, Truyện cổ
nước mình, Tre Việt Nam, Gà trống và Cáo, Bè xuôi sông La, Chợ tết, Khúc
hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Trăng ơi từ đâu đến, Dòng sông mặc
áo, Con chim chiền chiện.
Ví dụ:
Thị thơm thị giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì
(Truyện cổ nước mình, Lâm Thị Mỹ Dạ, [9, 19])
Ở đây, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã mượn hình ảnh rất quen thuộc
trong thế giới cổ tích để làm đối tượng cho bài thơ của mình. Từ ngàn xưa,
quả thị đã trở thành biểu tượng đặc trưng cho sự ngoan ngoãn, thảo thơm của
người con gái Việt. Và ở đây, tác giả đã sử dụng phép điệp phụ âm đầu “th”
được lặp lại bốn lần trong câu thơ thứ nhất như để nhấn mạnh một quy luật
bất thành văn: “thị thơm thị giấu người thơm”.
Bốn câu thơ nêu lên một quy luật nhân quả mà cha ông ta đã đúc rút từ
ngàn xưa:
Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
(Ca dao)
Và quy luật đó được nhà thơ chuyển tải đến các em thiếu nhi một cách
rất mềm mại và rất phù hợp với đặc điểm tư duy của các em. Nó mang đến
cho các em cái nhìn về cuộc sống, dạy các em cách làm người, cách làm
việc. Đây chính là những bài học đầu tiên giúp các em hình thành những đức
tính, những thói quen tốt.

×