Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống cây xanh ở phường Đồng Xuân (KL06453)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 44 trang )



TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN



NGÔ THỊ MAI


NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÂY XANH Ở
PHƢỜNG ĐỒNG XUÂN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thực Vật Học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Đồng Tấn
TS. Hà Minh Tâm





TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN



NGÔ THỊ MAI






NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÂY
XANH Ở PHƢỜNG ĐỒNG XUÂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thực vật học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. Lê Đồng Tấn
TS. Hà Minh Tâm




Hà Nội, 2014


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thanh khóa luận này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và
sâu sắc đến TS. Lê Đồng Tấn và TS. Hà Minh Tâm là người đã trực tiếp
hướng dẫn và tận tình chỉ bảo tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn
thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Viện Sinh thái và Tài nguyên
sinh vật đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc tìm tài liệu nghiên cứu.
Tôi xin cám ơn ban chủ nhiệm khoa Sinh- KTNN, trường Đại học sư
phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình làm khóa luận.

Cuối cùng tôi xin cảm ơn tới những người thân, bạn bè đã luôn ở bên
động viên, giúp đỡ và khích lệ tôi hoàn thành khóa luận này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Ngô Thị Mai











LỜI CAM ĐOAN
Để đảm bảo tính trung thực của khóa luận tôi xin cam đoan:
Khóa luận tốt nghiệp “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp
phát triển hệ thống cây xanh ở phƣờng Đồng Xuân” là công trình nghiên
cứu của cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Đồng Tấn và TS.
Hà Minh Tâm. Các kết quả nghiên cứu của khóa luận này là trung thực và các
thông tin trích dẫn trong khóa luận này đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 5, năm 2014
Sinh viên

Ngô Thị Mai


















MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu: 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: 3
4. Điểm mới của đề tài: 3
5. Bố cục của khóa luận: 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Trên thế giới 4
1.2. Ở Việt Nam 5
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN, NỘI DUNG 9
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
2.1. Đối tượng nghiên cứu 9
2.2. Phạm vi nghiên cứu 9

2. 3. Thời gian nghiên cứu 10
2.4. Nội dung nghiên cứu 10
2.5. Phương pháp nghiên cứu 10
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 15
3. 1. Hiện trạng các loài cây bóng mát ở phường Đồng Xuân 15
3. 1. 1. Danh lục các loài 15
3.1.2. Đa dạng về các đơn vị phân loại 17
3.1.2.1. Đa dạng ở mức độ ngành 17
3.1.2.2. Đa dạng ở mức độ họ, chi, loài 18
3.1.3. Đa dạng về dạng sống 19
3. 1. 4. Đa dạng về nguồn tài nguyên 20
3.2. Biện pháp phát triển hệ thực vật nhằm phát triển kinh tế và bảo vệ
môi trường 23
3.2.1. Nguyên tắc bố trí cây trồng 23
3.2.2. Giải pháp khoa học và công nghệ 23
3.2.3. Biện pháp trồng, chăm sóc và quản lý cây xanh 26
3.2.4. Đặc điểm phân loại của 1 số cây bóng mát được đề xuất ở
phường Đồng Xuân. 27
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
PHỤ LỤC 37













DANH MỤC ẢNH
Ảnh 1. Terminalia catappa L. 27
Ảnh 2. Alstonia scholaris R. Br 27
Ảnh 3. Allospondias lakonensis Pierre 28
Ảnh 4. Dracontomelum duperreanum Pierre 28
Ảnh 5. Dimocarpus longan Lour. 29
Ảnh 6. Delonix regia (Bojer ex Hook.) Raf. 29
Ảnh 7. Barring acutangula (L.) Gaertn. 30
Ảnh 8. Michelia alba DC. 30
Ảnh 9. Lagerstroemia speciosa (L.) Pers. 31
Ảnh 10. Muntingia calabura L. 31

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Mẫu điều tra thực vật theo tuyến 12
Bảng 3.1. Danh lục các loài cây bóng mát ở phường Đồng Xuân 15
Bảng 3.2. Đa dạng ở mức độ ngành 18
Bảng 3.3. Đa dạng ở mức độ họ 18
Bảng 3.4. 10 loài có nhiều cá thể nhất 19
Bảng 3.51. Bảng giá trị sử dụng các loài cây trồng làm bóng mát tại phường
Đồng Xuân. 20
Bảng 3.6: Kích thước cây theo chiều rộng vỉa hè 25



1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Phường Đồng Xuân, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc là một địa phương
đang trên đà phát triển về mọi mặt, trong đó tốc độ đô thị hóa diễn ra ngày
càng nhanh. Các tuyến đường chạy qua đang được cải tạo, mở rộng. Các cơ
quan, trường học, trạm y tế ngày càng được đầu tư xây dựng để góp phần
nâng cao đời sống về cả vật chất lẫn tinh thần. Bên cạnh việc đầu tư phát triển
về hạ tầng một vấn đề lớn được đảng bộ chính quyền tại phường quan tâm đó
là vấn đề ngăn chặn và hạn chế suy thoái ô nhiễm môi trường để người dân
được sống và làm việc trong bầu không khí trong lành thì phải có sự tham gia
của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực với các biện pháp khác nhau.
Để bảo vệ môi trường và cải thiện không gian sống, ngoài các biện pháp
giảm thiểu nguồn ô nhiễm thì việc sử dụng cây xanh có vai trò vô cùng quan
trọng. Cây xanh có tác dụng cải thiện khí hậu vì chúng có khả năng ngăn chặn
và lọc bức xạ mặt trời, ngăn chặn quá trình bốc hơi nước, giữ độ ẩm đất và độ
ẩm không khí thông qua việc hạn chế bốc hơi nước, kiểm soát gió, mưa, bảo
vệ mặt đường, chống xói mòn đất và bảo vệ các công trình kiến trúc khác.
Cây xanh hút khí CO2 và cung cấp O2, ngăn giữ các chất khí bụi độc hại
và hạn chế tiếng ồn.
Cây xanh có vai trò quan trọng trong kiến trúc và trang trí cảnh quan.
Những tính chất của cây xanh như: Hình dạng (tán lá, thân cây), màu sắc (lá,
hoa, thân cây, trạng mùa của lá ) là những yếu tố trang trí làm tăng giá trị
thẩm mỹ của công trình kiến trúc cũng như cảnh quan chung.
Ngoài chức năng trang trí, tăng thêm vẻ đẹp thẩm mỹ cây xanh còn có
tác dụng kiểm soát giao thông. Việc kiểm soát giao thông bao gồm cả xe cơ
giới và người đi bộ. Hàng cây bên đường có tác dụng định hướng, nhất là vào
2

ban đêm sự phản chiếu của các gốc cây được sơn vôi trắng là những tín hiệu
chỉ dẫn cho người đi đường.
Vậy nên cây xanh là một phần không thể thiếu trong đời sống con người,

nó không những mang đến nhiều giá trị về tinh thần, đưa con người xích gần
lại với thiên nhiên hơn mà còn mang lại giá trị kinh tế, bảo vệ, cải thiện môi
trường.
Tuy nhiên việc đô thị hóa đã làm thay đổi môi trường sinh thái theo
hướng mất cân bằng. Để giải quyết vấn đề trên, chính quyền các cấp đã đề ra
nhiều giải pháp, trong đó có việc phủ xanh đường phố bằng nhiều loại cây
trồng khác nhau, nhưng kết quả vẫn không như mong đợi vì thiếu đồng bộ và
không vận động được người dân tham gia.
Từ thực tế trên tôi đã làm đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất
giải pháp phát triển hệ thống cây xanh ở phƣờng Đồng Xuân”.
Với đề tài này tôi chỉ tiến hành đánh giá và xếp loại được một số loài cây
trồng thường gặp trên đường phố tại Phường Đồng Xuân, thị xã Phúc Yên,
tỉnh Vĩnh Phúc, đưa ra một số tiêu chuẩn về cây trồng đường phố nhằm đóng
góp một phần ý kiến của mình cho các nhà thiết kế cây xanh sử dụng để có
thể lựa chọn được những loài cây vừa có giá trị kinh tế vừa có khả năng tạo
cảnh quan đẹp, mang lại lợi ích chung cho cộng đồng.
2. Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá hiện trạng từ đó đề xuất giải pháp sử dụng và phát triển hệ thực
vật phục vụ mục đích làm bóng mát, phát triển kinh tế, tạo cảnh quan và bảo
vệ môi trường.




3

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
+ Ý nghĩa khoa học: Bổ sung các dẫn liệu về tính đa dạng và giá trị tài
nguyên của cây bóng mát tại khu vực nghiên cứu.
+ Ý nghĩa thực tiễn: Các kết quả là cơ sở để đánh giá hiện trạng và đề

ra các biện pháp khai thác, phục hồi và phát triển hệ thực vật tại khu vực
nghiên cứu.
4. Điểm mới của đề tài:
Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát
triển hệ thống cây xanh tại khu vực phường Đồng Xuân, thị xã Phúc Yên, tỉnh
Vĩnh Phúc.
5. Bố cục của khóa luận:
Gồm 37 trang, 10 ảnh, 7 bảng, được chia thành các phần chính như sau:
Mở đầu ( 2 trang), chương 1 (Tổng quan tài liệu - 5 trang), chương 2 (Đối
tượng, phạm vi, thời gian, phương pháp nghiên cứu - 6 trang), chương 3 (Kết
quả - 17 trang), kết luận, kiến nghị - 2 trang, tài liệu tham khảo – 3 trang, phụ
lục – 1 trang.











4

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Đa dạng sinh học là một trong những tài nguyên quý giá mà không thể
lấy các giá trị khác thay thế được, đa dạng sinh học đã trở thành cơ sở cho sự
tồn tại và phát triển của con người và loài người. Nhận thức được giá trị tài
nguyên thiên nhiên, thiên nhiên của đa dạng sinh học, loài người cũng nhận

thức đến sự cần thiết phải bảo tồn đa dạng sinh học, tăng cường và phát triển
nguồn tài nguyên đa dạng sinh học nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng
của con người trong thời hiện đại. Để làm được chuyện đó khoa học về đa
dạng sinh học càng ngày càng phát triển.
1.1. Trên thế giới
Vấn đề đa dạng sinh vật nói chung và đa dạng thực vật nói riêng, cũng
như bảo tồn chúng, đã trở thành một chiến lược quan trọng trên toàn thế giới.
Nhiều tổ chức quốc tế đã ra đời để hướng dẫn, giúp đỡ và tổ chức việc đánh
giá, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh vật trên phạm vi toàn thế giới. Đó là
Hiệp hội quốc tế bảo vệ thiên nhiên (IUCN), Chương trình môi trường liên
hợp quốc (UNEP), Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF), Viện Tài
nguyên Di truyền quốc tế (IPGRI), Để tránh sự phá huỷ tài nguyên và duy
trì sự sống một cách bền vững trên trái đất, Hội nghị thượng đỉnh bàn về môi
trường và đa dạng sinh vật đã được tổ chức tại Rio de Janeiro (Brazil) tháng
6/1992 và 150 quốc gia đã ký vào Công ước về Đa Dạng sinh vật và bảo vệ
chúng. Từ đó nhiều cuộc hội thảo được tổ chức và nhiều cuốn sánh chỉ dẫn ra
đời. Năm 1990, WWF xuất bản sách về tầm quan trọng của đa dạng sinh vật;
IUCN, UNEP và WWF đưa ra chiến lược bảo tồn thế giới; IUCN và WWF
xuất bản cuốn Bảo tồn đa dạng sinh vật thế giới; IUCN và UNEP xuất bản
sách Chiến lược đa dạng sinh vật và chương trình hành động; Tất cả các
công trình đó nhằm hướng dẫn và đề xuất phương pháp để bảo tồn đa dạng
sinh vật, làm nền tảng cho công tác bảo tồn và phát triển trong tương lai.
5

WCMC (1992) công bố công trình đánh giá đa dạng sinh vật toàn cầu, cung
cấp tư liệu về đa dạng sinh vật của các nhóm sinh vật khác nhau, ở các vùng
khác nhau trên toàn thế giới làm cơ sở cho việc bảo tồn có hiệu quả. Cùng với
các công trình đó, đã có hàng ngàn cuộc hội thảo khác nhau được tổ chức
nhằm thảo luận về quan điểm, phương pháp, cùng các kết quả đạt được ở
khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế và khu vực được tạo

thành mạng lưới phục vụ cho việc đánh giá bảo tồn và phát triển đa dạng sinh
vật.
Tất cả tình hình trên đây chứng tỏ tầm quan trọng vô cùng to lớn của vấn
đề đa dạng sinh học nói chung và da dạng thực vật nói riêng đối với toàn thế
giới, đối với mỗi quốc gia và đối với mỗi vùng lãnh thổ địa phương trong mỗi
nước, đặc biệt là các Khu du lịch sinh thái, Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên
nhiên, và sự cần thiết phải nghiên cứu đánh giá đa dạng sinh học, trong đó
có thực vật phục vụ cho mục đích bảo tồn và phát triển bền vững.
1.2. Ở Việt Nam
Việt Nam được coi là nước có đa dạng sinh học cao, là một trong 10
trung tâm đa dạng sinh học quan trọng của thế giới. Có hệ thực vật rất phong
phú và đa dạng, với nhiều giống loài có giá trị khoa học và kinh tế cao, loài
đặc hữu, nhiều nguồn gen quý hiếm. Theo các tài liệu đã công bố, Việt Nam
có khoảng 17000 loài Thực vật, trong đó ngành tảo có khoảng 2200 loài,
ngành Rêu 480 loài, ngành Khuyết lá Thông có 1 loài, ngành Thông đất có 55
loài, ngành Cỏ tháp bút có 2 loài, ngành Dương xỉ có 700 loài, ngành Hạt trần
có 70 loài, ngành Hạt kín có 13000 loài. [2,3,7,9,10].
Việc nghiên cứu, điều tra, đánh giá về đa dạng thực vật Việt Nam đã
được tiến hành hơn 2 thế kỉ, nhưng các công trình mới chỉ công bố nhiều ở
khoảng 50 năm trở lại đây.
6

Ngay từ cuối thế kỉ 18, nhà Thực vật học người Pháp J.Louseiro (1970)
đã biên soạn cuốn sách đầu tiên về đa dạng thực vật Nam Bộ. Nửa đầu thế kỉ
20 các nhà thực vật Pháp dưới sự chủ biên của H. Lecomte (1907-1952) đã
lần lượt xuất bản bộ sách “Thực vật chí đại cương Đông Dương” gồm 7 tập
với 7004 loài, 1850 chi, 289 họ, trong đó: Ngành Hạt kín có 3366 loài, 1727
chi, 239 họ; ngành Dương xỉ có 599 loài, 205 chi, 42 họ; ngành Hạt trần có
39 loài, 18 chi, 8 họ là nền tảng cho đánh giá đa dạng thực vật đến tận ngày
nay [16, tr6].

Những năm từ 1969 đến 1976 dưới sự chủ biên của Lê Khả Kế, nhiều
nhà nghiên cứu thực vật như Võ Văn Chi, Phan Nguyên Hồng,… đã công bố
7 tập bộ “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam”. Trong khi đó từ năm 1970 đến
1972 Giáo sư Phạm Hoàng Hộ đã công bố bộ “Cây cỏ miền Nam Việt Nam”
gồm 2 tập, đã thống kê được 5326 loài [16, tr5]. Tiếp sau đó (1991-1993,
1999-2000) Giáo sư Phạm Hoàng Hộ lại công bố tiếp 3 tập của bộ “Cây cỏ
Việt Nam” với số lượng loài khá đầy đủ, phục vụ tốt cho việc tra cứu và định
loại. Tuy tác giả chủ yếu đi sâu vào việc mô tả, nhưng ông cũng đã đề cập đến
công dụng làm thuốc của 1559 loài [15].
Trong cuốn sách “Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi gồm
6 tập (1962-1965) đã trình bày khoảng 430 loài cây thuốc, thuộc 116 họ, 51 vị
thuốc động vật và 19 vị thuốc khoáng vật. Đến nay đã tái bản bổ sung tới 9
lần (năm 1999) với gần 800 cây và vị thuốc [26]. Tác giả Võ Văn chi (1999)
đã công bố cuốn sách “Từ điển cây thuốc Việt Nam” giới thiệu 3200 loài thực
vật có khả năng làm thuốc. Tác giả đã mô tả chi tiết từng cây, có kèn theo
hình vẽ minh họa, nơi phân bố, thành phần hóa học, công dụng, liều dùng.
[10]. Cũng trong năm 1999, các tác giả Võ Văn Chi, Trần hợp bắt đầu cho ra
mắt bộ sách “Cây cỏ có ích ở Việt Nam” đây là bộ sách chuyên khảo lớn, giới
thiệu 6000 loài thực vật bậc cao có mạch với các đặc điểm về hình thái, phân
7

bố, sinh thái, công dụng [2],[3].
Trong cuốn “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” đã giới thiệu
920 loài cây và 80 động vật được lựa chọn từ hơn 4.000 cây thuốc và 400 loài
động vật làm thuốc đã biết. Bên cạnh cách giới thiệu hấp dẫn và đa dạng các
cây con thuốc, cuốn sách còn minh họa từng cây từng con thuốc với những
hình vẽ rất chi tiết và sống động để đọc giả có thể dễ dàng hình dung và nhận
biết ra chúng [5],[6].
Để hoàn thiện chính xác về danh pháp của các loài thực vật, phân bố của
chúng ở Việt Nam và trên thế giới, cũng như 1 số đặc điểm sinh thái, hình

thái không thể không nhắc đến cuốn “Danh lục các loài thực vật Việt Nam”
gồm 3 tập. Tập 1 do Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường, Đại học
Quốc gia Hà Nội biên tập, nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội năm 2001. Các
tập tiếp theo (tập 2, tập 3) do Giáo sư Nguyễn Tiến Bân là chủ biên soạn. Bộ
sách đã thống kê được 368 loài vi khuẩn lam, 2.200 loài Nấm, 2.176 loài Tảo,
481 loài Rêu, 1 loài Quyết lá thông, 53 loài Thông đất, 2 loài Cỏ tháp bút, 691
loài Dương xỉ, 69 loài Hạt trần và 13.000 loài thực vật Hạt kín [4].
Trong cuốn “Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật” Nguyễn Nghĩa
Thìn còn nêu nên những phương pháp nghiên cứu đa dạng loài sau khi đã tập
hợp các nguồn tư liệu từ các nước và cả những tổ chức bảo tồn thiên nhiên,
hoạt động xung quanh lĩnh vực đa dạng sinh học (IVCN), và cả những thành
quả của các tác giả Việt Nam.
Cùng với các công trình mang tính chất chung về taxon hay vùng lãnh
thổ cả nước, còn rất nhiều công trình về kết quả nghiên cứu Đa dạng thực vật
của mỗi khu vực và các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, như Đa
dạng thực vật các Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), Hoàng Liên – Sa
Pa (Lào Cai), Ba Bể (Bắc Kạn), Cát Bà (Hải Phòng), Pù Mát (Nghệ An),
Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), Cát Tiên (Đồng Nai), Yok Đôn (Đắk
8

Lắk), Xuân Sơn (Phú Thọ), Bạch Mã (Thừa Thiên -Huế), Tam Đảo (Vĩnh
Phúc), Mũi Cà Mau (Cà Mau), Đa dạng thực vật các Khu bảo tồn nhiên nhiên
Khau Ca (Hà Giang), Na Hang (Tuyên Quang), Chạm Chu (Tuyên Quang),
Hữu Liên (Lạng Sơn), Pù Huống (Nghệ An), Yên Tử (Quảng Ninh). Các khu
vực Tây Bắc; vùng núi đá vôi Hoà Bình, Sơn La; vùng ven biển Phong Điền
(Thừa Thiên -Huế); Khu Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long; Trạm Đa
dạng Sinh học Mê Linh, [16].
Các công trình nghiên cứu đa dạng thực vật thể hiện ở bộ mẫu thực vật
được điều tra thu thập bảo quản bền vững, lâu dài ở các phòng Tiêu bản thực
vật ở trong và ngoài nước như: Bảo tàng quốc gia lịch sử tự nhiên Paris

(Pháp), Vườn Thực vật Hoàng Gia Anh- Kew (Anh), Vườn Thực vật New
York (Hoa Kỳ), Viện thực vật Komarốp (Nga), Phòng tiêu bản thực vật viên
Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN) với hơn 1 triệu mẫu tiêu bản, Trường
Đại học Khoa học Tự nhiên (HNU) với khoảng 1 triệu mẫu, [12].













9

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN, NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các loài cây được trồng làm bóng mát ở phường
Đồng Xuân, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, và vùng lân cận dựa trên cơ sở
mẫu vật và tài liệu.
Tài liệu: Các tài liệu về đa dạng các loài cây trên thế giới và của Việt
Nam và các tài liệu khác có liên quan.
Mẫu vật: Các mẫu vật thực vật thuộc họ thực vật hạt trần và hạt kín ở
phường Đồng Xuân, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, được thu thập trong
các chuyến đi thực địa và các mẫu vật thuộc họ thực vật hạt trần và hạt kín

hiện được lưu giữ tại phòng tiêu bản thực vật Viện Sinh thái và Tài nguyên
Sinh vật (HN).
Tổng số mẫu nghiên cứu là 55 mẫu.
Ngoài ra, nếu điều kiện cho phép sẽ nghiên cứu thêm mẫu ở các phòng
tiêu bản thực vật trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà
Nội (HNU), PTB thực vật Viện Sinh học nhiệt đới – Tp. Hồ Chí Minh (HM),
Viện Dược liệu (HNPM), Viện điều tra quy hoạch rừng (HNF), trường Đại
học Dược khoa Hà Nội (HNIP). Vì có thể những Phòng tiêu bản này đang lưu
giữ các mẫu vật mình nghiên cứu.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Tại các tuyến đường của phường Đồng Xuân:
+ Đường Trường Trinh
+ Đường Lê Xoay
+ Đường Phạm Hồng Thái
+ Đường Ngô Quyền
10

Ngày 4 tháng 4 năm 2008, phường Xuân Hòa được chia thành 2 phường:
Xuân Hòa và Đồng Xuân. Phường Đồng Xuân (thuộc thị xã Phúc Yên, tỉnh
Vĩnh Phúc) nằm sát dưới chân núi Tam Đảo, được xem là vùng có nhiều cảnh
quan đẹp và khí hậu trong lành. Với diện tích tự nhiên là 339,76 ha với
14.217 nhân.
+ Phía Bắc giáp xã Ngọc Thanh
+ Phía Tây giáp phường Xuân Hòa
+ Phía Nam giáp xã Tân Dân
+ Phía Đông giáp xã Minh Trí, đều thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
2. 3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 12/ 2012 - 4/ 2014.
2.4. Nội dung nghiên cứu
+ Nghiên cứu xây dựng danh lục các loài cây bóng mát tại phường Đồng

Xuân (thuộc thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc).
+ Đánh giá tính đa dạng thực vật, sự đa dạng về giá trị tài nguyên, sinh
học, sinh thái các loài ở khu vực nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ
thống.
+ Đánh giá hiện trạng hệ thống cây trồng làm bóng mát tại khu vực
nghiên cứu, từ đó đề xuất biện pháp khai thác và phát triển hệ thực vật, phục
vụ mục đích bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế.
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu tôi đã sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu về
họ thực vật hạt kín phổ biến hiện nay, theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997 và
2007) [9,10] và Nguyễn Tiến Bân (1997) [1].
Công tác ngoại nghiệp: Được thực hiện trong các chuyến đi thực địa
nhằm thu thập mẫu vật, chụp ảnh, quan sát và ghi chép các đặc điểm của mẫu
ở trạng thái tươi, quan sát về phân bố, môi trường sống và các đặc điểm khác.
11

Công tác nội nghiệp: Được tiến hành tại phòng thí nghiệm, bao gồm việc
xử lý và bảo quản mẫu vật, phân loại để xác định được thành phần loài, phân
tích và tổng hợp số liệu,
CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH
Bước 1: Nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu các tài liệu về đa dạng sinh học trên thế giới và Việt Nam
nhất là tài liệu về đa dạng thực vật.
Tổng hợp, phân tích các tài liệu trong và ngoài nước về taxon nghiên
cứu, từ đó:
Lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp cho việc xác định vị trí, giới hạn
và cách sắp xếp các taxon nghiên cứu. Giới hạn của 1 taxon sẽ ảnh hưởng đến
vị trí và cách sắp xếp taxon đó trong hệ thống phân loại, cho nên ảnh hưởng
đến danh lục các loài tại nơi nghiên cứu.
Nắm vững bản chất taxon cần nghiên cứu như:

+ Hình thái để có thể nhận biết và thu thập được chúng khi nghiên cứu
ngoài thực địa (thực tế việc nhận biết ngoài thiên nhiên là rất khó, nhất là đối
với những người mới nghiên cứu, cho nên phải dựa vào các chuyên gia).
+ Phân bố (địa điểm, độ cao) để biết được những vị trí thường có các
loài đang nghiên cứu; sinh học (thông tin về thời gian ra hoa, thời gian quả
chín, khả năng tái sinh).
+ Sinh thái (nơi sống, khả năng thích ứng, loại hình sinh thái thích hợp)
Trên cơ sở đó, xác định điểm và tuyến nghiên cứu phù hợp với việc
nghiên cứu.
Kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các tác giả nghiên cứu trước
đó, nhằm hiểu rõ khu vực nghiên cứu, thành phần và tính chất hệ thực vật nơi
nghiên cứu, nhất là taxon sẽ nghiên cứu. Đây được xem là cơ sở dữ liệu rất
quan trọng.
12

Bước 2: Nghiên cứu thực địa
Tham gia các chuyến điều tra, nghiên cứu thực địa để thu thập mẫu vật,
phân tích mẫu ở trạng thái tươi, tìm hiểu các thông tin về sinh thái, phân bố và
các thông tin có liên quan khác. Để đảm bảo làm tốt công tác nghiên cứu thực
địa, cần phải làm tốt những công việc dưới đây:
Xác định địa điểm và tuyến thu mẫu: Để thu mẫu tôi tiến hành điều tra
toàn bộ 2 bên đường khu vực nghiên cứu. Số liệu được ghi chép theo bảng
2.1.
Bảng 2.1. Mẫu điều tra thực vật theo tuyến
Số hiệu tuyến……………… Người điều tra……………
Bắt đầu từ………. đến……… Ngày điều tra…………….
STT
Tên họ
(Khoa học –
Việt Nam)

Tên loài
(Khoa học –
Việt Nam)
Dạng sống
Công dụng
Số cá
thể
1.





2.











Những loài cây chưa biết tên khoa học thu mẫu tiêu bản tra cứu tại
phòng thí nghiệm. Thu mẫu tiêu bản theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa
Thìn.
Phương pháp thu mẫu: Chỉ thu mẫu khi không xác định được tên khoa
học.

Chất lượng mẫu đặc trưng cho từng loài, một mẫu vật đầy đủ là mẫu vật
có cả cơ quan dinh dưỡng (cành, lá,…) và cơ quan sinh sản (hoa, quả). Dùng
kéo cắt cành để thu mẫu , mỗi cây thu từ 3-5 mẫu, cây có hoa đơn tính phải
thu cả cành mang hoa đực và cành mang hoa cái, các mẫu thu trên cùng 1 cây
thì đánh cùng 1 số hiệu mẫu. Khi thu mẫu phải ghi chép ngay các đặc điểm dễ
13

nhận biết bên ngoài như: Vỏ cây, kích thước cây, nhất là các đặc điểm dễ mất
sau khi khô như màu sắc của hoa, quả, nhựa mủ, mùi vị [7]. Các mẫu thu
được phải có tỉ lệ tương đối phù hợp với kích thước chuẩn của mẫu tiêu bản:
40 x 30 cm [6].
Dùng bút chì hoặc bút chuyên dụng (không phai mực khi ngâm tẩm) ghi
chép những thông tin về đặc điểm của mẫu vật (kích thước cây, đặc điểm
thân, cành, lá, màu sắc và mùi vị hoa, quả,…), phân bố, toạ độ (dùng GPS để
xác định), sinh thái, giá trị sử dụng, vào sổ lý lịch tiêu bản và ghi các thông
tin tóm tắt (nơi thu, người thu, ngày thu, số hiệu mẫu, các thông tin khác) vào
phiếu Eteket [11].
Trong quá trình thu mẫu, nên chụp ảnh toàn bộ cây và mẫu vật. Mẫu vật
được chụp ảnh theo nguyên tắc từ tổng quát đến chi tiết.
Trong quá trình điều tra, kết hợp phỏng vấn người dân để tìm hiểu các
thông tin về tuổi cây trồng (thời gian trồng cây), các tiện ích và bất lợi của cây
xanh, giải pháp cho việc phát triển cây xanh….
Bước 3: Xử lý mẫu vật và phân tích mẫu
Dụng cụ: Kính lúp (bao gồm kính lúp thông thường và kính lúp màn
hình), kim mổ, kẹp, khay mổ, thước đo kích thước mẫu, máy ảnh,
Phương pháp tiến hành: Mẫu vật được phân tích từ tổng thể bên ngoài
đến các chi tiết bên trong, từ cái lớn đến cái nhỏ, phân tích đi đôi với ghi chép
và vẽ hình [14].
Trong khi phân tích mẫu, tiến hành ghi chép các đặc điểm, vẽ hình, chụp
ảnh. Sau đó, kết hợp với các tài liệu chuyên ngành (bản mô tả gốc, các chuyên

khảo, thực vật chí, ) và mẫu vật chuẩn (typus) – nếu có để xác định tên khoa
học của mẫu vật [15].
Bước 4: Phân loại
14

Sau khi đã phân tích mẫu, tiến hành xác định tên khoa học bằng cách tra
khoá định loại (dựa vào các tài liệu). Nếu vẫn còn nghi ngờ, tham khảo ý kiến
các chuyên gia nghiên cứu về taxon mình quan tâm.
Việc định loại mẫu vật dựa vào tài liệu Cây cỏ Việt Nam của Phạm
Hoàng Hộ (1999-2001) [5].
Việc chỉnh lý tên khoa học dựa vào Danh lục các loài thực vật Việt Nam
do Nguyễn Tiến Bân [2] và Phan Kế Lộc chủ biên [6].
Để tìm hiểu giá trị tài nguyên, tôi dựa vào tài liệu (như: Từ điển cây
thuốc, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, ) [3,4,7] và thực tế điều
tra trong nhân dân.
Để có dữ liệu về vùng phân bố tự nhiên, mùa hoa quả, loại hình sinh thái
thích hợp của các loài, tôi dựa vào kết quả điều tra thực địa và các tài liệu có liên
quan.
Căn cứ vào hiện trạng các loài và điều kiện tự nhiên - xã hội của khu vực
nghiên cứu dùng kết quả nghiên cứu để đề xuất giải pháp sử dụng và phát
triển hệ thực vật nhằm tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường.
Bước 5: Viết báo cáo
Được tiến hành trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu, từ đó lập danh
lục loài, đánh giá sự đa dạng về thành phần loài, về giá trị tài nguyên và cuối
cùng hoàn chỉnh các nội dung khoa học khác theo quy định.




15


CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3. 1. Hiện trạng các loài cây bóng mát ở phƣờng Đồng Xuân
Phường Đồng Xuân có diện tích không lớn (3,4 km
2
), nhưng các cây
được trồng tại đây khá đa dạng về thành phần loài và đặc điểm hình thái. Qua
nghiên cứu, tôi đã xác định được 55 loài thuộc 23 họ, 2 ngành. Ngành Hạt
trần (Gymnospermatophyta) có 2 họ (Cupressaceae và Pinaceae) với 2 loài,
các họ và loài còn lại đều thuộc ngành Hạt kín (Angiospermatophyta).
3. 1. 1. Danh lục các loài
Bảng 3.1. Danh lục các loài cây bóng mát ở phƣờng Đồng Xuân

STT
TÊN HỌ
TÊN LOÀI
SỐ

THỂ
Khoa học
Việt Nam
Khoa học
Việt Nam
NGÀNH HẠT THÔNG (PINOPHYTA) HAY HẠT TRẦN (GYMNOSPERMAE)
1.
Cupressaceae
Pơ mu
Juniperus chinensis L.
Tùng tháp
7

2.
Pinaceae
Thông
Pinus kesiya Royle ex Gordon
Thông 3 lá
3
NGÀNH NGỌC LAN (MAGNOLIOPHYTA) HAY HẠT KÍN (ANGINOSPERMAE)
3.
Anacardiaceae
Xoài
Allospondias lakonensis (Pierre)
Stapf
Dâu da xoan
84
4.
Dracontomelum duperreanum
Pierre.
Sấu
162
5.
Mangifera indica L.
Xoài
16
6.
Annonaceae
Na
Annona squamosa L.
Na
3
7.

Apocynaceae
Trúc đào
Alstonia scholaris L. R. Br.
Hoa sữa
96
8.
Nerium oleander L.
Trúc Đào
7
9.
Plumeria rubra L.
Đại
2
10.
Arecaceae
Cau
Areca catechu L.
Cau
3
11.
Caryota mitis Lour.
Đùng đình
3
12.
Chrysalidocarpus lutescens
H.Wendl.
Cau vàng
3
16


13.
Livistona chinensis (Jacq.) R. Br.
Cọ xẻ
10
14.
Roystonea regia (H.B.K) Cook
Cau vua
7
15.
Bombacaceae
Gạo
Ceiba pentandra (L.) Gaertn.
Cây gòn
2
16.
Bombax ceiba L.
Gạo rừng
11
17.
Combretaceae
Bàng
Terminalia catappa L.
Bàng
225
18.
Terminalia molinetii M. Gómez
Bàng đài
loan
3
19.

Euphorbiaceae
Thầu dầu
Hura crepitans L.
Vông đồng
2
20.
Fabaceae
Đậu
Acacia auriculiformis A.Cunn.ex
Benth.
Keo lá tràm
12
21.
Acacia mangium Willd.
Keo tai
thượng
57
22.
Albizzia lebbek Benth
Bồ kết tây
1
23.
Delonix regia (Bojer ex Hook.)
Raf.
Phượng vĩ
37
24.
Millettia ichthyochtona Drake
Thàn mát
5

25.
Peltophorum pterocarpum (DC.)
K.Heyne
Điệp vàng
1
26.
Styphnolobium japonicum (L.)
Schott
Hoa hòe
2
27.
Lauraceae
Long não
Cinnamomum camphora (L.) J. S.
Long não
6
28.
Lecythidaceae
Lộc vừng
Barring acutangula (L.) Gaertn.
Lộc vừng
26
29.
Lythraceae
Bằng lăng
Lagerstroemia speciosa (L.) Pers.
Bằng lăng
72
30.
Magnoliaceae

Mộc lan
Michelia alba L.
Ngọc lan
3
31.
Meliaceae
Xoan
Khaya senegalensis A. Juss.
Xà cừ
7
32.
Melia azedarach L.
Xoan
25
33.
Moraceae
Dâu tằm
Artocarpus heterophyllus Lamk.
Mít
16
34.
Ficus benjamina L.
Si
6
35.
Ficus benghalensis L.
Đa trơn
2
36.
Ficus drupacea Thunb.

Đa hạch
7
37.
Ficus elastic Roxb. Ex. Horn.
Đa búp đỏ
1
38.
Ficus microcarpa L. f.
Sanh
12
17

39.
Ficus racemosa L.
Sung
6
40.
Ficus religiosa L.
Bồ đề
11
41.
Muntingiaceae
Trứng cá
Muntingia calabura L.
Trứng cá
42
42.
Myrtaceae
Sim
Cleistocanyx operculatus (Roxb.)

Merr. & Perry
Vối
1
43.
Eucalyptus camaldulensis
Dehnhart.
Bạch đàn
trắng
82
44.
Eucalyptus exserta F.V.Muell
Bạch đàn lá
liễu
74
45.
Psidium guiava L.
Ổi
4
46.
Syzygium samarangense (Blume)
Merr.& Perry
Roi hoa
trắng
1
47.
Nyctaginaceae
Hoa giấy
Bougainvillea brasiliensis
Rauesch
Hoa giấy

5
48.
Poacea
Hòa thảo
Bambusa blumeana Schult. &
Schult. f.
Tre gai
10
49.
Bambusa vulgaris Schrad.
Tre vàng sọc
3
50.
Rutaceae
Cam
Citrus grandis (L.) Osb.
Bưởi
1
51.
Clausena lansium (Lour.) Skeels
Hồng bì
2
52.
Sapindaceae
Bồ hòn
Dimocarpus longan L.
Nhãn
93
53.
Sapotaceae

Hồng
xiêm
Chrysophyllum cainito L.
Vú sữa
1
54.
Manilkara zapota (L.) P. Royen
Hồng xiêm
1
55.
Pouteria lucuma ( Ruiz & Pav.)
Kuntze
Trứng gà
5

3.1.2. Đa dạng về các đơn vị phân loại
3.1.2.1. Đa dạng ở mức độ ngành



18

Bảng 3.2. Đa dạng ở mức độ ngành

Ngành
Họ
Chi
Loài
Số họ
Tỉ lệ %

Số chi
Tỉ lệ %
Số loài
Tỉ lệ %
Pinophyta
2
8,7
2
4,4
2
3,64
Magnoliophyta
21
91,3
43
95,6
53
96,36
Tổng
23
100
45
100
55
100

Từ kết quả thu được tôi có một số nhận xét sau:
Các loài cây bóng mát ở phường Đồng Xuân phân bố trong 2 ngành
Pinophyta và Magnoliophyta. Trong ngành Mộc lan (Magnoliophyta) với 21
họ (chiếm 91,3%), 43 chi (chiếm 95,6%), 53 loài (chiếm 96,36%), còn lại là

ngành Hạt trần (Gymnospermae) với 2 họ (chiếm 8,7%), 2 chi (chiếm 4,4%),
2 loài (chiếm 3,46%).
3.1.2.2. Đa dạng ở mức độ họ, chi, loài

Bảng 3.3. Đa dạng ở mức độ họ

STT
Họ
Số chi
Tỉ lệ
%
Số loài
Tỉ lệ
%
Tên khoa học
Tên Việt Nam
1.
Fabaceae
Họ Đậu
6
13,3
7
12,7
2.
Arecaceae
Họ Cau
5
11,1
5
9,09

3.
Myrtaceae
Họ Sim
4
8,89
5
9,09
4.
Anacardiaceae
Họ Xoài
3
6,67
3
5,46
5.
Apocynaceae
Họ Trúc đào
3
6,67
3
5,46
6.
Sapotaceae
Họ Hồng xiêm
3
6,67
3
5,46
7.
Bombacaceae

Họ Gạo
2
4,44
2
3,64

×