Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Nghiên cứu hình thái học loài Coccinella transversalis Fabricius, 1781 (Coleoptera Coccinellidae) trên cây Bắp cải vụ Đông Xuân 2012 - 2013 ở Nam Viêm - Phúc Yên - Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 53 trang )





TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN





NGUYỄN THỊ QUYÊN




NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI HỌC
LOÀI Coccinella transversalis Fabricius, 1781
(Coleoptera: Coccinellidae) TRÊN CÂY
BẮP CẢI VỤ ĐÔNG XUÂN 2012 - 2013
Ở NAM VIÊM - PHÚC YÊN - VĨNH PHÚC


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Động vật học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS. TS. TRƢƠNG XUÂN LAM




HÀ NỘI - 2014



LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn
chân thành nhất đến: PGS.TS. Trƣơng Xuân Lam - Trưởng phòng Côn
trùng học thực nghiệm - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, người đã luôn
tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi nhất, định hướng và chỉ bảo về
chuyên môn cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em xin được gửi lời cảm ơn tới các cán bộ nghiên cứu trong phòng Côn
trùng học thực nghiệm - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã có những
góp ý thực sự bổ ích cho em thực hiện khóa luận này.
Bên cạnh đó lời cảm ơn xin được gửi đến các thầy, cô giáo trong khoa
Sinh - KTNN, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã nhiệt tình giảng dạy và
giúp đỡ, góp ý cho em trong quá trình thực hiện đề tài.
Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn tới người thân trong gia đình, bạn bè
luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần trong suốt thời
gian thực hiện khóa luận.
Do điều kiện thời gian nghiên cứu hạn chế nên bài khóa luận chắc chắn
sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của
thầy cô giáo và toàn thể các anh chị, bạn bè để bài khóa luận tốt nghiệp của
em được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên



Nguyễn Thị Quyên




LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan kết quả thu được trong quá trình thực hiện đề tài
nghiên cứu trên là của chính em và hoàn toàn chính xác dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Trƣơng Xuân Lam - Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật.
Nếu có gian dối em xin chịu hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Nhà trường và
Bộ Giáo dục và Đào tạo.


Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2014
Sinh viên


Nguyễn Thị Quyên




MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Nội dung nghiên cứu 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1. Tình hình nghiên cứu nhóm bọ rùa bắt mồi và bọ rùa chữ nhân ở nước ngoài 4
1.2. Tình hình nghiên cứu nhóm bọ rùa bắt mồi và bọ rùa chữ nhân ở Việt Nam 8
CHƢƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
2.1. Địa điểm và thời gian 11
2.1.1. Địa điểm 11
2.1.2. Thời gian: Từ tháng 3/2012 tới tháng 5/2014 11
2.2. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 11
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu 11
2.2.2. Vật liệu nghiên cứu 11
2.3. Phương pháp nghiên cứu 12
2.3.1. Phương pháp điều tra xác định thành phần các loài côn trùng bắt mồi trên
ruộng rau bắp cải 12
2.3.2. Phương pháp xử lí và bảo quản mẫu ngoài thực địa 13
2.3.3. Phương pháp làm tiêu bản, phân tích mẫu và phân loại bằng hình thái 13
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái bọ rùa chữ nhân 13
2.3.5. Phương pháp điều tra biến động số lượng bọ rùa chữ nhân bắt mồi
Coccinella transversalis và sâu hại chủ yếu trên đồng ruộng 14
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 16
3.1. Thành phần các loài côn trùng bắt mồi trên rau bắp cải vụ đông xuân 2012 -
2013 tại xã Nam Viêm, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc 16



3.2. Đặc điểm hình thái học và kích thước các pha của loài bọ rùa chữ nhân
Coccinella transversalis 21
3.2.1. Đặc điểm hình thái học các pha phát dục của bọ rùa chữ nhân
Coccinella transversalis 21
3.2.2. Kích thước các pha của bọ rùa chữ nhân Coccinella transversalis 25
3.3. Một số đặc điểm sinh thái học của loài bọ rùa chữ nhân

Coccinella transversalis 27
3.3.1. Phổ vật mồi của bọ rùa chữ nhân Coccinella transversalis 27
3.3.2. Sức ăn mồi của loài bọ rùa chữ nhân Coccinella transversalis
trong phòng thí nghiệm 29
3.3.3. Diễn biến số lượng của rệp xám B. brassicae và bọ rùa chữ nhân 31
Coccinella transversalis trên ruộng rau bắp cải trồng ở xã Nam Viêm, thị xã Phúc
Yên, tỉnh Vĩnh Phúc 31
3.4. Đề xuất một số biện pháp bảo vệ và lợi dụng bọ rùa chữ nhân trong việc
phòng trừ rệp xám trên cây bắp cải 37
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
PHỤ LỤC









DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ
STT
Nội dung
Trang
1
Hình 3.1. Tỉ lệ phần trăm giữa các bộ côn trùng bắt mồi trên
cây rau bắp cải tại xã Nam Viêm, thị xã Phúc Yên, tỉnh
Vĩnh Phúc (2012-2013)
19

2
Hình 3.2. Các loài côn trùng bắt mồi phổ biến có mặt tại xã
Nam Viêm, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
20
3
Hình 3.3. Hình thái ổ trứng đẻ của con cái bọ rùa chữ nhân
C. transversalis
22
4
Hình 3.4. Hình thái ấu trùng các tuổi của bọ rùa chữ nhân
C. transversalis.
23
5
Hình 3.5. Nhộng của bọ rùa chữ nhân C. transversalis
24
6
Hình 3.6. Trưởng thành bọ rùa chữ nhân C. transversalis
25
7
Đồ thị 3.1. Diễn biến mật độ của rệp xám Brevicoryne
brassicae trên cây bắp cải ở xã Nam Viêm, thị xã Phúc Yên,
tỉnh Vĩnh Phúc
33
8
Đồ thị 3.2. Diễn biến mật độ của bọ rùa chữ nhân
C. transversalis trên cây bắp cải ở xã Nam Viêm, thị xã
Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
36
9
Đồ thị 3.3. Mối quan hệ giữa mật độ của bọ rùa chữ nhân

C. transversalis và rệp xám B. brassicae trên cây bắp cải ở xã
Nam Viêm, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
37



DANH MỤC CÁC BẢNG

STT
Nội dung
Trang
1
Bảng 3.1.Thành phần các loài côn trùng bắt mồi trên rau bắp cải
vụ đông xuân 2012 - 2013 tại xã Nam Viêm, thị xã Phúc Yên,
tỉnh Vĩnh Phúc
16
2
Bảng 3.2. Kích thước trung bình của các tuổi ấu trùng bọ rùa
chữ nhân C. transversalis với thức ăn là rệp đậu màu đen
A. craccivora
26
3
Bảng 3.3. Kích thước trung bình của nhộng bọ rùa chữ nhân
C. transversalis với thức ăn là rệp đậu màu đen A. craccivora
26
4
Bảng 3.4. Kích thước trung bình bọ rùa chữ nhân C. transversalis
trưởng thành với thức ăn là rệp đậu màu đen A. craccivora
27
5

Bảng 3.5. Phổ vật mồi của loài bọ rùa chữ nhân C. transversalis
trên rau bắp cải tại xã Nam Viêm, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
28
6
Bảng 3.6. Khả năng ăn rệp Aphis craccivora của ấu trùng bọ rùa chữ
nhân C. transversalis (nhiệt độ: 21,8 - 31,3
o
C, ẩm độ: 80 - 90%)
29
7
Bảng 3.7. Sức ăn rệp Aphis craccivivora của trưởng thành
C. transversalis (Nhiệt độ: 21,8 - 31,3
o
C, ẩm độ: 80 - 90%)
30
8
Bảng 3.8. Mật độ trung bình của các loài sâu hại trên rau bắp cải
tại điểm nghiên cứu (từ 3/2012 tới 3/2013)
31
9
Bảng 3.9. Mật độ của rệp xám Brevicoryne brassicae trên cây bắp
cải vụ đông xuân 2012 - 2013 ở xã Nam Viêm, thị xã Phúc Yên,
tỉnh Vĩnh Phúc
32
10
Bảng 3.10. Mật độ của bọ rùa chữ nhân C. transversalis trên cây
bắp cải vụ đông xuân 2012 - 2013 ở xã Nam Viêm, thị xã
Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
34




DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT
Kí hiệu
Viết tắt
1.
HTT
Hoa thập tự
2.
BVTV
Bảo vệ thực vật
3.
BRCN
Bọ rùa chữ nhân
4.
SN
Sâu non
5.
TT
Trưởng thành




1

MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài
Rau bắp cải thuộc họ Hoa thập tự (Cruciferae) là cây thực phẩm quan
trọng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người như
protein, axit hữu cơ, vitamin và các chất khoáng, bên cạnh đó rau còn là
nguồn thức ăn phục vụ cho chăn nuôi. Chính vì vậy, rau bắp cải và rau họ
Hoa thập tự nói chung đã được trồng rộng rãi ở rất nhiều nơi trong cả nước và
ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.
Rau bắp cải có thời gian sinh trưởng ngắn, được trồng gối vụ và thu
hoạch rải rác thành từng đợt không tập trung. Cùng với các đặc điểm của
nhóm rau này là có thân, lá mềm yếu và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Kết hợp
với khí hậu nóng ẩm của nước ta, nhóm rau này bị nhiều loài sâu phá hại như
sâu xanh bướm trắng Pieris rapae, sâu tơ Plutella xylostella, sâu khoang
Spodoptera litura, rệp xám Brevicoryne brassicae, bọ nhảy Phylotreta
striolata,… Các loài sâu này gây hại từ đầu vụ đến cuối vụ làm tổn thất nặng
nề cho nghề trồng rau. Ngoài ra, bệnh sương mai, bệnh đốm lá, bệnh thối
nhũn hại rải rác.
Để bảo vệ cây rau và tăng năng suất, biện pháp canh tác và phòng trừ
dịch hại hiện nay hầu hết nông dân áp dụng là đầu tư thâm canh cao và sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) do có tác dụng nhanh, có thể nhìn thấy
sâu hại chết ngay. Do thời gian sinh trưởng của cây rau ngắn, sâu hại nhiều
nên người dân trồng rau ở Vĩnh Phúc đã phun thuốc BVTV nhiều lần trong vụ
và thời gian cách li thường không đảm bảo. Chính vì vậy, ảnh hưởng của
thuốc BVTV đã và đang để lại nhiều hậu quả trực tiếp đến sức khỏe cho
người tiêu dùng, người sản xuất và vật nuôi. Tình trạng ngộ độc thực phẩm do
thuốc BVTV trên rau xanh là vấn đề cấp thiết đang được xã hội quan tâm.

2

Hơn thế thuốc còn xâm nhập vào đất, nước, tồn dư trong rau gây nên những
ảnh hưởng lâu dài, phá vỡ cân bằng sinh thái và tiêu diệt nhiều loài côn trùng

có ích trên đồng ruộng rau.
Mục tiêu của trồng trọt cần đạt được là vừa phải nâng cao chất lượng,
sản lượng cây trồng đồng thời phải kết hợp hài hòa giữa an toàn sinh thái, môi
trường, sức khỏe con người và vật nuôi để có một nền nông nghiệp sạch. Nhu
cầu được sử dụng thực phẩm an toàn, rau an toàn tăng cao nhưng những sản
phẩm rau xanh thực sự an toàn thì vẫn chưa nhiều. Xu hướng đang được ưu
tiên, quan tâm và ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước nông nghiệp như Việt Nam
chúng ta là dùng những sản phẩm bảo vệ thực vật thiên nhiên. Bảo vệ, duy trì
sự đa dạng và lợi dụng các loài thiên địch trong hệ sinh thái nông nghiệp.
Đồng thời nghiên cứu các biện pháp nhân nuôi, lây thả chúng ra ngoài đồng
ruộng để kiểm soát sâu hại là một việc làm rất thiết thực trong việc bảo vệ và
nâng cao chất lượng, sản lượng cây trồng. Những sản phẩm bảo vệ thực vật
thiên nhiên này không những bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm chất độc hóa
học, an toàn với con người và vật nuôi mà còn giúp cho người nông dân tiết
kiệm được tiền bạc mua thuốc trừ sâu, giảm bớt công lao động.
Hiện nay con người đã chủ động bảo vệ, duy trì và nhân nuôi nhiều
loài thiên địch có lợi theo nhu cầu để kìm hãm số lượng sâu hại, bảo vệ cây
trồng. Chọn được loại thiên địch thích hợp là xem như quyết định được sự
thành công trong đấu tranh sinh học bảo vệ cây trồng nhất là cây rau. Trong
những thiên địch của sâu hại, nhóm các loài bọ rùa bắt mồi có phổ thức ăn
rộng, tiêu diệt rệp hại và các loài sâu hại có kích thước nhỏ. Do vậy, triển
vọng sử dụng các loài bọ rùa trong đấu tranh sinh học bảo vệ cây trồng đã
được biết đến như những loài thiên địch quan trọng, đặc biệt loài bọ rùa chữ
nhân Coccinella transversalis Fabr, 1781. Việc nghiên cứu có tính chất hệ
thống đối với các loài bọ rùa bắt mồi trên rau bắp cải cũng như việc nghiên

3

cứu đặc điểm hình thái, sinh thái học của loài Coccinella transversalis là rất
cần thiết. Điều này làm cơ sở cho khả năng lợi dụng chúng trong quản lí tổng

hợp sâu hại cây trồng, duy trì tính đa dạng, sự cân bằng sinh thái và bảo vệ
môi trường.
Từ thực tế đó, nhằm góp phần tìm kiếm và bảo vệ các loài côn trùng bắt
mồi trên rau, lợi dụng khả năng sử dụng chúng trong phòng trừ sâu hại rau và
góp phần giảm thiểu sử dụng thuốc trừ sâu hóa học trên rau họ Hoa thập tự tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hình thái học loài Coccinella
transversalis Fabricius, 1781 (Coleoptera: Coccinellidae) trên cây bắp cải
vụ đông xuân 2012 - 2013 ở Nam Viêm - Phúc Yên - Vĩnh Phúc”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở xác định đặc điểm hình thái và một số đặc điểm sinh thái
học của loài bọ rùa chữ nhân Coccinella transversalis nhằm nhân nuôi, duy
trì, bảo vệ và phát triển chúng. Từ đó đề xuất giải pháp bảo vệ, khích lệ chúng
trong phòng chống sâu hại rau bắp cải nói riêng và rau họ Hoa thập tự (HTT)
nói chung một cách hợp lí góp phần giảm thiểu phun thuốc trừ sâu, bảo vệ
môi trường ở vùng trồng rau của tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra thành phần các loài côn trùng bắt mồi trên rau bắp cải tại
Nam Viêm, Phúc Yên, Vĩnh Phúc
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái học của loài bọ rùa chữ nhân
Coccinella transversalis
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học của loài bọ rùa chữ nhân
Coccinella transversalis và đề xuất một số biện pháp bảo vệ và lợi dụng
chúng trong việc phòng trừ sinh học bảo vệ rau bắp cải.



4

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. Tình hình nghiên cứu nhóm bọ rùa bắt mồi và bọ rùa chữ nhân ở
nƣớc ngoài
Trong số các loài thiên địch của sâu hại, cùng với các loài côn trùng ký
sinh thì các loài côn trùng bắt mồi có vai trò rất quan trọng, trong đó phải kể
đến các loài thuộc nhóm bọ rùa ăn rệp. Trên thế giới các nghiên cứu sử dụng
bọ rùa trong đấu tranh sinh học bảo vệ cây trồng đã được nhiều nhà khoa học
quan tâm từ rất lâu. Từ năm 1888 sự thành công của việc sử dụng bọ rùa R.
cardinalis trừ rệp sáp I. purchasi đã đánh dấu mốc quan trọng trong phòng
chống dịch hại nhờ sử dụng thiên địch. Họ bọ rùa (Coccinellidae) có vai trò
quan trọng trong việc tiêu diệt rệp hại đậu nói riêng và rệp hại thực vật nói
chung. Đây là nhóm côn trùng có ý nghĩa lớn trong biện pháp sinh học, được
nhiều nhà côn trùng học quan tâm.
Họ bọ rùa (Coccinellidae), bộ (Coleoptera), lớp (Isecta) có một lịch sử
phát triển khá lâu dài. Theo ý kiến của Iablokoff - Khazorian thì họ
Coccinellidae hiển nhiên được hình thành từ khu vực nào đấy ở vùng nhiệt
đới mà hiện nay ở đó họ Coccinellidae cũng vô cùng phong phú và đa dạng
(Hoàng Đức Nhuận, 1982) [8]. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về phân
loại bọ rùa Coccinellidae ở các vùng địa lí động vật khác nhau. Nhiều loài
mới, giống mới ngay cả tộc mới đã được phát hiện và mô tả. Những công
trình quan trọng nhất về bọ rùa là các công trình của các tác giả Bielawski
(1957) [18]; Fursh (1965) [22]; Kumar D. Gorpade (1974) [26] và nhiều tác
giả khác. Bọ rùa lôi cuốn sự chú ý của các nhà sinh học trong việc nghiên cứu
phân loại và khu hệ như Korschefsky (1933) [25]…

5

Theo De Bach (1964) [19] thì trong 118 trường hợp thành công trong
việc sử dụng biện pháp đấu tranh sinh học đã có tới 21 trường hợp hoàn toàn
chỉ sử dụng bọ rùa.

Trên thế giới đã có những nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của
C. transversalis. Dixon (2000) [20] cho biết khi thức ăn là rệp thì sự phát triển
của C. transversalis diễn ra nhanh hơn, đẻ trứng nhiều hơn, chuyển động nhanh
và tuổi thọ dài hơn. Khi thức ăn là các loài côn trùng khác thì quá trình phát triển
cũng như sự đẻ trứng, tuổi thọ của bọ rùa kém hơn so với thức ăn là rệp.
Nghiên cứu về phổ thức ăn của C. transversalis cho thấy 6 loài rệp
Aphis craccivora, Aphis gossypii, Aphis nerii, Myzus persicae, Lipaphis
erysimi và Uroleucon compositae đều được C. transversalis sử dụng làm thức
ăn. Tuy nhiên cả ấu trùng và trưởng thành của loài bọ rùa này đều thích ăn nhất
là loài A. gossypii và thấp nhất là A. nerii. Thức ăn cũng đã ảnh hưởng đến thời
gian phát dục của bọ rùa, ngắn nhất khi được nuôi bằng rệp A.gossypii
(13,01 ± 0,18 ngày) và dài nhất khi nuôi bằng A.nerii (20,51 ± 0,25 ngày)
(Omkar and James, 2004) [28]. Ahmad and Aaron (2004) [15] đã xác định
phổ thức ăn của 2 loài bọ rùa C. transversalis và Propylea dissects cho biết
hầu hết chúng bắt ăn các loài rệp hại cây trồng, thức ăn ưa thích của chúng là
A. gossypii, A. craccivora. Sức ăn của ấu trùng tăng dần theo tuổi và lớn nhất
ở pha trưởng thành.
Nghiên cứu thời gian phát dục của C. transversalis Fabr. Ở nhiệt độ 29 ± 1°C,
ẩm độ 75 ± 5% cho thấy, trứng phát dục 3,47 ± 0,05 ngày, ấu trùng có 4 tuổi,
thời gian phát dục của mỗi tuổi là 1,93 ± 0,01; 1,47 ± 0,01; 1,57 ± 0,19 và
3,27 ± 0,17 ngày. Thời gian phát dục của nhộng là 3,70 ± 0,14 ngày. Thời
gian phát dục của trưởng thành đực và cái tương ứng là 26,13 ± 3,11 và
32,13 ± 3,83 ngày (Photchana and Ghoh.M, 1995) [30].

6

Thời gian phát dục, sức sinh sản của C. transversalis phụ thuộc vào thức
ăn của chúng, khi được nuôi bởi các loại thức ăn khác nhau thì thời gian phát
dục của chúng cũng khác nhau. C. transversalis có sức sinh sản lớn nhất khi
được nuôi bằng Acyrthosiphonpisum. C. transversalis không đẻ trứng sau 3

ngày đầu tiên cho ăn dung dịch nước đường sucrose và hầu hết không đẻ trứng
khi được nuôi bằng thức ăn là ấu trùng tuổi 2 của sâu xanh Helicoverpa armigera
(trung bình 2,7 trứng/ngày). Loài bọ rùa này cũng đẻ với số lượng tương tự khi
được nuôi bằng giọt mật do rệp tiết ra cùng với thức ăn là ấu trùng sâu xanh, trong
cả 2 hình thức nuôi trên, tổng số trứng mỗi cá thể C. transversalis đẻ chỉ bằng
10 - 15% so với cá thể được nuôi hoàn toàn bằng thức ăn là rệp (Edward, 2004)
[31]. Thời gian phát dục của C. transversalis phụ thuộc vào nhiệt độ nuôi.
Các thí nghiệm cho thấy ở các nhiệt độ khác nhau thì vòng đời của chúng là
khác nhau. Thời gian hoàn thành vòng đời dài nhất là 60 ngày khi nuôi ở
nhiệt độ 20 ± 1°C, 56 ngày ở nhiệt độ 24 ± 1°C và 50 ngày ở 28 ± 1°C.
Nghiên cứu các chỉ tiêu về sinh trưởng cho thấy nhiệt độ 24 ± 1°C phù hợp
cho sự sinh trưởng cho loài bọ rùa này (Arshad and Parvez , 2009) [17].
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng, phát triển
của C. transversalis, kết quả cho thấy loài bọ rùa này phát triển tốt ở nhiệt
độ 25°C và 30°C trong khi đó ở nhiệt độ 15°C, 20°C và 35°C sự phát triển
của chúng không tốt đặc biệt là sức sinh sản rất thấp, không đồng đều
(Jagadish and Jayaramaiah, 2005) [24].
Omkar (2008) [29] đã nghiên cứu và đưa ra các kết quả về đặc điểm
sinh học, sinh thái và tập tính của 2 loài bọ rùa C. transversalis và
Cheilomenes sexmaculatus. Thời gian trưởng thành trước giao phối của 2 loài
lần lượt là 11,7 ± 0,4 ngày và 5,5 ± 0,5 ngày. Thời gian trưởng thành trước đẻ
trứng là 12,7 ± 0,5 ngày và 5,5 ± 0,7 ngày. Tập tính của trưởng thành đực cả 2
loài đều thể hiện sự ve vãn theo 5 bước: đến gần, quan sát, kiểm tra, leo lên và
thực hiện giao phối.

7

Một số loài bọ rùa bắt mồi khác cũng đã được quan tâm nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu của Omkar and Bind (2004) [27] chỉ ra rằng sự sinh
trưởng, phát triển và sinh sản của loài Cheilomenes sexmaculata đã được

nghiên cứu trong mối quan hệ với 7 loài rệp muội Aphis craccivora, Aphis
gossypii, Rhopalosiphum maidis, Myzus persicae, Uroleucon compositae,
Lipaphis erysimi và Aphis nerii trên 1 cùng một loại cây trồng. Kết quả cho
thấy, sức ăn mồi, tỷ lệ nở, tỷ lệ phát triển của ấu trùng, trọng lượng của các
tuổi, thời gian phát dục, tỷ lệ vũ hóa, tuổi thọ và sức sinh sản của trưởng thành
C. sexmaculata phụ thuộc vào thức ăn, các chỉ tiêu trên đạt cao nhất khi được
nuôi bằng A. craccivora và thấp nhất khi nuôi bằng A. nerii, thứ tự sắp xếp như
sau: A. craccivora > A. gossypii > R. maidis > M. persicae > U. compositae >
L. erysimi > A. nerii.
Sử dụng 5 loài rệp Lipaphis erysimi, Aphis craccivora, Hyadaphis
coriandry, Rhopalosiphum nymphae và Macrosiphum rosae làm thức ăn nuôi
C. septempunctata ở điều kiện 25 ± 1
o
C, 70 ± 5% cho thấy, ấu trùng tuổi 4 có
sức ăn lớn nhất, thời gian phát dục và tuổi thọ của loài C. septempunctata dài
nhất khi nuôi bằng thức ăn là L. erysimi và ngắn nhất khi nuôi bằng M. rosae.
Cùng 1 loại thức ăn thì tuổi thọ của trưởng thành cái dài hơn trưởng thành
đực. Về nhu cầu thức ăn, con trưởng thành thích ăn rệp L. erysimi hơn nhưng
ấu trùng lại thích nhất là H. coriandri, ấu trùng tuổi 4 có sức ăn lớn nhất
(Arshad and Parvez, 2007) [16].
Agarwala B.K.; Bardhanroy P. and Yasuda H.; Takizawa T. (2003) [14]
đã tiến hành các nghiên cứu về ảnh hưởng của sự cạnh tranh cùng loài và cạnh
tranh khác loài đến khả năng ăn mồi và khả năng đẻ trứng của một số loài bọ
rùa bắt mồi: Menochilus sexmaculatus (Fabricius) (Coleoptera: Coccinellidae),
Coccinella transversalis (Fabricius) (Coleoptera: Coccinellidae) và Scymnus
pyrocheilus (Mulsant) (Coleoptera: Coccinellidae) trong phòng thí nghiệm.
Nuôi 20 loài bọ rùa với thức ăn là rệp đào Myzus persicae, Hsieh
(1985) [23] đã tìm ra hệ số thức ăn hiệu quả nhất để nuôi bọ rùa là 1: 200.

8


1.2. Tình hình nghiên cứu nhóm bọ rùa bắt mồi và bọ rùa chữ nhân ở
Việt Nam
Ở Việt Nam, họ bọ rùa là họ côn trùng phổ biến, kết quả điều tra đã xác
định có 256 loài bọ rùa thuộc 65 giống, 5 phân họ. Trong các loài bọ rùa ăn
rệp thì C. transversalis là một trong những loài đóng vai trò quan trọng trong
phòng trừ sinh học (Hoàng Đức Nhuận, 2007) [9]. Nguyễn Viết Tùng (1991) [13]
đã ghi nhận thành phần bọ rùa ăn rệp trên rau ở đồng bằng sông Hồng có 13
loài trong số đó 5 loài phổ biến là bọ rùa đỏ, bọ rùa 10 chấm đen, bọ rùa 6 vệt
đen, bọ rùa mỏ neo và bọ rùa 2 mảng đỏ.
Cho đến nay cũng có nhiều tác giả nghiên cứu và sử dụng bọ rùa
phòng trừ rệp hại cây trồng như Vũ Quang Côn và ctv (1995) [1] đã khẳng
định trong số các loài côn trùng bắt mồi của sâu hại bông ở miền Bắc thì các
loài bọ rùa có hiệu quả trong việc hạn chế số lượng của rệp bông - một trong
những loài sâu hại quan trọng trên bông ở Việt Nam.
Nghiên cứu về vòng đời, đặc điểm sinh vật học của các loài bọ rùa tuy
chưa nhiều nhưng cũng đã có những công trình khá chi tiết về một số loài bọ
rùa. Theo Mai Phú Quý và ctv (2005) [12], bọ rùa chữ nhân Coccinella
transversalis có vòng đời kéo dài từ 20 - 27 ngày. Trong đó pha trứng 3 - 4
ngày, pha ấu trùng 14 - 17 ngày, pha nhộng 3 - 6 ngày. Khả năng ăn rệp Aphis
gossypii của bọ rùa trưởng thành trung bình là 29 ± 3 rệp/ngày. Nếu thiếu thức
ăn, cả ấu trùng và trưởng thành đều ăn trứng hoặc các ấu trùng tuổi nhỏ hơn.
Nghiên cứu của Quách Thị Ngọ, Phạm Văn Lầm (1999) [7] về loài bọ rùa 2
mảng đỏ Lemnia biplagiata có vòng đời trung bình từ 17,7 ngày (nuôi bằng
rệp muội Aphis craccivora) đến 24,0 ngày (nuôi bằng rệp mía Ceratovacuna
lanigera). Một trưởng thành cái đẻ được 22,3 trứng khi ăn rệp muội Aphis
craccivora và 183,5 trứng khi ăn rệp mía Ceratovacuna lanigera.
Về phổ thức ăn, sức ăn mồi và ảnh hưởng của thức ăn đến nhóm bọ rùa
bắt mồi. Nuôi C. transversalis với thức ăn là rệp xám (B. brassicae) và rệp


9

đậu màu đen (A. craccivora) kết quả cho thấy thức ăn có ảnh hưởng rõ rệt đến
thời gian phát dục và khả năng đẻ trứng của loài bọ rùa này. Với thức ăn là B.
brassicae vòng đời của C. transversalis là 21 - 34 ngày, trung bình một cặp
trưởng thành đẻ được 278 quả trứng (ở nhiệt độ 27 - 29
o
C, 80 - 85%, tương
ứng với thức ăn là A. craccivora thì vòng đời là 14 - 22 ngày, 918 quả
trứng/cặp (Nguyễn Thành Mạnh và Mai Phú Quý, 2008) [5].
Một số đặc điểm sinh học sinh thái của các loài sâu hại phổ biến trên
rau xanh cũng đã được nghiên cứu. Thiên địch của rệp muội được biết đến rất
đa dạng, một số loài phổ biến như Coccinella transversalis Fabr., Cryptogonus
orbiculus Gyllen, Harmona octomaculata Fabr., Micraspis discolor Fabr.,
Propylea japonica Thumb., Scymnus hoffanni Weiseva, Diplazon sp., Ischiodon
scutellaris Fabr. Trong đó Coccinella transversalis và Ischiodon scutellaris
đóng vai trò quan trọng trong hạn chế rệp Aphis craccivora Koch (Phạm Văn
Lầm, 2000) [4]. Phạm Huy Phong và ctv, 2008 [11] đã nghiên cứu đặc điểm
sinh học sinh thái của loài rệp đậu Aphis craccivora Koch đã cho thấy rệp non
có 4 tuổi, vòng đời rệp ngắn từ 4 - 7 ngày, tuổi thọ của rệp kéo dài từ 8 - 26
ngày trong điều kiện nhiệt độ trung bình dao động từ 25,2 - 30,1
o
C, ẩm độ
trung bình dao động từ 52,1 - 73,4 %. Tác giả cũng đưa ra các dẫn liệu về sinh
học của loài rệp Aphis craccivora được thu trực tiếp trên cây trồng theo từng
mùa vụ ở ngoài cánh đồng (Bùi Minh Hồng và Hà Quang Hùng, 2006 [3];
Nguyễn Quang Cường và ctv, 2008 [2]; Phạm Huy Phong và ctv, 2008) [11]
Khả năng ăn rệp của 3 loài bọ rùa bắt mồi M. discolor, M. sexmaculatus,
L. biplagiaita đã được nghiên cứu. Kết quả cho thấy khả năng ăn trứng sâu tơ
Plutella xylostella của 3 loài bọ rùa trong 24 giờ là khác nhau, M. discolor có thể ăn

15,3 ± 1,2 trứng sâu tơ và 14,0 ± 0,9 sâu tơ tuổi 1, trong khi đó loài M. sexmaculatus
ăn 7,0 ± 0,6 trứng và 19,6 ± 2,1 sâu tơ tuổi 1. Loài L. biplagiaita ăn 7,0 ± 0,6
trứng và 21,0 ± 1,8 sâu tơ tuổi 1 (Phạm Văn Lầm, 2000) [4].

10

Theo Phạm Quỳnh Mai, 2010 [6]. Nghiên cứu về biến động số lượng
của bọ rùa bắt mồi trên cây rau mà điển hình là bọ rùa đỏ. Nghiên cứu biến
động số lượng của bọ rùa đỏ M. discolor và vật mồi của chúng là rệp xám
Brevicoryne brassicae trên rau cải xanh tại Từ Liêm, Hà Nội cho thấy rằng,
diễn biến số lượng của bọ rùa đỏ (vật bắt mồi) có liên quan chặt chẽ với rệp
xám (con mồi).
Vũ Khắc Nhượng (1991) [10] cũng đã xác định khả năng tiêu diệt
mạnh nhất loài rệp bông Aphis gosypii là bọ rùa, vì vậy cần bảo vệ và tạo điều
kiện để bọ rùa khống chế sự phát triển của rệp.
Ở Việt Nam cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về các đặc điểm
sinh học và sinh thái của loài bọ rùa chữ nhân Coccinella transversalis ở
nhiều địa điểm trong cả nước. Bao gồm các nghiên cứu về thành phần loài
côn trùng bắt mồi và việc bảo vệ, lợi dụng chúng trong việc tiêu diệt sâu hại,
các nghiên cứu về biến động số lượng của Coccinella transversalis với vật
mồi của chúng trên rau họ HTT và ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến
sinh trưởng, sinh sản của chúng. Cũng như các nghiên cứu nhân nuôi và sử
dụng côn trùng ăn thịt để diệt côn trùng hại. Tuy nhiên các nghiên cứu này
chưa được quan tâm đúng mức, thiếu các nghiên cứu hệ thống, những dẫn
liệu hình thái, sinh thái học đầy đủ về bọ rùa bắt mồi nói chung và bọ rùa chữ
nhân ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Nhất là các nghiên cứu về hình thái bọ rùa
chữ nhân và biến động số lượng của bọ rùa chữ nhân Coccinella transversalis
với vật mồi của chúng trên trên rau bắp cải.

11


CHƢƠNG 2
ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm và thời gian
2.1.1. Địa điểm
- Địa điểm thu mẫu: Cánh đồng rau thuộc xã Nam Viêm, thị xã Phúc
Yên, tỉnh Vĩnh Phúc và vùng phụ cận.
- Các nghiên cứu về đặc điểm hình thái, một số đặc điểm sinh thái học
được tiến hành tại phòng thí nghiệm thuộc Phòng côn trùng học thực nghiệm,
Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam.
2.1.2. Thời gian: Từ tháng 3/2012 tới tháng 5/2014
2.2. Đối tƣợng và vật liệu nghiên cứu
2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Các loài côn trùng bắt mồi trên rau bắp cải
- Loài bọ rùa bắt mồi thuộc họ Coccinellidae (Coleoptera), đặc biệt loài
bọ rùa chữ nhân Coccinella transversalis Fabricius, 1781.
2.2.2. Vật liệu nghiên cứu
- Vợt bắt côn trùng
- Ống nghiệm, đĩa petri
- Máy ảnh
- Túi nilon, hộp nhựa các cỡ
- Hộp đựng mẫu
- Kính lúp cầm tay, kính lúp quang học, nhiệt kế, ẩm kế, tủ sấy
- Kéo, panh, giấy thấm, kim cắm côn trùng
- Sổ ghi chép, phiếu điều tra, phiếu phân tích
- Hóa chất, cồn 70
o



12

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phƣơng pháp điều tra xác định thành phần các loài côn trùng bắt
mồi trên ruộng rau bắp cải
Điều tra xác định thành phần côn trùng bắt mồi (điều tra định tính)
thuộc họ Coccinellidae trên cây rau bắp cải với các chỉ tiêu theo dõi gồm:
thành phần loài, tần suất bắt gặp (%), vị trí số lượng (%), thời gian xuất hiện
(Viện BVTV, 1997). Bảo quản, xử lí mẫu vật thu được làm tiêu bản, lưu giữ
trong phòng thí nghiệm.
Tiến hành điều tra theo phương pháp tự do không cố định điểm, số điểm
điều tra càng nhiều càng tốt, định kì 7 - 10 ngày/lần. Trước hết điều tra sơ bộ
bằng mắt tổng quan chung tình hình khu vực điều tra. Sau khi điều tra sơ bộ
tổng quan tiến hành xác định và chọn lựa điểm có vị trí ngẫu nhiên, có tính
chất để đại diện cho toàn bộ vùng nghiên cứu. Tiến hành thu mẫu theo cùng
một phương pháp trong tất cả các điểm điều tra. Việc thu bắt mẫu theo
phương pháp thu mẫu côn trùng thông thường gồm: Thu mẫu bằng tay, sử
dụng ống hút côn trùng và sử dụng vợt côn trùng (Ø = 40 cm) thu thập mẫu ở
điểm đã lựa chọn và vùng lân cận (bờ cỏ xung quanh ruộng rau, khu vực trồng
rau). Ghi chép số lượng các cá thể các loài côn trùng bắt mồi bắt gặp trong quá
trình điều tra. Song song với điều tra bằng vợt tiến hành đặt bẫy cốc nhựa
(Ø =10 cm; d = 15 cm) trên các luống rau, trên miệng bẫy phủ lá rau bắp cải để
hút các loài côn trùng bắt mồi sống dưới đất vào ẩn nấp và rơi xuống bẫy. Thu
mẫu sau khi đặt bẫy 2 ngày. Tiến hành thu bắt tất cả các pha của các loài côn
trùng bắt mồi trên lá, thân cây rau, ở dưới đất và ở khu vực xung quanh bắt gặp
trên ruộng rau tại vùng nghiên cứu. Ghi chép các thông tin và chụp ảnh nơi thu
mẫu cũng như sinh cảnh sống của chúng.



13

2.3.2. Phƣơng pháp xử lí và bảo quản mẫu ngoài thực địa
Mẫu thu bắt được trên đồng ruộng được xử lí sơ bộ cho sạch đất cát, một
phần được bảo quản trong các hộp nhựa hoặc cồn 70
o
rồi mang về phòng thí
nghiệm. Các mẫu đều có ghi nhãn ngày thu mẫu, pha phát dục, cây trồng, địa
điểm và người thu mẫu.
2.3.3. Phƣơng pháp làm tiêu bản, phân tích mẫu và phân loại bằng hình
thái
Sau mỗi đợt thu mẫu ngoài thực địa, tiến hành xử lí và phân loại sơ bộ
mẫu. Mẫu phân loại được định vị bằng kim côn trùng hoặc ngâm cồn, mỗi cá
thể mẫu gắn với êteket ghi nhận các thông tin về mẫu. Mẫu thu được định vị
bằng kim côn trùng được sấy khô trong vòng 24 - 28 giờ ở nhiệt độ 50
o
C, xử
lí sạch và bảo quản trong các hộp gỗ đựng mẫu. Tiến hành định loại bằng hình
thái theo tài liệu phân loại của Bộ Khoa học và Công nghệ ( 2007), Nguyễn
Viết Tùng (2006), Livingstone and Murugan (1998), Randall and James
(1995), De Bach (1964) và một số tài liệu khác.
2.3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái bọ rùa chữ nhân
Thu thập trưởng thành của bọ rùa chữ nhân Coccinella transversalis trên
ruộng rau bắp cải, thu mẫu bọ rùa sống bằng tay, sử dụng ống nghiệm sạch có
nút bông để lưu giữ mẫu trong khi tiến hành thu thập ngoài tự nhiên. Sau đó
đem về phòng thí nghiệm và tiếp tục nuôi bằng thức ăn là rệp đậu đen Aphis
craccivora. Nuôi bọ rùa cá thể hoặc tập thể ở điều kiện phòng thí nghiệm,
trong các lọ nhựa có đường kính 15 - 20 cm, cao 20 - 25 cm. Hàng ngày cho
bọ rùa ăn rệp đậu đen và vệ sinh lọ nuôi. Khi các cá thể hóa trưởng thành thì

cho ghép đôi, 1 đực : 1 cái hoặc có thể nuôi 1 - 2 đôi/lọ để cho chúng đẻ
trứng. Chọn những ổ trứng đẻ ra trong cùng 1 ngày được tách ra nuôi, số cá
thể theo dõi là
n 30
. Tiếp tục cho trứng nở nuôi đến trưởng thành để theo
dõi các chỉ tiêu về hình thái.

14

Bọ rùa chữ nhân là loài có biến thái hoàn toàn, vòng đời trải qua 4 giai
đoạn sinh trưởng (pha) trứng - nhộng - ấu trùng - trưởng thành, ấu trùng có 4
tuổi và trải qua 3 lần lột xác.
Tiến hành quan sát, mô tả hình thái, màu sắc, đo đếm kích thước các pha
phát dục (trứng, ấu trùng các tuổi, nhộng, trưởng thành). Sử dụng kính lúp
quang học với thị kính có thước đo để đo kích thước cơ thể bọ rùa chữ nhân ở
các pha phát triển.
2.3.5. Phƣơng pháp điều tra biến động số lƣợng bọ rùa chữ nhân bắt mồi
Coccinella transversalis và sâu hại chủ yếu trên đồng ruộng
Điều tra mật độ bọ rùa chữ nhân Coccinella transversalis và sâu hại
chủ yếu trên rau bắp cải vụ đông xuân trong năm 2012 - 2013. Điều tra biến
động số lượng của bọ rùa chữ nhân và sâu hại trên rau được tiến hành định kỳ
7 - 10 ngày/lần, đơn vị điều tra là 1m
2
, các điểm điều tra chéo góc, điểm điều
tra lần sau không trùng với các điểm đã được chọn trước đó và mật độ được
tính con/m
2
. Dùng que nhỏ gạt lớp đất mỏng ở các khe kẽ trên mặt ruộng, lật
các cục đất, lá rau tàn dư xung quanh gốc cây rau lên để kiểm tra, trên cây rau
tìm trong các lách lá để đếm toàn bộ số lượng bọ rùa bắt mồi có trong điểm

điều tra. Các số liệu thu được ghi vào sổ ghi chép để tính toán và xử lí.
- Xử lí số liệu và công thức tính toán.
* Tần suất xuất hiện:

Tần suất xuất hiện (%)

=
Tổng số lần bắt gặp
x 100%
Tổng số lần điều tra

Quy định: Mức độ bắt gặp tương ứng với tần suất xuất hiện.
+ : Xuất hiện ít (dưới 5%)
++ : Xuất hiện trung bình (25 - 50%)
+++ : Xuất hiện nhiều (> 50%)


15


* Mật độ cá thể (con/m
2
)

=
Tổng số cá thể điều tra
Tổng số m
2
điều tra


* Kích thước trung bình cơ thể:
X
TB
(mm) =
N
Xi

Trong đó: X
TB
là giá trị trung bình cơ thể
X
i
là giá trị kích thước của cá thể thứ i
N là số cá thể theo dõi
* Khả năng tiêu thụ con mồi (con/ngày) =
N
Xi

Trong đó: X
i
: Số lượng con mồi bị ăn
N: Số ngày theo dõi















16

CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Thành phần các loài côn trùng bắt mồi trên rau bắp cải vụ đông
xuân 2012 - 2013 tại xã Nam Viêm, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Để xác định thành phần các loài côn trùng bắt mồi trên rau bắp cải,
tiến hành điều tra thành phần các loài côn trùng bắt mồi và mức độ bắt gặp
của chúng qua các tháng trên cây rau bắp cải tại xã Nam Viêm, thị xã Phúc
Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Thành phần các loài côn trùng bắt mồi trên rau bắp cải vụ
đông xuân 2012 - 2013 tại xã Nam Viêm, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

STT

Tên Khoa học

Tên Việt Nam
Mức độ bắt gặp
Năm 2012
Năm 2013
T10
T11

T12
T1
T2
T3
BỘ CÁNH CỨNG - COLEOPTERA
Họ Bọ chân chạy Carabidae
1
Chlaenius bioculatus
Chaudoir, 1856
Chân chạy đuôi
2 chấm trắng
+
+
+

++
+
2
Ophionea abstersus
Bates, 1873
Bọ cổ dài ba
khoang


+
+
++
+
Họ Bọ rùa Coccinellidae
3

Chilomenes quadriplagiata
(Swar, 1798)
Bọ rùa 4
chấm đỏ

+
+
+
+

4
Coccinella transversalis
Fabricius, 1781
Bọ rùa
chữ nhân
+

+++
+++
++

5
Leis axyridis
(Pallas, 1773)
Bọ rùa vàng
++
++
+
+
+



17

6
Lemnia biplagiata
(Swartz, 1808)
Bọ rùa
2 chấm đỏ
+

+
+
+

7
Menochilus sexmaculatus
(Fabricius, 1781)
Bọ rùa
6 vằn đen
++
+++
++
+
++
+
8
Micrapis discolor
(Fabricius, 1798)
Bọ rùa đỏ

+++
++
++
+
+++
+
9
Propylea japonica
Thunberg, 1784
Bọ rùa Nhật Bản
+
+
+
+
+

Họ Bọ cánh cộc Staphyllinidae
10
Paederus fuscipes Curtis,
1826
Bọ cánh cộc
3 khoang
++
+++
+++
++
++
+
BỘ CÁNH DA - DERMAPTERA
Họ Bọ đuôi kìm đen Carcinophoridae

11
Euborellia annulata
(Fabricius, 1793)
Bọ đuôi kìm
nâu đen
+
+++
+
+
+++

12
Euborellia annulipes
(Lucas, 1847)
Bọ đuôi kìm
chân khoang
+
+
++
+
+

BỘ CÁNH KHÁC - HETEROPTERA
Họ Bọ xít ăn sâu Reduviidae
13
Coranus fuscipennis
Reuter, 1881
Bọ xít nâu
đầu rộng
++

+
+++
++
++
+
14
Coranus spinicutis
Reuter, 1881
Bọ xít nâu
đầu hẹp


+
+
+

15
Ectrychotes rufescens
Distant , 1904
Bọ xít đen
đầu nhọn

+
+

+
+
16
Sycanus croceovittatus
Dohrn, 1859

Bọ xít
cổ ngỗng đen
+
+
+

+

×