Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tư tưởng nhân sinh trong kinh Pàli của Phật giáo - Những vấn đề đặt ra cho việc giáo dục đạo đức con người Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.97 KB, 8 trang )

Tư tưởng nhân sinh trong kinh Pàli của Phật
giáo - Những vấn đề đặt ra cho việc giáo dục
đạo đức con người Việt Nam hiện nay


Nguyễn Văn Thơm


Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Triết học; Mã số: 60 22 80
Người hướng dẫn: PGS.TS. Hoàng Minh Đô
Năm bảo vệ: 2014


Keywords. Triết học; Tư Tưởng nhân sinh; Kinh Pàli; Phật giáo; Giáo dục đạo đức

Content
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Đạo Phật là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới, được du nhập vào Việt Nam từ
những năm đầu công nguyên. Từ những ngày đầu của quá trình du nhập vào Việt Nam, Đạo Phật
đã hòa đồng một cách nhanh chóng với phong tục tập quán, truyền thống và suy nghĩ của người
bản địa, hòa nhập một cách tự nhiên vào đời sống của người Việt. Vì thế Đạo Phật được xem là
một tôn giáo có truyền thống gắn bó với dân tộc ta từ lâu đời và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống
tinh thần nói chung và đạo đức của nhân dân Việt Nam nói riêng. Đúng như xác quyết mà Phật
giáo đã chỉ ra: “Đạo pháp - dân tộc - chủ nghĩa xã hội”
Đạo Phật có một hệ thống giáo lý mang đậm tính nhân bản, nhiều học thuyết của Phật
giáo có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của nền đạo đức dân tộc, đặc biệt là
tư tưởng về nhân sinh của Phật giáo, là một trong những nhân tố cấu thành nền văn hóa dân tộc
cũng như nhân cách, đạo đức của mỗi người dân. Từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo luôn
tỏ rõ vai trò quan trọng, có ảnh hưởng sâu rộng và toàn diện trong đời sống xã hội Việt Nam, nó
góp phần ngăn chặn sự xuống cấp trầm trọng của đạo đức đã làm ảnh hưởng đến những truyền


thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta. Những ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo luôn biến
đổi trải qua những bước thăng trầm trong lịch sử. Đặc biệt, từ khi công cuộc đổi mới chuyển từ
cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa diễn
ra trên đất nước ta, thì sự biến đổi, ảnh hưởng về nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống tinh
thần của con người Việt Nam càng diễn ra khá rõ nét và có những biểu hiện mới.
Bên cạnh sự phát triển về mặt kinh tế không thể phủ nhận thì kinh tế thị trường cũng
biểu hiện những mặt trái của nó: đó là sự phân hóa giàu nghèo, lối sống thực dụng chạy theo
đồng tiền, lấy đồng tiền làm thước đo cho sự thành công và lấy đó để đặt mối quan hệ trong giao
tiếp cuộc sống…Sự xuống cấp của đạo đức, lối sống đang ngày càng lan rộng không chỉ ở quần
chúng nhân dân mà còn len lỏi sâu trong bộ máy cầm quyền, thể hiện sự xuống cấp về đạo đức,
lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên: tình trạng tham nhũng, vi phạm pháp luật
của một số người có chức có quyền, làm ăn gian dối coi thường tính mạng, vi phạm đạo đức nói
chung, y đức nói riêng. Lối sống thực dụng, chạy theo vật chất ấy đang làm băng hoại thuần
phong mỹ tục của dân tộc. Thêm vào đó, là sự tác động của toàn cầu hóa, quá trình mở cửa, hội
nhập, giao lưu văn hóa đã tác động rất lớn đến con người và xã hội Việt Nam, phá vỡ những
chuẩn mực đạo đức xã hội, làm cho xã hội đứng trước nguy cơ rối loạn. Những ảnh hưởng tiêu
cực ấy ngày càng phổ biến và đang dóng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với Việt Nam- một dân
tộc có truyền thống nhân văn. Đây cũng là vấn đề hết sức cấp thiết mà Đảng, nhà nước và nhân
dân ta đặt ra để tìm cách giải quyết. Để giải quyết những tiêu cực trong xã hội như đã nêu trên,
Đảng và nhà nước ta đã có những giải pháp tích cực, một trong những giải pháp đó là giữ gìn và
phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những học thuyết về nhân sinh của Đạo Phật là
một trong những chuẩn mực đạo đức để quy định và phát huy cũng như giữ gìn những truyền
thống tốt đẹp của dân tộc ta.
Trong thời kỳ đổi mới đất nước, ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với tinh
thần, đặc biệt là định hướng đạo đức của người Việt Nam sẽ như thế nào? Cần đánh giá những
ảnh hưởng đó trên cả những mặt tích cực và tiêu cực? Những nhân tố nào cần phát huy trong
điều kiện mới và bằng cách nào để có thể phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những
ảnh hưởng tiêu cực của nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống tinh thần của con người Việt
Nam là vấn đề cấp thiết đang đặt ra và cần làm sáng tỏ.
Với những ý nghĩa và lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Tư tưởng nhân sinh trong

kinh Pàli của Phật giáo – Những vấn đề đặt ra cho việc giáo dục đạo đức con người Việt Nam
hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành triết học của mình nhằm góp một phần nhỏ
bé trong hệ vấn đề to lớn đó.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu ảnh hưởng của tư tưởng nhân sinh của Phật giáo đối với đời sống tinh thần
nói chung và việc giáo dục đạo đức của con người Việt Nam nói riêng là đề tài rộng lớn. Đã có
nhiều công trình nghiên cứu đạt được những kết quả đáng trân trọng. Có thể kể ra một số công
trình sau đây:
Thứ nhất: Nghiên cứu về đạo Phật có các tác phẩm:
- Tác phẩm “Đạo Phật Việt Nam” của tác giả Thích Đức Nghiệp, Nxb TP Hồ Chí Minh
1995. Trong công trình nghiên cứu này, Hòa thượng đã phân tích rất kỹ đến đạo đức học Phật
giáo. Tác giả khẳng định, đạo đức Phật giáo có thể coi như một khoa học nhân bản mà trong đó
“giới luật” và “bát chính đạo” làm nền tảng trong việc xây dựng và hoàn thiện đạo đức, nhân
cách con người, con người mà tốt thì xã hội mới có đạo đức. Theo tác giả, đạo đức học Phật giáo
nhằm mang lại giác ngộ và giải thoát, hạnh phúc và tự do cho một xã hội nhân bản nói riêng và
cho toàn thể nhân loại nói chung
- Tác phẩm “Các nguyên tắc đạo đức của Phật tử tại gia” của tác giả Thích Nhật Từ, Nxb
TP Hồ Chí Minh 1995 là công trình nghiên cứu gồm 18 chương, một trăm điều nói về văn hóa
ứng xử trong các quan hệ của cuộc sống dành cho các Phật tử tại gia và sự áp dụng các nguyên
tắc đạo đức này vào cuộc sống hàng ngày. Các điều này được tác giả trình bày giản dị, dễ hiểu.
Đối với các phật tử có niềm tin với Phật pháp, theo tác giả thì những nguyên tắc ấy làm hành
trang để con người tự hoàn thiện nhân cách cá nhân, đem lại hạnh phúc cho gia đình và góp phần
làm ổn định xã hội.
Thứ hai: đề cập đến những ứng dụng thiết thực của Phật giáo trong đời sống
- Tác phẩm “Phật giáo với dân tộc” của tác giả Thích Thanh Từ Nxb TP Hồ Chí Minh, ấn
hành năm 1992. Tác giả đã khẳng định đạo Phật đã hòa nhập với cuộc sống của con người Việt
Nam. Tư tưởng Đạo Phật đã thấm nhuần tinh thần dân tộc và sự liên hệ mật thiết này, người dân
Việt Nam coi đạo Phật là đạo của tổ tiên truyền lại. Từ buổi đầu dựng nước đến cuối đời Trần,
các thiền sư Phật giáo đã có sự đóng góp quan trọng trong công cuộc cứu quốc và xây dựng đời
sống chính trị, văn hóa. Sự có mặt của Phật giáo chẳng những giúp cho nhà vua có đường lối

chính trị sang suốt mà còn hướng dẫn dân tộc tiến cao trên con đường văn minh, đạo đức.
Những vị Thiền sư thời ấy chẳng những thâm đạt về đạo lý xuất thế mà còn thấu hiểu các tổ
chức xã hội, đem lại an lạc thực tế cho dân tộc
Không những khẳng định đạo đức Phật giáo phù hợp với phong tục, tập quán, tín ngưỡng
của người Việt, tác giả còn đề cập đến một số giáo lý như: Luân hồi, vô ngã, giải thoát và khẳng
định đạo Phật lấy giải thoát làm mục đích. Theo đạo Phật, phải biết quý trọng tự do của con
người, con người tự do là con người được sống trong đất nước tự do, được sống trong quốc gia
văn minh, tiến bộ và con người không bị ràng buộc bởi những hận thù, tù tội…
- Trong Luận án Tiến sĩ Phật học, “Lý thuyết về Nhân tính qua kinh tạng Pàli” của Tác giả
Thích Chơn Thiện, Nxn TP HCM, ấn hành năm 1999. Tác giả đã diễn giải và phân tích giáo lý
Duyên Khởi của Đức Phật và trình bày một cách có hệ thống những lời Đức Phật dạy qua kinh
tạng Pàli là “Lý thuyết về nhân tính” làm cơ sở xây dựng môi trường văn hóa, giáo dục mới.
Trong luận án này, tác giả không chỉ đề cấp đến lý thuyết nhân tính do Đức Phật dạy mà còn chỉ
rõ con đường giải phóng các vấn đề khủng hoảng cá nhân và khủng hoảng xã hội trong xã hội
hiện đại.
Thứ ba: Vai trò của Phật giáo đối với việc giáo dục đạo đức con người Việt Nam
- Luận án Tiến sỹ Triết học của Đặng Thị Lan : “Đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của
nó đến đạo đức con người Việt Nam” Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn năm 2004,
là công trình nghiên cứu đã nêu được một số nội dung cơ bản của đạo đức Phật giáo và ảnh
hưởng của đạo đức Phật giáo đến con người Việt Nam. Tác giả cũng đưa ra một số giải pháp để
phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của đạo đức Phật giáo.
- Đây là bài viết rất chuyên sâu về mảng của đề tài này, trong đó có những vẫn đề chính yếu
sau đây: thứ nhất là bàn về một số khái niệm về đạo đức và nhân sinh và mối quan hệ giữa đạo
đức và nhân sinh; thứ hai là ảnh hưởng của Phật giáo đối với quan niệm đạo đức nói chung gắn
với tiết thuyết nhà Phật; thứ ba là ảnh hưởng của Phật giáo đối với nhân cách người Việt.
- Luận văn Thạc sĩ Triết học của Thích Từ Ân: Quan niệm về nghiệp của Phật giáo và ý
nghĩa của nó trong việc giáo dục đạo đức con người Việt Nam hiện nay (Trường Khoa học xã
hội và nhân văn, 2010). Toàn bộ chương một tác giả đã phân tích rất kỹ đến khái niệm Nghiệp
của Phật giáo, trình bày nguồn gốc, biểu hiện và những đặc điểm của Nghiệp. Chương hai của
luận văn, tác giả khảo sát quan điểm của rất nhiều học giả về khái niệm giáo dục, khái niệm đạo

đức. Theo tác giả nhận thức được giáo lý Nghiệp, con người sẽ có nhiều đức tính tốt bởi biết rõ
mọi sự xảy ra đều từ nhân mà thành quả, không một quả nào ngẫu nhiên mà có hay do một thế
lực thiêng liêng tạo ra, tất cả đều do con người gieo nhân rồi gặt quả. Từ việc khẳng định vai trò
quan trọng của giáo lý Nghiệp nói riêng và giáo lý Phật giáo nói chung đối với việc giáo dục đạo
đức người Việt Nam hiện nay, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo
dục đạo đức theo tinh thần Phật giáo.
- Công trình nghiên cứu của nhiều tác giả: Đạo đức học Phật giáo, (Viện Nghiên cứu Phật
học Việt Nam ấn hành, TP Hồ Chí Minh, năm 1995) tập hợp những bài viết của nhiều tác giả tại
Hội thảo khoa học do Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam tổ chức. Tất cả các bài viết đều nêu
bật được những nội dung cơ bản và tính ưu việt của Đạo đức học Phật giáo. Vì vậy, theo các tác
giả, bảo tồn và phát huy những giá trị Đạo đức Phật giáo là góp phần vào việc để bảo tồn truyền
thống văn hóa của dân tộc. Đặc biệt, trong bài viết Những giá trị của đạo đức Phật giáo trong xã
hội truyền thống của tác giả Đỗ Văn Nhung đã khẳng định giá trị nhân sinh của Phật giáo, cụ thể
trên phương diện giáo dục đạo đức, giáo dục nhân cách cho con người không chỉ đối với xã hội
truyền thống mà tác giả còn khẳng định nhân sinh Phật giáo còn có ý nghĩa và vai trò quan trọng
góp phần vào việc điều chỉnh sự cân bằng xã hội hiện đại, giữ cho xã hội không bị lệch lạc trên
con đường phát triển.
- Chuyên đề “Ảnh hưởng của Phật giáo trong đạo đức và nhân cách của con người Việt
Nam hiện nay” của PGS, TS, Hoàng Minh Đô, Tạp chí KHXH miền trung, số ISN 1859 -2635,
số 3năm 2009. Đây là bài viết rất chuyên sâu về mảng của đề tài này, trong đó có những vẫn đề
chính yếu sau đây:
+ Bàn về một số khái niệm về đạo đức và nhân sinh và mối quan hệ giữa đạo đức và nhân
sinh;
+ Ảnh hưởng của Phật giáo đối với quan niệm đạo đức nói chung gắn với tiết thuyết nhà
Phật;
+ Ảnh hưởng của Phật giáo đối với nhân cách người Việt.
Ngoài ra còn rất nhiều công trình như: Mấy vấn đề Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam
của Viện Triết học, Hà Nội, 1986; Lịch sử Phật giáo Việt Nam của PGS Nguyễn Tài Thư (chủ
biên), Viện Triết học, Hà Nội, 1991; Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập I của Nguyễn Tài Thư (chủ
biên), Nxb Khoa học xã hội, 1993; Thiền học Trần Thái Tông của Nguyễn Đăng Thục, Nxb Văn

hóa Thông tin, 1996; Tôn giáo tín ngưỡng hiện nay, mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp thiết,
Trung tâm Thông tin tư liệu - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1996; Văn hóa Phật
giáo và lối sống của người Việt ở Hà Nội và châu thổ Bắc Bộ của Nguyễn Thị Bảy, Nxb Văn hóa
thông tin 1997; ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay
của Nguyễn Tài Thư (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội 1997; Tư tưởng triết của học
Thiền phái Trúc Lâm đời Trần của Trương Văn Chung, Nxb Chính trị quốc gia, 1998; ảnh
hưởng của tư tưởng triết học Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần ở Việt Nam của Lê Hữu
Tuấn, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1998; Đạo Phật với
con người Việt Nam do Hoàng Yến, Trường Tâm biên dich, Nxb Phương Đông;Tư tưởng Phật
giáo Việt Nam của Nguyễn Duy Hinh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1999; Phật Giáo với văn
hóa Việt Nam của Nguyễn Đăng Duy, Nxb Hà Nội, 1999; Đại cương triết học Phật giáo Việt
Nam, tập I của Nguyễn Hùng Hậu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002 v.v
Có thể nhận xét một cách khái quát, những công trình nghiên cứu trên đều thống nhất ở
một số điểm: Phật giáo có ảnh hưởng nhất định trong đời sống xã hội Việt Nam, đặc biệt là đời
sống tinh thần. Những triết lý đầy tính nhân sinh của Phật giáo kết hợp với văn hóa truyền thống
đã tạo nên sự phong phú của đời sống tinh thần của con người Việt Nam. Những công trình
nghiên cứu nói trên, trực tiếp hoặc gián tiếp, ở các mức độ và khía cạnh khác nhau, đã thể hiện
tư tưởng triết học Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống xã hội Việt Nam. Do đó, việc
đánh giá những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của Phật giáo, mà trước hết là nhân sinh quan Phật
giáo, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế
những ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng triết học này trong đời sống xã hội Việt Nam lâu nay, là
việc làm hết sức có ý nghĩa. Tuy nhiên, việc làm sáng tỏ ảnh hưởng của Phật giáo nói chung và
nhân sinh quan Phật giáo nói riêng đối với việc giáo dục đạo đức con người Việt Nam dưới tác
động mạnh mẽ của công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay thì hãy còn chưa nhiều. Vì vậy, luận
văn có nhiệm vụ là: trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những kết quả nghiên cứu của những công trình
đi trước để khảo sát đánh giá sự ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo đối với việc giáo dục đạo
đức trong quá trình đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở lý luận mác-xít luận, luận văn làm sáng tỏ về tư tưởng nhân sinh của đạo Phật

trong kinh Pàli, đồng thời nêu lên mối quan hệ về lĩnh vực nhân sinh của đạo Phật với đời sống
nhân loại, cũng như những đóng góp của nó về lĩnh vực giáo dục đạo đức của người việt Nam
hiện nay.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Trình bày khái quát quá trình hình thành, phát triển của bộ kinh Pali và tư tưởng nh©n
sinh mà bộ kinh Pàli đề cập.
- Trình bày một số khái niệm cơ bản về giáo dục và đạo đức làm cơ sở lý luận để khẳng
định vai trò giáo dục đạo đức của tư tưởng nhân sinh của Phật giáo.
- Phân tích và làm rõ ảnh hưởng tư tưởng nhân sinh của Phật giáo trong việc giáo dục đạo
đức truyền thống con người Việt Nam.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh
hưởng tiêu cực của tư tưởng nhân sinh đối với việc giáo dục đạo đức hiện nay ở nước ta.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Lun vn vn dng cỏc nguyờn lý, quan im ca trit hc mỏc-xớt nh: quan im duy
vt bin chng, duy vt lch s; t tng H Chớ Minh v tụn giỏo v o c tụn giỏo; ng
li, ch trng, chớnh sỏch ca ng v Nh nc Vit Nam v tụn giỏo núi chung v Pht giỏo
núi riờng.
4.2. Phng phỏp nghiờn cu
Lun vn ch yu s dng phng phỏp duy vt bin chng ca trit hc Mỏc-Lờnin,
ng thi kt hp vi mt s phng phỏp nghiờn cu khỏc: phng phỏp phõn tớch- tng hp,
phng phỏp so sỏnh, phng phỏp logớc, lch s Ngoi ra , tỏc gi cũn s dng cỏc phng
phỏp chung ca khoa hc xó hi nh phõn tớch, so sỏnh, h thng, khỏi quỏt, ng thi kt hp
vi cỏc phng phỏp nghiờn cu ca tụn giỏo hc, vn húa hc, s hctrờn c s tip thu
nhng thnh tu cú liờn quan ca cỏc tỏc gi khỏc.
5. i tng v phm vi nghiờn cu
Lun vn tp trung nghiờn cu v t tng nhõn sinh ca o Pht thụng qua b kinh
Pli, nh hng ca nú i vi vic giỏo dc o c ca con ngi Vit Nam hin nay.
6. úng gúp ca lun vn
Lun vn gúp phn lm sỏng t vai trũ ca o Pht vi nhng hc thuyt trit hc mang

li cho vic giỏo dc v o to con ngi, gúp phn quan trng trong vic xõy dng v bo v
t quc, ng thi to ra cỏi nhỡn khỏch quan hn v o Pht.
Lun vn cú th lm ti liu tham kho cho sinh viờn nghiờn cu v t tng nhõn sinh
cng nh cỏc phm trự trit hc ca o Pht v mt s ngnh liờn quan.
7. Kt cu lun vn.
Lun vn gm phn m u, ni dung chớnh, kt lun, danh mc ti liu tham kho v
phn ph lc. Trong phn ni dung chớnh ca lun vn gm 2 chng, 5 tit.


References
1. Trn Vn Anh(1998), Bỏo ngi cụng giỏo Vit Nam, s 27, ra ngy 4 thỏng 07.
2. Ban Tụn giỏo Chớnh Ph (2006), Tụn giỏo v chớnh sỏch tụn giỏo Vit Nam, Nxb
chớnh tr quc gia, H Ni.
3. Ban Tôn giáo Chính Phủ (2005), Vấn đề tôn giáo ở Việt Nam,

4. Ban hong Phỏp Trung ng (2003), Pht hc c bn, tp 1, Nxb Tụn giỏo, H Ni.
5. Ban hong Phỏp Trung ng (2003), Pht hc c bn, tp 2, Nxb Tụn giỏo, H
Ni.
6. Ban hong Phỏp Trung ng (2003), Pht hc c bn, tp 3, Nxb Tụn giỏo, H
Ni.
7. Ban hong Phỏp Trung ng (2003), Pht hc c bn, tp 4, Nxb Tụn giỏo, H
Ni.
8. Doón Chớnh (1997), T tng gii thoỏt trong trit hc n , Nxb CTQG H Ni.
9. Nguyn Vn Ch (1976), Nhng vn c bn trong Pht hc. Hi Pht giỏo thng
nht Vit Nam xut bn.
10. C.Mỏc v Pha.ngghen (1995), Ton tp, tp 1, Nxb chớnh tr quc gia, H Ni.
11. C.Mỏc v Ph.ngghen (1980), Tuyn tp, tp 1, Nxb S tht, H Ni.
12. Thớch Minh Chõu dch (1993), Kinh Phỏp Cỳ, Vin nghiờn cu
Pht hc Vit Nam n hnh.
13. Thớch Minh Chõu (2002), o c Pht giỏo v hnh phỳc con ngi, Nxb Tụn

giỏo, H Ni.
14. Diane Morgan (2006), Trit hc v tụn giỏo phng ụng, Nxb Tụn giỏo, H Ni.
15. Nhm K D (ch biờn) (1985), Tụn giỏo t in, Thng Hi th xut bn xó.
16. i Tng Kinh Vit Nam (2000), Kinh Tiu b, tp 1, Nxb Tụn giỏo, H Ni.
17. Đại Tạng Kinh Việt Nam (2000), Kinh Tiểu bộ, tập 2, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
18. Đại Tạng Kinh Việt Nam (2000), Kinh Tiểu bộ, tập 3, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
19. Đại Tạng Kinh Việt Nam (2012), Kinh Trung bộ, tập 1, Viện Nghiên cứu Phật học
Việt Nam.
20. Đại Tạng Kinh Việt Nam (2012), Kinh Trung bộ, tập 2, Viện Nghiên cứu Phật học
Việt Nam.
21. Đại Tạng Kinh Việt Nam (2005), Kinh Trường bộ, tập 1, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
22. Đại Tạng Kinh Việt Nam (2005), Kinh Trường bộ, tập 2, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
23. Đại Tạng Kinh Việt Nam (2000), Kinh Tương Ưng bộ, tập 1, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
24. Đại Tạng Kinh Việt Nam (2000), Kinh Tương Ưng bộ, tập 2, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
25. Đại Tạng Kinh Việt Nam (2000), Kinh Tương Ưng bộ, tập 3, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
26. Đại Tạng Kinh Việt Nam (2000), Kinh Tương Ưng bộ, tập 3, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
27. Đại Tạng Kinh Việt Nam (2000), Kinh Tăng Chi bộ, tập 1, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
28. Đại Tạng Kinh Việt Nam (2000), Kinh Tăng Chi bộ, tập 1, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
29. Đại. Tạng Kinh Việt Nam (2005), Kinh Trường A Hàm, tập 1, Nxb Tôn giáo, Hà Nội
30. Đại Tạng Kinh Việt Nam (2012), Kinh Trung A Hàm, toàn tập, Viện nghiên cứu
Phật học Việt Nam.
31. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XI, Nxb
chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Nguyễn Tấn Đắc (2004), Người Ma Lai và Muslim ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học
xã hội, số 2.
33. Cao Hữu Đính (1996), Văn học sửu Phật giáo, Nxb Thuận Hóa, Huế.
34. Cao Hữu Đính dịch (1996), Kinh Na Tiên tỳ kheo, Nxb Thuận Hóa, Huế.
35. Trần Thái Đỉnh (1961), Triết học nhập môn, Nxb Ra khơi.
36. Thích Kiên Định (2007), Từ điển Phạn-Anh-Việt, Nxb Thuận Hóa, Huế.
37. Hoàng Minh Đô (2009), Những đóng góp của Tam Tổ Trúc Lâm cho sự phát triển

của Phật giáo thời Trần và tư tưởng việt Nam, Tạp chí nghiên cứu Phật học, số ISN 1859-0403,
số 6.
38. Hoàng Minh Đô (2009), Ảnh hưởng của Phật giáo trong đạo đức và nhân cách của
con người việt Nam hiện nay, Tạp chí KHXH miền Trung, số ISN 1859-2635, số 3.
39. Thích Quảng Độ (dịch) (2000), Phật Quang Đại Từ điển, Hội văn hóa giáo dục Linh
Sơn, Đài Bắc xuất bản, Đài Loan.
40. Thích Mãn Giác (1967), Lịch sử triết học Ấn Độ, Ban Tu thư viện Đại học Vạn
Hạnh, Sài Gòn.
41. Mai Thanh Hải (1998), Tôn giáo thế giới và Việt Nam, Nxb Công An nhân dân, Hà
Nội.
42. Thích Nhất Hạnh (1965), Những vấn đề nhận thức trong Duy thức học, Nxb Lá Bối,
Sài Gòn.
43. Thích Nhất Hạnh (1971), Nẻo vào thiền học, Nxb Lá Bối, Sài Gòn.
44. Nguyễn Hùng Hậu (2004), Đại Cương triết học Phật giáo Việt Nam, Nxb khoa học.
45. Nguyễn Hùng Hậu (1993), Biện chứng pháp trong kinh Kim Cương, Nội san nghiên
cứu Phật học, số 9/1993, Hà Nội.
46. Nguyễn Hùng Hậu (2004), Triết lý trong văn hoá phương Đông, Nxb Đại học sư
phạm.
47. Đỗ Quang Hưng (2003), Bước đầu tìm hiểu về mối quan hệ giữa nhà nước và giáo
hội, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
48. Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Thanh, Nguyễn Anh Tuấn (2006), Đại Cương lịch sử triết
học Phương Tây, Nxb tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
49. Heinrich Zimmer (2006), Triết học ấn Độ một cách tiếp cận mới, Nxb Văn hoá
thông tin.
50. Hội khoa học lịch sử Việt Nam (2006), Những vấn đề nhân học Tôn giáo, Tạp chí
xưa và nay, Nxb Đà Nẵng.
51. Thích Hân Hiền (1996), Giáo lý cơ bản, Nxb Thành hội Phật giáo TP.Hồ Chí Minh.
52. Nguyễn Duy Hinh (2007), Triết học Phật giáo Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin,
Viện văn hoá.
53. Karl Jaspers, Lª T«n Nghiªm dÞch (1969), TriÕt häc nhËp m«n, Nxb trung t©m häc

liÖu. Sài Gòn.
54. Thích Thanh Kiểm (1998), Lịch sử Phật giáo Ấn Độ, Thành hội Phật giáo thành phố
Hồ Chí Minh.
55. Trần Khang Khang và Lê Cự Lộc (dịch), (2001), C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I Lênin, Bàn
về tôn giáo và chủ nghĩa vô thần, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
56. Thích Đức Nghiệp (1995), Đạo Phật Việt Nam, Nxb TP Hồ Chí Minh.
57. Thích Trí Quảng (2008), Phật giáo nhập thế và phát triển, quyển 1 và 2, Nxb Tôn giáo,
Hà Nội.
58. Trần Nguyễn Du Sa, Nguyễn Anh Dũng, Phan Thị Hồng Ngân (2006), Bách Khoa
Tôn giáo Đông – Tây, Nxb. Văn hoá thông tin.
59. Tuệ Sĩ (2004), Tinh hoa triết học Phật giáo, Ban tu thư Phật học.
60. Thích Thiện Siêu (2000), Ngũ uẩn vô ngã, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
61. Suzuki (Trúc Thiên –dịch 1971), Cốt tuỷ Đạo Phật, Nxb An Tiên.
62. Kimura Taiken, Thích Quảng Độ dịch (1959), Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận, Tu
Thư Đại Học Vạn Hạnh Sài Gòn.
63. Kimura Taiken, Thích Quảng Độ dịch (1993), Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận,
Thành Hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh.
64. Kimura Taiken, Thích Quảng Độ dịch (1959), Tiểu thừa Phật giáo tư tưởng luận, Tu
Thư Đại Học Vạn Hạnh Sài Gòn.
65. Thích Chơn Thiện (1999), Lý thuyết nhân tính qua Kinh tạng Pàli, Nxb TP. Hồ Chí
Minh.
66. Thích Chơn Thiện (2008), Phật học khái luận, Nxb Phương Đông.
67. Thích Tâm Thiện (2000), Vấn đề cơ bản trong triết học Phật giáo, Nxb TP Hồ Chí
Minh.
68. Thích Tâm Thiện (1998), Tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo, Nxb TP Hồ Chí Minh.
69. Nguyễn Tài Thư (2004), Ảnh hưởng của các tư tưởng và tôn giáo đối với con người
Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
70. Thích Nguyên Thường (1997 ), Tôn giáo và đời sống hiện đại, Tập 1, 2, Nxb Thông
tin khoa học xã hội, Hà Nội
71. Thích Đức Trường (2008), Tôn giáo khái niệm và lịch sử, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

72. Đặng Nghiên Vạn (2002), Dân tộc, văn hoá, tôn giáo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
73. Viện Triết học (1986), Những vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam, ủy
ban Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.
74. Viện nghiên cứu Tôn giáo (1994), Về Tôn giáo, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
75. Nguyễn Hữu Vui (1993), “Tôn giáo và đạo đức-nhìn từ mặt triết học”, Tạp chí triết
học số 4.
76. Nguyễn Hữu Vui, Trương Hải Cường (2003), Tập bài giảng tôn giáo học, Nxb chính
trị quốc gia, Hà Nội.
77. Nguyễn Hữu Vui (2004), Lịch sử triết học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
78. Trương Như Vương (2005), Tìm hiểu đạo đức trong Kinh Thánh (luận án tiến sĩ),
Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
79. Trần Phương Lan dịch (2000), Kinh Tương Ưng Bộ, tập 2, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
80. Nguyễn Thị Hồng Nga, (2008), "Vai trß cña PhËt gi¸o víi v¨n ho¸ ViÖt Nam thêi kú
du nhËp ®Õn thÕ kû XIII", khóa luận tốt nghiệp, chuyên ngành triết học, k 48, Trường Đại học
khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội.
81. Narada Thera, Phạm Kim Khánh dịch (1998), Nxb Tp Hồ Chí Minh
82. Phạm Thị Xê (1996), ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo trong lối sống của người
Huế hiện nay, Luận văn thạc sĩ triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
83. Bloch, Maurice và Jonanthan Parry (1987), Death and the Regeneration of Life,
Cambridge and New York Press.
84. Walpola Rahula (1999), Lời giáo huấn của Phật đà. Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
85. A.K. Warder (1991), Indian Buddhism, Motilal Banarsidass Publihers, Pvt. Ltd.
Delhi,






×