Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Giải pháp giảm chi phí kinh doanh tại công ty cổ phần thiết bị chăm sóc sức khỏe số 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (900.42 KB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
GIẢI PHÁP GIẢM CHI PHÍ KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CP THIẾT BỊ CHĂM SÓC
SỨC KHỎE SỐ 1
ĐỖ THỊ THANH HUYỀN
Hà Nội - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
GIẢI PHÁP GIẢM CHI PHÍ KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CP THIẾT BỊ CHĂM SÓC
SỨC KHỎE SỐ 1
ĐỖ THỊ THANH HUYỀN
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 60340102
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THỊ NGỌC NGA
Hà Nội - 2013
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được nhiều sự động viên và giúp đỡ
tận tình của các thầy cô giáo Viện Đại học Mở Hà Nội, Công ty CP thiết bị chăm
sóc sức khỏe số 1 cũng như gia đình và bạn bè, tôi xin chân thành cảm ơn những
đóng góp quý báu đó.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Trần Thị Ngọc Nga đã giành nhiều thời
gian trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình xây dựng đề cương, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.


Tôi đã cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của
mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp của các thầy cô để luận văn được hoàn thiện và có thể phát triển cao
hơn.
Hà Nội, tháng 9 năm 2013
Học viên
Đỗ Thị Thanh Huyền
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Giải pháp giảm chi phí kinh doanh tại Công ty
CP thiết bị chăm sóc sức khỏe số 1” là quá trình nghiên cứu nghiêm túc, khoa học
của tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Ngọc Nga. Mọi tài liệu sử dụng có
nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, tháng 9 năm 2013
Học viên
Đỗ Thị Thanh Huyền
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CP
Cổ phần
TSCĐ
Tài sản cố định
CBCNV
Cán bộ công nhân viên
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BHYT
Bảo hiểm y tế
BHTN
Bảo hiểm thất nghiệp
KPCĐ
Kinh phí công đoàn

NG TSCĐ
Nguyên giá tài sản cố định
CLB
Câu lạc bộ
IT
Công nghệ thông tin
DN
Doanh nghiệp
NLĐ
Người lao động
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 : Tỷ lệ các khoản trích theo lương 18
Bảng 2.2 : Bảng phân tích kết quả kinh doanh 56
Bảng 2.3 : Bảng phân tích chi phí kinh doanh 58
Bảng 2.4: Bảng phân tích chi tiết chi phí kinh doanh 64
Bảng 3.1: Chiến lược phát triển của công ty 75
SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty 48
Biểu đồ 2.1: Chi phí bán hàng năm 2011 65
Biểu đồ 2.2: Chi phí quản lý năm 2011 65
Biểu đồ 2.3: Tổng chi phí năm 2011 65
Biểu đồ 2.4: Chi phí bán hàng năm 2012 68
Biểu đồ 2.5: Chi phí quản lý năm 2012 68
Biểu đồ 2.6: Tổng chi phí năm 2012 68
Biểu đồ 2.7: So sánh chi phí bán hàng năm 2011-2012 70
Biểu đồ 2.8: So sánh chi phí quản lý năm 2011-2012 70
Biểu đồ 2.9: So sánh chi phí năm 2011-2012 70
1
LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHI PHÍ KINH DOANH VÀ GIẢM
CHI PHÍ KINH DOANH TRONG CÔNG TY THƯƠNG MẠI 9
1.1. Những vấn đề cơ bản của chi phí kinh doanh 9
1.1.1. Khái niệm về chi phí kinh doanh 9
1.1.2. Nội dung chính của chi phí kinh doanh 10
1.1.2.1. Chi phí vận chuyển hàng hóa 10
1.1.2.2. Chi phí khấu hao TSCĐ 12
1.1.2.3. Chi phí vật liệu bao bì 14
1.1.2.4. Chi phí sử dụng đồ dùng 15
1.1.2.5. Chi phí hao hụt hàng hóa trong định mức 15
1.1.2.6. Chi phí lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương 15
1.1.2.7. Chi phí bảo hiểm : BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ 17
1.1.2.8. Hoa hồng mua và hoa hồng bán 19
1.1.2.9. Các khoản chi phí bằng tiền khác 19
1.1.2.10. Chi phí quản lý công ty 20
1.2. Phân loại chi phí kinh doanh 20
1.2.1. Phân loại chi phí kinh doanh theo tính chất của các khoản chi phí 20
1.2.2. Phân loại chi phí kinh doanh theo nội dung kinh tế của chi phí 21
1.2.3. Phân loại chi phí kinh doanh theo yêu cầu tài chính và hạch toán 22
1.2.4. Phân loại chi phí kinh doanh theo tính chất biến đổi của chi phí so với
mức lưu chuyển hàng hóa 22
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành chi phí kinh doanh 23
1.3.1. Ảnh hưởng của mức lưu chuyển hàng hoá và cơ cấu của mức lưu chuyển
hàng hoá tới chi phí kinh doanh 23
1.3.2. Ảnh hưởng của nhân tố thuộc về sản xuất đến chi phí kinh doanh 24

2
1.3.3. Ảnh hưởng của nhân tố mạng lưới và cơ sở vật chất đến chi phí kinh
doanh 24
1.3.4. Ảnh hưởng của nhân tố giá cả đến chi phí kinh doanh 24
1.4. Phạm vi, vai trò và các chỉ tiêu cơ bản của chi phí kinh doanh 25
1.4.1. Phạm vi của chi phí kinh doanh 25
1.4.2. Vai trò của chi phí kinh doanh 27
1.4.3. Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản của chi phí kinh doanh 28
1.5. Giảm chi phí kinh doanh 31
1.5.1. Khái niệm giảm chi phí kinh doanh 31
1.5.2. Mục tiêu và ý nghĩa của việc giảm chi phí 36
1.6. Bài học kinh nghiệm về quản lý giảm chi phí kinh doanh của một số công
ty trong nước và quốc tế 40
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CHI PHÍ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP
THIẾT BỊ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SỐ 1 46
2.1. Khái quát về công ty cp thiết bị chăm sóc sức khỏe số 1 46
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 46
2.1.2. Tư cách pháp lý và Cơ cấu tổ chức 48
2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh 52
2.1.4. Nội dung của công tác quản lý chi phí kinh doanh của công ty 54
2.2. Đánh giá thực trạng, phân tích chi phí kinh doanh tại công ty cp thiết bị
chăm sóc sức khỏe số 1 55
2.2.1. Thực trạng chi phí kinh doanh 55
2.2.2. Phân tích chi phí kinh doanh 57
2.2.3. Đánh giá ưu nhược điểm của hệ thống quản lý chi phí kinh doanh hiện
hành 71
1.2.2.1. Ưu điểm 71
1.2.2.2. Nhược điểm và nguyên nhân 72
1.2.2.3. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết 73
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM CHI PHÍ KINH DOANH CỦA

CÔNG TY CP THIẾT BỊ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SỐ 1 75
3.1. Chiến lược phát triển của công ty 75
3.2. Một số giải pháp giảm chi phí kinh doanh tại công ty cp chăm sóc sức
khỏe số 1 76
3
3.2.1. Xây dựng kế hoạch chi phí kinh doanh 76
3.2.1.1. Xây dựng định mức chi phí tiêu hao và hoạch định chi phí 78
3.2.1.2. Phân tích biến động chi phí thực tế so với định mức 79
3.2.1.3. Kiểm soát chi phí thông qua bộ phận quản lý chi phí 80
3.2.1.4. Giảm chi phí mua hàng 80
3.2.1.5. Tinh giảm bộ máy nhân sự 84
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức 84
3.2.3. Giải pháp chi phí hành chính 85
3.2.4. Giải pháp giảm các chi phí khác không cần thiết 85
3.2.5. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 87
3.2.6. Tối ưu hóa chi phí phải nộp 87
KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Từ năm 2008 đến nay, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
đã trải qua những biến động và diễn biến bất thường khiến cho nền kinh tế luôn gặp
phải những khó khăn dẫn tới suy thoái và khủng hoảng. Các công ty đang phải nỗ
lực trong việc duy trì hoạt động kinh doanh của mình. Để có thể đứng vững trước
nền kinh tế đang gặp phải khó khăn đòi hỏi các công ty luôn phải vận động, tìm tòi
một hướng đi cho phù hợp.
Phần lớn các chương trình cắt giảm chi phí hiện nay của một số công ty theo
kiểu “giải quyết tình thế” trong thời kỳ khó khăn do chi phí đầu vào tăng, không
gắn kết chặt với chiến lược kinh doanh, chưa làm nền tảng cho sự tăng trưởng bền

vững.
Việc cắt giảm chi phí có phần giống như việc tiết kiệm chi tiêu hàng ngày của
các gia đình do giá cả thực phẩm tăng trong thời gian gần đây. Chỉ tiêu đặt ra đơn
giản và được áp dụng xuyên suốt toàn bộ hoạt động kinh doanh mà không quan tâm
tới đặc tính riêng biệt của từng bộ phận như: sản xuất, thu mua, bán hàng, tiếp thị…
Trong những nỗ lực giảm chi phí để nâng cao năng lực cạnh tranh, một vài
năng lực quan trọng đã mất đi, và kết quả thu được trở nên ngược lại với mong
muốn. Công ty chưa phân biệt đâu là chi phí tạo nên giá trị gia tăng cho khách hàng
– chi phí góp phần quan trọng tạo ra lợi nhuận cho công ty, và đâu là những “chi phí
xấu” (có thể loại bỏ mà không làm giảm lợi thế cạnh tranh).
Nguyên nhân sâu xa là công ty chưa phân tích qui trình tạo nên giá trị gia
tăng, chưa hóa thân thành khách hàng để nhìn nhận vấn đề, và “chi phí xấu” đa
dạng về bản chất và mức độ trong quá trình vận hành công ty.
Việc giảm chi phí được xem như những chương trình ngắn hạn chứ không
phải lâu dài. Thậm chí, sau những chiến dịch cắt giảm chi phí thành công, nhiều
công ty lại thấy rằng: ở các bộ phận khác, chi phí lại gia tăng hoặc các đối thủ cạnh
5
tranh đuổi kịp họ. Cuối cùng, công ty lại phải đối mặt với những khó khăn khác
phát sinh xuất phát từ việc giảm chi phí.
Nhận thấy tính cấp thiết của việc phân tích chi phí kinh doanh một cách có hệ
thống và logic nhằm giúp các công ty nhìn nhận và đánh giá đúng tầm quan trọng
của việc giảm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh mà không bị mất đi
những nguồn lực quý giá của công ty do những quyết định giảm chi phí một cách
sai lầm mang lại.
Chính vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài: “Giải pháp giảm chi phí kinh doanh tại
Công ty CP thiết bị chăm sóc sức khỏe số 1” để nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ
của mình.
Thông qua đề tài này tôi muốn đưa ra những giải pháp giảm chi phí một cách
tối ưu đối với Công ty CP thiết bị chăm sóc sức khỏe số 1 nói riêng và hệ thống các
công ty tại Việt Nam nói chung giúp các công ty gắn kết các chương trình cắt giảm

chi phí với hoạt động quản lý chi phí.
Những lợi thế có được từ hoạt động cắt giảm chi phí chỉ bền vững tạo hiệu quả
kinh doanh và lợi thế cạnh tranh cho công ty. Nếu quản lý chi phí hiệu quả, thì công
ty sẽ tối thiểu hoá việc đưa ra các kế hoạch cải thiện hoạt động kinh doanh trên quy
mô lớn.
2. Tổng quan nghiên cứu
Trong những năm gần đây, nền kinh tế toàn cầu rơi vào khủng hoảng và suy
thoái trầm trọng. Một trong những nguyên nhân chính là do các công ty đã không
chú trọng đến việc sử dụng chi phí có hiệu quả. Trong thời kỳ này, hàng loạt các
công ty, ngân hàng rơi vào tình trạng phá sản. Sự cạnh tranh giữa các công ty ngày
càng khốc liệt nhằm tối đa hóa lợi nhuận và duy trì hoạt động kinh doanh của công
ty nhằm vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Ngoài việc tìm mọi cách để đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của khách hàng
như : chất lượng, tính năng sử dụng, dịch vụ hoàn hảo và quan trọng hơn cả là giá
6
cả phải hợp lý, cạnh tranh. Vì vậy, các công ty đã đưa ra các giải pháp quản lý tốt
nhất để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Một trong những giải pháp đó là giảm chi
phí. Trong quá trình nghiên cứu về chi phí học viên nhận thấy có một số đề tài luận
văn đã đề cập tới vấn đề về chi phí như:
Luận văn tốt nghiệp của học viên Đỗ Thị Huyền Châm (năm 2012) với đề tài
“ Một số giải pháp nhằm cắt giảm chi phí sản xuất tại công ty TNHH Sews-
components Việt Nam”. Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở khoa học và phân tích,
đánh giá thực trạng của công ty. Nghiên cứu các loại chi phí sản xuất trực tiếp và
gián tiếp hình thành nên giá thành sản phẩm, qua đó làm rõ sự cần thiết phải cắt
giảm các loại chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh.
Nội dung nghiên cứu là: Thứ nhất: Chi phí sản xuất và vấn đề cắt giảm chi phí
sản xuất. Thứ hai: Thực trạng về cắt giảm chi phí sản xuất tại công ty TNHH Sews-
components Việt Nam trong thời gian qua. Thứ ba: Một số giải pháp nhằm cắt giảm
chi phí sản xuất tại công ty TNHH Sews-components Việt Nam trong thời gian tới.

Tuy nhiên, đa số các đề tài chú trọng đến việc giảm chi phí sản xuất trong kinh
doanh của các công ty sản xuất. Chi phí này chiếm một tỷ trọng chi phí khá lớn
trong công ty sản xuất. Còn trong các công ty thương mại, chi phí sản xuất này lại
chiếm một tỷ trọng khá nhỏ. Khoản chi phí rất lớn trong các công ty thương mại đó
là chi phí kinh doanh bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý.
Mặc dù các khoản chi phí kinh doanh quan trọng đến như vậy, ảnh hưởng rất
lớn đến hiệu quả kinh doanh cũng như lợi nhuận của các công ty thương mại mà
không có mấy ai nhận thấy và nhắc đến.
Thông qua những nghiên cứu và phân tích thực tế nhằm đưa ra những nhận
xét, đánh giá những ưu nhược điểm của chi phí kinh doanh, đề xuất và đưa ra những
giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện tối ưu hóa chi phí kinh doanh trong các
công ty thương mại.
7
Nhận thức được tầm quan trọng của việc tối ưu hóa chi phí nhằm nâng cao
hiệu quả và lợi nhuận của công ty, tôi đã lựa chọn Công ty Cổ phần thiết bị chăm
sóc sức khỏe số 1 với mục đích tìm hiểu về vấn đề trên. Từ đó, một mặt đưa ra đề
xuất một số giải pháp giảm chi phí để nâng cao hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận
của công ty.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Tìm hiểu giải pháp giảm chi phí kinh doanh tại Công ty CP thiết bị chăm sóc
sức khỏe số 1.
Phát hiện các nguyên nhân làm tăng chi phí kinh doanh của Công ty từ đó có
biện pháp giảm chi phí nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm chi phí kinh doanh tại Công ty CP thiết
bị chăm sóc sức khỏe số 1.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đối tượng chính là: Các chi phí kinh doanh của Công ty CP
thiết bị chăm sóc sức khỏe số 1.
Phạm vi nghiên cứu :
+ Về nội dung: Luận văn nghiên cứu giải pháp nhằm giảm chi phí kinh doanh

tại Công ty CP thiết bị chăm sóc sức khỏe số 1
+ Thời gian nghiên cứu: thực trạng chi phí kinh doanh của Công ty năm 2011
và năm 2012.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
các phương pháp cụ thể được sử dụng gồm: Phương pháp hệ thống hóa, phương
pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp
6. Kết cấu nội dung của Luận văn:
8
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bảng biểu, sơ đồ,
mục lục, luận văn được chia làm 3 chương chính.
Chương I: Lý luận cơ bản về chi phí kinh doanh và giảm chi phí kinh doanh trong
công ty thương mại.
Chương II: Thực trạng chi phí kinh doanh của Công ty CP thiết bị chăm sóc sức
khỏe số 1.
Chương III: Một số giải pháp giảm chi phí kinh doanh của Công ty CP thiết bị
chăm sóc sức khỏe số 1.
9
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHI PHÍ KINH
DOANH VÀ GIẢM CHI PHÍ KINH DOANH TRONG
CÔNG TY THƯƠNG MẠI
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CHI PHÍ KINH DOANH
1.1.1. Khái niệm về chi phí kinh doanh
Hoạt động kinh tế chủ yếu của công ty thương mại là mua và bán hàng hoá
nhằm thu lợi nhuận và thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội khác của công ty. Để
thực hiện các mục tiêu của mình công ty phải bỏ ra những chi phí nhất định. Các chi
phí phát sinh trong từng ngày, từng giờ ở tất cả các giai đoạn khác nhau của quá
trình kinh doanh của công ty thương mại trong một thời kỳ nhất định. Trước hết là
các chi phí phát sinh ở khâu mua hàng là các chi phí vận chuyển hàng hoá từ nơi
mua tới kho của công ty, chi phí tiền lương trả cho cán bộ nhân viên chuyên trách ở

khâu mua và các tạp vụ có liên quan đến khâu mua hàng hoá trong một thời gian
nhất định. Tiếp đến là chi phí ở khâu dự trữ và tiêu thụ hàng hoá. Các chi phí này
bao gồm chi phí trọn lọc, đóng gói, bảo quản hàng hoá, chi phí vận chuyển hàng
hoá từ kho của công ty đến người tiêu dùng, tiền thuê kho bãi tạp vụ, chi phí sử
dụng đồ dùng, khấu hao TSCĐ, quảng cáo và các chi phí có liên quan khác. Ngoài
các chi phí kể trên là các chi phí có liên quan đến quản lý công ty thương mại.
Trong quá trình kinh doanh của công ty còn phải thực hiện các nghiệp vụ kinh tế
khác như đầu tư liên doanh, liên kết, nhượng bán, thanh lý TSCĐ, mua bán chứng
khoán, đầu tư vào hệ thống tín dụng nhằm thu lợi, bảo toàn vốn kinh doanh Các
hoạt động kinh tế cũng đòi hỏi công ty thương mại phải phải bỏ ra những khoản chi
phí nhất định trong kỳ, các khoản chi phí này sẽ được bù đắp bằng các hoạt động
kinh tế của công ty thương mại trong kỳ.
10
Như vậy từ góc độ công ty có thể thấy rằng chi phí kinh doanh của công ty
thương mại là toàn bộ các chi phí mà công ty đã bỏ ra để thực hiện các mục tiêu
kinh tế xã hội của công ty trong một thời kỳ nhất định.
Các chi phí phát sinh từ khâu mua vào dự trữ đến khâu bán ra và các chi phí
có liên quan đến đầu tư vốn ra ngoài và được bù đắp bằng thu nhập hoặc doanh thu
kinh doanh của công ty thương mại trong kỳ đó bằng tiền, vì vậy có thể nói rằng chi
phí của công ty thương mại được biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí vật
chất sức lao động liên quan đến quá trình hoạt động kinh tế của công ty thương mại
trong một thời kỳ nhất định, đồng thời được bù đắp thu nhập hoặc doanh thu kinh
doanh của công ty trong kỳ.
Chi phí kinh doanh của công ty được biểu hiện hao phí sức lao động cá biệt
của công ty trong một thời kỳ nhất định, nó là căn cứ để xác định số tiền phải bù
đắp thu nhập của công ty trong thời kỳ đó. Mặt khác do trong quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty trong một thời gian nhất định có nhiều loại chi phí
phát sinh không phục vụ sản xuất kinh doanh cho công ty trong kỳ và đồng thời
cũng không được bù đắp bằng doanh thu hoặc thu nhập của công ty trong thời kỳ
đó. Vì vậy nhà quản trị công ty phải căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của công ty để

có những biện pháp quản lý chi phí kinh doanh một cách thích hợp, cụ thể với từng
khoản mục chi phí.
1.1.2. Nội dung chính của chi phí kinh doanh
1.1.2.1. Chi phí vận chuyển hàng hóa
Là những chi phí phát sinh trong toàn bộ quá trình vận chuyển hàng hoá từ lúc
mua vào đến lúc bán ra. Chi phí này bao gồm cước phí vận chuyển, chi phí bốc dỡ,
khuân vác và vận tải.
Cước vận chuyển là số tiền thanh toán về vận chuyển hàng hoá thuê ngoài và
toàn bộ chi phí tiền lương, bảo hiểm xã hội, khấu hao TSCĐ, xăng dầu cho
phương tiện vận chuyển chuyên dùng của công ty. Do mỗi loại phương tiện có giá
cước phí khác nhau nên các khoản chi phí này phải tính riêng cho từng phương tiện.
11
Trong trường hợp đi thuê các đơn vị ngoài vận chuyển, khoản tiền trả cho các
chủ phương tiện như sau:
Cước phí
vận chuyển
=
Khối lượng hàng
hoá phải tính cước
vận chuyển
x
Độ dài quãng đường
vận chuyển
x
Cước giá,
đơn giá
Khối lượng hàng
hoá phải tính cước
vận chuyển
=

Khối lượng hàng hoá
vận chuyển thực tế
=
Khối lượng hàng hoá
vận chuyển thực tế
1- Tỷ lệ cước phí
khống
Hệ số sử dụng trọng
tải
Hệ số bao bì
=
Trọng lượng hàng hóa có bao bì
Trọng lượng hàng hóa không có bao bì
Hệ số tính cước
=
Trọng tải phương tiện
Trọng lượng hàng hóa cần vận chuyển
- Tiền bốc dỡ, bốc vác là khoản chi phí để thuê nhân viên để bốc dỡ, khuân
vác hàng hoá lên hoặc xuống các phương tiện vận tải hoặc từ các phương tiện vận
tải vào kho của công ty hoặc ngược lại, kể cả thuê phương tiện bốc dỡ.
- Tạp phí vận tải là tất cả các chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển
hàng hoá , bao gồm các khoản chi phí như chi phí thuê kho, thuê bãi tạm thời, tiền
qua đò, qua cầu, qua phà và các khoản chi phí cần thiết để bảo quản hàng hoá trong
quá trình vận chuyển, tiền sửa chữa cầu đường để giảm chi phí bốc vác.
12
Nhìn chung trong quá trình hoạt động kinh doanh ở các công ty thương mại thì
chi phí vận chuyển chiếm tỷ trọng tương đối lớn, đặc biệt là thương mại bán buôn.
1.1.2.2. Chi phí khấu hao TSCĐ
Là khoản tiền trích ra do TSCĐ bị hao mòn, trong quá trình sử dụng và tái sản
xuất vốn cố định của đơn vị theo đặc điểm của hình thành và sử dụng quỹ khấu hao.

Chi phí này có thể được phân loại như nhau:
- Tiền khấu hao cơ bản: Dùng để đổi mới TSCĐ.
- Tiền khấu hao sửa chữa lớn: Dùng để khôi phục lại giá trị hao mòn TSCĐ
Cách xác định chi phí khấu hao TSCĐ phải thực hiện như sau :
Năm 2003, thực hiện theo thông tư 206/2003/ QĐ-BTC Về ban hành Chế độ
quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
Năm 2008, thực hiện theo thông tư 32/2008/QĐ-BTC Về việc ban hành Chế độ
quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nuớc, đơn vị sự nghiệp
công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước.
Năm 2009, thực hiện theo thông tư 203/2009/TT-BTC Hướng dẫn chế độ quản
lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
Và mới đây, năm 2013, thực hiện theo thông tư 45/2013/TT-BTC Hướng dẫn
chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Khi xác định chi phí khấu
hao TSCĐ phải chú ý đến những vấn đề sau :
- Thời gian trích khấu hao được xác định dựa vào 4 nhân tố sau:
+ Tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo thiết kế.
+ Hiện trạng TSCĐ.
+ Mục đích và hiệu suất sử dụng ước tính của TSCĐ.
+ Đúng với khung thời gian sử dụng TSCĐ của nhà nước.
13
- Trường hợp công ty muốn xác định thời gian khấu hao TSCĐ dài hơn hay
ngắn hơn so với quy định của nhà nước thì công ty phải lập biên bản nêu rõ các căn
cứ để xác định thời gian sử dụng TSCĐvà trình độ tài chính xem xét quyết định.
Phương pháp trính khấu hao TSCĐ.
- TSCĐ trong công ty được trính khấu hao theo phương pháp đường thẳng nội
dung như sau:
+ Căn cứ quyết định trong chế độ này công ty xác định thời gian sử dụng của
TSCĐ và đăng ký với cơ quan tài chính trực tiếp quản lý.
Xác định khấu hao trung bình hàng năm cho TSCĐ theo công thức sau:
Mức khấu hao

trung bình hàng
năm
=
NG
TSCĐ
=
NG TSCĐ
x
Tỉ lệ khấu
hao
Thời gian
sử dụng
Công ty được phép lấy tròn số đến con số hàng đơn vị cho mức tính khấu hao
trung bình hàng năm chia cho 12 tháng.
Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của TSCĐ thay đổi, công ty
phải xác định lại mức tính khấu hao trung bình của TSCĐ bằng cách lấy giá trị còn
lại trên sổ kế toán chia cho thời gian sử dụng xác định lại hoặc thời gian sử dụng
còn lại (được xác định là chêch lệch giữa thời gian sử dụng đã đăng ký trừ thời gian
đã sử dụng của tài sản ).
Mọi TSCĐ của công ty liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải
trích khấu hao mức tính khấu hao của TSCĐ được hoạch toán vào chi phí kinh
doanh trong kỳ. Những tài sản không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì không
phải tính khấu hao.
- TSCĐ không cần dùng, chưa cần dùng đã có quyết định của cơ quan có thẩm
quyền cho phép công ty cất giữ, bảo quản.
14
- TSCĐ thuộc dự trữ nhà nước giao cho công ty quản lý và giữ hộ.
- TSCĐ phục vụ hoạt động phúc lợi trong công ty như: nhà trẻ, CLB, nhà
truyền thống, nhà ăn tài sản của các đơn vị, xí nghiệp quốc phòng ( trừ những
đơn vị hoạch toán kinh tế )

TSCĐ khác không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì công ty không được
tính và trích khấu hao đối với TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt
động kinh doanh. Đối với những TSCĐ chưa khấu hao hết đã hỏng thì công ty phải
xác định nguyên nhân, quy trách nhiệm đền bù, đòi bồi thường thiệt hại và sử lý tổn
thất theo quy định hiện hành. Đối với TSCĐ đang chờ quyết định thanh lý tính từ
thời điểm TSCĐ ngừng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty thôi
trích khấu hao theo quy định hiện hành.
Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ nhằm khôi phục năng lực của tài sản thì chi phí
sửa chữa thực tế hoạch toán vào chi phí kinh doanh trong năm. Nếu chi phí sửa
chữa một lần quá lớn thì được phân bổ cho năm sau. Đối với TSCĐ đặc thù thì việc
sửa chữa lớn có tính chất chu kỳ thì công ty trích trước chi phí sửa chữa lớn vào chi
phí kinh doanh trên cơ sở dự toán, chi phí sửa chữa lớn của công ty sau khi có ý
kiến thoả thuận của cơ quan quản lý vốn và tài sản bằng văn bản. Nếu tính trước
thấp hơn số thực chi thì được hoạch toán thêm số chênh lệch về chi phí nếu cao hơn
thì hạch toán giảm chi phí trong năm.
1.1.2.3. Chi phí vật liệu bao bì
Là các khoản chi phí phục vụ cho việc gìn giữ tiêu thụ sản phẩm hàng hoá,
như chi phí vật liệu đóng gói sản phẩm hàng hoá, chi phí vật liệu nhiên liệu cho bảo
quản bốc vác vận truyển hàng hoá trong quá trình tiêu thụ
Chi phí chọn lọc đóng gói bao bì là khoản tiền trả công lao động, mua sắm vật
liệu dùng để phục vụ cho việc chọn lọc đóng gói hàng hoá, đảm bảo phục vụ yêu
cầu bán ra và văn minh thương mại.
15
1.1.2.4. Chi phí sử dụng đồ dùng
Là chi phí về công cụ đồ dùng phục vụ cho quá trình tiêu thụ hàng hoá như
dụng cụ đo lường, phương tiện tính toán làm việc.
Công cụ dụng cụ là những là những công cụ có giá trị thấp hơn 30.000.000đ
và thời gian sử dụng không quá 1 năm.
Tuỳ theo giá trị của công cụ dụng cụ mà khi đưa vào sử dụng có thể đưa 50%
giá trị vào chi phí kinh doanh, phần còn lại tính vào chi phí thanh lý. Để chi phí

kinh doanh trong kỳ không bị biến đổi một cách đột ngột công ty có thể phân bổ
dần cho từng thời kỳ theo khả năng chi phí có thể chịu được
Chi phí công cụ
dụng cụ lao
động
=
Giá trị công
cụ dụng cụ đã
xuất dùng
x
Tỷ lệ phân bổ
công cụ dụng
cụ lao động
1.1.2.5. Chi phí hao hụt hàng hóa trong định mức
Là các chi phí phát sinh về hao hụt tự nhiên của hàng hoá kinh doanh có điều
kiện tự nhiên và tính chất hóa lý của hàng hoá gây ra trong quá trình vận chuyển
bảo quản và tiêu thụ chúng.
Chi phí hao hụt
hàng hóa trong
định mức
=
Mức lưu chuyển
hàng hóa có hao
hụt
x
Định mức tỉ lệ hao
hụt hàng hóa
1.1.2.6. Chi phí lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương
Chi phí về lương của công ty bao gồm các khoản tiền lương tiền công và các
khoản phụ cấp có tính lương phải trả cho người lao động tham gia vào hoạt động

kinh doanh của công ty. Việc xác định chi phí tiền lương trên cơ sở có định mức lao
động có đơn giá tiền lương và thực hiện lập quỹ theo nguyên tắc :
- Nếu công ty kinh doanh chưa có lãi, chưa bảo toàn vốn thì tổng quỹ lương
công ty được phép tính và không vượt chi quá quỹ lương cơ bản:
16
+ Số lượng lao động thực tế tham gia vào hoạt động kinh doanh của công ty .
+ Hệ số và mức lương cấp bậc lương theo hợp đồng, hệ số và mức phụ cấp
lương theo quy định của nhà nước.
Công thức tính mức lương:
Mức lương
thực hiện từ
01/5/2012
=
Mức lương tối
thiểu chung
1.050.000
đồng/tháng
x
Hệ số
lương
hiện hưởng
Công thức tính mức phụ cấp:
- Đối với các khoản phụ cấp tính theo mức lương tối thiểu chung:
Mức phụ cấp
thực hiện từ
01/5/2012
=
Mức lương tối
thiểu chung
1.050.000

đồng/tháng
x
Hệ số phụ cấp
hiện hưởng
- Đối với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức
vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có):
Mức phụ
cấp thực
hiện từ
01/5/2012
=
Mức lương
thực hiện từ
01/5/2012
+
Mức phụ
cấp chức vụ
lãnh đạo
thực hiện từ
01/5/2012
(nếu có)
+
Mức phụ
cấp thâm
niên vượt
khung thực
hiện từ
01/5/2012
(nếu có)
x

Tỷ lệ % phụ
cấp được
hưởng theo
quy định
17
- Đối với các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy
định hiện hành.
Công thức tính mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có):
Mức tiền của
hệ số chênh
lệch bảo lưu
thực hiện từ
01/5/2012
=
Mức lương tối
thiểu chung
1.050.000
đồng/tháng
x
Hệ số chênh
lệch bảo lưu
hiện hưởng
(nếu có)
- Nếu công ty kinh doanh có lãi đạt tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước cao,
đóng góp cho ngân sách nhà nước lớn thì kinh doanh được phép tính vào chi quỹ
lương tương xứng với hiệu quả kinh doanh nhưng phải đảm bảo các điều kiện:
+ Bảo toàn được vốn hoặc xin giảm các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.
+ Tốc độ tăng chi quỹ lương phải thấp hơn tốc độ tăng tỷ suất lợi nhuận trên
vốn nhà nước trích theo số trung bình cộng hai thời điểm ngày 01 tháng 01 và ngày
31 tháng 12 cùng năm.

Công ty không được sử dụng quỹ lương vào mục đích khác ngoài việc chi trả
tiền lương, tiền công gắn với kết quả lao động.
1.1.2.7. Chi phí bảo hiểm : BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ
Cán bộ nhân viên ngoài tiền lương, còn được hưởng các khoản phụ cấp thuộc
phúc lợi xã hội trong đó có bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.
Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành bằng cách tính tỷ lệ quy định trên tổng
số quỹ lương cấp bậc và các khoản phụ cấp của nhân viên viên thực tế phát sinh
trong tháng. Theo chế độ hiện hành, tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội 24% trong đó 17%
được tính vào chi phí kinh doanh 7% còn lại do người lao động đóng góp và được
tính trừ vào lương tháng. Quỹ này được chi tiêu vào các trường hợp ốm đau, thai
sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
18
Quỹ bảo hiểm y tế được sử dụng để trả các khoản tiền khám chữa bệnh, viện
phí thuốc thang cho người lao động trong thời gian ốm đau, sinh đẻ. Quỹ này
được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương của nhân
viên viên thực tế phát sinh trong tháng. Tỷ lệ trích bảo hiểm ytế theo quy định hiện
hành là 4.5% trong đó tính 3% vào chi phí kinh doanh và 1.5% trừ vào tiền lương
hoặc thu nhập của cán bộ nhân viên.
Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng để hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc
làm cho người lao động trong thời gian mất việc làm, thất nghiệp. Quỹ này được
hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương của nhân viên
viên thực tế phát sinh trong tháng. Tỷ lệ trích bảo hiểm thất nghiệp theo quy định
hiện hành là 2% trong đó tính 1% vào chi phí kinh doanh và 1% trừ vào tiền lương
hoặc thu nhập của cán bộ nhân viên viên.
Kinh phí công đoàn được sử dụng để chăm lo, bảo vệ người lao động, các hoạt
động liên quan đến công đoàn như : thăm hỏi, hội thảo Quỹ này được hình thành
bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương của nhân viên viên thực
tế phát sinh trong tháng. Tỷ lệ trích kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành là
2% trong đó tính 2% vào chi phí kinh doanh.
Bảng 1.1 : Tỷ lệ các khoản trích theo lương

Áp dụng giai đoạn từ 2010 đến 2011
Các khoản trích theo lương
DN (%)
NLĐ (%)
Cộng (%)
1. BHXH
16
6
22
2. BHYT
3
1,5
4,5
3. BHTN
1
1
2
4. KPCĐ
2
2
Cộng (%)
22
8,5
30,5
19
Áp dụng giai đoạn từ 2012 đến 2013
Các khoản trích theo lương
DN (%)
NLĐ (%)
Cộng (%)

1. BHXH
17
7
24
2. BHYT
3
1,5
4,5
3. BHTN
1
1
2
4. KPCĐ
2
2
Cộng (%)
23
9,5
32,5
Áp dụng giai đoạn từ 2014
Các khoản trích theo lương
DN (%)
NLĐ (%)
Cộng (%)
1. BHXH
18
8
26
2. BHYT
3

1,5
4,5
3. BHTN
1
1
2
4. KPCĐ
2
2
Cộng (%)
24
10,5
34,5
(Nguồn : Luật bảo hiểm xã hội)
1.1.2.8. Hoa hồng mua và hoa hồng bán
Hoa hồng mua là khoản tiền mà công ty trả cho các đơn vị được uỷ thác mua
hoặc nhập khẩu hàng hoá tính theo tỷ lệ % trên doanh số mua, uỷ thác .
Hoa hồng đại lý là số tiền mà công ty phải trả cho cá nhân, công ty do việc
bán hàng đại lý cho công ty.
1.1.2.9. Các khoản chi phí bằng tiền khác
Chi phí về nguyên liệu, điện nước là khoản tiền mà công ty phải trả việc sử
dụng điện, nước để phục vụ cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh.

×