1
Mục tiêu của-Giáo dục Việt Nam được ghi rõ trong Điều 2 Luật Sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Giáo đục ( đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XII thông qua kỳ họp thứ 6 ngày 25/11/2009 vả có hiệu lực thi hành từ ngày
01/07/2010) là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức,
sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân,
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII tháng 12 năm
1996 nêu rõ nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là : xây dựng những con người
và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức
trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa nhân loại; phát huy tiềm năng của
dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá
nhân làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỷ năng
thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tố chức và kỷ luật, có sức khỏe, là
người .
Trong đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020, Đại
hội XI của Đảng cộng sản Việt Nam (2011) khẳng định ― phát triển giáo dục là quốc
sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn
hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đỏ quản lý giáo
dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng
cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng
tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục. Thực
hiện kiểm định chất lượng giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học. Xây dựng
môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình và xã hội ―.
Xuất phát từ tình hình thực tế của trường trung học cơ sở Mạc Đỉnh Chi trong
2
những năm qua (từ khi thành lập trường năm 1989 đến nay ) chất lượng giáo dục có tăng
nhưng chưa ổn định mà nguyên nhân của những hạn chế đó là: đội ngũ giáo viên không
ổn định, luôn luôn biến động, giáo viên chuyển đến chuyển đi hằng năm, lực lượng giáo
viên đa phần là giáo viên trẻ, trình độ tay nghề còn thấp, không đồng đều. Sự phân công
chuyên môn còn nhiều bất hợp lý, nên chất lượng giảng dạy cũng như hiệu quả đào tạo
trong suốt thời gian qua còn thấp, tỷ lệ học sinh yếu kém còn cao.
Trước tình hình đó, muốn nâng cao chất lượng giáo dục hàng năm, với tư cách là
người quản lý phụ trác`h công tác chuyên môn tôi nhận thấy việc nâng cao chất lượng
giáo dục và hiệu quả đào tạo của nhà trường là nhiệm vụ quan trọng nhất cần phải đặc
biệt quan tâm . Nếu có sự quan tâm đặc biệt này tôi nghĩ chất lượng giáo dục của nhà
trường từng bước ổn định. Ngược lại, nếu sự quan tâm của người quản lý chưa tốt thì nó
sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy không đảm bảo, mục tiêu giáo dục đặt ra khó đạt
được. Vì vậy tôi chọn đề tài
để làm đề tài nghiên
cứu với mong muốn tự kiểm điểm lại công việc của đơn vị mình trong những năm qua
cái gì làm được, cái gì chưa làm được. Bằng lý luận về giáo dục nói chung, về kiến thức
của lớp trung cấp chính trị - hành chính mà bản thân học tập được qua các chuyên đề do
thầy cô trường chính trị Tôn Đức Thắng truyền thụ và tình hình thực tế tại đơn vị trường
trung học cơ sở Mạc Đỉnh Chi sẽ giúp cho tôi có được những kinh nghiệm bổ ích, từ đó
xác định được hướng đi đúng cho những năm học tiếp theo.
3
1
1
*
- Giáo dục: Là quá trình thống nhất của sự hình thành tinh thần và thể chất của
mỗi cá nhân trong xã hội. Giáo dục là một mặt không thể tách rời của cuộc sống con
người, của xã hội, nó là một hiện tượng đặc trưng của xã hội loài người. Trong quá trình
tiến hoá của nhân loại, giáo dục xuất hiện cùng với sự xuất hiện của loài người, khi con
người có quan hệ với tự nhiên bằng công cụ và phương tiện lao động thì nhu cầu về sự
truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm của thế hệ trước cho thế hệ sau mới xuất hiện. Giáo
dục như là một phương thức của xã hội đảm bảo việc kế thừa văn hoá, phát triển nhân
cách.
- Chất lượng giáo dục: Có nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng giáo dục.
Tuy nhiên, phổ biến nhất hiện nay về chất lượng giáo dục là sự đáp ứng mục tiêu đề ra
của giáo dục. Chẳng hạn như mục tiêu giáo dục Việt Nam được qui định tạỉ Điều 2 Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.
- Quản lý giáo dục: là hệ thống những tác động có chủ đích, có kế hoạch, hợp quy
luật của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh và
các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu
quả mục tiêu giáo dục.
- Chất lượng giảng dạy:
Chất lượng dạy và học là mối quan tâm hàng đầu của nền giáo dục trên thế giới,
hầu hết các nước đều ra sức tìm mọi biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học. Với
mong muốn là làm sao để người dạy truyền đạt được kến thức một cách dễ dàng, người
học nắm bắt và vận dụng được kiến thức đó trong thời gian ngắn nhất vào thực tế sản
xuất, nghiên cứu một cách có hiệu quả, và do vậy càng lúc càng đặt ra những yêu cầu
4
gay gắt trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và cách đánh giá người học như thế
nào là khách quan, công bằng, là động lực thúc đẩy để người học thấy đó là động lực,
mục tiêu phấn đấu như bữa cơm hàng ngày.
Ai cũng biết rằng kiến thức chính là chìa khóa vạn năng để mở mọi cánh cửa ở
tương lai và kiến thức chính là sự kế thừa thế hệ trước và sự phát triển của thế hệ nối
tiếp sau. Nhưng làm thế nào để kế thừa và phát triển được ? Đây là câu hỏi mà mọi
người đều đặt ra và có nhiều câu trả lời cho vấn đề đó. Ở đây chúng ta không bàn về
những câu trả lời mà chỉ trao đổi một vài vấn đề về phương pháp giảng dạy vì đây chính
là yếu tố quyết định để người dạy và người học hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm của
mình.
1.2
* :
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI là Đại hội của đổi mới
.
Tại Đại hội này, Đảng
ta đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Phương hướng cơ bản của chính sách
kinh tế - xã hội trong Báo cáo chính trị được thông qua tại Đại hội đã đề ra mục tiêu của
giáo dục là ―hình thành và phát triển toàn diện nhân cách xã hội chủ nghĩa của thế hệ trẻ,
đào tạo đội ngũ lao động có kỹ thuật, đồng bộ về ngành nghề, phù hợp với yêu cầu phân
công lao động của xã hội‖. Đại hội xác định ―sự nghiệp giáo dục, nhất là giáo dục đại
học và chuyên nghiệp‖ phải ―trực tiếp góp phần vào việc đổi mới công tác quản lý kinh
tế và xã hội.
Như vậy, quan điểm về đổi mới, phát triển giáo đục và đào tạo đã được Đảng ta
đề ra từ Đại hội toàn quốc lần thứ VI. Đây chính là cơ sở, tiền đề để Đảng ta ngày càng
hoàn thiện hệ thống quan điểm, đồng thời là cơ sở để Nhà nước hoàn thiện hệ thống
chính sách, pháp luật về phát triển giáo dục và đào tạo. Điều này đã được thể hiện cụ thể
trong các văn kiện Đại hội Đảng, các văn kiện Hội nghị Ban Châp hành Trung ương và
trong các văn kiện của Bộ Chính trị, Ban Bí thư các khóa VII, VIII, IX, X, XI cũng như
trong chính sách phát triển giáo dục và đào tạo của nước ta.
5
Với quan điểm phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong
quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triên kinh tế - xã hội, Chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội 2011 - 2020 đã đề ra mục tiêu về giáo dục và đào tạo là ―giáo dục và đào tạo,
khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước; đến năm 2020, có một số lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo dục, y tế đạt trình
độ tiên tiến, hiện đại; số sinh viên đạt 450 trên một vạn dân‖. Để đạt được mục tiêu trên,
trong khâu đột phá thứ hai, Chiến lược xác định: ―Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất
là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền
giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng
dụng khoa học, công nghệ‖.
Trong giai đoạn 2011 - 2015, Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
XI cũng đã xác định phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo là: ―đổi mới căn bản
và toàn diện giáo dục, đào tạo‖. Để thực hiện mục tiêu đó, Báo cáo cũng xác định các
nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, trong đó nhấn mạnh một số nhiệm vụ như: phát triển và nâng
cao chất lượng giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là
đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi; đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ, văn hoá ; đội
ngũ doanh nhân và lao động lành nghề; đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, đào tạo trên
tinh thần tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục, đào tạo
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010 — 2015 đã
đề ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ về giáo dục - đào tạo là: Tiếp tục phát triển
mạnh mẽ giáo dục- đào tạo. Phát triển quy mô trường lớp trên Cơ sở quy hoạch, đa
dạng hóa loại hình học tập, hướng tới mục tiêu xã hội học tập. Xây dựng và triển khai có
hiệu quả Chương trình ― Phát triển nguồn nhân lực‖, nâng cao chất lượng giáo dục, đào
tạo, dạy nghề đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
* t
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nội dung cơ bản của giáo dục là phải đào tạo ra
những con người xây dựng chủ nghĩa xã hội "vừa hồng vừa chuyên". Đây là một tư
6
tưởng then chốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục. Người nhấn mạnh, trong công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, mỗi cô giáo, thầy giáo phải là những chiến sỹ
trên mặt trận đó. Nhiệm vụ của nền giáo dục cách mạng là : "phục vụ Tổ quốc, phục vụ
nhân dân, phục vụ đường lối chính trị của Đảng và Chính phủ, gắn liền với sản xuất và
đời sống của nhân dân". Giáo dục phải tạo ra được những người lao động mới. Đó là
những người có lòng yêu nước nồng nàn, "trung với nước, hiếu với dân", có đạo đức
trong sáng, có chí khí hăng hái vươn lên, không sợ hy sinh gian khổ, có tinh thần gan dạ,
dũng cảm, khiêm tốn, thật thà, cần cù, tiết kiệm, trong sạch, giản dị, có tri thức và sức
khoẻ để trở thành những người chủ tương lai của đất nước, "những người kế thừa xây
dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên".
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của các cô giáo, thầy giáo đối với
xã hội. "Những người thầy giáo tốt là những người vẻ vang nhất, là những người anh
hùng vô danh". Muốn được như vậy, các cô giáo, thầy giáo, trước hết, phải trau dồi đạo
đức cách mạng, không ngừng rèn luyện chuyên môn, phải là tấm gương trong sáng để
học sinh noi theo, phải gương mẫu từ lời nói đến việc làm, phải thương yêu chăm sóc
học sinh như con em ruột thịt của mình, phải thật sự yêu nghề, yêu trường, phải không
ngừng học hỏi để tiến bộ mãi. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tin tưởng và mong muốn các
thế hệ học sinh không ngừng cố gắng học tập và rèn luyện tốt để mai sau trở thành
những người có ích cho Tổ quốc.
Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường tháng 9 năm 1945, Người viết :
"non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài
vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một
phần lớn ở công học tập của các cháu". Lời dạy của Người đã đi sâu vào lòng dân, tạo
thành động lực thúc đẩy mạnh mẽ cho hàng triệu thầy giáo và học sinh thi đua dạy tốt -
học tốt. Bức thư Người viết đã trở thành chân lý của thời đại, hoàn toàn phù hợp với quy
luật phát triển của các nước đi từ lạc hậu lên tiên tiến và hiện đại, từ nông nghiệp đi lên
công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
7
1.3 C
Từ sau Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII về định hướng chiến lược phát triển
giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đảng và nhà nước đã
có nhiều quan điểm, thông tư, chỉ thị, về phát triển giáo dục và đào tạo nâng cao chất
lượng của các trường phổ thông như :
Văn kiện Đại hội các khóa VI, VII, VIII, IX, X, XI.
Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15-06-2004 Ban chấp hành Trung ương về việc xây
dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông
có nhiều cấp học ( Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT BGDĐT ngày
28/03/2011 cùa Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009, ban hành Quy định
về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông.
Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011, ban hành Quy chế
đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT.
Chỉ thị 19/2005/CT-UBND ngày 25-07-2005 của UBND tỉnh An Giang về việc
hạn chế các quy định, hoạt động mang tính hình thức, nhằm góp phần nâng cao chất
lượng dạy và học trong ngành giáo dục và đào tạo.
Kế hoạch số 27-KH/TU ngày 13/11/2009 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh An
Giang ―về phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020‖.
Chỉ thị 03-CT/TW ngày 14 tháng 05 năm 2011 của Bộ chính trị, Ban bí thư về
tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh từ nay đến
năm 2015.
Chỉ thị 40/CT-BGDĐT về phong trào thi đua ― Trường học thân thiện học sinh
tích cực ― trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013.
Các công văn hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2009-2010, 2010-2011, 2011-2012,
2012-2013 của Sở GD-ĐT An Giang, Phòng GD-ĐT thành phố Long Xuyên.
8
Các báo cáo tổng kết nhiệm vụ năm học 2009-2010,2010-2011,2011-2012.
2
2.1. hình
Trường trung học cơ sở Mạc Đỉnh Chi, tọa lạc tại ấp Tây Khánh 4, Phường Mỹ
Hòa, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang là một phường vùng ven. Trường có diện
tích trên 4083m
2
, trong đó diện tich dùng để xây dựng các phòng phục vụ cho việc giảng
dạy hơn 828m
2
, còn lại là diện tích sân chơi và trồng cây xanh che bóng mát. Trường có
nhà vệ sinh được bố trí riêng biệt cách ly với khu học tập, với 6 bàn cầu phụ vụ cho hơn
1000 học sinh cả nam và nữ ( đang xuống cấp và quá tải).
Trường có tổng cộng 15 phòng học ( 07 phòng tầng trệt, 08 phòng lầu ), phòng
làm việc có 01 phòng lãnh đạo, 01 phòng giáo viên, 01 phòng thư viện, 01 phòng thiết
bị; 2 phòng tạm cho THTN, không có phòng truyền thống, phòng bộ môn, phòng thực
hành thí nghiệm bộ môn đúng qui cách.
Công tác phổ cập trung học cơ sở hàng năm điều đạt chuẩn theo qui định. Cụ thể
năm 2012 đạt 87,53% . Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đến thăm trường và công nhận đạt
chuẩn quốc gia về công các phổ cập trung học cơ sở vào năm 2007.
2.2.
2.2.1 Những kết quả đạt được về chất lượng giảng dạy
1-
9
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
2010-2011
37
63.8
16
27.6
5
8.6
0
0
2011-2012
40
65.6
17
27.9
4
6.6
0
0
2012-2013
41
67.2
18
29.5
2
3.3
0
0
2
Năm học
TS.HS
Giỏi
TL
Kh
TL
TB
TL
Yếu
TL
Kém
TL
10 - 11
888
181
20.4
320
36.0
361
40.7
26
2.9
0
0
11 - 12
881
196
22.2
309
35.1
363
41.2
13
1.5
0
0
12 -13
1012
201
19.9
322
31.8
467
46.1
22
2.2
0
0
Qua bảng thống kê ta nhận thấy chất lượng giảng dạy của giáo viên và chất lượng
học sinh của trường đã từng bước nâng lên
Chất lượng giảng dạy của nhà trường rất được sự quan tâm lãnh đạo nhà trường,
cũng như sự quan tâm của đội ngũ giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy. Trong đó có
tổ trưởng các tổ chuyên môn.
Giáo viên có đầu tư đổi mới phương pháp giảng dạy, số học sinh đạt giải học sinh
giỏi các cấp từng bước được nâng lên.
Đội ngũ giáo viên của nhà trường khá ổn định, tăng giảm hàng năm không đáng
10
kể. Nhà trường rất quan tâm đến công tác đào tạo chuyên môn cho giáo viên nên trình
độ tay nghề của giáo viên cũng được nâng lên. Bên cạnh đó, chất lượng giáo dục của
nhà trường cũng được nâng lên đáng kể.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị được lãnh đạo nhà trường quan tâm vì đây là những
công cụ, phương tiện góp phần tạo nên chất lượng giảng dạy.
Nhà trường phối họp với các bộ phận đoàn thể trong nhà trường tổ chức và giám
sát chặt chẽ các hoạt động hổ trợ cho việc học tập cho học sinh như: Đố vui dưới cờ, kể
chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở buổi chào cờ đầu tuần, các buổi thi hái hoa
dân chủ, học tập.
Nhà trường rất chú trọng đến công tác soạn giảng của giáo viên như: Việc soạn
giảng phải đảm bảo theo chuẩn kiến thức kỹ năng, đảm bảo phân loại được học sinh
trong lớp. Chú trọng đến những học sinh có năng lực tiếp thu chậm, chỉ đạo giáo viên có
kế hoạch phụ đạo thêm những học sinh yếu bộ môn, để các em bắt kịp chương trình,
tránh tình trạng để các em ngồi bên lề lớp học.
Nhà trường đã dành riêng môn phòng học được trang bị máy chiếu Projector để
giáo viên tham gia giảng dạy ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), tạo hứng thú học
tập cho học sinh từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Đối với những tiết dạy
thực hành thí nghiệm, nhà trường cũng tạo điều kiện để cho học sinh thực hành, tuy
nhiên vẫn rất hạn chế.
Một số học sinh có ý thức trong học tập, tham gia tích cực tìm hiểu, xây dựng bài
cùng giáo viên theo phương châm lấy học sinh làm trung tâm .
* Nguyên nhân:
Được sự quan tâm kịp thời của các cấp lãnh đạo từ ngành đến địa phương. Đối
với địa phương, quan tâm giúp đỡ cho giáo viên gặp khó khăn, tham gia vận động học
sinh khi bỏ học, phối hợp với các tổ chức đoàn thể, khóm ấp, lực lượng chính trị khác và
quần chúng xã hội, trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho con em học sinh đến lớp, hạn
chế tình trạng học sinh bỏ học. Đối với ngành, kịp thời chỉ đạo đúng lúc kịp thời trong
11
các hoạt động chuyên môn, giải đáp và chỉ đạo các hoạt động để nhà trường đi vào nề
nếp.
Sự phối hợp nhịp nhàng giữa đoàn thể nhà trường với địa phương, tổ chức các
buổi sinh hoạt tập thể, nhằm tăng cường giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, giáo dục lòng
yêu quê hương tổ quốc. Giới thiệu mô hình người tốt việc tốt, tổ chức các hoạt động đền
ơn đáp nghĩa, phong trào học tập nhân các ngày lễ lớn trong năm, theo từng chủ điểm
tháng mà ngành đã qui định.
Phối họp chặt chẽ giữa nhà trường với Phòng Giáo dục - Đào tạo, Ban đại diện
cha mẹ học sinh tranh thủ sự giúp đỡ về mặt chuyên môn, trang thiết bị, tiền bạc cho
công tác giáo dục của nhà trường.
Sự đồng thuận cao từ nội bộ trong nhà trường, các đồng chí cán bộ - giáo viên -
nhân viên đoàn kết nhất trí một lòng , nhằm thực hiện nhiệm vụ chung đó là chất lượng
giảng dạy của nhà trường, xây dựng chất lượng thương hiệu của nhà trường.
Tinh thần tham gia học tập, vui chơi của các em học sinh ngày càng được nâng
cao. Các em ý thức được việc học tập của mình, các em nhận biết được giá trị của việc
học tập, đó là học để là gì, học cho ai và vì mục đích gì. Tình trạng vi phạm đạo đức của
học sinh ngày càng giảm qua đó thể hiện được chất lượng giáo dục của nhà trường.
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với tình hình mới rất được nhà
trường quan tâm; từ khâu đổi mới phương pháp đến khâu soạn giảng đảm bảo theo
chuẩn; từ việc sử dụng đồ dùng dạy học hiện có một cách hiệu quả đến việc phát động
phong trào làm đồ dùng dạy học mới bổ sung; từ việc qui định mỗi giáo viên phải tham
gia thao giảng, hội giảng, ứng dụng CNTT thì nay khuyến khích các đồng chí giáo viên
tham gia việc ứng dụng CNTT càng nhiều càng tốt, góp phần nâng cao chất lượng giảng
dạy của nhà trường.
2.2.2 Những hạn chế, tồn tại :
Năng lực lãnh đạo của một vài tổ trưởng trở thành rập khuôn hàng năm, không có
12
sự đột phá, gây nhàm chán đối với các tổ viên, thậm chí có xu hướng chỉ làm theo kế
hoạch trên chỉ sau ghi vậy, không đầu tư , do đó ảnh hưởng không nhỏ đến các mặt sinh
hoạt tổ chuyên môn, cũng như chất lượng giáo dục của bộ môn mà tổ quản lý.
Chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn chưa cao, do còn nhiều tổ ghép rất khó quản
lý, đặc biệt là khâu kiểm tra dự giờ thăm lớp, đánh giá giáo viên.
Việc thống nhất các nội dung trọng tâm trong chương trình giảng dạy gặp nhiều
khó khăn, phải chia nhóm trong sinh hoạt tổ, sau đó thống nhất và ghi vào biên bản.
Công tác chỉ đạo thực hiện việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên còn hạn
chế, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh yếu tổ chức thực hiện không đồng đều giữa các
bộ môn, giữa các tổ với nhau.
Công tác dự giờ, kiểm tra giáo viên thiếu thường xuyên. Việc đổi mới phương
pháp giảng dạy còn nhiều vấn đề hạn chế như: Sự tiếp thu từ nhũng giáo viên lớn tuổi
trong dạy học ứng dụng CNTT; một bộ phận giáo viên có sức ỳ khá lớn trong việc đổi
mới; sự phối hợp với các đoàn thể ở một số mặt công tác chưa đảm bảo,
Tỷ lệ học sinh đạt học lực khá giỏi còn thấp, chưa đạt theo kế hoạch đề ra của nhà
trường.
Việc giữ mối liên hệ giữa ba môi trường ― Nhà trường - gia đình - xã hội‖ chưa
thực sự hài hòa, vẫn còn điều gì đó chưa ổn. Một bộ phận học sinh chưa quan tâm đến
việc học tập, còn tư tưởng học chỉ để biết chữ rồi nghỉ, chưa có tinh thần cầu tiến.
Chất lượng chuyên môn hàng năm chưa đều, giữa các môn có sự chênh lệch khá
cao như: Ngữ văn; Lịch sử; Địa lý; GDCD; với môn có chất lượng khá thấp như: Toán;
Lý; Hóa; Sinh; Anh,
* Nguyên nhân
:
Đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ít được quan tâm bồi dưỡng về chuyên môn
nghiệp vụ trong những năm về trước, chỉ bằng kinh nghiệm thực tiển công tác thì cơ cấu
bổ nhiệm nhiệm vụ. Tuy nhiên, từ năm học 2011-2012 thì lãnh đạo Phòng Sở có quan
tâm đưa đi bồi dưỡng ngắn hạn về công tác quản lý tổ.
13
Công tác sinh hoạt tổ chuyên môn chất lượng chưa tốt, nguyên nhân là sinh hoạt
còn mang tính hành chính, ít quan tâm trao đổi về chuyên môn, tổ ghép nhiều môn nên
việc thống nhất chuyên môn giảng dạy theo chuẩn còn khó khăn, do đó cũng ảnh hưởng
đến chất lượng giảng dạy.
Sự cập rập trong chỉ đạo giữa các môn, môn quan tâm ít, môn quan tâm nhiều,
cũng làm cho các đồng chí giáo viên thấy khoảng cách giữa họ và lãnh đạo ngày càng
xa, họ không mặn mòi với công việc, chỉ làm qua loa chiếu lệ, cho xong việc.
Sự tụt hậu về CNTT, phương pháp dạy học mới là một trong những vấn đề cần
được quan tâm, do nguyên nhân trong đó địa bàn ở vùng ven xa đô thị, thiếu sự quan
tâm của các cấp lãnh đạo, qui hoạch quá chậm nên học sinh thiếu sân chơi.
Sự quan tâm của gia đình các em chưa tới nơi tới chốn, còn giao phó cho nhà
trường.
2.3.
Bồi dưỡng năng lực lãnh đạo của tổ trưởng chuyên môn tránh hoạt động rập
khuôn hàng năm, các tổ chuyên môn học tập kinh nghiệm các trường bạn nâng chất
lượng quản lý tổ.
Xây dựng quy định dự giờ của các tổ ghép, đặc biệt là khâu kiểm tra dự giờ thăm
lớp, đánh giá giáo viên. Từng bước các tổ ghép có biện pháp thống nhất các nội dung
trọng tâm trong chương trình giảng dạy của từng môn để nâng chất lượng giảng dạy
môn phụ trách.
Tổ chức việc học bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên cho giáo viên, thống nhất
chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh yếu giữa các tổ bộ môn.
Thực hiện dự giờ, kiểm tra giáo viên thường xuyên. Khuyến khích những giáo
viên lớn tuổi trong dạy học ứng dụng CNTT; tham gia các hoạt động đoàn thể
Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh, các
đoản thể trong nhà trường làm tốt công tác quản lý học sinh. Thực hiện tốt mối quan hệ
― Nhà trường - gia đình - xã hội‖ hài hòa góp phần hạn chế tình trạng học sinh bỏ học,
14
học yếu, chán học, dẫn đến bỏ học là ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của nhà
trường
Tập trung xây dựng định hướng kế hoạch bồi dưỡng các môn có chất lượng còn
thấp như : Toán; Lý; Hóa; Sinh; Anh,
3
CHI,
3.1
* Mục tiêu chung:
Thực hiện thắng lợi các Nghị quyết đại hội đảng các cấp như: Đại hội XI của
Đảng; Đại hộỉ tỉnh Đảng bộ lần thứ IX; Đại hội Đại biếu Đảng bộ thành phố Long
Xuyên lần thứ X; Đại hội đảng viên Đảng bộ Phường Mỹ Hòa lần thứ XIV; Đại hội
đảng viên chi bộ Trường THCS Mạc Đỉnh Chi nhiệm kỳ 2012- 2015 Chất lượng giáo
dục là một mãng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, quyết định trình độ nhận thức, kỹ
năng lao động của con người qua đào tạo. Nâng cao chất lượng giảng dạy góp phần nâng
chất lượng giáo dục tại địa phương, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của
người dân. Phấn đấu giảm dần tình trạng học sinh bỏ học, hạn chế tối đa tỉ lệ lưu ban.
Từng bước xây dựng thương hiệu nhà trường trong khu vực.
Duy trì chất lượng học tập của một bộ phận học sinh có nhu cầu nâng cao, giáo
dục đạo đức, tinh thần dân tộc, tình thương đối vói tổ quốc, góp phần hạn chế học sinh
bỏ học. Từng bước nâng cao tay nghề cho cán bộ- giáo viên - nhân viên vì đây là lực
lượng quyết định chất lượng giảng dạy của đơn vị .
* Mục tiêu cụ thể của công tác nâng cao chất lượng giảng dạy
:
3-
15
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
2013-2014
43
70.5
17
27.9
1
1.6
0
0
2014-2015
47
72.3
18
27.7
0
0
0
0
4
TS.HS
TL
Kh
TL
TB
TL
Y
TL
Kém
TL
13 – 14
1011
213
21.1
343
33.9
435
43.0
20
2.0
0
0
14 – 15
1020
234
22.9
389
38.1
382
37.5
15
1.5
0
0
Tiếp tục thực hiện cuộc vận động: ―Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự
học, tự rèn và sáng tạo‖. Qua đó động viên tất cả giáo viên hưởng ứng tích cực, nhiệt
tình trong công tác soạn giảng và giảng dạy, tích cực sử đụng đồ dùng dạy học hiện có
và làm mới trong hoạt dộng dạy và học. Đặc biệt là ứng dụng CNTT trong giảng dạy.
Tích cực tự học về chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp
trong giảng dạy.
Tiếp tục thực hiện cuộc vận động: Hai không‖ do Bộ GD&ĐT phát động. Qua
cuộc vận động mọi giáo viên, các cán bộ quản lý thực hiện trung thực, khách quan, dạy
thực, đánh giá thật không chạy theo hình thức, thành tích.
Thực hiện tốt công tác huy động đầu năm hàng năm trên 95%; giảm tỉ lệ học sinh
16
bỏ học hàng năm không quá 2,5%; phấn đấu tăng tỉ lệ hạnh kiểm của học sinh từ loại
Khá trở lên là 97%; phấn đẩu tăng tỉ học lực của học sinh từ loại Khá - Giỏi trở lên là
61%, Trung bình 37.5%, Yếu-Kém 1.5%, Học sinh tốt nghiệp THCS hàng năm từ 100%
trở lên.
Thực hiện tốt các phong trào học tập như: Học sinh giỏi; giáo viên dạy giỏi; viết
sáng kiến kinh nghiệm tiến đến các đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
công tác làm đồ dùng dạy học dự thi; hội thi ca múa hát cấp TP; hội khỏe Phù đổng hàng
năm đều đạt giỏi trên tất cả các lĩnh vực dự thi.
t l
Long Xuyên
công giáo viên
Đối với nhà trường khi phân công nhân sự, các nhà quản lý cần căn cứ vào Luật
giáo dục; Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ
thông cỏ nhiều cấp học; Thông tư 28 của Bộ GD&ĐT; các văn bản chỉ đạo của Sở
GD&DT làm cơ sở cho việc phân công. Việc phân công chuyên môn cho giáo viên được
thực hiện ở các vị trí cụ thể là phân công giáo viên làm công tác tổ trưởng chuyên môn,
phân công giáo viên giảng dạy bộ môn, phân công giáo viên làm công tác chủ nhiệm
lớp.
- Phân công giáo viên làm Tổ trưởng.
Ngay từ trong những tháng hè, từ trong những tháng đang hoạt động giáo dục
ngoài giờ, hiệu trưởng cần theo dõi thật chu đáo việc thực hiện công tác quản lý của tổ
chuyên môn, sau khi kết thúc một học kỳ, các tổ trưởng báo cáo công tác quản lý về mọi
mặt, hiệu trường xem xét kết quả, lấy phiếu tín nhiệm đối với tổ trưởng, đề từ đó có
những đề xuất hợp lý, kịp thời uống nắn các tổ chậm hoàn thành nhiệm vụ, giải quyết
các vấn đề tranh chấp trong nội bộ của tổ nếu có.
Trong việc xây dựng kể hoạch từ đầu năm học, hiệu trưởng cần đề ra các yêu cầu
17
cụ thể cho từng tổ chuyên môn, tránh nêu chung chung, không rõ ràng, cần phải đưa các
chỉ tiêu cụ thể, qui trách nhiệm cho từng tổ trưởng.
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng một số mặt công tác của nhà trường cho tổ trưởng
chuyên môn nắm, kịp thời bồi dưỡng một số mãng chuyên môn như công các dự giờ,
công tác thanh tra, kiểm tra, công tác quản lý nhân sự trong tổ, các yếu tố tâm lý trong
quản lý,
Đưa ra các yêu cầu về chuẩn, đối với việc huy hoạch tổ trưởng chuyên môn.
Mạnh dạn thay đổi tổ trưởng hàng năm tạo điều kiện cho lực lượng trẻ phấn đấu nhằm
tạo nguồn nhân lực cho công tác quản lý về sau. Cẩn thận trong khi ra quyết định, tránh
tai tiếng, tránh sự bằng mặt không bằng lòng, tránh hiện tượng ra quyết định áp đặt làm
cho tổ trưởng làm việc mà không có sự phấn đấu.
Tham gia các buổi họp tổ chuyên môn với tổ nhằm lắng nghe các ý kiến từ các
giáo viên trao 'đổi với tâm trạng cởi mở, tạo cảm giảc an toàn cho giáo viên khi tham gia
đóng góp lấy ý kiến về tổ trưởng chuyên môn. Kịp thời chỉ đạo các mặt công tác, triển
khai các văn bản có liên quan đến công tác giảng dạy, định hướng hoạt động của tổ
chuyên môn tránh đỉ chệch hưóng của mục tiêu đào tạo.
- Phân công giáo viên bộ môn.
Khi phân công không nên nghiêng về giáo viên này mà bỏ giảo viên kia. Phải đảm
bảo tính công bằng khi phân công, tránh sự so sánh giữa các giáo viên khi phân công.
Khi phân công cần tạo điều kiện thuận lợi để các giáo viên có thể học hỏi trao đổi lẫn
nhau giáo viên dạy lâu năm trao đổi với giáo viên trẻ về kinh nghiệm giảng dạy bộ môn,
các kỷ năng truyền đạt như thế nào cho có hiệu quả, làm thế nào để thu hút sự chú ý của
học sinh. Ngược lại các giáo viên lớn tuổi có thể học hỏi giáo viên trẻ hơn về việc ứng
dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, phương pháp mới trong quá trình giảng dạy
giáo dục hiện nay,
Cần tăng cường khâu kiểm tra giám sát các tiết dạy trên lớp của giáo viên thông
qua các tiết dự giờ hoặc kiểm tra khâu chuẩn bị của giáo viên trước khi lên lớp. Quan
18
tâm đến tất cả các môn học không xem nhẹ môn này mà coi trọng môn kia, mà tất cả các
môn đều quan trọng như nhau.
Ngoài việc chăm lo cho công tác mũi nhọn của trường như học sinh giỏi cấp
thành phố, tỉnh thì hiệu trưởng cũng cần quan tâm đến chất lượng giáo dục đại trà, quan
tâm đến việc bồi dưỡng học sinh yếu kém. Quan tâm đến tất cả các khối lớp không phân
biệt lóp chuyên, lóp chọn tránh sự mặc cảm của giáo viên và học sinh. Giáo viên giảng
dạy hàng năm mà học sinh yếu kém quá nhiều thì cần thiết phải phân công giáo viên có
tay nghề giỏi để có điều kiện giúp đỡ họ phát triển và đầu tư soạn giảng nâng cao chất
lượng giáo dục.
- Phân công giáo viên chủ nhiệm.
Khi phân công giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp cần quan tâm đến tất cả các
khối lóp, quan tâm đến tất cả các giáo viên trong nhà trường , đặc biệt quan tâm đến giáo
viên chủ nhiệm khối 6 vì đây là các em đầu cấp mới vào cần phải có sự quan tâm để đưa
các em vào nề nếp ổn định. Đôi với những lóp có học sinh cá biệt nhiều thì cần đưa
những giáo viên có kinh nghiệm lâu năm về công tác chủ nhiệm để có biện pháp giáo
dục các em tốt hơn. Tổ chức nhận xét rút kinh nghiệm hàng tuần ,tháng về công tác chủ
nhiệm.Tạo cảm giác an toàn thận thiện giữa hiệu trưởng với giáo viên chủ nhiệm tạo
điều kiện thuận lợi cho họ công tác và phát huy vài trò của mình.
Tăng cường kiểm tra tiết sinh hoạt chủ nhiệm, để từ đó hiệu trường đề ra các biện pháp
hỗ trợ tốt cho giáo viên chủ nhiệm, tổ chức trò chuyện về công tác chủ nhiệm để các
giáo viên có thể học tập lẫn nhau.
Giáo viên chủ nhiệm mạnh dạn xử lý các học sinh vi phạm nội qui trong giới hạn
cho phép của mình, kết hợp với giáo viên bộ môn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc giáo dục cho học sinh về ý
thức học tập, giáo dục về các hành vi sai trái nên tránh (các tệ nạn xã hội, an toàn giao
thông, các kỷ năng sống, )
3.2.2
19
Phải tạo động lực đổi mới PPDH cho giáo viên, hoạt động đổi mới PPDH chỉ cỏ
thể thành công khi giáo viên có động lực hành động và chuyễn hoá được từ ý chí trở
thành tình cảm và tinh thần tráeh nhiệm đối với học sinh, đối với nghề dạy học.
Quán triệt trong toàn thể CBGV việc đỗi mới PPĐH, đổi mới kiểm tra, đánh giá học
sinh lả việc làm thường xuyên phải được thực hiện xuyên suốt trong quá trình đổi mới
giáo dục phổ thông.
Tiếp tục chỉ đạo đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ
động học tập của học sinh. Việc đổi mới cần gắn với khai thác* sử dụng thiết bị giáo dục
trên cơ sở bám sát chuẩn, kiến thức và kỹ năng của từng bộ môn. Đi đôi với việc truyền
thụ kiến thức bộ môn cần chú trọng tích hợp kiến thức đa môn.
Nắm vững nguyên tắc đổi mới PPDH, cách thức hướng dẫn học sinh lựa chọn phương
pháp học tập, coi trọng tự học và biết xây dựng các tài liệu chuyên môn phục vụ đổi mới
PPDH. Nắm chắc điều kiện của trường để có thể khai thác giúp bản thân đổi mới PPDH
(cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo ).
Tiếp nhận những thông tin phản hồi từ sự đánh giá nhận xét xây dựng của học
sinh về PPDH và giáo dục của mình; kiên trì phát huy mặt tốt, khăc phục mặt yếu, tự tin,
không tự ti hoặc chủ quan thoả mãn.
Hướng dẫn học sinh về phương pháp học tập và biết cách tự học, tiếp nhận kiến
thức và rèn luyện kỹ năng, tự đánh giá kết quả học tập; tự giác, hứng thú học tập.
3.2.3
Kiểm tra, đánh giá học tập của học sinh được thực hiện trong suốt quá trình học
tập để động viên, khuyến khích kết quả học tập của học sinh. Rèn luyện cho học sinh
phương pháp tự đánh gỉá kết quả học tập của mình.
Đổi mới kiểm tra đánh giá vừa phải đạt tới mục tiêu là đánh giá chính xác, công
bằng
t
khách quan trình độ học vấn của học Sinh, vừa phải góp phần điều chỉnh và thúc
20
đẩy đổi mới PPDH và động viên, khuyến khích học sinh học tập.
Đổi mới các hình thức kiểm tra, đánh gía học sinh, phối họp giữa kiểm tra miệng, kiểm
tra kỹ năng thực hành, kết hợp hình thức kiểm tra tự luận với trắc nghiệm; đổi mới
cách ra đề kiểm tra theo hướng đòi hỏỉ ngưòi học phải hiểu bàỉ, vận dụng kiến thức, hạn
chế lối học vẹt, ghi nhớ máy móc. Đối vơi các môn xã hội khuyến khích ra đề kiểm tra
―mở‖ nhằm kiểm tra mức độ thông hiểu và vận dụng sáng tạo của học sinh.
Rèn luyện khả năng tự kiểm tra đánh giá của học sinh để học sinh tự đánh giá kết
quả tự học của mình theo sự hướng đẫn của giáo viên trong yêu cầu của đổi mới PPDH.
Tô chức các hội thảo về việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá để thúc đẩy đổi
mới PPDH, sử dụng kết quả kiểm tra đánh giả để điều chỉnh PPDH.
3.2.4
Để thực hiện tốt yêu cầu trên, trong mỗi năm học: Hỉệu trưởng và mỗi phó Hiệu
trưởng dự giờ giáo viên về hoạt động giáo dục trên lớp ít nhất 02 tiết dạy/ 01 giáo viên
và thăm lóp ít nhất 01 lần/ GV; mỗi tổ trưởng và tổ phó dự giờ giáo viên trong tổ chuyên
môn về hoạt động giáo dục trên lớp ít nhất 04 tiết dạy/ 01 giảo viên và thăm lóp ít nhất
02 lần/ lớp do giáo viên trong tồ chuyên môn phụ trách chủ nhiệm; mỗi giáo viên có ít
nhất 5% sổ bàỉ giảng trên lởp được sử, dụng CNTT hoặc phần mềm công nghệ thông tin
trong dạy học bộ môn trong tổng số tiểt dạy, 01 tiết đạy của 01 lần hội giảng hoặc thao
giảng trong trường và 18 tiết dự giờ đồng nghiệp.
Các tổ chuyên môn lên kế hoạch mở chuyên đề, thao giảng hàng năm theo kế
hoạch, tập trung vào những vấn đề cấp thiết đặt ra như: Đổi mới phương pháp; bồi
dưỡng học sinh yếu kém; học sinh giỏi; nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
Tổ chức rút kinh nghiệm sau khi dự giờ, mở chuyên đề, thao giảng, yêu cầu phân
tich sâu nội dung, phương pháp thực hiện. Đánh giá ưu khuyết điểm, đánh giá khả năng
ứng đụng của chuyên đề, thao giảng vào tiết học tương tự. Đánh giá khả năng nhận thức
của học sinh, mức tiếp thu kiến thức, kỹ năng vận dụng kiến thức vào bài tập.
21
3.2.5 y thông qua các phong
.
Hàng năm, nhà trường đều lên kế hoạch phát động nhiều phong trảo thi đua dạy
tốt, học tốt nhằm nâng cao chất lượng giáo dục như: Thi đua dưới cờ, phát động tháng
bộ môn, mỗi tổ lên kế hoạch xây dựng đố vui hàng tháng góp phần nâng cao chất lượng
chuyên môn của bộ môn, khơi dậy tinh thần ham học của học sinh đối với bộ môn.
Giáo dục thông qua việc lồng ghép, tích hợp vào các tiết học trên lớp; tổ chức các phong
trào thể dục thể thao, hoạt động ngoại khóa góp phần tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích
cho học sinh.
Tổ chức nhiều hình thức sinh hoạt ngoài giờ lên lớp để tạo sân chơi lành mạnh
cho học sinh, giúp các em tích cực học tập nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm như:
tổ chức Đố vui để học‖, thi nghi thức đội, thể dục , trò chơi dân gian, giới thiệu sách,
cách đọc truyện - sách, thi kể chuyện theo sách
Ngoài ra, nhà trường còn phối hợp với Hội Cha mẹ học sinh, đoàn thể, chính
quyển địa phương quan tâm, giúp đỡ học sinh nghèo có điều kiện tiếp tục đến trường.
3.2.6
Thầy, cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự
chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự
học của học sinh
Thầy cô giáo tích cực rèn luyện đạo đức, phẩm chất chính trị, bồi dưỡng lòng yêu
nghề mến trẻ, không ngừng trau dồi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ với
phương chấm ―Mỗi thấy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo‖
Soạn giảng thể hiện phương pháp tích cực, phù hơp với các đối tượng để các em
―được học và học được‖ khắc phục lối dạy ―Thầy đọc-trò chép‖ và lối học ―thuộc lòng
những gì thầy đọc cho chép‖. Đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức và hình thức dành
22
giá mang tính động viên khuyến khích. Rèn cho HS ý thức và khả năng tự học, tự kiểm
tra, chuẩn bị bài học, làm bài tập ở nhà
Đẩy mạnh phương pháp trực quan: nâng cao tần số sử dụng trang thiết bị kỹ thuật,
ĐDDH, tiếp tục ứng dụng CNTT vào giảng dạy …
Nhà trường tiếp tục tạo điều kiện cho CB-GV theo học các chương trình cử nhân
ĐHSP và CĐSP, các lớp sơ, trung cấp chính trị
Tiếp tục các chuyên đề CNTT, tập huấn cho GV sử dụng tin học và các thiết bị để
soạn giảng các tiết dạy có ứng dụng CNTT, giáo án và bài giảng điện tử ( mỗi khối có từ
1 đến 2 bài giảng điện tử/ tháng, động viên GV sử dụng các bài giảng này được nhiều
lớp trong khối.
Sử dụng ĐDDH trong các tiết dạy, làm ĐDDH dự thi (mỗi khối 1 ĐDDH tự làm)
Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực
hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao
Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. Tổ chức HS hoạt động theo tổ nhóm trên lớp,
khuyến khích học sinh chủ động, sáng tạo trong học tập để việc dạy và học ngày càng
tiến bộ (giáo án GV có ghi đầy đủ những nội dung yêu cầu hướng dẫn HS chuẩn bị và tự
học ở nhà, tổ chức HS hoạt động trên lớp)
Học sinh có thể được thầy cô giao việc theo nhóm để các em có cơ hội cùng nhau
chia sẻ và đóng góp kiến thức của cá nhân mình cho nhóm. Người thầy cũng có thể nêu
trước vấn đề và cho học trò về nhà tự nghiên cứu từ sách giáo khoa và sách tham khảo
khác để đến buổi học trên lớp, các em thảo luận và tranh luận với nhau trong cặp và
trong nhóm. Việc tranh luận đó sẽ giúp các em hiểu sâu hơn và nhớ nhanh hơn
Tạo nhu cầu tự học tự nghiên cứu bên ngoài lớp học và rèn luyện cho người học
thói quen đào sâu suy nghĩ về một vấn đề nào đó. Dần dần học sinh sẽ hình thành thói
quen suy nghĩ một cách chủ động, độc lập sáng tạo và biết chia sẻ những suy nghĩ của
mình với người khác. Đề xuất ý tưởng, sáng kiến học tập với thầy cô để phố biến cho
bạn bè.
23
Thực hiện hoạt động ngoài lớp học ngay trong tiết dạy nếu thấy phù hợp và hiệu
quả. Đặc biệt đối với những môn học như Mĩ thuật, Âm nhạc, Thể dục, TNXH …
Để có phương pháp kiểm tra thân thiện hơn mà vẫn đánh giá đúng học lực và
khuyến khích học sinh tự vươn lên trong học tập, GV cần phân biệt hai loại hình kiểm
tra: kiểm tra đánh giá sự tiến bộ và kiểm gia đánh giá kết quả học tập. Các bài kiểm tra
thường xuyên theo PPCT trong một học kỳ chỉ nên mang tính chất đánh giá sự tiến bộ
của học sinh. Điểm số và những nhận xét chi tiết, cụ thể về sự tiến bộ học sinh, những
phần kiến thức còn yếu và cách thức khắc phục cần thông báo riêng tới từng học sinh.
Loại hình kiểm tra thứ hai là kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Nó được thực hiện cuối
kỳ và cuối năm để đánh giá kết quả học tập sau quá trình học tập sau một học kỳ, một
năm học. Kết quả cần được thông báo riêng cho học sinh, ghi vào học bạ và chỉ nên
công khai qua phiếu liên lạc với gia đình HS.
1
Công tác nâng cao chất lượng giảng dạy là một trong những công tác trọng tâm
24
của tất cả các cơ quan ban ngành trong đó vai trò quan trọng là ngành giáo dục và đào
tạo, quyết định sự thành công hay thất bại, khả năng tiến lên hay tụt hậu của một cơ
quan hay một tổ chức. Do đó, công tác nâng cao chẩt lượng giảng dạy cần đặc biệt được
chú trọng.
Trong giáo dục việc nâng cao chất lượng giảng dạy rất quan trọng, thể hiện tinh
thần trách nhiệm của người thầy trong quá trình giảng dạy, giáo dục góp phần nâng cao
hiệu quả đào tạo, chất lượng giáo dục, góp phần đưa nhà trường đi lên
ế
Bên cạnh đó còn
tạo ra thương hiệu của nhà trường, tạo nên bầu không khí tâm lý sư phạm của nhà
trường thịnh hay suy phụ thuộc rất lớn vào tài lãnh đạo, quản lý của người đựng đầu đơn
vị. Ở trường phổ thông, vai trò của người hiệu trường rất lớn là đầu tàu trong quá trinh
thực hiện nhiệm vụ quản lý giáo đục tại địa phương. Hoạt động dạỳ học gĩữ vị trí trung
tâm bời nó chiếm hết thời gian, khối lượng công việc của giáo viên và học sinh trong
suốt năm học. Nó là nền tản quan trọng để thhực hiện thành công mục tiêu giáo dục toàn
diện của nhà trường phổ thông, đồng thời quyết định hiệu quả đào tạo của nhà trường.
Người quản lý giáo dục cần phải nhận thức rõ ví trí tầm quan trọng của hoạt động
giáo dục để có những biện pháp khoa học, sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
của nhà trường. Qua đây, hy vọng rằng bản thân tôi sẽ đúc kết đựợc những kinh nghiệm
quý báo trong công tác quản lý, giúp tôi có những định hướng đúng trong công tác,
nhằm mang lại hiệu quả cao với nhiệm vụ được giao góp phần nâng cao dân tri, bồi
dưỡng nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài theo sự đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2
Phòng Giáo dục cần phải liên kết với trường Cán bộ quản lý giáo dục mở các
chuyên đề về công tác quản lý tài chính vì đây là công tác nóng nhất trong quản lý hiện
nay. Mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cảc lực lượng trong diện qui hoạch
hàng năm của tỉnh ,tạo nguồn nhân lực kế thừa có chất lượng góp phần đưa sự nghiệp
giáo dục địa phương phát triển.
25
Cần hoàn thiện cơ chế để đẩy mạnh phân cấp trong công tác quản lý nhà nước về
giáo dục và đào tạo cùng với việc giao quyền tự chủ thực sự cho các cớ sở giáo dục.
Hiện nay, về phân cấp trong công tác quản lý nhà nước, Chính phủ đã ban hành Nghị
quyết số 08/2004/NQ'CP ngày 30 thảng 6 năm 2004 quy định về đẩy mạnh phân câp
quản lý nhà. nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương; về công tác quản lý nhà nước đối với giáo dục và đào tạo, Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 quy định trách nhiệm quản
lý nhà nước về giáo dục; về tự chủ trong giáo dục, đã có Nghị định sô 43/2006/NĐ-CP
và Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV. Tuy nhiên, các quy định này còn
chung chung, làm cho các cấp quản lý và các cơ sở giáo dục còn nhiều lúng túng, khó
khăn trong thực hiện, dẫn đến hiệu quả của công tác quản lý nhà nước đối với giáo dục
và đào tạo thấp.
Cùng với việc giao quyền tự chủ thực sự cho các cơ sở giáo dục, Nhà nước cần
xác lập cơ chế, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong giáo dục và đào tạo. Đây
chính là động lực để phát huy tính tự chủ, sáng tạo của các cơ sở giáo dục, thủc đẩy sự
phát triễn chung của nền giáo dục và đào tạo.
Cần cụ thể hóa các quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo
dục các cấp thành cơ chế, chính sách cụ thể. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục
và giáo viên là nhân tố quyết định sự thành công của công cuộc đổi mới giáo dục./.