Tải bản đầy đủ (.pdf) (245 trang)

Phật giáo Hoà Hảo - Lịch sử và những vấn đề hiện nay [full]

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 245 trang )
















































VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI








BÙI VĂN HẢI









PHẬT GIÁO HÒA HẢO – LỊCH SỬ
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ HIỆN NAY










LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC











HÀ NỘI – năm 2014
































VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI




BÙI VĂN HẢI







PHẬT GIÁO HÒA HẢO – LỊCH SỬ
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ HIỆN NAY




Chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 62.22.9001




Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS Ngô Hữu Thảo
2: TS. Nguyễn Hoàng Sa








LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC







HÀ NỘI – năm 2014




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của luận án 1
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 3
2.1 Mục đích 3
2.2 Nhiệm vụ 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 3
4.1 Cơ sở lý luận 3
4.2. Phương pháp nghiên cứu 5
5. Kết quả đóng góp của luận án 6

6. Ý nghĩa của luận án 6
7. Kết cấu của luận án 6
Chương 1 TỔNG QUAN 7
1.1 TỔNG QUAN CÁC NGUỒN TƯ LIỆU 7
1.1.1 Tư liệu gốc 7
1.1.2. Tư liệu tham khảo 12
1.2 NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN CỦA CÁC CÔNG TRÌNH TRÊN 14
1.2.1 Hoàn cảnh ra đời của Phật giáo Hòa Hảo 14
1.2.2. Về giáo lý, giáo luật, lễ nghi của Phật giáo Hòa Hảo 15
1.2.3 Về vai trò Huỳnh Phú Sổ; hoạt động của Đảng Dân xã, lực lượng vũ
trang và bộ máy hành chính đạo trong việc hình thành, tồn tại và phát triển
của Phật giáo Hòa Hảo 16
1.2.4. Về ảnh hưởng nhiều mặt của Phật giáo Hòa Hảo trong đời sống xã
hội 19
1.2.5. Về công tác tôn giáo đối với Phật giáo Hòa Hảo của hệ thống chính
trị Trung ương và địa phương 19
1.2.6. Định hướng nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án 22
1.3 THUẬT NGỮ DÙNG TRONG LUẬN ÁN 23
1.3.1 Thế nào là đạo Hòa Hảo 23
1.3.2 Danh từ Phật giáo Hòa Hảo 23
1.3.3 Làng Hòa Hảo 24
1.3.4 Chức việc Phật giáo Hòa Hảo 25
1.3.5 Thờ tự chung 26
1.3.6. Đạo Phật 26
1.3.7 Tôn giáo là gi? 27
Chương 2 NHỮNG THỜI KỲ RA ĐỜI, PHÁT TRIỂN VÀ NỘI DUNG CƠ
BẢN CỦA PHẬT GIÁO HÒA HẢO 40
2.1. NHỮNG THỜI KỲ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PGHH 40




2.1.1. Thời kỳ ra đời của Phật giáo Hòa Hảo 40
2.1.2. Thời kỳ Phật giáo Hòa Hảo phát triển từ 1948 - 1954 49
2.1.3. Thời kỳ Phật giáo Hòa Hảo phát triển năm 1955 - 1975 51
2.1.4. Thời kỳ phát triển của PGHH từ năm 1975 đến nay 58
2.2. NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ GIÁO LÝ, GIÁO LUẬT, LỄ NGHI VÀ TỔ
CHỨC CỦA PHẬT GIÁO HÒA HẢO 63
2.2.1. Giáo lý của Phật giáo Hoà Hảo 63
2.2.2. Giáo luật của Phật giáo Hoà Hảo 72
2.2.3. Lễ nghi của Phật giáo Hoà Hảo 76
2.2.4 Tổ chức của Phật giáo Hoà Hảo 79
Tiểu kết chương 2 82
Chương 3 ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO HOÀ HẢO HIỆN NAY TỪ
CÁC PHƯƠNG DIỆN TÔN GIÁO VÀ XÃ HỘI 84
3.1 ẢNH HƯỞNG CỦA PGHH TỪ PHƯƠNG DIỆN TÔN GIÁO 84
3.1.1 Điều kiện nhập đạo và ảnh hưởng từ góc độ quy mô tín đồ 84
3.1.2 Mức độ nhu cầu tín ngưỡng và thực hành tín ngưỡng của tín đồ Phật
giáo Hoà Hảo 89
3.1.3 Tổ chức giáo hội 94
3.2 ẢNH HƯỞNG CỦA PGHH Ở PHƯƠNG DIỆN XÃ HỘI 96
3.2.1 Ảnh hưởng ở lĩnh vực kinh tế 96
3.2.2. Ảnh hưởng trên lĩnh vực văn hoá, xã hội 99
3.2.3 Những ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo Hòa Hảo 103
3.2.4. Ảnh hưởng trên lĩnh vực chính trị 116
Tiểu kết chương 3 124
Chương 4 PHẬT GIÁO HÒA HẢO - XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ ĐẶT RA, KHUYẾN NGHỊ 125
4.1 XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI CỦA PHẬT GIÁO HÒA HẢO 125
4.2 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ KHUYẾN NGHỊ 131

4.2.1 Vấn đề đặt ra 131
4.2.2 Khuyến nghị 136
Tiểu kết chương 4 149
KẾT LUẬN 151
HAI BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 154
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 155
PHỤ CHÚ 166






LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi. Các số
liệu nêu trong luận án tiến sĩ là trung thực. Những kết luận khoa học luận án
tiến sĩ của nghiên cứu sinh chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN TIẾN SĨ



Bùi Văn Hải















1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Cho đến nay, Việt Nam đã có 13 tôn giáo được Nhà nước Việt Nam
công nhận tư cách pháp nhân, gồm cả tôn giáo nội sinh và ngoại sinh. Phật
giáo Hoà Hảo là một tôn giáo nằm trong số đó, tôn giáo nội sinh. Phật giáo
Hoà Hảo ra đời năm 1939 ở tỉnh Châu Đốc, nay là tỉnh An Giang và ngay từ
đầu nó đã tỏ ra rất phù hợp với nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của người nông
dân Nam bộ. Thế nhưng, ở cả thời kỳ trước và sau ngày miền Nam giải
phóng, trước đây đã có không ít người cho rằng, Phật giáo Hoà Hảo không
phải là một tôn giáo, mà là một “tổ chức chính trị trá hình”, “lấy đạo tạo
đời” Vì thế, phải mãi đến năm 1999, Phật giáo Hoà Hảo mới được công
nhận tư cách pháp nhân. Điều đó cho thấy, trong lịch sử ra đời, tồn tại và phát
triển, Phật giáo Hòa Hảo có rất nhiều những vấn đề lịch sử chính trị, xã hội
phức tạp đối với cả 2 phía: ngụy quyền Sài Gòn (đặc biệt dưới thời kỳ Ngô
Đình Diệm cầm quyền) và chính quyền cách mạng do Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo. Từ trước kia cho tới nay, một số công trình khoa học đã
nghiên cứu về Phật giáo Hòa Hảo, song do thời gian và do tính chất lịch sử
chính trị, xã hội cũng như tín ngưỡng, tôn giáo, mà mọi luận giải ở lĩnh vực
này hoặc lĩnh vực khác, chưa có được sự thoả đáng nhất định từ các phương
diện chính trị, xã hội. Vì thế, nó đã và đang đặt ra yêu cầu, trước hết là đối với

chủ thể lãnh đạo, quản lý xã hội, cần phải nhận thức lại, hướng đến sự thống
nhất hơn nữa, nhằm đảm bảo cho mối đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc.
Hiện nay, theo thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ, năm 2012, Phật
giáo Hoà Hảo có 1,.3 triệu tín đồ. Trong đó, tín đồ hầu hết là nông dân và tập
trung chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đông nhất là ở An Giang,
Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Bến Tre và Kiên Giang. Tín đồ





2
Phật giáo Hoà Hảo luôn thể hiện niềm tin của mình vào nền đạo tốt đẹp của
Phật giáo Hòa Hảo và trực tiếp vào Đức giáo chủ Huỳnh Phú Sổ của họ.
Cũng giống như các tôn giáo truyền thống khác, giáo lý Phật giáo Hoà
Hảo đều khuyên dạy tín đồ “làm lành, lánh dữ”; giữ gìn những giá trị truyền
thống và phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; đề cao đến cao độ
lòng tự tôn, tự hào dân tộc của nòi giống Rồng - Tiên
Tuy nhiên cho đến nay, nhiều vấn đề lịch sử chính trị, xã hội và tôn
giáo của Phật giáo Hòa Hảo vẫn chưa được giải quyết về cơ bản trên các
phương diện chính trị học, tôn giáo học và xã hội học, như vấn đề Giáo chủ
Huỳnh Phú Sổ, Đảng dân xã, cơ sở thờ tự Bên cạnh đó, các thế lực thù địch
vẫn tiếp tục lợi dụng Phật giáo Hoà Hảo; số phần tử quá khích, cực đoan ở
trong nước cấu kết với các thế lực xấu ở ngoài nước vốn có mặc cảm nặng nề
với chế độ ta, những người đứng đầu mang danh Phật giáo Hòa Hảo, để
chống phá cách mạng, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Những vấn
đề đó của Phật giáo Hoà Hảo cả trong lịch sử và đương đại đã và đang đặt ra
nhu cầu cấp thiết về lý luận cũng như thực tiễn cho việc nghiên cứu thấu đáo
hơn nữa về tôn giáo này. Nghiên cứu về những vấn đề đó, sẽ là cơ sở khoa
học cho Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc cùng các tổ chức chính trị - xã

hội ở Việt Nam xây dựng quan điểm, chính sách, chủ trương, giải pháp đối
với Phật giáo Hòa Hảo.
Mặt khác, việc nghiên cứu đó sẽ là một đóng góp vào việc nâng cao
nhận thức xã hội đối với Phật giáo Hòa Hảo, không chỉ từ góc độ chính trị,
mà còn ở các phương diện khác, như: triết học tôn giáo, tôn giáo học, văn hóa
học và xã hội học tôn giáo
Với các lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Phật giáo Hoà Hảo -
Lịch sử và những vấn đề hiện nay” làm luận án tiến sĩ tôn giáo học của mình.





3
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1 Mục đích
Luận án tiếp tục làm sáng tỏ sự ra đời, đặc điểm chủ yếu của Phật giáo
Hoà Hảo và những vấn đề đặt ra hiện nay trong mối quan hệ với các lĩnh vực
của đời sống xã hội, từ đó khuyến nghị với Đảng, Nhà nước và các tổ chức
của hệ thống chính trị, nhằm xây dựng, đảm bảo chính sách tự do tôn giáo,
“tốt đời đẹp đạo” đối với Phật giáo Hòa Hảo hiện nay.
2.2 Nhiệm vụ
Đề tài có nhiệm vụ làm rõ những vấn đề sau:
- Hoàn cảnh ra đời, những nội dung cơ bản về giáo lý, giáo luật, lễ
nghi, tổ chức của Phật giáo Hòa Hảo; mối quan hệ của Phật giáo Hòa Hảo đối
với đời sống xã hội nước ta trong lịch sử; về giáo chủ Huỳnh Phú Sổ và quá
trình hình thành, phát triển của tôn giáo này.
- Phật giáo Hòa Hảo trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
ở nước ta hiện nay.
- Những vấn đề hiện nay của Phật giáo Hòa Hảo và khuyến nghị từ

phương diện công tác tôn giáo của hệ thống chính trị đối với tôn giáo này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu sinh tiếp cận đối tượng nghiên cứu là các chức việc ở Ban
Trị sự Phật giáo Hòa Hảo 2 cấp, cùng với tín đồ của tôn giáo này và nghiên
cứu trong phạm vi vùng đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam, thời gian từ
năm 1939 đến năm 2013.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Với đề tài luận án: "Phật giáo Hòa Hảo – lịch sử và những vấn đề hiện
nay”, nghiên cứu sinh xác định những câu hỏi nghiên cứu sau:





4
Câu hỏi 1: Những vấn đề lịch sử của Phật giáo Hòa Hảo đã và đang tác
động tới đời sống xã hội đương đại như thế nào?
Câu hỏi 2: Trong xã hội mới do Đảng ta lãnh đạo, Phật giáo Hòa Hảo
đã phát huy được yếu tố tích cực của mình ra sao?
Câu hỏi 3: Hệ thống chính trị các cấp và Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo
cần làm gì và làm như thế nào để tôn giáo này thực hiện được phương châm
tốt đời – đẹp đạo?
Từ các câu hỏi nghiên cứu ấy, nghiên cứu sinh xây dựng một số giả
thuyết như sau:
Một là, những sự kiện và đặc điểm của Phật giáo Hòa Hảo trong lịch sử
cho đến nay đã mờ nhạt, rơi vào quên lãng, hoặc đã được giải quyết căn bản, vì
thế chỉ nên đặt trọng tâm chú ý vào các vấn đề hôm nay của Phật giáo Hòa Hảo.
Hai là, trong một tồn tại xã hội mới do Đảng ta lãnh đạo, tín đồ và chức
việc Phật giáo Hòa Hảo đương nhiên đã rũ bỏ được những vấn đề chính trị

quá khứ vốn rất nặng nề, mà hòa đồng đoàn kết cùng các cộng đồng không
tôn giáo và các tôn giáo khác trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ba là, những vấn đề tiêu biểu từ nhiều lĩnh vực của Phật giáo Hòa Hảo
đặt ra hiện nay được giải quyết thành công, chủ yếu chỉ cần đòi hỏi đến nhân
tố lãnh đạo, quản lý xã hội là Đảng và Nhà nước, còn với Giáo hội Phật giáo
Hòa Hảo là không đáng kể, không mấy quan trọng.
Để trả lời các câu hỏi và làm rõ các giả thuyết trên, nghiên cứu sinh dựa
vào những cơ sở lý thuyết sau:
Thứ nhất: Dựa vào quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo để nhận thức về quá trình ra đời và
phát triển của Phật giáo Hòa Hảo, với tính cách vừa là một hình thái ý thức xã
hội và vừa là một thực thể xã hội, có mối quan hệ tất yếu với các lĩnh vực xã





5
hội, được quy định bởi hoàn cảnh lịch sử cụ thể, đó là thời kỳ đất nước dưới
ách ngoại xâm và hiện nay, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Thứ hai: Dựa vào lý thuyết của khoa học lịch sử để làm rõ về quá trình
ra đời và phát triển của Phật giáo Hòa Hảo, đồng thời từ cái lịch sử phát hiện
cái logic xuyên suốt cái lịch sử, chi phối các hoạt động của Phật giáo Hòa
Hảo hiện nay.
Thứ ba: Dựa vào lý thuyết tôn giáo học, xã hội học tôn giáo và lý
thuyết hệ thống cấu trúc để tìm hiểu về thực trạng và phân tích sự tác động
nhiều chiều của các yếu tố cấu thành Phật giáo Hòa Hảo hiện nay, tới đời
sống xã hội Nam bộ Việt Nam, địa bàn tập trung đông Phật giáo Hòa Hảo.
Trên cơ sở đó rút ra những nhận xét, đánh giá và những vấn đề đặt ra của
tôn giáo này đối với công tác tôn giáo của Đảng, Nhà nước.

Thứ tư: Dựa vào lý thuyết nhân học tôn giáo, văn hóa học và chính trị
học để làm rõ những yêu cầu của xã hội, chính trị đối với tín đồ, chức việc
Phật giáo Hòa Hảo và ngược lại, của đồng bào theo Phật giáo Hòa Hảo đối
với đất nước trong quá trình phát triển xã hội Việt Nam dưới thời kỳ đổi mới.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Với các câu hỏi và giả thuyết như trên, nghiên cứu sinh sẽ phải vận
dụng một hệ thống các phương pháp nghiên cứu khoa học. Đó là: những
nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử; kết hợp các phương pháp nghiên cứu liên ngành và chuyên
ngành, như: Phương pháp nghiên cứu lịch sử - logic, lịch đại, phương pháp
phân tích biểu tượng, phương pháp so sánh và phân loại loại hình hóa;
phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, phương pháp
quan sát và tham dự.





6
5. Kết quả đóng góp của luận án
Luận án góp phần tiếp tục luận giải những vấn đề lịch sử của Phật giáo
Hòa Hảo trong xã hội đương đại do Đảng ta lãnh đạo;
Luận án góp phần tăng cường công tác tôn giáo của hệ thống chính trị
đối với Phật giáo Hòa Hảo hiện nay, từ việc xây dựng lực lượng cốt cán, nâng
cao đời sống tinh thần, trình độ dân trí, phát huy tinh thần yêu nước của tín
đồ, chức việc Phật giáo Hoà Hảo.
6. Ý nghĩa của luận án
- Luận án góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về Phật giáo Hoà
Hảo; cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định chủ trương, chính
sách đối với tôn giáo này hiện nay;

- Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy
triết học, tôn giáo học, sử học, nhân học, xã hội học các học viện ở Trung
ương, các trường đại học và trường chính trị tại địa phương.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án có kết cấu chính gồm 4 chương, 9 tiết.






7
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 TỔNG QUAN CÁC NGUỒN TƯ LIỆU
1.1.1 Tư liệu gốc
1.1.1.1 Các tác phẩm của Phật giáo Hòa Hảo viết về nội dung cơ bản
của tôn giáo này
Luận án của nghiên cứu sinh sử dụng nguồn tư liệu của Phật giáo Hoà
Hảo từ năm 1939 đến trước năm 2004, liên quan đến 6 quyển như sau:
Quyển 1: “Sấm giảng khuyên người đời tu niệm”, thể thơ lục bát
trường thi có 219 câu, xuất bản năm 1939. Quyển này Huỳnh Phú Sổ nói rõ
danh phận của mình trong quá trình chu du tiếp cận bá tánh: Kẻ ăn xin, lão
đưa đò, người bán cá, bán thuốc, hát rong để dễ bề thâm nhập quần chúng
thuyết giảng kinh kệ và khuyên người tu niệm. Song tính đặc biệt của quyển
này là viết về sự mở màn thời kỳ “hạ ngươn mạt pháp”, một thảm hoạ sắp tràn
lan và việc phán đoán thời cuộc sắp diễn ra đúng sự thật, được thể hiện trong
những vần thơ của Huỳnh Phú Sổ, qua đó thức tỉnh chúng sinh, bá tánh tìm
đường ngay, nẻo chính đi theo con đường hướng thiện.

Quyển 2: “Kệ dân của người khùng”, thể thơ thất ngôn trường thi, có
846 câu, xuất bản năm 1939. Nội dung quyển này tiếp tục cảnh báo họa chiến
tranh diễn ra. Sinh linh đồ khổ, Huỳnh Phú Sổ nêu cụ thể thảm họa cho dân
tộc Việt Nam; đánh giá đúng thảm cảnh xã hội đương thời bấy giờ một cách
đen tối cùng cực nhất trong lịch sử cận đại của dân tộc. Mục đích của Huỳnh
Phú Sổ là gây ấn tượng thức tỉnh lương dân tìm đường đạo hạnh.
Quyển 3: “Sấm giảng”, thể thơ lục bát trường thi, có 612 câu, xuất bản
năm 1939. Nội dung chủ yếu của quyển này là tiếp tục khuyên chúng sinh tu
hành và bài bác mê tín dị đoan. Thật không sai, nếu ở trên đời ai cũng tu tâm
dưỡng tánh, làm lành lánh dữ thì đâu có cảnh xâu xé lẫn nhau làm cho đầu rơi





8
máu đổ. Những từ luân lý, tổ tông, nhân nghĩa, lễ nghi, phong hóa, tứ ân đã
bao hàm đủ việc đối nhân xử thế, đạo lý làm người của dân tộc ta. Về phê
phán mê tín dị đoan cũng được khẳng định khác biệt giữa chân đạo và tà đạo.
Quyển 4: “Giác mê tâm kệ”, thể thơ thất ngôn trường thi, có 846 câu,
xuất bản năm 1939. Nội dung quyển này Huỳnh Phú Sổ khuyên dạy bổn đạo
tu cho tròn đạo làm người để hướng cho tín đồ bước lên bậc thang cao hơn
trên con đường tu học. Tu tâm là pháp môn thiền định rất cao trong giáo lý
nhà Phật, ở đó tâm không còn vọng đọng, tránh được phiền não và có được
những người tu hành tinh tấn, ngộ đạo. Huỳnh Phú Sổ xây dựng từng bước
hoàn thiện một con người, dẫn đến ngưỡng cửa Phật, đi đúng theo giáo lý
chân truyền của Phật Thích Ca Mâu Ni.
Quyển 5: “Khuyến thiện”, thể thơ thất ngôn trường thi, có 756 câu,
xuất bản năm 1941. Nội dung quyển này khuyên tín đồ làm việc thiện, tu tỉnh
quy y phật pháp. Nếu xét về mặt logíc, quyển này thể hiện tính liên tục, kế

thừa quyển 4 Giác mê tâm kệ, nhằm chân lý hoá triết lý Phật giáo. Nó không
phải là những điệp khúc trong các quyển trước, mà tái khẳng định sự mầu
nhiệm của đạo, đưa con người đi đến giải thoát. Ngoài ra, Huỳnh Phú Sổ còn
nhắc đến sự tích của Phật Thích Ca nhằm động viên tín đồ tu học tích cực.
Quyển 6: Cách tu hiền và sự ăn ở của một người bổn đạo, quyển này
Huỳnh Phú Sổ viết vào năm 1945, tại Sài Gòn, theo thể văn xuôi, có 35 trang
(khổ giấy 15 x 20cm) được chia làm 06 phần, gồm:
Một, những điều sơ lược cần biết của kẻ tu hiền.
Hai, luận về tam nghiệp.
Ba, luận về bát chánh.
Bốn, cách thờ phượng hành lễ và sự ăn ở của một tín đồ Phật giáo Hoà
Hảo.
Năm, sự cúng lạy của một người cư sĩ tại gia.





9
Sáu, lời khuyên bổn đạo.
Nội dung nói về những điều sơ lược cần biết của kẻ tu hiền, Huỳnh Phú
Sổ nói đạo Phật từ xưa đến nay luôn phân làm hai hạng người: hạng xuất gia
và hạng tại gia.
Hạng xuất gia: Gồm có các nhà sư hay những ni cô đã hoàn toàn ly
khai với gia đình, quê hương, bè bạn, dựa thân vào cửa thiền hoặc núi non am
cốc, hàng ngày chỉ chuyên lo kinh kệ, trau luyện đức lành, trau giồi trí tuệ để
giảng giải cho bá tánh thập phương hướng thiện quy y phật pháp, không còn
thiết nghĩ đến việc đời. Gia đình nhà cửa của nhà sư là cả thế gian, thân quyến
nhà sư là khắp cả nhân loại đại đồng. Đó là hạng người dốc tu cho mau thành
Phật quả, thoát kiếp luân hồi.

Hạng tại gia: Gồm tất cả đại chúng, tất cả thiện nam tín nữ chưa đủ
những điều kiện xuất gia, vì cảm thấy mình còn nặng nợ với non sông Tổ
quốc, với gia đình, đồng bào, xã hội, nên chưa thể làm như các nhà sư hoặc ni
cô. Tuy vậy, họ luôn hoan nghênh, ca tụng lý tưởng từ bi, bác ái, đại đồng của
nhà Phật và luật nhân quả do Phật thuyết ra. Họ thờ phượng Đức Phật tại nhà,
phát nguyện quy y, giữ gìn ít điều giới luật, hằng coi kinh sách, sửa tánh răn
lòng, ủng hộ các sư. Như thế họ cũng lần lần lên con đường giải thoát và đây
là hạng người học Phật tu Nhân. Theo đó cho thấy toàn thể trong Phật giáo
Hòa Hảo thuộc hạng người tại gia cư sĩ, học Phật tu Nhân.
1.1.1.2 Tài liệu - sấm giảng giáo lý Phật giáo Hoà Hảo của Huỳnh
Phú Sổ, Ban Trị sự Trung ương Phật giáo Hoà Hảo, Ban Phổ truyền giáo lý,
tái bản lần thứ năm, nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội năm 2004.
Tài liệu này gồm có: thay lời tựa, sứ mạng của đức Thầy, do chính tay
Huỳnh Phú Sổ viết vào ngày 18/5/1942, tại Bạc Liêu, gồm 06 quyển: Nó
tương tự như 06 quyển tư liệu gốc, không có gì thay đổi. Nhưng chỉ có quyển
thứ nhì của tái bản lần thứ năm chênh lệch nhau 370 câu và quyển năm chênh





10

lệch nhau 20 câu (quyển thứ hai cũ có 846 câu, quyển mới chỉ có 476 câu và
quyển thứ năm cũ 756 câu và quyển mới 776 câu).
Giáo lý Phật giáo Hoà Hảo giữa cái cũ và cái mới chỉ chênh lệch nhau
ở quyển hai và quyển năm, khi đã lược bỏ một số câu trong hai quyển này. Có
lẽ Ban Trị sự Trung ương giáo hội Phật giáo Hòa Hảo điều chỉnh cho phù hợp
với điều kiện mới. Những nội dung kệ giảng của Huỳnh Phú Sổ đã lý giải
được những điều bức xúc trong đời sống xã hội, đáp ứng được nhu cầu tín

ngưỡng của tín đồ, đạo làm người trong đối nhân xử thế, bổn phận nghĩa vụ
của công dân đối với quốc gia dân tộc. Nó cũng không chỉ hạn chế trong lĩnh
vực tu thân; giáo lý của Huỳnh Phú Sổ đã góp phần làm sáng tỏ chân lý đạo
Phật, phát huy công đức tu hành của các bậc tăng ni, giáo phẩm trên con
đường chấn hưng Phật giáo, vun vén đạo mầu. Rõ ràng, tại đây nếu không có
sức cảm hoá, thuyết phục thì không thể có đông đảo tín đồ từ nhiều tầng lớp,
nhiều thành phần giai cấp trong xã hội tồn tại đến ngày nay, được Nhà nước
công nhận và cho phép sinh hoạt đạo sự.
1.1.1.3. Tư liệu điền dã [Xem Phụ lục: 7, 8, 9, 10, 11 và 12]
Nghiên cứu sinh sưu tầm những tư liệu qua quá trình khảo sát, sưu tầm,
điều tra, tại các ban trị sự, nơi có đông tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở 14 tỉnh,
thành ở đồng bằng sông Cửu Long, với 37.598 tín đồ Phật giáo Hòa Hảo. Các
tư liệu loại này đã giúp cho nghiên cứu sinh tìm hiểu kỹ hơn lịch sử hình
thành và mối quan hệ của Phật giáo Hòa Hảo với đời sống xã hội trước đây và
hiện nay còn chưa được rõ.
1.1.1.4. Các văn bản về quan điểm, chủ trương, đường lối chính sách
của Đảng, Nhà Nước Việt Nam liên quan đến Phật giáo Hòa Hảo
Tạo ra sự thay đổi căn bản, mang tính tích cực cho các hoạt động tôn
giáo ở Việt Nam phải kể đến Nghị quyết 24/BCT, ngày 16/10/1990, của Bộ
Chính trị, Đảng Cộng Sản Việt Nam: Về tăng cường công tác tôn giáo trong





11

tình hình mới. Đồng thời với đó là các Văn kiện của Đảng Cộng Sản Việt
Nam, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa VI (1990), Nghị quyết hội nghị
lần thứ tám: Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ

giữa Đảng với nhân dân, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội; Đảng cộng sản Việt
Nam, Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII (1998), về xây dựng và phát triển
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Đảng cộng sản Việt
Nam, Chỉ thị số 37-CT/TW về công tác tôn giáo trong tình hình mới; Thông
tư số 01/1999/TT-TGCP: v/v hướng dẫn thực hiện một số điều trong nghị
định 26/1999/NĐ-CP của chính phủ về các hoạt động tôn giáo;
Quyết định số: 17/2000/QĐ- TGCP của trưởng Ban Tôn giáo chính phủ
v/v sửa đổi, bổ sung một số điều tại thông tư 01/1999/TT-TGCP ngày
16/6/1999 của Ban Tôn giáo chính phủ về hoạt động tôn giáo; Nghị quyết
25/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần bảy (2003), khoá IX: về
công tác tôn giáo; Đảng Cộng Sản Việt Nam: Quyết định số 123 - QĐ/TW
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2004): quy định một số điều về kết nạp
đảng viên đối với người có đạo và đảng viên có đạo tham gia sinh hoạt tôn
giáo; Uỷ ban thường vụ Quốc hội: Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, số
21/2004/PL-UBTVQH11, ngày 29-6-2004; Nghị định số 22/2005/NĐ-CP:
hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh tôn giáo; Đảng Cộng Sản Việt
Nam (2006), văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X – Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội; Ban Tôn giáo chính phủ (2008), tôn giáo và công tác quản
lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo, Nxb tôn giáo, Hà Nội; Ban Tôn
giáo chính phủ (2010): tài liệu hỏi - đáp pháp luật liên quan đến tín ngưỡng,
tôn giáo, Nxb tôn giáo, Hà Nội; Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), văn kiện
đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI - Nxb chính trị quốc gia Hà Nội.
Thông báo số 165-TB/TW, ngày 04/9/1998, của Thường vụ Bộ Chính
trị (khoá VIII): về chủ trương công tác đối với Phật giáo Hoà Hảo trong tình





12


hình mới; Quyết định số 21/1999/QĐ-TGCP: v/v chấp thuận tổ chức và hoạt
động của Ban trị sự Phật giáo Hoà Hảo; Thông tư số 01/2000/TT - TGCP,
ngày 12/10/2000: v/v hướng dẫn một số vấn đề quản lý nhà nước đối với các
hoạt động của Phật giáo Hoà Hảo.
1.1.2. Tư liệu tham khảo
1.1.2.1. Những tác phẩm, bài viết về lý luận tôn giáo và tôn giáo Việt
Nam
Viện thông tin khoa học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
(4/2003), những vấn đề Chính trị - xã hội: Những biến đổi và vai trò của đạo
đức tôn giáo trong giai đoạn xã hội chủ nghĩa, số 14,15, Hà Nội. Viện thông
tin khoa học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (4/2003), những vấn
đề Chính trị - xã hội: Toàn cầu hoá với tôn giáo đương đại, số 11, 12, 13, Hà
Nội. Viện thông tin khoa học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
(5/2003), những vấn đề Chính trị - xã hội: Quan điểm tôn giáo và triết học
của chủ nghĩa Mác, số 17, Hà Nội. Trần Văn Giàu (1996), sự phát triển của
tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám (3 tập), Nxb.
Chính trị quốc gia. Lê Hữu Nghĩa và Nguyễn Đức Lữ (chủ biên) (2003), Tư
tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo, Học viện chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. GS. Đặng Nghiêm Vạn (2005), lý
luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, tái bản lần thứ hai, Nxb
CTQG, Hà Nội. GS.Đỗ Quang Hưng (2005), vấn đề tôn giáo trong cách
mạng Việt Nam – lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật.
PGS.TS Ngô Hữu Thảo (2005): Công tác tôn giáo hiện nay - một số vấn đề
đặt ra từ hệ thống chính trị tạp chí Công tác tôn giáo; PGS. TS Nguyễn Đức
Lữ (2006): Tiếp tục đổi mới tư duy về tôn giáo và công tác tôn giáo, tạp chí
Lý luận chính trị. PGS.TS Ngô Hữu Thảo (2006): “tư tưởng Hồ Chí Minh về
công tác vận động quần chúng tín đồ tôn giáo”, tạp chí Lý luận chính trị.






13

PGS. TS Nguyễn Đức Lữ (2006): Tiếp tục đổi mới tư duy về tôn giáo và công
tác tôn giáo, tạp chí Lý luận chính trị. PGS.TS Nguyễn Đức Lữ (2011), tìm
hiểu về tôn giáo và chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt
Nam hiện nay, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. Trương Hải Cường
(2012), một số vấn đề về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Nxb
Chính trị quốc gia – Sự thật. PGS.TS Ngô Hữu Thảo (2012): Công tác tôn
giáo – từ quan điểm Mác – Lênin đến thực tiễn Việt Nam, Nxb Chính trị -
Hành chính, Hà Nội. .
1.1.2.2 Hệ thống hoá các công trình, bài viết đã được công bố liên
quan đến Phật giáo Hoà Hảo.
Đào Hưng và Vương Kim (1953): Đức Phật Thầy Tây An, Nxb Long
Hoa. Vương Kim (1960): Đời hạ ngươn, Nxb. Long Hoa. Huỳnh Phú Sổ
(1966): Sấm giảng thi văn giáo lý, Ban phổ thông giáo lý Trung ương giáo hội
Phật giáo. Nguyễn Văn Hầu (1969): Muốn về cõi Phật, Nxb Hương Sen.
Nguyễn Văn Hầu (1971): Nhận thức Phật giáo Hoà Hảo, Nxb Hương Sen.
Nguyễn Văn Hầu (1973): Năm cuộc đối thoại, Nxb Hương Sen. Vương Kim
(1973): Đời thượng ngươn, Nxb Long Hoa. Lê Thành Thảo (1974): Sinh hoạt
Phật giáo Hòa Hảo trong cộng đồng quốc gia, luận văn cao học xã hội học –
Đại học Văn khoa. Huỳnh Hữu Chiến: Hoạt động lợi dụng Phật giáo Hoà
Hảo của địch chống lại chính quyền nhân dân trên địa bàn tỉnh An Giang từ
1975 – 1990. Trương Như Vương (1997): Đạo Hòa Hảo những vấn đề đặt ra
cho công tác an ninh trật tự hiện nay, đề tài cấp Bộ, Viện Khoa học Bộ Công
an, Hà Nội. Báo cáo tổng quan đề tài (2001) khảo sát thực trạng Phật giáo
Hoà Hảo – kiến nghị về chủ trương, chính sách, Vụ 3 - Vụ các tôn giáo khác,
Ban Tôn giáo chính phủ, Hà Nội.

Những tác phẩm, bài viết về lý luận tôn giáo và tôn giáo Việt Nam trên
đây, mặc dù không trực tiếp bàn nhiều tới những vấn đề cơ bản của Phật giáo





14

Hòa Hảo, song đấy lại là một cơ sở nhận thức lý luận tôn giáo học cũng như
cơ sở thực tiễn về tình hình tôn giáo ở Việt Nam và thế giới, để nghiên cứu
sinh triển khai luận án của mình.
Nội dung được ghi lại trong các tư liệu nêu trên giúp cho nghiên cứu
sinh làm luận án tìm hiểu nhiều vấn đề mới đối với lịch sử ra đời và phát triền
của Phật giáo Hoà Hảo.
1.2 NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN CỦA CÁC CÔNG TRÌNH TRÊN
Các công trình nghiên cứu về Phật giáo Hòa Hảo đã tiếp cận tới một số
vấn đề như sau:
1.2.1 Hoàn cảnh ra đời của Phật giáo Hòa Hảo
- Những công trình trên đã nghiên cứu quá trình ra đời của Phật giáo
Hòa Hảo. Trong đó các công trình đã cho thấy rõ về tình hình xã hội Nam bộ,
Việt Nam những thập niên đầu của thế kỷ XX và đây chính là cơ sở vật chất
và tư tưởng từ đó xuất hiện Phật giáo Hoà Hảo. Hoàn cảnh kinh tế, chính trị,
xã hội, tư tưởng thời kỳ này, đời sống đói khổ lầm than của người nông dân,
hậu quả chính sách khai thác thuộc địa lần thứ II của thực dân Pháp, nhất là
việc chính sách cướp đoạt ruộng đất, vơ vét bóc lột bằng thuế khoá. Sự đàn áp
đẫm máu của thực dân Pháp đối với các cuộc đấu tranh của nhân dân, kể cả
thời gian sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương đã ra đời lãnh đạo cách mạng.
- Đặc điểm riêng về lịch sử, địa lý, dân cư, văn hoá của vùng đất Nam

bộ đã hình thành những nét tâm lý, lối sống của người dân và những hình
thức tôn giáo Nam bộ đặc thù và tất cả những điều đó không những đã hội tụ
hợp lại tạo ra môi trường thuận lợi làm nảy sinh những tôn giáo mới, trong đó
có Phật giáo Hoà Hảo, mà còn tạo nên tính cách, đặc điểm riêng của tín đồ
Phật giáo Hòa Hảo. Bởi vì Nam bộ Việt Nam là vùng đất mới được khai phá,
bởi các tộc người Chăm, Hoa, Khmer và Việt trong đó người Việt nhiều nhất,





15

có vai trò quyết định sự phát triển của vùng đất này. Người Việt đem đến đây
vốn văn hoá của vùng đất châu thổ Bắc bộ lại được làm giàu ở miền Trung,
khu Năm. Đến vùng đất mới, nó lại được giao lưu với văn hoá các tộc người
khác, nên có những nét khác với nền văn hoá của vùng đất có cội nguồn phía
Bắc. Những yếu tố ấy hình thành tồn tại xã hội độc đáo ở miền đất phía nam
Việt Nam. Từ đó, tạo nên tính cách đặc trưng của bao thế hệ người Việt ở
Nam bộ đó là sự giản dị, thẳng thắn, trung nghĩa, có tinh thần yêu nước,
chống cường quyền. Phật giáo Hoà Hảo trên toàn bộ nội dung cơ bản của
mình, đã phản ánh và đáp ứng về những đặc điểm của người dân Nam bộ.
- Trực tiếp với sự ra đời Phật giáo Hòa Hảo, đó là sự sa sút về đạo pháp
của các tôn giáo đương thời, nhất là sự suy vi của Phật giáo từ mấy thế kỷ
trước, để rồi bắt đầu từ Miền Nam vào những năm đầu thế kỷ XX, dấy lên
phong trào chấn hưng Phật giáo. Trước khi Phật giáo Hoà Hảo ra đời, đa số
nông dân đi theo đạo Phật, đạo Nho, một số ít đi theo đạo Công Giáo. Nhưng
thời kỳ này, các tôn giáo đó bị người ta nghi ngờ hoặc đã không còn phù hợp.
Trước đó, đạo Cao Đài ra đời, nhiều người đương thời xem nó như một hiện
tượng mê tín; hơn nữa lại là một tôn giáo hỗn dung nên có phần phức tạp,

trong khi nhiều người dân có nhu cầu về một tôn giáo đơn giản gần gũi hơn.
Tình hình đó, tất cả đã tạo ra khoảng trống tín ngưỡng, từ đó xuất hiện
nhiều tôn giáo mới để bù đắp, trong đó có Phật giáo Hòa Hảo. Điều này được
nhiều công trình khẳng định và làm phong phú bằng nhiều tư liệu đáng tin cậy
và thuyết phục.
1.2.2. Về giáo lý, giáo luật, lễ nghi của Phật giáo Hòa Hảo
- Các công trình đã công phu trong việc tìm tòi, luận giải về cội nguồn
tư tưởng trực tiếp của Phật giáo Hoà Hảo, đó là 2 tôn giáo bản địa: Bửu Sơn
Kỳ Hương và Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Những tư tưởng của Bửu Sơn Kỳ Hương và





16

Tứ Ân Hiếu Nghĩa đã được Huỳnh Phú Sổ kế thừa, tiếp biến trở thành nội
dung cơ bản về giáo lý, giáo luật, lễ nghi của Phật giáo Hoà Hảo.
- Giáo lý của Phật giáo Hoà Hảo là sự kết tinh của tư tưởng Phật giáo
truyền thống, được các công trình khẳng định nó thuộc phái Thiền Lâm Tế.
- Giáo lý, giáo luật và lễ nghi của Phật giáo Hoà Hảo còn liên quan đến
Phật giáo từ phương diện là những phương thức hành đạo rất năng động theo
tinh thần tuỳ duyên phương tiện, tuỳ khế cơ, khế lý, thái độ khoan dung của
Phật giáo.
- Phật giáo Hòa Hảo còn dung nạp một số yếu tố các tín ngưỡng dân
gian, với đạo đức, văn hoá dân tộc. Điều này làm cho Phật giáo Hoà Hảo
trong quá trình phát triển đã chia thành nhiều môn phái.
1.2.3 Về vai trò Huỳnh Phú Sổ; hoạt động của Đảng Dân xã, lực
lượng vũ trang và bộ máy hành chính đạo trong việc hình thành, tồn tại
và phát triển của Phật giáo Hòa Hảo

- Về Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ
+ Các công trình đã nghiên cứu về tôn giáo này, khi đã luôn gắn liền với
vai trò của Huỳnh Phú Sổ, từ mọi ảnh hưởng, vận động và lịch sử phát triển
của Phật giáo Hòa Hảo. Trong đó là một số vấn đề cơ bản:
+ Huỳnh Phú Sổ, cuộc đời và sự nghiệp tôn giáo của một giáo chủ, đã
thu hút sự nghiên cứu của nhiều công trình. Ở đây chủ yếu là những ca ngợi,
đề cao một con người bằng xương, bằng thịt để rồi trở thành Giáo chủ Phật
giáo Hòa Hảo.
+ Người tín đồ Phật giáo Hòa Hảo luôn tự hào, tin tưởng vào vị giáo chủ
của mình trên mọi phương diện, cả đạo và đời.
+ Sự kiện Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ“đi xa” được rất nhiều công trình đề
cập tới. Đây chính là nội dung – vấn đề còn nhiều tranh cãi bậc nhất của tôn
giáo này từ lịch sử đến nay. Trong đó, người ta có khi đã đặc biệt khoét sâu





17

mâu thuẫn giữa tín đồ với cách mạng, trong khi quan điểm của Đảng và Nhà
nước ta là khép lại quá khứ, đoàn kết dân tộc.
- Về hoạt động của Đảng Dân xã
+ Sự ra đời của Việt Nam dân chủ xã hội Đảng của Phật giáo Hòa Hảo
được nhiều nhà hoạt động chính trị, xã hội và khoa học nhìn nhận như là một
trang tối trong lịch sử ra đời và tồn tại của tôn giáo này.
+ Nhiều công trình nghiên cứu cho rằng, quá trình ra đời của Việt Nam
dân chủ xã hội Đảng gọi là Đảng Dân xã, gắn liền với ý đồ chính trị hóa tôn
giáo để thực hiện tham vọng bá vương, chia quyền lãnh đạo với cách mạng
của Huỳnh Phú Sổ. Với ý đồ lợi dụng của đế quốc thực dân, Huỳnh Phú Sổ đã

tiến hành các hoạt động chính trị, chống lại chính quyền cách mạng. Ngày
21/9/1946, Huỳnh Phú Sổ thành lập Đảng Dân xã, Đảng Dân xã có vai trò rất
to lớn đối với mọi hoạt động của Phật giáo Hòa Hảo, có Tuyên ngôn hoạt
động: Đoàn kết các đoàn thể yêu nước (kháng chiến, cần lao, tôn giáo, chính
trị); Là một đảng quốc gia, tranh đấu giành tự chủ hoàn toàn cho dân tộc,
củng cố độc lập quốc gia, cấu tạo xã hội Việt Nam mới; Thực thi các nguyên
tắc dân chủ, chủ quyền của toàn thể nhân dân; Tổ chức kinh tế theo nguyên
tắc xã hội chủ nghĩa, xóa bóc lột, mọi người hưởng phúc lợi theo việc làm và
tài năng.
+ Trong quá trình hoạt động, Đảng Dân xã không chỉ thao túng cả bộ
máy hành chính giáo hội mà còn làm tay sai đắc lực cho đế quốc thực dân.
Đảng Dân xã có quá trình hoạt động, chứng minh đây là một tổ chức chính tri
ôm chân thực dân, đế quốc.
+ Đảng Dân xã tồn tại hoạt động song song với giáo hội nhưng hoạt
động không có sự thống nhất mà luôn luôn mâu thuẫn chia rẽ. Những người
đứng đầu Phật giáo Hòa Hảo và Đảng Dân xã không hề có và tìm chọn được





18

một lợi ích chung. Nó ra đời và tồn tại chỉ phản ánh những lập trường phức
tạp vốn có, mang bản chất chống cộng.
- Về hoạt động của lực lượng vũ trang Phật giáo Hòa Hảo
+ Từ khi thành lập, tồn tại và phát triển, Phật giáo Hòa Hảo tổ chức lực
lượng vũ trang với mục đích bành trướng thế lực. Theo đó, các công trình
nghiên cứu đều cho rằng: Đó là nét khác biệt so với tôn giáo khác; đây là một
vấn đề không thể bỏ qua khi nghiên cứu về thực trang Phật giáo Hòa Hảo. Bởi

vì, nó không chỉ khắc sâu tính đặc thù và đơn nhất trong lịch sử mà còn để lại
hậu quả không nhỏ cho xã hội.
+ Các công trình cũng khẳng định: Với tinh thần chống cộng, tôn thờ
chủ nghĩa đế quốc, lại được đế quốc Mỹ nuôi dưỡng, bảo trợ nên vai trò
chống cộng của lực lượng vũ trang Phật giáo Hòa Hảo qua các thời kỳ trở nên
bất lợi, gây nhiều thiệt hại cho cách mạng.
+ Các công trình đưa ra số liệu về quân số của lực lượng vũ trang Phật
giáo Hòa Hảo như sau:
Thời kỳ 1948 – 1951: Có 17.414 tín đồ Phật giáo Hòa Hảo;
Thời kỳ 1952 – 1953: Có 25.000 tín đồ Phật giáo Hòa Hảo;
Thời kỳ 1954 – 1964: Có 28.000 tín đồ Phật giáo Hòa Hảo (lực lượng
chính quy của Đảng Dân xã);
Thời kỳ 1965 – 1972: Có 1.000 tín đồ Phật giáo Hòa Hảo;
Thời kỳ 1973 – tháng 12/1973: Có 70.500 tín đồ Phật giáo Hòa Hảo
(trong đó tỉnh đoàn bảo an tỉnh An Giang có 2.000 tín đồ);
Thời kỳ 1974 – 1975: Có 518.743 tín đồ Phật giáo Hòa.
- Về hoạt động của bộ máy hành chính:
Nhiều công trình phân tích về bộ máy hành chính đạo Phật giáo Hòa
Hảo. Trong quá trình thành lập và hoạt động tồn tại không còn nguyên nghĩa
mà là một tổ chức có tính cơ quan quyền lực nhiều hơn, được suy cử từng





19

nhiệm kỳ nhất định. Vì vậy các hoạt động của bộ máy hành chính có tính tôn
giáo của Phật giáo Hòa Hảo bị mờ nhạt. Thay vào đó là quá trình chính trị hóa
bộ máy Giáo hội hơn; mâu thuẫn tranh giành quyền lực của một số người ở cơ

quan Giáo hội phản động phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống lại
cách mạng.
1.2.4. Về ảnh hưởng nhiều mặt của Phật giáo Hòa Hảo trong đời
sống xã hội
- Những nghiên cứu tập trung vào các phương diện: Phật giáo Hòa
Hảo hoạt động ảnh hưởng to lớn trong lĩnh vực chính trị; Phật giáo Hòa Hảo
hoạt động ảnh hưởng trên lĩnh vực văn hóa xã hội và đây là nội dung được
bàn tới nhiều hơn cả.
- Những nghiên cứu đề cập đến ảnh hưởng của Phật giáo Hòa Hảo
trong các chế độ xã hội chính trị khác nhau, điều này thể hiện mối quan hệ
của Phật giáo Hòa Hảo với những cơ sở hiện thực cụ thể quy định nên những
nội dung và hình thức ảnh hưởng của nó trong đời sống xã hội.
- Ngoài ra, có công trình còn nghiên cứu trong sự so sánh vai trò, ảnh
hưởng của Phật giáo Hòa Hảo giữa các chế độ xã hội – chính trị khác nhau, từ
đó khẳng định tính ưu việt của xã hội ta, môi trường điều kiện thuận lợi, tự do
đối với tôn giáo nói chung và Phật giáo Hòa Hảo nói riêng so với các chế độ
xã hội trước đây.
1.2.5. Về công tác tôn giáo đối với Phật giáo Hòa Hảo của hệ thống
chính trị Trung ương và địa phương
Trong đó, rất nhiều các công trình phân tích:
- Hệ thống chính trị chăm lo tạo điều kiện cho tín đồ Phật giáo Hoà
Hảo thực hiện có hiệu quả các chương trình xóa đói giảm nghèo; phổ cập văn
hóa, nâng cao dân trí; xây dựng gia đình hạnh phúc; xóm làng yên vui đoàn





20


kết; khu phố văn hóa, ấp văn hóa; xây dựng đời sống văn hóa ở địa bàn dân
cư thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- Nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục tín đồ Phật giáo Hòa Hảo hiểu
rõ chủ trương chính sách của Đảng, luật pháp Nhà Nước Việt Nam từ đó tín
đồ an tâm hành đạo; các tổ chức chính trị ở cơ sở, làm tốt công tác vận động
quần chúng tín đồ Phật giáo Hoà Hảo. Tổ chức đa dạng các hình thức tập hợp
tín đồ và có phương thức hoạt động phù hợp. Có những giải pháp khuyến
khích và định hướng các hoạt động từ thiện xã hội gắn với tôn chỉ hành đạo
phù hợp truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam, củng cố tính nhân văn
và tinh thần cộng đồng xã hội. Quản lý có hiệu quả thích hợp các hoạt động từ
thiện xã hội, tránh được việc lợi dụng từ thiện xã hội vào các mục đích khác.
Tôn trọng việc thờ cúng thực hiện các nghi thức trong các ngày lễ của Phật
giáo Hoà Hảo.
- Hệ thống chính trị đã được tăng cường, từng bước nắm được tâm tư
nguyện vọng và những diễn biến tư tưởng của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo. Làm
phân hóa các nhóm đối tượng, cảm hóa những người có quá khứ lỗi lầm; xây
dựng đội ngũ cán bộ cốt cán làm hạt nhân cho phong trào quần chúng trong
nhóm tín đồ Phật giáo Hoà Hảo tích cực; cô lập những người núp dưới chiêu
bài Phật giáo Hoà Hảo để chống Đảng, Nhà Nước Việt Nam.
- Phát huy tốt những đạo đức, văn hoá tích cực của Phật giáo Hoà Hảo
phù hợp với yêu cầu xây dựng xã hội mới. Lấy đó làm hạt nhân tương đồng
để gạt bỏ những dị biệt mặc cảm; xây dựng khối đại đoàn kết tín đồ trong
lòng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Từng bước đã kiện toàn được tổ chức Ban Trị sự Trung ương và địa
phương hướng tín đồ hoạt động từng bước đi vào nề nếp, thuần tuý của một
đạo. Củng cố, xây dựng được lực lượng cốt cán từ quần chúng tín đồ Phật

×