Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Tiểu luận Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp, Sinh thái công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.35 KB, 23 trang )

Tiểu luận Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp
Đề tài: Sinh thái công nghiệp
MỞ ĐẦU
Khu công nghiệp (KCN) đóng một vai trò vô cùng quan trọng thúc đẩy quá trình công
nghiệp hóa ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển ở Châu Á.
Hiện nay, Ấn Độ có khoảng hơn 1000 KCN; Trung Quốc có hơn 600 KCN, 32 đặc khu kinh tế
và 51 khu công nghệ cao (KCNC); Indonesia có 148 KCN; Malaysia có 311 KCN; Philippine có
77 KCN; Thái Lan có 29 KCN; Việt Nam có 100 KCN (tính đến tháng 03/2004).
Các KCN phát triển nhanh chóng đem lại lợi ích về kinh tế rất lớn cho các quốc gia. Tuy
nhiên, sự tập trung công nghiệp trong một khu vực nhất định càng làm tăng thêm các tác động
xấu vốn có cửa công nghiệp tới môi trường. Các quốc gia đều nhận ra rằng cái giá phải trả cho
vấn đề môi trường của sự phát triển này là rất lớn. Người ta đã đặt ra câu hỏi: Liệu có nên tiếp
tục phát triển mô hình KCN và nếu phát triển tiếp tục thì mô hình này sẽ phải thay đổi như thế
nào?
Năm 1992, Hội nghị Liên hợp quốc về môi trường và phát triển họp tại Rio de Janeiro,
Brazil, đã khẳng định quyền lợi của con người, bảo vệ sự toàn vẹn của hệ thống môi trường và
phát triển bền vững. Đây là một mốc lịch sử quan trọng mà từ đó các nghiên cứu một cách hệ
thống về phát triển bền vững trong mọi lĩnh vực công nghiệp, kinh tế, quy hoạch,… được hoàn
thiện và ứng dụng rộng khắp.
Khái niệm KCN sinh thái (KCNST) bắt đầu được phát triển từ đầu những năm 90 của thế
kỷ 20 trên cơ sở của Sinh thái học công nghiệp (STHCN): Hệ công nghiệp không phải là các
thực thể riêng lẻ mà là một tổng thể các hệ thống liên quan giống như hệ sinh thái; STHCN tìm
cách loại trừ khái niệm “chất thải” trong sản xuất công nghiệp. Mục tiêu cơ bản của nó là tăng
cường hiệu quả của hoạt động công nghiệp và cải thiện môi trường: giảm thiểu sử dụng tài
nguyên thiên nhiên không thể tái tạo, giảm thiểu các tác động xấu môi trường, duy trì hệ sinh
thái tự nhiên của khu vực,
KCN Kalundborg, Đan Mạch được coi là KCN điển hình đầu tiên trên thế giới ứng dụng
Cộng sinh công nghiệp, một trong những nghiên cứu của STHCN, vào việc phát triển một hệ
thống trao đổi năng lượng và nguyên vật liệu giữa các công ty từ năm 1972. Trong vòng 15 năm
(từ 1982-1997), lượng tiêu thụ tài nguyên của KCN này giảm được 19.000 tấn dầu, 30.000 tấn
Nhóm 2 Trang 1


Tiểu luận Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp
Đề tài: Sinh thái công nghiệp
than, 600.000 m
3
nước, và giảm 130.000 tấn cacbon dioxide thải ra. Theo thống kê năm 2001,
các công ty trong KCN này thu được 160 triệu USD lợi nhuận trên tổng đầu tư 75 triệu USD. Mô
hình hoạt động KCN này là cơ sở quan trọng để hình thành hệ thống lý luận STHCN và các
KCNST trên thế giới.
Hiện nay trên thế giới có khoảng 30 KCNST, phần lớn nằm ở nước Mỹ và Châu Âu. Tại
Châu Á, mạng lưới công nghiệp sinh thái với một số các KCNST đã được thành lập và phát triển
ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước khác.
Với sự nghiên cứu ngày càng sâu về STHCN và các lĩnh vực liên quan khác, với các tiến
bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật và công nghệ, KCNST đã trở thành một mô hình mới cho
phát triển công nghiệp, kinh tế và xã hội phù hợp với tiến trình phát triển bền vững toàn cầu.
Công nghiệp hóa nhanh chóng và bền vững là yêu cầu đặt ra đối với các nước đang phát
triển như Việt Nam. Từ khi KCN đầu tiên được thành lập năm 1991 đến nay, các KCN ở Việt
Nam đã đạt được rất nhiều thành công nhưng cũng đang gây ra không ít các ảnh hưởng môi
trường và xã hội. Định hướng phát triển công nghiệp theo STHCN và xây dựng mô hình KCN
mới - KCNST là một việc làm không thể chậm trễ. Trong năm 2002 và 2003, Bộ công nghiệp
Việt Nam (MOI) đã kết hợp với Hiệp hội môi trường Mỹ-Châu Á (US-AEP) và Ban quản lý các
KCN Thái Lan (IEAT) tiến hành các hội thảo, các khóa đào tạo, tham quan học tập,… về phát
triển công nghiệp sinh thái và dự định sẽ áp dụng Kế hoạch quản lý môi trường sinh thái công
nghiệp vào một số KCN ở Việt Nam.
Nhóm 2 Trang 2
Tiểu luận Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp
Đề tài: Sinh thái công nghiệp
I. KHÁI NIỆM CHUNG
1. Lịch sử hình thành
Năm 1989 Robert Frosch và Nicholas Gallopoulos đã đề xuất khái niệm hệ sinh thái công
nghiệp trong bài báo tựa đề “Chiến lược cho các nhà sản xuất” trong hội thảo về sinh thái công

nghiệp đăng tải trên Tạp Chí Khoa Học Mỹ. Chiến lược này nhấn mạnh đến sử dụng tối ưu năng
lượng và nguyên vật liệu, giảm thiểu chất thải và sản xuất kinh tế hơn.
Năm 1990 khái niệm khu công nghiệp sinh thái được hình thành và có nhiều sách xuất
bản.
Năm 1997 ra đời tạp chí Sinh thái côn nghiệp (Journal of Industrial Ecology) và đưa vào
chương trình giảng dạy tại đại học Nauy. Hội thảo quốc tế Châu Âu về sinh thái công nghiệp lần
đầu tiên được tổ chức.
Năm 2001 thành lập cộng đồng quốc tế về sinh thái công nghiệp ISIE (International
Society for Industrial Ecosystem). Sau đó hàng loạt các dự án sinh thái công nghiệp, khu công
nghiệp sinh thái, cụm công nghiệp sinh thái được nghiên cứu và thành lập.
2. Sinh thái công nghiệp là gì?
Sinh thái công nghiệp là một hệ thống trong đó việc tiêu thụ năng lượng và nguyên vật
liệu được tối ưu hóa, phát sinh chất thải được giảm thiểu và nước thải của một quá trình phục vụ
như là nguyên liệu cho quá trình khác (Frosch & Gallopoulos, 1989).
Nhóm 2 Trang 3
GIA CÔNG
CHẾ BIẾN NGUYÊN LIỆU
NGUYÊN LIỆU
NĂNG LƯỢNG NGUYÊN THỦY
XỬ LÝ
CHẤT THẢI
Tiểu luận Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp
Đề tài: Sinh thái công nghiệp
Hình 1: Sơ đồ chức năng hệ sinh thái công nghiệp
3. Đặc trưng :
• Có quy định nghiêm ngặt về tái chế, tái sử dụng
• Sản xuất và tiêu thụ bền vững
• Chú trọng bảo tồn năng lượng, phát triển vật liệu và quản lý chất thải
• Chú trọng công nghệ môi trường và công nghệ thân thiện môi trường
• Tăng cường nâng cao sản phẩm và phát triển theo hướng bền vững

• Nhà nước và chính quyền địa phương lãnh đạo cơ sở sản xuất phát triển bền vững
II. ƯU ĐIỂM VÀ KHUYỂT ĐIỂM CỦA KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI
Nhóm 2 Trang 4
Tiểu luận Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp
Đề tài: Sinh thái công nghiệp
1. Ưu điểm
a. Mang lại lợi ích về kinh tế
Khu công nghiệp sinh thái đem lại nhiều lợi ích cho bản thân các doanh nghiệp thành
viên và chủ đầu tư KCNST:
- Giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả sản xuất bằng cách: tiết kiệm, tái chế và tái sử dụng
các chất thải. Điều đó sẽ làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm.
- Đạt hiệu quả kinh tế cao hơn nhờ chia sẻ phí cho các dịch vụ chung như: quản lý chất
thải, đào tạo nhân lực, nguồn cung cấp, hệ thống thông tin môi trường cùng các dịch vụ
hỗ trợ khác.
- Những doanh nghiệp vùa và nhỏ thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn thông
tin, tư vấn và bí quyết công nghệ. Giải pháp toàn diện trong sự phát triển KCNST giúp
các doanh nghiệp này vượt qua các rào cản và nhận được nguồn đầu tư để phát triển.
- Những lợi ích của các DNTV cũng làm tăng giá trị bất động sản và lợi nhuận cho chủ đầu
tư.
Đối với nền công nghiệp nói chung:
- KCNST là một động lực phát triển kinh tế công nghiệp cho toàn khu vực: gia tăng giá trị
sản xuất công nghiệp, dịch vụ, thu hút đầu tư, tăng việc làm…
- Tạo điều kiện hỗ trợ và phát triển các ngành công nghiệp nhỏ địa phương.
- Thúc đầy quá trình đổi mới, nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ
mới.
Chính phủ cũng có thể được hưởng lợi từ sự phát triển các KCNST thông qua:
- Thu nhập từ thuế tăng nhờ sự phát đạt tron kinh doanh và việc làm.
- Giảm gánh nặng thủ tục (cho phép và tuân thủ).
- Giảm chi phí khắc phục do hủy hoại sức khỏe và môi trường.
- Cắt giảm nhu cầu về hạ tầng liên kết với các tổ chức kinh doanh trong xã hội.

b. Lợi ích cho xã hội
- KCNST là động lực phát triển kinh tế - xã hội mạng của khu vực lân cận, thu hút các tập
đoàn lớn trong nước và nước ngoài. Tạo việc làm mới trong các lĩnh vực công nghiệp và
dịch vụ.
Nhóm 2 Trang 5
Tiểu luận Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp
Đề tài: Sinh thái công nghiệp
- Tạo động lực hỗ trợ các sự án phát triển mở rộng của địa phương về: đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực, phát triển nhà ở, cải tạo và nâng cấp hệ thống hạ tầng kĩ thuật…
- Tạo bộ mặt mới, môi trường trong sạch và hấp dẫn cho toàn khu vực, thay đổi cách nhìn
thiếu thiện cảm cố hữu của công đồng với sản xuất công nghiệp lâu nay.
- HCNST tạo điều kiện hợp tác với các cơ quan nhà nước trong viejc thiết lập các chính
sách, luật lệ về môi trường và kinh doanh ngày càng thích ứng với xu thế hội nhập và
phát triển bền vững.
c. Lợi ích cho môi trường
- Giảm các nguồn gây ô nhiêm môi trường, giảm chất thải cũng như giảm nhu cầu sử dụng
tài nguyên thiên nhiên, bao gồm: hạn chế ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng, quản lý chất thải
tái tạo tài nguyên và các phương pháp quản lý môi trường và công nghệ mới khác.
- Đảm bảo cân bằng sinh thái trong suốt quá trình hình thành và phát triển KCNST từ việc
chọn địa điểm, quy hoạch, xây dựng, tổ chức hệ thống hạ tầng kĩ thuật, lựa chọn doanh
nghiệp, quá trình hoạt động, quản lý,…đều phù hợp với các điều kiện thực tế và đặc điểm
sinh thái của khu đất xây sựng và khu vực xung quanh.
- Tất cả vì mục tiêu môi trường, mỗi KCNST có một mô hình phát triển, và quản lý riêng
để không ngừng nâng cao đặc trưng cơ bản của nó về BVMT.
2. Khó khăn
- Chi phí khá lớn, thời gian hoàn vốn nhìn chung dài hơn so với các KCN khác.
- Cần có sự hoạt động đồng bộ, liên kết chặt chẽ, nâng cao hiệu quả hoạt động trên mọi
lĩnh vực.
- Không thích rủi ro.
- Cấp giấy phép.

- Tính bền vững thực sự.
- Trao đổi chất thải không cần phải có KCNST.
- Thị trường bấp bênh.
- Rào cản kĩ thuật, thông tin.
- Thiếu các động cơ thúc đẩy nếu các nhà chứ trách địa phương không sẵn sàng hợp tác
chặt chẽ - có nghĩa là sẵn sàng chia sẻ thông tin có giá trị về các quy trình sản xuất trước
đây được giữ bí mật thương mại.
Nhóm 2 Trang 6
Tiểu luận Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp
Đề tài: Sinh thái công nghiệp
III. PHÁT TRIỂN SINH THÁI CÔNG NGHIỆP
1. Các nguyên tắc xây dựng khu công nghiệp sinh thái:
- Hòa nhập với tự nhiên
o Lựa chọn địa điểm bằng việc đánh giá khả năng của môi trường sinh thái và thiết
kế trong phạm vi xác định đó
o Hoà nhập khu sinh thái công nghiệp với cảnh quan khu vực, hệ thống thoát nước
tự nhiên và hệ sinh thái toàn vùng
o Giảm thiểu các tác động môi trường toàn cầu (vd: giảm khí nhà kính, )
Nhóm 2 Trang 7
Tiểu luận Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp
Đề tài: Sinh thái công nghiệp
o Mọi hoạt động liên quan tới phát triển KCNST cần được tiến hành đồng bộ, hợp
nhất trên nguyên tắc bảo vệ môi trường và phù hợp với hệ sinh thái tự nhiên.
- Hệ thống năng lượng
o Tiết kiệm tối đa năng lượng thông qua việc thiết kế hay cải tạo các công trình
phục vụ, tái sử dụng năng lượng thừa hay bằng những phương pháp khác.
o Tiết kiệm thông qua mạng lưới dòng năng lượng liên hoàn giữa các nhà máy.
o Sử dụng rộng rãi nguồn năng lượng tái sinh.
- Quản lý dòng nguyên vật liệu và chất thải:
o Tăng cường sản xuất sạch và hạn chế ô nhiễm, đặc biệt đối với chất độc hại.

o Tăng cường tái sử dụng và tái chế nguyên vật liệu
o Giảm ảnh hưởng các chất độc hại thông qua giải pháp thay thế vật liệu và xử lý
chất thải chung.
o Liên kết các doanh nghiệp thành viên với các công ty ngoài khu công nghiệp sinh
thái trong việc sản xuất và tiêu thụ các phế phẩm thông qua mạng lưới các công ty
tái chế và tái sử dụng.
- Cấp thoát nước
o Thiết kế hệ thống cấp thoát nước để bảo vệ các nguồn nước và giảm ô nhiễm theo
các nguyên tắc tương tự như đối với năng lượng và nguyên vật liệu.
o Tái sử dụng nước ở nhiều mức độ khác nhau.
- Quản lý khu công nghiệp sinh thái hiệu quả
o Ngoài việc cung cấp các dịch vụ, lựa chọn doanh nghiệp, duy trì các hoạt động,
ban quả lý còn có trách nhiệm:
 Duy trì hoạt động một tập hợp các công ty sử dụng phế phẩm của nhau.
 Hỗ trợ từng doanh nghiệp cũng như khu công nghiệp sinh thái cải thiện
các hoạt động nâng cao chất lượng môi trường.
 Cung cấp thông tin rộng khắp, hỗ trợ liên lạc giữa các doanh nghiệp thành
viên với nhau và với các doanh nghiệp bên ngoài khác, các thông báo về
điều kiện môi trường khu vực và các phản hồi từ hoạt động của khu công
nghiệp sinh thái.
- Xây dựng và cải tạo
o Việc xây dựng và cải tạo các công trình hiện có cần theo sát các nghiên cứu mới
nhất về môi trường trong việc lựa chọn vật liệu và công nghệ tìa nhà như: tái chế
hay tái sử dụng vật liệu, thời hạn sử dụng vật liệu, năng lượng vật liệu và các
công nghệ khác.
- Hòa nhập với cộng đồng địa phương
Nhóm 2 Trang 8
Tiểu luận Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp
Đề tài: Sinh thái công nghiệp
o Đem lại lợi ích cho nền kinh tế và xã hội địa phương thông qua các chương trình

đào tạo, phát triển kinh doanh, xây nhà cho các công nhân viên, hợp tác quy
hoạch đô thị,…
2. Các bước xây dựng khu công nghiệp sinh thái:
− Bước 1: Xác định thành phần và khối lượng chất thải
Thành phần và khối lượng chất thải của tất cả các nhà máy thược khu công nghiệp nghiên
cứu, các phương pháp xử lý vàquản lý hiện tại cũng như các tác động của chúng đến môi trường
phải được xác định. Bên cạnh đó, nguyên liệu và năng lượng cần thiết cho dây chuyền sản xuất
của các nhà máy cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá khả năng tái sử dụng chất thải
từ nhà máy để thay thế một phần nguyên liệu của các nhà máy khác trong cùng khu công nghiệp
hay khu vực. các số liệu thu này là cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp khắc phục trong các
bước tiếp theo.
− Bước 2: Đánh giá và lựa chọn phương án tái sinh và tái sử dụng chất thải.
Một cách tổng quát, việc tái sinh, tái sử dụng chất thải của một nhà máy này cho các nhà
máy khác có thể phân thành 2 dạng chính:
+ Tái sử dụng trực tiếp trong quy trình sản xuất của các nhà máy khác.
+ Xử lý hoặc tái chế thành nguyên liệu mới trước khi tái sử dụng.
Điều quan trọng cần xsac định là loại và lượng chất thải cần xử lý và nhu cầu cần thiết
của các cơ sở có khả năng tiếp nhận các chất thải này làm nguyên liệu sản xuất. Một cách cụ thể,
để xây dựng mạng lưới tái sinh-tái sử dụng chất thải giữa các nhà máy trong khu công nghiệp,
những thông tin sau đây cần thu thập:
+ Nguyên vật liệu và năng lượng cần thiết cũng như sản phẩm và chất thải tạo ra của tất cả
nàh máy trong khu công nghiệp (bao gồm cả các nhà máy phát sinh chất thải và các nhà
máy có thể sử dụng chất thải làm (một phần) nguyên liệu sản xuất). Trong đó:
 Thành phần đặc tính của dòng chất thải, vật liệu và năng lượng có khả năng tái
chế (tính ổn định của chúng theo thời gian);
 Lượng vật liệu và năng lượng thải;
 Sự phân bố của các dòng vật liệu và năng lượng thải này theo thời gian. (liên tục,
gián đoạn, thỉnh thoảng).
+ Các cơ sở (bao gồm cả nhà máy công nghiêp, khu trồng trọt, nguồn nước mặt,…) có khả
năng tái sử dụng vật liệu và năng lượng thải. Những thông tin sau đây cần xác định:

Nhóm 2 Trang 9
Tiểu luận Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp
Đề tài: Sinh thái công nghiệp
 Tiềm năng tái sinh, tái sử dụng vật liệu và năng lượng thải;
 Công nghệ xử lý sơ bộ hay chế biến cần thiết để chuyển chất thải thành nguyên
liệu theo yêu cầu của cơ sở tái chế.
 Nhu cầu về vật liệu và năng lượng thải của các cơ sở hiện có trong khu công
nghiệp hay khu vực,
− Bước 3: Đánh giá và lựa chọn giải pháp xử lý cuối đường ống và thải bỏ hợp vệ sinh
Đối với các chất thải còn lại (không có khả năng tái sinh, tái sử dụng), công nghệ xử lý
cuối đường ống sẽ là giải pháp chính để bảo đảm loại trừ hoàn toàn tác động của chất thải phát
sinh đến môi trường và tiến tới mô hình khu công nghiệp không chất thải. Để lựa chọn công
nghệ xử lý phù hợp, những nộp dung sau cần được xem xét, đánh giá:
+ Đặc tính và khối lượng chất thải;
+ Tiêu chuẩn môi trường và yêu cầu giảm thiểu ô nhiễm;
+ Công nghệ xử lý sẵn có;
+ Yếu tố môi trường đối với công nghệ xử lý;
+ Hiệu quả kinh tế
− Bước 4: Tổ hợp các giải pháp lựa chọn
Để đưa mô hình kỹ thuật đã thiết kế và thực tế áp dụn, điều quan trọng là cần xem xét và
hiểu rõ mối quan hệ giữua các thành phần trong mô hình với các yếu tố kinh tế, xã hội và thể chế
chính sách hiện tại ở nước ta. Chỉ có hiểu rõ mối quan hệ giữa KCNST xây dựng với các cơ quan
quản lý nhà nước về công nghiệp và môi trường, về kinh tế tài chính, về chính sách luật lệ và các
tổ chức xã hội khác, chúng ta mới có thể xác định những yếu tố cản trở việc áp dung mô hình đã
xây dựng và thực tế từ đó đề xuất các giải pháp tương ứng.
Những phân tích này là cơ sở để đề xuất công cụ quản lý (luật lệ, chính sách, quy định,
tiêu chuẩn, ) và các cơ quan chức năng chịu trách nhiệm đưa mô hình kỹ thuật KCNST đã xây
dựng vào thực tế ứng dụng.
Nhóm 2 Trang 10
Tiểu luận Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp

Đề tài: Sinh thái công nghiệp
IV. CÁC VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH
1. Thế giới
Nhóm 2 Trang 11
Tiểu luận Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp
Đề tài: Sinh thái công nghiệp
Hình 2: Mạng lưới công nghiệp sinh thái trên thế giới
 KCN Kalundborg, Đan Mạch
KCN Kalundborg được coi là một ví dụ điển hình về việc áp dụng Cộng sinh công nghiệp
đầu tiên trên thế giới. Mô hình hoạt động KCN này là cơ sở quan trọng để hình thành hệ thống lý
luận STHCN và các KCNST trên thế giới.
Trên cơ sở hai nhà máy Nhà máy nhiệt điện than đá Asnaes (công suất 1.500 MW) và
Nhà máy lọc dầu Statoil (công suất 1,8 triệu tấn/năm), năm 1972, nhà máy sản xuất tấm plastic
Gyproc (công suất hiện tại 14 triệu m
2
/năm) bắt đầu phát triển hệ thống trao đổi năng lượng và
nguyên vật liệu giữa các công ty (cộng sinh công nghiệp) bằng việc sử dụng khí gas butan từ
Statoil.
Trong vòng 15 năm (từ 1982-1997), lượng tiêu thụ tài nguyên của KCN này giảm được
19.000 tấn dầu, 30.000 tấn than, 600.000 m
3
nước, và giảm 130.000 tấn carbon dioxide thải ra.
Theo thống kê năm 2001, các công ty trong KCN này thu được 160 triệu USD lợi nhuận trên
tổng đầu tư 75 triệu USD.
Đến nay, KCN này bao gồm nhiều DNTV sử dụng các nguyên liệu và sản phẩm của nhau
như: nhiên liệu, bùn, bụi và clinker, hơi nước, nước nóng, dung dịch sulfur, nước sau xử lý sinh
học và thạch cao.
Hình 3: Sơ đồ sự cộng sinh công nghiệp trong KCN Kalundborg, Đan Mạch.
Nhóm 2 Trang 12
Tiểu luận Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp

Đề tài: Sinh thái công nghiệp
Hình 4: Toàn cảnh KCN Kalundborg, Đan Mạch.
 KCNST Riverside (Burlington), Vermont, Mỹ
KCN Riverside, diện tích 40ha (không kể khu vực các nông trại), là một KCNST nông
nghiệp hỗn hợp đa chức năng, bao gồm cả các khu vực cây xanh, vui chơi giải trí công cộng của
địa phương và vùng đầm lầy. KCNST này áp dụng các nguyên tắc của STHCN để thiết lập một
mô hình phát triển bền vững khép kín, tập trung vào nông nghiệp, nhà kính và năng lượng sạch.
Thành phần cơ bản trong KCNST Riverside là nhà máy nhiệt điện từ gỗ McNeil, trạm xử
lý nước thải dạng Living Machine, nhà máy compost hóa và các nông trại, ao thủy sản, nhà kính.
Các thành phần này hoạt động theo một chu trình khép kín đầu vào, đầu ra kết hợp từ trạm thu
gom gỗ thải, nhà máy sản xuất ximăng, nhà máy sản xuất kem tới các nông trại trong vùng.
Nhóm 2 Trang 13
Tiểu luận Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp
Đề tài: Sinh thái công nghiệp
Hình 5: Sơ đồ các dòng năng lượng, nguyên vật liệu, BP và chất thải trong KCNST Burlington,
Vermont, Mỹ.
Để đạt được một sự phát triển vừa mạnh về kinh tế - xã hội, vừa bảo vệ tốt nhất môi
trường khu vực, các nhà phát triển KCNST này đã đề ra sáu nguyên tắc cơ bản sau:
• Khuyến khích phát triển nền kinh tế tự cung tự cấp địa phương và tận dụng tối đa các
nguồn lực địa phương.
• Cân bằng các lợi ích kinh tế và ảnh hưởng của sự phát triển.
• Thúc đẩy và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính.
• Bảo vệ và bảo tồn các nguồn tài nguyên môi trường địa phương, đặc biệt là ngành nông
nghiệp truyền thống.
• Luôn đảm bảo một sự hợp tác chặt chẽ với cộng đồng địa phương.
• Hợp tác với các tổ chức phi lợi nhuận để thúc đẩy các hoạt động hàng hóa và dịch vụ cần
thiết.
KCNST Riverside là một ví dụ điển hình về việc phát triển kinh tế dựa trên cơ sở nền
công nghiệp sinh thái nhằm đạt được các mục tiêu về môi trường và cộng đồng.
 KCNST Cabazon, California, Mỹ

KCN Cabazon, diện tích 240ha, là KCNST tái tạo tài nguyên đầu tiên ở Mỹ. DNTV
chính đầu tiên của KCNST này là nhà máy điện nhiên liệu sinh học 48 MW của Colmac Energy
Inc trị giá 148 triệu USD, cung cấp điện cho khu vực Edison, Nam California. Nhà máy này sử
Nhóm 2 Trang 14
Tiểu luận Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp
Đề tài: Sinh thái công nghiệp
dụng 700-900 tấn nhiên liệu sinh học (từ gỗ, gỗ thải và các chất thải hữu cơ nông nghiệp trên
toàn vùng Nam California) cùng một
số khí gas tự nhiên và than đá để sản xuất điện. DNTV thứ hai là nhà máy tái chế lốp xe thành
các sản phẩm cao su và các sản phẩm hữu dụng khác của First Nation Recovery Inc trị giá 10
triệu USD, công suất xử lý 2,72 tấn lốp xe/giờ.
DNTV cần lựa chọn vào KCNST hiện nay bao gồm các ngành công nghiệp: Tái chế kim
loại; sản xuất năng lợng (từ biomass, tái lọc dầu, ethanol hay methanol); compost hóa; tái chế các
sản phẩm xây dựng và phá hủy công trình; tái chế cao su và plastic, …
 KCNST Quzchou, Zhejiang, Trung Quốc
KCN Quzchou, diện tích 600ha, là một KCNST hóa chất. Tập đoàn chủ chốt trong
KCNST này là Juhua Group, tập trung vào 3 ngành công nghiệp hoá chất chính: florua, clo và
soda, sản xuất trên 180 loại sản phẩm hóa chất khác nhau. Các DNTV khác trong KCNST được
chia làm 3 loại:
- Các doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu thô để sản xuất hóa chất.
- Các doanh nghiệp sản xuất sử dụng các hóa chất trên.
- Các doanh nghiệp sử dụng các chất thải từ quá trình sản xuất trên.
Juhua Group thải ra khoảng 0,8 triệu tấn chất thải rắn mỗi năm (chủ yếu là tro, bụi bay và
hóa chất thải), 80% lượng chất thải này được sử dụng tại các nhà máy sản xuất ximăng và gạch ở
Quzchou. Juhua Group cũng thải ra khoảng 23.000 tấn chất thải lỏng mỗi năm, trên 70% lượng
chất thải này được các DNTV nhỏ tái chế và tái sử dụng.
Nhóm 2 Trang 15
Tiểu luận Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp
Đề tài: Sinh thái công nghiệp
Hình 6: Sơ đồ các dòng năng lượng, nguyên vật liệu, BP và chất thải trong KCNST Quzchou,

Trung Quốc.
2. Việt Nam
Tại Việt Nam vẫn chưa có KCNST thật sự.
Các xí nghiệp, nhà máy vẫn chưa trao đổi chất thải với nhau để tái chế, tái sử dụng.
V. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI ÁP DỤNG SINH THÁI CÔNG NGHIỆP Ở
VIỆT NAM
Nhóm 2 Trang 16
Tiểu luận Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp
Đề tài: Sinh thái công nghiệp
a. Cơ hội
- Được sự quan tâm , hỗ trợ tạo điều kiện của nhà nước trong quá trình xây dựng và phát
triển những mô hình thử nghiệm trong nước.
- Tiếp thu những kinh nghiệm kế thừa từ các nước bạn.
- Sử dụng mạng lưới giao thông vận chuyển hiện hữu của vùng và kết nối với mạng lưới
giao thông thuỷ, đường bộ, đường sắt và đường hàng không quốc gia và quốc tế.
b. Thách thức
Trường hợp trên khu đất của KCN cũ:
- Khó xây dựng được Hệ STCN đối với bán thành phẩm, phụ phẩm, chất thải nguyên liệu
và năng lượng ở đầu vào, đầu ra, vận chuyển trong một số DN hiện hữu và chuyển đổi
thành công nghệ Bảo vệ môi trường.
- Khó giải quyết mâu thuẫn giữa các DN có sẵn hay tham dự mới vào KCNST.
- Khó xác định chính xác năng lực của Hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện hữu và các hệ thống
dịch vụ khác để chuyển đổi sang Hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo chủ đề môi trường đã
định. Thật sự khó khăn đối với các DN không đủ tiêu chuẩn là DN thành viên của
KCNST phải di dời hay chuyển đổi ngành nghề SX để trở thành các STCN.
Trường hợp trên khu đất hoàn toàn mới:
- Thuận lợi triển khai Hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo chủ đề môi trường đã định.
- Chi phí đầu tư cho hệ thống này sẽ rất cao và phụ thuộc rất nhiều vào tiềm lực Hạ tầng kỹ
thuật toàn vùng.
- Nhà nước vẫn chưa có những chính sách, các kinh phí khuyến khích, hỗ trợ cụ thể các

nhà đầu tư.
- Tối ưu hoá dòng năng lượng và nguyên liệu còn phụ thuộc khả năng tổ chức (nhìn chung
rất khó để tính toán các dòng năng lượng và nguyên liệu để chúng trở thành một vòng
khép kín).
VI. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
Để khắc phục những khó khăn khi phát triển công nghiệp sinh thái tại Việt Nam, chúng ta
cần có những biện pháp thiết thực. Ở đây, đề cập đến một số biện pháp khả thì có thể áp dụng tại
Việt Nam
Nhóm 2 Trang 17
Tiểu luận Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp
Đề tài: Sinh thái công nghiệp
1. Công tác quy hoạch tổ chức
Công tác quy hoạch tổ chức là hết sức quan trọng, đây là bước phải được chú trọng để
phát triển tốt các bước sau:
Thành lập mới các KCN phải mang tính chất chọn lọc, đảm bảo 3 yếu tố: xanh, sạch, ít
phát thải tức là phải đầu tư đồng bộ, hoàn thiện các công trình kết cấu hạ tầng hiện có,đảm bảo
lượng chất thải đều được tái sinh hay tái sử dụng hiệu quả. Môi trường vật lý xung quanh cũng
phải đạt chất lượng cao, không ô nhiễm, điều kiện lao động sinh hoạt của công nhân được thoải
mái. Diện tích cây xanh cũng phải được chú trọng.
Khi quy hoạch khu công nghiệp, nên có sự phân bố hợp lý, tập trung các công ty, nhà
máy có liên quan với nhau về sản phẩm phụ, chất thải đầu ra và nguyên liệu đầu vào với nhau
nhằm mục đích giảm thiểu phát thải, chất thải của công ty này sẽ là một phần nguyên liệu đầu
vào của bên kia.
Sử dụng quỹ đất hợp lý để thuận lợi trong giao thông, giảm thiểu ô nhiễm do giao thông
trong khu vực, tận dụng việc chiếu sáng tự nhiên cũng như có thể dễ dàng tận dụng nguồn nước
mưa cho sản xuất
Hình thành một hệ thống tổ chức quản lý môi trường khu công nghiệp thống nhất, đồng
bộ, phù hợp với hoạt động của khu công nghiệp, tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường từ trung ương đến địa phương. Nếu có hệ thống tổ chức quản lý môi trường phù hợp,
khu công nghiệp sẽ giảm thiểu các nguy cơ gây ô nhiễm và tạo ra những lợi thế trong việc sử

dụng những sản phẩm phụ hoặc chất thải, kết hợp các ngành nghề với nhau tạo thành hệ sinh thái
công nghiệp.
Bố trí cán bộ chuyên trách chăm lo bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp, trong
từng doanh nghiệp khu công nghiệp. Có một hệ thống quản lý theo ngành dọc thống nhất để có
thể quản lý chặt chẽ hơn công tác bảo vệ môi trường ở từng cơ sở, trong và ngoài khu công
nghiệp.
2. Sử dụng các công cụ quản lý
• Công cụ pháp lý:
Một trong những công cụ quan trọng nhất để đảm bảo chất lượng môi trường tại các khu
công nghiệp đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép là tăng cường công cụ pháp lý
Cần thiết nên ban hành quy định pháp lý về kiểm soát môi trường KCN để làm căn cứ
đánh giá hiệu quả của việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường
Phát triển các chính sách, văn bản cho phép và khuyến khích việc xây dựng Quy định
quản lý môi trường nội bộ KCN
Nhóm 2 Trang 18
Tiểu luận Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp
Đề tài: Sinh thái công nghiệp
Kiến nghị rà soát, sửa đổi những quy định liên quan trong Luật bảo vệ môi trường về tổ
chức thanh tra môi trường trong các KCN, về phân cấp quản lý môi trường các KCN, cũng như
một số vấn đề khác có liên quan; hoàn thiện hành lang pháp lý. Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các
văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hoá và hướng dẫn đầy đủ Luật Bảo vệ môi trường, Luật
Đa dạng sinh học; sửa đổi, bổ sung các quy định về tội phạm môi trường trong Bộ Luật Hình sự.
Quy định các chế tài xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; xây dựng
và ban hành quy định bồi thường thiệt hại về môi trường. Kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước
về môi trường từ Trung ương đến cơ sở ; bảo đảm ở cấp huyện có bộ phận quản lý môi trường,
cấp xã có cán bộ phụ trách công tác bảo vệ môi trường. Làm rõ chức năng, nhiệm vụ, phân công,
phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường giữa các cấp, các ngành. Không
phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư tiềm ẩn nguy cơ cao đối
với môi trường. Không đưa vào vận hành, sử dụng các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu
đô thị, công trình, cơ sở y tế, cơ sở sản xuất mới không đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi

trường. Xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng. Giải quyết cơ
bản tình trạng ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường ở các khu dân cư do chất thải của các
khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các làng nghề, các khu vực bị nhiễm độc hóa học do Mỹ sử
dụng trong chiến tranh. Kiên quyết đình chỉ hoạt động hoặc buộc di dời những cơ sở gây ô
nhiễm nghiêm trọng trong khu dân cư nhưng không có biện pháp khắc phục có hiệu quả. Thực
hiện kế hoạch phục hồi và cải thiện môi trường tại các khu vực đã bị ô nhiễm, suy thoái nặng.
Thực hiện việc đánh giá công nghệ sản xuất của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, bảo đảm
không đưa vào nước ta công nghệ cũ, lạc hậu gây ô nhiễm môi trường. Xử lý nghiêm các trường
hợp lợi dụng nhập khẩu phế liệu, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để đưa chất thải vào nước ta.
Kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, nhập khẩu và sử dụng hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật trong
sản xuất, bảo quản sản phẩm nông nghiệp, thức ăn và thuốc phòng trừ dịch bệnh trong chăn nuôi,
nuôi trồng thủy sản.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm mọi sai phạm, nhất là
những sai phạm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Thanh tra môi trường là một biện pháp
thiết yếu trong quản lý môi trường theo phương cách pháp lý. Thanh tra môi trường là biện pháp
cưỡng chế sự tuân thủ pháp luật, các quy định, hướng dẫn, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường đối
với các khu công nghiệp nói riêng và các tổ chức, cơ quan, tập thể, cá nhân trong xã hội nói
Nhóm 2 Trang 19
Tiểu luận Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp
Đề tài: Sinh thái công nghiệp
chung; đồng thời cũng là biện pháp bảo đảm quyền tự do, dân chủ cho mọi người khiếu nại,
khiếu tố về mặt môi trường.
Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường (trong các khu công nghiệp, khu chế xuất),
thì trên cơ sở luật bảo vệ môi trường, cần sớm ban hành đồng bộ khung pháp ký về bảo vệ môi
trường khu công nghiệp. Thể chế hoá các chủ trương, chính sách, chế độ, quy định rõ các đầu
mối trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh về phát triển kinh tế -
xã hội với bảo vệ môi trường.
Giám sát việc thực thi các biện pháp bảo vệ môi trường của Công ty phát triển hạ tầng
KCN và các doanh nghiệp KCN trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng KCN và trong suốt giai
đoạn hoạt động của KCN; Tiếp nhận và giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về bảo vệ

môi trường KCN trong phạm vi quyền hạn được giao hoặc chuyển đến các cơ quan có thẩm
quyền xử lý
• Công cụ kinh tế:
Trong những năm gần đây, nhiều nước trên thế giới đã sử dụng những công cụ kinh tế
khác nhau (khuyến khích thực thi, các chính sách thuế môi trường và tài nguyên, quy định đền
bù thiệt hại do ô nhiễm môi trường…) nhằm đem lại sự mềm dẻo, hiệu quả, chi phí – hiệu quả
cho các biện pháp kiểm soát ô nhiễm. Phần lớn các công cụ này đã kích thích những người gây ô
nhiễm có khả năng hoàn thành các mục tiêu môi trường bằng những phương tiện có hiệu quả, chi
phí – hiệu quả nhất.
Trong khi một số công cụ kinh tế ứng dụng các chi phí trực tiếp (ví dụ: phạt dựa trên khối
lượng chất độc thải ra, hệ thống trả phí theo từng thứ chất thải rắn, tiền kí quĩ có thể được hoàn
trả cho các bao bì), các công cụ khác lại sử dụng các chi phí gián tiếp như thuế đánh vào đầu ra
(ví dụ: thuế nhiên liệu).
Xác định mức mức phí môi trường tương ứng với lượng chất thải của các khu công
nghiệp. Biện pháp này rất hiệu quả, nó sẽ khuyến khích các cơ sở sản xuất giảm ô nhiễm với chi
phí thấp hơn, kích thích các cơ sở sản xuất đầu tư vào công nghệ kiểm soát ô nhiễm mới
Áp dụng biện pháp kỹ quỹ - hoàn trả đối với những sản phẩm có nhiều khả năng gây ô
nhiễm. Khi các doanh nghiệp sử dụng những sản phẩm ấy, trả bao bì và các phế thải của chúng
cho một Trung tâm được phép để tái chế hoặc để thải bỏ, thì khoản tiền ký quỹ của họ sẽ được
hoàn trả lại  biện pháp này tăng cường việc thu gom các chất thải nguy hại nhằm hạn chế khả
năng gây ô nhiễm môi trường.
Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải là công cụ kinh tế hiệu quả nhằm ngăn ngừa,
kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp.
Nhóm 2 Trang 20
Tiểu luận Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp
Đề tài: Sinh thái công nghiệp
Hỗ trợ vốn để các công ty đầu tư phát triển, giảm lãi suất cho vay hay cho vay vốn ưu
đãi, tranh thủ tối đa nguồn hỗ trợ tài chính, kỹ thuật từ các nước, các tổ chức quốc tế và cá nhân
cho công tác phát triển theo hướng sinh thái bảo vệ môi trường.
• Công cụ kĩ thuật

Về mặt kỹ thuật-công nghệ, một số vấn đề cần được quan tâm hỗ trợ, đẩy mạnh ứng dụng
để góp phần bảo vệ môi trường các KCN. Trong đó, cần phân định các nhóm doanh nghiệp trong
các KCN nên ưu tiên chọn lựa thực hiện các giải pháp trọng tâm như: hoặc, (nhóm A) cải tiến
công nghệ, thiết bị sản xuất; hoặc (Nhóm B) xử lý chất thải cuối đường ống; hoặc (nhóm C)
kiểm soát mức phát thải, thu hồi và tái chế chất thải,… hoặc cần áp dụng đồng thời tất cả các giải
pháp nêu trên một cách tổng hợp (nhóm D) để giảm thiểu lượng thải và tiết kiệm năng lượng,
dùng các phương pháp xử lý thân thiện với môi trường
Thực hiện các điều kiện và biện pháp kiểm soát, xử lý cục bộ các chất gây ô nhiễm không
khí, gây tiếng ồn, rung do các đơn vị, DN trong KCN gây ra trong quá trình hoạt động; đảm bảo
đạt tiêu chuẩn theo quy định, không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, nghỉ ngơi của nhân dân khu
vực liền kề bên ngoài KCN.
3. Thực hiện các chính sách khuyến khích khác
Ngoài những công cụ quản lý kiểm soát, ta cũng có thể thực hiện các chính sách khác để
khuyến khích các doanh nghiệp, khu công nghiệp phát triển theo hướng sinh thái công nghiệp
• Đăng kí nhãn sinh thái để sản phẩm đầu ra được quan tâm đúng mực hơn, có thể thâm
nhập vào các thị trường khó tính hơn, nâng cao doanh thu, nguồn lãi
• Cần đẩy mạnh công tác tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật, chủ trương, chính sách
và kế hoạch bảo vệ môi trường của Nhà nước, đi đôi với việc giáo dục, nâng cao nhận
thức, ý thức bảo vệ môi trường của cán bộ, công nhân, người lao động tại các đơn vị, DN
trong KCN. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các ngành chức năng trong việc bảo vệ môi
trường; các đơn vị, DN đăng ký hoạt động trong KCN cần đáp ứng và thực hiện đầy đủ
các yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định chung của KCN
• Xây dựng mối liên hệ với những người dân bên ngoài để có thể tăng cường tái chế tái sử
dụng chất thải sinh hoạt có giá trị, giảm thiểu phát thải ở khu vực dân cư
Nhóm 2 Trang 21
Tiểu luận Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp
Đề tài: Sinh thái công nghiệp
VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đến thời điểm hiện nay, các mô hình KCN truyền thống đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế.

Càng ngày càng có nhiều vấn đề nảy sinh làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường cũng như
hiệu quả kinh tế.
Qua bài thuyết trình của nhóm chúng mình, chúng ta thấy được mô hình KCN sinh thái
có vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế bền vững. Vì vậy, xây dựng KCN sinh thái là
nhiệm vụ quan trọng trong việc hướng đến một nền kinh tế bền vững trong tương lai, góp phần
thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Việt Nam sẵn có nhiều tiềm năng trong việc xây dựng khu CN sinh thái, song cũng còn
nhiều thách thức. Chúng tôi cũng đã tham khảo và đưa ra một vài giải pháp nhằm khắc phục
những khó khăn mắc phải khi xây dựng và vận hành KCNST. Chúng ta cần nắm bắt cơ hội và
tạo mọi điều kiện để phát triển nền CN, đưa nước ta trở thành 1 nước CN và tránh những tác hại
về môi trường mà các nước đi trước đã mắc phải từ trước đến nay.
Nhóm 2 Trang 22
Tiểu luận Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp
Đề tài: Sinh thái công nghiệp
2. Kiến nghị
Để thực hiện thành công các mô hình CN sinh thái, chúng ta rất cần sự hỗ trợ của Nhà
nước về chế độ, chính sách đối với nhân dân khu vực có đất bị thu hồi cũng như với chủ đầu tư
xây dựng KCN sinh thái, do tỷ suất đầu tư lớn.
Bên cạnh đó, quy hoạch phát triển KCN phải hài hòa với quy hoạch chung và quy hoạch
sử dụng đất để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Quan tâm xây dựng nhà ở cho người lao
động trong KCN, xây dựng các trung tâm thương mại, dịch vụ xung quanh các KCN để đời sống
người lao động ngày một tốt hơn.
Hi vọng rằng, bài thuyết trình của chúng mình sẽ cung cấp thêm cho các bạn những kiến
thức hữu ích về KCNST. Giúp các bạn, những kỹ sư môi trường tương lai, sẽ có thể đưa ra nhiều
giải pháp tốt hơn giúp Việt Nam xây dựng được nền CN sinh thái, tiếp bước cho nước nhà đi lên
trên con đường CN hóa, hiện đại hóa đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Bài giảng sinh thái công nghiệp - Nguyễn Thị Vân Hà
• Khu công nghiệp sinh thái (online), viewed 16 April 2013, from:
< />• Ứng dụng mô hình khu công nghiệp sinh thái tại các khu công nghiệp (online), viewed 16

April 2013, from:
< />ID=751&langid=1>
• Võ Văn Thiệp (2010). Sinh thái công nghiệp. Tiểu luận, Đại học Sư Phạm, Đại học Huế.
• Nguyễn Văn Tự . Ô nhiễm công nghiệp và Khu công nghiệp sinh thái. Tiểu luận, Khoa
Công nghệ hóa học và thực phẩm, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM.
Nhóm 2 Trang 23

×