Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Báo cáo thực tập quy trình giao nhận tại Công ty TNHH dịch vụ giao nhận Phương Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 53 trang )

Chương 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
TNHH DỊCH VỤ GIAO NHẬN PHƯƠNG NAM
1.1- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN:
Khi các công ty sản xuất ngày càng phát triển, hàng hóa xuất hiện ngày càng
nhiều trên thị trường thì nhu cầu đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm đối với nhà sản xuất
và dễ dàng tiếp cận, chọn lựa sản phẩm phù hợp đối với người tiêu dùng càng cao.
Vì thế đã thúc đẩy sự cho ra đời của các công ty thương mại và dịch vụ. Dựa vào
phân tích nền kinh tế các quốc gia trên thế giới, ta nhận thấy rằng: Đa số các quốc
gia có nền kinh tế phát triển thì ngành kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn là kinh
doanh dịch vụ. Vài năm trở lại đây ở Việt Nam ngành dịch vụ đang dần phát triển
và có khuynh hướng phát triển mạnh, do đó hàng loạt các doanh nghiệp kinh
doanh ngành dịch vụ ra đời.
Công ty dịch vụ giao nhận Phương Nam được thành lập theo giấy phép số
4102024963 được cấp ngày 20 tháng 09 năm 2005 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
Thành phố Hồ Chí Minh cấp phép. Công ty được thành lập với:
- Tên công ty : Công ty TNHH dịch vụ giao nhận Phương Nam.
- Tên giao dịch: PHUONG NAM Logistics Co., Ltd
- Trụ sở chính: Số 13, Đường số 3, phường Bình Trưng Tây, Quận 2, Tp. Hồ
Chí Minh.
- Điện thoại: (84-8)3743 3778
- Fax: (84-8)3743 0921
- Email:
- Mã số thuế : 030350746
- Số tài khoản ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh quận 2
• Tài khoản VNĐ: 018.100.000.036.3
• Tài khoản USD: 018.137.000.454.2
Công ty hoạt động với tổng số vốn ban đầu là 600.000.000VNĐ
Đến nay, sau 5 năm hoạt động công ty đang ngày càng phát triển và tạo được vị
thế vững chắc trên thị trường.
1.2- PHẠM VI HOẠT ĐỘNG VÀ TRÁCH NHIỆM:
1.2.1- Phạm vi hoạt động:


Công ty dịch vụ giao nhận Phương Nam ra đời dựa trên nhu cầu cung cấp các
dịch vụ giao nhận cho ngành ngoại thương và ngành vận tải hàng hóa. Công ty chủ
yếu hoạt động về dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.Phạm vi hoạt động
chính của công ty:
– Tổ chức kinh doanh đại lý giao nhận vận tải quốc tế và dịch vụ vận tải
trong nước bằng các phương tiện đường biển, đường không, đường sắt, đường bộ
hoặc hỗn hợp theo yêu vầu của chủ hàng và các công ty ủy thác.
– Tổ chức thực hiện các dịch vụ có liên quan đến giao nhận hàng vận tải, thay
mặt chủ hàng làm thủ tục Hải quan, thủ tục về cảng, giám định, kiểm kiện, trả
cước bốc dỡ hàng hóa.
– Tổ chức và quản lý trạm tiếp nhận, phát hàng lẻ theo quy định của các cơ
quan chức năng để tiến hành việc tập trung nguồn hàng, và tiếp nhận các loại hình
phi mậu dịch.
– Tổ chức môi giới thuê phương tiện vận tải, kho bãi để vận chuyển hàng hóa
XNK ở trong và ngoài nước theo yêu cầu của chủ hàng.
– Tổ chức dịch vụ quá cảnh sang Campụhia, Lào, Trung Quốc…theo qui
định của nhà nước
1.2.2- Trách nhiệm:
– Chấp hành nghiêm túc các chế độ chính sách pháp luật của Nhà nước và tập
quán quốc tế về các lĩnh vực có liên quan đến công tác giao nhận vận tải, các quy
định về tài chính, tài sản cố định, và tài sản lưu động.
– Công ty phải tiến hành lập kế hoạch kinh doanh trình lên cấp trên và tổ
chức thực hiện những chi tiêu được giao.
– Tổ chức hoạt động kinh doanh trong toàn công ty nhằm đạt được mục tiêu
đã đặt ra.
– Đảm bảo đời sống cho toàn bộ cán bộ công nhân viên, phân phối công bằng
các khoản thu nhập và đảm bảo điều kiện làm việc an toàn.
1.3- CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY:
1.3.1- Sơ đồ tổ chức:
Công ty có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ với 15 nhân viên.

Sơ đồ Cơ cấu tổ chức hành chính công ty
(Nguồn: Sơ đồ tổ chức công ty 2009)
1.3.2- Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban:
 Giám đốc: Thực hiện chức năng quản trị, chỉ đạo, điều hành mọi
hoạt động của công ty theo quy định của pháp luật. Tổ chức điều hành công tác
dịch vụ theo hướng có lợi cho công ty trong hiện tại và tương lai
 Phòng kế toán- tài chính: Thực hiện nhiệm vụ hạch toán, quản lý
và tổ chức thực hiện công tác kế toán trong toàn công ty. Tiến hành việc thu nhận,
xử lý và cung cấp thông tin, tổng hợp báo cáo, lên kế hoạch về tình hình tài chính
nhằm giúp Giám Đốc có những phương án tối ưu nhất trong hoạt động.
 Phòng Sales& Marketing: Có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, tiếp
thị dịch vụ và chăm sóc khách hàng. Cụ thể là việc chào bán giá cước vận tải
đường biển, đường hàng không và cả khách hàng có nhu cầu về dịch vụ giao nhận.
 Phòng tổ chức- hành chính: Thực hiện công tác về nhân sự, hợp
đồng lao động, thực hiện nội quy, quy định của công ty. Lên kế hoạch và triển
khai các công tác về tuyển dụng, đào tạo nhân viên, điều chuyển nhân viên, sắp
xếp kỳ nghỉ phép hàng năm.
 Phòng giao nhận: đây là bộ phận chiếm số đông nhân viên trong
công ty và được chia làm 2 nhóm:
Nhóm chứng từ: Làm việc tại văn phòng công ty với các công việc chủ
yếu là khai báo Hải Quan điện tử hỗ trợ nhóm giao nhận mở tờ khai tại
cảng hay sân bay, soạn thảo hợp đồng, lập invoice, packing list…
Nhóm giao nhận: Mỗi nhân viên được phân công thực hiện các hợp đồng
giao nhận (hàng LCL, hàng FCL) chuyên lo thủ tục Hải quan, kiểm hóa,
giao nhận hàng cho một số khách nhất định. Khách hàng lớn thì được giao
cho nhân viên có nhiều kinh nghiệm theo dõi nhưng nhìn chung thì các
nhân viên đều hỗ trợ bổ sung cho nhau trong quá trình làm hàng.
1.4- TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN 2007-2009:
Là công ty chủ yếu hoat động trong lĩnh vực giao nhận và kinh doanh kho

bãi vận chuyển nên tổng doanh thu hoạt động kinh doanh của công ty phần lớn tập
trung ở 2 lĩnh vực này. Tình hình kinh doanh của công ty trong những năm gần
đây phát triển đi lên. Doanh thu của công ty tăng nhanh là do công ty đã mở rộng
được thị trường, đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh: ngoài khai thác hàng hóa
kinh doanh công ty còn có hoạt động kinh doanh đại lý vận tải… Ngoài ra, do có
uy tín và quan hệ rộng rãi nên công ty đã có được nhiều khách hàng thân thiết và
còn nhiều khách hàng mới. Trong tương lai, tình hình kinh doanh của công ty sẽ
phát triển hơn nữa góp phần vào sự phát triển kinh tế đất nước.
1.4.1- Cơ cấu dịch vụ:
 Đvt: 100 VNĐ

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Giá trị
Tỉ
trọng Giá trị
Tỉ
trọng Giá trị
Tỉ
trọng


826,086.05 24% 1,073,911.87 26% 1,610,867.81 30%
 !"
619,564.54 18% 743,477.45 18% 929,346.81 17%
#$ 
%&
'
688,405.04 20% 929,346.81 23% 975,814.15 18%
#
()    

*  
%
1,239,429.08 37% 1,363,041.98 33% 1,840,106.67 34%
+, / 0102/ 334 0.35.//12 334 6 67.-6200 334
(Nguồn : Phòng kế toán)
*89:;<=33/2
>?@: Qua biểu đồ 1 và bảng 1 cho thấy rằng trong năm 2007 dịch vụ
kinh doanh kho bãi mang lại doanh thu lớn cho công ty 1.299.439.080 VNĐ chiếm
37% tổng doanh thu trong năm 2007. Xếp thứ 2 là dịch vụ xuất nhập khẩu và giao
nhận chiếm 24% tổng doanh thu năm 2007, đây cũng là một trong những thế mạnh
của công ty sau dịch vụ kinh doanh kho bãi và vận chuyển hàng hóa. Tiếp sau đó
là khai thác hàng hóa kinh doanh chiếm 20% tổng doanh thu,cuối cùng là dịch vụ
đại lý vận tải với 18% trong tổng doanh thu. Nhìn chung thì các mảng hoạt động
dịch vụ của công ty tương đối đồng đều, không có mảng nào quá trội hơn mảng
nào, có thể là nhờ sự đầu tư một cách đồng bộ, duy trì và phát triển tốt từng mảng
nhằm mang lại nguồn lợi nhuận về sau cho công ty.
*89=:;<=3312
>?@: Sang năm 2008,cơ cấu dịch vụ của công ty đã có những biến
chuyển rõ rệt dù thứ tự không có gì là thay đổi. Tuy kinh doanh kho bãi vẫn dẫn
đầu trong các mảng dịch vụ khác tăng 9.97% so với doanh thu của chính dịch vụ
này năm 2007, nhưng có phần giảm đi chỉ còn chiếm 33% tổng doanh thu năm
2008 thay vì là 37% như năm 2007.Cũng dễ dàng nhận ra sự giảm đi của dịch vụ
kinh doanh kho bãi và vận chuyển là do sự tăng lên về doanh thu của hai mảng
xuất nhập khẩu, giao nhận và dịch vụ khai thác hàng hóa kinh doanh.Cụ thể, dịch
vụ xuất nhập khẩu và giao nhận tăng lên 2% so với tỉ trọng của nó năm trước,tăng
30% ứng với 247.825.820 VNĐ so với năm 2008. Tỉ trọng dịch vụ khai thác hàng
hóa kinh doanh cũng tăng lên 3%, tăng được 35% tương ứng với 240.941.770
VNĐ so với năm 2008.Dịch vụ đại lý vận tải tuy không tăng về tỉ trọng nhưng
tăng 123.912.910 VNĐ ứng với mức tăng là 20%. Nếu xét về tổng doanh thu thì
mức tăng là 21.8% tạo thêm 736.293.400 VN

*89:;<=335
>?@: năm 2009 là một trong những thời điểm định hình nên mũi nhọn
hoạt động của công ty. Sự tăng lên về tỉ trọng của dịch vụ xuất khẩu và giao
nhận,có thể đó chính là dự báo cho thấy công ty cần chú trọng đến dịch vụ này,
nhằm khai thác triệt để tiềm năng của nó trong thời gian sắp tới, tỉ trọng tăng thêm
4%, mức tăng là 50% ứng với 536.955.935 VNĐ, một con số đáng kể. tuy nhiên
dịch vụ kinh doanh kho bãi vẩn duy trì được vị trí số một của mình tăng lên 2% về
tỉ trọng so với năm 2008,doanh thu của nó tăng 35% ứng với 477.064.693.Dịch vụ
khai thác hàng hóa kinh doanh giảm đi về tỉ trọng 5%, cụ thể chỉ tăng 5% so với
năm 2008 và chỉ tạo thêm 46.467.341 VNĐ trong tổng doanh thu năm 2009. Nhìn
chung, doanh thu năm 2009 tăng 30.3% ứng với 1.246.357.330 VNĐ.
1.4.2- Kết quả hoạt động kinh doanh:
=#AB 8C
>;<=33/ >;<=331 >;<=335
+,        826,086,050 1,107,650,80 1,384,563,50
8C 4 5
DEFGHA 174,024,117
367,357,30
6
387,561,95
8
DEIA 130,518,088
275,652,98
0
348,701,02
0
-JI$<K;.!EB$;<





>;<=331I;<=33/ >;<=335I;<=331
+L8M
&N>'
+G  8M
&4'
+L8M
&N>'
+G
8M&4'
+,  
8C
281,564,754 98.66 276,912,701 98.75
DEFGHA
193,333,189 97.89 20,204,652 98.95
DEIA
145,134,892 97.89 73,048,040 98.74
*89AB 8C=33/O=335
>?@ Từ bảng 2, bảng 3 và biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh
chúng ta có thể thấy qua ba năm,doanh thu và lợi nhuận của công ty đều tăng. Cụ
thể, tổng doanh thu năm 2008 tăng 281,564,754 VNĐ so với năm 2007 tương ứng
đã tăng thêm tương đối 98.66%, tổng doanh thu năm 2008 cũng tăng thêm một giá
trị là 276,912,701VNĐ tương ứng là 98.75%. Đồng thời, lợi nhuận trước thuế
cũng tăng cao theo từng năm,năm 2008 tăng thêm 193,333,189 VNĐ (97.89%) so
với năm 2007 và năm 2009 cũng đạt được thêm 20,204,652 VNĐ (98.95%) so với
năm 2008. Có thể nhận ra rằng, để đạt được những con số trên thì đó không phải là
điều đơn giản, đó là nhờ sự nỗ lực, nâng cao sức cạnh tranh của công ty giảm thiểu
những chi phí không cần thiết nhằm đem lại nguồn lợi nhuận cho công ty.
Chương 2: THỦ TỤC VÀ NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG
HÓA NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ GIAO

NHẬN PHƯƠNG NAM
2.1 ĐÀM PHÁN VÀ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ:
Hiện nay, công ty TNHH dịch vụ giao nhận Phương Nam tồn tại bởi hoạt động
cung cấp các dịch vụ: xuất nhập khẩu và giao nhận, đại lý vận tải, khai thác hàng
hóa (kinh doanh), kinh doanh kho bãi và vận chuyển hàng hóa.
- Xuất nhập khẩu và giao nhận: làm thủ tục hải quan, giao nhận ủy thác
xuất nhập khẩu, tư vấn xuất nhập khẩu cho các công ty khách hàng.
- Đại lý vận tải: làm nhiệm vụ của forwarder.
- Khai thác hàng hóa (kinh doanh): Công ty trực tiếp đứng ra ký kết
hợp đồng nhập khẩu và tiến hành mọi thủ tục để nhận hàng, sau đó
tiến hành phân phối hàng hóa đó đến những khách hàng có nhu cầu.
- Kinh doanh kho bãi vận chuyển hàng hóa: công ty kinh doanh trên
hình thức cho thuê kho bãi chứa hàng và các phương tiện vận chuyển
hàng hóa như: đầu kéo, xe tải chở hàng với nhiều trọng tải khác nhau.
Cụ thể với lô hàng nhập khẩu của Công ty TNHH Vật Liệu Xây Dựng
Saint- Gobain VN , công ty Phương Nam được ủy thác để tiến hành nhập khẩu lô
hàng nói trên. Trên cơ sở đó Saint- Gobain là công ty đi thuê dịch vụ, Phương
Nam là công ty đảm trách nghĩa vụ nhập khẩu và hưởng phí dịch vụ.
Việc đàm phán được thực hiện diễn ra rất đơn giản theo các phương thức
đàm phán qua điện thoại, thư thương mại. Ngoài ra, công ty còn sử dụng fax,
email như một phương tiện để liên lạc và truyền đi các thông tin một cách nhanh
chóng và tiện lợi.
Lô hàng nhập FCL mặt hàng giấy nhập khẩu được nhập khẩu theo hợp
đồng số 127071668 giữa công ty TNHH Vật Liệu Xây Dựng Saint- Gobain VN và
SCT Co., Ltd. ngày 04 tháng 5 năm 2010.
Lô hàng được nhập khẩu theo giá CFR Hồ Chí Minh . Do vậy, trách
nhiệm thuê tàu và trả cước phí vận tải cho lô hàng này là do người xuất khẩu trả.
Người đứng tên trên chứng từ nhận hàng là Công ty TNHH Vật Liệu Xây Dựng
Saint- Gobain VN nhưng do đã ủy thác cho Phương Nam nên nhân viên giao nhận
của Phương Nam có nghĩa vụ lên tờ khai và lấy các chứng từ cần thiết để nhập

khẩu lô hàng trên. Sau đó, các chứng từ này sẽ được Giám đốc ty TNHH Vật Liệu
Xây Dựng Saint- Gobain VN xem xét và ký tên đóng dấu.
2.2 NHẬN VÀ KIỂM TRA BỘ CHỨNG TỪ:
2.2.1 Nhận bộ chứng từ:
Bộ chứng từ mà nhân viên giao nhận sẽ nhận được từ Saint-Gobain gồm
có:
 Hợp đồng thương mại (1 bản sao)
 Phiếu đóng gói (1 bản chính, 2 bản sao)
 Hóa đơn thương mại (1 bản chính, 2 bản sao)
 C/O form D
 Giấy thông báo hàng đến (thường là bản fax)
 Vận tải đơn (Bill of Lading, 3 bản gốc)
 Giấy giới thiệu của Doanh nghiệp (2 bản chính)
 Mã số thuế của công ty, mã số xuất nhập khẩu, giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh, giấy ủy quyền cho nhân viên giao nhận thực hiện lô hàng.
2.2.2 Kiểm tra bộ chứng từ:
Sau khi nhận được bộ chứng từ, nhân viên giao nhận phải kiểm tra đối
chiếu tất cả các thông tin và số liệu trên bộ chứng từ xem có trùng khớp với nhau
không. Nếu có sai sót thì phải báo cho Saint Gobain biết để kịp thời chỉnh sửa.
Thêm vào đó tất cả các chứng từ phải có đóng dấu sao y bản chính và có chữ ký
của giám đốc Công ty TNHH Vật Liệu Xây Dựng Saint- Gobain VN trên các bản
sao, nếu chứng từ có nhiều hơn một tờ thì phải có đóng dấu giáp lai trên tất cả số
tờ hiện có. Giấy giới thiệu phải còn thời hạn và có chữ ký Giám đốc Công ty
TNHH Vật Liệu Xây Dựng Saint- Gobain VN và con dấu của công ty.
Trong các chứng từ nhận được nhân viên giao nhận cần chú ý kiểm tra:
• Hóa đơn thương mại:
Nhân viên giao nhận cần chú ý kiểm tra các nội dung người nhận hàng,
người gửi hàng, mô tả hàng hóa, số lượng, tổng giá trị của hàng hóa có giống và
phù hợp như trong hợp đồng ngoại thương không.
• Phiếu đóng gói:

Số và ngày của phiếu đóng gói, cùng với các nội dung người bán, người
mua, mô tả hàng hóa, số lượng phải tương tự như trong hóa đơn thương mại và
còn có thêm các nội dung:
Tổng trọng lượng: 128.722 MTS
Trọng lượng tịnh: 128.722 MTS
• Vận đơn đường biển:
Tổng số kiện, tổng trọng lượng, tên hàng, mô tả hàng hóa như trong phiếu
đóng gói. Bên cạnh đó nhân viên giao nhận cần kiểm tra chi tiết các nội dung cảng
bốc hàng, cảng dỡ hàng, tên tàu, số chuyến, số vận đơn, ngày ký phát vận đơn.
Ngoài ra, trên vận đơn phải ghi chú ngày đã xếp hàng lên tàu, trên vận đơn này là
“ shipped on board date”. Đồng thời phải kiểm tra đầy đủ các thông tin về chữ ký
của đại lý hãng tàu, có phải là bản ORIGINAL không.
• Giấy thông báo hàng đến:
Các nội dung cần kiểm tra gồm có: Số B/L, số container, số kiện, mô tả
hàng hóa, trọng lượng/ khối lượng, tên tàu, số chuyến, cảng bốc, cảng dỡ xem có
phù hợp như trong B/L không.
Địa chỉ nơi đến đổi lệnh giao hàng, giấy tờ cần xuất trình, chi phí mà phải
đóng tại nơi đổi lệnh giao hàng.
2.3 CHUẨN BỊ KHO BÃI VÀ PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN:
Kiểm tra bộ chứng từ nhận được từ Saint Gobain là hợp lệ, nhân viên của
Phương Nam xem xét số lượng, khối lượng của hàng lên phương án chọn phương
tiện vận tải thích hợp đến cảng Cát Lái để nhận hàng.
2.4 CHUẨN BỊ CHỨNG TỪ VÀ LÊN TỜ KHAI HẢI QUAN:
2.4.1 Lấy lệnh giao hàng:
Sau khi nhận đươc giấy thông báo hàng đến từ Công ty TNHH VLXD Saint
Gobain VN (do hãng tàu gửi đến cho Saint Gobain) nhân viên giao nhận sẽ mang
giấy giới thiệu, vận đơn gốc, giấy thông báo hàng đến (như trong yêu cầu của phần
giấy tờ cần xuất trình được đề cập trong giấy thông báo hàng đến), đến hãng tàu
RCL để nhận lệnh giao hàng.
Khi trình những chứng từ trên, nhân viên giao nhận sẽ nhận một bộ lệnh

gồm 3 lệnh giao hàng do hãng tàu cấp. Để được phép lấy container nhân viên giao
nhận phải xuống văn phòng đại diện của hãng tàu để đóng dấu giao thẳng lên D/O.
Nếu phát hiện thấy có sai sót gì khác trong B/L thì nhân viên giao nhận
phải báo ngay cho đại lý biết và có những chỉnh sửa phù hợp để tránh trường hợp
sai sót đó kéo theo việc không nhận được hàng về sau này. Trên D/O bắt buộc
phải đóng dấu “Đã thu tiền” hoặc chữ “PAID”. Vận đơn gốc thì hãng tàu sẽ giữ
lại, B/L Serrender thì không. Mỗi hãng tàu có một mức phí khác nhau, do hãng tàu
quy định.
Trong một số trường hợp, người xuất khẩu chưa kịp gửi vận đơn gốc cho
người nhập khẩu thì người nhập khẩu phải yêu cầu người xuất khẩu yêu cầu hãng
tàu chấp nhận cấp phát vận đơn Serrender thì khi đó nhân viên giao nhận chỉ cần
giấy giới thiệu và giấy thông báo hàng đến để nhận hàng.
Lô hàng này được giao về kho của khách hàng nên nhân viên giao nhận
phải tiến hành mượn container bằng cách điền đầy đủ thông tin lên giấy mượn
container. Nhân viên giao nhận cần chú ý địa điểm trả container rỗng quy định.
Để lấy được lệnh giao hàng, nhân viên giao nhận phải thanh toán cho
hãng tàu các loại phí sau:
+ Phí THC là phí vận chuyển hàng, xếp dỡ… hiện nay tất cả các hãng
tàu đều tính cước phí này.
+ Phí D/O là phí liên quan đến việc lập các chứng từ.
+ Phí vệ sinh container.
Ngoài ra, nhân viên giao nhận phải đưa cho hãng tàu phí cược container,
tùy vào kích thước container và tính chất hàng hóa mà hãng tàu đưa ra mức phí
khác nhau.
Đặc biệt cần chú ý thời hạn hiệu lực của lệnh giao hàng để tránh phải
mất một khoản phí gia hạn lệnh và mất thời gian. Nếu lệnh đã hết hạn phải đề nghị
hãng tàu gia hạn và đóng dấu gia hạn lên lệnh.
2.4.2 Lên tờ khai hải quan:
Đây có thể được coi là một trong những phần quan trọng nhất trong quá
trình giao nhận. Nhân viên giao nhận phải dựa trên các chứng từ đã được kiểm tra

một cách kỹ lưỡng ban đầu để lên tờ khai một cách chính xác nhất.
Lô hàng này về cảng Cát Lái nhưng nhân viên không thực hiện mở tờ khai
tại Chi cục hải quan KV1. Vì Saint-Gobaint là doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài
nhập đầu tư kinh doanh nên việc thực hiện thủ tục hải quan được tiến hành tại Chi
cục Hải quan quản lý hàng đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh.
Mẫu tờ khai do Hải quan Thành phố cung cấp, doanh nghiệp chỉ cần đến
mua và tự kê khai những nội dung theo yêu cầu của các tiêu thức trong mẫu tờ
khai. Vì đây là loại hình nhập khẩu nên mẫu tờ khai màu xanh HQ/2002/NK.
Tờ khai HQ/2002/NK chỉ có thể khai tối đa 3 loại hàng hoá nhập khẩu. Khi
nhập nhiều hơn 3 mặt hàng thì phải sử dụng thêm tờ phụ lục tờ khai theo mẫu của
Tổng Cục Hải Quan.
• Mục tổng cục hải quan:
Cục hải quan: (ghi tên tỉnh, thành phố) Hồ Chí Minh.
Chi cục hải quan: Quản lý hàng Đầu Tư
Chú ý: cục Hải quan Tp. HCM được chia ra làm nhiều khu vực tương ứng với các
Chi cục, cụ thể như: cảng Tân Cảng, Cát Lái thuộc KV1; cụm cảng ICD,
Transimex thuộc KV4; cảng Khánh Hội thuộc KV2; cảng Vict, Tân Thuận, Lotus,
Bông Sen thuộc KV3
Tờ khai số: đây là số tờ khai chỉ có sau khi công chức hải quan tiếp nhận bộ
hồ sơ, do đó phần này không khai, để trống.
Ngày đăng ký: (Là ngày mà được cấp số tờ khai) 13/05/2010.
Số lượng phụ lục tờ khai: với bộ chứng từ này chỉ có một mặt hàng nên
không có phụ lục tờ khai nên không cần phải điền.
Cán bộ đăng ký: công chức hải quan tiếp nhận hồ sơ này sẽ ký tên đóng dấu
vào ô này.
• Tiêu thức 1
Người nhập khẩu: ghi tên công ty đứng ra nhập khẩu lô hàng này, địa chỉ,
mã số thuế
0 3 0 4 0 7 8 3 2 9
CÔNG TY TNHH VẬT LIỆU XÂY DỰNG SAINT-GOBAIN

VN
Lô C23B, KCN Hiệp Phước, Quận Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh.
• Tiêu thức 2
Người xuất khẩu: tên, địa chỉ của nhà xuất khẩu
SCT CO., LTD.
1 SIAM ROAD, BANGSUE BANGKOK 10800, THAILAND
• Tiêu thức 3
Người ủy thác: dựa vào hợp đồng ủy thác để ghi, trường hợp này không có.
• Tiêu thức 4
Đại lý làm thủ tục hải quan: để trống
• Tiêu thức 5
Loại hình: do hàng nhập cho mục đích kinh doanh nên đánh dấu vào ô kinh
doanh.
• Tiêu thức 6
Giấy phép (nếu có). Tiêu thức này khai báo giấy phép, ngày cấp, ngày hết
hạn của giấy phép do Bộ Công thương và các Bộ, Cơ quan chuyên nghành khác
cấp dành cho những mặt hàng bắt buộc phải có giấy phép mới được nhập khẩu.
• Tiêu thức 7
Căn cứ vào số hợp đồng và ngày ký hợp đồng trong hợp đồng ngoại thương
để điền vào tiêu thức này.
Số: 127071668
Ngày 04.05.2010
• Tiêu thức 8
Căn cứ vào hóa đơn thương mại.
Số: 141112808
Ngày 10.05.2010
• Tiêu thức 9
Phương tiện vận tải, dựa vào tên phương tiện vận tải, ngày đến trong B/L
hoặc giấy thông báo hàng đến.
Tên, số hiệu: LANTAU ARROW 1018N

Ngày đến: 13.05.2010
• Tiêu thức 10
Dựa trên vận đơn
Số: BKKCB10006118
Ngày: 10.05.2010
• Tiêu thức 11
Nước xuất khẩu: căn cứ vào hợp đồng và hóa đơn thương mại hoặc B/L ghi
tên đầy đủ nước xuất khẩu
Nước xuất khẩu: THAILAND
• Tiêu thức 12
Cảng, địa điểm xếp hàng: BANGKOK
• Tiêu thức 13
Cảng, địa điểm dỡ hàng: CÁT LÁI
• Tiêu thức 14
Điều kiện giao hàng dựa trên điều kiện giao hàng dã được thỏa thuận trong
hợp đồng thương mại: CFR HỒ CHÍ MINH
• Tiêu thức 15
Đồng tiền thanh toán: là đồng USD (như đơn giá được quy định trong hợp
đồng ngoại thương) với tỉ giá là 18,544. Để có được tỉ giá này, nhân viên giao
nhận phải lấy tỉ giá liên ngân hàng vào thời điểm mà nhân viên giao nhận lên tờ
khai. Để biết tỉ giá một cách nhanh nhất, nhânn viên giao nhận có thể truy cập
trang web: www.dncustom.gov.vn hoặc hộp thư tỉ giá: 8011108
• Tiêu thức 16
Phương thức thanh toán: ghi rõ phương thức thanh toán đã được quy định
trong hợp đồng. Trong trường hợp này là: T/T
• Tiêu thức 17
Tên hàng và quy cách phẩm chất: Được thể hiện trong hợp đồng ngoại
thương, việc khai rõ ràng và cụ thể sẽ giúp Hải quan dễ dàng trong việc
kiểm tra hàng hóa
NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT TẤM THẠCH CAO

1.Giấy cáctông không tráng dạng cuộn định lượng 160g/m
2
( GF
size 1260mm, 160 Gsm)
2. Giấy cáctông không tráng dạng cuộn định lượng 150g/m
2
( GB
size 1185mm, 150 Gsm)
Trong trường hợp lô hàng chỉ có từ 1 tới 3 mặt hàng thì tên hàng và quy
cách phẩm chất sẽ được thể hiện tiêu thức này trên tờ khai, còn nếu có từ 4 mặt
hàng trở lên thì ở tiêu thức này chỉ thể hiện tên chung nhất của các mặt hàng còn
chi tiết được thể hiện trên phụ lục tờ khai.
• Tiêu thức 18
Mã số hàng hóa: việc áp mã hàng hóa là khâu khá quan trọng và khó vì nó
liên quan đến việc xác định đúng thuế suất và số tiền thuế phải nộp vaò ngân sách
Nhà nước. Doanh nghiệp muốn đăng ký được tờ khai ngoài việc thống nhất giữa
các số liệu và dữ liệu ở các chứng từ có liên quan mà còn phải cần am tường về
hàng hóa để tránh trường hợp áp một mã số thuế khác không phù hợp với quy
cách của hàng hóa. Mã số hàng hóa phải áp dụng cho đúng thuế suất nhập khẩu;
thuế giá trị gia tăng; thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) phải nộp đảm bảo không cao
hơn mà cũng không thấp hơn. Cần lưu ý rằng, việc áp mã thuế sai sẽ bị Công
chức Hải quan trả lại bộ tờ khai. Nhân viên giao nhận có thể sử dụng sự hỗ trợ từ
mạng của Hải quan Thành phố tuy nhiên chỉ hỗ trợ trong việc tra chương còn để
chính xác hơn thì nhân viên giao nhận phải sử dụng đến Biểu Thuế 2009 của
Tổng Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh, đây là biểu thuế thường xuyên được cập
nhật thậm chí là từng tháng, do đó doanh nghiệp nào cũng phải theo dõi một cách
thường xuyên.
Trường hợp này, hàng hóa nhập có mã số : 4805251000 và 4805240000
• Tiêu thức 19
Xuất xứ: căn cứ trên hợp đồng ngoại thương: THAILAND

• Tiêu thức 20
Lượng: ghi số lượng là bao nhiêu theo hóa đơn hoặc phiếu đóng gói:
66.491 và 62.231
• Tiêu thức 21
Đơn vị tính: thể hiện trên hóa đơn thương mại hoặc phiếu đóng gói: TẤN
• Tiêu thức 22
Đơn giá nguyên tệ: lấy theo đơn giá từng mặt hàng như trên hóa đơn
thương mại: 580.00
• Tiêu thức 23
Trị giá nguyên tệ: là tổng trị giá của từng mặt hàng được thể hiện trên hóa
đơn thương mại. Do trong trường hợp này mặt hàng vải có đơn giá như
nhau nên
Trị giá nguyên tệ = lượng * đơn giá
Con số này đúng bằng số tiền thanh toán trên hóa đơn thương mại
Trị giá nguyên tệ:
Mặt hàng 1: 38,564.78
Mặt hàng 2: 36,093.98
Cộng : 74,658.76
• Tiêu thức 24
Trị giá tính thuế: Trị giá của từng mặt hàng bằng đơn vị tiền Việt Nam, tính
dựa trên giá CIF. Trị giá tính thuế đuợc quy đổi tính từ: “Tỷ giá x Trị giá
tính thuế”
Thuế suất (%): Ghi mức thuế suất tương ứng với mã số đã xác định
trong tiêu thức 18, theo biểu thuế nhập khẩu.
Tiền thuế: Ghi số thuế nhập khẩu phải nộp: “Trị giá tính thuế x Thuế
suất (%) của từng mặt hàng”.
Với lô hàng này, do có 2 mặt hàng nên ta có:
Trị giá tính thuế: 715,145,280 + 669,362,765
Thuế suất: 0%
Tiền thuế: 0

• Tiêu thức 25
Thuế GTGT(VAT) = Trị giá tính thuế GTGT x Thuế suất GTGT( VAT).
= (Trị giá tính thuế + Thuế nhập khẩu ) x Thuế suất
GTGT( VAT).
Ta có: Mặt hàng 1: Trị giá tính thuế GTGT= 715,145,280+ 0= 715,145,280
Thuế GTGT= 715,145,280 x 10% = 71,514,528
Mặt hàng 2: Trị giá tính thuế GTGT= 669,326,765+ 0= 669,326,765
Thuế GTGT= 669,326,765 x 10%= 66,932,677
Cộng: 138,447,205
• Tiêu thức 26
Thu khác: không có
• Tiêu thức 27
Tổng số tiền và thu khác: thể hiện tổng số tiền thuế mà doanh nghiệp phải
nộp vào ngân sách nhà nước khi nhập khẩu một lô hàng.
Tiêu thức này là tổng của các ô 24, 25, 26
Bằng số: : 138,447,205
Bằng chữ: một trăm ba tám triệu bốn trăm bốn mươi bảy ngàn hai trăm lẻ
năm đồng chẵn.
• Tiêu thức 28
Các chứng từ kèm theo: thông thường cần ghi rõ số bản chính bản sao của
các chứng từ đề nộp cho Hải quan
• Tiêu thức 29
Đây là ô xác nhận trách nhiệm pháp lý của Giám đốc Công ty TNHH
VLXD Saint-Gobain thể hiện bằng cách ghi rõ họ tên, chức danh, ký tên, và đóng
dấu.
• Tiêu thức 30
Phần ghi kết quả kiểm tra của Hải quan. Công chức Hải quan thực hiện
kiểm tra thực tế hàng hóa như thế nào thì sẽ ghi nội dung và kết quả vào ô này.
• Tiêu thức 31
Đại diện doanh nghiệp (ký ghi rõ họ tên)

• Tiêu thức 32
Cán bộ kiểm hóa ký và ghi rõ họ tên
• Tiêu thức 33
Tổng số tiền phải điều chỉnh sau khi kiểm tra
• Tiêu thức 34
Tổng số thuế và thu khác phải nộp
• Tiêu thức 35
Lệ phí hải quan
• Tiêu thức 36
Cán bộ kiểm tra thuế ký và ghi rõ họ tên
• Tiêu thức 37
Ghi chép khác của Hải quan: trong quá trình thực hiện quy trinh hải quan
nếu có vấn đề gì phát sinh.
NP: Như lỗi của nhân viên giao nhận khai sai số vận đơn mà trong quá
trình kiểm tra chi tiết bộ hồ sơ, Công chức Hải quan không phát hiện ra đến khi
thanh lý tờ khai tại cổng, Hải quan cổng phát hiện ra thì nhân viên giao nhận phải
mang tờ khai tới bàn của Công chức kiểm tra chi tiết bộ hồ sơ để xin chỉnh sửa.
Khi đó Công chức Hải quan đó sẽ ghi chú lại số vận đơn đúng vào tiêu thức này.
Hoặc trong trường hợp hàng thuộc diện phải giải tỏa hàng thì đây là phần mà
Công chức Hải quan phê chú vào.
• Tiêu thức 38
Xác nhận đã làm thủ tục Hải quan. Sau khi kiểm tra thực tế hàng hóa và
tính thuế, tờ khai sẽ được chuyển đến cho chi cục phó Hải quan cửa khẩu ký và
đóng dấu xác nhận đả làm thủ tục Hải quan và cho phép thông quan.
 LẬP TỜ KHAI GATT
Khai báo qua phần mềm ECUS là 1 hình thức khai báo Hải Quan điện tử
giúp rút ngắn thời gian cho doanh nghiệp lẫn Công Chức Hải Quan. Điều
kiện áp dụng là doanh nghiệp phải có đăng ký cho chi cục Hải Quan điện
tử, nếu được chấp nhận sẽ được cấp tài khoản truy nhập và giấy công nhận
tham gia thủ tục hải quan điện tử. Doanh nghiệp nên đăng ký vì sẽ tiết kiệm

được thời gian mỗi khi khai báo Hải Quan. Hiện tại, Trong hệ thống máy
tính nối mạng của Tổng Cục Hải Quan đã có đầy đủ mọi thông tin từ phía
doanh nghiệp nếu doanh nghiệp đã có mã số xuất nhập khẩu, chính vì vậy
không cần phải đăng ký nữa mà chỉ cần khi khai Hải Quan. Người khai hải
quan cần điền đầy đủ các thông tin được yêu cầu.
Tuy nhiên loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu là hàng phi mậu dịch thì
người khai hải quan không cần lập tờ khai GATT. Theo thông tư 79-2009
thì hàng phi mậu dịch gồm:
1. Quà biếu, tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ
chức, cá nhân Việt Nam; của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức,
cá nhân ở nước ngoài;
2. Hàng hoá của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại
Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này;
3. Hàng hoá viện trợ nhân đạo;
4. Hàng hoá tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu của những cá nhân được
Nhà nước Việt Nam cho miễn thuế;
5. Hàng mẫu không thanh toán;
6. Dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc tạm xuất, tạm nhập
của cơ quan, tổ chức, của người xuất cảnh, nhập cảnh có thời hạn;
7. Tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân;
8. Hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận tải đơn, hàng
hoá mang theo người của người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế.
Việc khai báo qua phần mềm được nhân viên chứng từ khai báo như
sau:
 Tiêu thức 1
Ngày xuất khẩu: khai báo ngày xếp hàng lên tàu thể hiện trên vận đơn.
 Tiêu thức 2
Khai báo “có” nếu người mua có đầy đủ quyền định đoạt, quyền sử
dụng hàng hóa sau khi nhập khẩu hoặc phải chịu những hạn chế.
Khai báo “không” nếu người mua không có đầy đủ quyền định đoạt,

quyền sử dụng hàng hóa sau khi nhập khẩu.
 Tiêu thức 3
Khai báo “có” nếu việc bán hàng hay giá cả hàng hóa có phụ thuộc
vào một số điều kiện đến việc không xác định được trị giá của lô hàng hóa
cần xác định trị giá tính thuế.
Khai báo “không” nếu việc bán hàng hay giá của hàng hóa không phụ
thuộc vào bất kỳ điều kiện nào.
 Tiêu thức 4
Khai báo “có” nếu sau khi nhận hàng háo nhập khẩu, người mua phải
trả thêm cho ngươì bán hoặc người thứ ba theo yêu cầu của người bán một
số tiền thu được do việc định đoạt, sử dụng hàng hóa mang lại. Nếu có khai
báo, tiếp đó phải khai đó có phải là khoản tiền được nêu tại tiêu thức 15 hay
không.
Khai báo “không” nếu sau khi nhập khẩu người mua không phải trả
thêm cho người bán hay người thứ ba theo yêu cầu của người bán bất kỳ
khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt hay sử dụng hàng hóa
nhập khẩu.
 Tiêu thức 5
Khai báo “có” nếu có quan hệ đăc biệt giữa người bán và người mua.
Khai báo tiếp nếu mối quan hệ đó có ảnh hưởng đến trị gái giao dịch hay
không.
Khai báo “không” nếu mối quan hệ của người bán và người mua không
thuộc một trong các trường hợp thuộc thông tư 118/2003/TT-BTC.
 Tiêu thức 6
Không khai báo chi tiết tên hàng mà chỉ khai báo số thứ tự của mặt hàng
theo số thứ tự đã khai báo tại ô 17 tờ khai hàng hóa nhập khẩu HQ/2002-
NK hoặc phụ lục tờ khai hàng hóa nhập khẩu.
 Tiêu thức 7
Khai báo đơn giá nguyên tệ ghi trên hóa đơn thương mại của mặt hàng
nhập khẩu.

Đối với lô hàng này là: 580 USD/MTS
 Tiêu thức 8
Là các khoản thanh toán gián tiếp và chưa bao gồm trong giá ghi trong
hóa đơn thương mại khai báo tại tiêu thức 7, phải khai báo các khoản thanh
toán cá liên quan đến lô hàng nhập khẩu và thuộc một trong số các khoản
sau:
+ Khoản nợ của người bán với người mua( khoản tiền được thanh
toán bằng cách cấn trừ nợ giữa người bán và người mua)
+ Khoản tiền người mua trả cho người thứ ba theo yêu cầu của
người bán.
+ Trong trường hợp mua bán hàng hóa hay giá cả hàng hóa phụ
thuộc vào một hay một số điều kiện đã khai báo tại tiêu thức 4,
nhưng người nhập khẩu có tài liệu khách quan, hợp lệ để xác
định mức độ ảnh hưởng bằn tiền của sự phụ thuộc đó, thì ngườ
khai báo hải quan khai báo khoản tiền được giảm do sự ảnh
hưởng đó tại tiêu thức này.
Trường hợp lô hàng có nhiều mặt hàng thì người khai hải quan căn
cứ vào hợp đồng, hóa đơn thương mại, các thỏa thuận thanh toán để kê khai.
Nếu hợp đồng thương mại, khoản thanh toán được thỏa thuận sẽ khấu
trừ vào tiền hàng của một mặt hàng nhất định trong lô hàng nhập khẩu bao
gồm nhiều mặt hàng, người khai Hải quan khai báo số tiền này vào cột
tương ứng mặt hàng đó.
Nếu trong hợp đồng thương mại không có thỏa thuận khoản thanh
toán khấu trừ cho mặt hàng cụ thể nào đó trong lô hàng nhập khẩu, thì
khoản thanh toán này sẽ được phân chia để khai báo theo nguyên tắc tỉ lệ
giữa giá trị của từng mặt hàng trên tổng giá trị lô hàng.
 Tiêu thức 9
Chỉ khai báo các khoản trả trước, ứng trước, đặt cọc liên quan đến việc
mua hàng hóa nhập khẩu khi chưa bao gồm giá mua ghi trên hóa đơn
thương mại và chưa khai báo tại tiêu thức 7,8. Phân bổ khoản tiền trả trước,

đặt cọc để kê khai Hải quan thực hiện theo hướng dẫn phân bổ khi kê khai
tại tiêu thức 9.
Phân bổ các khoản phải cộng và phải trừ khi kê khai:
 Tiêu thức 10-17 : người khai hải quan chỉ khai báo những điều khoản
điều chỉnh cộng do người mua phải trả liên quan trực tiếp đến hàng hóa
nhập khẩu nếu chúng chưa bao gồm trong trị giá giao dịch khai báo tại
tiêu thức 7. Các khoản tiền như:
- Chi phí hoa hồng bán hàng/ phí môi giới.
- Chi phí bao bì gắn liền với hàng hóa.
- Chi phí đóng gói.
- Các khoản trợ giúp người mua cung cấp miễn phí hay giảm giá.
- Phí bản quyền, phí giấy phép.
- Tiền thu được sau khi định đoạt, sử dụng hàng hóa
- Chi phí vận tải, bốc xếp, chuyển hàng
- Chi phí bảo hiểm hàng hóa.
 Tiêu thức 18-21: người khai báo hải quan chỉ khai báo các khoản điều
chỉnh trừ nếu chúng đã bao gồm trong trị giá giao dịch khai báo tại tiêu
thức 7,8,9.
 Tiêu thức 22: chỉ khai báo các khoản giảm giá nếu chúng được thực
hiện trước khi xếp hàng lên phương tiện vận tải ở nước xuất khẩu hàng
hóa và được lập thành văn bản nộp cùng tờ khai hàng hóa nhập khẩu.
 Tiêu thức 23: cộng các khoản đã khai báo tại tiêu thức 7 đến tiêu thức
17 và trừ đi các khoản từ tiêu thức 18 đến 22.
 Tiêu thức 24: là trị giá tính thuế từng mặt hàng bằng đơn vị tiền tệ Việt
Nam , được xác định bằng cách lấy kết quả ở tiêu thức 23 x tỉ giá tính
thuế tại ô 15 trên tờ khai HQ/2002-NK.
 Tiêu thức 25: người khai hải quan ghi rõ họ tên, ngày tháng năm khai
báo, chức danh, đóng dấu đơn vị.
 Tiêu thức 26- 27: dành riêng cho công chức hải quan.
Sau khi quá trình lên tờ khai đã hoàn thành nhân viên giao nhận kiểm tra chi tiết

lại một lần nữa xem còn sai sót gì không. Nếu thấy đã hoàn chỉnh thì nhân viên
giao nhận mang 2 tờ khai đến +>QQNDRJOS(N> để Giám
đốc ký, hoàn thiện bộ tờ khai cho nhân viên giao nhận thực hiện tiếp quá trình
giao nhận.
Bộ chứng từ Hải quan gồm có (sắp xếp theo trình tự như sau)
• Phiếu tiếp nhận và bàn giao hồ sơ: 1 bản
• Tờ khai hải quan: 2 bản chính
• Giấy giới thiệu của Saint-Gobain: 1 bản chính
• Hợp đồng thương mại: 1 bản sao y
• Hóa đơn thương mại: 1 bản chính
• C/O ( Nếu có)
• P/L: 1 bản chính
• B/L: 1 bản sao y
2.5 THỦ TỤC HẢI QUAN:
J89BFT!<QB QBU!"8VG
Bước 1
>WNX
+8;
"<YZ2
KQ
UA.
*<F9I.F
!LTK
Bước 2
Bước 4 Bước 3
2.5.1 Đăng ký mở tờ khai hải quan
Đầu tiên người khai hải quan nhập toàn bộ thông tin của lô hàng vào
phần mềm ECUS. Hệ thống dữ liệu hải quan sẽ trả về một số tiếp nhận cho việc
khai báo thành công này. Nhân viên giao nhận phải ghi lại số tiếp nhận này để
khai báo cho hải quan. Từ đó công chức hải quan nhập số tiếp nhận này vào hệ

thống để có được toàn bộ thông tin lô hàng. Nhờ có việc khai báo từ xa này mà cả
doanh ngiệp và công chức hải quan đều tiết kiệm được thời gian và công sức hơn
nữa thủ tục gọn nhẹ hơn rất nhiều so với hình thức khai báo trước đây.
Sau đó, tại chi cục hải quan nhân viên giao nhận tới máy lấy số thứ tự
nộp tờ khai, số thứ tự sẽ hiện lên tại các ô cửa mở tờ khai hoặc có máy gọi, khi
đến số thứ tự của mình nhân viên giao nhận cầm bộ chứng từ của mình tới ô cửa
đó để mở tờ khai
Lúc này nhân viên giao nhận xuất trình bộ chứng từ cho Công chức Hải
quan tiếp nhận hồ sơ, Công chức Hải quan nhập mã số thuế của doanh nghiệp trên
hệ thống máy tính và kiểm tra ân hạn thuế, bảo lãnh thuế.
Trong trường hợp doanh nghiệp được phép mở tờ khai thì tiến hành
kiểm tra sơ bộ bộ chứng từ, nếu bộ chứng từ hợp lệ thì Công chức Hải quan sẽ
nhập thông tin tờ khai vào hệ thống máy tính.
Doanh nghiệp được phép mở tờ khai được công chức hải quan tiến hành
đăng ký tờ khai hải quan : nhập thông tin tờ khai vào máy tính, kiểm tra số lượng
chứng từ phải có trong bộ hồ sơ hải quan.
Sau khi đăng ký tờ khai, công chức hải quan sẽ ghi số tờ khai vào tờ
khai hải quan, ký tên, đóng dấu số hiệu vào ô “ cán bộ đăng ký”, đóng dấu tiếp
#*<F
[A
%
#*<F
A9I.$
A
+
B
%

×