UBND TỈNH QUẢNG NGÃI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG
********
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*******
BẢN THU HOẠCH CÁ NHÂN
ĐỢT THỰC TẬP SƯ PHẠM I
------------------
Họ và tên : Lê Duy Tuấn
Lớp : DST09 Ngành : ĐH sư phạm tin học Khoa : CNTT
Đơn vị thực tập : Trường THPT số 1 Tư Nghĩa
Thời gian thực tập : 4 tuần, từ ngày 06/02/2012 đến ngày 03/03/2012
I. Tự đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao
1. Tìm hiểu thực tiễn giáo dục
1.1 Ý thức, tinh thần, thái độ tìm hiểu thực tiễn.
- Ý thức được tầm quan trọng của đợt thực tập sư phạm 1: Đây là bước đầu để làm
quen với nghề nghiệp đã lựa chọn cho tương lai, là hành trang cho bản thân về vốn kiến
thức và kinh nghiệm phục vụ cho công tác giảng dạy sau này. Những kiến thức học được
ở trường được áp dụng vào thực tiễn giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi cho thực tập khi ra
trường. Vì lẽ đó, bản thân tôi đã chuẩn bị khá đầy đủ về mặt kiến thức, tinh thần học hỏi
chân thành và thái độ nghiêm túc khi bước vào thời gian thực tập.
1.2 Những kết quả cụ thể:
- Qua bài báo cáo của thầy Nguyễn Văn Minh – Phó hiệu trưởng nhà trường, bản
thân tôi đã đạt được những kết quả như sau:
+ Về cơ cấu tổ chức:
- Trường có 3 cán bộ quản lí :
Hiệu trưởng : Thầy Trương Quang Dũng
Hiệu phó : Thầy Nguyễn Văn Minh
Hiệu phó : Thầy Lâm Tín
- 8 tổ bộ môn và 1 tổ hành chính.
+ Về quy mô: Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên: 97 người, trong đó có 86
giáo viên trực tiếp giảng dạy, đạt tỉ lệ 1,95 giáo viên/lớp.
- Tổng số lớp học: 44 lớp
- Tổng số học sinh: 1983 học sinh.
- Tổng diện tích: 22858m
2
- Tổng số phòng học: 36 phòng học 2 tầng, 1 dãy nhà hiệu bộ, 1 dãy nhà thí
nghiệm thực hành, 1 hội trường, nhà tập đa năng và hơn 30% diện tích sân trường được
bê tông hóa
Giáo sinh thực hiện : Lê Duy Tuấn Trang 1
+ Về truyền thống: Trường THPT số 1 Tư Nghĩa có bề dày hơn 35 năm, đã nhiều lần
được tặng huân chương lao động và độc lập, được sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ngãi, UBND
tỉnh Quảng Ngãi tuyên dương và công nhận, đạt trường chuẩn Quốc gia năm 2010, có đội
ngũ giáo viên giỏi đông, học sinh giỏi cấp huyện cấp tỉnh cũng cao, nề nếp và kỉ cương,
các tổ chuyên môn đều hoạt động mạnh.
- Qua báo cáo thứ 2 do thầy Bùi Tá Việt Hưng – bí thư chi Đoàn trường báo cáo. Qua
đó bản thân tôi đã đạt được những kết quả sau đây:
+ Đoàn trường đã tổ chức nhiều phong trào thi đua nhằm giáo dục đạo đức và nâng
cao ý thức học tập của các em.
+ BCH Đoàn trường đã có nhiều cố gắng trong công tác, nhiều đoàn viên thanh niên
gương mẫu, giàu nhiệt tình trong việc giữ vững truyền thống tốt đẹp của nhà trường, được
Tỉnh Đoàn công nhận là Đoàn trường xuất sắc cấp tỉnh hạng nhất.
+ Trường cũng đã tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa ngoài giờ lên lớp cho các
khối.
- Qua bài báo cáo thứ 3 của cô Chế Thị Nga – giáo viên hướng dẫn công tác chủ
nhiệm, đồng thời là giáo viên chủ nhiệm lớp 10A13, tôi ghi nhận bước đầu tình hình thực
tiễn lớp do bản thân thực tập công tác chủ nhiệm:
+ Tổng số học sinh: 44 học sinh trong đó có 13 học sinh nam, 31 học sinh nữ
+ Xếp loại học tập học kì I năm học 2011 – 2012 như sau:
- Giỏi : 0
- Khá : 1
- Trung bình : 22
- Yếu : 20
- Kém : 1
+ Xếp loại hạnh kiểm như sau:
- HK tốt : 16
- HK khá : 26
- HK yếu : 2
+ Học sinh cá biệt : 3
1.3. Bài học kinh nghiệm:
Qua tìm hiểu thực tiễn công tác giáo dục của nhà trường, tôi đã rút ra được nhiều bài
học kinh nghiệm của bản thân: Không phải nắm vững lý thuyết là đủ, mà còn phải biết
vận dụng hợp lí lý thuyết vào thực tiễn giáo dục, cần học hỏi nhiều hơn nữa để nâng cao
trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, thực hiện tốt công tác chủ nhiệm, quan tâm
thân thiện và giúp đỡ học sinh, đoàn kết với đồng nghiệp, có tinh thần tương thân tương ái
và học hỏi…
2. Thực tập dạy học
2.1 Tinh thần, ý thức thái độ đối với hoạt động dạy học:
Dạy học là hoạt động chủ yếu của nhà trường, trường vững mạnh là nhà trường có
hoạt động dạy học nề nếp, có nhiều giáo viên giỏi và hiệu quả giáo dục cao. Do đó, tôi
Giáo sinh thực hiện : Lê Duy Tuấn Trang 2
luôn có thái độ nghiêm túc, cầu tiến, học hỏi kinh nghiệm của các thầy cô trong công tác
này.
2.2 Những công việc đã làm và kết quả đạt được:
a. Những công việc đã làm:
- Dự giờ: Đảm bảo đúng số tiết quy định.
Qua dự giờ, tôi đã học tập được kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên, nhất là về
phương pháp, biết cách tạo một giờ học thể hiện tinh thần đổi mới giáo dục và dạy học:
Đặt học sinh vào vị trí trung tâm.
- Soạn giáo án: vì mỗi tiết dự giờ phải có giáo án, do đó, tôi đầu tư rất kỹ cho giáo
án. Trước khi soạn giáo án, tôi tham khảo, nghiên cứu các tài liệu có liên quan, tham khảo
ý kiến của các thầy cô giáo hướng dẫn, các thầy cô chuyên môn để có được những giáo án
chất lượng.
b. Những kết quả đạt được:
- Soạn được nhiều giáo án đảm bảo chất lượng: đảm bảo kiến thức và tiến trình dạy
học.
- Dự giờ và thu được nhiều kinh nghiệm bổ ích.
2.3 Mức độ nắm vững các nguyên tắc và các phương pháp dạy học, các quy định của
trường trung học phổ thông
- Nguyên tắc dạy học: Phải chuẩn bị chu đáo cho các tiết dạy, giáo án đảm bảo chất
lượng, đồ dùng dạy học sinh động.
- Phương pháp dạy học: lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên chỉ đạo, học trò chủ
động, phương pháp vấn đáp, gợi mở, thảo luận nhóm, … đem lại hiệu cao hơn, giúp các
em nhớ lâu hơn.
- Qui định của trường THPT: Nhằm thực hiện tốt mục tiêu đào tạo của nhà trường
phổ thông, lãnh đạo nhà trường yêu cầu toàn thể CBGV – CNV phải thực hiện tốt các qui
định sau đây :
1/ Toàn thể CBGV –CNV nhà trường phải đảm bảo ngày giờ công theo qui định hiện
hành.
2/ Mỗi CBGV – CNV phải không ngừng phấn đấu trở thành tấm gương sáng cho HS
noi theo .
3/ Luôn thương yêu chăm sóc và tôn trọng HS .
4/ Luôn đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp góp phần xây dựng tốt bầu không khí sư phạm
trong nhà trường.
5/ Luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, không ngừng nghiên cứu khoa học,
hoc tập nâng cao chất lượng “Dạy và học ”.
6/ Tuyệt đối chấp hành chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, mọi sự phân
công của cấp quản lý .
7/ Luôn hòa nhã, chân tình trong tiếp xúc với cha mẹ HS và mọi người .
8/ Luôn có ý thức tốt trong bảo quản của công, giữ gìn vệ sinh môi trường.
9/ Luôn phấn đấu trở thành giáo viên giỏi, xây dựng gia đình văn hóa mẫu mực,
Giáo sinh thực hiện : Lê Duy Tuấn Trang 3
người công dân tốt của địa phương.
10/ Luôn nêu cao tinh thần phê và tự phê, đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực.
Toàn thể CBGV – CNV nhà trường có trách nhiệm nghiên cứu và thực hiện tốt các qui định
nêu trên.
2.4 Những bài học kinh nghiêm rút ra từ hoạt động dạy học:
Muốn hoạt động dạy học đạt hiểu quả cao thì bản thân cần phải:
- Nắm vững trình độ của học sinh, từ đó đề ra những phương pháp dạy học phù
hợp.
- Soạn giáo án chu đáo, đảm bảo nội dung kiến thức và trình tự lên lớp.
- Chuẩn bị tốt các đồ dùng dạy học.
- Phải có phương pháp dạy học tích cực, đặt học sinh vào vị trí trung tâm, người
giáo viên là người hướng dẫn học sinh chủ động tìm tòi khám phá tri thức…
3. Thực tập chủ nhiệm
3.1 Ý thức, thái độ đối với công tác giáo dục nói chung, và công tác chủ nhiệm nói riêng
Ngay ngày đầu tiên đến trường biết được phân công chủ nhiệm lớp 10A13, tôi đã bắt
tay vào công việc đầu tiên của người chủ nhiệm là làm quen với các em qua sự hướng dẫn
của giáo viên chủ nhiệm, tìm hiểu tình hình của học sinh của lớp chủ nhiệm.
Tôi đến với công tác chủ nhiệm bằng tinh thần nghiêm túc, bằng tấm lòng yêu nghề,
mến trẻ và bằng tất cả nhiệt huyết của bản thân với phương châm: “ Tuổi trẻ là phải lên
đường”.
Qua đó, tôi tìm hiểu được một số thông tin cơ bản của lớp chủ nhiệm
+Tổng số học của lớp là 44 trong đó có 25 nữ.
+Trình độ: Giỏi 0, khá 1, trung bình 20, yếu 20, kém 1.
+Một số đặc điểm khác: Các em rất năng động, rất dễ thương, tuy nói chuyện hơi
nhiều nhưng đó là đặc điểm rất đáng yêu ở các em.
3.2 Khả năng vận dụng phương pháp giáo dục vào trong công tác chủ nhiệm và những
thành tích cụ thể đã đạt được.
- Học sinh lớp 10 là lứa tuổi hiếu động, muốn khẳng định bản thân, không phải là trẻ
con nhưng cũng chưa là người lớn cho nên em đã gần gũi, chăm sóc, giúp đỡ khi các em
gặp khó khăn, dạy cho các em hát múa vào 15 phút sinh hoạt đầu buổi (thứ 2, thứ 4, thứ
6), luôn tạo không khí vui tươi giữa thầy và trò, tạo sự thân thiện và tín nhiệm đối với các
em. Đặc biệt trong dịp thực tập này các em được tham gia hoạt động ngoại khóa giao lưu
với lớp 10A07 tạo được niềm hứng thú học tập cho các em.
- Tham gia hướng dẫn học sinh lao động trồng hoa trong sân trường nhanh chóng,
hiệu quả, tự giác cao, xây dựng cho các em ý thức gắn kết mình vào tập thể.
- Trong tuần công tác chủ nhiệm này, lớp càng ngày càng tiến bộ hơn, ít học sinh đi
học trễ, không có học sinh bỏ tiết hay vi phạm quy chế, giờ học tốt chiếm đa số.
3.3 Những bài học kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm
Muốn chủ nhiệm thành công phải:
Giáo sinh thực hiện : Lê Duy Tuấn Trang 4
+ Nắm vững đặc điểm tình hình học sinh, hoàn cảnh sống, nơi ở, cá tính, trình độ
học vấn, năng lực, sở trường, để có biện pháp giáo dục đúng.
+ Phải nắm đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi để có phương pháp giáo dục thích hợp.
+ Phải tạo điều kiện cho học sinh tham gia các phong trào: TDTT, văn nghệ,…và
các hoạt động vui chơi bổ ích khác để thu hút các em học sinh vui thích đến trường.
+ Dùng tình cảm thầy trò để giáo dục các em học sinh cá biệt, theo dõi uốn nắn sửa
chữa kịp thời, thường xuyên liên lạc với gia đình để kết hợp giáo dục.
+ Kết hợp chặt chẽ việc giáo dục ở nhà trường và gia đình.
4. Làm bài tập nghiên cứu khoa học giáo dục
4.1 Ý thức làm bài tập nghiên cứu KHGD
- Ý thức được tầm quan trọng trong trong công tác nghiên cứu tâm lý – giáo dục bản
thân tôi đã nghiêm chỉnh thực hiện tốt bài tập nghiên cứu tâm lý – giáo dục.
4.2 Khả năng vận dụng các phương pháp nghiên cứu KHGD vào bài tập
Trong khoảng thời gian thực tập 4 tuần bản thân tôi đã sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu như :
- Phương pháp quan sát : quan sát những biểu hiện tâm lý của học sinh trong điều
kiện tự nhiên của cuộc sống nhất là trong các hoạt động như học tập, lao động, vui chơi,
quan hệ giao tiếp với bạn bè.
- Phương pháp trò chuyện trao đổi : trò chuyện trao đổi với các em về tình hình học
tập, hoàn cảnh gia đình …
- Phương pháp điều tra : nhằm thu thập số liệu một cách chuẩn xác, đầy đủ để phục
vụ cho việc xử lí số liệu sau này.
- Phương pháp đọc tài liệu tham khảo : nhằm đúc kết được những kinh nghiệm cho
bản thân.
Ngoài ra tôi còn sử dụng một số phương pháp khác như : phương pháp phân tích,
phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
4.3 Tự đánh giá chất lượng hoạt động nghiên cứu
- Bài tập nghiên cứu được đầu tư kĩ càng, đề cương chi tiết được xây dựng cụ thể,
biết phối hợp được các phương pháp nghiên cứu với nhau. Số liệu được xử lý rõ ràng,
chính xác, nội dung đảm bảo khoa học.
- Mặc dù đã cố gắng hết hết sức để đầu tư cho bài tập nghiên cứu KHGD nhưng
chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót. Tôi mong muốn thầy cô, các bạn đóng góp ý
kiến để cho công tác chủ nhiệm của tôi ngày được nâng cao hơn
II. Đánh giá chung và hướng phấn đấu
1. Một số thu hoạch lớn qua đợt TTSP năm thứ III (những mặt mạnh và những mặt
yếu)
- Qua đợt TTSP lần này, tôi đã gặt hái được rất nhiều bài học kinh nghiệm về công
tác giảng dạy cũng như là công tác chủ nhiệm.
+ Về công tác giảng dạy: cần phối hợp nhiều phương pháp dạy học để phát huy tính
tích cực, tự giác của học sinh. Ngoài ra trong dạy học người giáo viên cần phải làm chủ
được kiến thức, trau dồi trình độ, biết cách liên hệ thực tế thu hút học sinh tìm tòi học hỏi,
có nhiều cách dẫn dắt các em học sinh vào bài học và giáo dục các em.
Giáo sinh thực hiện : Lê Duy Tuấn Trang 5