Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo áp dụng tại PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.46 KB, 31 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp Phùng Hải Hậu - Lớp 9A3.
HVNH
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, Ngân hàng có vai trò quan trọng đối với sự
ổn định và phát triển kinh tế của một nước. Những năm qua, thực hiện công
cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành
tựu đáng kể, đã dần tiếp cận và phát triển có hiệu quả nền kinh tế thị trường. Tuy
nhiên, bên cạnh sự tăng thu nhập và nâng cao đời sống của số đông dân cư, vẫn
còn tồn tại một bộ phận dân chúng sống nghèo khổ, đặc biệt là những nông dân
nghèo sống tập trung ở các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng
xa Chính vì vậy, trong xã hội, sự phân hoá giàu nghèo đang diễn ra ngày một
sâu sắc, khoảng cách giàu nghèo ngày càng rộng. Đây là một thách thức lớn đặt
ra đòi hỏi phải có những chính sách và giải pháp phù hợp để đi đôi với phát triển
kinh tế - xã hội, phải thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về
xoá đói giảm nghèo. Bởi, một nền sản xuất hàng hóa không thể phát triển hoàn
chỉnh nếu còn đại đa số dân chúng ở nông thôn còn sống nghèo khổ. Điều này
không những ảnh hưởng về mặt chính trị - xã hội mà về kinh tế nó cũng ảnh
hưởng hết sức to lớn vì nông thôn là một thị trường tiêu thụ rộng lớn (chiếm gần
80% dân số cả nước), mặt khác nếu không bảo đảm an toàn lương thực thì môi
trường đầu tư cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Nhằm thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo, xây dựng một xã hội
công bằng văn minh, Chính phủ đã đề ra những chính sách giúp đỡ người nghèo
khắc phục khó khăn để vươn lên làm ăn có hiệu quả, góp phần thu hẹp diện
nghèo và chênh lệch thu nhập trong xã hội. Trong các chính sách ưu đãi đối với
hộ gia đình nghèo nói chung thì chính sách về tín dụng ngân hàng nói riêng có
vai trò đặc biệt quan trọng. Mặc dù hiện nay các tổ chức tín dụng trong nước,
các chương trình trợ giúp phát triển nông nghiệp nông thôn của các tổ chức quốc
tế, các quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo đã và đang hoạt động, song phạm vi hoạt
động cũng như hiệu quả hoạt động đã nảy sinh nhiều bất cập cần giải quyết.
1
Chuyên đề tốt nghiệp Phùng Hải Hậu - Lớp 9A3.


HVNH
Thực tiễn đó đòi hỏi các tổ chức tín dụng, đặc biệt là Ngân hàng Chính
sách xã hội (CSXH), các nhà quản lý cần phải có những giải pháp hữu hiệu
nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng hộ nghèo.
Yêu cầu đó cũng được đặt ra một cách cấp thiết trong công tác nghiệp vụ
ngay tại Phòng giao dịch (PGD) Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang, tỉnh Hưng
Yên. Là một cán bộ công tác tại PGD, được trực tiếp làm và tham gia xử lý các
tình huống nghiệp vụ thực tế; cùng với kiến thức nghiệp vụ, lý luận trau dồi
được trong thời gian học tại Học viện Ngân hàng, tôi mạnh dạn nghiên cứu và
đề xuất “Một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng đối với
hộ nghèo áp dụng tại PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang, tỉnh Hưng
Yên”; đồng thời lựa chọn đề tài đó làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, chuyên đề được kết cấu theo 3
chương:
Chương I: Thực trạng tín dụng đối với hộ nghèo của PGD Ngân hàng
CSXH huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Chương II: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tín
dụng hộ nghèo tại PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài còn rất nhiều vấn đề cần đặt ra,
nhưng vì thời gian nghiên cứu và trình độ có hạn. Vì vậy, chuyên đề này không
tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong các thầy, cô góp ý và chỉnh sửa để bài
viết được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
2
Chuyên đề tốt nghiệp Phùng Hải Hậu - Lớp 9A3.
HVNH
CHƯƠNG I:
THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI PGD NGÂN HÀNG CSXH
HUYỆN VĂN GIANG
I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT

ĐỘNG CỦA PGD NGÂN HµNG CSXH HUYỆN VĂN GIANG.
1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Văn Giang.
1.1 Vị trí địa lý và tiềm năng phát triển:
Văn Giang là một huyện năm phía bắc tỉnh Hưng Yên, phía Bắc và Tây
Bắc giáp Văn Lâm, phía Nam giáp huyện Khoái Châu và huyện Yên Mỹ tỉnh
Hưng Yên, phía Tây Nam giáp tỉnh Hà Tây. Tổng diện tích tự nhiên là 71.792
km
2
, gồm 10 xã, 01 Thị trấn, với 23.377 hộ dân và 96.219 người.
Tuy không có nhiều lợi thế về các khu công nghiệp, đường xá giao thông
lớn, xong bù lại Văn Giang được đánh giá là địa phương có tiềm năng lớn về
phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, du lịch sinh thái,
kết hợp với phát triển khu đô thị, hình thành khu công nghiệp tập trung và các
làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống như gốm sứ, mây tre đan xuất
khẩu…
Với hơn 11 km đê Sông Hồng đi qua địa bàn Huyện đã hình thành lên vùng
đồng bằng châu thổ có diện tích canh tác gần 5.000 ha (cả trong và ngoài đê),
đất đai phì nhiêu, màu mỡ, rất thuận lợi cho các loại cây trồng, vật nuôi phát
triển.
Những năm trước đây sản xuất nông nghiệp ở Văn Giang thường là tự phát,
manh mún, không theo quy hoạch. Do vậy hàng nông sản thu hoạch có năng
xuất, giá trị thấp. Từ thực tế khách quan Êy, trong những năm qua cùng với sự
đổi mới nền kinh tế của đất nước, Văn giang đã xây dùng các chương trình kinh
tế phát triển công nghiệp hoá hiện đại hoá theo hướng công - nông nghiệp phát
3
Chuyên đề tốt nghiệp Phùng Hải Hậu - Lớp 9A3.
HVNH
triển toàn diện. Lấy kinh tế nông nghiệp làm trọng tâm, chuyển dịch cơ cấu cây
trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá; quy hoạch các vùng cây con, làng
nghề nhằm khai thác tiềm năng tại chỗ, gắn nuôi trồng với chế biến tiêu thụ sản

phẩm khép kín.
Qua thực tế Văn Giang đã thực sự chuyển mình. Có được thành quả Êy là
công sức của toàn Đảng, toàn dân huyện Văn Giang, trong đó có sự đóng góp
không nhỏ của Ngân hàng CSXH nói chung và PGD Ngân hàng CSXH huyện
Văn Giang nói riêng.
Với tôn chỉ mục đích thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo càng làm tăng
tính nhân văn và nhân đạo của ngành nói riêng và tinh thần tương thân, tương ái
của dân tộc ta. Điều đó khẳng định rằng hệ thống Ngân hàng CSXH được hình
thành là cần thiết, là yêu cầu của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và lành
mạnh hoá hoạt động Ngân hàng, để huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn
xã hội hướng về người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Nhờ có chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn, nền kinh tế huyện Văn
Giang có bước phát triển khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2007
tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển biến khá
tích cực và toàn diện: Sản lượng lương thực đạt 12.614 tấn; trong chăn nuôi:
tổng đàn lợn tăng 8,65%, đàn bò tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2006. Nghề nuôi
trồng thuỷ sản phát triển mạnh, toàn huyện có 620ha mặt nước nuôi trồng thuỷ
sản, tăng 21ha so với cùng kỳ năm 2006; sản lượng cá thu hoạch 6 tháng đầu
năm 2007 là 1.950 tấn, đạt 54,2% kế hoạch năm, tăng 150 tấn so với cùng kỳ
năm 2006. Tài nguyên - môi trường, giao thông - công nghiệp - xây dựng,
thương mại - dịch vụ… đều có bước tăng trưởng khá so với năm 2006. Thu ngân
sách địa phương 6 tháng đầu năm đạt 34,55 triệu đồng đạt 56,1% so với kế
hoạch năm 2007.
Song song với sự phát triển kinh tế văn hoá xã hội thì đầu tư cơ sở hạ tầng
4
Chuyên đề tốt nghiệp Phùng Hải Hậu - Lớp 9A3.
HVNH
và y tế, giáo dục cũng có những chuyển biến tích cực. Bên cạnh đó, huyện đã
huy động mọi nguồn lực, mọi tổ chức xã hội tham gia vào công cuộc xoá đói,
giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người nông dân, nâng

cao trình độ sản xuất kinh doanh… cho người dân, nhằm thu nhỏ diện nghèo
đói.
Tuy có nhiều chuyển biến tích cực nhưng Văn Giang vẫn còn là một huyện
sản xuất hàng hoá chậm phát triển, kinh tế chủ yếu thuần nông; công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, du lịch tuy có nhưng đang là tiềm năng chưa được khai
thác, thu nhập bình quân đầu người thấp, vẫn là huyện nghèo, lao động dồi dào
nhưng chưa qua đào tạo, thiếu công nghệ, thiếu kinh nghiệm sản xuất hàng hoá.
1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng tới hoạt động của
PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang.
* Thuận lợi:
Văn Giang những năm gần đây ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất nông
nghiệp và chăn nuôi, mở rộng và phát triển các ngành nghề khác. Đây là điều
kiện thuận lợi để Ngân hàng CSXH mở rộng hướng cho vay hộ nghèo nhằm tạo
thu nhập cho hộ, cải thiện đời sống. Kinh tế của Văn Giang đang có xu hướng
tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng tích cực, tỷ trọng GDP của
ngành công nghiệp dịch vụ có xu hướng tăng, trong nông nghiệp ngành chăn
nuôi tăng nhanh, tạo điều kiện cho nông dân phát triển sản xuất, nâng cao chất
lượng tín dụng đối với hộ nông dân.
Đảng bé huyện có Nghị quyết chỉ đạo cụ thể các cấp, các ngành tạo điều
kiện thuận lợi cho Ngân hàng CSXH hoạt động, đồng thời giao cho các ban,
ngành, các cấp trong huyện, hỗ trợ Ngân hàng CSXH trong việc cho vay và
kiểm tra sử dụng tiền vay của hộ nghèo được Ngân hàng CSXH cho vay.
Thực hiện tốt một số chương trình lồng ghép của Ngân hàng CSXH, từng
bước nâng cao nhận thức cho nông dân, tạo điều kiện phát huy tiềm năng của
5
Chuyên đề tốt nghiệp Phùng Hải Hậu - Lớp 9A3.
HVNH
huyện và tạo điều kiện đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh,
nâng cao hiệu quả vốn vay.
Đối tượng phục vụ của Ngân hàng CSXH huyện Văn giang là những hộ gia

đình nghèo, có sức lao động nhưng thiếu vốn sản xuất kinh doanh, họ là những
người có nếp sống sinh hoạt lành mạnh, đoàn kết và sòng phẳng trong quan hệ
vay trả.
Cơ chế tín dụng đối với hộ nghèo đang được hoàn thiện phù hợp với điều
kiện thực tế địa bàn nông thôn, làm cho hoạt động của Ngân hàng CSXH được
thuận lợi mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao hơn.
* Khó khăn:
Điều kiện thời tiết, khí hậu những năm gần đây có nhiều thay đổi so với
những năm trước, hiện tượng mưa đá đã xảy ra làm cho hàng loạt các hộ dân bị
lâm vào tình trạng nghèo đói do bị mất thu hoạch từ phát triển trồng trọt, dịch
bệnh phát sinh ở nhiều nơi như: bệnh lở mồm long móng làm trâu bò chết hàng
loạt dịch cúm gia cầm ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi gia cầm. Do ảnh
hưởng nh vậy nên dẫn tới thu nhập của một số hộ dân bị giảm, ảnh hưởng trực
tiếp đến nguồn vốn cho vay của Ngân hàng CSXH.
Nhận thức một số hộ nghèo chưa cao, tư tưởng bao cấp, ỷ lại còn ăn sâu
vào tiềm thức; một số người còn tự ty mặc cảm không chịu khó vươn lên theo
kịp cộng đồng; năng lực sản xuất, trình độ quản lý đa số còn yếu, việc tiếp thu
khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi còn nhiều hạn chế. Điều này
làm trở ngại lớn trong việc cấp tín dụng cho hộ nghèo đói và nó cũng làm hạn
chế hiệu quả đầu tư vốn tín dụng cho hộ nghèo.
Các dự án khả thi thu hót lao động tạo việc làm, tăng thu nhập trên địa bàn
còn hết sức hạn chế.
Các chương trình chuyển giao công nghệ, chuyển giao kỹ thuật về sản xuất,
chăn nuôi; khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; tập huấn đối với người nghèo
6
Chuyên đề tốt nghiệp Phùng Hải Hậu - Lớp 9A3.
HVNH
chưa thường xuyên, hạn chế việc sử dụng hiệu quả vốn vay.
Giá trị món vay của hộ nghèo nhỏ, số lượng món vay lớn, địa bàn hoạt
động rộng nên chi phí cho một món vay còn cao. Mặt khác lãi suất cho vay hộ

nghèo lại thấp hơn lãi suất trên thị trường, do đó khả năng cân bằng tài chính
của Ngân hàng CSXH còn khó khăn.
Một sè tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn Ngân hàng CSXH hoạt động còn
yếu, chỉ quan tâm để làm thủ tục vay được tiền, sau đó không đôn đốc thu nợ
gốc, lãi cho Ngân hàng.
2. Khái quát về PDG Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang.
PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang được thành lập theo Quyết định
số 387/QĐ-HĐQT ngày 10 tháng 5 năm 2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị
Ngân hàng CSXH. PDG Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang đi vào hoạt động
từ tháng 6 năm 2003, có mạng lưới hoạt động là 10 xã, 1 thị trấn.
Mặc dù mới thành lập, hoạt động còn gặp nhiều khó khăn song tập thể cán
bộ công nhân viên PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang đã đoàn kết, đồng
tâm, đồng sức khắc phục khó khăn, lao động cần cù, hăng say, sáng tạo đạt được
một số kết quả đáng kể:
Tổng nguồn vốn đến 31/06/2007: 51.246 triệu đồng, tăng 10.395 triệu đồng
so với 31/12/2006. Tổng dư nợ đạt 45.849 triệu đồng, tăng 8.746 triệu đồng so
với 31/12/2006.
* Chức năng nhiệm vụ của PDG Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang:
- Ký hợp đồng cụ thể về uỷ thác cho vay, hợp đồng nhận uỷ thác vốn trên
địa bàn huyện.
- Tổ chức nhận tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm dân cư.
- Tổ chức thu chi nghiệp vụ.
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán.
7
Chuyên đề tốt nghiệp Phùng Hải Hậu - Lớp 9A3.
HVNH
- Phối hợp với chính quyền các cấp, các tổ chức nhận uỷ thác, các tổ chức
chính trị - xã hội trên địa bàn trong việc triển khai thành lập, đào tạo bồi dưỡng,
giám sát các hoạt động của “Tổ tiết kiệm và vay vốn”.
- Tổ chức thực hiện và chấp hành chế độ báo cáo thống kê, kế toán và báo

cáo nghiệp vụ, quản lý nghiệp vụ theo Quy định của Ngân hàng CSXH.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản trị cho phép.
* Mối quan hệ với các tổ chức đoàn thể xã hội:
Quan hệ với Hội liên hiệp Phụ nữ; Hội Nông dân; Hội cựu chiến binh và
các đoàn thể xã hội khác.
Các Hội và các đoàn thể động viên hội viên, đoàn viên của mình thực hiện
chủ trương của Nhà nước cho hé gia đình nghèo vay vốn phát triển sản xuất góp
phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo.
Các hội và các đoàn thể này có trách nhiệm:
- Phối hợp chỉ đạo thành lập các tổ tiết kiệm và vay vốn trong cộng đồng
người nghèo.
- Tham gia xây dựng chính sách, kiểm tra, giám sát hoạt động của PGD
Ngân hàng CSXH.
- Kêu gọi vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ và đồng
tài trợ cho chương trình Xoá đói giảm nghèo.
PGD Ngân hàng CSXH tôn trọng và không can thiệp vào các hoạt động
riêng của các hội, các đoàn thể.
3. Thực trạng cho vay hộ nghèo tại PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn
Giang:
PGD Ngân hàng CSXH huyện đi vào hoạt động được 4 năm, với chức
năng, nhiệm vụ cơ bản là cho vay hộ nghèo, cho vay vốn giải quyết việc làm
thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo giải quyết việc làm. Ngân hàng CSXH
8
Chuyên đề tốt nghiệp Phùng Hải Hậu - Lớp 9A3.
HVNH
đang mở rộng diện tiếp cận hộ nghèo, từng bước thực hiện nhiệm vụ của mình.
Kết quả hoạt động của PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang trong những
năm gần đây nh sau:
Bảng kết quả hoạt động từ 2004-2006
Tiêu chí ĐVT

Thực hiện
năm 2004
Thực hiện
năm 2005
Thực hiện
năm 2006
A. Nguồn vốn
tỷ
đồng
25.638 30.508 37.102
1. Nguồn vốn TW tỷ đồng 23.331 25.467 33.523
2. Nguồn vốn huy động tỷ đồng 2.307 5.041 3.579
B. Sử dụng vốn
tỷ
đồng
1. Doanh sè cho vay tỷ đồng 999 895 22.279
2. Doanh sè thu nợ tỷ đồng 26 395 17.583
3. Dư nợ cuối kỳ
Tr.đó: Tỷ lệ nợ QH
tỷ đồng
%
24.297
0,03
30.508
0,007
37.100
0
4. Số lượt hộ vay hé 6.891 2.532 5.284
5.Tổng sè hộ đói nghèo hé 1.840 1.820 1.680
6.Tổng sè hộ còn dư nợ hé 7.769 6.466 6.661

7. Dư nợ bình quân hộ
ngàn
đồng
3.127 4.145 4.729
8. Số tổ vay vốn tổ 341 345 350
9. Số hộ thoát nghèo hé 54 20 140
Để đánh giá một cách toàn diện về công tác cho vay hộ nghèo tại PGD
Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang, dưới đây chúng ta xem xét cả thực trạng về
nguồn vốn cho vay hộ nghèo và công tác cho vay hộ nghèo.
9
Chuyên đề tốt nghiệp Phùng Hải Hậu - Lớp 9A3.
HVNH
3.1 Nguồn vốn cho vay hộ nghèo:
Nguồn vốn của Ngân hàng CSXH huyện Văn giang đến 30/06/2007 đạt
47.498 triệu đồng, bao gồm:
* Vốn Trung ương: 44.878 triệu đồng.
* Vốn huy động tại địa phương: 2.620 triệu đồng trong đó huy động của các
tổ chức tài chính 435 triệu đồng, tiền huy động tiết kiệm dân cư đạt 2.185 triệu
đồng, tỷ lệ so tổng nguồn vốn thấp. Nhưng đây là một cố gắng rất lớn đối với
tập thể đơn vị, bước đầu khẳng định được lòng tin đối với nhân dân.
PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn giang thực hiện chủ trương của Nhà
nước về xoá đói giảm nghèo, nguồn vốn hoạt động chủ yếu là sự hỗ trợ của Nhà
nước và các tổ chức quốc tế. Mặc dù vậy, bên cạnh nguồn vốn của trung ương
giao, Ngân hàng CSXH huyện Văn giang đã luôn luôn chủ động huy động các
nguồn vốn tại địa phương, tuy nhiên kết quả không cao. Cơ cấu nguồn vốn và sự
tăng trưởng nguồn vốn được thể hiện trong bảng sau:
Nguồn vốn của PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn giang (2005-2006)
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Giá
trị
Tỷ
trọng
Giá
trị
Tỷ
trọng
(%)
Tốc
độ
tăng
(%)
Giá
trị
Tỷ
trọng
(%)
Tốc độ
tăng
(%)
Tổng vốn 25.638 100,00 30.508 100,00 119,00 37.102 100,00 121,60
1. Nguồn TW 23.331 91,00 25.107 82,30 107,60 33.502 90,30 133,40
2. Nguồn huy động 2.307 9,00 5.401 17,70 11,40 3.600 9,70 -11,80
Qua bảng số liệu trên đây cho thấy: Tổng nguồn vốn của PGD Ngân hàng
CSXH huyện Văn giang tăng trưởng nhanh, năm 2004 tổng nguồn vốn đạt
25.638 triệu đồng, 2005 đạt 30.508 triệu đồng tăng 4.870 triệu đồng, đến năm
10
Chuyên đề tốt nghiệp Phùng Hải Hậu - Lớp 9A3.
HVNH

2006 là 37.102 triệu đồng, tăng 6.594 triệu đồng so với năm 2005.
- Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn năm 2005 là 19%, năm 2006 là 21,6%. Kết
quả tăng trưởng nguồn vốn có được là do sự tăng lên của nguồn vốn trung ương,
nguồn vốn địa phương năm 2005 tăng nhanh, tăng 11,4%, năm 2006 lại giảm
11,8%.
- Cơ cấu nguồn vốn: Nguồn vốn của PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn
Giang chủ yếu là nguồn vốn Trung ương (từ 95% đến 98%). Với cơ cấu nguồn
vốn nh trên cho ta thấy khả năng huy động nguồn vốn tại địa phương của PGD
Ngân hàng CSXH huyện Văn giang còn hạn chế. Do vậy, sự tăng trưởng nguồn
vốn của PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn giang phụ thuộc chủ yếu vào nguồn
vốn trung ương chuyển về.
3.2. Thực trạng cho vay hộ nghèo:
3.2.1 Tình hình thực hiện cho vay hộ nghèo
* Về quy trình cho vay:
Từ ngày thành lập, PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn giang đã thực hiện
quy trình cho vay trực tiếp đến hộ nghèo theo Quyết định số 80A, từ tháng
6/2003 đến nay thực hiện quy trình cho vay trực tiếp đến hộ nghèo theo Quyết
định 316/NHCS-KH, cho vay trực tiếp được hiểu hộ nghèo trực tiếp nhận tiền
vay không qua tổ chức trung gian nào. Hộ nghèo thiếu vốn sản xuất kinh doanh
khi vay Ngân hàng CSXH phải làm đơn đề nghị vay vốn gửi đến tổ tiết kiệm và
vay vốn, tổ tiến hành bình xét các hộ đủ điều kiện vay theo quy định. Tổ trưởng
lập danh sách theo mẫu in sẵn (Mẫu 03/HN) gửi lên Ban xoá đói giảm nghèo xã,
thị trấn xem xét, sau đó mới chuyển cho Ngân hàng CSXH chuẩn bị tiền và tổ
chức giải ngân theo từng xã, đến tận tay từng hộ nghèo vay vốn theo các bước
sau:
1/ Hộ nghèo tự nguyện gia nhập tổ tiết kiệm và vay vốn, làm đơn đề nghị
vay vốn gửi cho tổ tiết kiệm và vay vốn thuộc các tổ chức: Hội phụ nữ, Hội
11
Chuyên đề tốt nghiệp Phùng Hải Hậu - Lớp 9A3.
HVNH

nông dân, Hội cựu chiến binh… đang hoạt động ở địa phương.
2/ Tổ tiết kiệm và vay vốn họp bình xét những hộ nghèo đủ điều kiện vay
vốn, lập danh các hộ đủ điều kiện vay kèm đơn xin vay gửi Ban xoá đói giảm
nghèo và UBND xã.
3/ UBND và Ban xoá đói giảm nghèo xã cùng xét duyệt danh sách hộ đủ
tiêu chuẩn vay vốn để gửi PGD Ngân hàng CSXH.
4/ Cán bộ tín dụng tập hợp đơn và danh sách xin vay trình lên Giám đốc
huyện ký duyệt cho vay và ra thông báo về lịch giải ngân, địa điểm giải ngân
cho các xã.
5/ Tổ tiết kiệm và vay vốn nhận danh sách hộ được vay vốn, thông báo cho
hộ biết thời gian và địa điểm giải ngân.
6/ PGD Ngân hàng CSXH huyện giải ngân trực tiếp tới hộ nghèo.
7/ Tổ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, đôn đốc cho
các hộ nghèo vay vốn sử dụng vốn vay đúng mục đích và trả nợ, lãi đúng hạn.
Có thể nói đây là phương thức cho vay khá hợp lý. Việc hình thành các tổ
nhóm để gắn trách nhiệm liên đới tới từng thành viên trong tổ, bởi vì các thành
viên trong tổ hiểu rõ hoàn cảnh của các hộ nghèo vay vốn thuộc tổ mình. Đảm
bảo chắc chắn tiền đến tay hộ nghèo và không trùng với các nguồn vốn khác đã
cho vay. Điều này làm giảm bớt gánh nặng giám sát món vay của cán bộ tín
dụng.
* Về điều kiện cho vay: Thực hiện theo Quyết định 80A và 316/NHCS-KH
của Ngân hàng CSXH Việt Nam, điều kiện để cho vay hộ nghèo phải là hộ có
trong danh sách được tổ tiết kiệm lập, được UBND xã xét duyệt và đối chiếu hộ
không có dư nợ Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng CSXH và các chương trình
khác.
Nh vậy, khi xét duyệt phải đảm bảo cho vay đúng người, đúng đối tượng và
12
Chuyên đề tốt nghiệp Phùng Hải Hậu - Lớp 9A3.
HVNH
đúng với chủ trương, chính sách.

* Về lãi suất cho vay: Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của Thống đốc
Ngân hàng từng thời kỳ.
* Về thời hạn cho vay: Căn cứ vào chu kỳ phát triển của cây trồng vật nuôi
để định thời hạn nợ. Nhưng ở huyện Văn Giang đối tượng cho vay chủ yếu là
cho vay chăn nuôi lợn, trâu, bò, trồng cây ăn quả, do vậy thời hạn cho vay
thường là 2 đến 3 năm. Ngắn hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
* Về mức cho vay: Mức cho vay đối với tong hộ nghèo được xác định căn
cứ vào: Nhu cầu theo quy định của HĐQT Ngân hàng CSXH, vay vốn, vốn tự
có và khả năng hoàn trả nợ của hộ vay. Mức dư nợ cho vay tối đa đối với hộ
nghèo tuân theo quyết định và công bố của HĐQT Ngân hàng CSXH cho tong
thời kỳ.
3.2.2 Kết quả cho vay - thu nợ:
Mục tiêu hoạt động của Ngân hàng CSXH là nhằm giúp hộ nghèo thoát
khỏi nghèo đói, vươn lên hoà nhập cộng đồng, có cuộc sống khá giả, từng bước
biết làm giàu để sớm hoà nhập với nền sản xuất hàng hoá. PGD Ngân hàng
CSXH huyện Văn giang đã không ngừng tăng khả năng đáp ứng nhu cầu vốn
sản xuất - kinh doanh cho hộ nghèo. Thực tế được thể hiện qua bảng số liệu về
kết quả cho vay - thu nợ nh sau:
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1- Doanh sè cho vay Tr.đồng 999 895 22.279
2- Số lượt hộ vay vốn Hé 6.891 2.532 5.284
3- Doanh sè thu nợ Tr.đồng 26 359 17.583
4- Dư nợ cuối năm Tr.đồng 24.297 26.800 31.500
5- Số hộ còn dư nợ Hé 7.769 6.466 6.661
6- Dư nợ bình quân 1 hé Tr.đồng 3.127 4.145 4.729
7- Tổng số hộ nghèo đói Hé 1.840 1.820 1.680
13
Chuyên đề tốt nghiệp Phùng Hải Hậu - Lớp 9A3.
HVNH
8- Số hộ thoát nghèo Hé 54 20 140

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy năm 2004 đến 2006 là giai đoạn thực hiện
chương trình dự án xoá đói giảm nghèo của huyện. Với số hộ đói nghèo cả
huyện theo số liệu điều tra chuyển sang năm 2005 là: 1.840 hé, như vậy doanh
sè cho vay của PGD Ngân hàng CSXH đến với các hộ nghèo qua các năm
không ngừng tăng lên, tổng doanh sè cho vay trong 3 năm là 24.173 triệu đồng,
với số lượt hộ được vay vốn là:14.707 hé.
Có được kết quả như trên là do PGD Ngân hàng CSXH huyện đã phối kết
hợp cùng các ban ngành trong huyện tham gia đồng bộ, từ khâu chuẩn bị tài liệu
tập huấn nghiệp vụ đến khâu giải ngân, hướng dẫn tổ trưởng về quản lý, sử dụng
vốn, nâng cao trách nhiệm của từng ngành, từ đó đảm bảo từng món vay có hiệu
quả .
Về doanh sè thu nợ: Để tạo điều kiện cho người nghèo trả nợ, đồng thời để
cán bộ tín dụng thường xuyên tiếp cận với khách hàng. PGD Ngân hàng CSXH
tổ chức tổ cho vay - thu nợ lưu động xuống từng xã, kết hợp với tổ trưởng, chính
quyền địa phương lên lịch giao dịch vào một ngày nhất định. Ngân hàng uỷ
quyền cho tổ trưởng thu lãi (không uỷ quyền thu gốc) Vì vậy, PGD Ngân hàng
CSXH huyện thực hiện tương tốt công tác thu nợ gốc, lãi.
* Cơ cấu dư nợ theo thời hạn:
Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn: PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn
Giang cho vay hộ nghèo với thời hạn được xác định dựa trên nhu cầu sản xuất
chăn nuôi của đối tượng vay vốn và thời hạn cho vay phù hợp với quy định
chung trong hệ thống Ngân hàng CSXH là:
- Cho vay ngắn hạn: không quá 12 tháng.
- Cho vay trung hạn: từ trên 12 tháng đến 60 tháng.
Kết quả cho vay của NHCSXH huyện trong những năm qua cho thấy rằng
dư nợ cho vay trung hạn luôn chiếm 1 tỷ trọng lớn.
14
Chuyên đề tốt nghiệp Phùng Hải Hậu - Lớp 9A3.
HVNH
Bảng cơ cấu dư nợ theo thời hạn

(Năm 2004 – 2006)
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Tổng dư
nợ cuối
Dư nợ ngắn hạn Dư nợ trung hạn
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)
2004 24.297 2.085 8,58 22.212 91,42
2005 30.509 6.429 0,21 24.080 99,79
2006 37.102 11.499 30,99 25.603 69,01

Nh vậy, dư nợ cho vay trung hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn và ngược lại dư
nợ cho vay ngắn hạn có tỷ trọng nhỏ. Điều này cho ta thấy nhu cầu về vay vốn
trung hạn của người nghèo lớn, PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang đã
đáp ứng được phần nào nhu cầu đó (biểu hiện ở tỷ trọng dư nợ trung hạn).
Việc cho vay hộ nghèo với thời hạn càng dài thì càng là gánh nặng đối với
cán bộ tín dụng. Đây là vấn đÒ khó, vì nó đòi hỏi cán bộ tín dụng phải am hiểu
chu kỳ sản xuất (cây, con, giống…) để xác định thời hạn cho vay và kỳ hạn thu
nợ phù hợp, đảm bảo thu hồi vốn và lãi mà vẫn phục vụ được mục tiêu xoá đói
giảm nghèo, giúp người nghèo phát triển sản xuất, vươn lên thoát khỏi nghèo
đói.
Muốn chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo được nâng lên, việc cho vay hộ
nghèo phải đạt được mục tiêu đó là thoát khỏi đói nghèo, cho vay phải được tiến
hành đồng thời các chương trình như hướng dẫn cách thức làm ăn, nuôi trồng
con gì. Bởi phần lớn hộ nghèo đều thiếu kinh nghiệm thiếu hiểu biết về sản xuất
và chăn nuôi. Việc lồng ghép các chương trình hiện nay hiệu quả nhất là thông
qua hoạt động cho vay theo dự án.
Kết quả thực hiện chưa được nh mong muốn, bởi xuất phát điểm kinh tế
của huyện còn thấp so với cả nước, trình độ dân trí thấp, giao thông đi lại khó
15

Chuyên đề tốt nghiệp Phùng Hải Hậu - Lớp 9A3.
HVNH
khăn, khí hậu quá khắc nghiệt.
3.2.3 Thực trạng chất lượng tín dụng đối với cho vay hộ nghèo.
Cho vay hộ nghèo không vì mục đích lợi nhuận mà mục tiêu chính là xoá
đói giảm nghèo. Trong cho vay hộ nghèo còn mang những đặc điểm riêng biệt,
do đó chất lượng tín dụng được xem nh khả năng cam kết về pháp lý và độ tín
nhiệm của hộ nghèo đối với Ngân hàng.
Với quan điểm cho vay hộ nghèo như trên, vấn đề chất lượng tín dụng đối
với hộ nghèo ở Ngân hàng CSXH không thể hiểu theo nghĩa chất lượng tín dụng
thông thường như ở các Ngân hàng thương mại khác (tức là được định lượng
bằng doanh sè cho vay, doanh sè thu nợ, lợi nhuận). Chất lượng tín dụng đối với
hộ nghèo được định lượng thông qua khả năng Ngân hàng CSXH trong việc đáp
ứng nhu cầu vốn của hộ nghèo (khả năng tiếp cận hộ nghèo).
Trong những năm qua, PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang đã phục
vụ tốt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện và đặc biệt là chương
trình xoá đói giảm nghèo. Đáp ứng nguồn vốn kịp thời phục vụ hộ nghèo phát
triển sản xuất và chăn nuôi…. Ngân hàng CSXH đã góp sức cùng các ban
ngành, đoàn thể xã hội và bà con nông dân nghèo trong địa bàn làm hạ tỷ lệ hộ
nghèo đói. PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang trong năm qua đã giúp cho
hộ nghèo trên địa bàn vay vốn kết quả từ năm 2004-2006 có 214 hộ thoát nghèo,
nguồn vốn đã giải ngân tới tận tay hộ nghèo, không thông qua tầng lớp trung
gian, vốn đầu tư đúng đối tượng, chủ yếu là cho vay sản xuất nông nghiệp, chăn
nuôi, tạo điều kiện cho hộ nghèo có việc làm, đời sống vì thế mà ngày càng
được cải thiện, góp phần ổn định kinh tế, chính trị, xã hội ở địa phương cũng
như trong cả nước. Qua các lớp tập huấn do PGD Ngân hàng CSXH tổ chức
trình độ hiểu biết về chính sách, quy trình nghiệp vụ cho vay đối với tổ trưởng
được nâng lên, thực hiện tốt trách nhiệm trong hợp đồng đã ký với Ngân hàng
CSXH .
16

Chuyên đề tốt nghiệp Phùng Hải Hậu - Lớp 9A3.
HVNH
Bên cạnh những mặt đã đạt được qua số liệu về kết quả cho vay - thu nợ ở
bảng tổng hợp của PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn giang cho ta thấy: Tỷ lệ
nợ quá hạn giảm: Năm 2004 là 0,03%; năm 2005 là 0,007%; năm 2006 là 0%
trên tổng dư nợ cho vay.
Có thể nói rằng chất lượng tín dụng cho vay hộ nghèo của PGD Ngân hàng
CSXH huyện Văn giang nhìn chung rất tốt. Do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ
yếu vẫn là do chất lượng tín dụng tốt. Có nhiều hộ vay vốn bị thiệt hại do
nguyên nhân bất khả kháng gây ra nhưng do có sự phối kết hợp giữa các tổ chức
Hội với Ngân hàng nên tỷ lệ nợ quá hạn đã hạn chế được đáng kể.
4. Đánh giá hoạt động cho vay hộ nghèo tại PGD Ngân hàng CSXH
huyện Văn Giang trong thời gian qua.
4.1. Những kết quả đạt được:
Cho vay hộ nghèo không phải là một vấn đề đơn giản, bởi những đối tượng
cho vay vốn là những hộ nghèo thường bị hạn chế về kiến thức, trình độ sản
xuất, chăn nuôi, lại sống ở những nơi có cơ sở hạ tầng thấp kém. Để đảm bảo
chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo PGD Ngân hàng CSXH huyện luôn phải
đối mặt với những khó khăn nhất định. Nếu mở rộng cho vay một cách ồ ạt để
đạt được chỉ tiêu đề ra thì đồng vốn có khi không đến đúng tay hộ nghèo có khả
năng sản xuất kinh doanh. Việc sử dụng vốn không có hiệu qủa, chất lượng
không đảm bảo dẫn đến phát sinh nợ quá hạn. Khắt khe và sợ không thu được
nợ thì Ngân hàng CSXH cũng không đạt được mục tiêu đề ra.
Trong thời gian qua hoạt động của PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn
Giang đã đạt được kết quả nhất định về kinh tế cũng nh về xã hội, từng bước
khẳng định vai trò của mình trong cộng đồng người nghèo.
Kết quả cho vay hộ nghèo được thể hiện ở sự tăng lên về doanh sè cho vay,
doanh sè thu nợ. Nhờ nguồn vốn của PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang
mà nhiều người nghèo đã có thêm công ăn, việc làm, phát huy hiệu quả trong
17

Chuyên đề tốt nghiệp Phùng Hải Hậu - Lớp 9A3.
HVNH
sản xuất chăn nuôi, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, từng bước thoát khỏi cảnh
nghèo đói, vươn lên hoà nhập cộng đồng.
Công tác cho vay hộ nghèo được biểu hiện về mặt xã hội rất rõ nét, đã thúc
đẩy phong trào hoạt động các tổ chức Hội ở nông thôn ngày càng phong phú, đa
dạng, làm tăng tính cộng đồng xã hội, tinh thần tương thân, tương ái. Đặc biệt
công tác cho vay hộ nghèo đã hạn chế được các tệ nạn xã hội rưọu chè cờ bạc
trong những ngày nông nhàn. Nhiều hộ nghèo vươn lên hoà nhập với cộng đồng,
tiếp cận với sản xuất hàng hoá và vượt khỏi ngưỡng nghèo đói.
4.2. Môt số tồn tại và nguyên nhân:
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động của PGD Ngân hàng
CSXH huyện Văn Giang thời gian qua còn bộc lộ những hạn chế cơ bản sau:
4.2.1 Về nguồn vốn cho vay hộ nghèo:
Trong những năm qua, nguồn vốn cho vay hộ nghèo của PGD Ngân hàng
CSXH huyện Văn Giang liên tục tăng trưởng. Tuy nhiên, đây là kênh tín dụng
bao cấp mà nguồn vốn phụ thuộc quá lớn vào nguồn Trung ương chuyển về, còn
nguồn vốn huy động tại địa phương lại tập trung chủ yếu vào nguồn ngân sách
tỉnh. PGD Ngân hàng CSXH huyện đã thực hiện huy động vốn trong dân cư
theo chỉ tiêu kế hoạch Trung ương giao, với lãi suất quy định bằng lãi suất bình
quân của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn; Lãi suất huy động này cao
hơn lãi suất Ngân hàng CSXH cho hộ nghèo vay và được Nhà nước cấp bù phần
vượt. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn
giang không quan tâm tới việc mở rộng nguồn vốn mà sự hạn chế đó là do một
số nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất: Ngân hàng CSXH cho vay với lãi suất ưu đãi nên việc tiến hành
huy động vốn trong dân cư mà không được cấp bù lãi suất thì sẽ gặp nhiều khó
khăn nhất là vấn đề tài chính.
Thứ hai: Do xuất phát điểm kinh tế của huyện còn thấp, cơ sở hạ tầng chưa
18

Chuyên đề tốt nghiệp Phùng Hải Hậu - Lớp 9A3.
HVNH
phát triền, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp, còn mang nặng
những hủ tục, tập quán lạc hậu…
4.2.2 Công tác cho vay và thu nợ
- Xét duyệt hộ vay vốn đôi khi chưa chính xác ở một số địa phương (xã, thị
trấn), phân loại hộ nghèo chưa chính xác, việc xét duyệt còn căn cứ vào tỷ lệ
bình quân, chưa phù hợp với thực tế. Việc xây dựng đề án XĐGN tuy đã làm
nhưng chưa cụ thể. Theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện và biến động hộ thuộc
diện đói nghèo, thoát nghèo tuy đã làm nhưng thiếu chính xác có những địa
phương thống kê hộ thoát nghèo thì giảm nhưng thực tế lại không có địa chỉ,
đang coi trọng thành tích, còn mang tính áp đặt. Xét duyệt hộ được vay, thành
lập tổ tiết kiệm vay vốn còn chậm sự phối hợp giữa xã với Ngân hàng chưa chặt
chẽ nhất là nợ đến hạn hoặc mới chú ý tạo vốn vòng 1, chưa quan tâm giúp đỡ
hộ làm ăn có hiệu quả, một số tổ nhóm chưa nhận thức được vai trò, trách nhiệm
của mình nên việc bình xét cho vay chưa thật dân chủ công khai, có nơi còn lập
danh sách đề nghị vay vốn hộ quá tuổi lao động, già cả neo đơn không nơi
nương tựa (không có lao động, không thuộc diện nghèo…).
- Việc xét duyệt cho vay còn chậm trễ: Cho vay hộ nghèo ở PGD Ngân
hàng CSXH huyện Văn giang đã thể hiện sự giám sát chặt chẽ của nhiều ngành,
nhiều cấp. Song nó cũng bộc lộ sự phức tạp trong khâu thực hiện làm cho vốn
tín dụng đến với hộ nghèo còn chưa kịp thời, có những trường hợp tổ trưởng cố
tình gây phiền hà và chưa làm tròn trách nhiệm của mình đối với hộ vay vốn.
- Mức cho vay xác định đôi khi chưa phù hợp:
Việc cho vay đôi khi chưa căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn tín dụng, một số
địa phương (xã, tổ) còn nể nang với bà con hàng xóm nên khi lập danh sách cho
vay còn dàn đều rải mỏng, vì vậy mức cho vay chưa phù hợp với đối tượng đầu
tư, do đó người nghèo sử dụng vốn vay chưa có hiệu quả còn thấp, có trường hợp
người cần vốn thì không được vay người không cần lại được vay.
19

Chuyên đề tốt nghiệp Phùng Hải Hậu - Lớp 9A3.
HVNH
- Thời hạn cho vay và thu nợ có lúc chưa phù hợp với chu kỳ luân chuyển
vốn. Trong xác định thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ bộc lộ một số điểm chưa
phù hợp, thường xác định bình quân cho cả nhóm, không xét theo yêu cầu đối
tượng vay của hộ nghèo dẫn đến có hộ vay vốn chưa có điều kiện trả nợ đúng kỳ
hạn.
- Đội ngũ cán bộ:
Do mới được thành lập nên đội ngũ cán bộ còn non trẻ, còn hạn chế về kiến
thức và kinh nghiệm. Đặc điểm địa bàn nông thôn rộng, phức tạp, việc cán bộ
tín dụng của PGD đi sâu, đi sát để kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay vay còn
khó khăn. Hơn nữa PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang đang áp dụng
phương thức giao dịch trực tiếp đến tận tay hộ nghèo với lượng khách hàng lớn,
món vay nhỏ nên công tác kiểm tra bị hạn chế, chỉ mới tiến hành kiểm tra mẫu,
kiểm tra xác suất nên đánh giá thiếu chính xác.
20
Chuyên đề tốt nghiệp Phùng Hải Hậu - Lớp 9A3.
HVNH
CHƯƠNG II:
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
HỘ NGHÈO TẠI PGD NGÂN HÀNG CSXH HUYỆN VĂN GIANG
1. Một số định hướng chung về hoạt động tín dụng trong thời gian tới:
Với một nền kinh tế chậm phát triển, thu nhập của đại đa số nhân dân thấp,
đời sống khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo đói cao, công tác xoá đói giảm nghèo trên địa
bàn còn gặp khó khăn. Để đạt mục tiêu xoá đói giảm nghèo đã đề ra nhất là con
đường đầu tư tín dụng, với kinh nghiệm và thành tích đã đạt được trong những
năm qua PGD Ngân hàng CSXH huyện xác định:
Mở rộng diện tiếp cận hộ nghèo gắn liền với việc nâng cao chất lượng tín
dụng trên cơ sở ưu tiên vốn cho những hộ chưa được vay, gắn tín dụng hộ nghèo
với các chương trình hỗ trợ kỹ thuật, từng bước nâng cao trình độ sản xuất, kinh

doanh, cụ thể:
Cấp tín dụng Ngân hàng phải kết hợp với các chương trình khuyến nông,
khuyến lâm; hướng dẫn sản xuất kinh doanh.
Cấp tín dụng cho hộ nghèo bám mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương.
Các ban ngành, đoàn thể xã hội, giám sát việc sử dụng vốn vay của hộ
nghèo, nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.
Thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ và kiện toàn công
tác tổ chức điều hành. Làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ,
nhằm nâng cao nhận thức. Để thực hiện tốt chức năng của mình, trước hết người
cán bộ phải có tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao, thật sự thông
21
Chuyên đề tốt nghiệp Phùng Hải Hậu - Lớp 9A3.
HVNH
cảm với người nghèo, với người có hoàn cảnh khó khăn, chịu khó, tận tụy trung
thành với nghề nghiệp.
2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo tại Phòng
giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang.
2.1. Quan điểm cho vay hộ nghèo:
Ngân hàng CSXH hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, cho vay hộ nghèo là
giải pháp hỗ trợ vốn nhằm giải quyết công ăn việc làm tiến tới thoát nghèo vươn
lên làm giàu.
Hiện nay, Ngân hàng CSXH thực hiện cho vay hộ nghèo với lãi suất ưu đãi, đây
là nguồn vốn tín dụng với tính chất hoàn trả cả gốc và lãi khác cơ bản so với
nguồn vốn cấp phát mang tính trợ cấp xã hội.
Cho vay hộ nghèo đòi hỏi phải có thời gian tương đối dài để hộ nghèo từng
bước thích nghi với sản xuất hàng hoá, làm quen với hạch toán kinh tế và tạo
được một nguồn thu nhập vững chắc đảm bảo khả năng trả nợ và tái sản xuất mở
rộng, tăng thu nhập .
Trên cơ sở những định hướng hoạt động và quán triệt quan điểm trên, việc nâng
cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo tại PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn

Giang cần tập trung vào những giải pháp sau:
2.2. Một số giải pháp chính nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối với
hộ nghèo:
2.2.1 Thực hiện đúng các quy định cho vay:
Thực hiện đúng, nghiêm túc quy trình tín dụng từ khâu xét duyệt cho vay
và cuối cùng là thu nợ có ý nghĩa quan trọng, quyết định chất lượng tín dụng của
Ngân hàng CSXH. Nó tạo điều kiện thực hiện chế độ tín dụng công khai và dân
chủ trong cộng đồng người nghèo, đồng thời cung ứng vốn kịp thời đúng đối
tượng.
22
Chuyên đề tốt nghiệp Phùng Hải Hậu - Lớp 9A3.
HVNH
Hiện nay, nhìn chung công tác cho vay đã thực hiện đúng quy trình nghiệp
vụ cho vay (theo Quyết định số 316/QĐ-NHCSXH). Tuy nhiên, để vốn tín dụng
của Ngân hàng CSXH được cung ứng kịp thời tới đúng đối tượng, phù hợp với
nhu cầu sản xuất, chăn nuôi của hộ nghèo thì PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn
Giang cần phải chú trọng hơn nữa những mặt sau:
* Xác định đối tượng cho vay:
Trong địa bàn huyện có một số địa phương chưa xác định rõ ràng được đối
tượng vay vốn, nên đã đưa cả những hộ đói tuy có sức lao động nhưng không có
khả năng sử dụng vốn tín dụng hoặc những hộ già cả neo đơn không có sức lao
động… vào danh sách hộ nghèo được vay vốn. Điều này đã dẫn đến quan niệm
sai lầm coi tín dụng đối với hộ nghèo là hình thức cấp phát, mang tính trợ cấp xã
hội làm cho hiệu quả sử dụng vốn thấp.
Theo quy định chung về cho vay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH, thì Ngân
hàng CSXH cấp tín dụng trên nguyên tắc “cho vay hộ nghèo có sức lao động, có
khả năng sản xuất kinh doanh nhưng thiếu vốn”.
Nh vậy cho vay hộ nghèo cần lựa chọn người vay có điều kiện sử dụng vốn,
có điều kiện hoàn trả, tránh biến họ thành các con nợ không lối thoát.
* Xác định mức vay, thời hạn cho vay và kỳ hạn nợ:

Mức cho vay phải được xác định dựa vào nhu cầu sản xuất, chăn nuôi của
hộ nghèo (giống, cây, con…) và giá cả trên thị trường, nguồn vốn của Ngân
hàng CSXH, nguồn trả nợ của người vay.
Thời hạn cho vay và kỳ hạn thu nợ phải xác định rõ dựa vào chu kỳ sản
xuất của cây trồng, vật nuôi. Thời hạn cho vay phải phù hợp với chu kỳ sản xuất
theo công thức sau:
Thời hạn cho vay = Chu kỳ sản xuất + Thời gian tiêu thụ sản phẩm
Áp dụng chính xác công thức trên thì các hộ nghèo mới đảm bảo được thời
gian thu hồi vốn để trả nợ.
23
Chuyên đề tốt nghiệp Phùng Hải Hậu - Lớp 9A3.
HVNH
Điều kiện để thực hiện giải pháp: Cán bộ tín dụng phải có kiến thức, kinh
nghiệm về cây trồng, vật nuôi… đồng thời phải tâm huyết với hộ nghèo.
* Nâng cao chất lượng tín dụng tổ nhóm:
PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang cho vay trực tiếp tới hộ nghèo
thông qua mô hình tổ nhóm, hoạt động của tổ nhóm vay vốn giữ một vai trò đặc
biệt quan trọng trong công tác cấp tín dụng cho hộ nghèo. Vì vậy, PGD cần phối
hợp với chính quyền địa phương các cấp để chỉ đạo, nâng cao chất lượng hoạt
động tổ nhóm bằng các biện pháp:
- Thực hiện bình xét công khai, dân chủ để lựa chọn tổ trưởng và lãnh đạo
tổ là những người có năng lực, có đạo đức và tâm huyết đối với hộ nghèo.
- Duy trì và củng cố các tổ nhóm nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bằng
cách thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho tổ nhóm, để tăng nhận thức
và nâng cao trách nhiệm.
- Chi trả đầy đủ kịp thời hoa hồng cho tổ trưởng nhằm động viên họ thực
hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
- Tăng cường kiểm tra giám sát tổ trưởng tránh tình trạng tổ trưởng thu nợ,
thu lãi không nộp vào Ngân hàng.
2.2.2 Cấp tín dụng phải kết hợp với các hình thức chuyển giao kỹ thuật:

Việc cấp tín dụng cho hộ nghèo muốn đạt được mục tiêu xoá đói giảm
nghèo thì cần phải nâng cao trình độ sản xuất, chăn nuôi của hộ nghèo. Vì vậy
đồng thời với việc cấp tín dụng cho hộ nghèo cần phải chú ý đến những vấn đề
sau:
- Cung cấp những kiến thức cơ bản về sản xuất, chăn nuôi .
- Tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận khoa học kỹ thuật, phương thức
sản xuất.
- Kết hợp đồng thời việc cấp tín dụng với hướng dẫn khoa học kỹ thuật
24
Chuyên đề tốt nghiệp Phùng Hải Hậu - Lớp 9A3.
HVNH
trồng trọt, chăn nuôi, cách làm ăn, sử dụng vốn vay. Thực hiện đồng bộ các
chính sách xoá đói giảm nghèo, lồng ghép chương trình tín dụng với chương
trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư… và một trong những giải pháp có
hiệu quả nhất là: Thực hiện chuyển vốn cho nông dân nghèo qua các dự án khả
thi, các dự án này phải phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế của
địa phương.
2.2.3 Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, có tâm huyết nghề nghiệp:
Con người là yếu tố quan trọng quyết định đến mọi vấn đề nói chung và
chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo nói riêng; giải pháp đối với cán bộ cần
phải thực hiện nh sau:
* Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về chuyên môn nghiệp vụ:
Đặc biệt cán bộ tín dụng phải hiểu biết về quy trình sản xuất nông nghiệp,
hiểu biết về kỹ thuật canh tác; cây trồng, vật nuôi…
* Từng bước đào tạo đội ngũ cán bộ có tâm huyết với công tác xoá đói
giảm nghèo, chuyên tâm tới hoạt động cho vay hộ nghèo.
Thực hiện đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ, đó là điều kiện tốt
để mở rộng tín dụng cũng như nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo.
2.3 Các giải pháp khác:
Để nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo PGD Ngân hàng CSXH

huyện Văn Giang phải có được nguồn vốn đủ lớn, tù lập và chủ động nguồn
vốn, vì đây là điều kiện không thể thiếu để thực hiện công tác cho vay hộ nghèo.
Bên cạnh đó, PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang phải có màng lưới sâu
rộng, để tiếp cận thị trường (khách hàng).
2.3.1 Tăng cường nguồn vốn cho vay hộ nghèo:
Nguồn vốn tại PGD Ngân hàng CSXH huyện Văn Giang trong những năm
qua đã phản ánh một đặc điểm thực tế đó là nguồn vốn Trung ương chiếm tỷ
25

×