Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SOẠN GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ VỚI PHẦN MỀM LECTURE MAKER 2.0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 36 trang )

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị : Trường THPT Phú Ngọc
Mã số :…………
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SOẠN GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ VỚI
PHẦN MỀM LECTURE MAKER 2.0

Người thực hiện : TRẦN CAO PHÚC
Lĩnh vực nghiên cứu :
Quản lý giáo dục :
Phương pháp dạy học bộ môn :
Phương pháp giáo dục :
Lĩnh vực khác :……………………
Có đính kèm :
Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác
Năm học : 2012 – 2013
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Trần Cao Phúc
2. Ngày tháng năm sinh: 15-12-1976
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: ấp 3, xã Phú Ngọc, Huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai
5. Điện thoại: 0613.853361 (CQ)/0613.633774(NR); ĐTDĐ:0985.308.980
6. Fax: 0613.853135 E-mail:
7. Chức vụ: Giáo viên
8. Đơn vị công tác: THPT Phú Ngọc
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại Học
- Năm nhận bằng: 2000
- Chuyên ngành đào tạo: Cử nhân Tin Học
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC


- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy
Số năm có kinh nghiệm: 14
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
2
BM02-LLKHSKKN
MỤC LỤC
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI CHỌN ĐỀ TÀI 3
1. Thuận lợi 3
2. Khó khăn 4
III. NỘI DUNG 4
1. Giới thiệu Lecture Maker 2.0 4
2.Khởi động Lecture Maker 2.0 4
3. Làm việc với Lecture Maker 2.0 5
3.1. Giao diện 5
3.2. Các menu 5
3.3. Tinh chỉnh thanh menu 10
4. Một số thao tác trên Lecture Maker 11
4.1. Các thao tác cơ bản 11
4.2. Các thao tác với slide 13
4.3. Chèn các đối tượng vào slide 17
IV. QUY TRÌNH SOẠN GIÁO ÁN 28
V. KẾT QUẢ 33
VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 34
VII. KẾT LUẬN 34
VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
3
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Hiện nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển và được ứng dụng nhiều
trong giáo dục. Do đó, Bộ giáo dục và Đào tạo ra Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT về

tăng cường giảng dạy và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Giáo dục, Chỉ thị
số 47/2008/CT-BGDĐT về đẩy mạnh một cách hợp lý việc triển khai ứng dụng công
nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy và học ở từng cấp học.
Xuất phát từ những nhu cầu của thời đại ngày nay, với những lợi thế có được của
công nghệ thông tin, máy tính đã và đang được sử dụng trong quá trình đổi mới
phương pháp dạy học. Trong đó, giáo viên sử dụng công nghệ thông tin với những
phần mềm phục vụ trực tiếp cho việc thiết kế và thể hiện bài giảng.
Việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy là vấn đề đã được đề cập rất nhiều trong
vài năm gần đây, vì nó là một trong những phương tiện dạy học hiện đại đáp ứng yêu
cầu đổi mới phương pháp giảng dạy. Đổi mới phương pháp dạy và học là một trong
những mục tiêu lớn của ngành giáo dục đang tích cực vận động và thực hiện ráo riết
trong giai đoạn hiện nay, nhằm nâng cao chất lượng toàn diện, phát huy được tính tích
cực, chủ động của học sinh qua đó rèn luyện tư duy sáng tạo và hiệu quả học tập. Tất
cả chúng ta đều biết để nâng cao chất lượng dạy và học phải tiến hành đồng bộ về
nhiều mặt: Chương trình, nội dung, phương pháp, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo
viên vv
Vì vậy trong đề tài này tôi xin nêu qua cách soạn giáo án điện tử với phần mềm
Lectured Maker 2.0 trước hết là để phục vụ cho tiết dạy của mình và sau là để quý
thầy (cô) cùng các bạn đồng nghiệp tham khảo và góp ý. Mặc dù hiện nay tài liệu này
đã được phổ biến trên mạng Song phạm vi đề tài tôi chỉ đề cập đến việc ứng dụng
phần mềm Lectured Maker 2.0 vào một tiết dạy học theo tinh thần tập huấn của sở
GD&ĐT Đồng Nai
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Thuận lợi :
- Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và đặc biệt là CNTT.
- Hệ thống phần mềm và tài liệu hướng dẫn sử dụng khá phổ biến.
- Cơ sở vật chất của các trường phần lớn đã được Sở GD&ĐT trang bị máy
tính, màn hình LCD 50 inch, projecter, bảng chiếu 100inch
- Số lượng giáo viên biết sử dụng máy tính ngày càng nhiều và nhận thức được
tính ưu việt của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy.

- Đa số các trường đã nối mạng internet thuận lợi cho việc tiếp nhận và thu thập
thông tin.
4
2. Khó khăn :
- Số giáo viên biết sử dụng CNTT thì nhiều song còn hạn chế về kỹ thuật tin
học, cũng như chưa tiếp cận và sử dụng nhiều về phần mềm này.
- Giáo viên chưa được tập huấn nhiều về phần mềm Lectured Maker và Adobe
Presenter
III. NỘI DUNG
1. Giới thiệu Lecture Maker 2.0
- Lecture Maker 2.0 là phần mềm soạn thảo bài giảng điện tử đa phương tiện, sản
phẩm của công ty Daulsoft Hàn Quốc (www.daulsoft.com). Đây là phần mềm được
Cục Công nghệ Thông tin (Bộ GD&ĐT VN) khuyến khích sử dụng để tạo ra các bài
giảng điện tử.
- Lecture Maker 2.0 là phần mềm dễ dùng, giao diện thân thiện và có cấu trúc gần
giống chương trình PowerPoint của Microsoft Office phiên bản 2007. Nếu giáo viên
đã sử dụng PowerPoint thì cũng có thể tạo được bài giảng đa phương tiện nhanh chóng
và dễ dàng bằng Lerture Maker. Bên cạnh đó, Lecture Maker có một số điểm mạnh
như chèn được nhiều định dạng file PowerPoint, PDF, Flash, HTML, Audio, Video ,
có thể thu âm trực tiếp và video. Vì vậy, giáo viên có thể tận dụng lại các bài giảng đã
được soạn thảo từ những phần mềm khác vào nội dung bài giảng của mình.
- Tương tự như trong PowerPoint, việc xây dựng Slide Master trong Lecture
Maker sẽ giúp giáo viên sắp xếp, tổ chức bài giảng hợp lý hơn.
- Lecture Maker có sẵn các bộ công cụ soạn thảo trực quan cần thiết để tạo bài
giảng điện tử như: soạn thảo công thức toán học, vẽ biểu đồ, vẽ đồ thị, tạo bảng,
textbox, và các ký tự đặc biệt, soạn câu hỏi trắc nghiệm đơn giản…
- Các bài giảng điện tử soạn thảo bằng Lecture Maker 2.0 xuất ra nhiều định
dạng: exe, web, đóng gói theo chuẩn quốc tế SCORM,…
2. Khởi động Lecture Maker 2.0
- Cách 1:Nháy đúp chuột vào biểu tưởng Lecture Maker trên desktop

- Cách 2: Chọn Start > All Programs > DaulSoft >Lecture Maker2.0
>Lecture Maker
Giao diện khởi động Lecture Maker 2.0
5
3. Làm việc với Lecture Maker 2.0
3.1 Giao diện: Lecture Maker 2.0 có giao diện tương tự như Microsoft
Powerpoint 2007.

- Vùng 1: chứa các menu và các nút lệnh của chương trình.
- Vùng 2: chứa danh sách các slide trong bài giảng.
- Vùng 3: vùng thao tác của slide đang được chọn (gồm các đối tượng: văn bản,
hình ảnh, phim )
- Vùng 4: danh sách các đối tượng có trong slide đang được chọn.
3.2. Các menu
3.2.1. Menu LectureMaker
- Click chuột trái vào sẽ xuất hiên các lệnh:
6
1
2 3
4
− New: tạo mới tập tin trình chiếu
− Open: mở tập tin đã có
− Close: đóng tập tin đang mở
− Save: lưu tập tin (.lme)
− Save as: Lưu tập tin với định dạng khác
− Print: in
− Information: kiểm tra phiên bản Lecture
Maker
3.2.1. Menu Home: chỉnh sửa nội dung, định dạng cho các đối tượng
a. Clipboard

- Paste: dán
- Cut: cắt
- Copy: sao chép
- Attribute: Thuộc tính
b. Slide
- New Slide: thêm slide mới.
- Copy Slide: sao chép slide đã chọn.
- Duplicate Slide: nhân đôi một slide.
- Delete Slide: xoá một slide.
c. Font:chọn kiểu chữ, kích cỡ chữ, tăng, giảm kích cỡ chữ lên xuống 1-2 đơn vị,
định dạng chữ : đậm, nghiêng, gạch chân, outline, màu sắc.
d. Paragraph:căn lề trái, phải, giữa …
e. Draw: vẽ khung văn bản, đường thẳng, mũi tên, đường cong tùy ý, hình tròn,
hình vuông, hình đa giác, màu hình, màu viền …
f. Edit
- Order: thứ tự
+ Align: canh thẳng trái, phải, giữa, trên dưới , …
+ Group: nhóm nhiều hình thành một hình
+ Hide/show: ẩn, hiện
- Select: chọn một hay nhiều đối tượng.
- Undo Edit: hủy bỏ thao tác đã làm.
- Redo Edit: lập lại thao tác đã hủy bỏ trước đó.
7
3.2.2. Menu Insert : thêm vào các đối tượng khác
a. Object
- Image: ảnh, hỗ trợ các định dạng bmp, gif, jpeg, png, wmf, emf.
- Video: các định dạng avi, ssf, wmv, mpg, mp4.
- Sound: âm thanh wav, wma, mp3, mid.
- Flash: dạng shockware swf.
- Button: nút lệnh.

+ General button: nút lệnh thông thường do người dùng tạo ra.
+ Navigation button: nút lệnh mẫu do chương trình tạo ra.
- Import Document: chèn các tài liệu có sẵn: như PowerPoint, PDF, Website
- Other Object: hộp thoại thông báo, đoạn mã Java Script
b. Recording
- Record Lecture: trực tiếp ghi lại bài giảng
- Record Video: ghi hình trực tiếp, máy tính cần có webcam và chương trình
Windows Media Encoder đã được cài đặt
- Record Sound: trực tiếp ghi âm thanh
c. Editor
- Equation:chèn ký hiệu và công thức toán học tương tự như Equation của bộ
Office nhưng đơn giản hơn
- Diagram : công cụ vẽ đơn giản, tương tự như Drawing trong PowerPoint nhưng
đơn giản hơn
- Graph: vẽ và chèn đồ thị
- Image Editor : vẽ và sửa hình đơn giản, tương tự như Paintbrush
8
d. Text
- Text box: văn bản trong hộp soạn thảo, khi trình chiếu cho phép nhập vào văn
bản
- Expression Text box: văn bản tĩnh
- Table: hiển thị bảng biểu tương đối đơn giản
- Special character : các ký tự đặc biệt tương tự như Symbol trong PowerPoint
e. Quiz
- Multiple chioce: câu hỏi trắc nghiệm có nhiều lựa chọn
- Short answer quiz: câu hỏi trả lời ngắn
3.2.3. Menu Control: điều khiển các đối tượng
a. Object Control: xác lập điều khiển cho đối tượng đã được định danh trước đó,
ví dụ như khi có video được đặt tên là video1 thì có thể dùng Video Control để chỉ
định phát video bắt đầu từ thời điểm nào,…

b. Slide Control: cho phép di chuyển đến một slide bất kỳ trong bài giảng
c. Change Format: chuyển sang dạng wmv hoặc wma
d. Slide Transition Effect: tạo hiệu ứng xuất hiện cho slide, bao gồm (hướng,
tốc độ, khoảng trống)
3.2.4. Menu Design: lựa chọn khuôn mẫu và định dạng
a. Slide setup: điều chỉnh về kích thước của slide, đặt tên slide, hình nền …
b. Design: một số hình nền mẫu cho slide
c. Layout: một số layout (bố trí) mẫu cho bài giảng
d. Template: một số mẫu được liệt kê theo dưới dạng giới thiệu tiêu đề (Vd
Aqua0, )và các mẫu khác cho nội dung bài giảng (vd Aqua1, Aqua2,…)
9
3.2.5. Menu View
a. Run Slide
- Run all Slide: trình chiếu toàn bộ bài giảng từ Slide đầu tiên
- Run current Slide: trình chiếu bài giảng từ Slide hiện hành
- Run full screen: trình chiếu toàn bộ bài giảng từ Slide đầu tiên ở chế độ toàn
màn hình
- Run Web: trình chiếu bài giảng dưới dạng trang web.
b.View Slide
- View Default Slide: xem bài giảng ở chế độ chuẩn (mặc định)
- View Multi Slide: xem nhiều slide cùng một lúc
- Zoom Slide: phóng to/thu nhỏ kích cỡ slide (%)
c. Slide Master: giống như Slide Master trong PowerPoint, những thuộc tính
được thiết lập cho đối tượng (kích thước, màu chữ,…) trong Slide Master sẽ có tác
động lên toàn bộ slide
- View Slide Master: mở chế độ thiết lập thuộc tính cho Slide Master
- Close Slide Master: đóng chế độ thiết lập thuộc tính cho Slide Master, trở về
chế độ soạn thảo slide
d.View HTML Tag: xem bài giảng ở dạng ngôn ngữ thiết kế Web HTML
e. Show/Hide: ẩn/hiện các mục như: thước, thanh trạng thái …

f. Window: cách bố trí các cửa sổ
10
3.2.6. Menu Format
a. Image: chỉnh tranh, phim trong bài giảng
- Bright: độ sáng
- Contrast : tương phản
- Transparent Color: màu trong suốt
- Change Color: thay đổi màu sắc
- Rotate: xoay hình
- Flip: lật hình
- Change size: thay đổi kích thước hình ảnh
- Crop: cắt hình
- Reset: huỷ bỏ mọi thiết lập
b. Animation: canh chỉnh và tạo hiệu ứng cho đối tượng trong slide
* Nếu trên thanh Ribon không hiển thị đầy đủ các nút lệnh liên quan đến đối
tượng trong slide thì hãy double click vào đối tượng.
3.3. Tinh chỉnh thanh menu: có thể tuỳ chỉnh thanh công cụ (toolbar) để chúng
xuất hiện các mục hay dùng bằng cách:
a. Bước 1:
- Cách 1: click mở thanh menu của Lecture Maker, Option
11
- Cách 2: click phải trên thanh menu Ribbon, Customize Quick Access
Toolbar, xuất hiện hộp thoại
b. Bước 2:
- Chọn các nút lệnh từ thanh menu, Add, OK
4. Một số thao tác trên Lecture Maker
4.1. Thao tác cơ bản
a.Tạo mới một bài giảng
b. Mở một bài giảng có sẵn
- Chọn ổ đĩa, thư mục chứa tập tin .lme cần mở từ hộp thoại

12
- Sau đó chọn tập tin và click Open
c. Lưu bài giảng
- Nếu là lần đầu tiên lưu bài giảng, hộp thoại Save as xuất hiện.
+ Trong phần Save in : chọn ổ đĩa, thư mục cần lưu
+ Trong phần File name: hãy đặt tên cho bài giảng (.lme) và bấm nút Save/
hoặc nhấn Enter trên bàn phím
- Nếu bài giảng đã được đặt tên (đã lưu ít nhất 1 lần rồi): bài giảng sẽ được lưu
với nội dung có trong bài giảng tại thời điểm hiện hành.
13
d. Lưu bài giảng với lệnh save as
- Save as: lưu với tên khác
- Save as Web: lưu bài giảng dưới dạng 1 website
- Save as SCO: lưu bài dạng chuẩn SCO
- Save as SCORM Package: lưu bài dạng chuẩn quốc tế
- Save as Exe: lưu bài với file tự chạy, không cần cài Lecture Maker
e. In ấn
- Print: tiến hành in
- Preview Print: xem trước khi in
- Setup Printer: thiết lập máy in
4.2. Thao tác với slide
a. Tạo slide mới
- Cách 1: từ menu Home , New Slide
- Cách 2: từ vùng 2 chứa danh sách các slide, click Insert Slide (Biểu tượng
dấu + ở phía dưới vùng 2)
14
- Cách 3: click phải mouse vào vùng 2 chứa danh sách các slide, chọn New
Slide
- Cách 4: có thể dùng lệnh Copy,Paste để sao chép hoặc lệnh Duplicate Slide
để nhân đôi slide đã chọn

b. Xóa slide
- Cách 1:từ Home , Delete Slide
- Cách 2: từ vùng 2 chứa danh sách các slide, click Delete Slide ( Biểu tượng
dấu - ở phía dưới vùng 2)
- Cách 3: click phải vào slide cần xóa bên vùng danh sách các slide, Delete
Slide
c. Thiết lập màn hình làm việc của slide
- Để thiết lập màn hình của slide, chọn thanh Design, Slide setup.
- Hộp thoại Slide setup xuất hiện: thiết lập theo và chọn OK
d. Điều chỉnh thuộc tính của slide
- Điều chỉnh thuộc tính của slide bao gồm: tên, màu sắc, hình nền.
- Để điều chỉnh thuộc tính của slide chọn thanh Design, Slide Property (hoặc
nhấn phải chuột lên slide và chọn Properties hoặc Slide Property).
- Hộp thoại Property xuất hiện; tuỳ chỉnh theo ý, OK
15
* Một số tùy chọn trong hộp thoại Slide Property:
+ Screen Title: tên slide
+ Move to next screen: chuyển tới slide tiếp theo.
+ When mouse or key is press: chuyển tới slide tiếp theo khi nhấn chuột
hoặc phím bất kỳ
+ Proceed auto : tự động chuyển tới slide tiếp theo theo một khoảng
thời gian định trước (Ví dụ: 5 giây)
e. Slide Master
- Mở chế độ thiết lập Slide Master: View, View Slide Master.
- Thiết lập cho trang bìa : chọn slide có tên Tilte Master trong cửa sổ bên trái
có tên SlideMaster, chọn mẫu slide, màu sắc, nội dung,…
16
- Thiết lập cho trang nội dung: chọn slide có tên Body Master trong cửa sổ bên
trái có tên SlideMaster, chọn mẫu slide, màu sắc, nội dung,…
-Kết thúc việc thiết kế Slide Master, chọn Close Slide Master và quay trở lại

màn hình soạn thảo bình thường.
*Lúc này đã thiết kế xong 2 Slide:
+ Một slide bìa và một slide nội dung
+ Mỗi lần chọn New Slide sẽ có một slide giống như slide Body Master
đã thiết lập. Có thể thay đổi thiết lập cho Slide Master bằng cách mở lại chế độ thiết kế
View, View Slide Master.
f. Thiết kế mẫu slide
- Chọn thanh Design, có thể chọn 1 trong số 20 hình nền trong mục Design.
* Design này sẽ ảnh hưởng đến cả body master và title master trong
SlideMaster
17
g. Cách bố trí trong slide
- Layout: thiết lập về hình dạng, cách bố trí cho các object có trong slide. Có tất
cả 10 layouts để chọn
- Chọn thanh Design , Layout, thêm picture, video, flash, PowerPoint và web
files.
h. Các slide mẫu
- Dùng Template sẽ bao gồm cả Design và layout.
- Để dùng Template chọn thanh Design, Template (Có 6 nhóm gồm 24 mẫu;
mỗi nhóm 4 mẫu:1 mẫu tiêu đề và 3 mẫu nội dung)
4.3. Chèn các đối tượng vào slide
a. Chèn hình ảnh
- Insert - Image
18
- Tìm đến thư mục chứa hình ảnh cần chèn: chọn hình, Open
* Chú ý:
+ Để điều chỉnh hình ảnh, hãy chọn hình ảnh bằng cách nhấn chuột trái
lên hình ảnh (muốn chọn nhiều hình cùng một lúc nhấn phím Ctrl kết hợp nhấn chuột
trái lên hình muốn chọn)
+ Để điều chỉnh thuộc tính của hình ảnh hãy nháy kép (double-click) lên

hình ảnh; lúc này thanh Format có thêm các chức năng để điều chỉnh.
b. Chèn Video
- Insert ,Video
- Tìm đến thư mục chứa file video muốn chèn, Open.
* Nháy kép vào Video lúc này trên thanh Format có thêm nhóm Video Option
để tinh chỉch thuộc tính của Video.
c. Chèn âm thanh
- Insert , Audio
- Tìm thư mục chứa file âm thanh, Open.
19
* Nháy kép lên file (biểu tượng cái loa) để tinh chỉnh thuộc tính của âm thanh.
d. Chèn Flash
- Insert, Flash, lúc này con trỏ chuột có hình dấu cộng (+) bạn đưa xuống màn
hình làm việc của slide và nhấn chuột trái rồi kéo thành 1 hình.
- Tìm đến thư mục chứa file Flash, Open.
* Nháy kép lên file Flash để tinh chỉnh thuộc tính (hoặc Alt+ Enter).
e. Nút lệnh thông thường
- Insert, Button
- General Button: nút lệnh thông thường, kéo thành một nút theo ý với tên mặc
định là Button
* Chú ý:
+ Nháy kép chuột sẽ thấy trên thanh Format xuất hiện nhóm "Button
Option".
20
+ Có thể thay đổi tên, âm thanh khi nhấn nút, thực thi lệnh khi nhấn nút
bằng cách click phải tại nút, Object Property.
f. Nút lệnh mẫu
- Insert, Button, Navigation Button.
- Hộp thoại Navigation Button xuất hiện như sau:
* Tuỳ chọn các nút cần thiết trong hộp thoại:

+ Home: đi tới slide đầu tiên
+ End: đi tới slide cuối cùng
+ Previous: đi tới slide trước
+ Next: đi tới slide sau
+ Repeat: đi tới slide hiện hành (lặp lại)
+ Exit: thoát khỏi việc trình chiếu
+ Select all: chọn tất cả các lệnh
+ Cancel all: huỷ bỏ tất cả các lệnh
+ Apply to all slide: áp dụng cho mọi slide hiện hành
+ Apply to new slide: áp dụng cho các slide mới tạo sau này.
21
g. Chèn file PowerPoint
- Insert, Import Document, PowerPoint
- Vẽ một hình xuống dưới màn hình slide hiện hành, thả chuột ra, hộp thoại
Open xuất hiện yêu cầu tìm thư mục chứa file PowerPoint, Open.
- Hộp thoại sau xuất hiện:
+ Trong mục Type: chọn As PowerPoint Document
+Chọn Import all Slides (Chèn tất các slide của PP)
* Nháy kép chuột, chọn Property để tinh chỉnh thuộc tính
h. Chèn file PDF/Website
- Insert, Import Document, PDF, ( hoặc Website)
22
- Vẽ một hình xuống dưới màn hình Slide hiện hành, thả chuột ra, hộp thoại
Open xuất hiện, tìm thư mục chứa file PDF (hoặc file . html ; htm nếu là web), nếu là
trang web thi hộp thoại Object Property xuất hiện, chọn để tìm một trang web
trên máy cần chèn vào bài giảng (hoặc nhập trực tiếp địa chỉ web nếu máy tính
Online), Click OK
i. Chèn hộp thông báo
- Insert, Other Object
- Nhập vào tên hộp thoại trong Title, nội dung của hộp thông báo trong

Message, OK
* Kết quả khi trình chiếu:
j. Chèn công thức toán
- Insert, Equation
- Xuất hiện hộp thoại, chọn các kí hiệu của công thức
23
- Nhấn Apply (biểu tượng cái gim giấy) để hoàn thành.
* Bấm Edit để sửa lại nếu muốn.
k. Chèn biểu đồ
- Insert, Diagram
- Xuất hiện cửa sổ vẽ
- Nhấn Apply để hoàn thành.
l. Dựng đồ thị hàm số
- Insert, Graph
- Cửa sổ Daul Graph xuất hiện cho phép bạn thao tác trên đồ thị:
24
-Click chọn New Graph ,xuất hiện hộp thoại Edit Graph. Trong phần
Equation nhập đồ thị hàm số cần vẽ VD: y = x^2 – 2*x.
-Apply để đưa đồ thị từ khung soạn vẽ đồ thị vào slide
m. Chèn hình vẽ
- Insert, Image Editor
- Sau khi vẽ hình xong, Apply.
n. Chèn văn bản qua Text Box
- Insert, Text Box
- Đưa xuống dưới màn hình, lúc này trỏ chuột thành hình dấu cộng, nhấn trái
chuột để tạo thành một hình chữ nhật trên màn hình soạn thảo, bạn hãy nhập đoạn văn
bản theo ý muốn.
25

×