Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO ÁP DỤNG VÀO DẠY VÀ HỌC HOÁ VÔ CƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.71 KB, 25 trang )

1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT
Mã số:
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO
ÁP DỤNG VÀO DẠY VÀ HỌC HOÁ VÔ CƠ
Người thực hiện: LÊ VĂN AN
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục 
- Phương pháp dạy học bộ môn: Hoá học x
(Ghi rõ tên bộ môn)
- Lĩnh vực khác: 
(Ghi rõ tên lĩnh vực)
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)
Năm học: 2014 - 2015
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: LÊ VĂN AN
2. Ngày tháng năm sinh: 07-03-1970
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: Quang Trung – Thống Nhất – Đồng Nai
5. Điện thoại: (061)3764694 (CQ)/ (061)3764695 (NR); ĐTDĐ: 0918490359
6. Fax: Không E-mail:
7. Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
8. Nhiệm vụ được giao: Quản lý chuyên môn, khảo thí; giảng dạy Hoá
9. Đơn vị công tác: Trường THPT Thống Nhất


II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị cao nhất: Thạc sỹ Hoá
- Năm nhận bằng: 2003
- Chuyên ngành đào tạo: Hoá phân tích
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Dạy và Nghiên cứu Hoá học
- Số năm có kinh nghiệm: 22 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
1. MỘT SỐ ĐÓNG GÓP HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC KHẢO THÍ
TRONG QUẢN LÝ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG THỒNG NHẤT
2
BM02-LLKHSKKN
MỤC LỤC Trang
MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 4
PHẦN II: TỔNG QUAN 5
II.1. Phương pháp luận sáng tạo khoa học 5
II.1.1. Khái niệm về phương pháp luận sáng tạo 5
II.1.2. Hệ thống các nguyên tắc sáng tạo cơ bản 5
II.1.3. Phân loại các mức sáng tạo và các mức khó của bài toán 6
II.1.4. Hệ thống các nguyên tắc sáng tạo cơ bản 6
II.1.5. Các bước cơ bản của phương pháp luận sáng tạo 6
II.2. Phản ứng oxy hoá – khử 7
II.2.1. Một số khái niệm 7
II.2.2. Quy tắc xác định số oxy hoá 7
II.2.3. Phương pháp cân bằng phản ứng oxy hoá – khử 8
PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
III.1. Luận sáng tạo trong cân bằng một phản ứng oxy hoá – khử 10
III.1.1. Cân bằng bằng phương pháp tính nhẩm 10

III.1.2. Dự đoán sản phẩm phản ứng 13
III.2. Luận sáng tạo trong xây dựng phương pháp giải một bài toán 14
PHẦN IV: ÁP DỤNG VÀO DẠY VÀ HỌC HOÁ VÔ CƠ 17
IV.1. Áp dụng vào giảng dạy hoá vô cơ 17
IV.2. Áp dụng vào học hoá vô cơ 19
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
3
MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết 29 của Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nêu rõ: Giáo
dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn
dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài. Đối với giáo dục phổ thông, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ
phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt
một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự
học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng
lực.
Hiện nay, trên thế giới có nhiều trường đại học dạy và học tư duy sáng tạo với
mục đích dạy những người biết sáng tạo một cách hiệu quả. Ở nước ta, các sáng kiến,
cải tiến, sáng chế còn mang tính tự phát, bị động và còn thiếu cơ sở về mặt phương
pháp luận. Một trong những nguyên nhân của tình hình này là do phương pháp luận
sáng tạo chưa được chú ý đúng mức trong suốt quá trình giáo dục và đào tạo.
Từ những yêu cầu khách quan đặt ra và với thực trạng dạy và học Hoá học ở
bậc phổ thông hiện nay, tuy có những đổi mới song vẫn còn nặng về truyền thụ kiến
thức; nhất là áp lực kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia sắp tới, đòi hỏi học sinh
không những nắm vững phương pháp giải mà còn phải có kỹ thuật và kỹ năng giải
nhanh một bài tập trong khoảng thời gian từ 1-2 phút. Vì vậy, với tâm huyết và kinh
nghiệm hơn 20 năm đứng trên bục giảng, tôi chọn chuyên đề: “Phương pháp luận

sáng tạo áp dụng vào việc dạy và học Hoá vô cơ”.
Nội dung của chuyên đề: Trình bày tóm tắt khái niệm, một số nguyên tắc và
các bước cơ bản của phương pháp luận sáng tạo; vận dụng vào việc cân bằng phương
trình phản ứng oxy hoá – khử và xây dựng phương pháp tổng quát để giải một bài
toán hoá học. Từ đó giúp học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc học Hoá
học ở bậc trung học phổ thông.
Trong quá trình thực hiện đề tài không thể tránh khỏi những sai sót; rất mong
nhận được sự nhận xét, góp ý của quý Thầy – Cô và đồng nghiệp.
Xin trân trọng cám ơn!
Tác giả
4
PHẦN II: TỔNG QUAN
II.1. Phương pháp luận sáng tạo
Vào thế kỷ thứ 3, ở thành phố Alexandria thuộc Hy lạp cổ, nhà toán học
Pappos đã đặt nền móng khởi đầu cho khoa học nghiên cứu tư duy sáng tạo để xây
dựng các phương pháp, quy tắc làm sáng chế và phát minh trong mọi lĩnh vực. Ông
đặt tên cho khoa học này là Heuristics (lấy gốc là từ Eureka – Tìm ra rồi). Sau Papos,
mặc dù có nhiều nhà khoa học, đặc biệt phải kể đến Descartes, Leibnitz,…đã cố gắng
xây dựng và phát triển tiếp Heuristics, nhưng thực tế ít người biết đến nó và dần đi
vào quên lãng.
Cùng với cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật sau chiến tranh thế giới lần thứ
hai, ở nhiều nước công nghiệp đã bắt đầu xuất hiện nhu cầu ngày càng tăng về tốc độ
phát triển, tính cạnh tranh, tính đa dạng,… Đặc biệt là sự phát triển như vũ bão của
khoa học - công nghệ như hiện nay; nhờ đó khoa học sáng tạo dần được phục hồi và
phát triển. Hiện nay, trên thế giới người ta ước tính có hơn 10.000 ấn phẩm: sách, tạp
chí, các Websites, các bài báo nghiên cứu về sáng tạo.
Để có được phương phương pháp luận sáng tạo áp dụng rộng cho mọi lĩnh vực,
phương pháp luận đó phải được xây dựng trên các quy luật chung nhất. Triết học về
những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư
duy chính là phép biện chứng, có 3 quy luật: (1) Quy luật phủ định của phủ định; (2)

Quy luật lượng – chất; và (3) Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Do vậy, ông Altshuller, cha đẻ của phương pháp luận sáng tạo (Tiếng Anh gọi là
TRIZ) chọn phép biện chứng là cơ sở triết học của phương pháp luận sáng tạo.
II.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Phương pháp luận (Mehthodology): thường được hiểu theo hai nghĩa: (1)
Khoa học hoặc lý thuyết về phương pháp; (2) hệ thống các phương pháp.
Sáng tạo (Creativity) là hoạt động tạo ra bất kỳ cái gì có đồng thời “tính mới”
và “tính lợi ích”.
Vấn đề - bài toán (Problem) là tình huống, ở đó người giải biết mục đích cần
đạt nhưng: (1) không biết cách đạt đến mục đích; hoặc (2) không biết cách tối ưu để
đạt đến mục đích trong một số cách đã biết.
Tư duy sáng tạo (Creative Thinking) là quá trình suy nghĩ đưa người giải: (1)
từ không biết cách đạt đến mục đích đến biết cách đạt đến mục đích, hoặc (2) từ
không biết cách tối ưu đạt đến mục đích đến biết cách tối ưu đạt đến mục đích trong
một số cách đã biết.
Phương pháp luận sáng tạo (Creativity Methodologies) là bộ môn khoa học
có mục đích xây dựng và trang bị cho mọi người hệ thống các phương pháp, các kỹ
năng thực hành tiên tiến về suy nghĩ để giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định một
cách sáng tạo, về lâu dài, tiến tới điều khiển được tư duy.
II.1.2. Đối tượng, mục đích và ý nghĩa của phương pháp luận sáng tạo
Đối tượng: là môn học nghiên cứu và hoàn thiện tư duy sáng tạo – quá trình
suy nghĩ giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định của mỗi người.
5
Mục đích: trang bị cho người học hệ thống các phương pháp và kỹ năng cụ
thể, giúp họ nâng cao năng suất, hiệu quả, về lâu dài tiến tới điều khiển tư duy sáng
tạo của họ.
Ý nghĩa: hệ thống giáo dục đào tạo hiện nay chủ yếu đào tạo về chuyên môn.
Trong khi đó số lượng các vấn đề chuyên môn chiếm một phần nhỏ trong số các vấn
đề mà giáo viên và học sinh có thể gặp trong cuộc sống. Phương pháp luận sáng tạo
giúp họ tìm ra cách tối ưu nhất để giải quyết vấn đề.

II.1.3. Phân loại các mức sáng tạo và các mức khó của bài toán
Trong TRIZ, các mức sáng tạo (mức khó) của bài toán nhìn theo “tính mới” được cụ
thể hoá thành 5 mức từ dễ đến khó như sau:
Mức 1: Sử dụng ngay ý tường có sẵn
Mức 2: Lựa chọn ý tưởng tối ưu trong vài ý tưởng có sẵn
Mức 3: Cải tiến ý tưởng có sẵn
Mức 4: Đưa ra ý tưởng mới
Mức 5: Đưa ra nguyên lý hoạt động mới nhờ vậy có được loại hệ thống mới
Tuy nhiên, để dưa ra ý tưởng mới cần phải dựa trên những nguyên tắc, hệ
thống nguyên tắc cơ bản.
II.1.4. Hệ thống các nguyên tắc sáng tạo cơ bản
Người ta đã đưa ra 40 hệ thống các nguyên tắc được áp dụng trong phương
pháp luận sáng tạo, sau đây là một số nguyên tắc được dùng để áp dụng trong chuyên
đề này:
Nguyên tắc phân nhỏ: Chia đối tượng thành các phần độc lập; làm cho đối
tượng trở nên tháo lắp được; tăng mức độ phân nhỏ đối tượng.
Nguyên tắc đảo ngược: Thay vì hành động như yêu cầu của bài toán, thì hành
động ngược lại, thí dụ: không làm nóng mà làm lạnh đối tượng; hay như phép chứng
minh phản chứng trong toán học; đảo ngược các bước cân bằng một phản ứng oxy
hoá – khử.
Nguyên tắc linh động: Cần thay đổi các đặc trưng của đối tượng hay môi
trường bên ngoài sao cho chúng tối ưu trong từng giai đoạn làm việc; phân chia đối
tượng thành từng phần, có khả năng dịch chuyển với nhau.
Nguyên tắc sử dụng trung gian: Sử dụng đối tượng trung gian, chuyển tiếp,
thí dụ: sử dụng phương pháp đặt ẩn phụ, bài toán M trung bình trong hoá học.
II.1.5. Các bước cơ bản của phương pháp luận sáng tạo
Mức sáng tạo cũng tương ứng với mức khó của bài toán; vì vậy, cần xác định
các bước để giải bài toán:
- Xác định bài toán cần giải
- Xác định cách tiếp cận giải bài toán

- Tìm thông tin giải bài toán
- Tìm ý tưởng giải bài toán
- Phát triển ý tưởng thành thành phẩm
- Áp dụng thành phẩm vào thực tế
6
Tuy nhiên, chúng ta có thể tóm tắt thành 4 bước cơ bản để áp dụng trong dạy và
học Hoá vô cơ ở bậc trung học phổ thông như sau:
Bước 1: Đặt vấn đề, tức là xác định bài toán cần giải
Bước 2: Phân tích đề, tức là chia một vấn đề lớn thành những vấn đề nhỏ hơn để tìm
thông tin và tiếp cận bài giải
Bước 3: Phát ý tưởng, tức là tìm ra cách giải bài toán dựa trên phân tích ở bước 1 và
bước 2
Bước 4: Giải bài toán và đưa ra kết quả.
Trong chuyên đề này chỉ xây dựng phương pháp luận sáng tạo cho việc cân
bằng phương trình phản ứng oxy hoá - khử dạng Kim loại tác dụng với axit nitric
hoặc axit sulfuric đặc nóng và xây dựng phương pháp tổng quát để giải một bài toán.
Vì vậy, chúng tôi chỉ đưa vào phần tổng quan những kiến thức hoá học có liên quan
đến chuyên đề này.
II.2. Phản ứng oxy hoá – khử
II.2.1. Một số khái niệm
- Chất khử: là những chất cho (nhường) electron
- Chất oxy hoá: là những chất nhận (thu) electron
- Sự khử: là sự thu electron
- Sự oxy hoá: là sự mất electron
Thí dụ:
Na → Na
+
+ 1e (Sự oxy hoá Natri)
(Chất khử)
Cl + 1e → Cl

-
(Sự khử Clo)
(Chất oxy hoá)
Vì vậy, trong một phản ứng oxy hoá – khử, sự oxy hoá và sự khử bao giờ cũng
diễn ra đồng thời. Để nhận biết một phản ứng có phải là phản ứng oxy hoá – khử hay
không; và để thuận tiện cho việc cân bằng phản ứng oxy hoá – khử, người ta đưa ra
khái niệm số oxy hoá.
- Số oxy hoá: Số oxy hoá là điện tích của nguyên tử trong phân tử, nếu giả định
rằng cặp electron chung giữa hai nguyên tử chuyển hẳn về nguyên tử có độ âm điện
lớn hơn (giả định phân tử có liên kết ion)
Từ khái niệm trên giáo viên có thể nhắc cho học sinh dễ hiểu: một nguyên tử có
“điện tích” bằng bao nhiêu thì có số oxy hoá bằng bấy nhiêu (kể cả điện tích thực và
điện tích giả định).
II.2.2. Quy tắc xác định số oxy hoá
Từ khái niệm số oxy hoá ở trên, giáo viên đặt hệ thống câu hỏi để học sinh xây
dựng các quy tắc xác định số oxy hoá như sau:
a. Số oxy hoá của đơn chất bằng không
Thí dụ: Na
0
, H
2
0
, S
0
, O
3
0

b. Đối với các ion đơn nguyên tử, số oxy hoá bằng điện tích ion đó.
Thí dụ: Số oxy hoá của các ion Na

+
, Mg
2+
, S
-2
lần lượt là +1, +2 và -2
7
c. Trong các hợp chất: thường số oxy hoá của H bằng +1, của O bằng -2
d. Trong một phân tử, tổng số oxy hoá của các nguyên tử bằng không
Thí dụ: Xác định số oxy hoá của N trong các hợp chất NH
3
, HNO
2
, HNO
3
Gọi x, y, z là số oxy hoá cần tìm của N trong các chất trên:
NH
3
: x + 3(+1) = 0 ⇒ x = -3
HNO
2
: (+1) + y + 2(-2) = 0 ⇒ y = +3
HNO
3
: (+1) + z + 3(-2) = 0 ⇒ z = +5
Nhận xét: Một số trường hợp số oxy hoá không đổi, giáo viên hướng dẫn học
sinh suy luận nhằm xác định nhanh số oxy hoá của các nguyên tử khác.
Thí dụ: Trong HNO
3
,


Cu(NO
3
)
2
,

M(NO
3
)
n
→ số oxy hoá của của N = +5
II.2.3. Phương pháp cân bằng phản ứng oxy hoá – khử
Về cơ bản học sinh cân bằng theo 4 bước:
Bước 1: xác định số oxy hoá của các nguyên tử của nguyên tố trong phản ứng để tìm
chất khử (có số oxy hoá tăng) và chất oxy hoá (có số oxy hoá giảm).
Bước 2: Viết các quá trình oxy hoá, quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình
Bước 3: Tìm hệ số đồng thời cho chất khử, chất oxy hoá theo nguyên tắc: số electron
do chất khử nhường ra bằng số electron do chất oxy hoá thu vào.
Bước 4: Đặt các hệ số của chất khử, chất oxy hoá vào phương trình phản ứng và cân
bằng các nguyên tố còn lại, thường theo thứ tự: kim loại, gốc axit, H và O (chỉ dùng
để kiểm tra).
Tuy nhiên việc áp dụng cho học sinh còn tuỳ thuộc vào “độ khó” của phản ứng
oxy hoá khử hoặc ở dạng phương trình phân tử hay ở dạng phương trình ion. Sau đây
chúng ta xét một số dạng tiêu biểu.
a. Cân bằng phương trình phản ứng oxy hoá khử bằng phương pháp thăng
bằng electron
Thí dụ 1: SO
2
+ Br

2
+ H
2
O → H
2
SO
4
+ HBr
Bước 1: Xác định số oxy hoá của các nguyên tố có số oxy hoá thay đổi:
S
+4
O
2
+ Br
2
0
+ H
2
O → H
2
S
+6
O
4
+ HBr
-1
(Chất khử) (Chất oxy hoá)
Bước 2: Viết các quá trình oxy hoá và quá trình khử:
S
+4

= S
+6
+ 2e
Br
0
+ 1e = Br
-1
Bước 3: Tìm hệ số đồng thời cho chất khử và chất oxy hoá
1 x S
+4
= S
+6
+ 2e
2 x Br
0
+ 1e = Br
-1
S
+4
+ 2Br
0
= S
+6
+ 2Br
-1
Bước 4: Đặt hệ số vào phương trình và cân bằng các nguyên tố còn lại là H và O (lúc
này trong phương trình không ghi số oxy hoá); đến đây giáo viên hướng dẫn học sinh
cân bằng H trước và O (dùng để kiểm tra).
SO
2

+ Br
2
+ 2H
2
O → H
2
SO
4
+ 2HBr
8
Nhận xét: Đối với học sinh khá giỏi, có thể tiến hành theo 5 bước, tức là giáo
viên đặt câu hỏi để học sinh từ số oxy hoá có thể dự đoán sản phẩm phản ứng, sau đó
cân bằng 4 bước như trên.
Thí dụ 2: Cu
0
+ HN
+5
O
3
→ Cu(N
+5
O
3
)
2
+ N
+4
O
2
+ H

2
O
Giáo viên cho học sinh tiến hành cân bằng theo 4 bước như thí dụ 1:
1 x Cu
0
= Cu
+2
+ 2e
2 x N
+5
+ 1e = N
+4
Cu
0
+ 2 N
+5
= Cu
+2
+ 2 N
+4
⇒ Cu + 2 HNO
3
→ Cu(NO
3
)
2
+ 2NO
2
+ H
2

O
Nhận xét: Rõ ràng số nguyên tử N ở hai vế khác nhau, vì sao? Ở đây 2 phân tử
HNO
3
ở trên là phần oxy hoá, chưa kể đến phần HNO
3
tạo muối (đóng vai trò môi
trường). Đến đây giáo viên hướng dẫn học sinh cân bằng phần môi trường như sau:
Đếm số gốc axit ở vế phải, được bao nhiêu thì cộng thêm bấy nhiêu phân tử
axit ở vế trái và cân bằng các nguyên tố còn lại.
Như vậy, ở vế phải có 2 gốc (NO
3
) → cộng thêm 2 phân tử HNO
3
ở vế trái →
Tổng số phân tử HNO
3
: 2 + 2 = 4
Cu + 4HNO
3
→ Cu(NO
3
)
2
+ 2NO
2
+ H
2
O
Đến đây học sinh cân bằng H, và kiểm tra O

Cu + 4HNO
3
→ Cu(NO
3
)
2
+ 2NO
2
+ 2H
2
O
Đối với học sinh lớp 11 và 12, đến đây giáo viên yêu cầu học sinh viết phương trình
ion thu gọn thí dụ 2:
Cu + 4 HNO
3
→ Cu(NO
3
)
2
+ 2NO
2
+ 2H
2
O
Cu + 4 H
+
+ 2NO
3
-


→ Cu
2+

+ 2NO
2
+ 2H
2
O
Như vậy, nếu xuất phát từ phản ứng oxy hoá khử ban đầu ở dạng ion thì cần
xác định số oxy hoá không, và phương pháp cân bằng như thế nào?
b. Cân bằng phương trình phản ứng theo phương pháp ion – electron
Thí dụ 1: Fe + H
+
+ NO
3
-

→ Fe
3+

+ NO + H
2
O
Giáo viên hướng dẫn học sinh cân bằng tương tự như trên nhưng không cần xác định
số oxy hoá nữa (vì số oxy hoá của ion bằng điện tích ion).
1 x Fe → Fe
3+
+ 3e
1 x NO
3

-

+ 4 H
+
+ 3e → NO + 2H
2
O (*)
Fe

+ NO
3
-

+ 4 H
+
→ Fe
3+
+ NO + 2H
2
O
Bằng cách nào học sinh viết được bán phản ứng (*) được? Giáo viên hướng
dẫn học sinh từng bước sau:
Cách 1: Cân bằng nguyên tử trước, điện tích sau:
Từ NO
3
-

→ NO giảm đi 2 nguyên tử oxy nên tạo ra 2H
2
O

NO
3
-

→ NO + 2H
2
O
Trong 2 phân tử H
2
O có chứa 4 nguyên tử H nên vế trái thêm 4 H
+
ở vế trái
9
NO
3
-

+ 4 H
+
→ NO + 2H
2
O
Đến đây giáo viên hướng dẫn học sinh cân bằng điện tích: Ở vế phải điện tích bằng 0,
còn vế trái điện tích = (1-) + 4(1+) = 3+. Vì vậy phải thêm 3- vào (tức +3e) để điện
tích hai vế bằng nhau, kết quả:
NO
3
-

+ 4 H

+
+ 3e = NO + 2H
2
O
Cách 2: Cân bằng điện tích trước và cân bằng nguyên tử sau. Cách này tương tự như
cân bằng theo phương pháp thăng bằng electron ở trên
Tóm lại: Để cân bằng một phương trình phản ứng oxy hoá – khử, học sinh phải tuân
thủ 4 bước cơ bản, trong đó khâu quan trọng nhất là xác định số oxy hoá.
PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi dựa trên nguyên tắc và phương
pháp luận sáng tạo để tập trung giải quyết hai vấn đề:
(1) Luận sáng tạo trong việc cân bằng phản ứng oxy hoá khử dạng kim loại tác
dụng với axit nitric hoặc axit sulfuric đặc, nóng; dự đoán phản ứng oxy hoá khử có
xảy ra hay không và dự đoán sản phẩm phản ứng.
(2) Xây dựng phương pháp tổng quát để giải bài toán hoá học nói chung và
dạng kim loại tác dụng với axit nitric hoặc axit sulfuric đặc, nóng nói riêng.
III.1. Phương pháp luận sáng tạo trong cân bằng một phản ứng oxy hoá – khử
III.1.1. Cân bằng bằng phương pháp tính nhẩm
Xin nói rõ rằng phương pháp tính nhẩm không thể áp dụng cho mọi phản ứng
oxy hoá – khử, phương pháp này chỉ áp dụng tối ưu cho phản ứng: KL + Axit →
Muối + Nước + Sản phẩm khử. Đây là loại phản ứng học sinh thường gặp trong
chương trình học lớp 10, 11 và 12.
Ưu điểm của phương pháp tính nhẩm này là cực nhanh, chỉ cần 5-10 giây mà
không cần xác định số oxy hoá, nên rất hữu dụng trong việc giải bài tập và trả lời câu
hỏi trắc nghiệm. Thực chất của phương pháp này là phân tích ngược các bước cân
bằng trên. Sau đây chúng ta xét một số thí dụ minh hoạ:
Thí dụ 1: Cu + HNO
3 (đặc)
→ Cu(NO
3

)
2
+ NO
2
+ H
2
O
Phương pháp luận sáng tạo chính là cân bằng ngược từ O → H → N → Cu.
Chúng ta phân tích kỹ thí dụ này:
Từ NO
3
→ NO
2
giảm đi 1O, nên tạo ra 1H
2
O
Trong 1H
2
O có chứa 2H nên ta cân bằng 2HNO
3
ở vế trái
⇒ Cu + 2HNO
3
→ Cu(NO
3
)
2
+ NO
2
+ 1H

2
O
Số nguyên tử N ở vế trái bằng 2, trong khi số nguyên tử N ở vế phải trong NO
2
(cố
định) là 1, nên trong Cu(NO
3
)
2
phải là 1; vì vậy phải nhân hệ số: 1/2
⇒ Cu + 2HNO
3
→ 1/2Cu(NO
3
)
2
+ NO
2
+ 1H
2
O
Đến đây cân bằng hệ sô cho Cu ở vế trái là 1/2
⇒ 1/2Cu + 2HNO
3
→ 1/2Cu(NO
3
)
2
+ NO
2

+ 1H
2
O
Đưa hệ số cân bằng về số nguyên bằng cách nhân 2 cho hai vế ta được:
Cu + 4HNO
3 (đặc)
→ Cu(NO
3
)
2
+ 2NO
2
+ 2H
2
O
10
Nhận xét: Thực chất đây là phương pháp cân bằng nghịch đảo các nguyên tố từ:
O

H

N

Cu mà không cần xác định số oxy hoá.
Thí dụ 2: Cu + HNO
3 (loãng)
→ Cu(NO
3
)
2

+ NO + H
2
O
Phân tích tương tự thí dụ 1:
Từ NO
3
→ NO giảm đi 2O, nên sản phẩm tạo ra 2H
2
O
⇒ Cu + HNO
3
→ Cu(NO
3
)
2
+ NO + 2H
2
O
Trong 2H
2
O chứa 4H nên ta cân bằng ở vế trái 4 HNO
3
⇒ Cu + 4HNO
3
→ Cu(NO
3
)
2
+ NO + 2H
2

O
Số nguyên tử N ở vế trái bằng 4, trong khi đó số nguyên tử N ở vế phải trong NO (cố
định) là 1, nên trong Cu(NO
3
)
2
phải là 3; vì vậy phải nhân hệ số là 3/2

⇒ Cu + 4HNO
3
→ 3/2 Cu(NO
3
)
2
+ NO + 2H
2
O
Đến đây chỉ cân bằng hệ số cho Cu ở vế trái là 3/2
⇒ 3/2 Cu + 4HNO
3
→ 3/2 Cu(NO
3
)
2
+ NO + 2H
2
O
Hay: 3Cu + 8HNO
3
→ 3Cu(NO

3
)
2
+ 2NO + 4H
2
O
Thật vậy, sau khi học sinh đã cân bằng quen, thì việc thực hiện loại phản ứng
này chỉ trong vài giây. Đến đây, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh phương pháp
cân bằng những phản ứng phức tạp hơn:
Thí dụ 3: Mg + HNO
3 (loãng)
→ Mg(NO
3
)
2
+ NH
4
NO
3
+ H
2
O
Từ NO
3
→ NH
4
giảm đi 3O, nên sản phẩm tạo ra 3H
2
O
⇒ Mg + HNO

3
→ Mg(NO
3
)
2
+ NH
4
NO
3
+ 3H
2
O
Trong (3H
2
O + 1NH
4
NO
3
) chứa 10H nên cân bằng 10 HNO
3
ở vế trái
⇒ Mg + 10HNO
3
→ Mg(NO
3
)
2
+ NH
4
NO

3
+ 3H
2
O
10 phân tử HNO
3
chứa 10N, vì trong 1NH
4
NO
3
chứa 2N nên phải cân bằng 4
Mg(NO
3
)
2
để tổng số nguyên tử N ở hai vế bằng nhau
⇒ Mg + 10HNO
3
→ 4Mg(NO
3
)
2
+ NH
4
NO
3
+ 3H
2
O
Để cân bằng Mg chỉ cần nhân hệ số với 4, ta được:

4Mg + 10HNO
3
→ 4Mg(NO
3
)
2
+ NH
4
NO
3
+ 3H
2
O
Thí dụ 4: Zn + H
2
SO
4 (đặc, nóng)
→ ZnSO
4
+ S + H
2
O
Từ SO
4
→ S mất đi 4O, nên tạo ra 4H
2
O
⇒ Zn + H
2
SO

4
→ ZnSO
4
+ S + 4H
2
O
Trong 4H
2
O có chứa 8H, nên cân bằng 4H
2
SO
4
ở vế trái
⇒ Zn + 4H
2
SO
4
→ ZnSO
4
+ S + 4H
2
O
4 phân tử H
2
SO
4
chứa 4S; vì có 1S (cố định) nên phải cân bằng 3 ZnSO
4
ở vế phải để
tổng số nguyên tử S ở hai vế bằng nhau

⇒ Zn + 4H
2
SO
4
→ 3ZnSO
4
+ S + 4H
2
O
Đến đây học sinh cân bằng 3Zn ở vế trái
3Zn + 4H
2
SO
4
→ 3ZnSO
4
+ S + 4H
2
O
Học sinh có thể cân bằng phản ứng tương tự khi kim loại tác dụng với H
2
SO
4
đặc nóng tạo ra các sản phẩm khử khác.
11
Thí dụ 5: M + H
2
SO
4 (đặc, nóng)
→ M

2
(SO
4
)
n
+ SO
2
+ H
2
O
(Trong đó M là kim loại và n là hoá trị của M)
Từ SO
4
→ SO
2
mất đi 2O, nên tạo ra 2H
2
O
⇒ M + H
2
SO
4
→ M
2
(SO
4
)
n
+ SO
2

+ 2H
2
O
Trong 2H
2
O có chứa 4H, nên cân bằng 2H
2
SO
4
ở vế trái
⇒ M + 2H
2
SO
4
→ M
2
(SO
4
)
n
+ SO
2
+ 2H
2
O
2 phân tử H
2
SO
4
chứa 2S; vì trong 1SO

2
(cố định) có chứa 1S nên phải cân bằng 1/n
M
2
(SO
4
)
n
ở vế phải để tổng số nguyên tử S ở hai vế bằng nhau
⇒ M + 2H
2
SO
4
→ 1/n M
2
(SO
4
)
n
+ SO
2
+ 2H
2
O
Để cân bằng kim loại M chì cần nhân hệ số 2/n ở vế phải
2/n M + 2H
2
SO
4
→ 1/n M

2
(SO
4
)
n
+ SO
2
+ 2H
2
O
Hay: 2M + 2nH
2
SO
4
→ M
2
(SO
4
)
n
+ nSO
2
+ 2nH
2
O
Khi học sinh đã thuần thục việc cân bằng những thí dụ như trên, giáo viên có
thể hướng dẫn học sinh cân bằng những trường hợp phức tạp hơn.
Thí dụ 6: Al + HNO
3 (loãng)
→ Al(NO

3
)
3
+ NO + N
2
O + H
2
O
(Trong đó tỷ lệ thể tích NO : N
2
O = 3 : 1 – Đề thi học sinh giỏi tỉnh)
Nhận xét: Do V
NO
: V
N2O
= 3 : 1, nên hệ số cân bằng cho NO gấp 3 lần hệ số N
2
O;
vì vậy cần nhân trước tỷ lệ: (3 NO + 1N
2
O)
Từ 5 NO
3
→ (3NO + 1N
2
O) mất đi 11O, nên sản phẩm tạo ra 11 H
2
O
⇒ Al + HNO
3

→ Al(NO
3
)
3
+ 3NO + 1N
2
O + 11H
2
O
Trong 11H
2
O chứa 22H, nên cân bằng 22 HNO
3
ở vế trái
⇒ Al + 22HNO
3
→ Al(NO
3
)
3
+ 3NO + 1N
2
O + 11H
2
O
22 phân tử HNO
3
chứa 22N; và vì (3NO + 1N
2
O) chứa 5N nên phải cân bằng 17/3

Al(NO
3
)
3
ở vế phải để tổng số nguyên tử N ở hai vế bằng nhau
⇒ Al + 22HNO
3
→ 17/3Al(NO
3
)
3
+ 3NO + 1N
2
O + 11H
2
O
Để cân bằng Al, ta cân bằng 17/3 Al ở vế trái
⇒ 17/3Al + 22HNO
3
→ 17/3Al(NO
3
)
3
+ 3NO + 1N
2
O + 11H
2
O
Hay: 17Al + 66HNO
3

→ 17Al(NO
3
)
3
+ 9NO + 3N
2
O + 33H
2
O
Nhận xét: Học sinh có thể sáng tạo cân bằng khi tỷ lệ giữa hai khí khác 3:1,
hoặc sản phẩm tạo ra hỗn hợp hai khí khác thí dụ trên với tỷ lệ mol là a: b
Thí dụ 7: M + HNO
3
→ M(NO
3
)
n
+ N
x
O
y
+ H
2
O
Nhận xét: đây là thí dụ khó, tuy nhiên học sinh có thể vận dụng sáng tạo việc cân
bằng
Từ xNO
3
→ N
x

O
y
thì số nguyên tử oxy bị mất đi là (3x –y) O, nên sản phẩm tạo ra
(3x –y)H
2
O
⇒ M + HNO
3
→ M(NO
3
)
n
+ N
x
O
y
+ (3x –y)H
2
O
Trong (3x –y)H
2
O chứa 2(3x –y)H, nên cân bằng 2(3x –y)HNO
3
ở vế trái
⇒ M + 2(3x –y)HNO
3
→ M(NO
3
)
n

+ N
x
O
y
+ (3x –y)H
2
O
12
Với 2(3x –y) phân tử HNO
3


vế trái chứa (6x – 2y)N; và vì N
x
O
y
chứa xN (cố định)
nên phải cân bằng (5x-2y)/n M(NO
3
)
n
ở vế phải để tổng số nguyên tử N ở hai vế bằng
nhau
⇒ M + 2(3x –y)HNO
3
→ (5x-2y)/n M(NO
3
)
n
+ N

x
O
y
+ (3x –y)H
2
O
Để cân bằng kim loại M, ta cân bằng (5x-2y)/n M ở vế trái
⇒ (5x-2y)/n M + 2(3x –y)HNO
3
→ (5x-2y)/n M(NO
3
)
n
+ N
x
O
y
+ (3x –y)H
2
O
Hay:
(5x-2y) M + 2n(3x –y)HNO
3
→ (5x-2y)M(NO
3
)
n
+ nN
x
O

y
+ n(3x –y)H
2
O
Tóm lại: Việc sáng tạo ra phương pháp tính nhẩm này là dựa trên cơ sở phân tích
ngược lại các bước cân bằng theo phương pháp cơ bản và cân bằng theo phương pháp
ion – electron. Tuy nhiên đối với học sinh, trước hết hãy tính nhẩm cho những phản
ứng đơn giản có hệ số nhỏ, sau đó tăng dần độ khó và có thể cân bằng phản ứng có hệ
số bằng chữ.
III.1.2. Dự đoán sản phẩm phản ứng
Thay vì cho học sinh biết sản phẩm phản ứng để học sinh thự hiện 4 bước cân
bằng, giáo viên yêu cầu học sinh dự đoán sản phẩm phản ứng dưới dạng câu hỏi:
Thí dụ 1: Bổ túc và cân bằng phương trình phản ứng oxy hoá – khử sau
SO
2
+ Br
2
+ H
2
O → H
2
SO
4
+ A
Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý: A là đơn chất hay hợp chất? Số oxy hoá S, Br thay
đổi như thế nào? Học sinh trả lời:
S
+4
O
2

+ Br
2
0
+ H
2
O → H
2
S
+6
O
4
+ A
(Chất khử) (Chất oxy hoá)
Do SO
2
là chất khử (vì S có số oxy hoá tăng từ +4 lên +6); suy ra Br
2
là chất
oxy hoá, nên có số số oxy hoá giảm từ 0 xuống -1 (do Br ở nhóm VIIA nên chỉ nhận
1e để đạt trạng thái bền giống khí hiếm). Vì vậy, A là hợp chất HBr. Từ đây việc cân
bằng phản ứng được thực hiện theo 4 bước cơ bản như trên.
Giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh sáng tạo ra các câu hỏi tương tự, thí
dụ: SO
2
+ Br
2
+ H
2
O → B + HBr
Học sinh dễ dàng suy luận được chất B là H

2
SO
4
và cân bằng phản ứng.
Thí dụ 2: Khi cho lá Cu vào dung dịch hỗn hợp chứa H
2
SO
4
và NaNO
3
loãng thì có
phản ứng xảy ra không? Vì sao?
Trong trường hợp học sinh trả lời: phản ứng không xảy ra, vì Cu không tác
dụng với H
2
SO
4
và NaNO
3
; giáo viên gợi ý cho học sinh viết phương trình ion thu
gọn của phương trình phản ứng sau:
3Cu + 8HNO
3 (loãng)
→ 3Cu(NO
3
)
2
+ 2NO + 4H
2
O

3Cu

+ 8 H
+
+ 2NO
3
-

→ 3Cu
2+
+ 2NO + 4H
2
O (*)
Từ đây, học sinh khẳng định phản ứng có xảy ra, vì trong dung dịch có sự điện ly:
H
2
SO
4
→ 2 H
+
+ SO
4
2-

NaNO
3
→ Na
+
+ NO
3

-


13
Nên trong dung dịch có chứa các ion H
+
và NO
3
-

; vì vậy, khi cho lá Cu vào thì
xảy ra phản ứng (*).
Đến đây giáo viên có thể đặt câu hỏi về hiện tượng xảy ra phản ứng và khái
quát hoá bằng việc thay thế Cu bằng các kim loại khác.
III.2. Luận sáng tạo trong xây dựng phương pháp giải một bài toán
Từ 4 bước cơ bản của phương pháp luận sáng tạo đã nêu ở trên, giáo viên
hướng dẫn cho học sinh xây dựng 4 bước cơ bản để xây dựng phương pháp giải một
bài toán thông qua các thí dụ cụ thể như sau:
Thí dụ 1: Cho 2,19 gam hỗn hợp Cu, Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO
3
dư ,
thu được dung dịch Y và 0,672 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Khối
lượng muối trong Y là
A. 6,39 gam B. 8,27 gam C. 4,05 gam D. 7,77 gam
(Đề thi tuyển sinh Cao đẳng năm 2014 – Khối A, B)
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện theo 4 bước sau:
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh lập dàn ý (dạng sơ đồ hoá) bài toán
Cu (a mol) Cu(NO
3
)

2
(a mol)
hh + dd HNO
3
⇒ dd Y + NO
(2,19g) Al (b mol) m
Y
=? Al(NO
3
)
3
(b mol) 0,672 lit
Bước 2: GV hướng dẫn học sinh tìm số ẩn của bài toán và số dữ kiện bài toán cho
Số ẩn: 2, đó là a (số mol Cu) và b (số mol Al)
Số dữ kiện (số phương trình): 2, đó là 2,19 và 0,672
Bước 3: Hoc sinh phát ý tưởng để giải bài toán này là giải hệ phương trình 2 ẩn (vì
số ẩn và số phương trình bằng nhau)
Bước 4: Giáo viên gọi học sinh lên bảng giải bài toán
3Cu + 8HNO
3
→ 3Cu(NO
3
)
2
+ 2NO + 4H
2
O (1)
a a 2a/3
Al + 4HNO
3

→ Al(NO
3
)
3
+ NO + 2H
2
O (2)
b b b
Đặt a, b lần lượt là số mol của Cu và Al có trong 2,19 gam hỗn hợp
n
NO
= 2a/3 + b = 0,672/22,4 = 0,03 ⇒ 2a + 3b = 0,09
Từ (1),(2) ta có
m
hh
= m
Cu
+ m
Al
= 64a + 27b = 2,19
Giải hệ tìm được a = 0,03 và b = 0,01
Khối lượng muối m
Y
= m
Cu(NO3)2
+ m
Al(NO3)3
= 188a + 213b =
= 188* 0,03 + 213*0,01 = 7,77 (Đáp án D)
Nhận xét: Đây là bài toán cơ bản, học sinh khi biết cân bằng theo phương pháp tính

nhẩm và có rèn luyện kỹ năng thì có thể giải bài toán này trong thời gian 1-2 phút.
Ở mức sáng tạo mức 1, học sinh có thể sáng tạo ra những bài toán tương tự khi
thay đổi dữ kiện, thí dụ như tìm V
NO
khi biết khối lượng muối; hay tìm số mol HNO
3
14
phản ứng. Ở mức sáng tạo cao hơn, học sinh có thể đặt câu hỏi: Còn cách nào để giải
bài toán nhanh hơn không? Nếu hỗn hợp gồm ≥ 3 kim loại thì có giải được không?
Nếu được thì giải như thế nào? Để có câu trả lời, chúng ta sẽ bàn ở phần sau.
Thí dụ 2: Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO
3
loãng, thu
được 940,8 ml khí N
x
O
y
(sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) có tỉ khối đối với H
2
bằng
22. Khí N
x
O
y
và kim loại M là
A. NO và Mg. B. NO
2
và Al. C. N
2
O và Al. D. N

2
O và Fe
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện theo 4 bước sau:
Bước 1: Lập dàn ý
M + HNO
3
loãng → M(NO
3
)
n
+ N
x
O
y

3,024g 940,8 ml (dN
x
O
y
/H
2
= 22)
Bước 2: Học sinh tìm tương quan giữa (số ẩn) và (số phương trình)
Số ẩn: 4 ẩn (M, n, x, và y)
Số dữ kiện (phương trình): 3 (3,024; 940,8 và 22)
Bước 3: GV đặt câu hỏi với học sinh rằng có thể giải hệ phương trình như bài toán
trên được không? Sau đó hướng dẫn học sinh phát ý tưởng: Đưa bài toán về 1
phương trình 2 ẩn và biện luận.
Bước 4: Giải và xác định kết quả
dN

x
O
y
/H
2
= 22 ⇒ M
NxOy
= 22*2 = 44 ⇒ 14x + 16y = 44
Vì x, y nguyên dương nên nghiệm duy nhất x = 2 và y = 1 ⇒ Oxit là N
2
O
Đến đây học sinh dung phương pháp cân bằng nhẩm để cân bằng phương trình
8 M + 10nHNO
3
→ 8M(NO
3
)
n
+ nN
2
O + 5nH
2
O
8M(g) 22400n (ml)
3,024(g) 940,8 (ml)
Học sinh tìm được: M = 9n và biện luận
Với n = 1 ⇒ M = 9 (loại)
Với n = 2 ⇒ M = 18 (loại)
Với n = 3 ⇒ M = 27 ⇒ Kim loại là Al ⇒ Đáp án C
Thí dụ 3: Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe

2
O
3
và Fe
3
O
4
phản ứng hết với
dung dịch HNO
3
loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở
đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m

A. 38,72. B. 35,50. C. 49,09. D. 34,36
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện theo 4 bước sau:
Bước 1: Lập dàn ý
hh (Fe, FeO, Fe
2
O
3
và Fe
3
O
4
) + HNO
3
loãng → ddX + NO
11,36g m(g) 1,344 lít
Như vậy, bài toán yêu cầu tìm khối lượng muối Fe(NO
3

)
3
sinh ra
Bước 2: Học sinh tìm tương quan giữa (số ẩn) và số dữ kiện (số phương trình):
Số ẩn: 4 ẩn (a, b, c, và d là số mol lần lượt của Fe, FeO, Fe
2
O
3
và Fe
3
O
4
)
Số dữ kiện (phương trình): 2 (11,36 và 1,344)
15
Bước 3: Phát ý tưởng
Giáo viên đặt câu hỏi đối với học sinh: để giải được bài toán này thì phải làm
thế nào khi số ẩn nhiều hơn số phương trình từ 2 trở lên?
Đến đây, giáo viên gợi ý chỉ có hai khả năng: Hoặc là giảm số ẩn, hoặc là tăng
số phương trình; từ đây học sinh có thể trả lời là dùng phương pháp giảm ẩn.
Do Fe
3
O
4
được xem là hỗn hợp của FeO, Fe
2
O
3
nên bài toán trên được đưa về
dạng:

hh (Fe, Fe
3
O
4
) + HNO
3
loãng → ddX + NO
11,36g m(g) 1,344 lít
Và đây là bài toán giải hệ phương trình như thí dụ 1 mà học sinh đã giải.
Bước 4: Giải và xác định kết quả
Fe + 4HNO
3
→ Fe(NO
3
)
3
+ NO + 2H
2
O (1)
x mol x x mol
3Fe
3
O
4
+ 28HNO
3
→ 9Fe(NO
3
)
3

+ NO + 14H
2
O (2)
y mol 3y y/3 mol
Đặt x, y lần lượt là số mol Fe và Fe
3
O
4
có trong 11,36 gam hỗn hợp,
n
NO
= x + y/3 = 1,344/22,4 = 0,06 ⇒ 3x + y = 0,18
Từ (1),(2) ta có
m
hh
= m
Fe
+ m
Fe3O4
= 56x + 232y = 11,36
Giải hệ tìm được x = 0,0475 và y = 0,0375
Khối lượng muối m
X
= m
Fe(NO3)3
= 242(x + 3y) = 242(0,0475 + 3* 0,0375)
= 38,72 (Đáp án A)
Thí dụ 4: Cho hỗn hợp gồm 1 mol chất X và 1 mol chất Y tác dụng hết với dung dịch
H
2

SO
4
đặc, nóng (dư) tạo ra 1 mol khí SO
2
(sản phẩm khử duy nhất). Hai chất X, Y là
A. Fe, Fe
2
O
3
. B. Fe, FeO. C. Fe
3
O
4
, Fe
2
O
3
. D. FeO, Fe
3
O
4
(Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2014 – Khối A)
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện theo 4 bước sau:
Bước 1: Lập dàn ý
hh (X:1 mol, Y:1 mol) + H
2
SO
4
→ SO
2

(1 mol)
Như vậy, bài toán yêu cầu tìm công thức của X và Y
Bước 2: Học sinh tìm tương quan giữa (số ẩn) và số dữ kiện (số phương trình):
Số ẩn: ≥ 4 ẩn (X, Y có thể là Fe và oxit sắt hoặc là 2 hợp chất của oxit sắt Fe
x
O
y
)
Số dữ kiện (phương trình): 3 (1; 1và 1)
Bước 3: Phát ý tưởng
Giáo viên đặt câu hỏi đối với học sinh: Khi số ẩn không xác định chính xác và không
viết được phương trình phản ứng thì phương pháp giải như thế nào?
Về mặt logic của lý luận, sẽ giải bài toán này trong điều kiện không viết phương trình
phản ứng và không dùng ẩn số; từ đây học sinh có thể trả lời là dùng phương pháp
bảo toàn số mol electron.
16
Bước 4: Giải và xác định kết quả
Sử dụng phương pháp bảo toàn số mol electron
Σn
e
(cho) = Σn
e
(nhận) = 2n
SO2
= 2*1 = 2 mol (do S nhận 2e)
Gọi a, b lần lượt là số electron mà X và Y cho, ta có:
a.n
X
+ b. n
Y

= 2 ⇒ a + b = 2 (1) (do n
X
= n
Y
= 1mol)
Vì kim loại thường chỉ cho 1, 2, hoặc 3e nên theo đề bài học sinh suy ra:
3 ≥ a ≥ 0 và 3 ≥ b ≥ 0 (Trường hợp a, b = 0 là chỉ xảy ra phản ứng trao đổi)
Từ (1) ⇒ nghiệm phù hợp duy nhất là a = b = 1
Như vậy trong 4 đáp án nêu trên chỉ có một đáp án đúng là: Đáp án D.
Từ những thí dụ trên, giáo viên hướng dẫn để học sinh rút ra phương
pháp tổng quát giải một bài toán theo 4 bước:
Bước 1: Đặt vấn đề, tức là xác định yêu cầu của bài toán? Từ đó học sinh lập dàn ý
(dạng sơ đồ hoá)
Bước 2: Phân tích đề, tức là tìm tương quan giữa số ẩn và số phương trình (dữ kiện)
của bài toán
Bước 3: Phát ý tưởng, tức là tìm ra cách giải bài toán dựa trên phân tích ở bước 1 và
bước 2. Có thể xảy ra những trường hợp sau:
Trường hợp 1: Khi (số ẩn) = (số phương trình) → Bài toán giải hệ (như thí dụ 1)
Trường hợp 2: Khi (số ẩn) - (số phương trình) =1 → Đưa bài toán về 1 phương trình
2 ẩn và biện luận (như thí dụ 2)
Trường hợp 3: Khi (số ẩn) - (số phương trình) ≥ 2 → Có 2 khả năng:
- Dùng phương pháp giảm ẩn → Đặt ẩn trung gian → Bài toán M trung bình hay
bài toán giảm ẩn (như thí dụ 3)
- Dùng phương pháp bỏ ẩn → Bài toán không dùng ẩn → Sử dụng các định luật
bảo toàn (như thí dụ 4)
Bước 4: Giải bài toán và đưa ra kết quả.
Tuy nhiên, do yêu cầu cao của việc thi Đại học – Cao đẳng của những năm
trước đây và kỳ thi THPT Quốc gia cho những sắp tới đòi hỏi học sinh không chỉ
nắm vững phương pháp giải mà còn phải rèn luyện kỹ năng và kỹ thuật nhận dạng và
giải nhanh một bài tập Hoá vô cơ.

PHẦN IV: ÁP DỤNG VÀO DẠY VÀ HỌC HOÁ VÔ CƠ
IV.1. Áp dụng vào giảng dạy hoá vô cơ
Từ nguyên tắc và phương pháp luận sáng tạo, giáo viên hướng dẫn học sinh
phương pháp cân bằng phản ứng và xây dựng phương pháp giải toán theo 4 bước như
đã đề cập ở trên. Từ đó giúp học sinh không những hình thành kỹ năng giải toán mà
còn có thể sáng tạo và chủ động trong việc học hoá vô cơ. Sau khi học sinh có kỹ
năng rồi giáo viên có thể giúp học sinh xây dựng khả năng nhận dạng và giải nhanh
bài toán. Chúng ta sẽ xét một số trường hợp cụ thể:
Đối với dạng toán: Hỗn hợp kim loại (M) tác dụng với axit nitric (HNO
3
)
17
M + 2nHNO
3 (đặc)
→ M(NO
3
)
n
+ nNO
2
+ nH
2
O
M + HNO
3 (loãng)
→ M(NO
3
)
n
+ NO (N

2
O, N
2
, NH
4
NO
3
) + H
2
O
Học sinh sử dụng phương pháp tính nhẩm ở trên để cân bằng nhanh các phản ứng
này. Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh viết các bán phản ứng:
NO
3
-

+ 2H
+
+ 1e → NO
2
+ H
2
O
NO
3
-

+ 4 H
+
+ 3e → NO + 2H

2
O
2NO
3
-

+ 10 H
+
+ 8e → N
2
O + 5H
2
O
Từ đây giáo viên có thể hướng dẫn học sinh luận ra các bán phản ứng khác:
2HNO
3
+ 1e → NO
2
+ H
2
O + NO
3
-


2a ← a ← a a (trong đó a là số mol NO
2
)
4HNO
3

+ 3e → NO + 2H
2
O + 3NO
3
-


4b ← 3b ← b 3b (b là số mol NO)
10HNO
3
+ 8e → N
2
O + 5H
2
O + 8NO
3
-


10c ← 8c ← c 8c (c là số mol N
2
O)
Từ đây giáo viên giúp học sinh suy ra số mol gốc NO
3
-
tạo muối và số mol
HNO
3
phản ứng đế áp dụng vào việc giải toán.
⇒ n

HNO3
(phản ứng) = 2n
NO2
+ 4n
NO
+ 10n
N2O
⇒ n
NO3-
(tạo muối) = n
NO2
+ 3n
NO
+ 8n
N2O
Đối với dạng toán: Hỗn hợp ban đầu không hoàn toàn là kim loại tác dụng với
axit nitric (HNO
3
)
Khi đó chúng ta sử dụng phương pháp quy đổi về nguyên tố để giải nhanh.
Thí dụ1: Khi cho hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe
2
O
3
và Fe
3
O
4
CuO, Cu tác dụng với
HNO

3
sinh ra NO
2
và NO (không có phản ứng tạo NH
4
NO
3
). Tính số mol HNO
3
phản
ứng và NO
3
-

tạo muối.
Để giải nhanh chúng ta coi hỗn hợp X chỉ có Fe, Cu và O. Các bán phản ứng khử:
2HNO
3
+ 1e → NO
2
+ H
2
O + NO
3
-


2a ← a ← a a (trong đó a là số mol NO
2
)

4HNO
3
+ 3e → NO + 2H
2
O + 3NO
3
-


4b ← 3b ← b 3b (b là số mol NO)
O + 2HNO
3
+ 2e → H
2
O + 2NO
3
-


c → 2c 2c (c là số mol O)
⇒ n
HNO3
(phản ứng) = 2n
NO2
+ 4n
NO
+ 2n
O
⇒ n
NO3-

(tạo muối) = n
NO2
+ 3n
NO
+ 2n
O
Thí dụ 2: Đối với hỗn hợp X gồm kim loại và muối sulfua như Fe, FeS, CuS, Cu thì
chúng ta quy hỗn hợp X về Fe, Cu và S và sử dụng phương pháp như trên để giải toán
(trong đó S → SO
4
2-
).
Sau khi xây dựng phương pháp xong, giáo viên cho học sinh luyện tập bằng
những bài toán cụ thể, đi từ dễ đến khó.
18
IV.2. Áp dụng vào học hoá vô cơ
Đối với dạng câu hỏi lý thuyết cân bằng phản ứng:
Học sinh vận dụng phương pháp tính nhẩm để cân bằng nhanh một phản ứng
oxy hoá khử vào việc trả lời câu hỏi trắc nghiệm:
Thí dụ 1: Chọn hệ số cân bằng đúng cho phản ứng oxy hoá – khử sau:
Mg + HNO
3
→ Mg(NO
3
)
2
+ NH
4
NO
3

+ H
2
O
A. (1,10,4,1,3). B.(4,10,4,1,3). C. (2,6,2,1,3). D. (4,10,4,1,5)
Học sinh có thể cân bằng trong vòng 5-10 giây sẽ ra kết quả:
4Mg + 10HNO
3
→ 4Mg(NO
3
)
2
+ NH
4
NO
3
+ 3H
2
O
Từ đây, học sinh dễ dàng chọn đáp án đúng là: B
Thí dụ 2: Cho phản ứng M + HNO
3
→ M(NO
3
)
n
+ N
x
O
y
+ H

2
O
Sau khi cân bằng phương trình hoá học trên với hệ số các chất là những số
nguyên tối giản thì hệ số cân bằng của HNO
3

A. (3x –y). B. 2n(3x –y). C. (5x-2y). D. n(5x-2y)
Học sinh sẽ mất nhiều thời gian để tìm ra đáp án đúng nếu cân bằng phản ứng
trên theo 4 bước cơ bản. Tuy nhiên giáo viên có thể hướng dẫn học sinh cân bằng
theo phương pháp tính nhẩm sẽ ra ngay kết quả:
(5x-2y) M + 2n(3x –y)HNO
3
→ (5x-2y)M(NO
3
)
n
+ nN
x
O
y
+ n(3x –y)H
2
O
Từ đây, học sinh dễ dàng chọn đáp án đúng là: B
Đối với các bài toán hỗn hợp kim loại tác dụng với axit
BT1: Cho 2,19 gam hỗn hợp Cu, Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO
3
dư , thu
được dung dịch Y và 0,672 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Khối
lượng muối trong Y là

A. 6,39 gam B. 8,27 gam C. 4,05 gam D. 7,77 gam
Cách 1: Học sinh phân tích 4 bước và đưa ra ý tưởng giải bài toán là giải hệ phương
trình 2 ẩn. Kết quả cho đáp án đúng là D. 7,77 gam như đã giải ở trên
Cách 2: Học sinh vận dụng phương pháp giải nhanh đó chính là bảo toàn khối lượng,
với cách gợi ý đặt vấn đề như sau:
m
muối
= m
ion

kim loại
+ m
NO3-
(tạo muối) = m
kim loại
+ m
NO3-
(tạo muối)
Đến đây học sinh viết bán phản ứng để tìm n
NO3-
(tạo muối):
4HNO
3
+ 3e → NO + 2H
2
O + 3NO
3
-



n
NO
= 0,672/22,4 = 0,03 mol ⇒ n
NO3-
(tạo muối) = 3n
NO
= 0,09 mol
Theo bảo toàn khối lượng
m
muối
= m
kim loại
+ m
NO3-
(tạo muối) = 2,19 + 62* 0,09 = 7,77 gam
⇒ Đáp án D
Nhận xét: Ưu điểm của phương pháp này là giúp học sinh giải nhanh bài toán; từ đây
cho thấy kết quả tính toán không phụ thuộc vào số lượng và bản chất của kim loại.
Học sinh có thể sáng tạo ra các bài tập tương tự.
19
BT2: Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe
2
O
3
và Fe
3
O
4
phản ứng hết với dung
dịch HNO

3
loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và
dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 38,72. B. 35,50. C. 49,09. D. 34,36
Cách 1: Học sinh phân tích 4 bước và đưa ra ý tưởng giải bài toán là dùng phương
pháp giảm ẩn. Kết quả cho đáp án đúng là A. 38,72 như đã giải ở trên
Cách 2: Để giải nhanh bài toán này là dùng phương pháp quy đổi: chúng ta coi hỗn
hợp chỉ gồm Fe (a mol) và O (b mol). Học sinh viết các bán phản ứng:
Bán phản ứng nhận e Bán phản ứng cho e
4HNO
3
+ 3e → NO + 2H
2
O + 3NO
3
-
0,18 0,03
Fe → Fe
3+
+ 3e
a mol 3a
O + 2HNO
3
+ 2e → H
2
O + 2NO
3
-
b mol 2b


Dùng phương pháp bảo toàn số mol electron: 3a = 0,18 + 2b (1)
Khối lượng hỗn hợp: 56a + 16b = 11,36 (2)
Giải hệ phương trình (1) và (2) tìm được a = 0,16 và b = 0,15
Suy ra khối lượng muối m
X
= m
Fe(NO3)3
= 242*0,15 = 38,72 gam (Đáp án A)
Nhận xét: Học sinh có thể viết 2 bán phản ứng nhận e đơn giản hơn để tiết kiệm thời
gian; tuy nhiên cách viết như trên còn có lợi thế khi đề yêu cầu tính lượng HNO
3
phản ứng. Cách tính nhanh này học sinh hoàn toàn có thể áp dụng khi hỗn hợp ban
đầu không phải chỉ có kim loại (đây chính là phương pháp luận sáng tạo)
BT3: Cho 29 gam hỗn hợp gồm Al, Cu và Ag tác dụng vừa đủ với 950 ml dung dịch
HNO
3
1,5M, thu được dung dịch chứa m gam muối và 5,6 lít hỗn hợp khí X (đktc)
gồm NO và N
2
O. Tỷ khối hơi của X so với H
2
là 16,4. Giá trị của m là
A. 98,20 B. 97,20 C. 98,75 D. 91,00
(Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2012 – Khối B)
Nhận xét: Ở bài toán này, học sinh gặp phải hai vấn đề đặt ra: (1) Phản ứng sinh ra
hỗn hợp khí X gồm NO và N
2
O nên số ẩn tăng lên gấp đôi (6 ẩn); (2) đề bài chưa
khẳng định X là sản phẩm khử duy nhất nên vẫn có thể có khả năng trong dung dịch
thu được có thể có muối NH

4
NO
3
. Vì vậy, ý tưởng để tìm ra phương pháp giải cũng
như rút ngắn thời gian làm bài chính là sử dụng phương pháp bảo toàn electron và
bảo toàn khối lượng
Bước 1: học sinh tìm số mol của NO và N
2
O trong hỗn hợp X
Gọi a và b lần lượt là số mol của NO và N
2
O trong hỗn hợp X
a + b = 0,25 a = 0,2
Ta có hệ ⇒
30a + 44b = 8,2 b = 0,05

Dựa vào các bán phản ứng:
20
4HNO
3
+ 3e → NO + 2H
2
O + 3NO
3
-

(1)
0,8 0,2 0,6
10HNO
3

+ 8e → N
2
O + 5H
2
O + 8NO
3
-

(2)
0,5 0,05 0,4
Từ (1) và (2), suy ra n
HNO3
= 0,8 + 0,5 = 1,3 mol < 1,425 mol (số mol HNO
3
ban
đầu). Chứng tỏ có muối NH
4
NO
3
sinh ra
Số mol HNO
3
phản ứng tạo ta muối NH
4
NO
3
= 1,425 – 1,3 = 0,125 mol
10HNO
3
+ 8e → NH

4
NO
3
+ 3H
2
O + 8NO
3
-

(3)
0,125 0,0125 0,1
Đến đây học sinh tìm được khối lượng muối:
Từ (1,2,3) m
muối
= m
kim loại
+ m
NO3-
(tạo muối với kim loại) + m
NH4NO3
= 29 + 62 (0,6 + 0,4 + 0,1) + 80 x 0,0125 = 98,2 gam
⇒ Đáp án A
Nhận xét: Ưu điểm của phương pháp giải trên cho thấy rằng bài toán không còn phụ
thuộc vào số lượng, bản chất kim loại tham gia phản ứng. Tuy nhiên học sinh cần
phải luyện tập nhiều để rèn kỹ năng giải toán.
Tóm lại: Để giải quyết một vấn đề khoa học nói chung và việc giải một bài
toán hoá học nói riêng học sinh phải tuân thủ 4 bước cơ bản của phương pháp luận
sáng tạo; học sinh phải nắm vững cơ sở lý thuyết để từ đó vận dụng vào thực tế, tránh
học thuộc các bài giải mẫu, cố gắng rèn kỹ năng làm bài. Khi đã có kỹ năng rồi, học
sinh có thể sáng tạo trên cơ sở định hướng và dẫn dắt của giáo viên; đây chính là cách

“học một biết mười”. Từ đó giúp học sinh có hứng thú, chủ động và sáng tạo; đồng
thời cũng giúp cho học sinh có khả năng tự học, làm chủ kiến thức.
21
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Chuyên đề đã trình bày tóm tắt một số khái niệm, các nguyên tắc và các bước
cơ bản của phương pháp luận sáng tạo với mục đích giúp giáo viên và học sinh xem
đây là cơ sở phương pháp luận để: Vận dụng linh hoạt phương pháp luận sáng tạo áp
dụng cho cân bằng phản ứng oxy hoá khử bằng phương pháp tính nhẩm, dự đoán sản
phẩm phản ứng và xây dựng phương pháp tổng quát để giải một bài toán dạng kim
loại tác dụng với axit nói chung và giải bài tập hoá nói chung.
Từ phương pháp luận để giải bài toán hoá học, giáo viên giúp học sinh luận
sáng tạo trong việc nhận dạng và giải nhanh bài toán hoá học. Góp phần tạo sự hứng
thú và hình thành năng lực người học; từ đó giúp phát hiện những học sinh có năng
khiếu để bồi dưỡng học sinh giỏi và giúp định hướng nghề nghiệp cho các em.
Tôi nhận thấy, trong những năm qua, việc giảng dạy của giáo viên và học tập
bộ môn Hoá học của học sinh ở trường THPT Thống Nhất từng bước được nâng cao
về chất lượng; nhất là từ khi chuyển sang hình thức thi trắc nghiệm. Tỷ lệ học sinh thi
đậu tốt nghiệp, đại học – cao đẳng và học sinh giỏi cấp tỉnh ngày càng tăng về số
lượng và chất lượng. Đó chính là nhờ sự nổ lực của cả thầy và trò trong việc áp dụng
hiệu quả phương pháp luận sáng tạo; đặc biệt là trong công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi. Tôi hy vọng vấn đề này được quý đồng nghiệp hưởng ứng và cùng nghiên cứu
sâu hơn nữa để áp dụng một cách có hiệu quả hơn nữa vào việc dạy và học hoá học ở
bậc trung học phổ thông.
Tuy nhiên trước những yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra
đánh giá theo chuẩn mới về kiến thức, kỹ năng và phát triển năng lực của người học;
nhất là áp lực kỳ thi THPT Quốc gia trong thời gian tới đòi hỏi cả giáo viên và học
sinh phải có nhiều nỗ lực nhiều hơn nữa. Chúng ta không chỉ truyền thụ kiến thức cho
các em mà phải biết dạy cho học sinh “cách sáng tạo”. Với tâm huyết của người thầy
tôi có một số khuyến nghị sau:
Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo: Tập huấn chuyên môn cho giáo viên về đổi mới

phương pháp theo chuẩn kỹ năng – kiến thức và phát triển năng lực theo chuẩn mới.
Cung cấp thêm những kiến thức bổ trợ cho giáo viên tham khảo ở sách giáo viên.
Trang bị hệ thống các thí nghiệm và thí nghiệm mô phỏng giúp giáo viên soạn giảng
giáo án điện tử phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học.
Đối với Sở GD&ĐT Đồng Nai: Chúng tôi vui mừng là trong những năm qua Sở đã có
những chỉ đạo sát sao về công tác chuyên môn, khảo thí; đã có những định hướng, tập
huấn về đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá theo chuẩn mới. Chúng
tôi có kiến nghị thêm là Hội đồng bộ môn Hóa của Sở tổ chức Hội nghị hoá học cấp
tỉnh để phổ biến và nhân rộng các sáng kiến kinh nghiệm của các trường đến toàn thể
giáo viên dạy bộ môn Hoá học trong tỉnh có thể áp dụng.
22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Dũng (1998). Phương pháp luận sáng tạo khoa học – kỹ thuật. Đại học khoa
học tự nhiện – Đại học Quốc gia Tp. HCM.
2. Lương Duyên Phu (2001). Phương pháp sáng tạo khoa học. Giáo trình Cao học –
Đại học Đà Lạt.
3. Nguyễn Xuân Trường (Chủ biên) - Phạm Văn Hoan - Từ Vọng Nghi - Đỗ Đình
Răng - NGuyễn Phú Tuấn (2007). Hoá học 12. Nhà xuất bản Giáo dục.
4. Nguyễn Duy Ái –Dương Tất Tốn (1996). Hoá học 10. Nhà xuất bản Giáo dục.
5. A.R.Gordus (1995). Analytical chemistry. Mc. Graw – Hill.
23
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT
–––––––––––

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
Thống Nhất, ngày 14 tháng 5 năm 2015
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Năm học: 2014 - 2015
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO ÁP DỤNG
VÀO DẠY VÀ HỌC HOÁ VÔ CƠ
Họ và tên tác giả: LÊ VĂN AN Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị: Trường THPT Thống Nhất
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: Hoá học x
- Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: 
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị x Trong Ngành 
1.Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
-Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
-Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng
đắn x
-Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn
vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
2.Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
-Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu
quả cao 
-Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành
có hiệu quả cao 
-Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao

-Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu
quả x
-Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn
vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
3.Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT x Trong

ngành 
24
BM04-NXĐGSKKN
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ
đi vào cuộc sống: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong
phạm vi rộng: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở
GD&ĐT  Trong ngành 
Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá x Đạt  Không xếp loại 
Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép
tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của
mình.
Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh
nghiệm này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường
xem xét, đánh giá; tác giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại
nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của chính tác giả.
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác
giả và người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản
sáng kiến kinh nghiệm.
NGƯỜI THỰC HIỆN
SKKN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
XÁC NHẬN CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ
họ tên và đóng dấu)
25

×