Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÂY DỰNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN VỀ THỰC HÀNH HÓA HỌC PHẦN PHI KIM CHO HỌC SINH THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (609.35 KB, 31 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường THPT Xuân Lộc
Mã số:
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
XÂY DỰNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN VỀ THỰC HÀNH HÓA HỌC
PHẦN PHI KIM CHO HỌC SINH THPT
Người thực hiện: PHẠM THỊ PHÚ HUYỀN
Lĩnh vực nghiên cứu:
Phương pháp dạy học bộ môn Hóa học 

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)
Năm học: 2014 - 2015
BM 01-Bia SKKN
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: PHẠM THỊ PHÚ HUYỀN
2. Ngày tháng năm sinh: 07/4/1976
3. Nam, nữ: nữ
4. Địa chỉ: khu 4, thị trấn Gia Ray, Xuân Lộc, Đồng Nai
5. Điện thoại:(061)3871115 (CQ)/(061)3743994(NR);
ĐTDĐ:01649908420
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: Giáo viên
8. Nhiệm vụ được giao:
- Giảng dạy môn Hóa học, lớp 10B2, 10B3, 10B10, 10B11, 12A6, 12A7,
12A14.


- Chủ nhiệm lớp 12A6.
- Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 10 môn Hóa học.
9. Đơn vị công tác: Trường THPT Xuân Lộc
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất:
Cử nhân Khoa học
- Năm nhận bằng: 1999
- Chuyên ngành đào tạo: Hóa học
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn Hóa học.
Số năm có kinh nghiệm: 10.
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: (không)
BM02-LLKHSKKN
Tên SKKN:
XÂY DỰNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN VỀ THỰC HÀNH
HÓA HỌC PHẦN PHI KIM CHO HỌC SINH THPT.
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Hiện nay, việc thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, học sinh chỉ chọn thêm 1 môn
ngoài 3 môn thi bắt buộc (toán, văn, anh văn). Vậy những bộ môn không bắt buộc
thi, giáo viên cần phải lựa chọn những phương pháp thích hợp để làm tăng hứng
thú học tập cho học sinh, học sinh đạt được kết quả cao trong các kì thi ở trường
cũng như giúp các em tự tin khi chọn thêm 1 môn thi.
Môn Hoá học là một môn khoa học vừa mang tính lý thuyết, vừa mang tính
thực hành. Thực hành hoá học có vai trò rất quan trọng, làm tăng hứng thú học
tập môn hoá học cho học sinh và cho phép nâng cao hiệu quả dạy học.
Với môn hóa học, trong các kì thi học kì ở trường và nhiều kì thi khác, có hình
thức kiểm tra – đánh giá bằng hình thức trắc nghiệm khách quan 100%, trong đó
có một số câu hỏi liên quan đến thực hành Hóa học.
Trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu, theo Tôi, số tiết thực hành không nên
tăng thêm nữa, nhưng để học sinh yêu thích thực hành hóa học thì các tiết thực

hành phải đạt hiệu quả cao, nhất là đối với những bài đầu tiên của chương trình.
Thực hành về phi kim có thể coi là thực hành khởi đầu của học sinh THPT vì thực
hành phi kim ở lớp 10 và học kì I của lớp 11. Để các tiết thực hành đạt hiệu quả
cao, việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhằm rèn luyện kiến thức, kỹ
năng thực hành cho học sinh là cần thiết. Vì vậy tôi chọn đề tài : XÂY DỰNG
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN VỀ THỰC HÀNH HÓA HỌC
PHẦN PHI KIM CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.

1
BM03-TMSKKN
II) CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
* a) Mục đích, ý nghĩa của công việc kiểm tra-đánh giá :
Trong quá trình dạy học, kiểm tra-đánh giá là giai đoạn kết thúc của một quá
trình dạy học, đảm nhận một chức năng lí luận dạy học cơ bản, chủ yếu không thể
thiếu của quá trình này. Kiểm tra có 3 chức năng bộ phận liên kết, thống nhất,
thâm nhập vào nhau và bổ sung cho nhau đó là: Đánh giá, phát hiện lệch lạc và
điều chỉnh.
Về mặt lí luận dạy học, kiểm tra có vai trò liên hệ nghịch trong hệ dạy học, nó
cho biết những thông tin, kết quả về quá trình dạy của thầy và quá trình học của trò
để từ đó có những quyết định cho sự điều khiển tối ưu của cả thầy lẫn trò. Học sinh
sẽ học tốt hơn nếu thường xuyên được kiểm tra và đánh giá một cách nghiêm túc,
công bằng với kỹ thuật tốt và hiệu nghiệm.
Việc kiểm tra-đánh giá có hệ thống và thường xuyên sẽ cung cấp kịp thời
những thông tin “liên hệ ngược trong” giúp người học tự điều chỉnh hoạt động học.
Nó giúp cho học sinh kịp thời nhận thức thấy mức độ đạt được những kiến thức
của mình, còn lỗ hổng kiến thức nào cần được bổ sung trước khi bước vào phần
mới của chương trình học tập, có cơ hội để nắm chắc những yêu cầu cụ thể đối với
từng phần của chương trình học tập. Ngoài ra thông qua kiểm tra-đánh giá, học
sinh có điều kiện tiến hành các hoạt động trí tụê: ghi nhớ, tái hiện, chính xác hoá,
khái quát hoá, hệ thống hoá kiến thức. Nếu việc kiểm tra-đánh giá chú trọng phát

huy trí thông minh, linh hoạt vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những tình
huống thực tế. Việc kiểm tra đánh-giá được tổ chức nghiêm túc công bằng sẽ giúp
học sinh nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập, có ý chí vươn lên đạt kết
quả cao hơn, củng cố lòng tin vào khả năng của mình, nâng cao ý thức tự giác,
khắc phục tính chủ quan tự mãn.
Việc kiểm tra-đánh giá học sinh sẽ cung cấp cho giáo viên những thông tin
“liên hệ ngoài” giúp người dạy điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy. Kiểm tra-đánh
giá kết hợp với việc theo dõi thường xuyên tạo điều kiện cho giáo viên nắm được
một cách cụ thể và khá chính xác năng lực và trình độ mỗi học sinh trong lớp mình
dạy để có thể có biện pháp phụ đạo bồi dưỡng riêng thích hợp, qua đó nâng cao
chất lượng học tập chung của cả lớp. Kiểm tra-đánh giá tạo cơ hội cho giáo viên
xem xét hiệu quả của những cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy
học mà mình theo đuổi.
b. Các phương pháp kiểm tra – đánh giá:
-Kiểm tra miệng.
-Kiểm tra viết gồm hai hình thức: trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan.
c. Ưu và nhược điểm của phương pháp trắc nghiệm khách quan:
Trắc nghiệm khách quan: là phương pháp kiểm tra-đánh giá kết quả học tập của
học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, gọi là “khách quan” vì
cách cho điểm hoàn toàn khách quan không phụ thuộc vào người chấm.
+ Nhược điểm: Không cho phép kiểm tra khả năng sáng tạo, chủ động, khả năng
tổng hợp kiến thức cũng như phương pháp tư duy suy luận, giải thích, chứng minh
2
của học sinh. Chỉ cho biết kết quả suy nghĩ của học sinh mà không cho biết quá
trình tư duy, thái độ của học sinh đối với nội dung được kiểm tra do đó không đảm
bảo chức năng phát hiện lệch lạc và điều chỉnh việc dạy và việc học, việc soạn câu
hỏi đúng chuẩn thực sự khó khăn, tốn kém trong việc soạn thảo, in ấn đề kiểm tra.
+ Tuy nhiên có nhiều Ưu điểm: Số lượng câu hỏi nhiều nên phương pháp trắc
nghiệm khách quan có thể kiểm tra được nhiều nội dung kiến thức bao trùm cả
chương, nhờ vậy buộc học sinh phải học kĩ tất cả các nội dung kiến thức trong

chương, tránh được tình trạng học tủ học lệch, hạn chế được tình trạng quay cóp và
sử dụng tài liệu, rèn luyện kỹ năng nhanh nhẹn phát triển tư duy cho học sinh, việc
chấm bài hoàn toàn khách quan. Ngoài ra, phương pháp này rất phù hợp với kì thi
THPT Quốc gia hiện nay.
* Môn Hoá học là một môn khoa học vừa mang tính lý thuyết, vừa mang tính
thực hành. Thực hành hoá học có vai trò rất quan trọng, làm tăng hứng thú học
tập môn Hoá học cho học sinh và cho phép nâng cao hiệu quả dạy học.
Hiện nay, số tiết thực hành mặc dù đã tăng so với chương trình cũ nhưng chưa
thể đáp ứng nhu cầu, mục tiêu của chương trình môn Hoá học. Tuy vậy, theo tôi,
số lượng tiết thực hành không nên tăng thêm nữa vì khi tiếp xúc nhiều với hóa chất
ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh và một số người xung quanh mà chỉ cần tăng
chất lượng ở mỗi tiết thực hành.
Để tăng chất lượng ở mỗi tiết thực hành thì có nhiều phương pháp khác nhau.
Tôi chọn phương pháp sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan về thực
hành hóa học phần phi kim cho học sinh THPT, theo Tôi, vì đây là các câu hỏi
của những bài thực hành khởi đầu chương trình THPT và nó cũng có ý nghĩa rất
lớn trong việc gắn liền giữa lí thuyết và thực hành, nhằm giúp học sinh THPT:
_ Củng cố kiến thức về lí thuyết: tính chất vật lí, tính chất hóa học; nguyên nhân
để có được tính chất hóa học; cách điều chế phù hợp nhất; nguyên nhân để có được
ứng dụng, của mỗi chất trong từng bài thực hành về phi kim.
_ Rèn luyện kĩ năng thực hành: cách tiến hành thí nghiệm, sử dụng dụng cụ thí
nghiệm, hóa chất một cách hợp lí, an toàn, tăng khả năng quan sát hiện tượng, dự
đoán tốt hơn về hiện tượng thí nghiệm, viết tường trình thí nghiệm, biết cách sơ
cứu đầu tiên nếu bị ngộ độc nhẹ một số hóa chất, Ngoài ra, hạn chế được việc thí
nghiệm không thành công, học sinh phải thí nghiệm đi thí nghiệm lại nhiều lần,
gây lãng phí hóa chất, có hại đến sức khỏe cho bản thân và những người xung
quanh, gây ô nhiễm môi trường,
_ Có được vốn kiến thức cơ bản nhất về thực hành hóa học, đồng thời cũng giúp
các em làm bài tốt hơn trong các kì thi với các câu hỏi liên quan đến thực hành
hóa học của “phi kim”.

Để tăng hứng thú học tập môn Hóa học cho học sinh, tôi chọn đề tài SKKN xây
dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan về thực hành hóa học phần phi kim cho
học sinh THPT và xin được trình bày những giải pháp thực hiện của cá nhân tôi,
giải pháp này chưa áp dụng trong chương trình giảng dạy nên rất mong sự đóng
góp nhiệt tình của đồng nghiệp.
3
III) TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP:
A. NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP VÀ GIÁO TRÌNH NGHIÊN CỨU:
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu lý luận dạy học Hoá học trong trường THPT.
Dựa trên mục tiêu của các bài thực hành phần “Phi kim” trong sách giáo
khoa Hóa học cơ bản lớp 10 và 11. Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm nhằm rèn luyện
kiến thức và kỹ năng thực hành của từng bài thực hành hoá học.
* Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu lý thuyết.
* Nghiên cứu giáo trình:
Bài thực hành phi kim 1: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA KHÍ CLO VÀ HỢP
CHẤT CỦA CLO/(Bài thực hành số 2)-SÁCH GIÁO KHOA HÓA HỌC LỚP 10
1. Nhiệm vụ của bài:
- Củng cố các thao tác làm thí nghiệm an toàn, hiệu quả, quan sát hiện
tượng thí nghiệm,viết tường trình.
- Củng cố kiến thức về clo và hợp chất của clo.
2. Nội dung thí nghiệm
- Điều chế khí clo.Tính tẩy màu của khí clo.
- Điều chế axit clohiđric.
- Bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch.
Bài thực hành phi kim 2: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA BROM VÀ IOT
(Bài thực hành số 3)- SÁCH GIÁO KHOA HÓA HỌC LỚP 10
1. Nhiệm vụ của bài
- Củng cố kỹ năng làm thí nghiệm, quan sát và viết tường trình.

- Củng cố về tính chất hoá học của các nguyên tố halogen.
2. Nội dung thí nghiệm
- So sánh tính oxi hoá của brom và clo.
- So sánh tính oxi hoá của brom và iot.
- Tác dụng của iot với hồ tinh bột.
Bài thực hành phi kim 3: TÍNH CHẤT CỦA OXI, LƯU HUỲNH
(Bài thực hành số 4)- SÁCH GIÁO KHOA HÓA HỌC LỚP 10
1. Nhiệm vụ của bài:
- Rèn luyện các thao tác thí nghiệm, thí nghiệm an toàn, chính xác.
- Tiến hành các thí nghiệm để chứng minh được:
4
+ Oxi và lưu huỳnh là những đơn chất phi kim có tính oxi hoá mạnh.
+ Ngoài tính oxi hoá, lưu huỳnh còn có tính khử.
2. Nội dung thí nghiệm:
- Tính oxi hoá của oxi.
- Tính oxi hoá của lưu huỳnh.
- Tính khử của lưu huỳnh.
Bài thực hành phi kim 4: TÍNH CHẤT CÁC HỢP CHẤT CỦA LƯU
HUỲNH/ (Bài thực hành số 5)- SÁCH GIÁO KHOA HÓA HỌC LỚP 10
1. Nhiệm vụ của bài:
- Rèn luyện kỹ năng làm thí nghiệm an toàn, chính xác, đặc biệt đối
với axit sunfuric đặc.
- Làm thí nghiệm chứng minh được: hiđrosunfua có tính khử; lưu
huỳnh đioxit có tính khử và có tính oxi hoá; axit sunfuric đặc có tính oxi
hoá mạnh.
2. Nội dung thí nghiệm:
- Điều chế và chứng minh tính khử của hiđro sunfua.
- Tính khử của lưu huỳnh đioxit.
- Tính oxi hoá của lưu huỳnh đioxit.
- Tính oxi hoá của axit của axit sunfuric.

Bài thực hành phi kim 5 : TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT NITƠ,
PHOTPHO / (Bài thực hành số 2)- SÁCH GIÁO KHOA HÓA HỌC LỚP 11
1. Nhiệm vụ của bài:
- Củng cố các thao tác làm thí nghiệm an toàn, hiệu quả, quan sát hiện
tượng thí nghiệm, viết tường trình.
- Củng cố kiến thức về nitơ, photpho và hợp chất của chúng
2. Nội dung thí nghiệm:
- Điều chế khí NH
3.
- Tính oxi hóa của HNO
3
đặc và HNO
3
loãng.
- Tính oxi hóa của muối kali nitrat nóng chảy.
- Phân biệt một số loại phân bón hóa học.
5
B. CÁCH TỔ CHỨC, THỰC HIỆN:
* Nguyên tắc chung: Đưa các câu hỏi trắc nghiệm khách quan về thực hành
hóa học phần phi kim cho học sinh THPT vào khoảng 10-15 phút cuối giờ của
những tiết luyện tập hoặc tiết bài tập (tiết học liền trước của bài thực hành “phi
kim”), học sinh được kiểm tra nhanh kiến thức thực hành “phi kim” và được giáo
viên nhận xét, sửa nhanh về bài làm này ở đầu tiết thực hành. Như vậy, tiết thực
hành sẽ đạt hiệu quả cao hơn và sẽ làm tăng hứng thú học tập môn hóa học cho học
sinh.
* Cụ thể:
- Đối với “Một số câu hỏi về kĩ năng thực hành chung, nội quy, an toàn trong
phòng thí nghiệm” và “Một số câu hỏi về cách sơ cứu đầu tiên khi hít phải hóa
chất hoặc bị hóa chất rơi vào da” ( gồm 8 câu hỏi), giáo viên cho học sinh lớp 10
thực hiện kiểm tra nhanh ở tiết luyện tập “bài PHẢN ỨNG OXI HÓA-KHỬ” trong

thời gian khoảng 10 phút và được giáo viên nhận xét, sửa nhanh ở đầu tiết thực
hành “bài PHẢN ỨNG OXI HÓA-KHỬ” nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn về kĩ
năng thực hành chung, nội quy, quy định, của phòng thí nghiệm.
- Đối với các “Bài thực hành phi kim 1, 2, 3, 4, 5 và “Một số câu hỏi tổng hợp
về phi kim”, giáo viên linh động chọn trong các câu hỏi trắc nghiệm khách quan
về thực hành hóa học phần phi kim cho học sinh THPT, phân bố thời gian hợp
lí rồi áp dụng theo “nguyên tắc chung” nhằm giúp học sinh củng cố lí thuyết, rèn kĩ
năng thực hành ở từng bài thực hành về “phi kim”.
C. CÁC CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (gồm 80 câu hỏi):
* Một số câu hỏi về kĩ năng thực hành chung, nội quy, an toàn trong phòng
thí nghiệm:
Câu 1: Chọn cách kẹp ống nghiệm đúng:
A. Kẹp ở vị trí 1/3 ống nghiệm kể từ miệng ống nghiệm.
B. Kẹp ở vị trí 1/3 ống nghiệm kể từ đáy ống nghiệm.
C. Kep ở vị trí ½ ống nghiệm.
D. Kẹp ở vị trí sát miệng ống nghiệm.
Đáp án: A.
Câu 2: Khi thực hiện những thí nghiệm cho đinh sắt vào ống nghiệm, nên:
A. Nghiêng ống nghiệm, cho mũi đinh sắt vào.
B. Nghiêng ống nghiệm, cho tai đinh sắt vào.
C. Thẳng đứng ống nghiệm, cho mũi đinh sắt vào.
D. Thẳng đứng ống nghiệm, thả tai đinh sắt vào.
Đáp án: B.
6
Câu 3: Cho dãy các biểu tượng dán nhãn của các hoá chất sau:
1. Hoá chất độc hại chết người.
2. Hoá chất dễ cháy.
3. Hoá chất dễ ăn mòn kim loại, ăn da và gây tổn thương mắt.
4. Hoá chất dễ nổ.
5. Hoá chất dễ tự bốc cháy.

6. Hoá chất đựng trong lọ tối màu.
Hãy ghép đôi các biểu tượng a,b,c…với các ý nghĩa của chúng 1,2,3…cho phù
hợp.
Thứ tự ghép đôi đúng là
A. a2 ; b1; c4 ; d3 ; e5.
B. a5 ; b1; c4 ; d3 ; e2.
C. a5 ; b1; c6 ; d3 ; e2.
D. a2 ; b6; c4 ; d3 ; e1.
Đáp án: B.
Câu 4: Nội quy trong phòng thí nghiệm hoá học quy định sử dụng tiết kiệm hoá
chất nhằm:
A. Đảm bảo an toàn.
B. Tránh ô nhiễm môi trường.
C. Tiết kiệm kinh phí.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án: D.
Câu 5: Điều kiện cần và đủ để xảy ra cháy là:
A. Có chất cháy.
7
B. Có khí oxi.
C. Có nguồn nhiệt.
D. Có cả A, B, C.
Đáp án: D.
Câu 6: Với những công việc khi thực hành thí nghiệm:
(1). Nên đeo khẩu trang với những thí nghiệm có khí độc hại.
(2). Sử dụng tiết kiệm hóa chất.
(3).Theo sự hướng dẫn của giáo viên phụ trách.
(4). Đổ trực tiếp hóa chất rắn sau thí nghiệm vào bồn thoát nước.
(5). Dùng đèn cồn đang cháy để mồi lửa cho đèn cồn khác.
(6).Tự ý di chuyển các dụng cụ các thiết bị trong phòng thí nghiệm.

(7) Thực hiện thí nghiệm an toàn.
(8). Đã đọc kỹ hướng dẫn thực hành thí nghiệm.
(9). Ăn uống tùy thích trong phòng thí nghiệm.
(10). Dọn vệ sinh sau khi thực hành xong.
Trong những công việc trên, những công việc nào không đúng?
A. (1), (2), (3), (7), (8).
B. (4), (5), (6), (7), (8).
C. (4), (5), (6), (9).
D. (4), (5), (6), (9), (10).
Đáp án: C.
*Một số câu hỏi về cách sơ cứu đầu tiên khi hít phải hóa chất hoặc bị hóa chất
rơi vào da:
Câu 7: Nếu bị nhiễm độc nhẹ do hít phải khí Cl
2
, H
2
S hoặc hơi Br
2
thì cách sơ cứu
đầu tiên là?
A. Đưa ra chỗ thoáng, uống dung dịch NaOH.
B. Đưa ra chỗ thoáng, cho thở không khí có một lượng nhỏ amoniac.
C. Uống dung dịch NaOH.
D. Uống dung dịch NH
3
.

Đáp án: B.
Câu 8: Xác định thao tác cần thiết để xử lí khi bị axit đặc: H
2

SO
4
, HNO
3
, HCl rơi
vào da ?
A. Phải dội nước, rửa ngay nhiều lần hoặc cho vòi nước chảy vào vết bỏng từ 3-5
phút, sau đó rửa bằng dung dịch NaHCO
3
10%.
B. Phải ngay bằng nước nhiều lần rồi rửa bằng dung dịch NH
3
đặc.
C. Phải rửa ngay bằng xà phòng nhiều lần rồi bôi thuốc mỡ vào.
D. Phải rửa ngay bằng nước nhiều lần rồi lấy bông tẩm dung dịch KMnO
4
10% và
đưa đến trạm y tế chữa tiếp.

Đáp án: A.
*Bài thực hành phi kim 1 (gồm 22 câu)
Câu 9: Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế clo trong phòng thí nghiệm?
A. 2NaCl
dpnc
→
2Na + Cl
2
.
8
B. 2NaCl + 2H

2
O
dien phan dd co mang ngan
→
H
2
+ 2NaOH +Cl
2
.
C. MnO
2
+ 4HCl đặc
o
t
→
MnCl
2
+ Cl
2
+ 2H
2
O.
D. F
2
+ 2NaCl  2NaF + Cl
2
.
Đáp án: C.
Câu 10: Trong phòng thí nghiệm khí clo thường được điều chế bằng cách cho
axit clohiđric tác dụng với hợp chất nào sau đây?

A. MnO
2
.


B. KClO
3
.


C. KMnO
4
.


D. A, B, C đều đúng.
Đáp án: D.
Câu 11: Khi điều chế clo trong phòng thí nghiệm (từ HCl đặc và KMnO
4
hoặc
MnO
2
) sản phẩm sinh ra lẫn HCl dư và hơi H
2
O. Để loại bỏ HCl dư và hơi H
2
O,
người ta dẫn hỗn hợp sản phẩm qua:
A. Dung dịch K
2

CO
3
.
B. Bột đá CaCO
3.
C. Dung dịch NaCl sau đó qua H
2
SO
4
đặc.
D. Dung dịch KOH đặc.
Đáp án: C.
Câu 12: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Cl
2
từ KMnO
4
và dung
dịch HCl đặc:
Khí Cl
2
sinh ra thường lẫn hơi nước và hiđro clorua. Để thu được khí Cl
2
khô thì
bình (X) và bình (Y) lần lượt đựng:
A. dung dịch NaOH và dung dịch H
2
SO
4
đặc.
B. dung dịch H

2
SO
4
đặc và dung dịch NaOH.
C. dung dịch NaCl và dung dịch NaOH.
D. dung dịch NaCl và dung dịch H
2
SO
4
đặc.
Đáp án: D.
9
Câu 13: Có ba cách thu khí dưới đây, cách nào có thể dùng để thu khí clo ?
Cách 1 Cách 2 Cách 3
A. Cách 1 hoặc cách 3.
B. Cách 1.
C. Cách 2.
D. Cách 3.
Đáp án: B.
Câu 14: Sắp xếp thứ tự thao tác hợp lý khi tiến hành thí nghiệm điều chế Clo
và thử tính tẩy màu của Clo ẩm.
1. Lấy kẹp gỗ (hoặc giá gỗ) kẹp ống nghiệm.
2. Đậy miệng ống nghiệm bằng nút cao su có kèm ống hút nhỏ giọt dung dịch HCl
đặc vào ống nghiệm đựng KMnO
4
.
3. Lấy một lượng nhỏ KMnO
4
cho vào ống nghiệm.
4. Kẹp một mảnh giấy màu ẩm, rồi cho mảnh giấy màu ẩm ở miệng ống nghiệm.

5. Bóp nhẹ đầu cao su của ống hút cho 3 - 4 giọt dung dịch HCl đặc vào KMnO
4
.
A. 1, 3, 2, 5, 4.
B. 1, 3, 4, 2, 5.
C. 1, 2, 3, 5, 4.
D. 1, 2, 3, 4, 5.
Hãy chọn đáp án đúng.
Đáp án: B.
Câu 15: Cho một băng giấy màu ẩm vào bình đựng khí clo, hãy cho biết màu
của băng giấy sau vài phút?
A. Đậm dần.
B. Nhạt dần.
C. Không thay đổi.
D. Nhạt dần sau đó đó đậm dần.
Đáp án: B.
Câu 16: Nước clo có tính tẩy màu vì:
A. Clo có tính oxi hoá mạnh.
B. Có tính khử mạnh.
C. Clo tác dụng với nước tạo HClO là chất oxi hóa mạnh.
D. Clo tác dụng với nước tạo HCl là chất tẩy màu.
Đáp án: C.
Câu 17: Trong phòng thí nghiệm, khí hiđro clorua được được điều chế bằng
cách nào?
A. Cho dung dịch NaCl tác dụng với axit H
2
SO
4
đặc.
B. Đốt khí H

2
trong khí quyển Cl
2
.
10
- - - - - - - -
- - - - - -
-H
2
O
- - - - - - -
C
.
Cho tinh thể NaCl tác dụng với axit H
2
SO
4
đậm đặc và đun nóng.
D. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
Đáp án: C.
Câu 18: Sơ đồ điều chế và thu khí clo trong phòng thí nghiệm:
Vai trò của: bình đựng dung dịch NaCl, bình đựng dung dịch H
2
SO
4
đặc, bông tẩm
dung dịch NaOH lần lượt là?
A. Giữ hơi nước, giữ khí HCl, hấp thụ giữ khí HCl.
B. Giữ khí HCl, hấp thụ khí clo, giữ khí HCl dư.
C. Giữ khí HCl, giữ hơi nước, hấp thụ khí clo dư.

D. Giữ khí clo, giữ hơi nước, hấp thụ khí clo dư.
 Đáp án: C.
Câu 19:
Câu 20: Đ
ố t
nóng một sợi dây đồng rồi đưa vào bình khí clo thì xảy
ra hiện tượng nào sau đây:
A. Dây đồng không cháy.
B. Dây đồng cháy yếu rồi tắt ngay.
C. Dây đồng cháy mạnh tới khi hết clo.
D. Dây đồng cháy âm ỉ rất lâu.
Đáp án: C.
Câu 21: Nếu cho quỳ tím vào dung dịch của ống nghiệm (2) của sơ đồ điều
chế dung dịch (X) sau, quỳ tím sẽ:
11
Sản phẩm sinh ra là
A. FeCl
3
.
B. FeCl
2
.
C. Fe
3
O
4
.
D. A, B, C đều sai.
Đáp án: A.
Dây sắt nung đỏ cháy trong bình khí clo (dư).

A. Hóa xanh.
B. Hóa hồng.
C. Không màu.
D. Không đổi màu.
Đáp án: B.
Câu 22: Với thí nghiệm về
tính dễ tan của hiđroclorua trong
nước:
Câu nào giải thích đúng về sự tan nhiều của khí
HCl trong nước?
A. Do phân tử HCl phân cực mạnh.
B. Do HCl có liên kết hiđro với nước.
C. Do phân tử HCl có liên kết cộng hoá trị kém
bền.
D. Do HCl là chất háo nước.
Đáp án: A
Câu 23: Với thí nghiệm về tính dễ tan của hiđroclorua trong nước. Hãy điền
vào dấu ( ) của nội dung sau:
Nước từ chậu phun lên bình qua ống vuốt nhọn. Đó là do khí HCl tan nhiều trong
nước tạo ra sự , áp suất của khí quyển đẩy nước vào thế chỗ khí HCl đã
hòa tan.
A. tăng áp suất.
B. giảm áp suất.
C. tăng nhiệt độ.
D. giảm nhiệt độ.
Đáp án: B
Câu 24: Trong phòng thí nghiệm có nước cất và có các hóa chất: NaCl, MnO
2
,
CaO và H

2
SO
4
đặc. Dựa trên nguyên tắc điều chế hóa chất trong phòng thí
nghiệm, có thể điều chế được những chất nào trong số các chất:
(1) Cl
2
; (2) H
2
; (3) HCl; (4) Clorua vôi ; (5) Nước Gia-ven?
A. (1), (2), (3), (4), (5).
B. (1), (3). (4).
C. (3), (4).
D. (1), (2), (5).
Đáp án: B.
Câu 25: Trong phòng thí nghiệm nếu không có HCl đặc, để điều chế clo, ta có
thể thay thế bằng hỗn hợp nào sau đây?
12
A. Hỗn hợp H
2
S + NaCl rắn + KMnO
4
.
B. Hỗn hợp H
2
SO
4
đặc + NaCl rắn + MnO
2
.

C. Hỗn hợp HBr + NaCl rắn + KMnO
4
.
D. Hỗn hợp HI + NaCl rắn + K
2
Cr
2
O
7
.
Đáp án: B.
Câu 26: Phản ứng nào sau đây dùng để điều chế khí hiđro clorua trong phòng
thí nghiệm?
A. H
2
+ Cl
2

anh sang
→
2HCl.
B. Cl
2
+ H
2
O  HCl + HClO.
C. Cl
2
+ SO
2

+ 2H
2
O  2HCl + H
2
SO
4
.
D. NaCl(rắn) + H
2
SO
4
(đặc)
o
t
→
NaHSO
4
+

HCl.
Đáp án: D.
Câu 27: Chất nào sau đây không thể dùng để làm khô khí hiđroclorua?
A. P
2
O
5
.


B. NaOH rắn.

C. Dung dịch H
2
SO
4
đặc.
D. CaCl
2
khan.
Đáp án: B.
Câu 28: Trong các hình vẽ sau, xác định hình vẽ đúng nhất mô tả cách thu khí
HCl trong phòng thí nghiệm.
A. Hình 1.
B. Hình 2.
C. Hình 3.
D. Hình 4.
Đáp án: B.
Câu 29: Tính chất nào của NaClO làm cho nước Gia-ven có tính tẩy màu và
sát trùng?
A. Tính oxihóa rất mạnh.
B. Muối của axit mạnh.
C. Muối của axit yếu.
D. Tính oxihóa rất yếu.
Đáp án: A.
Câu 30: Hóa chất nào sau đây có thể dùng để phân biệt các dung dịch :
HCl, NaCl , HNO
3
?
A. Dung dịch AgNO
3.


13
B. Quỳ tím, dung dịch NaOH.
C. Quỳ tím, dung dịch NaNO
3
.


D. Quỳ tím, dung dịch AgNO
3
.
Đáp án: D.
* Bài thực hành phi kim 2 (gồm 6 câu):
Câu 31: Clo có tính oxi hóa mạnh hơn brom, phản ứng nào sau đây là đúng?
(1). Cl
2
+ 2NaBr  Br
2
+2NaCl.
(2). Br
2
+ 2NaCl  Cl
2
+ 2NaBr.
(3). Br
2
+ 2HCl  Cl
2
+ 2HBr.
(4). Cl
2

+ 2HBr  Br
2
+ 2HCl.
A. (1) và (2).
B. (1) và (3).
C. (1) và (4).
D. Chỉ có (1).
Đáp án: C.
Câu 32: Nhỏ vài giọt nước clo vừa điều chế được vào dung dịch có chứa sẵn 1
ml dung dịch NaBr. Hiện tượng quan sát được ?
A. Màu dung dịch trong ống nghiệm đậm hơn.
B. Có kết tủa xuất hiện.
C. Có khí thoát ra.
D. Không hiện tượng.
Đáp án: A.
Câu 33: Nhỏ vài giọt nước brom vào dung dịch có chứa sẵn 1 ml dung dịch
NaI. Dung dịch trong ống nghiệm có màu đậm hơn. Thí nghiệm này chứng tỏ:
A. Brom có tính oxihóa yếu hơn iot.
B. Brom có tính oxihóa mạnh hơn iot.
C. Brom có tính axit yếu hơn iot.
D. Brom có tính axit mạnh hơn iot.
Đáp án: B.
Câu 34: Khi nhỏ vài giọt dung dịch AgNO
3
vào dung dịch chất nào sau đây sẽ
thu được kết tủa có màu đậm nhất?
A. HF.
B. HCl.
C. HBr.
C. HI.

Đáp án: D.
Câu 35: Dẫn từ từ đến dư khí clo vào dung dịch kali iotua có chứa sẵn một ít
hồ tinh bột, hiện tượng:
A. Dung dịch chuyển sang màu xanh, sau đó màu xanh nhạt dần và biến mất khi
clo dư.
B. Dung dịch chuyển sang màu xanh.
C. Dung dịch không màu.
14
D. A và B đều đúng.
Đáp án: A.
Câu 36: Iot bị lẫn tạp chất là NaI . Chọn cách nào sau đây để loại bỏ tạp chất
một cách thuận tiện nhất?
A. Hoà tan vào nước rồi lọc.
B. Hoà tan vào nước rồi sục khí clo đến dư.
C. Hoà tan vào nước rồi tác dung với dung dịch Br
2
.
D. Đun nóng để iot thăng hoa sẽ thu được iot tinh khiết.
Đáp án: D.
* Bài thực hành phi kim 3 (gồm 11 câu)
Câu 37: Hãy chọn cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?
A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
B. Điện phân nước (có thêm kiềm).
C. Nhiệt phân các chất rắn giàu oxi và kém bền nhiệt như: KClO
3
, KMnO
4

D. Dùng phản ứng quang hợp của cây xanh.
 Đáp án: C.

Câu 38: Thu khí oxi bằng cách nào là tối ưu ?
A. Đẩy không khí ngửa bình.
B. Đẩy không khí úp bình.
C. Đẩy nước.
D. B hoặc C.

Đáp án: C.
Câu 39: Sau khi hoàn thành thí nghiệm điều chế oxi và thu khí oxi bằng cách
đẩy nước. Hãy sắp xếp thứ tự hợp lí các thao tác sau:
(1). Tắt đèn cồn.
(2). Tháo ống dẫn khí.
(3). Lấy bình đựng khí oxi sao cho còn 1 lớp nước mỏng ở đáy.
(4). Đậy nút bình đựng khí oxi.
A. (1), (2), (3), (4).
B. (3), (4), (1), (2).
C. (3), (4), (2), (1).
D. (2), (1), (3), (4).
 Đáp án: C.
Câu 40: Đoạn dây thép bị đốt nóng, đưa nhanh vào bình đựng khí Oxi, thép
cháy sáng chói, không thành ngọn lửa, không khói, tạo ra những hạt nhỏ nóng chảy
màu nâu bắn tung tóe ra xung quanh như pháo hoa. Đó là các hạt:
A. Sắt.
B. Thép.
C. Oxit sắt từ.
D. Sắt (III) oxit.
 Đáp án: C.
Câu 41: Hãy xếp theo thứ tự các thao tác của thí nghiệm đốt cháy sắt trong
oxi:
15
(1) Xuyên 1 đầu sợi dây phanh xe đạp qua miếng bìa hoặc nút bấc.

(2) Lấy sợi dây thép nhỏ (dây phanh xe đạp) cuộn thành hình lò xo.
(3) Đưa từ từ dây thép nhỏ có mẩu diêm đang cháy vào lọ chứa đầy oxi.
(4) Kẹp chặt vào đoạn dây thép đã cuộn thành lò xo 1/3 que diêm.
(5) Đốt cháy que diêm khi mẫu diêm đã cháy được ½.
A. (2), (1), (5), (3), (4).
B. (1), (4), (2), (3), (5).
C. (2), (1) , (4), (5) , (3).
D. (4), (2), (1), (5), (3).

Đáp án: C.
Câu 42: Khi đun nóng bột sắt và bột lưu huỳnh trong bình kín. Hãy cho biết tỉ
lệ về khối lượng Fe và S trong phân tử chất sinh ra là bao nhiêu?
A. 7/4.
B. 8/3.
C. 7/6.
D. 21/8.
 Đáp án: A.
Câu 43: Đun hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh thu được chất rắn X.
Cho X tác dụng với dung dịch H
2
SO
4
loãng, thu được khí Y. Khí Y có thể là
A. H
2
.
B. H
2
S, SO
2

.
C. H
2
S, H
2
.
D. SO
2
, H
2
S, H
2
.

Đáp án: C.
Câu 44: Thí nghiệm nào sau đây chứng minh được tính khử của lưu huỳnh?
A. Đốt lưu huỳnh trong không khí.
B. Đốt nóng hỗn hợp bột gồm sắt và lưu huỳnh trong bình kín.
C. Đốt bột lưu huỳnh trong bình kín rồi cho luồng khí hiđro đi qua bình.
D. Cả A, B, C.

Đáp án: A.
Câu 45: Hãy sắp xếp theo thứ tự hợp lý các thao tác khi làm thí nghiệm natri
cháy trong khí Oxi.
1. Đốt cháy natri trên ngọn lửa đèn cồn.
2. Cho 1 lượng natri bằng hạt ngô vào muỗng lấy hoá chất.
3. Mở nắp lọ đựng oxi.
4. Đưa nhanh muỗng có natri đang cháy vào lọ đựng khí oxi có sẵn một lớp cát.
5. Khi cháy xong đậy nắp lọ lại.
6. Quan sát hiện tượng, viết phương trình phản ứng và xác định vai trò của chất

tham gia phản ứng.
A. 1, 2, 3, 4, 5, 6.
B. 2, 1, 3, 4, 6, 5.
C. 2, 1, 3, 4, 5, 6.
D. 3, 1, 2, 4, 5, 6.
Hãy chọn đáp án đúng.
 Đáp án: C.
16
Câu 46: Đốt lưu huỳnh cháy trong không khí rồi đưa vào bình đựng khí Oxi,
có hiện tượng gì?
A. Cháy mãnh liệt hơn tạo thành khói màu trắng.
B. Cháy mãnh liệt hơn tạo thành khói màu vàng do tạo ra lưu huỳnh.
C. Cháy chậm hơn.
D. Không cháy.
 Đáp án: A.
Câu 47: Đám cháy nào sau đây không thể dùng bình cứu hoá để dập tắt?
A. Ghỗ.
B. Magie.
C. Xăng.
D. Rượu vang.
 Đáp án: B.
Bài thực hành phi kim 4 (gồm 13 câu).
Câu 48: Để điều chế SO
2
trong phòng thí nghiệm, chúng ta tiến hành như sau:
A. Cho lưu huỳnh cháy trong không khí.
B. Đốt cháy hoàn toàn khí H
2
S trong không khí.
C. Cho Na

2
SO
3
tác dụng với dung dịch H
2
SO
4
.
D. Nhiệt phân muối sunfit.
Hãy chọn đáp án đúng.

Đáp án: C.
Câu 49: Dẫn khí H
2
S vào nước thu được dung dịch H
2
S. Dẫn khí SO
2
vào dung
dịch H
2
S. Hãy nêu hiện tượng quan sát được.
A. Vẩn đục màu vàng.
B. Không hiện tượng.
C. Kết tủa trắng.
D. Sủi bọt khí.

Đáp án: A.
Câu 50: Thu khí SO
2

bằng cách nào là tối ưu:
A. Đẩy không khí ngửa bình, ở nút có bông tẩm xút.
B. Đẩy không khí úp bình, ở nút có bông tẩm xút.
C. Đẩy nước.
D. Đẩy không khí, ngửa bình.

Đáp án: A.
Câu 51: Dung dịch H
2
S để lâu trong không khí trở nên vẩn đục vì:
A. H
2
S phân huỷ tạo ra lưu huỳnh.
B. H
2
S bị oxi hoá thành lưu huỳnh.
C. H
2
S bị khử thành lưu huỳnh.
D. H
2
S bị khử thành SO
2
.

Đáp án: B.
Câu 52: Dẫn khí lưu huỳnh đioxit vào dung dịch brom. Quan sát sự thay đổi
màu sắc của bình đựng dung dịch brom:
A. đậm dần.
17

B. không thay đổi.
C. nhạt dần sau đó mất màu.
D. nhạt dần sau đó đậm dần.

Đáp án: C.
Câu 53: Dẫn từ từ đến dư khí SO
2
vào dung dịch Ca(OH)
2
, hiện tượng:
A. Không hiện tượng.
B. Ban đầu không có kết tủa, sau đó kết tủa xuất hiện và tăng dần.
C. Xuất hiện kết tủa.
D. Xuất hiện kết tủa, lượng kết tủa tăng dần, sau đó kết tủa tan tạo dung dịch trong
suốt.

Đáp án: D.
Câu 54: Để làm khô khí sunfurơ có lẫn hơi nước, cần dùng hoá chất nào
sau đây?
A. Dung dịch KOH đặc, dư.
B. Dung dịch H
2
SO
4
đặc, dư.
C. Dung dịch Ca(OH)
2
, dư.
D. A và C đều đúng.


Đáp án: B.
Câu 55: Để pha loãng dung dịch axit H
2
SO
4
đặc, làm theo cách nào sau đây?
A. Đổ từ từ dung dịch H
2
SO
4
đặc vào nước và khuấy đều.
B. Đổ nhanh dung dịch H
2
SO
4
đặc vào nước và khuấy đều.
C. Đổ từ từ H
2
O vào dung dịch H
2
SO
4
đặc và khuấy đều.
D. Đổ nhanh H
2
O vào dung dịch H
2
SO
4
đặc và khuấy đều.

 Đáp án: A.
Câu 56: Thí nghiệm: nhỏ H
2
SO
4
đặc, dư vào đường saccarozơ. Các phản ứng
hóa học đã xảy ra ở thí nghiệm này là:
A. (1) C
12
H
22
O
11

→
12C + 11H
2
O.
(2) C+2 H
2
SO
4
 CO
2

+2SO
2

+2H
2

O.
B. C
12
H
22
O
11

→
12C + 11H
2
O.
C. (1) C
12
H
22
O
11

→
12C +11H
2
O.
(2) C + 2H
2
O  CH
4


+ O

2

D. (1) C
12
H
22
O
11

→
12C + 11H
2
O.
(2) C + 2H
2
O  CO
2


+ 2H
2


Đáp án: A.
Câu 57: Để phân biệt H
2
SO
4
đặc và H
2

SO
4
loãng. Ta có thể dùng:
A. CuO.
18
H
2
SO
4
đặc
H
2
SO
4
đặc
H
2
SO
4
đặc
H
2
SO
4
đặc
B. Dung dịch BaCl
2
.
C. Cu.
D. Fe

2
O
3
.

Đáp án: C.
Câu 58: Cho vài lá đồng nhỏ vào ống nghiệm chứa dung dịch H
2
SO
4
đặc, hiện
tượng:
A. Không có khí thoát ra.
B. Khí không màu, không mùi thoát ra, dung dịch có màu xanh.
C. Khí mùi hắc thoát ra, dung dịch không màu.
D. Khí mùi hắc thoát ra, dung dịch có màu xanh.

Đáp án: D.
Câu 59: Phản ứng nào sau đây chỉ đúng khi dung dịch H
2
SO
4
là đặc nóng?
A. CaSO
3
+ H
2
SO
4
 CaSO

4
+ SO
2
 + H
2
O.
B. Fe
2
O
3
+3H
2
SO
4
 Fe
2
(SO
4
)
3
+3H
2
O.
C. 2FeO + 4H
2
SO
4
 Fe
2
(SO

4
)
3
+ SO
2
 + 4H
2
O.
D. A và C đều đúng.

Đáp án: C.
Câu 60: Lắp dụng cụ thí nghiệm như hình (X) bên, đốt khí thoát ra từ ống vuốt
nhọn. Em hãy cho biết những phương trình hoá học của phản ứng xảy ra ở thí
nghiệm này.
A. (1) 2FeS + 6HCl  2FeCl
3
+ H
2
S;
(2) 2H
2
S + 3O
2

→
o
t
2SO
2
+ 2H

2
O.
B. (1) FeS + 2HCl  FeCl
2
+ H
2
S;
(2) 2H
2
S + 3O
2

→
o
t
2SO
2
+ 2H
2
O.
C. (1) FeS + 2HCl  FeCl
2
+ H
2
S;
(2) 2H
2
+ O
2
→

o
t
2H
2
O.
D. (1) 2FeS + 6HCl  2FeCl
3
+ H
2
S;
(2) 2H
2
S + 4O
2

→
o
t
2SO
3
+ 2H
2
O.

Đáp án: B.
Bài thực hành phi kim 5 (gồm 15 câu):
Câu 61: Nêu hiện tượng quan sát được khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NH
3

vào dung dịch Fe

2
(SO
4
)
3
?
A. Xuất hiện kết tủa trắng xanh, kết tủa không tan.
B. Xuất hiện kết tủa nâu đỏ, kết tủa tan dần.
C. Xuất hiện kết tủa nâu đỏ, kết tủa không tan.
D. Không hiện tượng.

Đáp án: C.
19
Câu 62: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NH
3
vào dung dịch AlCl
3
, có các
phương trình ion rút gọn nào?
A. Al
3+
+3NH
3
+3H
2
O  Al(OH)
3

+ 3NH
+

4
.
B. (1) Al
3+
+3NH
3
+3H
2
O  Al(OH)
3

+ 3NH
+
4
(2) Al(OH)
3

+ OH
-
 AlO
2
-
+ 2H
2
O.
C. (1) Al
3+
+ 3OH
-
 Al(OH)

3

(2) Al(OH)
3

+ OH
-
 AlO
2
-
+ 2H
2
O.
D. (1) Al
3+
+3NH
3
+3H
2
O  Al(OH)
3

+ 3NH
+
4
(2) Al(OH)
3

+ 3NH
3

 [Al(NH
3
)
3
]
3+
+ 3OH
-
.

Đáp án: A.
Câu 63: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm chứng minh tính chất nào của NH
3
?


A. Bazơ.
B. Khử.
C. Oxihóa.
D. Bazơ yếu.

Đáp án: B.
20
Câu 64: Thí nghiệm bên mô tả về phản ứng gì của NH
4
Cl?
A. Phản ứng chứng minh tính axit của NH
4
Cl.
B. Phản ứng chứng minh tính bazơ của NH

4
Cl.
C. Phản ứng nhiệt phân của NH
4
Cl.
D. Phản ứng chứng minh tính khử NH
4
Cl.

Đáp án: C.
Câu 65: Nhiệt phân dãy gồm các muối nào sau đây đều có khí màu nâu đỏ
thoát ra?
A. KNO
3
, AgNO
3
, NH
4
NO
3
.
B. Zn(NO
3
)
2
, Au(NO
3
)
3
, (NH

4
)NO
3
.
C. Cu(NO
3
)
2
, Fe(NO
3
)
3
, Pb(NO
3
)
2
.
D. Zn(NO
3
)
2
, Hg(NO
3
)
2
, (NH
4
)
3
PO

4
.

Đáp án: C.
Câu 66: Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể điều chế khí nitơ bằng cách
đun nóng dung dịch nào dưới đây:
A. NH
4
NO
2
.


B. NH
3
.
C. NH
4
Cl.
D. NaNO
2
.

Đáp án: A.
Câu 67: Phản ứng nào sau đây dùng để điều chế NH
3
trong phòng thí nghiệm?
A. 2NH
4
Cl+ Ca(OH)

2

→
o
t
CaCl
2
+ 2NH
3

+ 2H
2
O.
B. N
2
+ 3H
2
2NH
3
.
C. NH
4
HCO
3

→
o
t
NH
3


+ CO
2

+ H
2
O.
D. A, B, C đều đúng.

Đáp án: A.
Câu 68: Tiến hành thí nghiệm như sau:
- Kẹp ống nghiệm chứa một ít KNO
3
trên giá thí nghiệm.
- Dùng đèn cồn đun cho KNO
3
nóng chảy.
- Hơ một mẩu than gỗ trên đèn cồn nóng đỏ rồi cho vào ống nghiệm chứa KNO
3

nóng chảy.
Hãy nêu hiện tượng quan sát được
A. Mẩu than tắt dần trong KNO
3
nóng chảy.
21
B. Mẩu than bùng cháy trong KNO
3
nóng chảy.
C. Mẩu than tắt dần rồi bùng cháy trong KNO

3
nóng chảy.
D. KNO
3
bùng cháy.

Đáp án: B.
Câu 69: Cho 3 miếng Al vào 3 cốc đựng dung dịch HNO
3
có nồng độ khác
nhau:
- Cốc 1 thấy có khí không màu thoát ra, sau đó hóa nâu trong không khí.
- Cốc 2 thấy thoát ra khí không màu, không mùi, không cháy dưới 1000
0
C.
- Cốc 3 không thấy khí thoát ra nhưng nếu lấy dung dịch sau phản ứng (Al tan hết)
cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy thoát ra khí có mùi khai.
Sản phẩm khử (duy nhất) sinh ra của cốc 1, cốc 2, cốc 3 lần lượt là?
A. NO ; NO
2
; HNO
3
.
B. NO
2
; N
2
; NH
4
NO

3
.
C. NO ; N
2
; NH
4
NO
3
.
D. NO
2
; N
2
; HNO
3
.

Đáp án: C.
Câu 70: Chỉ dùng một hóa chất để phân biệt các dung dịch (NH
4
)
2
SO
4
, NH
4
Cl,
Na
2
SO

4
, NaCl. Hóa chất đó là:
A. Dung dịch BaCl
2
.
B. Dung dịch Ba(OH)
2
.
C. Dung dịch NaOH.
D. Dung dịch AgNO
3
.

Đáp án: B.
Câu 71: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
- Cho vào 2 ống nghiệm: ống 1: 1 ml dung dịch HNO
3
đặc.
ống 2: 1ml dung dịch HNO
3
loãng.
- Cho tiếp 2 mảnh nhỏ đồng vào 2 ống nghiệm trên. Đun nhẹ ống nghiệm số 2.
Cả 2 ống nghiệm đều có hiện tượng: Mảnh đồng tan dần, dung dịch trong ống
nghiệm chuyển thành màu xanh đậm dần. Ngoài ra:
A. Ống 1: có khí màu nâu thoát ra; ống (2) có khí không màu thoát ra nhanh hơn
và lên khỏi bề mặt dung dịch thì hóa nâu.
B. Ống 1: có khí không màu thoát ra; ống (2) có khí màu nâu thoát ra.
C. Cả 2 ống nghiệm đều có khí màu nâu thoát ra.
D. Cả 2 ống nghiệm đều có khí không màu thoát ra.


Đáp án: A.
Câu 72: Cho cùng một khối lượng đồng tác dụng vừa đủ với 2 dung dịch:
HNO
3
đặc và HNO
3
loãng, thể tích khí thu được cùng điều kiện lần lượt là
VA và VB (biết mỗi thí nghiệm đều sinh ra một sản phẩm khử duy nhất).
Hãy so sánh VA và VB.
A. VA > VB.
B. VA < VB.
C. VA = VB.
D. Không so sánh được.

Đáp án: A.
22
Câu 73: Chọn câu đúng:
A. Phân urê có công thức là (NH
4
)
2
CO
3
.
B. Phân hỗn hợp chứa nitơ, photpho, kali được gọi chung là phân NPK.
C. Phân lân cung cấp nitơ hóa hợp cho cây dưới dạng ion nitrat (NO
3
-
) và
ion amoni (NH

4
+
).
D. Amophot là hỗn hợp các muối (NH
4
)
2
HPO
4
và KNO
3
.

Đáp án: B.
Câu 74: Công thức hóa học của phân bón SA?
A. NH
4
Cl.
B. (NH
4
)
2
SO
4
.


C. K
2
SO

4
.
D. (NH
2
)
2
CO.

Đáp án: B.
Câu 75: Để phân biệt 3 mẩu phân bón: amoni sunfat, kali clorua và
supephotphat kép. Ta hòa tan vào nước ở từng ống nghiệm riêng biệt, sau đó dùng
thuốc thử nào để phân biệt?
A. dung dịch NaOH, dung dịch AgNO
3
.
B. dung dịch NaOH, dung dịch H
2
SO
4
.
C. dung dịch HCl, dung dịch H
2
SO
4
.
C. dung dịch HCl, dung dịch AgNO
3
.

Đáp án: A.

* Một s ố câu hỏi tổng hợp về phi kim (gồm 5 câu)
Câu 76: Thí nghiệm về tính tan nhiều trong nước của khí (Y) ở hình sau. Hãy
cho biết (X) và (Y) lần lượt có thể là những chất nào?
A. (X) là Phenolphtalein và (Y) là NH
3
.
B. (X) là Dung dịch quỳ tím và (Y) là NH
3
.
C. (X) là Phenolphtalein và (Y) là HCl.
D. (X) là Dung dịch quỳ tím và (Y) là HCl.

Đáp án: A.
Câu 77: Dãy
nào sau đây gồm
các khí đều có thể
được điều chế trong
phòng thí nghiệm
và thu trong phòng
thí nghiệm theo sơ
23

×