Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG BÀI HỌC LỊCH SỬ LỚP 10 CƠ BẢN.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.88 MB, 36 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: TRƯỜNG THPT KIỆM TÂN

Mã số:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG
BÀI HỌC LỊCH SỬ LỚP 10 CƠ BẢN.
Người thực hiện: NGUYỄN THỊ NGA
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục 
- Phương pháp dạy học bộ môn: Lịch sử 

- Lĩnh vực khác: 

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác

Năm học: 2014 - 2015
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Nguyễn Thị Nga
2. Ngày tháng năm sinh: 04/09/1985.
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: H2/042B – Nam Sơn – Quang Trung – Thống Nhất – Đồng Nai
5. Điện thoại: 0613867151 (CQ)/ ĐTDĐ: 01629478449
6. E-mail:
7. Chức vụ: Giáo viên
8. Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn Lịch sử ở các lớp: 10C1, 10C2, 10S4,
10S6; 11C9, chủ nhiệm lớp 11C9.


9. Đơn vị công tác: Trường THPT Kiệm Tân
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân Lịch sử.
- Năm nhận bằng: 2009
- Chuyên ngành đào tạo: Lịch sử.
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Lịch sử.
- Số năm có kinh nghiệm: 6 năm.
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
Trang 2
BM02-LLKHSKKN
MỤC LỤC.
Trang 3
Tên SKKN: HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG
BÀI HỌC LỊCH SỬ LỚP 10 CƠ BẢN.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Sau 6 năm công tác tại trường THPT Kiệm Tân, tôi nhận thấy rằng học sinh của
trường chưa thật sự có hứng thú với bộ môn lịch sử. Các em giành nhiều thời gian cho
các môn học mà các em yêu thích hoặc có tính hướng nghiệp cao, đặc biệt là các môn có
nhiều khối ngành lựa chọn trong các kỳ tuyển sinh đại học như Toán, Lý, Hóa, Sinh,
Ngoại ngữ,… Điều này, dẫn đến cách nghỉ khá tiêu cực của một bộ phận không nhỏ học
sinh được hỏi trả lời: “Môn Lịch sử là môn học phụ không quan trọng”, trước động cơ
học tập được xác định mờ nhạt, thiển cận nhưng có phần thực tế càng làm cho công tác
giảng dạy của bản thân tôi và đồng nghiệp trở nên vô cùng khó khăn.
- Thiết nghĩ nếu không tạo động cơ học tập và tự nghiên cứu bài học của học sinh thì
không thể giải quyết được tình hình thực tế của vấn đề dạy và học môn Lịch sử tại đơn vị
một cách triệt để. Từ đó, bản thân tôi mạnh dạn thực hiện nhiều phương pháp ứng dụng,
nhiều sáng kiến nhằm mục đích chuyển thế chủ động cho học sinh trong vấn đề tiếp cận
bài học, trong cách làm đó học sinh tự vận động, làm chủ được kiến thức và đảm bảo
được nội dung bài học hơn.

Định hướng viết đề tài: Đề tài trình bày phần mô tả các bước hướng dẫn, kết quả thực
hiện thử nghiệm, trao đổi và rút kinh nghiệm.
Phạm vi đề tài: Đề tài chỉ ứng dụng trên những lớp bản thân có tham gia dạy môn Lịch
sử tại lớp đó: 10C1, 10C2, 10S4, 10S6.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
a) Cơ sở lý luận.
- Lịch sử là môn khoa học khó nghiên cứu, cần nhiều tư liệu phức tạp, nguồn khảo cổ
quý giá, nhân chứng lịch sử,… để minh chứng, các thông tin liên quan như ngày tháng,
sự kiện, phương tiện đáp ứng cho công tác giảng dạy gặp nhiều khó khăn chưa tạo được
sự hấp dẫn cho học sinh, về phía học sinh thì chưa có nhiều hứng thú với môn học lịch
sử.
- Thực trạng dạy và học môn Lịch sử ở trường THPT đang vướng mắc nhiều khó khăn
nhất định: theo Giáo sư Phan Huy Lê - chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam nhận
định, “mấy năm gần đây thực trạng dạy và học lịch sử trong trường phổ thông đã gây ra
sự bức xúc, nỗi lo âu của xã hội. Điều này không chỉ được phản ánh qua điểm số các kỳ
thi tốt nghiệp phổ thông và tuyển sinh vào đại học, cao đẳng mà còn qua kết quả điều tra
Trang 4
BM03-TMSKKN
xã hội học, qua các sân chơi truyền hình và qua dư luận xã hội. Mặt hạn chế nặng nề nhất
của giáo dục môn sử là đại bộ phận học sinh không thích học môn sử, coi như môn học
của các sự kiện, năm tháng, môn học của trí nhớ, khô khan, nhàm chán. Thái độ đó thật
đáng buồn nhưng hoàn toàn không thuộc trách nhiệm của học sinh mà là trách nhiệm của
nền giáo dục và chính là biểu hiện của việc dạy và học môn lịch sử chưa có hiệu quả”.
nguồn dẫn: Hội thảo Khoa học Quốc gia về dạy học Lịch sử ở trường phổ thông Việt
Nam tại Đà nẵng: Đừng để thế thệ trẻ thờ ơ với lịch sử ngày 18 và 19/8/2014
< Đăng
ngày 20/08/2014.
- Bên cạnh sự đỏi hỏi cấp thiết của việc thực hiện đổi mới đồng bộ phương
pháp dạy học (PPDH) và kiểm tra, đánh giá (KTĐG) ở trường phổ thông
theo công văn; bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo

viên về phát triển chương trình giáo dục nhà trường và đổi mới PPDH,
KTĐG theo định hướng phát triển năng lực học sinh, nguồn dẫn công văn số:
5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014.
- Bộ và Sở Giáo dục & Đào tạo đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt nhằm thực hiển mục tiêu
cải cách giáo dục theo định hướng Nghị quyết số 29-NQ/TW Ban Chấp hành Trung ương
khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nhiều giải pháp được đưa ra,
thay thế và kiểm nghiệm liên tục, nhưng cho đến thời điểm này, vấn đề vẫn chưa được
giải quyết một cách triệt để.
b) Cơ sở thực tiễn.
- Việc đổi mới phương pháp dạy học vẫn còn nhiều hạn chế vướng mắc do các yếu tố
chủ quan và khách quan khác nhau. Từ nhận thức của học sinh, từ đáp ứng môn học
trong nhu cầu cuộc sống, từ sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, …. Bế tắc trong cách dạy
và học không phải là điều khó nhận ra ở các trường THPT. Tình trạng thầy đọc, trò chép
diễn ra hằng ngày. Học sinh thì chưa thay đổi được cách nghỉ về Bộ môn Lịch sử.
- Muốn đổi mới, phải thay đổi ngay từ đội ngủ, giải pháp và cách thực hiện từ những
giáo viên giảng dạy trực tiếp ở bộ môn Lịch sử. Từ những thay đổi đó, cụ thể bằng những
giải pháp có hiệu quả, tạo hứng thú học tập từ chính các chủ thể là học sinh, bởi Nếu
không tạo động cơ học tập và tự nghiên cứu bài học từ phía học sinh thì không thể giải
quyết được tình hình thực tế của vấn đề dạy và học môn Lịch sử tại đơn vị một cách triệt
để. Để Học sinh chủ động trong tiếp cận nguồn tri thức của môn Lịch sử thì hãy để các
em phải là người trong cuộc, tự khám phá môn học theo hướng dẫn của giáo viên, dần
Trang 5
dần trong quá trình tìm tòi nghiên cứu, học hỏi bước đầu có thể các em thực hiện theo
yêu cầu ràng buộc nhưng dần dần các em tìm và xây dựng được cảm giác đam mê học
tập bộ môn.
- Giải pháp: HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG BÀI
HỌC LỊCH SỬ LỚP 10 CƠ BẢN của tôi đưa ra có thể đã được áp dụng tại đơn vị khác
nhưng chưa từng áp dụng tại đơn vị trường THPT Kiệm Tân mà tôi đang công tác. Bản
thân tôi cũng chỉ mới áp dụng trong năm học: 2014 – 2015 và thấy kết quả rất khả quan,
hứa hẹn một hướng giải quyết triển vọng cho việc dạy và học bộ môn Lịch sử tại đơn vị.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Giải pháp: HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG BÀI HỌC LỊCH SỬ
LỚP 10 CƠ BẢN.
1. Thay đổi bố cục tiết học môn Lịch sử. (Nhằm phù hợp với việc tổ chức giải pháp)
Để tổ chức được tiết học với sự tham gia chủ động của học sinh thì bản thân tôi
thay đổi lại bố cục của tiết dạy theo quy trình sau tự sau:
1.1. Kiểm tra kiến thức trọng tâm (5 phút).
- Phần này giúp học sinh nhớ kiến thức cơ bản của bài học đã nghiên cứu, hệ thống một
cách căn bản nhất, khái quát nhất kiến thức thông qua sơ đồ tư duy đã được cô động
trong tiết học trước đó.
1.2. Xây dựng bài học mới. (30 phút).
- Các nhóm học sinh báo cáo các phần tự nghiên cứu (chuẩn bị trước), thảo luận, phản
biện xây dựng bài học dưới sự giám sát và cố vấn của giáo viên bộ môn.
1.3. Giáo viên giao nhiệm vụ nghiên cứu bài học ở tiết tiếp theo (10 phút).
- Giáo viên nêu chủ đề, nội dung bài học cần nghiên cứu trong tiết học tiếp theo, trọng
tâm việc nghiên cứu tìm hiểu và giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm. Đặt các câu hỏi
mang tính gợi ý để học sinh chuẩn bị chi tiết, có chất lượng, tập trung và xoáy sâu vào
trọng tâm cần nghiên cứu, bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng.
Trang 6
Hình 1. Tỉ lệ thời lượng tiết nghiên cứu bài học.
Quy trình nghiên cứu chuẩn bị một bài học Lịch sử.
Gồm bảy bước thực hiện nghiên cứu, bắt đầu từ Bước 1: Giáo viên giao đề tài cho học
sinh nghiên cứu bài học theo sơ đồ sau:
Hình 2. Quy trình nghiên cứu một bài học của học sinh.
Bước 1. Giáo viên giao đề tài cho học sinh nghiên cứu bài học.
Bước 2. Học sinh đọc Sách Giáo khoa.
Bước 3. Học sinh tự tìm tư liệu minh họa.
• Từ sách giáo khoa.
• Từ các tài liệu tham khảo.
Trang 7

• Từ mạng Internet (các trang mạng tin cậy).
• Nhân chứng lịch sử (nếu có).
Bước 4. Học sinh tự đặt câu hỏi vì sao, tìm hướng giải quyết?
Bước 5. Học sinh tự tìm câu trả lời và chuẩn bị phương án thảo luận.
Bước 6. Các nhóm thuyết trình, phản biện, ghi chép.
Bước 7. Học sinh tự lập sơ đồ tư duy nhận thức.
2. Tổ chức thực hiện.
2.1. BÀI 1. SỰ XUẤT HIỆN LOẠI NGƯỜI VÀ BẦY NGƯỜI NGUYÊN THỦY
2.1.1. Giao đề tài cho học sinh nghiên cứu bài học.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu, chuẩn bị Bài 1- Sự xuất hiện loại người và
bầy người nguyên thủy và lập sơ đồ tư duy trước khi đến lớp. Trong đó, hướng tới:
(Chuẩn kiến thức kỹ năng):
o Biết được nguồn gốc của loài người và quá trình chuyển biến từ vượn cổ thành
người tối cổ, người tinh khôn.
o Trình bày được về đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức xã hội trong giai đoạn
đầu của xã hội nguyên thủy.
- Học sinh đọc, nghiên cứu bài 1 sự xuất hiện loại người và bầy người nguyên thủy
thông qua Sách giáo khoa, ghi chép các yếu tố liên quan, chi tiết quan trọng của bài học,
phân tích, đặt câu hỏi nghi vấn. Với hệ thống các câu hỏi gợi ý tìm hiểu được giáo viên
gợi ý:
Câu 1
Lý giải được thế nào là loại vượn cổ, thế nào là người tối cổ, thế nào là người
tinh khôn?
Câu 2 Trả lời được thế nào là bầy người nguyên thủy?
Câu 3
Trình bày được những biến đổi của xã hội nguyên thủy qua các giai đoạn phát
triển.
Câu 4 Thế nào là người tối cổ?
Câu 5 Thế nào là bầy người nguyên thủy?
Câu 6 Phân biệt bầy người khác bầy động vật ở chỗ nào?

Câu 7 Thế nào là người tinh khôn?
Trang 8
Câu 8 Hãy nêu những tiến bộ kĩ thuật khi Người tinh khôn xuất hiện?
Câu 9 Hãy cho biết những tiến bộ kĩ thuật của thời kì đá mới?
Câu 10 Những tiến bộ trong đời sống con người thời đá mới.
2.1.2. Đọc Sách Giáo khoa.
- Học sinh đọc sách giáo khoa, căn cứ trên những nhiệm vụ mà giáo viên đã đặt vấn đề,
tìm hiểu từng nội dung một, từ các câu hỏi đơn giản dần dần đến các mức độ khó hơn,
phức tạp hơn. Thảo luận trước cùng các bạn trong nhóm, tìm các đáp án đánh giá sát thực
nhất của cả nhóm, một học sinh đại diện nhóm ghi chép làm căn cứ báo cáo
2.1.3. Tìm tư liệu minh họa.
- Các nhóm cắt cử các thành viên tìm tư liệu minh họa, xây dựng cho nội dung bài học,
nộp lại làm thông tin cho phần thuyết trình của nhóm tập dượt tại nhà cũng như tại lớp.
• Sách giáo khoa SGK lớp Lịch sử 10 của Nhà xuất bản Giáo dục.
• Tài liệu tham khảo.
• Mạng Internet (các trang mạng tin cậy).
Một số tư liệu học sinh nộp bài chuẩn bị: thư mục đính kèm: Tailieu1
Hình 3. Quá trình tiến hóa của loài người
• Nhân chứng lịch sử. (không có).
Trang 9
2.1.4. Đặt câu hỏi vì sao?
- Sau khi học sinh đã nắm bắt được nhiệm vụ cần giải quyết trong bài học, học sinh
thảo luận và tự đưa ra hệ thống câu hỏi nghi vấn: Con người do đâu mà ra?

Căn cứ
vào cơ sở nào?

thời gian?

Nguyên nhân quan trọng quyết định đến sự chuyển biến

đó?

ngày nay quá trình chuyển biến đó có diễn ra không?

Tại sao?
Với hệ thống các câu hỏi định hướng để nghiên cứu được giáo viên giao trong phần giao
nhiệm vụ nghiên cứu bài học ở phần 3.3.1.
2.1.5. Tự tìm câu trả lời và chuẩn bị phương án thảo luận.
- Học sinh dựa vào những tư liệu đã chuẩn bị ở phần 3.3.1.3, cùng với trọng tâm nghiên
cứu với hệ thống chuẩn kiến thức kỹ năng và câu hỏi gợi ý đã được giáo viên giao nhiệm
vụ trước đó để thảo luận theo nhóm, xây dựng các đáp án cho các câu hỏi, trong nhóm
phản biện lẫn nhau để đưa ra phương án tối ưu nhất của nhóm trước khi đưa ra phương
án trả lời cuối cùng cho những nội dung tìm hiểu, những câu hỏi xây dựng bài.
2.1.6. Thuyết trình, phản biện, rút kinh nghiệm, ghi chép.
- Hình thức thảo luận này được tổ chức tại lớp học (đây là phiên thảo luận thứ 2 sau khi
đã thảo luận phần 1 trong nội bộ nhóm đã chuẩn bị trước tại nhà), giao lưu kiến thức, trao
đổi giữa các nhóm với nhau, đại diện các nhóm lên báo cáo, thuyết trình, các học sinh
trong nhóm bổ sung nếu thấy còn thiếu sót hoặc có phát hiện mới bổ sung. Các nhóm
khác theo dõi, phản biện, thảo luận theo nhóm phản biện, tìm đáp án

tiến tới xây
dựng bài học, công việc này được thực hiện lặp đi lặp lại nhằm tìm ra đáp án quan trọng
và chính xác nhất để hoàn thiện nội dung bài học. Trong đó giáo viên đóng vai trò đạo
diễn, cố vấn về chuyên môn, dẫn dắt phiên thảo luận để không lạc nội dung, đi vào trọng
tâm, hướng tới chuẩn kiến thức kỹ năng đã được xây dựng trong phần giao nhiệm vụ, tạo
được tính tổ chức, kỹ luật trong các phiên thảo luận, gây hứng thú tham gia cho các em
học sinh cúng nhưu các nhóm tham gia, tránh các tình trạng xao nhãng mất tập trung
hoặc các tình tiết khác gây ảnh hưởng đến chất lượng của phiên thảo luận nghiên cứu.
- Giáo viên ghi nhận quá trình, diến biến của các phiên thảo luận, ghi chép các vấn đề
quan trọng để tiến tới góp ý chi tiết cuối mỗi phiên thảo luận của mỗi nhóm, có thể đặt

thêm những câu hỏi gợi mở để phát triển thêm bài học tùy theo năng lực học tập, khã
năng tiếp thu của mỗi lớp, chỉ ra những điểm đã thực hiện tốt cần phát huy, những phát
hiện tiêu biểu mang tính đột phá cần được ghi nhận, đặc biệt là chỉ ra những nội dung
chưa chính xác, kể cả mặt tìm kiếm tư liệu minh họa (có nhiều nhóm tìm những nguồn tư
Trang 10
liệu không chính thống được xây dựng bởi các trang thông tin không đáng tin cậy) đúc
rút kinh nghiệm và tiến tới kết luận nội dung bài học.
- Trong nội dung này học sinh hay mắc lỗi nhận thức:
Với câu hỏi: Thế nào là người tối cổ? Hầu hết học sinh đều mới chỉ ra được đặc điểm
về hình dáng của người tối cổ như : đã đi, đứng hoàn toàn bằng hai chân, đôi tay được tự
do để sử dụng công cụ, kiếm thức ăn, tuy nhiên trán con thấp và bợt ra sau, u mày nổi
cao, hộp sọ đã lớn và đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não. Giáo viên hướng
dẫn học sinh trả lời đầy đủ hơn về các khái niệm, người tối cổ là dạng người vượn trung
gian trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người. Người tối cổ còn gọi là người
vượn – là một hình thức tiến triển nhảy vọt từ vượn thành người. Xuất hiện cách đây
khoảng 4 triệu đến 4 vạn năm. Người vượn tuy chưa loại bỏ hết dâu tích vượn trên cơ thể
mình, song đã gần giống người như đã đi, đứng hoàn toàn bằng hai chân, đôi tay được tự
do để sử dụng công cụ, kiếm thức ăn, tuy nhiên trán con thấp và bợt ra sau, u mày nổi
cao, hộp sọ đã lớn và đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não. Người tối cổ đã
biết chế tạo công cụ lao động, biết phát minh ra lửa. Di cốt được tìm thấy ở: Đông phi,
Đông Nam Á, Trung Quốc, Châu Âu… Trong quá trình góp ý ở phiên thảo luận này,
giáo viên dùng lược đồ để giới thiệu giúp học sinh ghi nhớ bài tốt hơn.
Với câu hỏi: Phân biệt bầy người khác bầy động vật ở chỗ nào? Học sinh đã hiểu vấn
đề nhưng chỉ mới đưa ra câu trả lời mang tính chung chung chưa đi vào cụ thể để thấy rõ
sự khác biệt. Giáo viên phải đưa ra một số đặc điểm để học sinh tự so sánh như: Bầy
người đã biết chế tạo công cụ lao động, đó là những công cụ lao động sơ kì đá cũ, còn
động vật dù thông minh đến mấy, cũng chỉ biết sử dụng những gì có sẵn trong tự nhiên;
Quan hệ trong bầy người là quan hệ hợp quần xã hội: có người đứng đầu, có sự phân
công lao động giữa nam và nữ, đã biết dựng lều để ở; Đã xuất hiện tiếng nói, biết dùng
lửa sưởi ấm và nướng chín thức ăn, việc phát minh ra lửa tách hẳn con người ra khỏi giới

động vật và bước đầu chinh phục được tự nhiên.
Giáo viên nhận xét về quá trình báo cáo của học sinh nhóm:
o Đa số học sinh tích cực, nắm bắt được nội dung của bài học
o Một số nhóm còn nặng tính đọc báo, chưa đúng phong cách thuyết trình.
o Một số nhóm còn sơ sài về mặt nội dung lẫn hình thức chuẩn bị.
o Chưa tự tin trong phong cách diễn đạt, kỹ năng làm việc tập thể có phần còn hạn chế,
thao tác chậm chạp như chưa được tập dượt và rèn luyện bao giờ.
Trang 11
o Một số ít học sinh còn lại của nhóm thuyết trình còn thụ động trong công việc của
nhóm, không tích cực tham gia, đóng góp ý kiến bổ sung, chỉ biết lắng nghe, ghi chép và
chỉ khi có sự yêu cầu từ giáo viên thì mới tham gia.
o Giáo viên yêu cầu các học sinh chưa tích cực trong việc nghiên cứu bài 1, làm nhóm
trưởng cho lần nghiên cứu sau của bài 2: Xã Hội Nguyên Thủy.
2.1.7. Lập sơ đồ tư duy.
- Mỗi nhóm chuẩn bị một sơ đồ tư duy theo cách hiểu riêng để nắm bắt được bài học.
Giáo viên chọn sơ đồ tư duy đúng và thích hợp nhất, bổ sung hoặc có chỉnh sửa nội dung
chuẩn mực nhất để yêu cầu học sinh học và tư duy theo sơ đồ đó.
2.2. VÍ DỤ 2: BÀI 16. THỜI BẮC THUỘC VÀ CÁC CUỘC ĐẤU TRANH
GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC (tiếp theo).
2.2.1. Giao đề tài cho học sinh nghiên cứu bài học.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu, chuẩn bị Bài 16 thời Bắc thuộc và các cuộc
đấu tranh giành độc lập và lập sơ đồ tư duy trước khi đến lớp. Trong đó, hướng tới:
(Chuẩn kiến thức kỹ năng).
o Biết được khái quát về phong trào đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân ta.
o Trình bày được những nét chính của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu.
Hệ thống các câu hỏi gợi ý tìm hiểu được giáo viên gợi ý:
Với Khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
Câu 1.
Trình bày những hiểu biết của em về Hai Bà Trưng?
Câu 2.

Vì sao Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa?
Câu 3.
Cuộc khởi nghĩa diễn ra như thế nào? Nêu kết quả, ý nghĩa?
Câu 4.
Em có thể kể tên một số nhân vật tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam trong
cuộc đấu tranh chống xâm lược bảo vệ tổ quốc.
Với Khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nhà nước Vạn Xuân
Câu 1 Lý Nam Đế là ai?
Câu 2. Vì sao cuộc khởi nghĩa nổ ra?
Câu 3.
Ý nghĩa của việc đặt tên nước Vạn Xuân của Lý Nam Đế là gì? So sánh với
chính quyền tự chủ của Trưng Vương?
Trang 12
Câu 4. Vì sao Triệu Quang Phục lại cho xây dựng căn cứ ở Đầm Dạ Trạch?
Câu 5.
Cuộc kháng chiến của Triệu Quang Phục có sự độc đáo và sáng tạo như thế
nào?
Câu 6. Liên hệ với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của dân tộc ta.

Với Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ.
Câu 1
Trình bày những hiểu biết về hai nhân vật lịch sử Khúc Thừa Dụ và Khúc
Hạo.
Câu 2
Vì sao Khúc Thừa Dụ tiến Hành khởi nghĩa? Cuộc khởi nghĩa diễn ra như
thế nào?
Câu 3
Những cải cách của Khúc Hạo có ý nghĩa như thế nào trong tiến trình khởi
nghĩa của nhân dân ta?
Với Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

Câu 1. Vì sao Ngô Quyền tiến hành khởi nghĩa?
Câu 2. Dựa vào lược đồ tường thuật lại trận Bạch Đằng của Ngô Quyền.
Câu 3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938?
2.2.2. Đọc Sách Giáo khoa.
- Học sinh đọc, nghiên cứu bài 16 thông qua Sách giáo khoa, ghi chép các yếu tố liên
quan, chi tiết quan trọng của bài học, phân tích, đặt câu hỏi nghi vấn.
- Căn cứ trên những nhiệm vụ mà giáo viên đã đặt vấn đề gợi ý, tìm hiểu từng nội dung
một, từ các câu hỏi đơn giản dần dần đến các mức độ khó hơn, phức tạp hơn, có tính chất
chuyên sâu. Thảo luận trước cùng các bạn trong nhóm, tìm các đáp án đánh giá sát thực
nhất của cả nhóm, một học sinh đại diện nhóm ghi chép làm căn cứ để báo cáo.
2.2.3. Tìm tư liệu minh họa.
- Học sinh tiến hành thu thập, ghi chép chuẩn bị cho thảo luận, tự tìm tư liệu trên các
kênh thông tin như:
• Sách giáo khoa Lịch sử lớp 7, SGK lớp Lịch sử 10 của Nhà xuất bản Giáo dục.
Trang 13
• Tài liệu tham khảo.
• Mạng Internet (các trang mạng tin cậy).Một số tư liệu học sinh nộp bài chuẩn bị: thư
mục đính kèm: Tailieu2.
• Nhân chứng lịch sử. (không có).
2.2.4. Đặt câu hỏi vì sao?
- Sau khi học sinh đã nắm bắt được nhiệm vụ cần giải quyết trong bài học, học sinh
đưa ra hệ thống các câu hỏi nghi vấn: Từ thế kỉ I đến thế kỉ X có những cuộc đấu tranh
nào?

Thời gian diễn ra phong trào ?

Địa điểm nơi diễn ra phong trào?

Người
lãnh đạo phong trào?


diễn biến phong trào

Kết quả và ý nghĩa của phong trào?
Chuẩn bị từng nội dung một, nội dung nào bản thân các nhóm thấy dễ nghiên cứu tìm
hiểu thì tiến hành thực hiện trước, dựa trên các gợi ý trong phần giao nhiệm vụ của giáo
viên bộ môn, phân tích các nhiệm vụ cần thực hiện, chia nhỏ các gợi ý và tiến hành đặt
câu hỏi nghi vấn cho từng phần kiến thức, từ đó tự khái quát được tính liên tục của phong
trào đấu tranh từ thế kỉ I đến thế kỉ X.
2.2.5. Tự tìm câu trả lời và chuẩn bị phương án thảo luận.
- Học sinh thảo luận theo nhóm, tìm đáp án

xây dựng bài học.
Khái quát phong trào đấu tranh từ thế kỉ I đến thế kỉ X.
Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu.
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
Hình 4. Hai Bà Trưng ra trận được tái hiện trong tranh Đông Hồ.
Trang 14
- Học sinh dựa vào những tư liệu, sơ đồ đã được giáo viên giao nhiệm vụ trước đó để
thảo luận, học sinh tự đặt các câu hỏi cho quá trình nghiên cứu, tìm hiểu bài học.
Câu 1.
Trình bày những hiểu biết của em về Hai Bà Trưng?
Câu 2.
Vì sao Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa?
Câu 3.
Cuộc khởi nghĩa diễn ra như thế nào? Nêu kết quả, ý nghĩa?
Câu 4.
Em có thể kể tên một số nhân vật tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam trong
cuộc đấu tranh chống xâm lược bảo vệ tổ quốc.
- Các nhóm cắt cử các thành viên tìm tư liệu minh họa, xây dựng cho nội dung bài học,

nộp lại làm thông tin cho phần thuyết trình tại lớp. Xây dựng các đáp án cho các câu hỏi,
trong nhóm phản biện lẫn nhau để đưa ra phương án tối ưu nhất của nhóm.
- Cử đaị diện học sinh trong nhóm lên thử thuyết trình, các học sinh còn lại của nhóm
bổ sung và phản biện. Công việc này chỉ thực hiện trong nội bộ nhóm trong phần chuẩn
bị bài trước khi đến lớp.
Hình 5. Một sơ đồ nghiên cứu bài học của nhóm 3.
Khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nhà nước Vạn Xuân
Giáo viên giao nhiêm vụ yêu cầu học sinh chuẩn bị bài học :
- Lý giải được tại sao Lý Bí phất cờ khởi nghĩa?
- Lập sơ đồ về diễn biến cuộc khởi nghĩa.
Trang 15
Hình 6. Một sơ đồ nghiên cứu bài học của nhóm 1.
- Học sinh dựa vào những tư liệu, sơ đồ đã được giáo viên giao nhiệm vụ trước đó để
thảo luận, học sinh tự đặt các câu hỏi cho quá trình nghiên cứu, tìm hiểu bài học.
Câu 1 Lý Nam Đế là ai?
Câu 2. Vì sao cuộc khởi nghĩa nổ ra?
Câu 3.
Ý nghĩa của việc đặt tên nước Vạn Xuân của Lý Nam Đế là gì? So sánh với
chính quyền tự chủ của Trưng Vương?
Câu 4. Vì sao Triệu Quang Phục lại cho xây dựng căn cứ ở Đầm Dạ Trạch?
Câu 5.
Cuộc kháng chiến của Triệu Quang Phục có sự độc đáo và sáng tạo như thế
nào?
Câu 6. Liên hệ với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của dân tộc ta.
Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ.
- Giáo viên giao nhiệm vụ yêu cầu học sinh tìm hiểu về Nhân vật lịch sử Khúc Thừa
Dụ và Khúc Hạo.
- Tìm hiểu khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ với nội dung trọng tâm: Trả lời được vì sao Khúc
Thừa Dụ tiến hành khởi Nghĩa? Cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ có ý nghĩa như thế
nào? Cuộc khởi nghĩa diễn ra như thế nào? Nêu được ý nghĩa những cải cách của Khúc

Trang 16
Hạo trong toàn bộ tiến trình khởi nghĩa của nhân dân ta, đưa đến thắng lợi của trận Bạch
Đằng năm 938.
- Học sinh dựa vào những tư liệu, đã được giáo viên giao nhiệm vụ trước đó để thảo
luận, học sinh tự đặt các câu hỏi cho quá trình nghiên cứu, tìm hiểu bài học.
Hệ thống câu hỏi học sinh đưa ra để xây dựng bài học:
Câu 1
Trình bày những hiểu biết về hai nhân vật lịch sử Khúc Thừa Dụ và Khúc
Hạo.
Câu 2
Vì sao Khúc Thừa Dụ tiến Hành khởi nghĩa? Cuộc khởi nghĩa diễn ra như
thế nào?
Câu 3
Những cải cách của Khúc Hạo có ý nghĩa như thế nào trong tiến trình khởi
nghĩa của nhân dân ta?
Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
Hình 7. Hình ảnh minh họa cho chiến thắng Bạch Đằng.
- Giáo viên giao nhiệm vụ yêu cầu học sinh tìm hiểu về Nhân vật lịch sử yêu cầu học
sinh tìm hiểu về Nhân vật lịch sử Ngô Quyền.
- Trả lời được vì sao Ngô Quyền tiến hành khởi nghĩa?
- Học sinh có thể dựa vào lược đồ tường thuật lại trận Bạch Đằng của Ngô Quyền.
- Lập sơ đồ về diễn biến cuộc khởi nghĩa.
Trang 17
Hình 8. Một sơ đồ nghiên cứu bài học của nhóm 2.
- Học sinh dựa vào những tư liệu, sơ đồ đã được giáo viên giao nhiệm vụ trước đó để
thảo luận, học sinh tự đặt các câu hỏi cho quá trình nghiên cứu, tìm hiểu bài học
Câu 1. Vì sao Ngô Quyền tiến hành khởi nghĩa?
Câu 2. Dựa vào lược đồ tường thuật lại trận Bạch Đằng của Ngô Quyền.
Câu 3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938?
- Sau khi các nhóm thảo luận và đã đưa ra được hệ thống các câu hỏi để giải quyết vấn

đề trong bài học, bước tiếp theo:
- Các nhóm cắt cử các thành viên tìm tư liệu minh họa, xây dựng cho nội dung bài học,
nộp lại làm thông tin cho phần thuyết trình tại lớp. Xây dựng các đáp án cho các câu hỏi,
trong nhóm phản biện lẫn nhau để đưa ra phương án tối ưu nhất của nhóm.
Cử đaị diện học sinh trong nhóm lên thử thuyết trình, các học sinh còn lại của nhóm bổ
sung và phản biện. Công việc này chỉ thực hiện trong nội bộ nhóm trong phần chuẩn bị
bài trước khi đến lớp.
2.2.6. Thuyết trình, phản biện, rút kinh nghiệm, gi chép.
- Hình thức thảo luận này được tổ chức tại lớp học (đây là phiên thảo luận thứ 2 sau khi
đã thảo luận phần 1 trong nội bộ nhóm đã chuẩn bị trước tại nhà), trao đổi giữa các nhóm
với nhau, đại diện các nhóm lên báo cáo, các học sinh trong nhóm bổ sung nếu thấy còn
thiếu sót. Các nhóm khác phản biện, thảo luận theo nhóm phản biện, tìm đáp án

xây
dựng bài học, công việc này được thực hiện lặp đi lặp lại nhằm tìm ra đáp án quan trọng
và chính xác nhất để xây dựng bài học. Trong đó giáo viên đóng vai trò đạo diễn, cố vấn
về chuyên môn, dẫn dắt phiên thao luận để không lạc nội dung.
- Giáo viên góp ý, rút kinh nghiệm, kết luận nội dung bài học.
Trang 18
- Trong nội dung học sinh hay mắc lỗi nhận thức:
o Với câu hỏi: Vì sao Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa?
Học sinh chỉ nêu được nét chung do chính sách cai trị hà khắc, tàn bạo của chính quyền
đô hộ mà chưa nêu được nguyên nhân trực tiếp lí do vì sao Hai Bà Trưng phất cờ khởi
nghĩa: Do chính sách cai trị hà khắc của quan Thứ Sử Giao Châu là Tô Định khiến cho
nhân dân khổ sở, bất bình; Tô Định giết chết Thi Sách là chồng của bà Trưng Trắc.
o Với câu hỏi: Ý nghĩa của việc đặt tên nước Vạn Xuân của Lý Nam Đế là gì?
Học sinh lại nêu: Năm 544 Lý Bí lên ngôi vua lấy hiệu là Lý Nam Đế, đặt Quốc hiệu là
Vạn Xuân, dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch mà chưa lí giải được việc đặt tên nước “Vạn
Xuân” có nghĩa là nhà nước lớn của người Việt, thanh bình, lâu dài như vạn mãi mùa
xuân. Khẳng định quyền độc lập tự chủ của một nhà nước.

o Với câu hỏi: Vì sao Triệu Quang Phục lại cho xây dựng căn cứ ở Đầm Dạ
Trạch?
Học sinh chỉ trình bày: Sau khi được Lý Nam Đế giao binh quyền, Triệu Quang Phục rút
quân về đầm Dạ Trạch ở Khoái Châu, Hưng Yên mà chưa lý giải được ông quyết định
xây dựng căn cứ địa ở đầm Dạ Trạch là do đầm Dạ Trạch là nơi hiểm yếu, có nhiều lau
sậy phù hợp với cách đánh du kích táo bạo của nghĩa quân khi lực lượng đang còn non
yếu.
o Với câu hỏi: Em có nhận xét gì về các cuộc khởi nghĩa?
Học sinh trả lời khái quát, sơ sài là thể hiện sự thông minh, mưu trí, sáng tạo, dũng cảm
của những nhà cầm quân, chưa nói được: Đó là thể hiện tính chủ động của kế hoạch trong
từng cuộc khởi nghĩa; Thể hiện sự thông minh mưu trí, phát huy hết thế mạnh của ta và
điểm yếu của địch.
- Giáo viên nhận xét về quá trình báo cáo của học sinh nhóm:
o Đa số học sinh đã tích cực tham gia hoạt động, tích cực trao đổi và đóng góp ý
kiến để xây dưng bài học.
o Có tiến bộ và tự tin hơn nhiều trong phong cách thuyết trình.
o Các nhóm đã chuẩn bị tốt về mặt nội dung lẫn hình thức.
o Vẫn còn ít học sinh còn lại của nhóm thuyết trình còn thụ động trong công việc
của nhóm, không tích cực tham gia, đóng góp ý kiến bổ sung, chỉ biết lắng nghe.
Giáo viên tiếp tực động viên và yêu cầu các học sinh chưa tích cực trong việc nghiên cứu
bài 16 cố gắng chuẩn bị tốt hơn cho bài học kế tiếp: Quá trình hình thành và phát triển
của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV).
Trang 19
2.2.7. Lập sơ đồ tư duy.
- Mỗi nhóm chuẩn bị một sơ đồ tư duy theo cách hiểu riêng để nắm bắt được bài học.
2.3. VÍ DỤ 3: BÀI 29, 30, 31. CHỦ ĐỀ: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN
(Từ giữa thế kỉ XVI đến thế kỉ thứ XVIII).
2.3.1. Giao đề tài cho học sinh nghiên cứu bài học.
- Hướng dẫn học sinh nghiên cứu, chuẩn bị bài và lập sơ đồ tư duy trước khi đến lớp.
Trong đó, hướng tới: (Chuẩn kiến thức kỹ năng).

- Cách mạng tư sản Anh: Biết được những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị, xã
hội Anh trước cách mạng. Trình bày diễn biến chính trên lược đồ và ý nghĩa của cuộc
cách mạng tư sản Anh.
- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh: Biết
được sự phát triển kinh tế tư bản ở những thuộc địa này và mâu thuẩn giữa nhân dân, giai
cấp tư sản, chủ nô ở Bắc Mĩ với thực dân Anh.
- Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chủng quốc Mĩ: Trình bày được diễn biến
chính của chiến tranh theo lược đồ.
- Kết quả và ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập: Trình bày được kết quả và ý
nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
- Nước Pháp trước cách mạng: Biết được những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị
- xã hội của nước Pháp trước cách mạng, hiểu được đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn
đến bùng nổ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII; cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư
tưởng là bước dọn đường cho cách mạng bùng nổ.
- Tiến trình cách mạng: trình bày được nguyên nhân trực tiếp của cuộc cách mạng và sự
thành lập nền quân chủ lập hiến; diến biến của cách mạng với việc tư sản công thương
cầm quyền – nền cộng hòa được thành lập; sự thành lập nền chuyên chính dân chủ Gia-
cô-banh.
2.3.2. Đọc Sách Giáo khoa.
- Học sinh đọc, nghiên cứu bài 29, 30, 31 chủ đề Các cuộc cách mạng tư sản thông qua
Sách giáo khoa, ghi chép các yếu tố liên quan, chi tiết quan trọng của bài học, phân tích,
đặt câu hỏi nghi vấn, Theo sơ đồ: Đọc SGK Hướng tới chuẩn kỹ năng mà giáo viên
yêu cầuTư duy, đặt câu hỏi nghi vấnTìm tư liệu giải đáp, minh chứngGhi nhận
Đọc SGK Thuyết trình.
2.3.3. Tìm tư liệu minh họa.
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh tìm các tư liệu để xây dựng bài học trên các kênh
thông tin.
Trang 20
• Sách giáo khoa. SGK lớp Lịch sử 8, 10 của Nhà xuất bản Giáo dục.
• Tài liệu tham khảo.

• Mạng Internet (các trang mạng tin cậy).
Một số tư liệu học sinh nộp bài chuẩn bị: thư mục đính kèm: Tailieu3
Hình 9. Vị trí địa lý của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.
Nhân chứng lịch sử. (không có).
2.3.4. Đặt câu hỏi vì sao?
- Sau khi học sinh đã nắm bắt được nhiệm vụ cần giải quyết trong bài học, học sinh
đưa ra hệ thống các câu hỏi nghi vấn cho quá trình nghiên cứu, tìm hiểu bài học.
Hệ thống câu hỏi được học sinh đưa ra để xây dựng bài học:
Cách mạng tư sản Anh.
Câu 1: Nêu đặc điểm tình hình nước Anh trước cách mạng.
Câu 2:
Trình bày diễn biến chính trên lược đồ, kết quả và ý nghĩa của cuộc cách
mạng tư sản Anh.
Câu 3: Tại sao cách mạng tư sản Anh diễn ra dưới hình thức nội chiến?
Câu 4:
Vì sao nói cách mạng tư sản Anh là một cuộc cách mạng tư sản không triệt
để?
Chiến Tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
Câu 1: Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ biểu hiện như thế nào?
Trang 21
Câu 2: Các chính sách của chính phủ Anh đối với 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
Câu 3:
Nguyên nhân tại sao chính phủ Anh lại kiềm hãm sự phát triển của chủ
nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ.
Câu 4:
Dựa vào lược đồ hãy trình bày diễn biến chính cuộc chiến tranh giành độc
lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
Câu 5: Trình bày kết quả, ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập?
Câu 6: Những yếu tố nào giúp quân Bắc Mĩ chiến thắng quân Anh?
Câu 7: Nước Mĩ giành được độc lập trong hoàn cảnh nào?

Câu 8:
Những điểm tiến bộ, hạn chế của tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mĩ.
Liên hệ với bản tuyên ngôn độc lập 02/09/1945 do Hồ Chí Minh soạn thảo.
Cách mạng tư sản Pháp.
Câu 1: Tình hình nước Pháp trước cách mạng?
Câu 2: Vì sao cách mạng Pháp bùng nổ?
Câu 3: Nhà tù Ba-xti sụp đổ có ý nghĩa gì?
Câu 4: Ý nghĩa lịch sử của cách mạng Pháp?
Câu 5:
So sánh nội dung bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền với bản tuyên
ngôn độc lập của nước Mỹ. Liên hệ với bản tuyên ngôn độc lập 2 tháng 9
năm 1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo?
2.3.5. Tự tìm câu trả lời và chuẩn bị phương án thảo luận.
- Học sinh dựa vào những tư liệu, sơ đồ đã được giáo viên giao nhiệm vụ trước đó để
thảo luận theo những câu hỏi đã đưa ra.
- Các nhóm cắt cử các thành viên tìm tư liệu minh họa, xây dựng cho nội dung bài học,
nộp lại làm thông tin cho phần thuyết trình tại lớp. Xây dựng các đáp án cho các câu hỏi,
trong nhóm phản biện lẫn nhau để đưa ra phương án tối ưu nhất của nhóm.
2.3.6. Học sinh xây dựng các phương án trả lời cho các câu hỏi ở bước 3.3.4
Đặt câu hỏi vì sao?
Trang 22
* Khái quát về các cuộc cách mạng tư sản (từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ
XVIII).
Hệ thống nghi vấn: Từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII có những cuộc cách mạng
tư sản nào?

Thời gian, nơi diễn ra các cuộc cách mạng ?

diễn biến của các cuộc
cách mạng


Kết quả và ý nghĩa của các cuộc cách mạng?
* Các cuộc cách Mạng tư sản.
Cách mạng tư sản Anh:
- Các nhóm cắt cử các thành viên tìm tư liệu minh họa, xây dựng cho nội dung bài học,
nộp lại làm thông tin cho phần thuyết trình tại lớp. Xây dựng các đáp án cho các câu hỏi,
trong nhóm phản biện lẫn nhau để đưa ra phương án tối ưu nhất của nhóm.
- Cử đaị diện học sinh trong nhóm lên thử thuyết trình, các học sinh còn lại của nhóm
bổ sung và phản biện. Công việc này chỉ thực hiện trong nội bộ nhóm trong phần chuẩn
bị bài trước khi đến lớp.
Hình 10. Nhóm 3 chuẩn bị thuyết trình.
2.3.7. Thuyết trình, phản biện, rút kinh nghiệm, ghi chép.
Cử nhóm trưởng các nhóm báo cáo, các thành viên trong tổ bổ sung.
Cách mạng tư sản Anh.
Trang 23
Hình 11. Một sơ đồ nghiên cứu bài học của nhóm 1.
Trong quá trình thảo luận theo chủ đề, một số vấn đề phát sinh giáo viên tư vấn,
định hướng lại kiến thức, ví dụ:
Trong câu hỏi: Tại sao cách mạng tư sản Anh diễn ra dưới hình thức nội chiến?
Học sinh trả lời một cách sơ sài, chưa đúng trọng tâm, đề nghị các nhóm tiếp tục nghiên
cứu để đưa ra đáp án cũng như nhận thức đầy đủ nhất về hình thức của cuộc cách mạng
Tư sản Anh. Sau 5 phút thảo luận cùng với gợi ý của giáo viên, một vài đại diện của các
nhóm tiếp tục phát hiện thêm và trả lời bổ sung cho câu hỏi trên:
Chế độ phong kiến bảo thủ mà đại diện là vua Sac lơ I đã trở thành vật cản cho quan hệ
sản xuất tư bản chủ nghĩa đang nảy nở ỏ Anh, điều này thể hiện mâu thuẫn giữa nhà vua
với tư sản, quý tộc mới và quần chúng nhân dân. Cuộ nội chiến nổ ra giữa quân đội của
tư sản, quý tộc mới (quốc hội) và quân đội của nhà vua kết quả là chế độ phong kiến
chuyên chế ở Anh bị lật đổ, nước Anh đặt dưới sự thống trị của tư sản và quý tộc mới.
Trong câu hỏi: Vì sao nói cách mạng tư sản Anh là một cuộc cách mạng tư sản không
triệt để?

Trang 24
Học sinh chỉ trả lời nôm na vì chưa thủ tiêu được chế độ phong kiến, giáo viên bổ sung
kiến thức: Vì sau cách mạng chưa giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân, giai
cấp tư sản không giám duy trì nền cộng hòa mà phải liên minh với thế lực phong kiến
thiết lập nên nhà nước Quân chủ lập hiến.
Chiến Tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
Hình 12. Một sơ đồ nghiên cứu bài học của nhóm 2.
Học sinh dựa vào những tư liệu, sơ đồ đã được giáo viên giao nhiệm vụ trước đó để thảo
luận theo những câu hỏi đã đưa ra:
Trang 25

×