Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ rừng tại xã Vĩnh Phúc - huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.58 KB, 45 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



ẤU THỊ THU



ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
BẢO VỆ RỪNG TẠI XÃ VĨNH PHÚC - HUYỆN BẮC QUANG
TỈNH HÀ GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính Quy
Chuyên ngành : Nông Lâm Kết Hợp
Khoa : Lâm Nghiệp
Lớp : 42 – Nông Lâm Kết Hợp
Khóa học : 2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Phạm Thu Hà



Thái Nguyên, 2014
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn


toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm!
Thái Nguyên, ngày 26 tháng 05 năm 2014
XÁC NHẬN CỦA GVHD NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN
Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trước hội đồng khoa học!


Th.S Phạm Thu Hà Ấu Thị Thu

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký, họ và tên)
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình đào tạo cho nhà trường, thực hiện phương
châm học đi đôi với hành, mỗi sinh viên ra trường cần trang bị cho mình
lượng kiến thức cần thiết. Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết với mỗi
sinh viên trong trường chuyên nghiệp. Quá trình thực tập tốt nghiệp nhằm vận
dụng lý thuyết vào thực tiễn. Qua đó mỗi sinh viên khi ra trường sẽ hoàn thiện
hơn về kiến thức lý luận, phương pháp làm việc, năng lực công tác.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự nhất trí của ban chủ
nhiệm khoa Lâm Nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên em được
phân công về thực tập tại xã Vĩnh Phúc huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang.
Với tấm lòng biết ơn vô hạn em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm
khoa Lâm Nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cùng toàn thể các
thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy trong suốt thời gian học tập.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Phạm Thu Hà đã nhiệt tình hướng
dẫn, chỉ bảo cho em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.

Em xin chân thành cảm ơn UBND xã Vĩnh Phúc huyện Bắc Quang tỉnh
Hà Giang. Đặc biệt là Ban lãnh đạo xã, bà con nhân dân xã Vĩnh Phúc đã tận
tình tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại địa phương. Vì thời
gian thực tập và trình độ chuyên môn còn hạn chế, do vậy bản khóa luận thực
tập tốt nghiệp không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp ý
kiến quý báu của các thầy cô giáo để bản khóa luận tốt nghiệp của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 26 tháng 05 năm 2014
Sinh viên


Ấu Thị Thu
MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU 1
1.1.Đặt vấn đề 1
1.2. Ý nghĩa của đề tài 3
1.2.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3
1.2.2.Ý nghĩa trong thực tiễn 4
Phần 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
2.1. Cơ sở khoa học 5
2.1.1 Cơ sở khoa học trong quản lý bảo vệ rừng 5
2.1.2. Nguyên tắc bảo vệ và phát triển rừng 6
2.1.3. Những căn cứ và cơ sở pháp lý 6
2.2. Tình hình quản lý bảo vệ rừng trên Thế giới 9
2.3. Tình hình quản lý bảo vệ rừng ở Việt Nam 10
2.4. Tổng quan về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 11
2.4.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu quản lý bảo vệ rừng 11
2.4.2. Đặc điểm dân sinh - kinh tế - xã hội 12
2.4.3. Tài nguyên rừng xã Vĩnh Phúc 13

Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 15
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 15
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 15
3.2.1. Địa điểm 15
3.2.2. Thời gian nghiên cứu 15
3.3. Nội dung nghiên cứu 15
3.4. Phương pháp nghiên cứu 15
3.4.1. Phương pháp nội nghiệp 15
3.4.2. Phương pháp ngoại nghiệp 16
Phần 4. KẾT QỦA VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 17
4.1. Kết quả tìm hiểu về hiện trạng tài nguyên rừng xã Vĩnh Phúc 17
4.1.1. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp xã Vĩnh Phúc 17
4.1.2. Phân cấp quản lý sử dụng rừng và đất rừng của xã Vĩnh Phúc 18
4.2. Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ trên địa bàn xã Vĩnh Phúc 19
4.2.1.Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ trong công tác quản lý và
bảo vệ rừng 19
4.2.2. Thực trạng về công tác kiểm tra kiểm soát và xử lý vi phạm luật
bảo vệ rừng tại xã Vĩnh Phúc giai đoạn 2010-2013. 21
4.2.3. Phòng cháy và các biện pháp kỹ thuật chữa cháy rừng 23
4.2.4. Hoạt động tuyên truyền, tập huấn trong công tác quản lý, bảo vệ
rừng, PCCCR 26
4.3. Thực trạng phát triển rừng tại địa bàn xã Vĩnh Phúc giai đoạn
2010-2013 28
4.3.1. Khoanh nuôi bảo vệ rừng 28
4.3.2. Trồng rừng 29
4.4. Thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp trong quản lý bảo vệ
rừng tại xã Vĩnh Phúc 30
4.4.1. Thuận lợi 30

4.4.2. Khó khăn 32
4.5. Đề xuất một số giải pháp trong công tác quản lý bảo vệ rừng 33
Phần 5. KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ 36
5.1. Kết luận 36
5.2. Kiến nghị 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCHQS

: Ban chỉ huy quân sự

BQL

: Ban quản lý

BVR & PTR

: Bảo vệ rừng và phát triển rừng

DQTV

: Dân quân tự vệ

GCNQSD

: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất


HĐND

: Hội đồng nhân dân
PCCCR

: Phòng cháy chữa cháy rừng

UBND

: Ủy ban nhân dân

VC : Vận chuyển
LN : Lâm nghiệp






DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1: Hiện trạng tài nguyên đất và đất rừng 17
Bảng 4.2: Quản lý rừng và đất rừng của xã Vĩnh Phúc năm 2013 18
Bảng 4.3: Kết quả về kiểm tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong bảo vệ rừng
của xã Vĩnh Phúc năm 2012 - 2013 22
Bảng 4.4: Thực trạng và diễn biến cháy rừng của xã qua 4 năm gần đây 25
Bảng 4.5: Phương châm 4 tại chỗ được thực hiện năm 2010 của UBND xã
Vĩnh Phúc 25
Bảng 4.6: Bảng hoạt động tuyên truyền, tập huấn trong công tác quản lý, bảo
vệ rừng của xã qua các năm 2010-2013 27
Bảng 4.7: Kết quả khoanh nuôi bảo vệ rừng của xã Vĩnh Phúc 28

Bảng 4.8: Kết quả trồng rừng của xã Vĩnh Phúc năm 2010-2013 30


1
Phần 1. MỞ ĐẦU

1.1.Đặt vấn đề
Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong
mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng có vai trò rất quan
trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường cung cấp nguồn
gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều hòa nguồn nước, là nơi cư trú động thực vật
và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão chống xói
mòn đất đảm bảo cho sự sống và bảo vệ sức khỏe của con người,…
Rừng vốn được mệnh danh là “lá phổi” của trái đất, rừng có vai trò quan
trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và sự đa dạng sinh học trên hành
tinh của chúng ta. Bởi vậy, bảo vệ rừng và nguồn tài nguyên rừng luôn trở
thành một nội dung, một yêu cầu không thể trì hoãn đối với tất cả các quốc
gia trên thế giới, trong cuộc chiến đầy gian khó hiện nay nhằm bảo vệ môi
trường sống đang bị hủy hoại ở mức báo động mà nguyên nhân chủ yếu là do
chính con người tạo ra.
Theo tính toán của các chuyên gia của Tổ chức nông - lương thế giới
(FAO) thì hàng năm có tới 11,5 triệu hecta rừng bị chặt phá và bị hoả hoạn
thiêu trụi trên toàn cầu, trong khi diện tích rừng trồng mới chỉ vẻn vẹn 1,5
triệu hecta. Rừng nguyên sinh bị tàn phá, đất đai bị xói mòn dẫn tới tình trạng
sa mạc hoá ngày càng gia tăng. Nhiều loài động - thực vật, lâm sản quý bị
biến mất trong danh mục các loài quý hiếm, số còn lại đang phải đối mặt với
nguy cơ dần dần bị tuyệt chủng. Nghiêm trọng hơn, diện tích rừng thu hẹp
trên quy mô lớn đã làm tổn thương "lá phổi" của tự nhiên, khiến bầu khí
quyển bị ô nhiễm nặng, mất cân bằng, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người
và mọi sinh vật.

Là một quốc gia đất hẹp người đông, Việt Nam hiện nay có chỉ tiêu rừng
vào loại thấp, chỉ đạt mức bình quân khoảng 0,14 ha rừng, trong khi mức bình
quân của thế giới là 0,97 ha/ người. Các số liệu thống kê cho thấy, đến năm
2000 nước ta có khoảng gần 11 triệu hecta rừng, trong đó rừng tự nhiên chiếm
khoảng 9,4 triệu hecta và khoảng 1,6 triệu hecta rừng trồng; độ che phủ của
rừng chỉ đạt 33% so với 45% của thời kì giữa những năm 40 của thế kỉ XX.


2
Tuy nhiên, nhờ có những nỗ lực trong việc thực hiện các chủ trương chính
sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, "phủ xanh đất
trống đồi núi trọc" nên nhiều năm gần đây diện tích rừng ở nước ta đã tăng
1,6 triệu hecta so với năm 1995, trong đó rừng tự nhiên tăng 1,2 triệu hecta,
rừng trồng tăng 0,4 triệu hecta, …( Lê Sỹ Chung, 2008)[6]
Nước ta cũng như hầu hết các nước trên thế giới đang bị suy giảm nguồn
tài nguyên rừng cả về số lượng và chất lượng. Trong những năm 1945 -1995,
nước ta đã mất đi một nửa diện tích rừng, 1/3 diện tích đất rừng của nước ta
là đất trống đồi núi trọc. Vào năm 1943, rừng nước ta có độ che phủ là 43,8%
nhưng đến năm 1995 chỉ còn 28% và theo thống kê mới thì độ che phủ là
39,5% (2010) (luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004) [1]
Sự suy giảm tài nguyên rừng khô0ng những làm giảm tính đa dạng sinh
học, mất đi nguồn gen sinh vật quý và những giá trị văn hóa tồn tại trong nó
mà còn làm xuất hiện hàng hoạt các hiện tượng biến đổi khí hậu như hiệu ứng
nhà kính, thủng tầng ôzôn hay gần đây nhất là sự biến đổi như lũ quét, sạt lở,
gây thiệt hại nặng nề về người và của, an ninh lương thực bị đe dọa đó là
câu trả lời của thiên nhiên với chính những gì mà con người đã gây ra. Chúng
ta chỉ có duy nhất một trái đất này, đó là mái nhà duy nhất để sinh sống, mảnh
vườn duy nhất để trồng cây, một bầu dưỡng khí duy nhất để thở những thứ
mà chúng ta chẳng thể có được đến hai lần. Vậy chúng ta cần phải bảo vệ
cuộc sống của chính chúng ta khỏi những đe dọa của thiên nhiên. (Phùng

Ngọc Lan, 1997) [8].
Suy thoái đa dạng sinh học dẫn đến mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng
trực tiếp đến môi trường sống của con người, đe dọa sự phát triển bền vững
của trái đất. Mặt khác, sinh vật và hệ sinh thái là nguồn cung cấp lương thực,
thực phẩm, công cụ, nhiên liệu,… Do vậy, khi hệ sinh thái bị suy giảm sẽ ảnh
hưởng đến an ninh lương thực làm cho con người phải đối mặt với nguy cơ
đói nghèo, suy giảm nguồn gen và đặc biệt là biến đổi khí hậu dẫn đến hàng
loạt các thảm họa thiên nhiên đe dọa cuộc sống của con người. Tình hình hiện
nay cho thấy việc khôi phục bảo vệ các hệ sinh thái, nguồn tài nguyên rừng,
sự đa dạng loài và đa dạng di truyền đề bao tồn đa dạng sinh học, ngăn chặn


3
sự diệt vong của các loài quý hiếm và môi trường trong sạch của chúng ta là
một việc làm cấp bách.
Vĩnh Phúc là xã khó khăc thuộc huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang, cách
trung tâm huyện 43 km. Cuộc sống của người dân ở đây còn nhiều khó khăn,
đa số người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, lâm nghiệp, sản xuất
mang tính tự cung tự cấp, trình độ dân trí thấp và không đồng đều, phong tục
tập quán còn lạc hậu, tình trạng thiếu việc làm còn khá phổ biến và lao động
chủ yếu là lao động thuần nông. Áp lực cuộc sống khiến cho người dân có tác
động xấu đến tài nguyên rừng và giảm chất lượng rừng. Công tác quản lý, bảo
vệ rừng những năm gần đây đã được các cấp chính quyền quan tâm và đầu tư,
song vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức
Vĩnh Phúc là một xã miền núi thuộc huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang
cũng có rừng bị suy giảm giống như tình trạng chung trong cả nước. Xuất
phát từ những vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ rừng tại xã
Vĩnh Phúc - huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang”.
*Mục đích của đề tài

Đề tài thực hiện nhằm đ
ánh giá tình hình công tác quản lý bảo vệ và
phát triển rừng tại
Vĩnh Phúc - huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang

đưa ra
một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng, góp phần
cho công tác quản lý bảo vệ rừng ở địa phương ngày một tốt hơn.
* Mục tiêu
- Đánh giá được thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại địa phương.
- Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác quản lý bảo vệ
rừng của địa phương.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần cho công tác quản lý bảo vệ rừng tại
địa phương.
1.2. Ý nghĩa của đề tài
1.2.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Giúp cho người học củng cố được kiến thức đã học và tích luỹ thêm kiến
thức và kinh nghiệm qua việc tham khảo cũng như nghiên cứu. Biết áp dụng
lý thuyết vào điều kiện thực tiễn.


4
Giúp người học nâng cao năng lực, ý thức và trách nhiệm của mình đối
với công việc. Có nhận thức sâu hơn về vấn đề nghiên cứu và phát huy được
hết khả năng của mình vào công việc sau này.
1.2.2.Ý nghĩa trong thực tiễn
Người dân trên địa bàn nghiên cứu rừng và vấn đề cấp thiết trong công
tác quản lý. Hiểu được tầm quan trọng của công tác quản lý bảo vệ và phát
triển rừng.
Kết quả nghiên cứu là cơ sở để giúp các cơ quan chính quyền địa

phương cũng như các cán bộ quản lý phát triển rừng xây dựng kế hoạch quản
lý bảo vệ tài nguyên rừng có hiệu quả hơn.











5
Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1 Cơ sở khoa học trong quản lý bảo vệ rừng
Quản lý bảo vệ rừng là một lĩnh vực tương đối rộng lớn bao gồm hàng
loạt các biện pháp quản lý bảo vệ rừng khác nhau như quản lý bảo vệ bằng hệ
thống các lâm luật, chính sách, các nghị định như giao đất, giao rừng, phòng
chống lửa rừng
Trước đây vấn đề quản lý, sử dụng rừng và đất rừng chỉ đơn thuần là
việc khai thác các sản phẩm của rừng mà ít hoặc chưa chú trọng tới việc bảo
vệ, tái tạo và phát triển vốn rừng cũng như việc phát huy vai trò của rừng
trong việc bảo vệ môi trường sinh thái.
Hiện nay vấn đề quản lý sử dụng rừng đều phải dựa trên cơ sở đảm bảo
sự phát triển bền vững. Quản lý rừng bền vững là thực hiện triệt để và đồng
bộ các biện pháp nhằm không ngừng phát huy hiệu quả kinh doanh, ổn định

liên tục những tác dụng và lợi ích của rừng trên lĩnh vực khác nhau. Sự phát
triển bền vững này phải đảm bảo 3 yếu tố sau:
Bền vững về mặt môi trường sinh thái: Quản lý bảo vệ phải duy trì
hệ thống sinh vật, bảo vệ phát triển đa dạng sinh học và tính ổn định của
hệ sinh thái.
Bền vững về mặt xã hội: Thu hút lao động vào nghề rừng, tạo công ăn
việc làm ổn định cho người lao động. Đáp ứng được nhu cầu sử dụng tài
nguyên rừng của thế hệ hiện tại đồng thời không làm ảnh hưởng đến lợi ích
của thế hệ mai sau.
Bền vững về mặt kinh tế: Cây trồng phải cho hiệu quả kinh tế cao, năng
xuất chất lượng ổn định đồng thời phải được thị trường chấp nhận.
Nghĩa là phát triển phải đảm bảo lợi ích lâu dài cho con người, tài
nguyên sinh vật, môi trường cần phải giữ gìn cho các thế hệ sau, thể hiện ba
mặt đó là phù hợp về môi trường, có lợi ích về mặt xã hội đáp ứng về mặt
kinh tế.


6
2.1.2. Nguyên tắc bảo vệ và phát triển rừng
1. Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm phát triển bền vững
về kinh tế, xã hội, môi trường , quốc phòng, an ninh; phù hợp với chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch,
kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước và địa phương; tuân theo quy
chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ quy định.
2. Bảo vệ rừng là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân. Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm nguyên tắc quản lý
rừng bền vững; kết hợp bảo vệ và phát triển rừng với khai thác hợp lý để phát
huy hiệu quả tài nguyên rừng; kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng, khoanh nuôi
tái sinh phục hồi rừng, làm giàu rừng với bảo vệ diện tích rừng hiện có; kết
hợp lâm nghiệp với nông nghiệp và ngư nghiệp; đẩy mạnh trồng rừng kinh tế

gắn với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản nhằm nâng cao giá trị sản
phẩm rừng.
3. Việc bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất. Việc giao, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng rừng và
đất phải tuân theo các quy định của Luật này, Luật đất đai và các quy định
khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm ổn định lâu dài theo hướng xã hội
hoá nghề rừng.
4. Bảo đảm hài hoà lợi ích giữa Nhà nước với chủ rừng; giữa lợi ích kinh
tế của rừng với lợi ích phòng hộ, bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên;
giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài; bảo đảm cho người làm nghề rừng
sống chủ yếu bằng nghề rừng.
5. Chủ rừng thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử
dụng rừng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật,
không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của chủ rừng khác.
2.1.3. Những căn cứ và cơ sở pháp lý
Căn cứ Căn cứ Luật tổ chức HĐND & UBND huyện Bắc Quang ngày
25/10/2004;
Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 09/2006/NĐ - CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ
quy định Phương án PCCCR huyện Bắc Quang giai đoạn 1011 - 2015;


7
Căn cứ Chỉ thị số 12/2003/CT -TTg ngày 16/5/2003 của thủ tướng chính
phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách bảo vệ và phát triển rừng;
Quyết định 245/1998/QĐ - TTg ngày 21/12/1998 của thủ tướng chính phủ
về thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp rừng và đất lâm nghiệp;
* Quan điểm phát triển Lâm nghiệp
1. Phát triển lâm nghiệp dựa trên cơ sở đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, chuyển từ nền lâm nghiệp chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên rừng

sang nền sản xuất lâm nghiệp xã hội, bền vững, hiệu quả với trọng tâm là bảo
vệ khôi phục và phát triển tài nguyên rừng, nhằm đảm bảo khả năng phòng hộ
môi trường, phòng hộ biên giới , bảo vệ tính đa dạng sinh học của rừng. Phát
triển công nghiệp chế biến lâm sản vừa và nhỏ với thiết bị và công nghệ phù
hợp, gắn với vùng nguyên liệu tập trung để nâng cao hiệu quả kinh tế rừng.
Khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, tạo việc làm cho người lao
động, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân, từng
bước xã hội hóa nghề rừng, thu hút các nguồn lực đầu tư; nâng cao vai trò và
hiệu quả to lớn của ngành lâm nghiệp vào phát triển kinh tế - xã hội; góp phần
giữ vững an ninh quốc phòng, ổn định chính trị trên địa bàn tỉnh; bảo tồn, lưu
giữ các nguồn gen, cải thiện môi trường sinh thái, tạo cảnh quan, thúc đẩy quá
trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn và kinh tế - xã hội
của tỉnh trong giai đoạn tới.
2. Phát triển lâm nghiệp đồng bộ từ khâu quản lý, bảo vệ, phát triển, sử
dụng hợp lý tài nguyên; từ trồng rừng, cải tạo rừng đến khai thác chế biến lâm
sản, dịch vụ môi trường, du lịch sinh thái …
Lâm nghiệp cũng nhưng nông nghiệp và các ngành kinh tế khác không chỉ
là ngành sản xuất sản phẩm thô đơn thuần mà còn bao gồm cả chế biến và kinh
doanh, dịch vụ. Đánh giá đóng góp của ngành phải bao gồm cả giá trị gia tăng
của các sản phẩm từ sản xuất, chế biến và kinh doanh dịch vụ của ngành. Có
như vậy, ngành lâm nghiệp mới được bình đẳng như các ngành kinh tế khác.
3. Phát triển lâm nghiệp phải đóng góp ngày càng cao vào tăng trưởng
kinh tế, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.
Phát triển lâm nghiệp phải phù hợp với đường lối phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh, của quốc gia theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;


8
sớm chuyển thành ngành kinh tế sản xuất hàng hoá, hiệu quả và bền vững,
đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế; khai thác hợp lý lợi ích

tổng hợp của rừng, chú trọng năng suất, chất lượng, hiệu quả các hoạt động
sản xuất kinh doanh và đặc biệt các dịch vụ môi trường rừng.
Phát triển lâm nghiệp góp phần đa dạng hoá kinh tế nông thôn, tạo việc
làm và thu nhập, nâng cao mức sống cho những người làm nghề rừng, đặc
biệt cho đồng bào dân tộc ít người ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó
khăn trên địa bàn tỉnh; góp phần xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn, bảo vệ môi
trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và giữ vững an ninh quốc phòng.
4. Quản lý, sử dụng và phát triển bền vững là nền tảng cho phát triển lâm nghiệp.
Rừng phải được quản lý chặt chẽ và có chủ cụ thể; chỉ khi nào các chủ
rừng (tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư ) có lợi
ích, quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng thì khi đó tài nguyên rừng mới được
bảo vệ và phát triển bền vững.
Các hoạt động sản xuất lâm nghiệp phải dựa trên nền tảng quản lý bền
vững thông qua quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng nhằm không
ngừng nâng cao chất lượng rừng. Phải kết hợp bảo vệ, bảo tồn và phát triển
với khai thác sử dụng rừng hợp lý; kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng, khoanh
nuôi tái sinh phục hồi rừng, cải tạo, làm giàu rừng với bảo vệ diện tích rừng
hiện có; kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp, ngư nghiệp và các ngành nghề
nông thôn; đẩy mạnh trồng rừng kinh tế đa mục đích, kết hợp việc bảo vệ,
phát triển cây lấy gỗ và lâm sản ngoài gỗ, gắn với phát triển công nghiệp chế
biến lâm sản nhằm đóng góp vào tăng trưởng về kinh tế, xã hội, môi trường
và góp phần cho sự phát triển bền vững quốc gia.
5. Phát triển lâm nghiệp phải trên cơ sở đẩy nhanh và làm sâu sắc hơn
chủ trương xã hội hóa nghề rừng, thu hút các nguồn lực đầu tư cho bảo vệ và
phát triển rừng.
Tiếp tục thực hiện và làm sâu sắc hơn việc xã hội hoá nghề rừng. Thực
hiện đa thành phần trong sử dụng tài nguyên rừng (kể cả rừng đặc dụng,
phòng hộ); đa sở hữu trong quản lý, sử dụng rừng sản xuất và các cơ sở chế
biến lâm sản. Từng bước áp dụng rộng rãi hình thức cổ phần hoá các cơ sở
sản xuất lâm nghiệp, chế biến gắn với vùng nguyên liệu.



9
Bảo vệ rừng là trách nhiệm của các chủ rừng, vừa là trách nhiệm của các
cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng dân cư thôn và của toàn xã hội; bảo vệ
rừng phải dựa vào dân, kết hợp với lực lượng bảo vệ chuyên trách và chính
quyền địa phương.
Đa dạng hoá các nguồn lực cho phát triển lâm nghiệp, tăng cường thu
hút vốn của khu vực tư nhân, vốn ODA, FDI và các nguồn thu từ dịch vụ môi
trường cho bảo vệ và phát triển rừng.
Đầu tư của Nhà nước cho lâm nghiệp là phần chi trả của xã hội cho các
giá trị môi trường từ rừng đem lại. Các ngành kinh tế có sử dụng các sản
phẩm, dịch vụ của lâm nghiệp (bảo vệ môi trường, cảnh quan du lịch, cung
cấp nguồn nước ) cũng phải chi trả lại cho các hoạt động bảo vệ và phát triển
rừng và được tính vào chi phí sản xuất, dịch vụ của các ngành đó.
2.2. Tình hình quản lý bảo vệ rừng trên Thế giới
Về hiện tượng biến đổi khí hậu, Ngân hàng Thế giới cho rằng, 20%
lượng phát thải khí nhà kính hiện nay là do phá rừng. Do đó, cùng với Diễn
đàn về rừng được thành lập năm 2000, Liên Hợp quốc đã quyết định chọn
năm 2011 là Năm quốc tế về rừng với mục tiêu chính là thúc đẩy việc quản
lý, bảo tồn và phát triển bền vững tất cả các loại rừng; đồng thời, tăng cường
cam kết chính trị lâu dài giữa các quốc gia dựa trên “Tuyên bố Rio” (1992),
các nguyên tắc trong Chương trình nghị sự 21 về công tác chống phá rừng.
Thông qua các hoạt động trong Năm quốc tế về rừng tại các quốc gia và khu
vực, Liên Hợp quốc mong muốn mật độ che phủ rừng trên toàn thế giới sẽ gia
tăng đáng kể thông qua quản lý rừng bền vững (SFM), bao gồm bảo vệ, phục
hồi trồng rừng và tái trồng rừng, cùng những nỗ lực ngăn chặn suy thoái rừng.
Đồng thời, giảm những tác động kinh tế - xã hội và môi trường đến rừng bằng
cách cải thiện sinh kế của người dân sống phụ thuộc vào rừng
Tháng 9 năm 2008, Liên hợp quốc đã triển khai Chương trình Giảm phát

thải khí nhà kính thông qua giảm mất rừng và suy thoái rừng tại các nước
đang phát triển (REDD).
Chương trình được xây dựng dưới sự phối hợp và giám sát của Tổ chức
Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), Chương trình Phát triển Liên hợp quốc
(UNDP) và Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) nhằm mục tiêu


10
hỗ trợ các nước đang phát triển tổ chức và triển khai chiến lược REDD+ ở
quy mô quốc gia.
Chương trình hiện có 29 nước tham gia, từ châu Phi, châu Á-Thái Bình
Dương và châu Mỹ La tinh. REDD+ được coi là một trong những sáng kiến
hiệu quả nhất về mặt kinh tế nhằm giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính,
góp phần chặn đứng nguy cơ nhiệt độ trái đất tăng lên 2
o
C
2.3. Tình hình quản lý bảo vệ rừng ở Việt Nam
Tại Việt Nam, các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đã được quan
tâm; tỷ lệ che phủ rừng đạt 39,5%, tăng trung bình 0,4%/năm. Tuy vậy, tình
trạng chặt phá, khai thác rừng trái phép vẫn diễn biến phức tạp. Phó Tổng cục
trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Bá Ngãi đã khẳng định vai trò to lớn
của rừng trong chống biến đổi khí hậu, ngăn lũ lụt, thiên tai bất thường Do
sự mất mát của rừng lớn dẫn đến nghèo kiệt đất đai và sự biến mất dần những
sinh vật quý hiếm, làm tăng hàm lượng CO
2
trong khí quyển, tăng nhiệt độ
trung bình của trái đất
Hưởng ứng năm quốc tế về rừng, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm đẩy mạnh phong trào bảo vệ và
phát triển rừng. Ngày 9/9, tại Đồ Sơn, Hải Phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn đã phối hợp với UBND TP. Hải Phòng, Cơ quan Xúc tiến
Trồng rừng quốc gia Nhật Bản và Trung tâm Hợp tác quốc tế và Xúc tiến
Lâm nghiệp Nhật Bản tổ chức một số hoạt động hưởng ứng năm quốc tế về
rừng 2011 do Liên Hợp quốc phát động
Bên cạnh đó, hội thảo về rừng ngập mặn ứng phó với biến đổi khí hậu đã
được tổ chức tại Trung tâm Giống và Phát triển Nông Lâm nghiệp công nghệ
cao Hải Phòng với nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia môi trường và các
nhà quản lý về thực trạng và các giải pháp trồng, bảo vệ rừng ngập mặn ven biển
theo hướng bền vững tại Việt Nam trong những năm tiếp theo.

[
6
].

Hà Giang là tỉnh với nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, sống ở nơi vùng
sâu, vùng xa, vì vậy việc gắn kết giữa quy ước của cộng đồng dân cư thôn với
phát luật của Nhà nước càng có ý nghĩa quan trọng, nhằm giúp cho quá trình
quản lý, bảo vệ rừng được thực hiện hiệu quả cao, có sự tham gia tích cực của
người dân, trong điều kiện còn nhiều hạn chế về nhiều mặt của đời sống.


11
Trong những năm qua, Lực lượng Kiểm lâm Hà Giang đã tích cực hướng dẫn
các thôn bản trên địa bàn tỉnh thực hiện xây dựng quy ước bảo vệ rừng theo
hướng dẫn tại Thông tư 70/2007/TT-BNN ngày 01/8/2007 của Bộ nông
nghiệp và phát triển nông t
hôn.
2.4. Tổng quan về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
2.4.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu quản lý bảo vệ rừng
* Vị trí địa lý:

Vĩnh Phúc nằm ở vị trí tây nam của huyện Bắc Quang cách trung tâm
huyện 43km , với chiều dài trung bình là 16km , chiều rộng trung bình là 8km
, tổng diện tích tự nhiên là 3813,50ha .
+ Phía Bắc giáp Hương Sơn – Tiên Kiều.
+ Phía Nam giáp Đồng Yên – Bắc Quang.
+ Phía Đông giáp xã Vĩnh Hảo.
+ Phía Tây giáp xã Vĩ Thượng (huyện Quang Bình – tỉnh Hà Giang).
Trung tâm xã Vĩnh Phúc cách quốc lộ 20km cách thị xã Hà Giang
102km.
Hiện tại xã Vĩnh Phúc chưa có chưa có đường tỉnh lộ chạy qua, trung
tâm xã cách đường tỉnh lộ Vĩnh Tuy – Xuân Giang 7km.
Với vị trí như vậy nên khả năng tiếp cận thị trường, trao đổi hàng hóa
của người dân trong xã không thuận lợi, điều kiện để phát triển kinh tế dịch
vụ, thương mại cơ, cơ giới hóa… là tương đối khó khăn.
* Khí hậu:
Đối với ngành lâm nghiệp thì khí hậu là yếu tố hàng đầu, xã Vĩnh Phúc
nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Mùa mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng
10, mùa khô tập trung từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Đây là nơi có lượng
mưa khá cao ở nước ta, lượng mưa trung bình là 3153,6mm/năm, lượng mưa
lớn nhất vào tháng 7 là 751,2mm và tháng 8 là 650,8mm dẫn đến tình trạng
gây ra lũ quét. Độ ẩm không khí trung bình ( các tháng trong năm từ 83 – 88
% ), bình quân các tháng trong năm là 85,95%. Trong xã Vĩnh Phúc ít thấy
nhưng trận bão lớn do được các dãy núi ngăn cản các luồng gió lớn. Nhìn
chung xã Vĩnh Phúc có khí hậu ôn hòa thích hợp để phát triển lâm nghiệp.


12
* Địa hình:
Xã Vĩnh Phúc như một thung lũng lớn có các đồng ruộng, xung quanh
đã được bao bọc bởi những dãy núi đá và núi đất, các đỉnh đông chạy 2 phía

đồng thời là danh giới xã Vĩnh Hảo và Đồng Yên – xã Đông Thành.
Phía tây và phía tây nam là dãy núi đá cao, có đỉnh cao tới 343,4m, ở đây
cũng là nơi khởi thuyr của nhiều khe suối chảy ra.
Với địa hình như vậy nói chung là thuận lợi cho việc phát triển cây
lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày.
Tuy nhiên sự xen kẽ các cánh đồng trong các dãy núi với diện tích lớn đã
gây cản trở cho nhiều khâu sản xuất như chế độ nước, sản xuất theo mùa vụ.
* Thủy văn:
Xã Vĩnh Phúc là một thung lũng được bao bọc bởi những dãy núi nên hệ
thống kênh rạch, sông suối rất chằng chịt, chiếm diện tích lớn. Những con
suối được bắt từ đầu nguồn và phân bố khắp diện tích của xã với cấp độ dốc
lớn nên trong mùa mưa lũ dễ gây ra lũ quét. Với cường độ rất khó kiểm soát
gây thiệt hại cho sản xuất lâm nghiệp. Tùy nhiên lượng nước dự trữ trong ao
hồ phục vụ cho sản xuất lâm nghiệp là rất lớn, lượng nước ngầm được tích là
khá phong phú và có trữ lượng rất cao.
* Thảm thực vật
+ Thảm thực vật rừng:
Diện tích đất rừng của xã Vĩnh Phúc rất lớn với 2434,84ha chiếm
63,85% tổng diện tích tự nhiên của toàn xã. Như vậy tỷ lệ che phủ của rừng là
tương đối lớn. thành phần loài của rừng chủ yếu vẫn là các cây trong tự nhiên
như bồ đề, mỡ, soan, keo, nữa, vầu, ở khu vực núi đá có các loại như trai,
nghiến, xến, kháo, lát…
2.4.2. Đặc điểm dân sinh - kinh tế - xã hội
UBND xã Vĩnh Phúc nằm ở trung tâm xã. Đó là nơi trao đổi mua bán,
giao lưu giữa người dân trong xã với cán bộ xã, là nơi giao lưu của các thôn
bản, là nơi gặp gỡ, trao đổi của xã với các xã khác, với huyện với tỉnh. Xã
Vĩnh Phúc có tổng diện tích tự nhiên là 3813,50 ha với dân số là 7409 người.
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến đáng kể từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang



13
nên kinh tế thị trường hàng hóa với tính cạnh tranh cao. Các thành phần kinh
tế của xã gồm thương mại, dịch vụ, nông – lâm –ngư nghiệp.
Nền kinh tế nông nghiệp của xã chưa thật sự phát triển, năng xuất và sản
lượng còn thấp do đó hiệu quả sản xuất không cao.Tuy vậy nó cũng đánh dấu
việc vươn lên trong sản xuất của người dân như chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
thâm canh tăng vụ, áp dụng tiến bộ khoa học mới vào sản xuất. Ngoài nông
nghiệp thỳ một số ngành khác như dịch vụ, thương mại hàng hóa cũng bắt đầu
phát triển. Điều này nói lên khả năng vươn lên làm giàu của người dân bằng
đa ngành kinh tế. Đây là một tín hiệu đáng mừng về sự phát triển kinh tế của
một xã miền núi. Vì nó có thể đáp ứng phần nào nhu cầu của người dân trong
xã. Qua một số năm số hộ nghèo trong xã đã giảm đi đáng kể, số hộ khá và
giàu tăng lên.
2.4.3. Tài nguyên rừng xã Vĩnh Phúc
Bắc Quang là một huyện của tỉnh Hà Giang có tài nguyên rừng và thảm
thực vật khá phong phú, đa dạng chủng loại cây được phân bố đều trên địa
bán 23 xã, thị trấn, hiện nay còn tồn tại một số loài cây quý hiếm nằm trong
sách đỏ như: Pơ mu, Ngọc am…
Bắc Quang có tài nguyên rừng rất lớn, nếu tính cả diện tích đất đồi núi
chưa sử dụng có khả năng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp thì huyện có
khoảng 79.600 ha, chiếm 72,5% diện tích tự nhiên. Diện tích rừng hiện có của
huyện là 79.104,93 ha, trong đó rừng sản xuất chiếm 52,48% tổng diện tích
đất lâm nghiệp, chủ yếu là rừng trồng nguyên liệu giấy.
Trong khi đó thì Vĩnh Phúc là một xã trong huyện Bắc Quang có tổng
diện tích là :3.895,61 ha.
Trong đó: - Đất có rừng là: 2.035,6 ha
- Đất chưa có rừng là: 7,5ha
- Đất khác là: 1852,51 ha
(Đất khác gồm đất nông nghiệp, đất thổ cư,…)
UBND xã Vĩnh Phúc có:

+ Diện tích rừng tự nhiên là: 2043,10 ha
Trong đó: - Rừng phục hồi là: 1049,12 ha
- Rừng nghèo là: 12,38 ha


14
- Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa là 981,6 ha
+ Diện tích rừng trồng là: 387,6 ha
Trong đó: - Rừng trồng có trữ lượng là: 384,9 ha
- Rừng trồng chưa có trữ lượng là: 2,7 ha
- Rừng trồng cây đặc sản là: 0 ha
+ Diện tích đất chưa có rừng là: 7,5 ha
Phân theo chức năng: Trên địa bàn xã Vĩnh Phúc có một loại rừng là
rừng sản xuất, tính đến 31/12/2011 diện tích đất sản xuất là: 2035,6 ha.






15
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các tổ chức tham gia quản lý bảo vệ rừng tại xã
- Các hoạt động quản lý bảo vệ rừng tại xã
- Các hộ gia đình cá nhân trong xã có liên quan tới công tác quản lý và
bảo vệ rừng.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Trên toàn bộ địa bàn xã Vĩnh Phúc - huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang,
giai đoạn từ năm 2010 - năm 2013.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm
Tại địa bàn xã Vĩnh Phúc – huyện Bắc Quang – tỉnh Hà Giang

3.2.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu từ tháng 2 năm 2014 đến tháng 5 năm 2014.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu để tài thực hiện một số nội dung sau:
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên cơ
sở những kết quả đã làm được và chưa làm được.
- Tìm hiểu phân tích những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý
bảo vệ rừng tại địa phương.
- Đề xuất một số giả pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng góp phần
nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý bảo vệ tại địa phương.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp nội nghiệp
* Phương pháp thu thập thông tin
Kế thừa về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, dân sinh, số liệu thứ cấp,
các báo cáo Các tài liệu trong hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
tại địa bàn nghiên cứu: Các vụ vi phạm qua các năm, diện tích các loại rừng
của xã,


16
3.4.2. Phương pháp ngoại nghiệp
* Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia(PRA)
Sử dụng công cụ phỏng vấn kết hợp điều tra khảo sát thực tế để thu thập

thông tin liên quan đến vấn đề quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng tại xã
Vĩnh Phúc.
- Đối tượng phỏng vấn: 6 Cán bộ và 30 người dân tại địa bàn nghiên cứu
- Cách chọn:
+ Đối với cán bộ: Cán bộ phụ trách nông lâm, cán bộ kiểm lâm địa bàn
và những người lãnh đạo các hội và đoàn thể. Ở thôn, phỏng vấn trưởng thôn.
+ Đối với người dân: Ở thôn chọn ngẫu nhiên người để phỏng vấn.
- Nội dung phỏng vấn: Nội dung phỏng vấn tập trung vào những vấn đề
chính: Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
- Nội dung phỏng vấn: Dựa trên những chủ đề, nội dung được chuẩn bị
sẵn ở các “phụ lục 01 và 02”.
* Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
Sau khi thu thập đầy đủ các số liệu liên quan đến vấn đề nghiêssn cứu thì
tiến hành tổng hợp và phân tích số liệu làm rõ vấn đề.







17
Phần 4
KẾT QỦA VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

4.1. Kết quả tìm hiểu về hiện trạng tài nguyên rừng xã Vĩnh Phúc
4.1.1. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp xã Vĩnh Phúc
Bảng 4.1: Hiện trạng tài nguyên đất và đất rừng
Đơn vị tính: ha
Loài rừng

Năm
2010 2011 2012 2013
Tổng diện tích đất tự
nhiên
3895,61

3895,61

3895,61

3895,61

Đất Lâm nghiệp
- Rừng tự nhiên
+ Rừng phục hồi
+ Rừng nghèo
+ Rừng hỗn giao
- Rừng trồng
2043,10

2043,10

1049,12

12,38

981,6

384,9


2043,10

2043,10

1049,12

12,38

981,6

384,9

2043,10

2043,10

1049,12

12,38

981,6

384,9

2043,10

2251

1049,12


12,38

491,7

816,6

Đất Nông Nghiệp 1196,55

1196,65

1196,55

1196,55

Đất nhà ở 63,78

63,78

63,78

63,90

Đất trống 429,45

429,45

429,45

418,16


(Nguồn: Ban địa chính xã Vĩnh Phúc huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang Báo
cáo tình hình biến động trong sử dụng đất qua các năm)
Qua bảng 4.1 ta thấy: Tổng diện tích đất tự nhiên của xã rất lớn chiếm
tới 3895,61 ha. Trong đó tổng diện tích đất lâm nghiệp chiếm cao nhất lên tới
2043.10 qua đó ta thấy tầm quan trọng của rừng đối với người dân sống tại
địa phương vì ở đây người dân sống phụ thuộc vào rừng là chủ yếu
Ta thấy sự biến động của các năm là rất ít chỉ có đất nhà ở năm 2010 với
tổng diện tích là 63,78 nhưng tới năm 2013 tăng lên 63,90; tuy đất nhà ở có
tăng nhưng với diện tích rất ít.
Diện tích đất rừng tăng là cơ hội để phát triển rừng, trồng rừng đang
được chú trọng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng cũng như thu nhập cho người


18
dân tại địa bàn, không những thế tăng diện tích rừng còn làm cho môi trường
khí hậu được cải thiện do những yếu tố bên ngoài đem lại không chỉ cho riêng
xã Vĩnh Phúc mà còn cho cả đất nước. Ngăn chặn những thiên tai: lũ lụt, hạn
hán, bão Việc khuyến khích người dân tham gia quản lý, bảo vệ và phát
triển rừng được nhà nước quan tâm hiện nay bằng việc đưa ra các chính sách
hỗ trợ về vốn giống cây trồng, kỹ thuật phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và
phát triển rừng.
4.1.2. Phân cấp quản lý sử dụng rừng và đất rừng của xã Vĩnh Phúc
Tại địa bàn xã Vĩnh Phúc việc phân cấp quản lý sử dụng rừng và đất
rừng chủ yếu đã được giao và cấp giấy. Dưới đây là bảng số liệu thể hiện việc
phân cấp quản lý sử dụng rừng và đất rừng của xã Vĩnh Phúc:
Bảng 4.2: Quản lý rừng và đất rừng của xã Vĩnh Phúc năm 2013
Đơn vị: ha
Tổng diện tích
rừng và đất LN
đã giao, cho thuê

CẤP GCNQSD ĐẤT THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH

Phân theo đối tượng
Giao
Cho
thuê

BQL
rừng
PH
Đơn vị
vũ trang

Hộ gia đình, cá nhân
Không

DT đã
giao
DT đã
được cấp
giấy
DT đã
giao
DT đã
giao
Số hộ
DT đã
giao
DT đã
được

cấp giấy

2025,5 922

1543,50 98,20 943 593,50

593,50
(Nguồn: UBND xã Vĩnh Phúc – Huyện Bắc Quang – Tỉnh Hà Giang.Báo cáo
kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế năm 2013)
Qua bảng 4.2 cho thấy việc giao đất giao rừng cho người dân với diện tích
lớn đã lên đến 2025,5 ha, trong khi đó diện tích rừng được cấp giấy là 922ha.
Trong diện tích rừng đã được giao chủ yếu là giao cho hộ gia đình và đã được cấp
giấy với diện tích lên tới 593,50ha và đã giao được cho 943 hộ gia đình.
Việc Phân cấp quản lý sử dụng rừng và đất rừng là hết sức quan trọng
nhằm quản lý và chăm sóc bảo vệ một cách dễ dàng và đạt hiệu quả về rừng
một cách tốt nhất.

×