Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ rừng tại chi nhánh lâm trường kiến giang, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 58 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được chuyên đề khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin trân
trọng cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Quảng Bình đã tận tình truyền đạt
kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học đại học vừa qua. Đặc biệt tôi xin bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Trần Lý Tưởng người đã trực tiếp hướng
dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Lâm trường cùng toàn thể các cô
chú, đặc biệt là cô chú trong phòng Kỹ thuật ở Lâm trường Kiến Giang đã tạo
điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn, cung cấp số liệu cho tôi hoàn thành đợt thực tập
này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song ngoài sự nổ lực của bản thân thì kinh
nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên báo cáo này không tránh khỏi những sai sót
nhất định. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô để
tôi có những kiến thức vững vàng hơn sau đợt thực tập này.
Xin chân thành cảm ơn !
Quảng Bình, ngày 28 tháng 04 năm 2017
Tác giả

Võ Văn Diệu


MỤC LỤC


DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
FAO

Tổ chức lương thực của Liên Hợp Quốc

QĐ-TTg



Quyết định Thủ tướng

UBND

Ủy ban nhân dân

BVR

Bảo vệ rừng

QLR

Quản lý rừng

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CNVC

Công nhân viên chức

CP

Chính phủ

NĐ-CP

Nghị định chính phủ


QĐ-CP

Quyết định chính phủ

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển Nông thôn

TNHH 1TV LCN

Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên

CT-BNN-KL

Chỉ thị Bộ Nông nghiệp- Kiểm lâm

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Cây thông nhựa trên Lâm trường
Hình 2.2: Khai thác thông nhựa
Hình 2.3: Cây cao su
Hình 2.4: Người dân khai thác mủ cao su


Hình 2.5: Mốc ranh giới cây keo của lâm trường
Hình 2.6: Khai thác keo
Hình 4.1: Nhà của người dân sinh sống trên địa bàn
Hình 4.2: Đường khai thác và vận chuyển lâm sản
Hình 4.3: Người dân rào, đốt, phát rừng
Hình 4.4: Sâu rơi chết sau khi phun thuốc sâu róm thông

Hình 4.5: Cán bộ Lâm trường tuần tra, bảo vệ rừng

DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Hiện trạng rừng và đất rừng của lâm trường
Bảng 4.2: Diện tích cao su được giao nhận từ năm 2009- 2017
Bảng 4.3: Danh sách lực lượng bảo vệ rừng
Bảng 4.4: Một số hình thức tuyên truyền pháp luật bảo vệ rừng
Bảng 4.5: Tổng hợp phương tiện, dụng cụ bảo vệ rừng
Bảng 4.6: Biểu thống kê địa danh, diện tích giao khóa quản lý BVR cụ thể
cho các phân trường, trạm, đội cơ động
Bảng 4.7: Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng năm
2017


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề.
Rừng là nguồn tài nguyên quý báu của mỗi quốc gia. Rừng là thành tố quan
trọng nhất trong hệ sinh thái, môi trường. Rừng có vai trò to lớn trong nền kinh tế
quốc dân, an ninh quốc phòng, rừng đóng vai trò đặc biệt đối với con người và
thiên nhiên, nó có vai trò và ý nghĩa to lớn không thể thay thế được trong nhiều
lĩnh vực như: Bảo vệ môi trường, phòng hộ, duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ
nguồn gen động thực vật quý hiếm, bảo tồn đa dạng sinh học, tôn tạo cảnh quan,
cung cấp nhiều lâm đặc sản cho con người. Rừng còn là nơi nghỉ mát, vui chơi giải
trí, du lịch, đóng góp một phần đáng kể cho nền kinh tế quốc gia....
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, diện tích rừng tự nhiên ngày càng bị
thu hẹp dần, là do nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân đốt rừng làm
nương rẫy và một số người khi vào rừng do thiếu ý thức đã vô tình làm xảy ra cháy
rừng, làm giảm diện tích rừng, gây ảnh hưởng đến môi trường như ô nhiễm không
khí, ô nhiễm nguồn nước, làm thay đổi khí hậu, ảnh hưởng đến đời sống của con
người.

Cả thế giới đang chung tay để hạn chế những tác động xấu đến hệ sinh thái
môi trường. Bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ con người, bảo vệ hành tinh
xanh của nhân loại.


Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật với sự gia tăng nhanh
về dân số đã gây ra một áp lực lớn đối với sự phát triển ngành Lâm nghiệp nói
riêng và sự phát triển của nền kinh tế nói chung.
Nhu cầu của đời sống về nguồn gỗ ngày càng cao, rừng tự nhiên bị khai thác
ngày càng cạn kiệt. Tình trạng tàn phá rừng, lấn chiếm đất rừng vẫn đang còn tiếp
diễn với mọi hình thức khác nhau và mức độ ngày càng trầm trọng.
Để nâng cao chất lượng rừng, phục hồi và tăng nhanh diện tích rừng, Đảng
và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, đầu tư nhiều chương trình, dự án phát triển
rừng trên diện rộng. Đổi mới hình thức tổ chức quản lí bảo vệ nhằm phát huy vai
trò của các tổ chức, đoàn thể, các cá nhân có khả năng đầu tư, phát triển rừng.
Chi nhánh Lâm trường Kiến Giang nằm trên địa bàn xã Kim Thủy, là một xã
miền núi của tỉnh Quảng Bình, là một địa danh có nguồn tài nguyên sinh học đa
dạng cao. Dân cư của huyện Lệ Thủy sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp,
thủ công, dịch vụ, một bộ phận người dân sống dựa vào rừng nên nạn khai thác
lâm sản, đốt rừng làm rẫy vẫn diễn ra phổ biến, cùng với nạn cháy rừng, sâu bệnh
hại đang làm cho diện tích rừng bị thu hẹp và tài nguyên rừng bị cạn kiệt.
Tổng diện tích Lâm trường Kiến Giang quản lý là 7.600,89 ha rừng, diện
tích khá lớn. Chính vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được đặt ra là một
trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của các cấp lãnh đạo, toàn bộ cán bộ
nhân viên và những người dân sống xung quanh Lâm trường. Việc phổ biến những
kiến thức liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ là một trong những giải pháp góp
phần nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường trên toàn Lâm trường nói
chung và cho người dân sống gần rừng nói riêng.
Đứng trước tình hình đó tỉnh Quảng Bình nói chung và Lâm trường Kiến
Giang nói riêng, trong thời gian này luôn quan tâm chú trọng đến quản lý, bảo vệ

rừng. Vì vậy, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất
giải pháp quản lý, bảo vệ rừng tại chi nhánh Lâm trường Kiến Giang, huyện Lệ
Thủy, tỉnh Quảng Bình” nhằm tìm ra những biện pháp tích cực để nâng cao hiệu
quả của công tác quản lý bảo vệ rừng một cách hiệu quả.


1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng các loại rừng, hoạt động quản lý, khai thác tài nguyên
rừng tại chi nhánh Lâm trường Kiến Giang, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ
rừng trên địa bàn nghiên cứu.

PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Khái niệm về rừng
Rừng ngay từ thuở sơ khai, con người đã có khái niệm cơ bản nhất về rừng.
Rừng là nơi cung cấp mọi thứ phục vụ cho cuộc sống của họ. Lịch sử càng phát
triển, những khái niệm về rừng được tích luỹ, hoàn thiện thành những học thuyết
về rừng .
Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi
không gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển (Morozov 1930). Rừng chiếm
phần lớn bề mặt Trái Đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý.
Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể các
cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật. Trong quá trình phát triển của
mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên
ngoài (M.E. Tcachenco 1952) .


Rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên, là thành phần cơ bản của sinh
quyển địa cầu (I.S. Mê lê khôp 1974) . Rừng cũng có thể hiểu bằng một cách khác
là vùng đất đủ rộng có cây cối mọc lâu năm [5].

• Rừng tự nhiên : Rừng ngay từ thuở sơ khai, con người đã có khái niệm cơ
bản nhất về rừng. Rừng là nơi cung cấp mọi thứ phục vụ cho cuộc sống của họ.
Lịch sử càng phát triển, những khái niệm về rừng được tích luỹ, hoàn thiện thành
những học thuyết về rừng. Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau,
nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển
(Morozov 1930). Rừng chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất và là một bộ phận của
cảnh quan địa lý. Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm một
tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật. Trong quá trình phát
triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn
cảnh bên ngoài (M.E. Tcachenco 1952) [5].
• Rừng lá kim :Ở vùng ôn đới có thành phần khá đồng nhất, khí hậu lạnh, có
thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất thấp hơn vùng nhiệt đới(nhóm cây đặc trưng
là thông, vân sam, lim sam và cây Seqnota khổng lồ). Phân bố chủ yếu ở Châu Âu,
Bắc Mỹ, Nga, Trung Quốc và một số vùng núi cao nhiệt đới .
• Rừng rụng lá ôn đới: Giáp nhiệt đới và phân bố chủ yếu ở vùng thấp, chủ
yếu ở Châu Âu, Đông Bắc Mỹ, Nam Mỹ, một phần Trung Quốc, Nhật Bản,
Oxtrâylia…nó thường rụng lá vào mùa thu, chiếm phần lớn diện tích canh tác của
những nước này khoảng 35% diện tích .
• Rừng mưa nhiệt đới: Phân bố chủ yếu ở vùng khí hậu nóng, mưa nhiều và có
tính đa dạng sinh học cao nhất.Hệ cây rừng quanh năm có lá,dây leo chằng
chịt,phía dưới đất tối âm u,nóng và ẩm . Rừng nhiệt đới có giá trị kinh tế cao phục
vụ đời sống con người do có khối lượng sinh học cao phong phú về số lượng cũng
như chất lượng nên đang bị con người khai thác một cách triệt để .Diện tích chỉ
còn khoảng 50% so với trước và chỉ còn chiếm 8% so với diện tích lục địa .
• Rừng phòng hộ : Rừng được sử dụng cho mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo
vệ nguồn nước chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu bảo vệ môi
trường.


• Rừng đặc dụng: Được sử dụng cho mục đích đặc biệt như bảo tồn thiên

nhiên, mẩu chuẩn hệ sinh thái, bảo tồn nguồn gen động thực vật, phục vụ nghiên
cứu khoa học… Bao gồm các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu
văn hóa lịch sử và môi trường .
• Rừng sản xuất :Bao gồm các loại rừng sử dụng để sản xuất kinh doanh gỗ,
đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp bảo vệ môi trường sinh thái .
• Rừng ngập mặn: các vỉa san hô và cỏ biển còn nguyên vẹn có thể làm giảm
nhẹ hoặc tiêu tan các đợt sóng thần cao 15 mét. Một nghiên cứu của Nhật Bản cho
thấy, một rừng ngập mặn có chiều rộng 100 mét có thể làm giảm 50% chiều cao
của sóng triều và giảm 50% năng lượng của sóng. Ví dụ: Trong đợt động đất và
sóng thần ngày 26 tháng 12 năm 2004, tại đảo Pulau Sêmplu của Inđônêxia nằm
gần tâm ngoài của trận động đất, chỉ có 100 người bị chết vì những người dân trên
đảo đã học được kinh nghiệm chạy trốn lên vùng đất cao và những vùng có rừng
ngập mặn bao quanh.
2.2. Vai trò của rừng
Vai trò của rừng ngày càng được khẳng định từ những nghiên cứu, hiểu
biết về rừng, từ những thực tiễn cho thấy rừng đã và đang đóng vai trò quan trọng
trọng trong nền kinh tế - xã hội và đặc biệt trong môi trường.
2.2.1. Tác động của rừng lên môi trường:
• Rừng được xem là lá phổi xanh của thế giới giúp điều hoà khí hậu, cân bằng
sinh thái cho môi trường.
• Rừng phòng hộ ngăn chặn tình trạng cát bay, sự xâm lấn của biển. Rừng
hạn chế xói mòn và lũ lụt,… Trước hết, rừng có ảnh hưởng đến nhiệt độ, độ ẩm
không khí, thành phần khí quyển và có ý nghĩa điều hoà khí hậu.
• Bên cạnh đó, rừng còn làm giảm tiếng ồn. Rừng có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng làm cân bằng lượng O2 và CO2 trong khí quyển. Rừng làm giảm nhiệt độ và
tăng độ ẩm không khí. Rừng có vai trò bảo vệ nguồn nước bảo vệ đất chống xói
mòn. Thảm thực vật có chức năng quan trọng trong việc ngân cản một phần nước
mưa rơi xuống đất và có vai trò phân phối lại lượng nước này. Tán rừng có khả
năng giảm sức công phá của nướcc mưa đối với lớp đất bề mặt. Thảm mục rừng là
kho chứa các chất dinh dưỡng khoáng, mùn và ảnh hưởng lớn đến độ phì nhiêu của



đất. Đây cũng là nơi cư trú và cung cấp chất dinh dưỡng cho vi sinh vật, nhiều loại
côn trùng và động vật đất.
• Rừng còn có khả năng giữ nước ngầm.
2.2.2. Vai trò của rừng đối với nền kinh tế
Rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt Trái Đất, giữ vai trò
to lớn đối với con người như :
• Cung cấp nguồn gỗ, củi lớn cho con người.
• Rừng cung cấp các sản phẩm ngoài gỗ như: Măng, nấm hương, các sản
phẩm từ động vật rừng, cung cấp dược liệu quý hiếm và các đặc sản. Ngày nay, phí
dịch vụ môi trường cũng được các nhà khoa học nghiên cứu thông qua khả năng
hấp thụ CO2 của cây xanh. Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam vừa ký
quyết định thực hiện thí điểm phí dịch vụ môi trường, đây cũng là nguồn thu không
nhỏ khi mà các ngành công nghiệp phát triển.
• Đồng thời du lịch sinh thái cũng đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh
tế nước ta. Hiện nay chúng ta đã và đang khai thác nhiều điểm du lịch sinh thái nổi
tiếng như Phong Nha Kẻ Bàng, Cúc Phương, Cát Bà… là những nơi có diện tích
rừng lớn và có tính nguyên sinh.
2.2.3. Tác động của rừng lên cuộc sống
Rừng cung cấp một lượng lớn gỗ khổng lồ, phục vụ nhu cầu xây dụng nhà
cửa và các công trình phục vụ cuộc sống. Cung cấp nguyên liệu cho ngành công
nghiệp chế biến như: sản xuất giấy, sản xuất gỗ gia dụng, đồ mĩ nghệ thủ công để
xuất khẩu. Rừng có mối quan hệ mật thiết đối với thế giới, là nơi cư trú cho
khoảng 70% các loại động vật và thực vật. Đây là nơi cung cấp nhiều đặc sản quý
hiếm, là kho thuốc khổng lồ giúp con người chữa bệnh, cung cấp lương thực và tạo
việc làm cho con người, phát triển du lịch sinh thái.
2.3. Công tác quản lý và bảo vệ rừng
Công tác quản lý và bảo vệ rừng có ba phương diện:
• Phương diện khoa học/kỹ thuật, quen thuộc với các cán bộ có nghiệp vụ lâm

nghiệp.


• Phương diện tổ chức/cơ cấu, là lĩnh vực của các nhà quản lý.
• Phương diện bản địa/ngoài kỹ thuật, là lĩnh vực của người dân địa phương.
• Về mặt khoa học kỹ thuật, tổng quan của Synnott (trích từ sách của Jessup
Peluso, 1986) nêu rõ quản lý rừng gồm việc điều tiết ánh sáng và độ tàn che, cách
xử lý để nuôi dưỡng cây cá thể và các loài có giá trị và giảm số lượng những cây
không cần thiết, chặt dây leo, diệt cây ngoài mục đích, làm giàu và tuyển chọn.
Cũng theo Synnott, “quản lý” gồm việc ấn định mục tiêu quản lý, kiểm tra sản
lượng, bảo vệ, lập kế hoạch điều chế, chọn luân kỳ chặt hạ, chặt hạ, làm đường,
xây dựng cơ sở hạ tầng, xác định ranh giới, lập ô dạng bản, dự báo năng suất, kiểm
tra chi phí, lập sổ sách hàng năm và tổ chức các công tác lâm sinh.
• Về mặt tổ chức, quản lý rừng có nghĩa là một sự kết hợp giữa biện pháp tổ
chức với cách sắp xếp kỹ thuật mà người sử dụng - trong các dự án là người bảo
trợ - nói chung đã thỏa thuận. Đưa yếu tố “tổ chức” vào chúng ta nhấn mạnh tới
bối cảnh xã hội của quản lý, vốn là điều rất quan trọng nhưng thường đã bị bỏ qua
trong các tài liệu bàn về kỹ thuật lâm nghiệp.
• Một định nghĩa bao trùm đầy đủ hơn đề cập đến các phương thức quản lý
của người bản địa. Đó là những phương thức đặc biệt “không kỹ thuật”, “không
khoa học” và thường “không có tính tổ chức” cao theo một số người, nhưng đó lại
là một cách tổ chức, một tấm gương phản ánh rõ cơ cấu của nhóm người có liên
quan . Điều này các cơ quan Nhà nước hoặc các tổ chức phát triển thường không
hiểu và bỏ qua, họ không chấp nhận sự tồn tại và tầm quan trọng của các phương
thức quản lý này. Cụ thể về phương diện bản địa, quản lý rừng được coi như những
phương thức thu hoạch, sử dụng, chăm sóc, tái sinh và cải thiện tài nguyên cây
rừng và các tài nguyên khác gắn với chúng như muông thú, nước, đặn sản,… của
nông dân nhằm đạt tới những năng suất bên vững trong thời gian dài. Việc sử dụng
linh động khái niệm đó là cần thiết do các cộng đồng đã quản lý rừng theo các
phương thức khác nhau. Như vậy, quản lý rừng ở đây được định nghĩa gồm cả ba

phương diện: đó là một loạt các sắp sếp tổ chức, kỹ thuật và bản địa dựa trên các
yếu tố khoa học và dân gian liên quan tới việc tổ chức, kiểm tra, quyền hưởng thụ
và phân bổ lợi ích của các hệ sinh thái rừng. chúng gồm những cây riêng rẽ, đám
cây trồng, khu rừng trồng, rừng tự nhiên cùng với các đặc sản gắn với chúng như


đặc sản chim thú cũng như khả năng sinh lợi khác về nông lâm nghiệp (nông lâm
kết hợp), chăn nuôi gia súc và thú rừng [5].
2.4. Tình hình quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên thế giới
Theo thống kê của tổ chức FAO (1999), những năm cuối thập kỷ XX, tỷ lệ
mất rừng ở các nước trên thế giới và đặc biệt ở nước ta đang diễn ra và gia tăng
liên tục. Nếu tính cả thế giới thì trong 5 năm thế giới mất đi 56 triệu ha rừng (mỗi
năm dự tính mất khoảng 11 triệu ha). Trước đây trên thế giới có 17,6 tỷ ha rừng,
trong đó có diện tích rừng nguyên sinh là 8,08 tỷ ha. Nhưng dưới sự tác động của
con người đã làm cho diện tích rừng trên thế giới bị suy giảm nhanh chóng. Theo
số liệu thống kê của FAO đến năm 1991, diện tích rừng trên thế giới chỉ còn 3,717
triệu ha. Trong đó 1,867 triệu ha ở Bắc Cực và Địa Trung Hải ổn định và phát triển
chút ít. Còn 1,850 triệu ha rừng nhiệt đới. Tính trung bình mỗi năm diện tích rừng
nhiệt đới bị thu hẹp khoảng 11 triệu ha. Trong khi đó diện tích rừng trồng chỉ bằng
1/10 diện tích rừng bị mất đi, đó là chưa kể đến việc mất tính đa dạng sinh học.
Riêng ở Châu Á Thái Bình Dương thời gian từ năm 1976 đến năm 1980 mất 9 triệu
ha rừng, cùng thời gian này ở Châu Phi mất 37 triệu ha rừng và Châu Mĩ mất đi
18,4 triệu ha. Từ năm 1981 đến năm 1991 tỉ lệ rừng bị mất đi tăng lên 80% so với
10 năm trước. Với tốc độ đó một số chuyên gia lâm nghiệp dự đoán chỉ trong vòng
một thế kỷ nữa rừng rừng nhiệt đới sẽ bị hủy diệt. Ngoài ra mất rừng làm cho diện
tích đất rừng và đất trồng rừng bị xói mòn làm biến chất, do tình trạng chặt phá
rừng, sa mạc hóa hàng năm trên thế giới làm mất đi khoảng 2 tỷ tấn đất, với số
lượng này có thể sản xuất ra 50 tấn lương thực thực phẩm.
Ở Ấn Độ: Khi chính sách lâm nghiệp được thông qua vào những năm 1978
cho rằng “các cộng đồng lâm nghiệp cần được khuyến khích phát triển, tự xác định

vị trí của mình trong việc phát triển và bảo vệ các khu rừng mà họ cũng có nhiều
quyền lợi trong đó”. Trong những năm 1988 - 1989 ở các bang Orussa và
Taybengan đã thông qua các hướng dẫn về việc chuyển giao quyền quản lý một
phần rừng cộng đồng lâm nghiệp, tiếp đó một nghị quyết về hợp tác quản lý rừng
quốc gia được thông qua vào tháng 6 năm 1990 ủng hộ quyền lợi và trách nhiệm
của các cộng đồng trong suốt 6 năm, sau đó các bang còn lại của Ấn Độ đều thông
qua các hướng dẫn tương tự [8].


Ở Philipin: Đã áp dụng chương trình lâm nghiệp xã hội tổng hợp theo đó
chính phủ giao quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho cá nhân, các hội quần chúng và
cộng đồng địa phương trong 25 năm thiết lập rừng cộng đồng và giao cho nhóm
quản lý. Người được giao đất phải có kế hoạch trồng rừng. Nếu được giao dưới
310 ha thì năm đầu phải trồng 40% diện tích và 5-7 năm thì phải hoàn thành việc
trồng rừng trên diện tích đất được giao [8].
Ở một số nước khác: Thái Lan đều có xu hướng chung là cho phép nhóm
người ở các địa phương có nhiều rừng có quyền sử dụng các lợi ích về rừng và quy
định rõ trách nhiệm của họ tương ứng với lợi ích được hưởng.
Có thể nói tóm tắt những xu hướng quản lý rừng trên thế giới trong những
năm gần đây như sau:
+ Chuyển mục tiêu quản lý, sử dụng rừng từ sản xuất gỗ là chủ yếu sang mục
tiêu sử dụng rừng kết hợp cả 3 lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái.
+ Phân cấp quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. Xu hướng là chuyển
giao dần trách nhiệm và quyền lực về quản lý rừng từ cấp trung ương đến địa
phương và cơ sở.
+ Xúc tiến giao đất, giao rừng cho nhân dân, giảm bớt can thiệp của nhà nước,
thực hiện tư nhân hóa đất đai và cơ sở kinh doanh lâm nghiệp để tạo điều kiện cho
việc quản lý rừng năng động và đem lại nhiều thuận lợi hơn.
+ Thu hút sự tham gia của các nhóm dân cư trong quá trình xây dựng kế
hoạch quản lý rừng, rừng đã có chủ thực sự. Các chính sách cũng rất quan tâm đến

sự tham gia của các nhóm liên quan đến quyền lợi từ rừng. Vì vậy đã được quản lý
bảo vệ tốt hơn.
2.5. Công tác quản lý rừng ở Việt Nam
Trước đây do dân số còn ít nên việc quản lý bảo vệ rừng ít được chú trọng mà
chỉ tập trung vào khai thác. Người dân tự do vào rừng lấy tất cả những gì từ rừng
để phục vụ cho nhu cầu của mình mà gần như không có sự trở ngại nào.Một thời
gian dài, nhiều vùng rừng của nước ta đã bị khai thác để trồng cây công nghiệp.
Năm 1943, diện tích rừng còn khoảng 14,3 triệu ha và mật độ che phủ là 43,3%.
Trong những năm tiếp theo diện tích rừng nhiệt đới của nước ta bị tàn phá hơn 2
triệu ha mà nguyên nhân chủ yếu là do chiến tranh và nhân dân khai phá rừng để


sản xuất đất nông nghiệp. Năm 1976 tỷ lệ che phủ rừng của nước ta chỉ còn 33,8%
và tiếp tục giảm xuống 30% vào năm 1985 và 26% vào năm 1995. Sự suy giảm tài
nguyên rừng trong những năm gần đây chủ yếu là do dân số tăng nhanh, khai thác
rừng không hợp lý và sự yếu kém trong công tác quản lý đã làm cho diện tích rừng
của nước ta vẫn tiếp tục bị phá hoại. (Lê Sỹ Trung, 2008).
Năm 1998, Việt Nam chính thức tham gia chương trình Lâm Nghiệp nhiệt đới
với mã số VIE-88-073 đã được tiến hành và kết thúc vào năm 1991. Dự án này đã
đóng góp một phần rất quan trọng vào việc đánh giá hiện trạng lâm nghiệp Việt
Nam và đưa ra khuyến cáo về định hướng phát triển lâm nghiệp cho đến năm 2000.
Thực hiện ngày càng có hiệu quả chủ trương xã hội hóa công tác quản lý bảo
vệ rừng. Hiện nay, Nhà nước đã và đang thực hiện chính sách giao đất, giao rừng,
khoán bảo vệ rừng cho các tổ chức, các hộ gia đình các lâm trường quốc doanh
đứng ra chịu trách nhiệm quản lý.
Cơ chế quản lý bảo vệ rừng được ban hành nhằm đẩy mạnh thực hiện chủ
trương xã hội hóa ngày càng có hiệu quả. Từ năm 1993: Luật đất đai ra đời và
Nghị định 02/CP năm 1994 của chính phủ về giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp đã cho ra
khung pháp lý về quyền sử dụng rừng và đất rừng, đặt nền móng cho hệ thống

quản lý rừng và đất rừng là: Quản lý nhà nước, quản lý tư nhân và quản lý của các
tổ chức chính trị, xã hội. Cùng với những cải cách lớn về nông nghiệp và nông
thôn, việc trao quyền quản lý rừng và đất rừng cho hộ gia đình và tư nhân ở miền
núi đã tạo nên sự phát triển mạnh mẽ loại hình quản lý tư nhân [1].
Sau khi Nghị định số 02/CP được ban hành qua một thời gian thực hiện còn
nhiều thiếu sót chưa được đáp ứng với tình hình thực tế nên Chính Phủ đã ban
hành Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính Phủ về giao đất,
cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cáï nhân sử dụng ổn định, lâu
dài vào mục đích lâm nghiệp thay thế cho Nghị định số 02/CP.
Chính sách về quyền hưởng lợi của chủ rừng và người nhận khoán bảo vệ rừng
theo Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/ 2001 của Thủ tướng Chính phủ
bước đầu kích thích chủ rừng và người nhận khoán đầu tư bảo vệ và phát triển
rừng cần tổng kết thực tiễn để sớm sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế [1].


Nhìn chung, trong thời gian qua các cấp chính quyền địa phương đã nâng cao
vai trò trách nhiệm trong bảo vệ rừng, tuy nhiên ở một số địa phương, nhất là chính
quyền cơ sở vẫn chưa coi trọng, quan tâm đúng mức đến công tác này, rừng vẫn
tiếp tục bị phá, bị cháy. Lực lượng kiểm lâm được đổi mới theo định hướng kiểm
lâm phải bám rừng, bám dân, gắn với chính quyền cơ sở, đẩy mạnh tuyên truyền
vận động nhân dân, huy động sức mạnh của toàn xã hội cho sự nghiệp bảo vệ rừng.
2.6. Giá trị của các loại cây trồng của Lâm trường
2.6.1. Cây thông nhựa
• Nguồn gốc cây thông nhựa
Tên khoa học: Pinus merkusiana Cooling & Gaussen, 1970.
Tên khác: Thông 2 lá, thông Bắc Bộ, thông yên lập, thông hoàng mai
Họ: Thông – Pinaceae
Tên thương phẩm: Merkus pine, gum rosin tall oil, turpentine oil, colophan.
• Đặc tính phân phối
Thông nhựa ở Việt Nam: Thông nhựa phân bố từ Bắc vào Nam: Quảng Ninh,

Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên¬Huế, Quảng
Nam, Bình Thuận, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.
Thông nhựa trên Thế giới: Vùng phân bố của thông nhựa khá rộng, từ miền
Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Phillippin đến Indonesia và miền
Đông Myanmar.


Hình 2.1: Cây thông nhựa trên Lâm trường


Đặc điểm của cây:

Thông nhựa là cây gỗ lớn, cao tới 20-25(¬35)m, chiều cao dưới cành
15¬20(-25)m, đường kính thân 40¬50(-70)cm chiều cao dưới cành. Vỏ dày màu
nâu xám ở phía gốc, màu đỏ nhạt ở phía trên. Những cành lớn ở phía dưới thường
gần nằm ngang; nhưng những cành ở phía trên mọc chếch. Lá thông nhựa hình
kim, họp thành từng đôi, dài 15-25cm, mảnh, thô, cứng, màu xanh thẫm, gốc lá
hình ống, có bẹ dài 1-2cm, sống dai. Mặt cắt ngang lá có 2-3 ống nhựa ở giữa hoặc
ở phía trong thịt lá.
Nón mọc đơn độc hoặc thành từng đôi, hình trứng thuôn, dài 5¬11cm, gần
như không cuống. Vẩy ở quả nón non năm thứ nhất không có gai. Đến năm thứ hai
quả nón có dạng hình trứng thuôn hoặc hình trụ. Mặt vẩy hình thoi, cạnh sắc, mép
trên dày và hơi lồi, phía dưới hơi dẹt, có 2 gờ ngang và dọc đi qua giữa. Hạt thông
nhựa nhỏ, hình trái xoan hơi dẹt, có cánh dài 1,5-2,5cm.


Đặc điểm sinh học thông nhựa


Trong tự nhiên, có thể gặp thông nhựa mọc trong nhiều loại hình rừng

(thông nhựa thuần loại, thông nhựa hỗn giao với thông 3 lá, thông nhựa hỗn giao
với cây lá rộng…). Trong rừng hỗn giao thông nhựa và thông 3 lá ở Tây Nguyên,
càng lên cao số cá thể của thông nhựa càng giảm, nhưng số lượng cá thể thông 3 lá
lại tăng dần. Ở Lâm Đồng, thông nhựa chỉ phân bố tự nhiên trên độ cao từ 600m
đến 1.000m, với nhiệt độ trung bình năm 21-280C (nhiệt độ trung bình tháng lạnh
nhất khoảng 180C), tổng lượng mưa hàng năm (1.000-)1.500¬2.500(-3.500)mm và
phân bố không đều theo mùa. Thông nhựa là loài cây ưa sáng, và chịu hạn. Cây
sinh trưởng trên cả đất cát, đất đỏ, đất nhẹ, dễ thoát nước; đất phong hoá từđá mẹ
sa thạch, sa phiến thạch. Tuy vậy, thông nhựa cũng có thể mọc trên đất đồi núi
trọc, cằn cỗi, sỏi đá, nghèo kiệt, khô hạn. Cây thích ứng với các loại đất chua
(pH(3,5-)4-5).
Giai đoạn non (1-5 tuổi) cây thông nhựa sinh trưởng rất chậm và ưa bóng;
nhưng sau đó lại trở thành cây ưa sáng. Khi đạt 14-15 tuổi, cây cao (4-)5,5-6,5(8)m và có đường kính thân (6-)7-8(¬15)cm. Trong vòng 14-15 năm tuổi, tăng
trưởng chiều cao trung bình năm 0,3-0,6m và đường kính 0,5-0,6cm. Sau giai đoạn
này, cây sinh trưởng nhanh hơn và đến thời kỳ 35-40 năm tuổi, thông nhựa gần
như ngừng tăng trưởng theo chiều cao.Khoảng 10 tuổi, thông nhựa bắt đầu ra nón.
Ởđiều kiện các tỉnh phía Bắc nước ta, thông nhựa thường ra nón vào tháng 5-6 và
chín vào tháng 8-10 năm sau.


Công dụng của thông nhựa

-Thành phần hoá học của thông nhựa:
Trong nhựa thông, colophan (tùng hương) chiếm tỷ lệ lớn nhất (60-80%),
tiếp đến là tinh dầu (16-35%). Colophan thường cứng, giòn, màu vàng nhạt, bóng;
không tan trong nước; nhưng có thể tan dễ dàng trong cồn, ether, chloroform, tinh
dầu và một phần trong benzen. Thành phần chính của colophan là các acid nhựa:
acid palustric (38%), acid isopimaric (15%), acid abietic (16%), acid merkusic
(10%), acid sandaracopimaric (10%), acid denhydro-abietic (8%), acid neo-abietic
(3%). Tinh dầu thông là một hỗn hợp phức tạp, trong đó chủ yếu là các hợp chất

terpen hydrocarbon, nhiều nhất là các nhóm chất α-pinen + β-pinen (65-70%), ∆3¬caren (10-18%), camphor (2-3%), limonen (4-6%), myrcen và longifolen…
- Công dụng thông nhựa:


Thông nhựa là nguồn cung cấp tùng hương (colophan) và tinh dầu thông
(turpentine oil) chủ yếu. Tinh dầu được sử dụng rộng rãi trong công nghệ hoá mỹ
phẩm, là nguyên liệu để chế terpineol, terpin, borneol, camphor tổng hợp, sản xuất
sơn, véc ni, xi… Colophan được dùng nhiều trong công nghiệp cao su, hoá dẻo, vật
liệu cách điện, keo dán, sản xuất các chất tẩy rửa…, đặc biệt là trong công nghiệp
sản xuất giấy. Trong y dược, tinh dầu thông được sử dụng làm thuốc chữa viêm
thấp khớp, ho, làm thuốc kích thích, giảm mệt mỏi, thuốc diệt khuẩn, sát trùng…


Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn thông nhựa

Thông nhựa là nguồn cung cấp nhựa và gỗ có giá trị cao. Các sản phẩm tùng
hương, tinh dầu thông được sử dụng và mua bán trên thị trường thế giới chủ yếu là
từ loài thông nhựa. Diện tích trồng thông nhựa ở nước ta cũng như các nước trong
vùng Đông Nam Á đang ngày càng mở rộng. Tổng sản lượng nhựa thông các loại
ở Việt Nam còn rất nhỏ, hiện mới đạt khoảng 3.500 tấn/năm, trong đó có tới 2/3
dùng để xuất khẩu.
Nhu cầu về tùng hương và tinh dầu thông trên thị trường thế giới ngày càng
tăng, cung không kịp cầu. Thông nhựa lại là đối tượng quan trọng để trồng rừng
trên các diện tích đất trống, đồi núi trọc đã thoái hoá, nghèo kiệt, khô cằn. Cần có
biện pháp bảo tồn các diện tích rừng thông nhựa tự nhiên; đồng thời mở rộng diện
tích trồng mới kết hợp trong chương trình trồng mới 5 triệu hecta rừng.Nhựa thông
là mặt hàng lân sản ngoài gỗ có nhiều triển vọng ở nước ta.


Hình 2.2: Khai thác thông nhựa

2.6.2. Cây cao su


Nguồn gốc cây cao su

Tên phổ thông : Cao Su
Tên khoa học : Hevea Brasiliensis
Họ thực vật

: Đại kích – Euphorbiaceae

Nguồn gốc xuất xứ : Cây cao su có nguồn gốc từ vùng Amazone ở Nam Kỳ,
là cây của vùng nhiệt đới xích đạo. Cao su được du nhập và trồng ở VN từ 1987 do
bác sỹ Yersin trồng tại Nha Trang.Vùng trồng cao su chủ yếu là vùng Đông Nam
Bộ (các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước) chiếm tới gần 80%
diện tích cao su cả nước sau đó là vùng Tây Nguyên (ĐăkLăk, Pleiku, Komtum)...


Hình 2.3: Cây cao su
• Đặc điểm sinh thái:
‫ ـ‬Khí hậu: Cây Cao su có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới xích đạo yêu cầu khí
hậu nóng và ẩm.
‫ ـ‬Đất: Đất canh tác có tầng sâu trên 1,5m không bị úng thủy, không đụng đá
kết von, đá bàn, cao trình dưới 600m so mực nước biển.
Cao su ưa đất hơi chua pH thích hợp là từ 4.5 – 5.5, nếu pH > 6.5 đất quá
nhiều bazơ có thể độc hại cho cây cao su.
‫ ـ‬Nhiệt độ: Trung bình hàng năm từ 23-30oC, có thể chịu được nhiệt độ thấp
10 -15oC.
‫ ـ‬Lượng mưa: Bình quân hằng năm 1500mm phân bố mưa từ 5-6 tháng trong
năm. Mưa liên tục nhiều ngày, trời âm u ít nắng ảnh hưởng đến sinh trưởng và làm

giảm năng suất do bị bệnh hại (nhất là bệnh phấn trắng Oidium).
‫ ـ‬Gió: mạnh trên 3m/giây dễ làm cây đổ gãy do cây cao su cao, gỗ lại giòn.
• Đặc điểm thực vật học:


- Thân: Thân cao có hình trụ tròn và thẳng đứng, độ phân cành cao từ 2 – 3m.
Cây cao trung bình 20 - 30m, cây mọc hoang có thể cao tới 50m, vành thân có thể
đạt tới 5m, tán lá rộng.
- Rễ: Cao su vừa có rễ cọc vừa có rễ bàng, rễ cọc cắm sâu vào đất, chống đỗ
ngã và hút nước, dinh dưỡng từ tầng đất sâu. Hệ thống rễ bàng phát triển rất rộng
và phần lớn tập trung ở tầng canh tác, nhiệm vụ chủ yếu là hút nước và hút dinh
dưỡng. Tán lá rộng tới đâu thì rễ bàng mọc ra đến đó, có thể rộng ra tới 6 – 10m.
- Lá: Loại lá kép có ba lá chét với phiến lá nguyên, mọc cách và mọc thành
từng tầng. Từ năm thứ 3 trở đi, cây có giai đoạn rụng lá qua đông tập trung ở
những vùng có mùa khô rõ rệt.
- Hoa, quả và hạt: Hoa cao su là hoa đơn tính đồng chu, phát hoa hình chùm
mọc ở đầu cành sau giai đoạn thay lá hằng năm; quả hình tròn hơi dẹp, quả có 3
ngăn, mỗi ngăn chứa một hạt, hạt cao su có chứa tỷ lệ dầu khá cao nên thời gian
bảo quản hạt trước khi gieo tương đối ngắn.
• Giá trị kinh tế của cây cao su
Lá cây cao su khi rụng lại là nguồn hữu cơ tốt cho đất. Xương của lá cao su
hong khô có thể được uốn thành các hoa trang trí tuyệt đẹp trong nhà và mang đến
thu nhập cho người dân. Cành lá dùng làm củi đun. Hạt cao su dùng làm giống và
có giá trị cao trong công nghiệp, dùng để chế tạo sơn điện li, ép dầu làm xà phòng,
khô dầu cho chăn nuôi, dầu đốt. Nhân hạt cao su làm thức ăn cho cá, vỏ hạt cao su
chế biến than hoạt tính, làm pin đèn, gỗ dán, gỗ cao cấp. Dầu hạt cao su có thể
dùng trong hội họa, khô dầu hạt cao su làm thức ăn có giá trị cho gia súc.
Sử dụng bột nhân cao su thay thế môt phần protein bột cá trong khẩu phần ăn
của cá rô là một giải pháp hữu ích vì bột nhân cao su có giá trị dinh dưỡng cao.
Ngoài ra, dùng cao su thay nhựa đường là một ý tưởng mới lạ và đang được khai

thác kĩ hơn.
Cây cao su mang đến nhiều lợi ích kinh tế cho người dân. Sản phẩm chính là
mủ hay còn gọi là “vàng trắng” vì nó là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghệ.
Ngoài ra, cây cao su còn cung cấp gỗ khi hết khả năng thu hoạch mủ. Ngày nay
nguyên liệu gỗ tự nhiên đang hiếm dần vì vậy mà cây cao su ngày càng có giá trị.
Gỗ cây cao su được đánh giá cao vì có thớ gỗ dày, ít co, màu sắc hấp dẫn và có thể


chấp nhận các kiểu hoàn thiện khác nhau và được đánh giá là gỗ thân thiện với môi
trường. Gỗ cây cao su là nguyên liệu quý giá để sản xuất các mặt hàng gia dụng và
nội thất.
Đối với việc sử dụng gỗ cao su để sản xuất đồ nội thất, nhà sản xuất cũng qua
nhiều công đoạn xử lý để cho ra nguyên liệu gỗ đạt chuẩn về độ ẩm, độ cong vênh,
xử ly mọt … Thân cây cao su thường nhỏ (khoảng 16-20cm) nên nhà sản xuất nội
thất phải ghép từng miếng nhỏ lại để có được những khối gỗ lớn, từ đó mới bắt đầu
đưa vào quy trình sản xuất ra thành phẩm như bàn, ghế, giường ngủ, tủ quần áo, …

Hình 2.4: Người dân khai thác mủ cao su
2.6.3. Cây keo lá tràm
• Nguồn gốc cây keo lá tràm
Tên khác: Tràm bông vàng
Tên khoa học: Acacia auriculiformis A. Cunn. ex Benth.
Họ thực vật: Trinh nữ (Mimosaceae)
• Đặc điểm hình thái


Là cây gỗ nhỡ, chiều cao có thể hơn 25m, đường kính có thể tới 60cm. Thân
tròn thẳng, tán rộng và phân cành thấp, cành thường phân nhánh đôi, vỏ dầy màu
nâu đen. Cây con ở giai đoạn 2-3 tuần kể từ khi nẩy mầm có 1-2 lá kép lông chim 2
lần chẵn được gọi là lá thật. Tiếp theo sau đó xuất hiện lá biến dạng trung gian

phần đầu vẫn là lá kép, phần cuống phình ra tạo thành hình mũi mác thẳng, dài và
rộng bản. Sau đó, lá kép bị mất hoàn toàn được thay thế bằng lá đơn trưởng thành,
mọc cách, mép lá không có răng cưa, phiến hơi cong như hình lưỡi liềm, gọi là lá
giả. Loại lá này được tồn tại trong suốt thời gian sống của cây, lá dày, màu xanh
thẫm, cuống ngắn có 3 gân gốc chạy song song dọc theo phiến lá. Hoa tự hình
bông dài 8-15cm, mọc ở nách lá gần đầu cành, tràng màu vàng nhiều nhị vươn dài
ra ngoài hoa.

Hình 2.5: Mốc ranh giới cây keo của lâm trường
Quả đậu xoắn, hạt nằm ngang, tròn và dẹt khi khô màu nâu bóng, dây rốn dài,
quấn quanh hạt. Khi còn non quả hình dẹt, mỏng, thẳng, màu vàng khi già chuyển
sang mầu nâu nhạt, vỏ quả khô hình xoắn, mỗi quả có từ 5-7 hạt. Khi chín vỏ quả


khô và nứt ra, hạt vẫn được dính với vỏ bằng một sợi dây màu vàng ở rốn hạt. Hạt
màu nâu đen và bóng, mỗi kg có 45.000-50.000 hạt.
• Đặc tính sinh thái
Keo lá tràm phân bố tự nhiên chủ yếu ở phía Bắc bang Queensland và
Northern Territory của Ôxtralia và nhiều vùng của Papua Niu Ghi Nê, kéo dài tới
Irian Jaya và quần đảo Kai của Inđônêxia. Phạm vi phân bố nằm giữa vĩ độ 5 0 và
170 Nam, nhưng tập trung chủ yếu ở các vĩ độ từ 8-160Nam, độ cao tuyệt đối dưới
600m, phân bố nhiều nhất ở dưới 100m. Hiện nay Keo lá tràm đã được nhân rộng
và gây trồng ở nhiều nước trên thế giới như Thái Lan, Trung Quốc, Malaixia,
Philippin, Việt Nam, Ấn Độ,….
Ở nước ta Keo lá tràm được nhập nội và trồng thử nghiệm vào những năm
1960 tại miền Nam, đến đầu những năm 70 đã được mở rộng diện tích trồng ra một
số tỉnh miền Trung, tại Huế Keo lá tràm được sử dụng làm cây xanh đô thị dọc hai
bên bờ sông Hương. Cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX Keo lá tràm đã được gây trồng
ở hầu hết các tỉnh miền Bắc từ vĩ tuyến 17 trở ra điển hình là tại Ba Vì – Hà Nội,
Hữu Lũng – Lạng Sơn, Đại Lải – Vĩnh Phúc, Đồng Hỷ – Thái Nguyên. Được sự tài

trợ của các tổ chức quốc tế vào đầu những năm 80 nhiều nguồn giống có giá trị đã
được đưa vào nước ta trồng sản xuất và phục vụ cho công tác nghiên cứu.
Keo lá tràm là loài cây ưa sáng mạnh, khả năng thích ứng rộng, chúng có thể
sống được ở những vùng có mùa khô kéo dài từ 4-6 tháng, lượng mưa hàng năm
chỉ khoảng 600-700mm, hoặc những vùng lạnh nhiệt độ xuống dưới 10 0C nhưng
phát triển kém. Tuy nhiên, chúng sinh trưởng tốt ở những nơi có khí hậu nóng ẩm
và cận ẩm, nhiệt độ trung bình năm trên 240C, nhiệt độ tháng nóng nhất từ 32340C, tháng lạnh nhất từ 17-220C. Lượng mưa trung bình năm trong khoảng 20002500mm, và chỉ có từ 1-2 tháng mùa khô, độ cao từ 0-600m, tốt nhất ở độ cao dưới
100m so với mực nước biển.
Keo lá tràm là loài cây dễ gây trồng, thích nghi được với nhiều loại đất đai
khác nhau như đất cát ven biển, đất đồi núi phát triển trên phiến thạch sét, phiến
thạch mica, nai, granit, phù sa cổ…, với độ pH từ 3-9. Chúng thích nghi tốt với
những nơi có tầng đất sâu ẩm, giàu dinh dưỡng và nơi có pH trung tính hoặc hơi
chua. Tuy nhiên các cây họ Đậu nói chung và Keo lá tràm nói riêng nhờ có nốt sần
có khả năng cố định đạm nên chúng không những có khả năng thích ứng tốt trên


những loại đất xấu, thoái hoá, nghèo kiệt dinh dưỡng, nhất là nghèo đạm mà còn có
tác dụng cải tạo đất rất tốt.
• Khai thác, sử dụng
Keo lá tràm là cây thường xanh với tán lá khá dày, hệ rễ phát triển và có nấm
cộng sinh cố định đạm nên có tác dụng chống xói mòn, phòng hộ và cải tạo đất rất
tốt. Là cây đa tác dụng, mọi sản phẩm thu từ cây đều có giá trị kinh tế. Gỗ có tỷ
trọng khá cao (0,6-0,75), màu nâu đỏ hoặc xám nâu, nặng và rắn, có vân thớ đẹp
giống như gỗ cẩm lai nên có nhiều nơi gọi là gỗ cẩm lai giả. Gỗ được sử dụng cho
nhiều mục đích khác nhau như làm trụ mỏ, ván dăm, nguyên liệu giấy, xây dựng
nhà cửa, làm đồ gia dụng và đồ mộc xuất khẩu,…. Cây cũng có thể dùng làm cây
chủ để nuôi thả cánh kiến đỏ, làm giá thể để nuôi mộc nhĩ hoặc làm củi. Vỏ chứa
tanin (hàm lượng 13%) có thể dùng cho nghề thuộc da.
Ngoài giá trị từ gỗ và vỏ, hoa Keo lá tràm còn có thể dùng để sản xuất nước
hoa và phục vụ cho nghề nuôi ong vừa cung cấp mật ong cho thị trường vừa góp

phần gián tiếp thúc đẩy quá trình thụ phấn cho cây trồng. Keo lá tràm có hoa màu
vàng tươi và có thể ra hoa nhiều lần trong năm, có bộ tán khá đẹp, cây dễ trồng, ít
sâu bọ nên có thể trồng làm cây xanh, cây trang trí trong các công viên và ven các
đường phố. Chu kỳ kinh doanh gỗ nhỏ để làm gỗ giấy, gỗ dăm thường 9-10 năm
tỉa thưa 1 lần vào tuổi 5-6, chặt bỏ những cây mọc kém, bị chèn ép, chỉ để lại 8001000 cây tốt phân bố đều trên 1 ha.
Để kinh doanh gỗ lớn có thể tỉa thưa 2 lần, lần đầu vào tuổi 6-8, cường độ tỉa
từ 1/3 đến 2/5 số cây ban đầu, lần 2 tỉa vào tuổi 10-15, chỉ để lại 400-500 cây tốt
nhất trên 1 ha sau 20-25 năm sẽ khai thác chính là phù hợp.
Năng suất thu được với kinh doanh gỗ nhỏ sau 9-10 năm có đạt được 12-15
m /ha/năm, nơi đất tốt và trồng thâm canh có thể đạt 20 thậm chí 30 m3/ha/năm.
3

Sau khi khai trắng luân kỳ 1 Keo lá tràm tái sinh hạt rất mạnh với hàng vạn
cây trên một ha, nếu cành nhánh để lại được rải đều và đốt thì tỷ lệ cây tái sinh còn
cao hơn nhiều. Do vậy, nếu có biện pháp tỉa thưa nuôi dưỡng, xúc tiến tái sinh tự
nhiên thích hợp có thể tạo thành rừng mới cho luân kỳ 2 mà không phải trồng lại.


×