Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy chương Cơ chế di truyền và biến dị môn Sinh học lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 26 trang )

MỤC LỤC
Trang
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN................................................................................2
1. Vai trị của cơng nghệ thơng tin trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo...........................2
2. Ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy chương “Cơ chế di truyền và biến
dị” môn Sinh học – Lớp 12...............................................................................................2
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP..................................................................4
1. Phân biệt các khái niệm.................................................................................................4
2. Tiêu chuẩn đánh giá một tiết dạy có ứng dụng CNTT.................................................5
3. Minh họa cụ thể một bài giảng thuộc chương “Cơ chế di truyền và biến dị” môn
Sinh học lớp 12 có ứng dụng công nghệ thông tin soạn thảo bằng phần mềm microsoft
powerpoint.........................................................................................................................7
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI.............................................................................................22
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG...............................................23
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................24


I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong vài thập niên gần đây, đổi mới giáo dục đào tạo đã trở thành xu thế
tồn cầu. Khoa học và cơng nghệ trên thế giới phát triển như vũ bão, tạo ra những
bước tiến nhảy vọt, đặc biệt trong các lĩnh vực điện tử - viễn thông, tin học và công
nghệ thông tin (CNTT).
Tại Việt Nam, ứng dụng những thành tựu mới nhất về khoa học và công
nghệ, cụ thể là Internet vào công cuộc dạy và học, nhằm thích ứng với sự phát triển
của giáo dục thời đại trong bối cảnh kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ như hiện
nay đang trở thành một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu. Các văn bản
chỉ đạo của Đảng và nhà nước, nhất là chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính Trị ngày
17 tháng 10 năm 2000 (1) về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp
Cơng nghiệp hóa và Hiện đại hóa, đã chỉ rõ trọng tâm của ngành giáo dục là đào
tạo nguồn nhân lực về CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo


dục và đào tạo, đây là nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ đã giao cho ngành giáo
dục giai đoạn 2001 – 2005 thông qua quyết định số 81/2001/QĐ-TTg(2);
Mặt khác, qua thực tế giảng dạy cho thấy các bài học trong chương I “Cơ
chế di truyền và biến dị” thuộc phần năm “Di truyền học” – Sách giáo khoa Sinh
học 12 có khối lượng kiến thức khá nhiều và trừu tượng. Tất cả các hiện tượng di
truyền này đều xảy ra ở cấp độ phân tử hoặc tế bào. Muốn quan sát, nhìn thấy
chúng trên tiêu bản thì buộc phải có kính hiển vi điện tử với độ phóng đại cực lớn,
điều này ở hầu hết các trường THPT không thể thực hiện được, vì các dụng cụ thí
nghiệm, đồ dùng dạy học như kính hiển vi điện tử, các hố chất …cịn chưa được
trang bị đầy đủ. Đấy là chưa kể đến nhiều cơ chế, q trình diễn ra dù có kính hiển
vi điện tử cũng khơng thể quan sát được (ví dụ: cơ chế đột biến). Mặt khác nếu sử
dụng tranh vẽ để minh họa thì học sinh rất khó quan sát vì các tranh vẽ quá nhỏ,
hơn nữa tranh vẽ cũng không thể diễn tả được hết các cơ chế, quá trình xảy ra, dẫn
đến học sinh sẽ khó hiểu, khó nhớ, khó vận dụng. Nếu ứng dụng CNTT vào giảng
dạy thì với những đoạn video clip sinh động phản ánh rất chi tiết từng sự kiện diễn
ra, những hình ảnh rõ ràng với những màu sắc đẹp, sẽ giúp học sinh dễ hiểu, dễ
nhớ hơn nhiều, học sinh có hứng thú khi học tập và tăng tính kích thích học sinh
khám phá thế giới tự nhiên qua môn Sinh học hơn.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế đổi mới phương pháp giảng dạy cũng như
những ưu điểm vượt trội của việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy, tôi đã soạn và
giảng rất nhiều bài có ứng dụng CNTT, đặc biệt là các bài thuộc chương I “Cơ chế
di truyền và biến dị” và bước đầu đã thu được những hiệu quả tích cực, nên tơi
mạnh dạn viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Ứng dụng Công nghệ thông tin
trong giảng dạy chương Cơ chế di truyền và biến dị - môn Sinh học lớp 12”.

1()

Chỉ thị 58-CT/TW về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố,
hiện đại hố.
2()

Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình hành động do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành,
để triển khai Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong
sự nghiệp cơng nghiệp hố và hiện đại hố giai đoạn 2001-2005.
Trang 1


II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Vai trị của công nghệ thông tin trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Gần 20 năm kể từ khi xuất hiện tại Việt Nam, Internet đã và đang có tác
động đáng kể đến đời sống văn hóa của người Việt Nam. Có thể nhận thấy rằng,
Internet ngày càng thể hiện được vai trị to lớn của mình trong mọi mặt đời sống,
đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Công nghệ thông tin (CNTT) mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới
các phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách
tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết
vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như
dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong mơi
trường cơng nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT). Nếu trước kia người ta
nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt
trọng tâm là hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động.
Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và
thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực
sáng tạo của học sinh. Như vậy, việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang
“lấy học sinh làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nhờ sử dụng các phần mềm
dạy học mà học sinh trung bình, thậm chí học sinh trung bình yếu cũng có thể hoạt
động tốt trong mơi trường học tập. Nhờ có máy tính điện tử mà việc thiết kế giáo
án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời
gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống, chỉ cần “bấm chuột”, vài
giây sau trên màn hình hiện ra ngay nội dung của bài giảng với những hình ảnh,
âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú nơi học sinh. Thông

qua giáo án điện tử, giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo
điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Những khả năng mới
mẻ và ưu việt này của CNTT&TT đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách
làm việc, cách học tập, cách tư duy và quan trọng hơn cả là cách ra quyết định của
con người.
Do đó, mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học là nâng
cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một mơi trường giáo
dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc, trị chép” như
kiểu truyền thống, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm
kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình.
2. Ứng dụng Cơng nghệ thông tin trong giảng dạy chương “Cơ chế di truyền
và biến dị” môn Sinh học – Lớp 12
Trong dạy học nói chung, trong dạy học Sinh học 12 nói riêng, vấn đề đặt
ra là cần phải đổi mới chiến lược đào tạo con người. Đặc biệt cần đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng phát triển thế hệ mới năng động, sáng tạo nhằm tạo ra
nguồn lực nội sinh cho mỗi con người đồng thời tạo nên động lực cho sự phát triển
kinh tế - xã hội. Trong định hướng về phương pháp và thiết bị dạy học Sinh học
bậc THPT, sách giáo khoa phân ban mới, Bộ GD- ĐT chỉ rõ: "Cần xây dựng
Trang 2


những băng hình, đĩa CD, phần mềm máy vi tính tạo thuận lợi cho giáo viên giảng
dạy những cấu trúc, quá trình sống ở cấp tế bào, phân tử và các cấp trên cơ thể”.
Sinh học là ngành khoa học tự nhiên chuyên nghiên cứu về sự sống. Nhiệm
vụ của Sinh học nói chung và Sinh học lớp 12 nói riêng là xem xét các hiện tượng
và quá trình từ đó rút ra các quy luật vận động của thế giới hữu cơ, giúp con người
nhận thức đúng và điều khiển được sự phát triển của nó. Nhưng vấn đề là nhiều
hiện tượng và quá trình lại xảy ra bên trong tế bào mà ta không thể quan sát được
trên thực tế bằng mắt thường, thậm chí là có sự hỗ trợ của kính hiển vi điện tử với
độ phóng đại cực lớn cũng khó mà quan sát được. Chương “Cơ chế di truyền và

biến dị” lại là một trong những chương trọng tâm của chương trình, các bài trong
chương này khá dài, khối lượng kiến thức trong mỗi bài rất lớn. Làm thế nào để
trong thời lượng chương trình bó hẹp chỉ một tiết dạy, trên khơng chỉ một nhóm
đối tượng học sinh, giáo viên có thể vừa kiểm tra bài cũ, vừa khai thác xây dựng,
hình thành các kiến thức mới, khơng những thế cịn phải khắc sâu, mở rộng kiến
thức mới cho học sinh, giúp các em vận dụng tốt các kiến thức mới khi giải thích
các sự vật, hiện tượng thực tiễn trong cuộc sống và có thể hồn thành tốt mọi bài
tập có liên quan, giúp học sinh có thêm hào hứng, hứng thú khi học tập để rồi ngày
một u thích mơn sinh học hơn. Đây cũng chính là một trong những yếu tố góp
phần nâng cao chất lượng hiệu quả giờ lên lớp.
Phương pháp truyền thống thường được áp dụng khi giảng dạy là thuyết
trình. Giáo viên sử dụng các bức tranh in sẵn hoặc trực tiếp vẽ hình lên bảng, cho
các em quan sát, diễn giải rồi yêu cầu các em ghi chép lại các ý cơ bản. Các câu
hỏi, những tình huống có vấn đề tuy có được đặt ra nhưng rất hạn chế vì khối
lượng kiến thức của các bài trong chương này khá lớn lại rất trừu tượng, phải mất
nhiều thời gian cho thuyết trình và ghi chép. Nếu sử dụng các tranh vẽ để dạy thì
các tranh vẽ lại quá nhỏ, không phải tất cả các học sinh đều quan sát được, nhất là
với những em ngồi cuối lớp hoặc những em có thị lực không tốt. Sử dụng mô hình
lắp ghép thì khá cồng kềnh, mất thời gian trong khi khối lượng kiến thức cần
truyền đạt trong mỗi bài lại rất nhiều. Cả hai cách sử dụng tranh vẽ hay mô hình
lắp ghép đều có một nhược điểm là các hình ảnh không diễn tả hết được các quá
trình, sự kiện diễn ra.Với cách làm này thường khơng phát huy được cao độ tính
tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, học trò khi học thường thụ động, dễ
nhàm chán, hiệu quả giờ dạy không cao.
Với những băn khoăn, trăn trở trên, tôi bắt đầu tăng cường việc ứng dụng
CNTT trong dạy học. Thiết kế các bài giảng bằng phần mềm powerpoint có hỗ trợ
của các ứng dụng CNTT với các hình ảnh đẹp mắt, các đoạn video clip cùng các
hiệu ứng sinh động đã thu hút sự chú ý của học sinh. Cộng thêm với các phương
pháp dạy học tích cực như mô tả, nêu vấn đề, thảo luận nhóm giải quyết tình
huống…, các bài giảng có ứng dụng CNTT đã thực sự đem lại hiệu quả cao trong

giảng dạy góp phần phát huy tính tích cực của học sinh và nâng cao chất lượng
giáo dục.

Trang 3


III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Phân biệt các khái niệm
1.1. Giáo án
Giáo án là bản kế hoạch mà giáo viên dự định sẽ thực hiện giảng dạy trên
lớp cho nhóm đối tượng học sinh cụ thể, trong đó có hoạt động của giáo viên, hoạt
động của học sinh, những hoạt động này là nhằm để đạt được mục đích cụ thể. Nội
dung của giáo án phải trả lời được 4 câu hỏi: dạy để làm gì? (mục tiêu); dạy cho
ai? (đối tượng học tập); dạy cái gì? (nội dung); dạy như thế nào? (phương pháp
giảng dạy).
1.2. Giáo án điện tử (giáo án có ứng dụng CNTT)
Giáo án điện tử có thể hiểu là giáo án truyền thống của giáo viên nhưng
được đưa vào máy vi tính – giáo án truyền thống nhưng được lưu trữ, thể hiện ở
dạng điện tử. Khi giáo án truyền thống được đưa vào máy tính thì những ưu điểm,
thế mạnh của CNTT sẽ phát huy trong việc trình bày nội dung cũng như hình thức
của giáo án. Như vậy, giáo án điện tử khơng bao hàm có ứng dụng hay khơng việc
ứng dụng CNTT trong tiết học mà giáo án đó thể hiện (3). Giáo án điện tử là bản
thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của giáo viên trên giờ lên lớp,
toàn bộ hoạt động dạy học đó đã được số hóa và minh họa bằng các dữ liệu đa
phương tiện (multimedia) một cách trực quan, có cấu trúc chặt chẽ và logic được
quy định bởi cấu trúc của bài học. Giáo án điện tử chính là bản thiết kế của bài
giảng điện tử, chính vì vậy xây dựng giáo án điện tử hay thiết kế bài giảng điện tử
là hai cách gọi khác nhau cho một hoạt động cụ thể để có được bài giảng điện tử.
1.3. Bài giảng và bài giảng điện tử
Bài giảng là tiến trình giáo viên triển khai giáo án của mình ở trên lớp.

Bài giảng điện tử là bài giảng của giáo viên được thể hiện trên lớp nhờ sự hỗ
trợ của các thiết bị điện tử và phương tiện CNTT&TT.
1.4. Phương tiện CNTT&TT ứng dụng cho bài giảng trên lớp thường gồm:
- Máy móc, thiết bị điện tử.
- Phần mềm trình chiếu như powerpoint (đơn giản và thuận tiện nhất) hay
một số phần mềm trình chiếu khác. Đây là dạng phổ biến nhất hiện nay song nhiều
người hay nhầm lẫn gọi đây là giáo án điện tử. Vì vậy việc sử dụng powerpoint
soạn bài, có thể gọi là bản trình chiếu.
- Các phần mềm dạy học như phần mềm thí nghiệm ảo…
- Các cơng cụ thể hiện multimedia. Một sản phẩm, một phần mềm, một thiết
bị tin học được cho là multimedia khi nó cho phép khai thác thơng tin đa thức,
nhiều kiểu như: văn bản (text), âm thanh (sound), tiếng nói (voice), hình ảnh tĩnh
(image), video-clip, hình động (animation), đồ hoạ (graphic)...
3()

Theo tài liệu "Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS - môn Tin học" do Vụ Giáo dục Trung học - Bộ
Giáo dục và Đào tạo phát hành năm 2007 (trang 95).
Trang 4


2. Tiêu chuẩn đánh giá một tiết dạy có ứng dụng CNTT
Có 5 tiêu chuẩn:
2.1. Tiêu chuẩn về nội dung
- Trong tồn bộ chương trình, khơng phải bất cứ chủ đề nào, bài học nào
cũng phải ứng dụng CNTT. Trong trường hợp chủ đề dạy học chỉ cần tới các thiết
bị truyền thống thì dứt khốt khơng sử dụng CNTT. Tiết dạy-học được lựa chọn
phải có tình huống dạy học ứng dụng CNTT hiệu quả.
- Ngồi các slides, có các phần mềm dạy học, các phương tiện multimedia
như: video-clips, hình ảnh, âm thanh, graphic… làm rõ và thể hiện được sinh động
nội dung bài học, dễ hiểu, đạt hiệu quả cao cho minh hoạ, giúp học sinh khám phá,

hệ thống hóa và khắc sâu kiến thức.
- Có thể có các siêu liên kết (hyperlinks) ghép nối giữa các slides, các phần
mềm dạy học, các video-clips,… khéo léo, phù hợp trình tự bố cục bày dạy, làm
cho bài dạy dễ hiểu, logic và khơng mất thời gian tìm kiếm.
- Tùy bài mà chọn dùng phần mềm dạy học và các slides chữ, hình (hình
động hoặc hình tĩnh), slides sơ đồ cho phù hợp. Nội dung và dữ liệu trong các slide
phải đảm bảo minh họa, khắc sâu và chốt lại hoặc hệ thống hóa được kiến thức
(đặc biệt phần trọng tâm bài), hướng dẫn học sinh tìm tịi, khám phá bài học.
Phương tiện multimedia, phần mềm ứng dụng sát nội dung bài học, không
lạm dụng, đạt hiệu quả cao và sinh động trong thể hiện kiến thức và dẫn dắt học
sinh xây dựng bài học.
2.2. Tiêu chuẩn về phương pháp
- Phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, với nội dung của
kiểu bài lên lớp.
- Kết hợp tốt các phương pháp trong hoạt động dạy và học; kết hợp tốt việc
ứng dụng CNTT với các phương pháp dạy học phù hợp với nội dung của kiểu bài
lên lớp.
2.3. Tiêu chuẩn về phương tiện và kỹ thuật
- Xác định việc kết hợp nhuần nhuyễn các phương tiện dạy-học truyền thống
và phương tiện CNTT&TT trong những tình huống cụ thể (khi cần thiết sử dụng
các phương tiện này) vì việc sử dụng phương tiện CNTT&TT (mỗi phương tiện
multimedia và phần mềm dạy học) phải có mục đích, ý đồ riêng.
- Xác định xem giáo viên có biết thao tác tốt các slides với các phương tiện
multimedia và phần mềm dạy học sử dụng; giáo viên có biết tổ chức cho học sinh
ghi chép khi trình chiếu các slides của powerpoint.
- Trình bày thẩm mỹ, rõ nét, dễ hiểu, dễ nắm, kích thích được sự hưng phấn,
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; không làm học sinh mất tập trung vào
bài học bằng những phương tiện multimedia không cần thiết, chỉ thuần trang trí.
Yêu cầu cụ thể:
+ Phối hợp nhịp nhàng giữa trình chiếu với ghi bảng, ghi vở, ăn khớp giữa

các slides với lời giảng, giữa hoạt động của thầy - trị với tiến trình bài dạy. Dù trên
bài giảng điện tử có bố trí những slides; hoặc trên những slides có bố trí những chỗ
Trang 5


để trình bày nội dung chính cho học sinh ghi, nhưng bảng cũng phải là nơi để giáo
viên minh họa, mở rộng thêm những điều khơng có trong sách giáo khoa hoặc giải
thích những thắc mắc của học sinh, là nơi để học sinh trình bày bài tập của mình
+ Nhịp độ trình chiếu và triển khai bài dạy vừa phải, phù hợp với sự tiếp thu
của phần đông học sinh. Học sinh theo dõi kịp và ghi vở kịp.
+ Hình và chữ phải rõ, nét; cỡ chữ đủ lớn để xem; gọn lời, trình bày đẹp và
có tính trực quan, thể hiện nổi bật được kiến thức.
+ Các hiệu ứng hình ảnh, màu sắc, âm thanh, chuyển động được sử dụng có
mức độ, hợp lý, khơng bị lạm dụng, không quá tải đối với học sinh, không gây
nhiễu loạn làm mất tập trung vào bài học.
+ Giáo viên làm chủ được kỹ thuật, thao tác nhuần nhuyễn, trình chiếu
khơng trục trặc.
+ Khoa học trong cách thiết kế, trình bày. Các slides khơng q nhiều (bình
thường ≤ 30 slides /1tiết), được thiết kế khoa học, phù hợp với đặc trưng bộ mơn,
có tác dụng giúp học sinh suy nghĩ, tìm tịi, khám phá, luyện tập. Có phương tiện
multimedia nào khơng thật sự cần thiết khơng?
+ Có bố trí những slides để trình bày nội dung cho học sinh ghi. Các slides
này thường được thiết kế với màu nền, màu chữ khác với các slides khác.
2.4. Tiêu chuẩn về tổ chức lớp học
- Có sự phân phối thời gian hợp lý giữa các bước lên lớp, các nội dung
(chính, phụ), các khâu (ôn, giảng, luyện).
- Tổ chức học sinh học tập tích cực.
- Bài giảng bảo đảm sự tương tác giữa học sinh với bài học, sự đáp ứng với
tính cá thể trong bài học, có thể giúp học sinh tự học mọi lúc, mọi nơi.
+ Tổ chức hợp lý việc trình chiếu, minh họa với việc tổ chức hoạt động học

tập, rèn luyện theo tổ, nhóm; điều khiển học sinh đóng góp xây dựng bài; tạo điều
kiện cho học sinh tương tác với bài giảng điện tử.
+ Có các câu hỏi tương tác với bài học thông qua bài tập thực hành: Các câu
hỏi được xây dựng nhằm kích thích tính động não của người học, thực hiện
phương châm lấy người học làm trung tâm, chú trọng tính chủ động.
2.5. Tiêu chuẩn về kết quả, hiệu quả
Đây là tiêu chí đánh giá hết sức quan trọng. Tiêu chí yêu cầu phải xác định
là hiệu quả của tiết dạy học. Học sinh hứng thú học tập hơn, thực sự hoạt động tích
cực trong học tập. Kiến thức, kĩ năng đạt được qua tiết dạy học có CNTT phải tốt
hơn khi chỉ dạy bằng các phương tiện truyền thống.
- Thực hiện được mục tiêu bài học.
- Học sinh ghi chép được bài, hiểu bài và hứng thú học tập.
- Học sinh tích cực, chủ động tìm ra bài học.
- Học sinh được thực hành, luyện tập.
- Phát huy được tác dụng nổi bật của CNTT mà bảng đen và các đồ dùng
dạy học khác khó đạt được.
Như vậy, những tiết dạy ứng dụng CNTT đáp ứng được tất cả các tiêu chuẩn
trên sẽ có những hiệu quả rất to lớn. Ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp
Trang 6


dạy học là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm phát huy tích tích cực, hiệu
quả và sáng tạo của cả giáo viên và học sinh.
3. Minh họa cụ thể một bài giảng thuộc chương “Cơ chế di truyền và biến dị”
môn Sinh học lớp 12 có ứng dụng công nghệ thông tin soạn thảo bằng
phần mềm microsoft powerpoint
Tuần 2, tiết 3
BÀI 2. PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng

1. Kiến thức
- Mô tả được cấu trúc, chức năng của các loại ARN.
- Trình bày được thời điểm, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cơ chế phiên mã.
- Nêu được các thành phần tham gia vào quá trình sinh tổng hợp prơtein, trình
tự diễn biến của q trình sinh tổng hợp protein.
- Phân biệt 3 loại ARN
- Phân biệt được sự khác nhau cơ bản của phiên mã ở sinh vật nhân sơ và sinh
vật nhân thực
- Giải thích được vì sao thơng tin di truyền ở trong nhân tế bào nhưng vẫn chỉ
đạo được sự tổng hợp protein ở tế bào chất (sơ đồ cơ chế di truyền cấp phân
tử)
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng so sánh, khái qt hố, tư duy hố học thơng qua thành
lập các công thức chung.
- Phát triển năng lực suy luận của học sinh qua việc xác định các bộ ba mã sao
và số a.a trong phân tử prôtein do nó quy định. Từ chiều của mã gốc suy ra
chiều mã sao và chiều dịch mã.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày trước lớp, nhóm
- Kỹ năng lắng nghe tích cực, trình bày ý tưởng
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thơng tin về cấu trúc, chức năng ARN, cơ chế
phiên mã và dịch mã
- Kỹ năng quản lý thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động
nhóm.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CĨ THỂ SỬ
DỤNG
- Dạy học nhóm
- Trực quan tìm tịi
- Vấn đáp - tìm tịi
- Trình bày 1 phút

IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
4.1. Ch̉n bị của giáo viên
- Nghiên cứu kĩ nội dung trong sách giáo khoa và sách giáo viên.
Trang 7


- Sưu tầm các tư liệu, hình ảnh, các đoạn phim liên quan đến bài.
- Thiết kế các slide, dùng công cụ paint vẽ thêm các hình ảnh, tạo các hiệu
ứng phù hợp và sinh động.
- Phiếu học tập.
4.2. Chuẩn bị của học sinh
- Học bài cũ.
- Tìm hiểu lại các bài 5, 6 trong chương trình Sinh học lớp 10 về axit nucleic
và protein.
- Đọc trước bài mới
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
- Kiểm tra sĩ số và ổn định lớp.
- Kiểm tra bài cũ:
+ Quá trình nhân đơi ADN diễn ra như thế nào? Giải thích vì sao trên mỗi
chạc chữ Y chỉ có một mạch của phân tử ADN được tổng hợp liên tục,
mạch còn lại được tổng hợp một cách gián đoạn.
+ Ý nghĩa q trình nhân đơi của ADN? Ngun tắc bổ sung và bán bảo
toàn thể hiện như thế nào trong cơ chế tự sao của ADN?
2. Trọng tâm
- Khái niệm và diễn biến của cơ chế phiên mã
- Cơ chế của dịch mã
3. Bài mới
Đặt vấn đề: Thông tin di truyền trong nhân tế bào (ADN) thể hiện thành đặc
điểm của cơ thể bằng cách nào? Cơ chế, diễn biến của các q trình đó như

thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về phiên mã
I. Phiên mã
1. Cấu trúc và chức năng của các loại ARN
Để tạo điều kiện cho học sinh (HS) dễ quan sát và ghi nhận kiến thức, giáo
viên (GV) cho HS quan sát hình ảnh trên màn hình.

Hình 1. Quá trình hình thành các loại ARN
Trang 8


Hình 2. Cấu trúc các loại ARN
kết hợp với đọc kiến thức mục I.1 SGK và nêu câu hỏi:
+ Có mấy loại ARN.
+ Nêu cấu trúc và chức năng của mỗi loại.
- GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập 1 “cấu trúc và chức năng của các loại
ARN”
Để HS dễ dàng quan sát và phát hiện kiến thức, GV chiếu hình ảnh cấu trúc
của mARN, tARN và rARN trên màn hình:

Hình 3. Cấu trúc mARN (được vẽ trực tiếp dựa vào cơng cụ paint)

Hình 4. Cấu trúc của tARN

Hình 5. Cấu trúc của rARN

- HS dễ dàng quan sát hình ảnh trên màn hình, nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm
và hồn thành nội dung phiếu học tập.
Trang 9



Các gen trên ADN hoạt động, trước tiên đã hình thành nên các chuỗi
poliribonucleotit mạch thẳng.
Sau đó từ các chuỗi poliribonucleotit mạch thẳng vừa được tổng hợp này mới
biến đổi cấu hình và hình thành nên các phân tử ARN với cấu trúc đặc trưng của
chúng.
Kết quả: các ARN lần lượt xuất hiện.
Các ARN sau khi đã được tổng hợp xong sẽ chui ra khỏi nhân (qua các lỗ trên
màng nhân) để đến tế bào chất.
Mỗi loại ARN đóng một vai trị nhất định trong q trình sinh tổng hợp
protein của tế bào cơ thể.
GV giúp HS hoàn thiện kiến thức trong phiếu học tập.
Như vậy, với những ưu điểm vượt trội của công nghệ thông tin, chỉ cần trong
một khoảng thời gian rất ngắn (từ 1-2 phút), dựa trên hình ảnh về quá trình sinh
tổng hợp các loại ARN, GV đã có thể cung cấp cho HS khơng chỉ diễn biến của
mỗi q trình, mà bên cạnh đó các em cịn có thể dễ dàng xác định được về vị trí
và nơi xảy ra các q trình sao mã, những giai đoạn giống và khác nhau giữa các
quá trình và cả vai trị, vị trí của mỗi loại ARN sau khi đã được tổng hợp xong.
GV chuyển ý qua mục 2: Ta đã tìm hiểu về cấu trúc và chức năng của các
loại ARN, vậy các loại ARN đó được hình thành như thế nào? Ta sẽ tìm hiểu qua
mục 2.
2. Cơ chế phiên mã
a. Ở tế bào nhân sơ
GV chiếu 1 đoạn phim (đính kèm trong file powerpoint), HS theo dõi và rút
ra cơ chế của quá trình phiên mã.

Hình 6. Minh họa video quá trình phiên mã
Chiếu như vậy HS hiểu sâu hơn được cơ chế sao mã.

Trang 10



Sau khi yêu cầu HS trình bày lại 1 lần nữa cơ chế và điền nội dunng cần
thiết vào phiếu học tập 2. GV gọi đại diện HS trình bày từng nội dung và gọi HS
khác bổ sung giúp HS hoàn thiện kiến thức, GV nhấn mạnh:
- Enzim ARN polymeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn, 2
mạch đơn tách nhau
- ARN polymeraza trượt theo mạch mã gốc có chiều 3’ – 5’ để tổng hợp
ARN có chiều 5’ - 3’. Sự tổng hợp ARN theo nguyên tắc bổ sung (A-U, G-X)
- Kết thúc: Gặp tín hiệu kết thúc thì ARN polymeraza dừng lại, ARN được
giải phóng. mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp
protein.
b. Ở tế bào nhân thực
GV cho HS xem đoạn video về quá trình cắt các đoạn intron của mARN ở
sinh vật nhân thực và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Ở các tế bào nhân thực, mARN
sau phiên mã sẽ được biến đởi như thế nào?

Hình 7. Cắt intron và nối exon

HS theo dõi video và trả lời được: ARN sơ khai sau khi được tạo ra sẽ được
cắt bỏ các đoạn intron, nối các đoạn exon tạo mARN trưởng thành.
GV nhận xét và cho HS ghi nhận kiến thức.
Rõ ràng rằng, nhờ sự hỗ trợ của máy tính và và phần mềm trình chiếu mà HS
dễ dàng ghi nhận kiến thức và ghi nhớ nội dung bài học từ hình ảnh và video minh
họa.
GV giới thiệu: mARN trưởng thành sẽ đi qua màng nhân ra tế bào chất làm
khuôn cho quá trình dịch mã. Vậy quá trình dịch mã sẽ diễn ra như thế nào, ta sẽ
tìm hiểu tiếp ở mục II.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ chế của quá trình dịch mã
II. Dịch mã

GV nêu câu hỏi: Thế nào là quá trình dịch mã?
HS trả lời, GV nhấn mạnh: Là quá trình tổng hợp protein.

Trang 11


GV yêu cầu HS nêu các thành phần tham gia dịch mã. Trên màn hình trình
chiếu, GV giới thiệu các thành phần tham gia dịch mã bằng các hình vẽ minh họa
cụ thể.
1. Họat hóa axit amin
Ở mục này để học sinh dễ hình dung và dễ nhớ quá trình hoạt hoá axit amin
diễn ra như thế nào, chúng ta có thể minh hoạ cấu trúc của axit amin tự do (khi
chưa được hoạt hố) là một hình trịn có màu xanh tím, ATP là một hình trịn màu
vàng, cịn enzim thì màu đỏ.

Hình 8. Thành phần tham gia hoạt hóa axit amin
Dưới tác dụng của enzim, axit amin tự do dễ dàng liên kết được với hợp chất
giàu năng lượng ATP để tạo thành axit amin dạng hoạt hoá.
Ứng dụng trình duyệt Power Point trong phần này, chúng ta có thể tạo hiệu
ứng cho axit amin tự do và ATP cùng di chuyển đến liên kết với nhau-dưới tác
dụng của enzim - tạo nên phức hợp axit amin dạng hoạt hố (axit amin đã chuyển
màu).

Hình 9. Hoạt hóa axit amin

Axit amin sau khi đã được hoạt hố thì dưới tác dụng của một enzim khác nó
dễ dàng liên kết với tARN để tạo thành phức hợp aa-tARN.

Trang 12



Hình 10. Tạo phức hợp aa – tARN
Phần này, cũng hồn tồn tương tự, chúng ta có thể tạo hiệu ứng cho axit
amin đã được hoạt hoá và tARN cùng di chuyển đến để liên kết với nhau, dưới tác
dụng của một enzim khác, tạo nên phức hợp aa-tARN.
2. Tổng hợp chuỗi polipeptit
Đây là phần khó và trừu tượng nhất của bài, nếu không có hình ảnh minh họa
thì học sinh sẽ rất khó hiểu và khó nhớ, nhất là với đối tượng HS ở trường vùng
nông thôn.
- Giai đoạn mở đầu:
Ứng dụng trình duyệt powerpoint trong phần này, đầu tiên chúng ta cho tiểu
phần bé của riboxom tới gắn vào mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu, vị trí này nằm
gần codon mở đầu. (Trên hình vẽ, riboxom có màu xanh dương).

Trang 13


Hình 11a. Giai đoạn mở đầu
Sau đó, tARN mang axit amin mở đầu Metionin (Met- tARN) di chuyển tới
riboxom, anticodon của tARN bổ sung chính xác với codon mở đầu (AUG) theo
nguyên tắc bổ sung A - U, G - X. Các em HS quan sát và thấy rất rõ đường di
chuyển của phức hợp Met- tARN và vị trí gắn vào mARN cũng như thấy rõ sự kết
hợp theo ngun tắc bở sung.

Hình 11b. Giai đoạn mở đầu
Tiếp đến, tiểu đơn vị lớn của riboxom kết hợp tạo riboxom hoàn chỉnh.

Trang 14



Hình 11c. Giai đoạn mở đầu
Như vậy, với mơ hình động về sự khởi đầu tổng hợp chuỗi polipetit, chúng ta
có thể cho học sinh nắm bắt tồn bộ cơ chế giai đoạn khởi đầu một cách rất dễ
dàng mà khơng cần phải mất nhiều thời gian cho thuyết trình.
- Giai đoạn kéo dài chuỗi polipeptit:
Sử dụng hiệu ứng di chuyển trong powerpoint, GV cho phức hợp aa 1- tARN
(mang axit amin prolin, kí hiệu là pro) tiến vào riboxom, codon đối mã trên tARN
sẽ khớp với codon tương ứng trên mARN theo nguyên tắc bổ sung.
Phát huy tính tích cực của HS, GV có thể đặt câu hỏi: codon đối mã trên
tARN là GGX thì sẽ khớp mã với codon nào trên mARN? HS dễ dàng trả lời được:
là codon XXG.
GV hỏi: Đến thời điểm này, đã có 2 axit amin đứng cạnh nhau, vậy sẽ có sự
kiện gì diễn ra?
HS trả lời: 2 axit amin này sẽ nối với nhau.
GV nêu vấn đề: Đúng, nhưng nối với nhau bằng liên kết gì, và nhờ yếu tố nào
xúc tác?
HS suy nghĩ.
GV vừa giải đáp vấn đề vừa chiếu trên màn hình: Enzim sẽ xúc tác cho việc
hình thành liên kết peptit giữa axit amin Met và axit amin Pro.
HS quan sát, thấy rõ sự liên kết giữa 2 axit amin.

Trang 15


Hình 12a. Giai đoạn kéo dài ch̃i polipeptit
GV chiếu tiếp: Sau đó riboxom dịch chuyển đi một bộ ba trên mARN, sự
dịch chuyển này làm tARN vận chuyển axit amin mở đầu (Met) rời khỏi riboxom.

Hình 12b. Giai đoạn kéo dài chuỗi polipeptit
Dựa vào hình ảnh trực quan sinh động trên màn hình, HS dễ dàng quan sát

được những diễn biến xảy ra.

Trang 16


Sử dụng hiệu ứng di chuyển trong powerpoint, GV cho phức hợp aa 2- tARN
(mang axit amin xistein, kí hiệu là Cys) tiến vào riboxom, codon đối mã trên tARN
sẽ khớp với codon tương ứng trên mARN theo nguyên tắc bổ sung.
Phát huy tính tích cực của HS, GV có thể đặt câu hỏi: codon đối mã trên
tARN là AXA thì sẽ khớp với codon nào trên mARN? HS dễ dàng trả lời được:
Khớp với codon UGU.

Hình 12c. Giai đoạn kéo dài chuỗi polipeptit
Đến đây, HS đã hiểu được thứ tự các bước diễn ra trong giai đoạn kéo dài
chuỗi polipeptit nên GV có thể đặt các câu hỏi tương ứng với các hình ảnh được
trình chiếu:
+ Lúc này axit amin 2 (Pro) và axit amin 3 (Cys) đứng cạnh nhau, vậy sự
kiện gì sẽ xảy ra? HS trả lời được ngay: Enzim sẽ xúc tác cho việc hình thành liên
kết peptit giữa axit amin 2 và axit amin 3. GVchiếu rồi hỏi tiếp:
+ Sự kiện gì xảy ra tiếp theo? HS trả lời: Riboxom dịch chuyển đi một bộ
ba, sự dịch chuyển này làm tARN mang axit amin 2 (pro) rời khỏi riboxom.
GV gọi vài HS khác nhận xét. Sau đó chiếu các hình ảnh về sự dịch chuyển
của riboxom và tARN để khẳng định lại lần nữa câu trả lời của các em là đúng.
GV hỏi tiếp: Các em hình dung sự kiện gì lại tiếp tục diễn ra? HS dễ dàng
trả lời.
Sử dụng hiệu ứng di chuyển trong powerpoint, GV cho phức hợp aa 4- tARN
(mang axit amin prolin, kí hiệu là Pro) tiến vào riboxom. Đối mã của nó khớp với
codon tương ứng trên mARN theo nguyên tắc bổ sung…

Trang 17



Hình 12d. Giai đoạn kéo dài ch̃i polipeptit
Đến đây, GV để HS quan sát các sự kiện diễn ra qua hình ảnh và hiệu ứng
trên màn hình mà khơng cần giảng giải hay hỏi gì thêm. Các sự kiện cứ tiếp tục
diễn ra cho đến khi gặp codon kết thúc (UAG).
- Giai đoạn kết thúc:
GV nêu câu hỏi Khi nào quá trình dịch mã dừng lại?
Dựa vào các kiến thức đã học về mã kết thúc của mARN, HS có thể trả lời
được câu hỏi này.
Tuy nhiên, nếu các em khơng trả lời được chúng ta có thể tiếp tục cung cấp
thông tin cho các em qua diễn biến trên màn hình.

Hình 12e. Giai đoạn kéo dài ch̃i polipeptit
Trang 18


Chỉ cần nhìn lên mơ hình là HS đã có thể thấy được rất rõ khi riboxom gặp bộ
ba UAG thì khơng một axit amin nào được tARN mang đến, và vì thế liên kết
peptit khơng thể được tiếp tục hình thành, quá trình kéo dài chuỗi polipetit buộc
phải dừng lại.
Trong mơ hình này bộ ba kết thúc là UAG, ngoài ra khi gặp một trong hai bộ
ba khác là UGA hoặc UAA thì quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit cũng sẽ kết
thúc.
Ribơxơm khi khơng cịn tổng hợp protein nữa thì sẽ bị tách khỏi mARN để
trở về trạng thái ban đầu.
Dưới tác dụng của enzim, axit amin mở đầu (Met) bị cắt đi, chuỗi polipeptit
tiếp tục hình thành các bậc cấu trúc cao hơn, trở thành protein có hoạt tính sinh
học.
Nhờ các hiệu ứng ứng trong powerpoint, HS dễ dàng quan sát tác động của

enzim vào mối liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và axit amin kế cận làm axit
amin mở đầu bị cắt đi.

Hình 13. Giai đoạn kết thúc
Tiếp theo, GV yêu cầu HS làm bài tập sau:
Cho một gen có trình tự các nucleotit như sau:
Mạch mã gốc 3’ A G T T T T G A A X 5’
Mạch bổ sung…………………………………..
mARN ………………………………………….
Chuỗi polypeptit………………………………..
Hãy xác định trình tự các nucleotit trên phân tử mARN và các axit amin trên chuỗi
polipeptit
HS thảo luận nhóm nhanh trong thời gian 5 phút rồi trả lời. GV cho HS đối
chiếu với đáp án đúng trên màn hình. Với bài tập này, các em sẽ vừa củng cố lại
được các kiến thức đã học, đồng thời có một tầm nhìn tổng qt hơn về cả q
trình, bởi hồn thành được bài tập này cũng đồng nghĩa với việc các em đã hồn
thành được sơ đồ tóm tắt q trình sinh tổng hợp protein trong tế bào diễn ra như
thế nào.
Trang 19


3. Polyribosome (polysome)
GV cho HS xem clip về hiện tượng polyribosome, từ đó các em dễ dàng nhận
thấy rằng trên một mARN có thể cùng một lúc gắn với một nhóm gồm nhiều
riboxom (được gọi là Polyribosome hay polysome), nên cùng một lúc sẽ tổng hợp
được nhiều phân tử protein như nhau, làm tăng hiệu suất quá trình tổng hợp
protein.

Hình 14. Minh họa video về poliribosome
* Cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền

GV cho HS quan sát hình ảnh:

Hình 15. Cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền
Và yêu cầu HS viết sơ đồ về mối quan hệ giữa ADN, mARN và protein lên
bảng.
Trang 20


Dựa vào hình ảnh HS dễ dàng nhận thấy mối quan hệ giữa ADN, mARN và
protein, từ đó biểu diễn được sơ đồ về mối quan hệ giữa ADN - mARN – Protein,
GV cho hiển thị sơ đồ lên màn hình, qua đó HS hồn thiện kiến thức của mình.
Nhân đơi
AND

Phiên mã

Dịch mã

mARN Protein Tính trạng

4. Củng cớ:
Ở phần củng cố bài học, GV nhắc lại một số nội dung trọng tâm của bài học
bằng cách cho các em làm các bài tập trắc nghiệm qua việc trình chiếu các slide
chứa câu hỏi trắc nghiệm. HS chọn lựa phương án đúng và trả lời, sau đó GV cho
hiển thị ngay đáp án đúng và HS tự kiểm tra được kiến thức của mình.
5. Dặn dò:
GV nhắc nhở HS cơng việc về nhà và chuẩn bị cho bài học tiếp theo.

Trang 21



IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Trước đây, khi dạy các bài thuộc chương “Cơ chế di truyền và biến dị” với
lượng kiến thức nhiều khó hiểu, khó hình dung, cả giáo viên và học sinh đều cảm
thấy rất nặng nề trong các tiết học. Để triển khai đầy đủ các mục, nhất là để khai
thác kỹ các phần trọng tâm, các giáo viên thường rất khó thực hiện được trong một
đơn vị thời gian chỉ là một tiết. Phương pháp dạy học thường được các giáo viên
áp dụng chủ yếu là truyền thụ kiến thức theo một chiều, giáo viên thuyết giảng,
đọc bài, học sinh nghe, chép bài, vì thế học sinh thường khơng có hứng thú học
tập, tỉ lệ học sinh nắm được bài mới rất thấp.
Hiện nay, nhờ áp dụng công nghệ thông tin vào thiết kế các bài giảng, giáo
viên đã giúp học sinh nhanh chóng hiểu được nội dung bài học, tiết học trở nên
sinh động hơn rất nhiều và bước đầu đã thu được hiệu quả đáng kể. Bằng phương
pháp dạy học nêu vấn đề kết hợp sơ đồ, mơ hình hố, sử dụng phiếu học tập cùng
với việc ứng dụng trình duyệt Power Point, Paint... vào thiết kế các bài giảng thuộc
chương “Cơ chế di truyền và biến dị”, tôi đã thu được một số kết quả nhất định
như:
- Học sinh hiểu rõ nội dung bài mới và làm được nhiều bài tập liên quan.
- Các em hứng thú, say mê và bị cuốn hút bởi từng nội dung kiến thức
bài học. Vì thế hiệu quả giờ giảng được nâng lên rõ rệt.
Kết quả học tập của các lớp được nâng cao. Điểm bài kiểm tra 15 phút các
kiến thức thuộc chương này trong năm học 2014 – 2015 (tức là khi tôi ứng dụng
CNTT vào giảng dạy) cao hơn nhiều so với bài kiểm tra tương ứng của năm học
trước (khi chưa ứng dụng CNTT vào giảng dạy chương này), số lượng HS bị điểm
yếu, kém giảm rõ rệt:

30

40


15

20

50

10

5

10

15

45

20

10

12A1
2014 - 2015

12A1

12A11

2013 - 2014

Trung bình

(%)
30

12A3

Năm học

40

50

10

0

0

12A4

25

30

40

5

0

12A12


25

35

35

5

0

Lớp

Giỏi (%) Khá (%)

Trang 22

Yếu
(%)
0

Kém
(%)
0


V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Sáng kiến kinh nghiệm này đã được vận dụng thực tế vào mỗi tiết học Sinh
12 tại trường THPT Thanh Bình trong năm học 2014-2015 cho hiệu quả tích cực
nên bản thân tơi tiếp duy trì việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong giảng dạy

môn Sinh trong năm học này và cả những năm học kế tiếp.
Bởi đây là những bài soạn do chính giáo viên đã thiết kế ra, nên giáo viên
có thể chủ động hồn tồn trong mọi khâu, bước của tiến trình lên lớp. Bố cục một
bài giảng cũng như cách trình bày trên bảng - màn hình vừa khoa học, chặt chẽ,
làm nổi rõ các phần trọng tâm, lại đẹp, sinh động, tiện cho học sinh theo dõi.
Những bài soạn tôi đã thiết kế ra, có thể sử dụng để dạy nhiều lớp, nhiều trường,
nhiều đối tượng học sinh khác nhau. (Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả tốt nhất với
mọi đối tượng học sinh còn phụ thuộc vào tính linh hoạt và sáng tạo của mỗi giáo
viên).
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy không chỉ thực hiện ở
một bài, một chương hay riêng một môn học nào mà ở tất cả các bộ mơn. Tất cả
các giáo viên đều có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bộ môn trên
tất cả các đối tượng học sinh.
Để giáo viên có thể đổi mới ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
mợt cách hiệu quả thì rất cần sự quan tâm, hỗ trợ từ các cơ quan, đoàn thể, Ban
giám hiệu nhà trường… nên tơi có một số kiến nghị như sau:
1. Tăng cường thêm phịng học có trang bị thiết bị cơng nghệ thơng tin
và truyền thơng.
2. Phủ sóng wifi đến từng dãy phòng học để tạo điều kiện cho giáo viên
và học sinh tìm kiếm thơng tin và tư liệu trên internet.
3. Tạo điều kiện để giáo viên bồi dưỡng thêm kiến thức về tin học và
công nghệ thông tin.
4. Hỗ trợ sách tham khảo và các tư liệu mới có liên quan đến mơn học.
Đề tài này còn mang tính chất chủ quan và khơng thể tránh được những hạn
chế, thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến q báu của các thầy giáo,
cơ giáo và các bạn đồng nghiệp để ngày càng hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành
cảm ơn.

Trang 23



VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại cương lý luận dạy học môn sinh học – Nguyễn Phúc Chỉnh – Đại học
Thái Nguyên – 2012.
2. Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 12 môn Sinh học - Tài liệu
bồi dưỡng giáo viên Ngô Văn Hưng, Chủ biên - Nhà xuất bản Giáo dục – 2008.

3. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục
phổ thông môn sinh học lớp 12 (cấp THPT)- Ngô Văn Hưng (chủ biên), Lê
Hồng Điệp - Nguyễn Thị Hồng Liên – Nhà xuất bản giáo dục – 2009.
4. Một số biện pháp đổi mới
/>
phương

pháp

dạy

học

5. Phương pháp dạy học Sinh học ở trường phổ thông />6. Sách giáo khoa Sinh học 12 cơ bản – Nguyễn Thành Đạt, Tổng Chủ biên –
Phạm Văn Lập, Chủ biên – Đặng Hữu Lanh – Mai Sỹ Tuấn - Nhà xuất bản Giáo
dục – 2008.

7. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tích cực - Vương Đình Hội –
Trung tâm hỗ trợ phát triển dạy và học – 2013.

Trang 24

-



×