Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG ĐỒNG NAI THỜI KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ VÀO DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM – KHỐI 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 51 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường THPT Long Thành

Mã số:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
LỒNG GHÉP LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG ĐỒNG NAI
THỜI KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ VÀO DẠY HỌC
LỊCH SỬ VIỆT NAM – KHỐI 12
Người thực hiện: Chu Thị Hằng
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục 
- Phương pháp dạy học bộ môn: Lịch sử 
- Lĩnh vực khác:…………………………. 

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác

Năm học: 2014 - 2015
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Chu Thị Hằng
2. Ngày tháng năm sinh: 01 – 10 – 1985.
3. Nam, nữ: nữ
4. Địa chỉ: Tam Phước, Biên Hòa, Đồng Nai.
5. Điện thoại: 0985648919 (CQ)/ (NR); ĐTDĐ:
6. Fax:
7. E-mail:
8. Chức vụ: Giáo viên
9. Nhiệm vụ được giao (quản lý, đoàn thể, công việc hành chính, công việc chuyên môn,
giảng dạy môn, lớp, chủ nhiệm lớp,…):


10. Đơn vị công tác: Trường THPT Long Thành.
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân.
- Năm nhận bằng: 2008
- Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Lịch sử.
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Dạy môn Lịch sử.
- Số năm có kinh nghiệm: 06 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Bạo lực học đường và những biện pháp ngăn ngừa hiệu quả. SKKN năm 2011 – 2012.
BM02-LLKHSKKN
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Long Thành
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU Trang 2
I. Lý do chọn đề tài Trang 2
II. Cơ sở lý luận và thực tiễn Trang 3
III. Thuận lợi và khó khăn Trang 4
IV. Mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp Trang 5
V. Phạm vi và cấu trúc đề tài Trang 5
CHƯƠNG II: KHAI THÁC TÀI LIỆU LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG ĐỒNG NAI
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 – 1975. Trang 6
I. Chương trình lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 trong sách giáo
khoa lịch sử lớp 12 – ban căn bản. Trang 6
1.Về cấu tạo Trang 6
2.Về nội dung: Trang 7
II. Nội dung lịch sử Đồng Nai cần khai thác khi dạy lịch sử Việt Nam giai
đoạn 1954 – 1975 Trang 7
1. Khái quát lịch sử đấu tranh Đồng Nai trong giai đoạn 1954 – 1975.Trang 7
2. Lồng ghép lịch sử Đồng Nai trong bài học lịch sử dân tộc Trang 9
III. Một số phương pháp lồng ghép nội dung LSĐP Đồng Nai giai đoạn

kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975) vào bài học LSDT khối 12 Trang 18
1. Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học Trang 18
2. Kết hợp liên môn kiến thức Lịch sử, Địa lí, Văn học Trang 19
3. Kết hợp với các loại văn kiện Trang 20
CHƯƠNG III: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM Trang 21
Giáo án 1 Trang 21
Giáo án 2 Trang 28
Giáo án 3 Trang 36
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ Trang 43
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN Trang 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 47
PHỤ LỤC: MẪU PHIẾU KHẢO SÁT Trang 48
GV: Chu Thị Hằng
Trang 3
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Long Thành
ĐỀ TÀI
LỒNG GHÉP LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG ĐỒNG NAI THỜI KÌ KHÁNG
CHIẾN CHỐNG MĨ VÀO DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM – KHỐI 12
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Trong công cuộc đổi mới và mở cửa để hội nhập với thế giới bên ngoài của đất
nước hiện nay, việc mở rộng và nâng cao tri thức văn hóa chung trong xã hội đã
trở thành cấp thiết. Các tri thức Lịch sử nói chung và lịch sử của từng địa phương
nói riêng có vai trò lớn trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Vì nó không chỉ giúp các em
hiểu sâu hơn kiến thức Lịch sử dân tộc (LSDT) mà còn góp phần trực tiếp hình
thành, bồi dưỡng tình yêu và lòng tự hào về quê hương – cội nguồn của lòng yêu
nước.
Đồng Nai là một địa phương giàu truyền thống đấu tranh cách mạng. Lịch sử
hình thành và phát triển của Đồng Nai đã trở thành một bộ phận sinh động không
thể tách rời của LSDT. Thật vậy, trong buổi bình minh của loài người các nhà khảo

cổ học đã tìm thấy được dấu tích của người tối cổ ở một số nơi trên đất nước ta,
trong đó có Đồng Nai. Trong hoạt động mở rộng lãnh thổ về phương Nam, nhà
Nguyễn cũng đã chọn nơi đây là điểm đến vào thế kỉ XVII. Rồi trong cuộc kháng
chiến chống Pháp, quân dân Đồng Nai đã lập nhiều chiến công, bao phen khiến
cho quân địch phải hãi hùng khiếp sợ. Đặc biệt, trong cuộc kháng chống Mĩ (1954-
1975), quân dân Đồng Nai đã cùng kề vai sát cánh với cả miền Nam làm nên thành
đồng tổ quốc với sứ mệnh lịch sử đi trước về sau với những chiến thắng vang dội
như: Trận trực tiếp đầu tiên đánh vào quân đội Mĩ ở miền Nam Việt Nam tại Nhà
Xanh (07/7/1959) gây tiếng vang lớn; trận tập kích đánh vào sân bay Biên Hòa
(31/10/1964) gây chấn động lớn và được ví như Điện Biên Phủ (1954) hay là trận
Trân Châu Cảng trong thế chiến thứ hai… Ngoài ra, cả nước cũng biết đến chiến
thắng Xuân Lộc năm 1975 đã đóng vai trò quyết định đến công cuộc giải phóng
hoàn toàn miền Nam. Tất cả những điều đó đã làm nên một mảnh đất Đồng Nai
trong lịch sử trung dũng, kiên cường.
Với truyền thống lịch sử vẻ vang lại được sự quan tâm của các cấp các ngành
chú trọng, đẩy mạnh nghiên cứu về lịch sử và văn hóa địa phương đã cung cấp
nguồn tài liệu tương đối phong phú, đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi với việc giáo
dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ tỉnh nhà. Thế nhưng, từ trước đến nay
công tác giảng dạy và sử dụng nguồn tư liệu lịch sử địa phương (LSĐP) vào trong
các bài học để truyền bá kiến thức, giáo dục học sinh (HS)… ở đa số các trường
trung học phổ thông (THPT) trong tỉnh còn nhiều hạn chế và bất cập. Diễn ra thực
trạng trên vì nhiều lý do khác nhau, nhưng những lý do được đề cập nhiều nhất là
do thời lượng giành cho phần dạy LSĐP là quá ít (lớp 10: 1 tiết/năm; lớp 11: 1
tiết/năm; lớp 12: 2 tiết/năm); chương trình LSĐP không nằm trong nội dung kiểm
tra, đánh giá HS hay khai thác các nguồn tài liệu còn khó khăn…
Trước những khó khăn đang gặp phải, tôi đã coi việc lồng ghép nội dung
LSĐP vào giảng dạy trong bài học LSDT là một giải pháp. Bởi vì, LSĐP là một bộ
GV: Chu Thị Hằng
Trang 4
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Long Thành

phận hữu cơ, cấu thành cũng như tạo biểu tượng cụ thể và phong phú cho tri thức
LSDT. Bất kì một sự kiện nào của LSDT cũng đều diễn ra ở một địa phương cụ thể
với thời gian, không gian nhất định. Nó chứng minh sự phát triển hợp quy luật của
mỗi địa phương trong sự phát triển chung của cả nước. Từ mối quan hệ chặt chẽ đó
thì việc sử dụng LSĐP trong dạy học LSDT ở nhà trường phổ thông sẽ góp phần
nâng cao chất lượng dạy học bộ môn và giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho
HS. Bởi vì, những chất liệu LSĐP sẽ làm cho bài học LSDT, có khi là LSTG thêm
sống động, cụ thể và thực hơn, tạo nên những cảm xúc thật của HS hoặc thầy cô
giáo trong mỗi bài học cụ thể.
Bên cạnh đó, thực hiện chủ trương của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, hiện
nay các công ty lữ hành đã và đang đẩy mạnh hoạt động du lịch “về nguồn” để
thăm và tìm hiểu các di tích lịch sử của đất nước. Trong xu thế đó việc tuyên
truyền, quảng bá các địa danh, di tích tại địa phương mình chính là nhu cầu và
niềm tự hào của mỗi công dân mà ở tỉnh Đồng Nai chúng ta cũng thế. Như vậy,
với mỗi nội dung LSĐP nếu được thực hiện tốt thì bên cạnh việc giáo dục được
truyền thống cách mạng địa phương với các em HS còn góp phần quảng bá hình
ảnh của tỉnh nhà cũng như đem lại nguồn thu nhập góp phần xây dựng quê hương.
Với mong muốn sớm cùng với các đồng nghiệp khắc phục được những khó
khăn và nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn. Tôi đã chọn đề tài này.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.
1. Cơ sở lý luận.
LSĐP là những gì diễn ra trong quá khứ của một đơn vị hành chính (xã,
huyện, tỉnh) như: quá trình hình thành, xây dựng, bảo vệ, chống giặc ngoại xâm và
các anh hùng dân tộc tại địa phương đó.
Giảng dạy LSĐP là cung cấp những sự kiện, nhân vật, di tích lịch sử gắn liền
với làng quê, thôn xóm, phố phường, nơi mà HS đang sinh sống sẽ có tác động
mạnh mẽ đến tình cảm, tư tưởng, bồi dưỡng lý luận cách mạng, tình yêu quê
hương, đất nước và hình thành nhân cách đạo đức, lối sống của con người Việt
Nam. Hơn nữa, LSĐP là một bộ phận hợp thành LSDT, nếu được lồng ghép hợp lý
thì sẽ là một phương tiện hữu ích làm phong phú, sáng tỏ, để giúp các em hiểu sâu

sắc hơn vấn đề LSDT. Đồng thời, góp phần thiết thực vào việc giáo dục tính nhân
văn, ý thức nghĩa vụ công dân, nghĩa vụ quốc tế đúng đắn thể hiện trong tình yêu
nước và tinh thần quốc tế vô sản. Rèn luyện những kĩ năng, thói quen, phương
pháp thực tiễn để hình thành ở HS phương pháp nghiên cứu khoa học để rồi biết
vận dụng vào cuộc sống.
Ngoài ra, việc dạy lồng ghép LSĐP trong LSDT cũng giúp các em HS có sự
hình dung đa dạng về quá khứ, tạo biểu tượng sinh động, chính xác về các sự kiện,
hiện tượng lịch sử. Các em có thể dễ dàng lĩnh hội các thuật ngữ, hình thành các
khái niệm lịch sử, nắm được những kết luận khoa học mang tính khái quát. Đồng
thời, HS được học, được biết, được hiểu LSĐP ngay trong bài học LSDT chứ
không phải chỉ bó hẹp trong giới hạn 1 hay 2 tiết theo phân phối chương trình.
Điều đó cũng có nghĩa là việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho HS và lòng
tự hào của các em được hun đúc, xây dựng ở nhiều bài trong chương trình học theo
phương châm “mưa dầm thấm lâu”.
GV: Chu Thị Hằng
Trang 5
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Long Thành
2. Cơ sở thực tiễn.
Giảng dạy LSĐP đã trở thành chủ trương của Bộ Giáo dục – Đào tạo từ nhiều
năm nay. Tại tỉnh Đồng Nai, việc nghiên cứu LSĐP đã và đang được Tỉnh ủy,
UBND Tỉnh, cấp Ủy và chính quyền địa phương các cấp cùng các Sở, ngành, tổ
chức nghiên cứu, biên soạn, như: Biên Hòa – Đồng Nai 300 năm hình thành và
phát triển; Đồng Nai – Di tích lịch sử văn hóa; Người Đồng Nai… Nhưng với
những khó khăn đã được đề cập thì dù nhiều GV đã rất nỗ lực trong việc truyền tải
kiến thức và những bài học đạo đức nhưng kết quả đem lại vẫn còn rất hạn chế.
Qua việc trao đổi chuyên môn với nhiều đồng nghiệp trong trường và một số
trường trong khu vực lân cận thì hầu như ai cũng có những trăn trở về những khó
khăn giống nhau mà chưa đưa ra được giải pháp khắc phục. Cũng thật buồn khi
nhiều em HS khi được hỏi về bài học LSĐP còn không thể nhớ nổi trong chương
trình học có học về LSĐP hay không chứ chưa nói đến là nội dung LSĐP có những

gì.
Bên cạnh đó, về mặt phương pháp thì dạy học tích hợp, lồng ghép đang là xu
hướng hiện đại trên thế giới. Phương pháp này mang lại những hiệu quả giáo dục
nhanh chóng và rõ rệt, vì khi dạy cũng với chính lượng kiến thức đó nhưng nhắm
vào được nhiều mục đích, người học được tích lũy thêm thông tin kiến thức mới
một cách nhẹ nhàng.
III. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN.
1. Thuận lợi:
Được sự chỉ đạo và lãnh đạo thống nhất của Cấp ủy, Chi bộ và BGH nhà
trường và các tổ chức Đoàn thể luôn coi trọng và đề cao vấn đề chuyên môn.
Đội ngũ giáo viên cốt cán, chuyên môn vững, có nhiều kinh nghiệm, sáng kiến
trong giảng dạy và luôn đề cao tinh thần đoàn kết thống nhất.
Đoàn Thanh niên hoạt động tích cực, sáng tạo và hiệu quả luôn gắn với các
chủ trương của cấp trên, tích cực trong việc giáo dục HS qua các hoạt động về
nguồn, đền ơn đáp nghĩa…
Trường đóng trên địa bàn có nhiều Di tích lịch sử - văn hóa đã được Nhà nước
hoặc tỉnh xếp hạng như: Mộ Nguyễn Đức Ứng và 26 nghĩa binh (xã Long Phước),
đình Phước Lộc (thị trấn Long Thành); căn cứ Tỉnh ủy Biên Hòa (xã Bình Sơn)…
thuận lợi cho công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho HS.
Sở thường xuyên thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra về trường để kịp thời
nắm bắt, khắc phục những khó khăn trong hoạt động chuyên môn.
HS được thi tuyển đầu vào nên đa phần các em đều chăm ngoan, học tốt, năng
nổ và có ý thức tự lập trong học tập.
HS được tiếp cận với công nghệ thông tin nên dễ dàng tra cứu trên mạng
Internet để tìm hiểu những thông tin về lịch sử thông qua đề án về việc phát triển
giáo dục trung học do Bộ Giáo dục – Đào tạo triển khai.
Bản thân giáo viên nhiệt tình, luôn có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để không
ngừng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Khó khăn:
GV: Chu Thị Hằng

Trang 6
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Long Thành
Bài học lịch sử còn dài trong thời lượng phân phối chương trình hạn chế nên
việc lồng ghép đòi hỏi phải được lựa chọn rất kĩ lưỡng mới có thể đảm bảo nội
dung và thời lượng mỗi tiết học.
Nguồn tài liệu viết về LSĐP tương đối nhiều nhưng chủ yếu là viết dưới hình
thức chuyên đề ngắn, lẻ chưa có độ sâu kiến thức, nguồn truy cập từ Internet đôi
khi độ tin cậy chưa cao.
Phần LSĐP không nằm trong chương trình kiểm tra, đánh giá HS nên chưa
thực sự được nhiều GV chú trọng và kích thích sự tìm tòi của HS.
Do khuynh hướng chọn môn để thi đại học nên ít có HS đam mê môn Sử.
IV. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP:
1. Mục tiêu:
Vận dụng cơ sở lý luận và nhận thức thực tiễn để nghiên cứu việc lồng ghép
LSĐP trong bài học LSDT.
Lựa chọn một số sự kiện tiêu biểu của LSĐP Đồng Nai cần lồng ghép trong
bài học LSDT và nêu ra một số phương pháp tích hợp cụ thể.
Sử dụng giải pháp và kết quả của đề tài vào việc dạy học chương trình LSĐP
Đồng Nai vào dạy học lịch sử Việt Nam thời kì chống Mĩ - giai đoạn từ 1954 đến
1975 (Chương trình Lịch sử lớp 12 – Ban căn bản từ bài 21 đến bài 23).
2. Nhiệm vụ:
Lựa chọn sự kiện tiêu biểu của LSĐP Đồng Nai cần tích hợp và giới thiệu một
số phương pháp cụ thể để tích hợp vào bài học LSVN.
Xây dựng giáo án thực nghiệm.
3. Phương pháp:
Trong quá trình triển khai và xử lý tài liệu, tôi sử dụng phương pháp lịch sử để
tiếp cận với nội dung cần phân tích, xem xét mối quan hệ giữa LSĐP Đồng Nai với
LSDT Việt Nam từ năm 1954 - 1975.
Bên cạnh đó, phương pháp lôgic đặt công tác giảng dạy LSĐP tỉnh trong hoàn
cảnh, chủ trương chung của Bộ Giáo dục – Đào tạo, ngành và địa phương. Tạo cơ

sở để tìm ra nguyên nhân, nhìn nhận thực trạng và vạch ra những giải pháp cụ thể
cho việc giảng dạy bộ môn trong từng bối cảnh và thời gian cụ thể, góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục của bộ môn.
Ngoài ra, các phương pháp phân tích và tổng hợp cũng được sử dụng trong
việc tìm hiểu những sự kiện lịch sử diễn ra tại Đồng Nai trong thời gian trên.
V. PHẠM VI VÀ CẤU TRÚC ĐỀ TÀI:
1. Phạm vi:
Lồng ghép nội dung LSĐP Đồng Nai và LSVN giai đoạn 1954 – 1975 thông
qua các sự kiện LSĐP được tích hợp trong chương trình LSVN từ bài 21 đến bài
23 – SGK Lịch sử 12 hiện hành – Ban căn bản.
2. Cấu trúc:
Chương I: Mở đầu.
Chương II: Khai thác tài liệu lịch sử địa phương Đồng Nai trong dạy học lịch
sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975.
Chương III: Giáo án thực nghiệm
Chương IV: Kết quả.
GV: Chu Thị Hằng
Trang 7
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Long Thành
Chương V: Kết luận.
CHƯƠNG II
KHAI THÁC TÀI LIỆU LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG ĐỒNG NAI TRONG
DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 – 1975.
I. CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 – 1975
TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 12 – BAN CĂN BẢN.
1. Về cấu tạo.
Phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 nằm trong chương IV (Thuộc
phần II: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000) gồm 3 bài và chia thành 8
tiết, cụ thể:
T

T
TÊN BÀI TIẾT PPCT
1 Bài 21: Xây dựng
CNXH ở miền Bắc, đấu
tranh chống đế quốc Mĩ và
chính quyền Sài Gòn ở
miền Nam (1954 – 1965)
Tiết 36:
I. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng
nước ta sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về
Đông Dương.
II. Cải cách ruộng đất ở miền Bắc, khôi
phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất (1954-
1960).
Tiết 37:
III. Miền Nam đấu tranh chống chế độ
Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng
cách mạng, tiến tới Đồng Khởi (1954-1960).
IV. Miền Bắc xây dựng bước đầu CSVC
– KT của CNXH (1961 – 1965).
Tiết 38:
IV. Miền Bắc xây dựng bước đầu CSVC
– KT của CNXH (1961 – 1965). (tt)
V. Miền Nam đấu tranh chống chiến
lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ
(1961 – 1965).
2 Bài 22: Nhân dân hai
miền trực tiếp chiến đấu
chống đế quốc Mĩ xâm
lược. Nhân dân miền Bắc

vừa chiến đấu vừa sản
xuất (1965 – 1973).
Tiết 39:
I. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến
tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ ở miền Nam
(1965 – 1968).
Tiết 40:
II. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến
tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ, vừa sản
xuất làm nghĩa vụ hậu phương (1965 –
1968).
III. Chiến đấu chống chiến lược “Việt
Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa
chiến tranh” của Mĩ.
Tiết 41:
GV: Chu Thị Hằng
Trang 8
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Long Thành
IV. Miền Bắc khôi phục và phát triển
kinh tế - xã hội, chiến đấu chống chiến tranh
phá hoại lần thứ hai của Mĩ và làm nghĩa vụ
hậu phương (1969 – 1973).
V. Hiệp định Pari năm 1973 về chấm
dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
3 Bài 23: Khôi phục và
phát triển kinh tế - xã hội
ở miền Bắc, giải phóng
hoàn toàn miền Nam.
Tiết 42:
II. Hội nghị 21 Ban chấp hành Trung

ương Đảng và chiến thắng Phước Long.
III. Giải phóng miền Nam, giành toàn
vẹn lãnh thổ tổ quốc.
Tiết 43:
IV. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch
sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu
nước.
2. Về nội dung:
Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 có vị trí rất quan trọng trong chương
trình lịch sử ở trường phổ thông. Đó là toàn bộ cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm
lược cùng bè lũ tay sai ở miền Nam và công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc.
Từ 1954 – 1975, đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ
chính trị khác nhau. Miền Bắc bắt tay vào khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương
chiến tranh, tiến hành cải cách ruộng đất, xây dựng CNXH. Trong quá trình đó,
miền Bắc phải đương đầu với hai cuộc chiến tranh phá hoại, nỗ lực xây dựng miền
Bắc XHCN và làm nghĩa vụ hậu phương cho chiến trường miền Nam. Trong khi
đó, ở miền Nam, do âm mưu của Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm, chúng tìm
cách phá hoại Hiệp định Giơnevơ và ngăn cản công cuộc tổng tuyển cử thống nhất
đất nước của ta. Từ vĩ tuyến 17 trở vào, địch lập nên một quốc gia riêng, gây nên
tình trạng chia cắt cho đất nước ta. Nhưng nhân dân miền Nam được sự chi viện
sức người, sức của từ miền Bắc đã từng bước đập tan các chiến lược chiến tranh
xâm lược của Mĩ và tay sai, như Chiến tranh đơn phương, Chiến tranh đặc biệt,
Chiến tranh cục bộ và Việt Nam hóa chiến tranh. Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán
và kí Hiệp định Pari – năm 1973, rút quân về nước. Mĩ cút, nhưng Ngụy chưa
nhào, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân cả hai miền Nam – Bắc tiếp tục đấu tranh để
hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước. Ngày 30/4/1975, chiến dịch Hồ Chí
Minh kết thúc thắng lợi, đất nước được thống nhất, tạo điều kiện cho đất nước ta
bước vào thời kì chung tay xây dựng CNXH. Lịch sử nước ta lại bước sang một
trang mới.
II. NỘI DUNG LỊCH SỬ ĐỒNG NAI CẦN KHAI THÁC KHI DẠY

LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 – 1975.
1. Khái quát lịch sử đấu tranh Đồng Nai trong giai đoạn 1954 – 1975.
1.1. Biên Hòa – Đồng Nai trong chiến lược xâm lược của Mĩ.
Đồng Nai là cửa ngõ của miền Đông Nam Bộ (ĐNB), chỉ cách sào huyệt của
chính quyền Sài Gòn 30 km, có một vị trí chiến lược quan trọng với ba vùng rừng
núi, đồng bằng nông thôn và đô thị, rừng tự nhiên, hệ thống giao thông thuận tiện
GV: Chu Thị Hằng
Trang 9
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Long Thành
(đường bộ, đường thủy, đường sắt) nối liền với Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Sài
Gòn, miền Tây Nam Bộ… Vì vậy, Mỹ và chính quyền tay sai đã quyết tâm biến
Đồng Nai thành chỗ dựa vững chắc, hậu phương an toàn của chúng. Trong 21 năm
xâm lược, kẻ thù đã xây dựng nhiều cơ quan đầu não chỉ huy của chúng ở miền
ĐNB đặt tại Biên Hòa. Các căn cứ quân sự lớn, hệ thống kho tàng hậu cần phục vụ
chiến tranh, tổ chức ngụy quân, ngụy quyền với bộ máy kìm kẹp dày đặc, hệ thống
căn cứ quân sự kiên cố cùng với các đơn vị tinh nhuệ và nhiều lực lượng, phương
tiện vũ khí hiện đại yểm trợ.
Tại đây, quân viễn chinh Mỹ, quân chư hầu, ngụy quân, ngụy quyền đã sử
dụng nhiều âm mưu, thủ đoạn thâm độc và phương tiện chiến tranh đánh phá ác
liệt phong trào cách mạng hòng tiêu diệt và đánh bật lực lượng kháng chiến ra khỏi
địa bàn Đồng Nai.
Về quân sự, những năm đầu sau tháng 7 – 1954, chúng tổ chức các tổng đoàn
dân vệ, sau đó chuyển thành dân vệ xã, bảo an thuộc quận, tỉnh; loại bỏ các đối thủ
và tăng cường bắt lính xây dựng đội quân bán nước gồm chủ lực, bảo an, dân vệ do
Mĩ huấn luyện và trang bị để phục vụ cho ý đồ xâm lược của chúng. Hệ thống đồn
bốt, căn cứ quân sự của địch trên địa bàn nhanh chóng được xây dựng lại và mở
rộng thêm.
Về lực lượng, nhiều căn cứ quân sự chiến lược và đơn vị tinh nhuệ được chúng
xây dựng, như: Sân bay Biên Hòa – sân bay quân sự lớn nhất Đông Dương; Tổng
kho Long Bình – nơi tàng trữ, cung cấp các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh

hiện đại cho chiến trường; kho đạn thành Tuy Hạ (Nhơn Trạch)… Mĩ, Ngụy cũng
tập trung ở đây các đơn vị lực lượng quan trọng như: Nha cảnh sát miền Đông,
Quân đoàn 3, Sư đoàn 18 ngụy, Bộ tư lệnh dã chiến II Mĩ, Bộ Tư lệnh hậu cần số 1
Mĩ… Ngoài ra còn có quân viễn chinh Mĩ, quân chư hầu Thái Lan, Úc khi chúng
sang tham chiến. Đế quốc Mĩ đánh giá Biên Hòa có vị trí chiến lược đặc biệt quan
trọng. Chúng khẳng định để mất Biên Hòa là mất Sài Gòn.
1.2. Phong trào đấu tranh của quân dân Biên Hòa – Đồng Nai.
Vốn là mảnh đất anh hùng có truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm,
quân dân Đồng Nai đã bao lần khiến cho kẻ thù phải khiếp sợ. Nhân dân đoàn kết,
có Đảng lãnh đạo đã sớm giác ngộ cách mạng. Những căn cứ địa cách mạng quan
trọng của miền Đông đều tọa lạc ở Đồng Nai như chiến khu Đ, chiến khu Rừng
Sác; là địa bàn của cơ quan trung ương Cục miền Nam, xứ ủy, khu ủy miền Đông,
nơi ra đời những đơn vị quân chủ lực… Đồng thời, nơi đây được thiên nhiên ưu
đãi, có nhiều cơ sở kinh tế , do đó có thể xây dựng nền kinh tế tại chỗ phục vụ một
phần quan trọng cho nhu cầu hậu cần của cuộc kháng chiến.
Với vị trí chiến lược quan trọng như vậy nên trong cuộc kháng chiến chống
Mĩ, Đồng Nai trở thành một chiến trường ác liệt, nơi đối đầu trực tiếp, quyết liệt
giữa bạo lực cách mạng và bạo lực phản cách mạng của Mĩ ngụy và tay sai. Nhận
thức và đánh giá đúng tính chất, vị trí chiến lược của chiến trường, Đảng bộ Đồng
Nai trên cơ sở quán triệt đường lối cách mạng của trung ương Đảng, Trung ương
Cục miền Nam đã vận dụng, tổ chức thắng lợi cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện
phát huy tinh thần tự lực, tự cường để giành thắng lợi, viết lên những trang sử chói
GV: Chu Thị Hằng
Trang 10
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Long Thành
lọi góp phần cùng quân dân cả nước đánh bại giặc Mĩ xâm lược, giải phóng hoàn
toàn miền Nam thống nhất đất nước.
Thời kì đầu của cuộc kháng chiến, nhân dân Đồng Nai tiến hành đấu tranh
chính trị chống kẻ thù mới là đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai. Nhiệm vụ thời kì này đặt
ra là đòi dân sinh, dân chủ, đòi kẻ thù thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ.

Nhiều cuộc đấu tranh của nông dân, công nhân được tổ chức chống lại bọn cường
hào, tư sản và ngụy quyền cướp ruộng đất nổ ra ở hầu hết các huyện trong tỉnh.
Nổi bật là cuộc biểu tình ngày 1-5-1955 của Nghiệp đoàn lao động nhà máy cưa
BIF tổ chức tại Biên Hòa, lôi cuốn được đông đảo công nhân, thợ thuyền và nhân
dân Biên Hòa tham gia. Cuộc biểu tình ngày 7-7-1956 của hàng ngàn công nhân
cao su ở các đồn điền Cẩm Mĩ, Hàng Gòn, Bình Lộc, An Lộc, Bình Sơn… và nông
dân nhiều huyện biểu tình đòi hiệp thương tổng tuyển cử, thống nhất đất nước.
Từ năm 1959 trở đi, quân dân Biên Hòa – Đồng Nai đã tấn công kẻ thù trên
nhiều mặt trận. Từ đấu tranh chính trị, binh vận kết hợp vũ trang góp phần làm phá
sản chiến lược chiến tranh của Mĩ. Những thắng lợi tiêu biểu như: Trận đánh nhà
Xanh ngày 7-7-1959; trận tập kích sân bay Biên Hòa 31-10-1964 hay trận tập kích
vào Tổng kho Long Bình ngày 23-6-1966… tiến lên nổi dậy vào năm 1968. Những
thắng lợi của nhân dân Biên Hòa đã góp phần vào sự nghiệp cách mạng giải phóng
dân tộc. Với phương châm chỉ đạo “các địa phương nổi dậy, xã giải phóng xã,
huyện giải phóng huyện” các địa phương trong tỉnh lần lượt nổi dậy giành chính
quyền về tay nhân dân.
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 từ ngày 26 đến ngày 30-4-1975, trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai hình thành hai mũi tiến công của hai quân đoàn chủ lực:
quân đoàn 4 tiến vào Sài Gòn theo hướng quốc lộ 1 và xa lộ Biên Hòa, Quân đoàn
2 theo hướng quốc lộ 15 và phà Cát Lái. Chiều 29-4-1975, khu kĩ nghệ Biên Hòa
và một số ấp lân cận hoàn toàn giải phóng, toàn bộ địch ở Long Thành – Nhơn
Trạch bị quét sạch. 10 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, Ủy ban quân quản Biên Hòa,
Trung đoàn 5 vào tiếp quản Tòa Hành chính Biên Hòa. Niềm vui của Đồng Nai
hòa chung cùng niềm hân hoan của cả dân tộc.
2. Lồng ghép lịch sử Đồng Nai trong dạy học lịch sử dân tộc.
Chương trình lịch sử Việt Nam 1954 – 1975 trong SGK lịch sử lớp 12 – Ban
căn bản hiện hành cũng đã đề cập đến một số sự kiện diễn ra ở tỉnh Đồng Nai và
nâng nó trở thành những sự kiện của lịch sử dân tộc.
Điển hình như ở bài 21 “Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh chống đế
quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965)” khi viết về phong

trào “Đồng Khởi” ở miền Nam (1959 – 1960), trên hình 61 (Lược đồ phong
trào “Đồng khởi” ở miền Nam) trang 163 đã đề cập Biên Hòa là một trong
những nơi diễn ra các trận đánh và nổi dậy đầu tiên. Mặc dù không được nêu tên
và trình bày chi tiết, cụ thể nhưng ở đây chính là đang nói đến sự kiện “Trận tập
kích đoàn cố vấn quân sự Mĩ ở Tân Mai (Biên Hòa) của đội vũ trang liên tỉnh miền
Đông và Biên Hòa”. Sự kiện này diễn ra trong ngày chính quyền Ngô Đình Diệm
tổ chức lễ kỉ niệm 5 năm chấp chính 7/7/1959. Phân đội C250 gồm năm đồng chí
Hoa, Huề, Phú, Sắc, Bé, Hưng do đồng chí Nguyễn Văn Hoa chỉ huy. Vào lúc 19
giờ ngày, phân đội hóa trang lính đi tuần từ Gò Me tiến về khu cư xá. Sau khi diệt
GV: Chu Thị Hằng
Trang 11
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Long Thành
tên gác cổng, chia làm 3 mũi tấn công (mỗi mũi 02 người), mũi thứ nhất ém quân
sau cánh cửa sổ tầng trệt chĩa súng bắn vào; mũi thứ hai núp sau cửa sổ chân cầu
thang dùng súng máy tấn công; mũi thứ ba gồm đ/c Huề, Sắc dùng mìn điện đưa
vào bên trong phòng giữa lúc bọn Mỹ đang xem phim. Cuốn phim thứ nhất vừa
hết, đèn bật sáng, đ/c Huề và Sắc chưa kịp đặt mìn thì tên bồi bếp xuất hiện. Đ/c
Nguyễn Văn Hoa cho lệnh nổ súng vào bọn cố vấn, Đ/c Nguyễn Văn Huề chấp
nhận hy sinh ôm quả mìn lao vào trong hô to: “Chấm điện” để đ/c Sắc chấm điện
cho nổ. Trận đánh diễn ra chớp nhoáng trong vòng chưa tới 15 phút, kết quả diệt
được hai cố vấn Mỹ là thiếu tá Mỹ Bael Buis và trung sĩ Chester Overmad chết tại
chỗ và đại úy Howard B.boston bị thương. Trận đánh vào Nhà Xanh đã gây tiếng
vang lớn trong và ngoài nước, báo chí Sài Gòn và phương tây đưa tin “Cố vấn Mỹ
Buis và Ovmand là hai người lính Mỹ đầu tiến chết trận trong kỷ nguyên Việt
Nam”. Ngày nay, tại thủ đô nước Mỹ Washington trên bức đá ghi tên những quân
nhân Mỹ chất trận tại Việt Nam theo thứ tự thời gian thì Buis và Ovmand là hai
lính Mỹ đầu tiên trong danh sách.
* Ý nghĩa: Đây là trận đánh đầu tiên vào sào huyệt quân Mĩ và giành được
thắng lợi tại Biên Hòa, giáng đòn phủ đầu vào bọn xâm lược và tay sai bán nước;
củng cố niềm tin của nhân dân toàn miền vào cách mạng; cổ vũ phong trào nổi dậy

giành chính quyền làm chủ ở nông thôn, đồng bằng; khơi dậy phong trào đấu tranh
ở thành thị; góp phần mở đầu và thổi bùng ngọn lửa Đồng Khởi ở miền Nam,
quyết đánh và quyết thắng giặc Mĩ xâm lược và bè lũ tay sai giải phóng miền Nam
thống nhất đất nước.
Nhà Xanh là nơi ghi dấu ấn đậm nét sự can dự của Mỹ vào miền Nam Việt
Nam, đồng thời nơi đây còn thể hiện tinh thần ý chí cách mạng của quân dân Biên
Hòa- Đồng Nai trong cuộc káng chiến chống kẻ thù xâm lược. Di tích Nhà Xanh
đã được bộ Văn hóa thông tin xếp hạng DTLS cấp Quốc gia theo QĐ số 235/VH-
QĐ ngày 12/12/1986.
Tiếp theo, trong bài 23 “Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc,
giải phóng hoàn toàn miền Nam” ở phần III “Giải phóng miền Nam, giành
toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc” khi trình bày về chiến dịch Hồ Chí Minh thì sách giáo
khoa cũng đã nhắc đến chiến thắng Xuân Lộc. Trước những thắng lợi dồn dập của
quân ta sau các chiến dịch Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, chính quyền Sài Gòn rơi
vào thế bị động và mất dần các quyền kiểm soát trên chiến trường. Trước tình hình
đó, quân địch đã chọn Xuân Lộc – Long Khánh làm tuyến phòng thủ thép để giữ
Sài Gòn. Chúng quyết tâm “tử thủ” Xuân Lộc. Người Mĩ đã khẳng định “phải giữ
cho được Xuân Lộc, mất Xuân Lộc là mất Sài Gòn”. Tổng thống Thiệu cam kết
“dù có chết, tôi cũng phải quyết giữ cho được Xuân Lộc”…(Trích từ Đề cương
cuốn sách “Những giá trị văn hóa lịch sử truyền thống của vùng đất Đồng Nai” –
trang 30,31). Về phía ta, với quyết tâm cao độ là phải giải phóng Sài Gòn trong
tháng 4 theo tinh thần chỉ thị của Bộ Chính trị Trung ương Đảng từ tháng 3 năm
1975. Với những chỉ thị cụ thể “Cần có kế hoạch tức khắc…, đánh chiếm Xuân
Lộc, áp sát Biên Hòa. Khống chế sân bay Biên Hòa thì không quân mất tác dụng,
địch ở Sài Gòn sẽ hoang mang…” – Điện của Quân ủy Trung ương cho Quân ủy
Miền và Bộ Tư lệnh B2 ngày 2-4-1975 (Trích từ Tài liệu giáo khoa “Xây dựng và
GV: Chu Thị Hằng
Trang 12
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Long Thành
triển khai dạy học nội dung giáo dục địa phương trong hệ thống trường học tỉnh

Đồng Nai” bậc THPT môn lịch sử - Do Sở GD – ĐT Đồng Nai cấp năm học 2013
– 2014). Chiến dịch Xuân Lộc bắt đầu từ ngày 9-4 đến 21-4-1975. Cuộc chiến giữa
quân cách mạng và quân lực Sài Gòn diễn ra giằng co quyết liệt. Trước sự quyết
tâm cao độ và khí thế tấn công dồn dập của quân ta, Mĩ đã đưa ra hai siêu vũ khí
mới là bom Đê-li Cát-tơ (loại bom khổng lồ 15000 cân Anh mà Mĩ dùng để phá
rừng làm sân bay cho máy bay lên thẳng. Nó nổ khi cách mặt đất một khoảng và
tàn phá tất cả trong một khu vực lớn. Người Mĩ chưa bao giờ dùng nó chống lại
quân địch nhưng lại giao cho quân đội Sài Gòn dùng để chống lại quân ta); Vũ khí
chết người thứ hai cũng chưa hề dùng ở Việt Nam trước đây là bom CBU-55 (loại
bom chùm khổng lồ chứa nhiều bom hơi. Khi bị chạm, bom sẽ nổ và tung bom hơi
ra tứ phía. Tức khắc, các bom hơi sẽ nổ gây thành một cơn bão lửa trong vùng mục
tiêu. Khả năng sống sót sau khi một trái bom CBU-55 nổ là hoàn toàn không có).
Những vũ khí tàn độc của địch đã gây cho bộ đội ta không ít thiệt hại và hy sinh.
Thế nhưng, khi dòng chảy của cả dân tộc đã được dồn nén trong 21 năm thì không
loại vũ khí, không có kẻ thù nào có thể ngăn chặn được. Quân dân Đồng Nai đã
cùng quân dân cả nước làm nên thắng lợi vĩ đại. Sau 12 ngày đêm, chiến dịch
Xuân Lộc đã đem lại kết quả. Tuyến phòng thủ thép của chính quyền Sài Gòn thiết
lập ở hướng đông bắc bị đập tan. Tổng thống Mĩ công khai thừa nhận cuộc chiến
tranh ở Việt Nam đã kết thúc với Mĩ. Ta tiến lên giải phóng toàn tỉnh kết hợp với
giải phóng Sài Gòn. Sáng ngày 30/4, lá cờ của mặt trận giải phóng miền Nam được
treo tại tòa nhà Hành chính tỉnh Biên Hòa, 10 giờ 30 cùng ngày các trung tâm đầu
não của chính quyền Sài Gòn tại Biên Hòa đều được trao về chính quyền cách
mạng quản lí. Chiến thắng này đã giáng đòn quyết định và làm suy sụp hoàn toàn
tinh thần và ý chí, đập tan hy vọng cuối cùng của kẻ địch, tạo ra thế trận mới, góp
phần quyết định vào thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử…
Đó là những sự kiện diễn ra ở Đồng Nai nhưng đã trở thành vấn đề chung của
dân tộc. Vì vậy, khi dạy giáo viên sử phải sử dụng tư liệu lịch sử địa phương trong
bài học để các em HS nâng cao kiến thức. Đồng thời bồi dưỡng cho các em tinh
thần yêu nước, tự hào về truyền thống quê hương, góp phần phát triển tối đa khả
năng tư duy và năng lực nhận thức độc lập cho HS.

GV có thể tích hợp toàn phần sự kiện vào bài học LSDT với việc trình bày từ
chủ trương, diễn biến đến kết quả và ý nghĩa của sự kiện, hoặc cũng có thể tích
hợp bộ phận như chỉ nêu ý nghĩa của sự kiện đối với nội dung liên quan của bài
học, hoặc giới thiệu về di tích của sự kiện đó góp phần quảng bá hình ảnh di sản và
giáo dục trách nhiệm bảo tồn và phát huy truyền thống cách mạng và những giá trị
lịch sử của địa phương. Ví dụ như khi trình bày về chiến thắng Xuân Lộc ở bài 23,
ta có thể kết hợp giới thiệu về khu di tích kỉ niệm chiến thắng này ngay trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai.
Từ năm 2000 - 2001, tại Thị xã Long Khánh đã xây dựng “công viên tượng đài
chiến thắng Long Khánh” – Tượng đài kết hợp công viên cây xanh - để ghi nhớ
công lao của các chiến sĩ, đồng bào đã hy sinh xương máu cho trận chiến này. Khu
tưởng niệm nằm ngay khu tam giác giao tiếp giữa quốc lộ 1 và đại lộ Hùng Vương
của Thị xã. Từ hướng chính của tượng đài được bắt đầu từ những bậc tam cấp thấp
GV: Chu Thị Hằng
Trang 13
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Long Thành
dần, thấp dần lên đến trung tâm khu vực tượng đài ở cao trình 3,6m. Phần nền khu
trung tâm tượng đài được thể hiện 12 bậc cấp, tượng trưng cho 12 ngày đêm chiến
dịch giải phóng Long Khánh. Trên nền thượng, khu trung tâm tượng đài là khối
hình chóp tam giác, cao 9 mét tượng trưng cho ngày 9/4/1975 ta mở màn chiến
dịch giải phóng Xuân Lộc Long Khánh. Nó còn biểu hiện cho những ngọn núi ở
Long Khánh như núi Thị, núi Tung, núi Con rắn nơi diễn ra những chiến công
vang dội của quân và dân ta…Nó còn là hiện thân của chiếc xe tăng đầu tiên tiến
vào giải phóng Long Khánh. Xung quanh 2 cạnh đáy trái phải của khối tam giác
được chạm khắc 2 bức phù điêu diễn tả cuộc hành quân thần tốc, với khí thế rầm
rập tiến về phía trước. Cạnh đáy phí sau khối tam giác diễn tả các đơn vị quân giải
phóng cùng nhân dân mừng vui, phấn khởi khi quê hương hoàn toàn giải phóng.
Trên đỉnh khối chóp tam giác được bố cục nhóm tượng hai nhân vật cao 12m
tượng trưng cho 12 ngày đêm chiến dịch giải phóng Long Khánh. Nhân vật đứng
trước là nữ dân quân du kích đội nón tai bèo, quấn khăn rằn, mang súng AK chéo

ngang lưng chỉ tay về hướng Sài Gòn, đó là hình tượng của những người mẹ
Việt Nam anh hùng. Đó còn là tượng trưng cho những nữ anh hùng đất Việt trong
suốt chiều dài của lịch sử. Đó còn là còn là biểu hiện của đội quân tóc dài miền
Nam tiến quân về Sài Gòn cùng tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đây còn
thể hiện hình tượng của nữ anh hùng lực lượng vũ trang Hồ Thị Hương. Nhân vật
đứng sau là hình tượng người chiến sĩ giải phóng quân trong tư thế chiến thắng, tay
phải giương súng lên cao sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng; tay trái nắm chặt,
tượng trưng cho cú đấm thần kỳ đập tan cánh cửa thép, tuyến phòng thủ trọng yếu
cuối cùng của địch. Dáng đứng hiên ngang, kiên quyết tiến lên giải phóng Sài Gòn,
giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Chiều cao của khối tam giác
9m, chiều cao của thân tượng 12m, tổng cộng 21m, biểu tượng ngày 21/4, ngày mà
quân và dân Long Khánh đập tan “cánh cửa thép” của Mỹ ngụy giải phóng hoàn
toàn miền nam.
Bên cạnh những sự kiện được nhắc đến trực tiếp trong SGK, còn có những sự
kiện khác diễn ra ở địa phương tuy chưa trở thành sự kiện lịch sử dân tộc nhưng lại
có ý nghĩa rất lớn đối với việc học tập của HS nên cần được nhắc đến trong quá
trình dạy học.
Ví như, ở bài 21 “Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc
Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965)”, trong mục V “Miền
Nam chiến đấu chống chiến lược chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mĩ”. Nội
dung SGK đề cập đến nhiều vấn đề như đấu tranh chống dồn dân lập “ấp chiến
lược”, chống “bình định, lấn chiếm” và những thắng lợi quân sự trên toàn miền
Nam. Những địa danh như ấp Bắc, An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài… được nhắc đến.
Tuy chưa đề cập đến Biên Hòa – Đồng Nai, nhưng thực tế thì cuộc đấu tranh của
nhân dân tỉnh ta trong giai đoạn này trên các mặt trận cũng diễn ra hết sức quyết
liệt. Khi dạy đến phần này, GV nên sử dụng tài liệu của LSĐP để giúp các em thấy
được nhân dân Đồng Nai đã sát cánh cùng nhân dân toàn miền đấu tranh như thế
nào. Trong mặt trận chống phá “ấp chiến lược”: Ở Đồng Nai, Mĩ – Ngụy tiến hành
dồn dân lập ấp nhiều nơi ở Biên Hòa, Long Khánh, An Lộc, Trảng Bom… Năm
1962, chúng thực hiện chiến dịch “Mặt trời mọc” tiến hành càn quét, khủng bố

GV: Chu Thị Hằng
Trang 14
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Long Thành
khoanh dân. Trong các ấp chiến lược chúng kích động tinh thần chống cộng một
cách điên cuồng. Ngày 29-7-1964, giặc Mỹ đã ném bom giết hại hơn 500 đồng bào
tại Giồng Sắn, ngã ba sông Ông Kèo thuộc xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch. Năm
1963, chúng lập được 162 ấp, dồn gần 70% dân số của tỉnh vào trong các “ấp chiến
lược”. Nhưng nhân dân Đồng Nai dưới sự lãnh đạo của Mặt trận giải phóng tỉnh
(thành lập ngày 27-7-1964) do đồng chí Tô Văn Thanh làm chủ tịch đã lãnh đạo
nhân dân phá ấp chiến lược, làm thất bại mọi âm mưu của chúng.
Ngoài ra, trên mặt trận quân sự, trong giai đoạn này quân và dân Đồng Nai
cũng đã ghi nhận nhiều chiến thắng vang dội góp phần làm phá sản chiến lược
Chiến tranh đặc biệt của địch. Trong đó, chiến thắng gây tiếng vang và tác động
lớn nhất phải kể đến là “Trận tập kích sân bay Biên Hòa” tháng 10 năm 1964.
Sau khi thay chân Pháp, chính quyền Sài Gòn đã xây dựng sân bay Biên Hòa
thành sân bay quân sự tối tân nhất vùng Đông Nam Á vào thời bấy giờ với diện
tích 40km2, có 2 đường băng dài 1.000m và 3.600m được trang bị hệ thống không
lưu, chỉ huy liên lạc vô cùng hiện đại, bảo đảm cho các loại máy bay chiến đấu cất
hạ cánh trong bất cứ điều kiện thời tiết nào. Trong sân bay thường xuyên có
khoảng 500 sĩ quan, phi công, nhân viên kỹ thuật, tiếp liệu và lực lượng binh lính
cơ hữu hoạt động tại 5 khu vực quan trọng dùng làm nơi sửa chữa, huấn luyện,
chứa từng loại máy bay riêng, như: máy bay ném bom chiến lược B57, máy bay
khu trục AD6, máy bay vận tải C113, máy bay do thám U2, trực thăng vũ trang
Đây là căn cứ xuất phát của các loại mý bay Mỹ đi đánh khắp miền Nam, miền
Bắc, Lào và campuchia. Đặc biệt việc bố phòng cực kỳ nghiêm ngặt với 15 hàng
rào thép gai, chướng ngại vật, bãi mìn, hệ thống báo động, đèn pha chiếu sáng…
có chiều rộng gần 1km. Bên trong còn có con đường trải nhựa rộng để xe cơ giới
tuần tra, cứ cách 100m lại có một lô cốt cho 1 tiểu đội lính đóng giữ. Hỗ trợ cho hệ
thống tuần tra, canh gác vành đai sân bay là 1 tiểu đoàn quân khuyển với 100 con
chó bec-giê được huấn luyện tinh nhuệ. Bên cạnh đó là lực lượng yểm trợ gồm: 1

đại đội pháo binh, 1 đại đội thiết giáp, 2 tiểu đoàn bộ binh. Chỉ riêng ở cổng 1 và 2
của phi trường Biên Hòa đã có 1 đại đội quân cảnh kết hợp cùng đại đội an ninh
quân đội thường xuyên kiểm soát toàn bộ mọi hoạt động ra vào sân bay. Một góc
sân bay Biên Hòa lại là Sở chỉ huy quân đoàn III ngụy binh. Do đó giới chức quân
sự Mỹ ngụy đều cho rằng cái phi trường nằm cách thị xã Biên Hòa chỉ 1km và
cách “thủ đô Sài Gòn” 30km này là một căn cứ quân sự “bất khả xâm phạm”.
Ngày 31-10-1964, sau nhiều tháng chuẩn bị, đoàn pháo binh miền kết hợp
với lực lượng cách mạng Biên Hòa đã tiến hành tập kích sân bay Biên Hòa. Kết
quả, ta đã phá hủy 59 máy bay các loại, 2 kho đạn lớn, 1 kho xăng, 1 đài quan sát,
18 căn trại lính; làm bị thương và chết 293 tên địch (chưa kể ngụy quân).
Giới chức lãnh đạo Mĩ cay đắng, tức tối trước thảm họa sân bay Biên Hòa bị
Việt Cộng tấn công. Thế giới biết đến sự kiện này như là trận "Trân Châu Cảng"
đã từng xảy ra trong thế chiến thứ II. Về phía ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh với bút
danh Chiến sĩ đã viết bài ca ngợi trên Báo Nhân Dân số 3878 (ngày 12-11-1964).
Trong đó, có bốn câu thơ sau:
GV: Chu Thị Hằng
Trang 15
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Long Thành
“Uy danh lừng lẫy khắp năm châu.
Đạn cối tuôn cho Mĩ bể đầu.
Thành đồng trống thắng lay Lầu trắng
Điện Biên, Mĩ chẳng phải chờ lâu”.
Chiến thắng này có ý nghĩa quan trọng, góp phần đánh bại chiến lược “chiến
tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ đồng thời cũng là trận mở đầu cho hàng loạt cuộc
tiến công vào sân bay Biên Hòa sau này của các lực lượng vũ trang quân giải
phóng miền Nam. Cuối năm 1964, trong chiến dịch Bình Giã – Bà Rịa (2-12-
1964), quân dân Đồng Nai tham gia, phối hợp tích cực, cùng đó giải phóng một
loạt xã và nhiều ấp chiến lược.
Tiếp theo, ở bài 22 “Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc
Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 – 1973)”,

phần I “Chiến đấu chống chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ ở miền Nam”.
GV cần hướng dẫn HS sưu tầm và sử dụng tài liệu LSĐP Đồng Nai để minh họa
cụ thể. Ở mục I.1. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam (1965 –
1968)”, sau khi trình bày những âm mưu và thủ đoạn của Mĩ ở miền Nam như:
Tăng số lượng quân Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn cùng với trang thiết
bị hiện đại; dựa vào quân đông, hỏa lực mạnh liên tiếp mở các cuộc hành quân
“tìm diệt” vào căn cứ quân giải phóng miền Nam ở Vạn Tường và hai mùa khô
nhằm tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực để áp đảo quân chủ lực của ta, giành thế
chủ động về chiến lược trên chiến trường GV nên điểm qua những hành động
của Mĩ ở Đồng Nai để làm minh chứng cụ thể. Ở Đồng Nai, Mĩ cho quân nhảy dù
xuống sân bay Biên Hòa, lập Bộ tư lệnh dã chiến II tại Long Bình, kho bom thành
Tuy Hạ (1965). Chúng liên tiếp mở các cuộc hành quân đánh vào chiến khu Đ, An
Phước, Phước Thái, Long Phước…, rải thuốc khai hoang hủy diệt ruộng vườn.
Trước những hành động đó của Mĩ, nhân dân Đồng Nai đã anh dũng chiến đấu lập
nên nhiều chiến công vang dội và góp phần làm thất bại chiến lược Chiến tranh cục
bộ của Mĩ. Bước sang phần I.2. “Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục
bộ”, kết hợp với việc trình bày những thắng lợi của quân dân ta trên toàn miền
như: chiến thắng Vạn Tường – Quảng Ngãi (18-8-1965), chiến thắng hai mùa khô
1965-1966, 1966-1967, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu thân 1968; GV
giới thiệu về thắng lợi quân sự tiêu biểu của quân dân Đồng Nai trong giai đoạn
này. Có thể kể đến là “Trận tấn công vào Tổng kho Long Bình” ngày 23-6-1966 và
những đợt tấn công sau đó. Tổng kho Long Bình được địch xây dựng từ giữa năm
1965 với mục đích phục vụ cho cuộc chiến ở Việt Nam nói riêng và Đông Dương
nói chung khi cần thiết. Với diện tích rộng 24km2, nằm cách Sài Gòn 20km, cách
thành phố Biên Hòa 7km. Nơi đây có Bộ tư lệnh dã chiến II, Bộ Tư lệnh Hậu cần,
đồng thời là kho chứa bom, đạn của Mĩ ở miền Nam Việt Nam. Trong đó thường
xuyên có 2000 tên lính Mĩ – Ngụy và được tổ chức phòng thủ chặt chẽ, bao bọc
xung quanh có từ 7 đến 12 lớp kẽm gai có gài mìn, có nhiều lô cốt và tuyến hào
ngang dọc đều có gài mìn. Ngày 23-6-1966, Bộ đội đặc công đã tập kích Tổng kho
gây thiệt hại nặng cho quân địch, hủy diệt 40.000 quả đạn pháo các loại. Trận đánh

GV: Chu Thị Hằng
Trang 16
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Long Thành
này đã trực tiếp phá vỡ cái “dạ dày” của địch, làm chúng bị hao tổn nặng nề và mở
đầu cho hàng loạt trận đánh về sau vào Tổng kho cuối năm 1966 và 1972. Cũng
góp phần làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam trong
đợt Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968, quân dân Đồng Nai đã
cùng với quân dân Nam bộ bùng nổ lúc 0 giờ ngày 30 rạng sáng ngày 31 tháng 1
(ngày mồng 1 tết) năm 1968, nhất loạt tấn công sân bay, kho xăng, tiểu khu Long
Khánh, Chi khu Long Thành … gây cho địch nhiều thiệt hại.
Hay khi tìm hiểu bài 23 “Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền
Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam” ở mục II “Miền Nam đấu tranh chống
dịch bình định – lấn chiếm, tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn” cần
nhấn mạnh nội dung “Hội nghị 21 Ban chấp hành Trung ương Đảng và chiến thắng
Phước Long” cùng với đợt hoạt động quân sự ở đồng bằng sông Cửu Long và
ĐNB cuối 1974 – đầu 1975 thì ở Đồng Nai chúng ta cũng có thể kể đến những
hoạt động và sự hy sinh của nữ liệt sĩ Hồ Thị Hương. Hồ Thị Hương là người đã
có nhiều công lao trong việc xây dựng cơ sở và tổ chức nhiều trận đánh vang dội ở
Long Khánh. Tiêu biểu như các trận đánh vào quán Ly Ly (4/11/1970) tiêu diệt
nhiều sĩ quan của địch; trận đánh ở quán Ngọc Hương (1/11/1974), diệt 15 tên địch
trong đó có nhiều sĩ quan hay trận đánh ở quán Song Nga (29/1/1975) và trong trận
đánh này, chị đã hy sinh trên đường rút lui. Những trận đánh do nữ liệt sĩ chỉ huy
đã nhiều lần làm chấn động chính quyền Ngụy ở Long Khánh.
Qua việc giới thiệu và phân tích một số sự kiện ở trên đã cho chúng ta thấy có
một số sự kiện LSĐP Đồng Nai trở thành sự kiện lớn và được nêu trong khóa trình
LSDT. Nhưng bên cạnh đó, cũng có những sự kiện diễn ra ở địa phương chưa
được nhắc đến trong bài học nhưng lại rất cần thiết phải sử dụng để làm bài học
lịch sử thêm phong phú, sinh động và có những dẫn chứng cụ thể; đồng thời cũng
giúp cho các em biết được những đóng góp của địa phương mình đối với cuộc đấu
tranh chống xâm lược, bảo vệ tổ quốc, giáo dục các em lòng yêu quê hương, biết

được sự hy sinh của bao thế hệ cha anh đi trước, càng tự hào về truyền thống cách
mạng của tỉnh nhà đồng thời có ý thức học tập, phấn đấu để xây dựng quê hương.
Với tầm quan trọng đó của tư liệu LSĐP và với một số sự kiện tiêu biểu đã được
giới thiệu ở trên. Dưới đây, tôi lập bảng thống kê các sự kiện LSĐP Đồng Nai cần
được tích hợp trong bài học LSDT trong giai đọa từ năm 1954 đến năm 1975.
BẢNG THỐNG KÊ CÁC SỰ KIỆN LỊCH SỬ ĐỒNG NAI CẦN ĐƯỢC
LỒNG GHÉP TRONG BÀI DẠY LỊCH SỬ VIỆT NAM
LỊCH SỬ VIỆT NAM
TỪ 1954 ĐẾN 1975 (Chương
trình lịch sử 12 ban cơ bản)
NHỮNG SỰ KIỆN LỊCH SỬ ĐỒNG NAI TỪ
1954 ĐẾN 1975 CẦN ĐƯỢC LIÊN HỆ
T
T
T
TIẾT
PPCT
NỘI DUNG SỰ KIỆN
TÍCH HỢP
NGUỒN TƯ LIỆU
GV: Chu Thị Hằng
Trang 17
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Long Thành
1 36 Bài 21: Xây
dựng CNXH ở
miền Bắc, đấu
tranh chống đế
quốc Mĩ và chính
quyền Sài Gòn ở
miền Nam (1954

– 1965)
I. Tình hình
và nhiệm vụ cách
mạng nước ta sau
hiệp định Giơnevơ
năm 1954 về
Đông Dương.
II. Cải cách
ruộng đất ở miền
Bắc, khôi phục
kinh tế, cải tạo
quan hệ sản xuất
(1954-1960).
- Cuộc biểu
tình ngày 1-
5-1955 của
Nghiệp đoàn
lao động nhà
máy cưa
BIF tại Biên
Hòa.
- Cuộc
Biểu tình
ngày 7-7-
1956 của
hàng ngàn
công nhân
cao su thuộc
các đồn điền
Cẩm Mỹ,

Hàng Gòn,
Bình Lộc …
- Đề cương cuốn sách “Những
giá trị văn hóa lịch sử truyền
thống của vùng đất Đồng Nai”.
/>- “Đấu tranh đòi dân sinh,
dân chủ, đòi thi hành Hiệp
định Giơ – ne – vơ”
2 37 Bài 21: Xây
dựng CNXH ở
miền Bắc, đấu
tranh chống đế
quốc Mĩ và chính
quyền Sài Gòn ở
miền Nam (1954
– 1965)
III. Miền Nam
đấu tranh chống
chế độ Mĩ – Diệm,
giữ gìn và phát
triển lực lượng
cách mạng, tiến
tới Đồng Khởi
(1954-1960).
IV. Miền Bắc
xây dựng bước
đầu CSVC – KT
của CNXH (1961
– 1965).
- Trận tập

kích đoàn cố
vấn quân sự
Mĩ ở Tân
Mai – Biên
Hòa (7-7-
1959).
- Đề cương cuốn sách
“Những giá trị văn hóa lịch sử
truyền thống của vùng đất Đồng
Nai”.
- Bộ chỉ huy quân sự tỉnh
Đồng Nai - Tài liệu “Đồng Nai,
những trận đánh điển hình
trong chiến tranh giải phóng” –
Tập 1.
ilitaryhistor
y.net/ - “Cuộc đồng khởi kì diệu ở
miền Nam Việt Nam 1959-1960”.
-
“Nhà xanh”
tangdongnai.
vn /- “Phòng Đồng Nai đấu tranh
giải phóng dân tộc 1954 – 1968”
disandongnai.com – “Di tích
lịch sử cấp quốc gia Nhà Xanh”
/>- “Trận đánh Mỹ tại Nhà Xanh
(BIF)”
3 38 IV. Miền Bắc
xây dựng bước
- Đề cương cuốn sách

“Những giá trị văn hóa lịch sử
GV: Chu Thị Hằng
Trang 18
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Long Thành
đầu CSVC – KT
của CNXH (1961
– 1965). (tt)
V. Miền Nam
đấu tranh chống
chiến lược “Chiến
tranh đặc biệt” của
đế quốc Mĩ (1961
– 1965).
- Trận tập
kích sân bay
Biên Hòa
ngày 31-10-
1964.
truyền thống của vùng đất Đồng
Nai”.
tangdongnai.
vn/ - “Phòng Đồng Nai đấu tranh
giải phóng dân tộc 1954 – 1968”

m – “Tập kích bằng pháo binh vào
sân bay Biên Hòa”.
- “Biên
Hoà, những đòn sấm sét”
-
Thắng lợi lẫy lừng trong nhiệm vụ

bất khả thi.
4 39 Bài 22: Nhân
dân hai miền
trực tiếp chiến
đấu chống đế
quốc Mĩ xâm
lược. Nhân dân
miền Bắc vừa
chiến đấu vừa
sản xuất (1965 –
1973).
I. Chiến đấu
chống chiến lược
“Chiến tranh cục
bộ” của đế quốc
Mĩ ở miền Nam
(1965 – 1968).
- Trận tấn
công vào
Tổng kho
Long Bình
năm 1966.
- Cuộc
tổng tiến
công và nổi
dậy tết Mậu
Thân 1968 ở
Đồng Nai.
- Đề cương cuốn sách
“Những giá trị văn hóa lịch sử

truyền thống của vùng đất Đồng
Nai”.
tangdongnai.
vn - “Phòng Đồng Nai đấu tranh
giải phóng dân tộc 1954 – 1968”

m – “Cuộc tiến công và nổi dậy
Xuân Mậu Thân 1968”

m/ - “Những trận tấn công của
quân giải phóng vào Tổng kho
Long Bình ở Biên Hoà”
-
“Báo Nga: Đặc công Việt Nam
thiện chiến 'ngoài sức tưởng tượng'
(I)”.
.v
n/ - “Người tổ chức đánh thủng
"dạ dày" quân Mỹ”
5 42 Bài 23: Khôi
phục và phát
triển kinh tế - xã
hội ở miền Bắc,
giải phóng hoàn
toàn miền Nam.
II. Hội nghị
21 Ban chấp hành
Trung ương Đảng
và chiến thắng
- Liệt sĩ Hồ

Thị Hương.
- Chiến
dịch Xuân
Lộc.
- Đề cương cuốn sách
“Những giá trị văn hóa lịch sử
truyền thống của vùng đất Đồng
Nai”.
- Tài liệu giao khoa “xây
dựng và triển khai dạy học nội
dung giáo dục LSĐP trong hệ
thống trường học tỉnh Đồng
Nai” – Bậc THPT – Môn lịch sử.
- NXB QĐND Việt Nam -
GV: Chu Thị Hằng
Trang 19
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Long Thành
Phước Long.
III. Giải
phóng miền Nam,
giành toàn vẹn
lãnh thổ tổ quốc.
Sách tham khảo – Giô Dép A.Am-
Tơ – Lời phán quyết về Việt
Nam – tr 461,462,463.
- NXB QĐND – Đại tướng
Hoàng Văn Thái – Hồi kí “Những
năm tháng quyết định” – Hồi kí
– Xuất bản năm 1990 – Tr
234,235.


Chiến dịch Phan Rang – Xuân
Lộc.

m/-“Tuyến phòng thủ thép của
địch ở Xuân Lộc bị đập tan như
thế nào trong chiến dịch giải
phóng miền Nam?”

“Chiến dịch Xuân Lộc trong mặt
trận hướng Đông mùa Xuân năm
1975”.
dpress.
com– Đập tan “cánh cửa thép”
Xuân Lộc (kỳ 2)
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP DẠY HỌC LỒNG GHÉP NỘI DUNG LSĐP
ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ (1954 – 1975) VÀO
DẠY HỌC LSVN - KHỐI 12.
Để sử dụng tài liệu LSĐP Đồng Nai trong bài học lịch sử Việt Nam giai đoạn
1954 – 1975 thì có thể sử dụng được nhiều phương pháp khác nhau. Tùy vào mỗi
GV, có thể sử dụng phương pháp truyền thống, phương pháp dạy học nêu vấn đề,
dạy học theo dự án, sử dụng CNTT, sử dụng tài liệu LSĐP để liên hệ thực tế giáo
dục HS, sử dụng tư liệu LSĐP để kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của HS,
phương pháp liên môn, trò chơi ô chữ, thảo luận nhóm… Tuy nhiên, do hạn chế về
thời gian nên trong chuyên đề này tôi xin được giới thiệu một số ít trong những
phương pháp đã nêu ở trên mà tôi cảm thấy dễ sử dụng nhưng đem lại kết quả thiết
thực cho việc lồng ghép nội dung LSĐP Đồng Nai vào bài học LSDT mà không
làm ảnh hưởng đến thời lượng tiết học.
1. Sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học:
Sử dụng CNTT vào việc dạy học trong trường phổ thông thông qua sử dụng

phần mềm Power Point nói riêng và CNTT nói chung hiện nay có tác dụng thiết
thực trong việc tạo hứng thú học tập và tích cực hóa hoạt động của HS để góp phần
đạt được mục tiêu giáo dưỡng, giáo dục và phát triển toàn diện. Phương pháp này
góp phần vào đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Khi ứng dụng CNTT, GV dễ
dàng cung cấp cho HS hệ thống kênh hình, bảng biểu, bản đồ, hình ảnh, các đoạn
GV: Chu Thị Hằng
Trang 20
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Long Thành
clip hoặc những bản nhạc viết về quê hương, về các trận đánh, ca ngợi danh nhân
hay những thành tựu mà địa phương đạt được. Từ đó, làm cho bài giảng sinh động,
hấp dẫn tạo được biểu tượng và hình thành những khái niệm lịch sử cho HS. Giúp
các em phát huy kĩ năng quan sát, nghe, trí tưởng tưởng, tư duy ngôn ngữ để giáo
dục tình cảm, cảm xúc, cảm nghĩ của HS. Thông qua việc vận dụng nhiều giác
quan, cảm xúc thì HS sẽ hiểu sâu sắc hơn bản chất của sự kiện lịch sử, nắm vững
các quy luật sự phát triển của xã hội, nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, kiến thức
lịch sử. Tất nhiên, để thực hiện được một tiết dạy sinh động kết hợp nhiều phương
tiện dạy học thì GV phải biết chắt lọc, chọn những tư liệu có giá trị và “đắt” nhất
đối với nội dung bài học, phải hiểu rõ xuất xứ, nội dung, ý nghĩa của kênh hình,
phim, nhạc và sắp xếp thời gian phù hợp để vẫn đảm bảo đó là một tiết học lịch sử
chứ không phải là một buổi trình chiếu hình ảnh, xem phim hay nghe nhạc.
Ví dụ: Khi dạy về phong trào Đồng Khởi ở miền Nam trong bài 21, giáo viên
tích hợp sự kiện tập kích đoàn cố vấn Mĩ tại nhà Xanh ngày 7-7-1959 ở Biên Hòa.
GV trình chiếu cho HS quan sát lược đồ - Hình 61 - Phong trào “Đồng Khởi” ở
miền Nam (SGK lịch sử 12 – tr 163), gọi HS xác định vị trí của Biên Hòa – Đồng
Nai trên lược đồ, xác định những địa phương diễn ra các trận đánh và nổi dậy đầu
tiên (trong đó có Biên Hòa). Sau đó, GV cho HS quan sát hình ảnh Nhà Xanh kết
hợp với việc tường thuật trận đánh và nhấn mạnh ý nghĩa của sự kiện để tạo biểu
tượng cho HS. Đồng thời góp phần quảng bá và tuyên truyền bảo vệ di tích lịch sử
Nhà Xanh.
Hoặc khi dạy bài 23 về chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 nếu có lồng ghép

nội dung chiến thắng Xuân Lộc. GV trình chiếu hình 79 – Lược đồ diễn biến cuộc
Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 (SGK lịch sử 12 – tr 193) cho HS theo dõi
diễn biến, gọi các em xác định và nhận xét vị trí của Xuân Lộc trong chiến dịch.
Sau đó, GV cho trình chiếu một vài hình ảnh tiêu biểu về chiến thắng hoặc trình
chiếu video clip về trận đánh này. Qua việc tác động mạnh đến nhiều giác quan và
cảm xúc của HS sẽ giúp cho các em nhận thức tốt hơn.
2. Kết hợp liên môn kiến thức Lịch sử, Địa lí, Văn học.
Sử dụng kiến thức liên môn cũng chính là một giải pháp tối ưu cho việc giảng
dạy tích hợp kiến thức LSĐP vào bài học LSDT. Để tránh cách dạy trùng lắp, rời
rạc, tản mạn thì phải chuẩn bị và vận dụng kiến thức liên ngành. Kết hợp trình bày
miệng với đồ dùng trực quan, tài liệu tham khảo của các khoa học khác thì bài
giảng sẽ trở nên sinh động, hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập của HS đồng thời
tạo nên những cảm xúc thực sự. Ngoài ra, giải pháp này còn khắc phục được tình
trạng mất nhiều thời gian, kiến thức nặng nề và quá tải với HS.
Lịch sử, Địa lí, Văn học có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Kiến thức Địa lí,
Văn học nếu được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ thì nó sẽ có tác động rất lớn cho
thành công của một bài dạy lịch sử.
Ví dụ, khi dạy về phần “Chiến đấu chống Chiến lược chiến tranh đặc biệt
của Mĩ 1961 – 1965”, GV tích hợp trận đánh của ta vào sân bay Biên Hòa ngày 31
– 10 – 1964. Kiến thức của môn Địa lí sẽ cho các em biết được vị trí địa lí, quy mô
về diện tích của sân bay từ đó HS sẽ thấy được tầm quan trọng về chiến lược của
sân bay Biên Hòa đối với quân địch. Để rồi, khi ta bất ngờ đánh tập kích vào sân
GV: Chu Thị Hằng
Trang 21
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Long Thành
bay thì Mĩ đã coi đây là một thảm họa. Kết hợp với việc miêu tả trận đánh và liệt
kê một số kết quả tiêu biểu để rút ra ý nghĩa của sự kiện này. Tuy nhiên, để thấy
hết được ý nghĩa và tầm vóc của chiến thắng này có lẽ không một ngôn từ nào có
thể hơn được những câu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh với bút danh Chiến Sĩ đã
viết bài ca ngợi trên báo Nhân dân số 3878 (12-11-1964), trong đó được kết bằng 4

câu:
“Uy danh lừng lẫy khắp năm châu.
Đạn cối tuôn cho Mĩ bể đầu.
Thành đồng trống thắng lay Lầu trắng
Điện Biên, Mĩ chẳng phải chờ lâu”.
3. Kết hợp lịch sử với các loại văn kiện.
GV có thể sử dụng kết hợp tài liệu LSĐP với văn kiện Đảng, Nhà nước, tài
liệu các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước… Nguồn tư liệu này sẽ giúp làm sáng tỏ chủ
trương, đường lối của Đảng qua các thời kì cách mạng cũng như đánh giá các sự
kiện lịch sử thông qua nhãn quan của các nhà chính trị.
Với phương pháp này, GV có thể áp dụng trong phần III - bài 23 về chiến
dịch Hồ Chí Minh. Ở phần này, SGK cũng đã đề cập đến chủ trương của Bộ
Chính trị Trung ương Đảng với nhận định “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều
kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam”, từ đó đi đến quyết định
“phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí, kĩ thuật và vật chất giải phóng
miền Nam trước mùa mưa”. GV có thể kết hợp với những trích đoạn văn kiện quan
trọng khác như “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân
và dân ta đã bắt đầu… Cần động viên cao độ và nhanh chóng lực lượng của cả
nước giải phóng Sài Gòn trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 4,
không thể để chậm”; cũng trong chiến dịch này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ
đạo “Vấn đề cơ bản là phải kịp thời nắm lấy thời cơ, quán triệt tư tưởng chỉ đạo:
Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”. (Trích từ tài liệu giáo khoa “Xây dựng và
triển khai nội dung giáo dục địa phương trong hệ thống trường học tỉnh Đồng Nai”
– bậc THPT – môn Lịch sử - lớp 12 – bài 3 “Chiến thắng Xuân Lộc trong tổng tiến
công nổi dậy xuân 1975”). Trên tinh thần đó, nhân dân cả nước đã dốc toàn lực
cho chiến dịch Hồ Chí Minh đi đến thắng lợi cuối cùng. Với tinh thần chung của
toàn chiến dịch, ngày 2-4-1975 Quân ủy Trung ương điện khẩn cho Quân ủy Miền
và Bộ tư lệnh B2 chỉ đạo kế hoạch tác chiến ở Đồng Nai “Cần có kế hoạch tức
khắc tập trung pháo lớn, phần nào xe tăng và bộ binh nhân lúc địch hoang mang,
diệt bọn bại binh mới chạy về, tiêu diệt một bộ phận sư đoàn 18, đánh chiếm Xuân

Lộc, áp sát Biên Hòa. Khống chế sân bay Biên Hòa thì không quân mất tác dụng,
địch ở Sài Gòn hoang mang to”. Quán triệt tinh thần đó, Thị ủy Long Khánh đã hạ
quyết tâm “Dùng ba mũi chính trị, binh vận, kết hợp với vũ trang và cơ sở mật bên
trong để bức hàng, bức rút các đồn, bót địch ở vùng ven, tạo điều kiện cho Quân
đoàn 4 tấn công tiêu diệt địch”. (Trích từ tài liệu giáo khoa “Xây dựng và triển
khai nội dung giáo dục địa phương trong hệ thống trường học tỉnh Đồng Nai” –
bậc THPT – môn Lịch sử - lớp 12 – bài 3 “Chiến thắng Xuân Lộc trong tổng tiến
công nổi dậy xuân 1975”).
GV: Chu Thị Hằng
Trang 22
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Long Thành
Từ những chỉ thị thể hiện quyết tâm cao độ giải phóng miền Nam thì quân
dân Đồng Nai đã cùng quân dân cả nước nỗ lực làm nên thắng lợi cuối cùng trong
sự nghiệp giải phóng dân tộc thống nhất đất nước. Việc sử dụng tài liệu văn kiện
cho HS thấy được bước chuyển của cách mạng cả nước nói chung và Đồng Nai nói
riêng trong đầu năm 1975. Tùy vào thời lượng tiết học, phương pháp lựa chọn
trong tiết học và đối tượng HS, mỗi GV có thể lựa chọn những tư liệu văn kiện phù
hợp để việc tích hợp có hiệu quả nhất.
CHƯƠNG III
GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM
GIÁO ÁN 1
Bài 21: Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và
chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965)
Bài này gồm 5 mục lớn (I,II,III,IV,V) chia làm 03 tiết trong PPCT (tiết 36,37,38)
Tiết 37
III. Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển
lực lượng cách mạng, tiến tới Đồng Khởi (1954-1960).
IV. Miền Bắc xây dựng bước đầu CSVC – KT của CNXH (1961 – 1965).
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học này, HS sẽ:

1. Về kiến thức:
- Trình bày được hoàn cảnh, diễn biến trên lược đồ, kết quả, ý nghĩa của phong
trào Đồng khởi ở miền Nam.
- Biết được nét chính của một số sự kiện lịch sử diễn ra ở Biên Hòa – Đồng
Nai trong phong trào Đồng khởi và ý nghĩa của nó đối với phong trào cách mạng
miền Nam.
- Trình bày được nội dung và ý nghĩa của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
III của Đảng (9-1960).
2. Về thái độ, tư tưởng, tình cảm:
- Thấy rõ được tội ác của đế quốc Mĩ và chính quyền tay sai.
- Bồi dưỡng tình cảm Bắc – Nam, thấm thía với nỗi đau mà dân tộc ta đã phải
ghánh chịu trong thời kì bị xâm lược.
- Vui mừng trước những thành tựu mà Đảng và nhân dân ta đạt được trong
thời kì này để từ đó càng có niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng.
- Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào đối với quê hương nơi
các em sinh ra và lớn lên, từ đó xác định được trách nhiệm bản thân trong việc
phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
3. Về kĩ năng:
- Làm quen với công tác sưu tầm, lựa chọn tư liệu.
- Biết phân tích, đánh giá những sự kiện và ý nghĩa của nó trong mỗi hoàn
cảnh lịch sử cụ thể.
GV: Chu Thị Hằng
Trang 23
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Long Thành
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ chiến sự, hiểu và trình bày được một vài
sự kiện trên bản đồ.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC.
1. Giáo viên:
- Phiếu học tập (Đề cương bài học).
- Máy chiếu, màn chiếu.

- Lược đồ, tranh ảnh minh họa cho bài giảng.
- Tài liệu lịch sử khác về phong trào Đồng khởi ở miền Nam và Đồng Nai.
2. Học sinh: Hoàn thành phiếu học tập (bản đề cương bài học) theo yêu cầu
của GV trước bài học.
ĐỀ CƯƠNG
III. Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm. Giữ gìn và phát triển
lực lượng cách mạng, tiến tới “Đồng khởi” (1954-1960)
1)Đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm, giữ gìn phát triển lực lượng cách
mạng (1954-1959) – đọc thêm.
2) Phong trào “Đồng khởi” (1959-1960).
a. Điều kiện lịch sử:
- Chính sách của Mĩ – Diệm từ 1957-1959:

- Chủ trương của Đảng ta: Tháng 1/1959,
b. Diễn biến của phong trào “Đổng khởi”:
- Từ tháng 2 đến tháng 8/1959:
* Phong trào Đồng khởi ở Đồng Nai: Trận tập kích Nhà Xanh 7/7/1959:
+ Hoàn cảnh:
+ Diễn biến:
+ Kết quả:
+ Ý nghĩa:

- Ngày 17/1/1960,

- 20/12/1960,
c. Ý nghĩa:


IV. Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa
xã hội (1961-1965)

1) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960)
a. Nội dung:
-
-
-


GV: Chu Thị Hằng
Trang 24
Sáng kiến kinh nghiệm Trường THPT Long Thành
b. Ý nghĩa Đại hội:

** Nguồn tài liệu tham khảo:
- SGK lịch sử 12 – ban căn bản.
- Đề cương cuốn sách “Những giá trị văn hóa lịch sử truyền thống của
vùng đất Đồng Nai”.
- Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai - Tài liệu “Đồng Nai, những trận đánh
điển hình trong chiến tranh giải phóng” – Tập 1
- - “Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam
Việt Nam 1959-1960”.
- - “Nhà xanh”
- /- “Phòng Đồng Nai đấu tranh giải phóng
dân tộc 1954 – 1968”
- disandongnai.com – “Di tích lịch sử cấp quốc gia Nhà Xanh”
- “Trận đánh Mỹ tại Nhà Xanh (BIF)”
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Giới thiệu bài mới.
Trong giai đoạn 1954 – 1959, dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, nhân dân
miền Nam tiến hành đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm dưới hình thức hòa bình

để giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng. Nhưng từ phong trào “Đồng khởi”
năm 1959 – 1960 trở đi, cách mạng miền Nam đã hoàn toàn chuyển từ thế giữ gìn
lực lượng sang thế tiến công. Vậy phong trào Đồng khởi đã diễn ra như thế nào,
quân dân Nam bộ nói chung và quân dân Đồng Nai nói riêng đã giành được những
thắng lợi ra sao? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi
đó.
3. Tổ chức hoạt động dạy và học ở trên lớp:
- Nội dung tích hợp: Trận tập kích Nhà Xanh ngày 07/7/1959 ở Biên Hòa – Đồng
Nai.
- Hình thức: Tích hợp bộ phận (diễn biến và ý nghĩa của trận đánh).
- Phương pháp: Sử dụng CNTT; tường thuật.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC HS CẦN GHI NHỚ
Hoạt động 1: Cá nhân
Bước 1: GV nêu tình huống có vấn đề và yêu
III. MIỀN NAM ĐẤU
TRANH CHỐNG CHẾ ĐỘ MĨ –
DIỆM. GIỮ GÌN VÀ PHÁT
TRIỂN LỰC LƯỢNG CÁCH
MẠNG, TIẾN TỚI “ĐỒNG
KHỞI” (1954-1960).
1.Đấu tranh chống chế độ Mĩ -
Diệm, giữ gìn phát triển lực lượng
cách mạng (1954-1959)
(Hướng dẫn học sinh đọc thêm)
GV: Chu Thị Hằng
Trang 25

×