Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Cách làm và sử dụng đồ dùng dạy học Sơ đồ các loại tứ giác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.86 KB, 19 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm: Cách làm và sử dụng đồ dùng dạy học : “ Sơ đồ các loại tứ giác”

Người viết: Trần Ngọc Duy - GV Trường THCS Nguyễn Bá Loan
-1-
MỞ ĐẦU

húng ta biết rằng: “Đồ dùng dạy học (ĐDDH) với tư cách là
phương tiện chứa đựng và chuyển tải thông tin, tri thức, được coi là
một trong những nguồn tri thức quan trọng. ĐDDH giữ vai trò quan
trọng hướng dẫn hoạt động nhận thức của học sinh tự chiếm lĩnh tri thức, kích
thích hứng thú học tập của học sinh; góp phần phát triển trí tuệ và giáo dục
nhân cách cho học sinh”.
Hơn nữa môn Toán lại có tính chất trừu tượng cao độ và tính thực tiễn phổ
dụng, tính logic và tính thực nghiệm. Do đó, khi sử dụng ĐDDH Toán cần
chú ý: Trực quan là chỗ dựa để gợi vấn đề, dự đoán, khám phá chứ không
phải là phương tiện chứng minh một mệnh đề toán học. Vì thế giáo viên cần
tránh cho học sinh ngộ nhận những điều phát hiện nhờ trực giác, tránh lạm
dụng trực giác. Giáo viên cần hình thành cho học sinh nhu cầu và thói quen
chứng minh chặt chẽ từ những phát hiện trực giác do ĐDDH đem đến.
ĐDDH với tư cách là phương tiện chứa đựng và chuyển tải thông tin, tri
thức, được coi là một trong những nguồn tri thức quan trọng. Do đó việc giáo
viên tự làm ĐDDH là một yêu cầu cần thiết nhằm nâng cao chất lượng giảng
dạy đồng thời để đổi mới phương pháp dạy học.
ĐDDH góp phần tích cực các hoạt động học tập của học sinh thì lượng
thông tin mà ĐDDH Toán đưa ra phải là một tình huống có tính chất nêu vấn
đề, gợi vấn đề để qua đó học sinh có thể thực hành, quan sát, thảo luận, khám
phá vấn đề cần nghiên cứu.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng của ĐDDH như thế cho nên mỗi giáo viên
cần phải tìm tòi, sáng tạo làm ra những ĐDDH phải đảm bảo tính chính xác
về kiến thức, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, gây hứng thú trong
học tập, phát huy được tính tư duy, tính sáng tạo góp phần giáo dục học sinh


đồng thời ĐDDH đó phải dễ sử dụng, bền, đẹp và rẽ.
Đứng trước yêu cầu như thế. Bản thân qua quá trình giảng dạy nhiều năm.
Tôi đã tự làm ĐDDH đơn giản mà hiệu quả cao trong giảng dạy bộ môn Toán
đó là: “Sơ đồ các loại tứ giác” trên giấy bạc ni lông. Vật liệu này bền, đẹp, dễ
sử dụng, dễ di chuyển, giá thành rẽ , viết bút lông hay phấn lên trực tiếp và
xóa được. ĐDDH này không những sử dụng lâu dài mà còn sử dụng trong
nhiều tiết học của chương trình Toán trung học cơ sở.
Chính vì vậy mà tôi xin đưa ra cách làm và sử dụng ĐDDH “Sơ đồ các
loại tứ giác” như thế để các đồng nghiệp có thể áp dụng nhằm đảm bảo các
yêu cầu: về khoa học – sư phạm; về kỹ thuật; về mỹ thuật và về kinh tế để gây
sự hứng thú học tập cho các em học sinh . Từ đó các em say mê học tập bộ
môn toán hơn.




C
Sáng kiến kinh nghiệm: Cách làm và sử dụng đồ dùng dạy học : “ Sơ đồ các loại tứ giác”

Người viết: Trần Ngọc Duy - GV Trường THCS Nguyễn Bá Loan
-2-


CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ LÝ LUẬN THỰC TIỄN

Chúng ta điều biết được rằng: ĐDDH có phát huy được tác dụng hay
không là phụ thuộc rất nhiều vào việc người giáo viên sử dụng nó như thế
nào. Để đạt hiệu quả cao trong sử dụng ĐDDH môn Toán thì giáo viên cần
phải:
1. Nghiên cứu kỹ nội dung tiết học để xác định rõ ĐDDH nào cần phải sử

dụng và sử dụng như thế nào với mục đích gì. Kiểm tra bài cũ, dẫn dắt
kiến thức mới hay minh họa, hệ thống hóa kiến thức, …
2. Xác định thời điểm thích hợp, thời gian sử dụng ĐDDH đó trong tiết
dạy.
3. Tìm biện pháp, cách thức thích hợp, chuẩn bị hệ thống câu hỏi dẫn dắt
học sinh thực hành, quan sát ĐDDH theo đúng mục đích sử dụng.





























Sáng kiến kinh nghiệm: Cách làm và sử dụng đồ dùng dạy học : “ Sơ đồ các loại tứ giác”

Người viết: Trần Ngọc Duy - GV Trường THCS Nguyễn Bá Loan
-3-

NỘI DUNG

I/ Cách làm đồ dùng “ SƠ ĐỒ CÁC LOẠI TỨ GIÁC”:
Bước 1:
- Kẻ các loại tứ giác theo hình vẽ trên Microsoft Word như sau:


















- Đánh vi tính, các dấu hiệu nhận biết với Font VNI-Times . Mỗi loại
dấu hiệu một màu.
TT
Dấu hiệu
Số lƣợng
1
Hai cạnh đối song song
1
2
Hai cạnh bên song song
2
3
Hai cạnh đáy bằng nhau
1
4
Hai cạnh kề bằng nhau
2
5
Các cạnh đối bằng nhau
1
6
Các cạnh đối song song
1
7
Hai góc kề một đáy bằng nhau
1
8
Các góc đối bằng nhau
1

9
Hai cạnh đối song song và bằng nhau
1
10
Hai đường chéo cắt nhau tại trung điiểm của mỗi đường
1
11
Hai đường chéo bằng nhau
3
12
Hai đường chéo vuông góc
2
13
Một đường chéo là đường phân giác của một góc
2
14
Một góc vuông
4
15
Ba góc vuông
1
16
Bốn cạnh bằng nhau
1

Tổng cộng
25

Sáng kiến kinh nghiệm: Cách làm và sử dụng đồ dùng dạy học : “ Sơ đồ các loại tứ giác”


Người viết: Trần Ngọc Duy - GV Trường THCS Nguyễn Bá Loan
-4-

- Bước 2: Tới tiệm in quảng cáo
+ In bảng phụ “Sơ đồ các loại tứ giác” trên bạc ni lông với khổ
0,8m x 1,2m
+ In các dấu hiệu trên bạc ni lông (Chiều cao của chữ là 1.5cm)

- Bước 3: Cắt từng dấu hiệu rời nhau.


II.Sử dụng ĐDDH cho:

A. LỚP 8:

Chương I: TỨ GIÁC

- Tiết 1: Tứ giác
- Tiết 2: Hình thang
- Tiết 3: Hình thang cân
- Tiết 12: Hình bình hành
- Tiết 16: Hình chữ nhật
- Tiết 20: Hình thoi
- Tiết 22: Hình vuông
- Tiết 24: Ôn tập chương I

B. LỚP 9:

Chương III: GÓC VỚI ĐƯỜNG TRÕN


- Tiết 48: Tứ giác nội tiếp
- Tiết 50: Đường tròn ngoại tiếp. Đường tròn nội tiếp.

III. Nguyên liệu làm đồ dùng:
Bạc nilông

IV. Cách sử dụng, tháo lắp:
- Dùng nam châm dán lên bảng
- Dùng các dấu hiệu hoặc sơ đồ các loại tứ giác gắn lên bảng theo yêu
cầu từng bài dạy.

V. Hiệu quả sử dụng:
- Đồ dùng đơn giản, gọn nhẹ, dễ làm, vật liệu thông dụng, bền, dễ mua ,
trời mưa không ướt, không nhòa; viết bút lông lên giấy bạc ni lông được và
xóa được.
Sáng kiến kinh nghiệm: Cách làm và sử dụng đồ dùng dạy học : “ Sơ đồ các loại tứ giác”

Người viết: Trần Ngọc Duy - GV Trường THCS Nguyễn Bá Loan
-5-
- Đồ dùng có thể sử dụng nhiều bài, dễ sử dụng, dễ di chuyển, dễ thay
thế chi tiết.

VI. Giá thành sản phẩm:
Tổng cộng: 50.000 đồng

VII. Bài dạy cụ thể:

Tiết 24: ÔN TẬP CHƢƠNG I

A.Mục tiêu: Qua bài này, HS cần:

- Hệ thống hóa các kiến thức về các tứ giác đă học trong chương (về
định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết.)
- Vận dụng các kiến thức trên để giải các bài tập dạng tính toán, chứng
minh, nhận biết hình, tìm điều kiện của hình.
- Thấy được mối quan hệ giữa các tứ giác đã học, góp phần rèn luyện
tư duy biện chứng cho HS.

B.Nội dung chính của bài học:
1. Ôn tập lý thuyết:
2. Bài tập:
C. Chuẩn bị của GV và HS:
1.Giáo viên:
- Thước đo góc, compa, êke, 2 bút lông màu khác nhau
- Bảng phụ “Sơ đồ các loại tứ giác”
- 25 dấu hiệu nhận biết
- 4 cục nam châm lớn, 25 cục nam châm nhỏ.
2. Học sinh:
- Ôn tập lý thuyết theo các câu hỏi ôn tập ở SGK và bài tập 88 SGK
- Êke, thước đo góc, compa
D. Phƣơng pháp:
1. Đồ dùng này sử dụng ở phần ôn tập lý thuyết và giải bài tập
2. Thao tác sử dụng ĐDDH như sau:
- GV: + Dùng 4 cục nam châm lớn dán bảng phụ “Sơ đồ các loại tứ
giác” lên bảng đen









Sáng kiến kinh nghiệm: Cách làm và sử dụng đồ dùng dạy học : “ Sơ đồ các loại tứ giác”

Người viết: Trần Ngọc Duy - GV Trường THCS Nguyễn Bá Loan
-6-















1. Nhận dạng tên các loại tứ giác:
+ GV yêu cầu HS yếu nhất lớp đứng tại chỗ trả lời: GV chỉ vào hình
từng tứ giác và hỏi: Đây là hình gì?
+ GV yêu cầu 1 HS khá giỏi lên bảng dùng bút lông kẻ mũi tên theo sơ
đồ nhận biết các loại tứ giác như sau:

























6
11

1

2

5 4 3





7 8 9 10




12 13



Sáng kiến kinh nghiệm: Cách làm và sử dụng đồ dùng dạy học : “ Sơ đồ các loại tứ giác”

Người viết: Trần Ngọc Duy - GV Trường THCS Nguyễn Bá Loan
-7-
+ Trong thời gian HS đánh dấu mũi tên GV phát 25 dấu hiệu cho 25
học sinh từ khá trở xuống. Ưu tiên cho HS trung bình, yếu.
+ GV dùng bút lông đánh số mũi tên từ 1 đến 13 trong sơ đồ
+ GV dùng phấn ghi lên bảng đen từ số 1 đến số 13
+ GV yêu cầu HS lên bảng dùng nam châm gắn vào số tương ứng để
được dấu hiệu nhận biết phù hợp. Lưu ý mỗi dấu hiệu chỉ gắn vào một số từ
số 1 đến số 13 (một số không có 2 dấu hiệu trùng nhau)
+ GV yêu cầu HS giỏi nhận xét từng số. Nếu lớp sĩ số 38 HS thì GV
giao cho mỗi em còn lại 1 số theo dõi và nhận xét còn nếu lớp sĩ số 32 HS thì
giao cho mỗi em HS còn lại theo dõi dấu hiệu nhận biết từng hình, hoặc GV
có thế kiểm tra cá nhân tất cả các dấu hiệu, hoặc theo từng tổ. Kết quả như
sau :
Số
Dấu hiệu nhận biết
Tứ giác

1
Hai cạnh đối song song
Hình thang
(1 dấu hiệu)



2
Các cạnh đối song song



Hình bình hành
(7 dấu hiệu)
Các cạnh đối bằng nhau
Hai cạnh đối song song và bằng nhau
Các góc đối bằng nhau
Hai đường chéo cắt nhau tại trung điiểm của mỗi
đường
3
Hai cạnh bên song song
Hai cạnh đáy bằng nhau
4
Một góc vuông
Hình thang
vuông
(1 dấu hiệu)
5
Hai góc kề một đáy bằng nhau
Hình thang cân

(2 dấu hiệu)
Hai đường chéo bằng nhau
6
Ba góc vuông

Hình chữ nhật
(5 dấu hiệu)
7
Một góc vuông
8
Hai cạnh bên song song
9
Một góc vuông
Hai đường chéo bằng nhau


10
Hai cạnh kề bằng nhau


Hình thoi
(4 dấu hiệu)
Hai đường chéo vuông góc
Một đường chéo là đường phân giác của một góc
11
Bốn cạnh bằng nhau


12
Hai cạnh kề bằng nhau



Hình vuông
(5 dấu hiệu)
Hai đường chéo vuông góc
Một đường chéo là đường phân giác của một góc

13
Một góc vuông
Hai đường chéo bằng nhau
Sáng kiến kinh nghiệm: Cách làm và sử dụng đồ dùng dạy học : “ Sơ đồ các loại tứ giác”

Người viết: Trần Ngọc Duy - GV Trường THCS Nguyễn Bá Loan
-8-

2. Nhận biết hình có trục đối xứng, hình có tâm đối xứng:
- GV hỏi: Trong các tứ giác đă học, hình nào có trục đối xứng? hình
nào có tâm đối xứng?
- GV yêu cầu HS lên bảng dùng bút lông vẽ những hình có trục đối
xứng và có tâm đối xứng.

3. Bài tập 88 SGK:
- GV sử dụng sơ đồ để cho HS nhận biết một tứ giác là hình bình hành,
hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.

* Cuối tiết học GV xóa các mũi tên và số trên sơ đồ để qua lớp khác
dạy tiếp.































Sáng kiến kinh nghiệm: Cách làm và sử dụng đồ dùng dạy học : “ Sơ đồ các loại tứ giác”

Người viết: Trần Ngọc Duy - GV Trường THCS Nguyễn Bá Loan

-9-
Tiết 1: TỨ GIÁC

A.Nội dung chính của bài học:
1. Định nghĩa tứ giác:
2. Tổng các góc của một tứ giác:

B. Chuẩn bị của GV và HS:
1.Giáo viên:
- Thước đo góc, compa, êke, bút lông
- Bảng phụ “Sơ đồ các loại tứ giác”
- 4 cục nam châm lớn.
2. Học sinh:
- Êke, thước đo góc

C. Phƣơng pháp:
1. Đồ dùng này sử dụng ở phần giới thiệu chương, định nghĩa tứ
giác, tổng các góc của một tứ giác
2. Thao tác sử dụng ĐDDH như sau:
- GV treo bảng phụ sơ đồ các loại tứ giác lên bảng

a) Giới thiệu chƣơng:
- GV đặt vấn đề:
+ Yêu cầu HS yếu nhận dạng các hình trên bảng phụ . GV chỉ
từng hình HS đứng tại chỗ trả lời.
+ Các hình này có đặc điểm gì giống nhau? ( 4 đoạn thẳng, 4
đỉnh, 4 góc)
+ GV: Vậy các hình này có tên gọi chung là gì? ( Tứ giác)
+ GV nói: Trong chương này ta sẽ nghiên cứu các loại tứ giác
như thế .


b) Định nghĩa tứ giác:
- GV hỏi HS trung bình: Tam giác ABC là gì?
- HS trả lời: Tam giác ABC là hình tạo bởi ba đoạn thẳng AB, BC,
CA . Khi ba điểm A, B, C không thẳng hàng.
- GV: Vậy tứ giác ABCD là gì?
- GV yêu cầu HS quan sát bảng phụ
- GV hỏi : Các hình trên có 2 đoạn thẳng nào cùng nằm trên một
đường thẳng không?
c) Tổng các góc của một tứ giác:
- GV yêu cầu HS tính tổng 4 góc của hình vuông, hình chữ nhật, hình
thoi, …, tứ giác.
- HS trả lời: …………???

Sáng kiến kinh nghiệm: Cách làm và sử dụng đồ dùng dạy học : “ Sơ đồ các loại tứ giác”

Người viết: Trần Ngọc Duy - GV Trường THCS Nguyễn Bá Loan
-10-
Tiết 48: TỨ GIÁC NỘI TIẾP

A.Nội dung chính của bài học:
1. Định nghĩa tứ giác nội tiếp:
2. Tính chất của một tứ giác nội tiếp:

B. Chuẩn bị của GV và HS:
1.Giáo viên:
- Thước đo góc, compa, êke, bút lông
- Bảng phụ “Sơ đồ các loại tứ giác”
- 4 cục nam châm lớn.
2. Học sinh:

- Êke, thước đo góc, compa

C. Phƣơng pháp:
1. Đồ dùng này sử dụng ở phần tính chất của một tứ giác nội tiếp
2. Thao tác sử dụng ĐDDH như sau:
- Sau khi định nghĩa tứ giác nội tiếp xong
- GV treo bảng phụ “Sơ đồ các loại tứ giác” lên bảng
- GV hỏi: Hình nào nội tiếp được đường tròn? Vì sao?
- HS: Hình vuông, hình chữ nhật, hình thang cân . Vì có 4 đỉnh cùng
nằm trên một đường tròn.
- GV: Yêu cầu HS tính tổng 2 góc đối của các tứ giác trên bảng phụ?
- HS: Tính …….???
- GV: Yêu cầu HS nhận xét tổng 2 góc đối của những tứ giác nội tiếp
được đường tròn.?
- GV: Cho HS rút ra kết luận của định lí 1
- GV: Cho HS quan sát lại bảng phụ và hỏi: Tứ giác nào có tổng 2 góc
đối bằng 180
0
?
- HS: Hình vuông, hình chữ nhật, hình thang cân
- GV: Các hình này như thế nào với đường tròn?
- HS: Điều nội tiếp đường tròn.
- GV: Vậy nếu tứ giác có tổng 2 góc đối bằng 180
0
thì tứ giác đó như
thế nào với đường tròn?
- HS: Nội tiếp được đường tròn .
- GV: cho HS rút ra kết luận của định lí 2 và khẳng định đây là dấu
hiệu thứ 2 nhận biết tứ giác nội tiếp đường tròn.







Sáng kiến kinh nghiệm: Cách làm và sử dụng đồ dùng dạy học : “ Sơ đồ các loại tứ giác”

Người viết: Trần Ngọc Duy - GV Trường THCS Nguyễn Bá Loan
-11-

Tiết 50: ĐƢỜNG TRÒN NGOẠI TIẾP. ĐƢỜNG TRÒN NỘI TIẾP.

A.Nội dung chính của bài học:
1. Định nghĩa đường tròn ngoại tiếp, đường tròn nội tiếp:
2. Tính chất của một đa giác đều :

B. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên:
- Thước đo góc, compa, êke, bút lông
- Bảng phụ “Sơ đồ các loại tứ giác”
- 4 cục nam châm lớn.
2. Học sinh:
- Êke, thước đo góc, compa

C. Phƣơng pháp:
1. Đồ dùng này sử dụng ở phần kiểm tra bài cũ; đặt vấn đề vào bài
mới; định nghĩa đường tròn ngoại tiếp, đường tròn nội tiếp; cách xác định
tâm đường tròn ngoại tiếp đa giác, đường tròn nội tiếp đa giác
2. Thao tác sử dụng ĐDDH như sau:
a. Kiểm tra bài cũ:

- GV: Yêu cầu 1 HS trung bình - yếu đứng tại chỗ : Nêu dấu hiệu nhận biết
tứ giác nội tiếp đường tròn?
- GV treo bảng phụ: “Sơ đồ các loại tứ giác” lên bảng
















Sáng kiến kinh nghiệm: Cách làm và sử dụng đồ dùng dạy học : “ Sơ đồ các loại tứ giác”

Người viết: Trần Ngọc Duy - GV Trường THCS Nguyễn Bá Loan
-12-
- GV: Tứ giác nào nội tiếp được đường tròn? Vì sao?
- HS: Hình vuông, hình chữ nhật, hình thang cân. Vì có tổng 2 góc đối
bằng 180
0
(4 đỉnh cùng nằm trên một đường tròn)
HS lớp nhận xét, GV nhận xét ghi điểm.
b. Bài mới:

Hoạt động của GV - HS
Nội dung
GV: Cho 1 HS nhắc lại khái niệm đường tròn
ngoại (nội) tiếp tam giác.
GV: (ĐVĐ) Ta đã biết bất kỳ tam giác nào
cũng có một đường tròn ngoại tiếp và một
đường tròn nội tiếp. Còn với đa giác thì sao?
GV : Cho HS quan sát lại bảng phụ.
? Tứ giác nào có đường tròn đi qua tất cả các
đỉnh?
HS: Hình vuông, hình chữ nhật, hình thang
cân
GV: Yêu cầu 1 HS xác định tâm đường tròn
ngoại tiếp của hình vuông, hình chữ nhật, hình
thang cân?
HS: Lên bảng xác định tâm và vẽ đường tròn
ngoại tiếp trực tiếp trên bảng phụ.
? Tứ giác nào có đường tròn tiếp xúc với tất cả
các cạnh?
HS: Hình vuông, hình thoi
GV: Yêu cầu 1 HS xác định tâm đường tròn
nội tiếp của hình vuông, hình thoi?
HS: Lên bảng xác định tâm và vẽ đường tròn
nội tiếp trực tiếp trên bảng phụ
? Tứ giác nào vừa có đường tròn đi qua tất cả
các đỉnh vừa tiếp xúc với tất cả các cạnh?
HS: Hình vuông
GV: Thế nào là đường tròn ngoại tiếp hình
vuông?
HS: Đường tròn ngoại tiếp hình vuông là

đường tròn đi qua 4 đỉnh của hình vuông.
GV: Thế nào là đường tròn nội tiếp hình
1. Định nghĩa:






























A
B
C
D
O
R
I
r
Sáng kiến kinh nghiệm: Cách làm và sử dụng đồ dùng dạy học : “ Sơ đồ các loại tứ giác”

Người viết: Trần Ngọc Duy - GV Trường THCS Nguyễn Bá Loan
-13-
vuông?
HS: Đường tròn nội tiếp hình vuông là đường
tròn tiếp xúc với 4 cạnh của hình vuông.
GV: Vậy khi nào đường tròn ngoại tiếp đa
giác ? Khi nào đường tròn nội tiếp đa giác ?
HS: Nêu định nghĩa tr 91 SGK.
GV:Ghi tóm tắt định nghĩa trên bảng
HS: Ghi định nghĩa
GV: Vậy tứ giác nào có đường tròn ngoại tiếp
(nội tiếp)?
HS: - Tứ giác có đường tròn ngoại tiếp là:
Hình thang cân, hình chữ nhật, hình vuông.
- Tứ giác có đường tròn nội tiếp là: Hình
thoi, hình vuông.
GV : Theo em có phải bất kì đa giác nào cũng
nội tiếp (ngoại tiếp) được đường tròn hay

không?
HS: Không phải bất kì đa giác nào cũng nội
tiếp (ngoại tiếp) được đường tròn.
GV: Vậy làm thế nào để biết được đa giác có
đường tròn ngoại tiếp ( nội tiếp) ?
HS: - Vẽ đường trung trực của 2 cạnh của đa
giác cắt nhau tại O. Dựng đường tròn tâm O có
bán kính từ O đến một đỉnh của đa giác. Kiểm
tra các đỉnh còn lại có nằm trên đường tròn (O)
hay không?
- Vẽ đường phân giác trong hai góc của
đa giác cắt nhau tại I. Dựng đường tròn tâm I
có bán kính từ I đến một cạnh của đa giác.
Kiểm tra các cạnh còn lại có tiếp xúc với
đường tròn (I) hay không?
GV: Cho đường tròn (O). Hãy vẽ hình vuông
ABCD nội tiếp (O) ?
GV: - Yêu cầu HS quan sát lại bảng phụ
- Hướng dẫn HS vẽ
GV: Vậy làm thế nào để vẽ được đa giác đều




- (O)

A
1
, A
2

, …, A
n-1
, A
n

của đa giác A
1
A
2
….A
n-1
A
n


(O) ngoại tiếp đa giác
và đa giác nội tiếp (O)
- (O) tiếp xúc A
1
A
2
, …,
A
n-1
A
n
, A
n
A
1

của đa giác
A
1
A
2
…A
n-1
A
n


(O) nội
tiếp đa giác và đa giác
ngoại tiếp (O)
























Sáng kiến kinh nghiệm: Cách làm và sử dụng đồ dùng dạy học : “ Sơ đồ các loại tứ giác”

Người viết: Trần Ngọc Duy - GV Trường THCS Nguyễn Bá Loan
-14-
n cạnh?
HS: - Dựng (O;R)
- Dựng góc ở tâm có số đo bằng
0
360
n
cắt
(O; R) tại A
1
, A
2

- Dựng liên tiếp các cung A
1
A
2
, …., A
n-1
A

n
,
A
n
A
1
có dây căng cung bằng A
1
A
2

- Nối các đỉnh A
1
, A
2
, ….ta được đa giác đều n
cạnh.


GV: Yêu cầu HS quan sát lại bảng phụ
GV hỏi: Tứ giác nào vừa có đường tròn ngoại
tiếp vừa có đường tròn nội tiếp?
HS: Hình vuông
GV: Vậy đa giác phải thỏa mãn điều kiện nào
để vừa có đường tròn ngoại tiếp vừa có đường
tròn nội tiếp?
HS: Phải có tất cả các cạnh bằng nhau và tất
cả các góc bằng nhau.
GV: Vậy đa giác đó là đa giác gì?
HS: Đa giác đều

GV: Yêu cầu HS nhận xét: Đa giác đều nào
cũng có một và chỉ một đường tròn ngoại tiếp,
có một và chỉ một đường tròn nội tiếp đúng
hay sai?
HS: Đúng
GV: Đây là nội dung của định lí
HS: Ghi định lí
GV: - Yêu cầu HS :
+ Quan sát lại bảng phụ
+ Nhận xét tâm của đường tròn ngoại
tiếp và đường tròn nội tiếp hình vuông?
HS: Trùng nhau
GV: Vậy trong đa giác đều tâm của đường
tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp như thế
*Để vẽ đa giác đều n
cạnh ta làm nhƣ sau:
- Dựng (O;R)
- Dựng góc ở tâm có số đo
bằng
0
360
n
cắt (O; R) tại
A
1
, A
2

- Dựng liên tiếp các cung
A

1
A
2
, …., A
n-1
A
n
, A
n
A
1

dây căng cung bằng A
1
A
2

- Nối các đỉnh A
1
, A
2
,
….ta được đa giác đều n
cạnh.











2. Định lí:






Sáng kiến kinh nghiệm: Cách làm và sử dụng đồ dùng dạy học : “ Sơ đồ các loại tứ giác”

Người viết: Trần Ngọc Duy - GV Trường THCS Nguyễn Bá Loan
-15-
nào?
HS: Trùng nhau
* Cuối tiết học GV xóa các đƣờng tròn trên sơ đồ để qua lớp khác dạy
tiếp.








































Sáng kiến kinh nghiệm: Cách làm và sử dụng đồ dùng dạy học : “ Sơ đồ các loại tứ giác”


Người viết: Trần Ngọc Duy - GV Trường THCS Nguyễn Bá Loan
-16-

KẾT LUẬN

Từ thực tế giảng dạy khi áp dụng ĐDDH tự làm “Sơ đồ các loại tứ giác”
vào giảng dạy. Tôi nhận thấy:
- Đối với học sinh:
+ Hệ thống hóa các kiến thức về tứ giác đã học trong chương (về định
nghĩa, tính chất, dấu hiệu) một cách tư duy biện chứng.
+ Biết được tứ giác nào nội tiếp được đường tròn và ngoại tiếp đường
tròn.
+ Ôn tập và học hứng thú hơn, dễ dàng đồng thời nhớ lâu hơn.
- Đối với giáo viên:
+ Đồ dùng đơn giản, gọn nhẹ, dễ làm, vật liệu thông dụng, bền, dễ mua ,
trời mưa không ướt, không nhòa; viết bút lông hay phấn lên giấy bạc ni
lông được và xóa được.
+ Đồ dùng có thể sử dụng nhiều bài, dễ sử dụng, dễ di chuyển, dễ thay
thế chi tiết.
+ Tạo hứng thú học tập cho học sinh, kiểm tra học sinh dễ dàng.

Với cách làm và sử dụng như trên. Tôi tin tưởng ĐDDH này mỗi giáo viên
Toán chúng ta đều tự làm được và sử dụng tốt, góp phần vào việc hướng dẫn
hoạt động nhận thức của học sinh, giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức, kích
thích hứng thú học tập của học sinh góp phần phát triển trí tuệ và giáo dục
nhân cách cho học sinh.
Vì thời gian không cho phép nên tôi chỉ đưa ra 4 tiết dạy như trên để minh
họa. Rất mong sự góp ý chân thành của các đồng chí, đồng nghiệp để sáng
kiến này được phát huy tốt hơn.
Đức Nhuận, ngày 20 tháng 11 năm 2012

Ngƣời viết



Trần Ngọc Duy










Sáng kiến kinh nghiệm: Cách làm và sử dụng đồ dùng dạy học : “ Sơ đồ các loại tứ giác”

Người viết: Trần Ngọc Duy - GV Trường THCS Nguyễn Bá Loan
-17-


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tôn Thân, Phan Thị Luyến, Đặng Thị Thu Thủy (2008), Một số vấn đề
đổi mới phương pháp dạy học môn toán THCS,NXB Giáo dục.
2. Đặng Thị Thu Thủy, “Thiết kế và sử dụng TBDH môn Toán góp phần
tích cực hóa hoạt động học tập của HS THCS”, Tạp chí Giáo dục số
147 năm 2006.
3. Sách giáo khoa và sách giáo viên môn Toán THCS hiện hành.



































Sáng kiến kinh nghiệm: Cách làm và sử dụng đồ dùng dạy học : “ Sơ đồ các loại tứ giác”

Người viết: Trần Ngọc Duy - GV Trường THCS Nguyễn Bá Loan
-18-
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHGD TRƯỜNG

- Tác dụng của sáng kiến, cải tiến kỹ thuật:











- Tính thực tiễn, sư phạm, khoa học: ……………
- Hiệu quả:
- Xếp loại:

Đức nhuận, ngày tháng năm 20
CT. HĐKHCS





Ngô Bang


















Sáng kiến kinh nghiệm: Cách làm và sử dụng đồ dùng dạy học : “ Sơ đồ các loại tứ giác”

Người viết: Trần Ngọc Duy - GV Trường THCS Nguyễn Bá Loan
-19-
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHGD PGD MỘ ĐỨC

- Tác dụng của sáng kiến, cải tiến kỹ thuật:












- Tính thực tiễn, sư phạm, khoa học: ……………
- Hiệu quả:
- Xếp loại:

Đức nhuận, ngày tháng năm 20
CT. HĐKH PHÕNG GD




Ngô Bang

×