SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT TRỊ AN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
ỨNG DỤNG LỒNG GHÉP MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC
MÔN LỊCH SỬ LỚP 11
Người thực hiện: PHAN THỊ ĐOAN TRANG
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục
Phương pháp dạy học bộ môn: Lịch sử
Phương pháp giáo dục
Các lĩnh vực khác
Có đính kèm:
Mô hình Phần mềm Phim ảnh Các lĩnh vực khác
NĂM HỌC 2014 – 2015
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: PHAN THỊ ĐOAN TRANG
2. Ngày tháng năm sinh: 28/8/1976
3. Nam/Nữ: Nữ
4. Địa chỉ: KP 2, Thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
5. Điện thoại: 0979 964 181
6. Đơn vị công tác: Trường THPT Trị An
II/ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2000
- Chuyên ngành: Lịch sử
III/ KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Lịch sử
- Số năm kinh nghiệm: 15 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong những năm gần đây:
+ Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá qua xây dựng ma trận đề kiểm tra.
GV: Phan Thị Đoan Trang
Trang 2
Sáng kiến kinh nghiệm
ỨNG DỤNG LỒNG GHÉP MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC
MÔN LỊCH SỬ LỚP 11
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
" Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam".
Điều đó cho thấy rằng lịch sử là một môn học quan trọng trong nhà
trường phổ thông. Nhưng trong quá trình giảng dạy, tôi thấy rằng phần lớn học
sinh hiện nay ít nhớ, không hiểu và không thích học lịch sử, coi lịch sử chỉ là
môn phụ. Đứng trước thực tế này, bản thân là giáo viên trực tiếp đứng lớp tôi
luôn trăn trở băn khoăn dạy thế nào để tạo sự hứng thú và hấp dẫn cho học
sinh khi học sử, đồng thời giúp các em hiểu được tầm quan trọng của môn lịch
sử, biết thay đổi cách nhìn nhận và cách học lịch sử .
Hiện nay giáo dục đang đổi mới một cách toàn diện, trong đó có phương
pháp dạy học. Người giáo viên phải dạy học lấy học sinh làm trung tâm, phát
huy tính tích cực học tập của học sinh, làm cho các em luôn ở thế chủ động
trong việc tìm hiểu, tiếp cận và lĩnh hội tri thức.
Với sự đổi mới trên, tôi nghĩ rằng tại sao mình không thay đổi phương
pháp dạy học bằng cách ứng dụng lồng ghép một số trò chơi vào tiết dạy học
lịch sử. Bởi trò chơi chẳng những là biện pháp tăng cường hứng thú trong học
tập, nâng cao sự chú ý, thay đổi các trạng thái tâm lý mệt mỏi trong quá trình
nhận thức mà còn là biện pháp rèn luyện các kỹ năng ứng xử, giao tiếp, củng
cố và phát triển kỹ năng tự tin của các em trong học tập và hoạt động xã hội.
Xuất phát từ yêu cầu này nên tôi đưa ra sáng kiến “Ứng dụng lồng ghép
một số trò chơi trong dạy học môn lịch sử lớp 11”. Mong rằng với một ít kinh
nghiệm của mình sẽ góp phần đưa chất lượng Bộ môn lịch sử đi lên.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.Cơ sơ lý luận
Trong thực tế giảng dạy cho thấy tình trạng học sinh tiếp thu kiến thức
còn thụ động, thiếu sự nhiệt tình, tích cực trong các hoạt động. Một vài học
GV: Phan Thị Đoan Trang
Trang 3
sinh có biểu hiện ỷ lại vào các bạn trong nhóm, chưa mạnh dạn bày tỏ quan
điểm, ý kiến cá nhân.
Trong quá trình giảng dạy giáo viên chưa mạnh dạn trong việc đổi mới
phương pháp dạy học chính vì vậy mà giờ học thường cứng nhắc, GV luôn có
tâm lí dạy làm sao cho hết được bài học, không hướng tới học sinh làm trung
tâm của việc dạy học. Chưa dám mạnh dạn tổ chức các trò chơi trong tiết dạy,
các tiết làm bài tập lịch sử…
Thực ra từ trước đến nay, đa số giáo viên ở trường do điều kiện dạy
học, thiết bị còn có phần hạn chế nên khi giảng dạy hầu như giờ học chưa sôi
nổi, học sinh chưa có hứng thú học tập, giờ học nhàm chán, nên hiệu quả giờ
học đạt kết quả chưa cao.
- Số liệu điều tra cơ bản về mức độ hứng thú học tập môn Lịch sử của học
sinh khối 11 Trường THPT Trị An. (Đầu năm học 2014- 2015 )
- Khi chưa áp dụng ứng dụng lồng ghép trò chơi trong dạy học lịch sử vào
thực tế giảng dạy thì tôi thu được kết quả như sau:
GV: Phan Thị Đoan Trang
Lớp Sĩ số
Mức độ hứng thú của học sinh
Không thích Hứng thú
Số lượng Tỉ lệ
%
Số
lượng
Tỉ lệ %
11A1 34 30 88.2 4 11.8
11A2 37 32 86.5 5 13.5
11A3 36 31 86.1 5 13.9
Trang 4
2. Cơ sở thực tiễn
-Do nhu cầu của xã hội học sinh ít chọn học môn Sử,thậm chí không chọn.
-Học sinh thường coi môn Sử là môn phụ, không học, nếu có học chỉ là đối
phó nên ít đầu tư thời gian,ít cộng tác với giáo viên.
-Trong suốt quá trình học tư lơp 10 đến lớp 12 cả Thầy và trò Trương THPT
Trị An chưa lần nào được đi thực tế,hay tham quan một khu di tích lịch sử
mặc dù đang sinh sông và cư ngụ trên vùng đất anh hùng chiến khu D vì
không có kinh phí.
-Do thời gian và kiến thức của bản thân có hạn nên phạm vi của sáng kiến chỉ
nghiên cứu ứng dụng trong bộ môn lịch sử lớp 11 ở trường THPT Trị An.
GV: Phan Thị Đoan Trang
Trang 5
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Phương pháp thực hiện
Để tạo cho học sinh sự hứng thú trong việc lĩnh hội tri thức, trước khi thực
hiện bài giảng trên lớp, tôi luôn phác thảo trước những hình thức và phương
pháp tổ chức tiết dạy sao cho phù hợp với tâm lý của học sinh để các em có thể
tiếp thu một cách dễ dàng nhất với mọi đối tượng học sinh
Nắm bắt được tâm lý hiếu động, thích vui chơi, thích thể hiện mình của
các em, bản thân tôi thường ứng dụng lồng ghép một số trò chơi vào bài giảng
của mình với nhiều hình thức khác nhau: giới thiệu bài, làm bài tập,kể chuyện
nhân vật lịch sử,liên hệ thực tế,củng cố bài Tuy nhiên để các em có thể tham
gia vào các trò chơi một cách nhiệt tình thì ngay trong quá trình truyền đạt kiến
thức ta phải tạo cho các em một sự thỏai mái, gợi mở dần những câu hỏi khó
đồng thời lưu ý các em cần tập trung để có kiến thức tham gia trò chơi ở cuối
tiết. Phần ứng dụng lồng ghép trò chơi tôi thường sử dụng ở mục củng cố bài
giúp các em khắc sâu, nhớ lâu kiến thức bài học.
Các em đang trong độ tuổi “trở thành làm người lớn” nên ngoài việc thể
hiện được cá tính của mình, các em còn thích được vui chơi và càng thích
hơn những lời khen mà thầy cô cũng như bạn bè giành cho mình. Bởi vậy,
khi ứng dụng lồng ghép trò chơi vào tiết dạy sẽ thỏa mãn được tâm lý đó của
học sinh, giúp các em chú ý hơn vào bài học dần dần sẽ tạo thành thói quen
tốt cho các em. Khi các em tham gia vào các trò chơi, tôi có thể đánh giá
được trong quá trình học các em có chú ý hay không, mức độ hiểu bài của
các em là bao nhiêu thậm chí việc chuẩn bị và sưu tầm những nội dung tương
tự với bài học có được các em thực hiện nghiêm túc hay không, thông qua
thái độ tích cực, sôi nổi khi các em trực tiếp tham gia các trò chơi liên quan
đến kiến thức của mình.
2. Các loại trò chơi lịch sử
a. Trò chơi ô chữ.
Mục đích luyện cho học sinh kĩ năng tư duy, suy nghĩ, tổng hợp, hợp tác,
ra quyết định. Với trò chơi này, chúng ta có thể áp dụng vào khâu củng cố bài
học, hoặc có thể sử dụng để kiểm tra kiến thức sau khi học một chương, một
giai đoạn lịch sử.
b. Trò chơi tiếp sức.
Mục đích luyện cho học sinh kĩ năng tư duy, hiểu, biết, nhớ, hợp tác , rút
ra quyết định.
c. Trò chơi nghe nhạc đoán nhân vật
GV: Phan Thị Đoan Trang
Trang 6
Mục đích luyện cho học sinh kĩ năng tư duy, lắng nghe, tổng hợp, hợp tác,
ra quyết định.
3. Ví dụ giáo án có ứng dụng lồng ghép trò chơi trong dạy học lịch sử lớp 11
TIẾT 29 - BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA
NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Nguyên nhân sâu xa và trực tiếp của phong trào Cần vương.
- Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương.
2. Kĩ năng
- Củng cố kĩ năng phân tích, nhận xét, rút ra bài học lịch sử.
3. Thái độ
- Giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh giải phóng dân tộc, bước đầu
nhận thức được những yêu cầu mới cần phải có để đưa cuộc đấu tranh chống
ngoại xâm đến thắng lợi.
II. Chuẩn bị
- GV: Giáo án, sgv
- HS: Vở, sgk
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Trận Cầu Giấy ngày 21/12/1873 làm ảnh hưởng đến
cục diện chiến tranh như thế nào?
2. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
* Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân làm
bùng nổ phong trào Cần Vương. Diễn biến
Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ
chiến tại kinh thành Huế và chiếu Cần
Vương ra đời.
- GV hỏi: Em hãy nhắc lại kết quả của cuộc
kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta
I. Phong trào Cần vương bùng
nổ.
1. Cuộc phản công quân Pháp
của phái chủ chiến tại kinh
thành Huế và sự bùng nổ của
phong trào Cần Vương.
- Sau hai hiệp ước Hácmăng và
GV: Phan Thị Đoan Trang
Trang 7
trong những năm 1858 – 1884?
- HS nhớ lại kiến thức đã học trả lời
- GV nhận xét, kết luận
- GV hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc
phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại
kinh thành Huế và sự bùng nổ của phong
trào Cần Vương?
- GV gợi ý: Nguyên nhân sâu xa; nguyên
nhân trực tiếp.
- HS trả lời
- GV nhhận xét kết luận: Nguyên nhân sâu
xa; Nguyên nhân trực tiếp
- GV cho HS quan sát chân dung Tôn Thất
Thuyết và vua Hàm Nghi:
- GV cung cấp thông tin về Tôn Thất
Thuyết…
- GV trình bày khái quát diễn biến và hỏi vì
sao cuộc phản công thất bại?
- HS trả lời
- GV nhận xét, kết luận
- GV đọc một đoạn trích chiếu “Cần vương”
hỏi: Em hiểu thế nào là “Cần vương”. Xuống
chiếu “Cần vương” nhằm mục đích gì?
- HS trả lời
- GV nhận xét, kết luận
* Hoạt động 2: Tìm hiểu các giai đoạn của
phong trào Cần vương.
- GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ hình
61 trang 127 kết hợp với kiến thức SGK và
nêu nội dung 2 giai đoạn phát triển của
phong trào Cần vương…
Patơnốt Pháp bắt đầu thiết lập
chế độ bảo hộ ở Bắc Kì, Trung
Kì.
- Phong trào đấu tranh chống
Pháp của nhân dân ta tiếp tục
phát triển. Một số quan lại, văn
thân, sĩ phu yêu nước, nhân dân
các địa phương đấu tranh sôi nổi.
- Dựa vào phong trào kháng
chiến của nhân dân phái chủ
chiến do Tôn Thất Thuyết chỉ
huy tấn công Pháp ở toà Khâm
sứ, đồn Mang Cá, nhưng thất bại.
- Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm
Nghi ra Tân Sở (Quảng Trị), lấy
danh nghĩa Hàm Nghi xuống
chiếu Cần vương kêu gọi nhân
dân cả nước chống Pháp.
- Chiếu Cần vương làm bùng lên
phong trào đấu tranh của nhân
dân, trở thành phong trào sôi nổi
suốt những năm cuối thế kỉ XIX.
2. Các giai đoạn phát triển của
phong trào Cần vương
a) Từ năm 1885 đến năm 1888
- Lãnh đạo: Vua Hàm Nghi, Tôn
Thất Thuyết, Các văn thân sĩ phu
GV: Phan Thị Đoan Trang
Trang 8
- GV nêu câu hỏi: Vì sao ở giai đoạn 1,
phong trào lại diễn ra rầm rộ, sôi nổi như
vậy?
- HS trả lời, bổ sung cho nhau
- GV nhận xét, kết luận
- Kết quả, ý nghĩa
- GV hỏi: Em hãy chỉ ra đặc điểm mới của
phong trào Cần vương trong giai đoạn 1889-
1896.
- HS trả lời
- GV nhận xét, kết luận dụng trực tiếp như
trước.
- GV hỏi: Qua hai giai đoạn của phong trào
Cần vương em có nhận xét gi? Tại sao sau
khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào vẫn tiếp
tục được duy trì? Qua đó nói lên điều gì?
- HS trả lời, bổ sung cho nhau
- GV nhận xét, kết luận:
yêu nước.
- Lực lượng: Đông đảo nhân dân,
có cả dân tộc thiểu số.
- Địa bàn: Từ Bắc vào Nam, sôi
nổi nhất là Trung Kì, Bắc kì với
các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:
Bãi Sậy, Ba Đình, Hương Khê.
=> Đây là giai đoạn bùng phát
mạnh mẽ, rộng khắp của phong
trào trên phạm vi cả nước.
b) Từ năm 1889 đến năm 1896.
- Lãnh đạo: sĩ phu văn thân yêu
nước.
- Địa bàn: Thu hẹp, quy tụ thành
những trung tâm lớn, tập trung ở
Bắc Trung Kì và Bắc Kì Trọng
tâm chuyển lên vùng núi và trung
du, tiêu biểu có khởi nghĩa Hùng
Lĩnh, Hương Khê…
IV: Sơ kết bài học:
1. Củng cố: Giáo viên hướng dẫn học sinh giải trò chơi ô chữ sau:
* Cách tiến hành: Giáo viên phổ biến luật chơi, chọn người chơi (chọn ngẫu
nhiên bất kì học sinh nào) và tiến hành chơi theo quy định (Thời gian tiến hành
từ 4-5 phút)
* Luật chơi: Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi, trả lời đúng thì ô hàng
ngang sẽ được lật mở. Các em học sinh sẽ xâu chuỗi những chữ cái hàng dọc
để tìm ra từ chìa khóa. (giống cuộc thi vượt chướng ngại vật ở Olympia)
Câu 1: Viên đại tá Ri-vi-e bị giết ở đâu?
Câu 2: Ông vua trẻ kiên quyết chống Pháp là ai?
GV: Phan Thị Đoan Trang
Trang 9
Câu 3: Tên hiệp ước triều đình Huế kí với Pháp năm 1884?
Câu 4: Thành miền Tây mà Phan Thanh Giản dâng cho Pháp?
Câu 5: Tên thật của vua Hàm Nghi?
Câu 6: Tên dãy núi vua Hàm Nghi vượt qua để sang Hà Tĩnh ?
Câu 7: Người đứng đầu phe chủ chiến là ai?
GV: Phan Thị Đoan Trang
Trang 10
Câu 8: Nơi vua Hàm Nghi bị đi đày?
*Từ chìa khoá : Tên phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm
cuối thế kỉ XIX ?
C Ầ U G I Ấ Y
H À M N G H I
P A T Ơ N Ố T
V Ĩ N H L O N G
Ư N G L Ị C H
T R Ư Ờ N G S Ơ N
T Ô N T H Ấ T T H U Y Ế T
A N G I Ê R I
Từ chìa khoá: CẦN VƯƠNG
Từ đó giáo viên có thể yêu cầu học sinh giải thích khái niệm phong trào cần
vương. Là phong trào gồm những cuộc khởi nghĩa nổ ra hưởng ứng chiếu cần
vương với mục đích giúp vua cứu nước.
Với trò chơi ô chữ này, kiến thức bài học được củng cố, đồng thời giúp
học sinh nhớ lại kiến thức cũ và mở rộng thêm kiến thức mới.
2. Dặn dò:
Học bài cũ và tìm hiểu trước tiếp nội dung phần II của bài.
GV: Phan Thị Đoan Trang
Trang 11
TIẾT 30- BÀI 21 (TIẾP): PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP
CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ
XIX
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Diễn biến những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê,
phong trào nông dân Yên Thế.
- Nguyên nhân thất bai, ý nghĩa lịch sử của phong trào Cần Vương và phong
trào nông dân tự phát.
2. Kĩ năng
Củng cố kĩ năng phân tích, nhận xét, rút ra bài học lịch sử.
3. Thái độ
Giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh giải phóng dân tộc, bước đầu
nhận thức được những yêu cầu mới cần phải có để đưa cuộc đấu tranh chống
ngoại xâm đến thắng lợi.
II. Chuẩn bị
- GV: Giáo án, sgv.
- HS: Vở, sgk
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Tóm tắt diễn biến 2 giai đoạn của phong trào Cần
vương? Rút ra đặc điểm của mỗi giai đoạn?
2. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
* Hoạt động 1: Tìm hiểu một số cuộc khởi
nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương.
- GV yêu cầu hs theo dõi SGK tóm tắt những
nét chính về khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 -
1892) về: Lãnh đạo; Địa bàn; Hoạt động chủ
yếu; Kết quả, ý nghĩa.
- HS tóm tắt và trả lời
II. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu
biểu trong phong trào Cần
vương và phong trào đấu tranh
tự vệ cuối thế kỉ XIX.
1. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 -
1892)
- Lãnh đạo Nguyễn Thiện Thuật
GV: Phan Thị Đoan Trang
Trang 12
- GV nhận xét, bổ sung
- GV hướng dẫn hs quan sát lược đồ hình 62
SGK xác định vị trí của căn cứ Bãi Sậy và
nhận xét về vị trí đó.
- HS trả lời
- GV nhận xét, giải thích, kết luận:
- GV hỏi: Việc phát động và xây dựng căn
cứ ở khu vực đồng bằng như trên có thuận
lợi và bất lợi như thế nào?
- HS trả lời
- GV nhận xét, kết luận
- GV cung cấp thông tin về các lãnh tụ cuộc
khởi nghĩa:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thêm về tổ
chức trang bị; chiến thuật
- GV nhấn mạnh …
- HS trả lời, bổ sung cho nhau
- GV nhận xét, kết luận:
- GV hỏi: GV hướng dẫn HS dựa vào lược
đồ Khởi nghĩa Hương Khê trang 132 xác
định địa bàn hoạt động của nghĩa quân
Hương Khê; Căn cứ chính
- GV yêu cầu hs theo dõi SGK tóm tắt những
nét chính về khởi nghĩa Hương Khê: Lãnh
đạo; Địa bàn; Hoạt động chủ yếu; Kết quả, ý
nghĩa.
- HS trả lời
- GV nhận xét, bổ sung
- GV giới thiệu về thủ lĩnh Phan Đình
- Địa bàn
+ Căn cứ chính ở Bãi Sậy (Hưng
Yên)…
+ Địa bàn hoạt động lan sang Hải
Dương, Bắc Ninh
- Hoạt động chủ yếu
+ 1885 - 1887, nghĩa quân đẩy
lùi được nhiều cuộc càn quét, gây
cho địch nhiều thiệt hại.
+ Từ 1888, bước vào chiến đấu
quyết liệt, nghĩa quân di chuyển
linh hoạt, đánh thắng một số trận
lớn ở các tỉnh đồng bằng
- Kết quả, ý nghĩa: Căn cứ bãi
Sậy và căn cứ Hai Sông bị Pháp
bao vây. Nguyễn Thiện Thuật
phải sang Trung Quốc, Đốc Tít
phải ra hàng giặc (8/1889).
- Để lại những kinh nghiệm trong
tác chiến ở đồng bằng
2. Khởi nghĩa Ba Đình (1886 -
1887) Học sinh tự đọc thêm
3. Hương Khê (1885 - 1886).
- Lãnh đạo: Phan Đình Phùng,
Cao Thắng.
- Địa bàn: Căn cứ chính: Hương
Khê (Hà Tĩnh). hoạt động rộng
khắp 4 tỉnh Bắc Trung Kì.
- Hoạt động chủ yếu:
+ Từ 1885 - 1888 chuẩn bị lực
lượng, xây dựng căn cứ, chế tạo
vũ khí, tích trữ lương thực
+ Từ 1888 - 1896, nghĩa quân
chiến đấu quyết liệt, liên tục mở
GV: Phan Thị Đoan Trang
Trang 13
Phùng, Cao Thắng.
- GV hỏi: Em có nhận xét gì về cuộc khởi
nghĩa Hương Khê
- HS trả lời
- GV nhận xét, kết luận
- GV hỏi: Vì sao cuộc khởi nghĩa Hương
Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong
phong trào Cần vương?
- HS trả lời, bổ sung cho nhau
- GV nhận xét, kết luận
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cuộc khởi nghĩa
tiêu biểu trong phong trào đấu tranh tự vệ
cuối thế kỉ XIX.
- GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ khởi
nghĩa Yên Thế trang 134 tìm hiểu cuộc khởi
nghĩa.
- GV phân tích tình huống dẫn đến cuộc
giảng hoà lần thứ nhất (1893-1897), chủ
trương của Đề Nắm; âm mưu của Pháp và
tình huống dẫn đến cuộc hoà hoãn lần thứ
hai (1889 – 1908)
- GV hỏi: Điểm khác nhau căn bản giữa
phong trào Cần vương và những cuộc đấu
tranh tự vệ là gì?
- HS trả lời, bổ sung cho nhau
- GV nhận xét, kết luận
các cuộc tập kích, đẩy lùi các
cuộc hành quân càn quét của
địch. Chủ động tấn công thắng
nhiều trận lớn nổi tiếng.
- Kết quả, ý nghĩa: Phan Đình
Phùng hy sinh (12/1895): 1896,
khởi nghĩa thất bại.
- Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
nhất trong phong trào Cần
vương.
4. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 -
1913)
- Nguyên nhân:
+ Nông nghiệp sa sút, đời sống
nông dân đồng bằng Bắc Kì khó
khăn, một bộ phận phiêu tán lên
Yên Thế. Họ sẵn sàng đấu tranh.
+ Khi Pháp thi hành chính sách
bình định, nhân dân Yên thế đã
khởi nghĩa.
- Diễn biến:
+ Từ 1884 - 1892, dưới sự chỉ
huy của Đề Nắm, nghĩa quân xây
dựng hệ thống phòng thủ ở Bắc
Yên Thế, đẩy lùi nhiều cuộc càn
quét của địch.
+ Từ 1893 - 1897, do Đề Thám
lãnh đạo, giảng hoà với Pháp 2
lần, nghĩa quân làm chủ 4 tổng ở
Bắc Giang…
+ Từ 1898 - 1908, trong 10 năm
hoà hoãn, căn cứ Yên Thế trở
thành nơi hội tụ của những nghĩa
sĩ yêu nước.
GV: Phan Thị Đoan Trang
Trang 14
+ 1909 - 1913, Pháp mở cuộc
tấn công, nghĩa quân di chuyển
liên tục từ nơi này sang nơi khác.
2/1913, Đề Thám bị sát hại, khởi
nghĩa tan rã.
- Ý nghĩa: thể hiện tiềm năng, ý
chí, sức mạnh to lớn của nông
dân trong cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc.
IV: Sơ kết bài học
1. Củng cố: Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi nghe nhạc đoán tên nhân
vật.
* Cách tiến hành: Giáo viên phổ biến luật chơi, chia hai đội chơi và tiến hành
chơi theo quy định.
* Luật chơi: Trong thời gian 60 giây các đội lắng nghe những bài hát để đoán
tên nhân vật sau đó nêu vắn tắt những đóng góp của nhân vật.
Giáo viên cho học sinh nghe bài hát “Hùm thiêng yên thế”
Giáo viên: Em hãy cho biết bài hát các em vừa nghe ca ngợi về nhân vật nào?
Học sinh: Ca ngợi Hoàng Hoa Thám
Giáo viên: Em có thể giới thiệu đôi nét về thân thế của Hoàng Hoa Thám?
Hoặc cho biết những nét chính về công lao to lớn của Hoàng Hoa Thám?
Sau khi học sinh trả lời những nét chính về công lao to lớn của Hoàng Hoa
Thám. Giáo viên giáo dục học sinh lòng biết ơn đối với Hoàng Hoa Thám.
Hoàng Hoa Thám
GV: Phan Thị Đoan Trang
Trang 15
2. Dặn dò
- Học bài cũ theo nội dung câu hỏi SGK.
- Ôn tập các nội dung đã học chuẩn bị kiểm tra một tiết
4. Mục lục chương trình lịch sử lớp 11 có thể ứng dụng lồng ghép trò chơi
Bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại
Bài 9: Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ chính
quyền cách mạng ( 1917- 1921).
Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939-1945)
Bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại
Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược ( từ 1858 đến
trước năm 1873 )
Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm
1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng
Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những
năm cuối thế kỉ XIX
Bài 23: Phong Trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến
chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 )
Bài 25: Sơ kết lịch sử Việt Nam ( 1858 – 1918)
5. Một số lưu ý khi ứng dụng lồng ghép một số trò chơi trong dạy học môn
lịch sử lớp 11
Khi ứng dụng lồng ghép cần chú ý mức độ hứng thú của học sinh (không thích,
thích)
Để thực hiện việc ứng dụng lồng ghép trò chơi trong dạy học môn lịch sử ở
trường THPT đạt được kết quả tốt, giáo viên cần phải có sự đầu tư, chuẩn bị chu
đáo cũng như sự lựa chọn phù hợp với bài dạy của mình với tình hình của nhà
trường với đối tượng học sinh.
GV: Phan Thị Đoan Trang
Trang 16
IV. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ SÁNG
KIẾN
a. Kết quả.
Sau khi áp dụng một số trò chơi vào tiết dạy Lịch sử lớp 11 ở Trường THPT
Trị An, tôi thu được kết quả khả quan như sau:
- Chất lượng các tiết học đã được nâng cao, bản thân
học sinh cảm thấy hứng thú với tiết học với việc xây dựng bài. Một số em là
học sinh yếu, mặc dù việc tiếp thu kiến thức với các em không bằng các bạn
khác nhưng với việc thực hiện ứng dụng lồng ghép một số trò chơi vào tiết
học đã khơi dậy trong các em tinh thần hăng hái tham gia xây dựng bài.
- Các em thảo luận sôi nổi, tích cực, thường xuyên
giơ tay để được đoán tên nhân vật, sự kiện lịch sử….
- Điểm kiểm tra lịch sử của các em cũng ngày một
cao hơn.
- Qua khảo sát học sinh 100% học sinh được khảo
sát đều trả lời các em thấy thoải mái hơn, được tôn trọng hơn và cảm thấy
yêu thích giờ học Lịch sử hơn.
- Sau đây là số liệu điều tra mức độ hứng thú học tập
môn lịch sử Lớp11 của học sinh trường THPT Trị An sau khi tôi áp dụng
kinh nghiệm trên ( cuối năm học 2014 – 2015)
GV: Phan Thị Đoan Trang
Lớp Sĩ số
Mức độ hứng thú của học sinh
Không thích Hứng thú
Số lượng Tỉ lệ
%
Số
lượng
Tỉ lệ %
11A1 34 2 5.9 32 94.1
11A2 37 3 8.1 34 91.9
11A3 36 3 8.3 33 91.7
Trang 17
b. Một số kinh nghiệm được rút ra trong quá trình thực hiện đề tài.
Việc ứng dụng lồng ghép một số trò chơi trong dạy học môn lịch sử theo tôi là
rất cần thiết vì nó phù hợp với xu thế phát triển chung của giáo dục hiện nay.
Khi thực hiện việc dạy học ứng dụng lồng ghép một số trò chơi trong dạy học
môn lịch sử ở trường THPT giáo viên cần chú ý tới mức độ hứng thú học của
học sinh (không thích, thích).
Để thực hiện việc ứng dụng lồng ghép trò chơi trong dạy học môn lịch sử ở
trường THPT đạt được kết quả tốt giáo viên cần phải có sự đầu tư, chuẩn bị
chu đáo cũng như sự lựa chọn phù hợp với bài dạy của mình với tình hình nhà
trường và đối tượng học sinh.
Không nhất thiết bài giảng nào cũng phải ứng dụng lồng ghép các trò chơi mà
giáo viên cần có sự lựa chọn thích hợp với nội dung bài dạy.
Tuy nhiên sử dụng việc ứng dụng lồng ghép một số trò chơi trong dạy học
môn lịch sử ở trường THPT giáo viên cần phải cân nhắc, phải lựa chọn kỹ các
bài được ứng dụng lồng ghép trò chơi và phải có sự chuẩn bị trước, nếu không
sẽ cháy giờ, do vậy giáo viên cũng không nên lạm dụng nhiều việc ứng dụng
lồng ghép.
Chỉ nên coi việc ứng dụng lồng ghép trò chơi là một phương tiện hỗ trợ cho
các phương pháp dạy học được lựa chọn đạt kết quả hơn.
GV: Phan Thị Đoan Trang
Trang 18
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ VÀ KHẢ NĂNG ÁP ỤNG
1. Kết luận
Để thay đổi ý thức học tập của học sinh, bản thân giáo viên phải luôn có
sự đầu tư và thay đổi cách dạy của mình. Đưa một vài trò chơi sinh động vào
bài học sẽ làm cho các em có những giờ học lịch sử thật thoải mái, hào hứng.
Bởi ngoài việc chơi, hơn hết là các em được ghi nhớ các đơn vị kiến thức một
cách nhẹ nhàng, không gượng ép, nặng nề. “Học mà chơi, chơi mà học” và
dần dần các em sẽ yêu thích hơn bộ môn lịch sử một môn hoc vốn được cho là
khô khan.
Tuy nhiên với quỹ thời gian đã cố định khi lên lớp cùng với nội dung
và lượng kiến thức của từng bài không phải bài nào, phần nào giáo viên cũng
có thể lồng ghép mà phải lựa chọn, phải có sự thiết kế, chuẩn bị sẵn cho phù
hợp với nội dung bài dạy, quỹ thời gian và trình độ học sinh từng lớp.
2. Đề xuất, khuyến nghị và khả năng áp dụng
Đối với ngành giáo dục: Cần chú trọng phát huy các mô hình câu lạc
bộ lịch sử, ngược dòng lịch sử…trong các nhà trường để nhằm thúc đẩy quá
trình dạy, học có hiệu quả.
Đối với nhà trường: trong các hoạt động ngoại khoá,cần có những
sinh hoạt chủ đề nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn: 22/12, 3/2, 8/3, 30/4, 19/5…
nên ứng dụng lồng ghép một số trò chơi tham gia các tiểu phẩm đóng kịch,
các bài hát cách mạng ca gợi quê hương,đất nước,tổ chưc cho các em đi thực
tế ở các Bảo tàng, Địa đạo, các khu bảo tồn, các di tich lịch sử … nhằm kiểm
tra kiến thức học sinh, kích thích sự tìm tòi học hỏi, tạo ra sân chơi bổ ích đối
với mọi lứa tuổi học sinh.
Đối với giáo viên: Cần thực sự tâm huyết với bộ môn, đầu tư chú trọng đến
chất lượng từng tiết dạy, hệ thống kiến thức một cách khoa học, sắp xếp thời
gian hợp lý để tổ chức thực hiện các trò chơi trên trong các tiết học một cách
có hiệu quả và hợp lí nhất.
GV: Phan Thị Đoan Trang
Trang 19
Đề tài có khả năng áp dụng trong việc dạy học lịch sử
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã tìm tòi, tích lũy được trong
quá trình dạy bộ môn lịch sử, chắc chắn còn có những thiếu sót rất mong
được sự góp ý chân thành của quý thầy cô giáo, tổ chuyên môn, để bản thân
có thêm những kinh nghiệm quý báu về công tác giảng dạy nhằm đạt hiệu
quả cao, phù hợp với đổi mới chương trình giáo dục hiện nay! Chân thành
cám ơn.
Trị An, ngày……tháng…….năm 2015
Người viết đề tài
Phan Thị Đoan Trang
GV: Phan Thị Đoan Trang
Trang 20
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa Lịch sử lớp 11
GV: Phan Thị Đoan Trang
Trang 21
MỤC LỤC
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3
1.Cơ sơ lý luận 3
2. Cơ sở thực tiễn 5
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 6
1. Phương pháp thực hiện 6
2. Các loại trò chơi lịch sử 6
3. Ví dụ giáo án có ứng dụng lồng ghép trò chơi trong dạy học lịch sử lớp 11 7
4. Mục lục chương trình lịch sử lớp 11 có thể ứng dụng lồng ghép trò chơi 16
5. Một số lưu ý khi ứng dụng lồng ghép một số trò chơi trong dạy học môn lịch sử lớp 11.16
IV. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ SÁNG KIẾN 17
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ VÀ KHẢ NĂNG ÁP ỤNG 19
1. Kết luận 19
2. Đề xuất, khuyến nghị và khả năng áp dụng 19
GV: Phan Thị Đoan Trang
Trang 22
GV: Phan Thị Đoan Trang
Trang 23