Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm PHƯƠNG PHÁP ĐỂ DẠY TỐT TIẾT TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.8 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÒNG NAI
TRUNG TÂM GDTX THỐNG NHẤT
***    ***
Mã số: .
Mã số………………….
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

ĐỀ TÀI
“PHƯƠNG PHÁP ĐỂ DẠY TỐT TIẾT
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN”

Người thực hiện: Cáp Thị Thu Hiền
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục 
- Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ Văn. 
(Ghi rõ tên bộ môn)
- Lĩnh vực khác: 
(Ghi rõ tên lĩnh vực)
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)
NAÊM HOÏC: 2014 - 2015
1
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Cáp Thị Thu Hiền
2. Ngày tháng năm sinh: Ngày 03 tháng 06 năm 1978
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: 318/7 Lập Thành – Xuân Thạnh – Thống Nhất – Đồng Nai
5. Điện thoại: 0613771534 (CQ)/ ; ĐTDĐ: 01223750922


6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: Phó giám đốc
8. Nhiệm vụ được giao (quản lý, đoàn thể, công việc hành chính, công việc chuyên
môn, giảng dạy môn, lớp, chủ nhiệm lớp,…): Quản lý chuyên môn và giàng dạy bộ môn ngữ
văn
9.Đơn vị công tác: Trung Tâm GDTX Thống Nhất
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học sư phạm
- Năm nhận bằng: 2000
- Chuyên ngành đào tạo: Ngữ Văn
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Quản lý và giảng dạy
Số năm có kinh nghiệm: 15 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Dạy học ngữ văn bằng giáo án điện tử như thế nào cho có hiệu quả
+ Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt
2
BM02-LLKHSKKN
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Lý do chọn đề t ài:
Như chúng ta đã biết, mục đích yêu cầu của tiết trả bài Tập làm văn là giúp học
sinh nhận ra được những ưu điểm, nhược điểm của bản thân về kiến thức và kỹ năng
từ bài làm văn này; từ đó chuẩn bị tốt hơn cho bài làm văn tiếp theo. Và để đáp ứng
được mục đích yêu cầu đó, khi soạn giảng một tiết trả bài Tập làm văn, đòi hỏi mỗi
thầy cô giáo phải dành nhiều thời gian cho việc chuẩn bị từ khâu chấm bài đến khâu
thiết kế giáo án và cuối cùng là khâu thực hiện việc giảng dạy (trả bài) trên lớp. Việc
chấm bài, trả bài nghiêm túc, có đầu tư sẽ đem lại nhiều hiệu quả tích cực cho công
việc dạy học môn Ngữ văn. Tuy nhiên không phải lúc nào công việc chấm bài và trả
bài cũng được giáo viên quan tâm đúng mức và quy trình thực hiện một tiết trả bài
Tập làm văn ở mỗi giáo viên cũng thường không thống nhất. Kể cả trong các tài liệu

chuyên môn cũng có nói đến vấn đề này nhưng mỗi tài liệu lại có những ý kiến khác
nhau, ở các mức độ khác nhau. Chẳng hạn trong các giáo trình phương pháp dạy học
môn Ngữ Văn như “Phương pháp dạy học Tiếng Việt” do nhóm tác giả Lê A, Nguyễn
Quang Ninh, Bùi Minh Toán chủ biên; “Phương pháp dạy học Văn” do nhóm tác giả
Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt biên soạn, một
số định hướng về việc trả bài Làm văn đã được nêu ra. Nhưng đó mới chỉ là những
định hướng có tính chất gợi mở. Trong một số bài viết khác, việc chấm – trả bài cũng
được nhiều tác giả quan tâm, giới thiệu một số kinh nghiệm “Để dạy tốt một tiết trả
bài làm văn” của Trương Văn Hà, “Cách hướng dẫn học sinh lớp 12 nhận diện và
chữa lỗi sai trong bài Tập làm văn” của Hà Thị Quyến,…). Nhìn chung việc xây dựng
các bước tiến hành cho một tiết trả bài Tập làm văn chưa có sự thống nhất. Có thể nói,
tiết trả bài Tập làm văn là thuộc một trong số những cụm bài khó và để việc soạn
giảng thành công một tiết trả bài Tập làm văn phần lớn phụ thuộc vào ý thức, tinh
thần trách nhiệm cũng như năng lực, sự sáng tạo và phương pháp sư phạm của mỗi
giáo viên.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi thấy rằng việc trao đổi kinh nghiệm trong việc soạn
giảng tiết trả bài Tập làm văn là rất cần thiết và đây cũng là một chuyên đề thu hút rất
nhiều sự quan tâm của quý thầy cô giáo. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Phương pháp để
dạy tốt tiết trả bài Tập làm văn” làm đề tài nghiên cứu để cùng anh chị em đồng
nghiệp trao đổi nhằm nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn trong trung tâm.
II. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1. Cơ sở lý luận:
Yêu cầu đặt ra đối với bộ môn Ngữ văn nói chung và phân môn Tập làm văn nói
riêng là phải rèn luyện cho học sinh kỹ năng tạo lập văn bản ( nói – viết ). Mà Tập
làm văn là một phân môn có tính chất tổng hợp các kiến thức và kĩ năng đã được hình
3
thành từ các phân môn Tiếng Việt và Đọc văn. Nội dung chương trình Làm Văn gồm
hai phần: lý thuyết và thực hành. Trong đó, về thực hành chương trình chú trọng đến
các giờ luyện tập, các bài viết. Song song với tiết làm bài viết thì tiết trả bài Tập làm
văn đóng một vai trò rất lớn trong việc thực hiện yêu cầu này. Vì vậy trong hệ thống

chương trình giáo dục phổ thông, chỉ có môn Ngữ văn mới được bố trí tiết trả bài,
trong một năm số tiết trả bài ở mỗi lớp - cấp THPT là 7 tiết. Giữa các tiết viết bài và
trả bài Làm văn là thời gian khoảng 03 tuần để giáo viên thực hiện việc chấm bài. Đó
là một thời lượng rất đáng kể đủ để nói lên ý nghĩa và tầm quan trọng của tiết học
này. Cụ thể:
1.1. Về phía giáo viên: Thông qua việc chấm, trả bài sẽ nói lên lên được năng
lực chuyên môn, lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm và tâm huyết của thầy cô giáo
đối với nghề nghiệp cũng như đối với học sinh. Đồng thời tính sư phạm và tính nhân
văn của người dạy học môn Ngữ văn cũng thể hiện rất rõ trong việc chấm, trả bài cho
học sinh. Công việc này cũng giúp thầy cô giáo tìm thấy được niềm vui trong lao
động.
1.2. Về phía học sinh: “Bài viết” là thành quả lao động sáng tạo của học sinh
trong quá trình học tập, là kết quả của quá trình vận dụng lý thuyết vào thực hành, là
sản phẩm “ngôn bản” do chính các em tạo lập. Vì vậy tiết trả bài Tập làm văn thực sự
rất có ý nghĩa đối với các em. Các em mong đến giờ trả bài để được biết thầy cô giáo
đã đánh giá chất lượng bài làm “sản phẩm” của mình đạt ở mức độ nào? Bản thân đã
làm được những gì? Còn hạn chế ở những mặt nào? Nguyên nhân của những hạn chế
đó là do đâu? Khắc phục những hạn chế đó bằng cách nào để bài viết sau đạt kết quả
tốt hơn? Điều đó có nghĩa là những điểm số trên bài làm hay những lời nhận xét,
động viên, khen ngợi của thầy cô giáo trong giờ trả bài sẽ làm thay đổi tích cực tinh
thần và thái độ học tập của học sinh. Học sinh mong chờ đến tiết trả bài ngoài việc
muốn biết “điểm số” còn là để được rút ra những kinh nghiệm trong nhận thức và
hành động nhằm đạt đến sự tiến bộ trong học tập bộ môn Ngữ Văn.
2. Thực trạng của vấn đề:
Qua thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy có nhiều giờ trả bài chưa đạt hiệu
quả giáo dục, chưa đáp ứng yêu cầu của tiết học. Điều đó xuất phát từ cả hai phía:
phía người dạy (giáo viên) và phía người học( học sinh).
2.1. Về phía giáo viên:
Có một số thầy cô giáo chưa có những nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của
giờ trả bài Làm văn với ý nghĩa và tầm quan trọng của nó. Vì vậy thầy cô giáo chưa

coi trọng giờ trả bài, chưa dành nhiều thời gian cho việc chuẩn bị, chưa đầu tư đúng
mức từ khâu chấm bài đến khâu thiết kế giáo án và cuối cùng là khâu thực hiện việc
giảng dạy (trả bài) trên lớp. Cụ thể như sau:
- Việc chấm bài chưa chu đáo, chưa kĩ lưỡng. Được thể hiện cụ thể qua ba vấn đề:
+ Vấn đề thứ nhất: Nhiều thầy cô giáo chấm bài chỉ ghi điểm số bài làm mà
không có những nhận xét, sửa chữa cần thiết hoặc chấm “qua loa”, bỏ qua nhiều lỗi
4
của học sinh trong bài làm, nếu có nhận xét cũng chỉ là những lời phê chung chung.
Như thế học sinh sẽ không thể nhận ra được những ưu điểm, nhược điểm cụ thể từ bài
làm của mình để rút kinh nghiệm.
+ Vấn đề thứ hai: Có những thầy cô chấm bài viết của học sinh (đối với những
bài viết chữ xấu hoặc trình bày cẩu thả) với thái độ bực dọc, thiếu trân trọng và đánh
giá còn mang tính chất cảm tính. Như thế học sinh sẽ không thể đánh giá đúng năng
lực của bản thân hoặc không có động lực để phấn đấu hoặc dễ sinh ra tâm lí chán nản,
không muốn học môn Văn.
+ Vấn đề thứ ba: Trong quá trình chấm bài, thầy cô quên ghi nhận và phân loại
lỗi sai trên bài làm của học sinh ra cuốn sổ riêng hoặc không chú ý đến việc chọn lựa
những bài viết tốt, những đoạn viết hay mà theo chúng tôi đó sẽ là cơ sở quan trọng
cho việc soạn giáo án và nhận xét, sữa lỗi trên lớp. Bởi khâu chấm bài kỹ lưỡng và
khoa học là cơ sở để có một tiết trả bài hiệu quả.
- Việc soạn giáo án chưa được đầu tư đúng mức. Có thể vì ba nguyên nhân sau đây:
+ Nguyên nhân thứ nhất: Khác với các tiết học khác, tiết trả bài Tập làm văn
thường không có mô hình bài soạn mẫu để tham khảo; các tài liệu hướng dẫn cũng
không thống nhất; hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn chưa dành nhiều thời gian cho
việc trao đổi thảo luận về chuyên đề này. Vì không có một quy định chuẩn mực chung
nên cách thiết kế giáo án cho tiết trả bài Tập làm văn giữa các giáo viên đôi chỗ chưa
thống nhất.
Ví dụ cách soạn thứ nhất, ở phần nội dung lên lớp chỉ gồm các phần việc sau:
. Ghi lại đề bài
. Nội dung đáp án

. Nhận xét chung
. Phát bài, vào điểm
Với cách thiết kế như thế, tiết trả bài thường không thành công vì học sinh
không nhận ra được những ưu điểm, nhược điểm cụ thể để rút kinh nghiệm cho những
bài viết sau ( nghĩa là học sinh không nhận thấy được những lỗi sai cụ thể mình đã
mắc phải, không nhận thức được nguyên nhân sai và không có kỹ năng khắc phục sữa
chữa những lỗi sai đó. Điều đáng nói hơn là ở phần “Dặn dò” sau bài học, giáo viên
thường nhắc học sinh cần phải rút kinh nghiệm để làm tốt bài viết tiếp theo nhưng các
em cũng không biết mình cần phải làm gì? Làm như thế nào?). Đồng thời giáo viên
cũng không thể đánh giá đúng tình hình chất lượng học
tập của lớp và sự tiến bộ của từng học sinh sau mỗi bài viết. Nói chung cách thiết kế
giáo án như vậy là chưa đảm bảo về mặt nội dung kiến thức.
Ví dụ cách soạn thứ hai, ở phần nội dung lên lớp chỉ gồm các phần việc sau:
. Ghi lại đề bài
5
. Nội dung đáp án
. Nhận xét chung
. Phát bài
. Sữa lỗi
. Vào điểm
Với cách thiết kế như thế, tiết trả bài cũng không đạt được thành công. Không
chỉ vì những nguyên nhân như vừa phân tích ở trên mà còn thêm một nguyên nhân
khác rất đáng bàn nữa. Đó là tâm lí chung của các em học sinh mong tới tiết Trả bài
để được biết điểm. Sau khi thầy cô đã phát bài thì những phần việc còn lại rất khó
thực hiện vì lúc đó học sinh chỉ lo tập trung xem điểm của mình, của bạn và trao đổi
bàn tán về việc so điểm chứ không quan tâm đến việc sữa lỗi (dù giáo viên có nhắc
các em giữ trật tự và chú ý bài học thì trên thực tế các em cũng yên lặng trật tự nhưng
không thể tập trung, tâm lí các em đã bị chi phối). Cách thiết kế giáo án như thế này
vừa chưa đảm bảo về mặt nội dung vừa ảnh hưởng đến khâu tổ chức thực hiện trên
lớp.

+ Nguyên nhân thứ hai: Quan niệm ở một số thầy cô giáo cho rằng: “ giáo án
chỉ là một hình thức đối phó” mà không thấy hết được ý nghĩa, tầm quan trọng của
việc thiết kế giáo án (cơ sở để giáo viên thực hiện ), có vai trò rất lớn trong trong việc
quyết định sự thành công của giờ trả bài trên lớp. Cho nên có nhiều thầy cô giáo xem
nhẹ việc thiết kế giáo án, thiếu sự đầu tư, ít tìm tòi sáng tạo. Chỉ soạn cho có để đối
phó.
+

Nguyên nhân thứ ba: Như đã nói ở trên, các cơ sở dữ liệu cần thiết để phục
vụ cho việc thiết kế giáo án là từ khâu chấm bài. Thế nhưng vì khâu chấm bài không
đầu tư thỏa đáng dẫn tới việc thiết kế giáo án thiếu cơ sở và không có chiều sâu.
- Cách thức tổ chức thực hiện việc trả bài trên lớp chưa hợp lí, chưa khoa học
hoặc sử dụng phương pháp chưa phù hợp. Thực tế qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận
thấy Tổ chuyên môn chưa dành nhiều thời gian để trao đổi thảo luận bàn về phương
pháp thực hiện chuyên đề này. Vì vậy có một số tiết trả bài thầy cô ít quan tâm, thực
hiện còn nhiều lúng túng và thường không đạt được hiệu quả của tiết dạy. Cụ thể qua
khảo sát tình hình thực tế, chúng tôi nhận thấy:
+ Có một số thầy cô thường lên lớp với tâm lí “trả bài cho học sinh, vào điểm là
xong nhiệm vụ” nên dạy đơn giản hóa, chưa đảm bảo nội dung kiến thức, chưa đáp
ứng được mục đích yêu cầu của một tiết trả bài ( không rèn cho học sinh những kỹ
năng cần thiết: phân tích đề, tìm ý và lập dàn ý; diễn đạt ý, từ, câu, đoạn; chỉ ra những
lỗi sai cơ bản, phân tích nguyên nhân sai, sữa lỗi ) hoặc không có phần đọc mẫu hay
chỉ ra và bình những “lời hay ý đẹp” trong một số bài làm của học sinh mà theo tôi là
rất quan trọng để các em học tập, rút kinh nghiệm. Từ đó giúp học sinh biết cách sử
dụng tiếng Việt không những đúng mà còn sử dụng hay (có nghệ thuật) trong giao
tiếp, tư duy, học tập đạt hiệu quả.
6
+ Có thầy cô không xác định đúng trọng tâm bài học nên có tiết thì nặng về lí
thuyết mà không chú trọng rèn luyện cho học sinh kỹ năng thực hành. Có tiết nặng về
nêu ưu điểm nên học sinh chưa nhận thức được lỗi sai của mình và lần sau các em vẫn

mắc lại những lỗi đó. Có tiết nặng về nêu khuyết điểm, chỉ trích những học sinh hay
mắc nhiều lỗi nên gây một không khí căng thẳng, nặng nề, học sinh dễ sinh ra tâm lí
sợ tiết trả bài (cảm giác xấu hổ vì bị nêu tên) và chán học môn Văn.
+ Có những tiết mặc dù thầy cô thực hiện nội dung tương đối đảm bảo nhưng
lại sử dụng phương pháp không phù hợp. Thay vì sử dụng phương pháp trao đổi thảo
luận nhóm và làm việc cá nhân ở những phần thực hành (phân tích đề, tìm ý và lập
dàn ý; sữa lỗi ) để phát huy vai trò tích cực chủ động của học sinh. Đó cũng là cách để
học sinh dễ nắm vững và khắc sâu kiến thức. Thì ngược lại, giáo viên sử dụng phương
pháp thuyết trình, áp đặt cho học sinh cách hiểu của mình. Những tiết lên lớp như thế
cũng không thể đạt được thành công.
+ Có những tiết, thầy cô còn lệ thuộc quá nhiều vào giáo án; chưa linh động
trong việc tổ chức và phân bố thời gian hợp lí giữa các phần, các khâu dẫn đến việc
không hoàn thành kế hoạch bài giảng hoặc kết thúc bài giảng quá sớm trước thời gian
45 phút của tiết học.
2.2. Về phía học sinh:
Kết quả khảo sát trên bài làm cho thấy chất lượng bài viết của các em chưa đạt
kết quả như mong muốn. Số lượng bài đạt điểm khá giỏi rất ít. Nhiều bài diễn đạt còn
lủng củng, lập luận thiếu tính chặt chẽ, không lôgic hoặc văn viết rối không thoát ý;
còn sai sót nhiều về lỗi chính tả, dùng từ, viết câu, thậm chí có những lỗi chính tả
thông thường nhưng qua nhiều bài liên tiếp vẫn mắc lại những lỗi đó. Có những bài
làm là Nghị luận văn học nhưng các em lại không thuộc dẫn chứng ( thơ, văn) hoặc
viết sai kiến thức ( về tác giả hoặc về tác phẩm) đã có sẵn trong sách giáo khoa. Có
những bài làm là Nghị luận xã hội các em viết sơ sài, khô khan thiếu dẫn chứng thực
tế từ cuộc sống, bài làm không có chiều sâu.
Thực tế này cũng xuất phát từ hai nguyên nhân:
+ Nguyên nhân chủ quan: Do các em thiếu sự đầu tư chuẩn bị, ít đọc sách,
không nắm chắc kiến thức và yêu cầu của đề bài, lười suy nghĩ, vốn sống “nghèo”,
kiến thức “hạn hẹp” hoặc không có hứng thú học tập đối với bộ môn Văn. Bao hàm
trong đó có cả những em có thái độ học lệch môn, ….
+ Nguyên nhân khách quan: Một phần do khâu chuẩn bị và quy trình tổ chức

tiết dạy của giáo viên (như đã phân tích ở trên), một phần do phương pháp lên lớp của
giáo viên không phù hợp, chưa điều khiển được học sinh hoặc còn áp đặt khiến học
sinh thụ động tiếp thu, cũng có thể do giáo viên chưa động viên hoặc chưa tạo điều
kiện cho học sinh phát huy khả năng và vai trò của mình…
III Tổ chức thực hiện
1. Giải pháp thực hiện
7
Để thực hiện một tiết trả bài trên lớp được thành công, mỗi thầy cô giáo cần phải
thể hiện được năng lực chuyên môn, lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm và tâm
huyết đối với nghề nghiệp cũng như đối với học sinh qua ba công việc sau đây:
1.1. Công việc chấm bài:
- Thầy cô giáo cần chấm bài với một tinh thần, thái độ nghiêm túc, khách quan,
vô tư; bám sát yêu cầu của đề và đáp án ghi điểm chính xác; phần nhận xét ghi rõ
ràng, cụ thể những ưu điểm và hạn chế của bài làm, giúp học sinh nhận ra được
những ưu điểm, nhược điểm của bản thân về kiến thức và kỹ năng từ bài làm văn này;
từ đó rút kinh nghiệm cho bài làm văn tiếp theo đạt kết quả cao hơn.
- Song song với việc chấm bài kỹ lưỡng thì giáo viên cần có thêm một cuốn sổ
riêng – tạm gọi là “sổ chấm bài”. Sổ này dùng để ghi nhận lại những lỗi sai cơ bản
của học sinh . Tùy vào tình hình thực tế sau mỗi bài viết, thầy cô chỉ cần chọn lọc
một số lỗi sai cơ bản về kiến thức và kĩ năng mà học sinh hay mắc nhiều nhất để làm
cơ sở cho việc soạn giảng, các lỗi còn lại thầy cô phê trên bài làm của học sinh. Vì
thời lượng có hạn thầy cô không nhất thiết ghi lại tất cả các lỗi sai của tất cả học sinh.
Bởi như thế sẽ không đảm bảo về mặt thời gian và chất lượng của giờ dạy. Sau đó,
giáo viên chuẩn bị sẵn phần này trên máy chiếu hoặc trên bảng phụ.
- Sau khi chấm bài xong, giáo viên nên có một cái nhìn tổng quát để chọn bài
viết tiêu biểu (một bài viết tốt nhất) hoặc bài làm có cách dùng từ, viết câu hay, dựng
đoạn tốt hoặc những “ lời hay ý đẹp” ( thường là dài, không có thời gian ghi chép lại
vào sổ), giáo viên nên đánh dấu trên bài làm của học sinh, có thể chụp hình lại và đưa
lên máy chiếu. Đây cũng là một việc không thể thiếu trong quá trình lên lớp góp phần
tạo nên hiệu quả giáo dục tích cực của tiết trả bài. Bởi tâm lí con người ai cũng vậy,

đặc biệt là học sinh, các em rất muốn được khen, được tuyên dương. Người được
khen sẽ có thêm động lực để phấn đấu, người học yếu sẽ cố gắng để được khen.
Không chỉ có vậy, việc đọc những bài viết tốt trong giờ trả bài còn giúp cho học sinh
tham khảo được cách viết tốt để các em học tập và rút kinh nghiệm cho bài làm văn
của mình.
- Bước cuối cùng của việc chấm bài là thống kê chất lượng bài viết theo mẫu.
Sau đó so sánh đối chiếu với kết quả ở bài viết trước để đánh giá tình hình học tập của
từng lớp và giữa các lớp, theo dõi sự tiến bộ của học sinh và nhìn lại chất lượng dạy
học của mình để đưa ra những giải pháp kịp thời, phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả
dạy bộ môn Ngữ văn.
1.2. Công việc thiết kế giáo án:
Sau khi hoàn tất những công việc trên, giáo viên mới có đủ cơ sở để thiết kế
giáo án. Bài soạn phải có đủ các bước lên lớp và thể hiện rõ: mục đích, yêu cầu; đảm
bảo tính hệ thống, đủ nội dung, xác định đúng trọng tâm; phương pháp dạy học; cụ
thể hóa các nội dung hoạt động và sự tích hợp giữa các phân môn. Để làm rõ phần
này, tôi xin minh họa một giáo án của tiết Trả bài Tập làm văn số 6 ở khối 12
8
Tiết 81 – TLV :
TRẢ BÀI SỐ 6
A/ Muc tiêu cần đạt
1. Về kiến thức: Ôn tập, củng cố kiến thức về nghị luận văn học; tích hợp các
kiến thức về Văn, Tiếng Việt đã học.
2. Về kỹ năng: Rút kinh nghiệm cả về kiến thức lẫn kĩ năng viết một bài văn
nghị luận; rèn luyện kĩ năng phân tích đề và lập dàn ý.
3. Về thái độ: Có ý thức, thói quen tìm hiểu đề, lập dàn ý và vận dụng các thao
tác lập luận phù hợp khi làm bài nghị luận văn học; khắc phục những sai sót về lỗi
chính tả, dùng từ, viết câu, dựng đoạn
B/Chuẩn bị bài học
1. Giáo viên:
1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức học sinh hoạt động tiếp nhận bài học: Phát

vấn, trả lời câu hỏi, thảo luận, sửa lỗi
1.2. Phương tiện dạy học: Sách giáo khoa và sách giáo viên Ngữ văn 12,
chuẩn kiến thức.
2. Học sinh: SGK, sách tham khảo, soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK.
C/Hoạt động dạy học
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: Thông qua
3.Bài mới: ( Lời vào bài …)
9
Họat động của GV &
HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tạo tâm
thế cho học sinh tham gia
tiết trả bài
- Giới thiệu qua cấu trúc
bài học
Hoạt động 2: Gọi HS
nhắc lại đề và GV ghi đề
lên bảng, phân tích đề
- Yêu cầu HS phân tích
đề: HS làm việc cá nhân
trả lời, GV nhận xét, chốt
ý.
Hoạt động 3: Lập dàn ý:
Sử dụng hình thức vấn -
đáp tại chỗ ( từ 3- 5 HS).
- HS nhắc lại thế nào là
lập dàn ý? Xác định luận
điểm, luận cứ. Cách lựa

chọn và sắp xếp ý?
( học sinh trình bày việc
lựa chọn và sắp xếp ý của
bản thân)

Đề: Phân tích nhân vật người đàn bà trong tác phẩm
Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
I. Tìm hiểu đề:
- Vấn đề cần nghị luận: Phân tích nhân vật người đàn bà
trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.
- Yêu cầu về phương pháp: Sử dụng thao tác lập luận
chính: phân tích kết hợp các thao tác chứng minh, bình
luận.
- Phạm vi tư liệu: Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu.

II. Lập dàn ý:
A. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu.
- Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.
- Giới thiệu nhân vật.
B. Thân bài:
1. Giới thiệu lai lịch, ngoại hình:
- Lai lịch: Được gọi một cách phiếm định: người đàn bà,
mụ, chị ta
> Chị không phải là một trường hợp cá biệt mà là một
điển hình khát quát cho rất nhiều những người phụ nữ
vùng biển khốn khổ.
- Ngoại hình: Trạc ngoài 40, thô kệch, mặt rỗ, khuôn
mặt mệt mỏi, tái ngắt, quần áo rách rưới bạc phếch.

-> Gợi ấn tượng về cuộc sống lam lũ, vất vả, bất hạnh.
10
- Cuối cùng GV tổng hợp
ý kiến của HS rồi nhận
xét, bổ sung để hoàn
chỉnh dàn ý theo bố cục 3
phần: mở bài, thân bài,
kết bàià (trình chiếu dàn
ý lên bảng phụ ).
Hoạt động 4: Nhận xét
chung:
- Giáo viên nhận xét cụ
thể bài làm của học sinh
về ưu điểm, khuyết điểm.
2. Số phận:
- Cuộc sống nghèo khổ, lam lũ.
- Nạn nhân của nạn bạo hành gia đình.
+ Bị bạo hành về thể xác.
+ Bị giày vò về tinh thần.
3. Vẻ đẹp tâm hồn:
a. Tâm hồn sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời:
- Hiểu được sự khó nhọc, nguy hiểm của nghề đi biển.
- Hiểu được thiên chức của người phụ nữ
- Hiểu được nỗi khổ của chồng.
b. Tấm lòng nhân hậu, bao dung: Trong cách nhìn nhận,
đánh giá người chồng.
c. Vẻ đẹp của tình mẫu tử:
- Thể hiện ở đức hi sinh.
- Tình mẫu tử không chí thể hiện qua nước mắt mà còn
thể hiện qua niềm vui dẫu hiếm hoi, ít ỏi – niềm vui chắt

ra từ cay đắng, nhọc nhằn.
4. Nghệ thuật: Phân tích nhân vật sắc sảo, ngôn ngữ sinh
động, phù hợp với tính cách của nhân vật, lời văn giản dị
mà sâu sắc.
C. Kết bài: Đánh giá chung về nhân vật
III. Nhận xét :
1. Ưu điểm :
- Nhìn chung đa số các em biết cách làm bài nghị luận văn
học khai thác đúng nội dung, xác định đúng kiểu bài, biết
vận dụng một số thao tác lập luận, diễn đạt lưu loát, văn
viết có cảm xúc; đảm bảo về mặt bố cục.
- Nhiều em trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, trình bày
cẩn thận, viết đúng chính tả, dùng từ, đặt câu
- Đa số hiểu đề, xác định đúng yêu cầu, bài làm khai thác
đúng hướng.
2. Nhược điểm :
- Một số bài còn sai sót về lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,
diễn đạt
11
- GV trình chiếu kết quả
thống kê điểm cụ thể.
Hoạt động 5: Sửa lỗi
- GV trình chiếu lên bảng
phụ những lỗi sai cơ bản
của HS về: chính tả, dùng
từ, viết câu
- Chia lớp thành 4
nhóm( mỗi nhóm ứng với
- Sự kết hợp các thao tác nghị luận chưa hài hòa, chưa phù
hợp với từng ý.

- Một số bài còn thiếu ý, ý không rõ, sắp xếp ý không hợp
lí.
3. Thống kê kết quả cụ thể:
LỚP SS
GIỎI KHÁ TB YẾU KÉM
S
L
% SL % SL %
S
L
%
S
L
%
12
A
29 2
5,
5
%
10
38,
9%
12
44,5
%
5
1
1,
1

%
0 0
IV. Sửa lỗi:
1. Chính tả
(1). Từ đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX chuyển sang cảm
hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và chiết lí nhân
sinh.
- Lỗi sai: sai phụ âm đầu: chiết lí
- Cách sửa: Từ đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX chuyển
sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí
nhân sinh
(2). Nghệ sĩ Phùng sẳn sàn giúp đỡ người đàn bà.
- Lỗi sai: sai dấu thanh, sai phụ âm cuối: sẳn sàn
- Cách sửa: Nghệ sĩ Phùng sẵn sàng giúp đỡ người đàn
bà.
(3). Trong tp Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn nguyễn
minh châu.
- Lỗi sai:
+ Viết tắt: tp
12
một ngữ liệu)
1. Ngữ liệu 1: Lỗi chính
tả
2. Ngữ liệu 2: Lỗi dùng
từ
3. Ngữ liệu 3: Lỗi ngữ
pháp
4. Ngữ liệu 4: Lỗi về kiến
thức trong tác phẩm
à Yêu cầu HS trao đổi

thảo luận theo nhóm: chỉ
ra lỗi sai ở từng nhóm
(chính tả, dùng từ, viết
câu), phân tích nguyên
nhân sai, sửa lại cho
đúng.
- GV giám sát quá trình
hoạt động nhóm, sau 5
phút lần lượt gọi đại diện
mỗi nhóm (hoặc cũng có
thể gọi bất kì một HS
trong nhóm) trình bày kết
quả thảo luận, yêu cầu
HS dưới lớp theo dõi,
+ Tên riêng không viết hoa: nguyễn minh châu.
- Cách sửa: Trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa
của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
(4). Chiếc thuyền ngoài xa là 1 trong những tác phẩm xuất
sắc của Nguyễn Minh Châu. - Lỗi sai: viết số: 1
- Cách sửa: Chiếc thuyền ngoài xa là một trong những
tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Minh Châu.
2. Từ ngữ:
(1). Nguyễn Minh Châu là nhà văn tài ba, xuất chúng
của văn học Việt Nam sau năm 1975.
- Lỗi sai: dùng từ sáo rỗng: tài ba, xuất chúng
- Cách sửa: Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu
của văn học Việt Nam sau năm 1975.
3. Ngữ pháp
(1). Từ đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX chuyển sang cảm
hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và chiết lí nhân

sinh.
- Lỗi sai: Thiếu chủ ngữ ( chỉ có trạng ngữ và vị ngữ )
- Cách sửa: Từ đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX, ông
chuyển sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức
và triết lí nhân sinh.
(2).Trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn
Nguyễn Minh Châu
- Lỗi sai: Thiếu chủ ngữ và vị ngữ ( chỉ có trạng ngữ )
- Cách sửa: Thêm chủ ngữ và vị ngữ.
(3). Tác phẩm của ông, tác phẩm Chiếc thuyền ngoài
xa mang đậm cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức
và triết lí nhân sinh.
- Lỗi sai: Câu thừa chủ ngữ
- Cách sửa: Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu mang đậm cảm hứng thế sự với
những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh.
4. Kiến thức
(1). Từ xưa đến nay, vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ
luôn là một đề tài chủ đạo trong thơ văn. Nhiều tác giả đã
13
nhận xét, bổ sung, GV
tổng hợp ý kiến đi đến
kết luận ( vừa giảng vừa
trình chiếu đáp án cho HS
theo dõi).
à Phần này, giáo viên
xem xét ghi điểm hợp lí.
Hoạt động 6 : Đọc bài
mẫu cho học sinh tham
khảo ( bình 1 vài đoạn

tiêu biểu hoặc những “
lời hay ý đẹp”
Hoạt động 7: Trả bài –
vào điểm.
viết về đề tài này như Nguyễn Minh Châu, Đặng Trần
Côn, Nguyễn Du, Quang Dũng
- Lỗi sai:
+ Luận cứ lộn xộn, không theo trình tự thời gian:
Nguyễn Minh Châu, Đặng Trần Côn, Nguyễn Du, Quang
Dũng
+ Nhà thơ Quang Dũng không viết về đề tài người
phụ nữ.
- Cách sửa: Từ xưa đến nay, vẻ đẹp và số phận của
người phụ nữ luôn là đề tài chủ đạo trong thơ văn. Nhiều
tác giả đã viết về đề tài này như Đặng Trần Côn, Nguyễn
Du, Nguyễn Minh Châu
(2). Người đàn bà trạc ngoài 40, cao lớn với những đường
nét thô kệch. Khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy
hai con mắt.
- Lỗi sai: Nhầm lẫn với ngoại hình của nhân vật cô vợ
nhặt ( trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân )
- Cách sửa: Người đàn bà trạc ngoài 40, cao lớn với
những đường nét thô kệch. Khuôn mặt mệt mỏi sau một
đêm thức trắng để kéo lưới, tái ngắt và dường như
đang buồn ngủ.
V. Đọc bài mẫu cho học sinh tham khảo
VI. Phát bài-vào điểm .
4. C ủng cố: Nhắc lại những ưu khuyết điểm để học sinh rút kinh nghiệm.
5. D ặn dò : Chuẩn bị bài Ông già và biển cả - Hê-minh-êu.
RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY





14
1.3. Công việc tổ chức thực hiện việc trả bài trên lớp:
Trước hết giáo viên cần làm tốt các khâu chuẩn bị (đã nói ở trên) và phải có
“thiết kế giáo án”. Đó chính là cơ sở để giáo viên thực hiện việc giảng dạy trên lớp,
nó có vai trò rất lớn trong trong việc quyết định sự thành công của giờ dạy. Tuy nhiên,
một vấn đề khác cũng hết sức quan trọng giúp việc chuyển tải thành công từ bản
“thiết kế giáo án”(lý thuyết) bằng “ việc giảng dạy trên lớp” (thực hành) đó là sự phối
hợp nhịp nhàng từ hai phía: phía người dạy (giáo viên) và phía người học( học sinh).
Sự phối hợp nhịp nhàng đó, phụ thuộc vào năng lực sư phạm của mỗi giáo viên được
thể hiện qua các yếu tố sau:
- Sử dụng phương pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn và nội dung của tiết trả
bài. Cần chú ý rèn cho học sinh kỹ năng thực hành.
- Khả năng sáng tạo, linh hoạt trong khâu lên lớp.
- Phân phối thời gian hợp lí giữa các phần, các khâu.
- Điều khiển học sinh chủ động tích cực trong học tập (giáo viên là người tổ
chức, hướng dẫn; tổ chức các hoạt động nhóm, động viên và tạo điều kiện cho học
sinh phát huy khả năng và vai trò của mỗi cá nhân, vai trò của tập thể) .
- Cân nhắc trong lời nhận xét, kích thích sự hứng thú của học sinh, bồi dưỡng
cho học sinh lòng đam mê và yêu thích đối với môn học (đặc biệt ở phần nêu khuyết
điểm), để vừa giúp học sinh thấy được chỗ sai vừa tạo tâm lí học tập tích cực, thoải
mái.
- Cần chỉ ra và bình những chỗ hay trong một số bài làm của học sinh mà theo
chúng tôi là rất quan trọng để các em học tập, rút kinh nghiệm. Giáo viên cũng nên
tìm ưu điểm khác của học sinh để khen (về chữ viết, cách trình bày, về cách dùng từ,
về lối diễn đạt…) hoặc một ưu điểm nào đó dù rất nhỏ nhưng sẽ có tác dụng tích cực
về sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của học sinh.

2. Hiệu quả đạt được:
Sau một thời gian áp dụng nghiêm túc quy trình chấm - trả bài làm văn trên,
tôi vừa thực hiện vừa ghi nhận kết quả trong từng tiết trả bài. Điều quan trọng đầu tiên
tôi nhận thấy đó là tay nghề của người thầy đã được nâng cao hơn. Thứ hai là qua đối
chiếu so sánh, phân tích, tổng hợp, tôi nhận thấy đại đa số học sinh đã có những
chuyển biến tích cực trong việc làm bài viết cũng như trong giờ học tiết trả bài làm
văn, chất lượng dạy - học bộ môn cũng được nâng lên đáng kể. Cụ thể:
Học sinh hào hứng, chủ động, tích cực hơn với giờ trả bài Làm văn cũng như
việc học tập môn Ngữ Văn.
Đã hình thành thói quen phân tích đề, tìm ý và lập dàn ý trước khi làm bài.
Đã vận dụng tương đối tốt các thao tác lập luận trong bài nghị luận.
15
Các lỗi cơ bản đã giảm nhiều, số bài viết bị điểm yếu kém cũng giảm và số bài
đạt điểm từ trung bình trở lên đã tăng dần.
Kỹ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, viết mở bài, kết bài ở nhiều học sinh đã trở nên
thuần thục hơn,… Một số học sinh có khả năng đã viết được những đoạn, những bài
văn hay.
Nói chung sự tiến bộ của các em thể hiện cụ thể qua từng bài viết. Bảng thống
kê điểm số của học sinh qua các bài làm văn dưới đây phần nào thể hiện được hiệu
quả của việc áp dụng đề tài này trong việc dạy môn Ngữ Văn của chúng tôi tại đơn vị.
Bảng thống kê điểm số các bài làm văn trong năm học 2014-2015
Lớp: 11A và 11B Tổng số học sinh: 49
LỚP
BÀI
VIẾ
T
TỐT KHÁ
TRUNG
BÌNH
YẾU KÉM

SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL
Tỉ
lệ
11A/28
Bài số
4
2 4.1 15 30.6 22 44.9 10 21,4 0 0
11B/21 0 0
11A/28
Bài số
5
4 8.2 20 40.1 18 36.7 7 14.3 0 0
11B/21 0 0
IV. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Nói tóm lại, tiết trả bài Tập làm văn là tiết học rất quan trọng trong bộ môn Ngữ
văn, có vai trò rất lớn trong dạy học tiếng mẹ đẻ, giúp học sinh nhìn nhận, đánh giá
được năng lực của bản thân, từ đó biết tự điều chỉnh, khắc phục để hoàn thiện các kỹ
năng diễn đạt không chỉ trong làm văn mà trong cả giao tiếp, tư duy, học tập. Đồng
thời góp phần hình thành cho các em ý thức trách nhiệm, lòng tự trọng đối với sản
phẩm tinh thần do chính mình tạo ra. Vì vậy, mỗi thầy cô giáo cần có những nhận
thức sâu sắc về vị trí, vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của giờ trả bài làm văn để có
những giờ dạy hiệu quả, thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn. Năng lực
16
chuyên môn, lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm và tâm huyết của thầy cô giáo là
những yếu tố quan trọng nhất giúp soạn giảng thành công tiết trả bài.
1. Bài học kinh nghiệm:
- Để soạn giảng thành công một tiết trả bài Tập làm văn, đòi hỏi mỗi thầy cô
giáo phải dành nhiều thời gian cho việc chuẩn bị từ khâu chấm bài đến khâu thiết kế
giáo án và cuối cùng là khâu thực hiện việc giảng dạy (trả bài) trên lớp.
- Khâu chấm bài là cơ sở để soạn giáo án. Giáo án chính là cơ sở để giáo viên

thực hiện trên lớp ( dù giáo viên có tay nghề vững vàng nhưng thiếu giáo án thì chất
lượng giáo dục cũng sẽ không hoàn toàn đạt hiệu quả).
- Giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo trong khâu tổ chức các hoạt động trên lớp
và phải có sự phối hợp nhịp nhàng từ hai phía: phía người dạy (giáo viên) và phía
người học( học sinh).
2. Những ý kiến đề xuất:
2.1. Đối với tổ bộ môn và ban chuyên môn nhà trường: Tổ chức Hội thảo
chuyên đề về cách soạn giảng tiết trả bài Tập làm văn.
2.2. Đối với giáo viên:
- Cần tăng cường dự giờ học hỏi rút kinh nghiệm ở các tiết trả bài.
- Cần đầu tư cho khâu chuẩn bị tiết dạy một cách thỏa đáng.
Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đúc rút được qua nghiên cứu tài liệu và
thực tế giảng dạy. Có thể chưa thực sự sâu sắc và có sức thuyết phục cao, rất mong
được sự góp ý của quý thầy cô.

Thống nhất, ngày 12 tháng 05 năm 2015

Người viết

Cáp Thị Thu Hiền
17
TÀI LIỆU TAM KHẢO
1. Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ Văn lớp 10, 11, 12 (cơ bản và nâng cao)
- Bộ Giáo dục và Đào tạo - Nxb Giáo dục, Hà Nội – 2013.
2. Phương pháp dạy học Tiếng Việt – Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh
Toán - Nxb Giáo dục, Hà Nội – 2001.
3. Phương pháp dạy học Văn Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh
Hùng, Trần Thế Phiệt Nxb ĐHQG, Hà Nội – 2005.
4. Một số vấn đề lý luận và phương pháp trong sách Làm văn lớp 12 CCGD –
Trần Đình Sử, Phan Trọng Luận, Nguyễn Quang Ninh, Đỗ Ngọc Thống – Nxb ĐHSP,

Hà Nội – 1992.
5. Cách hướng dẫn học sinh lớp 12 nhận diện và chữa lỗi sai trong bài Tập làm
văn - Hà Thị Quyến – tạp chí Ngôn Ngữ - 2001.
18
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị .TT GDTX Thống Nhất
–––––––––––

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
Thống nhất, ngày 10 tháng 05 năm2015
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: .2014-2015
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: .Phương pháp để dạy tốt tiết trả bài làm văn
Họ và tên tác giả: .Cáp Thị Thu Hiền . Chức vụ: Phó giám đốc
Đơn vị: .Trung tâm GDTX Thống Nhất
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: .Ngữ Văn 
- Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: 
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành 
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay
tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả

cao 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay
tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 
Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại 
Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của
người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình.
Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm này đã
được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh giá; tác giả
không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của
chính tác giả.
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và người có
thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm.
19
BM04-NXĐGSKKN
NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN XÁC NHẬN CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
20
21

×