Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm MỘT VÀI KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC HIỆU QUẢ ( BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (714.35 KB, 29 trang )

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. Thông tin chung về cá nhân :
Họ và tên : Nguyễn Thị Bình
Sinh ngày 15 tháng 10 năm 1961
Nam , nữ : Nữ
Địa chỉ : 30 Nguyễn Bỉnh Khiêm Long Khánh Đồng Nai
Điện thoại : 0976913964
E- mail:
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác : Tổ văn Trường THPT Long Khánh Đồng Nai
II . Trình độ đào tạo :
Học vị ( hoặc trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất ): Đại học
Năm nhận bằng : 1983
Chuyên ngành đào tạo : Sư phạm Văn
III . Kinh nghiệm khoa học
Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Giảng dạy môn Ngữ văn THPT
Số năm kinh nghiệm : 33 năm
Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong năm năm gần đây :
1. Bồi dưỡng học sinh giỏi văn
2. Để thực hiện tốt nhiệm vụ tư vấn thúc đẩy trong công tác thanh tra
3. Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ đọc văn nghị luận
4. Phối hợp giữa giáo viên và học sinh để nâng cao hiệu quả giờ dạy Ngữ
văn
1
MỘT VÀI KINH NGHIỆM
GIÚP HỌC SINH ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC HIỆU QUẢ
( BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG )
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Nâng cao chất lượng dạy và học là vấn đề mà ngành giáo dục quan tâm hàng
đầu. Bởi vậy mỗi giáo viên có tâm huyết với nghề nghiệp luôn cố gắng tìm tòi
những phương pháp tối ưu nhất để nâng cao chất lượng. Nhất là giáo dục phẩm


chất tâm hồn cho học sinh thông qua những môn học đặc thù như Văn học.
- Trong chương trình Ngữ văn bậc THPT hiện hành số lượng bài học Văn Bản
Văn Học chiếm phần lớn so với các bài học về Tiếng Việt và lý thuyết Làm
Văn
- Một thời gian khá dài chúng ta đã và đang dần vượt ra khỏi cách dạy học theo
lối truyền đạt mà hướng tới cách dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Bởi thế,
môn học Ngữ Văn trong các bậc THPT đang từng ngày đổi mới.
Tuy vậy, lối dạy và học tác phẩm Văn học theo thói quen cũ là giảng văn
vẫn phổ biến , là việc giáo viên cố gắng đọc kỹ phân tích thật kỹ, hiểu thật sâu
tác phẩm, tìm lời lẽ, cách diễn đạt thật hay để truyền thụ cho học sinh. Học
sinh rung động với những hiểu biết, cảm thụ mới từ giáo viên truyền qua mà
hình thành năng lực văn cho mình. Xưa nay lối dạy và học văn ấy vẫn đạt
những hiệu quả nhất định . Nhưng thực chất đó vẫn là lối học thiếu tich cực.
Hiệu quả môn học chỉ dừng ở hiệu ứng “lây lan” cảm xúc. Giáo viên vẫn là
người “ đọc hộ” , “ học thay” , học sinh tích lũy vốn kiến thức một cách thụ
động. Khả năng tự học dần bị triệt tiêu.
Giáo sư Trần Đình Sử đã chỉ rõ : “ Sai sót của quan niệm về phương pháp
dạy học văn trên xét theo tinh thần giáo dục hiện đại rất dễ nhận thấy. Bởi vì
bản thân văn học nghệ thuật và nói chung các văn bản là sáng tạo ra cho từng
người đọc, và mỗi người đọc phải tự mình đọc lấy thì hình tượng, cảm xúc và
nội dung mới từ văn bản dấy lên trong lòng mình. Người ta không ai thưởng
thức hộ cái đẹp, phong cảnh… cho người khác, xem hộ một bộ phim, thưởng
thức hộ một bài hát, bài thơ cho kẻ khác, vậy mà bao nhiêu năm, thầy giáo làm
người thưởng thức văn chương hộ rồi giảng lại cái hay cho học sinh chép. Đến
lượt thi cử, học sinh chỉ cần thuộc lời thầy là làm được bài, tự mình không cần
đọc vẫn thi được. Cách dạy đó đi ngược lại bản chất của văn chương, đi
ngược lại nguyên tắc dạy học, là phương pháp cách ly tốt nhất học sinh –
người đọc khỏi tác phẩm, làm cho học sinh không có dịp trực tiếp đối diện với
văn bản, do đó không có thói quen tự mình khám phá văn bản và tất nhiên
đánh mất luôn năng lực tự học của họ” ( Đọc- hiểu văn bản – một khâu đột

phá trong nội dung và phương pháp dạy đọc văn- Trần Đình Sử )
- Đặt ra yêu cầu đổi mới dạy và học tác phẩm Văn chương theo phương pháp
Đọc – hiểu văn bản trong hoàn cảnh dạy và học hiện nay vẫn là bước “ đột
phá” với nhiều khó khăn về khách quan – hoàn cảnh xã hội , điều kiện học tập,
chương trình giảng dạy nhiều nhược điểm – và chủ quan – giáo viên và học
sinh
- Nghiên cứu đề tài này, nhằm đúc rút những kinh nghiệm dạy Ngữ Văn phù
hợp với yêu cầu đổi mới hiện nay, góp phần hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn
2
bản văn học có hiểu quả, nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ văn theo
yêu cầu mới
- Đề tài này đã nghiên cứu, thực hiện trong ba năm : Năm học 2012-2013;
2013-2014, 2014- 2015
- Đối tượng chủ yếu là các bài đọc văn trong chương trình , Giáo viên giảng
dạy và học sinh khối 11, 12, học sinh luyện thi Đại học, cao đẳng môn Ngữ
văn.
- Phương pháp nghiên cứu : Nghiên cứu lý luận, khảo sát thực tiễn…
- Đóng góp của sáng kiến : Giúp giáo viên và học sinh thực hiện có hiệu quả
các giờ dạy và học môn Ngữ văn, nhất là các giờ học Đọc – Hiểu văn bản. Ôn
tập kiến thức Tiếng Việt Làm văn , áp dụng kiến thức đó trong các bài tập thực
hành … nâng cao chất lượng dạy và học Ngữ văn
B. CƠ SỞ LÝ LUẬN
- Thế giới là vô hạn,kiến thức là vô cùng. Hiểu biết, suy nghĩ, cảm xúc của cá
nhân đã được con người thông minh tích lũy, lưu truyền trong không gian và
thời gian bằng văn bản . Đọc hiểu là hoạt động cơ bản của con người để chiếm
lĩnh văn hóa.
- Thế nào là ĐỌC HIỂU ?
+ OECD đưa ra định nghĩa sau đây về reading literacy: “Đọc hiểu là sự hiểu
biết, sử dụng và phản hồi lại trước một văn bản viết, nhằm đạt được mục đích,
phát triển tri thức và tiềm năng cũng như việc tham gia hoạt động của một ai

đó trong xã hội.”
+ UNESCO quan niệm về Literacy : “Đó là khả năng nhận biết, thấu hiểu, giải
thích, sáng tạo, trao đổi, tính toán và sử dụng những tài liệu viết hoặc in ấn kết
hợp với những bối cảnh khác nhau. Literacy đòi hỏi sự học hỏi liên tục cho
phép một cá nhân đạt được mục đích của mình, phát triển kiến thức, tiềm năng
và tham gia một cách đầy đủ trong xã hội rộng lớn.”
+ Theo PISA,“Đọc hiểu không chỉ còn là một yêu cầu của suốt thời kì tuổi thơ
trong nhà trường phổ thông, thay vào đó nó còn trở thành một nhân tố quan
trọng trong việc xây dựng, mở rộng những kiến thức, kĩ năng và chiến lược
của mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời khi họ tham gia vào các hoạt động ở
những tình huống khác nhau, trong mối quan hệ với người xung quanh, cũng
như trong cả cộng đồng rộng lớn. Qua đọc hiểu, năng lực và tri thức văn hoá
của từng người được bộc lộ , đồng thời làm xuất hiện kinh nghiệm văn hoá đọc
và làm biến đổi cách thức, chất lượng và tầm văn hoá đọc .
- Trong phạm vi bài viết tôi chỉ bàn đến vấn đề đọc – Hiểu văn bản văn học
- Đọc hiểu văn bản Văn học trong nhà trường phổ thông, nhất là ở bậc THPT
mấy năm gần đây đã được đặt ra như một trong những yêu cầu cấp bách hàng
đầu
Tác phẩm văn học là một loại văn bản có đặc trưng riêng, những giá trị văn
hóa riêng to lớn, qua các giá trị nhận thức, giáo dục, thẩm Mỹ, bằng ngôn từ,
hình tượng nghệ thuật, tác động sâu sắc đến trí tuệ tâm hồn con người, nên
việc dạy và học Ngữ Văn đã được cả thế giới cũng như mọi thời đại quan tâm.
Ở Việt Nam ( hay một số nước châu Á khác như Trung Quốc …) , ngày xưa
dùng khả năng văn học để chọn nhân tài . Ngày nay luôn là một trong những
3
môn học, môn thi bắt buộc trong các kỳ thi quốc gia. Ngày xưa đề cao khả
năng sáng tác, thời hiện đại còn đề cao khả năng thẩm bình. Muốn thẩm bình
được giá trị văn học phải có khả năng đọc hiểu văn bản . Vì vậy đọc hiểu văn
bản văn học đã thành đối tượng nghiên cứu khoa học . Năng lực văn chương đã
là một trong những tiêu chí đánh giá con người , đánh giá quá trình học tập của

học sinh. Cho nên ngành giáo dục cũng như giáo viên Ngữ văn tâm huyết đặc
biệt quan tâm đến năng lực đọc hiểu văn bản .
+ Trong bài “ Đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh - Nhìn từ yêu cầu
của PISA” , giáo sư Đỗ Ngọc Thống viết “ Một trong những mục tiêu quan
trọng của việc dạy học tiếng mẹ đẻ nói chung và tiếng Việt nói riêng là rèn
luyện cho học sinh sử dụng thành thạo bốn kĩ năng cơ bản: đọc, viết, nghe,
nói. Trong bốn kĩ năng ấy, càng học lên cao, kĩ năng đọc và đọc hiểu càng
được chú ý hơn cả”.
Trong quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn, nhiều nhà
nghiên cứu phương pháp giảng dạy, nhiều thầy cô giáo đã đưa chỉ ra thế nào là
Đọc – hiểu văn bản ? Phương pháp dạy Đọc –Hiểu văn bản khái quát như thế
nào ? . Như ThS. Phạm
Thị Thu Hiền (Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT) đã viết : “Về khái niệm,
dạy đọc hiểu là việc giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng những kỹ năng để
đọc hiểu văn bản thông qua các hoạt động, thao tác và theo một quy trình
nhất định nào đó. Đọc hiểu văn bản đề cao vai trò của chủ thể tích cực, sáng
tạo của học sinh trong hoạt động đọc. Song điều quan trọng là chúng ta cần
thay đổi quan điểm về việc sử dụng phương pháp dạy học ngữ văn nói chung
và phương pháp dạy học đọc hiểu nói riêng, nghĩa là không có một phương
pháp dạy học đọc hiểu duy nhất nào cả. Tùy thuộc vào loại văn bản, mục đích
đọc và đối tượng học sinh, người thầy được tự do lựa chọn bất kỳ phương tiện
giảng dạy và cách hướng dẫn nào mà họ muốn.”…
+ Trong bài “ Từ giảng văn qua phân tích tác phẩm đến dạy học đọc hiểu văn
bản Văn học” , giáo sư Trần Đình Sử cũng đã phân tích Thế nào là đọc- hiểu
văn bản từ nhiều góc độ như lịch sử , triết học ….
* Theo giáo sư , khái niệm đọc văn bản văn học nhìn chung có thể xác định
với sáu nội dung như sau:
. Đọc là hoạt động tâm lí nhằm giải mã văn bản. Một là chuyển văn bản
kí hiệu văn tự thành văn bản bằng ngôn ngữ tương ứng với văn bản chữ viết.
Hai là giải mã văn bản để tìm ý nghĩa.

. Đọc là hoạt động tìm nghĩa, và vì ý nghĩa là cái không hiển thị rõ ràng nên
đọc là hoạt động cảm thụ kết hợp với tư duy nhằm kiến tạo ý nghĩa. Đã có
vai trò của cảm thụ và tư duy thì đọc là hoạt động mang tính cá thể hoá cao độ,
gắn với trình độ, cá tính, trí tuệ của người đọc.
. Đã có vai trò của cảm thụ và tư duy thì đọc là hoạt động mang tính cá thể
hoá cao độ, gắn với trình độ, cá tính, trí tuệ của người đọc. Đọc hiểu là tự
hiểu. Không ai hiểu hộ được cho ai.
. Sự kiến tạo ý nghĩa xác định đọc là hoạt động sáng tạo.
. Hoạt động tìm nghĩa là quá trình đối thoại với tác giả và cộng đồng lí giải
– tính liên chủ thể, tính hợp tác.
4
 . Hoạt động chiếm lĩnh văn bản tất yếu phải xử lí mối liên hệ giữa văn
bản đang đọc với trường văn bản xung quanh – tính liên văn bản, hoạt động
liên kết văn hoá.
* Cũng theo giáo sư , Xuyên suốt tất cả các khâu đó là sự hiểu.
Khái niệm hiểu có nhiều bình diện nội dung.
. Theo cách hiểu thông thường, như trong Từ điển tiếng Việt , hiểu có
nghĩa là: Nhận ra ý nghĩa, bản chất, lí lẽ của cái gì, bằng sự vận dụng của trí
tuệ. Hiểu câu thơ. Hiểu vấn đề. Đọc thuộc nhưng không hiểu. Và biết được ý
nghĩ, tình cảm, quan điểm của người khác.
. Về mặt lí luận học tập, hiểu không phải giản đơn chỉ là nhận biết, một
tri thức nào đó, tiếp thu và nhắc lại một tri thức có sẵn nào đó theo quan niệm
sư phạm tiêu cực : dạy học là “truyền thụ” tri thức có sẵn cho người học, giống
như người ta “rót” tri thức từ đầu người thầy sang đầu đứa trẻ như thể rót nước
từ cái bình này sang cái bình khác. Hiểu thực chất là tự hiểu, nghĩa là làm cho
nảy sinh, sinh thành trong ý thưc của người học một tri thức mong muốn, nghĩa
là làm thayđổi tính chủ quan của người học. Thực chất của hiểu là năng lực
phản tư, phản tỉnh (réflexion), đọc hiểu là đọc với năng lực phản tư, suy ngẫm
những điều đọc được. Dạy đọc hiểu là dạy năng lực phản tỉnh, phản tư cho học
sinh. Hiểu bao gồm năng lực nhận ra điểu mình hiểu và điều mình không hiểu.

Theo quan điểm của lí thuyết kiến tạo, người học dùng phương thức của mình
mà xây dựng sự hiểu của mình đối với sự vật. Từ đó những người khác nhau
nhìn sự vật theo những góc độ khác nhau, không có tiêu chuẩn duy nhất cho sự
hiểu. Vì vậy trong học đọc, đối thoại, giao lưu, hợp tác học tập làm cho kết quả
đọc hiểu được toàn diện. Ở đây theo M. Bakhtin trong bài Phương pháp luận
nghiên cứu văn học, không có tiêu chuẩn chính xác, mà chỉ có tiêu chí chiều
sâu. Vấn đề là ai hiểu sâu hơn. Tiêu chí chính xác chỉ áp dụng cho tư liệu, trích
dẫn chứ không áp dụng cho sự hiểu.
.Về mặt triết học, hiểu là phương thức tồn tại của con người, một hiện
tượng xảy ra trong mọi mặt của đời sống loài người, là nền tảng của toàn bộ
kinh nghiệm nhân loại… Gadamer nói: “Năng lực hiểu là một giới hạn cơ bản,
có được nó con người mới có thể sống chung với người khác.” Là , phải đạt
đến chỗ dung hợp giữa tầm nhìn của tác phẩm và tầm nhìn của người đọc và
tạo ra ý nghĩa. Vì thế hiểu cũng là hiểu người khác và tự hiểu. Như vậy hiểu có
nghĩa là phản tư, đối thoại và giao lưu, một hoạt động sống, sáng tạo.
Tóm lại, đọc hiểu với hàm nghĩa sâu rộng của khái niệm hiểu là phần quan
trọng nhất của hoạt động đọc, thống nhất trong nó cả sự giải thích, phân tích và
ứng dụng, làm nền tảng cho sự hình thành tư tưởng, tình cảm, thế giới quan, thị
hiếu thẩm mĩ của người đọc” ….vv và vv
- Ở đây, tôi, một giáo viên trực tiếp giảng dạy, không khái quát, nhận định có
tính chất lý thuyết mà qua học tập lý thuyết từ các nhà lý luận , áp dụng thực
tiễn , đúc rút những kinh nghiệm của mình và đồng nghiệp , chia sẻ từ
những việc làm có hiệu quả thực tế trong mấy năm qua, cùng nhau nâng cao
chất lượng dạy và học môn Ngữ văn trong trường THPT
C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIẢI PHÁP .
- Chủ trương mô hình dạy học thời gian gần đây là lấy học sinh làm trung
tâm, nhưng giáo viên vẫn là nhân tố quyết định đối với chất lượng giáo dục, là
5
nhà giáo dục. Người thầy vẫn là người định hướng, thiết kế chỉ đạo, hướng dẫn
học sinh quá trình Đọc- Hiểu văn bản . Giáo viên phải hiểu văn bản. Phải

nghiên cứu mọi khả năng tạo nghĩa của văn bản, giải mã các biểu tượng văn
chương trong văn bản.
Trong bất cứ công việc nào , nắm vững đặc điểm , hiểu sâu , nắm chắc đối
tượng, thao tác nghề nghiệp thành thục sẽ tạo cho người thực hiện công việc
có thái độ tự tin, tự do, phong thái ung dung, thoải mái . Giáo viên Văn cũng
vậy. Việc hiểu sâu tác phẩm, hiểu sâu sắc học sinh thì khi đứng trước lớp và
nhất là đứng trước mọi tình huống do thực tiễn dạy học văn tạo nên sẽ tự tin và
việc dạy và học sẽ có hiệu quả.
Lấy học sinh làm trung tâm là lấy tinh thần, ý thức chủ thể của học sinh trong
hoạt động học tập thì, trong giờ học học trò phải tự mình đọc, tự mình phán
đoán, tự mình nêu câu hỏi…dưới sự chỉ đạo, gợi ý của thầy. Nghĩa là giáo viên
phải làm cách nào đó để học sinh luôn bám sát tìm hiểu văn bản.
- Văn bản là tồn tại duy nhất của tác phẩm của nhà văn, là yêú tố mang chở
toàn bộ nội dung, ý nghĩa, tình cảm, mĩ cảm mà nhà văn gửi gắm và người đọc
chỉ có thể tự mình đọc để khám phá và thưởng thức.
+ Văn bản văn học không đơn giản chỉ là văn bản ngôn từ có nghĩa thông
báo , nghĩa sự việc mà còn có nghĩa tình thái. Có thể nói từng câu, từng đoạn
trong văn bản văn học luôn mang nghĩa tình thái cao.
+ Trong văn bản văn học có hai thế giới cùng tồn tại song song . Ngoài thế
giới khách quan được phản ánh còn có cả thế giới tâm hồn của nhà văn, một
thế giới của tư duy và cảm xúc mang ý nghĩa sâu xa về cuộc sống của con
người. Hai thế giới ấy được thể hiện trong cách lựa chọn , sử dụng ngôn từ để
diễn đạt của nhà văn. Toàn bộ hình thức nghệ thuật của văn bản văn học đều
tập trung làm nổi bật vấn đề mà nhà văn nhà thơ muốn đề cập đến, làm nổi bật
nội dung của tác phẩm. Như vậy khi đọc hiểu văn bản văn học trong các giờ
đọc văn chúng ta tập trung giúp học sinh nắm bắt hai giá trị cơ bản của văn bản
là nội dung và nghệ thuật.
Sau đây là những công việc tôi đã thực hiện có hiệu quả.
1. Chuẩn bị :
a. Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn lại một số kiến thức Tiếng Việt và

Làm văn có liên quan : ( có thể giáo viên làm giúp học sinh việc này bằng
cách hệ thống kiến thức )
Để đảm bảo hiệu quả các giờ đọc văn
* Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn lại một số kiến thức Tiếng Việt và
Làm văn có liên quan tới những câu hỏi dẫn dắt đọc hiểu văn bản của giờ học
hôm đó.
* Giáo viên cần chú ý thiết kế hệ thống câu hỏi giúp học sinh đi sâu vào
nội dung và nghệ thuật của văn bản. Tùy theo đối tượng học sinh ( đang
học chương trình lớp 10, 11 hay 12 , ở giai đoạn nào trong chương trình
đang học) mà chuẩn bị các loại câu hỏi và bài tập khác nhau. Hiệu quả
một bài Đọc hiểu văn bản phụ thuộc rất lớn vào việc làm này của giáo
viên.
Ví dụ:
6
- Ở lớp 10: giáo viên chuẩn bị, ngoài các câu hỏi xác định kiến thức liên
quan , ý nghĩa nội dung văn bản, là các kiểu câu hỏi về hình thức nghệ
thuật của văn bản với kiến thức Tiếng Việt , Làm Văn, Đọc Văn đã được
học ở lớp dưới như phân loại từ , nghĩa của từ , biện pháp tu từ về từ ,
phương châm hội thoại, phương thức miêu tả, thuyết minh , biểu cảm ,
điển tích, điển cố,ước lệ, tượng trưng … phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (
đầu năm) , phong cách ngôn ngữ nghệ thuật ( cuối năm )…
- Ở lớp 11: Ngoài những câu hỏi đặt ra như lớp 10 , thêm những loại câu hỏi
khác liên quan đến kiến thức Làm Văn và Tiếng Việt vừa được học ở lớp 11
như Ngữ cảnh, phong cách ngôn ngữ báo chí, phong cách ngôn ngữ chính luận
… biểu hiện của cảm hứng hiện thực , lãng mạn, cái tôi …vv
- Ở lớp 12: Tiếp tục áp dụng các loại câu hỏi như ở lớp 10, 11 thêm các
kiến thức mới như luật thơ , phong cách ngôn ngữ khoa học, phong cách
ngôn ngữ hành chính, tu từ về ngữ âm , về câu , diễn đạt, thao tác lập
luận, phương thức biểu đạt … vv.
* Từ đặc điểm cụ thể của văn bản, giáo viên thiết kế câu hỏi cho học sinh

đọc hiểu tác phẩm.
Mỗi bài tập thường có 4 câu hỏi. Câu đầu tiên thường là xác định nội
dung văn bản ( khái quát và cụ thể các khía cạnh ) . Các câu sau thiên về
tìm hiểu khám phá các hình thức nghệ thuật và tác dụng của các hình
thức ấy
Nghĩa là hệ thống câu hỏi phải chú trọng tích hợp kiến thức ba phân
môn, theo sát chương bài học và tiến trình giảng dạy. Ngoài ra còn chú ý
tích hợp các môn học liên quan như Sử , Địa , Giáo dục công dân…
Sau đây là một số loại câu hỏi và hướng dẫn học sinh trả lời mà tôi đã áp
dụng:
*. Về việc xác đinh nội dung và các thông tin quan trọng của văn bản;
hiểu ý nghĩa của văn bản, tên văn bản, thể loại văn bản : ( Dự kiến một số
loại câu hỏi và y/c trả lời )
+ . Loại câu hỏi 1 :
- Văn bản nói về ( miêu tả, thuật lại, khẳng định, đề cập …. ) điều gì ? hay “
hãy xác định nội dung của đoạn” …
- Đặt tên cho văn bản
Đối với dạng câu hỏi này, cần:
- Đọc kỹ văn bản. Xác định câu chủ đề sẽ có nội dung chính
- Từ nội dung chính , tìm từ ngữ quan trọng khác theo nhóm. Khái quát ý
nghĩa các từ ngữ đó ( nghĩa đen, nghĩa bóng…. ) sẽ có các khía cạnh của nội
dung.
- Từ nội dung chính khái quát thành một từ hoặc cụm từ để đặt tên cho văn
bản.
+ . Loại câu hỏi 2 : Câu ( nào đó trong văn bản ) …. Có ý nghĩa gì ?
Đối với dạng câu hỏi này, cần:
- Đọc kỹ lại câu văn ( hay dòng thơ ) đó.
- Xem xét kỹ vấn đề được hỏi
7
- Xác định các loại nghĩa có thề có từ câu văn ( hoặc thơ ) trong mối quan hệ

với các câu khác trong văn bản , nhất là câu đi liền trước và sau nó.
* . Về biểu hiện và tác dụng của các hình thức nghệ thuật
Đây là điều kiện giúp giáo viên ôn tập, củng cố - Kiểm tra kiến thức Tiếng
Việt và Làm Văn- Kiểm tra , đánh giá mức độ hiểu văn bản của học sinh :
Giáo viên cần bám sát đặc điểm loại thể văn bản để đặt câu hỏi phù hợp.
Chẳng hạn:
- Văn chính luận : ngoài câu hỏi về nội dung, các biện pháp nghệ thuật , cần
đặc biệt chú ý câu hỏi hệ thống lập luận ( luận điểm , luận cứ, luận chứng )
, thao tác lập luận, phương thức biểu đạt…
- Thơ thì chú ý tìm mạch cảm xúc; chú ý sự sáng tạo trong việc dùng từ ,
hình ảnh, nhạc điệu, các biện pháp tu từ …
- Truyện thì chú ý cốt truyện, nhân vật , tình huống, chi tiết, lời kể , cách kể,
giọng kể, những đoạn thoại, trữ tình ngoại đề
- Ký phải chú ý sự phối hợp cảm xúc , và tự sự, giữa tưởng tượng và người
thật việc thật…
- Kịch thì phải chú ý câu hỏi về xung đột kịch, hành động kịch, cách thắt nút
hay mở nút kịch, lời thoại ……
Giáo viên nhất thiết phải bám sát đặc trưng của văn bản văn học, , bám
sát tính hình tượng, tính hư cấu, tính biểu cảm. Phối hợp khéo léo các
loại câu dẫn hỏi trên tùy theo tích chất tổng thể văn bản và đoạn văn bản
cụ thể .
+ . Loại câu hỏi 1: Xác định kết cấu của văn bản. Xác định biện pháp
nghệ thuật được sử dụng.
VD : Đoạn văn trên được viết theo cấu trúc nào ? Câu chủ đề ? Xác định
biện pháp tu từ được sử dụng ? Phân tích ý nghĩa tác dụng.
Đối với dạng câu hỏi này, cần:
- Xác định thật đúng
. Cách cấu tạo đoạn : Diễn dịch, qui nạp , hay song hành … ?
. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ? hay những biện pháp nghệ thuật
nào được sử dụng ? ( Tất cả các biện pháp có thể có trong đoạn )

. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng nhiều nhất ? Hay biện pháp nghệ
thuật nào là chính ? ( Trong nhiều biện pháp NT chỉ xác định 1 )
( Lưu ý học sinh nắm vững tất cả các biện pháp tu từ về âm, từ, cú pháp )
- Vận dụng kiến thức Tiếng Việt trả lời
+ Loại câu hỏi 2: Xác định phong cách ngôn ngữ và thể loại văn bản.
Để trả lời loại câu hỏi này cần nắm vững các đặc điểm các phong cách ngôn
ngữ : Sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, chính luận, khoa học, hành chính.
+ Loại câu hỏi 3: Xác định thao tác lập luận và phương thức biểu
Cần nắm :
- Các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bác bỏ , tổng hợp,
diễn dịch, quy nạp, so sánh … vv
- Các phương thức diễn đạt : Miêu tả, tự sự , biểu cảm, thuyết minh, nghị luận

+ Loại câu hỏi 4 : Lỗi của văn bản cách chữa lỗi
8
Cần : .
. Xác định đúng lỗi : Âm ( chính tả ) ? Dùng từ ngữ ? Cú pháp ? Sử dụng
phong cách ngôn ngữ ? Lập luận ? ( Viết sai chính tả + Từ dùng không hợp
văn cảnh , dùng sai nghĩ do không hiểu nghĩa của từ + Câu thiếu chủ ngữ,
thiếu vị ngữ , quan hệ từ không phù hợp…không phù hợp phạm vi sử dụng
hoặc các lỗi về lập luận )
. Và căn cứ vào lỗi, nêu các cách chữa và chữa lại cho đúng
+. Loại câu hỏi 5 : Các khả năng liên hệ tích hợp
- Văn bản hoặc đoạn văn bản trên gợi đến tác phẩm nào được học trong
chương trình và những vấn đề liên quan về nội dung và nghệ thuật ? Viết ngắn
cảm nhận của anh, chị .
- Đoạn văn bản trên gợi đến nhân vật nào trong lịch sử ? Hiện tượng nào
trong đời sống xã hội ? Viết ngắn cảm nhận của anh, chị .
Đối với dạng câu hỏi này, cần:
Xác định nội dung và nghệ thuật văn bản, liên tưởng nhanh đến các bài học

hoặc vấn đề xã hội liên quan. Viết thành đoạn ( hoặc bài văn )
Lưu ý : Như trên đã nói “Trong văn bản văn học có hai thế giới cùng tồn tại
song song . Ngoài thế giới khách quan được phản ánh còn có cả thế giới tâm
hồn của nhà văn, một thế giới của tư duy và cảm xúc mang ý nghĩa sâu xa về
cuộc sống của con người. Hai thế giới ấy được thể hiện trong cách lựa chọn ,
sử dụng ngôn từ để diễn đạt của nhà văn” , nên giáo viên cần chú ý câu hỏ
nâng cao vế tác dụng của các biện pháp nghệ thuật như : Văn bản cho anh , chị
hiểu gì thêm về cuộc sống ? cảm nhận được gì về tư tưởng tình cảm và tài
năng của tác giả ?
b.Hướng dẫn Đọc – Hiểu văn bản văn học
Giáo viên đặt câu hỏi cụ thể với một số ngữ liệu đã chọn sẵn, nhằm trả
lời những câu hỏi hướng dẫn trong SGK . Ngoài việc mỗi cá nhân học sinh
tự soạn bài , còn phải hoạt động chuẩn bị bài theo tổ , nhóm . Giáo viên
chia nhóm học sinh về nhà thảo luận, làm bài tập, trình bày.
* Mỗi văn bản đọc văn thường có hai phần
- Phần 1: Tiểu dẫn.
Phần này có nhiệm vụ giúp học sinh tìm hiểu về tác giả , tác phẩm. Nên
thường dùng phương thức biểu đạt là thuyết minh; thao tác lập luận là
phân tích , giải thích, chứng minh bình luận.
Ngoài việc hướng dẫn học sinh thuyết trình kiến thức cơ bản có thể đặt thêm
các các câu hỏi như : Phương thức biểu đạt nào , Thao tác lập luận gì đã được
sử dụng
( Phần này gọi bất cứ học sinh nào trong lớp trình bày )
Ví dụ : Tìm hiểu tác giả : Đặc điểm cuộc đời tác giả; đặc điểm sự nghiệp
văn học của tác giả . Tìm hiểu các vấn đề liên quan đến văn bản : Xuất xứ,
hoàn cảnh ra đời, vị trí văn bản ( nếu là tác phẩm là trong sự nghiệp của tác
giả, giai đoạn, lịch sử văn học ; nếu là đoạn văn là vị trí trong tác phẩm …)
- Phần 2 : Văn bản
Đây là phần chính ( hoặc nguyên văn văn bản, hoặc trích đoạn )
+ Giáo viên yêu cầu : Tất cả học sinh trong lớp

9
1. Đọc kỹ văn bản, chú thích.
2. Trả lời câu hỏi hướng dẫn học tập trong sách giáo khoa
3. Trả lời câu hỏi , thực hiện các yêu cầu do giáo viên định hướng, hướng
dẫn thêm.
4. Giáo viên lập nhóm, tổ học tập , hướng dẫn các em thiết kế câu trả lời theo
từng phần trong bài học bằng các cách thức mà tổ nhóm chọn lựa. Có thể bằng
công nghệ thông tin, có thể bằng các đồ dụng học tập các em lựa chọn như
bảng , biểu
( Phần này giáo viên cũng nên thiết kế câu hỏi để học sinh chú ý phần chú
thích. Học sinh thường không quan tâm phần chú thích trong SGK . )
Yêu cầu học sinh cùng tổ nhóm trình bày phần của riêng mình được giao
chuẩn bị. Như thế học sinh vừa tự thân phải chuẩn bị bài , vừa cùng hợp
tác với bạn để đi sâu “ giải mã ” phần văn bản được giáo viên giao cho tổ,
vừa cùng nhau tìm cách trình bày ( Có thể bằng một phương tiện nào đó
hoặc công nghệ thông tin, hoặc bảng phụ, miễn sao học sinh thấy phù hợp,
thoải mái, tự tin )
2. Thực hiện trên lớp :
Theo tiến trình một giờ học
+ Giáo viên tổ chức điều khiển dẫn dắt giờ học đúng qui trình thiết kế
trong giáo án.
Học sinh lớp 12B12 trình bày đọc hiểu đoạn thơ Việt Bắc
10
Học sinh lớp 12B3 trình bày đọc hiểu đoạn truyện “ Rừng Xà Nu ”
Học sinh học tập hào hứng trong giờ đọc hiểu văn bản.
11
Giáo viên Châu Thị Hồng Hoa hướng dẫn học sinh lớp 11C12 đọc hiểu văn
bản “ Chữ người tử tù “áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Học sinh lớp 11 tự tin trình bày đọc hiểu văn bản.
12

+ Học sinh tham gia xây dựng bài bình thường theo tiến trình chung, đến
phần đọc hiểu cụ thể cần đi sâu thì học sinh trình bày phần bài đã chuẩn
bị, cả lớp tham gia thảo luận, rút ra những vấn đề cơ bản của bài học dưới
sự chỉ đạo của giáo viên nhịp nhàng cho đến hết bài.
( Vài tiết đầu giáo viên có thể cho nhóm tự chọn người trình bày. Dần về sau
giáo viên gọi ngẫu nhiên buộc tất cả học sinh phải tự hiểu, tự rèn kỹ năng
trình bày những hiểu biết về văn bản. Chỉ khi học sinh tự tìm hiểu, tự trình
bày được những hiểu biết cảm thụ của mình về văn bản, đoạn văn, thơ thì
việc đọc hiểu tác phẩm văn học mới thực sự có hiệu quả )
D. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
- Thực hiện đề tài tôi nhận thấy , giáo viên chuẩn bị vất vả hơn nhưng học
sinh năng động sáng tạo hơn, hào hứng trong giờ học hơn nhớ bài lâu hơn, làm
văn chuẩn xác hơn. Chất lượng học tập của học sinh tiến bộ rõ rệt .Số lượng
học sinh đạt điểm khá giỏi tăng cao qua từng học kỳ
Sau đây là bảng thống kê chất lượng giảng dạy của khối 12 năm 2013-2014,
2014 -2015 cho thấy rõ hiệu quả.
1. Các lớp trực tiếp giảng dạy
a. Năm học 2013-2014
Học Kỳ 1
12A1 3
8
0 0.00 0 0.00 0 0.00 38 100.00 7 18.42 25 65.79 6 15.79
12A
12
3
8
0 0.00 0 0.00 0 0.00 38 100.00 9 23.68 24 63.16 5 13.16
Học Kỳ 2
12A1 38 0 0.00 0 0.00 0 0.00 38 100.00 9 23.68 21 55.26 8 21.05
12A

12
38 0 0.00 2 5.00 2 5.26 36 94.74 11 28.95 20 52.63 5 13.16

b. Năm học 2014-2015
Học Kỳ 1
12B1 37
0 0.00 3 7.89 13 34.21 15 39.47 7 18.42 13 34.21
12B12 38
0 0.00 0 0.00 10 26.32 18 47.37 10 26.32 10 26.32
13
Học Kỳ 2
12B1 3
7
0 0.00 0 0.00 0 0.00 37 100.00 7 18.92 15 40.54 15 40.54
12B12 3
8
0 0.00
0 0.00 0 0.00 38 100.00 1 2.63 19 50.00% 18 47.37
2. Chung toàn khối 12
a. Năm học 2013-2014
Học kỳ 1 :
Học Kỳ 2 :
12A1 38 0 0.00 0 0.00 0 0.00 38 100.0
0
9 23.68 21 55.26 8 21.05
12A2 40 0 0.00 1 3.00 1 2.50 39 97.50 14 35.00 16 40.00 9 22.50
12A1 38 0 0.00 0 0.00 0 0.00 38 100.0
0
7 18.42 25 65.79 6 15.79
12A2 40 0 0.00 0 0.00 0 0.00 40 100.0

0
10 25.00 21 52.50 9 22.50
12A3 40 0 0.00 1 3.00 1 2.50 39 97.50 9 22.50 21 52.50 9 22.50
12A4 40 0 0.00 0 0.00 0 0.00 40 100.0
0
11 27.50 25 62.50 4 10.00
12A5 40 0 0.00 0 0.00 0 0.00 40 100.0
0
15 37.50 23 57.50 2 5.00
12A6 40 0 0.00 0 0.00 0 0.00 40 100.0
0
14 35.00 22 55.00 4 10.00
12A7 40 0 0.00 0 0.00 0 0.00 39 100.0
0
15 37.50 18 45.00 6 15.00
12A8 39 0 0.00 1 3.00 1 2.56 38 97.44 10 25.64 18 46.15 10 25.64
12A9 40 0 0.00 0 0.00 0 0.00 40 100.0
0
12 30.00 24 60.00 4 10.00
12A10 40 0 0.00 0 0.00 0 0.00 40 100.0
0
17 42.50 22 55.00 1 2.50
12A11 38 0 0.00 0 0.00 0 0.00 38 100.0
0
17 44.74 16 42.11 5 13.16
12A12 38 0 0.00 0 0.00 0 0.00 38 100.0
0
9 23.68 24 63.16 5 13.16
TỔNG 47
3

0 0.00 2 0.42 2 0.42 470 99.37 146 30.87 259 54.76 65 13.74
14
12A3 40 0 0.00 1 3.00 1 2.50 39 97.50 17 42.50 12 30.00 10 25.00
12A4 40 0 0.00 0 0.00 0 0.00 40 100.0
0
9 22.50 23 57.50 8 20.00
12A5 40 0 0.00 3 8.00 3 7.50 37 92.50 15 37.50 15 37.50 7 17.50
12A6 40 1 2.50 1 3.00 2 5.00 38 95.00 10 25.00 18 45.00 10 25.00
12A7 39 0 0.00 3 8.00 3 7.69 36 92.31 11 28.21 16 41.03 9 23.08
12A8 39 0 0.00 2 5.00 2 5.13 36 92.31 9 23.08 14 35.90 13 33.33
12A9 40 0 0.00 2 5.00 2 5.00 38 95.00 15 37.50 15 37.50 8 20.00
12A10 40 0 0.00 1 3.00 1 2.50 39 97.50 12 30.00 22 55.00 5 12.50
12A11 38 0 0.00 2 5.00 2 5.26 36 94.74 19 50.00 12 31.58 5 13.16
12A12 38 0 0.00 2 5.00 2 5.26 36 94.74 11 28.95 20 52.63 5 13.16
TỔNG 472 1 0.21 18 3.81 19 4.03 452 95.76 151 31.99 204 43.22 97 20.55
b. Năm học 2014-2015
Học kỳ 1 :
12B1 0 0.00 3 7.89 13 34.21 15 39.47 7 18.42 13 34.21
12B2 1 2.56 7 17.95 16 41.03 14 35.90 1 2.56 16 41.03
12B3 0 0.00 1 2.63 17 44.74 15 39.47 5 13.16 17 44.74
12B4 1 2.56 1 2.56 15 38.46 17 43.59 5 12.82 15 38.46
12B5 0 0.00 1 2.56 21 53.85 16 41.03 1 2.56 21 53.85
12B6 2 5.26 2 5.26 14 36.84 18 47.37 2 5.26 14 36.84
12B7 2 5.13 2 5.13 16 41.03 17 43.59 2 5.13 16 41.03
12B8 1 2.70 3 8.11 17 45.95 15 40.54 1 2.70 17 45.95
12B9 0 0.00 2 5.26 20 52.63 14 36.84 2 5.26 20 52.63
12B10 0 0.00 1 2.63 17 44.74 15 39.47 5 13.16 17 44.74
12B11 1 2.70 1 2.70 14 37.84 15 40.54 6 16.22 14 37.84
12B12 0 0.00 0 0.00 10 26.32 18 47.37 10 26.32 10 26.32
TC 8 1.75 24 5.24 190 41.48 189 41.27 47 10.26 190 41.48

15
Học Kỳ 2 :
12B1 37 0 0.00 0 0.00 7 18.92 15 40.54 15 40.54
12B2 38 0 0.00 0 0.00 9 23.68 18 47.37 11 28.95
12B3 38 0 0.00 2 5.26 6 15.79 17 44.74 13 34.21
12B4 39 0 0.00 1 2.56 9 23.08 22 56.41 7 17.95
12B5 39 1 2.56 1 2.56 6 15.38 22 56.41 9 23.08
12B6 37 0 0.00 1 2.70 3 8.11 23 62.16 10 27.03
12B7 39 0 0.00 1 2.56 8 20.51 27 69.23 3 7.69
12B8 37 0 0.00 0 0.00 5 13.51 20 54.05 12 32.43
12B9 38 0 0.00 0 0.00 10 26.32 17 44.74 11 28.95
12B10 38 0 0.00 1 2.63 8 21.05 18 47.37 11 28.95
12B11 36 0 0.00 0 0.00 2 5.56 21 58.33 13 36.11
12B12 38 0 0.00 0 0.00 1 2.63 19 50.00 18 47.37
Tổng 454 1 2.56 7 1.54 74 16.30 239 52.64 133 29.3
E . ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Căn cứ vào hiệu quả thực tế trong quá trình áp dụng giảng dạy cá nhân cùng
giáo viên tổ văn THPT Long khánh và một số đồng nghiệp khác , tôi nhận thấy
có thể áp dụng rộng rãi trong việc dạy và học các giờ đọc văn bản văn học
trong trường THPT , đặc biệt có hiệu quả trong ôn thi THPT môn Ngữ văn .
G. DANH MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO
1. Phương pháp đọc hiểu văn bản ( ThS. Phạm Thị Thu Hiền Vụ Giáo dục trung học,
Bộ GD-ĐT)
2. Đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh - Nhìn từ yêu cầu của PISA ( Đỗ
Ngọc Thống)
3. “ Từ giảng văn qua phân tích tác phẩm đến dạy học đọc hiểu văn bản Văn
học” , giáo sư Trần Đình Sử
4. Sách giáo khoa Ngữ văn 10, 11,12
H. PHỤ LỤC
16

Đây là bảng ôn tập giúp học sinh hệ thống kiến thức cần và hướng dẫn
đọc hiểu qua các câu hỏi và một số bài tập chọn lọc
ÔN TẬP PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
I. Văn bản
1. Khái niệm:
- Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hay
nhiều câu, nhiều đoạn.
Văn bản có những đặc điểm cơ bản sau:
+ Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách
trọn vẹn.
+ Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản được xây
dựng theo một kết cấu mạch lạc.
+Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện hoàn chỉnh về nội dung (thường mở đầu
bằng một nhan đề và kết thúc bằng hình thức thích hợp với từng loại văn bản).
+ Mỗi văn bản thực hiện một(hoặc một số) mục đích giao tiếp nhất định.
2. Phân loại:
- Theo phương thức biểu đạt: văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận,
thuyết minh, điều hành (hành chính - công vụ)….
- Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp:
+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật,
+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học
+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính
+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận
+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí…
II.Yêu cầu của bài thi đọc hiểu văn bản: gồm
+ Nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản; hiểu ý nghĩa của văn
bản, tên văn bản.
+ Những hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, chấm câu, cấu trúc, thể loại , đặc điểm
phong cách ngôn ngữ, cách thức lập luận … của văn bản.

+ Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của chúng.
+ Lỗi của văn bản , cách chữa
1. Nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản; hiểu ý nghĩa của
văn bản, tên văn bản: ( Dự kiến một số loại câu hỏi và y/c trả lời )
a. Loại câu hỏi 1 :
- Văn bản nói về ( miêu tả, thuật lại, khẳng định, đề cập …. ) điều gì ? hay “
hãy xác định nội dung chính của đoạn” …
- Đặt tên cho văn bản
* Đối với dạng câu hỏi này, cần:
- Đọc kỹ văn bản
- Tìm từ ngữ then chốt, quan trọng.
- Khái quát ý nghĩa các từ ngữ đó ( nghĩa đen, nghĩa bóng…. )
- Từ nội dung khái quát thành một từ hoặc cụm từ để đặt tên cho văn bản.
b. Loại câu hỏi 2 :
17
Câu ( nào đó trong văn bản ) …. Có ý nghĩa gì ?
* Đối với dạng câu hỏi này, cần:
- Đọc kỹ lại câu văn ( hay dòng thơ ) đó.
- Xem xét kỹ vấn đề được hỏi
- Xác định các loại nghĩa có thề có từ câu văn ( hoặc thơ ) trong mối quan hệ
với các câu khác trong văn bản , nhất là câu đi liền trước và sau nó.
c. Loại câu hỏi 3 :
- Đoạn văn bản trên gợi đến tác phẩm nào được học trong chương trình và
những vấn đề liên quan về nội dung và nghệ thuật ? Viết ngắn cảm nhận
của anh, chị .
- Đoạn văn bản trên gợi đến nhân vật nào trong lịch sử ? hiện tượng nào trong
đời sống xã hội ?
Viết ngắn cảm nhận của anh, chị .
* Đối với dạng câu hỏi này, cần:
- Xác định ND & NT văn bản, liên tưởng nhanh đến các bài học hoặc vấn đề

XH liên quan
- Viết thành đoạn ( hoặc bài văn )

2. Kiểm tra kiến thức Liên quan Kiến thức Tiếng Việt và làm văn : ( Dự kiến
một số loại câu hỏi và y/c trả lời )
a. Loại câu hỏi 1: xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng.
* Đối với dạng câu hỏi này, cần:
- Xác định thật đúng ý hỏi
+ Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ? hay những biện pháp nghệ thuật nào
được sử dụng ? ( Tất cả các biện pháp có thể có trong đoạn )
+ Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng nhiều nhất ? Hay biện pháp nghệ
thuật nào là chính ? ( Trong nhiều biện pháp NT chỉ xác định 1 )
- Vận dụng kiến thức Tiếng Việt trả lời
Cần: Nắm vững một số kiến thức làm BT thực hành
A. Về ngữ âm ( Tạo âm hưởng, giọng điệu cho câu cho văn bản )
- Chú ý cách sử dụng thanh điệu ( hai nhóm B- T và tác dụng )
- Cách điệp âm, điệp vần ( Tác dụng )
- Cách dùng âm tắc , âm mở cho tiếng ( Tác dụng )
B. Về từ ngữ :
. Từ loại
- Từ đơn: Là từ chỉ có một tiếng.
VD: Nhà, cây, trời, đất, đi, chạy…
- Từ phức: Là từ do hai hoặc nhiều tiếng tạo nên.
VD: Quần áo, chăn màn, trầm bổng, câu lạc bộ, bâng khuâng…
- Từ phức có 2 loại:
* Từ ghép: Gồm những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan
hệ với nhau về nghĩa.
Tác dụng : Dùng để định danh sự vật, hiện tượng hoặc dùng để nêu các đặc
điểm, tính chất, trạng thái của sự vật.
* Từ láy : Gồm những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng.

18
Tỏc dng: To nờn nhng t tng thanh, tng hỡnh trong miờu t th ca
cú tỏc dng gi hỡnh gi cm.
- Từ mợn:
Là những từ vay mợn của tiếng nớc ngoài để biểu thị những sự vật, hiện t-
ợng, đặc điểm mà tiếng Việt cha có từ thích hợp để biểu thị.
*VD : Cửu Long, du kích, hi sinh
- T ng a phng:
T ng a phng l t ng ch c s dng 1 hoc 1 s a phng nht
nh.
. Ngha ca t :
- Nghĩa của từ: Là nội dung mà từ biểu thị.
Ví dụ: Bàn, ghế, sách
- Từ nhiều nghĩa: Là từ mang sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tợng chuyển
nghĩa.
Ví dụ:
. Hiện t ợng chuyển nghĩa của từ:
. Các từ xét về nghĩa: Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm.
* Từ đồng nghĩa: là những từ cùng nằm trong một trờng nghĩa và ý nghĩa giống
nhau hoặc gần giống nhau.
VD: xinh- đẹp, ăn- xơi
- Từ đồng nghĩa có thể chia thành hai loại chính:
. Từ đồng nghĩa hoàn toàn
VD: quả- trái, mẹ- má
. Đồng nghĩa không hoàn toàn:
VD: khuất núi- qua đời, chết- hi sinh
* Từ trái nghĩa: Là những từ có nghĩa trái ngợc nhau
VD: cao- thấp, béo- gầy, xấu- tốt
* Từ đồng âm: Là những t ging nhau v õm thanh nhng ngha khỏc xa nhau,
khụng liờn quan gỡ vi nhau.

VD:
- Con nga ang ng bng lng lờn.
- Mua c con chim, bn tụi nht ngay vo lng.
*. Trờng từ vựng: Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
VD: Trng ngha Hc tp: Trng, lp, sỏch v, bỳt mc, thy cụ, hc trũ,
lm bi, ụn bi
*. Thnh ng - Tc ng
- Thnh ng : L lai cm t cú cu to c nh , biu th mt ý ngha hũan
chnh . Ngha ca thnh ng c to nờn thụng qua mt s phộp chuyn ngha ,
so sỏnh. VD : Nghốo rt mng ti, lanh chanh nh hnh khụng mui
Mt nng hai sng, mt ca mp ng
- Tc Ng : L nhng cõu núi dõn gian ngn gn , n nh , cú nhp iu , hỡnh
nh, th hin nhng kinh nghim v thiờn nhiờn , lao ng , sn xut , xó hi
L mt th lai vn hc dõn gian.
Tỏc dng : Th hin vn t ng phong phỳ , to chiu sõu v s sinh ng
cho din t.
19
. Một số biện pháp Tu từ về từ ( nghệ thuật dùng từ ngữ cho hay cho giàu
sức gợi, giàu hình ảnh , tính biểu cảm ) và tác dụng của chúng.
Với dạng câu hỏi này cần ôn lại kiến thức về các biện pháp tu từ từ vựng
như:
* So sánh: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác có
nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt So sánh tạo
ra những hình ảnh cụ thể sinh động.
VD : ” Sông Đà tuôn dài , tuôn dài như ….” “ Anh bỗng nhớ em như đông về
nhớ rét”
* Ẩn dụ: Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện khác
có nét tương đồng quen thuộc nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn
đạtẨn dụ làm cho câu văn thêm giàu hình ảnh và mang tính hàm súc. Sức
mạnh của ẩn dụ chính là mặt biểu cảm. Cùng một đối tượng nhưng ta có nhiều

cách thức diễn đạt khác nhau. (thuyền – biển, mận - đào, thuyền – bến, biển –
bờ) cho nên một ẩn dụ có thể dùng cho nhiều đối tượng khác nhau. Ẩn dụ luôn
biểu hiện những hàm ý mà phải suy ra mới hiểu. Chính vì thế mà ẩn dụ làm cho
câu văn giàu hình ảnh và hàm súc, lôi cuốn người đọc người nghe.
VD: Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
*Nhân hoá: Nhân hoá là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng
thiên nhiên bằng những từ ngữ vốn được dùng đẻ gọi hoặc tả con người; làm
cho thế giới loài vật, cây cối đồ vật, … trở nên gần gũi với con người, biểu thị
được những suy nghĩ tình cảm của con người Phép nhân hoá làm cho câu văn,
bài văn thêm cụ thể, sinh động, gợi cảm ; làm cho thế giới đồ vật, cây cối, con
vật được gần gũi với con người hơn.
VD: “Trăng vào cửa sổ đòi thơ”, “ Khăn thương nhớ ai ” , “ Con sóng nhớ
bờ / ngày đêm không ngủ được”, “ Rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn che chở cho
dân làng” , “ đá nhổm cả dậy …”
*Hoán dụ: Hoán dụ là tên gọi sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của sự vật
hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình,
gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:
+ Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
+ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
VD: “Áo chàm đưa buổi phân li”
*Nói quá: là cách diễn đạt phóng đại tính chất, mức độ của sự vật được miêu
tả, nhằm tô đậm tính chất của sự vật, đồng thời gây ấn tượng mạnh đối với
người tiếp nhận.
VD : “ Dân công đỏ đuốc từng đoàn / Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”
*Nói giảm, nói tránh:Là cách nói tránh diễn tả trực tiếp vào sự vật, sự việc
nhằm làm giảm nỗi đau thương hoặc đảm bảo tính tế nhị, lịch thiệp trong giao

tiếp.
VD: “ Áo bào thay chiếu anh về đất” ; “ Bác đã lên đường theo tổ tiên” ….
20
*Điệp từ, điệp ngữ: Điệp ngữ là nhắc đi nhắc lại một từ, một ngữ trong câu
văn, đoạn văn, câu thơ, đoạn thơ
Điệp ngữ vừa để nhấn mạnh ý vừa tạo cho câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn
thơ giàu âm điệu, giọng văn trở nên tha thiết, nhịp nhàng hoặc hào hùng mạnh
mẽ.
VD: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết – Thành công, thành công, đại thành công
*Tương phản:Là cách diễn đạt đặt những sự vật, tính chất, đặc điểm tương
phản với nhau bên cạnh nhau nhằm tô đậm ý muốn diễn đạt, làm cho lối diễn đạt
sinh động, ấn tượng.
VD: “Hắt hiu lau xám , đậm đà lòng son”
*Chơi chữ: Là cách vận dụng ngữ âm, ngữ nghĩa nhằm tạo ra những cách hiểu
bất ngờ và lí thú.
VD: Con cá đối nằm trên cối đá
* Dùng , thành ngữ, điển cố
- Thành ngữ: là những cụm từ cố định, được hình thành trong lịch sử và tồn tại
dưới dạng sẵn có, được sử dụng nguyên khối, có ý nghĩa biểu đạt và chức năng
sử dụng tương đương với từ, nhưng có giá trị hình tượng và biểu cảm rõ rệt,
mang lại cho lời nói sắc thái thú vị. Tiêu biểu ở tiếng Việt là các thành ngữ so
sánh (ví dụ: “Nhanh như sóc”), thành ngữ đối (ví dụ: “Chân ướt chân ráo”),
thành ngữ thường (ví dụ: “Nói vã bọt mép”).
- Điển cố: là những sự vật, sự việc trong sách vở đời trước, hoặc trong đời sống
văn hoá dân gian, được dẫn gợi trong văn chương, sách vở đời sau nhằm thể
hiện những nội dung tương ứng. Về hình thức, điển cố không có hình thức cố
định mà có thể được biểu hiện bằng từ, ngữ, hoặc câu, nhưng về ý nghĩa thì điển
cố có đặc điểm hàm súc, ý vị, có giá trị tạo hình tượng và biểu cảm.
C. Về câu văn :
1 . Nghĩa của câu : Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái

2. Một số biện pháp tu từ cú pháp được học như
- Lặp cấu trúc cú pháp. ( Lặp lại cấu trúc câu, kiểu câu nhằm nhấn mạnh khắc
sâu về đối tượng – Thường gắn bó với phép đối )
VD : Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta.
( Lặp cấu trúc cú pháp cũng là phép điệp ( Điệp cấu trúc câu ) . Nhưng cụm
từ “phép điệp” ý rộng hơn -
Phép điệp: phép tu từ lặp lại một yếu tố ngôn ngữ trong văn bản (âm, vần, từ,
ngữ, câu, nhịp, kết cấu ngữ pháp, ) nhằm nhấn mạnh hoặc bộc lộ cảm xúc,
hoặc tạo nên tính hình tượng cho ngôn ngữ nghệ thuật.
- Phép đối : phép sắp xếp từ ngữ, cụm từ, câu văn sao cho cân xứng nhau về âm
thanh, nhịp điệu, về đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa nhằm mục đích tạo ra vẻ
đẹp hoàn chỉnh, hài hoà trong diễn đạt, phục vụ cho một ý đồ nghệ thuật nhất
định.
VD: Cụ già ăn củ ấu non
Chú bé trèo cây đại lớn
- Liệt kê ( Hệ thống các sự vật , sự việc nhằm chỉ rõ , làm rõ đối tượng một cách
cụ thể ở nhiều mặt, nhiều góc độ- Thường gắn bó với phép lặp, phép đối )
21
- Chờm xen ( gii thớch, b sung ý nha , c th i tng hoc tng tớnh biu
cm )
- Cõu hi tu t ( Khc sõu cm xỳc , tp trung s chỳ ý )
b. Loi cõu hi 2 : Xỏc nh phong cỏch ngụn ng v th loi vn bn
tr li loi cõu hi ny cn nm vng c im cỏc phong cỏch ngụn
ng
1. Phong cỏch ngụn ng sinh hot :
- Ngụn ng sinh hot : L li n ting núi hng ngy, dựng thụng tin, trao
i ý ngha, tỡnh cm, ỏp ng nhng nhu cu trong cuc sng thng nht.
- Hai dng ngụn ng sinh hot: ch yu dng núi (khu ng), ụi khi dng
vit (th t, nht kớ, nhn tin, )

- Ba c trng c bn ca phong cỏch ngụn ng sinh hot :
+ Tính cụ thể: Ngôn ngữ sinh hoạt có tính cụ thể về: hoàn cảnh, con ngời, cách
nói năng và từ ngữ diễn đạt.
+ Tính cảm xúc: Ngôn ngữ sinh hoạt có tính cảm xúc, biểu hiện:
.Mỗi ngời nói, mỗi lời nói đều biểu thị thái độ, tình cảm qua giọng điệu.
. Những từ ngữ có tính khẩu ngữ và thể hiện cảm xúc rõ rệt.
. Những kiểu câu giàu sắc thái cảm xúc (câu cảm thán, câu cầu khiến), những
lời gọi đáp, trách mắng,
+ Tính cá thể: Ngôn ngữ sinh hoạt có tính cá thể, bộc lộ những đặc điểm
riêng của từng ngời về: giọng nói (cách phát âm), cách dùng từ ngữ, cách lựa
chọn kiểu câu, cách nói riêng, biểu hiện tuổi tác, giới tính, địa phơng, nghề
nghiệp, cá tính, trình độ học vấn,
2. Phong cỏch ngụn ng ngh thut
- Ngụn ng ngh thut: (vi ngha chuyờn mụn) ngụn ng dựng trong tỏc phm
vn chng, khụng ch cú chc nng thụng tin m quan trng hn l cú chc
nng thm m. Ngụn ng ngh thut bao gm ngụn ng tng cỏc tỏc phm t s,
tr tỡnh v tỏc phm sõnkhu.
- Phong cỏch ngụn ng ngh thut cú ba c trng c bn: tớnh hỡnh tng, tớnh
truyn cm, tớnh cỏ th húa.
+ Tớnh hỡnh tng : Th hin cỏch din t thụng qua mt h thng cỏc hỡnh
nh, mu sc, biu tng ngi c dựng tri thc, vn sng ca mỡnh liờn
tng, suy ngh v rỳt ra nhng bi hc nhõn sinh nht nh.Tớnh hỡnh tng cú
th c hin thc hoỏ thụng qua cỏc bin phỏp tu t nh n d, hoỏn d, so
sỏnh, ip õmTớnh hỡnh tng lm cho ngụn ng ngh thut tr nờn a ngha
+ Tớnh truyn cm : Th hin ch lm cho ngi c cựng vui bun, yờu
thớch, cm gin, t ho, nh chớnh ngi núi (vit), to ra s ng cm sõu
sc gia ngi vit vi ngi c.
+ Tớnh cỏ th húa : Th hin kh nng vn dng cỏc phng tin din t
chung (ng õm, t vng, cỳ phỏp, tu t) ca cng ng vo vic xõy dng
hỡnh tng ngh thut ca mi nh vn, nh th. To nờn tớnh cỏ nhõn, cỏ th

n nht, khụng lp li (khụng ai ging ai, ngay c nh vn, nh th cng
khụng c phộp lp li mỡnh).Th hin v riờng trong li núi ca tng nhõn
vt trong tỏc phm ngh thut, nột riờng trong cỏch din t tng s vic, tng
hỡnh nh, tng tỡnh hung khỏc nhau trong tỏc phm.
22
3. Phong cách ngôn ngữ báo chí :
- Ngôn ngữ báo chí: ngôn ngữ được dùng trong các thể loại chủ yếu của báo chí
(bản tin, phóng sự, phỏng vấn, quảng cáo, tiểu phẩm,…), với chức năng cơ bản
là thông báo tin tức thời sự và dư luận xã hội theo một chính kiến nhất định.
- Ba đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ báo chí: tính thời sự cập nhật,
tính thông tin ngắn gọn, tính sinh động hấp dẫn.
- Đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ: từ ngữ đa dạng, không hạn chế ở lĩnh vực
nào, mà tùy thuộc thể loại và nội dung bài báo; câu văn có kết cấu đa dạng,
thường ngắn gọn; sử dụng thường xuyên các biện pháp tu từ để tăng sức hấp
dẫn, nhất là ở các tít báo.
4. Phong cách ngôn ngữ chính luận
- Phong cách ngôn ngữ chính luận: Dùng trong văn bản chính luận hoặc lời nói
miệng trong các buổi hội nghị, nói chuyện thời sự, nhằm trình bày, bình luận,
đánh giá những sự kiện, vấn đề chính trị, xã hội, theo quan điểm chính trị nhất
định.
- Đặc điểm phương tiện diễn đạt:
+ Lớp từ ngữ chính trị
+ Kiểu câu phán đoán lôgic trong hệ thống lập luận (câu trước gợi câu
sau )Kiểu câu phức hợp dùng từ ngữ liên kết (Do vậy, bởi thế, cho nên, vì lẽ
đó ) Kiểu câu ghép chính phụ với nhiều mối quan hệ (Nguyên nhân kết quả,
nhượng bộ tăng tiến, phương tiện mục đích)
+ Mục đích của văn bản chính luận: thuyết phục người đọc (nghe) bằng lí lẽ, lập
luận . Sử dụng biện pháp tu từ để giúp lí lẽ lập luận thêm phần hấp dẫn (không
phải là mục đích chủ yếu) .
- Đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ chính luận

+ Tính công khai về quan điểm, chính trị : rõ ràng, công khai về quan điểm,
không mơ hồ, úp mở.Tránh sử dụng từ ngữ mơ hồ, câu nhiều ý,
+ Tính chặt chẽ trong biểu đạt và suy luận :Luận điểm, luận cứ, ý lớn, ý nhỏ,
câu, đoạn phải rõ ràng, rành mạch.
+ Tính truyền cảm, thuyết phục : Mục đích: hấp dẫn, lôi cuốn, để thuyết phục .
Thể hiện: hùng hồn, tha thiết, thể hiện nhiệt tình và sáng tạo của người viết
VD : “ Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là
yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Néu người An
Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiéng nói ấy phong
phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa
học của châu Âu, cvieecj giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời
gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên
khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi” ( Nguyễn An Ninh)
5. Phong cách ngôn ngữ khoa học
- Văn bản khoa học gồm ba loại chính :
+ Văn bản khoa học chuyên sâu gồm : Chuyên khảo , luận án báo cáo KH …
dùng để giao tiếp giữa những người làm công việc nghiên cứu KH
+ Văn bản KH giáo khoa gồm : giáo trình, SGK …
+ Văn bản khoa học phổ cập gồm : các bài báo và sách phổ biến KHKT …
23
- Ngôn ngữ khoa học dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học như KHTN (
Toán , lý …) , KHXH ( văn, sử, địa …) , KHCN ( Công nghệ điện tử, vi sinh ,
thông tin …vv… )
- Ba đặc trưng:
+ Tính khái quát , trừu tượng : Thể hiện không chỉ ở nội dung KH mà còn ở
việc dùng thuật ngữ KH ( Thuật ngữ là những từ ngữ chứa đựng khái niệm của
chuyên ngành KH, là công cụ để tư duy KH ) , ở kết cấu văn bản theo hệ thống
luận điểm KH ( Có chương , mục …)
+ Tính Lý trí, logic: Từ chỉ được dùng một nghĩa, Câu văn là một đơn vị thông
tin, phán đoán logic. Chính xác, chặt chẽ. Không dùng câu đặc biệt, không dùng

BPTT . Trong văn bản, các câu, các đoạn liên kết chặt chẽ, mạch lạc.
+ Tính khách quan, phi cá thể : Hạn chế biểu đạt có tính cá nhân. Câu văn có
tính trung hòa , ít biểu lộ sắc thái cảm xúc.
VD :
6. Phong cách ngôn ngữ hành chính
- Ngôn ngữ hành chính là ngôn ngữ dùng trong các văn bản hành chính để gia
tiếp trong phạm vi cơ quan nhà nước hay các tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế ,
hoặc giữa cá nhân với cá nhân, hay giữa các cá nhân với nhau trên cơ sở pháp lý
- Ba đặc trưng cơ bản:
+ Tính khuôn mẫu : Kết cấu văn bản thống nhất, gồm ba phần ( phần đầu :
Quốc hiệu và tiêu ngữ, tên cơ quan ban hành, địa điểm, thời gian ban hành VB ;
Phần chính : Nội dung; phần cuối : chức vụ, chữ ký và họ tên người ký VB, dấu
cơ quan, nơi nhận. ) Biểu hiện cụ thể : Có nhiều mẫu văn bản in sẵn .
+ Tính minh xác : Mỗi từ một nghĩa, mỗi câu một ý . Không dùng BPTT, hoặc
lối diễn đạt hàm ý, biểu cảm Không tùy tiện bôi xóa,thay đổi, sửa chữa.
+ Tính công vụ : Dùng trong công việc chung , không biểu đạt tình cảm cá
nhân.

Loại câu hỏi 3: Xác định thao tác lập luận và phương thức diễn đạt trong
văn bản nghị luận .
Cần nắm :
- Các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bác bỏ , tổng hợp,
diễn dịch, quy nạp, so sánh … vv
- Các phương thức diễn đạt : Miêu tả, tự sự , biểu cảm, thuyết minh, nghị luận

PHÂN LOẠI VĂN BẢN THEO PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
Kiểu văn bản Đặc điểm của phương thức biểu đạt
Miêu tả
Dùng các chi tiết, hình ảnh giúp người đọc hình dung ra
được đặc điểm nổi bật của một sự việc, sự vật, con người,

phong cảnh…làm cho những đối tượng được nói đến như
hiện lên trước mắt người đọc.
Tự sự Trình bày môt chuỗi sự việc liên quan đến nhau, sự việc này
dẫn đến sự việc kia, cuối cùng có một kết thúc nhằm giải
thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái
độ khen chê.
24
Biểu cảm Trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ tư tưởng, tình cảm, cảm
xúc, thái độ và sự đánh giá của người viết đối với đối tượng
được nói tới.
Điều hành
(Công vụ-
Hành chính)
Trình bày văn bản theo một số mục nhất định nhằm truyền
đạt những nội dung và yêu cầu của cấp trên hoặc bày tỏ
những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các
cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết.
Thuyết minh Trình bày, giới thiệu, giải thích…nhằm làm rõ đặc điểm đối
tượng, cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự
nhiên và xã hội.
Nghị luận Dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm nhằm
thuyết phục người đọc, người nghe về một tư tưởng, quan
điểm.
Loại câu hỏi 4 : Xác định hệ thống lập luận trong văn bản nghị luận
Cần nắm :
- Lập luận : .Là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (đọc)
đến một kết luận nào đó mà người viết (nói) muốn đạt tới.
- Hệ thống lập luận gồm : Luận điểm ( ý lớn ) luận cứ ( căn cứ làm rõ ý lớn )
và phương pháp lập luận được lựa chọn ….
Loại câu hỏi 5 : Lỗi của văn bản cách chữa lỗi

Cần
1. Xác định đúng lỗi :
- Âm ( chính tả ) ?
- Dùng từ ngữ ?
- Cú pháp ?
- Sử dụng phong cách ngôn ngữ ?
- Lập luận ?
2. Các loại lỗi thường gặp :
- Về ngữ âm: Viết sai chính tả
- Về từ : Từ dùng không hợp văn cảnh , dùng sai nghĩ do không hiểu nghĩa của
từ
- Về câu : Thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ , quan hệ từ không phù hợp…
- Về phong cách ngôn ngữ : không phù hợp phạm vi sử dụng
- về lập luận :
+ Lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm : Luận điểm trùng lặp hoặc không rõ
ràng, không phù hợp với bản chất của vấn đề cần giải quyết
+ Lỗi liên quan đến việc nêu luận cứ: Nêu luận cứ thiếu chính xác, thiếu
chân thực, không đầy đủ, không liên quan mật thiết đến vấn đề cần trình bày,
trùng lặp hoặc quá rườm rà.
+ Lỗi về cách thức lập luận : Lập luận mâu thuẫn , luận cứ không phù hợp với
luận điểm .
2. Chữa : Căn cứ vào lỗi, nêu các cách chữa và chữa lại cho đúng.
25

×