Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống nạn bảo hành trẻ em và xâm phạm danh dự nhân phẩm người đồng tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.1 KB, 12 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN - ĐỐNG ĐA
TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN - ĐỐNG ĐA
Địa chỉ: 195 Xã Đàn II - Nam Đồng - Đống Đa
Địa chỉ: 195 Xã Đàn II - Nam Đồng - Đống Đa
Điện thoại: 04.35725412; email:
Điện thoại: 04.35725412; email:
o0o
NẠN BẠO HÀNH TRẺ EM VÀ
XÂM PHẠM DANH DỰ, NHÂN PHẨM
NGƯỜI ĐỒNG TÍNH
(Bài dự thi Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết
các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học)
Môn học chính được HS vận dụng trong giải quyết tình huống: Ngữ Văn
Môn học tích hợp: Giáo dục công dân
Nhóm học sinh: 1. Lê Thị Thu Hiền
Lớp 12B6, Ngày sinh: 10/12/1997
2. Nguyễn Bảo Loan
Lớp 12B6, Ngày sinh: 01/05/1997
HÀ NỘI, THÁNG 01-2015

1. Tên tình huống: NẠN BẠO HÀNH TRẺ EM VÀ XÂM PHẠM DANH DỰ,
NHÂN PHẨM NGƯỜI ĐỒNG TÍNH
2. Mục tiêu giải quyết tình huống : Vận dụng kiến thức văn học (viết kịch) và giáo
dục công dân ( pháp luật) để tìm hiểu và tuyên tryền về: luật bạo hành trẻ em, luật
xâm phạm danh dự nhân phẩm của người khá và đặc biệt là áp dụng những luật trên
đối với người đồng tính từ. Qua việc xây dựng một vở kịch nêu ra thực trạng,
nguyên nhân, hậu quả và cách giải quyết vấn đề, từ đó tuyên truyền về pháp luật và
đạo đức sống.
3. Tổng quan nghiên cứu:


a. Nạn bạo hành trẻ em.
- Thực trạng: Hiện nay nạn bảo hành trẻ em trên thế giới đang lâm vào mức báo
động, đặc biệt là ở Việt Nam. Mỗi giờ trôi qua, trên khắp cả nước, từ miền núi
đến đồng bằng, nông thôn đến thành thị, nơi nào cũng có trẻ em bị bạo hành.
Theo thống kê dưới sự trợ giúp của tổ chức Unicef, gần 75% số trẻ đang trong
độ tuổi từ 2 đến 14 tuổi ở Việt Nam phải chịu đựng bạo lực từ gia đình người
thân hay người chăm sóc.
- Nguyên nhân : Trước tình trạng báo động này, câu hỏi thường xuyên được đặt ra
là: “Vì sao nạn bạo hành trẻ em lại trở nên phổ biến?”. Có rất nhiều nguyên nhân
khiến tình trạng bạo hành trẻ em diễn ra ở mức báo động như vậy. Mặc dù có nhà
nước đã ban hành pháp luật xử phạt đối với những người bạo hành trẻ, nhưng
người dân lại không chịu thực thi, bên cạnh đó mức phạt dành cho họ - những
người vi phạm pháp luật phải chăng đã quá nhẹ, không đủ để dánh thức lương
tâm, không đủ để bù đắp cho những vết thương thể xác, tâm hồn mà họ đã gây ra
cho con trẻ.Song song với răn đe bằng luật pháp, nhiều tổ chức nhân đạo cũng tổ
chức nhưng cuộc tuyên truyền, giáo dục, song người dân đối với vấn đề này vẫn
thiếu hiểu biết, hoặc số lượng người để tâm đến vấn đề này quá ít. Qua đó chúng
ta có thể thấy, nguyên nhân không phải do thiếu cơ sở luật pháp, giáo dục không
đúng đắn mà chủ yếu do ý thức, đạo đức mỗi người.
- Cách giải quyết : điều 110 luật pháp nhà nước qui định: người nào đối xử tàn ác
với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một
năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Đặc biệt nếu đối tượng bị hành hạ là
trẻ em, người chịu trách nhiệm pháp lí sẽ bị phạt tù từ một năm đến ba năm.
b. Tội xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm con người.
- Thực trạng : Cùng với bạo hành trẻ, tội xâm phạm đến danh dự nhân phẩm của
con người cũng là một vấn đề đáng bàn tới. Danh dự, nhân phẩm là những yếu tố
quan trọng đối với mỗi người, tuy nhiên việc tôn trọng người khác lại không được
mọi người coi trọng. Bịa đặt chuyện không đúng về một ai đó, vu khống tội trạng
cho người khác, hay thậm chí chỉ vũ nhục người khác bằng lời nói, đều bị coi
là xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác. Tình trạng này không

chỉ diễn ra thường xuyên mà còn ở mức đáng báo động.
- Nguyên nhân : Cũng giống như bạo hành trẻ em, nguyên nhân khiến tình trạng
này diễn ra thường xuyên có rất nhiều. Nhiều người bị xúc phạm, bị xâm phạm
nhưng lại không dám lên tiếng, hay thậm chí còn không biết như vậy là phạm tội.
Đó là do sự thiếu hiểu biết của người dân về luật pháp. Bên cạnh đó, vấn đề đạo

đức lại một lần nữa trở thành nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng trên. Nếu
như mọi người biết tôn trọng bản thân mình, tôn trọng người khác, tình trạng
danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm có lẽ sẽ không ở mức đáng báo động như hiện
nay.
- Cách giải quyết :
+ Điều 121 bộ luật hình sự qui định: người nào xúc phạm nghiêm trọng danh dự,
nhân phẩm của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai
năm hoặc bị phạt tù từ một tháng đến ba năm. Phạm tội thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm: phạm tội nhiều lần, đối
với nhiều người, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, đối với người thi hành công vụ,
đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình. Người phạm
tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định từ một năm đến năm năm.
+ Điêu 122 bộ luật hình sự qui định: Người nào bịa đặt, loan truyền những điều
biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích
hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước
cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm
hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp
sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm: có tổ chức, lợi dụng chức vụ,
quyền hạn, đối với nhiều người, đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình, đối với người thi hành công vụ,
vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng,
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một

năm đến năm năm.
c. Đối với người đồng tính
Hiện nay, vấn đề đồng tính đang là một trong những vấn đề được toàn xã hội
quan tâm. Có ý kiến ủng hộ, có ý kiến kì thị, nhưng đa phần là kì thị. Mọi người
do thiếu hiểu biết, bảo thủ, không chấp nhận người đồng tính, đồng thời có những
hành vi xúc phạm, đánh đập, xa lánh những người đồng tính. Điều đó khiến cho
những người đồng tính bị tổn thương nghiêm trọng vè thể xác và tinh thần. Tuy
nhiên pháp luật nhà nước vẫn chưa có những điều luật rõ ràng, cụ thể để bảo vệ
họ. Đó là nguyên nhân gây ra tình trạng những người đồng tính bị xúc phạm, bạo
hành, hay bị cô lập. Mặc dù Việt Nam là nước thuộc khu vực Đông Nam Á, tư
tưởng có thể vẫn còn bị ảnh hưởng nhiều từ thời phong kiến, chưa thể ngay lập
tức chấp nhận những người đồng tính, nhưng nếu cứ vin vào cớ đó để xúc phạm,
xa lánh những người đồng tính thì lại là phạm tội. ởi vì, cho dù đồng tính, họ vẫn
là con người, xứng đáng có quyền sống, quyền bình đẳng như những người khác.
d. Về thể loại kịch:
Kịch là loại hình nghệ thuật tổng hợp được diễn trong sân khấu và điện
ảnh.Trong đó: kịch bản là phần văn bản của tác phẩm kịch; xung đột kịch là

những xung đột trong nội tâm nhân vật, xung đột giữa tính cách và hoàn cảnh,
xung đột giữa các quan niệm khác nhau trong xã hội ,hành động kịch: gồm
các ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ, quan hệ giữa các nhân vật, thong qua đó chúng
ta nắm bắt được cốt truyện kịch.
4. Giải pháp.
Vận dụng kiên thức và kĩ năng tạo lập văn bản thuộc môn Ngữ văn, xây dựng
một vở kịch có chứa ba nội dung trên, lồng ghép pháp luật (đã được học ở môn
Công dân) để tuyên truyền về pháp luật.
Vở kịch lấy bối cảnh một gia đình bình thường, các nhân vật chân thực với đời
sống, như vậy có thể dễ dàng tìm được sự đồng cảm cũng như đánh vào tâm lí
khán giả, khiến người xem nhận thức được những thực trạng xấu xí của xã hội
hiện nay, hiểu thêm về pháp luật, đồng thời tự soi lại bản thân, nhận ra những

khiếm khuyết, sai lầm có thể đã mắc phải.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống.
- Bước 1 : Xây dựng ý tưởng kịch bản với nội dung như sau :
Câu chuyện xảy ra trong một gia đình làm nghề bán phở. Bà bán phở không có
con, nhận nuôi một cô bé câm, cho cô bé ăn học đàng hoàng. Bà bán phở, cũng xuất
thân từ trại trẻ mồ côi, cũng được nhận nuôi nhưng lại không được đi học, không hiểu
biết về các vấn đề xã hội cũng như pháp luật. Ngày trước bị bạo hành ra sao, hiện tại bà
cũng làm như vậy đối với cô bé câm. Cô bé câm không dám phản kháng, bởi vì sợ hã,
cũng bởi vì rất thương bà bán phở, đồng thời biết ơn vì bà bán phở đã nhận nuôi và cho
cô được đi học. Những người hàng xóm biết rằng cô bé câm bị bạo hành, nhưng mọi
người đều không dám can ngăn hay báo cho cơ quan có thẩm quyền xử lí. Cuộc sống cứ
lặng lẽ trôi đi như thế, cho đến một ngày khác. Cô bé câm thích một chị khác hơn tuổi,
hai đứa trẻ ở bên nhau, chăm sóc cho nhau, việc mà người lớn không làm được. Tình
yêu của những đức trẻ lặng thầm, giống như mầm cây được ươm trồng, cứ lớn dần, lớn
dần. Nhưng chuyện này lại bị người khác biết được. Các bạn học đã xúc phạm hai cô
bé, những người hàng xóm ngồi lê đôi mách rỉ tai nhau câu chuyện với sự khinh bỉ và
miệt thị, dần dần đến tai bad bán phở. Quá giận, bà bán phở đã trở về nhà, khi nhìn thấy
hai đứa trẻ đang bôi thuốc cho nhau, bà đã đánh chúng. Cô bé câm vì bảo vệ người yêu
mà xô xát với bà bán phở khiến bà bán phở bị thương. Sau chuyện đó, người chị lớn kia
đã giảng giải cho bà bán phở hiểu, rằng tình yêu đồng giới không phải tội, người đồng
tính không phải là những con bệnh truyền nhiễm, đồng thời việc làm của chính bà bán
phở, những người bạn và người hàng xóm là vi phạm pháp luật. Bà bán phở nhận ra sai
lầm của mình ,sửa chữa sai lầm.
- Bước 2 : Viết kịch bản.
Vở kịch trên không những nêu lên thực trạng xã hội, tuyên truyền pháp luật mà
còn mang tính chất giáo dục đạo đức con người, gửi gắm nhiều thông điệp. Bên cạnh
những vấn đề bạo hành trẻ, xâm phạm danh dự nhân phẩm con người, đặc biệt là đối
với người đồng tính, vở kịch trên còn truyền tải tới khán giả thông điệp : “Con người

sống trên đời vốn không ai hoàn hảo, bạn có thể vấp ngã, có thể mắc sai lầm. Điều đó

không quan trọng. Quan trọng là bạn đã nhận ra lỗi lầm ấy và sửa chữa nó, coi đó là mọt
bài học cho chính bản thân mình trên đường đời.” Cái tên của vở kịch cũng hàm chứa ý
nghĩa: “Tâm Sen”. Sen là biểu tượng cho sự trong sáng , thuần khiết, tốt đẹp. Tâm là cái
gốc, là cột lõi, là bản chất của mỗi vât, mỗi con người. “Tâm sen” là hình ảnh biểu
tượng cho bản chất thiện lương của con người, qua đó gửi gắm đến khán giả : “ Con
người khi được sinh ra, bản chất ai cũng tốt đẹp, lương thiện, không ai sinh ra đã là
người xấu. Họ trở thành người xấu là do hoàn không được giáo dục đúng đắn, do hàn
cảnh xô đẩy họ bước chân vào con đường xấu. Do đó chúng ta không thể đổ lỗi hoàn
toàn cho họ khi bị cám dỗ xấu xa dụ dẫn, bản thân chúng ta cũng có một phần trách
nhiệm khi đã không hướng dân, giúp đỡ họ đi và con đường đúng đắn, lương thiện.
Đừng chỉ trích, mắng mỏ khi một ai đó phạm phải lỗi lầm, ngay đến chính bản thân
chúng ta cũng không thể chắc chắn rằng mình chưa bao giờ phạm sai lầm. Hãy ở bên
họ, giúp họ thấy được cái sai của họ, giúp họ sư chữa và bù đắp cho những sai lầm ấy.
Như vậy, cuộc sống mới tốt đẹp hơn, luowg thiện hơn.”
- Bước 3 : Quá trình tập luyện. Bao gồm :
+ Hoàn thiện kịch bản, chỉnh sửa lời thoại.
+ Chọn diễn viên phù hợp với từng vai diễn.( Gồm các nhân vật : bà bán phở, cô
bé câm, chị người yêu, hai người hàng xóm, ba người bạn học, ông bán rau.)
+ Luyện tập diễn xuất.
- Bước 4 : Tham gia hội thi “Tài năng và pháp luật” do Đoàn Thanh niên Thành
phố Hà Nội tổ chức
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống.
- Nêu lên hiên trạng đáng báo động về ba vấn đề : bạo hành trẻ em, xâm phạm
danh dự và nhân phẩm của người khác, vấn đề về người đồng tính.
- Tuyên truyền về luật bạo hành trẻ, luật xâm phạm danh dự và nhân phẩm con
người ( bao gồm điều 121. tội làm nhục người khác và điều 122. tội vu khống).
Bên cạnh đó giáo dục đạo đức, nhân cách con người. Răn đe mọi người bằng
cách nêu lên luật pháp, nhẹ nhàng khuyên bảo bằng vở kịch đậm tính chất đời
thường, dễ xem, dễ thấm sâu vào tâm lí khán giả.
- Vở kịch đã đạt giải Nhất Hội thi “Tài năng và pháp luật” cấp Thành phố


Vở kịch: TÂM SEN
- Nhóm học sinh lớp 12B6 THPT Lê Quý Đôn – Đống Đa
Biên kịch : Nguyễn Bảo Loan, Lê Thị Thu Hiền
Cảnh 1 :
Bối cảnh : Chiều tối - Quán phở
Mẹ nuôi
Cô bé
câm
Khách ăn
Mẹ nuôi
Khách ăn
Mẹ nuôi
Cô bé
câm
(Mẹ nuôi ngồi coi hàng. 1 người khách vào quán ăn phở. Cô bé câm đang lau
bàn bị mẹ gọi ra bê bát bẩn mang vào nhưng vấp phải ghế, ngã, làm vỡ bát)
(Ném cái muôi xuống bàn) Giời ơi là giời! (vừa chửi vừa lao vào túm tóc, dẩy
người) Đi có ba cái bước mà cũng ngã! Mắt mày để sau gáy à? (tạt đầu vài ba
cái) Ơ thế mày định nằm ì đấy nữa à? Không mau bò dậy dọn dẹp cho tao đi cái
đồ lì lợm! Mày điếc đấy à? (túm áo giật) Con này mày càng lớn càng mất dạy!
Lâu lâu không bị ăn đánh nên mày bị ngứa đòn đúng không? (nhìn quanh) Đâu
rồi? Cái gậy của tao đâu rồi? (đi vào trong, cầm gậy đi ra)
(Lúi húi nhặt mảnh bát vỡ) (Hàng xóm xúm vào xem)
(thấy bà mẹ định đánh, chạy vào can, giữ tay bà mẹ nuôi) Bác làm cái gì thế?
Bạn ấy chỉ đánh vỡ có cái bát thôi mà!(cúi xuống đỡ cô bé câm) Cậu có sao
không?
(giằng khách ra, đẩy) Ơ cái con này hay nhỉ? Con tao tao phải dạy, liên quan
chó gì đến mày? Còn ngồi đấy, tao đánh cả mày luôn bây giờ! (lừ mắt)
(Kinh sợ, 1 người hàng xóm vào kéo ra)

(Quay lại nhìn con bé) Còn ì ra đấy nữa à? (cầm gậy đánh, con bé co người lại
chịu đòn) Này thì lì này! (dúi đầu xuống, ném khăn vào mặt) Dọn nhanh cái
tay mày lên! Dọn không xong thì tối nay xuống ăn cơm với chó! Hứ! (nguýt dài,
đi vào)
(Hì hụi nhặt mảnh bát vỡ, lau sàn, dọn dẹp mang vào)

Cảnh 2 :

Bối cảnh : Sáng – Đường đến trường – Trường học
Cô bé
câm
Cô bé
câm
Người
yêu
Cô bé
câm
Người
yêu
Cô bé
câm
Người
yêu
Cô bé
câm
Người
yêu
Cô bé
câm
Người

yêu
(Ôm cặp sách, đi chậm, khập khiễng)
*TRỜI ĐỔ MƯA*
(Dừng lại, ngửa mặt lên, đưa tay ra hứng, thở nhẹ ra, đưa cặp lên đầu che)
(Đi đằng sau, chĩa ô ra che cho)
(Ngước lên nhìn)
(Cười nhẹ) Sao không mang ô? Dính mưa nhỡ bị ốm thì sao?
(Nhìn, cúi đầu)
Đi nào, không muộn học bây giờ (cầm tay kéo đi)
(Giật mình, rụt tay lại vì bị đau)
(Nhìn) Sao thế? (cầm cổ tay, kéo ông tay áo lên xem, thở dài) Bà ấy lại đánh
em đúng không? (nhíu mày, tức giận) Quá đáng lắm rồi! Đi! Chúng ta lên
phường trình báo!
(Túm tay lại, lắc đầu, cúi gằm mặt xuống)
Em định chịu đựng đến bao giờ nữa? Ngày nào bà ta cũng bắt em làm việc nặng
nhọc lại còn đánh đập, mắng chửi em. Bà ấy chỉ là người nhận nuôi em thôi, bà ấy
không có quyền! (cầm tay lên) Em nhìn xem, bầm tím đến thế này (lỡ tay nắm
chặt quá)
(Đau, nhăn mặt, giật tay lại)
(Bất lực thở dài) Đau lắm à? (ôm vào lòng) Em đừng ép buộc bản thân quá, còn
có chị ở đây mà!
(Giật mình, luống cuống chỉ vào cổ tay ám chỉ muộn giờ học)

Cô bé
câm
Người
yêu
Cô bé
câm
Người

yêu
Bạn 1
Bạn 2
Bạn 3
Bạn 1
Bạn 2
Cô bé
câm
Bạn 1
(Nhìn, cười) Sắp muộn học rồi á? Mau đi thôi (cầm tay kéo đi)
*ĐẾN CỔNG TRƯỜNG *
(Vài ba học sinh đi ra chặn đầu, tiến lại gần, cả hai liền lùi lại, cô bé câm bị
người yêu đẩy ra sau lưng)
Ủ ôi chúng mày xem tụi nó nắm tay tình tứ chưa kìa! (vây quanh cả hai)
Tình với chả tứ, kinh chết đi được! Cứ thấy lũ pê đê là tao đã buồn nôn rồi! (nôn
khan)
Tao chả hiểu sao trên đời lại có mấy đứa pê đê dị tật như chúng nó nhỉ? Chưa gì
tao đã nổi hết cả da gà da vịt lên rồi đây này! (xoa xoa hai cánh tay)
Tao hỏi thật nhé, chúng mày cứ cuốn lấy nhau như thế không thấy kinh à? Nhìn
chúng mày tao lại bắt đầu ngứa chân ngứa tay rồi! (tiến lại, xắn tay áo)
Sao chúng mày còn dám vác mặt đến trường nhỉ? (tạt mạnh vào đầu người yêu
cô bé câm) Bẩn hết cả mắt bọn tao! (phủi tay áo) Chúng mày, đánh chết cái con
dị dạng này cho tao!
(Ngồi xuống, ôm lấy vai người yêu đỡ dậy)
(Thấy bạn 3 đẩy người cô bé câm thì kêu lên) Eo ơi! Chúng mày động vào nó
không bị lây bệnh pê đê à! (cười khinh bỉ)
Ôi thế á? (nhảy dựng lên, phủi tay, chùi chùi vào áo) Tao không muốn bị pê đê
mày ơi! Tao chết mất! (cầm tay đứa bên cạnh kéo kéo) Đi thôi mày ơi, không
nó phát tán bệnh đấy! (cả 3 cùng đi)
(Đỡ người yêu dậy, phủi phủi quần áo, mặt mũi, nhíu mày)

(Cầm tay) Chị không sao (cười)
(Thở phào, nhìn thấy tay người yêu bị xây xước, rách chảy máu, kéo tay áo

Bạn 3
Cô bé
câm
Người
yêu
Cô bé
câm
Người
yêu
Cô bé
câm
lên xem)
Ấy, nhẹ thôi! (xuýt xoa)
(Nhăn mặt, cầm tay người yêu kéo chạy đi)

Cảnh 3 :
Bối cảnh : Khu chợ gần nhà
H.xóm 1
H.xóm 2
H.xóm 1
Mẹ nuôi
H.xóm 1
H.xóm 2
H.xóm 1
H.xóm 2
H.xóm 1
H.xóm 2

H.xóm 1
H.xóm 2
Ơ! Hôm nay chị đi chợ muộn thế à?
(Cười đon đả) Chào em, em sao cũng đi chợ muộn thế?
Hì, em ngủ quên mất (gãi tai)
(Đi vào trong chợ, chọn hàng)
(Nhìn thấy bà mẹ nuôi, chợt nhớ ra, kéo tay bà bên cạnh 1 góc nói nhỏ) Chị
lại đây em bảo cho cái này.
Mày làm cái gì mà cứ thậm thà thậm thụt như ăn trộm thế? (to tiếng)
Ấy! Chị be bé cái mồm thôi chứ! (ngó bà mẹ nuôi, chỉ trỏ) Chị thấy bà kia
không?
Ừ thấy, bà bán phở chứ gì, thì làm sao? (Nheo mày khó hiểu) (Mẹ nuôi ngó ra
nghe ngóng)
Bà ấy á, máy năm trước có nhận nuôi một đứa bé. Mà nghe đâu con bé bị bệnh
nan y gì nặng lắm!
Hả? Bệnh nan y á gì? Bệnh gì? (Nhăn mặt)

H.xóm 1
Mẹ nuôi
Cái gì mà … Đồng tính hay sao á! Thấy mọi người bảo ai mắc bệnh đấy là … ui
dời, nói thể nào nhỉ? Nói chung chị cứ hiểu đấy là bệnh mà đàn ông yêu đàn ông,
đàn bà yêu đàn bà í!
Khiếp thế cơ á? Mà bệnh đấy có lây không? Nếu có thì chị phải bảo con bé nhà
chị tránh xa con câm ấy ngay mới được! (nhăn mặt)
Lây chứ sao không! Sáng nào đi chợ em cũng thấy nó nắm tay 1 con bé khác đi
học, chắc là nó cũng bị lây bệnh rồi! Thôi ghê quá, em về nấu cơm đây! (cả hai
kéo nhau đi về)
(Chạy ra ngó theo, đi qua đi lại, tức tối cầm làn đi thẳng về nhà)
Cảnh 4 :
Bối cảnh : Nhà ở của mẹ nuôi và cô bé câm

Cô bé
câm
Mẹ nuôi
Cô bé
câm
Mẹ nuôi
Người
yêu
Mẹ nuôi
Cô bé
câm
Mẹ nuôi
Cô bé
câm
(Cô bé câm đưa người yêu về nhà, lấy bông băng, thuốc bôi)
(Bước vào, sững sờ, làm rớt làn)
(Hoảng hốt, làm rơi lọ thuốc)
(Lao thẳng vào, cô bé câm sợ hãi, lùi lại, mẹ nuôi túm tóc lôi ra) Mày, mày ra
đây cho tao! (lôi ra, dẩy mạnh xuống đất, vừa đánh vừa chửi) Con khốn nạn!
Tao mất đã công nhặt mày từ trại mồ côi về, cho mày ăn học tử tế như bao người
khác. Mày chưa báo đáp được thì thôi, bây giờ lại còn bôi tro trát trấu vào mặt tao
thế này à? (túm tóc lôi lên)
(Chạy ra gạt tay, bà mẹ nuôi xô cô bé câm ngã dúi về đằng sau) Kìa bác, bác
đừng đánh em ấy nữa, em ấy có làm gì sai đâu mà bác đánh em ấy? (cản lại)
(Giằng co, cố lao về phía trước) Mày bỏ tay ra, tao đánh nó kệ tao! Hôm nay tao
phải đánh chết cái đồ vô ơn kia! Cái loại quái thai như mày thảo nào bị bố mẹ vứt
bỏ! (thấy chị người yêu ra giằng tay liền quay qua) Cái con này, tao bảo mày
bỏ ra cơ mà! À hay là mày thích chịu đòn thay nó hả? Mày thích ăn đòn chứ gì cái
con đồng tính kia? Được rồi, thích thì bà chiều! (giơ tay đánh, đập, đạp) Thích
lên mặt dạy đời tao này! Chết đi này! (đánh liên tục)

(Bò dậy, lết lại gần chỗ bà mẹ nuôi, ôm chân cầu xin) Ư ư (rơm rớm nước
mắt)
Mày làm cái gì đấy! Cút ra! (đẩy cô bé câm ngã ra đằng sau, tiếp tục đánh)
Hay là mày dụ dỗ, lây bệnh cho nó? Tao phải đánh chết mày! Lũ quái thai! Tao
ghê tởm lũ dị tật chúng mày! Chúng mày chết hết đi cho tao!
(Lết dậy, mất sức, ngồi phệt xuống, run rẩy với tay về phía bà mẹ nuôi, nước
mắt rơi lã chã)

Mẹ nuôi
Cô bé
câm
Mẹ nuôi
Cô bé
câm
Mẹ nuôi
Cô bé
câm
Người
yêu
Mẹ nuôi
Người
yêu
Mẹ nuôi
Người
yêu
Mẹ nuôi
Người
yêu
Mẹ nuôi
Người

yêu
Mẹ nuôi
Ư ư ư (lấy tay vỗ vào lồng ngực, nước mắt giàn giụa, mặt méo xệch đi vì
khóc)
Gậy! Cái gậy của tao đâu! (nhìn quanh, ra góc nhà lấy cây gậy)
(Mắt trợn lên, hoảng loạn, trào nước mắt) Ơ ư
(Cầm gậy xông ra) Mày chết đi !!! (vung gậy lên)
(Lao vào) Aaaaaaaa !!!! (đẩy bà mẹ nuôi ngã đập đầu xuống đất)
(Cô bé câm ngồi xuống, gạt tóc tai bù xù của người yêu, gạt nước mắt)
(Bò dậy nhưng lại ngã, ôm đầu, thấy tay dính đầy máu) M-máu !!
(Ngẩng lên thấy đầu bà mẹ nuôi chảy nhiều máu, chạy lại đỡ đầu dậy)
Bác !!
(Trợn mắt nhìn) M-mày (nhăn mặt, cắn môi) Tao không cần mày giúp!! Bỏ
tao ra!! (đẩy cô bé câm)
Bác hãy ngồi yên để em ấy sơ cứu cho bác! Nhanh lên, em mau mang hộp thuốc
ra đây! (Lại gần đỡ bà mẹ nuôi)
Mày tránh ra, đừng có lây bệnh cho tao! (đẩy ra)
Sao bác lại nói thế? Đồng tính không phải là bệnh, càng không thể lây được.
Vớ vấn, không phải bệnh thì sao nó lại lây sang con kia?
Bác ạ, đồng tính là người có cảm giác hấp dẫn về tình cảm, thể chất với người
cùng giới. Đó không phải là căn bệnh cho nên cũng không thể lây lan hay truyền
nhiễm được. Chúng cháu cũng yêu thương nhau như bao người khác thôi nhưng
tại sao tình yêu của bọn cháu lại bị cấm đoán, bị phân biệt đối xử như vậy?
(nghẹn giọng) Chính sự thiếu hiểu biết và quan niệm cổ hủ của những người như
bác đã gây nên những thương tổn nghiêm trọng cho người đồng tính. Còn nữa,
bác có biết rằng mình đã phạm tội bạo hành và lạm dụng sức lao động trẻ vị thành
niên không? Theo như điều 110 bộ luật hình sự, qua những hành động vừa rồi bác
có thể bị phạt tù từ 1 - 3 năm tùy theo mức độ thương tích mà bác đã gây ra cho
em ấy (cầm tay bà mẹ nuôi)
(gạt tay ra) Vớ vẩn! Con tao tao dạy! Tại sao tao phải đi tù !? (quát lớn)

Bác, bác hãy nhìn xem (bà mẹ ngước nhìn cô bé câm) Dù bác có đánh đập,
mắng chửi thì em ấy vẫn luôn quan tâm, lo lắng cho bác vì chính bác là người đã
cho em ấy một mái nhà. Nếu bây giờ bác lại bạo hành em ấy thì bác có khác nào
những kẻ đã từng đánh đập, lăng nhục bác năm xưa.
Đủ rồi (lặng người đi một hồi) Bác không biết rằng mình đã phạm phải những
sai lầm nghiêm trọng đến vậy (quay qua phía cô bé câm)
Cảm ơn con … (nghẹn ngào)

(Hai mẹ con ôm nhau khóc)

×