Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

EBOOK 7 NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA THỰC DƯỠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (516.97 KB, 29 trang )

NGUYÊN TẮC CƠ BẢN

CỦA THỰC DƯỠNG
Herman Aihara
2



Mục lục




LỜI NÓI ĐẦU


ĐẶT VẤN ĐỀ



NGUYÊN TẮC THỨ NHẤT: TIẾT KIỆM TRONG CUỘC SỐNG


NGUYÊN TẮC THỨ 2: NGUYÊN LÝ ÂM DƯƠNG


NGUYÊN TĂC THỨ 3: NGHỆ THUẬT SỐNG


NGUYÊN TẮC THỨ 4: LÒNG BIẾT ƠN



NGUYÊN TẮC THỨ 5: NIỀM TIN


NGUYÊN TẮC THỨ 6: ĐẠO SỐNG VUI


NGUYÊN TẮC THỨ 7: SỰ CHUYỂN HOÁ



PHỤ LỤC 1: SỰ CHUYỂN HÓA


PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM VỀ GẠO LỨT ĐỎ


PHỤ LỤC 3: PHÁ CHẤP


PHỤ LỤC 4: TÍN HIỆU ĂN ĐÚNG


CÂN NẶNG BAO NHIÊU LÀ VỪA? KIỀU THỊ THU HƯƠNG


LỜI BẠT: MÓN ĂN “CẢ LÀNG CÙNG VUI”





















3

Có nhiều cách hiểu về phương pháp Thực dưỡng - bởi lẽ, trong thực tế còn có nhiều người họ
chưa từng được nghe nói tới điều này. Theo Aihara có 7 nguyên tắc cơ bản nhất của phương pháp
Thực dưỡng và được trình bày sau đây:

Làm cho người ta dễ hiểu những ý tưởng trừu tượng - Đó là thế mạnh của Herman Aihara.
Trong vòng 40 năm qua, người thầy giáo khiêm nhường này đã hào phóng trao chiếc chìa khoá tạo
niềm hạnh phúc cho vô vàn người phương Tây. Hơn bất kỳ một cuốn sách Thực dưỡng nào khác,
những cuốn sách trực tiếp chỉ dẫn những phương pháp cần thiết để tận hưởng cuộc sống đầy hứng
khởi này - sức mạnh trong lời nói của ông đã đem đến niềm vui học hỏi và áp dụng 7
nguyên tắc cơ bản một cách dễ dàng.


7 nguyên tắc vàng này là chìa khoá để mở cánh cửa huyền vi của cuộc sống, dùng để đi sâu và
xa trên con đường tâm linh. Nhà thơ Vương Từ nói: phương pháp Ohsawa là chìa khoá của Phật
Pháp. Bất cứ ai áp dụng những nguyên tắc vàng này vào đời sống đều được vô số lợi ích và may
mắn.
4

LỜI NÓI ĐẦU

Phong trào Thực dưỡng (Macrobiotics) đã và đang ngày một phát triển mạnh mẽ ở nước ta từ
những năm 1963, khi giáo sư Ohsawa cùng phu nhân lần đầu tiên tới thăm Việt Nam, tiên sinh
Ohsawa đã cảm ứng phán đoán: “Việt Nam sẽ trở thành cái nôi của phong trào Macrobiotíc trên
thế giới”.

Kể từ đó, có rất nhiều người áp dụng thành công trên nhiều lĩnh vực và một vài cá nhân đã thâm
nhập được vào ngọn nguồn mạch sống theo 7 nguyên lý và 12 định lý của trật tự vũ trụ này,
đem ánh sáng chân lý chia sẻ với đồng bào, điển hình là gia đình ông bà Ngô Thành Nhân, và
hiện nay là con trai ông bà là ông Ngô Ánh Tuyết, tiếp nối ngọn lửa tinh thần sống vui của Thực
dưỡng; bên cạnh đó có nhiều người vẫn ngày đêm áp dụng gạo lứt và rất tâm đắc với con đường
sống vui này như ông Lương Trùng Hưng, nhà thơ Vương Từ, đại đức Thích Tuệ Hải và rất
nhiều anh chị em Thực dưỡng khác như ông Nguyễn Minh Thái, anh Vũ Huy Thuần, gia đình
chị Phương Lan, gia đình ông bà: Nguyễn Văn Trung, gia đình chị Ngoãn ở Bình Dương, dì
Tư, gia đình anh chị Sơn Hà,… và rất nhiều bạn trẻ như anh Lê Hoàng Long, chị Kiều Thị Thu
Hương, sinh viên toán Việt Anh… đã thấy ra được tầm mức giá trị của con đường Thực
dưỡng này, hòng mong muốn đem chia sẻ với đồng bào một phương pháp sống vui đã áp dụng
thành công cho bản thân, gia đình và xã hội.

Có rất nhiều quyển sách Thực dưỡng đã xuất bản trong nhiều năm qua nhưng đây là một trong
những cuốn sách căn bản, cô đọng, súc tích nhất về con đường Thực dưỡng. Quyển sách này ban
đầu đã được ông Phạm Đức Cẩn dịch, tới lần tái bản này chị Kiều Thị Thu Hương biên dịch lại
cho hoàn chỉnh và cuối cùng tôi đã hoàn thành quyển sách này, rất mong nhận được những

sự góp ý phê bình của quí độc giá cho lần tái bản sau.

Chúng tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc tới Giáo sư Ohsawa cùng tất cả những duyên lành mà
chúng tôi thọ nhận và xin chia sẻ sự hiểu biết diệu kỳ này ra với tất cả mọi người trong niềm kính
ngưỡng Tam Bảo, trời đất cùng vũ trụ bao la. Chúng tôi cũng bày tỏ lòng tri ân với các bậc thầy
về Thực dưỡng đã quá cố như ông Ngô Thành Nhân, bác Nguyễn Văn Sáu… và các bậc
thầyThực dưỡng đương đại như ông Ngô Ánh Tuyết, đại đức Thích Tuệ Hải, ông Lương Trùng
Hưng,…là những người đã và đang tích cực phố biến và sống theo phương pháp Thực dưỡng với
lòng tự tại sâu sắc…

Ngọc Trâm
5

ĐĂT VẤN ĐỀ

Ở Việt Nam hiện nay có nhiều người vẫn nhầm tưởng Thực dưỡng đơn giản là một phương
thức chữa trị bệnh tật kì quặc bằng niềm tin kết hợp với việc ăn kiêng đơn thuần gạo lứt muối
vừng. Trên thực tế, Thực dưỡng không những là một bộ môn khoa học về Vũ trụ, con người, là
một bộ môn khoa học xứng đáng đầu tư thời gian của con người để học hỏi từ thuở ấu thơ
(HỌC ĂN) mà nó còn là một khoa học nhân văn về con người, đi sâu vào nghiên cứu tác
động của thức ăn hàng ngày lên thể chất và tinh thần, định hướng tương lai của nhân
loại,… dựa trên nền tảng là học thuyết Âm Dương Ngũ Hành, vốn là nền tảng của nền y học
cổ truyền và nhiều ngành khoa học nhân văn khác của Phương Đông. Khéo sao, những nghiên
cứu mới nhất của các bác sĩ và các nhà khoa học Tây Phương về thực phẩm lại đang dần dần
chứng minh tính đúng đắn của việc áp dụng những lý thuyết dinh dưỡng này, ví dụ như khám
phá của Phương Tây về sự kiện cơ thể sẽ không chuyển hoá được các nguồn chất đạm khác
thành chất đạm đặc trưng của người, nếu thành phần thức ăn thiếu hụt bất cứ loại nào trong 9
axit amin cơ bản, còn vỏ cám gạo lứt, vừng, đậu tương, đậu đỏ lại là những nguồn đạm chất
có hàm lượng các axit amin cơ bản này rất dồi dào nếu so với thịt cá Đều là những thực phẩm
truyền thống rất tốt cho sức khoẻ mà Thực dưỡng từ lâu coi là thức ăn căn bản cho con

người. Hay nguyên tắc ăn toàn phần thực phẩm mà các bậc thầy về Thực Dưỡng đã đưa ra làm
nên tảng cho chế độ ăn từ trước thế chiến II, mấy chục năm sau được Y học Tây Phương tuyên
bố lại sau quá trình dài nghiên cứu các chứng bệnh thoái hóa như tiểu đường, xơ gan, suy
thận, tim mạch, ung thư do ăn nhiều thực phẩm tinh chế đã bị mất hết vitamin, khoáng chất và
enzym cần thiết để chuyển hóa nó.

Tất cả những người Thực dưỡng chân chính đều ý thức sâu sắc rằng, những thay đổi trong
chế độ dinh dưỡng ở thời buổi hiện đại chính là một nguyên nhân sâu xa, chủ chốt của những
bệnh tật kì lạ, cả ở thể chất lẫn tinh thần. Cả một nền minh triết về cách thức ăn ở trong
đời ẩn tàng trong những thực phẩm truyền thống của mỗi dân tộc, nhưng từ lâu đã bị áp
dụng máy móc mà không để ý tới chiều sâu tư tưởng bên trong, đó là lý do con người hiện đại
có thể rời bỏ thức ăn truyền thống của dân tộc mình nhanh chóng và dễ dàng đến thế mà không
hề băn khoăn nuối tiếc gì. Thế nhưng, chính nhờ rời bỏ những thức ăn truyền thống để rồi
đau khổ quằn quại vì những căn bệnh quái gở không thuốc nào trị được và mắc kẹt trong
những trạng thái tinh thần cực đoan, bế tắc đến độ, không thể hiểu nổi những lời dạy bảo về
nhân nghĩa đạo đức của tổ tiên nữa, giá trị của những truyền thống tốt đẹp đó cần được tái khám
phá lại thông qua con đường ăn uống đúng đắn thuận thiên, khi đó ta mới cảm được, mới
hiểu được những lời dạy bảo của tổ tiên. Người Việt Nam hiện đại, rồi sẽ phải quay về với
những thức ăn truyền thống, nhưng không phải một cách máy móc, gượng ép, mà với một
thái độ tự nguyện trong sự ý thức sâu sắc về chân giá trị của nó.

Dùng lăng kính âm dương làm phương tiện để tìm hiểu, tái khám phá về giá trị nuôi dưỡng con
người của thức ăn truyền thống của dân tộc mình, đồng thời học hỏi giá trị tinh hoa trong
nghệ thuật nuôi sống của các dân tộc khác, để áp dụng linh hoạt cho bản thân và tuyên truyền lại
6

cho đồng bào mình, ai làm được như thế mới là con người Thực dưỡng chân chính.

Các thông tin được truyền tải qua cuốn sách này gồm có phần kiến thức nòng cốt là những lời
giảng dạy của một trong hai đại đệ tử của tiên sinh Ohsawa là ngài Herman Aihara - là một

trong những người đã gây dựng và phát triển phong trào Thực dưỡng ra khắp thế giới. Mong
rằng cuốn sách này sẽ được các bạn sử dụng như một chiếc la bàn định hướng để thẳng tiến tới
mục tiêu là có được một cuộc sống tràn đầy hạnh phúc.


Kiều Thị Thu Hương (BAS)








































7

NGUYÊN TẮC THỨ NHẤT

Sinh thái học Trong thế giới phương Tây (nơi thực phẩm chính yếu là thịt), sinh thái học được
coi là một từ mới. Ở Phương Tây, Sinh thái học đã không thu được sự quan tâm rộng lớn đến
thế của công chúng, nếu như người dân phương Tây đang không lo sợ các hiện tượng ô nhiễm
môi trường và sự bùng nổ dân số. Nỗi sợ này giống như một mặt của đồng tiền, mà mặt kia
không thể tách rời nó chính là tinh thần chinh phục thiên nhiên. Ở phương Đông (nơi thực
phẩm chính yếu là rau), nơi người ta có khuynh hướng nhằm tới sự cộng tác với thiên nhiên, từ
“Sinh thái” - có ít nhất 4000 năm tuổi. Ở Trung quốc, nó được diễn đạt bởi 4 từ: Shin (身身身身
thân) Do (土土土土 Thổ) Fu (不不不不 Bất) Ji (二二二二 Nhị) Con người và đất đai không phải là hai mà là một
(Thuyết “Thân Thổ bất nhị”). Đất sản sinh ra cây cỏ; động vật ăn cỏ cây để tạo ra máu, tế bào, mô
và các cơ quan nội tạng. Con người, cũng như mọi động vật, chính là sự chuyển hoá từ đất.
Trong tác phẩm Con người, Cái không biết, Alexis Carrel đã viết:


“Con người được tạo thành hoàn toàn từ cát bụi của thế gian. Bởi lý do này, mọi hoạt động thể
chất và tinh thần của y đều chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi điều kiện địa lý của miền đất nơi y sinh
sống; bởi tính chất tự nhiên của các động vật và cây cỏ được y sử dụng làm thức ăn.”

Con người khoẻ khoắn, mạnh mẽ khi họ sống bằng các thực phẩm quanh vùng; vốn sinh trưởng
theo một cách lý tưởng để trở thành thức ăn của họ. Con người, loài động vật tự do nhất, có thể
tự làm mình thích nghi đối với bất kỳ điều kiện khí hậu nào nếu chúng ta duy trì thường xuyên
được một số nhân tố (nhiệt độ, nước, mực độ đường và muối khoáng v.v ) đơn thuần chỉ để giữ
cho mình sống được, và còn phải duy trì những điều kiện này chặt chẽ hơn - nếu chúng ta
muốn được khoẻ mạnh. Và thức ăn tốt nhất để duy trì một trạng thái tâm sinh lý tốt đẹp là thực
phẩm nuôi trồng tại địa phuơng.
8

NGUYÊN TẮC THỨ HAI : TÍNH KINH TẾ TRONG CUỘC SỐNG

Con người hiện đại, vốn coi tiền bạc là nhân tố thiết yếu đem lại hạnh phúc cho mình, nhấn
mạnh việc hạch toán kinh tế vào tiền bạc, kết quả là đã có nhiều người tiết kiệm được tiền
bạc và đánh mất cuộc sống. Tiền thực sự mang đến cho chúng ta chút hạnh phúc, bằng cách
giúp chúng ta thoả mãn những nhu cầu cơ bản nhất định. Nhưng một khi chúng ta không thoả
mãn với những điều kiện thiết yếu căn bản này và tham lam đi tìm kiếm thêm nhiều hơn và
nhiều hơn nữa sự thoải mái vật chất, sự tiện nghi và sự xa hoa, thì chúng ta đang góp phần vào
việc đánh mất hạnh phúc của chính mình.

Ví dụ, trong 40-50 năm qua, hầu hết những người nông dân đã đặt các hoạt động kinh tế
của họ vào tư duy kiếm tiền - bằng cách dùng thuốc trừ sâu và phân bón hoá học nhằm sản
xuất những vụ mùa bội thu, và do đó kiếm nhiều lợi nhuận hơn để thoả mãn lòng tham của
mình; đây không phải là tinh kinh tế trong cuộc sống. Thuốc trừ sâu đã giết chết nhiều sinh vật
tối cần thiết cho sự


phì nhiêu của đất - và do đó cũng làm tổn hại luôn các động thực vật, vốn
được sinh ra và nuôi dưỡng bởi đất. Phân hoá học đã a-xit hoá và làm đất bạc màu. Quá chú
trọng đến sản lượng cao để có lợi lớn là đang phá vỡ các khuôn mẫu của cuộc sống tự nhiên,
đó chính là sự tự huỷ diệt. Mặt khác, những cách làm trái với tự nhiên, sớm hay muộn sẽ làm
đất bạc màu để rồi lợi nhuận cũng mất dần. Suy cho cùng, tính kinh tế trong cuộc sống vẫn có
thể biến thành tư duy kiếm tiền, nhưng không phải theo cách làm đầy khiếm khuyết ở trên. Sự
luân canh và việc sử dụng phân bón hữu cơ (đưa trở lại đất cái không thể dùng được để sản xuất
thức ăn) đủ để đảm bảo cho chúng ta một nguồn dự trữ liên tục những thực phẩm sẽ giữ cho
chúng ta khoẻ mạnh.

Tính kinh tế trong cuộc sống được áp dụng trong chế độ ăn Thực dưỡng với ý nghĩa “không
lãng phí”. Không có gì là bất thường khi một thiền sinh (hay môn đồ Thực dưỡng) bị rầy la
nghiêm khắc vì đã để một hạt cơm rơi trên sàn bếp. Càng có ít lãng phí thực phẩm thì càng có
thêm nhiều thực phẩm cho những người khác - đây là một trong những câu trả lời rõ ràng
nhất cho vấn nạn gia tăng dân số. Số lượng thực phẩm tồn trữ trong kho, trong các nhà hàng và
gia đình của toàn nước Mỹ là con số đáng kinh ngạc! Về những giới hạn của các thực phẩm
chúng ta ăn, tính kinh tế trong cuộc sống - được nhìn nhận theo góc độ cần cố gắng ăn thực
phẩm toàn phần. Khi chúng ta chỉ ăn một phần của thực phẩm, chúng ta sẽ bị thiếu dinh dưỡng và
quá trình trao đổi chất sẽ mất cân đối. Ví dụ, khi bạn ăn cá, bạn nên ăn tất cả đuôi, xương, đầu và
các phần khác. Nếu chỉ ăn phần thịt - thịt cá rất giàu protein và mỡ - máu của bạn sẽ trở nên a-
xit, trái lại nếu bạn còn ăn cả các phần khác có chứa nhiều muối khoáng như

calcium,
magnesium, i-ôt, và nhiều chất khác, thì cơ thể bạn mới có đủ khả năng trung hoà a-xit dễ dàng
được. Một lý do khiến các động vật ăn thịt có khả năng duy trì các điều kiện để cơ thể giữ được
cân bằng (còn một lý do khác nữa là chúng hoạt động rất nhiều, điều này đã giúp chúng
chuyển hoá những thức đã ăn tới những vùng cơ thể có nhu cầu) đó là chúng ăn toàn phần các
thực phẩm.

9


Vì chúng không phải là thực phẩm toàn phần như đường tinh chế và các hoá chất tổng hợp
đều không có lợi cho sức khỏe. Chúng đều là sản phẩm tinh chế, vì vậy chúng đều độc hại. Khi
chúng ta ăn đường lấy từ hạt, rau, đậu, quả hay đường mía, mật ong chưa chế biến - chúng ta
đã đưa vào cơ thể một lượng vitamin và muối khoáng cần thiết để tiêu hoá các thực phẩm này.
Điều này cũng đúng với mọi ví dụ về các phần được cắt ra từ thực phẩm toàn phần như men
lúa mạch, viên vitamin, bột mì trắng và muối tinh. Chúng ta hãy xem xét muối tinh như một thí
dụ điển hình: nó chả có gì khác ngoài sodium (Na) và chlorine (Cl), trừ trường hợp đã được bổ
sung i-ốt tổng hợp (i-ôt hoá); trong khi muối thô rất giàu các chất khoáng, kể cả i-ốt.

Hai nguyên tắc đầu - Sinh thái và tiết kiệm cuốc sống - có thể được tóm tắt như

sau: ăn thức ăn
thiên nhiên và nuôi trồng tự nhiên - tự nuôi dưỡng mình chủ

yếu bằng thực phẩm toàn phần
được nuôi trồng tại địa phương mình sinh sống và không chế biến. Hãy trả lại cho đất những
thứ (mà những sản phẩm của nó ta không thể dùng làm thực phẩm), để giữ cho chúng ta và đất
đai của chúng ta khỏe mạnh.

Nếu bạn xác định ăn theo Thực dưỡng suốt đời thì bạn nên mua một cái nồi áp suất bằng inox.
Đó chính là “làm kinh tế”, vì sao: nếu bạn không có cái nồi này thì bạn luôn luôn có xu hướng đi
tìm những hạt gạo lứt ngon mềm để ăn cho dễ dàng, chúng là những hạt gạo lứt mầu trắng hay
là hạt gạo đỏ rất dài để ăn (những loại gạo như vậy thì đều âm hơn là những hạt gạo tròn) và dầu
chúng tôi có cung cấp thông tin là hạt gạo lứt đỏ hình tròn dương hơn thì bạn cũng dễ dàng
phớt lờ vì nấu khó mềm và khi nhai như nhai rơm! cuối cùng duyên lành đã tới: cái nồi áp suất
bằng inox, thế là giải quyết bài toán cơm mềm, nấu cơm lứt loại nồi này vừa nhanh vừa mềm
cơm, dầu nó là bất cứ loại gạo nào; khi đó bạn sẽ đi sưu tầm những loại gạo hạt tròn và đỏ để ăn
cho mau khoẻ mạnh, bạn không mất công đi tìm loại gạo hạt dài nữa… và như vậy bạn đã kích
thích nhà nông sản xuất loại gạo hạt tròn!


Có có cô bạn trẻ kể cho tôi nghe là dầu ăn cơm lứt mà phân vẫn bị xanh, bị nhão… từ khi họ
ăn cơm lứt đỏ hạt tròn thì tình trạng trên mới được cải thiện, nhờ có cái nồi áp suất bằng inox
giải pháp về sức khoẻ mới được giải quyết, nhờ

có ăn cơm lứt đỏ hạt tròn, cô đã làm việc tối ngày
không biết mệt… cô rất hoan hỉ với hạt gạo lứt đỏ nấu trong nồi áp suất inox, khi nấu cơm loại
này, bạn cần cho thêm phổ tai, mơ muối và chút bột nghệ, muối hầm ngay từ đầu ăn loại
cơm này rồi bạn sẽ nhớ lại bạn là ai và bạn sống trên trái đất này là để làm gì.













1

NGUYÊN TẮC THỨ BA : NGUYÊN LÝ ÂM-DƯƠNG
Đây chính là chiếc la bàn định hướng của chúng ta. Nó chỉ cho chúng ta hướng đi của cuộc đời
cũng giống như cách thức mà chiếc la bàn chỉ hướng Bắc-Nam,chỉ ra phương hướng về địa lý.
Nguyên tắc Âm- Dương “thống nhất” là một công cụ hữu dụng của chúng ta. Nó có thể giúp ta
tìm thấy vị trí của mình trong vũ trụ bao la và nó cũng có thể dẫn chúng ta tới với sức khoẻ và
hạnh phúc, bằng cách cho ta khả năng phân tích thực phẩm chúng ta ăn và ảnh hưởng của chúng

lên cơ thể và trí não chúng ta. Mọi thứ đều có thể được phân tích thành Âm và Dương – và nó
thực sự chỉ là một cách nói khác rằng mọi thứ trong thế giới không ngừng thay đổi này, đều có
quan hệ với nhau. Thí dụ, ta hãy nghĩ về màu sắc. Toàn bộ vũ trụ là một từ trường của những
biến động Âm và Dương dao động không ngừng, do vậy chúng sản sinh ra sóng điện từ. Một số
sóng này có thể cảm nhận được bởi hệ thống thần kinh của chúng ta, và được diễn dịch bởi não
bộ của chúng ta, thành cái mà chúng ta gọi là “quang phổ màu”:

Tia tử

ngoại, tím, chàm, xanh lơ, xanh lục, vàng, nâu, da cam, tia hồng ngoại
< nhìn thấy được >

Chúng ta coi lực ly tâm (dãn nở) và hướng tâm (co lại) như là hai động lực đầu tiên biểu hiện cho
thế giới tương đối, chúng tạo ra tất cả những hiện tượng khác. Chúng ta gọi chúng là “Âm” và
“Dương”; tách riêng - mặc dù bất kỳ hai từ nào khác thể hiện sự đối lập (thu hút) rõ ràng cũng có
thể được dùng tương đương. Bằng cách quan sát theo logic hay trực giác, chúng ta có thể sắp xếp
hai loại như

sau:

*Dương: thời gian, hoạt động, bên trong, nam giới, động vật v.v
*Âm : không gian, nghỉ ngơi, bên ngoài, nữ giới, thực vật, v.v

Màu đỏ cho chúng ta cảm giác ấm áp và sự kích động (hoạt động) do vậy ta gọi là “Dương”.
Màu tím cho ta cảm giác mát mẻ và sự yên bình (nghỉ ngơi), do vậy ta gọi là Âm. Tuy nhiên Âm,
Dương cũng chỉ là cách phân chia tương đối mà thôi; thí dụ màu xanh lơ là Âm khi đem so sánh
với xanh lục và là Dương khi so sánh với màu tím. Thế giới thực vật được đặc trưng bằng
màu xanh (do nhận biết của ta về diệp lục tố) và thế giới động vật là màu đỏ (màu của hồng
huyết cầu). Về sinh lý học, con người được thể hiện bằng phổ màu chuyển dịch từ màu đỏ đến
vàng. Con người là động vật mang Dương tính và đó là một lý do tại sao chúng ta rất dễ bị thức

ăn âm tính cuốn hút - đặc biệt khi ta ăn nhiều thức ăn Dương tính - bởi lẽ, Dương hút Âm (và
Âm hút Dương).

Bảng kê dưới đây là bảng sắp xếp tương đối phổ âm dương của các thực phẩm và bảng màu
tương ứng của quang phổ, được dùng đại diện để nói về các thực phẩm này. Bảng này không
phải là sự phân chia rành mạch giữa Âm và Dương mà có những ngoại lệ, thí dụ có một số thực
phẩm nằm trong nhóm âm tính hơn thì lại Dương hơn một loại khác nằm trong nhóm Dương
tính hơn. Thí dụ củ

Ngưu bàng là một loại rau trồng cạn, thuộc nhóm thực phẩm âm tính và
âm hơn nhóm đậu quả; nhưng đậu nành lại Âm hơn Ngưu bàng rất nhiều, vì thế đậu nành là
loại đậu quả rất Âm, còn Ngưu bàng là loại rau trồng cạn rất Dương.

1

(Âm) > Chất gây nghiện tổng hợp - Chất gây nghiện tự nhiên (rượu…) - Đường - Dầu ăn -
Men - Mật ong - Quả - Nước - Hạt - Rong biển - Rau trồng cạn - Đậu quả - Hạt ngũ cốc - Động vật
giáp xác (tôm, cua, hến, ốc ) - Miso – Cá - Tamari - Muối thô -Thịt gia cầm - Thịt gia súc -
Trứng - Muối tinh > ( Dương)

(Sản phẩm sữa rất khó phân loại, bởi vì một số thứ (như sữa dê, pho-mát dê, pho mát Roquefort,
pho mát Edam) rất Dương (Dương như Miso) và những thứ khác (như Kem, sữa chua) lại rất
Âm (Âm như mật ong). Sữa bò, Phô-ma, Bơ nằm ở khoảng giữa. Các đồ uống có độ cồn, hầu
hết rất Âm (nằm ở giữa dầu ăn và đường), tuy nhiên có một số đồ uống (rượu ủ lên men tự nhiên,
bia) cũng mang Âm tính như

các loại quả. Rượu có tác dụng nhanh hơn đường, nhưng hầu hết
các trường hợp, tác dụng mất đi trong vòng 1-2 ngày. Nói chung, tác dụng của đường kéo dài
trong khoảng một tuần lễ - không kể những trường hợp các ảnh hưởng là không đáng chú ý lắm
và có thể kéo dài lâu hơn.


Mặc dầu tôi cho rằng sự giao động về phổ của con người thường chạy từ vàng đến đỏ, chúng ta
có thể duy trì trạng thái cân bằng dù có ăn một số thực phẩm “Xanh lục” (Những loại quả cho
tới rau xanh trồng cạn) hoặc thậm chí là một số thực phẩm “Xanh lơ” (Dầu ăn, men bia, mật
ong), nếu như ta không ăn chúng thường xuyên hay ăn chúng với số lượng lớn. Cũng cách xem
xét như vậy, mọi thứ Dương hơn muối thô, mặc dầu nhìn chung là không có hại, nếu chỉ
thỉnh thoảng mới ăn, phụ thuộc vào những nguyên nhân riêng và rất nhiều yếu tố môi trường
thay đổi liên tục, đều không có lợi cho sức khoẻ nếu đem dùng như thực phẩm hàng ngày.
Đương nhiên mọi thứ Âm hơn dầu ăn nằm trong bảng nêu trên, đều nên hết sức tránh xa -
đặc biệt là các thứ chất gây nghiện tổng hợp.

Thật là thú vị vì những ý nêu trên đều dựa trên, rất phù hợp với hai nguyên tắc đầu tiên (
(Sinh thái học và tính kinh tế trong cuộc sống). Thậm chí thứ có vẻ xuất hiện như một trường
hợp ngoại lệ (chất gây nghiện tự nhiên) thực ra lại không phải vì trong vùng khí hậu của chúng
ta có rất ít chất gây nghiện tự nhiên. Hầu hết thuốc được sử dụng đều là thuốc tổng hợp được
nhập khẩu, hoặc được trồng từ những vùng nhiệt đới khí hậu nóng hơn nhiều. Nhập khẩu là
trái với nguyên tắc về sinh thái học (dùng thực phẩm địa phương) và việc chiết ghép cũng
thế. Ép một cái cây thay đổi môi trường sinh sống quá nhanh là rất trái tự nhiên. Nói chung
phải mất hàng trăm năm trước khi có một cái cây từ vùng nhiệt đới có thể thích nghi với vùng
ôn đới - nếu nó buộc phải làm như thế. Đây là một lý do giải thích vì sao thuốc đưa tới trồng
tại địa phương có tác dụng kém hơn hẳn những thuốc được nhập trực tiếp từ nước sản xuất gốc.

Về mặt tinh thần, thực phẩm Âm có xu hướng dẫn tới xúc cảm và suy nghĩ âm tính (sợ sệt,
v.v ); Thực phẩm Dương dẫn tới xúc cảm và suy nghĩ Dương tính (hận thù, v.v ); và sự quân
bình âm dương tốt đẹp thì đưa ta tới với sự hài hoà và êm ả. Vậy làm thế nào để có thể duy trì
được một khuôn mẫu quân bình cho việc ăn uống ? Ở hầu hết các nơi, trừ vùng hàn đới khí
hậu rất giá lạnh – nơi thực phẩm chủ yếu là thịt và cá (Dương tính); ngũ cốc và rau củ nên là
thức ăn chủ

yếu, bởi vì chúng ở gần nhất với mức cân bằng của sức khoẻ con người. Nếu ta ăn

cá ở đây thì chúng ta cần phải ăn nhiều rau sống hay thậm chí cả trái cây để cân bằng. Trừ
trường hợp ở vùng khí hậu cực lạnh, chúng ta cố gắng tránh xa
10

thịt, vì thịt quá Dương, ta cần phải ăn nhiều hoa quả hoặc thậm chí phải ăn cả

mật ong đễ giữ
cân bằng. Cần tránh ăn với số lượng lớn thực phẩm không nằm trong khoảng giữa bảng nêu
trên. Đường cực kỳ Âm đến nỗi không thể cân bằng được, nhưng mật ong (loại tự nhiên
không qua chế biến) hầu hết mọi người thi thoảng đều có thể dùng mà không có hại, đặc biệt
là khi thời tiết ấm áp. Một thìa cà-phê mật ong ít Âm hơn 5 hay 6 trái táo. Ghi nhớ rằng lượng làm
thay đổi chất. Một khối lượng lớn, so với một lượng nhỏ cùng loại thì âm hơn.

Ở vùng nhiệt đới hoặc về mùa hè ở vùng ôn đới, ta dùng ít muối, cá, hạt ngũ cốc hơn; nhưng lại
cần nhiều nước, hạt, trái cây, hoa quả hơn. Đến giờ có còn điều gì là không minh bạch không,
nếu nói rằng “ăn kiêng Thực dưỡng” theo quy tắc đặt sẵn là sai lầm?

Nếu chúng ta muốn phân tích thực phẩm theo Âm Dương, chúng ta cần cân nhắc nhiều yếu
tố, như khí hậu (nóng - Dương, sản sinh ra thực phẩm Âm; Nếu ăn chúng thì chúng ta trở nên
Âm hơn, đó là cách thích nghi); Hướng và vị trí phát triển của cây (mọc thẳng, nhô khỏi mặt
đất là Âm); Tốc độ phát triển (nhanh là Âm); Mật độ (lớn hơn là Dương); Hình dạng (tròn,
gọn, nhỏ là Dương); Thành phần hoá chất (sodium, Magnesium, Carbon, Hydrogen là Dương;
hầu hết chất khác là Âm) v v Thời gian, nhiệt độ, áp suất và muối là yếu tố Dương hóa; chúng
đều nâng phổ màu của thực phẩm về hướng màu đỏ. Bằng cách sử dụng chúng, chúng ta có thể
ăn một số thực phẩm khá Âm mà vẫn giữ được sự quân bình tốt đẹp. Và bằng cách dùng
những yếu tố ít Dương và những yếu tố Âm hơn (gia vị, nước, trái cây v.v ). Ta cũng có thể ăn
một chút thực phẩm khá Dương. Nấu ăn theo phương pháp Thực dưỡng là một kỹ thuật, cho
phép ta thưởng thức được cả hương vị lẫn vẻ đẹp của thức ăn, cũng như

hiệu quả tốt đẹp của

chúng lên cơ thể và tâm trí.

Quân bình Âm-Dương là mục tiêu và là định hướng của chúng ta. Vì hầu hết chúng ta đều
mất quân bình và nghiêng về phía Âm (mặc dầu ta vẫn có thể quá Dương theo cách nào đó); nên
chúng ta đang cố để làm sao trở nên Dương hơn; nhưng để làm được như vậy đôi khi ta phải đi
theo con đường vòng: "Lùi một bước để tiến 2 bước!” “Giới hạn. Thành công. Giới hạn khó
chịu nào không bị sự kiên nhẫn biến đổi” (Kinh Dịch) Làm theo những chỉ dẫn rất rộng rãi này
sẽ dẫn ta đến thành công. Phân tích kỹ lưỡng từng miếng nhai trong miệng, hoặc giới hạn kiểu
mẫu ăn uống quá nghiêm ngặt sẽ gây tác dụng đảo ngược (sự rối loạn - “việc chè chén lu bù”-
sự mất cân bằng). Nếu bạn vẫn đang ăn thịt, hoặc đường, hoặc (đặc biệt) dùng ma túy đã 5 năm
qua hay hơn nữa, thì chỉ đơn giản bằng cách ăn các thực phẩm toàn phần, được nuôi trồng tại
vùng bạn sinh sống; theo bảng thực phẩm nêu trên, giới hạn đi từ dầu ăn đến muối thô - sức
khoẻ của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt. Bạn sẽ có nhiều cơ hội để thưởng thức những bữa ăn
kiêng đa dạng và thư dãn - nó chẳng những có lợi cho việc duy trì chế độ ăn cân bằng của bạn, mà
còn giúp cho cơ thể và trí não của bạn điều chỉnh dần dần tới những thay đổi mà chúng sẽ vượt
qua.
11

NGUYÊN TẮC THỨ TƯ : NGHỆ THUẬT SỐNG
Phương pháp Thực dưỡng không phải là một khoa học, có mục tiêu là tích luỹ hiểu biết. Hiểu
biết chỉ có ý nghĩa khi nó có thể đưa chúng ta đến với sức khoẻ và hạnh phúc. Khoa học hiện
đại tiến hành phân tích, rồi nêu ra những lý thuyết và “Quy luật”; tất cả đều nhằm tìm ra
sự thật tuyệt đối trong một thế giới tương đối, hơn nữa khoa học có rất ít nếu không muốn nói
rằng nó chả có gì để làm với sức khoẻ - và còn quan trọng hơn nữa, là với hạnh phúc.

Thực dưỡng, về mặt nào đó là một Nghệ thuật. Với hiểu biết rằng không có quy luật tuyệt đối
nào tồn tại hoặc được tuân theo mãi mãi; chúng ta bắt đầu bằng những nguyên tắc phù hợp
với một thế giới biến đổi không ngừng- nơi mà chúng ta có thể sống được. Chỉ có bạn là
người nghệ sĩ đang vẽ bức tranh đời của bạn. Còn phương pháp Thực dưỡng thì chẳng cứng
nhắc, cũng không phải là sự dập khuôn, mô phỏng.


Những định hướng chung có lẽ cần thiết cho hầu hết mọi người khi họ bắt đầu theo phương
pháp Thực dưỡng. Nhưng bằng kinh nghiệm của bạn, sự quan sát bản thân và việc học hỏi
nguyên lý Âm Dương; bạn sẽ đạt được khả năng để làm cho cuộc sống của bạn trở thành thú
vị, đầy hào hứng và niềm vui như bạn mong muốn. Chúng ta là những hành khách trên con tàu
tốc hành được gọi là Trái đất - đang đi trong chuyến đi ngắn ngày, có giới hạn. Hãy thưởng
thức chuyến du hành này và hãy cùng vui vẻ hết mình! Phương pháp Thực dưỡng chính là
nghệ thuật để làm điều đó.

Trong nhà trường chúng ta được dạy dỗ để ghi nhớ; nhưng trong cuộc sống thường nhật lại
không có vị thầy nào cả. Chúng ta phải tự học hỏi bằng kinh nghiệm cá nhân. Chúng ta vừa là
thầy lại vừa là trò. Trong thực tế, chúng ta là thầy giáo và cũng là học sinh của chính mình, một
cách có ý thức hoặc không. Đôi khi người ta nghĩ rằng họ không thể làm thế, không nhận ra rằng
chính họ luôn làm như vậy. Thí dụ, khi một người đi khám bệnh thì hình như anh ta không
còn là bác sĩ của chính mình nữa. Nhưng điều đó không đúng, bởi vì chính anh ta là người đã
quyết định làm điều đó. Chúng ta được tự do xây dựng cuộc sống như mình mong muốn, và cuộc
sống luôn luôn như chúng ta muốn. "Người nào nói: 'Tôi không thể thực hành theo phương
pháp Thực dưỡng được' là hoàn toàn không hiểu biết về Thực dưỡng. Nhưng giả sử chúng ta quan
sát những gì được chúng ta xem là Thực dưỡng, bằng câu chữ, lặp lại mọi thứ

chúng ta đã từng
được nghe như một cái máy ghi âm – thì chúng ta vẫn chưa phải là người Thực dưỡng. Chúng
ta phải đạt được nhận thức rằng chúng ta có thể ăn mọi thứ mà không sợ mất đi sức khoẻ và
hạnh phúc. Chúng ta phải tự

điều khiển được cuộc sống của mình. Nếu chúng ta dính chặt vào
một chế độ ăn kiêng được nghĩ ra bởi một ai khác, thì cuộc sống của chúng ta chẳng còn là của
mình nữa rồi".

(Trích trong cuốn “Cẩm nang sống theo phương pháp Thực dưỡng “của G. Ohsawa)

Phương pháp Thực dưỡng là một nghệ thuật sống, đem đến niềm hân hoan, tiếng cười, hạnh
phúc, sức khoẻ và tự do. Nó được đặt nền tảng trên sự

nhận thức rằng chỉ có bạn mới là chủ
nhân đích thực của bản thân bạn - chứ
12

không phải vi khuẩn, các bác sĩ, các nhà khoa học, nhà triết học hoặc những người ăn kiêng
và đặc biệt không phải những người làm Thực dưỡng.
Ăn đúng sẽ suy nghĩ đúng và hành động đúng
Thức ăn đúng
Cách nấu ăn đúng

Thái độ ăn đúng
Giờ ăn đúng


Đức Phật ăn duy nhất bữa trưa vào giờ ngọ, các bậc thánh hiền không ăn chiều không ăn tối.
Súc sinh ngạ quỉ ăn đêm.

Đàn bà ăn đêm không sinh ra được thánh hiền.






























13

NGUYÊN TẮC 5 : LÒNG BIẾT ƠN (TRI ÂN)

Thực dưỡng không đơn thuần chỉ là phương pháp chữa bệnh, cũng không phải một cách nấu
ăn đầy bí ẩn của phương Đông. Một số người cho rằng Thực dưỡng là cách ăn kiêng với gạo
lứt, những người khác lại cho rằng đó là cách từ

bỏ thú vui trong ăn uống. Những ý kiến này
mới xa cách sự thật làm sao! Phương pháp Thực dưỡng là sự hiểu biết sâu sắc trật tự của tự

nhiên, là ứng dụng thực tế những điều có thể làm cho chúng ta chuẩn bị những bữa ăn ngon
lành, đầy hấp dẫn, để đạt tới cuộc sống hạnh phúc và tự do. Nguyên tắc thứ 5 và cũng là nguyên
tắc quan trọng nhất của Thực dưỡng, đó là lòng biết ơn (tri ân). Tại sao vậy? Bởi vì đó là nguyên
nhân của sự tự do và niềm hạnh phúc. Không có nó, không thể có tự do và hạnh phúc.

Có nhiều kẻ giàu có buộc phải tự sát. Người phương Tây và Nobel đã bất hạnh bất kể vận may
của họ. Tại sao vậy? Bởi vì họ không biết ơn sự giàu có của họ. Mặt khác, có nhiều người rất
sung sướng nếu được cho 5$ (5 USD) thôi; họ sẽ không bao giờ quên và mong được trả ơn cho
người đã cưu mang. (Xin kể câu chuyện đã xảy ra với tôi (Ngọc Trâm) cách đây gần 20 năm, khi
đó tôi đã quen nhà thơ Vương Từ do anh Tuyết dẫn tới chơi. Một lần tôi trở vào thành phố Hồ
Chí Minh, gặp chị Mỹ Liên - một người bạn đạo, chị bảo: mỗi khi Trâm vào Sài Gòn bằng đi nhập
hạ! rồi chị Mỹ Liên thì thào vào tai tôi: anh Từ ốm và không có tiền, Trâm có tiền hùn phước
cùng chị giúp anh ấy trong lúc khó khăn… tôi chẳng nhớ tôi đã đưa ra bao nhiêu cho chị Mỹ
Liên và quên ngay chuỵện này cho tới năm 1999, anh Từ đang sống ở Mỹ, thư và điện về cho
tôi kể lại câu chuyện thuở hàn vi của anh và từ đó anh đều giúp cho mẹ con tôi, để trả nợ ân
tình cũ…. chuyện như chuyện cổ tích nhưng là chuyện có thật. Một người Thực dưỡng chân
chánh là người có nhiều tri ân. Và tôi cũng vô cùng biết ơn nhà thơ

Vương Từ, đã trả lời một câu
hỏi mà tôi trăn trở trong nhiều năm… khi tôi hỏi về phương pháp Ohsawa và Đạo Phật, nhà thơ
trả lời: phương pháp Ohsawa là chìa khóa của Phật Pháp…

Rồi có lần tôi sang Miến và Thái tu thiền, tôi được sống trong môi trường tốt nhất cho tôi,
mơ không ra… tôi chẳng hiểu vì sao tôi lại có phước để được ở

những nơi lý tưởng như thế,
chợt nhớ tiên sinh Ohsawa từng nói: nếu bạn ăn theo phương pháp Trường sinh thì cuộc đời
là tấm thảm bay! rồi từ ngày tôi gặp vợ chồng ông Lương Trùng Hưng thì cái duyên về
Thực dưỡng của tôi bừng nở. Mỗi khi tôi sang Miến hay Thái tôi đều mang theo tài liệu Thực
dưỡng bằng tiếng Anh tặng những trường thiền… khi tôi trở sang Miến lần hai tôi đã có cơm

gạo lứt ăn hàng ngày, trong khi những người khác ăn cơm gạo trắng, phép lạ đã xảy ra, ngài
trụ trì sau khi đọc sách về Thực dưỡng bằng tiếng Anh (do Ông Lương Trùng Hưng gửi về và
tôi đã photo gửi sang Miến làm quà cho ngài trụ trì, khi tôi sang thì thấy ngài đang ăn cơm lứt
và ngài bảo: trước đây thì không tin, nay thì tin rồi!…) Hầu hết chúng ta thiếu lòng tri ân. Chúng
ta có xu hướng ghi nhớ những gì ta đã cho và quên mất những gì ta được nhận. Sống theo cách
này, chúng ta luôn miệng phàn nàn, phải chịu cuộc đời thiếu niềm vui, không hài lòng và mất tự
do. Chúng ta quên mất rằng, chúng ta đã được cho tất cả mọi thứ chúng ta cần như không khí,
ánh sáng, nước và thức ăn từ khi mới ra đời. Chúng ta quên mất sự rộng lượng và lòng khoan
dung vô bờ của mẹ ta - một cách vô cùng tận, người cứ để chúng ta sống và vui chơi, thậm chí
ngay cả

khi chúng ta không thể hiện tý chút lòng biết ơn nào đối với bà.
14

Phương pháp Thực dưỡng nhằm trải nghiệm và mở rộng lòng tri ân đối với mọi thứ và bắt đầu
bằng một hạt gạo, một bát cháo hay một mẩu bánh mì. Nó dạy ta tri ân mọi thứ, không có
trường hợp ngoại trừ, kể cả nỗi đau, bệnh tật, sự hận thù và sự thiếu khoan dung. Khi chúng
ta tri ân được cả những thứ như vậy, chúng ta đã thể hiện được sức phán đoán tối cao- tính
khách quan của vũ trụ vô tận, cái đánh giá tất cả mọi thứ… bao gồm cả sự không khoan dung
khờ ngốc của chúng ta.

Ăn uống theo phương pháp Thực dưỡng đem lại cho ta những điều kiện thể chất giúp cho
ta mở rộng được lòng tri ân. Nhưng nếu bạn không tri ân cuộc sống của chính mình, rồi bạn
rất có thể sẽ bị đau ốm, và bạn tri ân bệnh tật của mình. Có nhiều người khoẻ mạnh và có
những người khác ốm đau và hạnh phúc. Tại sao lại như thế?

“Toàn bộ động, thực vật đã mang trở lại hàng ngàn lần cái mà chúng đã nhận được. Một hạt
thóc gieo vào lòng đất; trái đất đã trả lại hàng ngàn hạt Một số loài cá cái đã cho hàng tỉ trứng.
Đó là quy luật tự nhiên của sinh học. Cha mẹ bạn đã cho bạn cuộc sống - hãy chăm sóc họ
với tình thương vô hạn. Khi họ vĩnh viễn ra đi, bạn hãy giúp đỡ cha mẹ của những người

khác, trực tiếp hoặc gián tiếp. Đây là quan niệm Phương Đông về sự tiếp nối (kế tiếp), nó lớn hơn
rất nhiều lần việc trả một món nợ. Tiếp nối là niềm vui trong việc chia sẻ niềm hạnh phúc vô hạn
và sự tự do vô tận".

(Trích trong Thiền Thực dưỡng)
15

NGUYÊN TẮC THỨ SÁU : NIỀM TIN

Tế bào máu của chúng ta được thay mới hoàn toàn với chu kì ba tháng một lần. Khi ta bắt đầu
ăn theo phương pháp Thực dưỡng, tế bào máu trở nên mạnh khoẻ hơn rất nhanh. Sự thay
đổi kỳ diệu, mà hầu hết những người đã qua áp dụng Thực dưỡng đều kinh nghiệm được
trong ba tháng đầu tiên đạt được thật dễ dàng. Sau ba tháng, sự chuyển biến này có phần chậm
hơn và khó khăn hơn. Thậm chí đôi khi có người thấy kém hơn trước.

Tại sao lại có hiện tượng này? Nguyên nhân chính như sau:

Sau khi tế bào máu được thay đổi thì dẫn đến sự thay đổi của dịch gian bào (chất lỏng ở
giữa các tế bào). Dưỡng chất từ các dịch gian bào thấm vào các tế bào của cơ thể và dần dần làm
cho tế bào mạnh khoẻ hơn.Tuy nhiên, cũng giống như bất cứ thứ gì, tế bào cũng được đặc
trưng bởi tính hai mặt của đồng tiền (được gọi là mặt trước hoặc mặt sau là phụ thuộc vào
quan điểm của người gọi nó). Một mặt có xu hướng duy trì tính ổn định vốn có, mặt kia là khả
năng thích ứng. Tế bào cơ thể của hầu hết những người khi bắt đầu ăn theo phương pháp Thực
dưỡng còn rất yếu kém trong việc thích ứng, chúng rất xơ cứng (cứng nhắc) - khi kháng lại
tế bào máu và dịch gian bào, vốn là hai thứ dễ dàng thay đổi, bởi vì chúng không bền vững. Vậy
là tế bào cơ thể kháng lại (không dễ dàng thích ứng) dịch nội bào mới. Đây là hiện tượng chống
lại sự thay đổi của tế bào cơ thể, và đây cũng thường là nguyên nhân tạo ra sự xấu đi tạm thời
của tình trạng sức khoẻ ở những người bắt đầu ăn theo phương pháp Thực dưỡng độ bốn
tháng đến một năm. Trường hợp này cũng tương tự như sự đối kháng ta nhận thấy trong
cuộc đấu tranh giữa người già, có nhiều sự bảo thủ cứng nhắc và lớp trẻ có quan điểm cấp tiến,

linh hoạt hơn.

Trong tình trạng sức khoẻ suy yếu xảy đến, nhiều người có xu hướng nghi ngại rằng Thực
dưỡng không phải là phương pháp ăn đúng. Vào những lúc thế này, một hiểu biết rõ ràng về
phương pháp Thực dưỡng là điều quan trọng. Bạn nên tham dự một khoá học về Thực dưỡng
tại các trung tâm Thực dưỡng, tìm những người am hiểu về âm và dương để trau dồi khả năng
phán đoán theo âm và dương vì âm và dương chính là toàn bộ đời sống này, nếu bạn có duyên
được học về điều này với các bậc thầy về âm và dương thì thật là may mắn vì những người sành
điệu điều này rất là hiếm…trong khi đó hãy tham khảo trên trang website để biết thêm những
thông tin cập nhật.

Niềm tin thực sự, không phải là sự tin tưởng hời hợt bề ngoài (kiểu tín điều), hoặc sự mê tín.
Đó là sự hiểu biết rõ ràng về Nhất thể (Toàn thể vũ trụ bao la và những biểu hiện vô tận của nó);
chính chúng ta là những biểu hiện của Nhất thể. Chúng ta đang ở trung tâm của một xoắn ốc,
khởi đầu từ Vô Cực, phân thành Âm Dương; rồi năng lượng, hạt tiền nguyên tử (Sub-atomic
particles), các nguyên tố hoá học, thực vật rồi động vật - Mỗi giai đoạn tiếp sau là sự chuyển
hoá của giai đoạn trước đó. Đường xoắn ốc này mang tính liên tục. Bao quanh ta là tràn ngập
ánh sáng, không khí, nước và thức ăn. Sự ô nhiễm có thể được diễn tả như là sự bùng nổ dân
16

số, điều khiển theo sự trật tự vũ trụ (công lý). Ánh sáng, không khí, nước, ngũ cốc, đất đai, rau,
đậu, hạt, cá, hoa quả, muối và thực phẩm từ động vật là đủ cho chúng ta trong một trật tự
tương đối; ta phải ăn chúng, nếu chúng ta muốn mạnh khỏe. Vì phương pháp Thực dưỡng chỉ
cho ta trật tự đúng đắn của thực phẩm nên ăn uống theo phương pháp thực đưỡng là đúng
đắn. Nếu sức khoẻ của tôi kém đi, thì nó là do: (a) đào thải độc tố/hoặc chất dư thừa, (tế bào cơ
thể kháng lại dịch nội bào mới, và / hoặc việc áp dụng phương pháp Thực dưỡng không đúng.

Không có niềm tin như thế, bạn có thể đi lạc từ cách ăn này đến cách ăn khác trong sự vô ích
và trở nên cực kỳ mơ hồ, rối rắm. Nhưng với niềm tin như thế (sự khôn ngoan thông thường),
bạn sẽ không còn bị lầm lẫn hoặc phiền não, trước bất kỳ sự suy giảm nhất thời nào của sức

khoẻ.

Tuy vậy, niềm tin vào phương pháp Thực dưỡng cần phải được phân biệt rõ ràng với sự
ngoan cố hoặc cứng nhắc. Nếu sức khoẻ của một người cứ liên tục kém dần thì anh ta nên
xem xét tới một khả năng, cách áp dụng phương pháp Thực dưỡng của anh ta có thể chưa
đúng, đồng thời cần trao đổi ý kiến với người nào có sức phán đoán sáng suốt hơn hoặc đã
có nhiều kinh nghiệm hơn trong Thực dưỡng. Có thể là anh ta theo một chế độ ăn không đủ rộng
“Niềm tin ở đây, không phải là một tín ngưỡng, mà là sự hiểu biết rõ ràng về trật tự của vũ trụ
trải qua các hiện tượng có giới hạn, thoáng qua và ảo ảnh, biểu hiện bề ngoài, biểu hiện bên
trong của thứ Tình Yêu bao trùm mọi thứ, không có trường hợp ngoại trừ điều vĩ đại nhất
trong cuộc sống là niềm tin". (Trích trong "Sách về trí phán đoán")

“Vì thiên nhiên đã chuẩn bị đầy đủ cho ta các thức ăn phù hợp với cơ thể chúng ta; chúng ta có
thể đạt được sức khoẻ bằng cách nhận nhận biết và sử dụng chúng. Đây chính là phương
pháp Thực dưỡng, là sự vật chất hoá của trật tự tự

nhiên trong cách ăn và uống của chúng ta.
Nếu chúng ta sống với sự nhận thức về trật tự này, ta sẽ có sức khoẻ tốt. Nếu ta không làm vậy,
bệnh tật nhất định theo ta. Điều này thật giản dị, rõ ràng và thực tế. Đó là chân lý.” (Trích
trong Thiền Thực dưỡng) .

Sự hiểu biết về những thức ăn tạo a xít hay kiềm là quan trọng vì nó đem lại cho bạn đức tin vào
những điều thực hành… bạn hãy tìm đọc quyển “A xít và kiềm” và ghi nhớ tên những thức ăn
tạo kiềm dương (tr113) và tìm cách dùng chúng trong khi bạn bị bệnh và khi sức khoẻ đã phục
hồi thì bạn hãy sử dụng một cách linh hoạt và đầy nghệ thuật những thức ăn sao cho nó đạt tỉ lệ
quân bình về a xít và kiềm …
20

NGUYÊN TẮC THỨ BẢY : DO-O-RAKU - ĐẠO SỐNG VUI


Do-o là từ tiếng Nhật, tương đương với từ “Đạo” (道道道道 Tao) của Trung Quốc, trật tự của tự nhiên.
Raku là “Niềm vui”(樂樂樂樂 Lạc). Vui với Đạo (Sống cuộc sống với sự tri ân trong mọi lúc và ở mọi
nơi) là Do-o-Raku. Khi chúng ta nhận thức sự

công bằng của tự nhiên, và chân lý tuyệt đối,
chúng ta biết rằng chẳng có điều gì đáng để lo lắng cả. Lin Chi (thiền sư Lâm Tế) đã nói: “Chỉ
một cú đánh, tôi quên tất cả mọi hiểu biết của mình! Không cần bất cứ kỷ luật nào nữa, thay
vào đó, hành động như tôi muốn, tôi luôn luôn biểu hiện Đạo" Khi nhận ra điều này, chúng ta
có thể bắt đầu hưởng thụ cuộc sống của mình một cách đầy đủ, bằng cách chia sẻ niềm vui vô
tận và lòng biết ơn tới mọi con người mà ta đã gặp.

Thật thú vị, Do-o-Raku còn có nghĩa là Sở thích. Do vậy ta có thể nói rằng Do-o- Raku nghĩa là
sống cuộc sống như sở thích – đó là ý nghĩa của nó! Mọi thứ

chúng ta làm chỉ là một trò
chơi. Không thành vấn đề dù ta thất bại hay thành công. Một sự hiểu biết như thế chính là Niết
bàn - là sự thanh bình vĩnh hằng. Như lời dạy của Paramahansa Yogananda: “Đừng coi kinh
nghiệm của cuộc đời là hệ trọng bởi lẽ trong thực tại chúng chẳng là gì, mà chỉ là kinh
nghiệm trong mơ thôi. Hãy đóng trọn vai trò của mình trong cuộc sống, nhưng đừng bao
giờ quên rằng đó chỉ là một vai diễn mà thôi.”

Sống trong niềm hân hoan ngây ngất bất diệt - đó là Do-o-Raku. Những người hành động như
thế được gọi là Do-o-Raku-Mono. Nếu bạn là một Do-o-Raku- Mono, thì bạn là nhà Thực
dưỡng, bất kể bạn ăn gì

Ngày nay nếu bạn muốn tìm hiểu những điều này một cách sâu sắc và cội nguồn hơn, hơn hãy
tìm đọc những sách về Thiền Vipassana, và tìm cách để thực hành điều đó ngay trong đời sống,
đó là những quyển sách tâm linh rất giá trị do các vị thánh tăng Miến Điện và Thái Lan chia sẻ
về Pháp học và pháp hành… Một người thầy ở Miến Điện có câu: chúng ta chỉ biết một điều còn
99 điều chúng ta chưa biết. Bạn nên tới những trường thiền Ở Miến và Thái tham dự khoá

tu tích cực theo truyền thống nguyên thủy…













21

PHỤ LỤC 1 : SỰ CHUYỂN HOÁ
Phương pháp Thực dưỡng khác hẳn với bất kỳ lý thuyết dinh dưỡng nào về ăn kiêng ở Phương
Tây bởi vì nó được đặt cơ sở trên thuyết chuyển hóa. Tính triết học của quá trình chuyển hóa đã
được giảng dạy ở phương Đông từ hàng ngàn năm nay. Kinh Dịch không là gì khác hơn những
lời dạy về sự chuyển hoá - sự

biến đổi. Kinh Haramitta Sutra của Ấn Độ dạy rằng tất cả mọi
hiện tượng đều được chuyển hoá thành những biểu hiện của Nhất thể.

L. Kervran và George Ohsawa đã đề ra Thuyết chuyển hoá Sinh học Nguyên tử. Ohsawa đã viết
cô đọng trong Thuyết chuyển hoá Sinh học của ông, “Sau 13 năm thí nghiệm và quan sát,
Kervran và giáo sư Baranger (người nói sau thuộc trường ĐH bách khoa Paris) đã đi tới kết luận
tuyệt vời, rằng các nguyên tố hoá học này chuyển hoá thành các nguyên tố hoá học khác trong
cơ thể sinh vật.” Na biến đổi thành K. K đổi thành Ca. Na chuyển thành Mg. Na chuyển thành

CO, v.v
Chừng 2000 năm nay, nguyên tử được xem là đơn vị nhỏ nhất, đặt cơ sở cho các nguyên tố tồn
tại bền vững, nhưng sẽ không lâu hơn nữa. Nguyên tử cũng thay đổi.

Khái niệm mang tính hạt nhân của sinh lý học là “Các tế bào sinh ra từ các tế bào” được
Virchow, nhà vật lý học người Đức xây dựng. Niềm tin vào tính ổn định của tế bào này chính
là khái niệm cơ sở của sinh vật học, sinh lý học và y học hiện đại. Do vậy, một khái niệm phủ
nhận mối quan hệ giữa thức ăn, tế bào, các cơ quan nội tạng, cơ thể và tâm trí như thế này là
khuyết điểm nghiêm trọng nhất của y học hiện đại.

Theo bác sĩ Morishita:
“Y khoa và sinh học hiện đại dạy rằng tế bào sinh ra nhờ quá trình phân chia tế bào. Thí dụ một
tế bao gan sẽ chia 2 tế bào, từ hai sinh ra 4 tế bào. Điều này chỉ đúng với một số điều kiện đặc
biệt như là trong ống nghiệm thôi. Nó không bao giờ xảy ra trong một cơ thể sống bình thường.
Qua nghiên cứu của tôi thì tế bào hồng huyết tập hợp lại và tạo dạng cho mọi cơ

quan và mô
khác nhau. Như vậy cơ thể chúng ta là một sự chuyển hoá từ thức ăn. Cấu tạo cơ thể và tính
cách cá nhân chúng ta tùy thuộc vào thức ăn, cấu trúc cơ thể cũng vậy. Thức ăn là sự sống. Tóm
lại, trong cơ thể chúng ta, các thức ăn đã tiêu hóa (chính là chất hữu cơ) tự biến đổi thành
dạng tế bào sống sơ cấp nhất (là một tế bào hồng huyết) và tế bào sơ cấp này sau đó sẽ chuyển
đổi thành dạng cao cấp hơn, đó là những tế bào cơ thể.

Theo luận thuyết tiến hoá của tôi, đã có thời trên trái đất chỉ có các chất vô cơ. Sau đó hợp chất
vô cơ biến chuyển thành các chất hữu cơ. Các chất hữu cơ biến chuyển thành protein, và protein
thành những sự sống sơ cấp. Sự sắp xếp, tổ chức của những sự sống sơ cấp này phát triển
thành những sự sống cao cấp hơn, của động vật và cuối cùng là của con người.

Công cuộc tiến hóa kì diệu này không chỉ là một học thuyết nhân chủng học đơn giản. Nó đang
thay đổi cơ thể chúng ta từng giờ, từng phút. Phải mất hàng tỉ năm để từ các chất vô cơ tiến

hoá thành con người. Nhưng trong cơ thể chúng ta, chuyện xảy ra chỉ cần 1 - 2 ngày. Điều kỳ
diệu đã xảy ra trong ta. Cuộc sống thật diệu kì biết bao. Cơ thể chúng ta thật là kì diệu, là
22

một hiện tượng phi thường.”

(Xem “Sự thật đằng sau bệnh ung thư” hay là “Có một cách chữa bệnh Ung thư) Không có khái
niệm về sự chuyển hoá, thì đời sống động vật thành ra tách rời khỏi đời sống thực vật, đời
sống thực vật không có liên hệ gì với đất hay nước; đất và nước không có liên quan gì đến
năng lượng mặt trời. Mỗi thứ là một phần của tổng thể, nhưng lại không có sự hợp nhất. Kết
quả là một nền y học đối trị triệu chứng và rắc rối phức tạp, được đặt cơ sở trên khái niệm mang
tính hạt nhân là lý thuyết về sự bất biến của tế bào.

Cơ thể chúng ta thường xuyên thay đổi - thức ăn được tiêu hoá, trở thành amino acid, mỡ
hoặc glucose. Glucose chuyển đổi thành glycogen và rồi sau đó lại chuyển đổi ngược lại thành
glucose khi lượng đường trong cơ thể giảm sút. Chất hữu cơ biến đổi thành tế bào cơ thể.
Điểm kết của quá trình biến đổi là duy trì sự ổn định của cơ thể - sự ổn định về nhiệt độ, lượng
acid hoặc kiềm, sự

cô đọng các nguyên tố, lượng đường, lượng O2, lượng CO2, lượng dịch thể
và lượng máu.

Sự thay đổi hay sự chuyển hoá duy trì sự ổn định của thể chất. Không có sự

chuyển hoá thì
không có sự sống. Sự ổn định và sự chuyển hoá là hai mặt - trước và sau của sự sống. Y học
và thuyết dinh dưỡng giống như bức tranh tĩnh vật. Chúng xem nhẹ sự chuyển hoá thực tế. Lý
thuyết của chúng không thể giải thích về sự sống. Lý thuyết dinh dưỡng hiện đại không thể giải
thích thỏa đáng tại sao người dân Eskimos lại có lượng Vitamin C trong máu nhiều hơn hẳn
những giống dân khác (trong khi họ lại ăn ít rau tươi hơn) (Xem Ăn nhiều hoa quả có lợi hay

không). Các nhà sinh lý học hiện đại tin rằng máu được tạo ra từ

tuỷ xương; họ không thể giải
thích được các binh lính bị mất chân tay lại vẫn duy trì được lượng máu như lúc bình thường
(Tay chân chứa một lượng lớn trong toàn bộ tuỷ xương của cơ thể).

Sinh vật học không thể giải thích được hiện tượng có thực sau đây:

“Gà được nuôi trên nền đất sét, không có chất đá vôi. Khi trứng gà có vỏ mềm, ta cho ăn chất
mica thì ngay ngày hôm sau vỏ cứng lại xuất hiện trở lại! (Cần nhớ rằng chất bên trong quả
trứng phản ánh thức ăn đã được ăn từ nhiều tuần trước, thì vỏ trứng lại không thể hiện các
thứ đã ăn trong 48 giờ trước đó). Những thí nghiệm tương tự cũng được tiến hành với giống gà
mái Ghi nê, vốn là loài đẻ trứng có vỏ cứng trong những ngày trước đó. Thí nghiệm được tiến hành
trong 40 ngày; trong thời gian này việc cho ăn chất mica đôi lúc được tạm gián đoạn. Khi vừa tạm
ngưng, không cho gà ăn chất mica thì vỏ trứng lại mềm. Khi tiếp tục cho gà ăn chất mica thì vỏ
cứng lại xuất hiện trở lại ngay ngày sau đó.” (Chuyển hóa sinh học, của L. Kervran. - sách được
Ohsawa viết rút gọn lại).

Làm thế nào để áp dụng quan niệm về chuyển hoá trong ăn kiêng ?

Trước tiên, ăn những thức ăn giúp tăng cường khả năng chuyển hoá, như loại thức ăn chay
bao gồm ngũ cốc, rau, đậu hạt và rong biển. Thứ hai, nấu chín làm phá huỷ một số vitamin và
enzym. Tuy thế nó làm cho thức ăn Dương hóa lên. Do vậy, chúng ta cải thiện khả năng chuyển
hoá. Kết quả là, chúng ta có thể tự

sản sinh ra vitamin và enzym. Thứ ba, ăn ít loại thức ăn
có chứa hàm lượng vitamin cao. Đây là điều trái với lý thuyết dinh dưỡng hiện đại.
23



Lưu ý: Những người thường ngày ăn nhiều sữa, thịt hoặc hoa quả và thuốc thì
đã để mất khả năng chuyển hoá và phải thay đổi chế độ ăn một cách chậm rãi.
PHỤ LỤC 2 : CÔNG BỐ KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM VỀ GẠO LỨT ĐỎ HẠT TRÒN

Khi tôi làm thí nghiệm này là lúc tôi đang tu tập ở trường thiền của Miến Điện, khi đủ duyên,
dầu là đang tu tập miên mật nó cũng xảy ra… cơ duyên làm cho tôi có được một thìa gạo lứt đỏ
lẫn trắng, tôi làm thí nghiệm như sau:

- Lấy một cái nắp cốc bằng thuỷ tinh.
- Bỏ chút bông lên và rắc gạo lên trên.
- Hàng ngày vẩy nước.

Chỉ hơn một ngày sau… hạt gạo lứt đỏ sau khi ngậm no nước đã bắt đầu nứt cái mầm trắng phía
trên, trong khi đó thì hạt gạo lứt trắng mới chỉ ngậm no nước chưa có động tĩnh gì nhiều và
mạnh mẽ như hạt gạo lứt đỏ… ngày sau nữa mùi của hạt gạo lứt nảy mầm phảng phất thơm
ngát rất tuyệt… cứ thế tỉ lệ mọc mầm của gạo lứt đỏ là 70 % và gạo trắng là 30 %, gạo lứt trắng
khi còn nguyên hạt thì giống hoàn toàn hạt gạo đỏ về kích thước và hình dáng, nhưng hạt gạo
lứt trắng mọc lên rất là khó khăn và èo uột, mảnh mai, nhiều hạt thối dần và xám đen…
trong khi đó thì mấy hạt gạo lứt đỏ mọc mầm vừa to vừa nhanh và mạnh… tôi lấy cái máy ảnh
ra và chụp được cả hình hạt gạo lứt đỏ mọc mạnh tới mức… chồi cả hạt gạo lên không
trung… bạn sẽ nhìn thấy điều kỳ diệu đó trong ảnh ở bìa 1. Sau vài ngày như vậy, số hạt gạo lứt
trắng bị thối đen lại khá nhiều và bạn cũng có thể nhìn thấy rõ trong ảnh…

Từ thí nghiệm đó tâm tôi bỗng sáng lên và liên tưởng khám phá ra một điều… chuyện lợn ỉ
(mầu đen) nhỏ con và lợn trắng công nghiệp, gà ác (mầu đen) và gà công nghiệp lông trắng, thì
hạt gạo lứt đỏ hình tròn đúng là giống lúa hoang dại thiên nhiên đầu tiên của loài người, cho nên
nó vẫn lưu giữ được “trong mình” nó (gien) sức sống mãnh liệt vô cùng tận, dầu nó đã được
cái máy xát gạo chà cho nó từ hạt lúa thành ra gạo lứt!

Tôi đã nghe những người bệnh nhân và những người bạn Thực dưỡng phản ảnh về việc ăn cơm

lứt mầu trắng là sự chuyển hoá bệnh của họ không rõ ràng và nhanh chóng bằng như ăn cơm
gao lứt đỏ. Có một số người từ bỏ cách ăn cơm gạo lứt trắng chuyển sang ăn cơm gạo lứt đỏ
và khi họ ăn loại gạo lứt đỏ hạt tròn của Điện Biên thì sức khoẻ ở mức lý tưởng nhất… nếu quả
thật chúng ta có được loai gạo lứt đỏ hạt tròn ăn hàng ngày thì sức khoẻ của chúng ta luôn ở

mức tốt nhất. Như vậy, tôi phân biệt được tới 8 loại gạo lứt:

1. Gạo lứt đỏ hạt tròn trồng ở miền núi
2. Gạo lứt đỏ hạt tròn trồng ở đồng bằng, miền xuôi
3. Gạo lứt trắng hạt tròn trồng ở Miền Núi
4. Gạo lứt trắng hạt tròn trồng ở đồng bằng, miền xuôi
24

5. Gạo lứt đỏ hạt dài trồng ở miền núi
6. Gạo lứt đỏ hạt dài trồng ở đồng bằng, miền xuôi
7. Gạo lứt trắng hạt dài trồng ở miền núi
8. Gạo lứt trắng hạt dài trồng ở đồng bằng, miền xuôi.

Trên thị trường, thực tế thì còn nhiều hơn các loại gạo này. Hiện nay chúng tôi thấy ngay như
hạt gạo lứt đỏ ở đồng bằng cũng có nhiều loại, tôi được một người bạn Thực dưỡng ở Miền
Nam gửi biếu một túi gạo lứt đỏ hạt rất dài… nghe nói của Miên và nấu ăn dẻo ngon, tuy
nhiên nếu bạn có cái nồi áp xuất bằng inox, thì vấn đề không còn là ở hạt gạo lứt loại nào dẻo
ngon mà là loại gạo lứt nào tốt nhất cho cơ thể. Nếu bạn ăn cơm lứt hạt đỏ của miền núi nấu
bằng nồi inox, bạn sẽ thấy được ăn cơm lứt là một đại phước báu, vì “nhất ẩm nhất trác giai do
tiền định”, có ông chồng bảo bà vợ: nếu bà nấu cơm lứt cho tôi ăn thì bà bảo gì tôi cũng nghe, mà
bà vợ không hề nấu cơm gạo lứt cho ông ăn… Cơm lứt sẽ trở nên ngon hơn nữa nếu đem rang lên
và cho chút dầu vừng, chút muối hầm và vài giọt tamari…ăn nóng thì chả có miếng ngon nào
có thể địch được, nó ngon ở cả 3 giai đoạn và cực tốt cho sức khoẻ. Ăn cơm lứt như vậy bạn sẽ
thấy bạn khoẻ ra từng ngày và tràn đầy năng lượng.


Ăn cơm này bạn sẽ có cục phân trơn mượt và không cảm thấy chút khó chịu nào khi đi cầu.
Phân của bạn sẽ ở mức lý tưởng nhất và bạn được hưởng những phần hạnh phúc sung sướng
khi có tấm thân người. Cách ăn uống của xã hội hiện đại chỉ tiêu tốn rất nhiều giấy vệ sinh
… cho nên nếu xã hội phát triển không đúng hướng, thì các nhà sản xuất giấy vệ sinh cũng
như bệnh viện, tiệm thuốc tây sẽ mọc lên nhan nhản mà vẫn không đáp ứng được thị trường,
còn nếu xã hội phát triển thực thì sẽ tới một ngày chúng ra chả cần dùng tới một miếng giấy
vệ sinh nào khi đi cầu. Mức độ tiêu thụ giấy vệ sinh chỉ ra con người đang khổn khổ từ ngay khi
đi cầu hàng ngày vào buổi sớm, chưa kể các thời khắc khác trong ngày….


PHỤ LỤC 3 : PHÁ CHẤP

Tôi được nghe một người tổng kết và đưa ra một định nghĩa ngắn nhất về đạo Phật: Phá chấp.
Một lần chị Chi - một người Thực dưỡng sành điệu từ Sài Gòn tìm tới tôi, vốn nghe tiếng tôi
từ trước đó; chị theo học về Thực dưỡng với những người giỏi. Chị hỏi để kiểm tra sự am hiểu
Thực dưỡng của tôi tới đâu.
Chị hỏi: Theo Trâm, tinh hoa của phương pháp Ohsawa là gì?
Tôi trả lời liền không suy nghĩ, và đây là câu trả lời của tôi (Tất nhiên là theo sách vở):
- Là khả năng chuyển hoá.
Tôi nhớ tiên sinh Ohsawa có nói về điều này:
- Chúng ta phải có khả năng biến bệnh thành hết bệnh.
- Biến buồn thành vui.
25

- Biến bất hạnh thành hạnh phúc
- …
Để làm được điều đó chúng ta phải kiện toàn thân xác và sử dụng âm và dương một cách nhuần
nhuyễn vào đời sống.
Ngọc khi còn bé, một lần ông ngoại mắng, bảo: ông ghét mày lắm.
Ngọc trả lời liền: ông mắng cháu thì cháu yêu ông cho quân bình âm dương!


PHỤ LỤC 4 : TÍN HIỆU ĂN ĐÚNG? NGỌC TRÂM

Nếu ăn đúng, giữa hai bữa ăn bạn sẽ không bị thèm khát bất cứ thứ gì một cách thái quá, bạn sẽ
thọ nhận một sự đói khát tự nhiên rất là sảng khoái và dễ chịu. Bạn sẽ có nhiều thời gian cho các
việc mà bạn ưa thích…tâm của các bạn sẽ tự

động hướng tới những mục đích cao thượng ngay
trong kiếp sống này, vì nó sẽ không loanh quanh ở trí phán đoán thấp kém…Chúng ta có 3
loại dẫn lực: thiên tâm dẫn lực, nhân tâm dẫn lực và địa tâm dẫn lực; nếu chúng ta ăn ở ngay lành
thì hoàng thiên bất phụ hảo nhân tâm, chúng ta sẽ nhận được những thông điệp từ vũ trụ, do
những nguồn lực siêu nhiên giáng xuống mà bên thiên Chúa giáo gọi là ân sủng, và nhà Phật thì
gọi là chư thiên mách bảo…có câu: mưu sự

tại nhân và thành sự tại thiên… có những người
làm gì cũng thành công mỹ mãn từ đoạn đầu đoạn giữa và đoạn cuối… vì sao? Theo Osho là vì:
người đó đã làm đúng ý trời (thuận theo thiên ý), làm đúng ý của Thượng đế, của tâm thức vũ
trụ, của tổ tiên ông bà… việc ăn cơm lứt và nhai là chìa khoá mở cánh cửa của thiên quốc:
“vừng ơi, mở cửa ra” vậy, trong trạng thái nhai và nhai kỹ… các bạn sẽ có được cái tâm trạng
tĩnh lặng với lòng kiên nhẫn vô song…trong trạng thái buông xả hoàn toàn mọi vọng
tưởng….đây là phương phát tu ngay trong khi ăn, ngay khi đang nhai và nuốt…. ngay tại cửa
miệng vì phục dược bất như giảm khẩu, uống thuốc không bằng giảm ăn những thức ăn có
hại… để thấy được sự kỳ diệu của nước bọt, bạn hãy lấy giấy quì thử nước bọt của người khỏe
mạnh và người bệnh, sau đó cho người bệnh nhai một miếng gạo lứt rang và sau đó kiểm tra lại
nước bọt bằng giấy quì một lần nữa, bạn sẽ thấy sự kỳ diệu của gạo lứt rang!

Xã hội mà ngày càng có nhiều người bày bán thức ăn nhanh ngoài đường là một xã hội đã bị bất
an và khủng khoảng về sức khoẻ và có sự biểu hiện suy thoái về đời sống tinh thần, nhất là việc ăn
tối ăn đêm…điều đó chỉ ra rằng tâm thức của con người đã bị loanh quanh ở giai đoạn 1, 2 của trí
phán đoán, tâm thức yếu ớt bị dao động bất an bởi thức ăn mất quân bình, nên nó lại phân thân

vào ăn và uống để khoả lấp cái đang là. Hễ con người bất an họ thường tìm tới thức ăn, tìm
tới rượu bia, nước ngọt, hoa quả, thuốc lá… bởi vì khi miệng được nhai và nuốt thì tâm trí trở
nên dễ chịu như được mát xa, ăn nhanh nuốt vội là cách ăn
26

của các loài thú… hiểu được điều này ta tập nhai cơm lứt hàng ngày, tập có thói quen ăn chậm
nhai kỹ để tự mát xa vùng thần kinh não bộ của mình, khi nhai cơm lứt, hay thức ăn một
cách chậm rãi, tâm tính của chúng ta cũng trở nên điềm tĩnh không xốc nổi hồ đồ, do tuyến
nước bọt được làm việc liên tục sẽ tiết ra những thành phần có khả năng làm an thần, có tác
dụng làm thảnh thơi tâm trí. Đó là lý do giải thích được cơ chế nhai trầu của các cụ bà nhà ta
ngày xưa, vì có nhai nuốt hàng ngày như thế người đàn bà Việt Nam mới đủ sức kham nhẫn bao
việc khó khăn trong đời.

Giải pháp tốt nhất cho việc cai nghiện thuốc lá, sự hạ đường huyết đột ngột, làm an thần, dễ
ngủ,… và rất nhiều chứng bệnh nan y: nhai gạo lứt rang…và niệm Ân Đức Phật. Hiện nay đây
là mặt hàng bán chạy nhất của ngành Thực dưỡng khắp 3 miền. Xem cách làm trên web:
thucduong.vn

Khi tôi thực hành Niệm Ân Đức Phật bằng tiếng Pali (Niệm Buddho - đọc là bút thô) đây là một
danh hiệu chỉ ra đẳng cấp của chư Phật và khả năng giáo hoá chúng sinh siêu việt… chỉ sau
mấy tuần niệm Ân Đức Phật như vậy miệng tôi thường tiết ra rất nhiều nước bọt, như thế tự
dưng tôi thấy được sự an lạc của thân tâm và trí tuệ cũng tăng trưởng hơn trước.

CÂN NẶNG BAO NHIÊU LÀ VỪA? KIỀU THỊ THU HƯƠNG
Tất cả mọi người đều bị sụt cân ghê gớm khi bắt đầu ăn gạo lứt, với những người có trọng
lượng quá tải thì đây đúng là một thông tin đáng mừng, và riêng với mấy cô thiếu nữ đang ước
ao có thân hình người mẫu mảnh mai, đồng thời vẫn giữ được sức khỏe và sinh lực để học tập,
làm việc thì chế độ ăn này đúng là món quà trời cho tuyệt diệu, vừa không tốn kém gì, lại có
được làn da đẹp tự


nhiên và sức khỏe lý tưởng. Thế nhưng, với những người tâm tính không
ổn định, luôn ngả nghiêng giữa những lời nhận xét chủ quan của người xung quanh, sự sụt cân
này lại là thảm họa vì họ lập tức phải đối đầu ngay với "búa rìu dư

luận". "Sao dạo này gầy
(ốm) thế?" "Trông em (hay anh) ốm quá, phải bồi dưỡng thêm vào!" …v.v… và …v.v…

Khi mẹ tôi bắt đầu ăn Thực dưỡng để chữa bệnh, trong 2 tuần, bà sụt mất 8 cân, da dẻ sáng bóng
lên, còn công việc to nhỏ trong nhà đều xắn tay lên làm băng băng. Có điều suốt ngày bà làm
tôi đau đầu vì vấn đề cân nặng, ngày nào tôi cũng nhận được cùng một nội dung chất vấn, đó
là: "Bao giờ mẹ mới tăng cân trở lại?" Thuyết phục tất cả mọi người là không khả thi, cũng
không thể dùng biện pháp tranh cãi, đấu khẩu với họ hàng, bạn bè đến thăm hỏi vì những lời
của họ nói ra đều xuất phát từ sự quan tâm chân tình. Cuối cùng, tôi đành nhượng bộ, giao
mẹ tôi cho "mọi người" lo với giao hẹn, nếu sau một tháng "bồi dưỡng" theo đúng ý mọi người mà
kết quả xét nghiệm không khả quan lên thì mọi người phải ngừng ngay việc can thiệp vào chế
độ ăn uống của mẹ tôi. Kết quả sau một tháng, người phản đối ăn kiêng trị bệnh nhất là bố tôi
lại nhận ra một "sự thật", khi gầy tính tình mẹ tôi dễ chịu hơn khi béo rất nhiều, vậy là ông bắt
đầu khen gầy là hay, là tốt, béo là xấu, là không ổn…v.v… Còn những người khác thì không thể
nói gì nữa, tuy cũng có người còn thấy "ấm ức" vì tôi bắt mẹ tôi "chịu khổ" quá đáng.

×