Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống tại SAO cần hạn CHẾ sử DỤNG túi NI LÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.84 KB, 9 trang )

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TP. HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN ĐỐNG ĐA
TRƯỜNG THCS BẾ VĂN ĐÀN
181 Nguyễn Lương Bằng, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội
Website: www.thcsbevandan.edu.com Email:
Điện thoại: (04) 38573030
CUỘC THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
TÊN TÌNH HUỐNG
“TẠI SAO CẦN HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NI-LÔNG”
Môn học chính vận dụng trong giải quyết tình huống: Ngữ văn,
Giáo dục công dân
Các môn tích hợp: Hóa học, Sinh học
THÔNG TIN VỀ NHÓM HỌC SINH
1. Đoàn Ngọc Linh Ngày sinh: 8/10/2001 Lớp 8NK
2. Trần Hoàng Lan Nhi Ngày sinh: 13/2/2001 Lớp 8NK
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Bài dự thi: Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh
trung học cơ sở
Học sinh thực hiện: Đoàn Ngọc Linh và Trần Hoàng Lan Nhi
Lớp 8NK - Trường THCS Bế Văn Đàn, Đống Đa, Hà Nội
Page 2
I. TÊN TÌNH HUỐNG
“TẠI SAO CẦN HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NI-LÔNG?”
Việc sử dụng túi ni-lông một cách vô tội vạ của con người đã trở thành thói quen
khó bỏ vì tính tiện lợi của nó. Tại các cửa hàng bán lẻ hay các siêu thị, chợ, túi ni-lông
được sử dụng với con số cực kỳ lớn mỗi ngày. Không có nơi nào túi ni-lông lại được
dùng và được cho hào phóng như ở những nơi này.
Chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy số lượng khổng lồ túi nilông phế thải hàng
ngày ở mọi nơi, ở gốc cây, dưới lòng đường, nơi tập kết rác, v.v Đặc biệt ở các khu


vui chơi giải trí, chợ búa, các khu đô thị, làng xóm tập trung nhiều người dân sinh sống,
đâu đâu cũng thấy túi và bao bì ni-lông phế thải, gây ảnh hưởng tới cảnh quan và vệ
sinh môi trường rất nghiêm trọng.
Xử lý rác thải và đặc biệt là rác thải nguy hại, trong đó có túi ni-lông phế thải
đang là vấn đề nhức nhối tại các đô thị lớn của nước ta, đòi hỏi cần có sự phối hợp của
chính phủ, các cơ quan liên ngành và toàn bộ người dân.
Bài dự thi: Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh
trung học cơ sở
Học sinh thực hiện: Đoàn Ngọc Linh và Trần Hoàng Lan Nhi
Lớp 8NK - Trường THCS Bế Văn Đàn, Đống Đa, Hà Nội
Page 3
II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Để trả lời được câu hỏi “Tại sao cần hạn chế dùng túi ni-lông?” thì chúng ta cần
phải:
1. Nắm được tính chất hóa học của ni-lông.
2. Biết được ảnh hưởng của bao bì ni-lông đối với môi trường, động thực vật và
cả con người.
Để biết được những điều này cần phải:
- Nắm chắc kiến thức của môn hóa học, sinh học
- Hiểu rõ những đặc điểm đặc điểm cũng như nhu cầu sinh hoạt của người dân.
- Thu thập thông tin từ văn bản “ Thông tin Trái Đất năm 2000” trong SGK Ngữ văn 8 tập
1 và các kiến thức đã học trong môn khoa học ở các lớp bậc tiểu học.
3. Vận dụng các kiến thức từ môn Giáo dục công dân và đưa ra các giải pháp để
giải quyết triệt để vấn đề.
III. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Một vài con số đáng kinh ngạc về túi nilông mà chúng ta có thể chưa biết:
* Mỗi năm nước Mỹ tiêu tốn 12 triệu thùng dầu thô để sản xuất khoảng 100 tỉ túi nilông.
* Số lượng túi nilông trung bình sử dụng của một người có thể tồn tại đến 4.175 triệu
năm.

* Mỗi phút trên thế giới có hơn 1 triệu túi nilông được sử dụng.
* Bình quân mỗi năm một người Ireland sử dụng 328 túi nilông. Con số này ở Úc là 250
túi/người/năm và ở Scotland là 153 túi/người/năm.
(Nguồn: />Bài dự thi: Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh
trung học cơ sở
Học sinh thực hiện: Đoàn Ngọc Linh và Trần Hoàng Lan Nhi
Lớp 8NK - Trường THCS Bế Văn Đàn, Đống Đa, Hà Nội
Page 4
Ở Việt Nam, theo số liệu năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại các đô
thị, mỗi hộ gia đình sử dụng 225 túi ni lông mỗi tháng. Ước tính mỗi năm Việt Nam sử
dụng 12.000 tấn túi ni lông, trong đó phần lớn chỉ được sử dụng một lần.
Điều đáng quan tâm là rất nhiều người hàng ngày vẫn sử dụng túi ni-lông mà
không hề biết tới những tác động xấu rất lớn của nó tới môi trường và sức khỏe. Theo
bộ Tài nguyên và Môi trường, chỉ khoảng 17% tổng số lượng túi ni lông khó phân hủy
được thu hồi sau khi thải bỏ để tái sử dụng, số còn lại thải ra môi trường hoặc được
chôn lấp cùng với chất thải rắn sinh hoạt.
Theo những kiến thức hóa học và sinh học mà chúng em được biết, túi ni-lông
phải mất từ 500 đến 1.000 năm sau mới có thể tự phân hủy. Nếu chúng lọt và cống,
rãnh, kênh, rạch sẽ làm tắc nghẽn dòng nước gây ngập úng, làm tắc nghẽn các hệ
thống thoát nước, tạo điều kiện cho muỗi, bọ sinh sôi lây truyền dịch bệnh. Túi ni-lông
lẫn vào đất ngăn cản oxy đi qua đất, làm chậm quá trình tăng trưởng của cây trồng, gây
xói mòn đất. Các hoá chất độc hại còn lại hay lẫn trong quá trình sản xuất túi ni-lông
cũng sẽ xâm nhập vào đất, vào nguồn nước, vào đồ ăn thức uống gây tổn hại tới sức
khoẻ của chính bản thân chúng ta. Theo các nhà khoa học, bao bì thực phẩm bằng ni-
lông, nhất là ni-lông màu và in chữ màu có chứa chì, clohydric gây tác hại cho não và là
nguyên nhân gây ung thư phổi, làm suy giảm sức khỏe của con người. Đặc biệt, trong
một số loại túi ni-lông phế thải có lẫn lưu huỳnh, dầu hỏa nguyên chất, khi bị đốt cháy,
gặp hơi nước sẽ tạo thành axit sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit, gây ra các bệnh
nan y cho con người và gây dị tật ở trẻ sơ sinh. Túi ni-lông làm bằng nhựa PVC khi
cháy sẽ tạo ra chất điôxin gây ngộ độc, khó thở, nôn ra máu, gây ung thư, giảm khả

Bài dự thi: Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh
trung học cơ sở
Học sinh thực hiện: Đoàn Ngọc Linh và Trần Hoàng Lan Nhi
Lớp 8NK - Trường THCS Bế Văn Đàn, Đống Đa, Hà Nội
Page 5
năng miễn dịch, rối loạn chức năng và các dị tật bẩm sinh cho trẻ nhỏ.

IV. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Sau đây là một số biện pháp để giải quyết vấn đề tình trạng sử dụng bừa bãi túi
ni-lông.
• 1. Chúng ta cần tuyên truyền và cung cấp kiến thức cho người dân để
mọi người cùng hiểu tác hại của bao bì thực phẩm và túi ni-lông sử dụng
hàng ngày và kêu gọi mọi người hãy hạn chế sử dụng túi ni-lông, giảm
thiểu lượng túi ni-lông bằng cách giặt phơi để có thể dùng lại chúng.
• 2. Sử dụng các túi đựng bằng giấy, lá nếu có thể thay vì bằng túi ni-lông,
nhất là để gói thức ăn.
• 3. Sử dụng làn, rổ, túi cỡ lớn đi chợ để đựng rau quả thực phẩm có thể
hạn chế được một lượng lớn túi ni-lông hàng ngày.
• 4. Không vứt rác, túi ni-lông bừa bãi gây mất cảnh quan và vệ sinh môi
trường.
• 5. Bản thân và vận động mọi người hưởng ứng các Chương trình "Không
sử dụng túi nilông" nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm đặc biệt là của
Bài dự thi: Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh
trung học cơ sở
Học sinh thực hiện: Đoàn Ngọc Linh và Trần Hoàng Lan Nhi
Lớp 8NK - Trường THCS Bế Văn Đàn, Đống Đa, Hà Nội
Page 6
thanh thiếu nhi trong công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi
khí hậu, nhằm góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua vì môi trường
xanh, sạch, đẹp.


V. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Tình trạng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hiện nay của rác thải trong đó
có túi ni-lông các loại là nhiệm vụ vô cùng cấp bách của các cơ quan chức năng và toàn
dân. Các cơ quan quản lý nhà nước đã có nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề này.
Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 580/QĐ-TTg, ngày 11/4/2013 "về việc
kiểm soát ô nhiễm môi trường do việc sử dụng bao bì khó phân hủy" trong đó mục tiêu
chung là "giảm dần việc sử dụng túi ni-lông khó phân hủy trong sinh hoạt, tăng cường
thu gom, tái chế chất thải túi ni-lông khó phân hủy." và hàng loạt các nhiệm vụ và giải
pháp được đưa ra để thực hiện mục tiêu đến năm 2020, cả nước giảm được 65% khối
lượng túi ni lông khó phân hủy sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại so với
năm 2010 và giảm 50% khối lượng túi ni lông khó phân hủy sử dụng tại các chợ dân
sinh so với năm 2010; Thực hiện thu gom và tái sử dụng 50% tổng số lượng chất thải
túi ni lông khó phân hủy phát sinh trong sinh hoạt.
(nguồn />De-an-kiem-soat-o-nhiem-moi-truong-vb181902.aspx)
Bài dự thi: Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh
trung học cơ sở
Học sinh thực hiện: Đoàn Ngọc Linh và Trần Hoàng Lan Nhi
Lớp 8NK - Trường THCS Bế Văn Đàn, Đống Đa, Hà Nội
Page 7
Với các chính sách này, mục tiêu đến năm 2020 ô nhiễm môi trường do sử dụng
túi ni lông khó phân hủy sẽ được kiểm soát là rất khả thi, không chỉ bảo vệ môi trường
mà còn giảm gánh nặng xử lý môi trường cho thế hệ tương lai.
Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các bộ và cơ quan liên ngành cũng
thực hiện nhiều biện pháp và triển khai các dự án cụ thể để thực hiện đề án này. Nhiều
công trình xử lý môi trường và xử lý tái chế chất thải được đầu tư mạnh mẽ. Công nghệ
thiêu đốt chất thải vẫn được sử dụng rộng rãi hiện nay ở nước ta. Các tỉnh thành đều có
trung tâm hoặc lò thiêu hủy chất thải độc hại. Mặc dù đã nhập khẩu thiết bị thiêu đốt
chất thải hiện đại, chống ô nhiễm môi trường nhưng do nước ta còn nghèo, thiết bị
không đồng bộ trên cả nước nên chúng ta vẫn phải tăng cường xây dựng ý thức của

từng người dân và các nhà sản xuất để giảm thiểu tối đa gây hại cho môi trường và sức
khỏe ngay từ từng gia đình của chúng ta.
Trong chương trình giáo dục của cả nước, trong nhiều tiết học Giáo dục công
dân, Hóa học, Sinh học đã cung cấp các kiến thức cho học sinh hiểu rõ và biết cách làm
theo và rèn luyện ý thức của bản thân.
Chỉ có hiểu rõ các chất độc hại của túi và bao bì ni-lông có hại như thế nào với
sức khỏe con người và động vật, môi trường thiên nhiên, hiểu rõ vai trò của bản thân
trong đời sống cộng đồng thì học sinh mới xây dựng cho mình ý thức, trách nhiệm và
tình cảm với những người thân, những người xung quanh và môi trường để thực hiện
những hành vi mặc dù nhỏ nhoi như "hạn chế dùng túi ni-lông" để bảo vệ môi trường,
bản thân và xã hội.
VI. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

Bản thân chúng em là một học sinh còn đang học dưới mái trường trung học cơ
sở, chúng em thấy còn rất nhiều kiến thức cần phải học, cần phải rèn luyện rất nhiều để
tương lai trở thành một con người trưởng thành toàn diện, có đầy đủ kiến thức về khoa
học xã hội. Việc giải quyết tình huống rất có ý nghĩa không những giúp chúng em ôn
luyện kiến thức mà còn biết vận dụng kiến thức của nhiều môn học để giải quyết một
Bài dự thi: Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh
trung học cơ sở
Học sinh thực hiện: Đoàn Ngọc Linh và Trần Hoàng Lan Nhi
Lớp 8NK - Trường THCS Bế Văn Đàn, Đống Đa, Hà Nội
Page 8
hiện tượng trong đời sống. Tìm kiếm giải pháp, kiến thức để áp dụng giải quyết thành
công tình huống “Tại sao hạn chế dùng túi ni-lông” đúng là đã khẳng định lợi thế về việc
nắm chắc kiến thức liên môn của người học. Trong thực tiễn cuộc sống và cả trong học
tập chúng chúng em còn sẽ gặp rất nhiều tình huống khác nhau từ đơn giản đến phức
tạp cần phải giải quyết, và vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau để có
được kết quả tốt đẹp nhất.
Đây là những kiến thức mà chúng em đã được học ở trường và những thông tin mà

chúng em đã tìm kiếm được để bổ sung cho bài dự thi. Chắc chắn bài dự thi của chúng
em còn nhiều sai sót. Kính mong các Thầy Cô và các bạn thông cảm và đóng góp.
Chúng em xin chân thành cảm ơn.
Nhóm học sinh: Đoàn Ngọc Linh và Trần Hoàng Lan Nhi

Bài dự thi: Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh
trung học cơ sở
Học sinh thực hiện: Đoàn Ngọc Linh và Trần Hoàng Lan Nhi
Lớp 8NK - Trường THCS Bế Văn Đàn, Đống Đa, Hà Nội
Page 9

×